Giống nhau: Xuất phát từ tính khách quan của nó. Cả hai kiểu kinh tế thị trường này đều chịu sự tác động của cơ chế thị trường với hệ thống các quy luật : quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh, quy luật lưu thông tiền tệ … Đồng thời, cả nền kinh tế thi trường ở các nước TBCN và nền kinh tế thị trường định hướng XHCN đều là các nền kinh tế hỗn hợp, tức là nền kinh tế thị trường có sự điều tiết ( quản lí ) của nhà nước. Tuy nhiên, sự can thiệp của nhà nước ở các nền kinh tế là khác nhau. Không có nền kinh tế thị trường thuần tuý (hoàn hảo) chỉ vận hành theo cơ chế thị trường.
Trang 1Câu 1: So sánh cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp và cơ chế kinh tế thị trường định hướng XHCN
Tiêu thức Kinh tế kế hoạch hóa tập trung
quan liêu, bao cấp Nền kinh tế thị trường XHCN
1 Cơ chế
quản lí
kinh tế
Nhà nước quản lí nền kinh tế chủ yếu bằng mệnh lệnh hành chính dựa trên hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh chi tiết áp đặt từ trên xuống dưới Các doanh nghiệp hoạt động trên cơ sở các quyết định của cơ quan nhà nước
có thẩm quyền và các chỉ tiêu pháp lệnh được giao Tất cả phương hướng sản xuất, nguồn vật tư, tiền vốn, định giá sản phẩm, tổ chức bộ máy, nhân
sự, tiền lương…đều do các cấp có thẩm quyền quyết định
Thị trường giữ vai trò là công cụ phân
bổ các nguồn lực kinh tế Trong quá trình sản xuất và trao đổi, các yếu tố thị trường như cung cầu, giá cả có tác động điều tiết quá trình sản xuất hàng hóa, phân bổ các nguồn lực kinh tế và tài nguyên thiên nhiên như vốn, tư liệu sản xuất, sức lao động,…
Các cơ quan hành chính can thiệp quá sâu vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp nhưng lại không chịu trách nhiệm gì về vật chất và pháp lý đối với các quyết định của mình Những thiệt hại vật chất do các quyết định không đúng gây ra thì ngân sách nhà nước phải gánh chịu Các doanh nghiệp không
có quyền tự chủ sản xuất, kinh doanh, cũng không bị ràng buộc trách nhiệm đối với kết quả sản xuất, kinh doanh
Các doanh nghiệp làm chủ hoạt động kinh doanh, nền kinh tế xuất hiện dựa trên cơ sở phân công lao động xã hội
và các hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất Thị trường có vai trò trực tiếp hướng dẫn các đơn vị kinh tế lựa chọn lĩnh vực hoạt động và phương án tổ chức sản xuất, kinh doanh hiệu quả Doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của mình
Trang 2Lỗ thì Nhà nước bù, lãi thì Nhà nước thu
2 Mô hình
nền kinh tế
Nền kinh tế khép kín, chủ yếu dựa vào nguồn lực của đất nước, tự cung, tự cấp, tự lực cánh sinh; chưa chú trọng đến sự hợp tác, giao lưu;
chưa quan tâm đến việc áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất
Nền kinh tế phát triển mạnh, mở rộng sự liên thông với các thị trường trong khu vực và trên toàn thế giới
Ra sức tiếp thu những thành tựu khoa hoc kĩ thuật Sản xuất hiệu quả và có năng suất cao hơn, quy mô rộng rãi hơn
3 Hình thức
sở hữu
Nền kinh tế chỉ có hai thành phần sở hữu về tư liệu sản xuất là: Sở hữu Nhà nước và sở hữu tập thể, được thể hiện dưới dạng Quốc doanh
và Hợp tác xã
Nền kinh tế có 3 chế độ sở hữu: toàn dân, tập thể, tư nhân.Từ các hình thức sở hữu cơ bản hình thành nhiều thành phần kinh tế với các hình thức
tổ chức sản xuất, kinh doanh đa dạng, đan xen, hỗn hợp
4 Thành
phần kinh
tế
