HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ -HÀNH CHÍNH VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
QUỐC GIA HÒ CHÍ MINH VIỆN TRIẾT HỌC
HOC VIEN BAO CHÍ VÀ TUYEN TRUYEN
TRAN THI THUY
TU TUONG LE TRI CUA NHO GIAO SO KY VA ANH HUONG
CUA NO DEN DUONG LOI TRI NUOC THOI LE SO
LUAN VAN THAC SY TRIET HOC
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học độc
lập của tôi Các số liệu, trích dẫn được sử dụng trong luận văn hoàn toàn
trung thực, có xuất xứ rõ ràng Các kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào khác
Tác giả luận văn
Trang 3MỤC LỤC
A MỞ ĐẦU Q20 Sn S2 TH HH nen Hee 1
B NOT DUNG 0c cececeeecceceeeeeceeeecceseeeeeeeteescccee II
Chương 1 Sự hình thành và những nội dung cơ bắn của tư tưởng Lễ trị trong Nho Bia SO KY cece cccececaeceseuccececeveuen 11
1.1 Cơ sở kinh tế - xã hội và tién dé tw tưởng đối với sự hình thành 11
tự tưởng Lễ Hfƒ SH 11
-_1.1,1 Cơ sở kinh tế xã hội ằ on SE neo 11
1.1.2 Tiên đề tư tưởng ¬ ene e eee ee eevee ee eeeteeeee ects ceneeensenses 13 1.2 Những nội dung cơ bản của tư trồng Lễ PL ec ce ccc cee eeee 16
1.2.1 Khái niệm LỄ và LỄ trị HE vn nàn l6
1.2.2 Tư tưởng Lễ trị của các nhà sáng lập Nho giáo sơ kỳ 26 1.3 Những mặt tích cực và hạn chế của tư tưởng LỄ trị 46 1.3.1 Mặt tích cực của tư tưởng ÏẾ trị nhe 46 1.3.2 Mặt hạn chế của tư tưởng LE WF ieee aa 52 Chương 2 Biéu hién cia tu tưởng lễ trị trong đường lối trị nước
GO OT aangdẠAẠAA ˆn 58
2.1 Bối cảnh lịch sử và tính tất yếu của tư tưởng Lễ trị thời Lê Sơ 58
2.1.1 Bồi cảnh lịch sử thời Lê S0 s St tt nen
2.1.2 Tính tắt yếu của việc sử dụng tư tưởng Lễ trị thời Lê Sơ 58
2.2 Một số nội dung cơ bản trong tư tưỏng Lễ trị được úp dụng dưới
thời ANY Ee 5
2.2.1 Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi và vai trò của nó
Trang 42.2.2 Tư tưởng Lễ trị trong chủ trương của các bậc quân vương
0N nh na 70
2.2.3 Tư tưởng “LỄ” được luật hóa trong Quốc triểu hình luật 85
Trang 5A MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Nho giáo là một học thuyết chính trị - đạo đức do Không Tử sáng lập, ra
đời vào khoảng thế kỷ VI TCN Học thuyết này gắn bó mật thiết với các vẫn đề
về tổ chức nhà nước và quản lý xã hội đưới thời phong kiến Với bản chất chính
trị và sự tham chính của giaI cấp phong kiến, từ thời nhà Hán đến cách mạng Tân
Hợi (1911), Nho giáo đã trở thành hệ tư tưởng thống trị của xã hội Trung Quốc
Tư tưởng chủ đạo của Nho giáo là chính trị - đạo đức, bởi “Nho giáo chủ trương Đức trị, nghĩa là lấy đạo đức để răn dạy con người, từ đó ồn định xã hội, nâng cao đời sống tỉnh thần và vật chất của nhân dân” [33, tr.9] Tuy nhiên, “đạo
đức chỉ có sức mạnh bền vững khi được củng cỗ bằng những nghỉ thức và bằng
những quy tắc trong đời sống Tứ Thư, Ngũ Kinh và Khổng giáo đều đầy rẫy những lời răn dạy và những quy tắc trong mọi ứng xử hàng ngày Cách thức ăn
mặc, nói năng, chào hỏi đều được quy định rất tỉ mi Thái độ của bề tôi đối với
vua, của con cái đối với cha mẹ, của vợ đối với chồng đều được xác định rành rọt Lễ trị là biện pháp chặt chẽ nhất đề thực hiện Đức trị” [33, tr.21-22]
Nho giáo được du nhập vào Việt Nam từ những năm đầu Công nguyên nhằm phục vụ cho mục đích đô hộ và đồng hóa nhân dân ta của các thế lực phong kiến phương Bắc Trong suốt thời kỳ Bắc thuộc, Nho giáo đã đóng vai trò
công cụ tư tưởng của chế độ đô hộ và sử dụng những nội dung cơ bản của nó dé
dao tao b6 may quan lai cho chinh chế độ đó Sau khi giành được độc lập, tư tưởng chính trị Nho giáo tuy không được các triều đại phong kiến Việt Nam ở
thế kỷ X (Ngô, Đỉnh, Tiền Lê) chú trọng, nhưng từ thời Lý, nó đã dần chiếm lĩnh
vị trí quản lý nhà nước và trở thành công cụ quyền lực của Nhà nước phong kiến Việt Nam độc lập Tuy nhiên, tư tưởng chính trị Nho giáo trong thời kỳ này chưa
thực sự chiếm vị trí độc tôn trong xã hội Phải đến thế kỷ XV, khi vương triều Lê
Trang 6tưởng chính thống, xuất phát từ yêu cầu xây dựng nhà nước phong kiến trung
ương tập quyền Đây cũng là vương triều đầu tiên trong lịch sử phong kiến Việt Nam xác nhận vai trò và vị thế của Nho giáo trong đường lối trị nước Đường lối
trị nước của triều đại Lê Sơ là đức trị kết hợp với pháp trị, trong đó đạo đức là
chủ đạo, còn pháp luật là bố trợ Sự pháp luật hóa các điển lễ, các hành vi ứng xử
của con người là hệ quả của sự kết hợp đức - pháp Tư tưởng Lễ #¡ thời Lê Sơ về
thực chất là một trong những biểu hiện của đường lối Đức trị, song nội hàm của
nó vẫn khơng phải hồn toàn trùng hợp với Đức trị
Tư tưởng “lễ” và “lễ trị” của Nho giáo đã có ảnh hưởng rất sâu đậm trong
đời sống tư tưởng, chính trị, xã hội và văn hóa của dân tộc ta, là công cụ đáp ứng yêu cầu quản lý xã hội phong kiến, đồng thời góp phần xây dựng nền văn hóa dân tộc Do đó, việc nghiên cứu, tìm hiểu tư tưởng lễ trị của Nho giáo, đặc biệt là
ảnh hưởng của nó tới mô hình quân chủ chuyên chế điễn hình dưới thời Lê Sơ
vào quản lý xã hội, trên cơ sở đó rút ra các bài học có giá trị phục vụ yêu cầu phát triển đất nước hiện nay, theo chúng tôi, rõ ràng là cần thiết, đồng thời có ý
nghĩa lý luận và thực tiễn cấp bách
Với những lý do trên chúng tôi quyết định chọn đề tài: “7 tưởng Lễ trị của Nho giáo sơ kỳ và ảnh hưởng của nó đến đường lối trị nước thời Lê Sơ” cho
luận văn cao học triết học của mình
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Do ảnh hưởng to lớn của Nho giáo không chỉ đối với lịch sử chế độ phong
kiến, mà đối với chính tiến trình lịch sử tư tưởng Việt Nam trước năm 1945
Chính vì vậy, học thuyết Nho giáo nói chung và tư tưởng LỄ írị của nó nói riêng trong lịch sử chế độ quân chủ Việt Nam đã được nhiều nhà nghiên cứu bàn đến,
Trang 7Ở Việt Nam, từ trước đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu theo
những phương diện khác nhau liên quan đến đề tài này Để tiện theo dõi và khảo cứu, chúng tôi tạm phân định thành một số nhóm các vấn đề cơ bản sau đây:
- Thứ nhát, nhóm đi sâu luận giải nguồn gốc, nội dung của Nho giáo
Trong việc luận giải đó, các tác giả đã ít nhiều đề cập đến tư tưởng “lễ” và “lễ trị? của Nho giáo sơ kỳ, để từ đó thấy được sự ảnh hưởng của nó ở nước ta Tiêu
biểu phải kể đến các công trình nghiên cứu của Trần Trọng Kim, Phan Bội Châu,
Đào Duy Anh, Quang Đạm
Trước hết, đó là cuốn “No giáo” của Trần Trọng Kim và “Khổng hoc
đăng” của Phan Bội Châu Trong hai cuốn sách này, các tác giả đã trình bày, phân tích những tư tưởng cơ bản của Nho giáo trong quá trình hình thành và phát triển của nó Khi đánh giá về Nho giáo, các tác giả đều đề cao những nhân tố tích cực của Nho giáo, cho rằng đạo đức Nho giáo có vai trò to lớn trong việc giáo dục, hoàn thiện đạo đức cho con người vả ôn định trật tự, kỹ cương của xã hội Khi bàn về phạm trù “lễ”, tác giả Trần Trọng Kim đã viết: “Chữ lễ trước tiên dùng để nói cách thờ thần cho được phúc, tức là chỉ có nghĩa cúng tế, thuộc về đường tông giáo mà thôi Sau dùng rộng ra, nói gồm cả những quy củ mà phong tục và tập quán của nhân quần xã hội đã thừa nhận Sau cùng chữ lễ lại có nghĩa
thật rộng nói gồm cả cái quyền bính của vua và cách tiết chế sự hành vi của nhân
chúng”[31, tr.137-138] Mặc dù tác giả khái quát được nội dung cơ bản của Lễ, song việc xem xét nó như một phạm trù của đường lối trị nước, tức là Lễ trị, thì chưa được tác giả làm rõ
Trang 8định đúng mức về vai trò của Nho giáo, cho răng “dẫu nó không thích hợp nữa ở đời nay, mà công dụng của nó, sự nghiệp của nó, vẫn trọn vẹn trong lịch sử,
không ai có thể chối cãi hay xoá bỏ đi được”[1, tr.150]
Khác với thái độ cực đoan về Nho giáo, hoặc là sùng bái, ca ngợi, muốn
làm sống lại Nho giáo, Trong cuốn “Bàn về đạo Nho” của Nguyễn Khắc Viện và “Nho giáo xưa và nay” của Quang Đạm, các tác giả đã nhìn nhận ở cả hai mặt
tích cực và tiêu cực của Nho giáo Khi đánh giá về mặt tích cực, Nguyễn Khắc
Viện cho rằng: “Đạo Nho đã đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành
lòng yêu nước Nguyễn Đình Chiểu, Mai Xuân Thưởng, Phan Đình Phùng là những nhà nho, không thể xuyên tạc sự thật bảo những chí sĩ ấy không liên quan gì đến Nho giáo cả”[63, tr 45] Nói về những điều tâm đắc của mình khi nghiên
cứu, tìm hiểu Nho giáo, Nguyễn Khắc Viện đã đánh giá cao tính “vừa phải” (không thái quá) trong đạo làm người của Nho giáo và vấn đề “xử thế” (xử thế
trong mọi tình huống, đối với người này, người khác, với bề trên, kẻ dưới ) của Nho giáo Ông viết: “Mỗi lời nói, mỗi hành động của người quân tử phải làm
