¿ (2 7 ` ` ~ r ` 7
BO GIAODUC VA DAO TAO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HANH CHÍNH _ QUỐC GIA HÒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BẢO CHÍ VÀ TUYỂN TRUYEN oa ,.7 BO TH PHUQNG 4-4 Nquge ool G
_ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC TRUYEN THONG
CHO SINH VIEN CAC TRUONG CAO DANG KINH TE -
Trang 2Tôi xin cam Goan luận văn này do tôi độc lập nghiên cứu, xây dựng trên cơ sở tiếp thu ý tưởng khoa học của các tác giả đi trước, dưới sự hướng dẫn của GS, TS Trần Phúc T' hang
Tac gia
Trang 3CNH, HDH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
KTTT Kinh tế tri thức
Trang 4Bảng 2.1: Nhận thức của sinh viên về giá trị truyền thống của dân tộc 64 Bang 2.2: Ý kién của sinh viên về việc xác định mục đích sống 66
Bang 2.3: Téng hop két quả rèn luyện của sinh viên - 2 se sssssszs sec 67
Trang 5Những năm đầu của thế ky XXI, cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại tiếp tục phát triển mạnh mẽ, tác động sâu sắc tới mọi mặt của đời sống xã hội Phát triển dựa vào khoa học công nghệ trở thành xu thế tất yếu đối với các quốc gia trên thế giới Điều đó đặt Việt Nam trước nhiều thời cơ, vận hội mới song cũng nhiều thách thức và nguy cơ mới Hơn nữa, Việt Nam lại đi lên từ một điểm xuất phát thấp: nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, khoa học kỹ thuật hầu như chưa phát triển Trong bối cảnh đó, liệu Việt Nam có thé tan dụng được những cơ hội và đây lùi những thách thức của thời đại? Điều
đó phụ thuộc vào chính con người Việt Nam
Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng ta chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa Sau 20 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, đất nước ta đã thu được những thành tựu đáng tự hào trên mọi lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, xã hội Kinh tế thị trường đã đem lại cho ta những điều "kỳ diệu" trong sự phát triển kinh tế - xã hội, tuy nhiên nó cũng là
mảnh đất màu mỡ nảy sinh lối sống ích kỷ, vụ lợi, những thói hư tật xấu,
những tệ nạn xã hội đã và đang từng ngày, từng giờ làm băng hoại những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, phá vỡ nhiều nét đẹp của văn hóa truyền thống Mặt trái của cơ chế thị trường đã tạo ra một bộ phận không nhỏ lớp người trong xã hội nói chung, một bộ phận thanh niên, sinh viên nói riêng có lỗi sống chạy theo đồng tiền, buông thả, quay lưng với văn hóa, với truyền thống dân tộc
Từ thực tế đó, Đảng ta đặt ra yêu cầu phải gắn tăng trưởng kinh tế với
tiến bộ và công bằng xã hội, vừa phát triển kinh tế thị trường, đồng thời phải
Trang 6định sẽ lâm vào nguy cơ tha hóa Đi vào kinh tế thị trường, hiện đại hóa đất
nước mà xa rời những giá trị truyền thống sẽ làm mất đi bản sắc dân tộc, đánh mất bản thân mình, trở thành cái bóng mờ của người khác, của dân tộc khác Vấn đề này cũng đã được khẳng định trong Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X: “Xây dựng và hoàn thiện giá trị, nhân cách con người Việt Nam, bảo vệ và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập kinh tế quốc tế.”
Thực tiễn chứng tỏ rằng, tương lai của mỗi dân tộc phụ thuộc một phần rất lớn vào thế hệ trẻ nói chung, sinh viên nói riêng Là một bộ phận của sinh
_ viên Việt Nam, sinh viên các trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật ở Hà Nội
không thể thờ ơ trước những yêu cầu của đất nước Các thế hệ học sinh, sinh viên của các trường này đã có nhiều nỗ lực trong học tập, rèn luyện, phát huy các giá trị đạo đức truyền thống Tuy nhiên, tư tưởng thực dụng, đề cao thái _ quá vật chất khiến cho không ít học sinh, sinh viên quan niệm rằng: chỉ cần tập trung học các môn văn hóa để đỗ đạt cao, sau này kiếm được nhiều tiền, còn các môn chính trị, tư tưởng, đạo đức thì học qua loa thế nào cũng được Hiện trạng này đã làm lãng phí chất xám, lãng phí tiền bạc và công Sức của
nhà nước, xã hội, đặc biệt là lãng phí tuổi thanh xuân của thế hệ trẻ, từ đó tạo
Trang 7Vi vay, van dé gido duc gid tri dao ditc truyền thống dân tộc cho sinh viên các trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật ở Hà Nội là vấn đề quan trọng nhằm góp phần xây dựng lực lượng cho tương lai đất nước Với lý do trên tôi chọn đề tài: "Giáo dục đạo đức truyền thống cho sinh viên các trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật ở Hà Nội trong thời kỳ đấy mạnh công nghiệp hóa, -
hiện đại hóa đất nước" đễ nghiên cứu
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Xung quanh van dé dao đức truyền thống những năm gần đây đã có
nhiều công trình nghiên cứu ở dưới các góc độ khác nhau, một số bài viết đã
đề cập đến khía cạnh này hay khía cạnh khác của vấn đề, cụ thể như: "Giá tri tỉnh thần truyền thong Việt Nam" do Trần Văn Giàu chủ biên, Nxb Khoa học
xã hội, Hà Nội, 1980; "7 đưởng đạo đức Hồ Chí Minh và vấn đề giáo dục,
rèn luyện đạo đức trong nên kinh tẾ thị trường" của Hoàng Trung, Tạp chí
Triết học, số 5, 1998; "Giáo đực đạo đức đối với sự hình thành và phát triển
_ nhân cách sinh viên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay", Luận ân tiễn sĩ Triết học của Trần Sĩ Phán, 1999; "Ké thita va d6éi mới các giá trị đạo đức truyền thong trong quá trình chuyển sang nên kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay",
Luận án tiến sĩ Triết học của Nguyễn Văn Lý, 2000; "Lý ưởng đạo đức và việc
giáo đục lý tưởng đạo đức cho thanh niên trong điểu kiện hiện nay" của Đoàn
Văn Khiêm, Tạp chí Triết học, số 2, 2001; "Kế thừa tr trởng đạo đức Hồ Chí
Minh trong công cuộc đối mới ở Việt Nam hiện nay" của Lê Sĩ Thắng, Tạp chí Triết học, số 5, 2002; "Một số biếu hiện của sự biến đổi giá trị đạo đức trong nên kinh té thị trường ở Việt Nam hiện nay và giải pháp khắc phục" của
Nguyễn Đình Tường, Tạp chí Triết học, số 6, 2002; "Quan hệ biện chứng
Trang 8Phòng, Tạp chí Lý luận chính trị, số 5, 2003; “Giáo đục y thức đạo đức cho
sinh viên Việt Nam hiện nay” của TS.Võ Minh Tuấn, 2003; “Bồi dưỡng đạo đức cách mạng cho thế hệ trẻ”, Tạp chí Xây dựng Đảng, 2007; “Định hướng
giá trị cho sinh viên trong giai đoạn hiện nay”, Báo cáo khoa học chuyên đề Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2007 v.v
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu, bài viết trên đều có ý nghĩa to
lớn đối với việc kế thừa và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống hiện
nay ở nước ta Tuy nhiên, những công trình này chưa đề cập một cách trực tiếp đến việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho sinh viên của các trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật ở Hà Nội trong giai đoạn công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đấtnước —_
3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1 Mục đích của luận văn
Trên cơ sở phân tích những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam, luận văn đánh giá thực trạng việc giáo dục các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho sinh viên các trường Cao đăng Kinh tế - Kỹ thuật ở Hà Nội và nêu ra một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho sinh viên của các trường này trong thời kỳ đây mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước |
3.2 Nhiém vụ của luận văn
- Hệ thông hóa những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, từ đó xác
định tầm quan trọng và yêu cầu của việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên Việt Nam trong thời kỳ đây mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Trang 9nhân của nó |
