HỌC VIÊN BÁO CHÍ VÀ TUYỂN TRUYỀN TRAN THI THU HUONG
GIRO DỤC THIẾU NIÊN, NHI ĐỒNG
Trang 3
tài od các thầu cô giáo, các đồng cú -Cãnh
dao Ban cing các ấm b6, Dhéng oién,
Bitn tap vién thuge Ban Khoa gido, Ban Fé chite - Dai Feuyén hinh Viet Ham da
giúp đã tôi trong suốt qua tink aghiin ata
Trang 4MUC LUC
MG DAU
1 Tính cấp thiết của đề tài
2 Tình hình nghiên cứu của đề tài 3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5, Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
7 Kết cấu của luận văn
CHUONG 1: VAI TRO CUA DAI TRUYEN HINH VIET NAM TRONG VIỆC
GIAO DUC TRE EM Ở ĐỘ TUỔI THIẾU NIÊN, NHI ĐỒNG 1.1 Khái niệm trẻ em ở độ tuổi thiếu niên, nhi đồng
1⁄2 Công ước quốc tế về quyền trẻ em và các phương tiện truyền
- thông
1.3 Những nhân tố tác động đến trẻ em ở độ tuổi thiếu niên, nhỉ đồng hiện nay
1.3.1 Môi trường kinh tế - xã hội
1.3.2 Môi trường gia đình
1.3.3 Môi trường giáo dục
1.3.4 Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ em ở độ tuổi thiếu niên nhi đồng 1.4 Chính sách của Đảng và Nhà nước về trẻ em ở độ tuổi thiếu niên, nhi đồng 1.5 VTV đối với nhiệm vụ giáo dục trẻ em ở độ tuổi thiếu niên, nhi đồng
1.5.1 Vai trò của VTV trong việc giáo dục trẻ em ở độ tuổi
Trang 5
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC TRẺ EM Ở ĐỘ TUỔI THIẾU NIÊN, NHI ĐỒNG TRÊN VTV2 - ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM 2.1 Nội dung phản ánh 2.1.1 Giáo dục đạo đức, lối sống 2.1.2 Giáo dục kiến thức 2.1.3 Giáo dục sức khoẻ 2.1.4 Giáo đục thẩm mỹ 2.2 Hình thức thể hiện 2.2.1 Ca - múa - nhạc 2.2.2 Sân khấu - kịch - rốt 2.2.3 Phổ biến kiến thức 2.2.4 Sân chơi 2.2.5 Tạp chí 2.3 Đánh giá chung 2.3.1 Những ưu điểm 2.3.2 Những hạn chế
2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC TRẺ EM Ở ĐỘ TUỔI THIẾU NIÊN, NHI ĐỒNG
TREN VTV2- DAI TRUYEN HÌNH VIỆT NAM
3.1 Phương hướng nhiệm vụ của Đài truyền hình Việt Nam từ 2005 - 2010 và những năm sau
3.2 Những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả chương trình giáo dục trẻ em ở độ tuổi thiếu niên nhỉ đồng
Trang 6
của một thiếu niên, nhi đồng cần phải tuyên truyền trong thời đại hiện nay
tuổi thiếu miên, nhi đồng
3.2.4 Nhất thiết phải xây dựng các chương trình giao lưu trực tiếp cho các em
3.2.5 Đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý 3.2.6 Đối với phóng viên, biên tập viên
3.2.7 Về kỹ thuật - công nghệ
3.2.8 Về tài chính 3.2.9 Với VTV2
3.2.10 Với Đài truyền hình Việt Nam
Trang 7
1 Tính cấp thiết của đề tài:
Công cuộc đổi mới của đất nước ta trong những năm qua, với sự chuyển đổi của nền kinh tế từ cơ chế quan liêu, bao cấp sang cơ chế thị trường, mở cửa hội nhập với cộng đồng quốc tế - đã đem lại nhiều thành tựu quan trọng: nền kinh tế tăng trưởng khá, đời sống nhân đân được cải thiện và ngày càng được nâng cao; cả nước bước vào thời kỳ cơng nghiệp
hố - hiện đại hoá Chính sự phát triển này đã tạo điều kiện để trẻ em
được quan tâm, chăm sóc, được giáo dục và bảo vệ tốt hơn Đảng và Nhà nước đã có những chính sách thiết thực về việc chăm sóc và giáo dục trẻ em
Trên các phương tiện truyền thông đại chúng, hình ảnh trẻ em ở độ
tuổi thiếu niên, nhỉ đồng ngày càng xuất hiện nhiều hơn Báo chí không
chỉ phản ánh về các em, mà còn cố gắng tạo ra những tác phẩm báo chí
mang tính giáo dục cao, nhằm hướng các em nhận thức đúng đắn về cuộc
sống, về một lối sống lành mạnh Trong đòng chảy sôi động đó của báo
chí, Truyền hình Việt Nam - với thế mạnh chuyển tải thông tin sống động bằng hình ảnh và âm thanh, đã thực sự trở thành người bạn “Người thầy”
đáng tin cậy, gần gũi của các em Ngoài các chương trình đành cho thiếu niên, nhỉ đồng ở VTV1, VTV3, Đài Truyền hình Việt Nam đã giành hẳn
VTV2 để tuyên truyền về lĩnh vực khoa học, giáo dục, trong đó khoảng
30% các chương trình là giành cho các em Thời gian qua, các chương
trình này đã khẳng định được chỗ đứng trong lòng khán giả mục tiêu của mình
Tuy nhiên trong rất nhiều điều đã làm tốt, các chương trình giáo dục giành cho thiếu niên, nhi đồng vẫn còn nhiều bất cập Nội dung giáo dục
ở mỗi chương trình còn nhàm, mòn, chưa thể hiện được rõ nét những nội
dung: Trí, Đức, Thể, Mỹ để hướng các em trở thành những con người
Trang 8
của các chương trình giáo dục cho thiếu niên, nhi đồng trong thời gian qua, nhằm tìm ra phương hướng khắc phục, sửa chữa những nhược điểm để nâng cao hơn nữa chất lượng chương trình là việc làm cần thiết, góp phần vào chiến lược hành động quốc gia “vì trẻ em giai đoạn 2001 - 2010” Chính vì vậy chúng tôi đã chọn “Vấn đề giáo dục thiếu niên, nhi
đồng trên sóng Đài Truyền hình Việt Nam” làm dé tài cho luận văn tốt
nghiệp của mình
2 Tình hình nghiên cứu của đề tài:
Trong thời gian qua, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu khoa
học về lĩnh vực truyền hình, về sản xuất chương trình truyền hình, cơ cấu tổ chức bộ máy của đài, về các chương trình truyền hìnhvới từng thể
loại Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu về các chương trình
giáo dục cho trẻ em trên VTV “Vấn đề giáo dục thiếu niên nhi đồng trên
sóng truyền hình Việt Nam” là để tài mới cả về lý luận và thực tiễn, được nghiên cứu một cách có hệ thống và khoa học
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: - Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu thực trạng các chương tình giáo dục trên VTV2 giành
cho thiếu niên, nhi đồng để tìm ra những giải pháp để nâng cao hơn nữa
chất lượng các chương trình này trong thời gian tới
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để thực hiện được mục đích trên, đề tài được triển khai sẽ tập trung
vào những nhiệm vụ sau:
Trang 9trên VTV2 + Điều tra xã hội học bằng bảng hỏi đối với công chúng xem truyền hình về vấn đề này + Tìm hiểu những mặt mạnh và hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế đó
+ Kiến nghị những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả
chương trình giáo dục trẻ em ở tuổi thiếu niên, nhi đồng trên VTV 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Vấn đề giáo dục trẻ em ở độ tuổi thiếu niên nhi đồng trên VTV
- Phạm vi nghiên cứu: Các chương trình chuyên sâu về giáo dục trẻ
em ở độ tuổi thiếu niên, nhi đồng trên VTV2 Đài Truyền hình Việt Nam
- Thời gian khảo sát chương trình từ tháng 01/2004 đến tháng
06/2005
- Khảo sát, thăm đò ý kiến khán giả xem truyền hình qua phiếu điều tra được thực hiện năm 2005
5, Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu:
- Cơ sở lý luận: Dựa trên cơ sở của chủ nghĩa Mác — Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; bám sát những quan điểm, chủ trương đường lối, chính
sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề con người, trẻ em, báo chí và giáo dục trong từng thời kỳ đối với vấn đề thiếu niên, nhỉ đồng
- Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng những phương pháp truyền thống như: sưu tầm, nghiên cứu tài liệu, khảo sát, thống kê, phân tích,
tổng hợp, so sánh, điều tra xã hội học một số phương pháp cụ thể:
Trang 10ở mọi lĩnh vực: kiến thức, đạo đức lối sống, sức khoẻ, thẩm mỹ
