SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH

Một phần của tài liệu Tâm Lý Học Đại Cương (Trang 43)

1. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách a. Bẩm sinh di truyền

o Bẩm sinh di truyển là toàn bộ những đặc điểm sinh lý cơ thể (đặc biệt là đặc điểm của hệ thần kinh, não bộ và các giác quan) đã có ngay từ khi lọt lòng mẹ (bẩm sinh) hoặc được truyền lại từ thế hệ trước (di truyền).

o Vai trò của yếu tố bẩm sinh di truyền

♣ Không quyết định nhân cách nhưng nó tạo điều kiện thuận lợi hay gây khó khăn cho quá trình hình thành và phát triển nhân cách.

♣ Ảnh hưởng của bẩm sinh di truyền tới nhân cách thông qua mối quan hệ xã hội. b. Yếu tố môi trường

o Có 2 loại môi trường: môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.

♣ Môi trường tự nhiên: bao gồm những điều kiện địa lý, khí hậu, đất đai… có ảnh hưởng gián tiếp đến tâm lý cá nhân thông qua quan hệ xã hội và phương thức hoạt động của họ.

♣ Môi trường xã hội: bao gồm nền văn hóa (văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần) của một dân tộc, một xã hội.

o Vai trò

♣ Là nội dung, là nguồn gốc của sự hình thành và phát triển nhân cách

♣ Môi trường xã hội không trực tiếp quyết định nhân cách theo kiểu “gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”, “ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”

♣ Ảnh hưởng của môi trường xã hội đối với nhân cách diễn ra theo hai con đường: tự phát và tự giác. Tác động tự giác của môi trường xã hội đối với sự hình thành và phát triển nhân cách còn được gọi là tác động giáo dục.

c. Giáo dục

o Giáo dục là một hiện tượng xã hội, là quá trình tác động có mục đích. Có kế hoạch, ảnh hưởng tự giác chủ động đến con người đưa đến sự hình thành và phát triển tâm lý, ý thức và nhân cách. o Vai trò của giáo dục

♣ Giáo dục giữ vai trò chủ đạo đối với sự phát triển nhân cách vì nó hướng sự phát triển nhân cách theo một mục tiêu nhất định đáp ứng mục tiêu xã hội.

♣ Thông qua giáo dục, dạy học mà con người tiếp thu kinh nghiệm lịch sử xã hỗi do thế hệ đi trước truyền thụ lại.

♣ Phát huy tối đa những mặt mạnh của bẩm sinh di truyền hoặc có thể bù đắp những khiếm khuyết do yếu tố bẩm sinh đem lại. Giáo dục có khả năng uốn nắn nhựng phẩm chất xấu do môi trường đem lại.

d. Hoạt động tích cực của cá nhân

o Là sự tác động có mục đích, có ý thức của cá nhân vào hoàn cảnh nhằm cải tạo hoàn cảnh và cải tạo chính bản thân.

o Vai trò: đây chính là yếu tố quan trọng bậc nhất và mang tính chất quyết định đối với sự hình thành và phát triển nhân cách.

2. Con đường hình thành và phát triển nhân cách

o Hoạt động là hình thức tích cực nhất, là phương thức tồn tại của con người. Nhờ có hoạt động mà mối quan hệ của con người với thế giới xung quanh được thiết lập.

o Sự hình thành và phát triển nhân cách của con người diễn ra phụ thuộc vào các dạng hoạt động chủ đạo ở từng giai đoạn nhất định của lứa tuổi.

o Việc hình thành và phát triển nhân cách phải thông qua hoạt động (hướng tới đối tượng) và giao lưu (hướng tới mối quan hệ với con người). Thực tế cho thấy, nếu chỉ hình thành nhân cách bằng lời khuyên, bài giảng thì hiệu quả đem lại rất thấp.

Một phần của tài liệu Tâm Lý Học Đại Cương (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(44 trang)
w