| cia te BỘ GIÁO ĐỤC VÀ ĐÀO TẠO — HỌC VIÊN CHÍNH TRỊ QUỐC GIÁ HỒ CHÍ MÌNH HỌC VIÊN BÁO CHÍ VÀ TUYẾN TRUYỂN LÝ THỊ THỦ HUYỆN
TUYẾN TRUYỀN LIỀ BÌNH ĐĂNG GIỚI TR0NG CHUYÊN MỤC PHÙ MỮ VÀ GUỘG SỐNG TRÊN
Trang 2ee Ệ + BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO _ HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HOC VIEN BAO CHi VA TUYEN TRUYEN UY TH] THU HUYEN
TUYEN TRUYEN VE BINH DANG GIGI TRONG
CHUYEN MUC PHU NU VOI CUdC SONG TREN
SONG BA! TRUYEN HINH VIET NAM (Khảo sát từ tháng 1/2004 đến tháng 4/2006) Chuyên ngành: Báo chí học Mã số: 60.32.01
LUAN VAN THAC SI TRUYEN THONG DAI CHUNG
Trang 3MUC LUC
MOO AU 1
ID oi iirrraaiỈỔẲẢẲ 1
2 Tinh hinh nghién cttu dé tab cece ceteesseesscecensetetenecessssersrecstenss 2 3 Mục đích, nhiém vu pham vi nghién CỨU 72255555 sa 3 4 Đối tượng và phạm vi nghiÊTi CỨU -cccSn S222 Ekvesreeeereveree B 5 Cơ sở và phương pháp nghiên cỨU .- St S22 seo 3 6 Đóng góp mới về khoa học của đề tài - sc 2c vs scsvrxseeeereea 4 7 Ý nghĩa và lý luận thực tiễn của đề tài . -sccsctcckersrrek 4 8 Kết cấu của luận văn gồm 3 chương +: Scc+++2s se eesrersyec 5 Chương 1 Vai :zò của truyền hình trong việc tuyên truyền về bình đẳng giới 6
JNN 1N h 6
1.2 Truyền thông trong việc tạo lập bình đẳng giới 14
1.3 Truyền hình với nhiệm vụ tuyên truyền về bình đẳng giới 22
Chương 2 Thực trạng tuyên truyền về bình đẳng giới trong chuyên mục Phụ nữ với cuộc sống trên sóng truyền hình Việt Nam -ẶĂ coi 32 2.1 Thực trạng tuyên truyền về bình đẳng giới trên sóng truyền hình Việt Nam ở nước ta HiỆH HẠ .ẶQ ScSS SH kkxkc 32 2.2 Tuyên truyền về bình đẳng giới trong chuyên mục Phụ nữ với cuộc sống trên sóng truyền hình Việt Ngm Ác SkSceirecsskski 41 2.3 Đánh giá chưHg à c TH HH 1 nu 70 Chương 3 Phương hướng và giải pháp để nâng cao chất lượng, hiệu quả tuyên truyền bình đẳng giới trên sóng truyền hình Việt Nam 81
3.I Dự báo xu thế phát triển của truyền hình và thị hiếu của công
/1/1/138/112/8/JÀ 0N NHhịiadadđiẢÝ 81 3.2 Phương hướng nâng cao chất lượng hiệu quả tuyên truyền về bình đẳng giới trên sóng truyền hình Việt NAM «is 91
3.3 Giải pháp nâng cao chất lượng hiệu quả tuyên truyền về bình đẳng giới trên sóng truyền hình Việt Nm Đà Q2 se 98
Trang 4-MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài:
Phấn đấu cho sự bình đẳng toàn điện giữa nam và nữ là lý tưởng mà nhân loại đã đeo đuổi trong nhiều thế ký Trong những thập kỷ cuối thế kỷ
XX, tuy thế giới đã đạt được những thành tựu to lớn về khoa học —- công nghệ,
nhưng ở nhiều nước trên thế giới, kể cả những nước tiên tiến, người phụ nữ
vẫn chưa được hưởng hoàn toàn các quyền bình đẳng như nam giới Vì vậy, vấn đề bình đẳng giới vẫn là một chủ đề được nhiều tổ chức quốc tế và các
nước quan tâm, tăng cường bình đẳng giới, nâng cao vị thê năng lực cho phụ nữ, là một trong tám mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên hợp quốc
Để đạt tới sự bình đẳng nam nữ đòi hỏi phải có những chính sách toàn diện tích cực Cơ sở của sự bình đăng không phải là chính sách ưu tiên có lợi vô căn cứ cho nữ giới và làm thiệt cho nam giới Mà phấn đấu vì sự bình đẳng
phải đặt trên cơ sở những vấn đề hiểu biết về giới với mục tiêu phát huy quyền
bình đẳng của phụ nữ, tăng cường sự tham gia quản lý nhà nước và nâng cao - địa vị của phụ nữ trong xã hội
Trong nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước có nỗ lực thực hiện những
cam kết về quyền bình đẳng và tiến bộ phụ nữ thể hiện trong nghị quyết của bộ chính trị và các chiến lược hoạt động của các ban ngành Tuy nhiên để những chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước sớm đi vào cuộc sống, cũng như nâng cao nhận thức, hiểu biết cho chị em về bình đẳng giới thì việc tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng là hết sức cần thiết
Đài truyền hình Việt nam là một công cụ quan trọng trong việc đẩy mạnh tuyên truyền về bình đăng giới trong công chúng Các chương trình
tuyên truyền về bình đẳng giới đã được phát sóng trong rất nhiều chuyên mục
Trang 5trong việc tuyên truyền những chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước
Ngoài ra còn đền cập đến các vấn đề liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của
phụ nữ, vai trò của phụ nữ trong việc tham gia vào vị trí lãnh đạo, ra quyết
định ở các tổ chức Đảng, chính quyền, các tổ chức xã hội, nhằm huy động mọi
khả năng, năng lực phụ nữ vào quá trình phát triển Với những tiêu chí trên,
các chương trình tuyên truyền về bình đẳng giới trên sóng Đài truyền hình
Việt nam đã góp phần đáng kể trong việc nâng cao nhận thức cho người dân về vấn đề bình đẳng giới, xóa bỏ rào cản và hành vi gây bất bình đẳng giới ở Việt nam Vì vậy đây cũng chính là lý do cấp thiết để tác giả đưa ra vấn đề nghiên cứu : "Tuyên truyền về bình đẳng giới trong chuyên mục Phụ nữ với
cuộc sống trên Đài THVN” nhằm tìm ra những khó khăn và thuận lợi trong
việc tuyên truyền về bình đẳng giới Trên cơ sở đó tìm ra các giải pháp góp
phần nâng cao chất lượng các chương trình này
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài:
Từ trước tới nay đã có rất nhiều công trình khoa học, đề tài nghiên cứu,
báo cáo quốc gia về vần đề bình đẳng giới, nghiên cứu giới và giới tính, hay để cập đến những vấn đề bình đẳng giới trong thời kỳ hội nhập ở Việt nam như sau: “Phụ nữ ở Việt nam”-Báo cáo quốc gia của Ngân hàng phát triển Châu á, “Hướng tới bình đẳng giới ở Việt Nam” -Dự án VIE 01-015-01 của ủy Ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt nam 2004, “Phán tích tinh hình và đề xuất chính sách nhằm tăng cường tiến bộ của phụ nữ và bình đẳng giới ở Việt Nam” do Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ phối hợp với một số cơ quan thực hiện
Tuy nhiên với đề tài "Tuyên truyền về bình đẳng giới trong chuyên
mục Phụ nữ với cuộc sống trên sóng Đài THVN"”' thì đây là đề tài đầu tiên có đề cập tới việc nghiên cứu vấn đề bình đăng giới trên phương tiện thông tin
đại chúng
Trang 63 Mục đích, nhiệm vụ, phạm vỉ nghiên cứu: 3.1 Muc dich :
- Luận văn sẽ nghiên cứu thực trạng tuyên truyền về bình đẳng giới trên
sóng Đài truyền hình Việt Nam Qua việc khảo sát trên, tác giả sẽ đánh giá chất lượng và hiệu quả tuyên truyền về bình đẳng giới, về kết cấu và hình thức, nội dung và thời lượng tuyên truyền nhằm tìm ra các giải phấp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động tuyên truyền bình đẳng giới trong thời gian tỚI
3.2 Nhiệm vu :
Luận văn có nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu một số khái niệm về giới va bình đẳng giới
- Khảo sát thực trạng tuyên truyền bình đăng giới và đánh giá về kết cấu, hình thức và nội dung thời lượng tuyên truyền về bình đẳng giới, mặt được và chưa được của chương trình ”Phụ nữ với cuộc sống”
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền về giới và
bình đẳng giới trên sóng Đài truyền hình Việt nam 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu :
Hiện tại tuyên truyền về bình đẳng giới xuất hiện chủ yếu trên kênh thời sự chính trị tổng hợp VTV1, ở chuyên mục ' 'Phụ nữ với cuộc sống”, Chính vi
vậy, để tài luận văn chọn chuyên mục ”Ph nữ với cuộc sống” của Đài
truyền hình Việt nam làm đối tượng khảo sát chính
Luận văn nghiên cứu tuyên truyền về bình đẳng giới trên sóng Đài
truyền hình Việt Nam trong chương trình “Phụ nữ với cuộc sống”, từ tháng 1/2004 đến tháng 4/2006
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu:
- Cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu chủ yếu dựa trên những quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt nam về bình đẳng giới, đặc biệt là vai trò của
Trang 7truyén hinh trong viéc thuc hién nhiém vu tuyén truyén vé binh dang gidi Mat khác những kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học, các hội thảo
khoa học về vai trò của phụ nữ trong nền kinh tế chuyển đổi, vấn đề bình đẳng
giới trong xã hội phát triển cũng được sử dụng như những tiền đề lý luận,
các cứ liệu khoa học
- Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu tài liệu, kháo sát,
thống kê, phân tích tổng hợp về các chương trình tuyên truyền về bình đẳng
giới đã phát sóng trên chuyên mục Phụ nữ với cuộc sống: từ tháng 1/2004 đến thang 4/2006
Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các phương pháp điều tra xã hội học
bằng phiếu thăm dò ý kiến các nhà nghiên cứu, hoạch định chính sách về giới,
các phóng viên viết về mảng đề tài giới để lấy ý kiến của họ về ưu, khuyết
điểm trong tuyên truyền về bình đẳng giới trên chuyên mục “Phụ nữ với cuộc
sống” làm cơ sở để nhận định đánh giá vấn đề 6 Đóng góp mới về khoa học của đề tài :
- Đề tài góp phần làm rõ vai trò cũng như nhiệm vụ của truyền hình trong việc tuyên truyền về bình đẳng giới
- Lầm rõ quá trình tuyên truyền về bình đẳng giới trên sóng truyền hình Việt nam, thế mạnh của truyền hình trong việc tuyên truyền về đề tài này
- Trên cơ sở phân tích tầm quan trọng của vấn đề bình đẳng giới cũng
như việc tuyên truyền về bình đẳng giới trên sóng truyền hình Việt nam, đưa ra một số giải pháp nâng cao chất lượng tuyên truyền về bình đằng giới trên sóng truyền hình Việt Nam
7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài :
- Đề tài nghiên cứu tương đối có hệ thống về tuyên truyền bình đẳng
giới trên sóng truyền hình Việt Nam giai đoạn hiện nay
Trang 8- Đề tài có ý nghĩa trong việc xác lập kế hoạch tuyên truyền, thủ pháp nghề nghiệp trong việc thông tin tuyên truyền trên sóng truyền hình Việt nam
về bình đẳng giới
- Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý báo chí,
truyền hình nghiên cứu về bình đẳng giới trên sóng truyền hình Việt Nam, cho
các đồng nghiệp, cho sinh viên báo chí và tất cả những người quan tâm tới dé tai nay
8 Kết cấu của luận văn gồm 3 chương:
Chương I: Vai trò của truyền hình :rong việc tuyên truyền về bình đẳng giới ChươnglI: Thực trạng tuyên truyền về bình đẳng giới trong chuyên mục “Phụ
nữ với cuộc sống” trên sóng Truyền hình Việt Nam
Chương IH: Phương hướng và giải pháp để nâng cao chất lượng, hiệu quả
tuyên truyền bình đẳng giới trên sóng truyền hình Việt Nam
Trang 9CHƯƠNG 1 VAIL TRO CUA TRUYEN HINH TRONG VIEC TUYEN TRUYEN VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI 1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM 1.1.1 Giới:
Thuật ngữ giới được nhiều nhà khoa học nghiên cứu giải thích Theo một tài liệu nghiên cứu, Giới là một phạm trù chỉ mối quan hệ giữa nam giới và phụ nữ Nói đến mối quan hệ giới là nói đến cách thức phân định xã hội
giữa nam giới và phụ nữ, liên quan đến hàng loạt vấn đề thuộc về thể chế và
xã hội chứ không phải là mối quan hệ cá biệt giữa một nam giới hay một phụ nữ nào đó [29-1]
Quan niệm trên xuất phát từ Giới không tự nhiên sinh ra và không phải là đặc điểm sinh học Xã hội tạo ra và gán cho trẻ em trai và trẻ em trai, phụ nữ và nam giới các đặc điểm giới khác nhau, và thông thường mọi người phải chịu nhiều áp lực và buộc phải tuân thủ các quan niệm xã hội đó Ví du, 6
nhiều nơi trên thế giới, người ta cho rằng phụ nữ phụ thuộc vào nam giới
Nhưng ở một số nơi khác, phụ nữ lại là người ra quyết định hoặc việc nam nữ tham gia bình đẳng vào quá trình ra quyết định là điều bình thường [29-1]
Theo tài liệu nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, Giới là thuật ngữ để chỉ vai trò xã hội, hành vi ứng xử xã hội và những kỳ vọng liên quan đến nam và nữ [30-8] Thuật ngữ này lý giải, phụ nữ và nam giới khác nhau về mặt sinh học - nhưng mọi văn hóa đều lý giải và quy định chỉ tiết những khác biệt sinh học vốn có đó thành một hệ thống những kỳ vọng xã hội về những hành
vi và hoạt động được coi là thích hợp, và những quyền hạn, nguồn lực hay
quyền lực mà họ có Tuy những kỳ vọng trong các xã hội khác nhau không
giống nhau nhưng vẫn có những điểm tương đồng nổi bật Thí dụ, hầu như tất
Trang 10
cả các nền văn hóa đều coi phụ nữ và các bé gái có vai trò chính yếu trong
việc chăm sóc trẻ em, con cái [26-8]
Theo dự thảo Luật bình đẳng giới sẽ được trình ra và được kỳ họp thứ
X, Quốc hội khóa XI thông qua, tại khoản 1 điều 3 giải thích từ ngữ, thuật ngữ
Giới được hiểu là chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các
mối quan hệ [11-2] s
Theo Từ điển tiếng Việt, Giới là một lớp người trong xã hội phân theo
một đặc điểm chung nào đó về nghề nghiệp, địa vị xã hội [15-752]
Cách lý giải về thuật ngữ Giới của các công trình, nhà nghiên cứu triết
học, xã hội học, luật học đã nêu trên cho thấy những đặc điểm chung:
- - Giới là thuật ngữ chỉ cách thức phân định xã hội giữa nam giới và nữ
giới trong tất cả các mối quan hệ xã hội
- Nam giới và nữ giới có vị trí và vai trò rất quan trọng trong đời sống
xã hội
- _ Đặc điểm của giới là không tự nhiên có, thường chỉ có khi học được
từ gia đình và xã hội; nó mang tính đa dạng và có thể thay đổi được
e _ Khi nghiên cứu về thuật ngữ Giới chúng ta không thể không phân biệt giữa giới và giới tính:
- _ Giới tính là sự khác biệt về mặt sinh học giữa nam giới và phụ nữ, là các đặc điểm đồng nhất mà khi chúng ta sinh ra đã có [28-1] Hoặc
giới tính chỉ các đặc điểm sinh học của nam và nữ [11-2]
- - Nếu đặc điểm của giới là không tự nhiên có, thường chỉ có khi học được từ gia đình và xã hội, thì giới tính mang đặc điểm bẩm sinh,
sinh học
- - Một đặc điểm khác của Giới là rất đa dạng (thể hiện ở sự sự khác
nhau giữa các xã hội, ví dụ xã hội Mỹ khác với xã hội Việt Nam ) Còn giới tính mang đặc điểm đồng nhất (ở mọi nơi đều giống nhau)
Trang 11- _ Giữa giới và giới tính còn được phân biệt bởi thuộc tính; Với giới có
thể thay đổi (ví dụ; phụ nữ có thể làm thủ tướng; nam giới có thể chăm sóc con cái tốt), còn giới tính là không thể thay đổi (ví dụ; chỉ
phụ nữ mới có thể sinh con; chỉ nam giới mới có thể làm thụ thai)
Như vậy, từ các phân tích trên cho chúng ta hiểu là: đặc điểm giới và các mối quan hệ giới là khía cạnh quan trọng của một nền văn hóa bởi chúng quyết định lối sống trong gia đình, ngoài cộng đồng và nơi làm việc