Phương pháp điều tra xã hội học: áp dụng phương pháp này đối với khán giả xem những chương trình giáo dục giành cho các em trên V'EV2
Chủ yếu là khán giả nhỏ tuổi
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
Đề tài được hoàn thành sẽ ít nhiều đóng góp cho VTV2 trong việc
nâng cao hơn nữa chất lượng các chương trình giáo dục thiếu niên, nhi đồng trong thời gian tới, góp thêm tiếng nói hữu ích vào kho tàng kiến thức làm báo của nước nhà
Qua đó, hy vọng luận văn sẽ góp phần cung cấp tài liệu tham khảo cho sinh viên báo chí, những người làm truyền hình, đặc biệt là truyền hình giành cho trẻ em trong lĩnh vực giáo dục và những người quan tâm
đến vấn đề này
7 Kết cấu của luận văn:
Luận văn ngoài mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham
Trang 11ĐỤC TRẺ EM Ở ĐỘ TUỔI THIẾU NIÊN, NHI DONG
1.1 KHAI NIEM TRE EM Ở ĐỘ TUỔI THIẾU NIÊN, NHI ĐỒNG
Khái niệm “trẻ em” được hiểu rất khác nhau ở mỗi người Với nhiều
người, từ “trẻ em” để chỉ những em bé mà họ cảm thấy quý mến, có cảm tình và để gọi những em bé mà đối với họ con rat non not, can sự bảo vệ chở che Có người lại coi trẻ em có hoàn cảnh khó khăn như xa gia đình, trẻ đường phố thì đối với họ “Chúng không còn là trẻ em nữa vì chúng đã quá già dặn lọc lỗi trong lời nói, cử chỉ và nét mặt của chúng cũng như trong việc kiếm sống” Đối với một số cha mẹ khi con của họ 15 — 16 tuổi thì không còn là trẻ em nữa, các em đã đủ lớn để có thể kiếm tiển giúp gia đình và phải đi làm những công việc như người lớn
Như vậy, khái niệm trẻ em rất khác nhau tuỳ thuộc vào mơi (rường, hồn cảnh sống, tuỳ thuộc vào trình độ văn hóa và nhận thức của mỗi người Rất nhiều quan điểm và khái niệm khác nhau như vậy thì sẽ rất
khó có một tiếng nói chung trong việc đối xử với trẻ em, rất khó cho các
quốc gia có những chính sách chung về trẻ em nếu như không xác định rõ ràng ai là trẻ em Do vậy, tình trạng phân biệt đối xử đối với nhiều trẻ em và nhiều trẻ em không được bảo vệ sẽ vẫn còn xảy ra không có gì ngăn
cần nổi
Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em nêu: “Trẻ em là những người
dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp Quốc gia công nhận tuổi thành
miên sớm hơn” {6, tr.56]
Người ta thường căn cứ vào những giai đoạn phát triển tâm lý trẻ em
Trang 12Luật bảo vệ và chăm sóc trẻ em của Việt Nam quy định: “Những người dưới I6 tuổi gọi là trẻ em” [6, tr.58] Cũng cần phân biệt khái niệm này với khái niệm "Chưa thành niên" và "Người lao động" theo Luật pháp Việt Nam: “Những người dưới 18 tuổi là người chưa thành niên”)
“Những người từ đủ 15 tuổi trổ lên có giao kết hợp đông lao động gọi là
người lao động” [6, tr.27]
Như vậy, đối tượng nghiên cứu của Luận văn này phù hợp với Công
ước Quốc tế, cụ thể là nhi đồng (6-12 tuổi) và thiếu niên (12-18 tuổi)
1.2 CONG UGC QUOC TE VE QUYEN TRE EM VA CÁC PHƯƠNG
TIEN TRUYEN THONG
Ngày nay với sự bùng nổ của các phương tiện truyền thông, trẻ em
đã có nhiều cơ hội hơn để tiếp cận với nhiều nguồn thông tin và nhiều
loại hình thông tin đáp ứng được nhu cầu và sự phát triển của trẻ Tuy
nhiên, không phải trẻ em nào cũng có được cơ hội này, những trẻ em ở
vùng sâu, vùng xa và những trẻ em trong những hoàn cảnh khó khăn vẫn còn chưa nhận được lợi ích từ các phương tiện truyền thông Đôi khi vì không có sự nhạy cảm tế nhị các phương tiện truyền thông còn có những
tác dụng ngược lại đối với sự phát triển đầy đủ của trẻ
Vậy trẻ em có những quyền gì liên quan đến các phương tiện truyền thông? Công ước về Quyền trẻ em đã quy định những quyền liên quan đến các phương tiện truyền thông và tập trung vào ba nhóm quyền cơ bản: quyển được phát triển, quyền được bảo vệ và quyền được tham gia
Mối quan hệ này được để cập một cách cụ thể trong các Điều 3, 12, 13,
16, 17 va 30 của Công ước
Điều 3 chỉ rõ “Trong tất cả những hành động liên quan đến trẻ em
Trang 13
liệu điều đó có phải vì lợi ích tốt nhất của trẻ hay không?
Điều 12 nói về việc “Phải bảo đảm cho trẻ em có đủ khả năng hình thành quan điểm riêng của mình, được quyền tự do bảy tổ những quan
điểm đó về tất cả mọi vấn đề có ảnh hưởng đến trẻ em” [6, tr.80] Điều
này nói về quyền “tham gia” của trẻ Đối với các phương tiện truyền thông thì điều này có ý nghĩa là: trẻ em có quyển trong các hoạt động
báo chí và các phương tiện truyền thông có trách nhiệm lắng nghe ý kiến của trẻ em, tạo điều kiện cho các em được quyền tham gia
Điều 13 có liên quan mật thiết đến điều 12 vì nó nhấn mạnh đến quyển trẻ em được tham gia vào các hoạt động của các phương tiện
truyền thông Điều này quy định: “Quyển tự do tìm kiếm, tiếp nhận và phổ biến tất cả các loại thông tin và tư tưởng không kể biên giới; hoặc qua truyền miệng, bản viết hay bản in, dưới bất kỳ hình thức nghệ thuật
hoặc bất kỳ phương tiện truyền thông nào khác mà trẻ em lựa chọn” Điều này là cơ sở để trẻ em có vị trí tương đương với người lớn trong các hoạt động truyền thông có liên quan đến các em, thúc giục người lớn phải
giúp đỡ trẻ em thực hiện quyền này trong các phương tiện truyền thông Điều 16 quy định: “Các phương tiện truyền thông phải tôn trọng
việc riêng tư của các em và quyền của trẻ em được bảo vệ khỏi sự can thiệp từ bên ngoài” [6, tr.81] Đây chính là vấn đề đạo đức quan trọng
nhất trong lĩnh vực truyền thông và trẻ em Điều này có thể hiểu như là
quy định về việc không được công bố tên của các em nếu không được
phép và về quyền của các em được mô tả một cách tôn trọng trong các
Trang 14chính xác của thông tin mà đã vô tình để lộ tên của trẻ, địa chỉ nơi trẻ sinh sống mà không lường trước được hậu quả về mặt tâm lý, xã hội có thể xây ra cho trẻ đó
Điều 17 là điều trọng tâm nhất, quy định về quyền củã trẻ em được
tiếp cận với những thông tin thích hợp: “Các quốc gia thành viên công nhận chúc năng quan trọng của các phương tiện thông tin đại chúng và
phải đảm bảo rằng trẻ em được thu nhận thông tin và tư liệu từ nhiều
nguồn quốc gia và quốc tế khác nhau, đặc biệt là những thông tin tu liệu nhằm mục đích cổ vũ cho lợi ích xã hội, tính thân và đạo đức cũng như
sức khoẻ về thể chất và tỉnh thân của trẻ em” [6 tr.80] Điều này quy
định rằng vai trò cơ bản của các phương tiện truyền thông là cung cấp
cho trẻ em những thông tin về các quyền và trách nhiệm của trẻ em theo
quy định của Công ước Quy định này cũng khuyến khích sự phát triển của các biện pháp phù hợp trong việc bảo vệ trẻ em khỏi các thông tin hay tư Hiệu có hại cho lợi ích của các em
Điều 30 quy định về việc “Những trẻ em thuộc một nhóm thiểu số
hoặc là người bản địa, sẽ không bị khước từ quyền được hưởng nến văn
hóa của mình, được tuyên bố và thực hành tôn giáo và sử dụng tiếng nói
của mình cùng với những thành viên khác trong cộng đồng của mình” [6,
tr.80] Điều này xác định quyền của trẻ em được sử dụng tiếng nói, ngôn
ngữ riêng của mình nếu là dân tộc thiểu số và như vậy cũng đồng nghĩa với việc kêu gọi các phương tiện truyền thông phải có trách nhiệm trong việc hỗ trợ các em sử dụng tiếng nói riêng của mình (Ví dụ như có những từ báo riêng, các chương trình riêng cho trẻ em dân tộc thiểu số)
