HỒ CHÍ MINH VIEN BAG CHi VA TUYEN TRUYEN
Trang 2
HOC VIEN BAO CHi VA TUYEN TRUYEN
NGUYEN TRONG NINH
NANG CAO CHAT LUONG THONG BIEP Cổ ĐỘNG 6IÁ0 DỤC SỨC KHUẺ CỘNG DONG
TREN SÓNG ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM
(KHẢO SÁT VTV TỪ THANG 5 / 2004 ĐẾN 5 / 2006)
| Hoc VIÊN BẢO (HÍ4 TUYẾN TRUYỆN |
LUẬN VĂN THẠC SĨ TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG
Chuyên ngành: Báo chí học
Mã số : 60 32 01
Trang 3MO Gah ooo I
L LY do Chom dé tai 1
2 Tình hình nghiên cứu đề tài cà SH «HH HH rà 3 3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài con csestirereereerierree 3 4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên CỨU nà ¬ 4 5 Cơ sở và phương pháp nghiên CỨU - Le ho 5 6 Đóng góp mới về khoa học của đề tài c cà 2c 5 7 Y nghia khoa hoc va thực tiễn ctla MAN VAN c.scccsesseseeesseesseseseesseeteseessees 6 8 Két cau cua Luan Van ccc ccseseeseeecesteeseceeesetneeees ¬ 6 Chương 1 Thông điệp cổ động GDSK trên truyền hình và vai trò của nó đối với việc chăm sóc và giáo dục sức khoẻ cộng đồng 7
In 9i i6 on - ằ 7 1.2 Những ưu thế của thông điệp cổ động GDSK trên truyền hình so với các hình thức truyền thông khác 19
1.3.Vai trò của thông điệp cổ động GDSK trên truyền hình đối với cộng đồng 29
Chương 2 Thực trạng truyền thông GDSK bằng hình thức thông điệp cổ động trên sóng Đài Truyền hình Việt Nam - 37
2.1 Nội dung và hình thức truyền thông ác S2 t2 vs he 37 2.2.Thời điểm và việc lựa chọn thời điểm phát sóng 7]
2.3 Đánh giá chung về hiệu quả thông điỆp 72
Chương 3 Các kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cáo chất lượng thông điệp GDSK trên sóng Đài Truyền hình Việt Nam 76
3.1 Tăng cường hoạt động giám sát và chỉ đạo 76
3.2 Coi trọng và thường xuyên nghiên cứu nhu cầu công chúng 78
3.3 Tăng cường chất lượng và không ngừng đổi mới sản phẩm thong tin 80
3.4 Lựa chọn thời điểm thích hợp để phát sóng thông điệp 94
3.5 Tập huấn nâng cao chất lượng đội ngũ . c7 St sex 95 3.6 Xây dựng kế hoạch hành động cụ thỂ 5525252 + 22 S+2xvsseevsrvevea 99 3.7 Cần có một cơ chế, chính sách hợp lý - cì 101
KET LUAN o.oo occccccccccccccececeeesesesecetsetestetensees " vue vattetes Gaetetreeseeen va 103 TÀI LIỆU THAM KHẢO cà ST HT Hàn HH Xà HH HH Hi 106
Trang 4triển của đất nước Sức khoẻ lại là vốn quý nhất, là cội nguồn hạnh phúc của mỗi người, mỗi gia đình và của toàn xã hội Chính vì thế, chăm sóc và giáo dục sức khoẻ cộng đồng chính là đầu tư cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình
và cộng đồng
Với ý nghĩa ấy, công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ luôn được đặt lên hàng đầu, trong đó truyền thông giáo dục sức khoẻ (GDSK) thông qua các phương tiện thông tin đại chúng đang trở thành một cách thức đem lại hiệu quả rất cao
Những năm gần đây, những người làm truyền thông GDSK không chỉ ở Việt Nam mà trên khắp thế giới luôn tìm cách nghiên cứu, sáng tạo ra những cách thức truyền thông có hiệu quả nhất nhằm làm thay đổi nhận thức, hành vi, tập quán sinh hoạt cộng đồng, trong đó chủ yếu là việc làm cho cộng đồng nhận thức và tự giác thực hiện những những hành vi có lợi cho sức khoẻ Một trong những cách thức đang được các nhà truyền thông áp dụng tương đối
hiệu quả trong thời gian gần đây đó chính là sản xuất và phát hành các thông
điệp cổ động GDSK:Ð trên sóng truyền hình
Thông điệp cổ động GDSK trên truyền hình là một hình thức truyền
thông tương đối mới, được thể hiện qua sự kết hợp giữa hình ảnh, âm thanh và ngôn ngữ với thời lượng trung bình từ 30 giây đến lphút Đó là những thông tin ngắn gọn, cô đọng Trong đó, các yếu tố cấu thành nên thông điệp (hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ ) được sàng lọc và trau chuốt một cách tốt đa Tần số
xuất hiện của các thông điệp cổ động GDSK trên sóng truyền hình phụ thuộc
Trang 5
cuốn được sự hưởng ứng của mọi đối tượng xã hội, góp phần quan trọng vào sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân |
Một thông điệp có chat lượng tốt, đáp ứng nhu cầu của xã hội, phù hợp
với nhận thức của cộng đồng, chắc chắn sẽ làm cho cộng đồng quan tâm theo dõi và thực hiện Ngược lại, một thông điệp kém chất lượng không những
không đem lại hiệu quả truyền thông như mong đợi mà nó còn có thể gây ra
ảnh hưởng xấu đối với cộng đồng dẫn đến nguy cơ cộng đồng nhận thức sai,
từ đó có hành vi sai gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khoẻ và đời sống xã hội
Trong thời gian qua, trên sóng truyền hình, bên cạnh nhiều ưu điểm, các
thông điệp truyền thông GDSK vẫn bộc lộ một số hạn chế: nội dung và hình thức vẫn còn nghèo nàn, chưa thực sự thuyết phục người xem, hiệu quả tác động chưa cao Nâng cao chất lượng của các thông điệp cổ động trên truyền hình là một yêu cầu cấp thiết đối với những người làm truyền hình Do vậy
việc tổng kết thực tiễn, làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận chung thông qua
đánh giá những cách thức, phương pháp sáng tạo cũng như các đề xuất, các giải pháp nâng cao chất lượng của cách thức truyền thông giáo dục sức khoẻ này trên sóng Đài Truyền hình Việt Nam là một công việc cần làm, có ý nghĩa
thực tiễn |
Trang 6Nam nói chung và truyền thông GDSK trên các phương tiện thông tin đại
chúng nói riêng mới thực sự được quan tâm, do đó các đề tài nghiên cứu về
lĩnh vực này còn ít, đặc biệt là truyền thông GDSK trên sóng truyền hình Chỉ
có một số đề tài liên quan phần nào đến vấn đề này như: "Thực trạng và giải
pháp nâng cao chất lượng tạp chí sức khoẻ trên VTV2" của tác giả Đỗ Bích
Ngọc - Khoá luận tốt nghiệp đại học báo chí năm 1999; "'Náng cao hiệu qua
truyền thông giáo dục sức khoẻ tại các tỉnh miền núi phia bac" cha Trung tâm truyền thông giáo dục sức khoẻ - Bộ Y tế năm 2003; và gần đây nhất là đề tài “Truyền thông giáo dục sức khoẻ cho cộng đồng trên báo chí" của tác
giả Đỗ Võ Tuấn Dũng - Luận văn thạc sĩ báo chí năm 2004
Ngoài ra, còn một số bài viết về kinh nghiệm làm truyền thông trên truyền
hình đăng tải trên các bản tin của Trung Tâm Truyền thông GDSK - Bộ Y tế năm 2003, 2004
Các công trình, các bài nghiên cứu trên bước đầu đã đề cập một số vấn đề
giáo dục sức khoẻ trên các phương tiện thông tin đại chúng Tuy nhiên, các
công trình nghiên cứu, các bài viết này mới bàn về các vấn đề chung, chưa đi
sâu vào các chương trình cụ thể của từng loại hình báo chí
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Để có cơ sở cho việc nghiên cứu và đánh giá chính xác chất lượng hiệu quả của các thông điệp cổ động GDSK đối với công chúng trên sóng Đài Truyền hình Việt Nam, đề tài xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu như
sau:
3.1 Đốt tượng nghiên cứu:
Trang 7Đề tài chọn thời gian khảo sát từ tháng 5 năm 2004 đến tháng 5 năm
2006 vì các lý do sau:
Thứ nhất, bắt đầu từ năm 2004 các thông điệp được xuất hiện nhiều trên sóng truyền hình Đó cũng là thời điểm bùng nổ nhiều dịch bệnh, trong đó có
dich bénh SARS va gan đây nhất là địch cúm A (H5NI)
Thứ hai, đây là thời gian mà nội dung các thông điệp cổ động GDSK trên
sóng VTVI được phản ánh sinh động nhất
Thứ ba, đây cũng là thời điểm mà các nhà làm truyền thông giáo dục sức khoẻ từ trung ương đến địa phương đang tìm những cách thức truyền thông GDSK có hiệu quả, đặc biệt là các cách thức truyền thông trên trên sóng
truyền hình
4 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Mục đích nghiên cứu
Đề tài đặt ra mục đích làm sáng tỏ thực trạng của thông điệp cổ động
giáo dục sức khỏe trên sóng Đài Truyền hình Việt Nam; từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng của chúng
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nêu trên, người nghiên cứu luận văn có nhiệm vụ: - Lầm rõ khái niệm thông điệp cổ động và vai trò của nó đối với việc chăm sóc và giáo dục sức khoẻ cộng đồng
