1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quan niệm về lý khí của lê quý đôn qua tác phẩm vân đài loại ngữ

81 5 1
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 7,2 MB

Nội dung

Trang 1

_ HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ VIEN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

TUYỂN TRUYÈN VIEN TRIET HOC

NGUYEN THANH TUAN

QUAN NIEM VE LY KHi CUA LE QUY DON QUA TAC PHAM -

“VAN DAI LOAI NGU”

LUAN VAN THAC Si TRIET HOC Mã số chuyên ngành: 60 22 80 _

ˆ , - vàn Bước ki TEO VÉ T1 ý

OC Wie BAG CHER TUYEN ENED | Hh

Người hướng dẫn: TS Nguyễn Tài Đông

Trang 2

LOI CAM ON

Nhân luận văn hoàn thành, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS

Nguyễn Tài Đông, người đã tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình triển khai

luận văn Luận văn này là kết quả của một quá trình tìm tòi, học hỏi lâu dài;

nhân đây, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy các cô giáo đã truyền

thụ kiến thức và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong trong quá trình học tập

Người viết đã cố gắng hoàn thành luận văn của mình với khả năng có thể

Tuy nhiên, luận văn hắn còn nhiều hạn chế và thiếu sót, rất mong được chỉ giáo!

Hà Nội ngày 10 tháng 2 năm 2012

Học viên

Trang 3

Quan niệm về lý- khí của Lê Quý Đôn qua tác phẩm Vân đài loại ngữ

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

1.Tính cấp thiết của để tài sc tt HT E1 E11 2 EEEEEEeErrerrerrereee 3

2.Mục đích, nhiệm vụ nghiên CỨU G- Ă 1+3 S933 S8 SE E2 vs csz 4

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu -c¿+22©s22EeEEEECEESEEEEEErEErrrsrred 4 4.Phương pháp nghiên CỨU - + 1 1H ngu ng ng neo 5

5.Đóng góp của để tài ác ch nh SH T121 1101011151152 EExEEEEEnreerrree 5

6.Tình hình nghiÊn CỨU - - G5 SE S211 v HS g1 TH SE g1 ng ca rrz 5

7.Kết cấu của luận Văn - - Gc HH TH HH ng ng ng kg creec 9

NỘI DUNG CHÍNH |

Chuong 1: Lé Quy Dén va tac pham Van dai [0g HGÍF ««<< se 11

1.1.Lê Quý Đôn — con ngudi va su nghiép cece eeeeeseeceeceseeceeseereess 11

1.2.Giới thiệu đôi nét về “Vain ddi loại ngữ” -2:ccccccccccccei 27

Chương 2: Những vấn đề bản thể luận trong học thuyết Lý — Khí của

Lê Quý TĐôn cọ TH H0 0 0 Tư cuc g0 9 esee 40 2.1.Khái lược về học thuyết “Lý- Khí? trong lịch sử tư tưởng triết học

Trung QUOC secsssssessesssessessesseesscsssssscsucsusssessuscsuesarsessusssessessesssesseaseeaven 40 2.2 Quan niệm về “Khí” của Lê Quý Đôn Q.2 Sccee 45

2.2.1 “Khí” là cái tạo thành thé giới Thế giới thống nhất ở “khí” 45 2.2.2 Dùng “khí” để giải thích thế giới -.-cs:csccsczsczscecsecsee 48

2.3 Quan niệm về “Lý” của Lê Quý Đôn S65 se crea 52 2.4.Tìm hiểu quan hệ giữa “Lý” và “Khí”; quan hệ giữa “Lý- Khí” với một

số phạm trù tư tưởng kkhác -:-©2s+22tv2xt2EEEES2EE2EEEEEE121EEEEEEEeEEsee 54

Trang 4

Quan niệm về lý- khí của Lê Quý Đôn qua tác phẩm Vân đài loại ngữ

2.4.2 Quan hệ giữa kjí với thái cực, hình .- á Sanh re 55

2.4.3 Quan hệ giữa jý với Øâm, số -.Sc tt 2 HE ntnnrrerea 57

2.5 Bước đầu so sánh quan niệm “Lý- Khí” của Lê Quý Đôn với một số

nhà tư tưởng khác - + 5 <5 St 11T ng nhe nườc 58 2.5.1 So sánh quan niệm của Lê Quy Đôn với Chu Hi (1130- 1200) - đại diện học phai “Ly ban luận” s- csttcn ch cv na nhe, 58

2.5.2 So sánh quan niệm của Lê Quý Đôn với quan niệm của một số đại

diện học phái “Khí bản luận” (Trương Tái và Đới Chấn) 60

2.5.2.1 So sánh quan niệm của Lê Quy Đôn với quan niệm của

Trương Tái HH HH TH TH ng HH HH nen 60

2.5.2.2 So sánh quan niệm của Lê Quý Đôn với quan niệm của Đới

1 M1 61

2.5.3 So sánh quan niệm của Lê Quý Đôn với Bùi Dương Lịch (1757-

1827)- nhà nho Việt Nam - ¿+ 2 SE ESEEESEEEEEceSeEcecerersecee 63

Trang 5

Quan niệm về lý- khí của Lê Quý Đôn qua tác phám Vân đài loại ngữ

MỞ ĐẦU

1.Tính cấp thiết của đề tài

Lê Quý Đôn là một nhà bác học kiệt xuất trong lịch sử dân tộc Ông đã để lại nhiều trước tác có giá trị đặc biệt về nhiều phương diện Theo

những tài liệu chúng tôi khảo sát được, có ít nhất bốn Luận án Tiến sĩ nghiên

cứu về những vấn đẻ liên quan đến Lê Quý Đôn đã được bảo vệ thành cơng Về Văn hố học thì có Lê Quý Đôn với sự phát triển của nên thư tịch Việt Nam của Phạm Hồng Toàn, về Ngữ văn thì có Nghiên cứu văn bản Toàn Việt thi lục của Lê Quý Đôn của Hà Văn Minh, đặc biệt có hai bản Luận án

Tiến sĩ đã được tác giả chỉnh sửa và xuất bản thành sách là Lê Quý Đôn trên

tiễn trình ý thức văn học dân tộc của Định Thị Minh Hằng thuộc ngành Ngữ

văn học, và Phương pháp làm sử của Lê Quý Đôn của Đinh Công Vĩ thuộc ngành Sử học Tuy thế, những di sản đồ sộ mà ông để lại vẫn luôn là đề tài hap dan dé tiếp tục đi sâu khai thác và nghiên cứu

Trong lịch sử tư tưởng dân tộc, Lê Quý Đôn đã để lại nhiều tác phẩm

có giá trị về triết học Một trong các tác phẩm triết học quan trọng của Lê Quý Đôn là Vân đài loại ngữ Ở tác phẩm này, ông dành hắn một chương- chương đầu tiên- bàn về “lý- khí” Đây là một trong vài lần hiếm hoi các học

giả Việt trước Cách mạng tháng Tám đề cập vấn đề bản thể luận Một câu

hỏi rất cấp thiết đã được đặt ra là, quan niệm về “lý- khí” của Lê Quý Đôn

trong Van đài loại ngữ là như thễ nào? “Hiện tượng Lê Quý Đôn” bàn về

“lý- khí” như trong Vân đài loại ngữ là tất yếu hay ngẫu nhiên trong lộ trình

Trang 6

Quan niệm về lý- khí của Lê Quý Đôn qua tác phẩm Vân đài loại ngữ

Góp phần trả lời những băn khoăn trên, với mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé vào việc tìm hiểu lịch sử tư tưởng người Việt, tôi quyết định chọn đề tài “Quan niệm về - khí của Lê Quý Đôn qua tác phẩm Ván đài

loại ngữ” đề thực hiện bản Luận văn Thạc sỹ của mình 2.Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

- Mục đích: Làm rõ quan niệm về “lý- khí” của Lê Quý Đôn trong tác pham Vân đài loại ngữ

- Nhiệm vụ: Luận văn có 5 nhiệm vụ chính như sau

Nhiệm vụ thứ nhất là nêu lên được các tiền đề về kinh tế- xã hội, lịch

sử tư tưởng khi tác phẩm ra đời

Nhiệm vụ thứ hai là trình bày sơ lược về vấn đề văn bản tác phẩm Nhiệm vụ thứ ba là trình bày khái quát “Học thuyết lý khí” trong lịch

sử tư tưởng phương Đông mà cụ thê ở đây là lịch sử tư tưởng Trung Quốc

và Việt Nam

Nhiệm vụ thứ tư là trình bày các luận điểm cơ bản về “lý- khí” trong

tác phẩm Vân đài loại ngữ |

Nhiệm vụ thứ năm là bước đầu so sánh quan niệm “lý- khí” của Lê

Quý Đôn với một số học giả khác ở Việt Nam và Trung quốc

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu gồm có hai vấn đề: quan niệm Lý, Khí của Lê Quý Đôn và mối quan hệ giữa “lý” với “khí”, giữa “lý- khí? với một số phạm trù khác trong tư tưởng Lê Quý Đôn

Trang 7

©

Quan niệm về ly- khi

của Lê Quý Đôn qua tác phẩm Vân đài loại ngữ

4.Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng trong Luận văn này là phương pháp duy vật biện chứng Bên cạnh đó còn chú trọng kết hợp với một số phương pháp như lịch sử và lôgic, phân tích và tổng hợp, phương

pháp đối chiếu, so sánh, khái quát hóa, trừu tượng hóa

5.Đóng góp cửa đề tài

- Hệ thống hoá những kiến thức trong các nghiên cứu đi trước về quan

niệm “lý- khí” của Lê Quý Đôn qua tác phẩm Ván đài loại ngữ

- Tiếp tục làm rõ thêm quan niệm về “lý- khí? cũng như mối quan hệ

giữa “lý- khí” với các phạm trù bản thê luận và một số phạm trù trong lịch

sử tư tưởng phương Đông qua Vân đài loại ngữ

- Bước đầu so sánh quan niệm “lý- khí” của Lê Quy Đôn (trong Ván

đài loại ngữ) với một số học giả khác để làm rõ hơn những đóng góp của

ông trong lĩnh vực này

6 Tình hình nghiên cứu

Lê Quý Đôn là một nhà bác học vĩ đại nên đã thu hút rất nhiều sự

quan tâm chú ý của giới nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực Khi nghiên cứu chúng tôi đã gặp cả “rừng” tư liệu, tuy nhiên theo cảm quan cá nhân thì

chúng ta mới chỉ khai thác được một phần nhỏ trong hệ thống di sản đồ sộ

mà ông đã để lại Các trước tác của ông liên tục được nhiều nhà nghiên cứu

dịch chú, được xuất bản và tái bản nhiều lần Điều đó thể hiện được tầm vóc vĩ đại của một trí thức lớn trong lịch sử dân tộc Việt Nam