Trang 15triển của trẻ Nhiệm vụ của các phương tiện truyền thông không chỉ là thực hiện những quyền lợi cho trẻ em mà còn có chức năng cơ bản trong việc giám sát và bảo vệ các quyền của mỗi cá nhân, trong đó có trẻ em
Như vậy, những động cơ kinh tế gắn liền với động cơ đạo đức và xã hội chính là những lý đo xác đáng để Chính phủ ta dành cho trẻ em sự ưu tiên hàng đầu và sự quan tâm đặc biệt Về thực chất: rẻ em được coi là tương lai của sự phát triển đất nước, là đội ngũ kế cận, nguồn lực quan trọng nhất đối với với sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước
1.3 NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TRẺ EM Ở ĐỘ TUỔI THIẾU NIÊN, NHI ĐỒNG HIEN NAY:
1.3.1 Môi trường kinh tế - xã hội:
Có nhiều người nhận xét rằng: trẻ em ngày nay “khôn sớm” hơn trẻ em cùng lứa tuổi ở những thời kỳ trước Người ta gọi hiện tượng phát triển nhanh về sinh lý và tâm lý của trẻ em trong giai doạn hiện nay là gia tốc phát triển
Khi chuyển sang xã hội công nghiệp hóa, trẻ em ở những nước công nghiệp đã có sự tăng trưởng nhanh cả về mặt sinh lý và tâm lý Làm một
phép đo, người ta nhận thấy rằng tuổi dậy thì ở thiếu niên (biểu hiện về
mặt sinh lý) sớm hơn so với trẻ cùng tuổi ở thập kỷ trước Trong khi đó, lao động xã hội lại đòi hỏi ở các em tri thức, kỹ năng nhiều hơn Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại, trẻ em đã có vốn hiểu biết gấp nhiều lần so với trẻ cùng tuổi thời kỳ trước Đây là một dấu hiệu mới, đồng thời là một vấn đề đặt ra với sự phát triển trẻ em của xã hội hiện đại
Gia tốc phát triển của trẻ em phụ thuộc rất lớn vào điều kiện phát
Trang 16
các vùng, các khu vực địa lý nên sự phát triển của trẻ em ở khu vực thành thị, nông thôn, vùng sâu, vùng xa có sự chênh lệch rõ rệt Trong khi trẻ em ở các thành phố được tiếp cận nhiều với sách báo, trò chơi điện tử, máy tính, internet và nhiều phương tiện thông tin mới thì trẻ em nông
thôn, nhất là vùng núi hẻo lánh có nơi không thu được sóng truyền hình hoặc chưa có điện Trẻ em ở khu vực đô thị cũng phát triển thể lực nhanh hơn trẻ em ở các khu vực khác Sự chênh lệch về hiểu biết, về phát triển thể lực cho thấy một bộ phận trẻ em Việt Nam, mà trước hết là trẻ em thành phố đã thể hiện gia tốc phát triển, trong khi đó, ở nông thôn và
những vùng còn khó khăn về kinh tế, trẻ em chưa có biểu hiện nhiều của hiện tượng này Sự phân hóa giàu nghèo, ảnh hưởng của mặt trái của cơ chế thị trường cũng phát sinh các điều kiện nuôi đưỡng và giáo dục chênh
lệch nhau rõ rệt, ảnh hưởng đến độ đồng đều trong gia tốc phát triển của
trẻ em Việt Nam
Chính điều kiện kinh tế xã hội, môi trường nuôi dạy trẻ em và đặc biệt là sự tham gia của truyền thông đại chúng trong việc tác động vào tốc độ và cường độ phát triển về nhận thức và nhân cách của trẻ em là
nguyên nhân quan trọng tạo ra sự không đồng đều của trẻ
1.3.2 Môi trường gia đình:
Gia đình là tế bào của xã hội Bố, Mẹ, Ông, Bà là những người hướng dẫn và định vị hành vi cho trẻ em từ lúc lọt lòng Không phải ngẫu nhiên mà tục ngữ nước ta có câu: Giỏ nhà ai, quai nhà nấy; Hổ phụ sinh hổ tử; con hư tại mẹ chấu hư tại bà Trong thời đại ngày nay, các phụ huynh hướng dẫn và định vị giá trị chuẩn mực cho con trẻ không chỉ bằng việc nêu gương, mà còn thông qua việc hướng dẫn cho con trẻ tiếp cận
các kênh thông tin hiện đại Trẻ em thay đổi nhận thức và hành vi nhanh
nhất bằng cơ chế bất chước Trẻ biết bắt chước từ nhỏ và có những giai
Trang 17
chước từ lời nói, việc làm, cách xử sự, cách đánh giá, thậm chí, triết lý cuộc sống của bố mẹ, thầy cô giáo, những người sống xung quanh trẻ, như: trong gia đình, với hàng xóm, đi chơi trong phố, ngoài làng, ở trường học, khi xem ti vi, nghe đài, đọc báo, tạp chí và tiếp nhận các kênh thông tin khác Các phương tiện truyền thông đại chúng, đặc biệt là các nhà báo viết cho trẻ em luôn coi trọng: Một chân dung được ca ngợi
hay lên án, một chỉ tiết được miêu tả luôn có thể là sự khởi đâu của hành
vị cho đa số công chúng trẻ em của mình, góp phần khơi gợi các hành vi từ vô thức cho đến ý thức của trẻ em Hành vi đó có thể tác động tốt đến
sự phát triển tâm lý của trẻ, cũng có thể là cơ sở cho những hướng phát triển nhận thức va tam lý sai lệch, hoặc trì ham su phát triển nhận thức và
tâm lý của trẻ em Chẳng hạn: việc cố tình sử dụng sai các từ tiếng Việt, viết sai lỗi chính tả trên một số tờ báo của tuổi thiếu niên, sử dụng tiếng lóng hoặc cách nói, cách viết đở tây, đở tầu, dở ta ảnh hưởng rất xấu đến sự phát triển ngôn ngữ, tư duy và hơn thế nữa là phong cách sống, lối sống và mục tiêu cuộc sống của trẻ em
Các tờ báo, các cuốn truyện tranh, sách cho thiếu nhi, các bộ phim,
vở kịch, các trò chơi, các đoạn phim quảng cáo trên truyền hình, toàn bộ
các kênh truyén thông đều nhằm tác động đến trẻ em, luôn chú ý khả
năng tác động đến “sự bất chước”, từ đó ảnh hưởng đa diện đến sự phát
triển nhận thức và tâm lý xã hội này của trẻ em
1.3.3 Môi trường giáo dục:
Giáo đục, bao gồm giáo duc nhà trường, giáo dục gia đình và giáo dục cộng đồng là con đường chủ đạo cho sự phát triển nhận thức và nhân cách trẻ em Hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là
truyền hình, trước hết nhằm bảo vệ quyên được hưởng nền giáo dục của
Trang 18
phương tiện tác động quan trọng, tạo ra sự phối hợp giáo dục giữa gia đình, nhà trường và xã hội, tạo hướng thống nhất, làm tăng hiệu quả của hoạt động giáo dục trẻ em
Truyền hình thu hút sự tham gia tích cực của trẻ em, là môi trường tốt nhất để trẻ em bộc lộ và phát triển tài năng, phẩm chất tốt đẹp của
mình Truyền hình có khả năng tham gia tích cực bảo vệ quyền lợi trẻ em, thúc đẩy các hoạt động “vì frẻ em”, cung cấp kiến thức nuôi dưỡng và giáo dục trẻ em trong nhà trường, gia đình và cộng đồng Tuy nhiên,
chỉ có thể thực hiện có hiệu quả điều này khi những người làm truyền
hình am hiểu đầy đủ khả năng phát triển của trẻ em, sức ép của xã hội và của người lớn với trẻ, đặc biệt là tác động nhiều mặt, của nền kinh tế thị
trường đến sự phát triển của trẻ em
Chỉ có thể làm tăng gia tốc phát triển của trẻ em khi báo chí nói
chung, truyền hình nói riêng có khả năng tập trung huy động được các
điêu kiện xã hội, điều kiện giáo dục nhằm giúp trẻ em tiếp cận, lĩnh hội
nhanh nhất, chủ động nhất kho tàng kiến thức và kinh nghiệm xã hội - lịch sử, có khả năng tự chủ và sáng tạo trong xã hội hiện đại
1.3 4 Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ em ở độ tuổi thiếu niên, nhỉ đồng 1.3.4.1 Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ em ở độ tuổi nhỉ đồng
Ở giai đoạn này, các em hình thành tính chăm chỉ, cần cù, đồng thời cảm giác tự t¡ có thể dễ dàng xuất hiện ở trẻ Tính độc lập và kiên trì, khả năng tự kiểm chế của cấc em vẫn còn non yếu Một số trẻ có những trục trặc về mặt hành vi ở các mức độ khác nhau như: chửi bới, đánh lộn, thích nói nhằm, thậm chí ăn cấp, trốn học, hoặc có một số trục trặc về
thân kinh như: sợ sệt, hối hoảng, cắn móng tay, múi tay, đái dâm Điều
Trang 19
