Xác định các vấn đề môi trường của làng nghề tại một địaphương cụ thể. Phân tích nguyên nhân, từ đó xác định mục tiêu và đề xuất giảipháp quy hoạch bảo vệ môi trường phù hợp. Trong quá trình xây dựng các kế hoạch, dự án quy hoạch phát triển kinh tế xã hộicủa địa phương còn chưa quan tâm tới quy hoạch môi trường. Do vậy, nhiềuphương án quy hoạch phát triển kinh tế xã hội không đảm bảo được tính phát triểnbền vững. Trong những năm qua ở nước ta nói chung và Hà Nội nói riêng đã tiếnhành triển khai, thực hiện nhiều để tài quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hộicác cấp thành phố, quậnhuyện hay phường xã nhưng đều chưa đề cập một cáchnghiêm túc đến bảo vệ môi trường, chưa coi môi trường như là một bộ phận quantrọng trong quy hoạch, kế hoạch phát triển. Sự xem nhẹ đó đã dẫn đến tình trạngmâu thuẫn giữa sự phát triển các ngành kinh tế với bảo vệ môi trường đặc biệt là sựkhôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống.
Trang 10
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG
KỲ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
HỌC KỲ II NĂM HỌC 2020-2021
Đề tài bài tập lớn: Xác định các vấn đề môi trường của làng nghề tại một địa phương cụ thể Phân tích nguyên nhân, từ đó xác định mục tiêu và đề xuất giải
pháp quy hoạch bảo vệ môi trường phù hợp
Họ và tên học viên/sinh viên: Trương Minh Hải
Mã học viên/sinh viên: 1811100278
Lớp: ĐH8QM1
Tên học phần: Quy hoạch môi trường
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Linh Giang
Hà Nội, ngày 29 tháng 9 năm 2021
Trang 2Mục Lục
Chương I: Tổng quan về làng nghề Vạn Phúc……… 3
1.1 Điều kiện tự nhiên……… 3
1.2 Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội……… 4
Chương II: Những vấn đề môi trường và nguyên nhân của các vấn đề tại làn nghề Vạn Phúc……… 5
2.1 Ô nhiễm nước do nước thải sản xuất……… 5
2.2 Ô nhiễm tiếng ổn……… 5
2.3 Ô nhiễm khí thải……… 6
2.4 Rác thải……….6
2.5 Lạm dụng hóa chất……… 7
2.6 Hiện trạng quản lý môi trường làng nghề……… 7
Chương III: Mục tiêu môi trường cần đạt được……… 8
3.1 Mục tiêu chung……… 8
3.2 Mục tiêu cụ thể……… 9
Chương IV: Đề xuất giải pháp quy hoạch bảo vệ môi trường phù hợp.10 4.1 Xây dựng hệ thống xử lý nước thải trước khi thải ra ngoài môi trường…… 10
4.2 Đầu tư bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống kết hợp du lịch bảo vệ môi
trường………11
4.3 Nâng cao công tác quản lý làng nghề của UBND phường Vạn Phúc……… 11
4.4 Tuyên truyền nhận thức cho người dân………12
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Trang 3MỞ ĐẦU
Trong quá trình xây dựng các kế hoạch, dự án quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương còn chưa quan tâm tới quy hoạch môi trường Do vậy, nhiều
phương án quy hoạch phát triển kinh tế xã hội không đảm bảo được tính phát triển bền vững Trong những năm qua ở nước ta nói chung và Hà Nội nói riêng đã tiến hành triển khai, thực hiện nhiều để tài quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội các cấp thành phố, quận/huyện hay phường/ xã nhưng đều chưa đề cập một cách nghiêm túc đến bảo vệ môi trường, chưa coi môi trường như là một bộ phận quan trọng trong quy hoạch, kế hoạch phát triển Sự xem nhẹ đó đã dẫn đến tình trạng mâu thuẫn giữa sự phát triển các ngành kinh tế với bảo vệ môi trường đặc biệt là sự khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống
Làng nghề Vạn Phúc là một trong những làng nghề truyền thống có từ lâu đời thuộc phường Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội, là nơi phát triển làng nghề dệt nhuộm góp phần tăng thu nhập cho người dân, giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động phổ thông, góp phần nâng cao thu nhập của nhân dân, giảm đói nghèo, nâng cao dân trí, đem lại nguồn thu đáng kể cho ngân sách quốc gia Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực của phát triển kinh tế, vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng
Xã hội càng phát triển kéo theo thị hiếu của khách hàng với sản phẩm càng lớn, do vậy các hộ sản xuất sẽ thay đổi thành phần và đặc tính của thuốc nhuộm nhằm tạo
sự bền màu lâu và màu sắc đa dạng, phong phú Đặc biệt, hiệu suất sử dụng các loại thuốc nhuộm chỉ đạt khoảng 70-80%, cao nhất cũng chỉ đạt 95% nên một lượng lớn các hóa chất, thuốc nhuộm sẽ bị thải ra môi trường Mỗi năm, ngành dệt nhuộm thải vào môi trường khoảng 30÷40 triệu m3 nước thải Trong đó, chỉ khoảng 10% lượng nước thải được xử lý trước khi thải ra môi trường Ngoài nước thải là chất thải chính thì ngành công nghiệp nhuộm còn gây ra khí thải ( hơi thuốc nhuộm, CO2, SO2, NH3,…) và chất thải rắn (bao bì đựng thuốc nhuộm, vải nhuộm hỏng,…) cần được xử lý
Trang 4Việc tiến hành một biện pháp mang tính tổng hợp, đồng bộ là quy hoạch môi trường làng nghề là rất cần thiết, nhằm quản lý tốt các chất thải của làng nghề Vạn Phúc Vì vậy, tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: Xây dựng báo cáo quy hoạch môi trường và bảo tồn tài nguyên tại làng nghề Vạn Phúc
Chương I Tổng quan về làng nghề Vạn Phúc.
1.1 Điều kiện tự nhiên
1.1.1 Vị trí địa lí
Làng Vạn Phúc nằm ở phía tây bắc Hà Đông ( nay là phường Vạn Phúc ), cách trung tâm thị xã Hà Đông 1km và cách trung tâm Hà Nội 10km, là một dải đất hình thoi
+ Phía Tây giáp xã Văn Khê
+ Phía Đông giáp xã song Nhuệ và xã Văn Yên
+ Phía Nam giáp hai phường Quang Trung và Yết Kiêu
+ Phía Bắc giáp làng Ngọc Trụ và Đại Mỗ quận Nam Từ Liêm – Hà Nội
Phường Vạn Phúc nằm trên trục đường 430 nối quận Hà Đông với tuyến đường Láng Hòa Lạc ( đoạn đầu quôc lộ Bắc Nam 1B) và đường 32
1.1.2 Địa hình
Về địa hình, làng nghề Vạn Phúc nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, đất đai được hình thành do sự lắng đọng phù sa của hệ thống sông Hồng nên địa hình tương đối bằng phẳng:
-6m so với mực nước biển, thấp hơn các vùng xung quanh từ 1m-1,5m và thấp dần từ Đông sang Tây
+ Độ nghiêng từ Bắc xuống Nam và có độ dốc từ 0,2-0,3%
1.1.3 Khí hậu
Nằm trong vùng khí hậu của Hà Nội thuộc vùng Đông Bắc Bộ Việt Nam, chịu ảnh hưởng của nhiệt đới gió mùa ẩm Hướng gió Đông Nam thổi từ biển mang nhiều hơi nước khiến cho mùa hè nóng, mưa nhiều Hướng gió Đông Bắc thổi từ áp cao Xibia mang cho vùng mùa đông lạnh, khô và ít mưa
Trang 51.1.4 Thủy Văn
Sông Nhuệ tức Nhuệ Giang là một con sông nhỏ, phụ lưu của sông Đáy Sông dài khoảng 76km, chảy ngoằn ngoèo gần như theo hướng bắc Tây Bắc – Nam Đông Nam qua địa phận thành phố Hà Nội và tỉnh Hà Nam, đoạn chảy qua địa phận quận
