1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý đội ngũ cán bộ, công chức huyện gia lâm, thành phố hà nội hiện nay

127 3 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 127
Dung lượng 3,52 MB

Nội dung

Trang 1

HOG VIEN BAO CHi VA TUYEN TRUYEN

MAI THI XUAN HOA

QUAN LY DOI NGU CAN BO, CONG CHỨC

Trang 3

Chương 1: QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CÁP HUYỆ

MỘT SÓ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN -5scSoScccetrrrrrrrerererrree 10

1.1 Một số vấn đề lý luận về đội ngũ cán bộ, công chức cp huyén 10

1.2 Một số vẫn đề lý luận về quản lý đội ngõ cán bộ, công chức 23

1.3 Cầu trúc công tác quản lý đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện 26

Chương 2: QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC HUYỆN

GIA LÂM, THÀNH PHÓ HÀ NỌI - THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG

905 v0 77a ẽ 35

2.1 Những nhân tổ tác động đến việc quản lý đội ngũ cán bộ, công chức

huyện Gia Lâm hiện nay

2.2 Thực trạng quản lý đội ngũ cán bộ, công chức ở huyện Gia Lâm 46

2.3 Những vấn dé đặt ra về quản lý đội ngũ cản bộ, công chức huyện 74

Chương 3: MỤC TIỂU, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHAP GOP PHAN TĂNG CƯỜNG CÔNG TAC QUAN LY DOI NGU CAN BO CÔNG CHUC HUYEN GIA LAM, THANH PHO HA NOI TRONG THỜI GIAN TỚI

" §2

3.1 Mục tiêu, phương hướng tăng cường công tác quản lý đội ngũ

cán bộ, công chức huyện Gia Lâm .- «2s cscc 82 3.2 Các giải pháp góp phần tăng cường công tác quản lý đội ngũ cán bộ,

công chức huyện Gia Lâm trong thời gian tới - - 85

KET LUẬN 108

TÀI LIỆU THAM KHẢO „110

Trang 4

Biểu đồ 2.1 Mức độ hai lòng trong bỗ nhiệm hiện nay của cán bộ,

công ChỨC cuc 1112424144240101141400110118 xe 51

Biểu đồ 2.2 Cơ hội thăng tiễn tác động đến động lực làm việc của cán

Trang 5

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác cán bộ và xác định việc xây dựng đội ngũ cán bộ có đức, có tài là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến sự thành bại của cách

mạng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Cán bộ là cái gốc của mợi công việc”

[28, tr.506], “Vấn đề cán bộ là một vấn đề rất trọng yêu, rất cần kíp” [38, tr.511]

Cán bộ và công tác cán bộ giữ vị trí đặc biệt trong việc tổ chức bộ máy của các cơ quan quản lý nhà nước Công tác cán bộ gồm nhiều khâu, trong đó quản lý

đội ngũ cán bộ, công chức là khâu tiền đề và có vai trò, vị trí quan trọng Trải

qua các giai đoạn phát triển của đất nước, cơ chế quản lý cán bộ đã có nhiều

đổi mới Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách liên quan đến công tác cán bộ góp phan xây dựng được nên thế hệ những cán bộ đã

được tôi luyện, trưởng thành qua thử thách, có ý chí vượt qua mọi khó khăn,

gian khổ, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tư duy đổi mới, đã nhanh chóng thích nghỉ với cơ chế thị trường, góp phần vào việc đây mạnh công nghiệp hóa,

hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, mục tiêu quản lý, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, có năng lực, trình độ đang gặp nhiều khó khăn,

những kết qua dat được chưa tương xứng với những yêu cầu đặt ra Đứng

trước những thách thức của kinh tế thị trường, một bộ phận không nhỏ cán bộ

các cấp đã bộc lộ những hạn chế, yếu kém cả về năng lực chuyên môn và ý

thức chính trị Đánh giá về đội ngũ cán bộ, Báo cáo của Bộ Chính trị tại Hội

nghị Trung ương chín khóa X, tổng kết 10 nam thực hiện Nghị quyết Trung

ương ba khóa VIII về chiến lược cán bộ thời kỳ đây mạnh công nghiệp hóa,

hiện đại hóa đất nước đã thẳng thắn chỉ ra: “Trình độ, năng lực, kiến thức về

Trang 6

mãn, bảo thủ, trì trệ, mắc bệnh thành tích; số khác thiếu tâm huyết với công

việc, thiểu gương mẫu, nói nhiều làm ít, nói không đi đôi với làm; ý thức tự

phê bình và phê bình và tính chiến đấu kém; lợi dụng chức quyền để vun vén

lợi ích cá nhân” [30, tr.202]

Đặc biệt, Nghị quyết số 12-NQ/TW, Hội nghị Trung ương bốn khóa XI

đã nhắn mạnh:

Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lỗi sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị,

cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc [33, tr.1]

Để khắc phục những tồn tại hiện nay và đáp ứng những yêu cầu của công cuộc đổi mới, vẫn đề cấp bách là phải có chiến lược về con người, trong đó quản lý, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng và sử đụng hiệu quả đội

ngũ cán bộ, công chức để “Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị, có năng lực, có tính chuyên

nghiệp cao, tận tụy phục vụ nhân đân” [32, tr.41]

Cùng với việc quản lý đội ngũ cán bộ, công chức nói chung thì việc

quản lý đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện là một yêu cầu cấp thiết Cán bộ, công chức cấp huyện là những người thực hiện nhiệm vụ cụ thể có những

Trang 7

Gia Lâm là một huyện được xác định là vùng kinh tế trọng điểm, là địa bản quân sự chiến lược ở phía Đông của Thủ đô Hà Nội Sau khi thực hiện nhiệm vụ điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập quận Long Biên (tháng

01/2004), Gia Lâm tiếp tục phát huy truyền thông, tích cực khai thác mọi tiềm

năng, thế mạnh, tiếp tục vững bước đi lên trên đường đổi mới, phát triển kinh

tế - xã hội

Đội ngũ cán bộ, công chức của huyện Gia Lâm đã được quản lý, xây

dựng chuẩn hóa nhiều mặt nhưng vẫn còn những hạn chế nhất định về tổ

chức, sử dụng cũng như vấn đề trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực

Điều đó đòi hỏi cần có những giải pháp hiệu quả nhằm quản lý đội ngũ cán bộ, công chức huyện dé đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện

Từ những phân tích nêu trên tác giả lựa chọn đề tài: “Quản lý đội ngũ cán bộ, công chức huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội hiện nay” đề làm luận

văn thạc sĩ Chính trị học, chuyên ngành Quản lý xã hội Đây là vẫn đề cấp

bách, phù hợp với yêu cầu và thực tiễn của địa phương

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Trong công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay, vấn để đội ngũ cán bộ, công chức và công tác quản lý đội ngũ cán bộ công chức được đặc biệt quan tâm Một số công trình nghiên cứu đã được

xuất bản thành sách như:

- Nguyễn Duy Gia (1990), “Cải cách hệ thông tổ chức, hoạt động của

bộ máy quản lý nhà nước, xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hành chỉnh nhà nước”, Học viện hành chính quốc gia, Hà Nội và “Xáy dựng và đối mới đội ngũ công chức hành chính nhà nước " (1993) do Lương

Trang 8

trạng, những bất cập và đưa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện, đổi mới về việc xây dựng đội ngũ công chức hành chính nhà nước ở Việt Nam, đáp ứng yêu cầu đổi mới đất nước hiện nay