1.1.2 Bình đẳng giới:
Thuật ngữ bình đẳng giới được các nhà nghiên cứu định nghĩa theo nhiều cách khác nhau trong bối cảnh của sự phát triển
Theo cách hiểu của Liên hợp quốc được ghi trong Công ước về “Xóa bỏ
mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ” (gọi tắt là Công ước CBDAW)- được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua năm 1979, Thuật ngữ “Bình
đẳng giới” là các vấn đề bình đẳng nam nữ trong các quyền về dân sự, chính
trị, kinh tế và văn hóa [13-1]
Theo Dự thảo luật bình đẳng giới Việt Nam thì thuật ngữ “Bình đẳng giới” được giải thích là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình trong sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó [11-2} Trong cuốn “Tài liệu báo cáo các dự án hướng dẫn lông ghép giới
trong hoạch định và thực thì chính sách”, các tác giả lại cho rằng : “Bình đẳng giới là sự thừa nhận và coi trọng như nhau các đặc điểm giống và khác nhau giữa phụ nữ và nam giới” [29-2] Cách hiểu này quy định: Nam giới và nữ giới
cùng có vị thế bình đẳng và được tôn trọng như nhau Vì vậy, các tác giả cho
rằng giữa nam giới và nữ giới cùng có điều kiện, cơ hội và mong muốn như: - Có điều kiện bình đẳng để phát huy hết khả năng và thực hiện các
mong muốn của mình;
Trang 12- Có cơ hội bình đẳng để tham gia đóng góp và thụ hưởng từ các nguồn lực của xã hội và quá trình phát triển;
- Được hưởng tự do và cuộc sống bình đẳng;
- _ Được hưởng thành quả bình đẳng trong mọi lĩnh vực xã hội
Từ trên có thể khẳng định, nghiên cứu ở nhiều góc độ tiếp cận và mục
đích khác nhau, chính vì vậy cho đến nay “Bình đẳng giới” cũng đã được hiểu theo nhiều cách khác nhau
Từ khảo sát các tài liệu, có thể rút ra rằng: Bình đẳng giới là sự bình
đẳng về luật pháp, về cơ hội (bao gồm cả việc tiếp cận đến nguồn vốn con
người và các nguồn lực sản xuất khác cho phép tạo ra các cơ hội và sự bình đẳng trong thù lao công việc), và bình đẳng về “tiếng nói” (khả năng tác động
và đóng góp cho quá trình phái triển)
* Có thể rút ra đặc điểm của bình đẳng giới như sau:
- Bình đẳng giới không chỉ đơn giản là số lượng của phụ nữ và nam giới, hay trẻ em trai va em gai tham gia trong tất cả các hoạt động là như nhau
- Binh dang giới có nghĩa là nam giới và phụ nữ được công nhận và hưởng các vị thế ngang nhau trong xã hội
- Bình đẳng giới không có nghĩa là nam giới và phụ nữ giống nhau, mà là sự tương đồng và khác biệt giữa nam và nữ được công nhận và có giá trị như nhau
- Bình đẳng giới có nghĩa là nam và nữ có thể trải nghiệm những điều
kiện bình đẳng để phát huy day đủ các tiềm năng của họ, có cơ hội đề tham
gia, đóng góp và hưởng lợi bình đẳng từ công cuộc phát triển quốc gia trong
các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá và xã hội
- Điều quan trọng nhất, bình đắng giới có nghĩa là nam giới và phụ nữ
Trang 1310
Như vậy, có thể hiểu trong một xã hội phát triển bình đẳng giới vừa là
mục tiêu phần đấu, vừa là động lực thúc đây sự phát triển Bình đẳng giới vừa
là vấn đề cơ bản về quyền con người vừa là yêu cầu về sự phát triển công bằng, hiệu quả và bền vững
Tuy nhiên cần phải phân biệt bình đẳng giới với bình đẳng quyền con người Bình đẳng giới là một khái niệm mới nói về quyền bình đẳng giữa
người nam và người nữ trong xã hội ngày nay Có nghĩa là xã hội chúng ta
đang hướng đến sự công bằng giữa nam và nữ trong mọi lĩnh vực của trong cuộc sống Như vậy, bình đẳng giới thực chất nó là một mặt trong công cuộc đấu tranh chung của quyền con người Việc đấu tranh bình đẳng giới là một
định hướng xã hội cần phải nghiêm túc xem xét bởi các yếu tô luôn luôn đi
cùng như sinh lý, tâm lý, xã hội, đạo đức và pháp luật dé phat triển cho hoàn
thiện chuẩn mực về bình đẳng giới Nếu chúng ta chỉ đứng trên lập trường chủ quan, phiến diện để đưa ra định hướng phát triển về bình đẳng giới sẽ có những xung đột rất tai hại cho xã hội trong tương lai
Do vậy, cần phải phân biệt bình đẳng giới và bình đẳng quyền con người Quyền con người là định chế pháp lý quy định quyển và nghĩa vụ của
một công dân sống, học tập, làm việc, hưởng thụ trong khuôn khổ cai trị của một nhà nước Còn quyên bình đẳng giới được xây dựng ngoải những định
chế pháp lý, nó còn xem xét những yếu tố về tâm sinh lý của giới tính, về
quan điểm về thuần phong mỹ tục, về văn hóa của một dân tộc để xây dựng
nên một khung quy tắc về hành vi ứng xử quan hệ giao tiếp giữa người nam và nữ, sao cho vừa thể hiện lối sông bình đắng văn minh đồng thời
vẫn giữ được nét đẹp truyền thống, tránh xảy ra sự xung đột và biến đổi xã
hội gay gắt
Tạo hóa đã tạo ra sự sống, đặc tính của mỗi loại sinh vật trên trái đất
Trang 1411
Con người cũng vậy, không thể tách ra ngoài quy luật của tạo hóa Có khác chăng, con người là một loại động vật có nhận thức, có tổ chức, có xã hội
và con người đang khắc phục sự hạn chế đó mà thôi
Phần đấu vì sự bình đắng nam nữ là công việc của chính người phụ nữ, của nam giới, của toàn xã hội Điều này phải được đảm bảo thực hiện bởi những yêu cầu sau:
Thực hiện một sự thay đổi không ngừng về nhận thức, thái độ tập quán
không đúng đối với phụ nữ :
+ Tất cả mọi người cần phải nhận thức đúng về vai trò và năng lực của
phụ nữ, thay đổi thái độ và hành vi thiếu tôn trọng và phân biệt đối xử với phụ
nữ ở mọi lĩnh vực, trong gia đình và ngoài xã hội
+ Phụ nữ phải tự tin vào bản thân, nỗ lực học hỏi, mạnh dan suy nghĩ Tạo mọi cơ hội và điều kiện cho phụ nữ:
+ Tham gia vào các hoạt động kinh tế, giáo dục, đảo tạo, thông tin, các hoạt động xã hội và quản lý, lãnh đạo
+ Hưởng mọi lợi ích chính đáng: Trả công lao động, Phúc lợi xã hội,
Nghỉ ngơi giải trí
Thể hiện mối quan tâm đến lợi ích của phụ nữ trong các chương trình/ dự án phát triển và trong mọi hoạt động của địa phương:
+ Bảo đảm phụ nữ và nam giới cùng tham gia xây dựng và thực hiện
các chương trình/ dự án phát triển, cùng được hưởng lợi từ thành quả của các chương trình /dự án
+ Các chương trình/ dự án phát triển đáp ứng được nhu cầu thực tế và nhu cầu chiến lược của phụ nữ
Thực hiện nghiêm chỉnh những điều hiến pháp và các bộ luật quy định |
về quyền phụ nữ Bảo vệ quyền bình đẳng của phụ nữ trước pháp luật
Trang 1512 + Người phụ nữ được phát huy tải năng + Gia đình hạnh phúc + Xã hội phát triển
1.1.3 Tuyên truyền về giới và bình đẳng giới:
Thuật ngữ tuyên truyền được nhiều nhà khoa học giải thích khác nhau
Theo một số tài liệu nghiên cứu, thuật ngữ tuyên truyền xuất hiện khoảng hơn 400 trăm năm trước đây, được nhà thờ La Mã sử dụng để chỉ hoạt động của
các nhà truyền giáo nhằm thuyết phục, lôi kéo những người khác phan dau
theo đức tin của đạo Ki tô Sau này thuật ngữ tuyên truyền được sử dụng để biểu đạt các hoạt động nhằm tác động đến suy nghĩ, tư tưởng của người khác
và định hướng hành động của họ theo một khuynh hướng nhất định
Theo Từ điển tiếng Việt, tuyên truyền là phổ biến một chủ trương, một học thuyết để làm chuyển biến thái độ của quần chúng và thúc đây quần