- Khảo sát thực trạng thông điệp cổ động GDSK trên sóng Đài Truyền hình Việt Nam, đánh giá những ưu, khuyết điểm của hình thức truyền thông này
- Đề xuất các kiến nghị, giải pháp nhằm đổi mới về nội dung hình thức thể
hiện, từ đó nâng cao chất lượng cách thức truyền thông này trên sóng Đài
Trang 8Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở tham khảo và kế thừa kết quả
nghiên cứu khoa học của các tác giả về các lĩnh vực truyền thông đại chúng
nói chung và truyền thông GDSK nói riêng Đồng thời, luận văn cũng dựa trên nền tảng kiến thức lý luận về báo chí phát thanh - truyền hình, ngôn ngữ và
nghệ thuật quảng cáo
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu:
- Nghiên cứu tài liệu, khảo sát, thống kê, phân tích, đánh giá tổng hợp về
các chương trình thông điệp cổ động GDSK trên sóng Đài Truyền hình Việt
Nam; |
- Điều tra xã hội học bằng phiếu thăm dò công chúng, phiếu trưng cầu ý kiến của những người thiết kế thông điệp nhằm lấy ý kiến của họ về ưu, khuyết điểm cũng như các giải pháp nâng cao chất lượng các thông điệp cổ động GDSK cộng đồng trên sóng Đài Truyền hình Việt Nam Đây được xem là cơ sở quan trọng để nhận định, đánh giá vấn đề
- Phỏng vấn sâu, phỏng vấn trực tiếp (lãnh đạo, quản lý các cơ quan chủ quản, người làm chương trình thông điệp và công chúng);
- Thảo luận nhóm để lấy ý kiến tập trung cho việc phát triển tài liệu này
(đối tượng tham gia là các chuyên gia về y học và những người làm truyền hình)
6 Đóng góp mới về khoa học của đề tài
- Luận văn là một công trình khoa học về cách thức thực hiện những thông điệp cổ động GDSK trên truyền hình, góp phần nhất định vào việc nâng cao hiệu quả truyền thông giáo dục sức khoẻ trên các phương tiện thông tin đại
Trang 97 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của để tài
- Luận văn khẳng định vai trò vị trí tầm quan trọng của truyền hình trong
việc tham gia giáo dục sức khoẻ cộng đồng
- Luận văn làm sáng tỏ và trình bày một cách có hệ thống những vấn đề lý luận chung về thông điệp nói chung và thông điệp cổ động GDSK trên sóng truyền hình :
- Luận văn cũng làm rõ được những cách thức, phương pháp sáng tạo cơ
bản nhất về làm thông điệp GDSK trên truyền hình
- Những kiến nghị, giải pháp mà luận văn đưa ra có thể góp phần nâng cao hiệu quả tác động của các thông điệp cổ động GDSK trên truyền hình
8 Kết cấu của luận văn
Trang 10TRÊN TRUYỀN HÌNH VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ ĐỐI VỚI
VIỆC CHĂM SÓC GIÁO DỤC SỨC KHOẺ CỘNG ĐỒNG
1.1 KHÁI NIỆM
1.1.1 Thông điệp
Theo Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học (do Hồng Phê chủ
biên), “Thơng điệp” được định nghĩa là: l “Công văn ngoại giao quan trọng
do nước này gửi cho một hay nhiều nước khác 2 Báo cáo do tổng thống gửi
cho quốc hội để trình bày tình hình và chính sách 3 Bức thư công khai gửi
cho mọi người hoặc một nhóm người nhất định (thường dùng với nghĩa bóng) Ví dụ: Thông báo của Hội nghị Hồ bình là một thơng điệp “Đoàn kết vì một
thế giới không có chiến tranh” [29, 952]
2x+??
Con theo tác giả Nguyễn Lân: “Thông điệp” là một văn thư quan trong
của một chính phú này gửi cho chính phủ khác vì một vấn đề mà hai bên cần trao đổi ý kiến, thông điệp cũng chính là thông tin muốn chuyển tải từ một
hành động, một sự kiện cụ thể muốn gửi đến các đối tượng có liên quan
“Thông điệp” cũng là ý tưởng của một cá nhân (tổng thống) hoặc một tổ chức
(quốc hội) gửi đến một tổ chức tượng trưng [13, 953]
Các nhà truyền thông GDSK thì cho rằng: “Thbóng điệp” là nội dung
thông tin được trao đổi từ người truyền đến đối tượng tiếp nhận Thông điệp
Trang 11họ để đạt được mục tiêu mong muốn của những người, cơ quan, tổ chức thiết
kế thông điệp
Thông điệp được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu tình hình thực tế - thiết kế sản xuất - thử nghiệm và phát hành rộng rãi trong xã hội bằng mọi phương tiện để đạt được mục đích mong muốn của các nhà thiết kế đối với quảng đại
quần chúng
Thông điệp” phải đáp ứng nhu cầu người nhận Đây là yêu cầu quan
trọng đối với sự thành công của một thông điệp Và về phía mình, người nhận sẽ có đáp ứng như nguồn phát mong muốn nếu nguồn phát đảm bảo được
rằng, người nhận được lĩnh hội đúng thông tin nguồn phát muốn truyền
Quá trình xây dựng thông điệp bao gồm 2 giai đoạn khác nhau nhưng bổ
sung cho nhau Giai đoạn thứ nhất đòi hỏi nguồn phát phải xác định đúng cái muốn truyền đạt để tạo ra đáp ứng thích hợp nơi người nhận Đây là ý tưởng - thông điệp chủ định Trong giai đoạn thứ hai cần phải xác định hình thức tốt nhất để truyền đạt thông điệp chủ định Hình thức này được gọi là thơng điệp
mã hố
1.1.2 Cổ động
“Cổ động” có nghĩa là: Dùng lời nói, sách báo, tranh ảnh v.v tác động đến tư tưởng, tình cảm số đông nhằm lôi cuốn mọi người tham gia vào những
hoạt động xã hội - chính trị nhất định Ví dụ như: cổ động cho cuộc tuyển cử; cổ động ngày thế giới không hút thuốc lá; cổ động cho tháng hành động vệ sinh an toàn thực phẩm, cổ động cho ngày thế giới phòng chống AIDS; cổ
động cho phong trào hiến máu nhân đạo v.v [29, 203]
Từ cách tiếp cận này, chúng ta cũng có thể hiểu cổ động trong hoạt động
Trang 12mẽ vào thế giới cảm xúc của con người, đem lại cho con người những ý tưởng mới trong đời sống xã hội
1.1.3 Giáo dục sức khoẻ
Các nhà truyền thông giáo dục sức khoẻ (GDSK) đã khẳng định: “Giáo
dục sức khoẻ” là một quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến tình
cẩm và lý trí con người, nhằm làm thay đổi hành vì sức khoẻ có hại thành
hành vì có lợi cho sức khoẻ cá nhân và cộng đồng
GDSK cũng là một quá trình dạy và học, trong đó các kiến thức kinh điển
và hiện đại của loài người được các giảng viên chọn lọc, mã hoá, hệ thống hoá và trình bày theo trình tự logic của tư duy, nhằm giúp các học viên nghiên
cứu, thực hành để tự tìm kiếm những kiến thức, kỹ năng và thái độ mới cho bản thân, từ đó giúp học viên thay đổi hành vi [24., 23]
Sidmonds đã định nghĩa: “Giáo dục sức khoể” là nhằm đem lại những thay đổi hành vi cua các cá nhân, các nhóm và các cộng đồng, từ các hành vi có hại cho sức khoẻ đến các hành vì có lợi cho sức khoẻ hiện tại và tương lai.[32, 141]
Mục đích chủ yếu của GDSK là nhằm giúp cho mỗi người tự tạo ra, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ của cá nhân và cộng đồng bằng chính những hành động và nỗ lực của bản thân: tự chịu trách nhiệm và tự quyết định lấy những hoạt động và biện pháp bảo vệ sức khoẻ của mình Chẳng hạn như, tự giác chấp nhận và duy trì lối sống lành mạnh, từ bỏ những thói quen, tập quán có hại cho sức khoẻ, biết sử dụng các dịch vụ y tế có thể để giải quyết các nhu
cầu về sức khoẻ của mình
Trang 13khác, nhưng nó lại cần thiết để đẩy mạnh việc sử dụng đúng dịch vụ này Ví
dụ, chúng ta có đầy đủ vắc-xin, đầy đủ phương tiện vận chuyển và bảo quản vắc-xin tốt, có đầy đủ trang thiết bị và đội ngũ cán bộ phục vụ tiêm chủng
phòng bệnh, nhưng những thành tựu đó chẳng có ý nghĩa gì nếu như các bà
mẹ không đưa con đi tiêm phòng
Trên một bình diện khác, hoạt động GDSK còn nhằm vào cả những yếu tố khác có ảnh hưởng tới sức khoẻ như các nguồn lực sẵn có, hiệu quả của sự
lãnh đạo cộng đồng, sự ủng hộ về mặt xã hội của các thành viên trong gia
đình và các kỹ năng của họ
GDSK khuyến khích những hành vi làm cho sức khoẻ tốt lên, hướng dẫn phòng ngừa ốm đau, chữa bệnh và giúp phục hồi sức khoẻ Các nhu cầu và lợi ích của của mỗi cá nhân, gia đình, nhóm người, tổ chức và cộng đồng chính là trọng tâm của các chương trình truyền thông GDSK
GDSK dựa trên sự hiểu biết, mối quan tâm, nhu cầu, niềm tin, sự chấp
