Năm 1954 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta thăng lợi, Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương được kí kết. Đất nước ta tạm thời bị chia cắt thành hai miền Nam - Bắc. Miền Bắc nước ta hoàn toàn được giải phóng và tiến bước lên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Sau khi hoàn thành cải tạo xã hội chủ nghĩa, từ năm 1960 miền Bắc bắt đầu áp dụng cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Ngày 30/4/1975 cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước hoàn toàn thắng lợi, đất nước ta hoàn toàn thống nhất. Cả nước bước vào thời kỳ xây dựng và phát triển kinh tế-xã hội. Định hướng của Đảng và Nhà nước: xây dựng nền kinh tế theo mô hình KHH tập trung. Cơ chế này có những ưu điểm thích hợp cho hoàn cảnh hiện tại của đất nước lúc đó, nhưng cũng có nhiều hạn chế kìm hãm sự phát triển kinh tế của đất nước sau này. Vậy cơ chế đó như thế nào ? Có ưu nhược điểm gì ? Sau đây chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu. II. Nội dung 1. Tìm hiểu về cơ chế a. Khái niệm Cơ chế có thể hiểu là hệ thống cùng với những quy tắc, phương thức nhằm vận hành hệ thống đó. Cơ chế kinh tế là bản thân nền kinh tế cùng với các hình thức hoạt động của nền kinh tế đó dưới tác động của các quy luật kinh tế và quy luật khác. Cơ chế quản lý kinh tế là là toàn bộ hệ thống pháp quy, gồm những hình thức,cách thức và phương tiện mà nhà nước sử dụng để quản lý và điều hành nền kinh tế. b. Loại hình cơ chế Lịch sử phát triển kinh tế đã trải qua ba loại hình cơ chế kinh tế : - Cơ chế kế hoạch hóa tập trung ( bàn tay hữu hình ) : Được hiểu cơ chế trong đó nền kinh tế vận động dưới sự kiểm soat của nhà nước về các yếu tố sản xuất cũng như phân phối về thu nhập. Nhà nước can thiệp sâu vào các hoạt động của nền kinh tế, không coi trọng các quy luật thị trường.
Trang 1Đề tài:
Phân tích các đặc trưng của cơ chế kế hoạch
hóa tập trung quan liêu, bao cấp
GVHD : Vũ Hải Hà Nhóm thực hiện : Nhóm 10
Trang 2Kết cấu
Phần I : Phần mở đầu
Phần II : Nội dung
1 Tìm hiểu về cơ chế
2 Đặc trưng cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp
3 Hình thức bao cấp
4 Ưu nhược điểm
Trang 35 Nhu cầu đổi mới cơ chế
Phần III : Kết luận
I Phần mở đầu
Năm 1954 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta thăng lợi, Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương được kí kết Đất nước ta tạm thời bị chia cắt thành hai miền Nam - Bắc Miền Bắc nước ta hoàn toàn được giải phóng và tiến bước lên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội Sau khi hoàn thành cải tạo xã hội chủ nghĩa, từ năm 1960 miền Bắc bắt đầu áp dụng cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung Ngày 30/4/1975 cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước hoàn toàn thắng lợi, đất nước ta hoàn toàn thống nhất Cả nước bước vào thời kỳ xây dựng và phát triển kinh tế-xã hội Định hướng của Đảng và Nhà nước: xây dựng nền kinh tế theo
mô hình KHH tập trung
Cơ chế này có những ưu điểm thích hợp cho hoàn cảnh hiện tại của đất nước lúc đó, nhưng cũng có nhiều hạn chế kìm hãm sự phát triển kinh tế của đất nước sau này Vậy cơ chế đó như thế nào ? Có ưu nhược điểm gì ? Sau đây chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu
II Nội dung
1 Tìm hiểu về cơ chế
a Khái niệm
Cơ chế có thể hiểu là hệ thống cùng với những quy tắc, phương thức nhằm vận hành hệ thống đó
Cơ chế kinh tế là bản thân nền kinh tế cùng với các hình thức hoạt động của nền kinh tế đó dưới tác động của các quy luật kinh tế và quy luật khác
Cơ chế quản lý kinh tế là là toàn bộ hệ thống pháp quy, gồm những hình thức,cách thức và phương tiện mà nhà nước sử dụng để quản lý và điều hành nền kinh tế
b Loại hình cơ chế
Trang 4Lịch sử phát triển kinh tế đã trải qua ba loại hình cơ chế kinh tế :
- Cơ chế kế hoạch hóa tập trung ( bàn tay hữu hình ) : Được hiểu cơ chế trong đó nền kinh tế vận động dưới sự kiểm soat của nhà nước về các yếu tố sản xuất cũng như phân phối về thu nhập Nhà nước can thiệp sâu vào các hoạt động của nền kinh tế, không coi trọng các quy luật thị trường
Kinh tế Nhà nước và kinh tế tập thể giữ vai trò chủ đạo, các thành phần kinh tế khác hầu như không được chú trọng
- Cơ chế thị trường ( bàn tay vô hình ) : Sự vận động của nền kinh tế dưới tác động của quy luật thị trường như quy luật cung cầu, quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh Nhà nước hầu như không can thiệp hoặc can thiệp rất ít vào nền kinh tế
- Cơ chế hỗn hợp : Nền kinh tế vừa có sự can thiệp của nhà nước vừa tuân theo quy luật thị trường Đây là cơ chế hiện nay nước ta đang áp dụng
c Quy trình kế hoạch hóa
Quy trình kế hoạch hóa thực hiện theo công thức” Một lên, hai xuống”
- Cái xuống thứ nhất: Bộ chính trị, Trung ương Đảng, Chính phủ giao cho ủy ban kế hoạch nhà nước tinh toán “ số liệu kiểm tra” rồi phân bổ chỉ tiêu cho các bộ, ngành, tỉnh Sau đó, số liệu lại được chuyển xuống các cấp thấp hơn
là các cục, vụ, xí nghiệp, công ty, xã, phường
Trang 5- Cái lên: Mỗi cơ sở phải tự xây dựng kế hoạch của mình và trình lên cấp trên bằng cách cân đối giữa “ số liệu kiểm tra” được đưa xuống với số liệu điều tra tai cơ sở
- Cái xuống thứ 2: Kế hoạch cuối cùng được đưa ra sau khi cấp trên xem xét “
số liệu điều tra” và kế hoạch của cấp dưới Kế hoạch này được trở thành chỉ tiêu pháp lệnh và giao lại xuống dưới
Quy trình kế hoạch hóa này thường được bắt đầu thực hiện từ cuối năm trước đến khoảng tháng 3 năm sau thì có các chỉ tiêu, pháp lệnh cụ thể Tuy nhiên, cũng có khi xảy ra hiện tượng “ trễ” trong việc cân đối số liệu giữa các cấp và phải đến tháng 6 hoặc tháng 7 chỉ tiêu mới được đưa xuống Khi đó, thời gian thực hiện
kế hoạch sẽ ngắn hơn rât nhiều trong khi chỉ tiêu thường cao, gây khó khăn cho các cấp thực hiện
2 Đặc trưng cơ chế
a Nhà nước quản lý kinh tế chủ yếu bằng mệnh lệnh hành chính dựa trên hệ thống chỉ tiêu, pháp lệnh chi tiết áp đặt tư trên xuống dưới
Tính pháp lệnh thể hiện ở chỗ: Nhà nước xây dựng các chỉ tiêu một cách chủ quan, sau đó đưa xuống cho các doanh nghiệp, thậm chí cả hợp tác xã thưc hiện Các doanh nghiệp hoạt động trên cơ sở của các quyết định của cơ quan nhà nước