chúng hoạt động theo một đường lối và nhằm một mục đích nhất định, hoặc
tuyên truyền là giải thích rộng rãi để thuyết phục, vận động mọi cá nhân làm theo [15-335] Trong cuỗn Nguyên lý công tác tư tưởng, các tác giả lại cho rằng: “Tuyên truyền là một hình thái của công tác tư tưởng, nhằm truyền bá hệ tư tưởng và đường lối chiến lược, sách lược của giải cấp trong quân chúng, xây dựng cho quân chúng thể giới quan phù hợp với lợi ích của chủ
thể hệ tư tưởng, bôi dưỡng tình cảm, củng cố niềm tin và tập hợp, cổ vũ quan
chúng hành động theo thể giới quan và niềm tin đó” [2-15] Khi bàn về người tuyên truyền và cách tuyên truyền, Hồ Chí Minh cho rằng : “Tuyên truyễn là
đem một việc gì đó nói cho dán hiểu, dân nhớ, dân theo, dân làm” [2-35]
Tuy có những cách lý giải về thuật ngữ tuyên truyền, nhưng một số
khái niệm của các nhà nghiên cứu triết học, tư tưởng đã nêu trên có những đặc
điểm chung là :
Trang 16
+ Tuyên truyền là hoạt động truyền bá, phổ biến, giải thích của chủ thể
về một tư tưởng, một học thuyết, hay một vấn đề nào đó đối với đối tượng
tuyên truyền
+ Tuyên truyền nhằm đạt tới mục đích là làm thay đổi nhận thức, hình
thành một kiểu ý thức xã hội, xây dựng thế giới quan nhất định ở đối tượng
tuyên truyền cho phù hợp với lợi ích của chủ thể tuyên truyền
+ Tuyên truyền phải đạt tới hiệu quả kích thích, thúc đây đối tượng hành
động theo quan điểm, đường lối, mục đích đặt ra |
Với cách lý giải đó có thể rút ra kết luận về khái niệm tuyên truyền như
sau: Tuyên truyền là phổ biến, giải thích một tư tưởng, một học thuyết, một quan điểm nào, nhằm hình thành hoặc củng có ở đối tượng tuyên truyền một thế giới quan, nhân sinh quan, một lý tưởng, một lỗi sống Thông qua đó mà
ảnh hưởng tới thái độ và tính tích cực của con người trong thực tiễn xã hội Như vậy, với cách hiểu như trên có thể rút ra khái niệm: 7ï tuyên truyền
về giới là hành động phố biến, giải thích tư tưởng, quan điểm, đường lối của
Đảng, pháp luật của Nhà nước về giới, nhằm tạo nhận thức và thái độ đụng
đắn về vai trò xã hội, hành vi ứng xử xã hội và những kỳ vọng liên quan đến
nam và nữ
Còn; Tuyên truyền về bình đẳng giới là hoạt động phổ biển, giải thích
tu tuong, quan điểm, đường lỗi của Đảng, pháp luật của Nhà nước về bình
đẳng giới cho quân chúng nhân dân nhằm xác lập và tạo lập thể giới quan, nhân sinh quan, mét lý tưởng, một lỗi sống đúng đắn về địa vị pháp lý và tính bình đẳng về cơ hội, tiếng nói của Nam và Nữ trong sự phát triển xã hội Thông qua đó mà ảnh hướng tới thái độ và tính tích cực của mọi người trong
thực tiên xã hội
Trang 17
14
1 2 TRUYEN THONG VOI BINH DANG GIỚI
1.2.1 Tiếp cận truyền thông trong việc tạo lập bình đẳng giới
trên thế giới
1.2.1.1 Lịch sử quá trình đấu tranh cho quyền bình đẳng của phụ nữ
trên toàn thế giới:
Trong những thập niên vừa qua, tuy đã có những tiến bộ vượt bậc về sự
bình đẳng giới nhưng những biểu hiện của sự phân biệt giới vẫn phổ biến
trong mọi mặt của của cuộc sống và trên khắp thé giới Sự bất bình đẳng giới
về quyền cơ bản tồn tại ở tất cả các khu vực (Theo báo cáo của Ngân hàng Thế
giới đã thống kê 4 mức độ của sự bất bình đẳng và nơi có chỉ số cao nhất
thuộc về khu vực Đông Âu và Trung Á) [26-11] Bản chất và mức độ phân
biệt đối xử giữa các nước và các khu vực khác nhau rất xa, nhưng hình thái
phân biệt đối xử thì có nhiều điểm tương đồng Ở nhiều nước đang phát triển
phụ nữ vẫn không có quyển bình đẳng với nam giới về luật pháp, xã hội và kinh tế Khoảng cách về giới vẫn đang tôn tại trong việc tiếp cận và kiểm sốt
các ngn lực trong các cơ hội kinh tế, quyền lực và tiếng nói chính trị Phụ
nữ và các bé gái phải gánh chịu trực tiếp nhất và lớn nhất cái giá của sự bất bình đẳng -nhưng cái giá đó hoàn toàn không đồng đều trong xã hội Vì
những lý do đó nên bình đẳng giới đã trở thành vấn đề trung tâm của phát
triển - bản thân nó là một mục tiêu phát triển, đồng thời cũng là một yếu tố để nâng cao khả năng tăng trưởng của quốc gia, xoá đói giảm nghèo và quản lý nhà nước có hiệu quả Vì thế nâng cao sự bình đẳng giới là một phần quan trọng trong chiến lược phát triển nhằm cho phép tất cả mọi người - cả phụ nữ và nam giới- thoát cảnh đói nghèo và nâng cao mức sống
Liên Hợp Quốc đã chú trọng tới vấn đề bình đẳng giới ngay từ những ngày đầu thành lập Kể từ đó cho đến nay, Liên Hợp quốc đã tổ chức được 4 hội nghị quốc tế về quyền của phụ nữ Hiện nay có 5 cơ quan thuộc hệ thống
Trang 18Lién Hop Quốc chăm lo về vẫn đề của phụ nữ, bao gồm: Uỷ ban về địa vị phụ
nữ, Quỹ phát triển Liên hợp quốc dành cho phụ nữ (UNIFEM) và Viện
nghiên cứu đào tạo quốc tế vì sự tiễn bộ của phụ nữ Bên cạnh đó còn có một
uỷ ban liên ngành hoạt động nhằm đảm bảo sự hợp tác và lồng ghép quan điểm giới vào tất cả các chương trình và chính sách của Liên Hợp Quốc Điều
quan trọng, nhất là Liên Hợp Quốc đã thông qua những công cụ quốc tế áp đặt các chuẩn mực pháp lý nhằm đạt được sự bình đăng gitta nam va nit
1.2.1.2 Tiếp cận truyền thông trong việc tạo lập bình đẳng giới
Trong xã hội hiện đại, truyền thông được xem là một thiết chế xã hội tác động tích cực đến các chu trình vận động của xã hội, tạo ra các hiệu ứng
xã hội và tạo lập các khuynh hướng phát triển xã hội Do vậy, hiệu quả tác
động của truyền thông đối với xã hội là rất lớn [17-42]
Liên hợp quốc là tổ chức đã xúc tiến mạnh mẽ quá trình nghiên cứu và vận dụng truyền thông trong việc tạo lập bình đẳng giới trên phạm vi toàn thế
giới Với quan điểm; bình đẳng giơí là nền tảng cho sự phát triển kinh tế- xã
hội đầy đủ của một quốc gia và truyền thông có thể trở thành một công cụ rất
hữu hiệu trong việc nâng cao bình đẳng giới và thúc đẩy sự phát triển kinh tế -
xã hội Rất coi trọng truyền thông đại chúng, Liên Hợp Quốc khuyến nghị chương trình hành động của các quốc gia cần xem xét mối liên hệ giữa các vấn đề giới, bình đẳng giới với việc sản xuất, phổ biến và sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng: ấn phẩm báo, Đài phát thanh, Truyền hình [29-111]
Xuất phát từ quan điểm, truyền thông đại chúng có quyền lực mạnh
mẽ trong việc định hình quan điểm của công luận, đề cập và làm rõ các vấn dé hay khía cạnh mới, cũng như quyết định các vấn đề nào được đưa ra thảo
luận, tranh cãi trên các phương tiện, chính vì vậy Liên Hợp Quốc cho rằng,
có thể thúc đẩy bình đẳng giới thông qua báo đài và các kênh thông tin khác [29-111]
Trang 1916
Trong các công trình nghiên cứu, để trả lời cho câu hỏi : “Tại sao phải
quan tâm đến truyền thông đại chúng trong việc tạo lập bình đẳng giới?”, Liên Hợp Quốc đã đưa ra kết luận; truyền thông đại chúng thường tạo được sự
chú ý của công luận đối với các vấn để cũng như đặt ra các chủ để dé moi
người tranh luận Do vậy, truyền thông có thể trở thành một công cụ hữu ích để thực sự giải quyết nhiều vấn đề liên quan đến giới thuộc nhiều ngành và
lĩnh vực chính sách khác nhau [29-111;1 12]
Với kết luận trên, nên trong nghiên cứu tiếp cận truyền thông trong việc