- Nguyễn Phú Trọng, Trần Xuân Sầm (đồng chủ biên) (2003), “Luận

cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cản bộ trong thời ky day

mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ” Nhà xuất bản Chính trị quốc

gia, Hà Nội

Cuốn sách nêu lên vị trí, vai trò và yêu cầu khách quan cấp bách của việc

nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, đồng thời góp phần lý giải, hệ

thống hóa các căn cứ khoa học của việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đặc biệt là đội ngũ lãnh đạo chủ chốt các cấp, từ đó đưa ra những kiến nghị về

phương hướng, giải pháp nhằm củng cố, phát triển đội ngũ này cả về chất lượng, số lượng và cơ cầu cho phù hợp với yêu cầu hiện nay Tác giả cuỗn sách nhân

mạnh, muốn đưa ra được những chủ trương, chính sách đúng đãn về van đề cán bộ, công chức và thực hiện một cách có hiệu quả, thì cùng với việc tăng cường

công tác tổng kết thực tiễn can nam thật vững lý luận, đi sâu vào bản chất của

khái niệm, thấy được những nét đặc thù và vai trò của cán bộ, công chức Việt

Nam qua từng giai đoạn cách mạng, đồng thời nhận rõ những thuận lợi cũng như khó khăn mà giai đoạn phát triển mới đang đặt ra, cũng như yêu cầu cấp bách về

việc nâng cao chất lượng đối với đội ngũ cán bộ, công chức hiện nay

- Thang Văn Phúc, Nguyễn Minh Phương (đồng chủ biên) (2005), “Cơ

sở lý luận và thực tiễn xây dựng đội ngũ cản bộ, công chức”, Nhà xuất ban

Chính trị quốc gia, Hà Nội

Nội dung cuốn sách để cập đến cơ sở lý luận về xây dựng cán bộ, công

Trang 9

khác nhau từ trước đến nay; phân loại cán bộ, công chức; thể chế quản lý cán bộ, công chức; phân tích tính tất yếu khách quan của việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; phân tích vị trí, vai trò của đội ngũ công chức trong xây dựng nhà nước

pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vi dan và sự cần thiết phải xây

dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, vững mạnh; những khó khăn, thách thức đối với việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức Các tác giả cũng đã nêu lên thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức và thể chế quản lý cán bộ, công chức ở Việt Nam hiện nay; đánh giá chung những ưu điểm chủ yếu, những hạn chế và nguyên nhân về thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức ở

Việt Nam hiện nay các tác giả còn đưa ra những kinh nghiệm xây dựng công chức của một số nước trên thế giới để vận dụng kinh nghiệm các nước vào

việc xây dựng đội ngũ công chức ở Việt Nam

- Trần Đình Hoan (chủ biên) (2009): “Đánh giá, quy hoạch, luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ”, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội

Cuốn sách góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về

công tác xây dựng đội ngũ công chức nói chung, công tác đánh giá, quy

hoạch, luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nói riêng, từ đó rút ra được những giải pháp hiệu quả cho công tác cán bộ trong giai đoạn đây

mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay Cuốn sách tập trung phân tích những nội dung chủ yếu: vấn dé ly luận về đánh giá, quy hoạch,

luân chuyên cán bộ lãnh đạo, quản lý trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện

Trang 10

công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Ngoài ra, trong phần phụ lục, tác giả cung cấp một số thông tin về việc đánh giá, quy hoạch, luân chuyển cán bộ

lãnh đạo, quản lý trong lịch sử nước Việt Nam và một số nước trên thế giới

Bên cạnh đó, công tác quản lý đội ngũ cán bộ, công chức nói chung và công tác quản lý cán bộ, công chức cấp huyện nói riêng cũng nhận được sự

quan tâm của nhiều nhà khoa học trong nước, một số công trình khoa học,

luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ nghiên cứu về đề tài này như:

- Vũ Quang Dương (2007), “Xây dựng đội ngũ công chức trong điều

kiện nhà nước pháp quyển qua thực tiễn Quận Câu Giấy”, Luận văn thạc sĩ

chuyên ngành Lý luận và Lịch sử nhà nước và pháp luật, Khoa luật, Đại học quốc gia Hà Nội Luận văn đi sâu nghiên cứu chế độ công chức của Việt Nam và kinh nghiệm của một số nước trên thế giới, qua thực trạng đội ngũ công

chức quận Câu Giấy, tác giả làm sáng tỏ những bập cập, hạn chế của đội ngũ công chức ở Việt Nam hiện nay; những yếu tố ảnh hưởng, tác động đến đội

ngũ công chức, giải pháp xây dựng đội ngũ công chức đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân

- Nguyễn Thị Thu Trang (2010), “Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức tai tinh Phi Thọ hiện nay”, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Lý luận và Lịch sử nhà nước và pháp luật, Đại học quốc gia Hà Nội Luận văn đã khái quát có hệ thống, phân tích và đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức của tỉnh

Phú Thọ trong những năm gân đây, đề xuất một số phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức trên dia ban tinh

Phú thọ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay

Trang 11

đẻ xuất những giải pháp đề tiếp tục đổi mới nhăm nâng cao hiệu quả công tác

quản lý đội ngũ công chức cấp huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội trong

giai đoạn hiện nay

- Võ Đăng Dũng (2013), “Quản lý đội ngũ công chức ở quận Thanh

Xuân, thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay”, Luận văn thạc sĩ Chính trị học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền Trên cơ sở phân tích những vấn để

lý luận và thực tiễn về công tác quản lý đội ngũ công chức ở quận Thanh

Xuân, tác giả luận văn đề xuất những giải pháp để tiếp tục đổi mới nhằm nâng

cao hiệu quả công tác quản lý đội ngũ công chức ở quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay

Tuy có nhiều công trình khoa học nghiên cứu nhưng mỗi công trình đề

cập đến vấn đề ở những khía cạnh khác nhau Cho đến hiện nay chưa có công

trình khoa học nào nghiên cứu về công tác quản lý cán bộ, công chức của

huyện ở Gia Lâm Những quan điểm, nhận định, đánh giá của những công

trình khoa học liên quan đến đề tài đều được tác giả nghiên cứu, tham khảo có

chọn lọc

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

3.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở làm rõ những vân đề lý luận, khảo sát thực trạng quản lý đội ngũ cán bộ, công chức của huyện Gia Lâm những năm qua, tác giả luận văn để xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác quản lý đội ngũ cán bộ, công chức ở địa phương này, đáp ứng yêu cầu thời kỳ mới

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Trang 12

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý đội ngũ cán bộ, công chức huyện Gia Lâm nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của địa

phương trong thời gian tới

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1, Đỗi tượng nghiên cứu

Công tác quản lý đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện và công tác

quản lý đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện ở huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Luận văn tập trung nghiên cứu công tác quản lý đội ngũ cán bộ, công

chức thuộc hệ thống chính trị cấp huyện ở Gia Lâm, thành phô Hà Nội (không

bao gồm cán bộ, công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập, cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân, Công an nhân dân và

đội ngũ cán bộ công chức cấp xã)

- Về thời gian: Từ năm 2010 đến năm 2014

5, Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn 3.1 Cơ sở lý luận

Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin,

tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng ta về nhà nước, về công tác cán

bộ, quản lý đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước 3.2 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp luận của luận văn là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ

nghĩa duy vật lịch sử Các phương pháp cụ thể là: logic - lịch sử, phân tích - tông hợp, so sánh, thống kê, nghiên cứu tài liệu, điều tra xã hội học

Trang 13

hoạch định chính sách, sắp xếp công chức phủ hợp chuyên môn

Kết quá nghiên cứu của luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập về công tác cán bộ và công tác quản lý đội ngũ cán bộ, công chức ở các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện

6.2 Ý nghĩa thực tiễn của luận văn

- Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tế về quản lý cán bộ, công chức nói chung, quản lý đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện nói riêng

- Đánh giá thực trạng, làm rõ những nguyên nhân về công tác quản lý cán bộ, công chức huyện Gia Lâm trong thời gian qua

- Nêu nên mục tiêu, phương hướng và đề xuất giải pháp cơ bản có tính khả thi nhằm quản lý đội ngũ cán bộ công chức huyện Gia Lâm, thành phố Hà

Nội trong thời gian tới

7 Kết cầu của luận văn

Trang 14

Chuong 1

QUAN LY BOI NGU CAN BO, CONG CHUC CAP HUYEN - MOT SO VAN DE LY LUAN

1.1 Một số vẫn đề lý luận về đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện 1.1.1, Một số khải niệm cơ bản

1.1.L.1 Khải niệm cán bộ, công chức, phân biệt cản bộ và công chức Khải niệm cán bộ

