Ưu điểm và hạn chế của cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp của nước ta. Ý nghĩa của nó đối với nước ta hiện nay
Trang 1BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG
NGHIỆP TP.HCM
KHOA LÍ LUẬN VÀ CHÍNH TRỊ
BỘ MÔN: ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
BÀI TIỂU LUẬN
Đề tài: Ưu điểm và hạn chế của cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp của nước ta Ý nghĩa của nó đối với nước ta hiện nay
GVHD:Th.s VŨ BÁ HẢI MHP: 211200811
Danh sách nhóm:
1 Dương Nguyễn Việt Bằng
3 Hồ Kim Phượng
4 Huỳnh Hoàng Phương 10034551
5 Nguyễn Văn Tuấn
LỜI MỞ ĐẦU
Trang 2Năm 1954 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta thắng lợi, Hiệp định Giơ_ne_vơ về Đông Dương được kí kết Đất nước ta tam thời bị chia cắt thành hai miền Nam – Bắc Miền Bắc nước ta hoàn toàn được giải phóng và tiến bước lên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội, lúc này định hướng của Đảng và Nhà nước
ta đối với việc xấy dựng và phát triển kinh tế đó là xây dựng mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung dưới sự quản lí của nhà nước dể tập trung sức người và sức của làm hậu phương vững chắc cho chiến trường ở miền nam
Năm 1975 cuộc kháng chiếng chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta hoàn toàn thắng lợi với chiến dịch Hồ Chí Minh 30/4/1975 Lúc này đất nước hoàn toàn thống nhất cả nước bước vào thời kỳ xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, tuy nhiên do chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh gây ra nên Đảng và Nhà nước ta đã xác định nhiệm vụ lúc này là xây dựng và phát triển kinh tế đất nước vẫn theo mô hình kế hoạch hóa tập trung Cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập trung ở nước ta được duy trì cho đến năm 1986
Cơ chế này có những ưu điểm thích hợp cho hoàn cảnh hiện tại của đất nước lúc
đó, nhưng cũng có nhiều hạn chế kìm hãm sự phát triển của Đất Nước sau này
Trong thời kỳ đổi mới, hội nhập với thị trường quốc tế đòi hỏi phải có chính sách, chiến lược để thay đổi nền kinh tế đất nước thì việc xác định ưu và nhược điểm của cơ chế quản lý kế hoạch hóa tập trung,bao cấp để rút ra bài học kinh nghiệm cũng như là các phương hướng hoạt động cho nước ta là điều hết sức quan trọng cần được nghiên cứu và đánh giá
Trang 3NỘI DUNG
I Cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu, bao cấp.
1 Cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu, bao cấp.
1.1.Khái niệm:
Cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung: là do Nhà nước quyết định toàn bộ đối với mọi hoạt động của nền kinh tế quốc dân Nền kinh tế vận động phát triển tuân theo những quy định bắt buộc của Nhà nước chứ không tuân theo quy luật cung cầu của thị trường
1.2.Đặc điểm: Trước thời kì đổi mới, nền kinh té nước ta là một nền kinh tế kế
hoạch hoá với những đặc điểm là:
- Thứ nhất:
Nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung là nền kinh tế chỉ có hai thành phần sở hữu
về tư liệu sản xuất là: Sở hữu Nhà nước và sở hữu tập thể, được thể hiện dưới dạng Quốc doanh và Hợp tác xã
Nhà nước quản lý nền kinh tế chủ yếu bằng mệnh lệnh hành chính dựa trên hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh chi tiết áp đặt từ trên xuống dưới Các doanh nghiệp hoạt động trên