tạo lập bình đẳng giới trên phạm vi toàn thế giới, Liên Hợp Quốc đã đề ra mục
tiêu giới và bình đẳng giới trong lĩnh vực truyền thông để khuyến nghị các
quốc gia thực hiện, đó là:
- Tăng cường đưa quan điểm giới, bình đẳng giới vào nội dung chương
trình và công tác khai thác các phương tiện truyền thông, nhằm đạt tới mục
tiêu cuối cùng là: xoá bỏ các định kiến giới ngăn cản phụ nữ và nam giới được
tham gia đầy đủ vào tất cả các lĩnh vực hoạt động chính trị, kinh tế, văn hoá và
xã hội; tuyên truyền về quyền, lợi ích, giá trị và địa vị bình đẳng của phụ nữ và nam giới, trẻ em trai và trẻ em gái [29-112]
- Đưa các vấn đề giới vào chính sách truyền thông với việc những nhà
hoạch định chính sách nên khuyến khích các cơ quan truyền thông đưa vấn đề bình đẳng giới vào công tác biên tập, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và chương trình quảng cáo [29-112]
- Có các chuyên gia về giới ở vị trí biên tập hoặc giám sát trong các cơ quan truyền thông Sự có mặt của các chuyên gia giới ở các vị trí trên có thể góp phần quan trọng vào việc theo dõi, giám sát những định kiến giới trong lĩnh vực truyền thông [29-112]
- Tiến hành phân tích nội dung nhằm giúp nắm một cách hệ thống hình ảnh giới trong lĩnh vực truyền thông Có thể tiến hành những phân tích riêng
dành cho báo chí, đài truyền hình, tạp chí Các cơ quan quản lý có thể hợp
Trang 20
17
tác với khoa báo chí của các trường đại học, hoặc các tổ chức phi chính phủ để tiến hành công việc phân tích này Ngoài ra cũng có thể thuê các chuyên gia
về truyền thông để làm việc đó [29-1 12]
- Nghiên cứu và phân tích việc sử dụng phương tiện truyền thông của
các cấp chính quyên Có thể cho tiến hành nghiên cứu phân tích mối quan tâm
dành cho các vấn đề bình đẳng giới, thái độ ủng hộ hoặc phê phán các định
kiến giới thể hiện qua các văn bản của các cơ quan Những kết quả nghiên cứu đó sẽ là cơ sở để hình thành chương trình, nội dung tập huấn cho các cán bộ phụ trách vấn đề thông tin [29-1 12]
- Tập huấn và nâng cao nhận thức về các vấn đề giới Có thể tiến hành hoạt động tập huấn ở nhicu cấp và cho nhiều đối tượng khác nhau, nhằm cải `
thiện việc dé cập các vấn đề giới Có thể tiến hành hoạt động tập huấn ở nhiều cấp và cho nhiều đối tượng khác nhau nhằm cải thiện việc đề cập các
vấn đề giới cũng như phản ánh các định kiến giới trong lĩnh vực truyền
thông [29-112]
Như vậy, có thể khẳng định rằng, trên bình điện nghiên cứu toàn cầu, Liên hợp quốc đã cho chúng ta thấy; Truyền thông đóng vai trò quan trọng trong việc phản ánh các vai trò về định kiến giới Đây có lẽ là lý do quan trọng nhất khiến chúng ta phải quan tâm một cách toàn diện tới các vấn đề bình đẳng giới trong lĩnh vực này Bởi những nhà làm truyền thông có thể gây ảnh
hưởng thông qua việc đưa hình ảnh của phụ nữ và nam giới trên các phương
tiện thông tin đại chúng, qua đó có thể khắc sâu thêm hoặc làm lu mờ các định kiến giới truyền thống Khuyến nghị ở đây là; các cơ quan Nhà nước nên nhận
thức rằng; các thông tin mà họ đưa ra hoặc phổ biến qua báo, đài có thể cải
thiện hoặc khắc sâu thêm các định kiến giới
Trang 21
18
1.2.2 Vai trò của truyền thông với vấn đề bình đẳng giới ở Việt Nam 1.2.2.1 Lịch sử quá trình đấu tranh cho quyên bình đẳng của phụ nữ
Việt nam
Tư tưởng “trong nam khinh nữ” hay định kiến về “sự hơn hẳn của nam giới” đã tồn tại trong xã hội Việt Nam suốt hàng nghìn năm lịch sử Đó là tư tưởng đi ngược lại với sự phát triển của nhân loại, bởi nó kìm hãm sự tiến bộ của phụ nữ, hạn chế sự đóng góp to lớn của một nửa nhân loại vào quá trình
phát triển chung Ở nước ta, kể từ thế kỷ XIV trở đi, khi tư tưởng nho giáo trở
thành hệ tư tưởng chính thống trong xã hội Việt Nam thì giai cấp phong kiến
Việt Nam đã hết sức lợi dụng tư tưởng “ong nam, khinh nữ” để “ giáo huấn”, “dạy đổ” các tầng lớp phụ nữ bằng cách tuyên truyền nhồi nhét cho họ những tín điều, lý lẽ của chế độ tôn pháp và lễ giáo Khổng Mạnh Ở thời kỳ này, phụ
nữ luôn bị coi là thấp kém nhất trong xã hội, họ không được học hành, không
được tham gia vào những công việc mà xã hội đã “đặc án” cho nam giới Trong gia đình, phụ nữ phải thực hiện “72m fòng”, “tứ đức” Đàn bà thấp hơn
và phải phụ thuộc vào đàn ông Việc làng, việc họ, việc nước là của đàn ông, đàn bà không được tham dự Việc hôn nhân do cha mẹ định đoạt
Quá trình thực hiện bình đẳng giới chỉ được thay đổi kể từ khi xuất hiện tư
tưởng Mác-Lênin, đây là tư tưởng chủ đạo ở Việt nam thời kỳ cận và hiện đại,
đã đề xướng và ủng hộ sự bình đẳng về Giới Trong Luận cương chính trị năm
1930 của Đảng, tổng bí thư Trần Phú đã khẳng định rõ 3 nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là Giải phóng dân tộc, Giải phóng giai cấp, Giải phóng phụ nữ Ba nhiệm vụ đó đã được tiến hành cùng một lúc và hỗ trợ cho nhau trong cuộc đấu tranh chung Ngay sau khi giải phóng đất nước(1945), chính quyền
mới đã tuyên bố thực hiện nam nữ bình đẳng, đồng thời xoá bỏ mọi hủ tục
khất khe đối với phụ nữ như; đa thê, tảo hôn, nạn đánh vợ, cha mẹ quyết dịnh
việc hôn nhân cho con cái, việc cản trở phụ nữ tham gia các công việc xã hội,
cản trở phụ nữ đi học Cho đến nay, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều
Trang 2219
chủ trương, chính sách, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho giới nữ phát triển cụ
thể như sau:
Trong bản hiến pháp đầu tiên của nước Việt nam dân chủ cộng hoà năm 1946, tại điều 9 đã khăng định: “đàn bà ngang quyên với đàn ông trên mọi phương điện ” Đây là bước ngoặt lớn của lịch sử lập pháp Việt nam nói riêng và tư tưởng chống phân biệt đối xử trong xã hội công bằng và dân chủ nói chung Các hiến pháp năm 1959, 1980, 1992 đều kế thừa quy định về quyền bình đăng của phụ nữ của Hiến pháp 1946 đã tạo cơ sở pháp lý vững chắc nhằm báo đảm thực hiện quyền bình đắng của phụ nữ trong xã hội
Từ những năm 1990 trở lại đây, Đảng và Nhà nước Việt Nam tiếp tục
chủ trương thúc đầy sự tiến bộ của phụ nữ thông qua việc ban hành những chỉ
thị, nghị quyết thể hiện cam kết vì sự tiễn bộ của phụ nữ Việt nam Đó là các
nghị quyết số 04-NQ/TƯ ngày 12/7/1993 của Bộ chính trị về đôi mới và tăng
cường công tác vận động phụ nữ trong tình hình mới; Chỉ thị số 37-CT/TƯ
ngày 16/5/1994 của Ban bí thư Trung ương Đảng về một số vấn đề công tác cán bộ nữ trong tình hình mới; Nghị định số 19/2003/NĐ-CT ngày 7/3/2003 của Chính phủ nhằm quy định trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước trong việc tạo diều kiện thuận lợi cho Hội phụ nữ tham gia quản lý nhà nước về các vấn đề có liên quan đến quyền và lợi ích của phụ nữ, trẻ em Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới ký cam kết thực hiện Cơng ước về xố bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (gọi tắt là công ước
CEDAW) vào ngày 29/7/1980 và được Quốc hội phê chuẩn vào ngày
19/3/1982 Để đảm bảo thực hiện Công ước này, Việt Nam cũng đã triển khai
xây dựng kế hoạch hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam ngay sau