nhận và cách thực hành hiện tại của đối tượng, nó là quá trình kết hợp đồng bộ giữa các hoạt động và các dịch vụ cung cấp
Tóm lại, GDSK là nhằm giúp đối tượng tự nguyện, tự giác thay đổi hành
vi sức khoẻ của chính mình GDSK có tầm quan trọng hàng đầu trong việc bảo vệ và nâng cao sức khoẻ vì nó mang lại hiệu quả cao va bén lâu với chi phí ít tốn kém hơn so với các biện pháp kỹ thuật dịch vụ chăm sóc sức khoẻ khác
1.1.4 Truyền thông giáo dục sức khoẻ
Truyền thông” theo tác giả Tạ Ngọc Tấn: đó là sự trao đổi thông điệp
giữa các thành viên hay các nhóm người trong xã hội nhằm đạt được sự hiểu
biết lẫn nhau [21, 8]
Còn các nhà truyền thông GDSK thì xác định: “ Truyền thông là một quá
Trang 14nhằm đạt duoc sự hiểu biết, nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ và hành vi
“24, 5]
Nhìn chung, các chuyên gia đều thống nhất ở quan niệm rằng truyền
thông là một quá trình trao đổi thông tin từ người truyền đến người nhận nhằm đạt được mục đích đã đặt ra Quá trình đó diễn ra theo trình tự thời gian,
trong đó bắt buộc phải có các yếu tố sau: S: (Source) Nguén phát M: (Message) Thong diép C: (Channel) Kénh R: (Reseiver) Người nhận E: (Effect) Hiéu qua N: (Noise) Nhiéu F: (Feed back) Phan hồi ~ na mat || aiep | O phat Kénh Người i) nhan Co Phản hồi Kd Hiéu
Sơ đồ 1.1 Mô hình truyền thông giáo dục sức khoẻ
(Nguồn Trung tâm Truyền thông GDSK - Bộ Y Tế2003)
Nguồn phát: Là yếu tố mang thông tin tiềm năng và khởi xướng quá
trình truyền thông Nguồn phát là người hay nhóm người mang nội dung thông tin muốn được trao đổi với người hay nhóm người khác
Thông điệp: Là nội dung thông tin được trao đổi từ người truyền đến đối
tượng tiếp nhận
Kênh truyền thông: Là sự thống nhất của phương tiện, con đường, cách
thức chuyển tải thông điệp từ người truyền đến người nhận
Người nhận: Là các cá nhân hay nhóm người tiếp nhận thông điệp trong
quá trình truyền thông Hiệu quả của truyền thông được xem xét trên cơ sở
những biến đổi về nhận thức, thái độ và thực hành của đối tượng tiếp nhận
Trang 15
Nhiễu: Là các yếu tố gây ra sự sai lệch thông tin không được dự tinh
trước trong quá trình truyền thông
Phẩn hồi: Là phần ứng của người tiếp nhận thông điệp từ người truyền
được thể hiện qua những suy nghĩ, thái độ, thực hành khi nhận thông điệp Như vậy, truyền thông GDSK là một quá trình liên tục, nó không chỉ diễn
ra trong một chốc lát mà kéo dài về mặt thời gian Quá trình đó diễn ra giữa
hai bên: bên truyền (nguồn truyền đạt) và bên nhận (người nhận) Cả hai bên
cùng chia sẻ lẫn nhau các thông tin, kiến thức, thái độ, tình cảm và kỹ năng Tất cả ý nghĩa đó được phát triển theo trật tự logic sau:
e_ Có thông tin đúng đắn, đầy đủ và kịp thời thì mới có kiến thức
e C6 kién thức đúng đắn, đầy đủ thì mới có thái độ đúng
e_ Có thái độ đúng thì mới có tình cảm và niềm tin đúng
(> Có thông tin, kiến thức, thái độ, niềm tin đúng đắn thì mới có thể vận
dụng một cách tự giác, từ đó mới tạo ra được các kỹ năng
Hình1.1 Đừng chỉ nói một chiều
(Nguồn Trung tâm Truyền thông GDSK - Bộ Y tế2003)
1.1.5 Cộng đồng
Trang 16hoạt xã hội Chẳng hạn: Cộng đồng ngôn ngữ Cộng đồng làng xã Cộng đơng người Việt ở nước ngồi, v.v [29, 212]
Khái niệm cộng đồng còn được mở rộng về cộng đồng tộc người Đó là cộng đồng có những đặc trưng về tên gọi, ngơn ngữ, văn hố, chữ viết v.v
giống nhau, có thể gồm một hoặc nhiều tộc người thân thuộc chung sống
trong cùng một môi trường xã hội
Hoạt động truyền thông GDSK luôn xác định “cộng đồng” là mục tiêu
chính của bất kỳ một hình thức truyền thông nào Trong đó, thông điệp cổ động không phải là một ngoại lệ
1.1.6 Thông điệp cổ động giáo dục sức khoẻ cộng đồng trên truyền hình
Tổng hợp và xâu chuỗi các khái niệm trên cùng với nghiên cứu thực
tiễn, chúng tôi xin đưa ra một khái niệm về thông điệp cổ động GDSK cộng đồng trên sóng truyền hình như sau:
Thông điệp cổ động GDSK cộng đồng trên sóng truyền hình là một
hình thức truyền thông gián tiếp bằng hình ảnh động, âm thanh, ngôn ngữ
và hiển thị chữ, với nội dung ngắn gọn, súc tích, thuyết phục về vấn đề sức khoẻ cộng đồng Nó xuất phát từ những nhà thiết kế thông điệp cùng với đội ngũ chuyên gia về lĩnh vực y học và được chuyển tải tới cộng đồng xã
hội thông qua sóng truyền hình, nhằm cung cấp những thông tin GDSK,
tác động vào tư tưởng, tình cảm cộng đồng, thu hút sự quan tâm, ủng hộ của họ trong việc từ bỏ những hành vi, thói quen có hại cho sức khoẻ, tiến tới hưởng ứng thực hiện những hành vi có lợi cho sức khoẻ
Thông điệp cổ động GDSK cộng đồng trên sóng truyền hình là sự kết
Trang 17điệp dạng này thường có một điểm chung là mang tính giáo dục xã hội: cảnh báo cộng đồng trước nguy cơ một dịch bệnh nào đó, và kết thúc bằng lời kêu gọi mọi người tích cực tham gia phòng chống dịch bệnh theo đúng mục đích, yêu cầu mà thông điệp đặt ra
Trong thông điệp cổ động GDSK cộng đồng trên sóng truyền hình, tất
cả các yếu tố cấu thành đều được trau chuốt, sàng lọc và hoà quyện với nhau tạo nên một hình thức sinh động, hấp dẫn, cuốn hút người theo dõi Khi thiết kế thông điệp, người ta thường không bỏ sót bất kỳ một chỉ tiết nào dù là nhỏ nhất Các yếu tố như: âm thanh, động tác của nhân vật, chữ hiển thị trên thông điệp, giọng đọc và đặc biệt là thao tác chuyên môn
phải được thực hiện hết sức chuẩn xác
Thông điệp cổ động GDSK cộng đồng thường nhằm tới các đối tượng chung nhất mang tính đại diện cao Ví dụ, cộng đồng người Thái trắng hoặc Thái đen đại điện cho cộng đồng dân tộc vùng Tây Bắc Hay cộng đồng người HˆMông hoặc người Dao có thể đại diện cho các dân tộc
vùng miền núi phía bắc
Việc thiết kế và đăng tải các thông điệp cổ động trên sóng truyền
hình cũng hướng tới cộng đồng đại diện cho mỗi khu vực Ví dụ, thông
điệp phòng chống bệnh sốt xuyết huyết ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long sẽ được xây dựng với với bối cảnh và con người, âm nhạc, giọng đọc đặc trưng cho khu vực đồng bằng sông Cửu Long
Xét về bản chất thì tất cả các phương tiện thông tin đại chúng, trước hết là truyền hình, đều có khả năng duy trì hoạt động bình thường của xã hội chịu ảnh hưởng của nó Chính hiện tượng những con người khác nhau thường xuyên xem chương trình truyền hình nói chung và theo dõi thông điệp cổ động GDSK nói riêng là bằng chứng nói lên tính cộng đồng của
hình thức truyền thông này
Trang 18nói riêng càng phải được xây dựng một cách cần trọng hơn, sao cho không
một bộ phận khán giả nào bị phân biệt đối xử Ngoài những đặc điểm về
dân tộc và tôn giáo, còn phải lưu ý đến sự khác biệt của mọi người về phương diện xã hội (kể cả những khác biệt về giai cấp), tâm lý - xã hội,
lứa tuổi và giới tính
Nhìn một cách tổng thể cho thấy, thông điệp cổ động GDSK cộng đồng bao gồm các yếu tố, trong đó có cả các yếu tố như khích lệ - hướng
dẫn - áp đặt - đe doa - hài hước - lôi cuốn số đông Khích lệ là thông tin
mang tính chất động viên và nói nên lợi ích, sự hy vọng vào một điều gì
đó tốt đẹp hơn nếu đối tượng thay đổi hành vi Ví dụ như: “Bạn thường xuyên ngủ màn có tấm hoá chất điệt muỗi, bạn sẽ khoẻ mạnh và hạnh phúc ” Hướng dẫn là các thông tin mang tính dẫn dắt, khuyên nhủ đối
tượng chuyển đổi hành vi, ví dụ: “Bạn nằm màn có tẩm hoá chất diệt
muỗi kể cả khi đi nương, đi rấy, bạn sẽ phòng tránh được bệnh sốt rét”
Áp đặt bao gồm các thông tin mang tính ép buộc theo ý chủ quan của
người thiết kế thông điệp yêu cầu đối tượng phải chuyển đổi hành vi Ví
dụ: “Bạn phải nằm màn, bạn mới phòng tránh được bệnh sốt rét” De doa hay con gọi là hù doạ, tức là các thông tin được cường điệu hoá lên
nhằm làm cho đối tượng lo sợ mà chuyển đổi hành vi Ví dụ: “Bạn sẽ chết