Về những tư liệu liên quan trực tiếp đến đề tài của luận văn, ngoài nhóm các bản dịch những tác phẩm của Lê Quý Đôn, có thể chia thành hai

Trang 8

Quan niệm về lý- khí của Lê Quý Đôn qua tác phẩm Vân đài loại ngữ

Thứ nhất là nhóm tài liệu về lịch sử- khuynh hướng tư tưởng dân tộc Việt thế ky XVIII va sự hình thành- phát triển tư tưởng của Lê Quý Đôn:

6.1 Lịch sử tư tưởng Việt Nam (PGs Nguyễn Tài Thư chủ biên 1993 NXB Khoa hoc xã hội)- Chương XX

6.2 Lê Quý Đôn trong lĩnh vực tư tưởng của dân tộc 6 TK XVIII

(Nguyễn Tài Thư 1979 Ty VH- TT Thái Bình)

6.3.Tư tưởng Lê Quý Đôn và khuynh hướng tư tưởng của thời đại ông

(Nguyễn Tài Thư 1988 Sở VH- TT Thái Bình)

6.4 Một nhân cách lịch sử và sự phản ảnh giai đoạn trưởng thành

của ý thức dân tộc thời kỳ trung đại (Đặng Thanh Lê 1988 Sở VH- TT Thái Bình)

Nhìn chung giới nghiên cứu đều thừa nhận tầm vóc trí tuệ vĩ đại của Lê Quý Đôn: “Sự nghiệp học thuật của Lê Quý Đôn thể hiện khuynh hướng

giải phóng trí tuệ con người trước hết ở đối tượng chiếm lĩnh” [2:85] Những trước tác của ông đã có đóng góp to lớn cho nền khoa học nước nhà, làm

tắm gương cho hậu bối noi theo: “một thái độ độc lập trong học thuật như

vậy có thể nói là một bước trưởng thành của tư duy dân tộc, của trí tuệ thời

đại” [2:35]

Thứ hai là nhóm các tài liệu nghiên cứu về quan điểm triết học của Lê Quý Đôn qua Vân đời loại ngữ Ở đây những vấn đề liên quan tới Luận văn

được bàn luận chỉ tiết hơn Sau đây chúng tôi sẽ lược thuật theo trình tự thời gian

Trang 9

Quan niệm về lý- khí của Lê Quý Đôn qua tác phám Vân đài loại ngữ

Giáo sư Cao Xuân Huy khẳng định: “Lê Quý Đôn giải quyết vấn đề Lý khí một cách duy vật chủ nghĩa, nhưng cuối cùng lại rơi vào chủ nghĩa hỗn hợp nguyên thủy.” [23:41]

6.6 Kỷ niệm 250 năm ngày sinh Lê Quý Đôn (Văn Tân 1979 Ty VH-

TT Thái Bình)

Nhà nghiên cứu Văn Tân thừa nhận sự ưu việt của Lê Quý Đôn khi đã

bước đầu đi theo hướng chủ nghĩa duy vật: “Lê Quý Đôn là nhà trí thức bắt

đầu tìm thấy nhân tố duy vật trong vũ trụ quan của ông” [3:19]

“Trong vũ trụ chỉ có vật chất là có thực Còn tỉnh thần phải nhờ vật chất mới biểu hiện ra được Như vậy tỉnh thần là do vật chất mà có” [3:20]

Tuy chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Chu Hy nhưng Lê Quý Đôn không hề bị lệ thuộc, vẫn có những quan điểm của riêng mình “nhưng đến một vấn đề cơ bản của triết học, thì ông tách hắn khỏi Chu Hi, mà kiến giải thế giới theo quan điểm chủ nghĩa duy vật thô sơ” [3:20] Dù vậy, tư tưởng của ông

vẫn còn khá thô sơ :“Chưa phát triển nhân tố duy vật trên thành lý luận duy vật chủ nghĩa” [3:20]

6.7 Về các phạm trù bản thể luận của Lê Quý Đôn (Hà Văn Tân 1988 Sở VH- TT Thái Bình)

Trong bản tham luận này, Giáo sư Hà Văn Tấn cho rằng Lê Quý Đôn

đã rất linh hoạt và sáng tạo khi tiếp thu tư tưởng của nhiều tư tưởng gia nỗi tiêng Trung quốc nhưng vẫn giữ được bản sắc cá nhân của mình

“Cao Xuân Huy nêu sự khác biệt giữa học thuyết “lý- khí” của Lê

Quý Đôn và Tống Nho nhưng không đề cập đến học thuyết “lý- khí” Minh-

Thanh Trong khi mệnh đề “lý ở trong khí” lại giống mệnh đề Vương Phu

Trang 10

Quan niém vé ly- khi của Lê Quý Đôn qua tác pham Vân đài loại ngữ

“Thái cực của Lê Quý Đôn đối lập với thái cực của Chu Hi Thái cực của Chu Hi là lý” [2:26]

Tóm lại, Lê Quý Đôn có những điểm giống với tư tưởng của nhiều danh nho như Trương Tải, Vương Phu Chỉ, Nhan Nguyên và Đới Chấn

nhưng đó là một tư tưởng độc lập và đầy sáng tạo

6.8 Lịch sử tư tưởng Việt Nam (PGS Nguyễn Tài Thư chủ biên 1993 NXB Khoa hoc xã hội)

Chuyên luận này đã dành hắn Chương XXI dé bàn về tư tưởng của

Lê Quý Đôn Quan điểm của PGS Nguyễn Tài Thư khá tương đồng với những nhận xét ở trên “Lập trường triết học của ông tuy mang tính chất duy vật nhưng không kiên định, có chỗ còn biểu hiện của chủ nghĩa duy tâm,

thần bí, ” [53:440] Bên cạnh đó ông còn phát hiện:“Khái niệm “lý” trong tác phẩm của Lê Quý Đôn không dùng trong trường hợp bản thể luận mà dùng trên phương diện nhận thức luận” [53:440] “Lý” không hề đối lập với

“khí” mà “ “lý” là một thuộc tính của “khí” là những quy tắc tổn tại và

phát triển của sự vật” [53:440]

6.9 Lê Quý Đôn nhà tư tưởng Việt Nam thế ký 18 (Hà Thúc Minh

(1998) NXB Giáo dục) Trong chuyên luận này, Hà Thúc Minh lại một lần nữa thừa nhận Lê Quý Đôn chịu ảnh hưởng sâu sắc của Chu Hy.[39:28]

_ 6.10 Van dé ban thé ludn trong Ván đài loại ngữ của Lê Q Đơn

Hồng Văn Thảo Tạp chí Triết học Số 4/2005

Theo quan điểm của Hoàng Văn Thảo, Lê Quý Đôn đã “đưa ra một hệ thống quan điểm triết học tự nhiên rất riêng của mình” [48] tuy vẫn có mặt

hạn chế như nhiều lúc không giữ vững được tính duy vật và yếu tố biện

Trang 11

Quan niém vé Ly- khi

của Lê Quý Đôn qua tác phẩm Vân đài loại ngữ

6.11 Vấn đề bản thể luận trong học thuyết lý khí của Lê Quý Đôn Nguyễn Tài Đông Tạp chí Triết học số 8/ 2011

TS Nguyễn Tài Đông cho rằng trong tư tưởng của Lê Quý Đôn, “lý” nằm trong “khí”, “lý” là quy luật và “khí” là khởi nguồn của vạn vật Lê Quý

Đôn đã dày công suy ngẫm để “tìm ra lời giải cho câu hỏi cái gì là tận cùng

cho tất cả, cái gì là bản nguyên của thế giới .(quan niệm về- TG) ban thé lý

khí đó đã thể hiện cụ thể trong học thuyết nhân sinh, cũng như học thuyết chính trị đạo đức.” [25]

Nhìn chung, có nhiều công trình nghiên cứu khá công phu về quan

niệm “lý - khí” của Lê Quý Đôn và đã đạt được nhiều thành quả có gia tri tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề cần tiếp tục đi sâu nghiên cứu Chúng tôi

thực hiện bản luận văn này với mong muốn có thể đóng góp một phần sức

lực nhỏ bé, giúp hiểu sâu thêm về vấn đề này 7.Kết cấu của luận văn

Luận văn bao gồm ba phần:

- Mỡ đầu

- Nội dung chính: gồm có hai chương

+Chương 1: Lê Quý Đôn và tác phẩm Vân đài loại ngữ

1.1 Lê Quý Đôn- con người và sự nghiệp

1⁄2 Giới thiệu đôi nét về Vân đài loại ngữ

+Chuong 2: Những vấn đề bản thế luận trong học thuyết Lý- khí

của Lê Quý Đôn

2.1.Khái lược về học thuyết “Lý- Khí” trong lịch sử tư tưởng triết học

Trang 12

Quan niệm về Ly- khí

của Lê Quý Đôn qua tác phẩm Ván đài loại ngữ

2.2 Quan niệm về “Khí” của Lê Quý Đôn

2.3 Quan niệm về “Lý” của Lê Quý Đôn

2.4.Tìm hiểu quan hệ giữa “Lý” và “Khí”; quan hệ giữa “Lý- Khí” với

một số phạm trù tư tưởng khác

2.5.Bước đầu so sánh quan niệm “Lý- Khí” của Lê Quy Đôn với một số nhà tư tưởng khác