Nền kinh tế chỉ có 2 thành phần trung tâm và giữ vai trò chủ đạo đó là kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể (hợp tác xã) Nhà nước quản lí, làm chủ và chịu trách nhiệm về mọi mặt
Phát huy vai trò chủ đạo của kinh
tế nhà nước đi đôi với phát triển mạnh
mẽ các thành phần kinh tế và các loại hình doanh nghiệp khác Hình thành một số tập đoàn kinh tế, các công ty
đa sở hữu, các công ty có vốn đầu tư
từ nước ngoài,…thu hẹp các lĩnh vực độc quyền Nhà nước
5 Quan hệ
hàng hóa -
tiền tệ
Quan hệ hàng hóa-tiền tệ bị coi nhẹ, chỉ là hình thức, quan hệ hiện vật là chủ yếu Nhà nước quản lí kinh
tế thông qua chế độ “cấp phát - giao nộp” Được thực hiện chủ yếu dưới 3 hình thức sau: bao cấp qua giá, bao cấp qua chế độ tem phiếu, bao cấp theo chế độ cấp phát vốn
Nền kinh tế được thực hiện thông qua mối quan hệ hàng hóa- tiền tệ, quy luật cung cầu trên thị trường Đây
là thời kỳ mà những phát minh sáng chế, sức lao động cũng được xem như
là một hàng hóa có giá trị và được trao đổi trên thị trường
Trang 36 Hình thức
phân phối
Nhà nước quy định chế độ phân phối vật phẩm tiêu dùng cho cán bộ, công nhân viên theo định mức qua hình thức tem phiếu Chế độ tem phiếu với mức giá khác xa so với giá thị trường đã biến chế độ tiền lương thành hiện vật, thủ tiêu động lực kích thích người lao động và phá vỡ
nguyên tắc phân phối theo lao động
Kết hợp chặt chẽ những nguyên tắc phân phối của chủ nghĩa xã hội và nguyên tắc của kinh tế thị trường, được thể hiện qua chế độ phân phối chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, phúc lợi xã hội Đồng thời để huy động mọi nguồn lực kinh
tế cho sự phát triển chúng ta còn thực hiện phân phối theo mức đóng góp vốn và các nguồn lực khác
7 Cơ cấu nền
kinh tế
Chú trọng chủ yếu là vào nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ đã xuất hiện nhưng chưa phát triển
Phát triển theo hướng công nghiệp hóa- hiện đại hóa Giảm tỉ trọng nông nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp- dịch vụ
8 Tác động Nền kinh tế trì trệ, khủng hoảng,
không có cạnh tranh, kìm hãm tiến bộ của khoa học kĩ thuật, triệt tiêu động lực kinh tế của người lao động, không kích thích được tính năng động, sáng tạo của đơn vị sản xuất kinh doanh Trong thời kỳ này, phân
bổ mọi nguồn lực theo kế hoạch là chủ yếu, coi thị trường chỉ là công cụ thứ yếu bổ sung cho kế hoạch
Nền kinh tế trở nên năng động và phát triển hơn, cạnh tranh mạnh mẽ
và gay gắt tuân theo quy luật vốn có của thị trườngnhư quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh; doanh nghiệp cũng như người lao động có cơ hội thể hiện khả năng, năng lực, cũng như sự sáng tạo của bản thân
Câu 2: So sánh kinh tế thị trường định hướng XHCN và kinh tế thị trường TBCN
* Giống nhau:
- Xuất phát từ tính khách quan của nó Cả hai kiểu kinh tế thị trường này đều chịu sự tác động của cơ chế thị trường với hệ thống các quy luật : quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh, quy luật lưu thông tiền tệ …
- Đồng thời, cả nền kinh tế thi trường ở các nước TBCN và nền kinh tế thị trường định hướng
Trang 4XHCN đều là các nền kinh tế hỗn hợp, tức là nền kinh tế thị trường có sự điều tiết ( quản lí ) của nhà nước Tuy nhiên, sự can thiệp của nhà nước ở các nền kinh tế là khác nhau Không có nền kinh tế thị trường thuần tuý (hoàn hảo) chỉ vận hành theo cơ chế thị trường
* Khác nhau:
- Về chế độ sở hữu, cơ chế thị trường trong nền kinh tế TBCN luôn hoạt động trên nền tảng của chế độ sở hữu về tư liệu sản xuất, trong đó các công ty tư bản độc quyền giữ vai trò chi phối sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế Còn cơ chế thị trường trong nền kinh tế định hướng XHCN lại hoạt động trong môi trường của sự đa dạng các quan hệ sở hữu Trong đó chế độ công hữu giữ vai trò nền tảng của nền kinh tế quốc dân, với vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước
- Tính định hướng XHCN đòi hỏi trong khi phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần phải củng cố và phát triển kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể trở thành nền tảng của nền kinh tế
có khả năng điều tiết Kinh tế nhà nước phải được củng cố và phát triển ở các vị trí then chốt của nền kinh tế, ở lĩnh vực an ninh quốc phòng … mà các thành phần kinh tế khác không có điều kiện thực hiện
- Về tính chất giai cấp của nhà nước và mục đích quản lí, trong nền kinh tế thị truờng TBCN, sự quản lí của nhà nước luôn mang tính chất tư sản và trong khuôn khổ của chế độ tư sản với mục đích nhẳm bảo đảm môi trường kinh tế – xã hội thuận lợi cho sự thống trị của giai cấp tư sản, cho sự bền vững của chế độ bóc lột TBCN Còn trong nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN, thì sự can thiệp của nhà nước XHCN vào nền kinh tế lại nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của toàn thể nhân dân lao động, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh
- Về cơ chế vạn hành, nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là nền kinh tế thị trường có sự quản lí của nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam Cơ chế đó đảm bảo tính hướng dẫn điều khiển nền kinh tế nhiều thành phần hướng tới đích XHCN theo phương châm nhà nước điều tiết vĩ mô.Ngược lại, kinh tế thị trường TBCN hoạt động dưới sự quản lí của Đảng tư sản cầm quyền
- Về mối quan hệ tăng trưởng, phát triển kinh tế với công bằng xã hội Vấn đề công bằng xã hội trong nền kinh tế thị trường TBCN chỉ được đặt ra khi mặt trái của cơ chế thị trường đã làm gay gắt các vấn đề xã hội, tạo ra nguy cơ bùng nổ xã hội, đe doạ sự tồn tại của CNTB Trong kinh tế thị trường định hướng XHCN, nhà nước chủ động giải quyết ngay từ đầu mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội Vấn đề công bằng xã hội không chỉ là phương tiện phát triển nền kinh tế hàng hoá mà còn là mục tiêu của chế độ xã hội mới
- Về phân phối thu nhập, sự thành công của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN không chỉ dừng lại ở mức độ tăng trưởng kinh tế mà còn phải không ngừng nâng cao đời sống nhân dân, đảm bảo tốt các vấn đề xã hội và công bằng bình đẳng trong xã hội Tình hình đó đặt ra cho
Trang 5kinh tế thị trường định hướng XHCN phải kết hợp hài hoà ba vấn đề sau :
+ Một là: kết hợp vấn đề lợi nhuận và vấn đề xã hội, đảm bảo cho các chủ thể kinh tế có được
lợi nhuận cao, tạo điều kiện kinh tế chính trị – xã hội bình thường cho sự phát triển kinh tế
+ Hai là: kết hợp chặt chẽ nguyên tắc phân phối của chủ nghĩa xã hội và nguyên tắc kinh tế
hàng hoá: phân phối theo lao động, theo vốn, theo tài năng … trong đó nguyên tắc phân phối theo lao động là chính
+Ba là: điều tiết phân phối thu nhập : nhà nước cần có chính sách giảm khoảng cách chênh lệch
giữa lớp giàu và lớp nghèo Mặt khác, có biện pháp bảo vệ thu nhập chính đáng của toàn xã hội