Đ.LA93 | DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆNCHÍNH TRỊ QUỐC GIÁ HO CHI MINH HỌC VIÊN BẢO CHÍ VÀ TUYẾN TRUYỀN ĐINH QUANG HẠNH
VÂN ĐỂ NƠNG NGHIỆP ,NƠNG THƠN
TREN SONG DAI TRUYEN HINH VIET NAM
(KHẢO SÁT TREN KENH VTV1 TU" THANG 12/2002 ĐẾN 6/204) -
LUẬN VĂN THẠC SĨ TRUYỀN THƠNG ĐẠI CHÚNG
Trang 2
| (oot _ 3) li > | BO GIAO DUC VA DAO TAO HOC VIEN CHINH TRI QUOC GIA HO CHi MINH HOC VIEN BAO CHI VA TUYEN TRUYEN
DINH QUANG HANH
VAN DE NONG NGHIéP, NONG THƠN
Trang 3MỞ ĐẦU Chương 1: 1.1 1.2 Chương 2: 2.1 2.2 2.3 Chuong 3: 3.1 3.2 3.3, 34 3.5 3.6 KẾT LUẬN: MỤC LỤC
TUYEN TRUYEN VE NONG NGHIEP, NONG THON TREN BÁO CHÍ - MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LÝ LUẬN
Quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước về nơng nghiệp,
nơng thơn
Báo chí với đề tài nơng nghiệp, nơng thơn
ĐỀ TÀI NƠNG NGHIỆP, NƠNG THON TREN KENH VTV1 DAI TRUYEN HINH VIET NAM
Nội dung tuyên truyền Hình thức tuyên truyền
Đánh giá chương trình tuyên truyền về nơng nghiệp, nơng thơn
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TUYÊN TRUYỀN VỀ NƠNG NGHIỆP, NƠNG THƠN TRÊN YTYVI - THVN
Nâng cao nhận thức về nhiệm vụ tuyên truyền nơng nghiệp, nơng thơn trên sĩng truyền hình
Xây dựng đội ngũ phĩng viên
Đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền
Nghiên cứu nhu cầu cơng chúng
Trang 41 Ly do chon dé tai
Nơng nghiệp, nơng thơn luơn giữ vai trị quan trọng, cĩ ý nghĩa quyết định đến đời sống kinh tế xã hội của đất nước ta Đường lối đổi mới đúng đắn của Đảng về phát triển nơng nghiệp, nơng thơn đã khơi
dậy nguồn động lực to lớn trong nhân dân, làm nên những thành tựu ,
quan trọng, gĩp phần tích cực vào sự ổn định chính trị và phát triển
kinh tế xã hội
Các phương tiện truyền thơng đại chúng đã gĩp phần mình vào việc tuyên truyền các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng về
cơng cuộc phát triển các vấn để trên lĩnh vực nơng nghiệp, nơng thơn
Đây là một mảng đề tài phong phú và quan trọng được các phương
tiện truyền thơng đại chúng thường xuyên quan tâm
Trên sĩng Truyền hình Việt Nam hiện nay, số lượng, chất lượng
chương trình tuyên truyền về nơng nghiệp nơng thơn ngày một được
nâng lên Nhiều chương trình ngày càng thu hút được sự quan tâm,
theo đõi của khán giả Tuy nhiên, cịn khơng ít chương trình cĩ chất lượng, hiệu quả thấp Cĩ nhiều nguyên nhân dẫn đến yếu kém đĩ Cụ thể là: trình độ nghiệp vụ của phĩng viên cịn yếu, sự hiểu biết và nhận thức chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách của Nhà
nước về vấn để phát triển nơng nghiệp, nơng thơn cịn hạn chế, kiến
thức về mùa vụ, các biện pháp thâm canh tăng năng suất, giống cây,
giống con mới, phong tục tap quán, tâm tư nguyện vọng của người
nơng dân cịn bất cập Nội dung thơng tin trong các chương trình truyền hình tuyển truyền về lĩnh vực này cịn nghèo nàn, cách thức
thể hiện đơn điệu Vì vậy, việc nghiên cứu, phân tích thực trạng, đánh
Trang 5
hơn nữa chất lượng chương trình nơng nghiệp, nơng thơn
Do vậy, chúng tơi chọn “Vấn đề nơng nghiệp nơng thơn trên sĩng truyền hình Việt Nam (khảo sát trên VTVI từ 12/2003 đến 6/2004)” lam dé tài luận văn tốt nghiệp Cao học
2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
s Mục đích nghiên cứu:
Đề tài này đi sâu tìm hiểu thực trạng chất lượng, nguyên nhân thành cơng và hạn chế của các chương trình tuyên truyên truyền về nơng nghiệp, nơng thơn trên sĩng VTVI Đài truyền hình Việt Nam, từ đĩ phân tích, đánh giá, rút ra những kết luận cần thiết và để xuất những giải pháp cụ thể nhằm gĩp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của các chương trình trong thời gian tới
* Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt được mục đích đề ra, cần phải thực hiện các nhiệm vụ sau: Thứ nhất: Trên cơ sở lý luận báo chí nĩi chung, lý luận báo chí
truyền hình nĩi riêng làm rõ cơ sở lý luận của vấn đề cần nghiên cứu Day 1a cong việc đầu tiên và rất quan trọng, tạo tiền đề cho việc khảo sát và nghiên cứu các phần khác của dé tai
Thứ hai: Tìm hiểu thực trạng hoạt động tuyên truyền vấn đề nơng
nghiệp, nơng thơn trên sĩng VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam hiện nay
Qua đĩ tổng hợp, phân tích rút ra những kết luận cần thiết đánh giá
những thành cơng, hiệu quả tác động và hạn chế của các chương trình;
Trang 6
Thứ ba: Tìm hiểu sự tác động qua lại giữa lý luận và thực tiễn
của vấn đề; đánh giá về chất lượng, hiệu quả hoạt động sáng tạo của phĩng viên tác nghiệp trên lĩnh vực nơng nghiệp nơng thơn, chỉ ra những đặc trưng hoạt động của phĩng viên chuyên viết về đề tài nơng
Orv
nh hưng chan
đn nương của đ
3 chiên x a me ti chất lig ra tì try AA vit
ighiép v tới chất lượng chương trình từ đĩ rúi ra
-
kinh nghiệm cần thiết, để xuất những giải pháp cụ thể để hồn thiện
hơn cho hoạt động của phĩng viên viết về lĩnh vực này 3 Phạm vi nghiên cứu đề tài
Tập trung khảo sát các chương trình tuyên truyền về vấn đề nơng nghiệp, nơng thơn trên sĩng VVI Đài truyền hình việt Nam - phát sĩng từ tháng 12/2002 đến 6/2004
4 Tình hình nghiên cứu của đề tài
Hiện nay chưa cĩ một cơng trình khoa học độc lập nào nghiên cứu
về đề tài nơng nghiệp, nơng thơn trên sĩng truyền hình Tuy nhiên cĩ một số cơng trình nghiên cứu liên quan ít nhiều đến đề tài này là: “Văn
hố nơng thơn trên đài truyền hình Việt Nam” - Luận văn tốt nghiệp đại
học báo chí chuyên ngành truyền hình - Tác giả Bùi Thị Hiển “Đặc diểm của phĩng viên truyền hình hoạt động trên lĩnh vực nơng nghiệp, nơng thơn ” - Luận văn tốt nghiệp dại học báo chí chuyên ngành truyền hình - Tác giả Định Quang Hạnh “Lễ cấp sắc của người Dao đỏ ở bản
Phía Chang- Sơn phú — Nà Hang — Tuyên Quang” ~ Luận văn Thạc sĩ
Văn hố dan gian - Tác giả Nguyễn Vũ Phan 5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu:
® Cơ sở lý luận:
- Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của triết học Duy vật biện chứng, Duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; xã
Trang 7- Quá trình nghiên cứu đề tài bám sát các quan điểm chủ trương của Đảng, các chính sách của Nhà nước Việt Nam trên lĩnh vực báo chí, lĩnh vực nơng nghiệp, nơng thơn
- Luận văn dựa vào hệ thống cơ sở lý luận về báo chí nĩi chung và báo chí truyền hình nĩi riêng
® Phương pháp nghiên cứu:
Để nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn, chúng tơi sử dụng
các phương pháp:
- Thống kê, khảo sát, tổng hợp, phân tích để tìm hiểu các
chương trình đã phát sĩng từ 1/2002 đến 6/2004 trên kênh VTV1 đài
THVN
- Điều tra và phân tích các kết quả điều tra để đánh giá nhu cầu
của khán giả xem truyền hình ,
- Tiếp xúc, trao đổi trực tiếp các phĩng viên hoạt động trên lĩnh vực nơng nghiệp nơng thơn của Đài truyền hình Việt Nam; phỏng vấn
sâu đối với những người lãnh đạo để lấy ý kiến về quan điểm nghề
nghiệp, kinh nghiệm mà họ đúc rút từ mỗi chương trình
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Đây là cơng trình nghiên cứu khảo sát, tổng kết thực tiễn qua đĩ tìm ra một số yếu tố cĩ tính quy luật, từ đĩ rút ra một số nhận xét, đánh giá mang tính lý luận nhằm ứng dụng kết quả nghiên cứu vào việc xác định quy trình đổi mới nội dung chương trình truyền hình Hy vọng đây cũng là tài liệu tham khảo tốt cho những người quan tâm nghiên cứu vấn đề này
Kết quả nghiên cứu của đề tài cĩ thể sử dụng để tham khảo, ứng
Trang 8
7 Kết cấu luận văn