Trang 13

Quan niệm về lý- khí của Lê Quý Đôn qua tác phám Ván đài loại ngữ

Chương Í

Lê Quý Đôn và tác phẩm Vân đài loại ngữ

1.1 Lê Quý Đôn - con người và sự nghiệp:

Lê Quý Đôn tên thật là Lê Danh Phương, tên tự là Doãn Hậu tên hiệu là Quế Đường Ông sinh ngày 5 tháng 7 năm Bính Ngọ, niên hiệu Bảo Thái

7 (1726) và mất ngày 14 tháng 4 năm Giáp Thìn niên hiệu Cảnh Hưng thứ

45 (1784), hưởng thọ 58 tuổi

Quê ông ở làng Diên Ha, tran Son Nam Hạ, nay là huyện Hưng Hà, _

tỉnh Thái Bình Đây là miền quê có phong tục chất phác, thuần hậu với truyền thống hiếu học lâu đời Vị trí địa lý ở giữa vùng sông nước, có không gian thơ mộng, thoáng đãng, bình yên Nơi đây không bị ràng buộc bởi những lũy tre làng khép kín mà lại còn là nơi giao thương tấp nập Dòng sông Hồng kề bên là đầu mối giao thông rất quan trọng thời bầy giờ, ngược Bắc thì qua Phố hiến rồi lên kinh kì Thăng Long, xuôi Nam thì ra biển rồi

vào Thanh Nghệ, hoặc ra cửa Vân Đồn, Hải Ninh, sang Trung Hoa

Ong sinh ra trong một gia đình trâm anh thế phiệt, có truyền thống

khoa bảng nức tiếng thời bấy giờ Cha là Lê Phú Thứ (1691-1871), sau đối

tên là Lê Trọng Thứ, hiệu là Trúc Am, quê làng Diên Hà, huyện Diên Hà, trấn Sơn Nam Lê Phú Thứ đỗ tiến sĩ khoa Giáp Thìn 1724, làm quan tới

chức Giám sát Ngự sử, Hình bộ Thượng thư, sau về trí sĩ lại được mời ra

làm quan tới ngoài 80 tuổi, được phong tước hầu Mẹ ông cũng có xuất thân danh giá không kém, bà tên là Trương Thị Ích, con gái của Hoàng Phái hầu

Trương Minh Lượng (1636-?), người xã Nguyên Xá, huyện Duy Tiên, trấn

Sơn Nam, đỗ Tiến sĩ năm Canh Thìn, đời Lê Dụ Tông, niên hiệu Chính Hòa

Trang 14

Quan niém vé ly- khi của Lê Quỷ Đôn qua tac phẩm Vân đài loại ngữ

Được sinh ra và trưởng thành trong một môi trường đậm mùi thư

hương như vậy nên không có gì đáng ngạc nhiên khi Lê Quý Đôn trở thành một học giả trác việt Từ bé ông đã nổi tiếng là thần đồng, làu thông kinh sử Những bộ sách uyên áo khó nhẵn mà sĩ tử xưa phải mắt hàng chục năm đèn

sách như Tứ thư, Ngũ kinh, Sử, Truyện, Bách gia chư tử thì mới 14 tuổi cậu bé Lê Quý Đôn đã học cả [23:7] Tuy nhiên nếu chỉ có thế thì có lẽ Lê Quý

Đôn đã không có sự nghiệp trước tác lừng lẫy như ngày nay Không thể không nói chế độ khoa cử, lối học kinh viện đã gây ra một hệ quả tai hại còn kéo dài cho tới tận ngày nay — đó là lỗi học vẹt sáo mòn, trống rỗng Lê Quý

Đôn chăm chỉ, hiếu học và cũng rất thông minh, sáng tạo, muốn phá vỡ hết

mọi khuôn khổ thông thường |

Nhiều giai thoại về cậu bé Lê Quý Đôn đã chứng minh điều đó Từ

chuyện cậu bé cởi truồng giang tay đố chữ “thái” hay câu đối “tam xuyên”,

“tứ mục” đều thé hiện một tính cách lém linh, tinh ranh Tuy nhiên đến bài

thơ “rắn đầu rắn cổ” thì mới thực sự thú vị:

“Chang phai Jiu diu van giống nhà! Rắn đầu biếng học quyết không tha

Then đèn bổ /ửa đau lòng mẹ, Nay thét, mai gdm rat cé cha

Ráo mép chỉ quen tuồng lếu láo, Lan lung chang khdi vết roi da

Từ nay 7ráu„ Lỗ xin siêng học,

Kẻo hổ mang danh tiếng thế gia!”

8 câu thơ tuân thủ đủ mọi niêm luật nghiêm khắc của Đường thi, mỗi câu lại có tên một loài rắn Đặc biệt câu thứ 7 càng tuyệt bút Đất Trâu là

Trang 15

Quan niệm về lý- khí của Lê Quý Đón qua tác phẩm Vân đài loại ngữ

nếu không là thẹn với gia phong Đã lộ rõ tính nết của một “con ngựa hay

trái chứng”, không chỉ chăm học mà còn là một chú bé hiếu dong, tinh nghịch với óc quan sát thực tế sắc sảo

Năm 1739, cậu bé Lê Quý Đôn lên kinh học hành Năm 1743 đễ Giải

nguyên Cũng trong năm này, ông đối tên thành Lê Quý Đôn để tránh trùng tên với thủ lĩnh nghĩa quân Nguyễn Danh Phương Năm 1752, ông đỗ đầu thi Hội và thi Đình (Bảng nhãn) Từ đây đường quan lộ của ông bắt đầu

Lê Quý Đôn đã từng giữ rất nhiều chức vụ [54:15]:

Hàn lâm viện Thị thư (1752)

Hàn lâm viện Thừa chỉ sung Toản tu Quốc sử quán (1754)

Thanh tra ở trấn Sơn Nam, Tri bình phiên phủ chúa, Hiệp đồng quân

sự ở Sơn Tây, Tuyên Quang, Hưng Hóa (1756)

Hàn lâm viện Thị giảng (1757)

Phó sứ của sứ bộ Đại Việt đi sứ nhà Thanh, Trung Quốc (1760-1762) Hàn lâm viện Thừa chỉ, Học sĩ Bí thư các (1762)

Đốc đồng xứ Kinh Bắc (1764)

Tham chính xứ Hải Dương (1765)

Thị thư Bí thư các, kiêm Tư nghiệp Quốc tử giám (1767-1769)

Tán lý quân vụ, Công bộ Hữu thị lang, Thị phó Đô ngự sử (1770-

1772)

Bồi tụng (1773)

Cùng được trao quyền giữ Thăng Long khi chúa Trịnh công cán phía

Nam (1774)

Lại bộ tả thị lang, Quốc sử quán Tổng tài, Hành Đô ngự sử (1775)

Hiệp trấn Tham tán quân cơ Thuận Hóa (1776)

Nhập nội Bồi tụng, Hộ bộ Tả thị lang, Hành Đô ngự sử kiêm Tế tửu

Trang 16

Quan niém vé ly- khí của Lé Quy Dén qua tac pham Van đài loại ngữ

Hữu hiệu điểm, Hành Tham tụng (1778) Quốc sử quán Tổng tài lần 2 (1781) Hiệp trần Nghệ An (1783)

Công bộ Thượng thư (1784)

Qua đây chúng ta thấy ông đã 19 lần thay đổi vị trí làm việc với rất

nhiều lĩnh vực: văn, võ, kinh tế, chính trị, ngoại giao, giáo dục Điều đó

thê hiện ông là người cực kỳ năng động, có thể giải quyết được những vấn đề phức tạp trên nhiều lãnh vực Triều đình cũng đã nhận rõ được điều đó, và sử dụng tài năng của ông để giải quyết các vấn đề khó khăn Không chỉ làm quan văn dâng nhiều kế sách tài tình giúp việc trị nước, có lần ông còn làm võ tướng đánh giặc Năm 1769, Lê Quý Đôn đại phá quân do bộ tướng

của Lê Duy Mật là Lê Đình Bản Năm 1731, Lê Quý Đôn lại dẫn quân càn

quét, Lê Duy Mật tự tử, Lê Đình Bản đầu hàng [23:13] Xét về một phương

diện nào đó, ông có thể nói là văn võ song toàn

Trong cuộc đời làm quan của mình, Lê Quý Đôn luôn hết lòng cống hiến cho nước nhà, liên tục học hỏi để thích nghi với mọi nhiệm vụ được

giao Khi đi sử nhà Thanh, bằng tài học của mình ông đã khiến cho các nho

thần Trung Quốc phải ngã mũ kính phục, làm vẻ vang cho đất nước Bọn

quan lại Trung Quốc vốn ỷ thế Thiên triều, khinh rẻ gọi đoàn sứ bộ nước ta

là “di quan, di mục” đã bị Lê Quý Đôn dùng lời lẽ sắc sao dé biện giải, cuối

cùng chấp nhận gọi là “An Nam cống sứ” Tuy đã có lúc làm to dến chức

Bồi tụng (Phó Tế tướng), Hành Tham tụng (Quyền Tế tướng) trong phủ chúa Trịnh, nhưng nói chung đường quan lộc của ông không bằng phẳng

Năm 1765, do bất đắc chí, ông từ quan về quê Giữa tuổi 30 đang hừng hực đầy hoài bão, gặp phải sự đồ ky, đèm pha của các quan trong triều, ông đành phải gác giắc mộng công danh Được hai năm, năm 1767, ông lại

Trang 17

Quan niệm về lý- khí của Lê Quý Đôn qua tác phẩm Vân đời loại ngữ

lận khi thi cử Tuy thế, vì Lê Quý Đôn là bậc trọng thần nên chúa miễn tỘI Qua đây ta phần nào có thể thấy được tầm quan trọng của ông trong triều

đình

Khi làm quan, ông đã nhiều lần bị dâng sớ vạch tội Có nhiều sách còn chép việc ông tham ô nhũng lạm, cấu kết với hoạn quan, hay vụ gian lận cho con trai khi thi cử nhưng do nguồn tư liệu phức tạp nên chúng ta phải hết sức thận trọng khi đánh giá về nhân cách của ông Đó phải chăng là do cây cao đón gió lớn, vì tài năng và quyền chức của mình mà ông bị người đời

ghen ghét, hay đó là dụng ý của Tự Đức [23;17] ? Đây là một vấn đề phức tạp cần đi sâu tìm hiểu, ở đây chúng tôi tạm không bàn thêm