theo đúng lễ: Đây là nét đặc biệt của học thuyết Nho giáo Có lễ để kính thờ cha
mẹ, để đối xử giữa vợ chồng, giữa anh chị em, lễ trong quan hệ với bạn bè, với
người dưới và người trên, lễ độ với vua Có lễ để biểu thị sự vui, giận, để tang,
ăn uống, và cả khi ngủ ”[63, tr.23]
Nhìn chung, những cuốn sách trên đây là những công trình khá bổ ích cho
những ai quan tâm và nghiên cứu Nho giáo Song cũng do lập trường, mục đích của những người nghiên cứu Nho giáo cho nên ở họ ít nhiều có sự khác nhau,
chính vì thế mà những công trình trên vẫn chưa đi sâu vào những lĩnh vực cụ thể trong tư tưởng chính trị, đạo đức của Nho giáo để làm rõ ảnh hưởng của nó ở
mức nào, giai đoạn lịch sử cụ thể nào của nước ta
- Thứ hai, Nhóm công trình đi sâu nghiên cứu về Nho giáo ở Việt Nam
Trang 9người Việt Nam xưa và nay Liên quan đến vẫn đề này có tác giả: Lê Sĩ Thắng với “Nho giáo tại Việt Nam”; Nguyễn Đăng Duy với “Nho giáo với văn hoá Việt Nam”; Vũ Khiêu với “Nho giáo và đạo đức ”; “Nho giáo và sự phát triển ở Việt Nam”; Nguyễn Tài Thư với “Nho học và Nho học ở Việt Nam”; Phan Đại
Doãn với “Một số vấn đề về Nho giáo Việt Nam”, v.v Các công trình này, bên
cạnh việc phê phán những ảnh hưởng tiêu cực của đạo đức Nho giáo, nhiều tác giả còn đặt ra vấn đề kế thừa và phát triển những giá trị tích cực của nó nhằm khắc phục những mặt tiêu cực, góp phần xây dựng đạo đức mới ở nước ta hiện
nay
Cuốn “No giáo tại Việt Nam” do Lê Sĩ Thắng chủ biên, là tập hợp các
bài viết của các nhà nghiên cứu về Nho giáo và sự ảnh hưởng của nó đối với xã hội và con người Việt Nam trong lịch sử và hiện tại Các tác giả đã đề cập đến cả
những mặt tích cực và tiêu cực của Nho giáo Trong bài viết “Đạo đức Nho giáo
và đạo đức truyền thống Việt Nam”, tác giả Trần Văn Giàu viết: “Nho giáo là cả
một hệ thống quan niệm về thế giới, xã hội và con người Song Nho giáo chủ yếu
nói về đạo đức Nhân mạnh vào đạo đức, cường điệu tác dụng của đạo đức trong xã hội và lịch sử, đó là một đặc tính của Nho giáo Tu thân, té gia, tri quốc, bình
thiên hạ, thảy thảy đều lấy đạo đức làm gốc, làm xuất phát điểm Đạo đức của
vua quan chăng những làm gương cho bá tính noi theo, mà còn có tác động
quyết định đối với trời đất, có sức đuổi côn trùng, chấm dứt nắng hạn và lũ lụt,
làm cho mùa màng sung túc, nhân dân ấm no, thiên hạ thanh bình Nho giáo lây
đạo đức làm tiêu chuẩn, chủ yếu để đánh giá hơn, kém của con người, tốt xấu
của chủ trương, chính tà của hành động, thậm chí hay dở của văn chương cao
thấp của chế độ” [52, tr.134]
Cuốn “Nho giáo và sự phát triển ở Việt Nam” của Vũ Khiêu bao gồm ba phần Phân 1: Nho giáo trong lịch sử - sự ra đời và phát triển; phần 2: Việc đánh
Trang 10Phần 3: Nho giáo trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam ngày nay Khi đánh giá về đường lối trị nước của Nho giáo, tác giả đã nhận định “Nho giáo thường coi Đức
trị là vương đạo, còn pháp trị là bá đạo Vương đạo dùng chính giáo, bá đạo
dùng hình pháp” [35, tr.1 13] Khi đánh giá về mặt hạn chế của tư tưởng lễ trị tác
giả viết: “Lễ trị là biện pháp chặt chẽ nhất để thực hiện đức trị Vi phạm những
nguyên tắc gọi là lễ ấy đều bị gia đình lên án, xã hội xỉ vả, nhà nước trừng trị Không cần kể ra đây những bất công mà người lao động, người phụ nữ phải gánh chịu dưới ách đức trị và lễ trị này” [35, tr.124]
Các công trình trên hầu hết đều khắng định rằng, Lễ của Nho giáo giữ một vị trí khá quan trọng trong đời sống tinh thần của xã hội Việt Nam và ảnh hưởng khá sâu đậm đối với con người và xã hội Việt Nam
- Thứ ba, nhóm những công trình nghiên cứu về lịch sử tư tưởng Việt Nam
nói chung và tư tưởng chính trị - xã hội thời Lê Sơ nó riêng Đặc biệt các công
trình này đã ít nhiều để cập đến sự ảnh hưởng của Nho giáo đối với đường lối trị
nước thời Lê Sơ
Năm 1993, cuốn “Lịch sử f tưởng Việt Nam” tập 1, do Nguyễn Tài Thư
chủ biên được xuất bản Sách gồm 6 phần 23 chương, bàn về tư tưởng từ thời
tiền sử và thời sơ sử đến cuối thể kỷ XVII ở Việt Nam Trong chương IV: Lê
Thánh Tông, thế giới quan và tư tưởng chính trị - xã hội, tác giả đã có nhận xét
về đường lối trị nước của Lê Thánh Tông, cho rằng, “Đóng góp quan trọng của
Lê Thánh Tông là xây dựng một đường lối trị nước có thể đáp ứng được đòi hỏi
của phát triển xã hội lúc bẩy giờ Đó là đường lối trị nước kiểu “văn trị” hay nói
cách khác là “lễ trị? hay “đức trị””[56, tr.303]
Còn trong cuốn “Đức trị và pháp trị trong Nho giáo” tác giả Vũ Khiêu, đã phân tích ảnh hưởng của đường lối Pháp trị và Đức trị trong Nho giáo dưới triều đại Lê Thánh Tông như sau: “Người ta có lý khi coi triều đại Lê Thánh Tông là
Trang 11của ông là thời kỳ đất nước ổn định về chính trị, vững vàng về quân sự, phát
triển về mọi mặt kinh tế, xã hội, văn hóa Có thể nói đó là thời kỳ kết hợp hài
hòa giữa Đức trị và Pháp trị ở đỉnh cao của văn hóa dân tộc”[33; tr.33 ]
Cuốn sách “7m hiểu tư tưởng chính trị Nho giáo Việt Nam từ Lê Thánh
Tông đến Minh mệnh” của Tiễn sĩ Nguyễn Hoài Văn đã dựng lại một bức tranh
tong thé vé lich sử tư tưởng chính trị Việt Nam, đặc biệt tập trung trình bày hai thời kỳ phát triển điển hình của chế độ quân chủ Nho giáo Việt Nam: Lê Thánh Tông và Minh Mệnh Trong cuốn sách này, tác giả đã khẳng định tư tưởng lễ trị
ở thời kỳ Lê Thánh Tông đã được luật hóa
Nhân kỷ niệm 15 năm thành lập Viện Chính trị học (12-1992 đến 12-
2007) Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia xuất bản cuốn sách “Sự phái triển của tư
tưởng chính trị từ thể kỷ X đến thế ky XV” cua tap thé tác giả Viện Chính trị học
do Tiến sĩ Nguyễn Hoài Văn làm chủ biên Cuốn sách được biên soạn trên cơ sở
tổng quan và xuất bản dưới dạng ký yếu của đề tài khoa học cấp Bộ cùng tên, kết cầu thành 3 chương Đặc biệt, trong chương ba: Sự phát triển mạnh mẽ của tư
tưởng chính trị Việt Nam thời Lê Sơ (thế kỷ XV), các tác giả khẳng định rằng,
“dưới thời Lê Sơ, tư tưởng chính trị Việt Nam đã đạt được bước phát triển mới, cao hơn thời kỳ trước”[62, tr.101] Khi trình bày tư tưởng chính trị của Lê Thánh Tông, tác giả nhận xét: “Ông được xem là nhà tư tưởng chính trị triệt dé theo Nho giáo Tư tưởng chính trị của Lê Thánh Tông là sự kết hợp giữa đức trị, lễ trị
của Nho giáo với tư tưởng pháp trị của phái Pháp gia trên lập trường yêu nước
và một tỉnh thần dân tộc sâu sắc.”[62, tr.111]
Trong cuốn “Lich st tu tưởng Việt Nam”, của Huỳnh Công Bá, xuất bản
năm 2007 Khi đề cập đến đường lối trị nước của Lê Thánh Tông, Tác giả viết:
“Đóng góp của Lê Thánh Tông là xây dựng được một đường lối trị nước kiểu
“đức trị” Để xây dựng xã hội đó, ông chủ trương coi trọng và sử dụng những
Trang 12cho ít tham vọng cá nhân để không làm hại đến lợi ích của nhà nước phong kiến
Song cái mới trong đường lối “đức trị? của Lê Thánh Tông là phải xây dựng trên cơ sở đời sống ấm no của nhân dân”[3, tr.11 8]
- Thứ tư, là nhóm các luận văn, luận án tiến sỹ cũng đề cập đến một số khía cạnh của Nho giáo về con người và đạo đức, sự ảnh hưởng của nó ở Việt Nam như luận án Vấn đề con người trong Nho học sơ kỳ của Nguyễn Tài Thư; luận án Ảnh hướng của Nho giáo đối với chủ nghĩa yêu nước Việt Nam truyền
thống của Trần Thị Hồng Thuý; luận án Một số nội dưng cơ bản của tư tưởng Nho giáo Việt Nam thời Trần của Vũ Văn Vinh; luận án Quan niệm của Nho
giáo nguyên thuỷ về con người qua các quan hệ: thân - nhà - nước - thiên hạ của
Trần Đình Thảo
Luận án tiễn sĩ Quan niệm của Nho giáo về giáo dục con người và ý nghĩa của nó đối với việc giáo dục con người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Nguyễn Thị Nga chủ yếu vận dụng quan niệm của Nho giáo về giáo dục con người trong việc giáo dục con người Việt Nam hiện nay, trong đó,
tác giả đã nghiên cứu tìm hiểu những nội dung như đối tượng giáo dục, tính người, phương pháp giáo dục của Nho giáo
Luận án tiến sĩ của Nguyễn Thanh Bình với đề tài Học thuyết chính trị xã hội của Nho giáo và sự thể hiện của nó ở Việt Nam (từ thế kỷ XI đến mửa đâu thể
kỷ XIX) đã phân tích Nho giáo với tính cách là học thuyết chính trị - xã hội Tác
giả đã bàn đến những vấn đề của Nho giáo như con người, vai trò của con người,
xã hội lý tưởng, đồng thời cũng đề cập đến nhân, lễ, chính danh, đến những
chuẩn mực đạo đức nhưng khai thác dưới góc độ chính trị - xã hội Từ đó đề cập đến sự thê hiện của các tư tưởng ay dưới chế độ phong kiến ở Việt Nam