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhăm nâng cao hiệu quả giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho sinh viên các trường Cao đăng Kinh tế - Kỹ thuật ở Hà Nội trong thời kỳ đây mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước |
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đỗi tượng nghiên cứu của đề tài là những giá trị đạo đức truyền thống và việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc
cho sinh viên hiện nay |
- Pham vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu của luận văn là vấn đề giáo dục đạo đức truyền thống cho sinh viên các trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật ở Hà Nội
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 3.1 Cơ sở lý luận
Thực hiện bản luận văn này tác giả dựa trên cơ sở của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về đạo đức và giả trị đạo đức truyền thông Ngoài ra, tác giả luận văn có tham khảo, kế thừa các thành tựu của các công
trình nghiên cứu đã được công bồ có liên quan đến đề tài
3.2 Phương pháp nghiên cứu
“Tác giả luận văn sử dụng phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện
chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, kết hợp phương pháp lịch sử và lôgíc, phân
tích và tổng hợp quy nạp và diễn dịch, điều tra xã hội học nhằm thực hiện
Trang 10những giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên các trường Cao dang Kinh tế - Kỹ thuật ở Hà Nội trong giai đoạn hiện nay
- Trên cơ sở khái quát thực trạng công tác giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên các trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật ở Hà Nội, bước đầu đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho sinh viên Việt Nam trong điều
kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
- Kết quả nghiên cứu của luận văn có thé làm tài liệu tham khảo cho VIỆC nghiên cứu, giảng dạy và học tập các môn lý luận chính trị, các môn khoa học xã hội và nhân văn
7 Kết cầu của luận văn
Trang 11GIAO DUC GIA TRI DAO DUC TRUYEN THONG CHO SINH VIEN TRONG THOI KY DAY MANH CONG NGHIEP HOA, HIEN DAI HOA
1.1 Giá trị đạo đức truyền thống
1.1.1 Giá trị đạo đức và giá trị đạo đức truyền thông
Giá trị đạo đức thuộc hệ thống giá tri tinh thin được tao ra va ton tai trong mọi hoạt động sống của con người, quy định hành vi của họ Giá trị đạo đức có tính đặc thù do đặc điểm của đạo đức quy định
Đạo đức với tính cách là một hình thái ý thức xã hội có thể được xem là
toàn bộ những quan điểm về thiện, ác, tốt, xấu, lương tâm, trách nhiệm, hạnh
phúc, công băng và về những quy tắc đánh giá, điều chỉnh hành vi ứng xử giữa cá nhân với xã hội, giữa cá nhân với cá nhân trong xã hội
Đạo đức xâm nhập vào tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội Chang hạn khi ta nói tới hành vi đạo đức, điều đó không có nghĩa là có một hành vi hoàn toàn độc lập, không có quan hệ gì với các hành vi xã hội khác Bởi lẽ hành vi đạo đức là sự thể hiện lợi ích xã hội thông qua sự thực hiện những
yêu cầu xã hội bởi các cá nhân Nó có thể được biểu hiện trong kinh doanh,
trong chính trị hay trong bất kỳ lĩnh vực hoạt động nào của con người Do đó, đạo đức được coi là một phẩm chất chung, một thuộc tính chung của mọi hành vi xã hội Ngay cả đối với quan hệ đạo đức, đó cũng không phải là quan hệ tách rời những quan hệ kinh tế, chính trị hay tôn giáo, mặc du quan hé đạo đức là quan hệ có tính chất đặc thù, là cái xác định mặt giá trị của hành vi
Trang 12lịch sử
Như vậy, có thể thấy giá trị đạo đức gắn nhu cầu điều chỉnh mối quan hệ lợi ích cá nhân và cộng đồng tạo nên sự thống nhất hài hòa giữa chúng Giá trị đạo đức được xác định là những chuẩn mực, những khuôn mẫu lý tưởng, những quy tắc ứng xử nhằm điều chỉnh và chuẩn hóa hành vi con người; được
hình thành và phản ánh những yêu cầu của đời sống xã hội Xã hội nào cũng
cần đến những nguyên tắc, chuẩn mực quy định hành vi của con người để ổn định, tồn tại và phát triển, nhưng khác với các phương thức điều chỉnh khác, giá trị đạo đức điều chỉnh hành vi của con người trên cơ sở tự nguyện, tự giác Do đó, có thể coi giá trị đạo đức là “những thái độ và hành vi được con người lựa chọn, được đánh giá là có ý nghĩa tích cực đối với đời sống xã hội, được lương tâm đồng tình và đư luận biểu dương Giá trị đạo đức vì thế có ý nghĩa thiết yếu đối với đời sống xã hội” [34 tr.5 1]
Giá trị đạo đức giống như các giá trị khác cũng phụ thuộc vào những quan hệ kinh tế Ph.Ăngghen viết: “Con người dù tự giác hay không tự giác, rút cuộc đều rút ra những quan niệm đạo đức của mình từ những quan hệ thực tiễn đang làm cơ sở cho vị trí giai cấp của mình, tức là những quan hệ kinh tế trong đó người ta sản xuất và trao đổi Xét đến cùng, mọi học thuyết về đạo
đức đã có từ trước đến nay đều là sản phẩm của tình hình kinh tế của xã hội lúc bấy giờ” [37, tr.136 - 137]
Những giá trị đạo đức tiêu biểu bao giờ cũng phản ánh những yêu cầu của xã hội Chúng có nhiệm vụ hướng dẫn và quy định hành vi của con người sao cho phù hợp với lợi ích xã hội Giá trị đạo đức không phải là bẩm sinh,
cũng không phải là "nhất thành bất biến", nó nảy sinh và phát triển do tác
Trang 13trong một cộng đồng người nhất định và di tồn cho thế hệ sau
Bản thân giá trị đạo đức, xét theo thời gian có thể phân chia thành gia tri truyén thống và giá trị hiện đại Mỗi dân tộc đều có truyền thống của mình do lịch sử để lại Truyền thống là điều kiện để duy trì và phát triển cuộc sống của cộng đồng Nó là sản phẩm của quá trình phát triển của mỗi dân tộc mỗi dân tộc khác nhau có truyền thống khác nhau Cùng một dân tộc, qua từng giai đoạn lịch sử khác nhau truyền thống cũng biểu hiện và có tác động khác nhau
Giá trị đạo đức truyền thống tổn tại thông qua các phong tục tập quán và được biểu hiện tập trung ở nhân cách Nó có tính ổn định tương đối cao
Trong rất nhiều thí nghiệm tâm lý và xã hội học, người ta đã chỉ dẫn để thực
hiện phá vỡ những giá trị truyền thống, nhưng khi thực hiện những hành vi _ mới đó họ cảm thấy “chưa quen” và “ngượng” Do vậy, nói tới giá trị đạo đức truyền thống là nói tới toàn bộ những tư tưởng, tình cảm, tập quán, thói quen dao đức được truyền từ đời này sang đời khác và được mọi người tự nguyện noi theo
Truyền thống là khái niệm được nhiều nhà khoa học nghiên cứu ở nhiều khía cạnh, do đó có nhiều cách diễn đạt khác nhau Song, xét về mặt đặc trưng thì truyền thống là những gì đã trở nên ôn định, được đông đảo thừa
nhận và đã ăn sâu vào tâm lý, tập quán xã hội và truyền lại từ thế hệ này sang
thế hệ khác
Trong truyền thống của mỗi dân tộc có những truyền thống tốt và có những truyền thống xấu mà tiêu chuẩn đánh giá là nó có đóng góp vào sự tiễn bộ xã hội, có phù hợp với quy luật khách quan hay không Mặc dù truyền thống là những gì ổn định, được lưu truyền từ đời này sang đời khác, nhưng
Trang 14có những biến đổi thì truyền thống có những biến đổi nhất định, trong đó có
sự biến đổi của giá trị đạo đức truyền thống Tuy vậy, các giá trị đạo đức nói chung và các giá trị đạo đức truyền thống nói riêng, trong quá trình vận động của mình chúng vẫn giữ được “lõi bất biến” Chang hạn, tỉnh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, bao dung .luôn là những giá trị trường tồn bền vững Có điều, chúng cần được bổ sung, chuyên hóa cho phù hợp với những đặc trưng, tính chất của thời đại Do đó, nếu giữ gìn và phát triển một cách đúng hướng, các giá trị đạo đức truyền thống sẽ trở thành một động lực thúc đây su phát triển của nhân cách