Tuy quan trường không thuận, nhưng sự nghiệp trước tác của ông lại

rất đồ sộ Một vị đại thần ngày đêm bận rộn như ông mà vẫn để dành được

thời gian để viết nhiều sách như vậy quả là một chuyện hiếm có, khiến người ta ngưỡng mộ không thôi:”Lê Quế Đường, huyện Duyên hà, không sách gì không đọc, không sự vật gì không suy xét đến cùng, ngày thường ngẫm nghĩ được điều gì đều viết ngay thành sách, sách chứa đầy bàn, đầy tủ, kế ra khôn

xiét” [23:43]

Hệ thống các tác phẩm mà Lê Quý Đôn để lại rất đồ sộ Việc xác định chính xác các trước tác của Lê Quý Đôn là một vấn đề rất phức tạp Chúng

tôi xin điểm qua vài ý kiến chính

Trong Lịch triều hiến chương loại chí, Phan Huy Chú giới thiệu 16 tác

phẩm của Lê Qúy Đôn bao gồm: Âm chất văn chú

Danh thần lục

Dịch kinh phu thuyết

Trang 18

Quan niệm về lý- khí

của Lê Quỷ Đôn qua tác phẩm Vân đài loại ngữ

Lê triều thông sử

Liên châu thi tập Phủ biên tạp lục Qué Đường thi tập Qué Đường văn tập

Quân thư khảo biện Quốc triều tục biên Toàn Việt thi tập

Thự kinh diễn nghĩa

Trí sĩ trưởng văn tập Vân đài loại ngữ

Sách Lược truyện các tác gia Việt Nam thống kê các tác phẩm của ông theo các thể loại [27:304]: Sử học: 5 tác phẩm Lê triều thông sử Quốc sử tục biên Bắc sứ thông lục Tục ứng đáp bang giao tập Tây chỉnh toàn tập T hơ văn: 7 tác phẩm Quê Đường thi tập

Quế Đường văn tập

Quá Đường di tập

Toàn Việt thi lục Hoàng Việt văn hải

Liên châu thi tập

Trang 19

Quan niém vé ly- khí của Lê Quý Đôn qua tác phám Ván đài loại ngữ

Chú giải kinh điển: 6 tác phẩm

Thự kinh diễn nghĩa Dịch kinh phu thuyết

Liên Sơn Quy Tàng nhị dịch truyện Thi thuyết LỄ thuyết Xuân thu lược luận Triết học: 15 tác phẩm Quân thư khảo biện Thánh mô hiền phạm Âm chất văn chú Thiên văn thư

Địa lý tỉnh ngôn thư

Tôn tâm luc

Hoang triéu tri giám cương mục Địa học tỉnh ngôn Thai at gian di luc Thdi at quai vận Lục nhám hội thong Lục nhâm tuyển túy Hoàng giáo lục

Kim cương kinh chủ giải

Trang 20

Quan niệm về lý- khí của Lê Quý Đôn qua tác phẩm Vân đài loại ngữ

Tạp lục: 6 tác phẩm

Dán chính thư

Tăng bồ chính yếu đại toàn Sự luật toan yếu

Vũ bị tâm lược Kim kính lục

Hoạt nhán tâm thư

Đây là một vấn đề rất phức tạp thuộc chuyên môn của ngành văn bản học, chúng tôi xin tạm theo ý kiến của hai chuyên gia đầu ngành là Giáo sư

Trần Văn Giáp và Giáo sư Cao Xuân Huy Có thể chia hệ thống trước tác

của Lê Quý Đôn thành 5 loại chính như sau: Sử: Bắc sử thông lục Đại Việt thông sử Phủ biên tạp lục Kiến văn tiểu luc Tho van:

Sáng tác: Quế Đường thi tập, Quế Đường văn tập

Biên tập: Toàn Việt thi lục, Hoàng Việt văn hải

Trang 21

Quan niệm về lý- khí của Lê Quý Đôn qua tác phẩm Vân đời loại ngữ

Ton nghi: Qué Đường văn tập, Dịch kinh phu thuyết

Không ai có thể phủ nhận hệ thống trước tác của Lê Quý Đôn là cực

kì đồ sộ Nhà Nho xưa có tam lập: 'tối thượng lập đức, kỳ thứ lập công, kỳ

hạ lập ngôn' (cao nhất là việc lập đức, kế tiếp là việc lập công, sau đó là lập

ngôn) Trong một nền chính trị nội Pháp ngoại Nho như nước ta thời bấy giờ, việc lập đức để cảm hóa mọi người xung quanh là quan trọng nhất,

thiêng liêng nhất Thứ nữa là việc lập nên sự nghiệp huy hoàng phò vua giúp nước, thứ ba là lập ngôn nhằm răn dạy mọi người “Văn đĩ tải đạo” — văn là để chở đạo thánh hiền, không phải ai cũng có thể làm được Nếu không nỗ luc phan dau không ngừng nghỉ, không có đủ tài năng, ý chí thì không thể viết được Những thứ không có giá trị sẽ bị lịch sử đào thải, chỉ những viên ngọc quý mới có thể còn mãi với thời gian Theo sách Các nhà khoa bảng

Việt Nam, trong 10 thế kỉ Việt Nam có 2898 người đỗ đại khoa nhưng số

người có tác phẩm thì lại rất khiêm tốn Sách Lược truyện các tác gia Việt Nam do nhóm Trần Văn Giáp biên soạn thống kê các tác gia Hán Nôm chỉ có 735 người, trong đó có cả tác gia chưa được thống kê trong sách Các nhè

khoa bảng Việt Nam Như thế mới khoảng 20% những người đỗ đạt có thể

viết sách để phổ biến tư tưởng của mình Nhưng riêng Lê Quý Đôn lại làm

được, và làm rất xuất sắc |

Lược truyện các tác gia Việt Nam thông kê số lượng tác gia, tác phẩm

qua các thời đại -

-Thời Lý Trần có 77 tác gia, Hồ Tông Thốc có số tác phẩm nhiều nhất

với 6 tác phẩm

-Thời kì Hồ - Lê sơ có 99 tác giả, người có nhiều tác phẩm nhất là Nguyễn Trãi có 7 tác phẩm và Lê Thánh Tơng với § tác phẩm

Trang 22

Quan niệm về ly- khí của Lê Quý Đôn qua tác phám Vân đài loại ngữ

-Thời Lê mạt có 87 tác gia, 6 tác gia có nhiều tác phẩm là Vũ Huy Dinh 11 tác phẩm, Ngô Thì Sĩ 7 tác phẩm, Trịnh Sâm 6 tác phẩm, Lê Hữu

Trác 6 tác phẩm, Trần Danh Án 6 tác phẩm, riêng Lê Quý Đôn 49 tác phẩm -Thời Tây Sơn có 8 tác gia, Ngô Thì Nhậm 19 tác phẩm

-Thời Nguyễn có 355 tác gia nhưng chỉ 27 người cỏ từ 7 tác phẩm trở

lên Nhiều nhất là Phạm Đình Hồổ, Đặng Xuân Bảng, Nguyễn Miên Thẩm

với 18 tác phẩm

Cũng theo sách trên phần lớn các tác giả đều chủ yếu viết về một lĩnh

vực cụ thê và phần lớn là lịch sử, văn thơ Riêng Lê Quý Đôn có số thư tịch

nhiều nhất, phong phú nhất, đa dạng nhất Về nội dung, tác phẩm bảo quát

nhiều lĩnh vực: văn, sử, triết, ngôn ngữ, thiên văn, địa lý, giáo dục, thư mục,

kinh tế, chính trị, ngoại giao, nghệ thuật, bói toán, phong thủy tất cả các

lĩnh vực khoa học mà hồi thế ki XVI người dân VN biết tới Về hình thức

| thi kha da dạng: có sáng tác, biên tập chú giải, bút ký đọc sách, khảo sát thực

địa, ghi chép tổng hợp, thơ văn, biện luận, dịch, diễn ca, văn tế, các lối văn thường dùng trong thi cử thời đó như văn sách, văn chính luận, các loại tựa

bạt, kí sự, câu đối Đa dang, phong phú là vậy nhưng các tác phẩm đều nghiêm túc, cân trọng, đưa ra các thông tin đáng tin cậy với kết cấu chặt chẽ, hoàn chỉnh Tác phẩm thường có bài tựa nói rõ mục đích soạn sách, phương

pháp biên soạn, có khi có mục lục chỉ tiết và cuối cùng là tên hiệu, nơi viết, ngày, tháng năm đầy đủ, rõ ràng Điều này chứng tỏ đây là một cây bút lão luyện, có trách nhiệm

Để lý giải điều này, chúng ta cần phải xem xét tình hình kinh tế chính trị xã hội đương thời Chế độ phong kiến lúc bấy giờ đã tiến vào tình trạng mạt kỳ Năm 1527, họ Mạc cướp ngôi nhà Lê dẫn đến sự phản đối của nhiều

Trang 23

Quan niém vé ly- khí của Lê Quý Đôn qua tác phẩm Vân đài loại ngữ

bị giết Tiếp đó, một cựu thần khác là Lê Công Uyên mộ quân nổi dậy ở

Thanh Hóa kế tục sự nghiệp của Lê Ý Đầu năm 1532, An Thành hầu

Nguyễn Kim dựa vào sự giúp đỡ của vua Ai Lao, mộ quân luyện tập và tôn một người con trai của Chiêu Tông tên Ninh lên làm vua Cùng thời gian này, Thái sư Hưng quốc công Nguyễn Kim bị hàng tướng nhà Mạc đầu độc giết chết Vua Lê bèn phong con rễ Nguyễn Kim là Trịnh Kiểm làm Thái sư Lạng quốc công, nắm giữ toàn bộ binh quyền Chiến sự kéo dài không dứt

