CÁC QUY LUẬT CỦA ĐỜI SỐNG TÌNH CẢM 1 Quy luật lây lan

Một phần của tài liệu Tâm Lý Học Đại Cương (Trang 34)

1. Quy luật lây lan

- Xúc cảm, tình cảm của người này có thể được “lây” sang người khác, như: vui lây, buồn lây, chia sẻ, đồng cảm.

- Việc lây lan tình cảm từ chủ thể này sang chủ thể khác không là con đường chủ yếu để hình thành tình cảm.

2. Quy luật thích ứng

- Một xúc cảm, tình cảm nào đó được lặp đi lặp lại với một cường độ không thay đổi thì cuối cùng cũng bị suy yếu, bị lắng xuống.

- Hiện tượng “chai sạn” của tình cảm. 3. Quy luật tương phản hay cảm ứng

- Trong quá trình hình thành hoặc biểu hiện tình cảm, sự xuất hiện hoặc sự suy yếu đi của một tình cảm này có thể làm tăng hay giảm một tình cảm khác xảy ra đồng thời hoặc nối tiếp nó. Đó là hiện tượng “cảm ứng” hay “tương phản” trong tình cảm, ví dụ: “ôn nghèo, nhớ khổ”, “ôn cổ, tri tân”

- Vận dụng quy luật này vào trong văn học, nghệ thuật, càng yêu nhân vật chính diện bao nhiêu càng ghét nhân vật phản diện bấy nhiêu.

4. Quy luật di chuyển

- Tình cảm con người có thể di chuyển từ một đối tượng này sang một đối tượng khác có liên quan tới đối tượng gây nên tình cảm trước đó.

- Hiện tượng “giận cá chém thớt”, “ghét nhau ghét cả tông ti họ hàng” 5. Quy luật pha trộn

- Nhiều khi hai tình cảm đối cực nhau có thể xảy ra cùng lúc nhưng không loại trừ nhau mà chúng pha trộn vào nhau.

- Hiện tượng “giận mà thương”

Chương 4

Một phần của tài liệu Tâm Lý Học Đại Cương (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(44 trang)
w