1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Tại sao Việt Nam cần phải chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa

19 951 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 74,9 KB

Nội dung

Tại sao Việt Nam cần phải chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng Xã Hội Chủ NghĩaTại sao Việt Nam cần phải chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng Xã Hội Chủ NghĩaTại sao Việt Nam cần phải chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng Xã Hội Chủ NghĩaTại sao Việt Nam cần phải chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Đề tài 2: Tại sao Việt Nam cần phải chuyển từ nền kinh tế kếhoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị

trường định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa ?

Trang 3

Đề tài 2: Tại sao Việt Nam cần phải chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung

quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa ? Theo bạn để đảm bảo tính định hướng xã hội chủ nghĩa trong nền kinh tế thì trường ở Việt Nam hiện nay cần phải làm gì?

BÀI LÀM

I – Lý do cần thiết chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN

1 Đặc điểm kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp

(Thời bao cấp 1976 – 1986)

a.Định nghĩa: Thời bao cấp là tên gọi được sử dụng tại Việt Nam để chỉ một giai đoạn mà hầu hết sinh hoạt kinh tế diễn ra dưới nền kinh tế kế hoạch hóa, một đặc điểm của nền kinh tế theo chủ nghĩa cộng sản Hàng hóa không được mua bán tự do trên thị trường mà do nhà nước phân phối theo chế độ tem phiếu, không được phép vận chuyển tự do hàng hoá từ địa phương này sang địa phương khác Phân phối hàng hóa, hạn chế trao đổi bằng tiền mặt Chế độ hộ khẩu được thiết lập trong thời kỳ này để phân phối lương thực, thực phẩm theo đầu người Lương đôi khi cũng được trả bằng hiện vật.

b. Cơ chế quản lí kế hoạch hóa tập trung, quan liêu bao cấp

- Thứ nhất, Nhà nước quản lý kinh tế chủ yếu bằng mệnh lệnh hành chính dựa trên hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh áp đặt cho các doanh nghiệp.

 Nhà nước giao chỉ tiêu kế hoạch, cấp phát vốn, vật tư cho doanh nghiệp  Doanh nghiệp giao nộp sản phẩm cho nhà nước

Lỗ  nhà nước bù Lãi  nhà nước thu.

- Thứ hai, các cơ quan hành chính can thiệp sâu vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

- Thứ ba, quan hệ hàng hóa - tiền tệ bị coi nhẹ, quan hệ hiện vật là chủ yếu - Thứ tư, bộ máy quản lý cồng kềnh, quan liêu.

c.Chế độ bao cấp được thực hiện dưới các hình thức chủ yếu:

Bao cấp qua giá: Nhà nước quyết định giá trị tài sản, thiết bị, vật tư, Hàng hóa thấp

hơn giá trị thực của chúng nhiều lần so với giá thị trường Hạch toán kinh tế chỉ là hình thức.

Trang 4

Bao cấp qua chế độ tem phiếu: phân phối vật phẩm tiêu dùng cho cán bộ, công

nhân viên theo định mức qua tem phiếu Tem phiếu với mức giá khác xa so với giá thị trường

Tiền lương thành lương hiện vật thủ tiêu động lực kích thích người lao động, phá vỡ

nguyên tắc phân phối theo lao động.

Bao cấp theo chế độ cấp phát vốn nhưng không có chế tài ràng buộc trách nhiệm đối với các đơn vị được

cấp vốn => Tăng gánh nặng đối với ngân sách, sử dụng vốn kém hiệu quả => Nảy sinh cơ chế “xin-cho”

d. kinh tế thời bao cấp:

Những câu vè dưới đây nói lên giá trị của những mặt hàng trong thời bao cấp: Vải sợi chưa vềSăm lớp thiếu ghê

Cái gì cũng thiếu.