Hội nghị thế giới lân thứ IV về phụ nữ được tổ chức vào tháng 9/1995 tại Bắc
Kinh- Trung Quốc Thông qua những, văn bản, chủ trương chính sách trên cũng như những cam kết của Chính Phủ Việt Nam với tổ chức quốc tế đã cho
Trang 23thấy quan điểm đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta trong việc đảm bảo thực
hiện quyền bình đẳng cho phụ nữ trên tất cả mọi mặt của đời sống xã hội Tháng 3/2004, dự thảo luật bình đẳng giới đã được xây dựng và cho đến nay, sau gần hai năm tích cực chuẩn bị tháng 6/2006 dự thảo luật đã được trình Quốc hội khoá XI tại kỳ họp thứ 9 xin ý kiến để tiếp tục hoàn thiện chỉnh sửa và sau đó chờ quốc hội xem xét thông qua tại kỳ họp thứ X vào tháng 10-11/2006
Các chính sách này đã có ý nghĩa to lớn đối với phong trào giải phóng phụ
nữ Việt Nam, đưa phụ nữ Việt Nam từ vị trí nô lệ lên địa vị người tự do, đưa
họ ra khỏi những căn nhà tù túng, riêng lẻ để tham gia vào những công việc
chung như nam giới
Cho đến ngày nay, bình đẳng giới vẫn đang là mục tiêu lớn của Chính phủ Việt Nam Đó là sự tiếp nối trung thành và có hiệu quả những mục tiêu ban đầu của Cách mạng Việt Nam, phù hợp với quan điểm về văn minh và phát
triển hiện nay của thế giới Tuy nhiên để quá trình thực hiện bình đẳng giới ở
Việt Nam đạt được hiệu quả bên vững thì việc đẩy mạnh truyền thông là hết
Sức quan trọng
1.2.2.2 Vai trò của truyền thông với vấn đề bình đẳng giới ở Việt Nam
Trong việc thúc đây vấn đề bình đẳng giới ở Việt Nam, truyền thông đóng
một phần vô cùng quan trọng vào những nỗ lực thực hiện vì sự bình đẳng -
tiến bộ của phụ nữ Việt nam Với vai trò là kênh thông tin lý tưởng để tuyên
truyền, hướng dẫn, giải thích và tổ chức thực hiện các chính sách quốc gia,
truyền thông về bình đẳng giới đã giúp cho công chúng và những người có trách nhiệm nâng cao sự hiểu biết và cam kết ủng hộ chủ trương, chính sách và định hướng đồng thời điều cần hơn là phải biến chương trình chính sách thành hành động của nhân dân
Trang 24
21
Ngày nay, nhờ có các kênh truyền thông phong phú, đa dạng như kênh truyền thông đại chúng (báo in, phát thanh, truyền hình, sách báo, băng nhac,
internet, tranh cổ động ); kênh truyền thông trực tiếp (nói chuyện, hội thảo, hội nghị, tập huấn ), kênh truyền thông giáo dục (nhà trường), kênh truyền
thông đân ca (biểu diễn, xướng ca truyền thống như tấu, hát chèo ), đã góp
phần làm tăng cường những hoạt động tuyên truyền, phổ biến về giới ở khấp
mọi nơi, tới mọi đối tượng công chúng Ở bất cứ đâu, truyền thông đều có tiềm năng đóng góp hơn nữa vào sự tiến bộ của phụ nữ, nhờ những tác động
tích cực vào quá trình chuyển đổi nhận thức đúng đắn về giới và bình đẳng
giới cho xã hội
Bên cạnh đó, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng só thể tạo ra cơ cấu kiểm soát riêng để xóa bỏ việc xây dựng các chương trình mang định
kiến về giới, tăng cường các chương trình tạo ra sự thúc đẩy việc thực thi về
bình đẳng giới trong xã hội Phụ nữ cũng có thể được trao quyền thông qua việc được cung cấp các kỹ năng kiến thức và được tiếp cận với công nghệ thông tin
Các buổi nói chuyện, hội thảo, tập huấn, truyền thông giáo dục trong nhà
trường đã góp phần cung cấp những thông tin về bình đẳng giới một cách trực tiếp nhất, giúp cho sự giao thoa giữa người phát và người nhận thông tin khắc phục khắc phục kịp thời những khó khăn, khiếm khuyết từ hai phía, tăng hiệu quả tác động
Ngoài ra, với những hình thức như biểu diễn, hát xướng, cuộc thi, đố vui
có lồng ghép nội dung về giới sẽ tạo ra hiệu quả cao bởi yếu tố hấp dẫn của
các loại hình này dễ đi vào lòng người, do phù hợp với thị hiếu, kích thích tâm lý hào hứng của các đối tượng tiếp nhận
Với cách tiếp cận đa kênh truyền thông như vậy cho thấy hiệu quả tác động của truyền thông là hết sức rộng rãi và mạnh mẽ góp phần thúc đẩy tiến trình thực hiện bình đẳng giới ở Việt Nam đạt được nhiều kết quả quan trọng
Trang 25
22
Sự nghiệp đổi mới và hội nhập kinh tế của đất nước đã mang lại những
ảnh hưởng tích cực đồng thời cả những khó khăn và thách thức đối với vấn đề bình đẳng giới bởi quá trình chuyên đổi cơ chế và xã hội hoá các dịch vụ xã
hội vẫn tiếp tục diễn ra Vì vậy, truyền thông về bình đẳng giới cần quan tâm đến những tác động của quá trình phát triển kinh tế - xã hội đối với phụ nữ và
trẻ em gái, cùng tích cực góp phần thúc đẩy tiến trình bình đẳng giới, nhằm
bảo đảm duy trì thành tựu về bình đẳng giới đã đạt được trong thời gian qua, không làm trầm trọng thêm những khác biệt giới hiện tại, cũng như không
làm nảy sinh những hình thức bất bình đẳng giới mới
1.3 TRUYỀN HÌNH VỚI NHIỆM VỤ TUYẾN TRUYỀN VỀ BÌNH
DANG GIGI
1.3.1 Bình đẳng giới - một lĩnh vực quan tâm tuyên truyền của truyền hình hiện nay
Báo chí hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng, nằm trong khuôn khổ của pháp luật Việt Nam, với tính chất là “vừa là tiếng nói của Đảng, của Nhà nước, của các đoàn thể vừa là diễn đàn của nhân dân”, báo chí phải thực hiện nhiệm vụ là cầu nối giữa Đảng với nhân dân, là kênh liên hệ giữa nhân dân với
Đảng nhằm tuyên truyền, vận động, tổ chức thực hiện các chủ trương chính
sách của Đảng và Nhà nước, là nơi thể hiện tâm tư, nguyện vọng cũng như trí tuệ của nhân đân trong việc tham gia quản lý xã hội Với vai trò là một kênh thông tin đại chúng, truyền hình cũng có trách nhiệm to lớn trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị đó
Nằm trong những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, các
chính sách về bình đẳng giới đã được chú trọng xây dựng ngay sau ngày
thành lập nước và được triển khai mạnh mẽ nhất là sau thời kỳ đổi mới Do
Trang 2623
nói chung, cũng như tuyên truyền về chủ trương, chính sách về bình đẳng giới đã được Đài truyền hình Việt Nam rất chú trọng, nhất là trong thời kỳ
đổi mới
Thời kỳ này, Đài truyền hình đã xác định: “Phải tập trung phương tiện
và frí tuệ tuyên truyền cho đường lối của Đảng, dưa những chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước đến với từng người, đồng thời phản ánh thực tế cùng ý kiến đông đảo của nhân dân, cập nhật cho các nhà lãnh đạo, quản
lý các cấp nhằm ngày càng hoàn thiện hơn, mang lại sức sống mới cho những
đường lối, chính sách ấy” [5-94]
Cho đến những năm gần đây, khi vấn đề Giới và khoa học về Giới đã
được đưa vào Việt Nam và ngày một phát triển gây được sự quan tâm của
đông đảo mọi người, vấn đề giới đã được lồng ghép rất trong các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, thì việc tuyên truyền về vấn đề bình đẳng giới lại là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng của Đài truyền hình Việt Nam
Nghị định 52 do Thủ tướng Võ Văn Kiệt ký ngày 16/8/1993 một lần
nữa khẳng định: Đài íruyên hình Việt Nam là Đài quốc gia, là cơ quan thuộc Chính phủ, có chức năng thông tin, tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng và nhà nước, quản lý thống nhất kỹ thuật truyền hình trong cả nước ”
Trong bản quy hoạch phát triển Đài truyền hình Việt Nam đến năm 2010