Một số luận văn thạc sỹ cũng đề cập đến các quan niệm đạo đức Nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với con người Việt Nam hiện nay như: 7? hiểu phạm
Trang 13đã trình bày nội dung cơ bản của phạm trù lễ trong tác phẩm /án Ngữ, làm rõ một số khía cạnh cơ bản của đời sống xã hội mà phạm trù đó phản ánh, tìm hiểu tác dụng, ý nhĩa cũng như những hạn chế của nó đối với đời sống xã hội, mà chủ yếu là ở khía cạnh đạo đức, lối sống: Luận văn thạc sĩ của Phan Mạnh Toàn với đề tài Quan niệm của Nho giáo về trung - hiểu - lễ Ảnh hưởng của nó đối với
đời sống đạo đức con người Việt Nam hiện nay Trong đó tác giả trình bày ba
phạm trù: Trung - hiếu — lễ của Nho giáo, ảnh hưởng của nó trong đạo đức con
người Việt Nam hiện nay, từ đó đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm khai thác có hiệu quả những yếu tố phù hợp, loại bỏ mặt không phù hợp của quan niệm
Nho giáo về trung - hiếu - lễ; Luận văn thạc sĩ triết học của Nguyễn Quốc Đoàn, với đề tài Thuyết đức trị của Khổng Tử và ảnh hưởng của nó đối với phương thức quản lý xã hội ở Việt Nam hiện nay; Luận văn của Ngô Văn Hưởng, với đề
tài Sự kết hợp giữa đường lối đúc trị và pháp trị của nhà Lê Sơ (1428-1527)
Nhìn chung, các công trình thuộc bốn nhóm cơ bản nêu trên hoặc là nêu
những nét khái quát nội dung của Nho giáo, hoặc là tập trung giải quyết những phương diện lý luận mà các tác giả đặt ra cho mình Trên thực tế, nghiên cứu về
Nho giáo, ảnh hưởng của Nho giáo đối với con người Việt Nam thì có nhiều, nhưng nghiên cứu về tư tưởng “Lễ trị” và ảnh hưởng của nó đối với đối với đường lối trị nước của các triều đại phong kiến, trong đó tiêu biểu là thời đại Lê
Sơ thì còn quá ít và chưa có công trình chuyên sâu nào về tư tưởng này Do đó,
đề tài tiếp tục hệ thống hoá, khái quát những kết quả nghiên cứu của những người đi trước để vận dụng vào việc nghiên cứu ảnh hưởng của Nho giáo đến
đường lối trị nước của triều đại Lê Sơ
3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
- Mục đích:
Trình bày hệ thống tư tưởng Lễ ứr¡ của Nho giáo sơ kỳ, trên cơ sở đó làm
Trang 14- Nhiệm vụ:
Đề đạt được mục đích nêu trên, luận văn tập trung làm rõ những nhiệm vụ
chủ yếu sau đây:
+ Trình bày sự ra đời và những nội dung cơ bản trong tư tưởng Lễ trị của Nho giáo sơ kỳ
+ Trình bày sự ảnh hưởng của tư tưởng Lễ trị đối với đường lối trị nước thời Lê Sơ qua quan điểm chính trị của một số nhà tư tưởng Việt Nam đương
thời
+ Nêu giá trị của tư tưởng Lễ trị trong đời sống chính trị - xã hội của con người Việt Nam hiện nay
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng:
Luận văn tập trung nghiên cứu tư tưởng LỄ írj của Nho giáo sơ kỳ và sự
ảnh hưởng của nó đến đường lối trị nước thời Lê Sơ
- Pham vi:
+ Tim hiéu quan niém vé Lé va Lé tri trong cac tac pham kinh điển của
Nho giao so ky
+ Đường lỗi Lễ ír¡ thời Lê Sơ qua tư tưởng của các bậc quân vương va
một số nhà nho đương thời
5 Cơ sở lý luận và phương pháp luận của đề tài
- Đề tài dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về chính trị và đạo đức, lối sống
- Đề tài chủ yếu dùng các phương pháp nghiên cứu của khoa học xã hội như phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp trên cơ sở kết hợp các phương
Trang 15Bằng cách tiếp cận Nho giáo từ góc độ triết học, chính trị và đạo đức, luận văn trình bày một cách có hệ thống những nội dung cơ bản trong tư tưởng Lễ #j
của Nho giáo sơ kỳ và ảnh hưởng của nó đến đường lối trị nước thời Lê Sơ
7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Luận văn góp phần vào việc tìm hiểu tư tưởng LỄ #rị - một nội dung cơ
bản trong học thuyết chính trị - xã hội của Nho giáo sơ kỳ, từ đó chỉ ra ảnh
hưởng tích cực cũng như hạn chế của nó đến đường lối trị nước ở thời Lê Sơ - Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy triết học, chính trị, đạo đức nói chung và Nho giáo nói riêng ở các trường Đại học, Cao đẳng chuyên và không chuyên triết học
8 Kết cầu của luận văn
Ngoài Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận
Trang 16B NỘI DUNG
Chương 1 SỰ HÌNH THÀNH VÀ NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƯ TUONG “LE TRI” TRONG NHO GIAO SO KY
1.1 Cơ sở kinh tế - xã hội và tiền đề tư tưởng đối với sự hình thành tư
tưởng Lễ trị
1.1.1 Cơ sở kinh tế xã hội
Nho giáo xuất hiện ở Trung Quốc thời cổ đại do Khổng Tử (551- 479) sáng lập Thời đại Khổng Tử là thời kỳ mà xã hội Trung Quốc diễn ra những
biến đổi sâu sắc trên tất cả các mặt, các lĩnh vực của đời sống xã hội
Trên lĩnh vực kinh tế: Ở Trung Quốc, vào thời kỳ Xuân Thu công cụ bằng sắt xuất hiện phố biến đã đem lại sự phát triển mạnh mẽ nền sản xuất nông
nghiệp và thủ công nghiệp Đây cũng là thời kỳ khởi sắc của nền kinh tế thương
nghiệp Khoảng thế kỷ VI-V (TCN), ở Trung Quốc đã xuất hiện những trung tâm
kinh tế, chính trị, văn hóa lớn
Sự phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực kinh tế đã tác động to lớn đến lĩnh
vực chính trị - xã hội, làm cho đời sống xã hội Trung Quốc có nhiều chuyển biến
hết sức căn bản và lớn lao Đó là, chế độ nô lệ đang dần dần tan rã và chế độ
phong kiến đang hình thành Sự chuyền biến đó đã tác động trước hết và rõ rệt
nhất đến các hình thức sở hữu ruộng đất và kết cấu giai tầng của xã hội Nếu như
trước đây, vào đầu nhà Chu: “Đất đai, thần dân dưới gầm trời này không đâu không không phải là của vua” [65, tr.25], thì đến lúc này, quyền sở hữu tối cao
về ruộng đất và dân đó đã bị giai cấp địa chủ mới lên chủ tâm chiếm dụng Tình
trạng mất đất, mất dân (sự suy yếu về kinh tế) đã làm cho giai cấp quý tộc nhà
Chu suy yếu về địa vị chính trị Ngôi thiên tử của nhà Chu chỉ còn là hình thức
Các nước chư hầu của nhà Chu không chịu phục tùng vương mệnh nữa, không
chịu cống nạp, thậm chí còn dùng vũ lực thôn tính lẫn nhau, gây ra chiến tranh
Trang 17hội thêm rối loạn, trật tự, kỷ cương từ trong gia đình đến ngoài xã hội bị băng hoại, quan hệ đạo đức luân lý suy đồi
Rõ ràng tình trạng chiến tranh liên miên giữa các nước chư hầu đã làm cho đất nước suy kiệt, đời sống nhân dân ngày càng đau khổ, cùng cực; sự xuất hiện
nhiều cuộc bạo động, khởi nghĩa nông dân để phản kháng, chống lại chế độ nhà
Chu, làm cho trật tự kỷ cương của xã hội ngày càng rối loạn Tất cả thực trạng đó đã uy hiếp sự tổn tại của chế độ cũng như cách thức tổ chức, quản lý xã hội của nhà Chu và tạo ra một hợp lực đây nhà Chu đến bờ diệt vong Mặt khác, sự rối loạn trật tự xã hội đã tạo ra một tình trạng phi nhân tính, vô đạo đang thống trị trong xã hội, làm cho các mối quan hệ giữa người với người đều bị biến dạng ghê gớm
Thực tiễn xã hội lúc bấy giờ đã đặt ra một vấn đề lớn: Cách tổ chức và
quản lý xã hội theo mô hình nhà Chu không còn thích hợp nữa Vậy xã hội
Trung Quốc cần phải làm thế nào để thiết lập lại trật tự, kỷ cương của xã hội và
điều quan trọng hơn là đưa xã hội vào thế én định để phát triển? Việc nhận thức
đúng đắn và giải đáp có hiệu quả vấn đề này gắn liền và có mối quan hệ mật thiết với việc lựa chọn mô hình xã hội cùng với phương thức quản lý nào để đưa xã hội Trung Quốc thoát khỏi tình trạng nói trên là nhu cầu của thời đại, đồng thời là động lực thúc đây tư duy chính trị của xã hội Trung Quốc lúc bay giờ Chính
vì vậy, trong xã hội Trung Quốc đã xuất hiện nhiều trung tâm, nhiều tụ điểm của
những kẻ sĩ Mặc dù thành phần xuất thân của tầng lớp kẻ sĩ này là đa đạng, phức tạp, nhưng nhìn chung họ đều đứng trên lập trường của giai cấp, tâng lớp
mình mà phê phán (cải tạo hay xóa bỏ) trật tự xã hội cũ Tình hình trên đã tạo
Trang 181.1.2 Tiên đỀ tư tưởng
Sự ra đời tư tuéng Lé tri của Nho giáo bắt nguồn từ đời sống tư tưởng (tôn giáo, chính trị, đạo đức) của Trung Quốc từ trước đến bấy giờ, đặc biệt dưới thời nhà Chu
Về tôn giáo, nhà Chu để cao tư tưởng “kính trời”, “hợp mệnh trời”, “thờ
thượng đế”, “trời và người hợp nhất” Nhà Chu cho rằng, Trời (Thượng Dé) là lực lượng có nhân cách, có ý chí và có uy quyền tuyệt đối Chính vì vậy, nhà Chu cho răng, vì nhà Ân không biết đến mệnh trời, hành động không hợp với mệnh trời, do vậy Thượng để đã trừng phạt và để cho nhà Chu thay thế nhà Ân
cai tri dan
Về chính trị, những tư tưởng của tầng lớp quý tộc nhà Chu khẳng định
rằng, vì nhà Chu biết làm theo “mệnh trời” mà lây được “dân” từ tay nhà Ân để
“hưởng dân” và “trị dân” suốt đời; nếu kẻ nào chống lại “mệnh trời”, thì sẽ bị