Trong hệ giá trị tinh thần truyền thống Việt Nam, các gia tri dao đức chiếm vị trí nổi bật, tạo nên cốt lõi của nó Nói đến các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc ta là nói đến đặc thù của đạo đức Việt Nam với những
phẩm chất tốt đẹp đã được hình thành và bảo lưu cho tới thời điểm hiện tại
Đó là các giá trị nhân văn mang tính cộng đồng, tính ổn định tương đối, được
lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, thể hiện trong các chuẩn mực mang
tính phổ biến có tác dụng điều chỉnh hành vi giữa cá nhân với cá nhân, giữa
cá nhân với xã hội
Giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam là do cộng đồng
người Việt Nam với tất cả những điều kiện lịch sử đặc thù tạo nên bản sắc độc
đáo của nó
1.1.2 Cơ sở hình thành các giá trị đạo đức truyền thông của Việt Nam a Tac động của môi trường tự nhiên và diéu kién dia ly
Môi trường tự nhiên và điều kiện địa lý là một cơ sở hằng xuyên của cuộc sống con người Ở Việt Nam, trong những yếu tố địa lý tác động đến _ cuộc sống hàng ngày, môi trường sông - nước được coi là một yếu tô đặc biệt quan trọng, đã có tác động không nhỏ tới việc hình thành một số truyền thống
Trang 15nhau từ đồng băng ven biển đến trung du, cao nguyên và miền núi, nhưng vùng đồng bằng sông nước là nơi tập trung cư dân đông nhất với mật độ cao nhất và cũng là địa bàn sinh tụ chủ yếu của đân tộc đa số là người Kinh
Dựa vào những chứng cứ khảo cỗ học, chúng ta có thể biết được trong thời cổ đại, địa bàn sinh sống chủ yếu của các cư dân Việt là lưu vực hai con sông lớn: sông Hồng và sông Mã Địa bàn đó là nơi giáp tiếp giữa núi và biển thông qua mưa lũ hằng năm
Điều kiện tự nhiên đó đã tạo nên một hệ thống sơng ngịi thốt nước dày đặc, có dạng hình nan quạt, xòe ra ở phía hạ nguồn Khi những cư dân sinh sống ở đây chưa có khả năng đắp đê ngăn nước thì mùa mưa lũ hằng năm nước tràn ra khắp mọi chỗ trững, tạo nên vô số đầm, hồ quanh năm đọng nước
Những cứ liệu địa lý cho chúng ta hình dung khái quát về địa hình mà tổ tiên người Việt đã từng sinh sống, làm ăn suốt nhiều thiên niên kỷ là một địa hình chi chít sông ngòi, đầm hồ dày đặc Địa hình đó đã tác động đến cuộc song hàng ngày của con người Các di tích khảo cổ học cho chúng ta biết răng tất cả các địa điểm cư trú thời cổ đều nằm trên các ØÒ bãi cao có nước bao quanh Nước tạo nên biên giới thiên nhiên quy định cụ thể từng vùng đất Sông - nước là môi trường sinh sống chủ yếu của người Việt Nam
Trang 16mức cao nhất nhằm làm một việc gì đó mặc đù khả năng làm được rất mong manh, người ta có thể dùng ngạn ngữ "còn nước còn tát" Nhiều gia tri truyền thống trong đó có giá trị đạo đức đã được hình thành do tác động của hoàn cảnh địa lý này
Biểu hiện của những giá trị truyền thống đó có thé tim thấy trong hau hết các mặt của đời sống xã hội của người Việt Nếu như ăn, mặc, ở, đi lại là những nhu cầu tối cần thiết của con người và cũng chính ở những lĩnh vực này bản sắc văn hóa truyền thống được biểu hiện rõ nhất thì có thể thấy ngay rằng đối với người Việt, chất đạm chủ yếu trong thức ăn truyền thống là thủy sản Có thé tim thấy trong các di chỉ khảo cố học vô số những dấu tích của các động vật Ởở nước như vỏ sò, vô Ốc, xương cá V.V trong khi đó xương động vật thường rất hiếm hoi Nhà ở truyền thống của người Việt là nhà sản, chủ yếu là để phòng nước ngập Ngoài ra, rất đông người Việt còn có thói quen ở thuyền Những điểm tụ
cư như vậy vẻ sau này gọi là vạ Đến tận thế kỷ XVII - XIX, hiện tượng cư trú
trên thuyên, coi thuyền là nhà còn rất phô biến Người phương Tây từng đã có nhận xét: "Họ (chỉ người Việt - TG) rất thích ở nước, thích ở trên nước hơn là ở trên cạn Cho nên phần nhiều sông ngòi thì đầy thuyền Những thuyền đó thay cho nhà cửa của họ Thuyền rất sạch sẽ, ngay cả khi họ nuôi gia súc trong đó"
[2] Giao thông thời cổ - trung đại ở Việt Nam chủ yếu là giao thông đường thủy
Sông ngòi trở thành những con đường đi lại chính Phương tiện đi lại truyền thông của người Việt là thuyền, bè
Trang 17nội dung quan trọng của truyền thống Việt Nam Nhờ có đặc điểm này mà người Việt có khả năng đối phó rất linh hoạt với mọi tình thế và có lối Ứng xử mềm đẻo phù hợp với hoàn cảnh sống gần/trên sông nước - Điều hiếm thấy ở những cư dân thuần túy nông nghiệp
Khi xét đến yếu tô địa lý và điều kiện tự nhiên, có thể thấy rõ Việt Nam là một xứ sở có những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nông nghiệp
Trước hết và chủ yếu phải nói đến tiềm năng dồi đào của đất đai Độ
phì nhiêu của đất cao và diện tích đất canh tác có điều kiện để phát triển Ngoài các đồng bằng nhỏ ven biển miền trung, chúng ta có hai đồng bằng châu thổ lớn của sông Hồng và sông Cửu Long Khác với các quốc gia vùng Đông Á như Nhật Bản, Hàn Quốc là những nước quỹ dự trữ đất đai giành cho nông nghiệp bị cạn kiệt từ rất sớm, ở Việt Nam chỉ riêng sông Hồng với hàng trăm tỷ mỶ nước chở nặng phù sa đỗ ra biển đã khiến cho đồng bằng ngày càng được mở rộng Do còn có điều kiện để khai hoang tăng thêm diện tích canh tác, nông nghiệp Việt Nam dễ tìm thấy lối thoát trước áp luc cha tang trưởng dân số và mỗi khi khủng hoảng xuất hiện Cùng với đất đai, khí hậu
nhiệt đới gió mùa cho độ nóng và độ âm cao Mỗi năm số giờ nắng ít nhất là
1200 giờ, nơi nhiều nhất có thể trên 2000 giờ Cân bằng bức xạ quanh năm dương khiến tổng số nhiệt hoạt động (trên 10°C) rất cao Lượng mưa trung bình hang năm ở vùng đồng bằng là 1500 mm, miễn núi có thể lên đến trên 2000 - 3000 mm Lượng nước mưa vượt quá khả năng bốc hơi, nơi thừa ít
nhất là 500 - 700 mm, nơi nhiều đến 1000 - 2000 mm Hai yếu tố nhiệt và âm
cao tạo nên tính chất nhiệt đới ẩm của khí hậu Việt Nam, cho phép trồng trọt quanh năm và nhiều khả năng xen canh, tăng vụ
Chính vì vậy mà người Việt đã sớm lựa chọn nông nghiệp làm nghề sống chính của mình suốt mấy nghìn năm Nghề nông nguyên thủy đã xuất
Trang 18sang dùng lưỡi cày đúc băng kim loại và sức kéo của trâu bò Trong những thê kỷ đầu công nguyên, vùng đồng bằng Bắc Bộ đã biết trồng lúa hai vụ và trồng dâu nuôi tằm mỗi năm tám lứa Việt Nam đã từng tạo dựng nên một văn minh nông nghiệp trồng lúa nước có thời tỏa sáng khắp khu vực Đông Nam A Va cũng chính vì vậy mà người Việt bị trói chặt vào kinh tế nông nghiệp Cho đến nay, ba hằng số lớn của lịch sử dân tộc: kinh tế nông nghiệp, cư dân nông dân, xã hội nông thôn vẫn là những chỉ SỐ quan trọng để nhận điện người Việt Nam Do đó, những căn tính nông dân, những đặc trưng của một xã hội nông nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến tất cả mọi giá trị truyền thống của người Việt Nam |
Chính những đặc điểm này đã ảnh hưởng tới sự hình thành hệ giá trị của dân tộc Việt Nam, tạo nên sự gắn bó cộng đồng bên chặt, sự thương yêu đùm bọc lẫn nhau, đặt nền móng cho tinh thần lao động cần củ, tiết kiệm
Bên cạnh những thuận lợi, thiên nhiên Việt Nam luôn đặt ra cho con - người muôn vàn những thử thách hiểm nghèo, hay gây ra những tai biến bất
thường được gọi chung là thiên tai, nhất là lũ lụt, hạn hán, bão tố, và nhiều
loại sâu bệnh tàn hại mùa màng Đây là mặt khắc nghiệt, mặt thử thách gay gắt của thiên nhiên đối với cuộc sống của con người
Trang 19nhân dân ta đã phải đắp đê và đến nay, riêng đê sông của miền Bắc đã dài gần - 3000 km Nắng mưa thất thường còn gây ra hạn và úng đe dọa mùa màng Ngay giữa mùa mưa, do phân bố không đều và địa hình khác nhau, nên có nơi ngập úng, có nơi hạn hán Vì vậy từ cuối đời Hùng Vương, nhân dân ta đã