Khái niệm cán bộ xuất hiện trong đời sống xã hội nước ta vào những

năm 30 của thé ky XX, dé chỉ một lớp người, những chiến sĩ cách mạng đã hy

sinh, gian khổ đấu tranh giành độc lập dân tộc Sau này, trong thời kỳ kháng chiến chống pháp, được dùng phổ biến để chỉ tất cả những người thoát ly tham gia hoạt động kháng chiến, để phân biệt với nhân dân Theo cách hiểu

thông thường, cán bộ được coi là tất cả những người thoát ly, làm việc trong

bộ máy chính quyền, Đảng, đoàn thể, quân đội Dưới góc độ hành chính, cán

bộ được coi là những người có mức lương từ cán sự trở lên, để phân biệt với nhân viên có mức lương thấp hơn cán sự Hiện nay, ở nước ta khái niệm cần bộ được dùng với nhiều nghĩa khác nhau:

- Trong tổ chức Đảng và đoàn thể thường được dùng với hai nghĩa: mội

là, chỉ những người được bầu vào các cấp lãnh đạo, chỉ huy từ cơ sở đến

trung ương (cán bộ lãnh đạo) đẻ phân biệt với đảng viên thường, đoàn viên,

hội viên; ha/ /à, những người làm công tác chuyên trách hưởng lương trong các tổ chức Đảng, đoàn thể

- Trong quân đội là những người giữ cương vị chỉ huy từ tiểu đội

trưởng trở lên (cán bộ tiểu đội, trung đội, đại đội, cán bộ tiểu đoàn, trung

đoàn, su đoàn ) hoặc sĩ quan từ cập úy trở lên

Trang 15

việc trong cơ quan nhà nước thuộc ngạch hành chính, tư pháp, lập pháp, kinh

tế, văn hóa xã hội Đồng thời, cán bộ cũng được hiểu là những người có chức

vụ chỉ huy, phụ trách, lãnh đạo

Tại Khoản 1 Điều 4 của Luật cán bộ, công chức năm 2008 quy định:

Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ

chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước [45, tr.84]

Khải niệm công chức

Nhìn lại lịch sử, theo Theo Sắc lệnh 76/SL lệnh ngày 20/5/1950 ban hành Quy chế công chức, khái niệm công chức Việt Nam chỉ được xác định trong phạm vi các cơ quan Chính phủ: những công dân Việt Nam được chính

quyền nhân dân tuyển dụng, giao giữ một chức vụ thường xuyên trong các cơ quan Chính phủ, ở trong hay ở ngoài nước, đều là công chức theo Quy chế

này, trừ những trường hợp riêng biệt do Chính phủ quy định Do hoàn cảnh kháng chiến sau đó, nên tuy không có văn bản nảo bãi bỏ Sắc lệnh 76/SL nhưng trên thực tế các nội dung của quy chế đó không được áp dụng

Sau ngày giải phóng miền Nam (30/4/1975), thống nhất đất nước,

Trang 16

của Hội đồng Bộ trưởng ban hành ngày 25/5/1991 về công chức nhà nước đã quy định công chức theo một phạm vi rộng hơn

Đến năm 1998, khi Pháp lệnh cán bộ, công chức được ban hành, những

người làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng, Nhà nước, đoàn thé được gọi chung trong một cụm từ là “cán bộ, công chức” Lúc này, phạm

vi và đối tượng đã được thu hẹp lại hơn so với trước nhưng vẫn gồm cả khu vực hành chính nhà nước, khu vực sự nghiệp và các cơ quan của Đảng, đoàn

thể Những người làm việc trong các tổ chức, đơn vị còn lại như doanh nghiệp nhà nước, lực lượng vũ trang thì do các văn bản pháp luật về lao động, về sĩ quan quân đội nhân đân Việt Nam, về công an nhân dân Việt Nam điều

chỉnh Với quy định của Pháp lệnh cán bộ, công chức năm 1998, các tiêu chí:

công dân Việt Nam, trong biên chế, hưởng lương từ ngân sách nhà nước mới chỉ là những căn cứ để xác định một người có phải là “cán bộ, công chức” hay

không Tuy nhiên, vẫn đề ai là cán bộ, ai là công chức vẫn chưa được phân

biệt và giải quyết triệt để

Năm 2003, khi sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh cán bộ, công chức năm 1998, Nha nước đã thực hiện việc phân định biên chế hành

chính với biên chế sự nghiệp Việc phân định này đã tao cơ sở để đổi mới cơ

chế quản lý đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan Nhà nước với cán

bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước

Hiện nay, định nghĩa về công chức được quy định tại Khoản 2 Điều 4 Luật cán bộ, công chức năm 2008 như sau:

Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào

ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt

Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà

Trang 17

phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không

phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập , trong biên chế và

hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đổi với công chức trong bộ

máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo

quy định của pháp luật (45, tr.8,9]

Phân biệt cán bộ với công chức

Theo quy định của Luật cán bộ, công chức năm 2008 thì cán bộ và công chức có những tiêu chí chung là: công dân Việt Nam; trong biên chế; hưởng lương từ ngân sách nhà nước; giữ một công vụ, nhiệm vụ thường xuyên; làm việc trong công sở; được phân định theo cấp hành chính (cán bộ ở

trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; cán bộ cấp xã; công chức ở trung ương, cấp

tỉnh, cấp huyện; công chức cấp xã) Bên cạnh đó, giữa cán bộ và công chức

được phân định rõ theo tiêu chí riêng, gắn với cơ chế hình thành

Tuy nhiên, theo quy định Luật cán bộ, công chức năm 2008 và văn bản

hướng dẫn thi hành thì tiêu chí xác định cán bộ gắn với cơ chế bầu cử, phê

chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ Những người đủ các tiêu chí chung của cán bộ, công chức mà được tuyển vào làm việc trong

các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội thông qua con

đường bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ

Trang 18

định, những ai là cán bộ trong cơ quan của Dang, tổ chức chính trị - xã hội

sẽ được các cơ quan có thẩm quyền của Đảng căn cứ Điều lệ của Đảng, của

tổ chức chính trị - xã hội quy định cụ thể Những ai là cán bộ trong cơ quan nhà nước sẽ được xác định theo quy định của Luật tổ chức Quốc hội, Luật

tổ chức Chính phủ, Luật tổ chức Toà án nhân dân, Luật tô chức Viện Kiểm

sat nhan dan, Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, Luật

Kiểm toán nhà nước và các quy định khác của pháp luật có liên quan và do Uy ban thường vụ Quốc hội quy định cụ thể

Cũng theo quy định của Luật cán bộ, công chức năm 2008 và văn bản hướng dẫn thi hành thì tiêu chí để xác định công chức gắn với cơ chế tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh Những người đủ các tiêu chí chung của cán bộ, công chức mà được tuyển vào làm việc trong các cơ quan, đơn vị của Đáng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thông qua quy chế tuyển đụng (thi tuyển, xét tuyển), bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh thì được xác định là công chức Công chức là những người được tuyển dụng lâu dài, hoạt động của họ gắn với quyền lực công (hoặc quyền hạn hành chính nhất định) được cơ quan có thẳm quyển trao cho và chịu trách nhiệm trước cơ quan, tê chức có thảm quyền về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao Việc quy định công chức trong phạm vì như vậy xuất phát từ mỗi quan hệ liên thông giữa các cơ quan của Đảng, Nhà nước và tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị Đây là

điểm đặc thù của Việt Nam, rất khác so với một số nước trên thế giới nhưng lại hoàn toàn phù hợp với điều kiện cụ thể và thể chế chính trị ở Việt Nam

Bên cạnh đó, việc quy định công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý

của các đơn vị sự nghiệp công lập là phù hợp với Hiến pháp của Việt Nam, thể hiện được trách nhiệm của Nhà nước trong việc tổ chức cung cấp các dịch

Trang 19

các vùng, lãnh thổ có mức sống chênh lệch, thực hiện mục tiêu dân chủ và

công bằng xã hội Hiện nay, khi vai trò của Nhà nước đang được nhắn mạnh trong điều kiện kinh tế thị trường, nhằm khắc phục ảnh hưởng của suy thoái

kinh tế tác động đến sự ỗn định đời sống xã hội thì việc quy định công chức

có trong bộ máy lãnh đạo, quản lý các đơn vị sự nghiệp công lập lại càng có ý nghĩa Tuy nhiên, phạm vi công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý các đơn

vị sự nghiệp công lập rộng hay hẹp còn tuỳ thuộc vào quy mô, phạm vi hoạt động của từng đơn vị sự nghiệp; vào cấp hành chính có thâm quyền thành lập và quản lý