nhà Chu với tư cách chủ thể vâng mệnh trời trừng phạt, chém giết Vua nhà Chu
là chủ sở hữu tối cao về ruộng đất và mọi người trong xã hội đều là thần dân của
nhà vua; vua là Thiên tử (con trời) được quyền thay trời thống trị thiên hạ, cai trị
dân Điều đó cho thấy, tư tưởng chính trị dưới thời nhà Chu đã được phủ bọc
một lớp son mang đậm màu sắc tôn giáo là “*ý trời”, “mệnh trời”,v.v
Về đạo đức, tư tưởng đạo đức nhà Chu lấy hai chữ Đức và Hiếu làm nòng
cốt Từ quan niệm chính trị tôn giáo “trời và người hợp nhất”, nhà Chu khẳng
định rằng, vì các bậc tiên vương nhà Chu có đức mà được sánh cùng với thượng
để, được thượng để cho hưởng nước, hưởng dân , cho nên các vua đời sau phải
biết kính cái Đức đó, phải biết bồi dưỡng nó đề cho con cháu được hưởng nước, hưởng dân lâu dài Hiếu là thờ phụng tổ tiên, phải nhớ công lao của tổ tiên mà giữ gìn phép tắc của tổ tiên để lại Bởi có đức hiếu như vậy, nhà Chu mới có thể
Trang 19niệm duy tâm thần bí nhằm củng cố và tuyên truyền sự tồn tại vĩnh viễn địa vị thống trị của tầng lớp quý tộc nhà Chu
Nho giáo tiếp cận vào hệ thống của mình những tư tưởng tôn giáo, chính trị, đạo đức nói trên của nhà Chu, về thực chất cũng chính là sự tiếp nhận một phương thức chính trị mà giai cấp thống trị của các triều đại trước đây đã thực hiện là sử dụng thần quyền để củng cố và thực hiện vương quyền (tất nhiên không chấp nhận sự lấn át của thần quyền đối với vương quyền) trong việc cai trị
Đến thời Không Tử, Nho giáo với tư cách là một hình thái ý thức xã hội,
nó không thể không liên hệ mật thiết với đời sống kinh tế và phán ánh đời sống
hiện thực của xã hội Trung Quốc lúc bay gid Do vay, dé khac phuc tinh trang
rối loạn xã hội và đưa xã hội vào thế ỗn định phát triển, Nho giáo một mặt, ở
phương diện nào đó, vẫn thừa nhận và sử dụng sức mạnh của thần quyền; nhưng
mặt khác, tư tưởng của Nho giáo phải góp phần khăng định địa vị thống trị của
vương quyên đối với thần quyền
Thực ra trong đời sống chính trị của Trung Quốc từ trước đến thời Khổng
Tử, các thế lực thống trị xã hội phải quan tâm, ở một mức độ nhất định đến đời
sông của nhân dân và vai trò của người dân Điều này không phải là ý muốn chủ quan của các thế lực thống trị xã hội, mà là sự phản ánh một thực tế Ở Trung
Quốc (cũng như các nước phương Đông nói chung) là, địa vị thống trị xã hội
không phải bao giờ và lúc nào cũng bị quyết định trực tiếp bởi địa vị kinh tế
Ngay trong Kinh Tuz đã cho thấy nhiều tư tưởng thể hiện sự quan tâm của tầng
lớp thống trị đến đời sống của nhân dân, đến vai trò của dân có những câu nỗi
Trang 20quan trọng, đường như bất biến trong đời sống chính trị ở các nước phương
Đông
Như trên đã nói, dưới thời đại nhà Chu, dia vi va uy quyền của trời, mệnh trời đã được vận dụng chống lại nhà Ân, vào việc luận giải để biện hộ cho sự tồn tại vĩnh viễn của nhà Chu Tuy nhiên, đến đầu thời Xuân Thu, sự suy yếu về mọi
mặt của nhà Chu đã cho thấy, sự linh thiêng và bất khả xâm phạm của thần quyền đã bị xâm phạm; nó báo hiệu sự thắng lợi của quyền lực trần thế trước quyền lực thần thánh Cho đến cuối thời Xuân Thu, với sự suy đồi của tầng lớp
thống trị, trật tự kỷ cương xã hội theo mô hình nhà Chu ngày thêm rỗi loạn, sự
khốn cùng của đời sống nhân dân đã làm lay chuyên gốc rễ địa vị thống trị của
thần quyền Bởi vậy, một van đề thực tiễn đặt ra cho các nhà tư tưởng, các hoc phái, các tầng lớp thống trị là phải tìm ra và luận giải những công cụ, những
phương thức cai trị mới
Như vậy, ở thời kỳ này quan niệm kính trời ít nhiều bị lung lay, khả năng chi phối đời sống loài người của “trời” và “thượng đế” mà tầng lớp thống trị sử dụng để thống trị cũng dần dần bị giảm bớt theo Điều đó chứng tỏ tác dụng của thần quyền dần dần bị suy yếu Vì thế, cũng là lẽ tự nhiên, giai cấp thông trị một mặt ra sức lấy lòng tin của đông đảo quần chúng nhân dân đối với trời và thượng
đế, mặt khác lại không thể không tùy thời tìm kiếm một thứ gì khác để thay thế
và bố sung Vì muốn giữ trật tự nội bộ giai cấp thống trị, họ mới hệ thống hóa nên cái gọi là “LỄ”
Vì vậy, sự xuất hiện của Nho giáo cũng nhằm giải đáp nhu cầu mà thực tiễn của xã hội Trung Quốc đặt ra lúc bấy giờ Tuy nhiên, khác với “gia”, “giáo” khác, Nho giáo đặc biệt đề cao đạo đức, coi đạo đức là công cụ, là phương thức cai trị, quản lý xã hội có hiệu quả nhất cũng như trong việc đưa xã hội từ “loạn”
Trang 21Sau khi xuất hiện, Nho giáo đã có quá trình tổn tại, phát triển gắn liền với
chế độ phong kiến Trung Quốc Do bị chỉ phối bởi những điều kiện kinh tế xã
hội, do phải đáp ứng nhu cầu cai trị chế độ phong kiến trong mỗi giai đoạn phát triển của chế độ phong kiến và được tiếp nhận nhiều tư tưởng ở các học phái, những nội dung tư tưởng của Nho giáo đã có những biến đổi
1.2 Những nội dung cơ bản của tư tưởng Lễ trị
1.2.1 Khái niệm Lễ và Lễ trị
“LỄ” là một trong những phạm trù đạo đức hết sức cơ bản của Nho giáo
Trong 7⁄ Thư, Ngũ Kinh khái niệm “IỄ” được bàn đến rất nhiều Tuy nhiên, lễ
không chỉ có một ý nghĩa duy nhất Các nhà nho đề cập đến lễ với nhiều nội
dung hết sức phong phú Đồng thời trong quá trình diễn tiến của Nho giáo, khái
niệm lễ đã biến đổi Thế nên, đó cũng là cơ sở để lý giải là sự biến hóa của lễ
trong tư tưởng và đời sống người Việt
Trước Không Tử, trong sách cỗ Trung Hoa đã nói khá nhiều đến “lễ” Ban đầu “lễ” chỉ có ý nghĩa là cúng tế thần linh - một lễ nghi tô tem giáo của người
xưa Đến thời Tây Chu, Chu Công đã chế tác ra lễ với rất nhiều nghỉ thức, nhằm
mục đích xác lập các mối quan hệ xã hội, duy trì trật tự đẳng cấp của xã hội nhà Chu Vì thế nội dung của lễ đã chuyền từ tế lễ (tôn giáo) sang chính trị - đạo đức,
và trở thành công cụ thống trị của giai cấp quý tộc nhà Chu Sau này cũng vì mục đích bảo vệ chế độ “tông pháp” nhà Chu và để ổn định trật tự xã hội mà Không Tử đã sửa sang và khôi phục lại lễ nhà Chu
Khổng Tử vốn chủ trương tòng Chu, khôi phục và giữ vững pháp điển, lễ
nhạc của Chu Công nên tất nhiên là ông rất trọng lễ và buộc mọi người từ vua
chúa đến thứ dân phải trọng “lễ” Theo ông, xã hội phải có lễ Bởi vì, ngay trong cuốn Ludn Ngữ đã nói tới tầm quan trọng của lễ “chăng học Kinh Lễ không lây
Trang 22trong xã hội Tuân Tử nói: “Lễ là cái gốc làm cho nước mạnh” (LỄ giả, cường
quốc chi bản đã) [10, tr.108] Với các nhà nho, /ễ cần thiết để duy trì trật tự xã
hội, và có trật tự xã hội thì vua mới được tôn, nước mới được trỊ
Về nội hàm chữ Lể, khi khảo sát Tứ 7, Ngũ Kinh chúng tôi thấy phạm
trù “lễ” trong quan niệm của các nhà nho có các ý nghĩa cơ bản như sau:
Thứ nhất, “LỄ” trước hết là tế lễ, nghĩa là tập hợp những quy định về nghỉ thức, trật tự, đô tế lễ, người tế lễ, cách thức tế lễ khi con người cử hành việc tế
thân LỄ trong tư tưởng của các nhà nho truyền thống cũng mang ý nghĩa đó
Nhà Ân kế thừa lễ của nhà Hạ, nhà Chu kế thừa lễ của nhà Ân Lễ đã có
một quá trình phát triển từ các triều đại trước nhà Chu Nhưng đến nhà Chu thì
đã ôn định, đã qua một giai đoạn phát triển Các nhà nho đều cho rằng, kính
thiên phải thực hiện việc tế lễ
LỄ bái là việc mang ý nghĩa tôn giáo Nhưng nó không chỉ là những nghĩ
thức có tính hình thức như tế lễ phải có lễ vật, hương hoa, khấn vái Cái mà Khổng Tử theo đuổi ở đây không phải là hình thức biểu hiện của lễ, mà chính là
cái chứa đựng đẳng sau những hình thức ấy: “Nói về lễ đâu chỉ có ngọc và lụa
Nói về nhạc đâu chỉ có chuông và trống” (Lễ vân, lễ vân, ngọc bạch vân hồ tai? Nhạc vân, nhạc vân, chung cô vân hồ tai?) [30, tr.625] Khổng Tử muốn thông
qua tế lễ để thể hiện tắm lòng, tình cảm của người đang sống, của thế hệ sau đối
với những người đã khuất như ông bà, cha mẹ, tổ tiên, quý thần Tế lễ thể hiện tình cảm thương xót, nhớ nhung, sự kính trọng, biết ơn của những người đang
sống thừa hưởng tất cả những gì mà người đã khuất để lại Vì vậy, “Tế tổ tiên coi như tổ tiên đang có mặt, tế thần coi như thần đang có mặt” (Tế như tại, tế thần
như thần tại) [30, tr.249] Thái độ đó là thật sự xuất phát từ tắm lòng thành chứ
không phải là hình thức bên ngoài: “Lễ cốt ở lòng thành, nếu lại xa xỉ, chăng thà
kiệm ước Việc tang cốt ở lòng thương xót, nếu lại sửa sang quá đáng, chắng thà
Trang 23dã, ninh thích) [30, tr.239-240] Đồng tình với tư tưởng của Khổng Tử trong việc
tế lễ, Tuân Tử cũng coi việc thờ trời là một việc hợp lẽ, không nên thiếu Việc tế