Ngồi phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục, Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được bố cục làm 3 chương:
- Chương Í:TUYÊN TRUYỂN VỀ NƠNG NGHIỆP, NƠNG THƠN TRÊN BÁO CHÍ - MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LÝ LUẬN
- Chương 2:ĐÐỂ TÀI NƠNG NGHIỆP NƠNG THƠN TRÊN KÊNH VTVL
TRUYỂN HÌNH VIỆT NAM
- Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TUYEN
Trang 91.1 Quan điểm của Đảng, chính sách Nhà nước về nơng nghiệp,
nơng thơn:
1.1.1 Một số khái niệm:
Qua nghiên cứu một số từ điển như: Đại từ điển Việt Nam; Từ
điển tiếng Việt của nhà xuất bản Đà Nắng; qua khảo sát thực tế -
chúng tơi đưa ra một số khái niệm cơ bản để thống nhất sử dụng
trong luận văn như sau:
Nơng nghiệp : Là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội cung
cấp sản phẩm trồng trọt và sẵn phẩẩm chăn nuơi
Nơng thơn : Là khu vực dân cư tập trung chủ yếu làm nghề nơng;
phán biệt với thành thị
Cơng nghiệp hố: là quá trình xây dựng nên sẵn xuất cơ khí lớn trong tất cả các ngành của nền kinh tế quốc dân và đặc biệt trong cơng nghiệp, dẫn tới sự tăng nhanh trình độ trang bị kỹ thuật cho lao động và nâng cao năng suất lao dộng
Hiện đại hố: là làm cho trở thành cĩ đây đủ mọi trang bị, thiết bị của nên cơng nghiệp hiện đại
Cơng nghiệp hố - Hiện đại hố nơng nghiệp: là quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hố lớn, gắn với
cơng nghiệp chế biến và thị trường; thực hiện cơ giới hố, điện khí hố,
thuỷ lợi hố, ứng dụng các thành tựu khoa học cơng nghệ, nhất là cơng
nghệ sinh học, đưa thiết bị kỹ thuật và cơng nghệ hiện đại vào các khâu
Trang 10Cơng nghiệp hố - Hiện đại hố nơng thơn: là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng thơn theo hướng tăng nhanh tỉ trọng
giá trị sản phẩm và lao động các ngành cơng nghiệp và dịch vụ, giảm
dân tỉ trọng sản phẩm và lao động nơng nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội; quy hoạch phát triển nơng thơn tổ chức lại sẵn xuất và xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp; xây dựng nơng thơn dân chủ, cơng bằng, văn mình, khơng ngừng nâng cao đời sống vật chất và văn hố của nhân dân Ở nơng thơn
1.1.2 Nơng nghiệp, nơng thơn Việt Nam thời kỳ đẩy manh CNH — HDH đất nước:
Nước ta là một nước nơng nghiệp với khoảng 80% là nơng dân Đời sống của bà con đã được cải thiện hơn trước, song vẫn cịn gần 50% hộ nơng dân cĩ nhiều khĩ khăn, trong đĩ khoảng dưới 10% rất nghèo, nhất là nơng dân ở những vùng cao, vùng sâu, vùng xa Nơng nghiệp phần lớn cịn trong tình trạng lạc hậu; chất lượng và hiệu quả thấp; cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội ở nơng thơn cịn xa mới đáp ứng
nhu cầu phát triển của đất nước và của bản thân nơng thơn
Vì vậy, chỉ cĩ đẩy mạnh Cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước, cơng nghiệp hố nơng nghiệp và nơng thơn, phát triển nơng nghiệp tồn điện làm ra hàng hố ngày càng nhiều với năng suất, chất : lượng và hiệu quả cao trở thành yêu cầu khách quan bức xúc đối với
chúng ta Xây dựng nơng thơn giàu đẹp, ổn định, yên vui, tiến bộ, van
minh là một trong những mục tiêu chiến lược hàng đầu của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn cách mạng hiện nay
Cơng nghiệp hố, hiện đại hố trong đĩ cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp và nơng thơn đối với nước ta là một quá trình
thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội nhằm cải biến một xã
Trang 11cơng nghiệp hố, hiện đại hố là tạo ra tiềm lực to lớn, đủ khả năng xây dựng cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc của tồn dân, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội cơng bằng, đân chủ, văn minh, bảo vệ vững chắc nền độc lập của Tổ quốc Cơng nghiệp hố, hiện đại hố là
sự nghiệp của tồn dân Đĩ là một cuộc cách mạng tồn điện và sâu
sắc trong tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội, địi hỏi phải đầu tư rất
nhiều trí tuệ, sức người, sức của
Nơng nghiệp nước ta cịn lạc hậu, lao động thủ cơng và sử dụng
sức người là chính; người nhiều, việc ít, đất chật, người đơng, nhất là ở
vùng đồng bằng Sản lượng nơng nghiệp thấp, tập quán sản xuất lạc hậu Do vậy, người nơng dan lao động vất vả mà hiệu quả kinh tế rất thấp
Thực trạng trên cho thất, mở mang cơng nghiệp ở nơng thơn, giảm bớt lao động thuần tuý làm nơng nghiệp là yêu cầu tất yếu để thúc đẩy cơng nghiệp hố bản thân nơng thơn, từ thuỷ lợi hố, cơ giới hố, sinh học hố đến cơ khí hố điện khí hố nơng thơn, nơng nghiệp Đẩy mạnh Cơng nghiệp hố - Hiện đại hố nơng nghiệp, nơng thơn sẽ khuyến khích đầu tư đưa thiết bị máy mĩc vào quá trình sản xuất, từ làm đất, gieo trồng đến thu hoạch, sau thu hoạch và chế biến nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả trong sản xuất,
kinh doanh ở nơng thơn nĩi chung và nơng nghiệp nĩi riêng
Thực trạng lạc hậu của nền nơng nghiệp nước ta địi hỏi phải
phát triển cơng nghiệp và hiện đại hố nơng nghiệp, nơng thơn để tạo
điều kiện cho sự hình thành các ngành dịch vụ kỹ thuật, tài chính thương mại và các dịch vụ khác, mở rộng thị trường nơng thơn, phát triển nhiều ngành nghề, thu hút nhiều lao động, tạo ra nhiều việc làm,
thực hiện phân cơng lao động xã hội Thuận lợi lớn hiện nay là ở
Trang 1211
sản cịn lớn, khả năng làm cơng nghiệp khá nhiều Cần tận dụng ưu thế đĩ để từng bước tiến hành cơng nghiệp hố nơng thơn, nơng
nghiệp một cách tích cực và vững chắc phù hơp với quy luật phát
triển của nền kinh tế quốc dan và yêu cầu cơng nghiệp hố, hiện đại
hố đất nước
Cơng nghiệp hố nơng thơn và nơng nghiệp cĩ liên quan đến ruộng đất, xây dựng cơ sở hạ tầng Cĩ kế hoạch chương trình và cĩ chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế trước hết là nơng dân Khai thác và đưa vào sử dụng 10 triệu ha đất trống, đồi núi trọc và hàng vạn ha mặt nước, ao hồ ven biển Xây dựng những vùng chuyên canh cây cơng nghiệp, cây ăn quả Phát triển kinh tế vườn, chăn nuơi gia súc, gia cầm, nuơi trồng thuỷ sản tạo ra nhiều nơng sản hàng hố, nâng cao đời sống của nhân dân, cung cấp nguyên liệu cho cơng
nghiệp và đẩy mạnh xuất khẩu Tổ chức các loại hình hợp tác kiểu mới
với quy mơ, hình thức và bước đi phù hợp nhằm phát huy hiệu quả sản
xuất, kinh doanh của bà con nơng dân, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nơng thơn, nơng nghiệp; tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và phúc lợi cơng cộng; chăm lo sự nghiệp giáo dục, nâng cao dân trí và chăm sĩc sức khoẻ của nhân dân
Hiện nay đời sống nhân dân ta đã khá hơn trước, song vẫn cĩ tới khoảng 40% số trẻ bị suy đinh dưỡng Suy đĩnh dưỡng đo bố mẹ nuơi chưa tốt, mơt phần vì trình độ văn hố thấp nên chưa biết nuơi
con, nhưng cái chính là do thiếu thốn về kinh tế Đi học, chữa bệnh
đều rất tốn kém Cho nên nơng dân ta cịn nghèo Vì vậy, mọi đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước ta đều hướng tới một mục đích
là làm sao cho người nào, gia đình nào cũng cĩ việc làm, cĩ thu nhập, cuộc sống được cải thiện, thốt khỏi đĩi nghèo, tiến tới làm ăn khá
Trang 13
Hơn 10 nam qua, nơng nghiệp nước ta về cơ bản đã chuyển sang sản xuất hàng hố, phát triển tương đối tồn diện, tăng trưởng khá (bình quân 4,2%/ năm) Cơng nghiệp, ngành nghề và dịch vụ ở nơng thơn bước đầu phục hồi và phát triển; kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội được quan tâm đầu tư xây dựng, mơi trường sinh thái và đời sống nơng dân ở hầu hết các vùng được cải thiện rõ rệt Quan hệ sản