Việc phân định cán bộ và công chức của Luật cán bộ, công chức là

căn cứ để quy định cơ chế quản lý phủ hợp với cán bộ ở trung ương, cấp

tỉnh, cấp huyện; công chức ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; cán bộ cấp XÃ,

công chức cấp xã Với những quy định mới này, pháp luật về cán bộ, công

chức đã tiếp tục quy định những van dé thé hiện tính đặc thù trong hoạt động

công vụ của cán bộ khác với hoạt động công vụ của công chức liên quan đến

các nội dung như: quyền và nghĩa vụ, bần cử, phê chuẩn, bỗ nhiệm; đào tạo,

bồi dưỡng; điều động, luân chuyển; đánh giá

1.1.1.2 Khái niệm cản bộ, công chức cấp huyện

Trong bốn cấp quản lý hành chính nhà nước, cấp huyện có vai trò đặc

biệt quan trọng trong việc chỉ đạo, hưởng dẫn trực tiếp cho các xã, thị trấn

thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà

nước ở địa phương, đặc biệt là chỉ đạo phát triển toàn diện các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh trên địa bàn Cán bộ, công chức cấp huyện là một bộ phận quan trọng của cán bộ, công chức nhà nước

Cán bộ, công chức cấp huyện là những cán bộ, công chức được qui

Trang 20

Cán bộ cấp huyện: bao gồm cán bộ trong cơ quan của Đảng Cộng sản

Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội cấp huyện Chức vụ, chức

danh cán bộ làm việc trong cơ quan nhà nước được xác định theo quy định

của Luật tổ chức Quốc hội, Luật tổ chức Chính phủ, Luật tổ chức Tòa án nhân

dân, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, Luật kiểm toán nhà nước và các quy định khác của pháp luật có liên quan

Công chức cấp huyện: bao gồm công chức trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội; Công chức trong cơ quan nhà

nước; Công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công

lập; Công chức trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không

phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; công chức trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp cấp huyện

1.1.2 Vai trò của đội ngũ cắn bộ, công chức cấp huyện 1.1.2.1 Vai trỏ chung

Cấp huyện lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở một cách toàn điện Cấp huyện

phải chịu trách nhiệm trước Nhân dân trong huyện và cấp tỉnh, thành phố về

những yếu kém, khuyết điểm trong việc tổ chức thực hiện đường lỗi, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước

Đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện là người triển khai, thực hiện cụ

thể hóa các phương hướng, chủ trương, nhiệm vụ, kế hoạch của tỉnh, thành

phố xây dựng chương trình, đề án tô chức thực hiện Chỉ đạo, phối hợp tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân tích cực thực hiện các chủ trương,

đường lỗi, Nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tạo nên

sự đồng thuận cao trong các tầng lớp nhân dân, góp phần thực hiện dân chủ

Trang 21

Nhà nước, phát huy tỉnh than yêu nước, truyền thống đại đoàn kết toàn dan - một nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam Tích cực triển khai thực hiện các Chương trình, để án của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh, thành phố, chương trình hành động thực hiện

Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc đối với những nội dung thuộc lĩnh vực

được phân công phụ trách

Trên cương vị công tác của mình, đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện

cùng với cấp ủy, lãnh đạo huyện, các phòng, ban, ngành, đoàn thể của huyện quán triệt và cụ thê hóa các Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương; Nghị

quyết, Chỉ thị, Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Tỉnh ủy, Thành ủy, Ban

Thường vụ Tỉnh ủy, Thành ủy; tập trung tổ chức, triển khai thực thực hiện có hiệu quả cơ chế, giải pháp của Chính phủ, Thành phố và huyện góp phần thực

hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng Duy trì và phát triển

kinh tế địa phương, giúp cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng được theo quy hoạch; thực hiện công tác xây dựng nông thôn mới; thực hiện các dự án trọng điểm, công tác giải phóng mặt băng; công tác quản lý trật tự đô thị, tài nguyên, môi trường; đảm bảo hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước được tăng, cường; kỷ luật, kỷ cương hành chính; tập trung cải cách hành chính; thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống tham những; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; thực hiện công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của

công dân; thực hiện tốt công tác văn hóa, thể dục thể thao, giáo dục, y tế, dân số gia đình và trẻ em; giữ vững an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, thực

hiện các nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa; thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, các phong trào hành động cách mạng và hoạt động nhân đạo từ

Trang 22

1.1.2.2 Vai tro ctia can b6, céng chitc huyén ty

Huyện ủy là cơ quan lãnh đạo của Đảng ở cấp huyện, có nhiệm vụ lãnh

đạo toàn diện các mặt công tác của Đảng bộ và cả hệ thống chính trị của huyện Trên cơ sở quán triệt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước;

cụ thể hóa Nghị quyết của Tỉnh ủy, Thành ủy và Nghị quyết Đại hội đại biểu

Đảng bộ huyện, Huyện ủy để ra các chủ trương, chiến lược lớn vẻ kinh tế - xã

hội, quốc phòng - an ninh, đối ngoại, xây dựng Đảng, xây dựng hệ thông

chính trị, công tác quần chúng để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương theo nguyên tắc tập trung dân chủ Chịu trách nhiệm trước Đảng bộ và nhân dân trong huyện về tinh hình mọi mặt của Đảng bộ Cán bộ, công chức huyện ủy trong nhiệm vụ, quyền hạn được giao chịu thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan lãnh đạo công tác của Đảng bộ và

cả hệ thống chính trị của huyện:

- Tổ chức quán triệt và cụ thể hóa các Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương; Nghị quyết, Chỉ thị, Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Tỉnh

ủy, Thành ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thành ủy; tổ chức sơ kết, tổng kết

theo chỉ đạo của Tỉnh ủy, Thành ủy

- Thực hiện quy chế làm việc của Huyện ủy, Ban Thường vụ Huyện ủy

và Thường trực Huyện ủy; Quy chế làm việc của Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy,

Chương trình làm việc và Chương trình kiểm tra, giám sát của Huyện ủy, Ban Thường vụ Huyện ủy

- Cho ý kiến về những định hướng lớn trong chiến lược và quy hoạch tông thể về phát triển kinh tế - xã hội; về những chủ trương, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp lớn và những cân đối chủ yếu trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và ngân sách nhà nước hàng năm, 5 năm của

huyện Thảo luận, đề xuất với cấp có thẩm quyền về chủ trương của các dự án

Trang 23

- Thảo luận và ban hành Nghị quyết, Kết luận về nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị 6

tháng, hàng năm

- Cho ý kiến về việc chia tách hoặc thành lập mới các đơn vị hành chính cấp xã, nâng cấp đô thị và những vấn đề liên quan đến thay đổi địa giới hành chính của huyện trước khi tiễn hành các thủ tục trình cấp có thâm quyền phê duyệt

- Thực hiện những van dé quan trong về xây dựng hệ thống chính trị và công tác cán bộ

1.1.2.3 Vai trò của cản bộ, công chức chính quyền cấp huyện

Chính quyền huyện gồm có Hội đồng nhân dân huyện và Ủy ban nhân

dân huyện Cán bộ, công chức chính quyền cấp huyện trong nhiệm vụ, quyển hạn được giao thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền huyện:

- Tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật trên địa bàn huyện - Giải quyết những vẫn để của huyện trong phạm vi được phân cấp, phân quyên theo quy định của pháp luật

- Thực hiện các nhiệm vụ do chính quyển tỉnh, thành phố trực thuộc

trung ương ủy quyền

- Thực hiện công tác kiểm tra, giám sát tổ chức và hoạt động của chính

quyền xã, thị trần

- Quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, huy động các nguôn lực xã hội xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện

1.1244 Vai trò của cản bộ, công chức các tổ chức chính trị_xã hội cấp huyện Mặt trận Tô quốc và các tô chức chính trị - xã hội là những bộ phận cầu

thành hệ thống chính trị của xã hội ta, được hình thành theo nguyên tắc tự

Trang 24

công việc nhà nước, công việc xã hội, nâng cao tính tích cực của mỗi công

dân Cán bộ Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong nhiệm

vụ, quyển hạn được giao chịu thực hiện các nhiệm vụ, quyên hạn của cơ quan lãnh đạo công tác của Đảng bộ và cả hệ thống chính trị của huyện:

a) Theo định hướng của Đảng, cán bộ Ủy ban Mặt trận TỔ quốc huyện

tiến hành nhiều hình thức và biện pháp thu hút, tổ chức nhân dân tham gia

xây dựng Nhà nước thông qua các hình thức sau:

- Tham gia tổ chức bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân góp phần

nâng cao sức mạnh của cơ quan quyển lực Nhà nước Ủy ban Mặt trận Tổ

quốc tổ chức hội nghị đại biểu các tổ chức thành viên dé hiệp thương, thỏa

thuận về cơ cấu, thành phần và phân bê số lượng người ở địa phương mình để

giới thiệu ra ứng cử đại biểu; phối hợp với Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân đân huyện thành lập các tổ phụ trách bầu cử và đại diện Ủy ban Mặt trận Tế quốc tham gia các tổ chức phụ trách bầu cử cùng cấp để bầu cử Hội đồng

nhân dân các cấp; chủ trì các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc, báo cáo giữa ứng cử viên với cử tri; thực hiện quyền giám sát quá trình bầu cử, giám sát việc giải quyết

các tình huống xảy ra trong quá trình bầu cử, đồng thời tích cực tuyên truyền

vận động nhân dân đi bỏ phiếu đầy đủ trong ngày bầu cử

- Tham gia vào hoạt động tư pháp của Nhà nước phát huy sức mạnh của

cơ quan tư pháp Trong phạm vì chức năng của minh, Mặt trận Tổ quốc huyện phối hợp với Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân, công an, thanh tra, tư pháp, các

cơ quan khác của Nhà nước để phòng ngừa, chống tội phạm và vi phạm pháp luật cũng như tuyên truyền, giáo dục pháp luật; xây dựng pháp luật

Trang 25

trong về chính trị, kinh tế, xã hội, an nỉnh, quốc phòng tại địa phương;

đồng thời, giám sát hoạt động của Ủy ban nhân dân huyện; động viên tổ chức nhân dân phát huy dân chủ tham gia xây dựng và củng cô chính quyền nhân dân; giám sát cán bộ chính quyển, cán bộ các cơ quan Nhà nước, cũng như giám sát hoạt động của chính quyển, giám sát hoạt động các cơ quan Nhà nước ở địa phương; vận động các tầng lớp nhân dân phát

huy truyền thống đoàn kết toàn dân, đấu tranh chống lại mọi hoạt động chia

rẽ, kích động của kẻ thù, hòa giải các mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân,

giữa nhân dân với chính quyền; tham gia bảo vệ chính quyền

b) Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội vận động, tổ chức nhân dân thực hiện quyền làm chủ, tham gia xây dựng chính sách, pháp luật

- Về xây dựng pháp luật, Mặt trận đã động viên các tầng lớp nhân dan

phát huy quyền làm chủ, thông qua việc tổ chức các Hội nghị nhân dân cũng

như thông qua tiếp xúc cá nhân, tổ chức nhân dân đóng góp ý kiến tham gia

sửa đổi, bổ sung Hiến pháp, các văn bản luật và các văn bản đưới luật như

Nghị định của Chính phủ, Pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện tổ chức các hội nghị các bộ chuyên trách của

Mặt trận hoặc giữa cán bộ chuyên trách của đoàn thể nhân dân và tổ chức xã hội; tổ chức các hội nghị nhân dân hoặc đại diện các gia đình từng địa bàn dân

cư; tổ chức hội nghị những người tiêu biểu trong các dân tộc, các tôn giáo dé lấy ý kiến đóng góp vào các dự thảo góp phân xây dựng pháp luật

- Về xây dựng các chính sách, kế hoạch, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc phối

hợp với Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thông qua các kỳ hợp của Hội

đồng nhân dân, phiên họp của Ủy ban nhân dân dé kién nghị, thảo luận đóng góp

ý kiến và các chính sách, kế hoạch của Nhà nước cũng như chính sách kế hoạch của chính quyền địa phương phù hợp với nguyện vọng và lợi ích chính đáng của

Trang 26

dân để nhân dân trực tiếp đóng góp ý kiến về chính sách, kế hoạch của Chính phủ cũng như chính quyền địa phương; tổ chức cho các đại biểu lắng nghe ý

kiến cử tri về các chính sách, kế hoạch của Nhà nước Qua đó, đại biểu Quốc hội

phản ánh ý kiến của nhân dân trong các kỳ họp Quốc hội trước khi Quốc hội thông qua những chính sách, kế hoạch kinh tế - xã hội của đất nước

c) Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chỉnh trị - xã hội vận động, tổ

chức nhân dân thực hiện tốt quyền làm chủ, tham gia giảm sát Nhà nước - Mặt trận và các đoàn thể phát hiện những việc làm sai trải của các cơ

quan Nhà nước như vi phạm các quyết định về quản lý, vi phạm về tự do, dân chủ của công dân để báo cáo với các cơ quan có thảm quyền xem xét, giải quyết

- Đối với các cơ quan Nhà nước cấp huyện, thủ trưởng các cấp, các

ngành có trách nhiệm tạo điều kiện cho Mặt trận Tổ quốc, Thanh tra nhân đân

giám sát việc giải quyết các khiếu nại, tổ cáo của công dân

- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp huyện chỉ đạo hướng dẫn Mặt trận Tổ

quốc cấp xã, phường, thi tran thành lập ban thanh tra nhân dân để giám sát hoạt động của chính quyền cơ sở

~- Mặt trận có chức năng giám sát việc thực hiện nghĩa vụ, quyền hạn của cán bộ công chức Nhà nước kiến nghị những việc làm sai trái của cán bộ

công chức Nhà nước tới các cơ quan có thảm quyền chịu trách nhiệm giải quyết, xử lý

- Đỗi với đại biểu dân cử, mỗi năm ít nhất một lần đại biểu phải báo cáo

trước cử tri về việc thực hiện nhiệm vụ đại biểu của mình

d) Mat tran Té quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội vận động các

tầng lớp nhân dân tham gia các phong trào quân chúng cùng Nhà nước thực

hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội

- Mit trận và các đoàn thể tuyên truyền, phổ biển nhân dân hiểu biết

Trang 27

quyền làm chủ, nghiêm chỉnh thí hành các chủ trương, chính sách, pháp luật

của Nhà nước

- Phối hợp cùng các cơ quan Nhà nước tổ chức thực hiện các chính

sách dân tộc, tôn giáo, chính sách vay vốn xóa đói giảm nghẻo, phối hợp cùng Hội đồng nhân dân địa phương triển khai, thực hiện có hiệu quả Quy chế dân chủ ở cơ sở

- Tổ chức các cuộc vận động lớn trên quy mô cả nước thu hút sự đồng tình của quần chúng nhân dân nhằm xóa bỏ những hủ tục lạc hậu, xây dựng đất nước giàu đẹp, văn minh như cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống văn hóa ở khu dân cư

- Mặt trận và các đoàn thể vận động các tầng lớp nhân dân hưởng ứng

và thực hiện các chính sách xã hội có hiệu quả

Tóm lại, đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện có vị trí, vai trò hết sức

quan trọng Do đó, cần có sự quản lý đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện, đồng thời cũng đặt ra yêu cầu về nội dung, phương thức quản lý đội ngũ cán

bộ, công chức đó như thé nao dé ho thực sự là người tiên phong, gương mẫu,

có đạo đức và năng lực quản lý, điều hành tốt

1.2 Một số vấn đề lý luận về quần lý đội ngũ cán bộ, công chức

1.2.1 Một số khái niệm cơ bản 1.2.1.1 Khái niệm quản lý

Quản lý ra đời gắn liền với hoạt động chung của nhiều người trong xã

hội như Karl Marx đã đề cập đến trong thời đại công nghiệp cơ khí: “Mọi người lao động trực tiếp trong xã hội hoặc lao động chung thực hiện trên quy

mô tương đối lớn, ở mức độ nhiều hay ít đều cần đến quản lý” {40, tr.24]