lễ mà Tuân Tử đề cập ở đây là tế trời đất, tổ tiên, vua và thầy Theo ông: “Tế tự là tỏ cái lòng thương nhớ, hâm mộ, cái lòng trung tín kính ái rất mực, là nghi
thức giãi bày lòng trung thành cung kính một cách trang trọng nhất Không phải
bậc thánh nhân thì không hiểu được ý nghĩa đó” (Tế giả, chí ý tư mộ chỉ tình dã,
trung tín, ái kính chỉ chí dã Câu phi thánh nhân, mặc chỉ năng trị da) [10, tr.30]
Tăng Tử nói “Thận trọng trong tang tế cha mẹ và tế tự tổ tiên thì đức của
dân sẽ thuần hậu” (Thận chung truy viễn, dân đức quy hậu) [10, tr.30] Thái độ
kính cần trong tế tự tô tiên cũng là sự thể hiện tình cảm tốt đẹp của con người
của thế hệ sau đối với thế hệ trước biết trân trọng, kế thừa những phẩm chất cao quý, nhân ái, nghĩa tình xây đựng nên truyền thống đạo đức quý báu cho muôn đời con cháu mai sau Chính vì ý nghĩa đó mà Nho giáo quan tâm đến thái độ
của mỗi người trong thực hành tế lễ
Với Không Tử, khi tế lễ phải kính cân nghiêm túc Ông nói: “Ở địa vị trên
ma chang có lòng khoan dung, hành lễ chăng kính, có tang cha mẹ chang lòng
thương xót, những hạng người như thế ta biết lấy gì để xem xét” (Cư thượng bất
khoan, vi lễ bất kính, lâm tang bất ai, ngô hà đi quan chi tai?) [30, tr.265] Không
Tử coi việc tế lễ như một hành vi thiêng liêng, nếu trong tế lễ có thái độ nghiêm túc, kính cần thì đó là một hành vi tốt, thể hiện con người nhân nghĩa, đức độ
Nếu trong tế lễ thái độ không nghiêm túc là con người không có nhân đức coi
như bỏ đi không xét đến làm gì
Ngồi ra Khơng Tử còn quan tâm tới cả nghỉ thức, nghĩa vụ, bỗn phận của
mỗi con người khi tế lễ Điều đó có nghĩa là, khi tế lễ phải đúng danh phận của mình, đúng những nghi thức, những quy định mà xã hội đã đặt ra không duoc vi phạm Nếu ai vi phạm sẽ là người thất lễ, tiếm lễ, tiếm quyền Không Tử từng
Trang 24vị thế của ông ta chỉ được phép dùng lễ “Tứ dật”, tương xứng với chức quan đại phu nước Lỗ Không Tử coi hành vi đó của Quý Thị là trái, là tiếm lễ, làm càn Ông cho rằng Quý Thị làm được việc đó thì những việc khác, kể cả những việc trong triều đình ông ta cũng có thể làm càn được Không Tử còn lấy một vài ví
dụ khác để dẫn ra hành động tiếm lễ, phạm lễ của Quy Thị mà chúng tôi thấy cần
phải đề cập thêm ở đây
Chắng hạn, núi Thái Sơn cao nhất nước Lỗ, việc tế thần núi này là công việc của vua nước Lễ Nhưng Quý thị chỉ là một quan đại phu nước Lỗ vậy mà ông ta dám tế thần núi Thái Sơn Thực ra, sự quy định quyền hạn trong việc tế lễ
nó chỉ là hình thức biểu hiện ra bên ngoài của bản chất bên trong, đó là chế độ
phân biệt đẳng cấp trong xã hội phong kiến đương thời vốn được thể hiện trên mọi mặt của đời sống con người Nó không chỉ biểu hiện về sự thích hợp với địa vị xã hội của con người đó, mà nó còn liên quan đến một loạt qui định trong mọi sinh hoạt của cuộc sống đời thường, từ trang phục, phương tiện đi lại, chế độ kẻ hầu người hạ đến vô vàn hoạt động khác của con người
Trong những điều quy định của việc tế lễ, tang ma, còn có cả thời gian để tang và cử tang Sự quy định đó của lễ đến nay vẫn còn và trở thành tập quán khá
phổ biến trong dân cư nước ta Nhiều người cho rằng, nếu không theo sẽ trái với
tập quán và như vậy là trái với đạo đức truyền thống, sẽ bị người ta chê cười Ngoài việc con cháu để tang trong trường hợp cha mẹ, ông bà quá cố, lễ còn quy định việc tang tế cho cả các thành viên khác trong họ hàng tùy theo mức độ quan hệ với người chết
Nho giáo qui định khi cha mẹ mất, con phải chịu tang ba năm Trong ba
năm ay, người chịu tang không được tham gia bất cứ cuộc vui nào, không dự
cưới, không nghe nhạc, không uống rượu, không ăn ngon, mặc đẹp, không được đi dày dép Dù là cương vị nào cũng phải chịu qui định như vậy, kê cả việc quan
Trang 25thân, rộng lượng với kẻ dưới, cung kính với người trên, làm như vậy là để tỏ
lòng thành kính với cha mẹ, người đã sinh thành mình Ngoài tính chất trên, lễ
còn có mục đích xây dựng cho con người một tình cảm tốt đẹp, một sự kính
trọng biết ơn những người quá cố, những thần linh đã có nhiều ơn nghĩa với
mình Đây là thể hiện một nhân sinh quan giàu tính nhân đạo của Không Tử Tuy nhiên, Không Tử không chú ý nhiều đến lễ với ý nghĩa là cúng tế thần
thánh, vì vậy ông cũng không phát triển tư tưởng này Phương diện mà Khổng
Tử chú ý nhiều là con người và xã hội Với ông, việc sống quan trọng hơn việc
chết, việc người quan trọng hơn việc thần, việc xã hội quan trọng hơn việc của một cá nhân con người Trong những vấn đề xã hội của con người thì ông chú
trọng đến vấn đề chính trị, vấn đề đạo đức và vấn đề phong tục tập quán Bởi
vậy, ông đặc biệt quan tâm và muốn lễ hóa, nghĩa là muốn thể chế hóa, công thức hóa các mặt chính trị, đạo đức và phong tục tập quán
Thứ hai, về mặt chính trị, lễ là các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của
triều đình và của thân dân Lễ là đường lối trị nước, là luật lệ quốc gia, hay còn
gọi là lễ trị
Nhắn mạnh vai trò của lễ trên lĩnh vực chính trị, Khổng Tử nói rằng “vi
quốc đĩ lễ? (làm việc nước phái giữ lễ) [30, tr.467], “tề chi dĩ lễ” (muốn xã hội có trật tự thì phải giữ lễ) [30, tr.215] Lễ ở đây được hiểu là cơ sở tư tưởng để
quản lý đất nước Mạnh Tử còn cho rằng, “người trên không giữ lễ, người dưới không học hỏi, dân hung hăng dấy lên, thì nước mất chưa biết ngày nào” (thượng
vô lễ, hạ vô học, tặc dân hưng, táng vô nhật hĩ) [30, tr.1015-1016] Đối với Tuân Tử thì được thiên hạ hay mất xã tắc cũng bởi việc có theo lễ hay không, vì theo
ông, “sinh mệnh quốc gia là ở lễ” [10, tr.107]
Trang 26triều đại kế tiếp nhau trong sự phát triển, nhưng mỗi triều đại đều có những đặc
trưng riêng biệt không thê lẫn với triều đại khác
Tử Trương hỏi Không Tử “Thập thế khả tri dã” (nghĩa là: việc mười đời
sau này có biết được chăng?)
Khổng Tử trả lời: “Nhà Ân theo lễ của nhà Hạ, có thêm bớt nhưng ta vẫn
biết được Nhà Chu nương theo lễ của nhà Ân, có thêm bớt nhưng vẫn biết được Hoặc giả có triều đại nào kế tiếp nhà Chu, dẫu trăm đời sau cũng có thê biết
được vậy” (Âu nhân ư Hạ lễ, sở tốn ích khả tri dã Chu nhân ư Ân lễ, sở tổn ích
kha tri dã Kỳ hoặc kế Chu giả, tuy bách thế khả tri dã) [30, tr.234-235]
Khổng Tử dùng phạm trù lễ trong văn cảnh này với nội dung chỉ luật lệ của quốc gia, triều đại, hoặc nói theo ngôn ngữ hiện đại, là chế độ chính trị của đất nước Cho nên đời sau có thê tiếp thu, kế thừa, học tập đời trước nhưng vẫn
có sự khác nhau Cũng mang hàm ý chỉ luật lệ quốc gia, truyền thống dân tộc Ở
một đoạn khác Khổng Tử còn nói rõ: “Ta muốn bàn về lễ của nhà Hạ, lễ nước Ky chang đủ khảo chứng Ta muốn học vẻ lễ của nhà Ân, nước Tống còn đó (nhưng đã suy đồi) Ta muốn học về lễ của nhà Chu, lễ ấy hiện nay đang áp dụng ta theo nhà Chu vậy” (Ngô thuyết Hạ lễ, Kỷ bất túc trưng dã Ngô học Ân lễ, hữu
Tống tồn yên Ngô học Chu lễ, kim dụng chỉ, ngô tùng Chu) [30, tr.161-162]
LỄ được vận dụng trên lĩnh vực chính trị là đường lối trị nước, gọi là Lễ trị Lúc bấy giờ có hai quan điểm khác nhau về đường lối trị nước, đó là pháp trị
và lễ trị Không Tử phê phán pháp trị và dé cao lễ trị
Khổng Tử cho rằng dùng đức và lễ để trị nước thì sẽ có sức quy tụ lớn Ông nói: “Lấy đức để làm chính trị cũng ví như ngôi sao Bắc thần, ở yên vị mà
các ngôi sao khác đều chầu về” (Vi chính dĩ đức, thí như bắc thần cư kỳ sở, nhỉ
chúng tinh củng chỉ) [30, tr.214] Vì sao lại có tác dụng to lớn như thế? Khổng
Tử cho rằng, sử dụng đức và lễ thì người ta có lòng liêm sỉ, mà đã có liêm sỉ thì
Trang 27phạt để giữu trật tự, dân tránh khỏi tội nhưng chưa biết hỗ thẹn Dùng đức để dẫn
dat, ding /é để giữ trật tự, dân biết hỗ thẹn mà tiến tới chỗ tốt lành” (Đạo chi dĩ
chính, tể chỉ dĩ hình, dân miễn nhi vô sỉ Đạo chỉ dĩ đức, té chỉ dĩ lễ, hữu sĩ thả
cách) [30, tr.215] Dùng lễ thì có thể ngăn chặn được tội lỗi, diệt trừ được tội lỗi
lúc nó còn đang ở trạng thái mầm mống Từ tư tưởng đó của Không Tử, lễ trị đã
trở thành đường lối chính trị nhất quán của các triều đại phong kiến về sau
Có người cho rằng việc trị nước là phải thật nghiêm, nên thường có khuynh hướng đe dọa cho dân sợ hãi, nên Không Tử mới hỏi “việc cai trị có thé
xử nhữn được chăng?” [30, tr.275] Và câu hỏi đó được chính ông giải đáp, cho
rằng ngay cả nhà cầm quyền cũng nên dùng “lễ nhượng” (cách cư xử mềm mỏng) để trị nước: “Có thể đem lễ nhượng để làm việc nước được chăng? Có gì là khó đâu? không thể đem lễ nhượng để làm việc nước còn ra thể thống gì?”
