Pop SSR Pd tu wie) ĐẠI
Gir Lele eof
HỌC-VIỆN-CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUOC GIA HO CHi MINH
Trang 2CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐÈ CHUNG VE QUAN LÝ NHÀ NƯỚC
DOI VOI HOAT ĐỘNG XUẤT BẢN
1.1 Khái niệm, nguyên tắc quản ly nhà nước về xuất bản . - 3 1.2 Mục tiêu và vai trò của quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản 9` 1.3 Nội dung quản lý nhà nước về xuất bản -. -c:cccscccsrserreerrreel 17
CHUONG 2: HE THONG TO CHUC VA QUAN LÝ NHÀ NƯỚC
DOI VOI HOAT DONG XUAT BAN
Ae oe
1 8 — ÔỎ 32
2.3 Tổ chức và hoạt động của ngành xuất bản - ¿©5cccserrerirerrrre 38 2.4 Hệ thống tô chức quản lý nhà nước về xuất bản «cà seeiereeee 45
CHƯƠNG 3: CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VẺ XUẤT BẢN
3.1 Sự ra đời Luật Xuất bản :- s2 rrrHgrrrerrrrrrririee 53 3.2 Những nội dung chủ yếu của Luật Xuất bản năm 2004 . 57
CHƯƠNG 4: HỆ THÓNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM
VE QUYEN TÁC GIÁ
4.1 Một số vấn đề chung liên quan đến quyền tác giả -ree 75
4.2 Hệ thống pháp luật về quyên tác giả tại Việt Nam Street 81
CHƯƠNG 5: CÁC CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢN
5.1 Các chính sách chủ yếu -. -: - + -5++c+s++cezeetxerrered Ha 88
5.2 Những văn bản chỉ đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước đối với
ngành xuất bản: - 52- 2222x212 27.2 tri 96
Trang 3MỞ ĐẦU 1 Tên học phần : QUAN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XUẤT BẢN 2 Mã số môn học : 52 - 32-04 - 01 3 Phân loại môn học : Chuyên ngành Biên tập xuất bản 4 Số đơn vị học trình :3 trình - 45 tiết 5, Mục đích môn học
Trang bị cho sinh viên những kiến thức về hệ thống tổ chức ngành xuất bản, bộ máy quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản; những quy định pháp
luật trong quản lý nhà nước về xuất bản cũng như những chính sách vĩ mô của nhà nước điều tiết hoạt động xuất bản nước ta hiện nay
6 Yêu cầu:
- Về tri thức: Phải nắm được những vấn đề chung trong quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản; Hệ thống tổ chức ngành và thẩm quyền của các cập
quản lý xuất bản; Luật Xuất bản và Luật Sở hữu trí tuệ chi phối hoạt động xuất bản; Các chính sách của Nhà nước đối với hoạt động xuất bản
- Về kỹ năng: Hiểu và nắm được những quy định của Luật điều tiết hoạt động xuất bản; biết cách xử lý các tình huống trong quản lý nhà nước về xuất bản cũng như nhiệm vụ và trách nhiệm của người biên tập trong tương lai
- Về thái độ: Nghiêm túc, cầu tiến, yêu nghề tương lai sau khi ra trường
7 Phân bố thời gian: Học phần gồm 45 tiết, 3 đơn vị học trình: - Phần lý thuyết : 20 tiết - Phần thực hành : 10 tiết - Thảo luận và làm bài tập : 10 tiết - Xémina : 05 tiết 8 Giảng viên tham gia giảng dạy môn học
TT Họ tên Cơ quan Chuyên ngành 1 Nguyễn Lan Phương | Khoa Xuất bản, Học viện | Quản lý xuất bản
| BC& TT
2 Cục Xuất bản và Cục Bản | Quản lý xuất bản quyền
Trang 49 Điều kiện tiên quyết
- Dự đầy đủ các buổi giảng, thực hành và xêmina trên lớp
- Làm bài kiểm tra trình đầy đủ, điểm tiểu luận đạt từ 5 điểm trở lên
10 Nội dung môn học: Gồm 5 bài, thời gian lên lớp 45 tiết (3 đ/v HT)
Nội dung chỉ tiết: Trong đó
TT Nội dung Sô tiêt Lý Thảo luận, Tiêu luận, thuyêt bài tập kiêm tra Bài 1 Những vấn để 1 ` 05 03 02 chung vé QLNN Bài 2: Hệ thống tô 2 | 05 02 03 chirc va QLNN Bài 3 Luật Xuất bản Lay tir gid thao 3 Ộ 15 05 10 ca
và các văn bản chỉ đạo _ luận và bài tập
Bài 4 Quy định PLVN Lay tir gid thao
4 | Bar4 Quy din vé quyén tac gia 15 | 05 10 luận và bai tập ve
5 Bai 5 Cac ch sach cua 05 05 Lấy từ giờ thảo
| NN diéu tiét HDXB luận và bai tập
11 Phương pháp giảng dạy và học tap
Lý thuyết kết hợp thực hành thông qua làm bài tập nhóm, bài tập tình
huông, xémina
12 Tổ chức, đánh giá môn học: Học và làm bài tiểu luận
13 Phương tiện vật chất đảm bảo: Máy tính, máy chiếu và micro 14 Tài liệu tham khảo
- Tài liệu bắt buộc:
+ Giáo trình Lý luận nghiệp vụ xuất bản, NXB Văn hóa thông tin, 2007
+ GTNB Quản lý nhà nước về xuất bản - Khoa Xuất bản, 2012
- Tài liệu tham khảo:
+ Sách “Biên tập và xuất bản”, Cục Xuất bản, 1998
+ Sách “Xuất bản và phát triển”, NXB Chính trị quốc gia, 1999,
+ Sách “Đổi mới và hoàn thiện pháp luật xuất bản theo định hướng xây
dựng nhà nước pháp quyền”, ĐNXB Văn hóa thơng tin, 1997
+ “Hoạt động xuất bản trong cơ chế thị trường”, Cục Xuất bản, 1998
+ Các văn bản QLNN về xuất bản
Trang 5Chương 1
NHUNG VAN DE CHUNG VE QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
DOI VOI HOAT DONG XUAT BAN
1.1 Khái niệm, nguyên tắc quản lý nhà nước về xuât ban
1.1.1 Khái niệm quản lý nhà nước về xuất bản
hiện, trong xã hội chưa có giai cấp, quản lý xã hội là công việc của cả cộng đông và được thực hiện bởi các chủ thê là những thủ lĩnh có tài năng, uy tín trong cộng đồng trên cơ sở hệ thống các quy tắc xã hội như đạo đức, tập quán Trong
xã hội có giai cấp, vai trò này thuộc về Nhà nước Nhà nước thực hiện sự quản lý thông qua bộ máy nhà nước, trên cơ sở quyền lực nhà nước nhằm thực hiện
các nhiệm vụ và chức năng của Nhà nước bằng hệ thống công cụ quản lý, đó là quản lý nhà nước, vì vậy, quản lý là một hoạt động tất yếu khi có nhiều người
làm việc với nhau để thực hiện một công việc chung hoặc nhằm thực hiện một
mục tiêu chung |
Nói đến quản lý là nói đến một chủ thể quản lý và đối tượng quản lý xác định, nói đến hệ thống phương pháp và công cụ quản lý mà chủ thể dùng để tác
động vào đối tượng quản lý Với ý nghĩa thông thường, phổ biến thì quản lý có
thể hiểu là hoạt động tác động một cách có tô chức và định hướng của chủ thể
quản lý vào một đối tượng nhất định để điều chỉnh các quá trình xã hội và hành vi của con người nhằm duy trì tính ổn định và phát triển của đối tượng theo mục
tiêu đã định Vậy có thể hiểu, quan lý là hoạt động nhằm tác động một cách có
Trang 6Quản lý nhà nước đối với một lĩnh vực hoạt động xã hội nào đó chính là ›
những tác động do một hệ thống các cơ quan nhà nước thực hiện, bằng những
biện pháp và công cụ riêng của Nhà nước nhằm định hướng, điều tiết, kiếm tra,
kiểm soát hoạt động của các tập thể xã hội và cá nhân công dân theo lợi ích giai cấp cầm quyền và nhu cầu phát triển khách quan của xã hội
Quản lý nhà nước là quản lý ở tầm vĩ mô thông qua các chiến lược phát
triển, chương trình mục tiêu, kế hoạch, pháp luật và các chính sách điều tiết thị
trường Đó là sự quản lý xã hội bằng pháp quyền, bằng quyền lực chính trị,
trong đó, luật là một trong những công cụ chủ yếu của quản lý nhà nước Nói cách khác, quản lý nhà nước là sự tác động bằng pháp luật của các chủ thể
mang quyên lực nhà nước tới các đối tượng quản lý nhằm thực hiện các chức
năng đối nội và đối ngoại của Nhà nước Như vậy, tất cả các cơ quan nhà nước
đều làm chức năng quản lý nhà nước
Ở nước ta, trong quá trình quản lý, Nhà nước sử đụng nhiều công cụ quản lý khác nhau Mỗi một công cụ có vai trò, vị trí độc lập tương đối và được sử dụng phù hợp với hoàn cảnh, thời điểm nhất định của hoạt động quản lý Hiến pháp năm 1992 của Nhà nước đã ghi nhận: “Nhà nước thống nhất quản lý nền kinh tế quốc dân bằng pháp luật, kế hoạch, chính sách `
Dựa trên cơ sở pháp luật, Nhà nước phát huy quyền lực, kiểm tra, kiểm soát
hoạt động của các tổ chức, cơ quan, nhân viên nhà nước và mọi công dân Pháp
luật còn quy định nguyên tắc tổ chức hoạt động, quyền hạn và nghĩa vụ của các
cơ quan, cán bộ công chức nhà nước, trên cơ sở đó Nhà nước tự hoàn thiện mình
Chúng ta có thể khẳng định rằng: Pháp luật là công cụ quan trọng nhất của
quản lý nhà nước Quá trình ra đời, tồn tại và phát triển của Nhà nước gắn liền với sự ra đời của pháp luật, Điều 12 - Hiến pháp năm 1992 đã ghi rõ: “Nhà nuoc
quản lý xã hội bằng pháp luật `
-_ Quản lý nhà nước bằng pháp luật được thực hiện trên nhiều lĩnh vực của đời sống Trong mỗi lĩnh vực quản lý, Nhà nước tác động vào những nhóm quan hệ xã hội cơ bản bằng hệ thống pháp luật tương ứng Bởi vậy, quản lý nhà nước
Trang 7bằng pháp luật về xuất bản cũng chỉ là một bộ phận của quản lý nhà nước bằng
pháp luật nói chung Cũng như quản lý nhà nước nói chung, quản lý nhà nước về
xuất bản có thể hiểu theo hai nghĩa rộng và hẹp
Theo nghĩa rộng: Quản lý nhà nước về xuất bản được thực hiện trong hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp Cụ thể là hoạt động của ba cơ quan nha nước bao gồm: Quốc hội - thực hiện hoạt động lập pháp; Cơ quan hành chính nhà nước còn gọi là cơ quan chấp hành của Quốc hội và Cơ quan tư pháp — thực _ hiện hoạt động pháp lý
- Về cơ quan lập pháp: Quốc hội ban hành các văn bản pháp luật xuất bản như: Luật Xuất bản, các Nghị quyết về xuất bản thực hiện các hoạt động giám
sát tối cao đối với hoạt động xuất bản; quyết định mục tiêu và chính sách lớn phát triển sự nghiệp xuất bản trong phạm vi cả nước
- Về cơ quan hành chính: Chính phủ thống nhất thực hiện chức năng quản lý nhà nước hoạt động xuất bản trong phạm vi cả nước Chính phủ ban hành các văn bản dưới luật như: Nghị quyết, Nghị định, Quyết định, Chỉ thị về xuất bản
Bộ Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm giúp Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản Các bộ, cơ quan ngang bộ
phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện quản lý nhà nước về hoạt
động xuất bản theo thẩm quyền Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản tại địa phương theo sự phân cấp của Chính phủ
- Về cơ quan tư pháp: Viện kiểm soát nhân dân thực hiện hoạt động khởi tố và thực hiện quyền công tố tại toà để xử lý hành vi vi phạm pháp luật xuất bản
gây hậu quả nghiêm trọng bị truy cứu trách nhiệm hình sự Toà án nhân dân xét
xử các hành vi vi phạm pháp luật xuất bản, tranh chấp quyền tác giả theo quy định của pháp luật
Căn cứ vào Luật Xuất bản năm 2004 thì quản lý nhà nước về xuất bản theo
nghĩa hẹp được hiểu: là toàn bộ hoạt động của Chính phủ, các Bộ, các cơ quan