phải làm thủy lợi để tưới tiêu cho đồng ruộng
Vùng biển nước ta nằm vào một trong những trung tâm phát sinh bão nhiệt đới Hàng năm trung bình có khoảng 4-5 cơn bão, có khi đến trên đưới 10 cơn bão đồ bộ vào vùng ven biển nước ta, nhất là vùng ven biển Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Bão gây ra những tàn phá ghê gớm nhà cửa, mùa màng và cuộc sống con người
Sâu bệnh ở xứ nhiệt đới hàng năm có thể sinh sôi nảy nở đến sáu bảy lứa, cũng là kẻ thù nguy hiểm của mùa mang va gia suc
Cuộc đấu tranh gần như thường xuyên chống thiên tai là một cuộc vật lộn vô cùng ác liệt với thiên nhiên, vừa đòi hỏi con người phải liên kết lại trong cộng đồng, tạo nên sức mạnh để vượt qua thử thách, vừa rèn luyện tinh thần lao động cần cù, kiên nhẫn kết hợp với lòng dũng cảm, trí thông minh
Nói tới vai trò của điều kiện tự nhiên Việt Nam không thể không nói
những tác động đặc biệt của vị trí địa lý Nằm ở khu vực tiếp xúc giữa nhiều nền văn hóa và có vị trí chiến lược cực kỳ quan trọng, Việt Nam luôn luôn bị
xô đập bởi các biến cố khu vực và của thế giới Tính cách dễ thích ứng và
nhạy cảm phần nhiều được hình thành do tác động của yếu tố này
Với những đặc điểm tự nhiên, sự khó khăn của cư dân vùng lúa nước,
Trang 20b Tác động của quá trình lao động sản xuất và kết cấu kinh tế - xã hội Đối với bất kỳ một nên văn hóa nào, sản xuất ra của cải vật chất bao giờ cũng được coi là thành tố quan trọng nhất Nó quy định đặc điểm, tính cách của một cộng đồng cư dân và nội dung của những giá trị truyền thống cơ bản Ở Việt Nam hoạt động lao động sản xuất ra của cải vật chất chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa nước Do hoàn cảnh tự nhiên, lao động nông nghiệp ở Việt Nam rất cần tới sức liên kết cộng đồng Để thích ứng với cuộc sống sản xuất đó, một loại hình công xã nông thôn đã xuất hiện và tồn tại rất lâu dài trong lịch sử Sau lũy tre làng biết bao nhiêu giá trị truyền thống đã được hình thành
Trước hết đó là truyền thống cộng đồng mà mặt tích cực của nó là tinh than doan két, tương trợ giúp đỡ nhau trong cuộc sống hằng ngày cũng như trong lúc gặp khó khăn, hoạn nạn Khởi nguyên của truyền thống này là sự nương tựa vào nhau của các thành viên cộng đồng và của mỗi thành viên với tập thê để làm ăn và sinh sống Đồng băng các con sông của Việt Nam có độ phì nhiêu cao, đất đai màu mỡ nhưng rất khó khai thác Lũ lụt hằng năm, hạn hán hay xảy ra và muôn vàn bắt trắc của thiên nhiên như bão tố, địch bệnh
của một xứ sở nhiệt đới gió mùa khiến con người phải cố kết nhau lại Chứng
cứ lịch sử cho thấy người Việt đã khai phá ruộng đất theo phương thức tập thể va vi vay, dat dai canh tac trong suốt một thời gian lịch sử rất đài thuộc về sở
hữu tập thể Thêm vào đó là yêu cầu đắp đê sông, đê biển, khơi đào kênh mương, làm thủy lợi mà từng con người và gia đình riêng lẻ không thể nào đảm đương nỗi
Do đặc điểm của loại hình nông nghiệp trồng lúa nước, ngay từ thời đại kim khí hình thức sản xuất theo gia đình nhỏ đã được xác lập như một mô hình _ tổ chức lao động hợp lý Những đặc điểm này của sản xuất nông nghiệp đã ảnh
Trang 21nhau va nguyén tic cA nh4n ton tai trong sự liên kết và có phần phụ thuộc vào cộng đồng dần trở thành một tập tục có cơ chế kinh tế - xã hội bảo đảm
Một trong những chỉ báo quan trọng giúp ta có thể hình dung được các giá trị truyền thống là những tổng kết dân gian, được sàng tuyển qua nhiều thế hệ Trong ý nghĩa đó, số lượng những câu ca đao tục ngữ nói về một vấn đề nào đó cũng phản ánh mức độ quan tâm và ý thức của con người đối với lĩnh vực đó Công trình nghiên cứu gần đây [4; tr.13 - 17] nhằm phân tích định lượng ca đao, tục ngữ cho thấy trong số 4.075 cau ca dao, tục ngữ do Nguyễn Văn Ngọc tập hợp có 1.634 câu có thể xếp vào loại hình "nói về các quan hệ xã hội" Trong số đó chỉ riêng về quan hệ cộng đồng đã có tới 641 câu, chiếm 79,23% Điều đó hắn nói lên rằng trong muôn vàn các khía cạnh của quan hệ xã hội, tâm thức của người Việt chủ yếu giành cho các quan hệ cộng đồng
Nét đặc biệt của truyền thống cộng đồng Việt Nam là bên cạnh mối quan hệ giữa cá nhân với các cộng đồng lớn như làng, nước, cộng đồng gia đình, dòng họ đóng vai trò hết sức quan trọng Theo phân tích thống kê, những câu ca đao, tục ngữ nói về quan hệ gia đình, dòng họ chiếm tới trên 77% toàn bộ những câu nói về quan hệ xã hội Không phải ngẫu nhiên mà những người phương Tây đến Việt Nam vào thế ky XIX va dau thé ky nay da đưa ra nhận xét: "Tinh thần gia đình là đặc tính cơ bản nhất của con người Việt Nam thuộc tất cả mọi tầng lớp Đối với họ, gia đình là tất cả" [6; tr.58] Hoặc "Gia đình là cơ sở, là hạt nhân của xã hội An Nam Đó là một trục trung tâm mà mọi lợi ích, mọi ý nghĩ đều quay xung quanh nó" [9; tr.266]
Trang 22khuôn khổ gia đình họ mà thôi, còn ra đến cộng đồng lớn, cá nhân không được coi là chủ thể độc lập mà luôn luôn phải đặt mình trong mối quan hệ chặt chẽ với cộng đồng Cũng chính vì thế mà nói đến truyền thống tương trợ, giúp đỡ nhau cũng thường thể hiện ở cấp gia đình trở lên Cùng với đặc điểm này, tính chất của cộng đồng cư dân Việt đã góp phần làm nên nhiều truyền thống tín ngưỡng liên quan đến gia đình, dòng họ mà tiêu biểu nhất là đặc điểm truyền thống thờ cúng tổ tiên
Cơ sở kinh tế - xã hội chủ yếu của truyền thống cộng đồng là làng xã và gia đình mà người Việt quen gọi là làng - nhà
Nguồn gốc của làng xã Việt Nam thuộc loại hình công xã nông thôn kiểu á châu mà đặc trưng cơ bản nhất là lúc ban đầu, toàn bộ ruộng đất đều thuộc quyền sở hữu và quản lý của công xã Công xã có thể giành một phần ruộng đất để cày cấy chung nhằm cung cấp sản phẩm cho những hoạt động cộng đồng và phần lớn ruộng đất được phân chia cho các gia đình thành viên sử dụng
Mỗi làng là một đơn vị tự cư bao gồm một số gia đình sinh sống trên một khu vực địa lý nhất định Quan hệ láng giéng, su gan bó với nhau trên cùng một địa bàn cư trú, sinh sống gần gũi nhau, cần liên kết với nhau trong cuộc sống là đặc điểm chung của công xã nông thôn Trong làng, gia đình là đơn vị sinh hoạt và sản xuất, lại còn liên kết với nhau theo quan hệ huyết thống thành họ Làng Việt Nam vì thế là một thứ làng - họ, trong đó quan hệ láng giềng liên kết với quan hệ huyết thống
Trang 23trình lich sử và hoàn cảnh khai hoang, vào thế kỷ XVII - XIX, làng xã miền Bắc, Trung và Nam cũng như giữa các vùng của mỗi miền có những đặc điểm khác nhau Tuy nhiên, mẫu chung của nông thôn Việt Nam là sự bảo tồn lâu đài kết cầu kinh tế - xã hội của công xã nông thôn với tính cộng đồng cao và quyền tự trị tương đối của làng xã
Bên trong làng xã là cả một hệ thống cộng đồng liên kết các thành viên lại với nhau bằng nhiều hình thức tổ chức theo quan hệ địa lý (thôn, xóm, ngõ ), huyết thống (họ gồm đại tông, tiêu tông và các chỉ ), đắng cấp xã hội (quan viên, tư văn, tư võ ), nghề nghiệp (hội, phường, phe của người đi buôn, làm nghề thủ công ), tuổi tác (giáp, đồng niên, đồng môn ), tương trợ
(hội hiếu, hội hỷ, hội chơi họ, hội ăn tết ) Cấu trúc cộng đồng bên trong
làng xã hết sức đa đạng, phong phú, gắn bó các thành viên trong nhiều tổ chức cộng đồng theo cấp độ và loại hình khác nhau
Tế bào của làng xã và của xã hội nói chung là gia đình Gia đình Việt Nam thuộc loại gia đình nhỏ hay còn gọi là gia đình hạt nhân, gồm chủ yếu hai thế hệ cha mẹ và con cái Loại gia đình này ra đời rất sớm trong lịch sử và tồn tại cho đến tận ngày nay