xuất từng bước đổi mới phù hợp với yêu cầu phát triển nền nơng
nghiệp hàng hố; hệ thống chính tri 6 các cơ sở duoc tăng cường, dân chủ được phát huy tốt hơn; an ninh chính trị, trật tự, an tồn xã hội ở nơng thơn được bảo đảm Những thành tựu đĩ gĩp phần rất quan
trọng vào sự ổn định và phát triển kinh tế- xã hội, tạo tiền để đẩy
nhanh cơng nghiệp hố hiện đại hố đất nước
Tuy vậy, cơ cấu kinh tế nơng nghiệp và nơng thơn chuyển dịch chậm, chưa theo sát với thị trường Sản xuất nơng nghiệp ở nhiều nơi cịn phân tắn, manh mún, mang nhiều yếu tố tự phát; ứng dụng tiến
bộ khoa học cơng nghệ vào sản xuất chậm; trình độ khoa học cơng
nghệ của sản xuất nhiều mặt cịn lạc hậu nên năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của nhiều sản phẩm nơng nghiệp cịn thấp, kém hiệu quả và thiếu bền vững Cơng nghiệp ở nơng thơn, nhất là cơng nghiệp chế biến nơng lâm thuỷ sản phát triển chậm; ngành nghề và dich vụ chưa thu bút được nhiều lao động; lao động cịn phổ biến là thủ cơng, tỉ lệ qua đào tạo thấp, thiếu việc làm nghiêm trọng Kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống ở mơt số vùng nhất là vùng sâu,
vùng xa vùng đồng bào dân tộc thiểu số cịn nhiều khĩ khăn quan hệ
sản xuất chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển nơng nghiệp hàng hố theo cơ chế mới đời sống vật chất, văn hố của nhân dân ở nhiều vùng
Trang 1413
Những yếu kém trên cĩ nguyên nhân khách quan là do xuất phát từ một nền nơng nghiệp lạc hậu Đất nước trải trải qua nhiều năm chiến tranh Nơng dân và nơng thơn nước ta cịn nghèo, thiếu vốn, dân trí thấp, gặp nhiều khĩ khăn trong việc trang bị máy mĩc, thiết bị và áp dụng thành tựu khoa học- cơng nghệ mới vào sản xuất, tiếp cận và đáp ứng yêu cầu của thị trường
Những yếu kém trên cịn cĩ những nguyên nhân chủ quan như: nhận thức về vai trị, vị trí của cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp nơng thơn chưa đầy đủ và chưa sâu sắc nhiều chủ trương, chính sách đúng đấn của Đảng về cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp nơng thơn chưa được thực hiện nghiêm túc Một số cơ chế, chính sách chưa phù hợp chậm được điều chỉnh kịp thời, nhất là chính sách về đất đai, khoa học cơng nghệ và thị trường Hệ thống quản lý, chỉ đạo phát
triển nơng nghiệp và nơng thơn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển
sản xuất hàng hố và xây dựng nơng thơn mới Cơng tác quy hoạch, kế hoạch chất lương thấp, chưa phù hợp với yêu cầu của cơ chế thị trường đầu tư cho nơng nghiệp, nơng thơn tuy đã cĩ nhiều cố gắng nhưng chưa đáp úng kịp yêu cầu Cơng tác nghiên cứu và triển khai khoa học cơng nghệ phục vụ nơng nghiệp, nhất là giống cây trồng, vật nuơi và chế biến
nơng lâm thuỷ sản chưa được quan tâm chỉ đạo chặt chẽ Thực tiễn
cơng nghiệp bố, hiện đại hố nơng nghiệp, nơng thơn chậm được tổng kết Việc nghiên cứu vận dụng các kinh nghiệm về cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp, nơng thơn và kinh nghiệm quản lý tiên tiến của các nước vào nước ta cịn nhiều hạn chế
Chính vì vậy, nội dung tổng quát của cơng nghiệp hố, hiện đại
hố nơng nghiệp, nơng thơn là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp theo hướng sản xuất hàng hố lớn gắn với cơng nghiệp
Trang 15
hố ứng dụng các thành tựu khoa học, cơng nghệ, trước hết là cơng nghệ sinh học, đưa thiết bị, kỹ thuật và cơng nghệ hiện đại vào các
khâu sản xuất nơng nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả, sức cạnh tranh của nơng sản hàng hĩa trên (hị trường
Cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp nơng thơn là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng thơn theo hướng tăng nhanh tỉ trọng giá trị sản phẩm và lao động các ngành cơng nghiệp và dịch vụ; giảm dần tỉ trọng sản phẩm và lao động nơng nghiêp; xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội, quy hoạch phát triển nơng thơn bảo vệ mơi trường sinh thái; tổ chức lại sản xuất và xây dựng quan hệ san xuất phủ hợp; xây dựng nơng thơn dân chủ, cơng bằng, văn minh, khơng ngừng nâng cao đời sống vật chất và văn hố của nơng dân ở
nơng thơn
1.1.3 Quan điểm của Đẳng về phát triển nơng nghiệp nơng thơn:
Đảng ta coi Cơng nghiệp hố - Hiện đại hố nơng nghiệp, nơng thơn là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước Theo đĩ phát triển cơng nghiệp, địch vụ phải gắn bĩ chặt chẽ, hỗ trợ đắc lực và phục vụ cĩ hiệu quả cho cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp, nơng thơn trong đĩ ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, chú trọng phát huy nguồn lực con người Kết hợp chặt chế các vấn đề kinh tế và xã hội nhằm giải
quyết việc làm, xố đĩi giảm nghèo, ổn định xã hội và phát triển kinh
tế Chú trọng nâng cao đời sống vật chất và tỉnh thần của người dân nơng thơn, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa; giữ gìn, phát huy truyền thống văn hố và thuần phong mỹ tục Kết
hợp chặt chế cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp, nơng thơn
Trang 16
15
nơng đân vững mạnh, khơng ngừng nâng cao trình độ chính trị, văn hố, khoa học, kỹ thuật, đủ khả năng giữ vai trị chủ lực trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn bản sắc văn hố dân tộc và xây dựng nơng thơn mới Phát huy truyền thống nhân hậu thuỷ chung của dân tộc ta, đồn kết, tương trợ nhau xố đĩi giảm nghèo, làm giàu hợp pháp, ra sức phấn đấu tiến hành cơng nghiệp nơng thơn và cơng nghiệp hĩa nơng nghiệp, gĩp phần cùng đồng bào cả nước thưc hiện thắng lợi sự nghiệp trọng đại là cơng nghiệp hố, hiện đại hĩa
nước nhà
Nghị quyết Hội nghị lần thứ § Ban chấp hành Trung ương Đảng
khố VII đã nhấn mạnh: "Phát triển nơng nghiệp tồn điện, hướng
vào bảo đảm an tồn lương thực quốc gia trong mọi tình huống Hồn thành chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp nơng thơn hiệu quả" và gần đây Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 6 khố VIII tiếp tục nhấn mạnh quan điểm: "Coi trọng thực hiện cơng nghiệp hố, hiện đại hố trong phát triển nơngnghiệp và xây dựng nơng thơn, đưa nơng nghiệp và kinh tế nơng thơn lên sản xuất lớn là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng cả trước mắt cũng như lâu đài" Đối với
Đảng ta phát triển nơng - lâm - ngư nghiệp là cơ sở để đảm bảo ổn định kinh tế - xã hội làm nền tảng để phát triển kinh tế đất nước
Báo cáo chính trị Đại hội IX của Đảng nhấn mạnh: "Cần phải
coi phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm" từ đĩ đã để ra định
hướng phát triển các ngành kinh tế và các vùng kinh tế Đối với nơng nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và kinh tế nơng thơn, chủ trương của Đảng là: "Đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố theo hướng hình thành nên nơng nghiệp hàng hố lớn phù hợp với yêu cầu thị trường
và điều kiện sinh thái của từng vùng Chuyển dịch cơ cấu ngành
Trang 17
thơn Đưa nhanh tiến bộ khoa học - cơng nghệ vào sản xuất nơng nghiệp, đạt mức tiên tiến trong khu vực về trình độ cơng nghệ về thu thập trên một đơn vị diện tích, tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm Mở rộng thị trường tiêu thụ nơng sản trong và ngồi nước Chú trọng điện khí hố, cơ giới hố ở nơng thơn Phát triển mạnh cơng nghiệp chế biến gắn với vùng nguyên liệu, cơ khí phục vụ nơng nghiệp Phải xây dựng vùng sản xuất tập trung, cĩ chính sách đảm bảo lợi ích cho người sản xuất lương thực Phát triển theo quy hoạch và chú trọng đầu tư cho các ` vùng cây cơng nghiệp (chè, cafê, điều ), phát triển, nâng cao chất lượng, hiệu quả chăn nuơi gia súc, gia cầm, nuơi trồng thuỷ hải sản,
bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng”
Nước ta là một nước nơng nghiệp với gần S0% dân cư đang
sinh sống Ở nơng thơn Đây là địa bàn tập trung đại bộ phận người nghèo trong xã hội Vì vậy, phát triển nơng nghiệp và kinh tế — xã hội nơng thơn đã, đang và sẽ là mối quan tâm hàng dâu của chúng
ta Song nơng nghiệp khơng thể tự mình đổi mới cơ sở vật chất, kỹ
thuật và cơng nghệ, khơng cĩ khả năng tăng trưởng đủ nhanh để tạo thêm nhiều cơng ăn việc làm cho nơng dân Phải cĩ tác động mạnh của cơng nghiệp, dịch vụ, phát huy vai trị hạt nhân của các đơ thị trên từng vàng, từng địa bàn Chỉ cĩ như vậy mới phá vỡ được trạng thái trì trệ, lạc hậu của nền kinh tế nơng nghiệp sản xuất nhỏ, tăng
nhanh sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân, thực hiện xố đĩi,
giảm nghèo, làm cho nơng dân và nơng thơn ngày càng khá giả Để
đạt được những mục tiêu äơ, cân phải tăng cường sự chỉ đạo, huy
Trang 1817
đại hố nơng nghiệp và nơng thơn Tiếp tục phát triển và đưa nơng
nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp lên một trình độ mới bằng việc
ứng dụng tiến bộ khoa học phái triển kết cấu hạ tầng, chuyển dịch
cơ cấu lao động tạo nhiều việc làm mới và cải thiện đời sống nơng đân và dân cư nơng thơn Làm được điều này chúng ta mới giữ ổn định được kinh tế - xã hội, phát triển đất nước và đẩy nhanh được
quá trình Cơng nghiệp hố - Hiện đại hố đất nước 1.2 Báo chí với đề tài nơng nghiệp, nơng thơn:
1.2.1.Tuyên truyền nơng nghiệp, nơng thơn trên báo chí nĩi chung:
Lĩnh vực nơng nghiệp nơng thơn luơn giữ vai trị quan trọng, cĩ ý nghĩa quyết định đến đời sống kinh tế xã hội của nước ta Gần 80% dân số làm nơng nghiệp nghĩa là cũng cĩ khoảng xấp xỉ 80% dân số sống ở khu vực nơng thơn Điều này đồng nghĩa với việc đời sống văn hố vật chất và tinh thần của đại đa số người dân cịn thiếu thốn và lạc hậu Vì vậy, phát triển kinh tế nơng nghiệp, nâng cao đời sống vật chất và tỉnh thần cho khu vực nơng thơn là vơ cùng quan trọng Để làm được điều này, báo chí là một thành tế quan trọng gĩp phần vào việc tuyên truyền đường lối chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề này tới đại bộ phận quần chúng nhân
đân
Tờ báo tuyên truyền về nơng nghiệp, nơng thơn đầu tiên là tờ Nơng Cổ Mín Dan Gần một thế kỷ rưỡi đã qua, nhưng chưa bao giờ, hệ thống báo chí ở nước ta phát triển với tốc độ nhanh chĩng, quy
mơ to lớn, hình thức phong phú và các phương thức hoạt động sơi nổi như hiện nay Một mạng lưới các phương tiện thơng tin báo chí
Trang 19
dan khap các vùng, các khu vực, từ biên giới tới hải đảo xa xơi, từ đơ thị tới các vùng nơng thơn hẻo lánh Trong khoảng thời gian này,
vấn đề về nơng nghiệp, nơng thơn vẫn thường xuyên được báo chí
quan tâm tuyên truyền Báo chí phổ biến đường lối của Đảng, chính : sách của Nhà nước đối với nơng nghiệp, nơng thơn Báo chí tuyên truyền, phân ánh về đời sống nơng thơn Báo chí kịp thời tổng kết
những bài học, kinh nghiệm trong lao động sản xuất nơng nghiệp để
nhân rộng và phát huy Đi đơi với tuyên truyền, giải thích chủ trương
của Đảng, phát hiện, biểu đương các điển hình tiên tiến, ngay từ rất
sớm, báo chí đã tích cực đấu tranh, phê phán các biểu hiện tham ơ,
nhũng nhiễu trong đời sống nơng nghiệp, nơng thơn
Trong thời đại ngày nay, báo chí cĩ khả năng thực tế để trở
Or
thành phương tiện cĩ hiệu quả cao trong việc nâng cao dân trí Nĩ c
thể chuyển tải tới cư đân khơng chỉ những tri thức cụ thể, trực tiếp mà
cịn thơng qua nhiều hình thức tác động để nâng cao trình độ nhận thức, giúp con người hồn thiện về văn hố, lối sống Điều kiện đất nước ta càng đời hỏi sự cố gắng nỗ lực to lớn của báo chí Là một nước nơng nghiệp lạc hậu, đa số cư dân ở nơng thơn, việc nâng cao dan trí khơng chỉ đơn thuần là trang bị những trị thức phổ thơng cụ thé Van dé khĩ khăn là ở chỗ làm sao nhanh chĩng nâng cao nhận
thức của nhân dân, bắt kịp trình độ các nước phát triển, hình thành
một nếp sống cơng nghiệp, hiện đại, kỷ cương Tình hình thời kỳ qua cho thấy là khu vực nơng thơn, miền núi vẫn được hưởng quá ít
những thành tựu của sự phát triển thơng tin báo chí 40 - 50% số hộ khơng tiếp nhận được chương trình phát thanh và truyền hình trung
Trang 20
19
đặt ra bức thiết nhất Xuất phát từ chức năng của báo chí, tầm quan trọng của việc (tuyên truyền về vấn đề nơng nghiệp, nơng thơn, đến nay, hầu hết các báo đều dành những chuyên mục, những trang, bài để tuyên truyền về vấn để này Hầu hết trên tất cả các tờ báo đều cĩ
những chuyên muc cế định tuyên truyền về vấn đề nơng nghiêp nơng
SEAL 11 Ti ki TIUC SÁU? ULL + tủy II L1 MyVvil VY vali Ut MALES ALBA 27 ALLE
thơn Theo nhiều nguồn thống kê, hiện nay cả nước ta cĩ khoảng 500 cơ quan báo in đang xuất bản gần 700 ấn phẩm báo chí bao gồm nhật báo, báo thưa kỳ, tạp chí, bản tin Cùng với sự phát triển tồn diện của hệ thống báo chí, các tờ báo, tạp chí chuyên viết về mảng đề tài nơng nghiệp, nơng thơn cũng đã được củng cố, kiện tồn một bước
đáng kể, đảm đương phần chủ lực tuyên truyền về mảng đề tài này
Trong đĩ những tờ báo, tạp chí chuyên tuyên truyền về vấn đề nơng nghiệp, nơng thơn như: Báo Nơng Thơn Ngày Nay; Báo Nơng Nghiệp Việt Nam; Báo Nhân Dân; Báo Lao Động; Báo Tiền Phong, Báo Dân Tộc và Phát triển; Tạp chí Dân Tộc và Miền Núi
Trang 21
đến người người nơng đân, đồng bào dân tộc, dù đang ở đâu, làm cơng việc gì cũng cĩ thể vẫn theo đõi được chương trình phát thanh
Cịn đối với báo chí truyền hình, bất cứ một đài truyền hình ` nào từ trung ương tới địa phương đều cĩ trang tin, chuyên mục phản tài ` tai nay: tái ly š ' Đài truyề, Pal truye hình Hà 8 hình Việt Nam ¿ iV@AäŒ, N 6; al truy ai iruy by dé oy nh th V F V (D>, NĨ
Nội, Đài truyền hình Hà Tây; Đài truyền hình Nam Định; Đài
truyền hình Hồ Bình; Đài truyền hình Cần Thơ; Đài truyền hình Phú Yên; Đài truyền hình Lâm Đồng
Pham vi dé tài mà những chuyên mục của các báo này lựa chọn
phản ánh là tình hình phát triển kinh tế - xã hội, đời sống sinh hoạt hàng ngày của người dân ở vùng nơng thơn, vịng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khĩ khăn khắp nơi trong cả nước
Cùng với việc tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, báo chí cịn đi đầu trong việc tuyên truyền những điểm hình tiên tiến Chỉ riêng mục Gương sáng giữa bản làng trên Tạp chí
Dân tộc và miền núi mỗi năm cũng đã tuyên truyền tới 60 tấm gương
người tốt, việc tốt Nhiều tấm gương tuyên truyền đã trở thành những hình mẫu trong lao động sản xuất để đơng đảo khán giả học tập và
rèn luyện
Tham gia xây dựng Cơng nghiệp hố - Hiện đại hố nơng nghiệp, nơng thơn, báo chí đã gĩp phần phản ánh những vụ việc tiêu
cực trên lĩnh vực này Các vụ án, tham những trong dự án phát triển
lịng hồ Cửa Đạt, vụ phá rừng Tánh Linh, vụ phá rừng nguyên liệu ở
Trang 2221
Đất nước ta dang trong quá trình đẩy mạnh Cơng nghiệp hố -
Hiện đại hố, trong đĩ đẩy mạnh Cơng nghiệp hố - Hiện đại hố nơng nghiệp, nơng thơn chiếm vị trí quan trọng Báo chí Việt Nam
cũng đang cĩ những bước chuyển mình mạnh mẽ đĩng gĩp một phần cy hon 80 ndm bao ch CA SU AOR nam DAO Ch ey 112/711 fran t tPF Or Gg Guat Việt Nam gắn liền với cuộc đấu tranh bảo vệ quan điểm, đường lối ơ V ồO Ø ?