Hà Đông có chiều dài khoảng 7km, đoạn chảy qua làng nghề Vạn Phúc có chiều dài khoảng 1 km Đoạn sông Nhuệ chảy theo hướng chính Bắc Nam, hệ số uốn khúc là 1.53
1.1.5 Thổ Nhưỡng
Toàn phường Vạn Phúc có tổng diện tích đất tự nhiên là 143,9744 ha , trong đó: + Đất nông nghiệp: 62,1259 ha (chiếm 43,1%)
+ Đất chuyên dụng: 46,3029 ha (chiếm 32,2%)
+ Đất ở: 30,8835 ha (chiếm 21,5%)
+ Đất chưa sử dụng: 4,6620 ha (chiếm 3,2%)
1.2 Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội
1.2.1 Dân số và mức sống
Vạn Phúc hiện có 785 hộ dân làm nghề dệt, chiếm gần 60% trên tổng số hộ sinh sống tại làng nghề Hàng năm, Vạn Phúc sản xuất từ 2,5 đến 3 triệu m2 vải, chiếm 63% doanh thu của toàn bộ làng nghề (khoảng 27 tỷ đồng) Hiện nay, Vạn Phúc có trên 1.000 máy dệt và hàng ngày có khoảng 400 lao động thời vụ từ quanh vùng đến đây làm việc Cửa hàng bán lụa tơ tằm mọc lên ngày càng nhiều, hình thành ba dãy phố lụa với trên 100 cửa hàng
1.2.2 Văn hóa xã hội
a Giáo dục
Cơ sở hạ tầng và công trình phúc lợi xã hội như trường học, nhà văn hóa, khu vui chơi được chú trọng Phường đảm bảo 100% các cháu trong độ tuổi đi học được đến trường
b Y tế
Trạm y tế phường Vạn Phúc đạt tiêu chuẩn của bộ y tế Trạm y tế không để dịch bệnh xảy ra,
Trang 6công tác tiêm chủng được mở rộng, 100% các cháu trong độ tuổi quy định được tiêm, uống vacxin phòng bệnh
c Văn hóa
Cuộc vận động “ toàn dân xây dựng lối sống văn hóa” đã trở thành phong trào rộng khắp, được nhân dân ở các cụm dân cư tích cực hưởng ứng, góp phần xây dựng nếp sống văn hóa , giữ gìn bản sắc truyền thống, quan hệ xã hội, tình làng nghĩa xóm
1.2.3 Hiện trạng phát triển kinh tế
Thành phần cơ cấu kinh tế phường Vạn Phúc gồm:
+ Sản xuất thủ công nghiệp: 63,0%
+ Kinh doanh thương mại dịch vụ: 33,2%
+ Sản xuất nông nghiệp: 3,8%
Chương II Những vấn đề môi trường và nguyên nhân của các vấn đề tại làng nghề Vạn Phúc
2.1 Ô nhiễm nước do nước thải sản xuất
+ Nhu cầu sử dụng nước lớn và kèm theo đó là một lượng nước thải cũng không nhỏ của làng nghề đã gây nhiều khó khan cho việc tiêu thoát nguồn nước thải hàng năm của Vạn Phúc Trung bình mỗi năm, tổng lượng nước thải lên đến hơn 4 triệu m3
+ Nước thải dệt nhuộm gồm có các chất ô nhiễm chính: nhiệt độ cao, các tạp chất tách ra từ vải sợi như dầu mỡ, các hợp chất như nito, pectin, các chất bụi bẩn dính vào sợi Các hóa chất sử dụng trong quy trình công nghệ như hồ tinh bột, H2SO4, CH3COOH, NaOCl, NaOH, H2O2, Na2CO3, Na2SO3,… các loại thuốc nhuộm, chất cầm màu, chất tẩy giặt
+ Nước thải chủ yếu từ các công đoạn tẩy và nhuộm: COD đo được tại Vạn Phúc dao động từ 380-890 mg/l, cao hơn tiêu chuẩn cho phép từ 3-8 lần Độ màu đo được
là 750 Pt-Co, cao hơn tiêu chuẩn cho phép nhiều lần
+ Toàn bộ lượng nước thải không qua xử lý, thải trực tiếp qua cống rãnh, kênh mương rồi đổ vào sông Nhuệ Lượng nước thải dùng trong các khâu dệt lụa, tẩy, nhuộm ở Vạn Phúc khá lớn Trung bình một hộ làm nghề dệt dùng 2,84m3/ngày
Trang 7cho sản xuất, bao gồm nước thải dịch chuội 0,18m3, nước thải nhuộm 0,22m3, nước thải giặt một lần 0,4m3 và các nước thải khác 2,04m3
+ Nước thải ô nhiễm ngấm xuống đất, ảnh hưởng tới nguồn nước ngầm của vùng dẫn tới nhiều giếng khơi trong vùng đến nay nhiễm bẩn không thể sử dụng được, các hộ đã phải chuyển sang dùng nước máy