có thẩm quyền và các chỉ tiêu pháp lệnh được giao Tất cả phương hướng sản xuất, nguồn vật tư, tiền vốn, định giá sản phẩm, tổ chức nhà máy, nhân sự, tiền lương đều do các cấp có thẩm quyền quyết định Mọi sự thay đổi trong kế hoạch và tổ chức thực hiện đều phải báo cáo lên cơ quan chủ quản, khi nào được chấp nhận mới được triển khai
Trang 6Hệ thống chỉ tiêu thể hiện ở chỗ: sản xuất cái gì, sản xuất bao nhiêu và phân phối cho ai? Cấp phát vốn, vật tư doanh nghiệp, doanh nghiệp giao nộp sản phẩm cho nhà nước cũng đều nằm trong chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước giao cho Nhà nước thực hiện chế độ bao cấp đối với mọi đơn vị cấp dưới và doanh nghiệp nhà nước,
kể cả hợp tác xã Đầu vào của các doanh nghiệp – các yếu tố sản xuất do nhà nước cấp hoàn toàn Do vậy toàn bộ sản phẩm làm ra đều phải giao nộp lại cho nhà nước
để nhà nước phân phối Hợp tác xã cũng phải bán toàn bộ sản phẩm cho nhà nước với giá rất rẻ
Các doanh nghiệp chỉ quan tâm đên một vấn đề duy nhất đó là hoàn thành chỉ tiêu, dù cho chỉ tiêu đó có phi lý đến đâu Bởi vì, doanh nghiệp không phải người định giá bán sản phẩm, không quan tâm đến cái gọi là lỗ hay lãi Chế độ tài chính của nhà nước thực hiện theo nguyên tắc thu đủ, chi đủ Nghĩa là Nhà nước sẽ thu lợi nhuận khi có lãi, và ngược lại cũng sẽ phải bù khi bị lỗ Và trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp này lỗ thì nhiều mà lãi chẳng thấy đâu do không có sự gắn liền giữa quyền lợi và trách nhiệm của cấp thực hiện
Chỉ tiêu được ví như cái vòng kim cô trên đầu các doanh nghiệp Năm 1979, công ty khai thác than ở Thái Nguyên được giao chỉ tiêu khai thác 150.000 tấn than Nhưng công ty không tìm được đầu ra Sản phẩm chất đống trong kho Gần hết năm mà chỉ tiêu mới thực hiện được gần nửa Lo sợ ảnh hưởng đến số phận
Trang 7chính trị của ban lãnh đạo, lương cán bộ công nhân viên và danh hiệu thi đua của đơn vị Cả công ty ra sức khai thác để đạt bằng được chỉ tiêu Nhưng kho chứa có giới hạn nên ngoài việc mất công khai thác công ty còn mất công đổ than đi, đổ bất
cứ đâu Sự việc cuối cùng đến tai cấp trên, Giám đốc công ty bị khiển trách Thế nhưng cuối năm công ty vẫn có bằng khen vì đã hoàn thành chỉ tiêu
b Cơ quan hành chính can thiệp quá sâu vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp
Can thiệp từ khâu cấp phát vốn, sản xuất đến khâu phân phối sản phẩm nhưng lại không chịu trách nhiệm gì về vật chất và pháp lý đối với các quyết định của mình
Những thiệt hại về vật chất do các quyết định không đúng gây ra thì ngân sách nhà nước phải gánh chịu Các doanh nghiệp không có quyền tự chủ sản xuất, kinh doanh, cũng không bị ràng buộc trách nhiệm đối với kết quả sản xuất, kinh doanh
Trang 8Giữa cơ quan hành chính- trực tiếp tham gia vào quá trình lên chỉ tiêu kế hoạch và các doanh nghiệp- thưc hiện chỉ tiêu , thì lại không có bất kỳ sự ràng buộc pháp lý nào với hành động của mình tức là dù có làm sai đi chăng nữa thì họ cũng không có vấn đề gì cả vì vậy mà không có lý do nào khiến họ thực hiện kế hoạch một cách tối ưu nhất Mà vấn đề cả hai bên quan tâm đó là chạy theo và chạy đua với với chỉ tiêu được ấn từ trên xuống, làm thế nào cho thật đẹp sổ sách báo cáo, và cuối cùng là nhận được tấm bằng khen vì đã hoàn thành xuất sắc chỉ tiêu đề ra Khi mà chỉ tiêu không được hoàn thành đồng nghĩa với việc số phận chính trị của ban lãnh đạo doanh nghiệp, đồng lương của cán bộ công nhân viên,