| Hiện nay, gia đình Việt Nam đang trải qua nhiều biến động, nhưng trước
sau gia đình là tế bào cơ sở của xã hội, dựa trên quan hệ huyết thống và tỉnh cảm, ràng buộc mọi thành viên trong ý thức trách nhiệm và quyền lợi mang ý
nghĩa bền chặt và thiêng liêng gắn với tục thờ cúng tổ tiên Gia đình Việt Nam
Trang 24Với một cộng đồng đa dang, phong phú của làng xã như vậy, để đảm bảo cho sự vận hành của cơ chế, hầu như làng nào cũng có những quy định riêng gọi là lệ làng hay hương ước Làng thực sự là một đơn vị có tổ chức khá chặt chẽ và đóng vai trò chính yếu trong việc bảo vệ và củng cố mối quan hệ cộng đồng Trong ý nghĩa nguyên khai, cộng đồng làng xã là tổ chức bảo vệ lợi ích của các thành viên và vì vậy nó được mọi người thừa nhận và góp phần củng cố Tinh thần đoàn kết, tương trợ cũng được thể hiện chủ yếu và đậm nét trong phạm vi làng Có thể thấy tình làng, nghĩa xóm của người Việt là sự mở rộng quan hệ gia đình Người ta quan niệm làng như một gia đình lớn mà mỗi thành viên có trách nhiệm quan tâm giúp đỡ nhau, bênh vực nhau trong những lúc cần thiết Do đó mỗi thành viên trong làng đều có ý thức bảo vệ danh dự của cộng đồng làng xã
Từ một đặc điểm được hình thành trong cuộc sống lao động và sản xuất, đoàn kết, tương trợ được nhân lên, trở thành một chuẩn mực đạo lý, một giá trị đạo đức thiêng liêng của dân tộc khi người Việt luôn phải đối mặt với thảm họa xâm lăng của ngoại bang, phải cô kết nhau lại để bảo tồn giống nol
Gắn liền với truyền thống cộng đồng là truyền thống dân chủ làng xã Để duy trì những quan hệ cộng đồng, cách ứng xử được coi như chuẩn mực là cá nhân phải hòa mình vào tập thê và ngược lại cơ chế quản lý làng xã phải được tổ chức sao cho đảm bảo được sự hài hòa về quyền lợi và nghĩa vụ của các thành viên trong cộng đồng
Biểu hiện rõ nét của truyền thống này là quyền được tham gia bầu chọn ra những người đại diện, tham gia vào bộ máy quản lý làng xã Theo nguyên
| lý, những người thay mặt tập thể để điều hành công việc chung phải là những
người có uy tín, tiêu biểu cho tinh thần đoàn kết, được tập thê kính trọng và tin yêu Trước những quyết định hệ trọng, đân làng được hỏi ý kiến Thời cổ
Trang 25âm chữ Hán là "Bồ Chính") có uy tín và kinh nghiệm Trong thời kỳ phong kiến, bộ máy quản lý làng xã bao gồm hai bộ phận Hội đồng kỳ mục (hay hào mục, chức sắc) gồm những người có thế lực và uy tin trong lang, gift vai trò đại diện cho cộng đồng và chỉ đạo mọi hoạt động của làng Chức dịch - đứng đầu là xã trưởng, sau đổi là lý trưởng, là những người điều hành công việc trong làng và chịu trách nhiệm hoàn thành mọi nghĩa vụ đối với chính quyền cấp trên Chức dịch do Hội đồng kỳ mục giới thiệu để dân làng cử và cấp trên xét duyệt, chấp nhận Bộ máy quản lý làng xã chuyển hóa dần thành đơn vị hành chính cơ sở, nhưng vẫn duy trì tính tự trị tương đ đối của làng xã và trong giới hạn đó, vẫn mang tính đại diện cộng đồng
Chính kết cấu kinh tế - xã hội của làng xã và cơ chế vận hành của bộ máy quản lý làng xã đã sản sinh ra truyền thống dân chủ làng xã được biểu thị tập trung trong lệ làng và hương ước Mỗi làng có một hệ thống phong tục, tập quán riêng tồn tại dưới dạng tập quán pháp rất có hiệu lực được gọi là lệ làng
Từ thế kỷ XV và nhất là từ thế kỷ XVIII - XIX, tập quán pháp truyền miệng
được biên soạn lại thành văn bản gọi là hương ước Đó là những quy ước nhằm bảo vệ lợi ích của cộng đồng, điều hòa mối quan hệ giữa các thành viên trong làng và giữa làng với nước tức giữa "lệ làng" với "phép vua" Vì thế hương ước thường được điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với những biến đổi của những mối quan hệ trên vừa bảo đảm đời sông cộng đồng và tính tự trị tương đối của làng xã, vừa thích nghỉ và tôn trọng phép nước Nói chung "lệ làng" phải phục tùng "phép vua", nhưng cũng có lúc "phép vua thua lệ làng"
Lệ làng giữ vai trò công cụ điều chỉnh hành vi của cá nhân trong cộng đồng, được thực hiện tự nguyện chủ yếu qua dư luận cộng đồng, qua những lời khen chê, thái độ khích lệ hay phê phán của dân làng Trong trường hợp cần thiết, làng áp dụng biện pháp phạt vạ hoặc những hình thức bêu xấu, làm nhục người vi phạm nghiêm trọng lệ làng Ngày xưa, hình phạt cao nhất của
Trang 26Trong truyền thống dân chủ làng xã Việt Nam có những biểu hiện khá độc đáo Thông thường dưới thời phong kiến phụ nữ và người nghèo là những lớp người bị coi thường và hầu như không có quyển hành gì trong gia đình và xã hội Thế nhưng qua một số công trình nghiên cứu địa bạ gần đây có thể thấy rằng trong bộ máy quản lý làng xã có những người hồn tồn khơng có
ruộng đất tư hữu là hiện tượng khá phổ biến ở đồng bằng Bắc Bộ đầu thế kỷ
XIX Theo số liệu thống kê của 140 địa bạ năm 1805 của vùng Hà Đông cũ, trong số 834 chức sắc của các làng xã vùng này có 558 người chiếm 66,91% tổng số chức sắc, có ruộng đất tư hữu và 276 người chiếm 33,09% không có
ruộng đất tư hữu [ 14; tr.196 - 243]
Cũng theo số liệu thống kê địa bạ trên, trên dưới 20% chủ sở hữu là phụ nữ Quyền sở hữu ruộng đất và tài sản nói chung của phụ nữ Việt Nam đã được Bộ luật Hồng Đức từ thế kỷ XV xác nhận Theo bộ luật này, trong gia đình con gái được quyền kế thừa tài sản bình đăng như con trai, ruộng đất của cha mẹ trừ phần ruộng hương hỏa để thờ cúng cha mẹ, còn lại chia đều cho các con, trai cũng như gái Tài sản của một gia đình được pháp luật quan niệm gồm ba bộ luật tạo thành: tài sản của vợ do cha mẹ vợ chia cho, tài sản của chồng do cha mẹ chồng chia cho và tài sản do hai vợ chồng gây đựng nên Khi vợ chồng l¡ dị, tài sản của gia đình phân chia theo nguyên tắc: tài sản của vợ trả về cho Vợ, tài sản của chồng trả về cho chồng, tài sản do vợ chồng tạo lập nên trong thời gian chung sống chia đôi, mỗi người một nửa [15] Đó là những nội đung rất độc đáo trong luật Hồng Đức mà các nhà nghiên cứu luật học chỉ tìm thấy trong bộ luật Hồng Đức ở Việt Nam thời kỳ phong kiến, không tìm thấy ở các nước á Đông khác như Trung Quốc, Nhật Bản, Triều
Tiên thời bấy giờ |
Tuy nhiên cũng phải thấy rằng dân chu làng xã nói tới ở đây là một
Trang 27thức tự quản nên các thành viên giám sát lẫn nhau trở thành một yêu cầu tự nhiên và là biện pháp quan trọng để duy trì kỷ cương Phương thức này chứa
đựng tiềm tàng hai khuynh hướng cực đoan Khuynh hướng thứ nhất là tạo ra
tâm lý giám sát thái quá biến thành sự can thiệp của tập thể vào quá trình phát triển của cá thể, nhất là trong hoàn cảnh bình quân chi phối mọi quan hệ trong làng xã Khuynh hướng thứ hai là khi dư luận không còn được coi trọng thì những hành vi tự do, tùy tiện (vô chính phủ) rất dễ nay sinh Về một phương diện khác, truyền thống đân chủ làng xã cũng chứa đựng tinh thần bình quân chủ nghĩa và tính cục bộ địa phương của từng dòng họ, từng làng xã
Cuộc sống gắn bó nhiều đời với sản xuất nông nghiệp khiến cho người Việt luôn luôn gần gũi với thiên nhiên, hòa nhập với thiên nhiên, thích nghi với thiên nhiên, tạo nên truyền thống giản dị, chất phác, ưa đơn giản, ghét cầu
kỳ, xa hoa Trải qua nhiều thế hệ gắn bó với thiên nhiên cùng với những giá
tri vat chất và tinh thần đo sức sáng tạo của cộng đồng sản sinh ra là những yếu tổ quan trọng góp phần dung dưỡng tâm hồn và tình cảm của người Việt Nam Cũng nhờ đặc điểm này mà người Việt có tắm lòng cởi mở và giàu cảm xúc, sống hòa đồng với cộng đồng và với thiên nhiên Trong một công trình nghiên cứu về tài năng trẻ Việt Nam, các số liệu thống kê cho thấy trong số 11 lĩnh vực mà các tài năng trẻ đã biểu hiện thì văn hóa là lĩnh vực có tần số xuất hiện cao nhất [23]