vì bệnh sốt rét nếu bạn không ngủ màn” Hài hước là thông tin mang
tính chất vui vẻ, nhẹ nhàng, khích lệ mọi người chuyển đổi hành vi
(thường được dùng để đề cập đến những vấn đề tế nhị, như sử dụng bao cao su, v.v.) Ví dụ: “Muốỗi Anophen sẽ phải từ biệt loài người khi nhân
loại đồng khởi tiêu điệt mỉ” Lôi cuốn số đông là thông tin mang tính
chất vận động, kêu gọi số đông cùng tham gia Ví dụ: “Vì sức khoẻ của
bạn, gia đình bạn và công đồng chúng ta hãy tích cực mang màn đi tấm
Trang 19Theo quy định, việc thiết kế một thông điệp truyền thông dù là để phát sóng trên truyền hình hay đăng tải trên báo hoặc in trên các ấn phẩm
khác đều cần phải bảo đảm các yếu tố then chốt sau:
1 Van đề đề cập trong thông điệp phải hết sức rõ ràng, rành mạch, bất cứ ai theo dõi cũng có thể hiểu được va dé nhớ
2 Đối tượng phải được phân loại để mỗi khi nhắc đến thông điệp họ
cảm thấy đây là thông điệp dành cho họ
3.Thông điệp không nên chứa đựng các yếu tố nhạy cảm như về tôn giáo, chính trị và các yếu tố gây khó chịu cho người tiếp nhận các thông điệp
4.Thông điệp cũng phải phù hợp với định hướng, mục tiêu về chăm
sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân
Ngoài những yếu tố nêu trên, một thông điệp cổ động GDSK cộng
đồng trên sóng truyền hình còn phải rất chú trọng tới tính biểu đạt nghệ
thuật của yếu tố hình ảnh, âm thanh và ngôn ngữ Bởi đó là những chất liệu chính để dệt nên bức tranh sinh động trước công chúng Ví dụ, khi xem thông điệp cổ động về “Nuôi con bằng sữa mẹ” hình ảnh người mẹ
cho con mình bú phải thể hiện được tình cảm thương yêu, trìu mến đối với
con mình qua những cái vuốt ve cùng với ánh mắt nhìn con mình một
cách trừu mến, v.v
Thực tế cho thấy, thông điệp thường hướng vào quá trình quyết định
của các đối tượng để tìm cách gây ảnh hưởng Một số thông điệp thể hiện
nhiều thông tin về tình hình dịch bệnh trong khi một số thông điệp lại thu
hút sự chú ý của đối tượng bằng trạng thái của bối cảnh giới thiệu các
biện pháp phòng chống bệnh tật
Thông điệp cổ động GDSK cộng đồng trên sóng truyền hình có thể có hoặc không có hiệu quả khi chuyển tải thông điệp đến với cộng đồng
Điều đó phụ thuộc rất nhiều vào khả năng sáng tạo của khâu thiết kế
Trang 20hiệu quả một thông điệp Chuyển tải thông tin bằng hình ảnh động luôn có
ưu thế rõ rệt so với chuyển tải thông tin bằng ký tự, và khi những ưu thế
này kết hợp với các yếu tố về âm thanh, thông điệp sẽ trở nên hết sức
sống động Mặt khác, thông điệp cổ động GDSK cộng đồng trên sóng
truyền hình có thể hồn tồn khơng có hiệu quả nếu nó không được duy trì lâu đài hoặc bị khán giả tỏ thái độ thờ ơ Sự tồn tại của một thông điệp cổ động loại này thường có thời gian phát sóng ngắn ngủi Nếu đối tượng không chú ý, cơ hội theo dõi sẽ qua đi Cho nên, người thiết kế thường
phải nắm bắt được mọi diễn biến tâm lý của công chúng, sử dụng khả
năng sức nặng của các yếu tố hình ảnh động, âm thanh và ngôn ngữ để tác
động mạnh mẽ vào lý trí của người xem
Command attention 1 Thu hút sự chú ý của đối tượng
Cater to the heart anh the head 2 Phù hợp với tâm lý và tình cảm của đối tượng
Clarify the message 3 Làm rõ thông điệp
Communicate a henefit 4 Nêu rõ lợi ích
Create trust 5 Tạo được sự tin tưởng Consistency 6 Dam bảo tính nhất quán
Call to action 7 Kêu gọi hành động
Sơ đô1 2 Các bước yêu cầu của một thông điệp
(Nguồn Trung tâm Truyền thông GDSK - Bộ Y tế 2003)
Một Thông điệp cổ động GDSK cộng đồng trên sóng truyền hình được coi là có hiệu quả bước đầu khi thu hút được sự chú ý của khán giả, nhưng
duy trì được sự chú ý đó và lưu lại được thông tin trong tâm trí khán giả lại quan trọng hơn Cho nên, nhiệm vụ đầu tiên và quan trọng nhất của thông
điệp là nắm bắt được sự chú ý của các đối tượng trong vòng 3 đến 5 giây đầu
Trang 21có tác dụng Đây là nhiệm vụ rất khó khăn Thông điệp cổ động thường xâm
nhập vào sự giải trí của khán giả Nếu thông điệp gây khó chịu, người xem sẽ
bỏ qua để thực hiện các hoạt động khác (nấu cơm, đi vệ sinh, gọi điện thoại,
nói chuyện phiếm, v.v.) trong khi chờ đợi chương trình tiếp tục Cần phải nắm
bắt sự quan tâm từ lúc bất đầu vì không thể làm điều này trong quá trình phát
thông điệp
Thông điệp cổ động GDSK cộng đồng trên sóng truyền hình còn có
nhiệm vụ duy trì sự quan tâm của đối tượng để có thể truyền được thông điệp
đến với cộng đồng Sự quan tâm có thể bắt nguồn từ mối quan tâm đến sức khỏe, bệnh tật (nếu bạn lo sợ bị cúm A (H5NI), bạn có thể chú ý đến thông điệp về phòng chống bệnh cúm A(H5NI); hoặc nếu thông tin không được
quan tâm lắm thì thông điệp đó phải thu hút và duy trì được sự quan tâm )
Kết quả sau cùng của thông điệp là sự quan tâm của đối tượng đó phải biến thành một nhận thức về nội dung mà thông điệp muốn truyền đạt Người xem có thể nhớ hay không nhớ đến thông điệp nhưng phải nhớ đến thông tin
trong thông điệp Ấn tượng do một thông điệp cổ động tạo ra chính là ấn
tượng đối với thông tin kêu gọi hành động
Truyền hình là một phương tiện để xem và nghe, và thông điệp cổ động
GDSK cộng đồng trên sóng truyền hình đã sử dụng lợi thế của phương tiện
này một cách triệt để Với truyền hình, người thiết kế thông điệp có thể trình
bày thông điệp một cách đa dạng và sống động bằng cách thay đổi cảnh trí, trong khi hình ảnh của thông điệp trên báo in chỉ có một cảnh hoặc một bố
cục Cơ hội thay đổi cảnh trí giúp cho người thiết kế thông điệp có thể sự dụng
bối cảnh thích hợp trong một trình tự hợp lý để thông đạt ý tưởng chính (dịch bệnh - nguyên nhân - triệu chứng - cách phòng tránh) Cơ hội kiểm soát trình
tự hình ảnh là một cơ hội để kiểm tra sự phát triển của câu chuyện trong thơng điệp Bằng sự kiểm sốt như vậy, người thiết kế thông điệp đã tham gia một
cách tích cực vào việc xác định cách đối tượng xem thông điệp và kết luận họ
rút ra từ câu chuyện Ví dụ, nhiều thông điệp cổ động GDSK cộng đồng trên
Trang 22truyền hình vẫn thường bắt đầu từ cảnh “vấn đề ” đặt ra trong một bối cảnh mà
đối tượng nhận biết được Sau đó là cách giải quyết, thông thường dưới hình thức dùng thông tin hình ảnh về các biện pháp mà các nhà thiết kế và chuyên gia y tế đưa ra Và cuối cùng là cảnh cho thấy lợi ích từ giải pháp đó
Thông điệp cổ động GDSK cộng đồng trên truyền hình có nhiều hình
thức thể hiện Một hình thức thường gặp là sử dụng các hình ảnh có thật trong thực tế để mô phỏng sự việc theo một trình tự nhất định, kèm theo lời thuyết
minh mang đậm tính hô hào cổ động Nhưng cũng có những thông điệp bao
gồm cả việc sử dụng phát ngôn viên (bác sĩ, chuyên gia y tế), giải thích lợi ích
của việc thực hiện các biện pháp phòng bệnh, hoặc có thể mô tả tình huống
trong thực tế cuộc sống, câu chuyện kể, phỏng vấn người dân, yếu tố hài hước, và hoạt hoa v.v
1.2 NHỮNG ƯU THẾ CỦA THÔNG ĐIỆP CỔ ĐỘNG GDSK
CONG DONG TREN TRUYEN HINH SO VOI CAC PHUONG TIEN THONG TIN DAI CHUNG KHAC
1.2.1 Đến được với lượng công chúng đông đảo
Có thể khẳng định rằng: hiện nay, vẫn chưa có một phương tiện thông tin
đại chúng nào lại dễ dàng tiếp cận với một lượng công chúng đông đảo như
truyền hình Và có lẽ cũng chính vì thế mà truyền hình luôn luôn đặt công chúng là trọng tâm số một cho các hoạt động thông tin của mình
Tù điển tiếng Việt đã định nghĩa: “Công chúng” là đông đảo những
người đọc, người xem, người nghe, trong quan hệ với tác giả, diễn viên, v.v [29, 207] Mối quan hệ mật thiết, gắn bó giữa công chúng với các phương tiện
thông tin đại chúng nói chung và truyền hình nói riêng vừa là tiên đề vừa là nền tảng cho sự phát triển của báo chí và xã hội
Trang 23cộng đồng bằng hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ được truyền đi trên sóng truyền hình cũng đến với công chúng một cách rộng rãi và khá hiệu quả