và thành tích của doanh nghiệp cũng bị đe dọa theo
Ở giai đoạn bao cấp chỉ coi trọng kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể Từ
đó hạn chế sự phát triển và đóng góp vào nền kinh tế của các thành phần kinh tế khác Ở giai đoạn này không có khái niệm cạnh tranh Do đó không khuyến khích doanh nghiệp tăng năng suất lao động, cải tiến mẫu mã, phát triển mặt hàng mới một cách thực sự
c Quan hệ hàng hóa- tiền tệ bị coi nhẹ, chỉ là hình thức, quan hệ hiện vật là chủ yếu
Các công cụ như giá cả, lãi suất, tiền lương chỉ áp dụng để tính toán một cách hình thức Vì vậy nhiều hàng hóa quan trọng như sức lao động, phát minh sáng chế, tư liệu sản xuất quan trọng, không được coi là hàng hóa về mặt pháp lý Giá cả không phản ánh quan hệ cung cầu mà do Nhà nước đặt ra dùng để tính toán cho việc cấp phát và giao nộp giữa Nhà nước và doanh nghiệp
Tiền lương được quy định theo cấp bậc hành chính và thâm niên, tính theo chủ nghĩa bình quân chứ không phải là được tính theo hiệu quả lao động của mỗi người Các doanh nghiệp khi không có tiền trả lương cho công nhân thì trả bằng sản phẩm Đơn vị có cao su trả bằng cao su, xí nghiệp có mũ cứng thì trả lương bằng mũ cứng, hay sản xuất sứ tích điện thì trả bằng sứ tích điện…Những lúc như vậy lĩnh lương xong cũng không biết đem về để đâu, làm gì ?
Tình trạng tranh mua, tranh bán làm cho giá của hàng hoá bị đẩy lên cao, Chi ngân sách nhà nước cho tiền lương tăng vọt, nhưng thu ngân sách lại không tăng bao nhiêu do giá vật tư không tăng bằng mức Ban Chỉ đạo đề nghị Lạm phát bùng nổ Tiền phát hành nhiều mà vẫn không đủ Lương công nhân không có Vật
Trang 9tư, hàng hóa khan hiếm Giá bán lương thực dù tăng 10 lần vẫn không đủ bù đắp chi phí Sản xuất nông nghiệp sa sút Đầu tư trong công nghiệp giảm Chỉ số giá bán lẻ của thị trường xã hội năm 1986 tăng 587,2% so với năm 1985 Do đồng tiền mất giá, người ta quay sang lấy vàng làm bản vị, khiến giá vàng tăng vọt, còn nhanh hơn cả tăng giá hàng hóa Tình trạng khan hiếm hàng hóa khiến cuộc sống chật vật không những về số lượng mà cả về phẩm chất của nhiều mặt hàng
d Bộ máy quản lý cồng kềnh, nhiều cấp trung gian
Bộ máy quản lý này vừa kém năng động vừa sinh ra đội ngũ kém năng lực, phong cách cửa quyền, quan liêu, nhưng lại được hưởng quyền lợi cao hơn người lao động Hoạt động quản lý kém hiệu quả Trong thực tế, bộ máy nhà nước và doanh nghiệp quốc doanh còn xuất hiện tham ô và lãng phí ( tuy phạm vi và mức
độ khác với ngày nay )
3 Hình thức bao cấp
a Bao cấp qua giá
Nhà nước quyết định giá trị tài sản, thiết bị, vật tư, hàng hóa thấp hơn giá trị thực của chúng nhiều lần so với giá thị trường Do đó hạch toán kinh tế chỉ là hình thức
Dưới thời bao cấp mua như cướp và bán như cho là cảnh thường thấy Nhà nước quy định mỗi gia định được giữ 60% sản lượng lúa, số dư phải bán cho nhà nước Sau đó phải khổ sở đi mua gạo theo chế độ tem phiếu Nhất là giá bán thấp hơn tiền vốn bỏ ra nên mới có chuyện người dân tìm cách giấu lúa và nhiều
chuyện dở khóc dở cười Có chuyện người dân giấu gạo cất đi, đến khi mở ra thì chuột đã ăn mất quá nửa, hay người nhà nước đến đo bồ thóc để bắt bán ngay thóc thừa hay phạt vì không chịu nộp đủ
Năm 1978 giá thành 1m2 vải caliot sản xuất tại Công ty Dệt Thành Công là 1.5 đồng, nhưng phải bán cho Nhà nước với giá 1.2đ/m2 1m2 vải dệt kiểu oxford hết 10đ, phải bán cho Nhà nước với giá 9đ/m2 Trong khi giá trên thị trường cao gấp 10-12 lần
Trang 10b Bao cấp qua chế độ tem phiếu
Nhà nước quy định chế độ phân phối vật phẩm tiêu dùng cho cán bộ, công nhân viên theo định mức qua hình thức tem phiếu Chế độ tem phiếu với mức giá khác xa so với giá thị trường đã biến chế độ tiền lương thành lương hiện vật, thủ tiêu động lực kích thích người lao động và phá vỡ nguyên tắc phân phối theo lao động
Thời bao cấp, người dân tìm mọi cách chạy bằng được vào cơ quan Nhà nước để được cấp sổ gạo Mỗi lần đến kỳ đong gạo thì nhà nhà xếp hàng, người người chen chúc Ai không may mất sổ gạo trông mới thảm hại làm sao, bởi cả tháng đó phải chạy ngược chạy xuôi để lo tạm cấp, trước khi làm được sổ mới Gạo mậu dịch cũng ngày một thiếu, rất nhiều nhu yếu phẩm khác cũng vậy
Trang 11Thời bao cấp ai mua thứ gì cũng phải đến hợp tác xã mua bán hay cửa hàng mậu dịch quốc doanh Nhà nước bán hàng dưới giá thành và thấp hơn giá chợ Để mua được thì rất khó khăn vì hàng hóa không đủ để cung cấp Các cửa hàng mậu dịch luôn ở tình trạng thiếu hàng, mọi người xếp hàng chầu chực chờ hàng về để được mua đầu tiên
Nhiều khi không mua được hoặc có mua cũng là đồ không ngon, không chất lượng, hoặc là bị cân thiếu Đồ chất lượng ở cửa hàng còn dành cho cấp trên, người nhà, người quen, người trong cửa hàng mậu dịch Bán ai trước, bán đúng cân hay
Trang 12thiếu cân, hàng nguyên chất hay đầu thừa đuôi thẹo đều thuộc quyền cô mậu dịch Thế nên mới có chuyện thời này tất cả các mậu dịch viên nếu không giàu có cũng không khi nào túng thiếu Lấy được mấy cô này khác gì chuột sa chĩnh gạo Nhà nào kiếm được cô dâu là mậu dịch viên thật mừng hết lớn Cả họ mừng chứ không riêng gì nhà đó mừng
c Bao cấp theo chế độ cấp phát vốn của ngân sách
Tuy dùng vốn ngân sách nhưng không có cơ chế ràng buộc trách nhiệm vật chất đối với các đơn vị được cấp vốn Điều đó làm tăng gánh nặng đối với ngân sách vừa làm cho sử dụng vốn kém hiệu quả, nảy sinh cơ chế “ xin- cho”
Người cho có thể cho ít, có thể cho nhiều và cũng có thể không cho Bên xin thì phải phụ thuộc vào bên cho và không thể tự quyết, tự tìm ra giải pháp để đáp ứng nhu cầu của mình mà phải trông chờ vào bên cho Nhiều thủ tục hành chính rườm rà hành dân để thể hiện quyền lực nhà nước Không dựa trên sự cạnh tranh bình đẳng giữa các tổ chức, cá nhân trong xã hội trong việc tiếp cận những dịch
vụ nhà nước cung cấp; không dựa trên những tiêu chí, biểu mẫu và quy trình cụ thể có thể theo dõi được để những cá nhân, tổ chức xã hội có nhu cầu có thể đăng
ký với cơ quan để thực hiện quyền của mình
Trang 134 Đánh giá về cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp.
a Ưu điểm
Trong thời kỳ kinh tế tăng trưởng theo chiều rộng, tức là dựa vào sự tăng đầu tư khai thác tài nguyên, sức lao động giá rẻ và một só lợi thế khác,
cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp có tác dụng nhất định Nó cho phép tập trung tối đa các nguồn lực kinh tế, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả nước vào các mục tiêu chủ yếu trong từng giai đoạn và điều kiện cụ thế, đặc biệt trong quá trình công nghiệp hóa theo hướng ưu tiên phát triển công nghiệp nặng Cơ chế này tạo sự thống nhất trong thực hiện các mục tiêu
Trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh, cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập trung đã đáp ứng được yêu cầu của thời chiến, bởi vì do đất nước bị xâm lược, mục tiêu của cả nước là giải phóng dân tộc Bởi vậy thực hiện kế hoạch hóa tập trung sẽ huy động được tối đa sức lực của nhân dân xây dựng và phát triển kinh tế để thực hiện mục tiêu đó, đây là nhiệm vụ
Trang 14chung chứ không phải riêng ai Nhà nước thực hiện bao cấp hoàn toàn, giúp cho người chiến sĩ ra chiến trường cũng yên tâm phục vụ chiến đấu hơn, bởi
họ không phải lo nghĩ đến chuyện gia đình, vợ con ở nhà, vì mọi thứ đã được nhà nước bao cấp
b Nhược điểm
Bên cạnh ưu điểm, cơ chế này có những hạn chế như thủ tiêu sự cạnh tranh, kìm hãm tiến bộ khoa học công nghệ, triệt tiêu động lực kinh tế, lao động sáng tạo đối với người lao động , không kích thích tính năng động, sáng tạo của các đơn vị sản xuất kinh doanh
Cơ chế này hạn chế sự phát triển của các thành phần kinh tế khác, kìm hãm sản xuất, làm giảm năng suất, chất lượng, gây rối loạn trong phân phối lưu thông
và gây ra nhiều hiện tượng tiêu cực trong xã hội như tham ô, lãng phí
Đội ngũ cán bộ công chức của các cơ quan hành chính nhà nước trở nên quan liêu, lộng quyền, hách dịch Về mặt văn hóa trong nền kinh tế tập trung bao cấp, giáo dục trở thành độc quyền của Nhà nước; nhà trường chỉ là nơi thực hiện mọi kế hoạch và chỉ tiêu, pháp lệnh mà Nhà nước giao, không cần quan tâm nhiều đến đầu ra Chúng ta không phủ nhận những thành tựu của giáo dục do cơ chế tập trung bao cấp tạo ra, song cũng cần thấy rằng, cơ chế quản lý đó đã làm cho hệ thống giáo dục thiếu tính cạnh tranh, kém năng động, sáng tạo, là mảnh đất cho căn bệnh thành tích và chủ nghĩa hình thức tồn tại
Khi nền kinh tế thế giới chuyển sang giai đoạn phát triển theo chiều sâu dựa trên việc áp dụng các thành tựu của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại thì cơ chế quản lý này càng bộc lộ những khiếm khuyết của nó, làm cho nền kinh tế các nước XHCN, trong đó có nước ta lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng
5 Nhu cầu đổi mới cơ chế quản lý kinh tế.
Nhằm thoát khỏi khủng hoảng KT – XH, khắc phục những sai lầm trong nhận thức và thực hiện cơ chế KHH tập trung quan liêu , bao cấp, đưa đất nước phát triển, Đại hội Đảng VI (tháng 12/1986) đã khẳng định việc đổi mới cơ chế quản lý KT trở thành nhu cầu cần thiết và cấp bách Đảng đã đề ra đường lối