ngang Bộ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh và các cơ quan quản lý chuyên môn về xuất bản, trong việc chấp hành các quy định của pháp luật xuất bản do Quốc hội ban
Trang 8hành, nhằm tổ chức điều hành các đối tượng quản lý triển khai thực hiện các quy định của pháp luật xuất bản trong các vấn đê như: đăng kí kế hoạch xuất bản,
nhận, đọc, kiểm tra nội dung xuất bản phẩm, nộp lưu chiểu, xây dựng chiến lược,
quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển sự nghiệp xuất bản Đồng thời thực hiện kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động xuất bản để thực hiện các mục tiêu về xuất bản mà Nhà nước đã
dé ra
1.1.2 Những nguyên tắc quản lý nhà nước doi với hoạt động xuất bản
Nguyên tắc quản lý nhà nước về xuất bản là tư tưởng chủ đạo cho hoạt động của hệ thống quản lý nhà nước về xuất bản ở nước ta hiện nay, bao gồm các nguyên tắc cơ bản sau:
Thứ nhất, nguyên tắc định hướng sự nghiệp xuất bản phát triển trong xu thế hội nhập kinh tế quốc té
Phát triển văn hóa dân tộc gắn liền với việc mở rộng giao lưu với nước
ngoài, tiếp thu tỉnh hoa văn hóa, khoa học của nhân loại, làm giàu thêm nên văn
hóa dân tộc, qua đó phát triên xuât bản là nhu câu khách quan của môi nước
Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Nhà nước tạo điều kiện và khuyến khích hoạt động xuất bản nước ta mở rộng quan hệ với nền xuất bản các
nước, chú trọng quan hệ với các tập đoàn xuất bản, hãng truyền thông lớn trên thế giới, góp phần tuyên truyền đường lối, chính sách của Nhà nước, trao đôi
văn hóa, khoa học với các nước Qua đó, ngành xuất bản của Việt Nam sẽ học
tập, tiếp thu được kinh nghiệm của các nước trong các lĩnh vực của hoạt động xuất bản Tuy nhiên, việc giao lưu càng mở rộng sẽ tạo ra các hình thức giao lưu
đa dạng nhưng phức tạp, do đó cần có sự chọn lọc, loại trừ được những xuất bản phẩm có nội dung không lành mạnh, ảnh hưởng đến khối đại đoàn kết dân tộc và
công cuộc xây dựng đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa
Trong quá trình hội nhập, việc giao lưu phải phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế, phù hợp với các hiệp định song phương và đa phương mà Việt
Trang 9Nam đã tham gia, ký kết Ngành xuất bản phải góp phần bảo tồn văn hóa truyền
thống, đi đôi với tiếp thu các giá trị tĩnh hoa văn hóa khoa học và công nghệ của các nước trên thế giới Làm giàu nền văn hóa dân tộc bằng việc chọn lọc để tiếp
thu văn hóa nhân loại, tạo cơ hội cho sự phát triển của đất nước thông qua việc
tiếp nhận để xuất bản kịp thời các tri thức tiến bộ của khoa học và công nghệ
mới, tiên tiễn của các nước, tạo ra thị trường xuất bản phẩm đa dạng, phong phú, chất lượng cao, thỏa mãn nhu cầu trong và ngồi nước Thơng qua hội nhập _ ngành xuất bản phải tận dụng mọi cơ hội mở cửa dé tiến tới hoạt động mang tinh
Đây là nguyên tắc chủ đạo, bởi lẽ nó là tiên đề bảo đảm cho toàn bộ đâu
vào sự phát triên và hội nhập quôc tế có hiệu quả của hoạt động xuât bản nước ta
và như vậy ngành xuất bản Việt Nam mới vững tin trong điều kiện hội nhập vào
nên kinh tê toàn câu
Thứ hai, nguyên tắc tôn trọng và bảo đảm quyền tự do sáng tạo, công bố, phổ biến tác phẩm dưới hình thức xuất bản phẩm của các tác giả và bảo hộ quyên tác giả |
Hoạt động sáng tạo ra các giá trị tinh thần, sản phẩm văn hóa tỉnh than được
xã hội đánh giá cao và xếp vào loại lao động đặc biệt, do đó, các tác giả được Nhà
nước khuyến khích và bảo đảm quyển tự do sáng tạo, được bảo hộ quyền sở hữu
đối với tác phẩm cũng như trong việc công bố, phổ biến tác phẩm dưới hình thức
xuat ban pham
Ở nước ta, hoạt động sáng tạo ra sản phẩm văn hóa của các tác giá được Đảng và Nhà nước ghi nhận và bảo đảm, thể hiện rõ trong Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng: “Bảo đảm tự do, dân chủ cho mọi sáng tạo văn hóa, văn học nghệ thuật, tạo điều kiện làm việc thuận lợi để phát
huy hiệu quả của lao động nghệ thuật - Văn nghệ sỹ nêu cao tinh thần trách
nhiệm trước nhân dân, trước Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội” Tại Điều 60 - Hiến
Trang 10phát minh, sáng chế, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, sáng tác,
phê bình văn học, nghệ thuật và tham gia các hoạt động văn hóa khác Nhà
nước bảo hộ quyên tác giả, quyền sở hữu công nghiệp”
Căn cứ quan điểm của Đảng và những quy định pháp luật của Nhà nước
để thực hiện tốt nguyên tắc này, các cơ quan quản lý nhà nước về xuất bản phải
xây dựng các chế tài nhằm tạo ra một môi trường thuận lợi, bình đăng, an toàn
dé khuyến khích các tác giả sảng tao ra nhiều giá trị văn học, nghệ thuật và khoa học, cho phép họ được công bố và phổ biến tác phẩm, đồng thời thông qua pháp
luật bảo vệ lợi ích hợp pháp cho họ Các quy định về quyền của người sáng tạo và các nghĩa vụ phát sinh từ các quyền đó, cùng những quy định về cơ chế đảm
bảo thực hiện là cơ sở pháp lý cho việc bảo hộ quyền sở hữu tác phẩm Thông qua việc bảo hộ quyển tác giả, Nhà nước khuyến khích các tác giả phát huy được hết khả năng sáng tạo để có nhiêu sản phâm văn hóa phục vụ xã hội
Thứ ba, nguyên tắc định hướng nhu cau sản phẩm văn hóa, làm lành mạnh đời sống văn hóa tỉnh thần của xã hội
Thông qua xuất bản phẩm, hoạt động xuất bản đã góp phần đắc lực cho sự
ôn định chính trị, mở rộng dân chủ, mở mang tri thức, nâng cao dân trí, đấu
tranh với các tư tưởng thù địch song hoạt động trong cơ chế thị trường, xuất
bản cũng bị tác động và chứa đựng không ít các mặt tiêu cực, chỉ chú ý đến lợi
ích kinh tế, bỏ qua vai trò quan trọng của hoạt động xuất bản là phục vụ đời
sống văn hóa, tỉnh thần của xã hội, do đó, việc định hướng nhu cầu tiêu dùng
các sản phẩm văn hóa của hoạt động xuất bản đã trở thành nguyên tắc trong
quản lý nhà nước vệ xuât bản
Để tạo ra một môi trường văn hóa lành mạnh, giúp người tiêu dùng được hưởng thụ những xuất bản phẩm có chất lượng cao về nội dung và hình thức, từ
phương tiện pháp luật, thông qua những điều khoản của luật, Nhà nước quy định
những điều cấm trong hoạt động xuất bản cũng như chế ước hoạt động xuất bản
chạy theo lợi ích kinh tế đơn thuần nhằm ngăn chặn những xuất bản phẩm độc
Trang 11hại, bất lợi về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh và quốc phòng Hơn
nữa, với những quy định thể hiện tính hợp pháp của xuất bản phẩm trong nước
và xuất bản phẩm nhập khẩu, đã thể hiện ý chí của Nhà nước trong việc đảm bảo
độ tin cậy về tính chính thức và chính thống của sản phẩm xuất bản đáp ứng các
nhu cầu đời sống văn hóa tinh thần của xã hội
Nhằm phục vụ tốt những nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước đã đề ra, ngoài
các loại sách thông thường, các cơ quan quản lý nhà nước có thấm quyền cần định hướng tập trung nâng cao tỷ lệ các loại sách phục vụ cho những nhiệm vụ
trọng tam, trọng điểm của quốc gia, ving, dia phương và từng ngành Đồng thời
chú trọng các loại sách phục vụ nhu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân
lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Những vấn đề thuộc
đề tài quản ly, quản trị, tài chính, kinh tế, tư tưởng đang có nhu cầu cần được
cân đối để đáp ứng
Ngoài ra, để quản lý đạt hiệu quả cao, các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực xuất bản còn phải tuân thủ các nguyên tắc của quản lý nhà nước nói chung như: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân tham gia quản lý, nguyên tắc pháp chế, nguyên tắc dân chủ đó là những nguyên tắc cơ bản của
quản lý nhà nước nói chung
1.2 Mục tiêu và vai trò của quản lý nhà nước đôi với hoạt động
xuât bản
1.2.1 Mục tiêu của quản lý nhà nước về xuất bản
Quản lý nhà nước về xuất bản là phải đảm bảo cho hoạt động kinh doanh xuất bản phẩm phát triển, tạo điều kiện cho các cá nhân, tổ chức phát huy hết khả năng của mình nhằm đáp ứng cao nhất nhu cầu văn hóa tỉnh thần của xã hội
và kinh doanh có lãi Song xuất bản phẩm là loại hàng hóa đặc biệt nên việc
Trang 12từ đối tượng quản lý là hoạt động kinh doanh hàng hóa đặc thủ để có các chính sách và phương pháp quan ly phu hop, dam bảo được mục tiêu của đất nước và lợi ích của người lao động trong kinh doanh xuất bản phẩm Cụ thể mục tiêu của quản lý nhà nước được xác định bằng hiệu quả cả ở tầm vĩ mô và vi mơ, của tồn xã hội nói chung và của ngành xuất bản nói riêng, thể hiện trên tất cả các
lĩnh vực chính trị, kinh tế và xã hội
Một là, quản lý nhà nước về xuất bản phải đảm bảo mục tiêu chính trị Bởi
vì, là bộ phận nhạy cảm với chính trị, cùng với báo chí, xuất bản là phương tiện
sắc bén rong cuộc đấu tranh giai cấp Bằng những xuất bản phẩm của mình,
xuất bản góp phần nâng cao vai trò và chất lượng lãnh đạo của Đảng, vai trò và năng lực quản lý, điều hành của Nhà nước, trên cơ sở đó góp phần giữ vững ôn
định chính trị trong xã hội Ngoài ra, xuất bản còn góp phần phát huy vai trò của
các tổ chức quần chúng, hội nghề nghiệp, mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa và
mở rộng giao lưu quôc tê, trao đôi văn hóa với các nước
Hai là, mục tiêu kinh tế Xuất bản là hoạt động văn hóa tư tưởng đồng thời
cũng là hoạt động sản xuất kinh doanh, do đó, quản lý nhà nước về xuất bản đạt
hiệu quả ôn định chính trị sẽ là tiền đề dẫn đến hiệu quả kinh tế trong hoạt động xuất bản Theo quy định của luật, các thành phần kinh tế đều được phép tham gia vào các khâu của hoạt động xuất bản, do đó quản lý nhà nước về xuất bản là bảo vệ lợi ích hợp pháp của các chủ thể Nhà nước bảo hộ quyền lợi tinh than, gắn liền với nhân thân và quyền lợi vật chất của đội ngũ sáng tác, khuyến khích
các chủ thể tham gia hoạt động xuất bản đạt hiệu quả kinh tế cao, đồng thời ngăn chặn các hoạt động xuất bản bắt chấp hậu quả vẻ chính trị, tư tướng và văn hóa, chạy theo xu hướng thương mại hóa đơn thuân, bảo vệ lợi ích người tiêu
dùng xuất bản phẩm
Ba là, quản lý nhà nước về xuất bản phải đạt được hiệu quả xã hội Hiệu