Như vậy, rõ ràng thông điệp cổ động GDSK cộng đồng trên truyền hình đến được với lượng công chúng đông đảo chính là nhờ phương tiện truyền thông này Sự kết hợp giữa các yếu tố hình ảnh động, âm thanh và ngôn ngữ là
đặc trưng cơ bản của truyền hình đã đem lại một cách thức truyền thông sống
động và rộng rãi nhất, nó đáp ứng được tất cả những khả năng thu nhận thông tin của con người
Theo kết quả điều tra tại 13 tỉnh dự án y tế nông thôn (4/2004) của
Trung tâm Truyền thông GDSK - Bộ Y tế về nguồn thông tin GDSK đến với
người dân, thì trong đó nguồn thông tin từ loa đài, Tivi chiếm tỷ lệ rất cao
74,3%, cao hơn hẳn so với sách báo (biểu đồ 1) và nguồn thông tin mà người
dân thích tiếp cận nhất cũng là Tivi chiếm cao nhất 43, 8% (biểu đồ 2)
Truyền hình có được khả năng như vậy, trước hết là do những đặc điểm về bản chất vật lý của nó Những đặc điểm ấy quyết định tính chất đặc thù của truyền hình với tư cách là phương tiện tạo ra thông tin và chuyển tải thông tin
Theo các tác giả Œ.V.Cudơnhetxốp X.L Xvích, A.la Iurôpxki [2, 206]:
Thứ nhất - đó là khả năng của những dao động điện từ mang tín hiệu
truyền hình được máy thu hình tiếp nhận, xâm nhập vào mọi điểm không gian (trong khu vực phủ sóng của đài phát sóng) Chúng ta gọi khả năng ấy là khả
năng hiện diện khấp nơi của truyền hình |
Thứ hai - đó là khả năng chuyển tải thông tin dưới hình thức những hình ảnh chuyển động, có kèm theo âm thanh Chúng ta gọi thuộc tính này là tính chất hiện hình trên màn ảnh của truyền hình Nhờ khả năng hiện hình trên màn ảnh, hình ảnh truyền hình được cảm thụ trực tiếp bằng cảm giác, vì vậy tiếp cận được số công chúng rộng rãi nhất
Thứ ba - đó là khả năng thông tin, dưới hình thức âm thanh - hiển thị, về hành động, về sự việc vào đúng thời điểm không lặp lại của chính thời điểm
Trang 24Từ những tính chất đặc thù của truyền hình, chúng ta có thể nhận định
rằng: truyền hình có thể tự do mang các thông điệp tiếp cận từng nhà Mọi
người đều có thể tiếp cận thông tin, sự việc đang diễn ra được trình chiếu trên
màn ảnh truyền hình mà không phải ra khỏi nhà
Thông điệp cổ động GDSK cộng đồng trên truyền hình cũng hội tụ đây đủ các tính chất nghe - nhìn của loại hình thông tin truyền hình, đòi hỏi phải khôi phục những sự tiếp xúc cá nhân của công chúng đối với người truyền thông điệp, để có sự phán xét về người đưa thông điệp ấy và về giá trị thông tin của người ấy Chính điều đó giải thích ý nghĩa và tính hấp dẫn của thông điệp cổ động trên truyền hình đối với công chúng - đó là loại hình thông tin được nhân cách hoá bởi tác giả và bởi những người tham gia vào sự kiện
Theo kết quả khảo sát của Viện khoa học xã hội và Viện khoa học xã hội vùng nam bộ năm 2004 thì hiện nay, ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ
Chí Minh, Hải phòng, Đà Nắng, Cần Thơ Số hộ có máy thu hình rất cao
(khoảng từ 80 - 85% số hộ gia đình), và tại các vùng đô thị khác tỷ lệ này cũng khá lớn và kết luận: không có một phương tiện nào khác ngoài truyền hình trong giờ phát hình chính có thể tiếp cận được gần 60% số hộ gia đình
của cả nước [23, 95]
Theo Glen Williams & các chuyên gia UNICEF trong cuốn “Những
điều cần cho sự sống” [30, 31] thì: “Số lượng vô tuyến truyền hình ở các
nước đang phát triển hiện nay đã lên tới trên 200 triệu chiếc, nghĩa là tăng gấp 10 lần trong hai thập kỷ qua Vô tuyến truyền hình là phương tiện thông tin đại chúng mạnh nhất Kết hợp hình ảnh và âm thanh, vô tuyến truyền hình có khả năng truyền đạt các nội dung mà đài phát thanh hoặc các tài liệu in ấn khác không thể làm được với hiệu quả như vậy” Ở Ai Cập, các chương trình
thông điệp quảng cáo trên truyền hình được một nữ diễn viên nổi tiếng trình
Trang 25cứu sống nhờ áp dụng phương pháp uống bù nước và tiếp tục cho ăn uống đầy đủ khi trẻ bị tiêu chảy
Ở Pakixtan, chương trình thông điệp cổ động mở đầu bằng hình ảnh các em bị các bệnh có thể phòng ngừa được bằng vắc-xin, thì ngay sáng hôm sau, tại một trung tâm y tế ở Carasi, nơi mà mỗi ngày chỉ có khoảng 10 người đưa trẻ đến tiêm , đã có 3.000 người mẹ mang con đến tiêm chủng Người ta phải thành lập khẩn trương 6 đội tiêm chủng, và đến chiều tối hôm đó thì tất cả trẻ em được tiêm phòng
Ở Mêhicô, Đài truyền hình tư nhân Têlêvisa đã được đông đảo công chúng hoan nghênh về các tiểu phẩm ngắn có “giá trị xã hội” Một chương trình nhiều
đoạn với thông điệp “ấy đến với tôi” đã làm tăng số lượng người chấp nhận thực hiện sinh đẻ kế hoạch lên 25% chỉ trong vòng một năm
Ở Brazin, Đài truyền hình Glôbô — hãng truyền hình lớn nhất - đã phát đi một chương trình dài nhan dé “Tré em và hy vong” trong suốt “tuần lễ trể em”
diễn ra hàng năm Trong đó, các chương trình tin tức thời sự, thông điệp cổ
động, tiểu phẩm, ca nhạc được lồng với các vấn đề về sự sống còn và phát triển
của trẻ em phục vụ một số lượng khán giả ước chừng 83 triệu người
Chương trình “Trẻ em và hy vọng” cũng đã quyên góp được tiền làm quỹ giúp các hoạt động nhằm giúp giảm tỷ lệ chết trẻ em, chẳng hạn như biên soạn các tài liệu giáo dục, tập huấn, và sản xuất thìa dùng cho chương trình quốc gia
về liệu pháp uống bù nước [30, 13]
Còn ở nước ta, chỉ xin nêu ra một trường hợp là: Trước những năm 1992 mọi người còn thờ ơ hoặc hoài nghi với chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia (ví dụ như, tiêm phòng vắc xin phòng chống bại liệt, ho gà, uốn ván) Sau đó, do công tác truyền thông, mà đặc biệt là truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như phát thanh và truyền hình nhận thức của cộng đồng đã
Trang 26Chang hạn, thông điệp cổ động GDSK trên sóng truyền hình về tiêm
chủng mở rộng với hình ảnh các em nhỏ vui tươi và những quả bóng bay rực rỡ sắc màu tung bay trên bầu trời, kèm theo là âm thanh của một đoạn bài hát “Trái đất này là của chúng mình” và những dòng thông điệp: “wì tương lai con em chúng ta, hãy đưa trẻ tới tiêm phòng ở các cơ sở y tế” Chính hình
thức tổ chức một thông điệp sống động và đầy ấn tượng như vậy đã khiến cho
hàng triệu bà mẹ Việt Nam mang con mình đi tiêm phòng Đến nay, đại đa số
người trong cộng đồng đã xác định việc tiêm chủng phòng ngừa bệnh tật như là
một điều không thể thiếu
Tận dụng những lợi thế tối đa của truyền hình, thông điệp cổ động GDSK
cộng đồng trên truyền hình đã tạo ra một làn sóng hưởng ứng của đông đảo quần chúng trong việc tham gia thực hiện các biện pháp phòng bệnh, gìn giữ môi trường trong sạch, lành mạnh
Tính chất hình ảnh đã giúp cho truyền hình nói chung và thông điệp cổ động GDSK cộng động nói riêng đến được cả với những người không đọc
được chữ hoặc không hiểu tiếng Chỉ cần xem hình, họ cũng có thể hiểu được
nội dung thông điệp muốn chuyển tải điều gì Ví dụ, một người nước ngoài, tuy chưa biết tiếng Việt nhưng khi xem những hình ảnh trong thông điệp nói về dịch cúm gia cầm (gà, vịt chết hàng loạt đang được mang đi tiêu huỷ, tiếp đến là những ca cấp cứu bệnh nhân mắc bệnh tại bệnh viện và cảnh người dân
đang tích cực tham gia thực hiện các biện pháp phòng nhiễm cúm gia cầm) anh ta cũng có thể phán đoán ra nội dung thông điệp Hoặc giả, những người
khiếm thị cũng có thể hiểu được nội dung thông điệp muốn chuyển tải đến mình bằng âm thanh và ngôn ngữ, v.v
Trang 27tay cùng các phương tiện bảo hộ các nhân khác để bắt gia cầm thì trên nền hình đó cũng đồng thời xuất hiện dòng chữ “Hấy đeo khẩu trang, găng tay
và các phương tiện bảo hộ cá nhân khi tiếp xúc với gia cầm ” kèm theo đó
là lời thuyết minh có nội dung tương tự
Nếu so sánh với các hình thức truyền thông khác, chúng ta sẽ thấy thông điệp cổ động GDSK cộng đồng trên sóng truyền hình có những ưu thế nổi bật