Nhà Mạc truyền được 5 đời từ Mạc Đăng Dung đến Mạc Đăng

Doanh, Mạc Phú Hải, Mạc Phúc Nguyên và cuối cùng là Mạc Mậu Hợp

Năm 1592, Mạc Mậu Hợp bị quân Trịnh bắt được, giết chết Nhà Mạc tuy

sụp đồ nhưng dư đảng của nhà Mạc vẫn kéo lên cao Bằng đến năm 1688 mới bị dẹp yên

Lại nói sau khi Nguyễn Kim bị đánh thuốc độc chết, quyền hành rơi

vào tay người con rễ Trịnh Kiểm Để củng cố quyền lực của mình, Trịnh

Kiểm không ngần ngại ra tay loại trừ phe cánh của Nguyễn Kim Nhằm tránh họa sát thân, Nguyễn Hoàng đưa quân vào Thuận Hóa, thành lập một

chính quyền riêng, gây ra cục diện Trịnh Nguyễn phân tranh suốt hàng trăm

năm trời Ngay ở Đàng ngoài, cuộc chiến tranh quyền đoạt vị cũng diễn ra vô cùng ác liệt Chúa Trịnh đặt ra Lục phiên thay quyền Lục bộ để cai quản triều chính Thứ quái thai dị hợm “lưỡng đầu chế Lê Trịnh” ra đời khiến vua chăng ra vua, tôi chẳng ra tôi Vua Lê không có chúa Trịnh thì không thể ngồi trên ngai vàng, chúa Trịnh không có vua Lê thì không thể giương cao chiêu bài “chính thống” Hai bên căm tức gằm ghè lẫn nhau, nhiều lần làm

náo loạn kinh thành Năm 1769, Trịnh Sâm vu vạ cho Thái tử Lê Duy VI,

truất ngôi rồi giam ông vào ngục tối Cuối cùng Thái tử chết ở trong ngục Ngay cả trong họ Trịnh cũng diễn ra cuộc chiến huynh đệ tương tàn như

Trang 24

Quan niệm về lý- khí

của Lê Quý Đôn qua tác phẩm Vân đài loại ngữ

Thượng bắt chính, hạ tắc loạn Triều đình yếu kém, bọn quan lại, cường hào địa phương tha hồ những nhiễu nhân dân Bon địa chủ tha hồ lũng đoạn ruộng công và chiếm đoạt ruộng tư, ruộng đất bị bọn địa chủ thâu tóm hết cả còn người dân thì không có ruộng đất để lao động sản xuất Họ

đói kém, phải bỏ làng đi lưu tán, không còn người nộp thuế trong khi nhu cầu ăn chơi thác loạn của triều đình chỉ có tăng chứ không có giảm Triều đình đành phải đặt lệ mua quan bán chức để thu tiền, ai nộp 3 quan thì được miễn khảo hạch để vào thi Hương Vậy nên quan lại ngày càng thối nát,

nhân dân cực khổ trăm bề Nạn đói xảy ra liên tiếp, lại thêm chính sách tô

thuế hà khắc của chính quyền khiến người dân không còn đất sống Có

người đi xa “vào nghỉ hàng cơm bên đường, thấy mùi thịt rất tanh, trên mặt

nước bát canh thịt nổi sao lên như hình bán nguyệt Hỏi người hàng cơm thì

họ nói đó là thịt lợn lòi Khi ăn đến nửa chừng, thấy có con rận chết ở trên mặt bát, mới biết là thịt người, vội vàng chạy ra móc cơ thơ ra Ơi, đời xưa bảo rằng thú ăn thịt người cũng chưa đến nỗi quá tệ như thết” [30:139]

Vậy nên phong trào khởi nghĩa nông dân đã bùng lên ở khắp mọi nơi, kéo dài suốt hàng chục năm, triều đình phải rất vất vả mới dẹp yên Sau đây là bốn cuộc khởi nghĩa lớn nhất

Thứ nhất là cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Danh Phương Ông là ngưỡi

xã Tiên Sơn, huyện Yên Lạc, trần Sơn Tây Vốn là một nhà Nho căm ghét

chính quyền họ Trịnh nên ông đã tham gia khởi nghĩa của Đỗ Tế Đễ Tế mắt, ông chiếm lấy vùng Tam Đảo làm trung tâm tự xưng Thuận Thiên khải

vận đại nhân, xây dựng cung điện, đặt quan chức y như một triều đình

Nghĩa quân chiến đấu rất anh dững, nhiều lần đánh lui quân triều đình Cuộc

khởi nghĩa này kéo dài từ 1740 đến 1751 mới thất bại

Thứ hai là cuộc khởi nghĩa do Nguyễn Hữu Cầu (Quận He) cầm đầu

Trang 25

Quan niệm về lý- khí của Lê Quý Đôn qua tác phẩm Vân đài loại ngữ

thông minh, tài giỏi Do sớm bất bình với cảnh nhũng nhiễu của quan lại, nên tham gia khởi nghĩa của Nguyễn Cừ, Nguyễn Tuyển Năm 1741, Nguyễn Cừ bị bắt, Hữu Cầu tiếp tục duy trì và phát triển nghĩa quân Địa bàn cuộc nổi đậy này diễn ra ở Hải Dương, An Quảng, Kinh Bắc, Nghệ An từ 1741 đến 1751 Giới sử học coi đây là “cuộc khởi nghĩa điển hình nhất

của thế kỉ XVIII ở Đàng Ngoài.” [46:405]

Thứ ba là cuộc khởi nghĩa của Hồng Cơng Chất Năm 1739, ông tập

hợp nông dân nghèo khởi nghĩa ở Sơn Nam Hạ, Hưng Hoá Nghĩa quân có sở trường đánh du kích, triều đình tuy nhiều lần cất quân tấn công nhưng

đều thất bại Sau Công Chất mất, con trai là Hồng Cơng Toản lên thay

Năm 1769, nghĩa quân thất trận, Cơng Toản chạy thốt, từ đó về sau không

rõ tung tích Cuộc khởi nghĩa này diễn ra trong suốt 30 năm từ 1739 đến 1769

Cuộc khởi nghĩa thứ tư của Lê Duy Mật Ông là một hoàng thân triều

Lê Năm 1738, ông cùng một số triều thần định tổ chức đảo chính giành lại

chính quyền về tay nhà Lê nhưng thất bại, phải chạy trỗn vào Thanh Hóa

Ông nổi dậy ở vùng Thanh- Nghệ từ 1738 đến 1770 Năm 1770, triều đình

dùng kế nội gián, Lê Duy Mật cùng vợ con tự thiêu mà chết

Tình hình rối ren, cương thường đảo lộn, Nho giáo rơi vào khủng

hoảng trầm trọng Lúc bấy giờ, Phạm Công Thế đi theo Lê Duy Mật dây

quân rồi bị bat Bay toi trong triều mắng rằng: “Nhà ngươi là người khoa giáp, tại sao lại đi theo bọn phản nghịch?” Phạm Công Thế cười và nói:

” Danh phận không rõ đã từ lâu, thuận nghịch lẫy đâu mà phân biệt?” Điều

này khiến cho không ít sĩ phu rơi vào tình trạng bối rối

Dung lúc này, làn gió khoa học kĩ thuật Châu Âu thổi tới Thế ki XVIII, Châu Âu đã thực hiện cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất Kho

Trang 26

Quan niệm về ly- khí

của Lê Quý Đôn qua tác phẩm Vân đài loại ngữ

khắp thế giới Trên đà ảnh hưởng của chủ nghĩa tư bản phương Tây, hàng loạt giáo sĩ tiếp nối nhau sang Trung Quốc và các miền đất khác của phương

Đông Cùng với đạo Cơ đốc, họ mang cả khoa học, triết học, nghệ thuật của phương Tây vào Trung Quốc và vào phương Đông Để truyền đạo, các giáo

sĩ phương Tây dùng phương châm “lấy học thuật thu phục nhân tâm” Nhờ

đó các trí thức phương Đông đã được tiếp xúc với một kho tàng kiến thức mới mẻ

Ngoài những nước đã có quan hệ buôn bán trước đây với Đại Việt như Trung Quốc, Xiêm La, Lưu Cầu, trong những thế kỷ này ta đã có thêm

quan hệ với một số nước phương Tây Tir thé ki XVI, có nhiều thương nhân Bồ Đào Nha, Anh, Pháp ra vào buôn bán ở cả hai miền Cũng như các nước phương Đông khác hồi đó, Việt Nam là một trong những miền đất được các nhà tư bản và truyền giáo phương Tây để ý và đặt chân tới Theo dấu chân của các giáo sĩ người Pháp, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Italia, văn hóa phương

Tây nói chung và khoa học kĩ thuật phương tây nói riêng đã bước đầu du

nhập và gây không ít ngỡ ngàng trong trí thức Đại Việt lúc bấy giờ

Tình hình đó làm cho giới Nho sĩ phân hóa sâu sắc và xuất hiện một

khuynh hướng mới trong giới trí thức Đó là khuynh hướng học giả Những người này đã nhận thấy sự đỗ vỡ trong các luân lý Nho giáo, thất vọng về bộ

máy chính trị phong kiến mà tìm lối đi khác để đóng góp tâm huyết cho xã hội Ý thức dân tộc đã phát triển đến độ trưởng thành với các khuynh hướng

tư tưởng rõ nét, được thể hiện qua chính xu hướng tư tưởng của Lê Quý

Đôn

Ong ý thức sâu sắc về tâm quan trọng của một nên văn hoá mang ban

Trang 27

Quan niệm về ly- khi của Lê Quý Đôn qua tác phẩm Vân đài loại ngữ

đáng quý đã bị hao hụt Do đó nhiều người còn chưa nhận thức được đúng

đắn về nền văn hóa dân tộc, gây nên tâm lý tự ti, mặc cảm, thiếu sáng tạo gây ra ảnh hưởng xấu trong xã hội Thế cho nên ông đã suy ngẫm và cầm

bút không mệt mỏi, tích cực sưu tầm các tư liệu văn hiến dân tộc Từ các sinh hoạt vật chất và tỉnh thần của nhân dân tới tác phẩm thơ ca của các bậc

