QUÁ TRÌNH CƠ BẢN CỦA TRÍ NHỚ 1 Quá trình ghi nhớ

Một phần của tài liệu Tâm Lý Học Đại Cương (Trang 30)

1. Quá trình ghi nhớ

Là một quá trình lưu giữ lại trong não con người những hình ảnh của sự vật, hiện tượng tâm lý trong quá trình tri giác. Đây là một quá trình ghi nhận thông tin trong não người.

Ghi nhớ có hai loại:

Ghi nhớ không chủ định: là loại ghi nhớ được tiến hành mà không cần dùng một cách thức nào để giúp cho sự ghi nhớ được rõ ràng không đòi hỏi sự nỗ lực của ý chí.

Đây là loại ghi nhớ tùy ý, độ bền vững và lâu dài của nó phụ thuộc vào mức độ cảm xúc mạnh mẽ, thỏa mãn nhu cầu, và mức độ hứng thú của cá nhân. Nó còn phụ thuộc vào màu sắc, sự di động và các đặc điểm khác của đối tượng. Nhờ có ghi nhớ không chủ định mà kinh nghiệm sống của con người càng được mở rộng và phong phú.

Ghi nhớ có chủ định: là loại ghi nhớ với mục đích xác định từ trước. Trong quá trình ghi nhớ đòi hỏi con người phải có sự nỗ lực bản than, phải sử dụng phương tiện và phương pháp nhất định để ghi nhớ được tốt.

+ Ghi nhớ máy móc: là cách ghi nhớ được xây dựng bằng cách dựa vào những mối liên hệ bề ngoài của sự vật, hiện tượng không để ý đến sự hiểu nội dung cũng như ý nghĩa của nó. Để ghi nhớ máy móc chỉ cần lặp đi lặp lại nhiều lần tài liệu cần ghi nhớ.

+ Ghi nhớ ý nghĩa: là cách ghi nhớ dựa trên cơ sở hiểu nội dung tài liệu, mối quan hệ logic, bản chất của sự vật, hiện tượng,… mới tìm ra được những dấu hiệu chung, bản chất của sự vật, hiện tượng. Để ghi nhớ tốt, con người phải sử dụng ngôn ngữ, phải biết khái quát vấn đề định nhớ, và sử dụng các kiến thức cũ.

hao nhiều năng lượng.

Hai cách ghi nhớ máy móc và ý nghĩa có liên quan mật thiết. Thường ghi nhớ ý nghĩa làm cho ghi nhớ máy móc được dễ dàng hơn, nó làm giảm số lần lặp lại tài liệu. Ghi nhớ máy móc đến lượt nó làm tăng độ chính xác, tăng tính ý nghĩa của tài liệu cần nhớ.

2. Quá trình gìn giữ

Là quá trình nhằm củng cố vững chắc những dấu vết đã được hình thành trên võ não trong quá trình ghi nhớ. Thường quá trình gìn giữ được diễn ra đồng thời và ngay sau quá trình ghi nhớ. Ghi nhớ và gìn giữ được hình ảnh của sự vật, hiện tượng có nghĩa là con người đã thu nhập và tích lũy được kinh nghiệm nhất định. Nói theo ngôn ngữ tin học, đây là quá trình ghi nhận, quá trình nạp và tạo dấu vết của thông tin trong não.

3. Quá trình nhận lại

Nhận lại là một quá trình làm nảy sinh trong não những hình ảnh của sự vật, hiện tượng đã được con người tri giác trước kia, giờ đây lại xuất hiện một lần nữa.

Nhận lại là một quá trình đơn giản, nó thường xảy ra sớm hơn so với nhớ lại. Nó không phải là tiêu chuẩn đánh giá trí nhớ của con người, bởi vậy nhiều người nhận lại khá nhanh nhưng chỉ cần nhớ lại thì thường gặp nhiều khó khăn.

Tính chinh xác và tốc độ của nhận lại phụ thuộc vào mức độ bền vững của ghi nhớ, sự giống nhau giữa kích thích cũ và mới.

4. Quá trình nhớ lại

Nhớ lại là quá trình làm hiện lại trong não những hình ảnh của sự vật, hiện tượng mà con người đã tri giác trước đây. Hiện tại, sự vật, hiện tượng không còn trực tiếp tác động vào các giác quan. Nhớ lại chính là tiêu chuẩn để xác định, đánh giá trí nhớ của con người cao hay thấp.

Bốn quá trình cơ bản trên có quan hệ chặt chẽ với nhau, chúng tạo thành một thể hoàn chỉnh và thống nhất: ghi nhớ và gìn giữ là tiền đề, là điều kiện của nhận lại và nhớ lại. Nhận lại và nhớ lại là kết quả để chứng minh cho hai quá trình trên. Một khi ghi nhớ và gìn giữ tốt thì nhớ lại và nhận lại cũng nhanh, chính xác và ngược lại.

Một phần của tài liệu Tâm Lý Học Đại Cương (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(44 trang)
w