đã đưa ra những định hướng phát triển với mục tiêu tổng quát như sau: “X4y dựng Đài truyền hình Việt Nam trở thành Đài quốc gia mạnh, có uy tín cao trong khu vực và quốc tế; làm tốt nhiệm vụ cung cấp thông tin, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, là điển đàn
dân chủ của nhân dân, làm tốt chức năng giáo dục nâng cao đân trí, giải trí góp phần nâng cao đời sống văn hoá, tỉnh thần của nhân dân; tăng cường thông tin
Trang 27
24
đối ngoại, đảm bảo hội nhập thông tin trong khu vực và quốc tế, phục vụ đắc lực
cho sự nghiệp đối mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước "[5-214]
Dù ở thời kỳ nào Đài truyền hình cũng xác định thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền chính trị là hết sức quan trọng, trong đó tuyên truyền về giới và
bình đẳng giới được thể hiện thông qua một mảng trong những chủ trương
chính sách to lớn của Đảng và Nhà nước cũng khơng nằm ngồi ngoại lệ đó
Nhờ những chủ trương, chính sách đường lỗi đúng đắn về bình đẳng
giới đã được đề cập đến rất nhiều trong Hiến pháp, quyết định, nghị định nên
việc tuyên truyền về bình đăng giới cũng đã được lồng ghép rất nhiều trên báo chí nói chung cũng như Đài truyền hình Việt nam nói riêng Hay nói cách
khác, bình đẳng giới mảng đề tài ngày càng được dé cập nhiều trong các
chương trình của Đài truyền hình Việt Nam
1.3.2 Sức mạnh của truyền hình trong tuyên truyền về bình đẳng giới: 1.3.2.1 Truyền hình- một loại hình báo chí hiện đại
Nghiên cứu lý luận về truyền thông, đặc biệt là các kết quả nghiên cứu lý luận về truyền hình hiện đại đã làm rõ những đặc điểm của báo chí truyền hình: Truyền hình là phương tiện thông tin đại chúng có sức hấp dẫn rất lớn
đối với công chúng, bởi khả năng giao tiếp với con người bằng cả thị giác và
thính giác; hai giác quan quan trọng nhất [17-128] Với diện phủ sóng rộng khắp và đồng thời, truyền hình có thể tác động một cách sâu sắc tới đông đảo công chúng- nhóm đối tượng tuyên truyền về bình đẳng giới Chẳng hạn phụ
nữ ở khắp mọi nơi có thể xem truyền hình và học hỏi được nhiều kiến thức, hiểu biết về quyên bình đẳng trong xã hội, về các lĩnh vực đời sống có liên
quan đến cuộc sống của họ Hoặc khi nhà nước ban hành một chủ trương, chính sách mới cần có sự phản hồi từ phía công chúng, thì truyền hình có thể
làm được điều đó Chẳng hạn như khi chuẩn bị xây dựng dự thảo luật bình
đẳng giới, việc tuyên truyền rộng rãi trên truyền hình đã giúp cho các đối
Trang 2825
tượng công chúng ở khắp mọi nơi hiểu được sự cần thiết phải ban hành luật
này, cũng như đưa ra những ý kiến phản hồi để giúp việc xây dựng dự thảo
Luật được hoàn thiện hơn
Bên cạnh đó, với hình ảnh động và âm thanh, truyền hình đạt tới độ
tuyệt đối về phạm vi công chúng xã hội Bất cứ người nào dù là thuộc hệ
thống ngôn ngữ gì cũng có thể xem và hiểu (ít hay nhiều) những gì thể hiện trên truyền hình miễn là người đó không bị khiếm khuyết về một trong hai giác quan là thị giác và thính giác Chẳng hạn khi đưa ra những hình ảnh núi
về sự vươn lên của phụ nữ- những phụ nữ mạnh mẽ, có khả năng ra quyết
định sáng suốt, ở những vị trí quan trọng trong những bộ phim truyện hấp dẫn
hay trong các phóng sự sẽ góp phần làm thay đổi quan niệm, định kiến sai lầm coi thường phụ nữ trong xã hội, góp phần nõng cao vai trò vị trí của người phụ nữ, động viên họ tích cực học tập tham gia đóng góp công sức trí tuệ nhiều
hơn cho đất nước Hoặc ngay trên truyền hình, chúng ta thấy có những phóng
sự đề cập tới những người phụ nữ có khả năng tham gia vào lĩnh vực tưởng
chừng như chỉ dành cho nam giới như lái máy bay, lái cầu, làm vệ sỹ sẽ giúp cho việc đánh giá về khả năng của người phụ nữ được bình đẳng hơn so với nam giới, góp phần thay đổi quan niệm; phụ nữ chỉ làm được công việc này, mà không làm được công việc khác
Hoặc khi truyền hình tăng cường đưa những hình ảnh, người đàn ông
tham gia vào các công việc gia đình, các cháu bé nam được dạy những môn thủ công gia chánh (thay vì những hình ảnh đã được đưa quá nhiều như trước kia; là
phụ nữ làm công việc nội trợ và các bé gái học các lớp thủ công gia chánh)
Chính việc tăng cường nhiều hơn những hình ảnh về người phụ nữ ở
nơi làm việc, tham gia công tác xã hội, và họ cũng thành đạt không thua gì
nam giới và những hình ảnh người đàn ông cũng tham gia vào công việc nội trợ, giúp đỡ phụ nữ trong việc gia đình sẽ góp phần làm thay đổi cách nhìn
Trang 29
26
nhận về vai trò của phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội Tăng cường sự bình
đẳng đối với phụ nữ trong xã hội
Hơn nữa công chúng truyền hình thường là số đông nên quá trình xem truyền hình cũng còn là quá trình trao đôi, phân tích để tái nhận thức thông tin
ở một chất lượng mới Điều này tạo nên một tính chất đặc thù, một sức mạnh
to lớn mà không có một phương tiện truyền thông đại chúng nào khác có thể
so sánh nổi Chất lượng và sức mạnh Ay dam bao cho truyén hình trở thành
một nhân tố có ảnh hưởng vô cùng to lớn đến dư luận xã hội cũng như những tư tưởng ở chiều sâu bên trong của nó [17-129] Khi công chúng được hiểu rõ
ràng những định kiến sai lầm trong xa hội về phụ nữ, họ sẽ dan thay đổi từ
nhận thức chuyển sang những hành vi đúng đắn hơn Đặc biệt đối với phụ nữ, khi được nhận thức đúng về vai trò và khả năng của mình sẽ giúp họ tự tin hơn rất nhiều trong việc đóng góp công sức của mình cho đất nước Còn đối với những người đàn ông, sẽ không cảm thấy “ihấp hơn” khi chia sẻ việc nhà với
phụ nữ Từ việc tuyên truyền qua những đối tượng công chúng này, sẽ góp
phần làm tăng sự nhận thức hiểu biết cho xã hội, gây được ảnh hưởng to lớn
trong dư luận xã hội về những việc nên làm và không nên làm với phụ nữ,
tránh tình trạng phụ nữ bị đối xử một cách không công bằng cả trong và ngoài
xã hội
Bên cạnh đó, trong các chương trình của truyền hình có thể đưa được rất nhiều những mảng đề tài phong phú đa dạng trong xã hội, với những hình thức thể hiện phong phú và hấp dẫn như ;trò chơi, cuộc thi, phim truyện, sân khấu, hài kịch thu hút được đông đảo công chúng truyền hình quan tâm Do
vậy, mà khi xây dựng các chương trình tuyên truyền về bình đẳng giới, nếu
được lồng ghép khéo léo trong các thể loại đa dạng trên truyền hình sẽ có tác động một cách tích cực và sâu rộng tới các đối tượng công chúng
Vì vậy, những người làm truyền hình nên được tập huấn về bình đẳng
Trang 3027
cảm giới khi phát ngôn, khi đưa các hình ảnh đến với đông đảo công chúng hơn nữa cách nhìn nhận của họ ảnh hưởng đến rất nhiều công chúng trong quan niệm về giới và bình đẳng giới (Các vấn đề lý luận này sẽ được làm rõ
tại chương 2 khi đi sâu nghiên cứu đề tài)
1.3.2.2 Thế mạnh của truyền hình trong tuyên truyền so với các loại
hình báo chí khác -
Các nghiên cứu về phương tiện báo chí hiện nay cho kết quả, mỗi một phương tiện báo chí có vị trí, thế mạnh và lợi thế riêng, không một phương tiện nào có thể thay thế hoặc lấn át được phương tiện báo chí khác Tuy vậy,