“Thời bao cấp không có thị trường tự do về buôn bán cũng như về trao đổi các mặt hàng, cụ thể như lạc [đậu phụng] chỉ để lại vừa đủ làm giống cho vụ sau Người sản xuất không tiêu dùng là tốt, người trồng lạc không ăn lạc, không dùng lạc để làm kẹo hay luộc để bán … Đối với nông sản dùng để chế biến thực phẩm cho nhân dân thì nhà nước phải quản lý chặt chẽ trên thị trường, không để ai buôn bán kiếm lời”.

Nhận xét:

- Thời kì bao cấp đã thủ tiêu cạnh tranh, kìm hãm tiến bộ khoa học - công nghệ, không kích thích tính năng động, sáng tạo của các đơn vị sản xuất, kinh doanh…

Trang 5

- Coi thị trường là một công cụ thứ yếu bổ sung cho kế hoạch Không thừa nhận sự tồn tại của nền kinh tế nhiều thành phần; lấy kinh tế quốc doanh và tập thể là chủ yếu, muốn xoá sở hữu tư nhân và kinh tế cá thể, tư nhân

Kinh tế trì trệ, khủng hoảng.

e.Con người:

Chế độ bao cấp ngoài việc khiến người dân lúc nào cũng đói còn hủy hoại những giá

trị đạo đức căn bản của con người Trong Cát bụi chân ai, Tô Hoài kể lại: “Ở một cửa hàng ăn rất sang hồi ấy, những chiếc đĩa đựng bánh ngọt phải bắt vít xuống mặt bàn Một sự thựcnhiều người tuổi tôi còn nhớ: các quán mậu dịch giải khát (kể cả cà phê) loại tầm tầm cũng “thống nhất” đục một lỗ thủng các thìa nhôm để đánh dấu Vì sao ư, đơn giản lắm, vì sợ ăn cắp…”

Quả thật, trong xã hội bao cấp, càng ngày nạn ăn cắp càng phổ biến, dù chỉ là ăn cắp vặt Ăn cắp bởi quá thiếu thốn và cũng bởi ăn cắp quá nhiều nên không bị coi là hành động xấu

nữa ‘Cái khó không bó cái khôn’, nhưng chỉ là ‘khôn vặt’ theo kiểu ‘đói ăn vụng, túng làm

Chính sách em học đã thôngChỉ vì túng thiếu xin ông ít nhiều

Thời bao cấp, xã hội bị phân hóa Đó là điều nghịch lý trong xã hội chủ nghĩa vốn hướng đến một Thế giới Đại đồng Số liệu ghi trong cuốn Kinh tế Việt nam 1945-2000:

“Trong khi người dân thường mỗi tháng chỉ được 150 gram thịt, thì cán bộ cao cấp được 6kg, tức là bốn chục lần nhiều hơn Và tính ra chênh lệch là 100 đồng Ngoài ra còn thuốc lá, chè, đường, sữa, len dạ, cũng tạo ra khoản chênh lệch khoảng 100 đồng nữa”.

Nhiệt tình cách mạng của cán bộ thời kháng chiến ngày nào giờ chỉ xoay quanh vấn đề… ăn ‘Ăn’ được hiểu theo cả nghĩa bóng lẫn nghĩa đen, người ta ‘ăn’ theo nhiều kiểu, tùy vào cấp bậc, địa vị:

Cán bộ cao ăn cung cấpCán bộ thấp ăn chợ đenCán bộ quen ăn cổng hậu

Thời bao cấp, xe hơi ở Hà Nội rất hiếm, nên chỉ cần nhìn một chiếc ‘xe con’ đi qua người ta biết ngay cán bộ cấp nào ngồi trong đó Xe Pobeda, và sau này là Vonga màu đen, dành cho cấp bộ trưởng trở lên Các thứ trưởng và cấp tương đương đi những chiếc nhỏ hơn, loại Moskovits.

f. Lực lượng sản xuất:

Trang 6

Ruộng đất, tư liệu, công cụ sản xuất đều bị nhà nước thu gom đưa vào các hợp tác xã Các hoạt động sản xuất đều diễn ra tập trung, mệnh lệnh Làm theo khả năng nhưng hưởng theo nhu cầu( người làm người không đều được hưởng như nhau) chính điều này không phát huy được hết năng lực sản xuất của người lao động Không có hình thức sở hữu tư nên người lao động khi làm việc không có sự cạnh tranh trong sản xuất của cải; họ không có cảm giác làm ra của cải cho chính mình.

g.Quan hệ sản xuất:

Tại miền Nam, đồng bằng sông Cửu Long vốn là vựa thóc nhưng trong thời bao cấp chính sách ‘ngăn sông cấm chợ’ không cho phép nông sản được xuất tự do ra khỏi địa phương Tất cả đều được nhà nước ‘thu mua’ với hàm ý ‘vừa tịch thu, vừa mua lại’ Dưới mắt người nông dân đó là hình thức ‘mua như cướp’ theo ‘giá nghĩa vụ’ hoặc ‘giá khuyến khích’… Ngược lại, đến khi nhà nước bán cho người tiêu dùng, họ ‘bán như cho’, người mua có cảm tưởng được cửa hàng… bố thí chứ không thực sự là đi mua với đồng tiền của mình!

Tóm lại: Sau thời kì cách mạng giải phóng đất nước 1975 là thời kì phát triển kinh tế và đất nước ta

đã chọn chế độ bao cấp cho thời kì này Chính chế độ này đã phủ một màn đen lên đất nước ta trải dài từ Bắc đến Nam kiềm hãm sự phát triển không những kinh tế mà còn cả xã hội khiến cho kinh tế trì trệ, khủng hoảng kéo dài, đời sống con người túng quẫn, đạo đức ngày càng suy thoái… Chính vì lẽ đó mà thời kì này vẫn cần một cuộc cách mạng: cách mạng kinh tế - cách mạng để đổi mới Và Đại hội VI – 1986 đã đáp ứng mong mỏi đó.

2 ĐẶC ĐIỂM CỦA NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG XHCN (Thời kì đổi mới 1986 đến nay)

a Định Nghĩa: Đổi Mới là một chương trình cải cách kinh tế và một số mặt xã hội do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng vào thập niên 1980 Chính sách Đổi Mới được chính thức thực hiện từ Đại hội đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam lần VI, năm 1986.

Đổi Mới về kinh tế được thực hiện trước tiên Trong những năm đầu thế kỷ 21, Việt Nam mới bắt đầu thực hiện Đổi Mới trên các mặt khác: xã hội, chính trị, tư duy, cơ chế, văn hóa Tuy nhiên chính trị không có những thay đổi nhiều so với Kinh tế.

b Các đặc trưng

- kinh tế thị trường định hướng XHCN là một kiểu tổ chức nền kinh tế trong quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội (CNXH) từ một nước nông nghiệp lạc hậu, kinh tế còn kém phát triển Kiểu tổ chức nền kinh tế này nhằm nhanh chóng đưa nước ta đạt đến mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”

- Là một nền kinh tế hỗn hợp, nghĩa là vừa vận hành theo cơ chế thị trường, vừa có sự điều tiết của nhà nước Các quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường được tôn trọng, các mạch máu kinh tế và các ngành trọng yếu (khai mỏ, ngân hàng, quốc phòng ) được nhà nước quản lý Các thông lệ quốc tế trong quản lý và điều hành

Trang 7

kinh tế được vận dụng một cách hợp lý Nền kinh tế chịu sự chi phối của các quy luật kinh tế xã hội chủ nghĩa.

- Là một nền kinh tế đa dạng các hình thức sở hữu, nhưng khu vực kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế Đất đai thuộc sở hữu toàn dân

Các thành phần kinh tế đều vận động theo định hướng chung và theo khung khổ pháp luật của nhà nước XHCN.

- Là nền kinh tế phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững và chủ động hội nhập kinh tế thành công.

- Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là mô hình kinh tế “mở” cả với bên trong và với bên ngoài Tồn tại trong nhiều hình thái kinh tế - xã hội, hoạt động của cơ chế thị trường không chỉ chịu sự tác động của các quy luật kinh tế thị trường nói chung, mà còn chịu sự chi phối của các quy luật kinh tế đặc thù của phương thức sản xuất chủ đạo.

- Việc phân phối được thực hiện chủ yếu theo kết quả lao động và theo hiệu quả kinh tế, đồng thời theo cả mức đóng góp vốn Chú trọng phân phối lại qua phúc lợi xã hội Việc phân bổ các nguồn lực vừa được tiến hành theo hướng nâng cao hiệu quả, vừa theo hướng giúp thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các địa phương Phát triển kinh tế gắn với tiến bộ, công bằng xã hội; công bằng xã hội được chú ý trong từng bước, từng chính sách phát triển.

- Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường.

- Các tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội, nghề nghiệp và nhân dân được khuyến khích tham gia vào quá trình phát triển kinh tế.

Tóm lại: Nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa đã khắc phục được các nhược điểm của nền kinh tế bao cấp dần dần đưa kinh tế nước ta thoát khỏi khủng hoảng, trì truệ Cho phép nền kinh tế vận động theo quy luật của nó dưới sự kiểm soát của nhà nước đảm bảo tính XHCN Kinh tế mở phát triển đa phương giúp kinh tế phát triển nhanh, hội nhập Thừa nhận nền kinh tế nhiều thành phần tạo điều kiện cho cạnh tranh lành mạnh phát huy được sức mạnh của mỗi con người.

II – GIẢI PHÁP ĐỂ ĐẢM BÁO TÍNH ĐỊNH HƯỚNG XHCN TRONG NỀN KT VIỆT NAM

A Nội dung của tính định hướng XHCN trong nền KT ở Việt Nam Tư duy của đảng về kinh tế thị trường từ đại hội VI đến đại hội VIII

 Một là, kinh tế thị trường là thành tựu phát triển chung của nhân loại  Hai là, KTTT tồn tại khách quan trong thời kỳ quá độ lên CNXH  Ba là, có thể và cần thiết sử dụng KTTT để xây dựng CNXH ở nước ta

Đặc điểm của kinh tế thị trường:

 Chủ thể kinh tế có tính độc lập (có quyền tự chủ trong SX, kinh doanh; lỗ, lãi tự chịu).

Trang 8

 Giá cả cơ bản do cung-cầu điều tiết, hệ thống thị trường phát triển đồng bộ.

 Nền kinh tế có tính mở cao và vận hành theo quy luật của KTTT (giá trị, cung-cầu, cạnh tranh).

 Hệ thống pháp quy kiện toàn và sự quản lý vĩ mô của Nhà nước.

Tư duy của đảng về kinh tế thị trường từ đại hội IX đến đại hội XI

 Về mục đích: thực hiện “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”; giải phóng mạnh mẽ LLSX và không ngừng nâng cao đời sống nhân dân.

 Về phương hướng: Phát triển nền KT với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần KT, phát huy tối đa nội lực để phát triển kinh tế.

Kinh tế NN giữ vai trò chủ đạo.

 Về định hướng XH và phân phối: Thực hiện tiến bộ, công bằng XH trong từng bước và chính sách phát triển; tăng trưởng KT gắn với phát triển XH, văn hóa, giáo dục-đào tạo Phân phối chủ yếu theo kết quả LĐ, hiệu quả kinh tế; phúc lợi XH; mức đóng góp vốn và các nguồn lực khác.

 Về quản lý: Phát huy vai trò làm chủ XH của nhân dân; vai trò quản lý, điều tiết nền kinh tế của NN dưới sự lãnh đạo của Đảng.