s VaU Gu bhi fee
lãnh đạo Đảng, chính sách của Nhà nước Thơng qua hoạt động
nghiệp vụ, báo chí cĩ những đĩng gĩp to lớn vào sự nghiệp xây dựng
đất nước ngày một giàu mạnh
1.2.2 Tuyên truyền về nơng nghiệp, nơng thơn trong các chương trình của Đài truyền hình Việt Nam:
1.2.2.1.Đề tài nơng nghiệp, nơng thơn trên kênh VTV1 Đài THVN Đài Truyền hình Việt Nam là cơ quan trực thuộc chính phủ, Nhiệm vụ chính là thơng tin, tuyên truyền đường lối của Đảng, chính
sách của Nhà nước, trong đĩ, tuyên truyền về nơng nghiệp, nơng thơn
được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt các
hoạt động tuyên truyền của Đài Vào những năm đầu thành lập, trong
điều kiện đất nước vừa bước ra khỏi chiến tranh, truyền hình Việt Nam
chưa cĩ điều kiện phát triển Sau 6 năm kể từ buổi phát hình đầu tiên
(ngày 7/9/1970), Truyền hình Việt Nam mới chính thức phát sĩng hàng
ngày Nhiệm vụ tuyên truyền nĩi chung và tuyên truyền về nơng
nghiệp, nơng thơn vẫn chưa định hình rõ nét
Năm 1986, Đại hội Đảng tồn quốc lần thứ VI chủ trương xố bỏ
nền kinh tế vận hành theo cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Đường lối đổi mới đúng đấn của Đảng đã khơi đậy sự năng động và tính sáng tạo của
các thành phần kinh tế phát triển đất nước Từ một nước hàng năm thiếu
Trang 23
hàng hố ngày một phong phú, xuất khẩu tăng nhanh Nền kinh tế luơn
giữ được tốc độ tăng trưởng cao trong nhiều năm
Kinh tế tăng trưởng, Đảng, Nhà nước ta cố nhiều điều kiện thuận
lợi hơn đầu tư cho truyền hình phát triển Đây là giai đoạn truyền hình
Việt Nam cĩ những bước chuyển mình quan trọng Đầu tiên là chỉ cĩ một kênh VTVI, rồi lần lượt xuất hiện các kênh VTV2,VTV3,VTV4 (kênh dành cho người Việt Nam ở nước ngồi), VTV5 (kênh tiếng đân tộc cĩ phụ đề tiếng Việt)
Trên kênh VTVI hiện nay, các bản tin thời sự vẫn luơn chiếm được sự quan tâm nhất của đơng đảo khán giả Trong một ngày, trên kênh VTVI cĩ tât cả 7 ban tin bao gồm cả phát mới và phát lại Thời lượng của mỗi bản tin thời sự trung bình là 40 phút, bao gồm hai phần chính: Tin trong nước và tin quốc tế Nội dung trong các bản tin phản
ánh tất cả nhưng tín tức sự kiện, từ tình hình chính trị, kinh tế, văn
hố, xã hội đến thể thao trong nước và trên thế giới diễn ra trong ngày Cũng giống như nhiều tờ báo khác, trong các bản tin thời sự luơn đành một khoảng thời lượng nhất định cho vấn đề về nơng nghiệp, nơng thơn Tuy nhiên, thời lượng dành cho vấn đề này khơng nhiều, trung bình mỗi bản tin cĩ khoảng 1 phút rưỡi (Bao gồm cả tin và phĩng sự ngắn) Nội dung thơng tin về vấn đề nơng nghiệp, nơng thơn chủ yếu là tình hình phát triển kinh tế xã hội khu vực nơng thơn; thơng tin thời sự về mùa màng, hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh của gia súc, gia cầm; thơng tin về những điển hình làm kinh tế giỏi; những tập thể tốt; phản ánh đời sống sinh hoạt của bà con đồng bào vùng đân tộc, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khĩ khăn
Vì là bản tin thời sự tổng hợp, nên tất cả những thơng tin được nêu ra trong chương trình thời sự mới chỉ đừng lại ở mức nêu và phản
Trang 24
23
biết ở nơi này, nơi kia đang xảy ra sự kiện gì Ví dụ như đối với mảng đề đề tài nơng nghiệp, nơng thơn: đĩ là tình trạng hạn hán đang xảy ra nghiêm trọng ở Nghệ An, Hà Tĩnh; dịch bệnh cúm gia cầm đang diễn biến phức tạp ở miền Nam; giá gạo xuất khẩu tăng cao hơn so
fs
với mọi năm; tình trạng mất mùa ở huyện Ứng Ho yy, tines ane t mu nuye & -H t3 Tây don
dân mua phải giống lúa rởm
Ban Chuyên đề của Đài Truyền hình Việt Nam hiện nay cĩ chức năng tổ chức sản xuất, khai thác và biên tập các chương trình chuyên
dé, chuyên sâu nhằm thơng tin, phản ánh các các vấn để cấp thiết
trong xã hội Trong Ban Chuyên để cĩ các phịng Tổng hợp, Phịng Phim Tài liệu; Phịng Kinh tế; Phịng Văn hĩa xã hội; Phịng Nơng nghiệp; Phịng Chính trị xã hội và Phịng chuyên đối tượng với các
chuyên mục cụ thể như: Xây đựng Đảng; Kinh tế; Tài liệu; Văn hố
xã hội; Ma tuý - SOS; Chính sách - cuộc sống; An tồn giao thơng,
Sản xuất tiêu dùng; Chuyện ngày thường, Diễn đàn doanh nghiệp: Nơng thơn ngày nay, Diễn đàn nơng thơn; Chuyện làng quê; Tre xanh; Dân tộc và miền núi; Đại đồn kết; Sự việc ý kiến; Cơng đồn; Phụ nữ; Chống buơn lậu; Cơng nghệ và đời sống
Ngay ở phần quy định chức năng, nhiệm vụ của Ban Chuyên đề đã thể hiện rõ, tất cả các chương trình của Ban Chuyên để là chương trình chuyên
sâu Khác hẳn với Ban Thời sự là chỉ chuyển tải tin tức qua hình thức là
thơng tin Các tác phẩm truyền hình của Ban Chuyên đề cĩ sự đi sâu, phân tích, mổ xẻ thơng tin một cách kỹ càng Sau khi khán giả tiếp nhận được
những tác phẩm hồn chỉnh, họ cĩ thể hiểu được vấn để một cách tồn diện
Như trên đã nĩi, Ban Chuyên đề chia thành nhiều phịng, mỗi phịng theo dõi một mảng đề tài khác nhau Mảng đề tài về nơng nghiệp, nơng thơn
Trang 25Năm 2003, Ban Chuyên đề cĩ tổng số 1026 chương trình Riêng phịng Nơng nghiệp, nơng thơn cĩ 251 chương trình trong 5 chuyên mục là: Nơng thơn ngày nay; Tre xanh; Chuyện làng quê; Dân tộc và miền núi; Diễn đàn nơng nghiệp Cịn lại các phịng khác trong Ban Chuyên đề tuyên truyền về nơng nghiệp, nơng thơn cĩ 51 chương trình
Năm 2004, Ban Chuyên dé c6 tổng số 944 chương trình Riêng phịng Nơng nghiệp, nơng thơn cĩ 169 chương trình trong 4 chuyên
mục là: Nơng thơn ngày nay; Chuyện làng quê; Dân tộc và miền núi;
Chuyện đơ thị Cịn lại các phịng khác trong Ban Chuyên để tuyên truyền về nơng nghiệp, nơng thơn cĩ 62 chương trình
Qua thực tế thống kê khảo sát trong 2 năm, (Từ 2003 đến 2004), số lượng các chương trình tuyên truyền về nơng nghiệp, nơng thơn trên kênh VTV1 là 533 chương trình Cĩ thể nĩi rằng: tuyên truyền vỀ nơng nghiệp, nơng thơn là một mảng đề tài khơng thể thiếu trong các chương trình của Đài Truyền hình Việt Nam Những chương trình này gĩp một phần thành cơng khơng nhỏ vào việc thơng tin tuyên truyền đây đủ mọi mặt của cuộc sống đến với đơng đảo khán giả truyền hình 1.2.2.2 Một số đặc điểm hoạt động của phĩng viên nơng nghiệp, nơng thơn:
Trước tiên, bản thân mỗi nhà báo phải nhận thức được rằng độc giả là một thành tố quan trọng trong quá trình trao đổi thơng tin và khơng ai khĩ tính hơn độc giả Vì vậy, nhiệm vụ đầu tiên của phĩng viên là phải làm thế nào để độc giả đọc bài báo hoặc theo đõi chương trình của mình Do vậy, người viết phải thường xuyên quan tâm đến người đọc một cách thành thực, phải hiểu được tâm lý tiếp nhận của cơng chúng Người phĩng viên phải thường xuyên tự đặt cho mình câu hỏi: viết cho ai? Tức
là phải cụ thể hố được đối tượng Cĩ thế thì mới cĩ thể chọn được nội
Trang 2625
Khắc phục tình trạng thơng tin một chiểu trước đây, hiện nay
thơng tin của báo chí đã được khai thác và chuyển tải theo nhiều chiều
và ngày càng thu hút được sự quan tâm của khán giả Hơn nữa để tác
phẩm thu hút được sự quan tâm của khán giả thì người làm báo phải hiểu
được tâm lý tiếp nhận, nhu cầu chính đáng của cơng chúng Người làm báo phải coi thực tiễn xã hội đang diễn ra hàng ngày là cơ sở cho hoạt động nghề nghiệp của mình, phải biết mình đang viết cho lĩp người nào đọc, lợi ích kinh tế, văn hố chi phối đời sống của lớp người đĩ là gì
Hiểu được điều này, phĩng viên sé dé dang lựa chọn được để tài và cố
cách thể hiện hợp với nhu cầu thơng tin của cơng chúng
Đối với phĩng viên hoạt động trên lĩnh vực nơng nghiệp nơng : thơn, đề tài chọn lựa phải là những vấn đề liên quan đến cuộc sống của
người nơng dân như fìm ra một giống lúa mới, một cách làm ăn, một
hướng chăn nuơi hiệu quả Chỉ cĩ những đề tài từ chính cuộc sống chỉ cĩ những thơng tin gần gũi nhất với lợi ích của người nơng dân, phĩng viên nơng nghiệp mới cĩ thể hướng khán giả của mình tới tâm trạng