Báo và tạp chí: Như chúng ta biết, ở nước ta, báo cùng với tạp chí hiện nay chưa thật phổ biến như truyền hình vì nhiều lý do, trong đó có cả lý do
báo còn khá đắt tiền đối với một số người, còn xem truyền hình chủ yếu là miễn phí
Đối với báo và tạp chí, người đọc có thể hoàn toàn chủ động lựa chọn họ
nên đọc gì và khi nào thì đọc, và như vậy thông điệp cổ động trên báo chí đã
can thiệp vào cuộc sống sinh hoạt của người đọc ít hơn nhiều so với thông điệp trên truyền hình, bởi vì thông điệp trên truyền hình có thể chen ngang vào bất cứ một chương trình nào đang phát để bắt buộc công chúng phải tiếp cận Thêm vào đó, số lượng các trang nội dung trên báo và tạp chí sẽ gây khó khăn cho thông điệp trong việc thu hút sự chú ý và quan tâm của người đọc
Còn đối với truyền hình thì đù thông điệp có ngắn, công chúng vẫn chỉ có thể
hướng sự chú ý vào một điểm là màn hình mà không bị chi phối bởi bất kỳ một thông tin nào khác
Trong khi truyền hình sử dụng âm thanh và những hình ảnh động cộng với ngôn ngữ để lôi cuốn sự chú ý của công chúng, thì báo, tạp chí chỉ có thể
nắm bắt sự chú ý của độc giả và chuyển tải thông điệp chỉ thông qua hình ảnh
tnh và chữ, và do vậy, mất đi cơ hội thể hiện được thông tin một cách đầy đủ nhất
Trang 28dung hình ảnh trình bày trong sự kết hợp hài hoà với âm thanh được phát ra thì người chưa biết đọc chữ vẫn hiểu được nội dung thông điệp muốn nói gì
Báo nói (phát thanh): Ưu điểm chính của phát thanh là phạm vi hoạt
động rộng, bao phủ được cả những đối tượng không ở trong nhà Mặc dù truyền thanh lan toả khắp nơi và hầu như ai cũng có thể thu được sóng, nhưng
nó chưa hẳn là phương tiện được lựa chọn số một Ngoài nhược điểm chỉ
truyền được âm thanh, phát thanh còn có hai nhược điểm lớn khác, đó là phạm vi truyền thanh bị địa phương hoá cao và mức độ chú ý của đối tượng nghe thấp Cho nên, cơ hội đối với các nhà truyền thông GDSK cộng đồng muốn phát sóng thông điệp trên phạm vi cả nước nhìn chung là không cao, ngoại trừ một số chương trình tin tức, thời sự
Phát thanh ít đòi hỏi sự tham gia của đối tượng nghe Còn truyền hình lại bắt đối tượng phải chăm chú theo dõi một cách tích cực để thưởng thức cả âm thanh và hình ảnh Một máy Radio đang phát thông điệp thường không phải là điểm tập trung chú ý cơ bản của người nghe Radio được dùng để tạo âm thanh nền cho đối tượng nghe thực hiện hàng loạt các hoạt động như: sản
xuất, làm bài, lái xe, ăn sáng, tắm gội, thay quần áo, chuẩn bị ngủ Do vậy
rất ít thông điệp (hay thậm chí chỉ là một đoạn thông điệp) chiếm được sự chú
ý rộng rãi của các đối tượng vào thời điểm phát sóng như truyền hình
Trong phát thanh, người nghe chỉ có cách duy nhất là tập trung khả năng thính giác để lắng nghe tiếng đọc và âm nhạc trong thông điệp, vì thế, nếu
người nghe bị khiếm thính, anh ta không thể hiểu được nội dung mà thông
điệp muốn chuyển tải
Pano - áp phích: người ta có thể nhìn thấy những hình ảnh, chữ viết cổ
Trang 29đường phố có hình ảnh một con muỗi vằn và những con bọ gậy có dấu gạch chéo, trên đó có những dòng chữ: “Muôi văn là nguồn truyền bệnh sốt xuất
huyết - toàn dân tích cực phòng chống bệnh sốt xuất huyết”, “Không còn
bọ gậy (lăng quăng) - không còn sốt xuất huyết” Như vậy, so với truyền
hình thì thông điệp đăng trên pano rất thiếu về thông tin, nghèo nàn về hình ảnh Đối tượng chỉ tiếp nhận thông điệp này bằng thị giác kèm theo suy luận của mình mà không được biết các nội dung khác, chẳng hạn như cách phòng chống cụ thể ra sao, v.v
Tờ rơi: Đây là những thông điệp cổ động GDSK cộng đồng có khả năng
chọn lọc đối tượng cao, trực tiếp hoá giao tiếp, đúng lúc và linh hoạt về thiết kế Nhưng tiếc là nhiều người không dành sự chú ý đúng mức cho những
phương tiện truyền thông này, coi chúng là thứ không nghiêm túc
Báo điện tử: Máy vi tính hiện nay chưa phải là phương tiện được nhiều người sử dụng, số lượng máy vi tính được nối mạng Internet lại càng ít, tập trung chủ yếu ở các vùng đô thị, còn đối với các vùng nông thôn ít phổ biến
Cho nên, chắc chắn loại hình truyền thông này sẽ kém hiệu quả đối với cộng đồng, đặc biệt là cộng đồng nông thôn Việt Nam, và nếu so với truyền hình
thì nó hạn chế hơn nhiều về mức độ và khả năng tiếp cận
1.2.2 Dễ tiếp nhận
Chính vì truyền hình có những lợi thế như đã nêu ở trên, cho nên hầu hết các thể loại thông tin trên truyền hình đều làm cho công chúng dễ dàng tiếp
nhận Thông điệp cổ động GDSK cộng đồng do đặc tính ngắn gọn, súc tích,
hấp dẫn, giàu tính biểu cảm lại được sự hỗ trợ đắc lực của các yếu tố âm thanh
và ngôn ngữ đã tạo ra một cấp độ thông tin mạnh mẽ, lan toả cao, tác động rất
lớn đối với mọi tầng lớp xã hội Trong số các ví dụ tiêu biểu phải kể đến các
thông điệp chống phân biệt kỳ thị với người có HIV/AIDS, hoặc thông điệp phòng chống đại dịch SARS và thông điệp phòng chống dịch cúm gia cầm
Trang 30Những đặc tính về âm thanh và màu sắc cùng hình ảnh chuyển động và
các kiểu kỹ xảo chữ đã tạo ra cho thông điệp cổ động GDSK một khả năng
hiếm có trong việc phát tán thông điệp đến với cộng đồng Những thông điệp
được phát trên truyền hình tỏ ra sống động, lôi cuốn và thú vị hơn nhiều so với bất cứ một phương tiện nào khác Thông điệp truyền hình có thể tạo ra những cảnh tượng khiến người xem không thể bỏ qua, thiết lập được những trạng thái
bổ trợ cho hình ảnh của thông tin, hoặc có thể chứng tỏ một cách đầy đủ các
lợi ích của việc thực hiện hành vi có lợi cho sức khoẻ
Ngay cả khi so sánh với một bản tin về tình hình dịch bệnh trên truyền
hình, thông điệp cổ động GDSK cũng bộc lộ những ưu thế riêng của nó: Bản
tin chỉ có thể chuyển tải những nội dung cơ bản về dịch bệnh trong đó chỉ có
những hình ảnh “trần trụi” mà không được trau chuốt, gọt giữa, cộng với giọng đọc của phát thanh viên hay biên tập viên, không có âm nhạc và kỹ xảo
hình ảnh, v.v Còn thông điệp cổ động GDSK cộng đồng trên truyền hình,
mặc dù thời lượng cũng rất ngắn nhưng lại hội tụ được tất cả những yếu tố của điện ảnh và truyền hình (kỹ xảo hình ảnh, chữ bắn, âm nhạc, tiếng động ), hơn nữa, còn được phát sóng lặp đi lặp lại nhiều lần trong tháng hoặc trong
ngày, do đó, vừa sống động, hấp dẫn lại vừa thể hiện được đầy đủ nội dung
thông tin cần thiết, tạo điều kiện cho công chúng được tiếp cận nhiều hơn với thông tin quan trọng của thông điệp
Công chúng truyền hình được theo dõi cách thức truyền thông này bằng
cả thính giác, thị giác, cộng với trí liên tưởng phong phú và hài hước Họ thấy
hứng thú khi được xem những thông điệp với lời lẽ giản dị, chân thành nhưng
Trang 31thuyết minh: “Con yêu, chính những giọt sữa non đầu tiên này là nguồn
dinh dưỡng hoàn hảo nhất giúp cho con phòng chống được nhiều căn bệnh
nguy hiểm bấy bú đi con ầu ơ.ầu ơ ” Và câu kết là: “ Vì sức khoẻ và
tương lai của bé, các bà mẹ hãy cho con mình được bú sữa mẹ ngay từ nửa
giờ đầu sau khi sinh và cho bé bú bất cứ khi nào bé muốn và cho bé bú đến
24 tháng tuổi ”
Có thể khán giả không nắm bất được hết các thông tin trong thông điệp, nhưng chắc chắn họ sẽ nhớ được một điều quan trọng: nuôi con bằng sữa mẹ
là một điều cần thiết Những hình ảnh đẹp đế cùng với giọng đọc thiết tha và âm nhạc du dương mang đậm tính nhân văn sẽ tạo thành một âm hưởng vang vọng mãi trong lòng công chúng, đặc biệt là các bà mẹ đang nuôi con thơ và
những người sắp được làm mẹ
Mỗi chủ đề thông điệp lại có rất nhiều hình thức thể hiện khác nhau nhưng vẫn toát lên được nội dung cần truyền đạt Ví dụ, cũng là chủ đề “Nudi
con bằng sữa mẹ”, công chúng còn được theo dõi các hình ảnh của những đứa trẻ bị còi xương, suy dinh dưỡng, mắc các bệnh nhiễm khuẩn nhìn rất thương tâm Kèm theo là lời thuyết minh: “Những đứa trẻ không được bú
sữa mẹ ”
