NHÂN CÁCH VÀ SỰ HÌNH THÀNH NHÂN CÁCH

Một phần của tài liệu Tâm Lý Học Đại Cương (Trang 37)

III. HÀNH ĐỘNG Ý CHÍ 1 Khái niệm về hành động ý chí

NHÂN CÁCH VÀ SỰ HÌNH THÀNH NHÂN CÁCH

thể.

PHẦN III – NHÂN CÁCHChương Chương

NHÂN CÁCH VÀ SỰ HÌNH THÀNH NHÂN CÁCH NHÂN CÁCH

Nhân cách là đối tượng nghiên cứu của hệ thống các ngành khoa học về con người như: Triết học, xã hội học, Mĩ học, Văn học, Giáo dục học và Tâm lý học,…

Đứng trên góc độ Tâm lý học, nhân cách được làm sáng tỏ xung quanh những vấn đề như sau: Bản chất tâm lý của nhân cách, cấu trúc nhân cách, các con đường hình thành nhân cách. I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ NHÂN CÁCH:

1. Nhân cách là gì?

Để tìm hiểu khái niệm về nhân cách, chúng ta cần phân tích một số khái niệm gần nghĩa với nó như “con người”, “cá nhân”, “cá tính”.

* Khái niệm con người, cá nhân, cá tính và nhân cách.

Con người: Là thành viên của một cộng đồng, một xã hội, vừa là thực thể sinh vật (phần con), vừa là một thực thể xã hội (phần người).

Phần thực thể sinh vật: Con người là một tồn tại sinh vật nhưng ở mức độ cao nhất trong bậc thang tiến hóa sinh giới. Hoạt động của cơ thể con người, đứng về mặt sinh học, cũng tuân theo qui luật sinh lý (đồng hóa, tuần hóa, bài tiết,…)

Phần thực thể xã hội của con người khác xa về chất so với động vật: Con người luôn luôn chịu sự chi phối của các yêu tố xã hội chẳng hạn như: vỏ não con người có trung khu ngôn ngữ, điều mà động vật không thể có được. Bên cạnh đó, các giác quan của con người cũng chịu sự chi phối bởi yếu tố xã hội: tai của con người tuy không thính bằng tai của con dơi nhưng nhờ các yếu tố xã hội tác động mà tai con người trở nên tinh tế và nhạy cảm. Bản năng của con người cũng khác xa về chất so với bản năng của động vật, Karl Marx đã nhận xét như sau: cùng là đói nhưng cái đói của con người được thỏa mãn bằng các dụng cụ như dao, nĩa khác xa với cái đói của động vật được thỏa mãn bằng móng vuốt, bằng sự cào cấu cắn xé.

Vậy, đặc điểm thể chất của con người, đặc biệt là đặc điểm của bộ não, hệ thần kinh và các giác quan là cơ sở vật chất quan trọng của sự phát triển các chức năng tâm lý người. Phần thực thể xã hội là sản phẩm của các mối quan hệ xã hội.

Cá nhân: là khái niệm để chỉ một con người cụ thể trong cộng đồng, một thành viên xã hội. Cá nhân cũng là thực thể sinh vật, đồng thời là thực thể xã hội nhưng nó được xem xét một cách cụ thể với các đặc điểm riêng biệt tồn tại trong một con người cụ thể.

Cá tính: là khái niệm để chỉ cái đơn nhất, không lặp lại trong tâm lý (hoặc sinh lý) của một con người cụ thể.

Nhân cách: Nếu như khái niệm con người, cá nhân và cá tính đều đề cập đến mặt sinh vật và mặt xã hội trong con người thì khái niệm nhân cách đề cập đến mặt xã hội, giá trị tinh thần của cá nhân với tư cách là thành viên của một xã hội nhất định.

Có thể nêu lên một số khái niệm nhân cách như sau:

- “Nhân cách là một cá nhân có ý thức, chiếm một vị trí nhất định trong xã hội và đang thực hiện một vai trò xã hội nhất định” (A. G. Kovaliop).

- “Nhân cách là con người với tư cách là kẻ mang toàn bộ thuộc tính và phẩm chất tâm lý, qui định hình thức hoạt động và hành vi có ý nghĩa xã hội” (E.V. Sorokhova).

- “Nhân cách là tổ hợp những đặc điểm, những thuộc tính tâm lý của cá nhân, biểu hiện bản sắc và giá trị xã hội của con người” (Nguyễn Quang Uẩn).

2. Các đặc điểm cơ bản của nhân cách: 2.1. Tính thống nhất của nhân cách:

Nhân cách là một chỉnh thể thống nhất giữa cái chung và cái riêng, giữa phẩm chất và năng lực trong đời sống tinh thần của con người.

2.2. Tính ổn định của nhân cách:

Nhân cách là một tổ hợp các thuộc tính tâm lý tương đối bền vững, ổn định của cá nhân, những đặc điểm tâm lý mà thể hiện phẩm cách, giá trị đạo đức, giá trị xã hội của cá nhân đó. Các đặc điểm nhân cách tương đối khó hình thành và cũng khó mất đi. Trong thực tế, một số nét nhân cách có thể bị thay đổi do tác động biến đổi của môi trường hoàn cảnh, nhưng nhìn chung nhân cách vẫn là một cấu trúc trọn vẹn, tương đối ổn định. Nhân cách mang tính ổn định chứ không cố định, không bất biến. Có những nhân cách ngày càng hoàn thiện, cũng có những nhân cách ngày càng suy thoái. Không nên nhìn nhận, đánh giá nhân cách với cái nhìn bất biến.

2.3. Tính tích cực của nhân cách:

Nhân cách không chỉ là sản phẩm đơn thuần của môi trường hoàn cảnh, khi nhân cách được hình thành, đến lượt nó, trở thành chủ thể tích cực tác động vào môi trường hoàn cảnh xung quanh nhằm cải tạo môi trường.hoàn cảnh xung quanh. Hệ thống các nhu cầu của cá nhân của cộng đồng là động lực thúc đẩy nhân cách. Tính tích cực của nhân cách được thể hiện trong quá trình thỏa mãn các nhu cầu. Trong quá trình hoạt động, trong lao động con người luôn luôn tích cực tìm tòi, biến đổi và sáng tạo các đối tượng làm cho nó ngày càng phù hợp hơn với nhu cầu của bản thân. Ngoài ra con người còn tích cực tìm kiếm những cách thức, phương thức thỏa mãn các nhu cầu, con người làm chủ các hình thức hoạt động do sự phát triển xã hội qui định nên.

2.4. Tính giao lưu của nhân cách:

Nhân cách không bẩm sinh, không có sẵn mà dần dần được hình thành (nên thân người) trong quá trình sống. Trong môi trường xã hội, thông qua hoạt động và giao lưu nhân cách được hình thành, phát triển, tồn tại, được đánh giá và được đóng góp giá trị của mình cho xã hội.

3. Các kiểu phân loại cấu trúc nhân cách: Những kiểu phân loại cấu trúc nhân cách: ϖ Kiểu 1:

Cấu trúc của nhân cách gồm 2 mặt thống nhất với nhau là ĐỨC – TÀI (phẩm chất – năng lực). Mối quan hệ: tài và đức quyện với nhau tạo thành một nhân cách hoàn chỉnh, phát triển hài hòa. Trong đó đức là gốc là cốt lõi, tài là phương tiện biểu hiện.

ϖ Kiểu 2:

Cấu trúc nhân cách gồm 3 mặt: Nhận thức – Tình cảm – Hành động ý chí. ϖ Kiểu 3:

Cấu trúc nhân cách gồm 5 mặt:

Đạo đức – Trí tuệ - Khả năng lao động – Thể lực – Khả năng thẩm mỹ. ϖ Kiểu 4:

Cấu trúc nhân cách gồm 4 nhóm: Xu hướng

Năng lực Khí chất

II. Cấu trúc tâm lý của nhân cách (theo kiểu 4) 2.1 Xu hướng của nhân cách

2.1.1 Định nghĩa

- Xu hướng là sự hướng tới một mục tiêu, một đối tượng nào đó.

- Xu hướng nhân cách là hệ thống động cơ thúc đẩy, quy định tính lựa chọn của các thái độ và tính tích cực của con người.

2.1.2 Vai trò

- Nó nói lên chiều hướng phát triển của nhân cách theo một mục tiêu nhất định. - Xu hướng quy định nội dung giá trị đạo đức, giá trị xã hội của nhân cách. 2.1.3 Những mặt biểu hiện của xu hướng nhân cách

a. Nhu cầu

- Định nghĩa: Nhu cầu là những đòi hỏi tất yếu mà cá nhân cảm thấy cần được thỏa mãn để tồn tại và phát triển.

- Vai trò: thúc đẩy hoạt động của con người nhằm hướng tới một hoạt động nào đó. - Đặc điểm:

• Nhu cầu có tính chu kỳ • Nhu cầu có tính liên tục

- Phân loại: có thể chia nhu cầu thành 2 loại nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần. Theo Tháp nhu cầu của A. Maslow nhu cầu được phân chia như sau:

b. Hứng thú

- Định nghĩa: là thái độ có tính chất lựa chọn của cá nhân đối với đối tượng nào đó, vừa có ý nghĩa đối với cuộc sống, vừa có khả năng đem lại khoái cảm cho cá nhân trong quá trình hoạt động.

- Đặc điểm: chủ thể ý thức được rõ ràng ý nghĩa quan trọng của đối tượng đối với cuộc sống. - Vai trò: nảy sinh khát vọng hành động, làm tăng hiệu quả nhận thức, làm tăng sức lực hoạt động.

c. Lý tưởng

với giá trị xã hội và có sức lôi cuốn toàn bộ cuộc sống của con người vươn tới. - Vai trò:

• Lý tưởng là động cơ đặc biệt chủ yếu nhất, cơ bản nhất của nhân cách, động cơ mang tính xã hội và đạo đức cao nhất.

• Lý tưởng xác định mục tiêu, dự định và kế hoạch cho tương lai.

• Lý tưởng tạo ra nguồn năng lượng lớn lao cho hoạt động tích cực của xã hội, con người không ngừng phấn đấu vươn tới.

• Lý tưởng điều khiển, điều chỉnh sự phát triển của các nhân cách trong xã hội. - Đặc điểm:

• Lý tưởng là biểu hiện của nhận thức sâu sắc. Chỉ có nhận thức sâu sắc mới có được hình ảnh lý tưởng.

• Trong lý tưỡng có biểu hiện của tình cảm mãnh liệt.

• Lý tưởng là động cơ mạnh mẽ nhất thúc đẩy con người hoạt động. • Lý tưởng vừa mang tính hiện thực, vừa mang tính lãng mạn d. Niềm tin

- Định nghĩa: là một phẩm chất của thế giới quan, niềm tin là sự gắn bó mật thiết của các quan điểm, tri thức với rung cảm, ý chí mà được con người thể nghiệm. Những quan điểm tri thức đó trở thành chân lý bền vững trong mỗi cá nhân.

- Vai trò: niềm tin tạo cho con người nghị lực, ý chí để hành động phù hợp với quan điểm đã chấp nhận

e. Thế giới quan

- Định nghĩa: là hệ thống những quan điểm, những tri thức về tự nhiên, xã hội và con người được hình thành trong quá trình lĩnh hội những kinh nghiệm lịch sử, xã hội và trong quá trình tạo ra những kinh nghiệm bản thân.

- Vai trò: xác định phương châm hành động, xu hướng đạo đức, chính trị và tư tưởng của con người. Thế giới quan nhất quán làm con người vững vàng trước cuộc sống. Thế giới quan mâu thuẫn làm con người hoang mang, dao động.

2.2 Tính cách 2.2.1 Định nghĩa

Tính cách là sự kết hợp độc đáo các đặc điểm tâm lý ổn định của cá nhân. Những đặc điểm tâm lý này quy định hành vi của cá nhân.

2.2.2 Đặc điểm

- Tính ổn định và tính linh hoạt

• Tính ổn định: những thái độ, hành vi ổn định, nhất quán trong mọi hoàn cảnh.

• Tính linh hoạt: tính cách mang tính ổn định nhưng không bất biến, nó luôn biến đổi trong mọi hoàn cảnh.

- Tính điển hình và độc đáo

• Tính điển hình: những người sống trong cùng một điều kiện xã hội, lịch sử đều có nét tính các điển hình, đặc trưng cho điều kiện xã hội, lịch sử đó.

Tính cách là sự kết hợp thống nhất biện chứng giữa cái điển hình và cái độc đáo.◊ 2.2.3 Cấu trúc của tính cách

Tính cách là sự thống nhất biện chứng giữa hai mặt nội dung bên trong và hình thức bên ngoài. Nội dung bên trong là hệ thống thái độ của cá nhân bao gồm:

- Thái độ đối với tự nhiên - Thái độ đối với xã hội - Thái độ đối với bản thân

Hình thức biểu hiện bên ngoài là hệ thống những hành vi, cử chỉ và cách nói năng của cá nhân. Tính cách – đó là hệ thống thái độ đã được củng cố trong hệ thống hành vi quen thuộc. hệ thống thái độ và hệ thống hành vi trong tính cách không tách rời nhau, chúng có quan hệ thống nhất hữu cơ với nhau. hệ thống thái độ là mặt chủ đạo mang tính chất quyết định, hệ thống hành vi là mặt biểu hiện ra bên ngoài.

Ví dụ: “khẩu phật tâm xà”, “miệng nam mô, bụng bồ dao găm”… 2.3 Khí chất

2.3.1 Khí chất là gì?

Khí chất là sự biểu hiện về mặt cường độ, tốc độ và nhịp độ của các hoạt động tâm lý thể hiện sắc thái hành vi, cử chỉ và cách nói năng của cá nhân.

2.3.2 Các kiểu khí chất

Theo Hypocrates (460 – 356 TCN), ông chia loài người làm 4 loại tương ứng với 4 kiểu loại tính khí khác nhau. tùy theo chất nào chiếm ưu thế mà cá nhân có loại tính khí tương ứng.

Chất nước chiếm ưu thế Loại tính khí tương ứng Máu (đặc tính nóng) Hăng hái

Nước nhờn (đặc tính lạnh) Bình thản Mật vàng (đặc tính khô ráo) Nóng nảy Mật đen (đặc tính ẩm ướt) Ưu tư

Học thuyết về hoạt động thần kinh cấp cao của I.P.Pavlov đề cập đến hai quá trình thần kinh cơ bản là hưng phấn và ức chế với ba thuộc tính cơ bản: cường độ, tính cân bằng, tính linh hoạt. Sự kết hợp khác nhau của ba thuộc tính này đã tạo nên ba kiểu thần kinh đặc trưng (thể hiện ở cả người và động vật): cường độ, cân bằng, linh hoạt. ba kiểu thần kinh này là cơ sở sinh lý của 4 kiểu khí chất như sau:

♣ Kiểu mạnh mẽ, cân bằng, linh hoạt: Khí chất “hăng hái”

♣ Kiểu mạnh mẽ, cân bằng, không linh hoạt: Khí chất “bình thản” ♣ Kiểu mạnh mẽ, không cân bằng: Khí chất “nóng nảy”

♣ Kiểu yếu: Khí chất “ưu tư”

2.3.3 Đặc điểm tâm lý của các khí chất a. Khí chất hăng hái

- Ưu điểm: sôi nổi, hoạt bát, nhận thức nhanh, phản ứng nhanh, vui tính, cởi mở…

- Nhược điểm: thiếu sâu sắc, tình cảm dễ xuất hiện nhưng dễ tahy đổi, thiếu kiên định, hấp tấp, vội vàng, làm việc tùy hứng, dễ nản lòng…

- Ưu điểm: bình tĩnh, điềm đạm, tự chủ cao, biết kiềm chế những cơn rung động, tức giận… - Nhược điểm: chậm thích nghi với hoàn cảnh mới, hay do dự, bỏ lỡ thời cơ…

c. Khí chất nóng nảy

- Ưu điểm: nhận thức nhanh, phản ứng nhanh, nóng nảy, bộc trực, mãnh liệt, thẳng thắn,… - Nhược điểm: vội vàng, hấp tấp, tự chủ kém, liều mạng, thiếu tế nhị và tính tình thất thường, dễ trở nên thô lỗ, gay gắt…

d. Khí chất ưu tư

- Ưu điểm: nhạy cảm, hiền dịu, dễ thông cảm với mọi người xung quanh, tình cảm kín đáo, dè dặt, thận trọng và bền vững, hay mơ mộng, tưởng tượng.

- Nhược điểm: hay lo lắng, thiếu tự tin, nhút nhát, bi quan, chán nản, ủy mị, ít sôi nổi, ít cởi mở, khó làm quen trong giao tiếp.

2.4 Năng lực

2.4.1 Năng lực là gì?

Năng lực là tổ hợp những thuộc tính tâm lý của cá nhân phù hợp với những yêu cầu đặc trưng của một hoạt động, nhằm đảm bảo cho hoạt động đó đạt được kết quả cao.

2.4.2 Phân loại năng lực

a. Xét về trình độ phát triển, có 2 loại năng lực - Năng lực tái tạo

- Năng lực sáng tạo b. Xét về chức năng - Năng lực chung - Năng lực riêng

2.4.3 Các mức độ của năng lực

Năng lực được chia làm 3 mức độ cao thấp khác nhau: - Năng lực

- Tài năng - Thiên tài

2.4.4 Mối quan hệ giữa năng lực và tư chất giữa năng lực và thiên hướng, giữa năng lực và tri thức, kỹ năng, kỹ xảo

- Năng lực và tư chất - Năng lực và thiên hướng

- Năng lực và tri thức, kỹ năng, kỹ xảo

Một phần của tài liệu Tâm Lý Học Đại Cương (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(44 trang)
w