cơ sở các quyết định của nhà nước Tất cả phương hướng sản xuất, vật tư, vốn, định giá sản phẩm, tổ chức bộ máy, nhân sự, tiền lương,…đều do nhà nước quyết định Nhà nước giao chỉ tiêu kế hoach, cấp phát vốn cho doanh nghiệp, doanh nghiệp nộp lại sản phẩm cho nhà nước Lỗ thì nhà nước chịu lãi thì nhà nước thu
- Thứ hai:
Nền kinh tế hai thành phần chịu sự quản lý tập trung của Nhà nước thông qua kế hoạch hóa là khâu trung tâm
Trang 4Các cơ quan can thiệp sâu vào mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nhưng lại không chịu trách nhiệm gì về vật chất và pháp lý đối với các quyết định của mình Những thiệt hại vật chất do các quyết định sai lầm gây ra thì ngân sách nhà nước phải gánh chịu Các doanh nghiệp không được quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh, đồng thời cũng không bị ràng buộc trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh
- Thứ ba:
Động lực cơ bản của vận động kinh tế là sự giác ngộ cách mạng của đội ngũ cán
bộ, công nhân viên chức, và kỷ luật hành chính, được tạo bởi công tác chính trị, tư tưởng công tác động viên tinh thần
Trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan hệ hiện vật là chủ yếu còn quan hệ hàng hóa – tiền tệ không được coi trọng mà chỉ là hình thức Nhà nước quản lý kinh tế thông qua chế độ “cấp phát – giao nộp” Vì vậy, sức lao động hay các văn bằng phát minh sáng chế, tư liệu sản xuất quan trọng không được coi là hàng hóa về mặt pháp lý
- Thứ tư:
Bộ máy quản lý nhà nước cồng kềnh, nhiều cấp trung gian, kém năng động gây
ra tình trang cửa quyền quan liêu, hách dịch nhưng lại được hưởng chế độ, quyền lợi cao hơn người lao động
Thực hiện cơ chế quản lý kế hoạch hoá tập trung, thống nhất cao độ từ trung ương đến địa phương đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân; nền kinh tế mang nặng tính chất hiện vật, quan hệ hàng hoá - tiền tệ chỉ được thừa nhận về mặt hình thức, còn trên thực tế là thực hiện chế độ cấp phát, giao nộp, phân phối theo kế hoạch đến tận tay người tiêu dùng, các đơn vị kinh tế không có quyền tự chủ trong sản xuất – kinh
Trang 5doanh; trong kinh tế đối ngoại, chủ yếu trao đổi ngoại thương với các nước XHCN dưới hình thức các nghị định thư, hợp tác kinh tế mà thực chất là đổi trực tiếp hàng lấy hàng; thực hiện nhà nước độc quyền ngoại thương, trên thực tế đó là một nền kinh
tế khép kín
1.3.Các hình thức: Để quản lí được một nền kinh tế cho phù hợp với từng ngành
từng khu vực cụ thể thì nhà nước đã đưa ra các hình thức bao cấp sau:
- Bao cấp về giá: Nhà nước
quyết định giá trị tài sản, vật
tư, thiết bị hàng hóa thấp hơn
giá trị thực tế của chúng nhiều
lần so vơi giá cả thị trường
Do đó, hạch toán kinh tế chỉ
mang tính hình thức
- Bao cấp qua chế độ tem phiếu: Nhà nước quy định chế độ phân phối vật phẩm tiêu
dùng cho cán bộ, công nhân viên chức, người lao đông theo định mức qua hình thức tem phiếu Chế độ tem phiếu với mức giá khác xa so với giá cả thị trường đã biến chế
độ tiền lương thành hiện vật Do đó, đã không kích thích được người lao động và phá
vỡ nguyên tắc phân phối theo lao động
Trang 6- Bao cấp theo chế độ cấp phát vốn: bằng ngân sách nhà nước, nhưng lại không có
chế tài ràng buộc trách nhiệm vật chất đối với các đơn vị được cấp vốn Điều này đã làm tăng gánh nặng đối với ngân sách và làm cho đồng vốn được sử dụng kém hiệu quả dẫn đến nảy sinh cơ chế “xin – cho”
Trang 72.Ưu điểm và nhược điểm của nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu, bao
cấp.