Nếu xét về diện mạo, người ta nhận thấy ở thông điệp cổ động GDSK
trên truyền hình có nét gần giống với một số một quảng cáo trên truyền hình
Nhưng thực tế giữa chúng có những điểm khác nhau quan trọng: Quảng cáo, theo tiến sĩ Mai Xuân Huy trong công trình “Wgôn ngữ quảng cáo dưới ánh sáng lý thuyết giao tiếp” [6, 26] đã định nghĩa: “Quảng cáo là một hình thái
truyền thông phi cá nhân, chủ yếu được phát đi qua các phương tiện truyền
thông đại chúng Đây là dạng truyền thông không (rực tiếp, có tính đơn phương một chiêu giữa người có hàng hoá, dịch vụ để bán (người đăng QC)
và người tiêu dùng tương lai (người đọc, người nghe và người xem quảng cáo)
Trang 32Về nội dung, quảng cáo là thông tin về sản phẩm, dịch vụ mà người đăng
quảng cáo đang cần bán Về bản chất, quảng cáo là một màn tự khen mình và sản phẩm của mình Về mục đích, nó nhằm tác động một cách toàn điện tới người đọc, người nghe và người xem quảng cáo, thuyết phục họ, để cuối cùng
có thể bán được sản phẩm quảng cáo
Còn thông điệp cổ động GDSK cộng đồng là hình thức truyền thông
mang tính hai chiều, là dạng thông tin nhân đạo phục vụ lợi ích toàn xã hội không phải trả lệ phí cho nơi phát sóng Về nội dung, là thông tin giáo dục sức khoẻ cộng đồng Về bản chất, là cung cấp thông tin và hướng dẫn và khích lệ
cộng đồng hướng tới và thực hiện các hành vi có lợi cho sức khoẻ bản thân gia đình và cộng đồng.Về mục đích, nó nhằm tác động đến khán giả nhằm bảo vệ
sức khoẻ con người, giúp con người chủ động phòng chống được các dịch bệnh làm tổn hại đến đời sống cộng đồng và môi trường xã hội, góp phần làm
cho xã hội trong sạch, lành mạnh và phát triển
Thông điệp cổ động GDSK cộng đồng trên sóng truyền hình không đặt ra
giới hạn với bất kỳ tầng lớp, lứa tuổi nào trong xã hội Mọi người đều có thể
tiếp cận với hình thức này một cách tự nhiên, thoải mái Với những kỹ xảo hình ảnh, cùng với tiết tấu âm thanh sôi động hấp dẫn như vậy thì không chỉ người cao tuổi mà ngay cả trẻ em cũng thích xem như xem quảng cáo
1.3 VAI TRO CUA THONG ĐIỆP CỔ ĐỘNG GIÁO DỤC SỨC
KHOẺ TRÊN TRUYỀN HÌNH ĐỐI VỚI CỘNG ĐỒNG
1.3.1 Cung cấp kiến thức và kỹ năng cơ bản
Kiến thức, nói một cách tổng quát là những điều hiểu biết do từng trải, hoặc do học tập mà có Còn kỹ năng là khả năng vận dụng những kiến thức thu nhận được trong một lĩnh vực nào đó vào thực tế
Như vậy, ở đây cung cấp kiến thức chính là cung cấp những thông tin có
Trang 33cung cấp khả nang vận dụng kiến thức một cách đơn giản nhất vào hoạt động
thực tiễn trong cộng đồng
Cũng như nhiều hoạt động thông tin khác, Thông điệp cổ động GDSK trên truyền hình ngoài việc hướng dẫn, khích lệ cộng đồng tích cực tham gia
các hoạt động phòng chống bệnh tật, giữ gìn sức khoẻ, bảo vệ môi trường sống trong sạch lành mạnh thì còn nhằm cung cấp cho cộng đồng những kỹ năng tự chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ, chẳng hạn như: đeo khẩu trang và găng
tay khi tiếp xúc với gia cầm, thuỷ cầm; thực hiện chăm sóc trẻ tại gia đình v.v
Hình1 2 Không nên nhồi nhét kiến thức
(Nguồn Trung tâm Truyền thông GDSK - Bộ Y tế 2003)
Không những cung cấp kiến thức, kỹ năng đơn giản vệ sinh phòng bệnh cho cộng đồng, thông điệp còn chỉ ra xu hướng diễn biến của dịch bệnh trong tương lai để cộng đồng chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống Có
những thông điệp tuy rất ngắn gọn về thông tin, nhưng đó lại là những thông
tin rất quan trọng, có ý nghĩa xã hội to lớn, có thể gọi đó là “thông tin chốt”, “thông tin cơ bản” Ví dụ, một thông điệp nói tới vấn đề sử dụng muối iốt để phòng chống bệnh bướu cổ và bệnh đần độn (thiểu năng trí tuệ), trong đó có
đoạn: “Người bị mắc bệnh bướu cổ và đần độn là do nhiều nguyên nhân Nhưng một nguyên nhân chủ yếu là do không sử dụng muối ¡ ốt thường
xuyên trong bữa ăn hàng ngày” và kèm theo đó là hình ảnh của những người mang những cái bướu rất to trên cổ và đứa trẻ bị bệnh đần độn trông rất kỳ dị
Trang 34cũng không hiểu vì sao con em mình bi mắc bệnh đần độn và thiểu năng trí
tuệ, v.v và thông điệp đã giúp cộng đồng biết cách sử dụng hợp lý muối iốt và
các sản phẩm có lốt trong bữa ăn hàng ngày để phòng chống các bệnh trên,
giúp tré thong minh hon mang lại cuộc sống mạnh khoẻ và hạnh phúc gia
đình và xã hội
Thông điệp phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS giúp cho cộng đồng hiểu
khái quát về nguyên nhân, triệu chứng và phương thức lây truyền của căn
bệnh này, đặc biệt là hướng dẫn những biện pháp đơn giản phòng chống tích
Cực
Thông điệp phòng chống viêm gan B cung cấp kiến thức về triệu chứng nguyên nhân, tác hại của viêm gan B đối với trẻ em và khẳng định biện pháp
tốt nhất là tiêm phòng vắc-xin phòng viêm gan B cho trẻ
Một người mẹ mới sinh con khi xem thông điệp “nuôi con bằng sữa mẹ” sẽ hiểu được tác dụng của sữa mẹ đồng thời biết cách cho trẻ bú đúng cách và
đủ thời gian để phòng các bệnh nhiễm khuẩn và suy dinh dưỡng, đồng thời
giúp con mình khoẻ mạnh và thông minh
Thông điệp phòng chống dịch bệnh tả (dịch tiêu chảy cấp) giúp cho cộng đồng hiểu những tác nhân gây bệnh chủ yếu là do ăn uống, sinh hoạt mất vệ sinh và cung cấp các biện pháp phòng chống hiệu quả nhất
Ngồi ra, thơng điệp còn là câu trả lời rất đáng tin cậy cho tất cả các câu
hỏi của cộng đồng về những hành vi gây lên bệnh tật khác, đồng thời giúp cho cộng đồng có những cách hiểu đúng về những thông tin đưa ra, đặt niềm tin
vào thông điệp
1.3.2 Tác động vào tâm lý con người
Trang 35anh nhìn thấy có tác dụng làm tăng nhiều lần sức mạnh của sự tác động tới cảm xúc so với lời văn
Tác động vào tâm lý con người cũng chính là nhằm khơi đậy những suy
nghĩ, cảm xúc và hành động của họ theo chiều hướng tích cực mà thông điệp mong đợi
Từ điển tiếng Việt định nghĩa: “Tác động” tức là làm cho đối tượng nào
đó có những biến đổi nhất định” Còn “tâm lý” là toàn bộ nói chung sự phản
ánh của hiện thực khách quan vào ý thức con người, bao gồm nhận thức, tình cẩm, ý trí v.v., biểu hiện trong hoạt động, cử chỉ của mỗi con người [29, 882]
Cũng có thể hiểu tâm lý là những nguyện vọng, ý thích riêng của mỗi
người, trong một hoàn cảnh cụ thể nào đó và ở đây, sự tác động đó chính là tác động vào những tâm tư tình cảm, ý chí và nguyện vọng của cộng đồng
trong việc đón nhận các thông tin về GDSK
Sự tác động của những hình ảnh trên truyền hình vào ý thức tâm lý thông
qua thị giác không mạnh như điện ảnh hoặc vũ balê Nhưng sự hiện hữu của
màn hình cũng có nghĩa là cơ sở của một chương trình truyền hình - đó là hình ảnh nghe - nhìn; hình ảnh ấy tác động lên ý thức thông qua thị giác và thính giác Theo các chuyên gia, thị giác là con đường mà theo đó thông tin vì
những nguyên nhân sinh lý và tâm lý đến với ý thức một cách đễ dàng hơn,
chính xác hơn và với những thất thoát ít hơn
Có thể nói, việc truyền thông điệp cổ động GDSK đến với cộng đồng là
cả một quá trình tương fác giữa tâm lý người tạo ra thông điệp và tâm lý
người tiếp nhận thông điệp (khái niệm “người tiếp nhận thông điệp”, mang
một nội hàm rộng lớn hơn khái niệm “người thực hiện” ) Truyền thông giáo
dục sức khoẻ bằng hình thức thông điệp cổ động thường tạo ra một “trudng
Trang 36tiếp nhận thông điệp thường phức tạp hơn Sự phức tạp này phản ánh tính đa dạng của tâm lý cá nhân, tâm lý cộng đồng và chính tính đa dạng tâm lý này giải thích tại sao khi đứng trước một kích thích cổ động như nhau (ví dụ, đứng
trước một thông điệp cổ động về đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông để
phòng tai nạn chết người) không phải cá nhân nào cũng có phản ứng tâm lý như nhau
Lôi cuốn tâm lý tức là nói tới các xúc cảm, được biểu hiện ở sự ít nhấn mạnh vào bản chất của vấn đề, mà ở sự nhấn mạnh chủ yếu vào trạng thái của bối cảnh thông tin cung cấp kiến thức Điều này xuất phát từ quan điểm cho