Con người thực hiện hoạt động quản lý từ rất xa xưa, nhưng khoa học

quản lý với tư cách là một khoa học độc lập thì còn rất mới mẻ Cuối thế kỷ

19, đầu thế kỹ 20, Laurence Lowell nhận xét: quản lý là sự nghiệp xưa nhất

Trang 28

Do quan lý gắn liền với quá trình kinh tế - xã hội nên trên thực tế đã nảy sinh nhiều quan điểm khác nhau về quan lý Mỗi học thuyết nghiên cứu một kiểu

tổ chức kinh tế - xã hội khác nhau, do đó có nhiều định nghĩa khác nhau về quản lý, cho đến nay chưa có định nghĩa nào được chấp nhận là đuy nhất đúng

Frederick Winslow Taylor cho rằng, quản lý là biết chính xác điều bạn muốn người khác làm và sau đó biết được rằng họ đã hồn thành cơng việc một cách tốt nhất và rẻ nhất

Henry Fayol coi quân lý là một tiễn trình gồm các khâu: lập kế hoạch -

tổ chức - lãnh đạo và kiểm tra các nỗ lực của các thành viên trong tô chức và sử dụng tất cả các nguồn lực khác của tổ chức nhằm đạt mục tiêu đã định trước

Mary Parker Follet quan niệm quản lý là nghệ thuật đạt mục tiêu thông qua con người, và hoạt động quản lý là một tiến trình mang tinh chất quan hệ

xã hội

Theo các nhà nghiên cứu Việt Nam “Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đã

dé ra” [40, tr.6]

1.2.1.2 Khái niệm quản lý đội ngũ cán bộ, công chức

Quản lý đội ngũ cán bộ, công chức là công việc vô cùng khó khăn và phức tạp Bởi quản lý đội ngũ cán bộ, công chức chính là quản lý con người mà con người ở đây là những cán bộ quản lý nhà nước

Trong công tác quản lý đội ngũ cán bộ, công chức, chủ thể quản lý có vai trò chủ động, tác động tích cực, có mục đích vào khách thẻ là cán bộ, công chức Mặt khác, khách thé của công tác quản lý đó là cán bộ, công chức lại có

vai trò chủ quan quyết định đến công tác quản lý đội ngũ cán bộ, công chức Kết quá của công tác quản lý đội ngũ cán bộ, công chức có hai yếu tố cầu thành đó là chủ thể và khách thể của quản lý cán bộ, công chức Nếu bản thân

Trang 29

đạo đức tốt, có năng lực, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ thì công tác quản

lý đội ngũ cán bộ, công chức có nhiều thuận lợi Ngược lại, cán bộ, công chức

không tự giác rèn luyện, học tập để trau đổi và nâng cao phẩm chất chính trị,

tu đưỡng và rèn luyện phẩm chất đạo đức, năng lực, phương pháp công tác và

trình độ chuyên môn, nghiệp vụ thì công tác quản lý đội ngũ cán bộ, công

chức sẽ gặp nhiều khó khăn

Công tác quản lý đội ngũ cán bộ, công chức là mối quan hệ giữa chủ

thể quản lý và khách thể quản lý, thể hiện ở việc chủ thể quản lý thường

xuyên, chủ động có các hoạt động tác động có định hướng vào khách thể

quản lý - đội ngũ cán bộ, công chức Tác động của chủ thể quản lý không diễn ra một cách tự do mà bởi nó có mục đích rõ ràng đó là xây dựng và

quản lý cho Đảng và Nhà nước đội ngũ cán bộ, công chức có đủ số lượng

và chất lượng nhằm thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước

và Nhân dân đặt ra

Như vậy, có thể hiểu quan lý đội ngũ cán bộ, công chức là những hành

vi của chủ thể quản lý sử dụng công cụ quản lý (chủ trương, chính sách, đường

lỗi, pháp luật) tác động lên đội ngũ cán bộ, công chức để điều chỉnh hành vi,

thái độ làm việc của cán bộ, công chức nhằm xây dựng đội ngõ cán bộ, công

chức có chất lượng hoàn thành nhiệm vụ Đảng và Nhân dân giao phó 1.2.1.3 Khái niệm quản lý đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện

Quản lý đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện là những hành vi của chủ thể quản lý sử dụng công cụ quản lý (chủ trương, chính sách, đường lối, pháp luật) tác động lên đội ngũ cán bộ, công chức đang công tác, làm

việc trong hệ thống chính trị ở huyện để điều chỉnh hành vi, thái độ làm

Trang 30

1.2.2 Vai trò quản lý cắn bộ, công chức cấp huyện

Việc quản lý đội ngũ cán bộ công chức xuất phát từ vai trò quan trọng của đội ngũ này: đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện là người trực tiếp thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động nhân dân trong huyện thực

hiện thăng lợi các chủ trương, đường lỗi, chính sách của Đảng, pháp luật của

Nhà nước; là cầu nỗi quan trọng trong mối quan hệ giữa Nhân dân với Đảng và chính quyền; đội ngũ cán bộ, công chức góp phần quan trọng vào việc xây

dựng, củng cỗ và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của bộ máy Đảng,

chính quyển, các đoàn thể từ huyện tới cơ sở Quản lý đội ngũ cán bộ công chức góp phần nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thắng

lợi các nhiệm vụ kinh tế, chính trị của huyện

Qua thực tiễn hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện góp phân cho cấp ủy và lãnh đạo đề ra các chủ trương, biện pháp tăng cường công

tác quản lý trên các phương diện như: công tác đánh giá, công tác quy hoạch,

dao tạo, bồi dưỡng, luân chuyển

1.3 Cầu trúc công tác quản lý đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện

1.3.1 Chủ thể, khách thể quản lý

Chủ thể quản lý đội ngũ cán bộ, công chức là những tô chức, cá nhân được đảng phân công Chủ thể của công tác quản lý cán bộ, công chức sẽ có quyền: lãnh đạo công tác cán bộ, công chức và quản lý đội ngũ cán bộ, công

chức, đi đôi với việc phát huy trách nhiệm của các tổ chức và người đứng đầu các tô chức trong hệ thống chính trị về công tác cán bộ theo đúng nguyên tắc lãnh đạo và quản lý công tác cán bộ của Đảng ta Trong lĩnh vực công tác cán

bộ, Đảng ta xác định thống nhất lãnh đạo và quản lý, nghĩa là vừa đề ra chủ trương, phương hướng, nghị quyết, vừa trực tiếp quyết định những vấn đề cán bộ Trong quá trình tiến hành công tác cán bộ, những quyết định về cán bộ được tổ chức đảng thuộc quyên, các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị

Trang 31

Chu thé quản lý đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện là tập thê cấp ủy và lãnh đạo huyện và các đơn vị được giao chức năng, nhiệm vụ quản lý, bao

gồm: Ban Thường vụ Huyện ủy, Thường trực Hội đồng nhân dân huyện,

Thường trực Ủy ban nhân dân huyện, Ban Tổ chức Huyện ủy, phòng Nội vụ huyện Chủ thể quản lý thực hiện công tác quản lý đội ngũ cán bộ công chức

cấp huyện bằng cách nghiên cứu, vận dụng các quan điểm của Đảng, Nhà

nước thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các chỉ đạo của trung ương, tỉnh,

thành phố về công tác quản lý cán bộ, công chức Trong việc quản lý đội ngũ cán bộ công chức cấp huyện, cấp ủy thuộc Đảng bộ huyện xác định phương hướng, nhiệm vụ, nội dung công tác cán bộ theo đúng chủ trương, đường lối,

quan điểm của Đáng và phạm vi quyền hạn được phân cấp

Khách thể của công tác quản lý cán bộ, công chức cấp huyện là đội ngũ

cán bộ, công chức cấp huyện Khách thể chịu tác động trực tiếp của hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý của chủ thể quản lý

1.3.2 Mục đích, nguyên tắc quan ly

1.3.2.1 Mục tiêu quản lý cán bộ, công chức cấp huyện

- Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu của cơ quan nhà nước đề thực hiện việc quản lý nhà nước tại địa phương

- Phát triển đội ngũ cán bộ, công chức thích ứng với yêu cầu của từng giai đoạn phát triển của địa phương, cải cách hành chính, cải cách chế độ công vụ, công chức và yêu cầu quản lý mọi mặt của đời sông kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương

- Tạo cơ hội dé cán bộ, công chức phát triển tài năng

Trang 32

1.3.2.2 Nguyên tắc quản lý đội ngũ cắn bộ, công chức cấp huyện

Cán bộ, công chức là một bộ phận quan trọng của nguồn nhân lực

làm trong các cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã

hội, một mặt phải tuân thủ các nguyên tắc đặc trưng trong khoa học quản lý

nguồn nhân lực Mặt khác, đây là nguồn nhân lực đặc biệt, mang những

đặc trưng riêng, do đó quản lý cán bộ, công chức phải tuân thủ một số nguyên tắc có tính đặc thù riêng Quản lý đội ngũ cán bộ công chức nói chung, quản lý đội ngũ cán bộ công chức cấp huyện nói riêng phải tuân thủ

những nguyên tắc sau:

- Dang thông nhất lãnh đạo công tác cán bộ

- Bảo đảm sự quản lý của Nhà nước, chính quyên

- Kết hợp giữa tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế

cấp huyện

- Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ trách nhiệm cá nhân va phân công, phân cấp rõ ràng

- Việc sử dụng, đánh giá, phân loại cán bộ, công chức phải dựa trên

phẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực thi hành công vụ

1.3.3 Nội dung quản lý

Đó là những nội dung nhằm xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng được nhiệm vụ trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội cấp huyện Nội dung quản lý cán bộ, công chức, viên chức đã được các văn bản của Đảng, Nhà nước quy định gồm những nội dung sau:

- Đánh giá cán bộ - Quy hoạch cán bộ

- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ

- Điều động và luân chuyển cán bộ

- Quản lý và sử dụng cán bộ

Trang 33

Cùng với việc quy định những nội dung quản lý cán bộ, công chức, pháp luật cũng quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của từng cơ quan, tổ chức trong việc quản lý đội ngũ cán bộ, công chức, việc quản lý cán bộ và quản lý công chức đã có những quy định phù hợp với đặc điểm, tính chất hoạt

động của từng nhóm

Cán bộ là những người được hình thành thông qua cơ chế bầu cử hoặc

phê chuẩn để bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo theo nhiệm kỳ trong các cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội Do đó, việc

quản lý cán bộ được thực hiện theo pháp luật (Luật tổ chức Chính phủ; Luật

tô chức Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân; Luật bầu cử, ) hoặc theo

Điều lệ của Đảng, của tổ chức chính trị - xã hội Bên cạnh đỏ là các quy định

và hướng dẫn của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Ban

Tổ chức Trung ương Đảng và các cơ quan được phân cấp quản ly

Việc quản lý công chức được quy định để bảo đảm sự thống nhất trong

xây dựng và phát triển đội ngũ công chức Trong đó, Khoản 2 Điều 67 Luật cán bộ, công chức năm 2008 đã quy định: Chính phủ thống nhất quản lý nhà

nước về công chức Điều đó có nghĩa là việc quản lý công chức trong các cơ

quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và trong bộ máy

lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập đều phải thống nhất thực hiện

theo các quy định của Luật cán bộ, công chức và các văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ ban hành Bao gồm từ công việc quản lý biên chế, tuyển

dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, điều động, biệt phái, bổ nhiệm,

miễn nhiệm, từ chức, luân chuyển đến các công việc đánh giá, khen thưởng,

kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu

1.3.4 Phương thức quản lý

Để xây dựng đội ngũ công chức và cán bộ, công chức cấp huyện trong

Trang 34

định pháp luật hiện hành đã bổ sung nhiều nội dung nhằm đổi mới phương

thức quản lý cán bộ, công chức theo chủ trương, chính sách của Đảng về công

tác cán bộ và cải cách chế độ công vụ, công chức Cu thé 1a:

1.3.4.1 VỀ quản lộ công chức

Đối với cán bộ cấp huyện, việc quản lý thực hiện theo quy định của cơ

quan có thẩm quyền của Đảng và của Hội đồng nhân dân Đối với công chức, việc quản lý nhà nước về công chức do Ủy ban nhân dân cấp huyện - nghĩa là

các quy định cụ thể về tuyển dụng, sử dụng, nâng ngạch, bổ nhiệm, từ chức,

khen thưởng, kỷ luật, tiền lương, đãi ngộ, thôi việc, nghỉ hưu đối với những

người được xác định là công chức, cho dù họ làm việc trong cơ quan của

Đảng, của Nhà nước, của tổ chức chính trị - xã hội hoặc bộ máy quản lý của đơn vị sự nghiệp, đều được thống nhất quản lý và thực hiện quản lý nhà nước

về công chức theo phân công, phân cấp

Bên cạnh đó, để nâng cao về chất lượng và hiệu quả công tác quản lý

công chức, nhà nước cũng có những quy định về vị trí việc làm và cơ cấu

công chức Đó là căn cứ và cơ sở để xác định số lượng biên chế, thực hiện

việc tuyển dụng, thi nâng ngạch, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng Bên cạnh

đó, cũng có những quy định cụ thể và rõ ràng chế độ báo cáo và quản lý hồ sơ

cán bộ, công chức dé đưa công tác này vào nền nếp, phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về công chức

1.3.4.2 Về quan lý cán bộ

Căn cứ vào đặc điểm hoạt động và thực thi công vụ, những văn bản

pháp luật hiện hành có một số nội dung về quản lý cán bộ được quy định khác

với quản lý công chức Ví dụ: về nội dung đánh giá cán bộ, bên cạnh việc

chấp hành đường lỗi của Đảng, pháp luật của Nhà nước, việc đánh giá cán bộ tập trung vào phẩm chat, năng lực, trách nhiệm và kết quả hoàn thành nhiệm

Trang 35

bồi dưỡng căn cứ vào tiêu chuẩn, chức vụ, chức danh, yêu cầu nhiệm vụ và

phù hợp với quy hoạch cán bộ Do cán bộ được lựa chọn thông qua phương

thức bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm nên các hình thức kỷ luật cũng khơng hồn tồn giống như công chức và chỉ gồm các hình thức: khiển trách, cảnh cáo,

cách chức, bãi nhiệm Việc điều động, luân chuyển cán bộ cũng có những quy định mới Theo đó, cơ quan sử dụng cán bộ phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm

vụ, quy hoạch cán bộ, cán bộ được điều động, luân chuyển trong hệ thống các

cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội

1.3.4.3 Công tác tuyển dụng và nâng ngạch công chức

- Công tác tuyển dụng: công tác tuyển dụng công chức được phân cấp cho

các cơ quan thuộc quyền quản lý, bước đầu gắn dần thấm quyền sử dụng với

thấm quyền tuyển dụng, khắc phục tình trạng người được giao quyền tuyển dụng

không được giao quyển sử dụng: người được giao sử dụng thì lại không được giao quyền tuyển dụng; qua đó nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng, lựa chọn được đúng người có đủ năng lực, tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu công việc

- Việc nâng ngạch: phải qua kỳ thi và thực hiện theo nguyên tắc cạnh tranh để lựa chọn người giỏi hơn; không hạn chế số người đăng ký,

không quy định thâm niên giữ ngạch và hệ số lương Tuy nhiên, chỉ tiêu dự thi được xác định trên cơ sở nhu cầu vị trí việc làm, cơ cầu ngạch công

chức Theo nguyên tắc cạnh tranh, cơ quan có thẩm quyền sẽ chỉ bổ nhiệm vào ngạch dự thi số người bằng đúng số vị trí còn thiếu trong số

những người đạt yêu câu, theo nguyên tắc chọn người giỏi hơn Để nâng

cao chất lượng công chức, nội dung và hình thức thi tuyển, thi nâng ngạch

được đổi mới nhằm lựa chọn đúng người có đủ năng lực, phẩm chất, kỹ

Trang 36

1.3.4.4 Công tác đào tạo, bôi dưỡng và sử dụng cán bộ, công chức Việc đảo tạo, bồi đưỡng công chức căn cứ vào tiêu chuẩn chức đanh, chức vụ lãnh đạo, quản lý; tiêu chuẩn ngạch công chức và phải phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ Cấp ủy, tổ chức và người đứng đầu cần xác định đúng vai trò và thực hiện đúng công tác bổ nhiệm, luân chuyền, biệt phái, từ

chức, miễn nhiệm cán bộ, công chức Phải xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ của tổ chức, cơ quan, đơn vị; phải căn cứ vào phẩm chất đạo đức, năng lực

và sở trường của cán bộ, công chức; đảm bảo sự ôn định, kế thừa và phát

triển của đội ngũ cán bộ, công chức, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt

động của tổ chức, cơ quan, đơn vị; đúng trình tự, thủ tục theo quy định của Đảng và Nhà nước

1.3.4.5 Công tác đánh giá cán bộ, công chức

Nghị quyết Trung ương 5 khóa X đã xác định: “Việc đánh giá, phân

loại cán bộ, công chức phải căn cứ vào kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao” [29, tr.175] Đánh giá công chức là để làm rõ phẩm chất chính trị, đạo

đức, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kết quả thực hiện nhiệm vụ

được giao Kết quả đánh giá là căn cứ để bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi đưỡng,

khen thưởng, ký luật và thực hiện chính sách đối với công chức Do đặc

điểm, phạm vi và tính chất hoạt động công vụ của công chức là khác với cán

bộ, do đó nội dung đánh gia cán bộ và công chức là có những điểm khác

nhau Nếu như cán bộ được đánh giá gắn với các nội dung như năng lực lãnh

đạo, điều hành, tổ chức thực hiện nhiệm vụ; tỉnh thần trách nhiệm trong

công tác; kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao thì đối với công chức, nội

Trang 37

chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý; năng lực lãnh đạo, quản lý; năng lực tập hợp, đồn kết cơng chức

1.3.4.6 Công tác khen thưởng và kỳ luật cán bộ, công chức

Khen thưởng là việc ghi nhận, biểu dương, tôn vinh công trạng và khuyến

khích bằng lợi ích vật chất đối với cá nhân, tập thê có thành tích trong công tác

Việc khen thưởng tạo động lực động viên, lôi cuốn cán bộ, công chức nâng cao

tỉnh thần trách nhiệm, lòng nhiệt tình, hồn thành nhiệm vụ cơng tác Việc khen

thưởng phải đảm bảo nguyên tắc kịp thời, đúng lúc, công bằng, minh bạch

Bên cạnh đó, để nâng cao trật tự, kỷ cương trong thi hành công vụ, cấp

ủy cần thực hiện nghiêm túc việc kỷ luật đối với đội ngũ cán bộ, công chức

Việc kỷ luật phải đảm bảo nguyên tắc, thủ tục, trình tự theo quy định của

Đảng và pháp luật của Nhà nước

1.3.4.7 Việc thực hiện chế độ, chính sách đỗi với cán bộ, công chức

Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, kịp thời chế độ chính sách đối với đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện, đảm bảo đúng đối tượng, nhất là các chính sách vẻ tiền lương và các khoản phụ cấp chức vụ; chính sách đối với

cán bộ luân chuyển; chính sách đối với cán bộ không tái cử cấp ủy, chưa đủ

“tuổi nghỉ hưu

Tiểu kết chương 1

Quản lý đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện là những hành vi của chủ

thé quan ly sir dung công cụ quan lý (chủ trương, chính sách, đường lỗi, pháp

luật) tác động lên đội ngũ cán bộ, công chức được qui định của Luật cán bộ, công chức đang công tác, làm việc trong toản bộ hệ thống chính trị ở huyện

để điều chỉnh hành vi, thái độ làm việc của cán bộ, công chức nhằm xây dựng

đội ngũ cán bộ, công chức có chất lượng hoàn thành nhiệm vụ chính trị, phát

Trang 38

Cán bộ, công chức là một bộ phận quan trọng của nguồn nhân lực làm

trong các cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội;

đây cũng là nguồn nhân lực đặc biệt, mang những đặc trưng riêng Trên cơ sở

nghiên cứu những vấn để lý luận về cán bộ, công chức, công tác quản lý đội

ngũ cán bộ công chức nói chung và quản lý đội ngũ cán bộ công chức cấp huyện nói riêng cho thấy công tác quản lý cán bộ, công chức phải tuân thủ một số nguyên tắc có tính đặc thù riêng và những nội dung quản lý riêng Từ cơ sở lý luận đó, chương tiếp theo, luận văn sẽ phân tích thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức và công tác quản lý đội ngũ cán bộ, công chức của huyện

Trang 39

Chương 2

QUAN LY DOI NGU CAN BO, CONG CHUC HUYEN GIA LAM, THÀNH PHÓ HÀ NỘI - THỰC TRẠNG

VA NHUNG VAN DE DAT RA

2.1 Những nhân tô tác động đến việc quản lý đội ngũ cán bộ, công

chức huyện Gia Lâm hiện nay

2.1.1 Điều kiện tự nhiên, đặc diém kinh tễ - xã hội 2.1.1.1 Điều kiện tự nhiên

Gia Lâm là huyện ngoại thành nằm ở cửa ngõ phía Đông Bắc của thành

phố Hà Nội, diện tích: 114,79 km” Phía Đông giáp tỉnh Hưng Yên: phía Tây giáp quận Long Biên và quận Hoàng Mai; phía Nam giáp huyện Thanh Trì và

tỉnh Hưng Yên; phía Bắc giáp huyện Đông Anh và tỉnh Bắc Ninh Gia Lâm có

vị trí địa lý hết sức thuận lợi trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và giao lưu thương mại Khu vực nông thôn huyện Gia Lâm là địa bàn hấp dẫn các nhà

đầu tư do có những lợi thế về về địa lý, kinh tế

Huyện Gia Lâm ngày nay gồm 20 xã, 2 thị trấn Đó là các xã: Bát

Tràng, Cổ Bi, Dương Hà, Dương Quang, Dương Xá, Đặng Xá, Đa Tốn, Đình Xuyên, Đông Dư, Kiêu Ky, Kim Lan, Kim Sơn, Lệ Chi, Ninh Hiệp, Phù Đồng, Phú Thị, Trung Màu, Yên Viên, Yên Thường, Văn Đức và 2 thị trấn:

Yên Viên, Trâu Quy

2.1.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội Và dân số và lao động

Dân số toàn huyện năm 2014 là gần 25 vạn người, tốc độ tăng bình

quân giai đoạn 2010 - 2014 là 1,25%/năm Tổng số lao động năm 2014 là

Trang 40

người Cơ cấu lao động chuyên dịch theo hướng giảm nhanh tỷ trọng lao động nông nghiệp (ty trọng lao động ngành nông nghiệp giảm từ 49,9% năm 2010 xuống còn 43,34% năm 2014), tăng tỷ trọng lao động trong lĩnh vực công

nghiệp, thương mại, dịch vụ Chất lượng lao động tương đối khá, đến năm 2014, số lao động qua dao tao chiếm 38,69% tổng nguồn lao động

Về kinh tế

Gia Lâm năm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, là địa bàn quân

sự chiến lược ở phía Đông của Thủ đô Hà Nội Trên địa bàn Huyện có nhiều

tuyến đường giao thông quan trọng đã và đang được đầu tư xây dựng: Quốc

lộ 1A; Quốc lộ 1B; Quốc lộ 3 mới Hà Nội - Thái Nguyên; Quốc lộ 5; Đường

ôtô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng; đường Hà Nội - Hưng Yên; đường 181 ; đường thủy sông Hồng, sông Đuống, ga Yên Viên và hệ thống đường sắt

ngược lên phía Bắc, Đông Bắc và xuôi cảng biến Hải Phòng Trên địa bản

Huyện có nhiều khu đô thị, khu công nghiệp và các trung tâm thương mại

được hình thành; nhiều làng nghề nổi tiếng, thu hút đông khách thập phương

trong và ngoài nước như làng gốm sứ Bát Tràng, đát vàng, may da Kiêu Ky,

chế biến thuốc bắc Ninh Giang

Giai đoạn 2010-2014, mặc dù trong điều kiện khó khăn chung nhưng, kinh tế Huyện được duy trì và phát triển, nhiều chỉ tiêu đạt mức tăng trưởng cao: năm 2011 tăng 12,62%, năm 2012 tăng 11,77%, năm 2013 tăng 9,22%, năm 2014 tăng 9,81%; thu nhập bình quân đầu người trên địa

bản từ 9.984.000 đồng/người/năm 2005 tăng lên 29.000.000/người/năm 2014; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, thu ngân sách đạt kết quả

khá; cơ sở hạ tầng được đầu tư theo quy hoạch Thực hiện tốt công tác xây

dựng nông thôn mới, tính đến hết năm 2014, có 07/20 xã trên địa bàn

Ngày đăng: 12/11/2021, 23:02

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w