2.2 Ô nhiễm tiếng ồn
+ Không giống như những làng nghề khác, ngoài ô nhiễm công nghiệp và sinh hoạt, người dân ở Làng lụa Vạn Phúc đang phải chịu ô nhiễm tiếng ồn trầm trọng
+ Làng lụa Vạn Phúc hiện có hơn 1000 hộ gia đình đang làm nghề dệt lụa Trung bình, mỗi gia đình có từ 3-4 máy, nhà ít nhất là 1 máy Do như cầu về may mặc tăng cao nên hầu như các máy vận hành cả ngày lẫn đêm Một kết quả nghiên cứu cách đây không lâu đã chỉ ra rằng, tiếng ồn ở đây đã vượt quá tiêu chuẩn nhiều lần cho phép từ 10-35 dexiben Trong khi cường độ tiếng ồn ở đây vẫn ngày càng tăng + Theo đánh giá của các nhà khoa học, tiếp xúc lâu với tiếng ồn có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ Ngoài ra, có thể gây ra các bệnh về tai, tim mạch, rối loạn giấc ngủ, ảnh hưởng tới các cơ quan nội tiết và sự học hỏi của trẻ em, ảnh hưởng lên hành vi con người trong cộng đồng
2.3 Khí thải
+ Phát sinh chủ yếu từ các phân xưởng dệt, lò hơi và các lò nấu tẩy nhỏ dùng than
để phục vụ cho quá trình giặt nóng, nấu, tẩy, nhuộm,
+ Ô nhiễm không khí chủ yếu là bụi và hơi hóa chất Bụi bông sinh ra trong quá trình giàn sợi, đánh ống, xe sợi, dệt vải Hơi hóa chất phát sinh trong quá trình nấu, tẩy nhuộm do sử dụng hóa chất ở nhiệt độ cao và hầu hết các thiết bị sản xuất đều là các thiết bị hở Hơi hóa chất chủ yếu là bazo, HCL, CL2, CH3COOH, chất tẩy giặt + Khí thải lò đốt chứa nhiều thành phần ô nhiễm môi trường không khí như CO2, SO2, NOx, CO,…
Trang 82.4 Rác thải
Bình quân mỗi ngày, lượng rác thải, chất thải thải ra môi trường trên địa bàn xã khoảng 8 tấn, trong đó rác thải làng nghề là 1,2 tấn/ngày, rác thải sinh hoạt 4,8 tấn/ngày, chất thải chăn nuôi 2 tấn/ngày Ngoài ra còn một lượng lớn nước thải chăn nuôi chưa quả xử lý thải trực tiếp ra môi trường
2.5 Lạm dụng hóa chất
+ Mỗi ngày các cơ sở sản xuất của Vạn Phúc cho ra đời từ 4.000-5.000m lụa, tương đương với 400kg lụa Trong khi đó cứ mỗi 1kg lụa phải mất tới 30 lít nước tẩy rửa,
số hóa chất được đưa vào phục vụ cho quá trình nhuộm tạo màu cho lụa luôn chiếm một tỷ lệ cao, cứ 10kg lụa phải mất tới 300g hóa chất nhuộm
2.6 Hiện trạng quản lý môi trường làng nghề
+ Trong những năm gần đây, vẫn đề ô nhiễm môi trường tại làng nghề Vạn Phúc đang nổi lên như một vấn đề nóng, cấp bách Cùng với sự gia tăng phát triển cả về
số lượng và các loại hình sản xuất, kinh doanh, ô nhiễm môi trường ngày càng tăng Nhận thức được vấn đề đó, UBND quận Hà Đông đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, trong đó có nêu trách nhiệm, quyền hạn của các bên liên quan trong công tác BVMT làng nghề Song quản lý môi trường làng nghề vẫn đang còn nhiều tồn tại, bất cập chưa được giải quyết ở các mức độ và cấp độ quản lý khác nhau Cho đến nay chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào quy định riêng đối với vấn đề BVMT làng nghề theo loại hình sản xuất Các văn bản hướng dẫn hiện hành đều quy định chung cho tất cả các loại hình sản xuất kinh doanh, do đó, để áp dụng vào làng nghề nhiều khi không phù hợp hoặc khó áp dụng
+ Các vấn đề môi trường làng nghề Vạn Phúc đang là yêu cầu cấp bách đối với quận Hà Đông, rất cần có những biện pháp xử lý và quản lý thích hợp
Chương III Mục tiêu môi trường cần đạt được.