khong thé thuc hién dugc, ti d6 trd nén ty ti, nhut nhat, thu dong trong tính cách Sự hướng dẫn, động viên các em để các em có niềm vui, tự tín trong học tập và làm các công việc vừa sức là điều mà các em cần nhất cho sự phát triển tâm lý và nhận thức củã trẻ em trong giai đoạn này
Trẻ em ở tuổi này, đã tương đối phát triển nhận thức (đặc biệt là tư
duy và ngôn ngữ nói và viết) nên đã có khả năng tiếp cận và chịu ảnh
hưởng sâu sắc từ báo chí, kể cả báo ¡n, phát thanh và truyền hình Ở các
thành phố lớn, trẻ khoảng 9-10 tuổi đã có thể tiếp cận và sử dụng Internet
với những chức năng thông thường như sử dụng thư điện tử, chơi các trò chơi trên mạng Nếu được hướng dẫn, các em có thể tham gia vào các
phương tiện truyền thông, biết nhận thức, đánh giá những vấn đề của
chính các em thông qua các tác phẩm báo chí Các con đường tác động đến sự phát triển tâm lý của trể trong giai đoạn này là: Tác động đến
hành vỉ của trẻ qua cơ chế bắt chước, tổ chức các hoạt động vui chơi và
giao tiếp, tạo mối liên hệ trẻ em - trẻ em, trẻ em - thế giới xung quanh để trẻ hình thành các kỹ năng học tập cũng như các kỹ năng cHộc sống,
đông thời vượt qua khó khăn nhất về tâm lý của độ tuổi này: đó là mâu
thuẫn giữa đòi hỏi phải có tỉnh cần cù, chăm chỉ và cẩm giác tự tí Mặt khác trẻ em ở tuổi này chịu tác động mạnh nhất của hình ảnh (ảnh trên báo, hình ảnh động trên truyền hình), đặc biệt là hình ảnh trẻ em đồng
trang lứa trên các phương tiện truyền thông đại chúng
Để phát triển nhận thức cho trẻ em ở lứa tuổi này, có thể sử dụng
đồng thời cả ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết và ngôn ngữ hình ảnh Về nội
dung của các sản phẩm báo chí, ngoài những câu chuyện dễ hiểu, có ý
nghĩa giáo dục sâu sắc, thì các vấn để khoa học thường thức, văn hoá ứng
xử cũng cần được đề cập thường xuyên, giúp cho trẻ hiểu và nhanh chóng
học được các kỹ năng cuộc sống, tìm thấy sự tự tin cho bản thân, cũng
Trang 20đến những vấn để có khái niệm trừu tượng, hoặc vượt quá khả năng tư
duy khoa học của lứa tuổi này, rất có thể làm cho các em hiểu sai bản
chất của hiện tượng, gây khó khăn cho quá trình tiếp nhận những vấn đề tương tự, làm giảm hứng thú khoa học của trẻ
1.3.4.2 Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ em ở độ tuổi thiếu niên:
Tuổi thiếu niên là thời kỳ phát triển nhanh về trí lực và thể lực, cũng
là thời kỳ có những biến đối mãnh liệt về tâm lý của mỗi con người, cũng
là thời kỳ then chốt của phát triển tâm lý Chẳng hạn, về trí nhớ, nam từ 11 -12 tuổi, nữ từ 10-11 tuổi đã chuyển một phần từ ghi nhớ máy móc sang ghi nhớ ý nghĩa Nam từ 14 - 15 tuổi, nữ 13-14 tuổi từ nhớ được ý nghĩa từng phần đã phát triển tới nhớ được theo ý nghĩa toàn bộ Về tư duy, từ tư đuy cụ thể lấy “tôi” làm trung tâm, đã phát triển tới tư duy
lôgíc, tư duy trừu tượng Khả năng phân tích, tổng hợp, suy luận và phán đoán cũng được nâng cao Do thân hình lớn vổng lên, chuyển hóa trong
cơ thể mạnh mẽ, tinh lực đồi dào, hiếu động luôn chân, luôn tay, tựa như
toàn thân chỗ nào cũng dư thừa sức lực, nhất là trong những hoạt động tranh đua, cùng với sự tự ý thức hơi quá và lòng tự tôn hừng hực, tạo nên sự bất kham, mọi trường hợp đều muốn bộc lộ nguyện vọng mãnh liệt của bản thân
Về tính tình, ở thời kỳ đầu và giữa của tuổi dậy thì, tính tình không
ổn định, rất đễ chuyển từ cực này sang cực khác Ví dụ: Khi trẻ xem một
cuốn phim có ý nghĩa, nghe một tấm gương cảm động, liễn hạ quyết tâm,
noi gương nhân vật điển hình, quyết phấn đấu để trở thành người tốt, làm
Trang 21càng nhiều và mạnh của vị thành niên với sự nhận thức chưa đẩy đủ về tính phức tạp của xã hội, cũng như chưa hiểu rõ tính hợp lý và tính khả thi trong hành vi của bản thân Vì nguyện vọng và hiện thực chưa thống nhất được, nên dẫn đến những xáo động lớn trong tính tình Nhìn chung,
dù có tính thất thường và lưỡng cực thì đặc điểm trong tính nết của tuổi
thiếu niên vẫn là: tính nết mạnh mẽ, tình cảm phong phú và nhiệt tình sôi sục
Đây cũng là thời kỳ quan trọng để phát triển cá tính Ở thời kỳ này, khả năng tự quan sát, tự đánh giá, tự thể hiện, tự đôn đốc, tự khống chế hành vi bản thân đều được tăng cường Ý thức mình đang dần thành
người lớn thể hiện rõ rệt nên tính tự giác cũng được nâng cao nhanh
chóng Lứa tuổi này, để duy trì được lòng tự trọng, trẻ cố gắng tách rời cha mẹ về mặt tâm lý Điều này không có nghĩa là chúng tách rời khỏi
ngôi nhà của cha mẹ, mà có nghĩa là chúng sẵn sàng hành động như những người lớn có trách nhiệm, rèn tính không phụ thuộc vào gia đình và người cùng lứa tuổi, muốn độc lập trong suy nghĩ
Đây là lứa tuổi có sự phát triển mạnh về tâm lý giới tính Có thể chia
tâm lý về giới tính của tuổi thiếu niên ra làm ba giai đoạn: Giai đoạn “có ý thức phân biệt người khác giới”, giai đoạn “sắp trở thành người khác
giới” và giai đoạn “mối tình đâu” Ở giai đoạn đầu tiên, những biến đổi
về sinh lý giúp cho trẻ ý thức được sự khác nhau giữa hai giới, trẻ bắt đầu có thái độ né tránh bạn khác giới, hoặc khi không né tránh được thì thẹn thùng, xấu hổ (đỏ mặt) Giai đoạn sắp trở thành người khác giới là khi thân thể đã phát triển đến mức gần như người lớn, thanh thiếu niên thích gần nhau, nảy sinh tình cảm và mến mộ nhau Ở giai đoạn này, họ thích làm đáng, thích “biểu hiện” trước bạn khác giới để mong nhận được cảm
Trang 22
gũi tình cảm, đôi bên cảm mến nhau đi vào giai đoạn tình yêu thầm kín, miên man trong một tình yêu lý tưởng giữ kín trong lòng
Đây là nhóm lứa tuổi mà báo chí và các phương tiện truyền thông đại chúng cần tiếp cận nhất, đồng thời có khả năng tác động mạnh nhất
tới sự phát triển, cũng như chiêu hướng phát triển của các em Các em dễ dàng tiếp nhận thông tin dưới nhiều dạng khác nhau; nhu cầu nhận thức, giao tiếp rất lớn; cá tính hình thành; những đòi hỏi mới về kiến thức giới tính, phương thức ứng xử trong tình bạn, tình yêu là những vấn đề thôi
thúc các em đến với báo chí và các phương tiện truyền thông đại chúng
Báo chí có thể căn cứ vào những nhu cầu và đặc điểm nổi bật này để có những tác phẩm, sản phẩm với nội dung và yêu cầu phù hợp
Tuy nhiên, đây cũng là những nhóm “để tài” mang tính nhạy cảm cao, trong đó, ranh giới giữa “cái lợi” và “cái hại” cũng rất mỏng manh Các ấn phẩm báo chí hướng vào nhóm công chúng này cũng cần phân tích chiều sâu, chú trọng sự phát triển các vấn đề tâm lý giới tính và định hướng nghề nghiệp Các phương thức tác động vào sự phát triển nhân
cách của các em có thể được kết hợp, với cường độ cao Chẳng hạn: cung
cấp tri thức, kinh nghiệm xã hội - lịch sử; tổ chức các hoạt động giao lưu trực tiếp và gián tiếp qua các phương tiện truyền thông đại chúng nói chung và từng chuyên trang, chuyên mục nói riêng; sử dụng có kết quả
phương pháp “sự tham gia của trẻ em”, tác động trực tiếp đến hành vi bắt
chước thông qua các “thần tượng” Các phương thức tác động này có thể sử dụng kết hợp linh hoạt trong một sản phẩm báo chí, với cường độ khác
nhau đều cho kết quả tích cực trong nhận thức và hành vi của nhóm tuổi