"mong mỏi", "biết vươn tới" những thơng tin mà mình sắp đem tới Nắm
vững và thể hiện được những ước vọng của người nơng dân - phĩng viên ấy, tác phẩm báo chí ấy mới được cơng chúng đĩn nhận một cách hào hứng Đĩ là cả một nghệ thuật - nghệ thuật làm cho khán giả đích thân
phải "quan tâm" tới vấn đề
Hơn thế nữa phĩng viên cịn phải chú ý đến khả năng tiếp nhận thơng tin cịn hạn chế của người nơng dân Một bài báo dễ hiểu bao gồm tính trong sáng trong cách trình bày, tính chặt chế về logic trong bố cục của sự kiện Hình ảnh đơn giản tránh những khuơn hình trừu tượng
Ngơn ngữ trong tác phẩm yêu cầu phải đễ hiểu, giản đị nhưng khơng cĩ
Trang 27
Hoạt động của phĩng viên nơng nghiệp cũng mang đầy đủ những đặc
trưng của hoạt động báo chí nĩi chung Đối với người phĩng viên hoạt động trên lĩnh vực nơng nghiệp và nơng thơn, hàng ngày, hàng giờ, người phĩng viên đĩ cũng phải thu thập và xử lý một khối lượng khổng lồ tin tức, các vấn
đề thời sự về nơng nghiệp nĩng hổi để chuyển tới từng thành viên trong xã
hội Giống như phĩng viên báo chí hoạt động trên các lĩnh vực khác, người phĩng viên nơng nghiệp cũng địi hỏi phải thường xuyên cĩ sự sáng tạo trong việc phát hiện bản chất của vấn để, sự kiện thời sự, sáng tạo những
hình thức, phương pháp điễn đạt mới để thơng tin được chuyển tải đến cơng
chúng hấp dẫn, sinh động và đạt được hiệu quả cao nhất
Đã là một phĩng viên báo chí thì phải tiếp xúc với cuộc sống Người phĩng viên nơng nghiệp phải tiếp xúc trực tiếp với thực tiễn các vấn để thuộc phạm vi nơng nghiệp, nơng thơn; tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách Nhà nước gĩp phần định hướng du Juan | xã hội, dự báo chiều hướng phát triển của các vấn đề kinh tế - xã hội liên
quan đến nơng nghiệp, nơng thơn
Trong lao động sáng tạo, đối với phĩng viên nơng nghiệp, sự hiểu biết, nhạy bén về chính trị, nền tảng văn hố cũng cần thiết như đối với tất cả mọi phĩng viên báo chí trên các lĩnh vực khác Sự hiểu biết các vấn để về nơng nghiệp, nơng thơn cho phép người phĩng viên thể hiện tác phẩm của mình một cách sâu sắc hơn, hiệu quả hơn Sự nhạy bến về
chính trị, nền tắng văn hố chung chi phối rất lớn đến hoạt động nghiệp
vụ của các phĩng viên, chỉ phối trong phương pháp tư duy, trong khi chọn lựa đề tài, cách tiếp cận các vấn để của cuộc sống cũng như các
hình thức biểu đạt thơng tin thu nhận được
Trang 2827
Điểm để phân biệt sự khác nhau đĩ là cách chọn lựa đề tài, cách sưu tầm
tài liệu, cách xử lý thơng tin, cách thức thể hiện nội dung thơng tin Mỗi
phĩng viên ở một tiểu ban của Ban biên tập chuyên đề Đài Truyền hình Việt nam sẽ chọn lựa để tài khác nhau Trong việc sưu tầm tài liệu, mỗi phĩng viên ở mỗi tiểu ban cũng cĩ hướng tìm tài liệu khác nhau
Như ta đã biết, người dân Việt Nam với nền văn minh lúa nước
sống phụ thuộc lẫn nhau và rất coi trọng các mối quan hệ cộng đồng
Coi trọng việc giao tiếp, thích giao tiếp và rất hiếu khách Nhưng đồng thời với việc thích giao tiếp thì người Việt Nam lại cĩ tính hầu như ngược lại là rất rụt rè Với đối tượng giao tiếp, với người Việt nam cĩ theo quen ưa tìm hiểu, quan sát, đánh giá Cho nên, phĩng
viên phải cĩ phong cách ăn mặc phù hợp với từng hồn cảnh cụ thể để
khi giao tiếp khơng cĩ khoảng cách biệt Đĩ là cơ sở tạo điều kiện
thuận lợi giúp phĩng viên thu được tài liệu chính xác, hiệu quả
Đi đơi với phong cách thì ngơn ngữ giao tiếp của người phĩng viên cũng rất quan trọng Nghề báo là một nghề giao tiếp rộng, đối tượng giao tiếp đa dạng, hồn cảnh tiếp xúc cũng khơng giống nhau Do đĩ, nhà báo phải luơn tạo được sự chủ động, linh hoạt trong giao tiếp Đối với mỗi đối tượng giao tiếp, người phĩng viên cần sử dụng lời nĩi, ngơn ngữ, cách xưng hơ thích hợp Người dân Việt nam nĩi chung thường sử dụng
lời nĩi mộc mạc, chân thành, giản dị Nhất là người nơng dân, khi cuộc
sống của họ gắn chặt với đời sống cộng đồn, gắn với nơng nghiệp Bản
chất nội tâm của họ là giản dị, chất phác, đơn hậu Vì vậy, khi giao tiếp với họ người phĩng viên cần sử đụng ngơn ngữ dân dã Song ở đây cũng cần nhấn mạnh rằng sử dụng ngơn ngữ giao tiếp đơn-giản nhưng khơng
đơn điệu Trong những trường hợp như vậy, thứ ngơn ngữ bác học, cách
Trang 29
phĩng viên nơng nghiệp đối với người nơng đân là để hiểu họ, để thu
nhận được tin thức họ cung cấp Vì vậy, địi hỏi người phống viên nơng nghiệp phải tạo được phong cách giản đị, cách thức giao tiếp gần gũi, lời
noi dé hiểu, tạo điều kiện thuận lợi cho cơng việc của mình
Đối với phĩng viên nơng nghiệp, khi hồn thành tác phẩm báo chí của mình để phục vụ cho đơng đảo cơng chúng thì địi hỏi tác phẩm đĩ phải phù hợp với trình độ tiếp nhận của phần lớn cơng chúng
Ngơn ngữ hình ảnh dễ hiểu, khơng quá trừu tượng, khơng được tạo
cảm giác mơ hồ cho người xem Lời bình phải thật sự trở thành lời nĩi biểu cảm, tác động đến nhận thức của cơng chúng mà phần lớn là người nơng đân Để làm được điều này khơng khĩ nhưng cũng rất dễ đẫn đến tình trạng tác phẩm báo chí trở thành đơn điệu, nhàm chán và nhạt nhẽo Vì vậy, yêu cầu ngơn ngữ lời bình phải thật sự dễ hiểu, khơng phải là ngơn ngữ xa hoa, cầu kỳ, chải chuốt mà chỉ cần đĩ là thứ ngơn ngữ gần gũi nhất đơi với người nơng dân Cũng như các cơ quan báo chí hoặc đơn giản là các tác phẩm báo chí khác, muốn thu hút được sự quan tâm của độc giả thì yêu cầu người phĩng viên phải đưa đến những thơng tin mà họ thấy cần thiết cho cuộc sống của họ Cũng vậy, đối với người nơng dân, điểu họ quan tâm là giống cây, giống con, cách chăm sĩc, thâm canh tăng năng suất cây trồng, thời tiết mùa vụ, những mơ hình sản xuất mới đạt hiệu quả cao, nêu những
tấm gương điển hình vượt khĩ làm kinh tế giỏi để thơng qua tác phẩm
báo chí bà con nơng dân cĩ thể học hỏi kinh nghiệm Vì vậy, yêu cầu người phĩng viên nơng nghiệp phải lựa chọn đề tài xoanh quanh những
vấn đề đĩ Khơng những thế, người phĩng viên cịn phải nắm được
quan điểm, chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước để
thơng qua tác phẩm báo chí truyền tải đến cho người nơng dan, ho
Trang 3029
Qua nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn chúng ta cĩ thể rút ra nhận xét: để cĩ thể viết về nơng nghiệp một cách sâu sắc và chín chắn, mỗi phĩng viên nơng nghiệp khơng những phải giỏi về kỹ năng
nghiệp vụ chuyên ngành mà cịn địi hỏi phải cĩ một lượng kiến thức phong phú, kinh nghiệm dày dạn Người làm báo khơng những phải
2
biết chọn cái gì để viết, lựa chọn những sự việc, sự kiện, những vấn đề nào làm chủ đề cho bài viết của mình, mà cịn phải biết dùng phương pháp nào, hình thức nào để bài viết của mình cĩ thể tới được
Trang 31Chương 2
ĐỀ TÀI NƠNG NGHIỆP, NƠNG THƠN
TREN KENH VTV1 DAI TRUYEN HÌNH VIỆT NAM
2.1 Nội dung và hình thức tuyên truyền:
2.1.1 Nội dung tuyên truyền:
Theo từ điển Tiếng Việt thơng dụng: “Nội dung là phần chúa
dung ở bên trong” [33 Tr.234] Nội dung là cái làm nên nội hàm bản chất của sự vật Theo đĩ, nội dung tuyên truyền về nơng nghiệp, nơng thơn là các vấn để liên quan đến việc phát triển kinh tế nơng nghiệp; đời sống chính trị, an ninh quốc phịng; văn hố xã hội khu vực nơng thơn Nội dung tuyên truyền là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến chất lượng và hiệu quả tuyên truyền
+ Tuyên truyền về việc phát triển kinh tế nơng nghiệp, nơng thơn: là một trong những nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết mà Đảng và
Nhà nước ta luơn đặt ra Phát triển nơng nghiệp, nơng thơn bao gồm: Đẩy mạnh cơng tác chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng, vật