(Năng dĩ lễ nhượng vi quốc hồ? Hà hữu? Bất năng đĩ lễ nhượng vi quốc như lễ
hà?) [30, tr.275]
Ngoài ra, khi so sánh LỄ với Hình trong việc trị nước, trị dân, Nho giáo
cho rằng, “lễ” hay hơn, tốt hơn “hình pháp” ở chỗ, “Lễ cắm trước khi xảy ra, còn
hình phạt thì cắm sau khi đã xảy ra”[20, tr.140] Và chính từ quan niệm về vai trò, tác dụng của “lễ? trong việc cai trị như vậy mà theo Nho giáo, ở bất kỳ
trường hợp nào khi thấy trái lễ phải cho là xấu xa cần phải tránh, là trái “đạo”
cần phải ngăn chặn Như vậy, lễ cũng là một đức cần có của con người, thi hành lễ là một khâu cần có của “đạo làm người” Lễ được cụ thể hóa thành những nguyên tắc đạo đức, không chỉ để đánh giá đạo đức của con người mà điều quan trọng hơn, lễ vừa có tính khuyên răn, vừa có tính chất ràng buộc con người, dé hàng ngày hàng giờ, mọi lúc mọi nơi Lể trở thành thói quen đạo đức của cá nhân và xã hội Với tính chất, vai trò, tác dụng của “lễ” như vậy, cho nên “lễ” là một
Trang 28Như vậy, “lễ” xét về mặt chính trị có nghĩa là một đường lối trị nước bang giáo hóa đạo đức nhằm xây dựng một xã hội có tôn ti trật tự, trong đó con người ta yêu thương nhau và sống hòa hợp với nhau
Thứ ba, xét về mặt đạo đúc, lễ là chuẩn mực đạo đức của con người trong xã hội Đó là khái niệm đạo đức cơ bản của con người phong kiến Trong “Luận
Ngữ” không phải ngẫu nhiên mà nó được xếp thứ hai, sau “Nhân” trong hệ thống
các khái niệm đạo đức cơ bản: nhân, lễ, nghĩa, trí, tín, dũng, liêm LỄ cũng là cơ sở của trung và hiếu, có chỗ nó còn bao trùm toàn bộ các khái niệm đạo đức của Khổng Tử Nó được xem như là tiêu chuẩn để người ta tu thân, sửa mình, là cơ
sở để con người xác định cách thức ăn ở, đối xử, là chỗ dựa để người ta có thái
độ và nghĩa vụ cần thiết trong các mối quan hệ xã hội Không Tử đã xem “lễ” như một chuẩn mực để con người tư duy và hành động cho phải đạo Mục đích cơ bản của Không Tử là xây dựng nên mẫu người cầm quyền có đạo đức nhân
nghĩa, mong muốn có một xã hội bình yên theo quan niệm của giai cấp phong
kiến đương thời
Trước hết những quan hệ đạo đức đó được thể hiện trong gia đình, tế bào
của xã hội, mà trước hết là mối quan hệ với cha mẹ, bởi vì cha mẹ là người đầu tiên của các mối quan hệ xã hội Mặt khác, theo quan niệm của Không Tử thì đạo
nhân có gốc là ái và kính, ái và kính là nền của hiếu đễ mà lòng hiếu đễ luôn
luôn được khởi đầu từ cha mẹ, nên sự giáo dục của Không Tử lấy hiếu, đễ làm
trọng
Người ta thường hiểu, người có hiếu là người phải nuôi dưỡng phụng sự cha mẹ cho đúng với đạo làm con “Sinh sự chi lễ”, nhưng sự nuôi dưỡng, phụng sự đó phải có lòng thành kính mới thê hiện đúng sự hiếu thảo của con cái với cha
Trang 29van phải phụng dưỡng cho cha mẹ được vui vẻ Trên cơ sở những chuẩn mực đạo đức đó mà người ta phải điều chỉnh hành vi xử thế của mình trong các mối
quan hệ cho phù hợp
Mỗi người có một vị trí xã hội khác nhau, có những quan hệ xã hội khác nhau, do đó ở họ phải có cách ứng xử theo những yêu cầu khác nhau Cho nên, trong xã hội mọi người phải hiểu và xử lễ theo đúng danh phận của mình
Sách “Lễ ký” nói rằng, Lễ là những điều quy ước để tiết chế những hành
vi thường nhật của con người Với Không Tử, Lễ vô cùng quan trọng, cho nên nó
phải trở thành cơ sở của tư duy và hành động của con người Không Tử khuyên
rằng, “Những triều trái lễ chớ nên để mắt nhìn tới, điều trái lễ chớ để vào tai,
điều trái lễ chớ động tới” (Phi lễ vật thị, phi lễ vật thính, phi lễ vật ngôn, phi lễ vật động)[30, tr.271-272]
Trong đời sống có bao đức tính của con người nếu có biểu hiện đúng chỗ,
đúng lúc, đúng mức thì tốt, nếu không đúng thì thành ra xấu Chắng hạn đức tính thật thà, ngay thắng của con người là tốt, là quý nhưng hành vi ấy, không đúng lúc đúng chễ, đúng mức thì sẽ trở thái quá hay bất cập Cho nên Không Tử nói:
“Cung kính mà thiếu lễ thì khó nhọc, cẩn thận mà thiếu lễ thì nhút nhát, cương
dũng mà thiếu lễ thì loạn, thắng thắn mà thiếu lễ thì nóng gắt” (Cung nhi vô lễ
tắc lao, thận nhi vô lễ tắc tỉ, đũng nhi vô lễ tắc loạn, trực nhi vô lễ tac giao) [30, tr.375] Lễ dùng để điều tiết tính tình, kìm hãm bớt tính nết khỏi tới chỗ thái quá
hay bất cập Thiếu sự tiết chế đó, thì tính tốt cũng hóa ra đở
Lễ dạy con người ta biết cách xử thế ở đời, trong các mỗi quan hệ phải cư
xử cho phù hợp Bởi vậy, làm người phải biết lễ
Thứ tư, lễ còn được xem là nếp sống văn hóa, phong tục tập quản của xã hội, con người Đó là mực thước nhằm đưa cuộc sống hàng ngày của con người
vào khuôn phép Lễ ở đây thê hiện tính chất văn minh, văn hóa trong tư tưởng
Trang 30Từ những phương diện nêu trên, có thể đi đến một số nhận định về nội
hàm của khái niệm Lế theo Không Tử
Lễ là khái niệm xã hội tổng hợp, bao gồm những nghỉ thức trong tế lễ,
những nguyên tắc về tổ chức, về hành động chính trị Những chuẩn mực về tư tưởng và hành vi của con người nhằm bảo đảm trật tự và sự bình yên của xã hội
phong kiến tông pháp Trung Quốc Lế là công cụ để cai trị quốc gia, yên định xã tắc, vỗ yên nhân dân, làm lợi cho đời sau Lễ có thể hoàn thành đạo đức, té bi giao hoa, quyét đoán việc tranh tụng, xác định quan hệ vua tôi, hiệu dụng của nó
đạt tới các phương diện chính trị, quân sự, tế tự
Tư tưởng “lễ trị” (cai trị bằng lễ) là một trong những quan niệm về đường lỗi trị nước, quản lý xã hội dựa trên cơ sở những chuẩn mực đạo đức Đó là hệ thống những nguyên tắc, quy phạm đạo đức để điều chỉnh hành vi của con người trong các mối quan hệ xã hội, buộc mọi người phải tuân thủ một cách tự giác và nó được củng cô bằng những tắm gương đạo đức
Nói đến đường lối trị nước của Nho giáo ngoài khái niệm “lễ trị”, còn có khái niệm “đức trị”, “văn tri”
Các khái niệm lễ trị, đức trị, văn trị giống nhau ở chỗ là đều dựa trên cơ sở
đạo đức để cai trị
Văn trị đối lập với võ trị Văn trị (cai trị bằng văn hóa) là khái niệm rộng nhất Bởi trong văn trị có cả đức trị và lễ trị Còn để thực hiện đức trị thì cần phải thi hành Nhân, Lễ, Chính danh Lễ trị trở thành một nội dung cơ bản trong đường lỗi đức trị của Không Tử
Dù “lễ” được nhìn nhận với nhiều nội dung như thế nào đi chăng nữa, song điều cơ bản mà Nho giáo quan tâm là mọi người, mọi giai cấp phải tôn trọng, giữ gìn, học tập và hành động đúng lễ Có như vậy, xã hội mới có trật tự, ký cương và ổn định
Trang 31Mặc dù Lể có sự biểu hiện trên nhiều phương diện khác nhau, song có thể nói, các nhà sáng lập Nho giáo đều đặc biệt đề cao phạm trù này ở phương diện chính trị của nó Đặc biệt, để đưa xã hội từ loạn đến trị và nhằm tạo ra mẫu người lý tưởng cần có của xã hội đó, Nho giáo đề ra đường lối “Lễ trị” Tức là, đường lối trị nước, quản lý xã hội bằng những nguyên tắc vừa mang tính ứng xử đạo đức theo đẳng cấp xã hội, tuổi tác, vừa thể hiện yếu tố thần bí, mang đậm màu sắc tâm linh của tế lễ Đường lối Lễ tri là một trong những nội dung cơ bản nhất trong học thuyết chính trị - xã hội của Nho giáo Nó được chính các nhà
sáng lập Nho giáo sơ kỳ kiến giải khơng hồn toàn đồng nhất, mà có những nét
riêng tùy thuộc vào hoàn cảnh và điều kiện lịch sử cụ thể Dưới đây chúng tôi xin trình bày khái quát tư tưởng Lé tri ở ba nhà sáng lập nên học thuyết Đức trị của Nho giáo nhằm làm rõ nội hàm cũng như những đặc trưng cơ bản của Lé tri
1.2.2.1 Tư tưởng Lễ trị của Không Tử
Không Tử (551- 479 Tr.CN) tên là Khâu, tự Trọng Ni, người nước Lỗ, ấp
Trâu Sinh ra ở thời đại “vương đạo suy vi”, “bá đạo suy tôn”, trật tự chế độ lễ
pháp nhà Chu bị đảo lộn Trong bối cảnh xã hội phức tạp như vậy, Khổng Tử đã
từng than rằng, trong thiên hạ “vua không ra vua, nên bề tôi không ra bề tôi, cha không ra cha, con không phải đạo con”[30, tr.484] Vì vậy, với “hoài bão chính trị nhất quán trước sau của Không Tử là kế thừa sự nghiệp của Văn Vương, Chu Công, lập lại kỷ cương nhà Chu”[65, tr.28] Chính Khổng Tử là người đầu tiên
xây dựng nên học thuyết chính trị - xã hội lẫy tư tưởng “Đức trị” làm chủ đạo,
tức là dùng đạo đức để cảm hóa con người nhằm thiết lập một xã hội có kỷ
cương với ba nội dung cơ bản là Nhán, Lễ, Chính Danh
Chủ trương đức trị đó xuất phát từ quan điểm “vi chính dĩ đức”, tức là lấy đức để làm chính trị Bởi theo ông, đạo đức có vai trò quyết định trong việc trị
nước, quản lý xã hội, thu phục nhân tâm Theo Không Tử, Nhân là nội dung, Lễ
Trang 32đường lối đức trị thì phải thi hành Lễ trị vì nó phản ánh những tư tưởng cốt lõi
của đạo đức người cầm quyền là Nhân
Khổng Tử nói rằng: “Người mà không có lòng nhân, dùng lễ sao được? Người mà không có lòng nhân dùng nhạc sao được?” (Nhân nhi bất nhân, như lễ
hà? Nhân nhỉ bất nhân, như nhạc hà?) [30, tr.239] Điều đó cho thấy, “Nhân” là
phạm trù trung tâm, phạm trù cơ bản trong học thuyết chính trị của Khổng Tử, nó mang một nội dung tương đối rộng và có mối quan hệ mật thiết với Lễ
Không Tử đề cao chữ “Nhân”, giảng giải chữ nhân một cách khá chặt chẽ, mặc
dù tùy thuộc vào những trường hợp cụ thể mà ông đưa ra nội hàm của Nhân có
khác nhau, song với tần suất hơn 100 lần xuất hiện của khái niệm này, suy cho
cùng là kỳ vọng của ông muốn khôi phục cái gọi là 1 của nhà Chu Tuy nhiên, nghĩa cơ bản của chữ Nhân mà Khổng Tử muốn để cập đến là: nhân đức, nhân
nghĩa, nhân ái là tất cả những gì mang tính đạo đức nhất, cao quý nhất thuộc về nhân cách con người
“Nhân” là lòng thương người (ái nhân), điều gì mình không muốn thì
đừng làm cho người khác “Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân” [30, tr.473], biết người
“trí giả tri nhân”, giúp người thành đạt “Kỷ dục lập nhi lập nhân, ký dục đạt nhi
đạt nhân” [30, tr.340] Hiéu dé là gốc của nhân; kiềm chế bản thân theo lễ để làm
người “khắc kỷ, phục lễ vi nhân” [30, tr.471]
Người nhân là người biết sửa mình theo lễ, biết chế ước những ham muốn,