Trang 23vật không lựa chọn (Ví dụ Hoàn Châu Cách Cách; hoặc một số diễn viên nước ngồi khơng có những nét nhân cách nổi bật); hoặc việc làm dụng tiếng Anh trên các tờ báo, tạp chí tạo ra các “hội chứng” mang tính chất tiêu cực, ảnh hưởng không tốt đến việc hình thành những định hướng giá
trị tích cực của tuổi thiếu niên
Ngoài ra nhóm tuổi này có khả năng trong việc tham gia vào hoạt động
sáng tao tác phẩm, xây đựng và đánh giá khá sâu sắc, khách quan về các sản
phẩm báo chí Các nhà báo, các nhà quản lý báo chí lĩnh vực trẻ em cũng nên trân trọng những sáng tấc và những ý kiến củãä các em, có như vậy mới tạo ra những sản phẩm báo chí phù hợp và cần thiết nhất cho các em
1.4 CHiNH SACH CUA DANG VÀ NHÀ NƯỚC VỀ TRẺ EM Ở ĐỘ TUỔI THIẾU NIÊN, NHI ĐỒNG:
Ngày 20 tháng 02 năm 1990, Việt Nam phê chuẩn Công ước Quốc tế
về Quyền trẻ em mà không bảo lưu một điều khoản nào Tháng 9 năm
1992, Chính phủ Việt Nam đã hoàn chỉnh báo cáo 2 năm thực hiện Công ước giai đoạn 1990-1992 Báo cáo này đã chỉ rõ: Mặc dù còn nhiều khó khăn về kinh tế - xã hội, Việt Nam vẫn quyết tâm thực hiện cam kết mạnh mế của mình trong việc thực hiện Công ước, từng bước dua cdc noi dung
cơ bản của Công ước vào chiến lược phát triển kinh tế xã hội và làm hài
hồ giữa Cơng ước và Luật pháp Quốc gia
Công tác tuyên truyền và giáo dục về nội dung Công ước đã được
tiến hành rộng rãi trong cả nước Bộ máy làm công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em (CSTE) đã được thiết lập, dần dần được củng cố và kiện toàn Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em 1991-2000 được xây dựng và thông qua vào năm 1991 với những nhiệm vụ và mục tiêu cụ thể Chương trình này cũng quy định rõ trách nhiệm của các Bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, các địa phương trong việc bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việc quản
Trang 24
Sau khi xem xét Báo cáo của Việt Nam, Uỷ ban Quyền trẻ em của
LHQ đã đánh giá cao tính thẳng thắn và cởi mở mà Việt Nam đã thể hiện trong Báo cáo, về những cố gắng của Chính phủ Việt Nam nhằm đảm bảo thực hiện các điều khoản của Công ước Uỷ ban Quyền trẻ em
của Liên hợp quốc cũng khuyến nghị Chính phủ Việt Nam cần có một số bước đi nhằm tăng cường thực hiện Công ước Những khuyến nghị đó
đã được Việt Nam nghiêm túc xem xét trong quá trình sửa đổi, bổ sung
chính sách và luật pháp có liên quan đến trẻ em
Thực hiện chiến lược chăm lo cho con người từ tuổi ấu thơ, Đảng
Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều chủ
trương, chính sách và văn bản pháp luật liên quan đến trẻ em, luôn ưu
tiên thực hiện chương trình, kế hoạch vì trẻ em, đặc biệt là những chương trình động viên toàn xã hội tham gia bảo vệ và chăm sóc giáo dục trẻ em Năm 1994, Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã ban hành
Chỉ thị 38/CT-TW về tăng cường công tác bảo vệ và chăm sóc giáo duc trẻ em Năm 1997, các địa phương đã tiến hành Hội nghị kiểm điểm đánh
giá 3 năm thực hiện chỉ thị này Tại Hội nghị này ở Trung ương (tháng 7 năm 1998) Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Lê Khả Phiêu, Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Gia Khiêm đã đến dự và phát biểu định hướng cho công tác bảo vệ và chăm sóc giáo dục trẻ em trong giai đoạn tới theo tỉnh thần luật pháp quốc gia và Công ước Năm 1998, Bộ Chính
trị đã ban hành Thông tư 04/TT/TW về tăng cường lãnh đạo công tác bảo
vệ và chăm sóc giáo dục trẻ em
Trang 25
hoạch hành động của mình Kế hoạch hành động vì trẻ em 1991 - 2000 của UBND các cấp đều được HĐND cung cấp thông qua và là một bộ phận của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương Việc phân cấp quản lý chương trình này đã tạo điều kiện cho các địa phương chủ động trong việc lập và thực hiện kế hoạch của mình, điều phối các nguồn lực (Trung ương hỗ trợ, của địa phương, quốc tế hỗ trợ) nhằm thực hiện có hiệu quả các mục tiêu vì trẻ em tại các địa phương Việc phân cấp quản lý chương trình này cũng góp phần làm đơn giản quá trình theo dõi, đánh giá thực hiện luật quốc gia cũng như Công ước
Để hỗ trợ thực hiện các mục tiêu vì trẻ em của Chương trình hành
động quốc gia vì trẻ em 1991 - 2000, Chính phủ đã triển khai 8 Chương trình mục tiêu quốc gia (Xóa đói giảm nghèo 1998-2000, Dân số và KHHGPĐ, Thanh toán một số bệnh xã hội và bệnh dịch nguy hiểm, Phòng chống HIV/AIDS, Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, Xây dựng lực lượng vận động viên tài năng quốc gia và xây dựng các trung tâm thể thao trọng điểm Giải quyết việc làm đến năm 2000, Phòng chống tội phạm) và các chương trình khác
Để nâng cao đời sống vậi chất và tinh thần cho đồng bào các dân tộc
thiểu số, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách phát triển kinh tế - xã
hội như: ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; quy hoạch, sắp xếp lại dân cư gắn liền với phát triển sản xuất; cung cấp các dịch vụ cơ bản về xã
hội (giáo dục, y tế ); đào tạo, bồi đưỡng cán bộ Các chính sách ưu tiên đối với những gia đình có công, đồng bào dân tộc thiểu số, người nghèo, các đối tượng chịu thiệt thời (trong đó có trẻ mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em tàn tật) đã thực sự tác động tới các đối tượng trẻ em cần được giúp đỡ và bảo vệ Chương trình Dân số và KHHGĐ, chương trình tiêm chủng
Trang 26mẹ và trẻ em Chương trình phòng, chống Ma tuý và Chương trình phòng,
chống tội phạm đã và đang được tập trung triển khai ở các vùng trọng điểm Hiện nay, để tăng cường công tác bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc
biệt Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình hành động Bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt 1999-2002 Chương trình này sẽ phối hợp với các chương trình mục tiêu quốc gia khác và huy động các nguồn lực để tăng cường bảo vệ trẻ em, đặc biệt là: trẻ em lang thang, trẻ em nghiện hút, trẻ em bị xâm hại tình dục, trẻ em bị lạm dụng súc lao động, trẻ em vỉ phạm pháp luật
Năm 1994, Chính phủ ban hành Nghị định số 118/CP về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Uỷ ban Bảo vệ và chăm sóc giáo dục trẻ em Uỷ ban là cơ quan thuộc Chính phủ, có chức năng giúp Chính phủ quản lý Nhà nước về bảo vệ và chăm sóc giáo dục trẻ em,
hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, giám sát và tổ chức sự phối hợp của các cơ quan, Chính phủ, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và tổ chức kinh tế có liên quan để thực hiện các nhiệm vụ về bảo vệ và chăm sóc
giáo dục trẻ em Một Bộ trưởng - Đại biểu Quốc hội là Chủ nhiệm Uỷ ban Uỷ ban hiện có 24 thành viên, Chánh thanh tra Bảo vệ và Chăm sóc
trẻ em do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm
Trang 27em Việt Nam đã tạo nên sự phối hợp đồng bộ trong việc kiến nghị Nhà nước ban hành những văn bản luật pháp
Chính sách liên quan đến trẻ em Năm 2002, Uỷ ban Bảo vệ và
Chăm sóc trẻ em sát nhập với Uỷ ban Dân số và Kế hoạch hóa Gia đình thành Uỷ ban Dân số Gia đình và trẻ em
Hệ thống thanh tra bảo vệ và chăm sóc trẻ em đã và đang tiếp tục được kiện toàn Nhằm hỗ trợ cho công tác theo dõi, giám sát đánh giá việc thực hiện Công ước và Luật Bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam Tổng cục Thống kê đã phối hợp với UNICEE nghiên cứu xây dựng cơ sở