nuơi; Đẩy mạnh việc nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất nơng nghiệp, nơng thơn; thơng tin về những điển hình tiên tiến; giới thiệu các kinh nghiệm hay về quy hoạch đồng ruộng, bê tơng hố kênh mương; đưa giống mới, năng suất cao vào sản xuất; chỉ ra những bất cập, phân tích tình hình thực tế và để xuất với các cơ quan chức năng biện pháp giải quyết tìm đầu ra tiêu thụ sản phẩm từ nơng nghiệp cho người nơng dân
Tuyên truyền về nội dung này, từ tháng 12/ 2003 đến tháng 6/2004, hệ thống đề tài về vấn để nơng nghiệp, nơng thơn đã dành nhiều thời lượng, nhiều chương trình để phản ánh Tuyên truyền về
Trang 32
31
Lúc thì đưới dạng phĩng sự chính luận, phĩng sự ngắn, khi thì bằng
hình thức tọa đàm trao đổi Các chương trình như: Từm hướng di cho CNH- HDH nơng nghiệp, nơng thơn miền núi (phát sĩng tháng1!2003); Tiêu thụ sản phẩm - vai trị của liên kết bốn nhà (phát
ì)' ÄI4ᆠcố vến đề về chuyến dịch cơ cấu kịnh tế Jy WEOE SO VGN Ge Ve CHhUYCH Glen CO Cau KIN Te
sĩng tháng 1/2003 i
nơng nghiệp, nơng thơn (phát sĩng tháng 2/2003); Chủ động phịng
ngừa cơn sốt phân bĩn hiện nay (phat séng thang 3/2003); Dua cơng
nghệ thơng tin về nơng thơn miền núi (phát sĩng tháng 7/2003) và nhiều chương trình khác nữa đã tiếp cận, mổ xẻ, phân tích vấn đề ở nhiều khía cạnh khác nhau Từ đĩ chương trình đã cung cấp cho khán giả những thơng tin đẩy đủ về cơng cuộc phát triển kinh tế nơng nghiệp, nơng thơn Đồng thời gĩp phần đẩy mạnh quá trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp, nơng thơn theo đúng quan
điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước
Sự đổi mới của các chương trình tuyên truyền về nơng nghiệp,
nơng thơn với mảng đề tài về kinh tế nơng nghiệp, nơng thơn trong thời gian gần đây là đã khắc phục được tình trạng phản ánh chung chung Sự đổi mới ở đây thể hiện ở chỗ các lời bình trong các chương trình khơng cịn “bê” nguyên xi báo cáo tổng kết của các địa phương,
của các ngành các cấp Mỗi chương trình tuyên truyền về đề tài kinh
tế nơng nghiệp, nơng thơn là một câu chuyện cụ thể, với những việc
làm, kinh nghiệm cụ thể, thiết thực ở mỗi địa phương, mỗi cơ sở Các chương trình như: “Ứng đựng cơng nghệ điêu chế văcxin cho vật nuơi” ; “Cơng nghệ bảo tơn và chọn giống vật nuơi” (phát sĩng tháng
3/2004); “Sơn La xố các bản đặc biệt khĩ khăn "(Phát sĩng tháng 4/2004) đều cĩ thể là những ví dụ điển hình Những chương trình
Trang 33nơng đân một cảm nhận sâu sắc về quá trình phát triển mạnh mẽ của kinh tế nơng nghiệp, nơng thơn
Nếu xem chương trình “Phái triển cây bơng ở Đăk lắk", khán giả nhớ tới một điển hình về chuyển đổi cơ cấu kinh tế gắn với quy
hoạch vùng sản xuất, nhớ tới những bài học kinh nghiệm cụ thể rút ra từ quá trình vận động người dân tham gia như thế nào, thì theo dõi “Sơn La xố các bản đặc biệt khĩ khăn” khán giả khơng thể quên chân dung Vàng Sú Của - người đân tộc Mơng đã từ bỏ việc trồng cây thuốc phiện để quay sang trồng cây chè Từ lịng quyết tâm sâu sắc cộng với sự hỗ trợ của địa phương, anh đã thành cơng trong việc phát triển kinh tế của gia đình Học tập kinh nghiệm của gia đình anh, nhiều gia đình khác trong bản đã làm theo Cũng từ đĩ bản làng,
nơi mà gia đình Vàng Sú Của sinh sống đã thốt khỏi đĩi nghèo
Phan ánh về sự phát triển kinh tế nơng nghiệp, nơng thơn, hệ thống đề tài cũng đã đành nhiều thời lượng để tuyên truyền về những
chính sách của Đảng và Nhà nước về lĩnh vực này Như : “Định canh, định cư trong đơng bào dân tộc đặc biệt ít người ở Quảng Bình”); "Hiệu quả việc thực hiện chương trình 135giai đoạn 1” Những ˆ chương trình này đã kịp thời phản ánh, biểu dương những kinh
nghiệm hay, những việc làm sáng tạo của các địa phương trong quá
trình triển khai thực hiện, cụ thể hố đường lối, chính sách của Đảng
và Nhà nước vào cuộc sống
Khơng chỉ biểu dương những điển hình tốt, các chương trình
cũng đã phản ánh những việc làm sai nguyên tắc của một số cơ sở, địa phương lợi dụng việc Nhà nước đầu tư, hỗ trợ phát triển kinh tế
Trang 34
33
chương trình như: “ Dị đân tái định cư thủy điện Sơn La”; “Lúa lại, thĩc lép” cũng đã phần ánh rõ nét vấn đề này Những chương trình này đã cung cấp cho khán giả truyền hình thơng tin về tình trạng một số địa phương, doanh nghiệp v vì lợi nhuận, gi ích cục hề: cá nhân mà
bán thĩc gq poe
vu thi chẳng ứ thu hoạch được gì bởi chỉ tồn thu được lúa lép Cuối
cùng người nơng dân là chịu thiệt thịi nhất Chương trình khơng chỉ dừng lại ở việc phản ánh thực tế mà cịn như một hồi chuơng cảnh
tỉnh trước thực trạng thối hố đạo đức, vì một chút lợi nhuận trước
mất của một số cán bộ, cơng chức nhà nước, một số doanh nghiệp ma bap chấp cuộc sống vốn đã lạc hậu, đĩi khổ của người nơng dân
Thơng qua các chương trình, phĩng viên đã bày tổ quan điểm, chính kiến của mình trước những buĩc tiến mới trong nơng nghiệp, nơng thơn Bên cạnh đĩ là các chương trình phản ánh tình trạng một số địa phương cơ sở khơng những khơng tham gia vào quá trình đẩy mạnh phát triển kinh tế nơng nghiệp, nơng thơn mà cịn làm làm thụt lài quá trình Cơng nghiệp hố - hiện đạt hố nơng nghiệp, nơng thơn
nước ta
® Tuyên truyền về đời sống, văn hố xế hội: Hiện nay quá trình đơ thị hố đang điễn ra mạnh mẽ ở nhiều vùng ven đơ và nơng thơn nước ta Đây là xu thế tất yếu của quá trình cơng nghiệp hố - hiện đại hố đất nước Người dân ở nhiều vùng nơng thơn đã cĩ điều kiện tiếp xúc với cuộc sống hiện đại, văn minh Nhờ vậy, đời sống vật chất và tỉnh thần của người dân ngày một được nâng lên Đây cũng là một mảng đề tải khơng thể thiếu trong quá trình phản ánh của
Trang 35ánh rõ nét hơn Chuong trinh “ Ai vé quê nhiễu Hồng đơ” cĩ thể coi
là một ví dụ Quê nhiễu hồng đơ ngày xưa, quê nhiễu hồng đơ ngày nay, truyền thống của một làng nghề vẫn được bảo lưu, gìn giữ trước những thay đổi của cơ chế thị trường Một cuộc sống mới đang mở
ra ở một vùng quê nghèo của Thơng qua câu chuyện kể về một lần
nghề truyền thống, khán giả cĩ thể chứng kiến những sự đổi thay
mạnh mẽ từ quá khứ tới hiện tại
Tuy nhiên đi kèm với quá trình đơ thị hố là “văn hố thành thị” tràn ngập khắp các nẻo đường nơng thơn Nhịp sống mới về nơng thơn cũng đồng nghĩa với việc một số tệ nạn xã hội tràn về Như cờ bạc, ma túy, mại đdâm Những tệ nạn này đã gây ảnh hưởng lớn đến
đời sống văn hố nơng thơn Nững chương trình truyền hình tuyên
truyền về mang để tài nơng thơn cũng khơng thể đứng ngồi cuộc để
phản ánh thực trạng này Chương trình “Tạo việc làm cho người nơng
dân Ở những khu cơng nghiệp” cĩ thể coi là một ví đụ cụ thể Ấn:
tượng nhất trong cả chương trình cĩ lẽ là hình ảnh 9 giờ sáng, hàng
cháo lịng tiết canh ở đầu làng dựng đẩy những chiếc xe máy đắt tiền
Đi kèm với hình ảnh này là lời bình “Báy giờ là 9h sáng Khi trể em đến trường, người nơng đân ra ruộng, cần bộ cơng chức đang làm việc thì những người nơng dân ở khu cơng nghiệp đang ngồi ở đây ” Một thực tế đau xĩt đang hiển hiện trước mắt khán giả truyền hình Nĩi đến những người nơng dan, dai đa số mọi người đều nghĩ đến cảnh chân lấm, tay bùn, quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời Nhưng cịn những người nơng dân ở đây thì sao? Họ được
chính quyền đền bù một số tiền do thu hồi đất nơng nghiệp để chuyển
sang quy hoạch khu cơng nghiệp Cĩ tiền họ cũng khơng quen buơn bán, kinh doanh Họ mua ơ tơ, xe máy, tiêu pha lăng nhăng rồi lao
Trang 36
35
Cơng nghiệp hố - hiện đại hố nơng nghiệp, nơng thơn là mét chu
trương đúng đắn của Đẳng và Nhà nước Nhưng vấn đề là làm sao
phải tạo việc làm cho người nơng dân ở những khu cơng nghiệp để phần nào đĩ giải quyết được những bất cập nảy sinh trong quá trình
đơ thị hố
Nĩi đến việc chương trình nơng nghiệp, nơng thơn tuyên truyền về mảng đề tài văn hố xã hội khơng thể khơng kể đến việc tuyên truyền phản ánh vốn văn hố truyền thống của dân tộc Đất nước ta-