dục vọng bản thân, phục tùng kỷ cương mà lễ giáo quy định: “Dẹp bỏ tư dục, trở về với lễ là phát huy điều nhân Một ngày đẹp bỏ tư dục, trở về với lễ, cả thiên
hạ quay về với điều nhân vậy” [30, tr.471] Hoặc là, Người nhân “cư xử phải
khiêm cung, làm việc phải kính cẩn, giao thiệp với người phải hết lòng” [30,
Trang 33khăn trước đã, kết quả thu lượm được tính sau Như vậy khá gọi là người nhân
đó” [30, tr.334]
Đó là những quan điểm cơ bản của Không Tử về đức “nhân” Đây thực sự
là sự lý tưởng hóa con người của ông Và như thế, xét một cách tổng thể, đức Nhân như là "một đỉnh cao chót vót” trong lâu đài đạo đức của con người Dĩ
nhiên, muốn có Nhân, theo Không Tử, cần phải "Khắc kỷ phục lễ vi nhân" Khắc phục là từ bỏ những tham lam ích kỷ Phục lễ là hành động theo đúng trật tự lễ pháp nhà Chu Nói cách khác, con người cần phải kiềm chế, ước thúc bản thân
để trở thành người có đức Nhân
Có lúc Không Tử giải thích chữ Nhân một cách trừu tượng, nhưng cũng có
lúc ông nói về nhân rất cụ thể Tuy nhiên, dù hiểu theo nghĩa trừu tượng hay cụ thể, xét tới cùng, nhân chính là đạo làm người và do đó, nhân chính là cái đích của sự tu thân, sửa mình của mỗi người trong xã hội Có thể nói, Nhân là phạm trù xuất phát, mang tính nền tảng của Khổng Tử trong quan niệm về đạo trị nước
và trong chính sách cai trị của nhà cầm quyền, bởi ông chủ trương xây dựng một
học thuyết chính trị lấy nhân làm tư tưởng chủ đạo, dùng đức và chính danh để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội
Tuy nhiên, do đứng trên lập trường của giai cấp quý tộc thị tộc, Khổng Tử đã gắn cho học thuyết nhân một nội dung giai cấp khá rõ nét Khổng Tử từng
nói: “Người quân tử mà không có đạo nhân, thì cũng có thể có đấy; còn kẻ tiểu
nhân mà có đạo nhân thì chưa hề có vậy” [64, tr.225] Qua đó cho thấy, ông
không thừa nhận đức nhân của kẻ tiểu nhân, một hạng người thấp hèn có khi được ông đồng nhất với dân chúng, rằng quân tử thì như gió, còn tiểu nhân thì như cỏ, gió thôi cỏ rạp theo Trong suy nghĩ của ông, các đức đều có sẵn mầm
mồng và đầu mối như nhau trong tính trời, lòng người, nhưng chỉ kẻ quân tử biết
Trang 34dưỡng tính” (Mạnh Tử), đưa đến hậu quả hư cả tâm, mất cả tính; do vậy, họ
không có đức Điều đó có nghĩa là, đức nhân chỉ là đức của người quân tử và triết lý tu thân sửa mình mà Không Tử đưa ra chỉ dành riêng cho giai cấp thống trỊ
Xuất phát từ quan niệm như vậy, Không Tử chủ trương dùng Lé dé dua mỗi người, đưa cả nước và cả thiên hạ trở về hữu đạo Trong học thuyết chính trị
của mình, ông gắn chặt Nhán với Lễ Nếu Nhân là mục đích, thì rễ là phương
tiện dé thực hiện mục đích đó Bởi vậy, không có lễ thì không thể là người nhân
được và là người nhân thì luôn là người biết Lễ Sở dĩ Khổng Tử dé cao Lé vi su
biểu hiện của nó là lễ nghi, nghi điển, phép tắc quy định quan hệ gia tộc, trật tự thể chế xã hội Theo ông, dựa vào Lễ có thê hình thành tập quán đạo đức, định ra
lẽ phải trái, trên dưới theo trật tự phân minh, góp phần hàm dưỡng tính tình con
người và tiết chế được những hành vi buông lơi, thả lỏng của họ trong cuộc sống Trong suy nghĩ của ông, nếu xã hội không có lễ, con người sẽ không có
đạo đức nhân nghĩa và do đó, không có trật tự trên dưới trong quan hệ vua - tôi, cha - con , không có sự uy nghiêm, không có lòng thành kính Không Tử nhắn
mạnh “khắc ký phục lễ vi nhân”, bởi ông cho răng, “cung kính mà thiếu lễ thì
khó nhọc, cân thận mà thiếu lễ thì nhút nhát, cương dũng mà thiếu lễ thì loạn, thắng thắn mà thiếu lễ thì nóng gắt” (Cung nhỉ vô lễ tắc lao, thận nhi vô lễ tắc tỉ
Dũng nhỉ vô lễ tắc loạn, trực nhỉ vô lễ tắc giảo)[30, tr.375]
Tuy nhiên, LỄ mà Khổng Tử nói tới trên đây là Lễ của nhà Chu, nghĩa là
các thể chế, quy phạm đạo đức thời Tây Chu Đứng trên lập trường của giai cấp
quý tộc thị tộc, Không Tử không thấy (hoặc không muốn thấy) sự suy tàn
của Lễ dưới thời nhà Chu là một tất yếu lịch sử, cho nên ông đã đưa ra những
biện pháp nhằm cứu vãn tình trạng “lễ nhạc hư hỏng”, chủ trương “lấy hòa làm
Trang 35khi thực hiện lễ Việc Không Tử đề cao Lể của nhà Chu đã chứng tỏ ông là
người theo chủ nghĩa cải lương phục cổ, muốn duy trì chế độ đẳng cấp, danh
phận Tuy nhiên, do điều kiện xã hội Trung Quốc thời Xuân Thu đã thay đổi so
với giai đoạn Tây Chu, cho nên ông không thể vận dụng y nguyên Lé nha Chu mà không có sự cải biến, thêm bớt cho phù hợp với tình hình mới Thực ra, tư
tưởng Lế của Không Tử nhằm bổ sung vào chỗ thiếu sót của tư tưởng Đức trị, do
đó xét tới cùng, tư tưởng “Lễ trị? của ông không phải là cái gì đó mang tính chất đạo đức thuần túy Trong “Lễ trị” bao hàm cả hình phạt, chế độ đẳng cấp phân
phong thế tập cùng với những nghỉ thức, lễ tiết khắt khe của các quan hệ xã hội
Với tư tưởng “Lễ trị” và lập trường “khắc kỷ phục lễ vi nhân”, Không Tử đã thể hiện hoài bão muốn phục hồi lại chế độ chiếm hữu nô lệ thời Tây Chu và bảo vệ
địa vị cầm quyền cua giai cấp quý tộc chủ nô Do đó, về thực chất, “Lễ trị” là
nền chuyên chính của giai cấp chủ nô đối với quần chúng nhân dân lao động
Nhân và Lễ là hai phạm trù trung tâm và cơ bản nhất trong tư tưởng Đức
trị nói riêng và của học thuyết chính trị xã hội Nho giáo nói chung Ở mức độ
nhất định, nó còn là biện pháp để thi hành đường lối Đức trị Vấn đề này trong sách Kinh Lễ cũng đã đề cập tới, rằng “Đạo đức nhân nghĩa phi lễ bất thành”
(đạo đức nhân nghĩa, không do lễ không thành) [67, tr.734]
Như vậy, từ chỗ coi trọng vấn đề con người, nhìn nhận con người chủ yếu từ phương diện đạo đức - chính trị, Nho giáo đã tuyệt đối hóa vai trò của đạo đức, của đường lối Đức trị trong việc khôi phục, duy trì trật tự kỷ cương ổn định xã hội, trong việc tạo lập, hoàn thiện nhân cách con người và xã hội lý tưởng Chính vì vậy mà Nho giáo không thể tạo ra con người toàn diện, đủ năng lực để thực hiện vai trò của mình trong công cuộc phát triển mọi mặt của xã hội, trong việc loại trừ vĩnh viễn tình trạng rối loạn trong xã hội và đưa xã hội đến thái
bình, thịnh trị được như mong muốn của các nhà sáng lập Nho giáo Con người
Trang 36cũng chỉ là con người cần có của chế độ phong kiến, nhằm thực hiện và bảo vệ
những lợi ích của giai cắp phong kiến thống trị mà thôi
Vậy nên, Không Tử thường nhắc tới chữ rễ Khổng Tử quan tâm nhiều đến chữ “LỄ”, bởi nó là một trong những yếu tố cần thiết để duy trì trật tự xã hội, để vua được tôn, nước được trị Vì vậy, người cầm quyền trước hết phải giữ Lễ
Khổng Tử nói: “Vua lấy lễ sai khiến bề tôi, bề tôi lấy lòng trung để thờ vua”[20,
tr.255] Ở đây rõ ràng có sự đồng nhất giữa Lễ và Nhân trong tư tưởng của
Khổng Tứ, bởi trong quan hệ vua tôi, ông từng nói vua phải có N”án và bề tôi phải 7rung với vua
Không Tử nói: “Làm việc nước phải giữ LỄ" (Vi quốc dĩ Lễ) [30, tr.467] Sở đĩ làm việc nước phải giữ Lễ, phải “dùng Lễ để giữ trật tự”, là vì “người trên
chuộng Zễ thì dân không ai giám không kính được” (Thượng hiếu lễ, tắc dân
mạc cảm bất kính) [30, tr.500] Ông còn nói: “Bề trên chuộng lễ thì dân dễ sai khiến” (Thượng hiếu lễ, tac dân di sử dã) [30, tr.558]
Một đường lối cai trị hoàn hảo phải có đủ trí, nhân, trang, lễ Đức Không
Tử nói rằng: “Mình có đủ trí thức để hiểu đạo trị dân, nhưng mình chẳng có đủ lòng nhân để giữ gìn, dẫu mình có được đạo ấy, rồi cũng mất đi Mình có đủ trí
thức để hiểu đạo trị dân, mình có đủ lòng nhân để giữ gìn, nhưng đến với dân,
mình chang đoan trang thì dân chẳng kính trọng mình Mình có đủ trí thức để
hiểu đạo trị dân, mình có đủ lòng nhân để giữ gìn, mình đoan trang khi đến với dân, nhưng mình chăng theo lễ tiết mà trị dân, thì mình chưa đáng gọi là nha cai
trị hoàn hảo.”(Trí cập nhi, nhân bất năng thủ chỉ, tuy đắc chi, tat that chi Trí cập
nhi, nhân năng thủ chỉ, bất trang di ly chi, tắc dân bất kính Trí cập nhi, nhân
nang thu chi, trang di li chi, déng chi bat di1é, vi thién da) [33, tr.48]
Do tính chất, vai trò, tác dụng của Lễ như vậy, cho nên Lễ là một trong
Trang 37trong tư tưởng của Không Tử, “Lễ trị” ở mức độ nhất định và trong hoàn cảnh
xác định, có thê nói, vừa là sự biểu hiện, vừa là sự đồng nhất với “Đức trị”
Nói đến tư tưởng “Đức trị”, Không Tử quan niệm Nhân là phẩm cách đạo đức người cầm quyền, Lễ vừa là sự thể hiện của Nhân, vừa là phương tiện để xã hội hóa nhân cách đó Song có Nhân và Lễ chưa đủ cho một đường lỗi đức trị
đúng đắn Không Tử yêu cầu phải Chính danh
Chính danh là một phạm trù, một nội dung cơ bản của tư tưởng Đức trị, là
một trong những biện pháp chính trị để thi hành đường lối “Đức trị” Nói cách khác, chính danh là phương pháp, là con đường thực hiện “Đức trị”
Chính danh là phạm trù thuộc lĩnh vực chính trị - đạo đức, lần đầu tiên được Không Tử đặt ra Ông yêu cầu phải đặt đúng tên sự vật và gọi sự vật bằng chính tên của nó, sao cho “danh” đúng với “thực chất? của sự vật Trong tư tưởng Đức trị, chính danh yêu cầu mỗi người cần phải có một phẩm chất tương xứng với địa vị xã hội của mình và phải suy nghĩ hành động đúng với địa vị ấy, không được tranh giành địa vị và bổn phận của người khác, giai cấp khác, nếu không xã hội sẽ loạn Khổng Tử đã từng khuyên người quân tử “1o tính khơng vượt ra ngồi cương vị mình” [67, tr 477]
Xuất phát từ quan niệm cho rằng, trong xã hội mỗi một người, mỗi một đẳng cấp đều có địa vị riêng của mình, các nhà nho đều khang dinh rang, dé loai bỏ tình trạng rối loạn, để duy trì trật tự kỷ cương và sự ổn định của xã hội thì
điều có ý nghĩa tiên quyết là phải thực hành biện pháp “Chính danh” Song địa vị
ấy, bôn phận ấy đều xuất phát từ sự tiền định bởi Trời, cho nên, Chính danh luôn
gắn liền, gắn trực tiếp theo quan điểm của Khổng Tử, với định mệnh
Tử Lộ hỏi: “vua nước Vệ đang đợi thầy làm việc chính trị, thầy định làm
việc gì trước nhất?” Không Tử nói: “Tất phải chính danh chứ gì?” (Tử Lộ viết: Vệ quân đãi tử nhi vi chính, tử tương hè tiên? Tử viết: “Tất dã chính danh hồ?”)