dữ liệu về trẻ em - Bộ chỉ số quyền trẻ em (gồm 84 chỉ số) và xây dựng
khung chiến lược theo dõi, giám sát việc thực hiện Công ước và Luật quốc gia Hàng ngàn cán bộ làm công tác Dân số - Gia đình và Trẻ em Ù các cấp đã được tập huấn về kỹ năng xây dựng kế hoạch và theo dõi giám sát này
Việc hình thành cơ quan chuyên trách về công tác dân số gia đình và
trẻ em đã thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước đối với
công tác bảo vệ và chăm sóc giáo dục trẻ em
Tuy nhiên, còn những bất cập giữa chức năng, nhiệm vụ bảo vệ và chăm sóc và giáo dục trẻ em của các cơ quan làm công tác này và năng lực quản lý, theo dõi, giám sát, đánh giá việc thực hiện Luật pháp Quốc gia và Công ước Ngoài ra, còn nhiều khó khăn trong việc cập nhật số liệu liên quan đến trẻ em, cũng như đảm bảo tính chính xác của những số liệu này 1.5 VTV ĐỐI VỚI NHIỆM VỤ GIÁO DỤC TRẺ EM Ở ĐỘ TUỔI THIẾU NIÊN, NHI ĐỒNG: 1.5.1 Vai trò của VTY trong việc giáo dục trẻ em ở độ tuổi thiếu niên, nhi đồng
Trang 28
hình là một phương tiện thông tin đại chúng nhanh nhạy, sinh động, hiệu
quả trong việc tuyên truyền, giới thiệu các trí thức văn hoá mang tính toàn diện, nâng cao trình độ hiểu biết, đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi giải trí của mọi người Ngày nay, cùng với sự phát triển của các phương tiện, kỹ
thuật truyền hình thì những hoạt động giáo đục trên truyền hình cũng trở
lên thuận tiện, đa dạng, phong phú Mặt khác, cùng với sự phát triển rất nhanh của nên kinh tế tri thức trong thời đại thông tin đòi hỏi phải được
thong tin đẩy đủ, đa chiều, cập nhật Xã hội phát triển, kinh tế phát triển cũng đòi hỏi con người phải làm việc nhiều hơn, cường độ cao hơn, quỹ
thời gian ít hơn thì việc giáo dục qua truyền hình cũng là một giải pháp rất thiết thực, hiệu quả, hợp lý
Trong suốt quá trình lịch sử hình thành và phát triển của Đài truyền hình Việt Nam thì nhiệm vụ giáo dục luôn được quan tâm Ngày
7/09/1970, tại phòng thu lớn ở 58 Quán Sứ, Hà Nội đã diễn ra buổi phát sóng truyên hình đầu tiên của Đài truyền hình Việt Nam Ngày
18/05/1971 Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã ký nghị định 91CP ghi rõ
"Thành lập ban vô tuyến truyền hình thuộc Đài Tiếng nói Việt Nam"
Chính ban biên tập này là tiền thân của Đài truyền hình Việt Nam ngày nay Trong ban vô tuyến truyền hình cũng được thành lập một tổ Khoa giáo Tổ Khoa giáo ngày xưa trở thành Ban Khoa giáo ngày nay Đến
tháng 6/1976, Ban Vô tuyến truyền hình chuyển về làm việc chính thức
tại trung tâm Giảng Võ Từ 16/6/1976 chương trình truyền hình Việt Nam chấm dứt thời kỳ phát thử nghiệm, chính thức phát sóng hàng ngày, mỗi ngày 3 giờ vào buổi tuối Ngày 18/6/1976, Hội đồng Bộ trưởng ra Nghị
định 164/CP thành lập Uỷ ban phát thanh và truyền hình Việt Nam, đồng thời quyết định tách Ban vô tuyến truyền hình khỏi Đài Tiếng nói Việt Nam, chuyển thành Đài Truyền hình Trung ương Tháng 9/1978, Truyền
Trang 29
năm 1983, các chương trình truyền hình bất đầu có sự chuẩn bị ghi vào băng rồi mới phát sóng, chấm dứt thời kỳ phát trực tiếp Đến cuối năm 1985, Phòng Khoa giáo được thành lập và trở thành phòng độc lập trực
thuộc Uỷ ban Phát thanh và Truyền hình Ngày 30/4/1987 Nghị định 72
của HĐBT quyết định Đài mang tên Đài Truyền hình Việt Nam
Thời gian đầu, chương trình Khoa giáo được phát trong các chương trình thời sự Hình hiệu ban đầu là quả Rôbích, sau đến các chuyên mục như khoa học kỹ thuật, khoa học xã hội, dân số sức khoẻ, dạy ngoại ngữ Những chương trình ban đầu còn đơn giản, thô sơ, chưa có mục tiêu, định
hướng rõ ràng, các vấn đề thể hiện vẫn còn đơn lẻ, chưa có hệ thống
chương trình thành từng đối tượng khán giả riêng Nội dung và ý nghĩa còn thể hiện sự tự phát, thiếu tính đa dạng, sinh động Điều kiện máy móc, thiết bị còn lạc hậu, đội ngũ cán bộ kỹ thuật chưa được đào tạo có bài bản Tuy nhiên, chương trình Khoa giáo cũng để lại những ấn tượng tốt đẹp, những giây phút bổ ích trong tâm trí khán giả Nhiều chương trình đã thu hút được nhiều khán giả yêu thích như chương trình "Những bông hoa nhớ" với những bộ phim hoạt hình, tiết mục: Ca - Múa - Nhạc vui nhện
Sự phát triển của xã hội về mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội văn hoá,
khoa học cũng đòi hỏi con người phải trang bị cho mình những tri thức
tổng hợp để có thể tồn tại, hoạt động, làm việc cùng với xã hội Chính từ
Trang 30
Đầu tư cho thiếu niên, nhi đồng chính là sự đón đầu bắt kịp, vượt
qua các khu vực và thế giới Vì thế truyền hình luôn dành cho đối tượng thiếu niên, nhi đồng sự quan tâm ưu đãi Những nhu cầu, tình cảm,
nguyện vọng của thiếu niên, nhi đồng luôn là mục đích của truyền hình
Những chương trình không thể đừng ở việc tạo cho các em một sân chơi giải trí mà qua đó tác động tới suy nghĩ, tình cảm của các em Giúp các
em có thể nhận thức được đúng - sai, tốt - xấu, hướng cho các hoạt động
của thiếu niên, nhi đồng tới chuẩn mực xã hội hướng thiện Đó chính là sự định hình hay hình thành một nhân cách, mục tiêu, lý tưởng sống đúng
đấn, ý nghĩa trong cuộc sống
Từ một đòi hỏi mang tính cấp thiết của thời đại thể hiện sự khởi đầu
cho một chiến lược lâu đài, mục tiêu giáo dục tuyên truyền trên truyền hình cũng cần thể hiện khoa học, có hệ thống mang tính chuyên sâu hơn, đòi hỏi những người làm truyền hình có sự phối hợp hài hoà, nhuần nhuyễn giữa giáo dục và giải trí Chương trình thể hiện tốt các nội dung giáo đục nhưng không nhàm chán, đơn điệu, giáo huấn Đối tượng thiếu
niên, nhi đồng cần được quan tâm hàng đầu Những chương trình cho thiếu niên, nhi đồng phải phù hợp với khả năng nhận thức của các em
Chương trình VTV2 được ra đời chính là đáp ứng nhu cầu đó
VTV2 ra đời với nội dung cơ bản về khoa học giáo dục tạo riêng các chuyên mục, tập trung vào các mảng đề tài nóng bỏng, tạo những mảng
dé tài mang tính ổn định, phổ biến kiến thức Chương trình VTV2 có định
Trang 31được hợp lý với mục tiêu bao trùm là phục vụ nhu cầu đa dạng của đông đảo khán giả và thu hút sự chú ý của nhóm khán giả mục tiêu Yêu cầu đặt ra là phải tăng cường thu nhận các thông tin phản hồi từ phía người
xem truyền hình qua các cuộc điều tra xã hội học và những thông tin
phản hồi khác từ phía các chuyên gia có tâm huyết với truyền hình
Những đóng góp, những cố gắng của những người làm truyền hình của các nhà sư phạm trong thời gian qua là hết sức to lớn với cộng đồng, được thể hiện qua các chương trình truyền hình giáo dục Các chương
trình này không chỉ gia tăng về mặt số lượng mà chất lượng của chúng
không ngừng đổi mới và nâng cao một cách rõ rệt, những chương trình day học qua truyền hình luôn bám sát chương trình khung của Bộ Giáo dục - Đào tạo, thể hiện bằng các phương tiện đạy học hiện đại và hấp dẫn học sinh Các chương trình bổ trợ kiến thức được thiết kế sinh động, dễ
hiểu được khán giả cảm thụ, có rất nhiều người với nhiều độ tuổi khác
nhau cùng theo đối trong cùng một lúc trên các vòng miễn khác nhau trên phạm vi toàn quốc, cũng như trên thế giới
1.5.2 Vai trò của VTV2 trong việc giáo dục trẻ em ở độ tuổi thiếu niên, nhỉ đồng:
Từ năm 1990 đến năm 1995 Đài Truyền hình Việt Nam bao gồm 3
kênh bộ phận VTVI, VTV2, VTV3 độc lập Lúc này Ban Khoa giáo cũng
có sự phát triển cả về lượng và chất Thay vì phát sóng 15 phút/ tuân như
trước đây, chương trình đã tăng lên 20 phút/ chương trình, số giờ phát sóng tăng từ 1,5 giờ/ ngày lên 2 giờ/ ngày rồi lên 3 giờ/ ngày Khi VTV3 tách thành kênh độc lập thì VTV1 và VTV2 phát chung: VTV1 phát từ 5
giờ - 10 giờ, VTV2 phát từ 10 giờ - 17 giờ, sau 17 giờ thì chỉ phủ sóng ở
Hà Nội và các vùng lân cận Chính vào thời điểm này, chương trình VTV2 có sự phát triển mạnh mẽ cả về nội dung và hình thức Nội dung
Trang 32
sống xã hội Các Tiểu ban được thành lập như: Tiểu ban Khoa học tự nhiên, Tiểu ban Khoa học xã hội, Tiểu ban Dân số và sức khoẻ Cùng với xu hướng đó thì đối tượng khán giả là thiếu niên, nhi đồng được lưu ý
quan tâm và bắt đầu hình thành, nhữag chuyên mục có nội dung ý nghĩa phù hợp với tâm sinh lý của các em được định hướng một cách có ý thức, có chủ định
Ngày 30/4/2001, VTV2 tự tách kênh thử nghiệm qua vệ tinh MeaSat-I Đây là sự kiện mang tính bước ngoặt, nó đánh dấu mốc VTV2 chính thức trở thành một kênh riêng độc lập và phát triển song song cùng với VTVI và VTV3 Ngày nay, với đội ngũ khoảng 140 cán bộ và nhân viên, VTV2 đã phát sóng từ 10 đến 24 giờ/ một ngày
Với đội ngõ nhân sự gồm: I Trưởng ban, 2 Phó ban, có 14 phòng phụ trách từng mảng riêng, trong đó có các Tiểu ban: Nhà trường, Ngoại ngữ và Khai thác, Thiếu nhi là những bộ phận chủ yếu trực tiếp sản xuất, biên tập chương trình cho các em Trong ban VTV2 có 05 cần bộ có trình độ trên đại học, đội ngũ phóng viên, biên tập viên đều đạt trình độ đại học Có khoảng 30 người trực tiếp làm chương trình cho thiếu niên, nhi đồng là người của Ban Ngoài ra còn có một số lượng cộng tác viên lớn là khách mời, chuyên viên, thầy giáo giảng dạy trực tiếp trên truyền hình
Với đội ngũ nhân lực đó cho thấy VTV2: hoàn toàn đủ năng lực để làm những chương trình phục vụ mọi đối tượng khán giả nói chung và
thiếu niên, nhỉ đồng nói riêng Điều này được chúng minh bằng chính
quá trình phát sóng trong thời gian qua
Các chương trình truyền hình được sản xuất và phát sóng trên kênh
Trang 33
dục Nét riêng mà VTV2 dem lại cho người xem là thông tin giáo dục trực tiếp có tính thời sự, được hình thành với mục tiêu phổ biến kiến thức, xây dựng ý thức giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống dân tộc, tìm hiểu những tỉnh hoa văn hoá nhân loại, gốp phần xây dựng và gìn giữ
những chuẩn mực đạo đức, thẩm mỹ trong xã hội
Cho đến nay các chương trình truyền hình mang đặc trưng giáo dục đành cho thiếu niên, nhi đồng được sản xuất ở một số nhóm chuyên mục do các Tiểu ban sản xuất đảm nhiệm: đó là Tiểu ban Thiếu nhi, Tiểu ban
Nhà trường, Tiểu ban Ngoại ngữ
Chương trình của Tiểu ban Nhà trường: bao gồm các bài giảng kiến thức văn hoá cho các cấp, bậc học từ phổ thông tới đại học thường được thực hiện theo các hệ thống kiến thức để người xem có thể tự học Chương trình Nhà trường được sản xuất và phát sóng từ năm 1996, gồm chương trình như "Ơn tập văn hố" do một nhóm các biên tập viên đảm nhiệm và được ghi hình tại trường quay (Studio) của Đài Truyền hình
Việt Nam Lúc đầu, chương trình tập trung vào các môn: Toán học, Vật
lý, Hoá học, Văn học, Lịch sử, Địa lý, Sinh vật, trong đó tập trung vào 2 môn cơ bản là Toán học và Văn học
Các chương trình Nhà trường thường có thời lượng là 30 phút với tân xuất 6 buổi/tuần trên sóng VTV2 Các môn học được phân chia theo các mật độ phát sóng khác nhau trong ngày và trong tuần
Hình thức giảng dạy:
Thầy giáo, bảng đen, phấn trắng, có học sinh tham dự tại trường quay và được ghi hình, phát sóng theo seri chương trình của từng môn học, sau khi đã được dựng và giới thiệu chương trình qua công tác hậu kỳ
Trang 34
sinh ở các cấp học, ở các vùng khác nhau, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo
Từ tháng 2/2001, Tiểu ban Nhà trường bắt đầu sản xuất chương trình với hình thức thể hiện mới, có thêm nhiều minh hoạ nhờ kỹ thuật đồ hoạ vi tính Cùng với việc ghi hình và phát sóng các môn học của lớp 12, vào
thứ bảy hàng tuần có một chương trình truyền hình trực tiếp về chương
trình "Ơn tập văn hố lớp 12" và "Ôn thi đại học” Chương trình này còn có sự giao lưu giữa giáo viên và học sinh qua màn ảnh truyền hình và đường điện thoại nóng được đặt tại Studio Với hình thức này, giáo viên có thể nhận được câu hỏi của học sinh từ khấp mọi miền đất nước, gọi về nhờ giải đáp trực tuyến, làm cho chương trình thêm sôi động và đáp ứng
được phần nào nhu cầu về kiến thức ngày càng tăng của học sinh trong
một thời lượng phù hợp là 60 phút/ buổi Để thực hiện chương trình này,
kíp sản xuất cần phải có kịch bản chỉ tiết, có nhiều người tham gia để
khớp nối bài giảng một cách hợp lý và sự phối hợp nhịp nhàng giữa giáo
viên và học sinh theo dõi bài giảng trên truyền hình
Trong chương trình "Ôn thi đại học", các chương trình được chia ra sản xuất theo các khối A, B, C, D để phục vụ cho các học sinh ôn thi từng khối
Bắt đầu từ tháng 7/2003, Ban Khoa giáo - Đài Truyền hình Việt Nam đã tiến hành sản xuất chương trình ôn tập các môn học lớp 9 dành cho
đối tượng ôn thi tốt nghiệp trung học cơ sở để vào trung học phổ thông, với tần xuất 4-6 buổi/ tuần
Ngoài các chương trình ơn tập văn hố, Tiểu ban Nhà trường còn bao gồm các chương trình bổ trợ kiến thức cho giáo viên, học sinh như:
- Chương trình chuẩn hoá giáo viên tiểu học
- Chương trình giáo dục mầm non - Chương trình quản trị kinh doanh
Trang 35- Chuong trinh gido duc céng dan
- Chuong trinh béi duGng kién thitc gido vién
Chương trình dạy Ngoại ngữ và Khai thác: Bao gồm các bài giảng tiếng nước ngoài như: Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản Lúc đầu, các chương irình đạy ngoại ngữ được xây dựng trên cơ sở các giáo trình dạy ngoại ngữ của các trường học Giáo viên đạy ngoại ngữ và hướng dẫn học sinh theo thứ tự và yêu cầu của chương trình Do vậy, việc cảm thụ kiến thức của học sinh còn hạn chế, hình thức thể hiện khô khan, không sinh động và ở một góc độ nào đó còn kém tác dụng vì chương trình không phát huy được thế mạnh của công cụ truyền hình Vào những năm gần đây, chương trình dạy ngoại ngữ được sản xuất chuyên nghiệp hơn vì dựa vào nguồn kịch bản của nước ngoài, phù hợp với các chương trình
truyền hình giáo dục, do đó hiệu quả của bài giảng rất cao Hình thức thể
hiện đa dạng, phong phú qua các đoạn phim và minh hoạ, với kỹ xảo đồ hoạ vi tính, hấp dẫn người xem Qua các chương trình dạy ngoại ngữ, người xem có thể tự học và nâng cao kiến thức về ngôn ngữ, phong tục
tập quán, lối sống của các dân tộc trên thế giới
Các chương trình Khai thác từ nước ngoài: như Khám phá thế
giới, Thế giới động vật đã góp phần rất lớn cho người xem mở rộng tầm hiểu biết toàn điện hơn về thế giới xung quanh để mỗi người không