cĩ 54 dân tộc anh em Mỗi dân tộc chứa đựng trong nĩ hàng ngàn nét
văn hố mang đậm mầu sắc truyền thống dân tộc Ngưồi Thái cĩ điệu
múa xoè, người Tày cĩ tết cơm mới, đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên cĩ tục đâm trâu tất cả những phong tục tập quán truyền thống này hầu như đã được phản ánh tương đối đầy đủ trong các chương trình Một điều phải ghi nhận ở các chương trình này là bên cạnh việc phản ánh những nét văn hố truyền thống đặc sắc, các chương trình cũng đã gĩp phần tuyên truyền việc xố bỏ những hủ tục lạc hậu của đồng bào dân tộc Chương trình “Xố bỏ phong tục lạc hậu của người Hà Nh?” cĩ thể coi là một ví dụ Phong tục của người Hà Nhì là người đàn ơng chỉ ở nhà trơng con, người phụ nữ thì phải làm hết mọi việc khác trong gia đình Những người làm chương
trình đã bám theo bước chân của cán bộ hội phụ nữ đến từng nhà dân,
tuyên truyền vận động cho đồng bào Chương trình đã đưa ra những lý lẽ phân tích cái đúng, cái sai trong quan niệm của đồng bào dân tộc rồi từ đĩ định hướng họ xố bổ phong tục tập quán lạc hậu để sống theo nếp sống văn hố mới
Cĩ thể nĩi rằng, những chương trình nơng nghiệp, nơng thơn
Trang 37
tế, qua điều tra xã hội hoc cho thấy, cĩ đến 90% số người được hỏi
cho rằng họ thích xem những chương trình phản ánh đời sống nơng thơn, phong tục truyền thống của đơng bào dân tộc Qua những phong tục, tập quán, những nết dep tror §
bào dân tộc thiểu số ở khắp mọi miền Tổ quốc
® Một số nội dung xây dựng nơng thơn mới: Các chương trình
nơng nghiệp, nơng thơn bên cạnh việc tuyên truyền về đời sống văn hố xã hội, cịn cung cấp cho bà con nơng dân nhiều vấn để về xây dựng nơng thơn, trong đĩ cĩ vấn đề an ninh quốc phịng, xây dựng nếp sống văn hố Đảm bảo chính trị, an ninh quốc phịng Tổ quốc thời bình, thời kỳ quan hệ quốc tế rộng mở là nhiệm vụ chiến lược của toần
Dang, tồn dân ta Do đĩ, cùng với nhiệm vu phát triển kinh tế, xã hội,
bảo đảm ổn định chính trị, an ninh quốc phịng là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu Vấn đề chính trị, an ninh quốc phịng cũng là một trong những vấn để mà chương trình nơng nghiệp, nơng thơn trên kênh VTV1 luơn đeo bám trong suốt quá trình phản ánh giúp người dân nhận thức rõ hơn nữa về chế độ, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước Trước sự kiện xảy ra ở Tây Nguyên trong thời gian vừa qua, những chương trình tuyên truyền về mảng để tài nơng nghiệp, nơng thơn được khai thác triệt để Chương trình “Những người trở vể' trong chuyên mục Dân tộc và miền núi là một ví dụ
Câu chuyện kể về một số đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên đã
chĩt nghe lời xúi giục của bọn xấu cĩ những hành vi mang tính chất
gây náo loạn, làm mất tình hình an ninh trật tự ở địa phương Lợi
Trang 38
37
khi được tuyên truyền vận động, đồng bao dân tộc đã nhận thức được
vấn đề và quay trở lại với cuộc sống bình thường Tình hình chính trị,
an nỉnh trật tự lại đi vào ổn định
Thơng qua việc tuyên truyền về nơng nghiệp, nơng thơn trên kênh VTV1, mỗi chương trình phản ánh một đề tài cụ thể cĩ vấn đề,
tình hình chính trị, an ninh quốc phịng ở khắp mọi miền Tổ quốc
được truyền tải đây di đến khán giả xem truyền hình Khảo sát diéu tra xã hội học cho thấy, 81% số người được hỏi cho rằng, thơng tin
trong chương trình tuyên truyền về nơng nghiệp, nơng thơn đã khá đây đủ những vấn đề thời sự xảy ra trong nước l8% số người được hỏi cho rằng thơng tin về tình hình chính trị, an ninh quốc phịng
khơng đầy đủ Và cĩ tới 75% số người được hỏi cho rằng, thơng tin về
vấn đề này trong các chương trình nơng nghiệp, nơng thơn cập nhật chậm Việc cập nhật thơng tin chậm khơng phải là tơn tại ở riêng
những chương trình tuyên truyền về mảng đề tài nơng nghiệp, nơng
thân, vấn đề này tổn tại ở trong hầu hết tất cả các chương trình của
Ban chuyên đề ~ Đài Truyền hình Việt Nam hiện nay
sTuyên Huyền về những điển hình tiên tiến: Phát triển nơng
nghiệp, nơng thơn khơng chỉ dựa vào đường lối chủ trương của Đảng, sự hỗ trợ của Nhà nước mà cịn bằng cả sự tự lực của mỗi tập thể, mỗi gia đình và bản thân mỗi người nơng dân Do vậy, việc biểu dương những điển hình tiên tiến cũng là một nội dung quan trọng trong hoạt động ' tuyên truyền về nơng nghiệp, nơng thơn trên kênh VTV1 — Đài Truyền hình Việt Nam Việc tuyên truyền về nội dung này khơng chỉ dừng lại ở
việc biểu dương những điển hình tiên tiến, xuất sắc, động viên khuyến
Trang 39Trong nhiều năm qua, việc tuyên truyền những điển hình tiên tiến trên mặt trận nơng nghiệp, nơng thơn xuất hiện khá thường xuyên trong các chương trình phát sĩng Việc tuyên truyền những
điển hình này thường được thể hiện dưới dạng những câu chuyện cụ
thể, những việc làm cụ thể Chương trình “?h viện t nhân — một mơ hình cần nhân rộng” phát sĩng tháng 4 năm 2004 là một ví dụ Một thực tế hiện nay là Đảng và Nhà nước ta mới chỉ tập trung đầu tư hệ ' thống thư viện xuống tới cấp huyện và các dạng tủ sách xuống cấp xã
và các điểm bưu điện văn hố xã Như vậy là người dân ở nhiều làng
quê đù muốn đọc sách báo, tìm hiểu nghiên cứu ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và những kinh nghiệm mới vào sản xuất chăn nuơi cũng gặp khơng ít khĩ khăn Trong khi đĩ đã cĩ rất nhiều người tâm huyết với văn hố đọc tự bỏ tiền ra mua sách, đĩng gĩp sách báo và vận động người dân cùng thâm gia Họ đã tổ chức “xây dựng” nên những “thư viện làng” Chương trình thực hiện xoay quanh việc mơ tả lại chân dung một ơng giáo làng đã nghỉ hưu cần mẫn, kiến nhẫn trong quá trình đi vận động người dân tham gia đĩng gĩp, gom nhặt sách báo Cơng việc bình dị, thầm lặng của ơng giáo già đã được khắc họa và in sâu trong trí nhớ của khán giả truyền hình
Để nâng cao chất lượng tuyên truyền, khi phản ánh những mơ
hình tiên tiến, cĩ nhiều sáng kiến, sáng tạo hay trong quá trình triển khai đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, nhiều
chương trình đã thơng qua những nhân vật cụ thể để phản ánh thực
tế này Chương trình “Người về bản cũ ” phát sĩng tháng 10 năm
2004, trong chuyên mục Dân tộc và mìên núi là một ví dụ Qua câu
Trang 4039
quay trở lại bản cũ, vận động những người dân cịn lại ở trong bản
tiếp tục đi chuyển đến nơi tái định cư Về thực chất, đây là câu
chuyện khơng mới Nhưng việc thể hiện bằng cách tiếp cận vấn đề
qua nhân vật đã làm người xem dễ tiếp thu hơn, câu chuyện được hiểu mạch lạc, rõ ràng hơn Cuộc sống và cơng việc vận động bản làng cùng đi chuyển đến nơi ở mới của Vàng Sú Thìn qua chương trình đã nhận được sự cảm phục, đồng tình ủng hộ của đơng đảo khán giả truyền hình
Phát hiện, cổ vũ nhân tố mới, điển hình tiên tiến, biểu dương người tốt, việc tốt tuyệt nhiên đây khơng phải là tơ hồng Đây là thái độ cĩ trách nhiệm và tình cảm trân trọng của những người làm báo trước sự thật lớn đang điển ra trên đất nước ta Sự thật này đang nảy nở, phát triển, được cổ vũ nhân rộng và trở thành các phong trào hành động nhằm thực hiện thắng lợi đường lối chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, phấn đấu đưa nước ta thốt khỏi nghèo nàn, lạc hậu sớm hồn thành mục tiêu Cơng nghiệp hố - hiện đại hố đất nuéc
2.2 Hình thức tuyên truyền về nơng nghiệp, nơng thơn trên truyền hình:
Từ điển tiếng Việt 2002 định nghĩa: “Hình thức là tồn thể nĩi
chung những gi làm thành mặt bề ngồi của sự vật, cái chứa đựng
hoặc biểu hiện nội dung” [33, Tr.185] Cịn theo triết học đuy vật thì
“Hình thức là phương thúc tơn tại và phát triển của sự vật, là hệ thống các mối liên hệ bên vững giữa các yếu tố của nĩ” [33, Tr.185]
Với cách tiếp cận trên cĩ thể hiểu một cách khái quát rằng hình thức tuyên truyền của các chương trình về vấn dé nơng nghiệp, nơng thơn trên