KHÁI NIỆMVỀ TRÍ NHỚ 1 Khái niệm

Một phần của tài liệu Tâm Lý Học Đại Cương (Trang 29)

1. Khái niệm

Trí nhớ được xem là hoạt động tâm lý phản ánh những kinh nghiệm đã trải qua của con người dưới hình thức biểu tượng.

Như vậy, trí nhớ phản ánh các sự vật, hiện tượng đã tác động vào con người trước đây, mà không cần sự tác động của chúng trong hiện tại. Trí nhớ phản ánh bản thân hiện thực, nhưng hiện thực

này đã được con người tích lũy kinh nghiệm thành vốn riêng của mình. Kết quả của quá trình trí nhớ sẽ tạo ở con người những hiểu biết, nó có được là do con người đã trực tiếp tri giác, hoặc do từng trải.

Khi xét về mặt phản ánh của trí nhớ, trí nhớ được xem là bước quá độ giữa hoạt động nhận thức cảm tính sang nhận thức lý tính. Cấu tạo tâm lý được tạo thành trong quá trình trí nhớ là biểu tượng, đó là những hình ảnh của sự vật, hiện tượng còn lưu giữ trong óc khi sự vật, hiện tượng không còn trực tiếp tác động vào giác quan.

Khác với hình tượng của tri giác, biểu tượng vừa có tính trực quan, vừa có tính khái quát. Tính trực quan của biểu tượng thể hiện ở chỗ: nó là kết quả của sự chế biến hình ảnh trước đây con người đã tri giác. Không có tri giác về sự vật, hiện tượng nào đó sẽ không có biểu tượng. Tính khái quát của biểu tượng thể hiện ở chỗ: biểu tượng là những hình ảnh mang đến những dấu hiệu chung, đặc trưng của sự vật, hiện tượng.

2. Vai trò của trí nhớ

Trí nhớ có vai trò lớn trong cuộc sống và hoạt động của con người. Nhờ trí nhớ mà con người xác định được phương hướng để thích nghi với ngoại giới. Trí nhớ giúp con người không chỉ hoàn thành những công việc quan trọng mà cả những công việc hàng ngày.

Trí nhớ giúp con người tích lũy kinh nghiệm, trên cơ sở đó con người mới có thể hành động và hành động có kết quả. Trí nhớ giúp con người học tập, tư duy và hiểu biết thế giới. Không có trí nhớ sẽ không có sự phát triển nào hết về trí tuệ cũng như về thực tiễn của con người.

Một phần của tài liệu Tâm Lý Học Đại Cương (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(44 trang)
w