2.1 Ưu điểm: Trong thời kỳ kinh tế còn tăng trưởng chạm chủ yếu theo chiều rộng
(Đặc biệt trong hoàn cảnh đất nước lâm vào thời kì chiến tranh gay gắt khóc liệt) thì
cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập trung cũng có những ưu điểm nhất định sau:
+ Nó cho phép tập trung tối đa các nguồn lực kinh tế vào các mục tiêu chủ yếu trong từng giai đoạn và điều kiện cụ thể, nhất là trong quá trình nước ta từng bước đi theo hướng công nghiệp hóa, đặc biệt ưu tiên ngành công nghiệp nặng
+ Trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh, cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập trung đã đáp ứng được những yêu câu của thời chiến, bởi vì khi đất nước bị các nước
Đế Quốc, Thực Dân xâm lược thì mục tiêu hàng đầu của cả nước chính là giải phong đất nước, giải phóng dân tộc bởi vậy việc thực hiện kế hoạch hóa tập trung sẽ huy động được tối đa sức lực của nhân dân vào việc xây dựng và phát triển kinh tế để thực hiện mục tiêu đó, đây là nhiệm vụ chung của tất cả mọi người chứ không chỉ của riêng ai
+ Nhà nước thực hiện bao cấp hoàn toàn, giúp cho người chiến sỹ ra chiến trường cũng yên tâm phục vụ chiến đấu hơn, bởi họ không phải lo nghĩ đến chuyện gia đình,
vọ con ở nhà, vì mọi thứ đã được nhà nước bao cấp
2.2 Nhược điểm: cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung còn mang rất nhiều hạn chế, khuyết tập ngay cả trong thời chiến ở nước ta nhưng nó chưa bộc lộ một cách gay gắt
cơ chế này chỉ thực sự bộc lộ những khuyết điểm của nó sau năm 1975 khi đất nước thống nhất, cả nước đi lên xây dựng và phát triền kinh tế.Một số nhược điểm của cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập trung
Trang 8+ Thủ tiêu cạnh tranh, kìm hãm sự phát triển của tiến bộ khoa học kỹ thuật.
+ Triệt tiêu động lực kinh tế đối với người lao động, không kích thích tính năng động sáng tạo của các đơn vị sản xuất kinh doanh
+ Làm cho đội ngũ cán bộ công chức của các cơ quan hành chính nhà nước trở nên quan liêu, lộng quyền, hách dịch
+ Khi nền kinh tế thế giới chuyển sang giai đoạn phát triển theo chiều sâu dựa trên cơ
sở ứng dụng các thành tựu của khoa học công nghệ hiện đại thì cơ chế quản lý kinh tế
kế hoạch hóa tập trung càng bộc lộ những khiếm khuyết cảu nó, làm cho nền kinh tế
xã hội của các nước xã hội chủ nghĩa trước đây ( trong đó có nước ta) lâm vào tình trạng khủng hoảng, trị trệ
Tóm lại, Ở nước ta Đảng và nhà nước ta thực hiện cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập trung từ năm 1954 đến năm 1986, trong giai đoạn đầu, đất nước có chiến tranh cơ chế này đã thể hiện sự phù hợ và đúng đắn, đáp ứng được những yêu cầu của thời chiến, chính vì vậy nó đã góp phần quan trọng vào thắng lợi của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Nhưng sau nay 1975 khi đất nước
ta hoàn toàn thống nhất, thì cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập trung đã không còn phù nữa Chính vì do duy trì quá lâu nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung tù 1954 –
1986 đã làm cho đất nước ta lâm vào tình trạng trì trệ, khủng hoảng nghiêm trọng nhất là trong thập niên 80 của thế kỉ XX và đến năm 1986 Đảng và Nhà nước ta đã phải tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tế - xã hội
II Nội dung cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu, bao cấp ở nước ta từ
năm 1960 đến nay.