đại nho đều được ông ghi chép và hệ thống lại một cách khoa học, góp phân khăng định giá trị của nên văn hóa dân tộc

Thứ hai là khuynh hướng tiếp thu kiến thức toàn nhân loại Nền văn

minh Trung Quốc tuy phát triển từ sớm nhưng lúc này thì đã khá lạc hậu so với phương Tây Lê Quý Đôn không mắc sai lầm như vua quan triều Nguyễn sau này, vỗ ngực tự hào vì mình học đòi Nghiêu Thuấn rồi coi phương Tây như lũ man đi mọi rợ Ông đã nhanh chóng học hỏi rất nhiều tri thức mới Một bối cảnh văn hóa hết sức quan trọng hình thành nên tài năng

và thành công của Lê Quý Đôn là sự tiếp xúc trực tiếp của ông với văn hóa thế giới thông qua đọc sách vở của người Tây phương biên soạn được dịch qua chữ Hán Bên cạnh đó, Lê Quý Đôn còn được tham gia các hoạt động như đi sứ, cuộc tiếp xúc với những trí thức nước ngoài và những quan sát

thực tiên của một bộ óc sắc sảo

Thứ ba là khuynh hướng phủ nhận vai trò độc tôn của Nho giáo trong xã hội Thực tế triều đình phong kiến dùng chính sách “nội pháp ngoại nho”

để tiện bề cai trị Ân sau những sắc lệnh đậm mùi nhân nghĩa chính là một

bộ mặt gian tham xảo quyệt và độc ác Là bậc đại quan trong triều nên hắn

Lê Quý Đôn chẳng lạ lẫm gì Đó là còn chưa nói tới lúc bấy giờ Nho giáo đã

Trang 28

Quan niệm về ly- khí của Lê Quý Đôn qua tác phám Vân đài loại ngữ

quan niệm cổ hủ mà nhận ra sự bất toàn của Nho giáo và mạnh dạn đi tìm

một hướng đi mới:”Lê Quý Đôn thì đã công khai thừa nhận việc kết hợp Nho với Phật, Lão, âm dương, ngũ hành Không những thế, ông còn bênh

vực Phật, Lão, cho rằng tách Phật, Lão ra khỏi tư tưởng của con người thì

chẳng khác gì như lấy dao chém xuống nước, dao qua di thì nước lại liền ngay Ngoài ra thuyết địa lý, thuyết phong thủy cũng giữ một vị trí đáng kể

trong tư tưởng của ông ” [53:436]

Thứ tư là khuynh hướng nhận thức đi vào những vấn đề cơ bản của

thế giới quan Lịch sử tư tưởng Trung Hoa thời kỳ đó cũng đang chứng kiến

sự khủng hoảng của ý thức hệ phong kiến Lý học vốn chiếm địa vị chính

thống đời Tống đã bị công kích dữ dội Trào lưu phê phán “Lý học” từ giữa

thời Minh- Thanh đã được Vương Phu Chỉ tổng kết và sau đó được Đới Chan- người đương thời Lê Quý Đôn phát triển thêm Tắt nhiên, họ, cũng

như Lê Quý Đôn đã không tạo ra được một ý thức hệ mới nhằm cứu vãn chế

độ đã lỗi thời Tuy vậy, chúng ta không thể không ghi nhận những cố gắng vượt bậc này Lê Quý Đôn đã đi sâu tìm hiểu rất nhiều vấn đề Không bằng

lòng với những gì mình đã có, ông đã nâng cao tầm nhận thức của mình,

“đặt ra những vấn đề nhận thức mới mẻ và có sự lý giải sâu sắc về mặt triết

học đối với chúng.” [53:441]

Qua các tác phẩm có thể thấy Lê Quý Đôn là người có tư chất trác

việt, đặc biệt là một người ham hiểu biết, có phong cách học tập, làm việc nghiêm túc, khoa học nên thu nhận được nhiều kiến thức, có khả năng quan sát thực tiễn, chịu khó quan sát, ghi chép, hỏi han để thu nhận kiến thức thực

Trang 29

Quan niém về lý- khí

của Lê Quý Đôn qua tác phám Vân đài loại ngữ

trong những môi trường thuận lợi cho học tập như Diên Hà, Thăng Long, hành trình đi sứ sang Trung Quốc Vậy nên không có gì đáng ngạc nhiên khi các tác phẩm của ông đều được đánh giá rất cao Về thư tịch:”Trong tình hình tư liệu hiện nay, có thể nói Văn nghệ chí của Lê Quý Đôn và Văn tịch chí của Phan Huy Chú là hai công trình thư tịch duy nhất phản ánh và hệ thống hóa kho tàng sách vở dân tộc từ khoảng đầu thế ký XIX trở về trước Điều đáng chú ý ở đây là đứng trước một thực tế Việt Nam, quan niệm và

phương pháp phân loại, hệ thống hóa thư tịch của hai ông đã thể hiện một tỉnh thần chủ động, độc lập, sáng tạo cao” [51:66] Ở đây ta có thể thấy so

với Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú chỉ thuộc hàng hậu bối Đi xa hơn, Đinh Thị Minh Hằng khẳng định ông không chỉ là nhà lý luận văn học đầu tiên ở

Việt Nam thời trung đại: “Có thể nói nhà bác học Lê Quy Đôn là người mở đường cho môn Việt Nam học ngày nay Riêng trong lĩnh vực văn học, ngoài sáng tác thơ văn ra, có thể nói ông là nhà khoa học về văn học Và

ngay trong phạm vi này, ngoài tư cách sưu tầm và nhà nghiên cứu văn học

SỬ ra, ông còn có những đóng góp lớn lao cho ngành lý luận văn học.”

[29:164]

1.2 Giới thiệu đôi nét về “Vân đài loại ngữ”

SS mù Lớn đài loại ngữ là một tác phẩm có giá trị đặc biệt trong

hệ thống các trước tác của Lê Quý Đôn Đây là một bộ bách khoa toàn thư cực kì đồ sộ trong thời Trung đại Việt Nam, có nội dung bao quát các tri thức về rất nhiều vấn đề trong cuộc sống, đánh dấu một mốc son chói lọi trong nền khoa học Việt Nam thời phong kiến Ơng hồn thành cuốn sách

Trang 30

Quan niệm về lý- khí của Lê Quy Đón qua tác phẩm Vân đài loại ngữ

Lúc đó ông 47 tuổi, khi đang ở trên đỉnh cao sự nghiệp và đạt được độ chín về tư tưởng

Lễ đương nhiên, sách được viết bằng chữ Hán Nôm Cho đến nay

trong thư viện Viện nghiên cứu Hán Nôm còn lưu giữ § văn bán viết tay có

kí hiệu như sau:

A.141 dày 688 trang, kích cỡ 30 x 22 cm

A.1338 dày 344 trang, kích cỡ 31 x 17 cm VHv.1483 day 312 trang, kích cỡ 27 x 16 cm VHv.1807/1 — 2 dày 618 trang, kích cỡ 29 x 18 cm VHv.1809/1 — 3 day 444 trang, kích cỡ 31 x 18 cm VHv.1168/1 — 4 dày 640 trang, kích cỡ 29 x 17 em VHv.] 808/1 — 2 dày 338 trang, kích cỡ 32 x 21 cm VHv.2436/1 day 176 trang, 28 x 17 cm

Ngoài ra còn có hai văn bản chữ Hán được in trong bản dich Van dai

loại ngữ của Tạ Quang Phát và Nguyễn Khắc Thuần Tình hình văn bản là rất lộn xộn “bản thì thiếu đầu, bản thì thiếu đuôi, bản thì viết hành, bàn thì

viết thảo, không biết bản nào là chính, bản nào là đúng, thật “tam sao thất

bản, đa thư loạn mục”” [23:5] Trên nguyên tắc thì chúng tôi phải khảo cứu

Trang 31

Quan niém vé ly- khi

của Lê Quý Đôn qua tác phám Ván đài loại ngữ

“Vân”là một loại cỏ thơm, tên đầy đủ là cỏ vân hương Cỏ này có mùi thơm, lại có tác dụng xua đuổi mối mọt nên học trò ngày xưa thường gấp vào sách, vừa thơm tho vừa tránh mối mọt “Đài”chỉ một ngôi nhà lớn Ở đây chúng ta có thể hiểu “vân đài” là một kho sách lớn, được lưu trữ một

cách cần thận Dùng thuật ngữ chuyên ngành của thư mục học Trung Quốc

thì Vân đài loại ngữ được coi là một bộ loại thư Loại thư là một loại sách mà trí thức trong đó được các tác giả dày công sưu tầm, thu thập từ nhiều bộ sách khác nhau; sau đó phân chia theo nhiều môn loại khác nhau Bộ loại

thư xưa nhất mà giờ chúng ta còn biết được là bộ Hoàng lãm do Lục Bốc và

Hà Thừa Thiên chấp bút năm 220 sau Công nguyên Loại thư thường là công trình tập thể do nhiều học giả biên soạn với hàng chục môn loại khác nhau

Vân đài loại ngữ cũng là một bộ loại thư nhưng điểm đặc biệt ở đây là nó chỉ có một tác giả Lê Quý Đôn đã không bị lệ thuộc vào truyền thống biên soạn của người Trung Quôc, mà mạnh dạn chia làm 9 loại: — Lý khí ngữ có 54 điều Hình tượng ngữ có 38 điều Khu võ ngữ gồm 93 điều Điển vựng ngữ gồm 120 điều Văn nghệ ngữ có 48 điều Âm tự ngữ gồm 111 điều Thư tịch ngữ gồm 107 điều Sĩ quy ngữ gồm 76 điều co PND YM FY N Phẩm vật ngữ gồm 320 điều

Đọc xong bộ sách này, Tiến sỹ Trần Danh Lâm đã phải bàng hoàng thốt lên: " Vân đài loại ngữ chia làm chín quyền, phân loại rành mạch, nghị

Trang 32

Quan niém vé by- khi của Lê Quý Đôn qua tac phẩm Vân đài loại ngữ

cách vật, trí tri, thành ý, chính tâm, cái công tu thân, té gia, trị nước, bình

thiên hạ đều có đủ cá, có thể phát minh được nghĩa sâu xa của các bậc tiên

thánh và bắc cầu chỉ bến cho kẻ hậu học Sau Lực kinh và Luận ngữ, Mạnh

Tử, ông thật là người biết lập ngơn chăng?" [23:44]

Ơng đã xếp Ván đài loại ngữ ngang hàng với những bộ sách kinh điển

của Nho giáo như Lực kinh, Luận ngữ, Mạnh Tử Một câu hỏi được đặt ra là vì sao Tiên sỹ Trân Danh Lâm lại đề cao nó như vậy?