B Giải pháp đảm bảo tính định hướng XHCN của nền KT Việt Nam

1 Giải pháp tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng và quản lý của nhà nước

Nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý của Nhà nước đối với kinh tế thị trường ở Việt Nam vẫn đang là một yêu cầu khách quan và cấp bách Để thực hiện yêu cầu này, cần thực hiện mét sè giải pháp sau đây:

* Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế

Trong thời gian qua, Nhà nước ta đã ban hành nhiều bộ luật, luật, pháp lệnh để đáp ứng yêu cầu đổi mới kinh tế Tuy nhiên, đến nay hệ thống pháp luật kinh tế của Việt Nam còn thiếu và chưa đồng bộ, thường phải sửa đổi, điều chỉnh và bổ sung.

* Đẩy mạnh cải cách hành chính

Cải cách tổ chức bộ máy các cấp tõ trung ương đến địa phương theo hướng tinh gọn, có hiệu lực, hiệu quả, phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm.

Cải cách công cụ và chế độ công chức, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, tinh nhuệ.

Cải cách thủ tục hành chính theo hướng thống nhất, công khai, minh bạch, đơn giản, kiên quyết xóa bỏ các thủ tục hành chính gây phiền hà, sách nhiễu cho nhân dân và các doanh nghiệp.

Tất cả nỗ lực đó nhằm xây dựng mét nền hành chính nhà nước trong sạch, vững mạnh, có hiệu lực, hiệu quả theo hướng xây dựng mét Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trang 9

2 Giải pháp nâng cao vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước trongnền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam

Để củng cố và phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước, Nhà nước cần chú trọng trước hết đến việc làm cho nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững, trong đó phải sớm khắc phục tình trạng kém hiệu quả của mét bộ phận Doanh nghiệp Nhà nước bằng cách:

- Đẩy mạnh đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả Doanh nghiệp Nhà nước Muốn vậy, trước hết phải kiên quyết xoá bỏ bé chủ quản, để các Doanh nghiệp Nhà nước hoàn toàn tự chủ trong sản xuất kinh doanh, tự chịu trách nhiệm về lỗ, lãi và đóng góp cho NSNN theo luật định Các Bộ chỉ thực hiện việc quản lý Nhà nước theo phảp luật, không can thiệp vào công việc sản xuất, kinh doanh của các Doanh nghiệp Nhà nước.

- xúc tiến mạnh mẽ việc cổ phần hoá nhiều Doanh nghiệp Nhà nước, thực hiện chế độ “đồng sỡ hữu”, “chế độ quản lý dân chủ” và chế độ tham gia phân phối lợi nhuận của tất cả các thành viên Đối với các Doanh nghiệp có tầm quan trọng

đối với quốc tế, dân sinh, Nhà nước có thể giữ lại không cổ phần hoá, cũng phải đổi mới theo hướng dân chủ hoá.

- Ngoài ra để đưa Doanh ngiệp Nhà nước phát triển mạnh mẽ cần phải có một đội ngũ cán bộ quản lý giá, công nhân lành nghề, chế độ quản lý dân chủ và có hiệu quả Việc bổ nhiệm các chức danh quản lý nên thông qua chế độ thi tuyển để chọn người có đạo đức, phẩm chất, có chuyên môn, nghiệp vụ giái và bên cạnh đó phải có chế độ đãi ngộ đối với nhân tài Thực hiện cơ chế để công nhân tham gia quản lý và giám sát các hoạt động của Doanh nghiệp, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, tài chính của Doanh nghiệp phải được công khai hoá, minh bạch hoá.

3 Giải pháp tăng cường quan hệ phân phối trong nền KTTT định hướng XHCN

Để đảm bảo tiến bộ xã hội, thực hiện công bằng trong nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở Việt Nam, khi quá trình thực hiện phân phối trong nền KTTT định hướng XHCN, chúng ta cần phải thực hiện tốt hơn nguyên tắc phân phối chủ yếu theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế, đồng thời phân phối theo mức đóng góp vốn và các nguồn lực khác vào quá trình trên, xem đây là nguyên tắc phân phối phù hợp với điều kiện cụ thể của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa Xã hội ở nước ta.