Nhưng mặt khác, sản xuất nông nghiệp với cơ sở kinh tế tiêu nông và những điều kiện lao động thô sơ đòi hỏi con người phải lao động vất vả, cực nhọc Đặc biệt là trong điều kiện của thiên nhiên Việt Nam năng lắm, mưa
nhiều, âm thấp, có nhiều hạn hán, lũ lụt và dịch bệnh Quá trình vật lộn với
những khó khăn thử thách đó để lao động sản xuất và tạo dựng cuộc sống đã rèn đúc nên truyền thống cần kiệm, chịu thương chịu khó, giỏi chịu đựng gian
Trang 28nhiều người chấp nhận Có thể bắt gặp không ít những thành ngữ, tục ngữ dân gian như "đói cho sạch, rách cho thơm" hay triết lý "an bần, lạc đạo" trong ngôn ngữ của người Việt
c Tác động của hoàn cảnh lịch sử
VỊ trí địa lý chiến lược của Việt Nam và hoàn cảnh lịch sử của dân tộc Việt Nam sinh ra và lớn lên bên cạnh đề chế Trung Hoa lớn mạnh đã trở thành nhân tố quan trọng tạo ra những điều kiện lịch sử thường xuyên tác động đến lịch sử, cuộc sống và giá trị đạo đức truyền thống của người Việt Nam
Từ khi đế chế Tần (221 - 206 TCN) thành lập cho đến đế chế Thanh
(1644 - 1911), không một triều đại phong kiến Trung Quốc nào không ít ra một lần xâm lược Việt Nam và có những thời kỳ đất nước bị đô hộ kéo dài hàng chục, hàng trăm năm như thời Bắc thuộc hơn 10 thế kỷ, thời Minh thuộc 20 năm
Tiếp theo đó, trong thời kỳ cận đại và hiện đại, khi chủ nghĩa thực dân bảnh trướng sang phương Đông thì Việt Nam lại phải đương đầu với những cường quốc đề quốc chủ nghĩa trên thế giới Đó là những cuộc kháng chiến và đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân kéo dài trên một thế kỷ, chống đế quốc Pháp rồi phát xít Nhật, đế quốc Mỹ
Kể từ kháng chiến chống Tần thế kỷ III TCN đến những cuộc chiến
tranh kết thúc trong thế kỷ XX, tính ra thời gian chống ngoại xâm, bao gồm cả kháng chiến giữ nước và đấu tranh chống đô hộ, đã lên đến trên 12 thế kỷ
Đặc điểm đáng lưu ý ở đây là độ dài thời gian và tần số xuất hiện, số lượng
Trang 29quốc chủ nghĩa thời cận - hiện đại Vì vậy, con đường sống còn và chiến thang của dân tộc ta là phải huy động cao độ sức mạnh mọi mặt của đất nước, sức mạnh vật chất và tỉnh thần của cả cộng đồng dân tộc Lịch sử chống ngoại xâm với những đặc điểm như thế đã tác động đến toàn bộ tiến trình lịch sử Việt Nam, đến cuộc sống của cộng đồng các dân tộc và để lại đấu ấn đậm nét _ trong nhiều giá trị đạo đức truyền thống của người Việt Nam Đó là chủ nghĩa yêu nước, tinh thần đoàn kết dân tộc, ý chí quật cường bất khuất, niềm tự tôn dân tộc, trí thông minh sáng tạo
d Tác động của môi trường văn hóa
Trên nền tảng của văn hoá bản địa, với điều kiện địa lý thuận lợi, Việt Nam còn tiếp thu được những tính hoa văn hoá nhân loại
Việt Nam ở vào một khu vực giao tiếp của nhiều nền văn hóa lớn trên thế
giới, trước hết và quan trọng nhất là ảnh hưởng từ hai nền văn hóa lớn của nhân loại: Trung Hoa và Ấn Độ với cốt lõi là Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo
Nho giáo được truyền vào nước ta, tính đến nay đã trên 2000 năm Nho giáo là một học thuyết chính trị - xã hội luôn lấy đức làm trọng, là công cụ quản lý xã hội của giai cấp thống trị Trung Quốc Với rất nhiều giáo lý phù hợp với điều kiện xã hội Việt Nam Nho giáo từng bước được giai cấp thống trị Việt Nam tiếp nhận và đề cao, đặc biệt là trong quản lý đất nước Bằng ảnh hưởng của giai cấp thống trị, Nho giáo đã ăn sâu vào tâm lý người Việt Nam Mặc dù còn có những quan niệm tiêu cực, như trọng nam khinh nữ, coi thường lao động chân tay song Nho giáo cũng có những yếu tố tích cực, đó là việc đề cao chữ nhân, lòng thương người, trọng người cao tuổi Cả mặt tích cực lẫn mặt tiêu cực của Nho giáo đều tác động tới nhân cách con người Việt Nam Những nội dung, tư tưởng của
Nho giáo dần thấm sâu vào đời sống, trở thành lối sống, cách ứng xử ở đời
Trang 30Với tư tưởng từ bị, bác ái, Phật giáo của nền văn hoá Án Độ đã dễ dàng
thâm nhập vào Việt Nam từ rất sớm Các giáo lý Phật giáo cùng với việc các nhà sư sống hoà đồng với người dân đã tạo nên sự gần gũi giữa Phật giáo và
người dân Bởi lẽ, người Việt Nam từng chịu nhiều đau thương, mất mát qua
các cuộc chiến tranh, sống lam lũ, khổ sở và thường xuyên phải chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt, nên luôn mong muốn có một cuộc sống tốt đẹp hơn Bằng thuyết nhân quả luân hồi, ở hiền gặp lành, Phật giáo khuyến khích con người ăn ở nhân đức để có được cuộc sống tốt đẹp trong thế gidi mai sau Phật giáo đã góp phần nâng cao đời sống đạo đức của người dân, dẫu chỉ là về mặt tinh thần Họ tiếp nhận Phật giáo như là một yếu tố tâm lý làm cân bằng cuộc sống vốn khốn khó của mình Phật giáo cũng củng cố cách sống nhân nghĩa, chân tình của người Việt Nam
Cùng với Nho giáo và Phật giáo, Đạo giáo cũng có ảnh hưởng nhất định tới nhân cách con người Việt Nam Mặc dù chứa đựng những yếu tố mê tín dị đoan nhưng Đạo giáo cũng có điểm tích cực, đó là "đem lại thêm cho
nhân dân ta là tỉnh thần đoàn kết, hữu ái của nông dân lao động và một phần
cái ý thức về sức mạnh có chính nghĩa của mình chống mọi sự bất công, áp bức, hà hiếp của vua chúa, cường hào, ác bá" Chính đặc điểm hình thành và phát triển của xã hội Việt Nam đã làm cho các giá trị đạo đức được bồi đắp thường xuyên trong suốt chiều dài lịch sử Cùng với thời gian, những gia tri này trở nên ôn định và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và trở thành động lực, sức mạnh, bản sắc của nhân cách con người Việt Nam |
Tw thé ky XVI - XVII, Việt Nam bắt đầu tiếp xúc với văn minh phương
Trang 31tiếng Việt Dưới thời Pháp thuộc, nhân dân Việt Nam kiên quyết đấu tranh chống
chủ nghĩa thực dân Pháp, nhưng cũng tiếp nhận nhiều ảnh hưởng tích cực của văn hóa Pháp, nhất là những quan niệm mới về tự do, bình đẳng, bác ái
Cũng từ đầu thế kỷ XX, qua những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc, chủ nghĩa Mác - Lênin dần dần truyền bá vào Việt Nam Tiếp theo đó, sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và những cao trào cách mạng do Đảng lãnh đạo dẫn đến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945, hệ tư tưởng mới này trở thành hệ tư tưởng chỉ đạo trong việc hoạch định đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam và từ đó cũng dần dần tác động đến những giá trị truyền thống của người Việt Nam, làm biến đổi một số truyền thống cổ
và nảy sinh những truyền thống mới |
Su giao luu va tiép biến văn hóa rộng rãi và lâu dài vừa làm phong phú, đa dạng nên văn hóa dân tộc Việt Nam, vừa tạo cho con người Việt Nam một thái độ không đóng kín, thu mình lại đối với thế giới bên ngoài, và tương đối cởi mở, đễ dàng tiếp nhận những cái hay, cái mới của nước ngoài, đễ dàng hội nhập với cộng đồng khu vực và thế ĐIỚI
Có thể nói các giá trị đạo đức truyền thống hình thành không phải chỉ
do tác động của một nhân tố riêng biệt nào đó mà luôn luôn là kết quả của những tác động của đa nhân tố Nhưng dù thế nào thì trong quá trình hình thành đó cũng có những nhân tố đóng vai chủ đạo Đó là những nhân tố bên trong, đặc biệt là cuộc sống lao động và chiến đấu đã tạo nên cơ sở để hình
thành và tiếp thu, chuyển hóa các giá trị văn hóa khác |
1.1.3 M6t sé gid tri dao divc tiéu biéu cia dan tộc Việt Nam trong lịch sử
a Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam
Trang 32thang cao nhất trong hệ thống giá trị đạo đức của dân tộc ta Chủ nghĩa yêu nước đã hình thành trong thời kỳ dựng nước và liên tục phát triển trong lịch sử xây dựng và bảo vệ đất nước, trong quá trình tổn tại với biết bao gian nan thử thách của đân tộc
Chủ nghĩa yêu nước là tình yêu đối với đất nước, là lòng trung thành với Tổ quốc biểu hiện ở khát vọng và hành động tích cực để phục vụ và đem lại nhiều lợi ích cho Tổ quốc và nhân dân Yêu nước là tình cảm thiêng liêng của nhân dân ta từ xưa đến nay Lòng yêu nước có nguồn gốc sâu xa từ ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc Yêu nước là đặt lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân lên trên hết, là chăm lo xây dựng quê hương đất nước, sẵn sang chéng đô hộ và xâm lược, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ quốc gla, giữ gìn và phát huy văn hóa dân tộc Lịch sử Việt Nam là lịch sử dựng nước và giữ nước Trong quá trình hình thành và phát triển của lịch sử dân tộc, truyền thống đó ảnh hưởng sâu sắc đến những thành quả vật chất và tinh thần của nhân dân ta Yêu nước đối với nhân dân ta trước hết là chăm lo xây dựng đất nước về mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hóa để tạo sức mạnh bên -trong bảo đảm cho sự tổn tại và phát triển của dân tộc
Trang 33điều cần khẳng định là Việt Nam vẫn giữ được vốn văn hóa cùng bản sắc văn hóa của mình và cuối cùng, tự mình đấu tranh giành lại được độc lập dân tộc Đây là một trường hợp thành công duy nhất trong các nhóm Bách Việt và cũng là trường hợp hiếm có trong lịch sử thế ĐIỚI
Từ năm 938 về sau, Việt Nam mới thực sự bước vào một ký nguyên độc lập mới Song từ bấy giờ đến cuối những năm 70 của thế kỷ XX, nhân dân Việt Nam vẫn phải tiến hành nhiều cuộc kháng chiến toàn dân khốc liệt; chống Tống, chống Mông Nguyên, chống Minh, chống Thanh, chống Pháp, chống Mỹ Mỗi lần kháng chiến, tinh than yêu nước của dân tộc Việt Nam lại trải qua những thử thách mới và càng được rèn luyện, nâng cao
Bài thơ Nam quốc sơn hà Nam để cư đời Lý; bài Hịch tướng sĩ của
Quốc công Tiết chế Trần Quốc Tuấn cùng biết bao lời nói và việc làm của các vị Hoàng đế, tướng soái cho đến những người dân yêu nước bình thường trong kháng chiến chống Tống, chống Mông - Nguyên, đều là những biểu thị của tĩnh thần xả thân vì nước
Tới thế kỷ XV, tinh thần yêu nước lại được nâng lên với lòng tự hào
dân tộc và một nhận thức mới về lịch sử, về văn hóa mang tính hệ thống và khái quát cao qua Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi sau khi đánh đuổi quân Minh ra khỏi nước
Cuối thé kỷ XVII, đất nước đã bị phân liệt thành Đàng Trong - Dang
Ngoài, các chính quyền Trịnh, Nguyễn đã thoái hóa, giặc ngoại xâm đe dọa từ hai phía Nam, Bắc Song phong trào Tây Sơn, dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Huệ với ngọn cờ yêu nước "đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ", đã đánh tan kẻ thù từ hai phía, bảo vệ thành công chủ quyên đất nước
Trang 34Cộng sản Việt Nam, toàn quân, toàn dân Việt Nam đã thực hiện thắng lợi lời
thể độc lập thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Thà hy sinh tất cả, nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nơ lệ", "Tồn thể dân tộc
Việt Nam quyết đem tất cả tính thân và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyên tự do và độc lập ấy" (Tuyên ngôn độc lập)
Nạn ngoại xâm dường như trở thành một nguy cơ thường trực trong lịch sử dân tộc ta Hầu hết kẻ đi xâm lược nước ta có tiềm lực về kinh tế và quân sự Cuộc chiến đấu vì độc lập tự do của nhân dân ta diễn ra trong sự so: sánh lực lượng chênh lệch có lợi về phía địch Lúc này, mọi mâu thuẫn trong
nội bộ của nhân dân ta đều phải nhường chỗ cho nhiệm vụ trọng tâm là bảo vệ Tổ quốc Trong điều kiện đó, tỉnh thần yêu nước, ý chí bất khuất kiên cường là nhân tố có ý nghĩa quyết định tạo nên sức mạnh chiến đầu và chiến thắng của dân tộc ta Chính lòng yêu nước nồng nàn, tỉnh thần dân tộc sâu sắc đã giúp nhân dân ta vượt qua mọi khó khăn, chiến thắng mọi thế lực xâm lược Qua các cuộc kháng chiến trường kỳ đầy gian khổ, lòng yêu nước của nhân dân ta được bộc lộ rõ nét và được nâng lên tầm cao mới Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Dân ta có một lòng nông nàn yêu nước Đó là một truyền thống quý bdu cua ta Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng, thì tỉnh thân ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, HỖ lưới qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhân chìm tất cả lũ bản nước và
lũ cướp nước ” [41, tr.L71]
Hiện nay, nước ta đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội thì biểu hiện chủ yếu của lòng yêu nước lúc nảy là tỉnh thần độc lập tự chủ, tự lực _ tự cường và quyết tâm xây dựng Việt Nam giàu mạnh, công băng, dân chủ,
_ văn minh |
Trang 35hiện mục tiêu xây dựng đất nước giàu mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh theo định hướng xã hội chủ nghĩa
Yêu nước là tình cảm và ý thức phổ biến của mọi dân tộc Nhưng ở dân tộc Việt Nam do hoàn cảnh lịch sử riêng, do những thách thức mà dân tộc phải trải qua, chủ nghĩa yêu nước Việt Nam hình thành sớm, phát triển mạnh mẽ và có những nội dung sâu sắc Đó không những là tình yêu quê hương xứ sở, mà còn là ý thức dân tộc, tính thần độc lập, ý chí tự lực tự cường Nội dung cơ bản của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam coi độc lập dân tộc, chủ quyền
quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ là lợi ích tối cao, là thiêng liêng, bất khả xâm
phạm Đó là chuân mực cao nhất của đạo lý Việt Nam, là tiêu chí chỉ phối mọi giá trị, hành vi và ứng xử xã hội của mỗi con người và của cả cộng đồng
b Tỉnh thân đoàn kết
Tỉnh thần đoàn kết là sản phẩm đặc thù của hoàn cảnh thiên nhiên khắc
nghiệt và điều kiện kinh tế-xã hội Việt Nam Nó là nhân tổ cốt lõi trong hệ giá
trị truyền thống của dân tộc Việt Nam và là biểu hiện của lòng yêu nước Nhờ đoàn kết mà cha ông ta đã tạo nên sức mạnh tổng hợp của cả cộng đồng dân tộc trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc Đoàn kết là điều kiện tất yếu để bảo tồn dân tộc, nhất là khi đất nước có giặc ngoại xâm Nhờ đoàn kết mà cha ông ta đã sáng tạo nên nền văn minh Sông Hồng, đặt cơ sở cho toàn bộ tiến trình về sau của đất nước Đoàn kết đã giúp nhân dân ta vượt qua những thử thách
khắc nghiệt của thiên nhiên, phát triển sản xuất để phục vụ đời sống của mình Tỉnh thần đoàn kết toàn dân là nguồn sức mạnh to lớn để nhân dân ta đánh
thắng mọi thế lực xâm lược
Tỉnh thần đoàn kết của người Việt Nam, trước tiên, được thể hiện trong
gia đình, trong cộng đồng làng xã, và hơn hết, trong toàn thé cộng đồng các dân
tộc Việt Nam Có lẽ, hiếm có dân tộc nào mà tinh thần đoàn kết lại được biểu
Trang 36người ta cũng tạo ra sự nhất trí cao như Dao Duy Anh đã nhận xét: “Ở trong một làng người ta thấy những cuộc đoàn kết nhỏ, như hội tư văn gồm những người có chức tước khoa danh, hội văn phả gồm những người nho học mà không có phẩm hàm khoa mục gì, hội võ phả gồm những người quan võ, hội đồng môn gồm có tat cả học trò của một thầy Ngoài ra còn có vô số các đoàn thể khác, như hội mua bán dùng cách gắp thăm hay bỏ tiền úp bát mà lần lượt góp tiền cho nhau trong việc khánh hý, cùng là những hội bách nghệ họp các thợ thủ công đồng nghiệp, hội chư bà họp các bà vãi lễ phật, hội đồng quan họp những bà thờ đồng thánh, hội bát âm họp các tài tử âm nhạc, cho đến hội chọi gà, hội chọi
chim xem thế thì thấy người nhà quê ta rất ham lập hội” [1, tr.144]