quả xã hội là tất yếu của việc quản lý nhà nước bằng pháp luật về xuất bản, vì các quan hệ xã hội được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật Quản lý nhà nước về xuất bản sẽ làm cho các giá trị xã hội được khẳng định, phục hồi và phô
Trang 13biến rộng rãi thông qua việc sản xuất các xuất bản phẩm của ngành xuất bản Đồng thời, thông qua các quy định của luật, hoạt động quản lý nhà nước về xuất bản đã tạo điều kiện, môi trường và khuyến khích khả năng sáng tạo của các tác giả nhằm tạo ra nhiều sản phẩm văn hóa có giá trị cung, cấp cho độc giả, ngăn chặn kịp thời những tác phẩm có nội dung vi phạm các quy định của luật
1.2.2 Vai trò của quản lý nhà nước đối với loạt động xuất bản
Quản lý nhà nước về xuất bản là mở đường cho hoạt động sáng tạo ra các
tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học để công bố dưới hình thức xuất bản
phẩm đến người đọc, đồng thời tạo điều kiện bảo tồn và phát triển nền văn hóa
dân tộc, kế thừa và tiếp thu tỉnh hoa văn hóa, tiến bộ về khoa học - công nghệ của nhân loại Mặt khác, hoạt động xuất bản thuộc lĩnh vực văn hóa tư tưởng và là hoạt động sản xuất kinh doanh, do đó, quản lý nhà nước đối với hoạt động
xuất bản là sử dụng pháp luật để điều chỉnh hoạt động kinh tế trong văn hóa tư tưởng, cũng như điều chỉnh hoạt động văn hóa tư tưởng trong cơ chế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa, đảm bảo cho hoạt động xuất bản phát triển theo
quy định của pháp luật Điều đó phản ánh vai trò quan trọng của Nhà nước trong
quản lý nhằm tạo điều kiện cho hoạt động xuất bản phát triển ôn định và thuận
lợi, góp phần phát triển xã hội Vai trò của quản lý nhà nước về xuất bản được
thê hiện trên các khía cạnh cụ thê sau:
Thứ nhất, quản lý nhà nước đảm bảo cho hoạt động xuất bản phát triển theo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa
Trong từng thời kì, Nhà nước bằng các công cụ của mình là pháp luật và các chính sách điều tiết, chỉ phối và định hướng cho hoạt động xuất bản nhằm
xác lập một trật tự xã hội về xuất bản, đảm bảo cho hoạt động xuất bản phát
triển đúng định hướng và bên vững Việc hình thành các chuẩn mực pháp luật trong những tình huống, hoàn cảnh, điều kiện nhất định của các quan hệ xã hội trong xuất bản với mục đích tạo những điều kiện pháp lý giúp hoạt động xuất
bản phát triển chính là để xuất bản góp phần đảm bảo ổn định chính trị, an ninh,
Trang 14quốc phòng, kinh tế, xã hội và tạo tiền đề cho sự phát triển đất nước Đặc biệt,
các chính sách phát triển sự nghiệp xuất bản như: chính sách đặt hàng, tài trợ,
trợ cước vận chuyền đối với những xuất bản phẩm phục vụ nhiệm vụ chính trị cần phổ biến rộng rãi cho các đối tượng, các vùng, miền cần được quan tâm ưu
tiên trong xã hội hoặc chính sách hỗ trợ mua những bản thảo có giá trị nhưng
đối tượng sử dụng hạn chế, hoặc các quy định về nội dung xuất bản phẩm bị
cấm trong luật chính là ý chí của Nhà nước nhằm định hướng hoạt động xuất
bản phục vụ sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, ngăn chặn những độc hại
Trong nền kinh tế thị trường, bên cạnh những mặt tích cực còn chứa đựng
không ít mặt tiêu cực, nó tác động mạnh vào mọi hoạt động của xã hội, trong đó
có hoạt động xuất bản Do đó, hơn lúc nào hết xuất bản trong cơ chế thị trường rất cần đến sự quản lý của Nhà nước để đảm bảo xuất bản hoạt động đúng định
hướng, hạn chế cao nhất những mặt trái, mặt tiêu cực của hiện tượng thương mại hóa xuất bản, ngăn chặn việc công bố và phổ biến những xuất bản phẩm độc hại,
làm lành mạnh đời sống tinh thần của xã hội
Thứ hai, quản lý nhà nước tạo điều kiện cho ngành xuất bản xây dựng
chiến lược phát triển, phục vụ tôt hơn nhụ câu của xã hội
Thông qua những quy định của luật và các chính sách chỉ phối, điều tiết hoạt động xuất bán, Nhà nước xây dựng chiến lược, tạo bành lang pháp lý thúc đây xuất bản phát triển Nội dung xây dựng chiến lược phát triển ngành xuất bản
bao gồm việc duy hoạch phát triển các lĩnh vực xuất bản, in và phát hành xuất
bản phẩm trong phạm vi cả nước cũng như những chính sách cụ thể nhằm Ộ
khuyến khích, tạo điều kiện xây dựng ngành xuất bản trở thành ngành kinh tế - công nghệ phát triển toàn điện, vững chắc như Chỉ thị 42-CT/TW của Ban bí thư
Trung ương Đảng đã đề ra
Trang 15Việc tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho hoạt động xuất bản phát triển được thể hiện ở những điều khoản trong luật quy định chặt chẽ chức năng, nhiệm vụ, quyền lợi và quyền hạn của từng tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động
xuất bản Đó chính là cách thể chế hóa đường lối của Đảng thành các quy phạm pháp luật mang tính bắt buộc chung và chính nó trở thành định hướng, thành
hành lang pháp lý thuận lợi nhất cho sự phát triển kinh tế, xã hội nói chung và
hoạt động xuất bản nói riêng Trên cơ sở những định hướng đó các đơn vị, tổ
chức xuất bản xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh xuât bản phẩm tạo nên
tiêu dùng ngày càng cao của bạn đọc; đồng thời điều chỉnh hợp lý cơ cầu dé tai xuất bản, nâng cao số lượng và chất lượng xuất bản phẩm, đáp ứng yêu cầu của
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; mở rộng thị trường xuất bán
phẩm; công nghiệp hóa và hiện đại hóa ngành xuất bản; giao lưu và hội nhập
quốc tế; nâng cao và phát triên đội ngũ cán bộ xuât ban
Thứ ba, quản lý nhà nước bằng pháp luật góp phần bảo vệ lợi ích cho các chủ thể tham gia hoạt động xuất bản
Các chủ thể chủ yếu tham gia hoạt động xuất bản bao gồm: nhà xuất bản,
tác giả, biên tập viên và người tiêu dùng xuất bản phẩm Với những quy định,
chế tài của luật, công tác quản lý nhà nước đã tạo môi trường tự do, bình đẳng
cho các chủ thể phát huy hết khả năng, năng lực của mình khi tham gia hoạt động xuất bản, đồng thời định hướng và bảo vệ các chủ thê đó yên tâm sáng tạo, cống hiến và hưởng thụ các giá trị văn hóa tinh thần lành mạnh Vai trò quản lý
nhà nước bảo vệ lợi ích cho các chủ thê tham gia hoạt động xuất bản được thể hiện như sau:
- Đối với nhà xuất bản: Nhà nước quy định việc hình thành, những điều
kiện cần thiết, chức năng, nhiệm vụ tạo điều kiện cho sự ra đời, tư cách pháp
nhân cũng như bảo vệ sự cạnh tranh công bằng, bình đẳng trước pháp luật của
các nhà xuất bản Những chế tài, chính sách đặc thù bao gồm việc cấp vốn, hỗ trợ kinh phí hoạt động, chi phí vận chuyên xuất bản phẩm phục vụ các đối tượng
Trang 16chính sách, đồng bào vùng sâu, vùng xa, các dân tộc ít người giúp nhà xuất
bản thực hiện tốt nhất nhiệm vụ chính trị của đơn vị Trong hoạt động sản xuất kinh doanh xuất bản phẩm của các nhà xuất bản hiện nay có quan hệ chặt chẽ
với các đối tác trong tất cả các khâu của hoạt động xuất bản, do đó những quy
định, chế tài của Nhà nước đã giúp nhà xuất bản xác định rõ trách nhiệm giữa
các bên tham gia nhằm hạn chế cao nhất những vi phạm, tranh chấp trong quá
trình liên kết, hợp tác đó
- Đối với biên tập viên: Đề nhân mạnh tâm quan trọng của đội ngũ biên tập
viên trong khâu biên tập xuất bản sách, Nhà nước quy định biên tập viên được
đứng tên trên xuất bản phẩm, điều đó đã khẳng định công sức lao động mà họ đã
cống hiến cho sự ra đời của sản phẩm, ngoài ra, những quy định của luật như:
khước từ biên tập những tác phẩm nội dung có dấu hiệu vi phạm hoặc những tác
phẩm cần thẩm định nội dung trước khi tái bản giúp biên tập viên tự chủ và
nâng cao vai trò trách nhiệm trong công việc, hạn chế và tránh được những ràng buộc pháp luật về các sai phạm có thể xảy ra do khách quan mang lại
- Đối với tác giả: Bằng các điều luật, Nhà nước bảo hộ quyển tác giả, không kiểm duyệt tác phẩm trước khi xuất bản, việc xuất bản tác phẩm phải được sự đồng ý của tác giả (điều 5,19 Luật Xuất bản) và bảo vệ quyền sở hữu
tác phẩm cho tác giả (Luật Sở hữu trí tuệ) đã thể hiện tỉnh thần tôn trong tác giả
cũng như tạo hành lang pháp lý an toàn, thuận lợi, khuyến khích các tác giả yên tâm phát huy mọi khả năng sáng tạo của mình để công bố, phổ biến tác phẩm
Đồng thời, quản lý nhà nước tạo điều kiện cho các tác giả thực hiện các quy
định về quyền của người sáng tạo, người quản lý và các nghĩa vụ tương ứng phát
sinh từ các quyền đó, cùng với các quy định về co ché, dam bao thực hiện là cơ
sở pháp ly cho việc bảo hộ quyền tác giả Ngoài ra, các tác giả được Nhà nước tạo phương tiện để đấu tranh bảo vệ lợi ích chính đáng của mình cũng như các tranh chấp về quyên tác giả, các hành vi xâm hại lợi ích vật chất và tỉnh thần của tác giả được các cơ quan có thâm quyền xem xét xử lý, trong đó có phán quyết
của tòa án
Trang 17Như vậy, Nhà nước không chỉ khuyến khích năng lực sáng tạo của các văn
nghệ sĩ, trí thức để có nhiều tác phẩm văn hóa, khoa học có giá trị phục vụ nhu
cầu xã hội mà còn khuyến khích họ sử dụng công cụ pháp luật để bảo vệ quyền
lợi của mình
- Đối với người tiêu dùng xuất bản phẩm: Người tiêu đùng xuất bản phẩm
là tiêu dùng các sản phẩm văn hóa tinh thần, những sản phẩm đó có tác động
quan trọng vào nhận thức, tư tưởng và tình cảm, điều chỉnh hành vi của họ Do
đó, vì lợi ích của độc giả và vì lợi ích của giai cấp, quốc gia, Nhà nước đã ban hà ững quy ằm bảo vệ quyền được hưởng thụ
có giá trị và lành mạnh của độc giả cũng như bảo vệ bản sắc văn hóa của nền
văn hóa dan tộc, như các điều khoản quy định cấm sản xuất, nhập khẩu và lưu hành những xuất bản phẩm phẩm có nội dung độc hại, bất lợi về chính trị, kinh
tế, văn hóa, xã hội, an ninh và quốc phòng, đảm bảo sự ổn định và phát triển xã
hội Tính hợp pháp của các xuất bản phẩm trong nước và xuất bản phẩm nhập
khẩu được thể hiện bằng ý chí của Nhà nước, nhằm đảm bảo độ tin cậy về tính
chính thức và chính thống của xuất bản phẩm trong đời sống xã hội
Thứ tu, quản lý nhà nước về xuất bản góp phần giữ vững ổn định chính trị
và trật tự xã hội trong quá trình phat triển đất nước
Trong quá trình lãnh đạo đất nước ở từng thời kì, Đảng ta có nhiều chủ trương, đường lối khác nhau nhằm phát triển chính trị, kinh tẾ, văn hóa, xã hội của đất nước Từ đó Nhà nước thể chế hóa các chủ trương, đường lối đó bằng
các văn bản pháp luật Khi các chủ trương, đường lối của Đảng đã được thể chế
hóa thành pháp luật, các cơ quan nhà nước có thấm quyền tô chức thực hiện
chúng trong thực tế hoặc bảo vệ các quy định của pháp luật thông qua các hoạt
động thanh tra, kiểm tra để xử lý vi phạm, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố
cáo, đồng thời, sau quá trình kiêm nghiệm trong thực tế, những quy định, chế tài không phù hợp sẽ được điều chỉnh và sửa đổi Tất cả những điều đó phản ánh mục tiêu, ý chí quyền lực của Nhà nước trong việc đảm bảo và g1ữ vững sự ổn
định về chính trị, trật tự, an toàn xã hội trong quá trình phát triển đất nước nhằm
Trang 18xây dựng một xã hội với bộ máy chính quyền vững mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh Những điều đó chỉ có thể được thực hiện trên cơ sở một xã hội
có nền văn hóa phát triển lành mạnh, trong đó hoạt động xuất bản đóng vai trò
quan trọng Sau đó, hoạt động quản lý nhà nước thông qua việc triển khai thực
hiện chủ trương, chính sách của Đảng tiếp tục là tiền đề để thực hiện các vai trò
khác trong quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản
Thứ năm, quản ]ý nhà nước có vai trò thúc đẩy quá trình hợp tác và hội nhập kinh tế cho hoạt động xuất bản
Thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập và hợp tác quốc tế của Đảng, nước ta đã thiết lập mối quan hệ với nhiều nước, vùng lãnh thé và các tổ chức quốc tế
Để quá trình hợp tác, hội nhập diễn ra thuận lợi, đạt kết quả cao nhất, các bên
đều phải nghiên cứu, tìm hiểu mọi lĩnh vực đời sống xã hội, truyền thống văn
hóa, phong tục, tập quán của nhau và cách tiếp cận thông tin nhanh, hiệu quả
và phổ biến là qua trao đổi xuất bản phẩm cho nhau
Thông qua các quy định của luật, Nhà nước đã có nhiều đổi mới trong chính sách, đồng thời giảm bớt các thủ tục hành chính góp phần thúc day qua
trình hội nhập, hợp tác quốc tế của nước ta diễn ra thuận lợi Điều đó được thực
hiện thông qua việc Nhà nước cho phép các nhà xuất bản nước ngoài được đặt
văn phòng đại diện tại Việt Nam; quy định về các thủ tục cho các tổ chức, cá
nhân nước ngoài được kinh doanh nhập khâu xuất bản phẩm theo quy định của pháp luật Việt Nam hay việc nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh đoanh của tơ
chức, cá nhân nước ngồi, tổ chức quốc tế và người Việt Nam định cư ở nước
ngoài nhưng đang hoạt động tại Việt Nam; cho phép tham gia hoat động tô chức
triển lam, hội chợ xuất bản phẩm tại Việt Nam của tô chức, cá nhân nước ngoài,
tổ chức quốc tế
Ngoài ra, nhằm giới thiệu văn hóa Việt Nam với thế giới, góp phần tuyên
truyền đường lối đối ngoại, đường lối phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước
ta, Nhà nước đã khuyến khích các nhà xuất bản, các cơ sở phát hành xuất khẩu xuất bản phẩm ra nước ngoài Việc xuât khâu các xuât bản phâm hợp pháp ra
Trang 19nước ngồi khơng phải xin phép các cơ quan quản lý nhà nước về xuất bản Những quy định trên là những điểm mới cơ bản của hoạt động quản ly nhà nước
nhằm đưa hoạt động xuất bản phát triển, góp phần thúc đây quá trình hợp tác và
hội nhập kinh tế của đất nước
1.3 Nội đung quản lý nhà nước về xuất bản
Quản lý nhà nước về xuất bản gồm nhiều nội dung cụ thể, được cụ thé hóa
trong việc quản lý từng khâu hoạt động xuất bản, theo các cấp hành chính nhà nước khác nhau và được quy định trong Luật Xuất bản 2004 Có thể khái quát
nội dung quản lý nhà nước về xuất bản ở một số góc độ sau:
Thứ nhất, nghiên cứu xây dựng các dự án pháp luật trình cấp có thẩm quyên, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về xuất bản thuộc thẩm quyên và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật xuất bản
Đây là một trong những nội dung quan trọng của công tác quản lý nhà nước về xuất bản Việc ban hành pháp luật xuất bản gồm nhiều giai đoạn kế tiếp nhau, do nhiều chủ thể có vị trí, chức năng, quyền hạn khác nhau tiến hành, từ sáng
kiến xây dựng pháp luật đến việc công bố văn bản pháp luật Tắt cả các giai
đoạn của công tác xây dựng pháp luật xuất bản luôn quán triệt đầy đủ các
nguyên tắc như: nguyên tắc không ngừng tăng cường sự lãnh đạo của Đảng,
nguyên tắc khách quan, nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa hay các nguyên
tắc mang tính kỹ thuật trong soạn thảo như: tính xác định của cách thức diễn đạt,
bảo đảm rõ ràng và dễ hiểu của ngôn ngữ, điều chỉnh đầy đủ các quan hệ xã hội trong lĩnh vực tương ứng
Để quan điểm chỉ đạo của Dang đối với hoạt động xuất bán được thực thi trong cuộc sống, việc ban hành các văn bản pháp luật xuất bản của cơ quan quản
ly nhà nước phải thể chế hóa được các chủ trương, đường lỗi của Đảng và phù
hợp với thực tiễn phát triển đất nước, phản ánh được xu thế vận động của các
quy luật khách quan Pháp luật xuất bản phái bảo đảm tính đồng bộ nội tại của
Trang 20với cả hệ thống pháp luật, bảo đảm điều chỉnh toàn diện, đầy đủ các quan hệ cơ bản trong hoạt động xuất bản
Trong công tác ban hành các văn bản pháp luật xuất bản của các cơ quan
nhà nước có thẩm quyên, việc ban hành các Luật, các nghị quyết về tổ chức và hoạt động của ngành xuất bản của Quốc hội và Ủy ban thường vụ quốc hội là rat
quan trong, mang tính định hướng tập trung đối với hoạt động xuất bản, như:
Luật Xuất bản năm 1993, Luật Xuất bản năm 2004, Luật sửa đổi, bố sung một
số điều của Luật Xuất bản năm 2008 Các nghị quyết, nghị định của Chính phủ, 9
2 7 A
các quyết định, chỉ thị của Thủ tướng
tại Luật Xuất bản Các bộ, các cơ quan ngang bộ, trong đó Bộ Thông tin và Truyền thông giữ vai trò quan trọng trong việc ban hành các thông tư, Bộ trưởng
ban hành các quyết định, chỉ thị để giải thích, hướng dẫn cụ thể các vấn đề từ
các văn bản quy phạm của Chính phú, Thủ tướng Chính phủ ban hành
Đồng thời với việc ban hành các văn bản pháp luật thì công tác tổ chức thực hiện pháp luật cũng rất quan trọng, bởi vì nhiệm vụ của quản lý nhà nước không chỉ bảo đảm đưa pháp luật vào cuộc sống, mà còn qua đó để kiêm nghiệm tính đúng đắn, phù hợp với thực tiễn khách quan của hệ thống các quy định pháp
luật Chính vì vậy, đánh giá thực trạng tô chức thực hiện pháp luật xuất bản là cơ
sở quan trọng cho việc hoàn thiện pháp luật xuất bán trong giai đoạn phát triển tiêp theo của dat nước
Tổ chức thực hiện pháp luật xuất bản của cơ quan quản lý nhà nước có
thẩm quyền là khâu trung tâm trong quá trình quản lý nhà nước về xuất bản, là
cầu nối giữa quy định của pháp luật xuất bản với các quan hệ xuất bản phát sinh
trong đời sống xã hội Vì vậy, hiệu lực, hiệu quả của tổ chức thực hiện pháp luật
xuất bản không chỉ phụ thuộc vào hệ thống tô chức, cơ chế hoạt động, con người
của các cơ quan nhà nước có thâm quyền, mà còn phụ thuộc vào sự phù hợp của
hệ thống quy định pháp luật xuất bản với thực tiễn xã hội
Trang 21Thứ hai, xây dựng các chính sách, chế độ xuất bản và quản lý việc thì hành
các chế độ, chính sách nhà nước về xuất bản
Để hoạt động xuất bản phát triển lành mạnh, phong phú, tạo động lực kích thích hoạt động xuất bản phát triển đúng hướng và đáp ứng yêu cầu hội nhập, trên cơ sở quan điểm chỉ đạo của Đảng thông qua các Chỉ thị, Nghị
quyết, Nhà nước đã xây dựng hệ thống chính sách, chế độ điều tiết hoạt động
xuất bản phù hợp với đặc trưng, định hướng phát triển của ngành trong xu thế hội nhập hiện nay
Trong cơ chế thị trường, Nhà nước không thể bao cấp hoàn toàn cho hoạt động xuất bản, vì điều đó làm cho hoạt động xuất bản trì trệ, không có động lực
và không tận đụng được mọi tiểm năng để phát triển Song, Nhà nước cũng
không phó mặc cho cơ chế thị trường điều tiết hoạt động xuất bản, mà đã dùng
nhiều chính sách tác động vào thị trường, tạo ra thị trường văn hóa lành mạnh,
phong phú Bằng các chính sách đòn bẩy, Nhà nước đầu tư, tài trợ cho các hoạt động xuất bản, các loại sách quan trọng trong đời sống văn hoá đất nước mà ít có khả năng cạnh tranh trên thị trường Đồng thời, Nhà nước là khách hàng quan trọng và chủ yếu nhất đối với những sản phẩm nghiên cứu khoa học cơ bản, những công trình bảo tồn di sản văn hoá dân tộc, những công trình nghiên cứu lý |
luận cách mạng - nền tảng của nên văn hoá dân tộc
Trong thực tế, Nhà nước đã sử dụng nhiều chính sách đòn bẩy tác động đến hoạt động xuất bản, trong đó gồm một số chính sách cơ bản như: Chính sách đầu
tu, thuế, giá cả; chính sách đặc thù ưu đãi như trợ giá, trợ cước nhằm làm giảm
khoảng cách chênh lệch trong hưởng thụ văn hoá cho một số đối tượng như dân tộc thiểu số, dan tộc ít người, vùng sâu, vùng xa hoặc chính sách bảo tồn và phát
huy bản sắc văn hóa dân tộc
Ngoài các chính sách trên, Nhà nước còn chú ý xây dựng chế độ nhuận bút,
chế độ tiền lương cho cán bộ để khuyến khích và tạo điều kiện cho hoạt động xuất bản phát triển
Trang 22
Như vậy, các chính sách, chế độ điều tiết hoạt động xuất bản được xây
dựng phù hợp với đặc trưng, định hướng phát triển của ngành trong cơ chế thị
trường, đồng thời tạo môi trường thuận lợi để bảo đảm và kích thích hoạt động
xã hội phát triển lành mạnh, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiền, đậm đà bản sắc dân tộc - Thứ ba, thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tổ cáo và xử lý các hành vỉ vi phạm pháp luật xuất bản Cơ quan lập pháp là tổ chức đuy nh ất có quyền giám sát việc thi hành pháp A „ ^
Q ne o1am 2 "1nươnØ: XxuVve€ đột xuâ ^ A A hấp hành pháp luật về xuất bản của các chủ thể hoạt động xuất bản là một nội dung hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước Hoạt động này nhằm bảo đảm hiệu lực thực tế của pháp luật xuất bản, phát hiện kịp thời những sơ hở của pháp luật cũng như
những vi phạm pháp luật để xử lý
Bảo vệ pháp luật nói chung là hoạt động của các cơ quan thanh tra văn hóa, cơ quan thanh tra ngành thông tin và truyền thông, quản lý thị trường hai quan
Về hệ thống tư pháp bao gồm: Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân Hoạt
động của các cơ quan này tùy theo thẩm quyền do pháp luật quy định, nhằm giữ vững trật tự xuất bản, đấu tranh, ngăn ngừa, xử lý vi phạm, phòng chống tội phạm xuất bản, bảo vệ quyển, lợi ích của các tổ chức và cá nhân theo quy định
của pháp luật
— Hoạt động bảo vệ pháp luật trong công tác quản lý nhà nước về xuất bản
thường được thực hiện trên các giác độ sau: là hoạt động nhằm phát hiện, đấu
tranh phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật xuất bản của các đơn vị bảo vệ pháp luật, hay đó chính là hoạt động thanh tra lĩnh vực xuất bản, in, phat
hành xuất bản phẩm, thanh tra việc thi hành Luật Xuất bản, giải quyết tranh
chấp, khiếu nại, tố cáo và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật xuất bản do các
cơ quan quản lý hành chính trong lĩnh vực đó tiến hành
Đề đảm bảo chức năng bảo vệ pháp luật trong quản lý nhà nước bằng pháp luật về xuất bản, các hoạt động thanh tra, xử lý các vi phạm pháp luật xuất bản cần được tiến hành thường xuyên, liên tục, phản ứng nhanh chóng, có hiệu quả
Trang 23
đối với các hành vi vi phạm pháp luật về xuất bản; phát hiện, lam sang to va xu lý nghiêm minh, kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật đó
Thứ tư, thực hiện các hoạt động tổng kết thực tiễn, tổ chức công tác thi
dua, khen thưởng, nghiên cứu khoa học ý luận xuất bản, xây dựng đề án đào tạo, bôi dưỡng cán bộ xuất bản và ứng đụng công nghệ tiên tiễn trong hoạt động
xuất bản
Hoạt động xuất bản trong xu thế hội nhập hiện nay rất cần có sự tong kết,
đánh giá việc thi hành các quy phạm pháp luật và các chính sách, chế độ trong
ộ lến củ ăn lớ nhà nước về xuất bản Đồng thời
thực hiện công tác khen thướng, tuyển chọn và trao giải thưởng đối với những xuất bản phẩm có giá trị cao về nội dung và hình thức hàng năm của cơ quan quản lý nhà nước về xuất bản đã đem lại khí thế và sức sống mới cho hoạt động
xuất bản nhằm tôn vinh và ghi nhận công lao của các đơn vị và cá nhân tham gia
xuất bản Ngoài ra, để xây dựng được chiến lược phát triển xuất bản theo đúng định hướng của Đảng cũng như xây dựng các chính sách, chế độ phù hợp, hiệu quả cần phải dựa vào những kết quả nghiên cứu khoa học về lý luận nghiệp vụ
xuất bản, do đó Nhà nước đã bước đầu đầu tư kinh phí, trí tuệ cho việc xây dựng
và phát triển các trung tâm nghiên cứu khoa học xuất bản, trước hết là triển khai nghiên cứu các để tài chuyên sâu vê khoa học quản ly xuat ban
Công tác quy hoạch đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý đối với đội ngũ cán bộ xuất bán, cũng như xây dựng kế hoạch nghiên cứu,
ứng dụng tiến bộ của khoa học, công nghệ vào trong hoạt động xuất bản cũng là
một nội dung quan trọng của cơ quan quản lý nhà nước về xuất bản hiện nay Nhà nước luôn phối hợp với các cơ quan chức năng thường xuyên xây dựng kế
hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ về mọi mặt cho đội ngũ cán bộ xuất
bản, đặc biệt là đội ngũ lãnh đạo, quản lý và đội ngũ biên tập viên trong các đơn
vị xuất bản Tất cả những vấn đề đó sẽ tạo tiền đề cho hoạt động xuất bản phát triển mạnh mẽ và thực sự hội nhập với xuất bản trong khu vực và thế giới nhờ đội ngũ cán bộ có bản lĩnh, năng động, có trình độ khoa học và tay nghề cao
Trang 24Chương 2
HE THONG TO CHUC VA QUAN LY NHA NUOC
DOI VOI HOAT DONG XUAT BAN
2.1 Sơ lược sự ra đời và phát triển ngành xuất bản Việt Nam
* Giai doan 1945 — 1954
Ngày 03/02/1930 Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, đánh đấu một bước ngoặt quan trọng có ý nghĩa lịch sử trọng đại trong sự phát triển của xã hội nước
ta Điều đó khẳng định đường lối và phương pháp lãnh đạo đúng đắn đối với
phong trào đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam
của Đảng Nhận thức được vai trò của sách, báo và công tác xuất bản trong cuộc đấu tranh cách mạng, ngay từ khi thành lập, dưới sự lãnh đạo của Đảng, công tác
xuất bản cách mạng đã trở thành một lĩnh vực quan trọng trên mặt trận văn hóa
tư tưởng của Đảng Công tác xuất bản sách đã góp phần to lớn vào việc truyền
bá chủ nghĩa Mac — Lénin, tuyên truyền, phố biến đường lối chính trị, các chủ
trương, chính sách của Đảng, đồng thời có tác dụng quan trọng trong việc tuyên truyền, cổ động, tổ chức quan ching trong các cao trào cách mạng, góp phân to lớn vào sự thành công của Cách mạng tháng Tám năm 1945
Tuy nhiên, ngành xuất bản cách mạng nước ta thực sự ra đời sau Cách
mạng tháng Tám với sự thành lập nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, đứng
đầu là Hồ Chủ tịch Để đối phó với nguy cơ “thù trong, giặc ngoài”, Hồ Chủ tịch ra lời kêu gọi nhân dân cả nước đoàn kết cùng nhau chống lại giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm, tạo thời cơ chuẩn bị kháng chiến và giữ vững chính quyền nhà nước, trong đó xuất bản là một lực lượng quan trọng góp phân tích cực vào
sự nghiệp kháng chiến kiến quốc của dân tộc, đặc biệt là chống giặc dốt Do đó, ,
trong lĩnh vực văn hóa, thông tin, ngày 28/8/1945 Đảng và Nhà nước cho thành lập Bộ Thông tin — Tuyên truyền để chỉ đạo công tác xuất bản, đến ngày
Trang 2501/01/1946 đổi tên là Bộ Tuyên truyền và Cổ động Trong Chỉ thị “Kháng chiến
kiến quốc” (ngày 25/11/1945) đã chỉ đạo, định hướng đối với công tác xuất bản:
“Các cơ quan chấp hành cấp dưới phải ra những sách báo nhỏ nói về công tác và chủ nghĩa Mác Tổng bộ Việt Minh phải thành lập một Bộ tuyên truyền điều
khiến các tờ báo của Mặt trận và ra một loạt sách phổ thông của Mặt trận” Để
củng cố chính quyền, ngày 06/01/1946 Đảng và Nhà nước tổ chức Tổng tuyến
cử bầu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, đồng thời ban hành Hiến pháp
và nhiều sắc luật quan trọng Đôi với lĩnh vực xuât bản, hàng loạt các văn bản
bố Sắc lệnh số 18/SL về việc “Đặt thể lệ lưu chiểu văn hóa phẩm”, sau đó,
Chính phủ ban hành Nghị định 76/GD-ND của Bộ Quốc gia Giáo dục về “Chế
độ lưu chiểu văn hóa phẩm” Ngày 20/8/1946 Hồ Chủ tịch tiếp tục ban hành Sắc
lệnh số 159/SL, về quy định “Đặt ra sự kiểm duyệt các thứ ấn loát phẩm”
Trong giai đoạn này, các cơ quan xuất bản của Đảng và Nhà nước bắt đầu
được thành lập Sau Chỉ thị “Kháng chiến kiến quốc”, ngày 23/11/1945 Nhà
xuất bản Lao động trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ra đời, tiếp
đó, ngày 05/12/1945 Nhà xuất bản Sự thật (tiền thân là Nhà xuất bản Giải ,
phóng) được thành lập, sau đó Nhà xuất bản Văn hóa cứu quốc của Tổ chức Văn hóa cứu quốc ra đời Đây là ba nhà xuất bản đầu tiên của Đảng và Nhà nước
Việt Nam Dân chủ cộng hòa, có nhiệm vụ xuất bản các loại sách lý luận chính trị, khoa học kĩ thuật, văn học, nghệ thuật, sách học chữ quốc ngữ Các cuốn
sách xuất bản đã phục vụ đắc lực cho khẩu hiệu cách mạng là diệt giặc đói, giặc
đốt và giặc ngoại xâm Các hiệu sách của các nhà xuất bản được thành lập ở cả
ba miền Bắc, Trung, Nam vừa làm nhiệm vụ phát hành sách vừa làm công tác
tuyên truyền với quần chúng nhân dân Đồng thời với việc thành lập các nhà
xuất bản, Đảng và Nhà nước tiến hành thành lập các nhà in nhu: Nha in Quốc
gia, nhà in Lao động và nhà in Tiến bộ Đầu năm 1946 cơ quan Tổng phát hành sách báo cứu quốc được thành lập Với sự ra đời của các nhà xuất bản, các nhà
Trang 26năm 1945 đã chứng tỏ tầm quan trọng của hoạt động xuất bản trong công cuộc kháng chiến kiến quốc của nước ta và ngành xuất bản cách mạng Việt Nam ngay
từ những ngày đầu đã bám sát nhiệm vụ chính trị và phục vụ tốt nhu cầu của
nhân dân, hoạt động theo đúng sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước
Nhiệm vụ của ngành xuất bản càng nặng nề khi cả nước ta bước vào cuộc kháng chiến trường kì chín năm chống thực dân Pháp xâm lược (1946 — 1954),
cuộc kháng chiến đòi hỏi sự nỗ lực vượt bậc của toàn Đảng, toàn dân ta trên tất
cả các lĩnh vực: chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội trong đó hoạt động
xuất bản là một trong những lĩnh vực rất quan trọng của công tác văn hóa trong
kháng chiến Với tầm quan trọng của văn hóa phục vụ sự nghiệp kháng chiến,
Đảng và Nhà nước luôn quan tâm và chỉ đạo sát sao đến công tác văn hóa, trong
đó có hoạt động của ngành xuất bản Để tăng cường năng lực và sản phẩm đáp
ứng nhu cầu ngày càng tăng về sách báo cho công cuộc kháng chiến, năm 1947
Nhà xuất bản Vệ quốc quân, năm 1948 Nhà xuất bản Quân du kích được thành
lập, đây là hai nhà xuất bán trực thuộc Bộ Tổng Tư lệnh (tiền thân của Nhà xuất
bán Quân đội nhân dân sau này) Đồng thời trong năm 1948 Nhà xuất bản Văn
nghệ thuộc Hội Văn nghệ Việt Nam (tiền thân là Nhà xuất bản Văn hóa cứu
quốc) được ra đời Tại các tỉnh, các nhà xuất bản cũng dần được thành lập, ở
Nam Bộ có Nhà xuất bản Nhân dân miền Nam (1948) Khu vực Trung Bộ có cơ
quan Văn hóa kháng chiến, ở khu IV có Nhà xuất bản Dân chủ mới Tuy số
nhà xuất bản được thành lập thêm nhiều song ở trung ương, hai nhà xuất bản
Lao động và Sự thật và ở địa phương có nhà xuất bản Vệ quốc quân và Quân du _
kích là những nhà xuất bản đi đầu trong việc cung cấp các loại ấn phẩm đa dạng,
có chất lượng tốt, phù hợp nhu cầu của sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc
Trước yêu cầu cần thiết để chỉ đạo tập trung và kịp thời đối với hoạt động
xuất bản, Đảng và Nhà nước đã thành lập một tổ chức thống nhất điều hành hoạt
động xuất bản sách báo là Nhà ¡in Quốc gia Sau Sắc lệnh số 122/SL ngày
10/10/1952 của Chủ tịch Hồ Chí Minh Nhà in Quốc gia (trực thuộc Nha Tuyên
truyền — Văn nghệ, tiền thân của Bộ Văn hóa sau này) được thành lập, có nhiệm
Trang 27vụ vừa làm công tác in vừa phát hành sách báo Nhà in Quốc gia có nhiều chỉ
nhánh ở các liên khu nên phục vụ nhanh chóng, kịp thời cho việc tuyên truyền,
giáo dục, động viên tính thần của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta trong cuộc
kháng chiến, góp phần quan trọng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến mà đỉnh
cao là Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ tháng 5/1954 buộc thực dân Pháp phải
ký Hiệp định Giơnevơ, chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam, lập lại hòa bình ở
Đông Dương Như vậy, sau chín năm kháng chiến, hoạt động của ngành xuất bản nước ta đã có bước chuyển mới mang tính thông nhât cao, sô nhà xuât bản
sách xuất bản được nâng cao về chất lượng, hình thức phong phú, đa dạng về chủng loại đáp ứng tốt nhụ cầu của cuộc kháng chiến
* Giai đoạn 1954 — 1975
Sau Hiệp định Giơnevơ, lịch sử nước ta bước sang một trang sử mới rất đặc
biệt Theo quy định của Hiệp định nước ta bị chia làm hai miền, ranh giới là vĩ
tuyến 17, miền Bắc là nơi tập kết của lực lượng kháng chiến và cách mạng, do
Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Hồ Chủ tịch lãnh đạo, miền Nam là nơi
tập kết của đế quốc Mỹ và tay sai Ngô Đình Diệm Trong thời hạn hai năm, hai bên sẽ tiến hành hiệp thương để tổ chức tổng tuyển cử thống nhất trong toàn
quốc Trước tình hình thực tế của đất nước, Đảng và Nhà nước đã để ra đường
lối chiến lược cho một giai đoạn cách mạng mới, đó là xây dựng chủ nghĩa xã
hội ở miền Bắc, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam, tiến tới hòa
bình thống nhất Tổ quốc Trên cơ sở đường lối cách mạng ở hai miền, hoạt động xuất bản nước ta cũng phát triển theo hai khuynh hướng khác nhau: Ở miền Bắc xây dựng và phát triển nền xuất bán xã hội chủ nghĩa, trong khi đó ở miền Nam hoạt động xuất bản theo khuynh hướng lệ thuộc vào văn hóa Mỹ và chủ nghĩa
dân tộc phản động
Ở miền Bắc: Từ năm 1954 — 1960, dưới sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước,
hoạt động của lực lượng xuất bản, in và phát hành có nhiệm vụ quan trọng là
phải duy trì và từng bước mở rộng nên xuất bản xã hội chủ nghĩa, đáp ứng kịp
Trang 28thời các nhiệm vụ chính trị, văn hóa tại các vùng mới giải phóng, đồng thời quản lý và hướng dẫn các hoạt động xuất bản tư nhân dần đi vào nề nếp của khuynh hướng xuất bản xã hội chủ nghĩa Nhằm xác lập lại trật tự, kỉ cương cho ngành
xuất bản, báo chí, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí Sắc lệnh số 282/SL ngày 11/12/1956
về Hoạt động thông tin, tuyên truyền và xuất bản sách, báo Ngoài khang định
quyển tự do ngôn luận, tự đo xuất bản sách báo, Sắc lệnh còn quy định rõ những quyền hạn và nghĩa vụ của hoạt động thông tấn, xuất bản và báo chí, giúp cho môi trường văn hóa - xã hội lành mạnh, hạn chế những sản phẩm độc hại, phan
Chế độ xuất bản, đặt cơ sở pháp lý đầu tiên cho sự phát triển của nền xuất bản Việt Nam Trong những năm 1956, 1957 một số nhà xuất bản tiếp tục được
thành lập như: Nhà xuất bản Giáo dục, Văn hóa, Phụ nữ, Thanh niên, Kim
Đồng, Nông thôn nâng tổng số nhà xuất bản đến đầu năm 1957 là 14 nhà,
trong đó có một số nhà xuất bản tư nhân, tuy nhiên, số lượng sách xuất bản chủ yếu do các nhà xuất bản nhà nước đảm nhận, lực lượng xuất bản tư nhân hoạt
động chủ yếu kinh doanh về in ấn và buôn bán sách Về phát hành, mạng lưới
các hiệu sách nhân dân đã phát triển tới các huyện, thị xã các địa phương miền
Bắc, có nhiệm vụ phát hành và phổ biến sách tới đông đảo bạn đọc Năm 1957
Công ty Xuất nhập khâu sách báo Việt Nam (gọi tắt là Xunhasaba) được thành lập, đánh dấu sự phát triển mới của khâu phát hành nói riêng và ngành xuất bản nước ta nói chung trong việc tuyên truyền sách Việt Nam ra nước ngoài và tiếp
nhận những tỉnh hoa văn hóa của thế giới, đặc biệt là của các nước xã hội chủ
nghĩa vào Việt Nam
Năm 1959, với sự ra đời của Chỉ thị 51/CT-TW và Chỉ thị 172/CT-TW của
Ban Bí thư về Công tác xuất bản, Nhà in Quốc gia được chia thành ba ngành
xuất bản, in và phát hành Theo đó, hệ thống và quy mô xuất bản được xác lập
lại, ở trung ương thành lập thêm một số nhà xuất bản mới như: Nhà xuất bản
Ngoại văn (tiền thân của Nhà xuất bản Thế giới sau này), Văn hóa - Thông tin,
Hội Nhà văn, Y học, Khoa học - kĩ thuật, Thể dục thể thao, Âm nhạc , ở địa
Trang 29
phương, đã hình thành một số cơ quan xuất bản tách khỏi cơ quan báo chí và các
sở, ty văn hóa, do đó sách và văn hóa phẩm được xuất bản tăng lên rất nhanh, so với năm 1957, năm 1960 số bản sách được xuất bản ở miền Bắc tăng lên gần 10 lần Những chuyên ngành thuộc các lĩnh vực cơ bản và quan trọng của đất nước
như: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội đều đã có nhà xuất bản, nội dung các xuất
bản phẩm ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ chính trị của Đảng, phục
vụ công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc,
gop phan quan trọng vào sự nghiệp đấu tranh thống nhất nước nhà
l
Từ năm , hoạt động Xuã
triển khá vững chắc Cơ quan quản lý nhà nước được hình thành cả ở ba khâu
của hoạt động xuất bản Về mặt tổ chức, năm 1968, Vụ Xuất bản thuộc Ban
Tuyên giáo trung ương được thành lập có nhiệm vụ giúp trung ương nghiên cứu
đường lối và phương hướng xuất bản, đồng thời kiểm tra việc thực hiện đối với
toàn bộ hệ thống xuất bản của trung ương và địa phương Cục quán lý xuất bản
thuộc Bộ Văn hóa cũng được hình thành để giúp bộ quản lý về mặt nhà nước đôi
với các kế hoạch, chỉ tiêu, định mức của hoạt động xuất ban
Việc thành lập nhà xuất bản ở trung ương được mở rộng đối tượng là các
bộ, ngành và hội, ngoài hệ thống các nhà xuất bản của Đảng, mặt trận và đoàn
thể, từ đó hình thành nên các nhà xuất bản tổng hợp và các nhà xuất bản chuyên
ngành Ở nhiều tỉnh có phòng xuất bản trực thuộc sở hoặc ty văn hóa Đây là
thời kì ngành xuất bản miền Bắc ngoài phục vụ cho các nhiệm vụ chính trị của
Đảng và Nhà nước với nhu cầu của xã hội miền Bắc, còn phải xuất bản sách
phục vụ các khu căn cứ và chiến trường miền Nam Ngoài Nhà xuất bản Văn nghệ giải phóng được thành lập tại Hà Nội, trong một số nhà xuất bản có bộ phận làm sách phục vụ nhu cầu của miền Nam, vì vậy có thêm những tên mới như Nhà xuất bản Giáo dục Giải phóng, Nhà xuất bản Giải phóng Do trong
mặt trận việc tổ chức xuất bản sách rất khó khăn nên tất cả hơn 20 nhà xuất bản
ở miền Bắc đều tham gia vào việc xuất bản sách phục vụ cho nhu cầu người dân các vùng mới giải phóng và các lực lượng vũ trang cách mạng ở miên Nam Có
Trang 30thể nói vào đầu những năm 60, hệ thống các nhà xuất bản được tăng lên, một số cơ sở in được nâng cấp, vươn lên trình độ kĩ thuật tiên tiến, hệ thống phát hành
được tổ chức rộng hơn, bắt đầu chú trọng công tác xuất bản và phát hành sách ngoại văn phục vụ hoạt động đối ngoại, ngành xuất bản đã hình thành một lực lượng chủ lực khá mạnh của binh chủng văn hóa tư tưởng của Đảng
Ở miền Nam: Trước năm 1960 cả xã hội miền Nam chìm trong chính sách
khủng bố phát xít của Mỹ, Diệm, số nhà xuất bản tuy nhiều hơn miền Bắc nhưng số lượng sách xuất bán ít về số lượng, nghèo nàn về nội dung, chât lượng
thập, chủ yêu là các loại sách và văn hóa phẩm do quân đội Mỹ đưa vào chiếm
lĩnh thị trường sách báo miền Nam nhằm đồng hóa văn hóa người dân Việt
Nam Tuy nhiên, việc kinh doanh xuất bản sách ở các vùng đô thị miền Nam đã
đạt đến trình độ khá cao, tiếp cận và hòa nhập với thị trường sách thế giới tư bản Ngành in Sài Gòn có bước phát triển cao với máy in ốp xét nhiều màu, giấy in tốt và đẹp, đo đó, kỹ thuật in ấn và nghệ thuật trình bày sách tương đối tốt, sách in khá đẹp Ngày 20/12/1960 Mặt trận giải phóng miền Nam được thành lập đã tập hợp lực lượng yêu nước tổ chức đấu tranh chống Mỹ ngụy vì độc lập và thống nhất Tổ quốc Các cơ sở xuất bản được thành lập ở Trung ương cục
miền Nam, các thành ủy, tỉnh ủy, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt
Nam, Chính phủ lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, các quân khu, các
hội đã xuất bản được một lượng đáng kế những tác phẩm có giá trị mang đậm
tính chất yêu nước và cách mạng, phục vụ tốt nhiệm vụ tuyên truyền, cô động bộ
đội và nhân dân tích cực tham gia đánh giặc Có thể nói hoạt động xuất bản ở
vùng giải phóng miền Nam đã có những đóng góp rất đáng trân trọng cho cuộc đấu tranh chống Mỹ ngụy nhằm giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước Bên cạnh đó, ở vùng tạm chiếm của Mỹ ngụy đã xuất hiện và phát triển của khuynh
hướng xuất bản yêu nước, tiến bộ có ảnh hưởng tích cực trong đời sống tỉnh
thân của đồng bào các đô thị miên Nam
Trang 31* Giai đoạn 1975 đến nay
Ngày 30/4/1975 miền Nam hoàn toàn được giải phóng, đất nước được
thống nhất Theo sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, ngành xuất bản nhanh chóng triển khai các công việc tiếp quản hoạt động xuất bán đáp ứng yêu cầu
của nhân dan ving mới giải phóng, các nhà xuất bản đã xuất bản và tái bản
nhiều đầu sách có giá trị với số lượng hàng chục triệu bản, cùng với các loại văn
hóa phẩm khác như: tranh, ảnh, bản đồ được phục vụ kịp thời nhu cầu của
nhân dân vùng mới giải phóng Các sách phục vụ nhu câu nhân dân miễn Nam
phẩm của Bác Hồ và các đồng chí lãnh đạo Đảng, sách về Chủ nghĩa Mác —
Lênin, về truyền thống đoàn kết đấu tranh dựng nước, giữ nước của dân tộc, về chủ nghĩa anh hùng cách mạng của nhân dân, sách cho thanh thiêu nhĩ, sách
giáo khoa, sách ngoại văn Thực hiện chủ trương của Bộ Giáo dục, năm học 1975 — 1976 các cấp học phố thông trong cả nước dạy và học theo một bộ sách
giáo khoa, nhà xuất bản Giáo duc đã tập trung nhanh chóng xuất bản hàng triệu
bản sách giáo khoa cho các trường ở miên Nam
* Thời kì từ 1975 - 1985, do tình hình phát triển chung của xã hội, số lượng các nhà xuất bản nước ta có nhiều sự thay đổi Đến năm 1975 cả nước có 2l nhà xuất bản, trong đó có 20 nhà xuất bản trung ương và | nha xuất bản địa
phương (nhà xuất bản Việt Bắc), được chia thành 5 khối, có nhiệm vụ xuất bản
các máng sách khác nhau như: chính trị - xã hội, giáo dục — giáo khoa, khoa học — kĩ thuật, văn học —- nghệ thuật và các nhà xuất bản có chức năng tổng hợp thuộc các tổ chức chính trị - xã hội, các bộ, ngành Sau năm 1975 Nhà xuất bản
Giải phóng được chuyển vào thành phố Hồ Chí Minh, đổi tên là Nhà xuất bản Văn học giải phóng, đến năm 1977 hợp nhất với bộ phận xuất bản khác để thành
lập Nhà xuất bản Tổng hợp thành phố Hồ Chí minh Sau ba năm, bộ phận văn
nghệ của nhà xuất bản lại được tách ra thành Nhà xuất bản Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh (1980) Năm 1978 Nhà xuất bản Văn hóa được thành lập, trên cơ sở hợp nhất ba nhà xuất bản Văn hóa, Văn hóa dân tộc (nhà xuất bản Việt Bắc
cũ) và Phổ thông
Trang 32Trong thời kì 1975-1985 ra đời hai loại hình nhà xuất bản là nhà xuất bản
chuyên ngành ở tung ương và nhà xuất bản tổng hợp ở địa phương Những nhà xuất bản chuyên ngành được thành lập thời kì này bao gồm: Công an nhân dân, Thông tin lý luận, Pháp lý, Thống kê, Xây dựng, Giao thông vận tải, Nghe nhìn
Trước năm 1975 do điều kiện chiến tranh nên ở các địa phương miền Bắc chưa thành lập nhà xuất bản Từ năm 1980 Đảng và Nhà nước chủ trương thành lập
các nhà xuất bản tổng hợp tại các địa phương ba miền Bắc, Trung, Nam Riêng
Minh, Nhà xuất bản Văn nghệ thuộc Hội Liên hiệp Văn học và nghệ thuật TP Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Tổng hợp TP Hồ Chí Minh thuộc Thành ủy TP Hồ Chí Minh |
Tai 11 tinh, thanh phé khác có 11 nhà xuất bản làm nhiệm vụ xuất bản sách phục vụ nhu cầu cho nhân dân các tỉnh, thành phố đó, bao gom: nhà xuất ban
của Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh, Thuận Hóa, Đồng Nai, Cửu `
Long, Phú Khánh, Kiên Giang, Hậu Giang, Mũi Cà Mau Như vậy, đến năm
1985, cả nước có 40 nhà xuất bản (gồm 26 nhà xuất bán trung ương và 14 nhà
xuất bản địa phương) Hầu hết các nhà xuất bản ở trung ương đều có chỉ nhánh
tại TP Hồ Chí Minh để cung cấp sách cho nhu cầu của các tỉnh phía Nam Tuy điều kiện sau chiến tranh còn nhiều khó khăn, song các nhà xuất bản đều cố gắng tìm tòi, khai thác những lợi thế của đơn vị để tổ chức bản thảo và xuất bản
những tác phẩm có giá trị, sách xuất bản da dạng, phong phú về thé loại, việc
định hướng xây dựng kế hoạch xuất bản đài hạn của một số nhà xuất bản đã
hình thành các bộ sách lớn như tuyến tập, tổng tập về cơ bản đáp ứng tốt nhu
cầu của xã hội Thời kì này công tác xuất bản đối ngoại và hợp tác quốc tế được coi trọng và mở rộng, các nhà xuất bản, các công ty in và công ty phát hành sách đều tích cực tham gia công tác xuất bản đôi ngoại và hợp tác quốc tế, góp phan
tuyên truyền giới thiệu về đất nước và con người Việt Nam, tranh thủ sự đồng
tình ủng hộ của nhân dân thê giới đôi với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta
Trang 33* Thời kì 1986 - 1994: Sau Đại hội VI của Đáng, nền kinh tế nước ta chuyển dần sang hoạt động theo cơ chế thị trường Theo sự chỉ đạo, định hướng
của Đảng va Nhà nước hoạt động xuất bản cũng có những bước chuyển đôi phù
hợp Với sự ra đời của hàng chục nhà xuất bản thuộc các bộ, ngành trung ương
và ở các tỉnh, đến năm 1991, cả nước có 52 nhà xuất bản, trong đó gồm 29 nhà xuất bản trung ương và 23 nhà xuất bản địa phương Theo Chỉ thị số 08/CT-TW của Ban Bí thư nguy 31/3/1992 về Tăng cường sự lãnh đạo và quản lý nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác báo chí, xuât bản, ngành xuât bản cân
sách lý luận chính trị như: Nhà xuất bản Sách giáo khoa Mác — Lênin, Nhà xuất
bản Thông tin —- Lý luận, Nhà xuất bản Pháp lý Sang năm 1992 Đảng và Nhà
nước quyết định hợp nhất ba nhà xuất bản trên với Nhà xuất bản Sự thật thành
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia — Sự thật Ba nhà xuất bản thuộc ngành văn hóa
- thông tin hop nhất thành Nhà xuất bản Văn hóa — Thông tin Hai nhà xuất bản
ngành giáo dục là Nhà xuất bản Giáo dục và Nhà xuất bản Đại học — Trung học
chuyên nghiệp hợp nhất thành Nhà xuất bản Giáo dục Cũng theo Chỉ thị, đối
với những nhà xuất bản địa phương, sau vài năm hoạt động nếu hoạt động
không hiệu quả, không đủ năng lực, trình độ và điều kiện thì phải ngừng hoạt động Trong hai năm 1991 và 1992 các nhà xuất bản: Hậu Giang, An Giang, Bình Định, Long An, Tiền Giang, Quảng Ngãi, Quảng Ninh đã xin ngừng
hoạt động Như vậy, sau thực hiện Chỉ thị 08/CT-TW của Ban Bí thư hệ thống
các nhà xuất bản đã giảm đi đáng kể, từ 52 nhà xuất bản năm 1991, đến năm
1994 cả nước chỉ còn 36 nhà xuất bản
* Thời kì 1995 đến nay: hoạt động của ngành xuất bản đi vào ôn định và có xu hướng phát triển mạnh Đáp ứng yêu cầu của một số lĩnh vực chuyên ngành quan trọng như: bản đổ, bưu chính — viễn thông, thông tấn, tư pháp, tài chính
cũng như sự phát triển của một số trường đại học lớn ở nước ta có nhu cầu thành
lập nhà xuất bản và phù hợp quy hoạch phát triển ngành nên được phép thành lập nhà xuất bản Các nhà xuất bản được thành lập qua các năm đã nâng số nhà
Trang 34xuất bản năm 2002 lên 48 nhà, năm 2006 tăng lên 52 nhà, năm 2008 có 55 nhà xuất bản và đến năm 2011 cả nước ta có 64 nhà xuất bản, bao gồm 52 nhà xuất
bản trung ương và 12 nhà xuất bản địa phương Phần lớn các nhà xuất bản được
thành lập sau năm 1995 đều hoạt động có hiệu quả, góp phần cho sự phát triển
vững chắc của ngành xuất bản nước ta
Với sự ra đời của các nhà xuất bản thuộc hầu hết các lĩnh vực của đời sống
xã hội nên sách xuất bản rất phong phú, đa dạng đáp ứng nhu câu ngày càng cao
của bạn đọc và xã hội Đông thời việc xuât bản sách đã hướng đên phục vụ cho
công tác xuất khẩu và đối ngoại Cơ sở vật chất, kĩ thuật của hầu hết các nhà
xuất bản đều được nâng lên Gần một nửa số nhà xuất bản nước ta (khoảng 30
nhà xuất bản) đã tổ chức hoạt động khép kín cả ba khâu: xuất bản — in — phát
hành, trong đó có nhiều nhà xuất ban trang bị khâu in rất hiện đại cũng như đầu
tư trung tâm phát hành sách rất chuyên nghiệp và hiệu quả Lĩnh vực in có những bước tiến vượt bậc ở tất cả các khâu công nghệ: trước in, in và sau in
Nhà nước đã tạo điều kiện hỗ trợ hai trung tâm in là Hà Nội và thành phố Hồ
Chí Minh nhằm đồng bộ hóa công nghệ in offset, tạo bước phát triển vững chắc,
có tác dụng thúc đẩy ngành in cả nước phát triển Cùng với Hà Nội và thành phố
Hồ Chí Minh, các khu vực trọng điểm như: Nghệ An, Đà Nẵng, Cần Thơ
cũng có các cơ sở in hiện đại với nhiều thành phần kinh tế tham gia đã đáp ứng
hầu hết nhu cầu in của cả nước Đồng thời, lĩnh vực phát hành sách đã bước đầu hình thành thị trường sách đa dạng, phong phú, có phong cách phục vụ chuyên nghiệp với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế Đây là bước phát triển rất quan trọng của hoạt động xuất bản nước ta, khăng định sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng và Nhà nước nhằm từng bước xây dựng ngành xuất bản nước ta trở
thành một nền xuất bản độc lập, tự chủ, tiến dần đến hiện đại
2.2 Sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước đối với hoạt
động xuất bản |
Trong qua trinh lãnh đạo cách mạng, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm
Trang 35
lịch sử, tương ứng với nhiệm vụ cách mạng, Đảng và Nhà nước ta đều có những chủ trương, giải pháp phù hợp thông qua các Nghị quyết, Chỉ thị định hướng, tạo
điều kiện cho hoạt động xuất bản phát triển
Với từng thời kỳ phát triển kinh tế - chính trị, văn hoá - xã hội của đất nước,
Đảng ta có chủ trương, đường lối khác nhau Từ đó Nhà nước có các văn bản pháp luật để thể chế hoá Khi các chủ trương, đường lối của Đẳng đã thể chế hoá thành pháp luật, một mặt, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức thực hiện
chúng trong thực tế bằng các hoạt động chuyên môn Mặt khác, các cơ quan nhà ng qua các hoạt
động thanh tra, kiểm tra để xử lý vi phạm, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, to
cáo Như vậy, các chủ trương, đường lối của Đảng sẽ được kiểm nghiệm trong
thực tế và thực tiễn những chủ trương, đường lối nào không phù hợp sẽ được điều chỉnh, sửa đổi Thực tế lịch sử Việt Nam đã chứng minh điều đó, để đưa đất nước
hoà nhập với xu thế phát triển của thời đại, Đại hội lần thứ VI của Đảng cộng sản Việt Nam đã đề ra đường lối đổi mới Hiến pháp năm 1992 và các đạo luật lần lượt ra đời, thể chế hoá Nghị quyết Đại hội VÌ
Từ tháng 7/1993 Luật Xuất bản được ban hành Đây là cơ sở pháp lý đảm bảo cho hoạt động xuất bản phát triển, là hành lang pháp lý cho việc điều hành của cơ quan quản lý nhà nước cũng như việc kiểm soát và xử lý của cơ quan tư pháp Tiếp sau đó, nhiều văn bản của Chính phủ, của Bộ Văn hố - Thơng tín và các Bộ, ngành đã giải thích, hướng dẫn và cụ thể hoá sắc Luật phù hợp với từng thời điểm và đã có những tác động tích cực giúp cho hoạt động xuất bản luôn phát triển đúng hướng, từng bước thoả mãn nhu cầu hưởng thụ văn hoá của nhân
đân, góp phần đắc lực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Để góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ VI của Đảng, ngày 17/10/1997, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị 22- CT/TW “Vẻ tiếp tục đổi mới
và tăng cường sự lãnh đạo, quản lý công tác báo chí, xuất bản”
Vào những năm cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, đất nước ta bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế Hơn lúc nào hết, Đảng ta nhận thức rõ hơn vị trí, vai trò quan trọng của hoạt động xuất
Trang 36bản trong sự phát triển chung của đất nước Vì vậy, ngày 27/1/2003 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX đã ra Chỉ thị 20- CI/TW chỉ thị của Ban Bí thư “Về nâng cao chất lượng, hiệu quả xuất bản, phát hành sách lý luận, chính trị trong tình hình mới” Đặc biệt, ngày 25/8/2004 Ban Bí thư đã ra Chỉ thị 42- CT/IW “Về nâng cao chất lượng toàn diện của hoạt động xuất bản” Chỉ thị khẳng định: “Nhận rõ sự nghiệp xuất bản là một lĩnh vực hoạt động tư tưởng sắc bén của Đảng, Nhà nước và nhân dân, là một bộ phận quan trọng của nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, có nhiệm vụ tích luỹ và truyền bá các giá trị tỉnh thần, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hoá, xây dựng nên tầng tư tưởng, thế giới quan, nhân sinh quan cách mạng và khoa học của xã hội; xây dựng đạo đức, lối sống và phát triển toàn diện nhân cách con người Việt Nam ” Chỉ thị xác định rõ năm nhiệm vụ, sáu giải pháp để đưa hoạt động xuất
bản tiến lên bước phát triển mới
Qua các văn bản của Đảng về công tác lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động xuất bản, chúng ta thấy rõ tính chất nhất quán xuyên suốt là Đảng ta luôn đề cao vị trí, vai trò rất quan trọng của hoạt động xuất bản trong lĩnh vực tư tưởng, văn hoá
nói chung, đến Chỉ thị 42- CI/TW quan điểm đó càng được thể hiện rõ
Sau hơn 10 năm thực hiện Luật Xuất bản, bên cạnh những ưu điểm, tích
cực, cũng nảy sinh nhiều vấn để mới do thực tế cuộc sống đặt ra Một SỐ qUy định trong Luật và các văn bản hướng dẫn thị hành luật còn thiếu cụ thể hoặc đã
lạc hậu, không còn phù hợp với thực tiễn hoạt động xuất bản, gây ra những khó khăn, vướng mắc cho hoạt động xuất bản
Trước yêu cầu phát triển mạnh mẽ của sự nghiệp xuất bản trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Luật Xuất bản năm 2004 đã được Quốc hội khoá XI thông qua ngày 03/12/2004 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2005 Luật Xuất bản năm 2004 được thừa hưởng những tư tưởng tiến bộ của
Sắc Luật 003/SLt, Luật Xuất bản năm 1993, tổng kết được thực tiễn lãnh đạo và
quản lý xuất bản trong những năm đổi mới, đón nhận được những đòi hỏi mới
của nên kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam và nhu cầu
Trang 37Xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm về quản lý nhà nước trong thời kì mới, Bộ
Văn hoá - Thông tin (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông) đã nghiên cứu trình Chính phủ ban hành Nghị định 111/2005/NĐ-CP ngày 26/8/2005 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xuất bản, Bộ Văn hố - Thơng tin đã ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật sau:
- Thông tư số 30/2006/TT-BVHTT ngày 22/2/2006 “Hướng dẫn thi hành Nghị định số 111/2005/NĐ-CP ngày 26/8/2005 của Chính phủ quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xuất bản”, Quyết định số 31/QĐÐ-
à “ lê > Ã a fn
xác nhận đăng ký, tờ khai nộp lưu chiểu sử dụng trong hoạt động xuất bản”
- Quyết định số 102/2006/QĐ-BVHTT ngày 29/12/2006 của Bộ Văn hoa - Thông tin về việc ban hành “Quy chế lưu chiểu xuất bản phẩm” và Thông tư
Liên tịch số 01/2007/TTLT - BVHTT - BTC của Bộ Văn hố - Thơng tin và Bộ
Tài chính về việc “Hướng dẫn định mức và chế độ thù lao đọc xuất bản phẩm lưu
chiểu” Đây là hai văn bản xác lập cơ sở pháp lý đồng bộ trong việc quản lý lưu chiểu xuất bản phẩm theo quy định của Luật Xuất bản và các văn bản hướng dẫn
thi hành Luật
- Thông tư số 61/2006/TI-BVHTT ngày 15/6/2006 của Bộ Văn hố -
Thơng tin “Hướng dẫn in các thông tin trên lịch”
- Thông tư Liên bộ số 03/2006/TTLT - BTNMT - BVHTTT ngày 15/3/2006
của Bộ Văn hoá - Thông tin và Bộ Tài nguyên - Môi trường về “Hướng dẫn quản lý hoạt động xuất bản bản đồ”
- Quyết định số 38/2008/QĐÐ-BTTTT ngày 17/6/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành “Quy chế liên kết trong hoạt động xuất bản” thay thế
Quyết định số 75/1999/QĐ-BVHTTT ngày 08/11/1999 của Bộ trưởng Bộ Văn hố
- Thơng tin ban hành “Quy chế liên doanh về in và phát hành xuất bản phẩm” Trước yêu cầu hội nhập kinh tế của đất nước, ngày 03/6/2008 Quốc hội khóa 12 đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất bản, số 12/2008/QH12, sau đó Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên cứu trình Chính
Trang 38phủ ban hành Nghị định 11/2009/NĐ-CP ngày 10/02/2009 sửa đổi, bổ sung Nghị định 111/2005/NĐ-CP ngày 26/8/2005 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xuất bản
Về cơ bản các văn bản quy phạm pháp luật trên đã hướng dẫn được các nội dung do Luật Xuất bản của Chính phủ đặt ra, tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho việc thực thi của tất cả các chủ thể tham gia hoạt động xuất bản
Với hệ thống các văn bản pháp luật đã ban hành trong hoạt động xuất bản cho thấy, các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng đã được hình thành qua
cường quản lý công tác xuất bản, báo chí bằng pháp luật Trong một thời gian ngắn, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động xuất bản, điều này thể hiện sự quan tâm của các cấp chính quyền tới công tác xuất bản, đồng thời cũng cho thấy tầm quan trọng của công tác báo chí, xuất bản trong đời sống xã hội
Như vậy, tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản ở nước ta hiện nay là một trong những nội dung lớn được Đảng và Nhà nước hết sức chú ý
Để thực hiện tốt điều đó, Đảng và Nhà nước ta luôn luôn quan tâm đổi mới các
công cụ quản lý, đặc biệt là công cụ pháp luật Điều này là rất cần thiết, nhất là khi Việt Nam tăng cường mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế, gia nhập WTO
Cùng với hệ thống văn bản pháp luật được ban hành, việc thường xuyên
kiểm tra, kiểm soát thực hiện pháp luật, xử lý kịp thời những hành vi vi phạm, bổ
sung điều chỉnh những sơ hở, thiếu sót của pháp luật là nội dung hết sức quan trọng của công tác quản lý nhà nước bằng pháp luật Bên cạnh việc ban hành
pháp luật, vấn để xây dựng cơ chế quản lý thích hợp, có sự phối hợp giữa các cơ
quan quản lý có liên quan của Đảng và Nhà nước, giữa cơ quan quản lý nhà nước
cấp trên và cấp dưới, giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý sẽ tạo môi trường cho hoạt động xuất bản ổn định và phát triển bền vững
Ngoài ra, nhằm tạo điều kiện cho hoạt động xuất bản phát triển đúng định
Trang 39độ điều tiết hoạt động xuất bản như: chính sách đầu tư, chính sách thuế, chính
sách đặt hàng, tro giá, trợ cước vận chuyển, chế độ nhuận bút, tiền lương
Trong những năm qua, với hệ thống văn bản pháp luật và các chính sách
đòn bẩy của Đảng và Nhà nước ban hành, hoạt động xuất bản đã đạt được những
thành tựu đáng kể, tạo ra một khối lượng xuất bản phẩm phong phú, đa dạng,
thoả mãn ngày một tốt hơn nhu cầu văn hoá tỉnh thần lành mạnh cho nhân dân;
góp phần giữ vững được định hướng xã hội chủ nghĩa, phục vụ đắc lực cho công tác tư tưởng, văn hoá, góp phần giữ vững nén tảng tư tưởng chủ nghĩa Mác -
đấu tranh tư tưởng, đôi mới tư duy, phát triển kinh tế và văn hoá, góp phần nâng
cao dân trí, làm phong phú đời sống văn hoá tỉnh thần của nhân dân Hoạt động xuất bản đã nhanh chóng vượt qua những lúng túng ban đầu, kịp thời chuyển đổi
cơ chế hoạt động để thích nghỉ với cơ chế thị trường, bước đầu đã hình thành thị trường xuất bản phẩm có sự quản lý của nhà nước Công tác quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động xuất bản đã tạo được hành lang pháp lý thuận
lợi, với các chính sách hỗ trợ hoạt động của ngành phát triển đúng định hướng;
cơ sở vật chất kỹ thuật cả ba khâu hoạt động xuất bản có nhiều tiễn bộ, từng
bước đi lên hiện đại Công nghệ xuất bản đang tiếp cận với những công nghệ
tiên tiến nhất Chất lượng và số lượng đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật, nghiệp
vụ đã được nâng lên, từng bước theo kịp với trình độ quản lý hiện đại cũng như trình độ công nghệ cao của hoạt động xuất bản Nội dung hình thức xuất bản
phẩm có sự cải tiến về kỹ thuật và mỹ thuật, đáp ứng được nhu cầu ngày càng
cao của xã hội |
Chỉ thị 42-CT/TW và Luật Xuất bản 2004 đã từng bước nâng cao chất
lượng toàn diện của hoạt động xuất bản Các nhà xuất bản đã quán triệt sâu sắc
phương hướng, nhiệm vụ công tác tư tưởng, văn hóa của Đảng và yêu cầu thực tiễn để xây dựng, hình thành kế hoạch xuất bản của mình, tập trung tổ chức xuất bản nhiều xuất bản phẩm hay, đẹp, tiếp tục tuyên truyền các Nghị quyết Đại hội của Đáng, sự kiện Việt Nam gia nhập WTO, tuyên truyền các Nghị quyết của
Trang 40Trung ương, đợt vận động toàn Đảng, toàn dân Học tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh xây dựng lối sống tốt đẹp của người Việt Nam, mở
rộng giao lưu văn hóa với các nước, phát triển kinh tế - xã hội
Quán triệt tinh thần Nghị quyết Đại hội X của Đảng, các cơ quan quản lý
nhà nước về xuất bản đã xác định nhiệm vụ huy động các nguồn lực xã hội để
phát triển sự nghiệp xuất bản, tiếp thu tỉnh thần Chỉ thị 42, Luật Xuất bản 2004
đã thể chế hóa chỉ thị của Đảng, tạo cơ sở pháp lý cho ngành xuất bản mở rộng
hợp tác quốc tế, xây dựng xuất bản trở thành một ngành kinh tế - công nghệ hiện
đại, phát triển bền vững
Trong nền kinh tế thị trường, với tư cách là yếu tố điều chỉnh các quan hệ
xã hội, pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng đảm bảo cho hoạt động xã hội phát triển năng động, có kỷ luật, trật tự, kỷ cương Vai trò của việc thực thi Luật
Xuất bản trong những năm qua và thực trạng của hoạt động xuất bản trong cơ
chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã khẳng định những thành tựu của ngành xuất bản sau hơn 20 năm đỗi mới
2.3 Tổ chức và hoạt động của ngành xuất bản
Xuất bản là một hoạt động thuộc lĩnh vực văn hóa tư tưởng, thông qua việc sản xuất, phố biến những xuất bản phẩm đến nhiều người Về bản chất, xuất bản
là một hoạt động truyền bá các giá trị văn hóa, đó là khâu tiếp nỗi của sáng tác,
nâng cao, nhân rộng các giá trị văn hóa và mang nó đến với quảng đại quần
chúng Mỗi xuất bản phẩm hoàn chỉnh đến với người sử dụng đều phải trải qua ba khâu nối tiếp, đồng bộ và hoàn chỉnh là: xuất bản, in và phát hành Theo
nghĩa rộng, hoạt động xuất bản bao gồm ba lĩnh vực: xuất bản, in và phát hành
xuất bản phẩm Theo nghĩa hẹp, xuất bản là toàn bộ hoạt động biên tập xuất bản
diễn ra trong phạm vi nhà xuất bản Ở nước ta, hoạt động xuất bản, in và phát
hành thường là ba hoạt động riêng thuộc nhiệm vụ của ba tổ chức độc lập Xuất bản thuộc nhiệm vụ của các nhà xuất bản, in thuộc nhiệm vụ của các nha in va phát hành là chức năng của các công ty, đơn vị phát hành Tuy nhiên, cũng có