bỡ ngỡ khi tiếp cận với khu vực và quốc tế
Trang 36Đây là những chương trình có đối tượng tuyên truyền là thiếu niên,
nhi đồng rõ ràng nhất Trước năm 1993, nội dung tuyên truyền đi theo hai hướng: Văn nghệ (ca múa nhạc thiếu nhi) và giáo dục (phản ánh về
phong trào hoạt động đội, gương người tốt việc tốt, tuyên truyền về lịch
sử ) Từ năm 1994 tính giáo dục trong nội dung tuyên truyền đã tăng lên rõ rệt Từ năm 1997 các chương trình đã mang đậm kiến thức giáo dục, kiến thức khoa học Từ thời gian này xuất hiện một số sân chơi tiêu
biểu như: Kính vạn hoa, Thi hát dân ca Việt Nam Năm 2005, lần
đầu tiên Tiểu ban Thiếu nhi kết hợp với Báo Thiếu niên Tiên Phong cho
ra mắt khán giả nhỏ tuổi sân chơi: 59 bài hát thiếu nhỉ hay nhất thế kỷ XX và chương trình Bài hát thiếu nhi theo yêu cầu Máng sân khấu
cũng sản xuất mới chương trình rối Dé mèn phiêu lưu ký phỏng theo tác
phẩm cùng iên của nhà văn Tơ Hồi
Lãnh đạo cũng như đội ngũ biên tập viên đã rất chú ý đến tâm lý đối tượng tiếp nhận thông tin trong quá trình sản xuất chương trình Các chương trình được cải tiến nhiều hơn, thu hút khán giả nhiều lên Nội dung giáo dục đã thực sự cần thiết, tác động tích cực tới đời sống tâm lý, đạo đức, lối sống, thẩm mỹ, trình độ kiến thức Các chương trình Ca -
Múa - Nhạc, sân chơi, sân khấu với những bài hát dân ca, đồng dao, điệu
nhạc, những bài hát sáng tác mới, hay những tiểu phẩm vở kịch đều được các em rất yêu thích Những tác phẩm này đã mang lại cho tâm hồn trẻ thơ tình yêu thương con người, niềm tự hào dân tộc và sự cảm thụ Âm nhạc - Văn học sâu sắc Nó giúp các em có một lối sống lành mạnh, qua đó hoàn thiện nhân cách, khả năng tư duy để các em trở thành người có ích cho xã hội
Trang 37
vượt khó giúp các em có cái nhìn tốt đẹp vào cuộc sống, tin tưởng 6 cuộc sống là động lực để các em phấn đấu, vươn lên trong học tập cũng như trong cuộc sống
Tóm lại, với đặc trưng riêng, VTV2 trong thời gian qua đã có những bước cải tiến mang tính bước ngoặt, có hiệu quả về cả nội dung và hình thức đối với các chương trình nói chung và chương trình giáo đục thiếu
niên, nhi đồng nói riêng Đây thực sự là một kênh truyền thông sinh động
và bổ ích đối với các em Cùng với các hình thức giáo dục khác, VTV2 đã và đang cố gắng hoàn thiện hơn, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao
của khán giả Sự tồn tại vững vàng của VTV2 bên cạnh VTVI và VTV3 không những cho thấy tính đúng đắn của định hướng phát triển kênh
Trang 38CHƯƠNG 2
THUC TRANG VAN ĐỀ GIÁO DỤC TRẺ EM Ở TUỔI THIẾU NIÊN NHI DONG TREN VTV2 - DAL TRUYEN HINH VIET NAM 2.1 NOI DUNG PHAN ANH:
Giáo dục là hoạt động chuyển tải những tri thức, kinh nghiệm về mọi mặt đời sống xã hội Từ khi con người mới sinh ra đã được học: học nói, học đứng, học đi Trong suốt quá trình trưởng thành và phát triển thì con người luôn luôn phải học hỏi mọi người, mọi nơi, mọi hình thức Người xưa có cau “hoc ăn học nói, học gói học mở” Những điều đơn
giản nhất cũng đều phải học Sự phát triển về khoa học công nghệ, sự tiến
bộ mọi mặt đời sống xã hội cũng đòi hỏi con người phải trang bị cho mình những tri thức đầy đủ hơn, đa đạng hơn và cũng phức tạp hơn Một
con người để phát triển một cách toàn diện thì cần có việc giáo dục, định hướng một nhân cách, nhân phẩm con người (tri thức mang tính xã hội) và tri thức về khoa học kỹ thuật công nghệ (những tri thức về quy luật tự
nhiên) Với những nhu cầu bức thiết đó thì sự phát triển các loại giáo đục
đa đạng, nhiều hình thức là một hướng phát triển tất yếu
Ngồi mơi trường giáo dục chính thống ở các nhà trường đào tạo
chính quy phổ thông, đại học do Nhà nước tổ chức, thì sự phát triển đa
dạng như: học tại chức (hệ vừa học vừa làm), trường bán công, dân lập, đào tạo từ xa, các trung tâm giáo dục dạy nghề làm cho môi trường giáo dục thêm đa dạng và phong phú Còn nếu xét ở phương pháp giáo dục thì
chia làm 2 loại: Giáo dục trực tiếp và giáo dục gián tiếp
* Giáo dục trực tiếp là hoạt động giáo dục được thực hiện ở các
nhà trường, tại các địa điểm được tổ chức với đầy đủ cơ sở vật lực nhân
Trang 39
* Giáo dục gián tiếp là những hoạt động mang ý nghĩa giáo dục trên VTV2 Những hoạt động đó không được thực hiện ở những trường học cơ sở được Nhà nước công nhận Mỗi một hành động khi được thực hiện có sự chứng kiến của một người thứ 2 thì bản thân nó đã mang ý nghĩa giáo dục Một hành động được thực hiện với một mục đích nhất định về giá trị vật chất hoặc gía trị phi vật chất Giá trị đó theo một chuẩn mực xã hội mà mọi người đã thừa nhận thì người tham gia chứng kiến chuẩn mực đó cũng thừa nhận dù dưới góc độ tích cực hay tiêu cực Người chứng kiến ghi nhớ quá trình va giá trị đó Đó là quá trình giáo dục
Hình thức giáo dục gián tiếp có rất nhiều ảnh hưởng tới đời sống xã
hội Nếu so sánh giáo dục trực tiếp với giáo dục giấn tiếp nhìn từ thời lượng, thì với một học sinh chỉ học ở trường từ 4-6h/ngày là giáo dục trực tiếp, thời gian còn lại các em chịu tác động thông qua hình thức giáo dục gián tiếp ở môi trường xung quanh, từ gia đình đến xã hội
Dù là giáo dục gián tiếp nhưng vẫn luôn hướng tới những chuẩn mực tri thức xã hội Chính vì vậy giáo dục gián tiếp là việc giúp cho trẻ trở thành một con người có nhân cách đạo đức, tri thức trên mọi phương diện
2.1.1 Giáo dục đạo đức, lối sống:
Đạo đức lối sống là phạm trò của nhân cách Đó là những giá trị thể hiện và đi suốt cuộc đời con người Nó được thể hiện từ những hoạt động thường ngày như ăn, mặc, nói năng đến những công việc quyết định vận mệnh, cuộc sống cả một đời người như lấy vợ, lấy chồng, công việc sự
nghiệp Song, đối với lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng, báo chí phản ánh về giáo dục thế nào để trẻ có thể hiểu được và thực hiện theo, bởi thiếu niên,
Trang 40
Đạo đức gồm hệ thống các tính cách, quan điểm hành động, lời nói, ăn mặc nhưng chỉ cần hướng cho trẻ hiểu đạo đức là những thứ rất gần gũi hàng ngày thường thể hiện như: thế nào là tình bạn tốt, thế nào là tình
bạn xấu? ứng xử với mọi người, với bố mẹ, ông bà, thầy cô
những người trên mình như thế nào?
Không cần phải lý luận giải thích mà các tác phẩm báo chí được phát sóng trên VTV2 đều nhằm tới mục đích làm cho trẻ tự ý thức, biết phân biệt cái tốt và cái xấu Bất đầu từ tiếng “đ¿, váng” khi nói chuyện
với bể trên, biết nghe lời cha mẹ, luôn trung thực, có lỗi biết nhận lỗi,
biết yêu thương quý trọng mọi người
Phản ánh về đạo đức của thiếu niên, nhi đồng mỗi phóng viên của VTV2 đều lấy 5 điều Bác Hồ dạy làm kim chỉ nam cho mỗi tác phẩm của mình
“1 Yêu tổ quốc, yêu đồng bào
2 Học tập tốt, lao động tốt
3 Đoàn kết tốt, ký luật tốt
4 Giữ gìn vệ sinh thật tốt
5 Khiêm tốn, thật thà, đũng cảm.”
Bác dạy thiếu niên, nhi đồng từ những việc đơn giản nhất là giữ gìn
vệ sinh riêng và chung, đến những công việc hàng ngày, học tập đạo đức nhân cách theo suốt cuộc đời con người “khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”
Những tình yêu (đạo đức) thiêng liêng, cao cả, vi đại như “yêu tổ quốc, yên đồng bào, đoàn kết tốt” được bắt đầu từ những tình yêu đối với người