Việc phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế được xem là chủ yếu và đặt ở vị trí hàng đầu của công bằng xã hội vì chính lao động có năng suất, chất lượng và hiệu quả mới thực sự là nguồn gốc quan trọng nhất tạo ra mọi của cải cho xã hội Nhưng ngoài

Trang 10

phân phối theo lao động, việc phân phối theo mức đóng góp vốn và các nguồn lực khác vào sản xuất, kinh doanh còng phải được coi là công bằng.

Đồng thời Nhà nước cần có chính sách điều tiết thu nhập giữa những người tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh sao cho người lao động không bị nhà Tư bản bóc lột quá mức mà có thu nhập xứng đáng với giá trị hao phí sức lao động đã được xã hội thừa nhận.

Ngoài việc phân phối cho những người trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh như đã đề cập ở trên, ở tầm quản lý vĩ mô, Nhà nước XHCN còn cần phải thi hành chính sách phân phối lại thông qua các sắc thuế và phúc lợi xã hội Các sắc thuế này một mặt tạo nguồn thu cho NSNN và phân bổ các khoản chi tõ ngân sách Nhà nước cho đầu tư phát triển và cho tiêu dùng, mặt khác nó góp phần phân phối lại thu nhập giữa các tầng lớp dân cư Còn đối với phúc lợi xã hội nên mở rộng chính sách này ra thành chính sách an sinh xã hội bao gồm: Chính sách ưu đãi Xã hội, chính sách bảo hiểm xã hội, chính sách trợ cấp xã hội, chính sách cứu tế xã hội và chính sách tương trợ xã hội …

4.Thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần

Trước đây khi xây dựng kinh tế kế hoạch, xoá bỏ kinh tế thị trường, chúng ta đã thiết lập một cơ cấu sở hữu đơn giản với hai hình thức là sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể Vì vậy, khi chuyển sang kinh tế hàng hoá vận hành theo cơ chế thị trường, cần phải đổi mới cơ cấu sở hữu cũ, bằng cách đa dạng hoá các hình thức sở hữu, điều đó sẽ đưa đến hình thành những chủ thể kinh tế độc lập, có lợi ích riêng, tức là khôi phục một trong những cơ sở của kinh tế hàng hoá.

Trên cơ sở đa dạng hoá các hình thức sở hữu, thực hiện nhất quán, lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần Lấy việc phát triển sức sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế- xã hội, cải thiện đời sống nhân dân làm mục tiêu quan trọng để khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh Theo tinh thần đó tất cả các thành phần kinh tế đều bình đẳng trước pháp luật, đều được khuyến khích phát triển.

Trong những năm tới cần phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước Muốn vậy cần tập trung nguồn lực phát triển có hiệu quả kinh tế nhà nước trong những lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế, sắp xếp lại khu vực doanh nghiệp nhà nước, thực hiện tốt chủ trương cổ phần hoá và đa dạng hoá sở hữu đối với những doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm 100% vốn Xây dựng và củng cố một số tập đoàn kinh tế mạnh trên cơ sở các tổng công ty nhà nước, có sự tham gia của các thành phần kinh tế Đẩy mạnh việc đổi mới kỹ thuật, công nghệ trong các doanh nghiệp nhà nước Thực hiện chế độ quản lý công ty đối với tất cả các doanh nghiệp kinh doanh có vốn của Nhà nước, doanh nghiệp thực sự cạnh tranh bình đẳng trên thị trường, tự chịu trách nhiệm trong sản xuất, kinh doanh.

Phát triển kinh tế tập thể dưới nhiều hình thức đa dạng, trong đó hợp tác xã là nòng cốt Nhà nước cần giúp đỡ hợp tác xã về đào tạo cán bộ, xây dựng phương án sản xuất,

Ngày đăng: 14/04/2018, 19:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w