Trong lời tựa, Lê Quý Đôn đã tự thuật lại quy tắc biên soạn của mình như sau:”Tôi nhân đọc sách mà trộm dòm thấy người đời xưa học hỏi đều như thế cả, thường tôi thích lấy các sự tích chép trong các Truyện Ký, rồi xếp đặt lại, có chỗ theo ý mình mà luận, có chỗ cứ chép lại nguyên văn, tích lâu thành bộ sách, chia làm chín quyến, đặt tên là Loại ngữ ” Điều này thể hiện tỉnh thần học tập chăm chỉ của Lê Quý Đôn và cũng phù hợp với nội dung bách khoa toàn thư của Ván đài loại ngữ Ông đã biên soạn bộ sách này với một tinh thần khoa học thực thụ mà ngày nay chúng ta vẫn phải kính nể Trong cuốn sách này, Lê Quý Đôn đã trích dẫn tất cả 851 lượt với 505 đầu sách [50] Cần lưu ý là ở đây có những bộ có tới hàng trăm quyền Như vậy, lượng tài liệu mà ông tham khảo cực kì phong phú và đa dạng Có thể

chia chúng thành các loại như sau [50]:

- Sách thuộc kinh điển Nho giáo (giới hạn trong Tứ Thư, Ngũ Kinh và

sách chú giải, bình luận Tứ Thư, Ngũ Kinh)

- Các sách sử

Trang 33

Quan niệm về lý- khí của Lê Quý Đón qua tác phẩm Vân đài loại ngữ

- Sách văn học (văn tập, thi tập, tiêu thuyết, truyện ký )

- Sách của người Trung Quốc dịch từ sách châu Âu hoặc viết về châu aA Au - Các sách ghi chép biên khảo thuộc thể “ký”, “chí”, “tạp chí”, “tạp »” lục”

- Sách của Bách gia chư tử Sách mang nội dung tư tưởng triết học - Các sách không phân loại được

Có thể nói Vân đài loại ngữ là một công trình rất công phu và đồ sộ

Lê Quý Đôn đã tham khảo đủ mọi loại sách đương thời, trải dài trên nhiều

lĩnh vực Điều đáng chú ý là trong số sách Lê Quý Đôn trích, có một số cuốn được làm dưới thời Thanh, như sách Uyên giám loại hàm gồm hàng trăm

cuốn, soạn năm 1710, đã được Lê Quý Đôn đọc và trích dẫn Rõ ràng, Lê Quý Đôn có ý thức về việc cập nhật tư liệu Ngoài sách Trung Quốc, ông còn tích cực đọc sách Châu Âu Sách Âu châu thì có 4 cuốn, được trích II

lần Trong đó cuốn Khôn đ đỗ huyết được trích 7 lần [50] Khon due dé

thuyết là cuỗn sách viết về địa lý của Ferdinand de Verbiest Năm 1761 trong thời gian ở Yên Kinh, Lê Quý Đôn đã đọc và nhận thấy rằng quả đất có hình tròn quay chung quanh mặt trời Phải chăng ông là người Việt Nam

đầu tiên biết được điều này(?)

Tuy tham khảo nhiều sách như vậy song các kiến thức đều được hệ

thống hóa rất chặt chế theo quan điểm “cách vat tri tri” Nghĩa là phải nghiên

Trang 34

Quan niém vé by- khi của Lê Quý Đôn qua tác phẩm Vân đài loại ngữ

“Đạo vẫn tồn tại ở ngay trong sự vật, sự vật nào cũng có đạo Đạo ấy

xa đến tận trời, lan khắp mặt đất, gần thì đạo thường và công việc của người

ta, chẳng vật nào là chẳng có cái lý của nó Đã là người quân tử không thể

không biết cái đạo ấy được Học để mà tích tụ tri thức, hỏi để mà phân biệt,

ôn điều cũ mà biết điều mới, đôn hậu để trọng lễ, tự nhiên thông hiểu, cùng

cứu các lẽ, hiểu hết tính rồi đến mệnh của trời phú cho tỉnh nghĩa nhập thần rồi đem ứng dụng, đều do sự học ấy mà ra cả.” [23:45]

Đạo bao trùm khắp cả trời đất, mà không vật nào không ấn chứa Từ

thiên văn, địa lý, cỏ cây, muông thú tới luật pháp, văn chương, phong tục, ăn

uống cái gì cũng có đạo Thế nên nhà Nho suốt đời phải dụng tâm học hỏi, vậy mới xứng là bậc quân tử Quan điểm này vốn bắt nguồn từ Đại học

Đây là một quyền sách trong Tứ thư, vốn là một thiên trong sách Lể kí (là thiên thứ 42 trong 49 thiên của sách này, tương truyền là do Tăng Tử làm ra) Sách Đại học chép:

“Cổ chỉ dục minh đức ư thiên hạ giả, tiên trị kỳ quốc Dục trì kỳ quốc gia, tién té ky gia Duc té ky gia giả, tiên tu kỳ thân Dục tu kỳ thân giả, tiên

chính kỳ tâm Dục chính kỳ tâm giả, tiên thành kỳ ý Dục thành kỳ ý giả, tiên trí kỳ tri Trí tri tại cách vật Vật cách, nhỉ hậu tri chi Tri chí, nhi hậu ý thành Ý thành, nhi hậu tâm chính Tâm chính, nhi hậu thân tu Thân tu, nhi

hậu gia tề Gia tể, nhi hậu quốc trị Quốc trị, nhỉ hậu thiên hạ bình.”

“Người xưa muốn làm sáng tỏ đức sáng trong thiên hạ, trước hết phải

bình trị được nước mình Muốn bình trị được nước mình, trước hết phải sửa

Trang 35

Quan niệm về lý- khí của Lê Quỷ Đôn qua tác phẩm Vân đài loại ngữ

ngay ngắn cái tâm mình, trước hết phải làm cho ý niệm mình được chân

thành Muốn làm cho ý niệm mình được chân thành thì trước hết, phải có sự

hiểu biết; mà con đường để có được sự hiểu biết chính là nghiên cứu đến nơi đến chốn cái nguyên lí của sự vật Nghiên cứu đến tận cùng nguyên lí của sự

vật, thì mới có thể có được sự hiểu biết Có được sự hiểu biết thì ý niệm mới

chân thành; ý niệm chân thành thì cái tâm mới ngay ngắn Cái tâm ngay

ngắn thì mới tu chỉnh được bản thân mình Tu chỉnh được bản thân mình rồi

mới sửa sang nhà mình chỉnh tê tốt đẹp; sửa sang nhà mình chỉnh tê tốt đẹp mới bình trị được nước mình; bình trị được nước mình thì mới làm thiên hạ được thái bình.”

Cách vật, trí tri là hai điều mục đầu trong 8 điều mục của Đại học Đó

là căn bản của việc tu thân Từ già đến trẻ, từ vua đến tôi ai cũng phải tu thân Tu thân cho tốt rồi mới có thể khiến hco gia đình yên ấm, đất nước

giàu mạnh, thiên hạ thái bình Đó là lý tưởng của mọi nhà nho

Mang tam lòng ưu thời mẫn thế, Lê Quý Đôn đã biên soạn bộ sách này nhằm chỉ đường cho hậu bối, tỏ rõ đạo thánh hiền, nối gót các bậc đại nho như Chu Đôn Di, Trình Di, Trình Hiệu, Trương Tái, Chu Hy: ”Tôi tự

nghĩ, nói cao quá sợ viễn vông, nói thấp quá sợ nông gần, nhưng về mọi việc

đều đủ đầu mối cả, để mà giúp được phần nào trong việc khảo sát tam tài (thiên, địa, nhân) và ứng thù trăm việc Còn như nói cho được thật rộng lớn, thật tỉnh vi, để đến chỗ cách vật, trí tri thì đã có sách của các bậc danh nho

vùng Liêm, Lạc, Quan, Mân.” [23:47]

Thế cho nên Vân đài loại ngữ đề cập tới rất nhiều nội dung phong phú, có thể nói là bao quát hầu hết mọi mặt trong xã hội đương thời Sách

gồm 9 mục mà có đủ tam tài thiên địa nhân Tuy tác giả luôn khiêm tốn tự

Trang 36

Quan niệm về ]ý- khí của Lê Quý Đôn qua tác phẩm Vân đài loại ngữ

quan sát của chúng tôi, Ván đài loại ngữ vừa có những tư tưởng triết học sâu xa vừa đề cập dến những vấn đề hết sức cụ thể 9 mục trong sách như sau:

Lý khí ngữ có 54 điều, bàn về vấn đề bản thể luận Lê Quy Đôn trình bày rất kĩ càng về nguồn gốc của vũ trụ, vạn vật và con người thông qua hai

phạm trù “lý” và “khí” Bên cạnh đó, ông còn tỏ ra khá tiến bộ và cập nhật tư liệu qua việc dẫn sách Khôn đư đỗ thuyét cha phương Tây nhằm chứng minh cho luận điểm của mình

Hình tượng ngữ có 38 điều, tập trung bàn về vũ trụ học Lời tựa cho mục này viết: “tỉnh tú ở trên, núi sông ở dưới, nhân đó nhà làm lịch suy lường độ số, nhân đó nhà làm lịch suy lường độ số, nhà xem thiên văn xét

vạch ra từng phân dã của các tinh tú, những lời bàn về sự lạ ở trong mặt đất và hồ biển, cũng là ngũ hành nạp giáp đều có từng nghĩa, từng loại, đều