Tinh thần đoàn kết cộng đồng làng xã được mớ rộng thành tinh thần
đoàn kết dân tộc và không ngừng được nâng cao trong quá trình dựng nước và giữ nước Chính vì vậy, dân tộc Việt Nam đã duy trì được sự hài hòa trong các quan hệ xã hội, tạo được sức mạnh chung cho sự sinh tồn và chiến thăng ngoại xâm /
Thấy rõ vai trò của yếu tố đồn kết, cha ơng ta luôn có ý thức chống chính sách chia rẽ của các thế lực ngoại bang và xu hướng cát cứ của các thế lực phong kiến Từ chính sách dùng người Việt đánh người Việt của các thế lực phong kiến phương Bac (di Di công Dï) đến chính sách chia rẽ của thực
dân Pháp, đế quốc Mỹ đã lần lượt bị thất bại trước sức mạnh đoàn kết của
nhân dân ta
Ý thức cộng đồng, tỉnh thần đoàn kết của nhân dân ta là một điểm tựa tinh than vững chắc, một động lực mạnh mẽ trong sự nghiệp giải phóng dân tộc cũng như trong sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta Chủ tịch
Hồ Chí Minh khẳng định : |
_ Đoàn kết, đoàn kết, dai đoàn kết
Trang 37Trước lúc đi xa, Người còn khẳng định: Đoàn kết là một truyền thống cuc kỳ quý báu của Đảng và nhân dân ta và yêu cầu mỗi cán bộ đáng viên cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình
Nhận rõ tầm quan trọng của đoàn kết dân tộc, ngày 17/11/1993 Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành nghị quyết 07- Nghị quyết đã phản ánh tập trung sự kế thừa, phát triển truyền thống đoàn kết của dân tộc ta và chiến lược đại đoàn kết của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của Đảng ta trong điều kiện đổi mới đất nước Đại hội VIII khẳng định: “Đoàn kết các giai cấp, các tầng lớp, các dân tộc, các tôn giáo, mọi người, mọi lứa tuổi, mọi người trong đại gia đình dân tộc Việt Nam đù sống trong nước hay định cư ở TƯỚC ngoài Phát huy sức mạnh của các cộng đồng dân tộc, truyền thống yêu nước và lòng tự hào dân tộc vì mục tiêu giữ vững độc lập tiến lên dân giàu nước mạnh xã hội công bằng văn minh” [16] Đến Đại hội Đảng lần IX, tỉnh thần đoàn kết lại một lần nữa được Đảng ta nhắn mạnh: Doan kết dân tộc là một truyền thống quý báu của dân tộc ta, là nguồn sức mạnh, là động lực to
lớn để xây đựng và bảo vệ Tổ quốc Đại hội X và XI của Đảng tiếp tục khắng
định: “Đại đoàn kết toàn dân tộc là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam; là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” |
Tóm lại, nhờ truyền thống đoàn kết mà chúng ta mới có được một dân tộc độc lập như ngày nay Như câu ca dao:
Một cây làm chang nén non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
Trang 38c Tinh than lao động cần cù, sáng tạo
Trải qua bao đời, ý thức đề cao lao động, chống thòi lười biếng đã ăn sâu vào trong tiềm thức của người dân Việt Nam Thấu hiểu giá trị của sự kết hợp sức lao động và đất đai, người Việt Nam chú trọng giáo dục, động viên giúp đỡ nhau trong sản xuất, làm cho tắc đất trở thành tắc vàng Lao động cần
cù là nguồn gốc của mọi của cải và hạnh phúc
Nhờ có tỉnh thần lao động cần cù, tiết kiệm, cha ông ta đã kiến tạo nên cuộc sống của mình và để lại cho con cháu ngày nay nhiều thành quả đáng tự hào Trải qua bao nhiêu gian khó của cuộc sống, dân tộc Việt Nam vẫn vững bước đi lên bằng chính sức lao động của mình
Từ hàng nghìn năm trước, cha ông ta vẫn gắn bó với cảnh “con trâu đi trước, cái cày theo sau”, ngày nay trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa hình ảnh này van còn tồn tại trên nhiều cánh đồng của làng quê Việt Nam Lao động thủ công bằng tay, dựa vào sức người là chủ yếu vẫn chiếm một tý lệ lớn trong nền sản xuất Việt Nam Nền sản xuất này chỉ có thể đáp ứng được những nhu cầu tối thiểu cho người dân chứ không thể đảm bảo cho sự phát triển được Hơn nữa, khi dân số tăng lên, đất đai vẫn như vậy, thiên nhiên lại ngày càng biến đổi bat lợi cho sản xuất nông nghiệp thì lao động cần
cù thôi không chưa đủ mà nó cần phải kết hợp với những đức tính khác trong
Trang 39hiện đại Sáng tạo để không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, nhăm đảm bảo tốt việc “đi tắt đón đầu” của Việt Nam, biến Việt Nam thành một nước
công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Trí thông minh sáng tạo của dân tộc còn được biểu thị tập trung trong tư tưởng và nghệ thuật quân sự Việt Nam, sản phẩm của cuộc dau tranh mang ý nghĩa sống còn của cả cộng đồng Đó là những tư tưởng và nghệ thuật độc đáo đã được những nhà quân sự thiên tài của dân tộc đúc kết lại như "vua tôi đồng lòng, cả nước chung sức", "đĩ đoạn binh chế trường trận" (Trần Quốc Tuần), "thắng hung tàn bằng đại nghĩa, lấy chí nhân thay cường bạo", "lây ít địch nhiêu, lẫy yếu chống mạnh" (Nguyễn Trãi), "đánh cho để đen răng, đánh - cho để dài tóc, đánh cho chúng chích luân bất phản, đánh cho chúng phiến
giáp bất hoàn" (Nguyễn Huệ) Những giá trị truyền thống và kinh nghiệm này
đã được phát huy cao độ và nâng lên trình độ mới trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ
Yêu quý lao động, người Việt Nam cũng tỏ thái độ phê phán thói lười biếng “ăn no lại nằm” Họ ý thức rất rõ thói ăn không ngồi rồi là nguồn gốc
của tội lỗi “nhàn cư vi bất thiện” Người Việt Nam đánh giá phẩm chất đạo
đức của con người cao hơn cái dáng vẻ bề ngoài “tốt gỗ hơn tốt nước sơn”, “cái nết đánh chết cái đẹp” mà cái nết thể hiện rõ nhất ở sự chăm chỉ, khéo léo của con người Trong một số trường hợp, sự cần cù còn để bù đắp những khiếm khuyết về trí tuệ của con người “cần cù bù thông minh” Cần cù gan liền với tiết kiệm Vì vậy trong cuộc sống không được “vung tay quá trán” nghĩa là phải biết tiết kiệm, phải khéo léo sắp xếp cuộc sống, tránh những
lãnh phí không cần thiết Cần cù và tiết kiệm là một giá trị đạo đức truyền
Trang 40thành quả vật chất và tinh thần mà cha ông để lại cho đến ngày nay đều gắn với truyền thống cần kiệm đó
Ngày nay, khi thế giới đang chuyển mình sang nền kinh tế tri thức, cạnh tranh trên thị trường không chỉ đòi cần cù theo kiểu “một nang hai sương” mà phải gắn với yêu cầu nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội trong các hoạt động của con người Trước đây, ông cha ta đề cao cần củ trong lao động là lao động chân tay, dựa vào kinh nghiệm của người đi trước là chủ yếu, ít |
cải tiễn kỹ thuật, chậm đổi mới cung cách làm ăn thi nay cần cù lại gắn liền
với sáng tạo tìm tòi trong lao động Tính sáng tạo là tính cách đặc trưng của con người hiện đại Sáng tạo phải được in dấu trong cách nghĩ, cách làm đáp ứng những đòi hỏi bức thiết trong cuộc sống hiện đại Đồng thời, cũng phải biết nhìn xa, trông rộng, mưu tính lâu đài vì cuộc sông của mình và sự phát triển lâu dài của đất nước Tuy nhiên nếu không có sự cần cù cũng không thể có được sự sáng tạo nào
đ Lòng nhân ái, bao dụng
Lòng nhân ái, bao dung là một giá trị đạo đức cao đẹp của dân tộc ta Nó có cơ sở sâu xa trong lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc Hàng ngàn năm dưới ách thống trị của phong kiến, cuộc sông của nhân dân lao động vô cùng khổ cực Chính sách nô dịch, cướp bóc của bọn thống trị nước _ ngoài, sự bóc lột dưới nhiều hình thức của bọn địa chủ phong kiến, cùng với bão lũ, hạn hán, mất mùa, dịch bệnh đã đè nặng lên cuộc sống của nhân dân lao động nước ta Trước tình cảnh đó, họ cảm thấy thương mình và thương những người cùng cảnh ngộ Họ đồng cảm với nỗi đau của người khác, họ sẵn sàng “nhường cơm sẻ áo” Lòng nhân ái ấy được nhân dân ta tôn trong, gitt
gìn, lưu truyền hết thế hệ này đến thế hệ khác và trở thành một truyền thống