3.1 Mục tiêu chung
+ Phát triển làng nghề theo chiều hướng phát triển làng nghề gắn với bảo vệ môi trường, phát triển bền vững
+ Phát triển lực lượng lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn kỹ thuật cao
Trang 9Tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập cho người lao động Hình thành đội ngũ doanh nhân có trình độ quản lý, trình độ tổ chức kinh doanh, tiếp thị sản phẩm, tạo mẫu
mã sản phẩm tại các làng nghề
+ Đặt vấn đề bảo vệ môi trường lên hàng đầu trong các kế hoạch phát triển của làng nghề Ngăn ngừa, đẩy lùi, hạn chế ô nhiễm môi trường và xử lý triệt để chất thải rắn, nước thải trong quá trình sản xuất của làng nghề trước khi thải ra môi trường + Từng bước cải thiện chất lượng môi trường làng nghề, đầu tư xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng về thu gom, lưu chứa, trung chuyển, vận chuyển, xử lý chất thải và bảo vệ môi trường làng nghề Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động công tác quản lý chất thải trên địa bàn làng nghề
+ Quy hoạch và di dời hết các hộ sản xuất và cơ sở sản xuất ô nhiễm của làng nghề vào các cụm sản xuất bảo đảm bảo vệ môi trường và hiệu qua sản xuất kinh doanh + Nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường làng nghề, xây dựng lối sống thân thiện Triển khai hệ thống giáo dục toàn dân về bảo vệ môi trường làng nghề, tăng cường xây dựng nông thôn mới, chú trọng quy hoạch xây dựng các khu nghĩa trang, nghĩa địa văn minh
+ Tăng cường năng lực quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường làng nghề đối với địa phương
3.2 Mục tiêu cụ thể
+ Xử lý triệt để các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường làng nghề đã được điều tra, phát hiện, tuân thủ nghiêm túc Quyết định số
64/2003/QĐ-TT của Thủ tướng Chính phủ
+ Thu gom, vận chuyển và xử lý 90% chất thải rắn, thu gom và xử lý trên 80% chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình sản xuất tại làng nghề
+ Nhanh chóng hoàn thành xây dựng và đưa vào hoạt động bãi tập trung rác thải đạt quy chuẩn quy định Xóa bỏ hoàn toàn các bãi, tụ điểm đổ rác lộ thiên, xử lý ô nhiễm và phục hồi môi trường trong khu vực làng nghề
+ Bảo đảm thanh tra, kiểm tra 100% cơ sở sản xuất và kinh doanh của làng nghề + Hoàn thành di dời trên 90% cơ sở sản xuất bị ô nhiễm của làng nghề vào các cụm
Trang 10sản xuất tập trung, bảo đảm xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường và đảm bảo sản xuất kinh doanh
+ 100% cơ sở sản xuất mới phải có công nghệ tiên tiến và xử lý các loại chất thải đặc biệt là chất thải độc hại đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường
Chương IV Đề xuất giải pháp quy hoạch bảo vệ môi trường phù hợp 4.1 Xây dựng hệ thống xử lý nước thải trước khi thải ra ngoài môi trường
Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải:
Hình 3.1 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải
Đầu tiên nước thải được đưa qua song chắn rác để giữ lại các sợi vải tránh làm tắc nghẽn dòng chảy Sau đó nước tập trung tại bể điều hòa để bơm lên bề tuyến nổi Tại bề tuyến nổi hỗn hợp cặn và khí được gạt ra ngoài, đồng thời bể tuyến nổi còn thực hiện chức năng lắng và quá trình keo tụ do nước thải khi đi vào đã được trộn với chất tạo pH và chất keo tụ Nước thải thu được từ máng bề tuyến nổi tràn vào bể lọc sinh học từ dưới lên trên qua lớp vật liệu nổi là các hạt polystyrene, các vi khuẩn trong nước thải sẽ bám vào lớp vật liệu này và thải bỏ bằng quá trình rửa ngược Nước thải tiếp tục tự chảy đến bể chứa rồi bơm đến thiết bị lọc áp lực rồi có thể xả
ra cống
Với công nghệ này thì giá thành xử lý 1m3 nước thải là 1500-2000đ, sau khi xử lý nước thải ra ngoài đạt quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp
Công nghệ này chiếm ít diện tích, thời gian thi công ngắn ( khoảng 1 tháng ) và tốn
ít chi phí nên thích hợp với làng nghề Vạn Phúc đang trong tình trạng ô nhiễm báo động
Hóa chất
Bể tuyển nổi
Bể điều hòa
Song chắn rác Nước thải
Bể lọc sinh học
Bể chứa
Bể lọc áp lực Nguồn
tiếp nhận