được thu nhặt cả lại mà suy tính, đắn đo cho đến chỗ vừa phải”[23:48] Ở

đây ông đã bàn rất kĩ về thiên văn lịch pháp, năm tháng ngày giờ tiết khi, ngũ hành của lục thập hoa giáp Kẻ hậu học chúng ta có thể tiếp thu rất nhiều tri thức đáng quý từ đây Bên cạnh đó, ông còn rất chú ý tới hiện tượng thủy triều và sử dụng Kinh Dịch, sách vở của các danh gia để khẳng

định nguyên nhân của hiện tượng thủy triều là do sự vận động của mặt trăng Khu vũ ngữ gồm 93 điều nói về vấn đề địa lý Lê Quý Đôn khẳng

định địa lý ứng với thiên văn, có vai trò cực kì quan trọng Trong việc cai

quản của triều đình phải đặc biệt quan tâm tới vẫn đề này Từ thời nhà Chu

đã chia ra các chức quan rõ ràng để quản lý từng vấn đề riêng biệt như bản đồ, phong tục, đặc sản Năm xưa, khi Hán Cao Tổ Lưu Bang đại phá quân Tần, Tiêu Hà đã cực kỳ sáng suốt, không hề tham vàng bạc châu báu trong

kho nhà tần mà trước tiên thu hết các bản đồ, số sách Điều này đã có tác dụng rất lớn trong việc gây dựng nhà Hán, thể hiện tầm nhìn vĩ đại của một

Trang 37

Quan niém vé ly- khi

của Lê Quý Đôn qua tác phẩm Vân đài loại ngữ

ngữ trong địa lý học phương Đông như cương, thiên, châu, mạch, chử, chỉ

Sau đó là một dung lượng đáng kế dành cho thuật phong thủy Ông trình bày kĩ càng về những vùng đất đã được các triều đại Trung Quốc chọn làm

kinh đô, khẳng định sự thịnh suy thành bại của một triều đình phụ thuộc khá nhiều vào phong thủy Từ điều 47 tới điều 91, ghi chép nhiều điều thú vị về

đại lý Việt Nam như các châu quận, sông núi, sản vật qua nhiều thời kỳ lịch sử

Điển vựng ngữ gồm 120 điều, nói về nghỉ lễ, Nghi lễ là do người xưa đặt ra, người sau phải gắng tuân theo Có điều lâu ngày, phong tục trở nên đồi bại nên Lê Quý Đôn phải biên chép lại kĩ càng Nội dung đề cập tới việc

cúng tế, cách ăn mặc,, chế độ lương bồng, khoa cử, quan chế, quân sự, vũ

khí |

Văn nghệ ngữ có 48 điều, đề cập đến các vấn đề rất có ý nghĩa như

nguồn gốc của văn học, nội dung và hình thức của văn học, thi pháp, và sự

tu dưỡng của nhà văn Trong tâm khảm của Lê Quý Đôn, văn chương có ý nghĩa vô cùng to lớn:”Hòa thuận ở trong, anh hoa phát ra ngoài, đặt đường kinh, đường vĩ cho trời đất, đó là đại văn chương” [23:49] Đối với ông, văn

chương không chỉ là những áng văn thơ tuyệt bút mà còn là những tờ tấu, sớ, chiếu, chế, biểu được dùng trong việc cai trị quốc thái dân an, nhân dân |

thuần hậu

Am tự ngữ gôm I1II điêu, bàn vê các vẫn đê với tính khoa học rất cao như: âm nhạc, phương ngữ và ngôn ngữ chuẩn, từ nguyên và khâu ngữ, quôc âm, văn tự, thư pháp học và in ấn

Trang 38

Quan niệm về lý- khí của Lê Quý Đôn qua tác phẩm Vân đài loại ngữ

hữu nữ nhan như ngọc” ví việc đọc sách thú vị y như ở bên cạnh mỹ nữ tuyệt trần Mạnh mẽ hơn nữa, có người còn viết:

“Vạn ban giai hạ phẩm Duy hữu độc thư cao” (Muôn nghề đều thấp kém Chỉ có đọc sách là cao quý)

Thế cho nên Lê Quý Đôn đã dành hẳn một phần dành cho sách vở Thư tịch ngữ gồm 107 điều, bàn về các sách kinh điển của Nho gia, bách gia, lịch sử Đầu tiên, ông bàn về các sách kinh điển của Nho gia nhu Chu

Lé, Hiéu kinh, Xuân Thu Tả truyện, Luận ngữ, Trung dung, Đại học, Mạnh

tir Sau d6 ban đến sách vở của các danh gia như Quản tử, Lão Tử, Âm phù kinh, Liệt Tử, Tuân Tử, Hàn Phi tử, Lã Thị Xuân Thu Sau nữa, Lê

Quý Đôn ghi chép khá nhiều về sách sử

SĨ quy ngữ gồm 76 điều dạy về phép làm quan Mục này rất thực tế, chỉ rõ cách ứng xử trên dưới, ích nước lợi nhà, để phúc cho con cháu Ở

đây, Lê Quý Đôn đã thể hiện mình là một chính trị gia lão luyện Như trẻn

đã trình bày, tình hình chính trị xã hội thời bấy giờ tương đối rối ren phức

tạp Để tồn tại được trong triều đình cần một lối ứng xử khôn khéo, mềm nắn rắn buông Nhà nho học để làm quan trên giúp vua trị nước, dưới thì cai

quản khiến dân ấm no, tuân theo khuôn phép của các bậc tiên thánh Điều 1 Sĩ quy ngữ ghi rõ:

“Kinh Thư chép rằng: "”Học sách vở của cổ nhân rồi hãy ra làm quan” Sách Luận ngữ dạy rằng: "Học cho đổi dào rồi hãy ra lam quan” Sach Td

truyện nói: "Học đã, rồi sau hãy ra làm chính sự.”

Hễ mà ghỉ nhớ được nhiều lời nói, và việc làm của người xưa, thì ứng

Trang 39

Quan niệm về lý- khí của Lê Quý Đôn qua tác pham Van đài loại ngữ

Tuy nhiên quan trường như chiến trường, không phải là nơi những tên mọt sách có thể an thân Vì vậy người làm quan trước tiên cần phải tu dưỡng bản thân, bên cạnh đó cũng nên biết minh triết bảo thân Bên trên, cần phải tuân theo mệnh vua Khi làm việc cần phải giữ đúng chức phận của mình,

không làm điều sai trái Điều 10 Sĩ quy ngữ ghi rõ:

“Sách Lễ kí chép: việc công, không nên ban tư Ở chỗ quan thì nói

việc quan, ở phủ nói việc phủ, ở kho nói việc kho, ở triều đình nói việc triều đình Như thế là cần thận, đúng lề lối, không những chỉ giữ chức vụ, không làm phiếm, mà còn khỏi lo tiết lậu, và trừ được cái tỆ gian xảo”

Lê Quý Đôn còn lẫy rất nhiều dẫn chứng trong sử sách để răn dạy kẻ sĩ, khuyên răn khá cụ thể và tỉ mi Ví dụ điều 28 khuyên kẻ sĩ phải giữ sắc mặt luôn luôn hòa nhã, ngoài thì tĩnh, trong thì động Đặc biệt phải kiêng ky

sáu chuyện, không được khoe mẽ, làm điều sai trái:

“+ Đến nhà môn sinh, hay người đỗ cùng khoa, cầu giúp cho người

nhà thi đỗ

+Nhờ nhà sư tiến cử cho mình

+ Trong khi nói chuyện, không được khoe anh chị em họ mình làm

quan fo

+ Giả làm khách

+ Thích người ta mời rượu chè, cỗ bàn + Là người vô dụng”

Phẩm vật ngữ gồm 320 điều, đề cập đến rất nhiều sự việc Ý thức rõ

về thực tế Việt Nam, Lê Quý Đôn đã có những đóng góp rất thiết thực Ông

tường thuật chỉ tiết từ những vật dụng nhỏ như cái tăm, cái khăn, cái lược

Trang 40

Quan niém vé ly- khí của Lê Quý Đôn qua tác phẩm Ván đài loại ngữ

rất phong phú như: lúa bô lộ, lúa thạch, lúa chiêm dự, lúa nếp rồng, lúa mỡ

Nhìn chung, trong Vân đời loại ngữ Lê Quý Đôn đã kết hợp tài tình

vốn trí thức uyên bác từ sách vở với thực tiễn sống động Có chỗ ông chép nguyên từ sách, có chỗ ông so sánh với tình hình thực tế, cũng có chỗ ông đã

có những phát kiến thú vị Có thể nói trong cả 9 mục ông đều có những đóng góp nhất định Đơn cử như mục Âm tự: "Như vậy, môn loại ẩm ự có thể được coi như một bộ sưu tập mà trong đó chứa đựng khá nhiều tri thức của ngữ văn học truyền thống Á Đông Nó không chỉ có ý nghĩa trong việc

nghiên cứu truyền thống ngữ văn Việt Nam mà còn có ý nghĩa trong việc nghiên cứu các truyền thống ngữ văn học trong khu vực Nếu như Vân đời loại ngữ là đỉnh cao về những tri thức khoa học Việt Nam thế ky XVIII thi môn loại Âm ?, không nghỉ ngờ gì nữa, là đỉnh cao của những tri thức về

ngữ văn học ở Việt Nam thế ki XVIII Những đóng góp của Lê Quý Đôn trong Am tr cho chung ta thấy ông là người Việt Nam đầu tiên đã coi ngôn ngữ, văn tự là đối tượng để suy nghĩ, nhận thức.” [34]

Tiểu kết

Lê Quý Đôn là một nhà bác học kiệt xuất trong lịch sử dân tộc Xuất

thân trong gia đình gia giáo, ông đã có điều kiện thuận lợi để phát triển tài

năng của mình Những thành tựu của ông có thể coi như là đỉnh cao chói lọi

trong nhiều lĩnh vực Về chính trị, ông là bậc trọng thần rường cột nước nhà

Về văn học, ông là một tác gia lớn với văn phong uyên bác, tao nhã Về khoa học, ông có tác phong làm việc nghiêm túc với những công trình đồ sộ

Ngày đăng: 12/11/2021, 22:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN