1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Chuyen de xay dung moi truong cho tre hoat dong

42 7 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xây Dựng Môi Trường Cho Trẻ Hoạt Động
Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 498,5 KB

Nội dung

Môi trường trong lớp bao gồm các trang thiết bị, học liệu và các nguyên vật liệu, đồ dùng, đồ chơi của trẻ được sắp xếp khoa học, thiết kế phù hợp chủ đề, thuận lợi trong việc tổ chức tr[r]

Trang 1

XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG CHO TRẺ HOẠT ĐỘNG

Trang 2

Câu 1: Môi trường cho trẻ hoạt động là gi?

Trả lời: Môi trường cho trẻ hoạt động là nơi có nguồn thông tin phong phú, khuyến khích tính độc lập và hoạt động tích cực của trẻ”.

Câu 2: Mục đích xây dựng MT cho trẻ hoạt động?

Tổ chức trẻ mầm non dạo chơi ngoài trời và hoạt động trong nhóm, lớp, thu hút trẻ tham gia tích cực quan sát, tìm hiểu, khám phá và hoạt động trải nghiệm để đạt kết quả mong đợi về giáo dục các lĩnh vực phát triển trong chương trình giáo dục mầm non Môi trường được thiết kế, thay đổi theo các chủ đề, chủ điểm, gắn liền với các sự kiện, đặc trưng văn hóa của địa phương.

Hoạt động 1: Môi trường cho trẻ hoạt động

Trang 3

Hoạt động 2 Nội dung môi trường cho trẻ hoạt động bao gồm?

-Môi trường trong lớp

- Môi trường ngoài lớp

- Môi trường xã hội

Trang 4

Câu 1: MT trong lớp là gì?

Môi trường trong lớp bao gồm các trang thiết bị, học liệu và các nguyên vật liệu, đồ dùng, đồ chơi của trẻ được sắp xếp khoa học, thiết kế phù hợp chủ đề, thuận lợi trong việc tổ chức trẻ tham gia các hoạt động, nhằm thực hiện

hiệu quả giáo dục các lĩnh vực phát triển ở lứa tuổi mầm non

Câu 2: Vai trò của môi trường trong lớp (MTTL)

Tổ chức môi trường hoạt động trong lớp cho trẻ hoạt động có vai trò quan trọng đối với sự phát triển về thể chất, ngôn ngữ, trí tuệ, tình cảm, kỹ năng xã hội, khả năng thẩm

mỹ, sáng ạo của trẻ

NỘI DUNG 1: MÔI TRƯỜNG TRONG LỚP

Trang 5

Chuẩn bị đủ đồ dùng, đồ chơi mang tính gợi mở,

phong phú, đa dạng, sắp xếp bố trí ở tầm mắt của trẻ, thuận lợi cho việc mở rộng nội dung chơi gắn với chủ đề;

Trang trí môi trường trong nhóm, lớp, bố trí tranh,

ảnh ở các khu vực hoạt động cần đảm bảo tính thẩm

mỹ, mang tính chất mở, các sản phẩm tranh, ảnh của

cô và trẻ trong quá trình triển khai chủ đề phù hợp với chủ đề, tạo sự mới mẻ, hấp dẫn, kích thích trẻ hoạt

động

Trang 6

Câu 3: Yêu cầu chung khi xây dựng

MTTL?

 Phù hợp với chủ đề đang triển khai, lĩnh vực nội dung trong chương trình, kinh nghiệm, hứng thú của trẻ, điều kiện từng đơn vị;

 Góc chơi bố trí thuận tiện, hợp lý, thỉnh thoảng đổi chỗ

và thay đổi đồ dùng, đồ chơi để thu hút trẻ

Trong phòng nên sắp xếp, bố trí trang thiết bị, các giá sao cho dễ dàng di chuyển để làm vách ngăn cho các

khu vực hoạt động riêng biệt phù hợp với tính chất động

và tĩnh của hoạt động, có khoảng không gian dành cho trẻ hoạt động cá nhân, nhóm nhỏ, cả lớp

Trang 7

Tùy theo kinh nghiệm của trẻ và yêu cầu triển khai của chủ đề, vào đầu năm học cô có thể tổ chức triển khai 4 khu vực đối với MG và 2 khu vực đối với trẻ Nhà trẻ Khi thiết kế góc chơi mới hoặc thay đổi góc chơi cô giáo cần tạo tình huống cho trẻ làm quen với các góc chơi, gợi ý hỏi trẻ về các loại đồ chơi, các nội dung có thể chơi ở các góc và trẻ nhận biết tên của góc đó, biết

lấy đồ chơi, học liệu và biết cất đúng nơi quy định (cô

gơi ý hỏi trẻ phát hiện ra góc chơi, tên góc sau đó cô nhắc lại làm chính xác hoá để trẻ được rõ hơn) Khi trẻ

đã quen thuộc không cần phải giới thiệu các góc

Câu 4: Cách hướng dẫn trẻ chơi

Trang 8

Bước 1: Tạo cảm xúc

Giáo viên đưa ra các tình huống thu hút sự chú ý và suy nghĩ của trẻ để trẻ đến với hoạt động góc theo nhu cầu cần thiết và hết sức tự nhiên

- Cô gợi ý, trò chuyện với trẻ về góc chính (đối với trẻ MG)( Riêng trẻ NT trò chuyện về chủ đề sau đó giới thiệu các góc chơi) các góc kết hợp, cô gợi ý hướng dẫn trẻ thỏa thuận các vai trước khi chơi trẻ tự chọn góc

chơi

- Trẻ về góc hoạt động

Trang 9

Bước 2: Trẻ hoạt động

- Trong quá trình tổ chức hoạt động giáo viên không nên can thiệp vào hoạt động của trẻ, để trẻ tạo ra sản phẩm theo ý tưởng của mình ở các góc chơi mà trẻ lựa chọn (nếu trong trường hợp trẻ không làm được, giáo viên có thể gợi ý cho trẻ)

- Đánh giá các góc chơi: ngay trong quá quá trình chơi (Giáo viên đi nhận xét từng góc kết hợp sau đó về góc chính)

Trang 10

Bước 3: Kết thúc

Hướng dẫn trẻ lưu lại ở góc một số sản phẩm trẻ tạo ra trong quá trình hoạt động, cô giáo có thể dùng sản phẩm của trẻ để xây dựng môi trường giáo dục trong

nhóm, lớp và ngoài lớp

Trang 11

Câu 5: Trẻ MG có những góc chơi nào?

Có 5 góc chính:

-Phân vai

-Xây dựng

-Học tập

-Nghệ thuật (Âm nhạc và tạo hình)

-Khám phá (thiên nhiên và khoa học)

Trang 12

1 Góc phân vai

Cần bố trí diện tích rộng để có thể chia thành môt

số góc nhỏ: cửa hàng siêu thị/ cửa hàng rau quả, phòng

khám, cửa hàng ăn uống, giải khát…

+Gợi ý một số tên góc: Bé tập làm bác sỹ; phòng khám

đa khoa; bé tập làm nội trợ, cùng nhau vào bếp, bé làm đầu bếp giỏi; đầu bếp tương lai; siêu thị của bé, cửa hàng bách hóa, siêu thị mini,

+ Các nguyên vật liệu, đồ chơi phục vụ sinh hoạt trong

cuộc sống gia đình trẻ như: Đồ chơi nấu ăn, đồ chơi gia đình, búp bê bé trai, búp bê bé gái, nội thất trong gia đình, các mặt hàng ở cửa hàng (được lựa chọn phù hợp chủ đề)

Trang 13

2.Góc xây dựng

+ Gợi ý một số tên góc: Bé tập làm kỹ sư xây dựng; bé đang xây gì? Cùng bé xây nhà (chủ đề: Gia đình); kiến trúc sư tương lai; công trình của bé;

+ Các loại đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu: Thu thập và đầu tư các nguyên vật liệu, đồ chơi để trẻ tham gia chơi các công trình xây dựng, các nguyên liệu lựa chọn phong phú, đa dạng: Bằng nhựa, bằng gỗ, bằng tre, trúc, bằng thảm …có kích thước khác nhau, khối, hình to, nhỏ, bộ xếp hình xây dựng đầy đủ các chi tiết; các phương tiện giao thông, các loại cỏ cây hoa lá, các động vật nuôi trong gia đình, động vật sống trên rừng, dưới biển … được lựa chọn bằng nhiều chất liệu và kích thước khác

nhau.(Trình chiếu một số hình ảnh)

Trang 14

VD: “Chủ đề thực vật” (xây dựng cửa hàng bán các loại rau, hoa quả, các loại hạt giống để gieo trồng…); “Chủ đề

ngành nghề” như: cửa hàng bán các loại dụng cụ phục vụ

cho các ngành nghề như: làm nông nghiệp, trồng rừng, xây dựng … cửa hàng thuốc tây, thuốc bắc, thuốc nam…

+ Lựa chọn các loại đồ chơi được thiết kế có từ thực tiễn, các đồ dùng dụng cụ sinh hoạt của con người trong cuộc sống hằng ngày để phát triển các góc chơi đóng vai phù hợp với văn hóa, ngành nghề ở địa phương như: (trồng rừng, chăn nuôi, làm nông, thợ may, thợ mộc, thợ xây, xưởng làm bánh cu đơ, làm nón lá, làm bánh gai, )

(Trình chiếu hình ảnh trang trí góc một số trường MN)

Trang 15

3.Góc học tập

3.1 Góc làm quen với toán

+ Gợi ý một số tên góc: Cùng học, cùng chơi; bé thông minh nhanh trí; Cùng bé thử tài; Ai thông minh?; ….

+ Các loại đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu: Hình học phẳng, khối, hột hạt, các bức tranh, đôminô, lô tô lắp ghép theo chủ

đề, các con số, bảng dạ, bảng gài, bộ xâu chuỗi, buộc dây, đan, xếp lồng vào nhau, tranh nối hình, cặp, bút, thước, nút chai, nắp hộp, cúc áo, chìa khoá, vỏ sò, ốc, hến, sỏi đá, các đồ dùng đồ chơi có kích thước, thể loại, màu sắc, số lượng và các nguyên vật liệu khác nhau để trẻ hoạt động tư duy như: Nhận biết, so sánh sự khác nhau về màu sắc, chất liệu, kích thước to

- nhỏ, cao - thấp, dài - ngắn, nhiều-ít., khác nhau về số liệu, hình khối … khác nhau của từng loại, từng nhóm.

Trang 16

3.2.Góc sách (Trẻ xem tranh, đọc qua hình ảnh,

làm ăng bum )

+ Các loại: Bố trí các loại sách, những bộ sưu tập (các con vật, các loại cây, lá, các loại hạt, hoa, quả, các loại đồ chơi…), tạp chí, sách, truyện tranh, họa báo, bộ tranh kể chuyện theo chủ đề, các con rối, băng dính vải, tẩy, bút xoá, kéo.….được bày trên giá

Trang 17

+ Đồ dùng, đồ chơi âm nhạc (xúc xắc, đàn, trống con,

trống lắc, phách gõ, xắc xô…)

+ Đồ dùng, đồ chơi để múa (Quạt múa, mũ múa, mặt nạ, con rối, áo váy múa, vòng múa, khăn, dải lụa, nơ, hoa )

Trang 18

4.2 Tạo hình: (Cần đủ chỗ kê giá vẽ, bàn ghế và

đôi khi sử dụng cả mặt sàn)

Bột màu, thuốc vẽ nhiều màu, giấy khổ rộng, khay đựng màu, bút lông cán dày; bút vẽ, giấy A4, bút chì màu các loại, bút chì mềm, bút sáp, phấn không độc, bảng….; đồ dùng để in; cắt, dán (kéo, hồ, giấy màu, bìa, hộp phế liệu, vải vụn, vật liệu thiên nhiên (lá cây, hến,

ốc, rơm, các loại hạt, rỗ đựng đồ cắt); tranh ảnh, báo tạp chí cho trẻ tập cắt, dán để phục vụ chủ đề; đồ dùng

để nặn

Trang 19

5.Góc khám phá (thiên nhiên, khoa học)

Được bố trí ngoài lớp hoặc tốt nhất ở một góc ngoài hiên lớp học

Gợi ý tên góc: Cùng bé trải nghiệm; bé yêu thiên nhiên; Bé cùng khám phá…

- Những phương tiện cần thiết được bố trí ở góc này:

* Những cây cảnh, các loại hạt giống được ươm mầm,

có chậu để gieo hạt, lọ nước để cho trẻ quan sát rễ cây, một số cây cảnh, cây rau quen thuộc, bể cá cảnh, thức

ăn của cá, bình tưới nước…để trẻ được chăm sóc và quan sát sự lớn lên, thay đổi của chúng và thực hành chăm sóc cây cối

Trang 20

* Kê các bàn, giá kệ để trưng bày các loại quả cân, các loại cân, nam châm, các hình học bằng nhựa, bìa cứng với các màu sắc khác nhau: hình tròn, hình tam giác,

hình vuông, hình chữ nhật, bộ chữ số, lô tô về số lượng,

lô tô các con vật, các loại rau, củ, quả, phương tiện giao thông để chơi phân loại, đếm, so sánh số lượng, thử

nghiệm cân bằng về trọng lượng, tìm hiểu về tính chất của nam châm…

Trang 21

* Tùy thuộc vào tình hình thực tế của từng đơn vị, cần

bố trí có chỗ cho trẻ chơi với cát, nước với những đồ chơi thích hợp như: rổ, đĩa, bát nhựa, các loại ca, cốc, chai, lọ có kích cỡ khác nhau, thìa, các loại vỏ trai ốc, phễu, hố cát, chậu nước, một số đồ vật có thể nổi, chìm trong nước, bể cá, đồ chơi thổi bong bóng, một số đồ dùng khuyến khích trẻ làm thí nghiệm nhuộm màu nước, nhận biết một số tính chất về nước, các khuôn in, đóng để trẻ chơi cát nước

Trang 22

(Lưu ý: Xây dựng góc cần quan tâm đến vật thật như: bể

nuôi cá, lồng nuôi chim các cây xanh, cây hoa thật, gieo hạt nảy mầm các loại cây ngắn ngày… tuy nhiên có

những loại có thể làm từ nhựa, từ nguyên vật liệu thiên nhiên khác nhau như: Các cây quả, các con vật sống

trên rừng, dưới biển, một số con vật nuôi trong gia

đình…)

(Ngoài ra có thể bố trí góc vận động)

Trang 23

Câu 6: Trẻ NT có những góc chơi nào?

Trang 24

6.2 Góc hoạt động với đồ vật và chơi xếp hình lắp ráp xây dựng

+ Gợi ý tên góc: Bé với đồ vật; Cùng bé hoạt động;Bé khám phá đồ vật; Bé yêu đồ vật….

+ Các loại đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu: Đồ chơi

đa dạng về chủng loại, các con vật, hình khối, các hộp chơi lắp, ráp, xếp hình, các khối (bằng gỗ, xốp, nhựa) nhẹ với các kích cỡ, màu sắc, hình dạng, vật liệu khác nhau phù hợp với độ tuổi nhằm cung cấp cho sử dụng các thao tác của ngón tay, bàn tay và phát triển các giác quan của trẻ

Trang 25

6.1.Góc phân vai (đặt tên góc: Giống MG)

Khu vực này thường là cố định, vì vậy giáo viên bố trí khoảng không gian phù hợp, cân đối với các khu vực

hoạt động khác

- Chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi ở các góc: Bố trí giá, kệ

đựng đồ vật, đồ chơi sát tường Đồ chơi mang tính mở, phù hợp với chủ đề, gợi ý thực hiện các thao tác vai

thích hợp với kinh nghiệm của trẻ.Tận dụng các đồ

dùng đã qua sử dụng được làm sạch, đảm bảo vệ sinh để làm đồ chơi như quần áo và một số đồ dùng trong gia đình ( điện thoại, bàn, nồi, bát, thìa nhựa, chai sữa, vỏ hộp, vỏ hộp bìa các tông làm giường…

Trang 26

6.3 Góc nghệ thuật

+ Gợi ý tên góc: Giống MG

+ Các loại đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu:

*Tạo hình: Đất nặn đã làm mềm, bột màu nước các loại, sáp

vẽ, cọ vẽ, bút màu, phấn, bảng con, dấu in, khăn ướt lau tay…và một số vật liệu thiên nhiên như quả, hoa, lá cây.

*Âm nhạc: Các dụng cụ âm nhạc, xắc xô, băng đĩa, máy ghi

âm, trang phục biểu diễn….

* Truyện tranh: Lựa chọn một số sách tranh truyện về các con vật, cây cối, truyện cổ tích phù hợp với độ tuổi và bố trí trên các giá Nên có sự thay đổi, điều chỉnh, bổ sung sách, tranh truyện phù hợp với nội dung giáo dục theo chủ đề để thu hút hứng thú của trẻ.

Trang 27

NỘI DUNG 2 MÔI TRƯỜNG NGOÀI LỚP TRONG TRƯỜNG MẦM NON

Câu hỏi 1: Môi trường ngoài trời là gì?

Môi trường ngoài trời: Bao gồm môi trường trong

và ngoài trường MN để trẻ dạo thăm, quan sát, tìm hiểu, khám phá, tham gia hoạt động trải nghiệm nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện về các lĩnh vực phát triển

Trang 28

Câu 2: Khi xây dựng môi trường ngoài trời cần lưu ý gì?

- Xây dựng quy hoạch phù hợp

Các khu vực hoạt động ngoài trời phân chia phù hợp, đảm bảo quy hoạch tổng thể của nhà trường.

- An toàn, vệ sinh: Đồ chơi, học liệu, trang thiết bị ở từng khu vực hoạt động đảm bảo an toàn, vệ sinh: Không có đồ sắc nhọn, không độc hại, vệ sinh sạch sẽ, thường xuyên kiểm tra và được bảo dưỡng định kỳ, sửa chữa kịp thời, tạo hình ảnh và ấn tượng riêng của từng trường.

- Hiệu quả: Khi tổ chức cho trẻ chơi ở môi trường ngoài lớp giáo viên cần chú ý đến kết quả mong đợi của từng hoạt động của trẻ.

Trang 29

- Sân chơi: Bố trí có một khoảng rộng riêng để cho trẻ tham gia tập thể dục buổi sáng, ngoài ra bố trí khu vực các thiết bị đồ chơi ngoài trời: hệ thống xít đu cầu trượt, nhà bóng thang leo cầu trượt, mâm quay 6 con giống, xít đu 3 con giống, bộ liên hoàn 2 khối cấu trượt, xít đu 2 ghế ngồi….( Lưu ý: sắp xếp khoa học, đảm bảo tính thẩm mỹ, các đồ chơi sắp xếp cách xa nhau để trẻ dễ hoạt động, sân thường xuyên vệ sinh sạch sẽ, tránh meo mốc, bẩn, gồ ghề không đảm bảo an toàn cho trẻ khi tham gia hoạt động) Đối với khu vực chơi với các thiết bị đồ chơi ngoài trời giáo viên khuyến khích trẻ hợp tác với nhau, thay phiên nhau chơi với các thiết bị giúp trẻ phát triển các kỹ năng vận động thô của cơ bắp, các tố chất nhanh, mạnh, khéo léo, thăng bằng, phối hợp nhịp nhàng tay, mắt…

Trang 30

Câu 3: Môi trường ngoài trời trong trường MN bao gồm?

Môi trường trong trường MN bao gồm: sân chơi, vườn trường, các loại đồ chơi lớn, các công trình vui chơi khác nhau, cây xanh bóng mát, vườn cây ăn quả, vườn rau, vườn hoa, cây cảnh, các loại cây thuốc nam, các thảm cỏ, vườn cổ tích, công viên tuổi thơ… Các con vật nuôi như

cá, chim, gà, thỏ các đường đi lối lại… trong trường mầm non

Trang 31

- Khu vui chơi phát triển vận động: hố cát (khuyến khích xây dưng hố chơi cát-nước), cột bóng rổ, thang leo, sân chơi bóng đá mini, các đồ chơi tự làm từ lốp xe cũ…

- Vườn cổ tích: Diện tích đảm bảo phù hợp với diện tích khuôn viên sân trường, được thiết kế phù hợp, sắp xếp

bố cụ hợp lý: có cổng, hòn non bộ, núi….và các nhân vật trong chuyện cổ tích như: nhổ củ cải, nàng bạch tuyết và bảy chú lùn, Thánh Giống,……(lưu ý: tránh những hình ảnh phản cảm, không phù hợp với MN)

Trang 32

- Vườn rau: Quy hoạch riêng, xây hệ thống đường đi lối lại, vòi tưới nước tự động, có nhiều loại rau theo

mùa, theo thời vụ; mỗi loại rau quy hoạch theo 1 luống riêng

- Vườn cây ăn quả: Quy hoạch theo 1 khu vực riêng, có các loại cây ăn quả, dưới mỗi góc cây nên xây thành

từng bồn, có đường đi lối lại…

- Hệ thống bồn hoa, cây cảnh: Quy hoạch phù hợp, đảm bảo tính thẩm mỹ, thường xuyên cắt tỉa, sạch sẽ

Trang 33

NỘI DUNG 3 MÔI TRƯỜNG NGOÀI TRƯỜNG MẦM NON Câu 1: Môi trường ngoài trường MN bao gồm?

Con đường, mương nước, dòng sông, làng xóm, lùm cây, ao cá, trạm y tế xã, bưu điện, đài tưởng niệm, cánh đồng, công viên, đồi núi, các di tích lịch sử, phong tục tập quán, danh lam thắng cảnh …gần nơi trường đóng

Câu 2: Đồng chí hãy nêu quy trình tổ chức thực hiện hoạt động cho trẻ tham quan ngoài trường MN?

Ngày đăng: 12/11/2021, 18:22

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

(Trình chiếu hình ảnh trang trí góc một số trường MN) - Chuyen de xay dung moi truong cho tre hoat dong
r ình chiếu hình ảnh trang trí góc một số trường MN) (Trang 14)
3.1. Góc làm quen với toán - Chuyen de xay dung moi truong cho tre hoat dong
3.1. Góc làm quen với toán (Trang 15)
3.2.Góc sách. (Trẻ xem tranh, đọc qua hình ảnh, làm ăng bum...) - Chuyen de xay dung moi truong cho tre hoat dong
3.2. Góc sách. (Trẻ xem tranh, đọc qua hình ảnh, làm ăng bum...) (Trang 16)
4.2. Tạo hình: (Cần đủ chỗ kê giá vẽ, bàn ghế và đôi khi sử dụng cả mặt sàn) - Chuyen de xay dung moi truong cho tre hoat dong
4.2. Tạo hình: (Cần đủ chỗ kê giá vẽ, bàn ghế và đôi khi sử dụng cả mặt sàn) (Trang 18)
hình vuông, hình chữ nhật, bộ chữ số, lô tô về số lượng, lô tô các con vật, các loại rau, củ, quả, phương tiện giao  thông để chơi phân loại, đếm, so sánh số lượng, thử  - Chuyen de xay dung moi truong cho tre hoat dong
hình vu ông, hình chữ nhật, bộ chữ số, lô tô về số lượng, lô tô các con vật, các loại rau, củ, quả, phương tiện giao thông để chơi phân loại, đếm, so sánh số lượng, thử (Trang 20)
* Tùy thuộc vào tình hình thực tế của từng đơn vị, cần bố  trí  có  chỗ  cho  trẻ  chơi  với  cát,  nước  với  những  đồ  chơi thích hợp như: rổ, đĩa, bát nhựa, các loại ca, cốc,  chai, lọ có kích cỡ khác nhau, thìa, các loại vỏ trai ốc,  phễu, hố cát, ch - Chuyen de xay dung moi truong cho tre hoat dong
y thuộc vào tình hình thực tế của từng đơn vị, cần bố trí có chỗ cho trẻ chơi với cát, nước với những đồ chơi thích hợp như: rổ, đĩa, bát nhựa, các loại ca, cốc, chai, lọ có kích cỡ khác nhau, thìa, các loại vỏ trai ốc, phễu, hố cát, ch (Trang 21)
6.2. Góc hoạt động với đồ vật và chơi xếp hình lắp ráp xây dựng - Chuyen de xay dung moi truong cho tre hoat dong
6.2. Góc hoạt động với đồ vật và chơi xếp hình lắp ráp xây dựng (Trang 24)
*Tạo hình: Đất nặn đã làm mềm, bột màu nước các loại, sáp vẽ,  cọ  vẽ,  bút  màu,  phấn,  bảng  con,  dấu  in,  khăn  ướt  lau  tay…và một số vật liệu thiên nhiên như quả, hoa, lá cây. - Chuyen de xay dung moi truong cho tre hoat dong
o hình: Đất nặn đã làm mềm, bột màu nước các loại, sáp vẽ, cọ vẽ, bút màu, phấn, bảng con, dấu in, khăn ướt lau tay…và một số vật liệu thiên nhiên như quả, hoa, lá cây (Trang 26)
Thông qua nhiều hình thức: Góc tuyên truyền nhóm, lớp, trao đổi trực tiếp với phụ huynh, băng rôn,  khẩu hiệu, áp phích, loa phát thanh từng thôn xóm, các  cuộc  họp  xóm,  …..về  đảm  bảo  các  quyền  lợi  của  trẻ  theo quy định; cách phòng và xử lý một - Chuyen de xay dung moi truong cho tre hoat dong
h ông qua nhiều hình thức: Góc tuyên truyền nhóm, lớp, trao đổi trực tiếp với phụ huynh, băng rôn, khẩu hiệu, áp phích, loa phát thanh từng thôn xóm, các cuộc họp xóm, …..về đảm bảo các quyền lợi của trẻ theo quy định; cách phòng và xử lý một (Trang 39)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w