Trang 91 Giai đoạn từ năm 1960-1975: Vẫn là cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp, ở
giai đoạn này Đảng ta chủ trương công nghiệp hoá hiện đại hoá xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và đấu tranh giảu phóng miền Nam Để tiến hành công nghiệp hoá xã hội
chủ nghĩa, Đảng ta chủ trương “ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý”,
và do đó các xí nghiệp quốc doanh càng được đầu tư nhiều hơn và phát triển hơn cả
về số lượng và quy mô, đặc biệt là trong ngành công nghiệp nặng Một loạt các khu công nghiệp mới được hình thành như: Việt Trì, Thái Nguyên, Vinh, Đông Anh(Hà Nội)… đây là cơ sở để kinh tế quốc doanh được mở rộng và phân bổ được khắp các vùng kinh tế lớn, nó sẽ làm hạt nhân, là đầu tàu thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các vùng Kinh Tế quốc doanh trong giai đoạng này có vai trò vừa là công cụ quan trọng
để nhà nước tiến hành công nghiệp hoá XHCN ở miền Bắc nhưng lại vừa là tấm gương phản ánh sự hành công của quá trình xây dựng CNXH ở nước ta, nó khẳng định con đường mà Đảng ta đã lựa chọn là đúng
2 Giai đoạn từ năm 1976-1980:
Cơ chế kế hoạch hoá tập trung thuần tuý vẫn được duy trị Sau khi thống nhất đất nước với định hướng đưa cả nước đi lên XHCN, nhưng có sự chênh lệch giữa hai miền Nam-Bắc, vì vậy Đảng ta chủ trương tiếp tục mở rộng QHSX XHCN và công nghiệp hoá XHCN ở miền Bắc, đồng thời tiến hành công cuộc cải tạo XHCN ở miền Nam Thi hành chủ trương đó số lượng các XNQD trên tất cả các lĩnh vực kinh tế (Công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp) tăng lên một cách nhanh chóng trên khắp cả nước Mặc dù so với giai đoạn trước đó sức đóng góp của KTQD trong giai đọan này đã giảm sút, song KTQD vẫn đóng vai trò chủ đạo, tuyệt đối quan trọng công cuộc xây dựng và phát triển QHSX mới CNXH
2.1 Mục tiêu cơ bản:
Trang 10- Xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội, bước đầu hình thành cơ cấu kinh tế mới trong cả nước mà bộ phận chủ yếu là cơ cấu công - nông nghiệp
- Cải thiện một bước đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân lao động
2.2.Nhiệm vụ:
-Vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa cải tạo quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa
2.3 Những thành tựu quan trọng:
- Các cơ sở nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải bị địch đánh phá về cơ bản
đã được khôi phục và bước đầu phát triển
- Trong nông nghiệp, diện tích gieo trồng tăng thêm gần 2 triệu hécta, được trang bị thêm 18 nghìn máy kéo các loại
- Trong công nghiệp, có nhiều nhà máy được gấp rút xây dựng như nhà máy điện, cơ khí, xi măng v.v
- Giao thông vận tải được khôi phục và xây dựng mới hàng ngàn kilômét đường sắt, đường.bộ, nhiều bến cảng Tuyến đường sắt Thống nhất từ Hà Nội đi Thành phố Hồ Chí Minh sau 30 năm bị gián đoạn đã hoạt động trở lại
- Công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa được đẩy mạnh trong các vùng mới giải phóng ở miền Nam : giai cấp tư sản mại bản bị xoá bỏ, quốc hữu hóa các xí nghiệp,thành lập
xí nghiệp quốc doanh hoặc công tư hợp doanh Đại bộ phận nông dân đi vào con đường làm ăn tập thể, thủ công nghiệp và thương nghiệp được sắp xếp và tổ chức lại -Xoá bỏ những biểu hiện văn hoá phản động của chế độ thực dân phong kiến, xây dựng nền văn hoá mới cách mạng Hệ thống giáo dục từ mầm non, phổ thông đến đại học đều phát triển