Trang 38Sở dĩ trước tiên phải “Chính danh” vì “Danh không chính thì lời nói chăng
thuận, lời nói không thuận thì việc chăng nên, việc không nên thì lễ nhạc chẳng
hưng vượng, lễ nhạc không hưng vượng thì hình phạt chẳng trúng, hình phạt không trúng ắt dân không biết xử trí ra sao?” (Danh bất chính tắc ngôn bất thuận,
ngôn bắt thuận tắc sự bất thành, sự bắt thành tắc lễ nhạc bất hưng, lễ nhạc bất hưng tắc hình phạt bất trúng, hình phạt bắt trúng tắc dân vô sở thé thủ túc) [30, tr.498-499] Nói vậy, có nghĩa là, Chính danh là tiền đề để lễ nhạc hưng vượng
lên; LỄ nhạc hưng vượng chính là căn bản của đạo trị nước Chỉ vì lễ nhạc không hưng vượng, hình phạt mới không trúng, nhân dân mới định, hiểu rõ phải làm gì
và không nên làm gì
Như vậy, từ chỗ đề cao vai trò của Chính danh, Không Tử cho rằng, biện
pháp tốt nhất đẻ thi hành Chính danh là phải dựa vào Lễ nghĩa Nói cách khác,
trong tư tưởng của Không Tử, ba phạm trù đạo đức Nhân, Lễ, Chính danh luôn
gắn bó mật thiết với nhau, trong đó Lễ là cầu nối giữa Nhân và Chính danh 1.2.2.2 Tư tưởng “Lễ trị” của Mạnh Tử
Mạnh Tử tên húy là Kha, tự Tử Dư, người ấp Trâu, nước Lỗ (nay thuộc
miền Nam, tỉnh Sơn Đơng) Ơng sinh năm 372 và mất năm 289 TCN
Thời đại của Mạnh Tử là thời kỳ Chiến Quốc, với cục diện thất hùng tranh
bá đồ vương hết sức khốc liệt Sống trong thời đại mà mọi tư tưởng được giải
phóng mạnh mẽ, trăm nhà cùng đua tiếng, Mạnh Tử phải đảm đương sứ mệnh người thừa kế, bảo vệ và phát huy tư tưởng của Không Tử trong thời đại mới để
vừa cứu đời, giúp người, thực hành đường lối vương đạo, lại vừa phải đấu tranh
quyết liệt để chống lại quan điểm của các trường phái triết học khác thời Chiến Quốc nhằm phát triển hơn nữa tư tưởng của Không Tử Sự tiếp nối ấy đã hình thành nên một trường phái tư tưởng triết học, chính trị - xã hội với tên gọi quen
Trang 39Trong bối cảnh xã hội Trung Hoa thời Chiến Quốc, Mạnh Tử đã kế thừa tư tưởng đức trị của Không Tử và cụ thê hóa tư tưởng ấy bằng đường lối nhân
chính với những nội dung cơ bản:
* Mạnh Tử đề cao sức mạnh nhân nghĩa
Tiếp thu tư tưởng của Không Tử, Mạnh Tử hết sức đề cao vai trò của đạo đức Ông cho rằng “Thiên hạ có ba điều đều rất đáng tôn trọng: tước vị, tuôi tác và đạo đức, đều ngang nhau Ở triều đình không có gì quý bằng tước vị; chỗ xóm
làng, không có gì quý bằng tuổi tác; về mặt giúp đời, giáo hóa dân chúng thì không có gì quý bằng đạo đức” [30, tr.880] Có thể nói, “ba điều đáng tôn trọng” ấy mang đậm tính chất của Lễ trong quan hệ ứng xử theo đẳng cấp, theo tuổi tác
và đạo đức Cái thứ ba mà Mạnh Tử muốn nói đến chính là đạo đức Nhân nghĩa Vẫn dựa trên nền tảng Đức trị của Không Tử nhưng Mạnh Tử chủ trương
hiện thực hóa đức nhân trong đời sống xã hội, xây dựng nên tư tưởng nhân nghĩa và vận dụng nhân nghĩa vào hiện thực xã hội thành nhân chính Do vậy, muốn hiểu tư tưởng nhân chính của Mạnh Tử phải hiểu tư tưởng nhân nghĩa của ông
Trong sách “Mạnh Tử”, Mạnh Tử cũng cho rằng, nhà vua, kẻ cầm quyên,
nếu thực hành đạo nhân, thi hành đường lối “nhân chính” sẽ giữ gìn được bốn
biển, bảo tồn xã tắc, ngôi vị của con cháu mình được duy trì Ngược lại, nếu thi
hành đường lối “bất nhân”, tàn bạo với dân thì nhà vua sẽ nguy hiểm đến tính mạng, nước nhà sẽ bị diệt vong Mạnh Tử còn tuyệt đối hóa vai trò của đường lỗi Đức trị (còn gọi là Nhân trị, Vương đạo), coi việc trị nước bằng đạo đức là vô địch “VỊ quốc quân ham nhân chính là vô địch thiên hạ vậy”[30, tr.1 028] Mạnh
Tử đã phát triển và làm rõ hơn nội dung của Nhân Ông khẳng định: “Điều nhân là để áp dụng cho con người Bàn cho hết lẽ, đó là đạo làm người” (Nhân dã giả, nhân dã Hợp nhỉ ngôn chi, đạo dã)[30, tr.1349] Ông cũng chỉ rõ: “Quân tử dựa
Trang 40có Lễ kính trọng người Yêu người thì người ta thường yêu lại, kính trong người thì người ta thường kính trọng lại” [30, tr.1088] Vẫn khắng định Nhân là thương người, nhưng Mạnh Tử chú trọng hơn đến nền tảng của đức Nhân Theo ông,
“Lòng trắc ấn là đầu mối của nhân, lòng tu ố là đầu mối của nghĩa, lòng từ
nhượng là đầu mối của lễ, lòng thị phi là đầu mối của trí vậy Người ta có bốn đầu mối đó cũng như có hai tay, hai chân vậy” [30, tr.861-862] Đầu mối
của Nhân là “lòng trắc ân”, Nhân đứng đầu trong tứ thiện đức và là đỉnh cao của
tháp ngà đạo đức con người, từ đó làm nảy sinh các đức tính khác
Nhân hay nhân tâm là thiên bâm, là biểu lộ đầu tiên của tính thiện sơ khai,
là tình cảm trìu mến âu yếm của mỗi người với cha me , la long trac 4n tu nhiên của ta khi nhìn thấy cảnh đứa bé ngã xuống giếng Theo ông, “Lòng nhân
thắng điều bất nhân, cũng như nước thăng lửa vậy” [30, tr.1234] Xuất phát từ quan điểm “nhân chi sơ tính bản thiện”, ông còn tin vào sự chiến thăng của
đức nhân đối với sự bất nhân ngay trong tâm mỗi người cũng như trong một
nước và trong cả thiên hạ Chính vì lẽ đó, Mạnh Tử không gắn chặt nhân với Lễ và cũng không đề cao lễ như Khổng Tử Nếu Không Tử dùng Lễ để bổ sung cho chỗ thiếu sót của tư tưởng Đức trị, thì Mạnh Tử lại coi nhân nghĩa là liều thuốc vạn năng để nhà cầm quyền trị nước, an dân, bình thiên hạ Điều đó
cắt nghĩa tại sao trong tư tưởng của ông, “kính người” và “thương người” không đồng nhất với nhau và cũng không quy định nhau, ràng buộc nhau chặt chẽ
Mạnh Tử rất quan tâm đến nghĩa và đề cao nghĩa nhằm thi hành đức nhân
Theo ông, lòng hỗ thẹn là đầu mối của đức Nghĩa Nghĩa là điều nên nói, là việc
nên làm Nói điều gì đó, làm việc gì đó mà lương tâm không cắn rứt thì điều nói,
việc làm đó là điều nghĩa Trái lại, điều gì đó, việc gì đó không hợp với đạo lý
nên không nói, không làm, cảm thấy lương tâm thoải mái, thì điều đó, việc đó là