rằng ảnh hưởng của thông điệp đến đối tượng dựa vào sự lôi cuốn mang tính
xúc cảm hơn là dựa vào việc nhấn mạnh và làm nổi bật một cách hợp lý và khách quan các đặc tính của nội dung thông điệp (tác động cảm tính)
Hai yếu tố hấp dẫn cảm xúc cũng thường thấy trong thông điệp cổ động
GDSK trên sóng truyền hình là sự sợ hãi và tính hài hước Sự sợ hãi cho thấy
những hậu quả tiêu cực của việc đối tượng không chấp nhận thông tin, dịch vụ y tế của nhà truyền thông Người thiết kế thông điệp cho rằng ước muốn tránh được những phiền phức sẽ là động cơ mạnh hơn bất kỳ lợi ích nào mà đối tượng nhìn thấy ở một thông tin Còn tính hài hước ngày càng thể hiện sự lôi cuốn rõ rệt của mình Sở dĩ hài hước thu hút được sự chú ý của đối tượng là do
tính chất giải trí của nó - điều có thể tạo ra bối cảnh tích cực để trình bày
thông điệp (ví dụ: thông điệp thực hiện vệ sinh cá nhân phòng chống lây
nhiễm cúm gia cầm)
1.3.3 Thay đổi nhận thức
“Nhận thức là quá trình hoặc kết quả phản ánh và tái hiện hiện thực vào
trong tự duy; quá trình con người nhận biết, hiểu biết thế giới khách quan,
hoặc kết quả của quá trình đó” [29, 712] Nói một cách khác, là nhận ra, biết
được và hiểu được, chẳng hạn như nhận thức được vấn đề bệnh tật, nhận thức
Trang 37Thay đổi nhận thức ở đây, theo chúng tôi, có nghĩa là giúp người ta
chuyển từ chỗ chưa hiểu biết (hoặc hiểu biết sai) đến chỗ hiểu biết đúng
những vấn đề, sự việc, hiện tượng nào đó trong cuộc sống Chẳng hạn, trước
đây đã có thời cộng đồng ở một số tỉnh miền núi cho rằng có nước máy thì
chắc hẳn là nước sạch đã được lọc kỹ nên không cần phải đun sôi nước mà vẫn uống được Vậy thì, thông điệp phải có trách nhiệm hướng dẫn cộng đồng
thay đổi nhận thức đó bằng cách chỉ ra cho cộng đồng nhận biết rằng cần phải
uống nước đun sôi thì mới không bị mắc các bệnh dịch
Thông thường, sự thay đổi nhận thức sẽ diễn ra theo quy trình sau:
Đầu tiên, người nhận thông điệp sẽ xem xét các yếu tố khiến cho anh ta chú ý, sau đó là giai đoạn hiểu và lưu giữ thông điệp trong tâm trí, kế đến là việc tự phân tích hành vi và liên tưởng tới một số vấn đề liên quan, rồi trên cơ sở sự chiêm nghiệm, đánh giá đi đến quyết định thay đổi nhận thức
Các thông điệp cổ động được phát trên sóng truyền hình không thể thành công nếu khán giả không nhận thức được sự tồn tại của thông điệp và hiểu thông điệp theo cách mà nguồn phát mong muốn
Theo quan niệm của các nhà truyền thông GDSK, có hai dạng nhận thức
là: sự nhận thức mang tính chọn lọc và nhận thức mang tính chủ quan
Trên thực tế, người ta không thể xem hàng ngàn thông điệp được trình
bày hàng ngày trên các phương tiện thông tin đại chúng nói chung và hàng
chục thông điệp được phát sóng trên truyền hình, mà chỉ chú ý đến những thông điệp mà họ cần quan tâm Ví dụ, người già thường hay quan tâm đến những vấn đề liên quan đến sức khoẻ của mình (bệnh trầm cảm chẳng hạn), còn người trẻ thì lại quan tâm đến các vấn đề dịch bệnh có hại cho cuộc sống và kinh tế v.v
Đứng trước một khối lượng thông tin khổng lồ, người nhận sẽ chú ý đến một vài thông tin và cố ý hay vô ý quên đi những thông tin còn lại Ví dụ, với
Trang 38Su dap ứng của đối tượng không chỉ xuất phát từ việc xem thông điệp Các phản ứng của họ xuất phát từ việc thông điệp diễn đạt điều gì và thông điệp diễn đạt như thế nào Chính vì vậy, để giải thích tính chất của một thông điệp
có hiệu quả (làm thay đổi nhận thức), trước hết người ta thường nghiên cứu mối
quan hệ giữa thông điệp và các hình thúc ra quyết định của người theo dõi Kế đến là những yếu tố quyết định của chủ đề của thông điệp, các phương pháp trình bày thông điệp khác nhau, cách diễn đạt chủ đề thông qua các yếu tố sáng
tạo về từ ngữ, hình ảnh và âm thanh
Bằng cách nắm bắt sự chú ý của người nhận, người thiết kế thông điệp
đã tạo được một cơ hội để tác động đến hành vi của anh ta Nếu thông điệp
được thực hiện một cách phù hợp thì hiệu quả thông tin mong muốn sẽ xảy ra
Hiệu quả thông tin có thể chỉ đơn giản là sự nâng cao nhận thức về một dịch bệnh nào đó có liên quan tới một hành động đã tồn tại từ lâu Thông điệp cũng có thể giúp nắm được sự thật của tình hình dịch bệnh, trên cơ sở đó hình thành cách nhìn nhận của mỗi cá nhân về dịch bệnh hoặc thái độ của cả cộng đồng đối với dịch bệnh ấy
1.3.4 Làm thay đổi hành vi
Từ điển tiếng Việt định nghĩa: “Hành vì là toàn bộ những phản ứng, cách cư xử biểu hiện ra ngoài của một người trong một hoàn cảnh cụ thé”
[29, 423] Từ cách tiếp cận này, có thể hiểu sự tác động của thông điệp đến
với công chúng từ chỗ họ bắt đầu nhận thức được, sau đó tỏ ra quan tâm quan tâm và khi được trang bị kiến thức và kỹ năng họ bắt đầu tỏ thái độ tích cực, sẵn sàng thay đổi kế đến là thử nghiệm hoạt động đó và cuối cùng đã tạo ra
một hành vi bền vững
Một thông điệp cổ động GDSK chỉ được coi là có hiệu quả khi nó làm
cho cộng đồng nhận thức được rõ vấn đề và thay đổi hành vi trong sinh hoạt (từ hành vi có hại sang hành vi có lợi cho sức khoẻ) Sự thay đổi đó có thể
Trang 39có thể hình dung quá trình thay đổi hành vi, chúng tôi xin đưa ra một sơ đồ như sau: 7 Hành vi bền vững 6 Thử nghiệm 5 Sẵn sàng thay đổi 4 Thái độ tích cực 3 Được trang bị kiến thức và kỹ năng 2 Quan tâm 1 Nhận thức Các bước thay đổi hành vi -Mọi gia đình thường xuyên sử dụng nước sạch - Mọi gia đình ở Ninh Bình đều có thể sử dụng một nguồn nước sạch -Mỗi gia đình, cộng đồng cần có nguồn nước sạch
-Mỗi gia đình ở Ninh Bình quyết tâm xây dựng được một nguồn nước sạch -Sử dụng nguồn nước sạch là bảo vệ sức khoẻ gia đình bạn -Nước là quyền cơ bản của con người -3, 4 triệu người, trong đó đa số là trẻ em hàng năm bị chết vì các bệnh liên
quan đến nguồn nước
-Nguồn nước khơng an tồn sẽ dẫn đến
bênh tât và đói nghèo
- Giun sán là những nguồn bệnh lây nhiễm phổ biến nhất trên thế giới - Sử dụng nguồn nước bị nhiễm bẩn có thể mắc các bệnh tiêu chảy
Thông điệp tác động
Sơ đồ 1.3 Sự tác động của thông điệp đến các bước thay đổi hành vi
Trang 40Chuong 2
THUC TRANG TRUYEN THONG GIAO DUC SUC KHOE
BANG HiNH THUC THONG DIEP CO DONG
TREN SONG DAI TRUYEN HINH VIET NAM
2.1 NOI DUNG VA HINH THUC TRUYEN THONG
2.1.1 Nội dung
Theo chúng tôi, từ “nội dung” ở đây được hiểu là những chủ đề thông tin
mà các thông điệp cổ động GDSK trên sóng Đài Truyền hình Việt Nam đã thể
hiện trong giai đoạn 2004-2006
Từ điển tiếng Việt định nghĩa: “Chủ đề là vấn đề chủ yếu được quán triệt trong nội dụng một tác phẩm, theo một khuynh hướng tư tưởng nhất định” Thông tin tức là “truyền tin cho nhau để biết” [29 Tr174 - 953]
Con theo G.V.Cudonhetxép X.L Xvích, A.La Lurốpxki: chủ đề- đó là đối tượng được trình bày Nó được người ta giải thích hoặc suy xét bàn luận; đó cũng là cách đặt vấn đề quyết định sự lựa chọn chất liệu cuộc sống và
quyết định tính chất của sự trần thuật có tính chất nghệ thuât Chủ đề - đó là
vấn đề được tác giả nêu bật lên với tư cách là vấn đề quan trọng nhất đối với chất liệu được nói lên và đối với thời gian xem xét chất liệu ấy [2, 266]
Từ cách hiểu này, chủ đề thông tin trong thông điệp cổ động GDSK cộng
đồng bao gồm những vấn đề bệnh dịch có nguy cơ xâm hại đến sức khoẻ con người cần thiết phải kêu gọi sự ủng hộ và hưởng ứng tích cực của cộng đồng
Trong những năm qua, ngành truyền thông y tế luôn phối hợp chặt chế
với Đài Truyền hình Việt Nam trong việc tổ chức thực hiện công tác truyền thông GDSK trên sóng truyền hình với nhiều hình thức đa dạng, phong phú Ở
đó, thông điệp cổ động GDSK cộng đồng là một trong những hình thức tương đối nổi bật, thu hút được sự quan tâm đông đảo của công chúng Đã có rất