2.4.Hạn chế:
- Kinh tế mất cân đối , sản xuất phát triển chậm , thu nhập quốc dân và năng xuất thấp làm cho đời sống nhân dân khó khăn
Trang 11- Trong xã hội nảy sinh nhiều tiêu cực
3.Giai đoạn từ năm 1980-1985:
Giai đoạn này nền kinh tế gặp rất nhiều khó khăn, năng lực sản xuất của KTQD không được sử dụng tối đa do thiếu vật tư một cách nghiêm trọng Với quan điểm định hướng xây dựng CNXH nên KTQD vẫn được nhà nước rất chú trọng tìm giải pháp tháo gỡ giai đoạn này cơ chế kế hoạch hoá tập trung đã cải tiến dần sang phi tập trung hoá trong quản lý kinh tế, tuy vậy KTQD vẫn giữ vai trò quan trọng tuyệt đối, trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, thể hiện ở chỗ các XNQD vẫn nắm giữ các ngành then chốt như điện, hoá chất, luyện kim, xi măng…
3.1 Mục tiêu:
- Sắp xếp lại cơ cấu , đẩy mạnh cải tạo xã hội chủ nghĩa nhằm ổn định tình hình kinh tế -xã hội
- Đáp ứng nhu cầu cấp bách và thiết yếu nhất của đời sống nhân dân , giảm nhẹ mất cân đối về kinh tế
3.2 Nhiệm vụ:
- tiếp tục con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội do đại hội IV đề ra, bổ sung và cụ thể hoá
- Xác định thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta trải qua nhiều chặng, gồm chặng đường đầu tiên và những chặng đường tiếp theo
- Phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu của kế hoạch Nhà nước 5 năm (1981 - 1985)
3.3.Thành tựu:
Sau 5 năm, nước ta có những chuyển biến và tiến bộ đáng kể :
- Trong sản xuất nông nghiệp và công nghiệp,đã chặn được đà giảm sút và có bước phát triển:
+ Sản xuất nông nghiệp tăng bình quân hằng năm là 4,9% so với 1,9% của những năm 1976 – 1980
Trang 12+Sản xuất công nghiệp tăng bình quân 9,5% so với 0,6% trong những năm 1976-1980 +Thu nhập quốc dân tăng bình quân hằng năm là 6,4% so với 0,4% trong 5 năm trước
- Về xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật, ta hoàn thành hàng trăm công trình tương đối lớn, hàng nghìn công trình vừa và nhỏ Dầu mỏ bắt đầu được khai thác, công trình thuỷ điện Sông Đà, thuỷ điện Trị An được khẩn trương xây dựng, chuẩn bị đi vào hoạt động
- Các hoạt động khoa học - kĩ thuật được triển khai, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển
3.4 Hạn chế:
Những khó khăn cũ chưa khắc phục , có mặt còn trầm trọng hơn , tình hình kinh tế
-xã hội chưa ổn định
- Xuất phát từ nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan , nhất là sai lầm, khuyết điểm trong lãnh đạo và quản lý , chậm khắc phục
4.Giai đoạn từ1986 đến nay:
Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986 đã đưa ra chính sách kinh tế mới làm nên một bước ngoặt trong lịch sử phát triển kinh tế ở nước ta, đó là chính sách đổi mới cơ chế kinh tế : xây dựng một nền kinh tế nhiều thành phần, theo cơ chế thị trường định hướng XHCN Trong quá trình hình thành cơ chế kinh tế mới, công tác quản lý KTQD vẫn còn tiếp tục được cải tiến theo hướng phi tập trung hoá, kế hoạch hoá và quản lý và quản lý đối với KTQD, đồng thời các thành phần kinh tế khác được hình thành và chú trọng phát triển, đó là kinh tế cá thể, kinh tế tư bản tư nhân và các thành phần khác Từ đây KTQD mất vị trí độc tôn trong nền kinh tế quốc dân Song không có nghĩa là nó không còn giữ vai trò chủ đạo nữa, mà ngược lại hơn bao giờ hết vai trò chủ đạo của kinh tế quốc doanh – đã đổi thành kinh tế nhà nước - được xem là quan trọng và cần thiết