việc nghiên cứu sức mạnh của từng loại hình báo chí lại có ý nghĩa quan trọng
trong việc vận dụng khả năng tuyên truyền của phương tiện báo chí đó vào lĩnh vực nghiên cứu cụ thể Chính vì thế, ở đề tài này việc xác định thế mạnh của truyền hình so với báo 1n, phát thanh và báo mạng Internet là rất cần thiết
+ So với báo in: Báo in có khả năng đi sâu phân tích, đánh giá và lưu trữ thông tin là các kết quả nghiên cứu đã được chỉ ra [17-37] Có một lợi thế của báo in hiện nay mà nhiều tập đồn truyền thơng trên thế giới đang vận dung để tạo lợi thế cạnh tranh thông tin với các loại hình báo chí khác là khả năng
tổ chức thông tin truyền tải đến công chúng [17-37] Điểm mạnh trên của báo
in giúp cho khả năng tuyên truyền về bình đẳng giới có khả năng tạo ra nhận thức sâu, gây dư luận xã hội và gây sức ép lên hệ thống lãnh đạo và quản lý xã hội trước các sự kiện và vấn đề đưa ra Tuy nhiên, báo in cho đến nay vẫn
chưa khắc phục được nhược điểm cố hữu vốn có là khả năng phổ biến thông
tin trên diện rộng và sự lười nhác, ngại đọc thông tin của số đông công chúng có trình độ học vấn thấp
+So với phát thanh: Khác với báo In, phát thanh có thế mạnh trong việc
phổ biến thông tin trên điện rộng, có thể có ở mọi lúc mọi nơi, kể cả vượt ra
Trang 3128
phát thanh là phương tiện phát thanh là phương tiện phát ngôn chính thức do
lợi thế phổ biến thông tin Tuy vậy, phát thanh có nhược điểm: thông tin chỉ tác động vào thính giác nên ít có khả năng hấp dẫn, nhất là với tầng lớp công
chúng có trình độ thấp, tầng lớp có nhiều thời gian rỗi để tiếp cận với truyền
hình và báo in Một nhược điểm khác là thông tin của phát thanh không có tính lưu trữ Nhược điểm trên là hạn chế của chính công chúng của tuyên
truyền bình đẳng giới ở nước ta hiện nay
+ So với báo mạng Internet: Báo mạng Internet là loại hình báo chí mới
có thế mạnh trong việc thông tin nhanh chóng nhất, tổ chức thông tin, sự kiện rất hiệu quả, là kho chứa đữ liệu đồ sộ và có khả năng lưu trữ, khai thác tổng hợp tư liệu ưa thích của đối ‹ượng công chúng có trình độ cao Nhưng nó có
nhược điểm là công chúng rất lựa chọn; khả năng phổ biến thông tin phụ
thuộc vào khả năng tài chính đầu tư và khả năng sử dụng máy tính của con
người Đến thời điểm hiện nay thì công chúng báo mạng Việt Nam có rất ít đo
chính những hạn chế trên
Dưới góc độ lý luận truyền thông, Truyền hình có nhiều ưu điểm khiến nó đang là phương tiện phổ biến được ưa thích nhất bởi khả năng tương thích với mặt bằng trình độ dân trí, do khả năng phổ biến thông tin rộng khắp và sức hấp dẫn của yếu tố hình ảnh sống động Khả năng sử dụng yếu tố hình ảnh và lời bình có khả năng lay động và gây dư luận xã hội rất lớn khi tuyên truyền về bình đẳng giới (Những yếu tố này sẽ được chúng tôi phân tích kỹ ở chương 2 khi phân tích vào phần thực trạng của đề tài nghiên cứu)
1.3.3 Công chúng truyền hình với các chương trình về bình đẳng giới 1.3.3.1 Tiếp cận nghiên cứu công chúng truyền hình:
Sức mạnh của cơ quan báo chí nói chung hay của truyền hình nói riêng
trước hết và chủ yếu là ở sức mạnh của dư luận xã hội, dư luận của nhân dân,
mà quan trọng là của nhóm công chúng- đối tượng cụ thể (trực tiếp và gián
Trang 32
29
tiếp) mà cơ quan báo chí ấy phục vụ Do vậy, đối với các cơ quan báo chí
trong đó có truyền hình thì việc hiểu biết về công chúng là yêu cầu có tính
nguyên tắc, yêu cầu tiên quyết
Trước hết cần phải hiểu về thuật ngữ “công chúng” theo ba đặc trưng chủ yếu như sau: tính chất quảng đại (đông đảo), tính chất không đồng nhất (bao gồm rất nhiều giới và tầng lớp khác nhau) và tính chất nặc danh (không
aI biết a1) [26-27]
Những đặc trưng trên cho thấy rõ ràng công chúng không phải là một tập thể hay một cộng đồng Nó không có cơ cấu tổ chức, mà cũng không có người chỉ huy, không có tập quán hay truyền thống, không có những quy tắc riêng của mình, và các thành viên của nó cũng không có ý thức là mình cùng thuộc về một tổ chức hay một cộng đồng nào đó Công chúng cũng không phải là một khối người thuần nhất giống nhau, ngược lại nó rất phức tạp, bao
gồm nhiều nhóm, nhiều giới, nhiều tầng lớp xã hội khác nhau với những đặc
trưng đa dạng và những quyền lợi dị biệt và nhiều khi mâu thuẫn nhau Tuy nhiên, khi nói rằng; công chúng của các phương tiện truyền thông đại chúng
bao gồm những cá nhân phân tán, điều này chỉ có một ý nghĩa tương đối về mặt không gian mà thôi; xét về mặt quan hệ xã hội, điều này không có nghĩa
là công chúng của các phương tiện truyền thông hồn tồn cơ lập nhau, rời rạc nhau Trong thực tế, chúng ta vẫn thường thấy người ta xem truyền hình trong
gia đình hoặc với bạn bè Vả lại, dù một người có ngồi xem ti vi một mình đi
chăng nữa, thì cá nhân người này vẫn không thể thoát ra khỏi những mối liên
hệ xã hội của mình Nói như vậy, để chúng ta nhận thức rằng, khi nghiên cứu về công chúng, chúng ta không thể tách độc giả hay khán giả ra khỏi môi
trường sống của họ, mà ngược lại, phải luôn đặt họ trong bối cảnh của các điều kiện sống cũng như các mối quan hệ xã hội Nói chung, việc nắm bắt các
đặc điểm của công chúng là một yêu cầu cần thiết đối với bất cứ tổ chức truyền thông nào (nhiều tờ báo thường tiến hành điều tra thăm dò độc giả định
Trang 33
30
kỳ hàng năm hoặc vài ba năm một lần), bởi lẽ có biết được chân dung, diện mạo của đối tượng truyền thông của mình, nhà truyền thông mới có thể thường xuyên tính toán, điều chính và cải tiến cả nội dung, hình thức cho phù hợp với thị hiếu của công chúng
Nghiên cứu công chúng -nhóm đối tượng vừa là căn cứ ban đầu để thiết kế
thông điệp, vừa là căn cứ đánh giá năng lực và hiệu quả truyền thông sau khi đã
can thiệp vào nhóm đối tượng Nghiên cứu công chúng được chia lầm 2 giai đoạn:
- Nghiên cứu ban đầu: nhằm tìm hiểu nhu cầu, nguyện vọng, sở thích,
thị hiếu và năng lực tiếp nhận thông điệp cũng như các thông số về đặc điểm nhóm công chúng với tư cách là đối tượng tiếp nhận thông điệp, đối tượng tác
động chi phối, điều =hỉnh các nhà báo, các nhà truyền thông Dữ liệu nghiên
cứu ban đầu còn giúp các nhà quản lý, nhà hoạch định chính sách cũng như tìm kiếm giải pháp cho vấn đề liên quan đến bình đẳng giới
- Nghiên cứu đánh giá: giai đoạn cuối cùng của truyền thông (nghiên cứu phản hồi) nhằm tìm hiểu năng lực tác động của thông điệp và hiệu quả của chiến dịch truyền thông, giúp cho việc điều chỉnh truyền thông, cũng như
cách thức truyền thông cho các chu trình tiếp theo
1.3.3.2 Công chúng truyền hình với các chương trình tuyên Huyền về bình đẳng giới
Đài truyền hình là một trong những phương tiện truyền thông đại chúng
có sức hấp dẫn và thu hút công chúng rất lớn Nhằm phục vụ mọi yêu cầu, thị
hiếu của công chúng, Đài truyền hình Việt Nam cũng đã xây dựng được nhiều
chương trình, chuyên mục dành riêng cho từng loại đối tượng công chúng để
nhằm tác động một cách có hiệu quả nhất, trong đó các chương trình truyền
hình tuyên truyền về bình đẳng giới cũng không nằm ngoại lệ đó Công chúng
của các chương trình truyền hình tuyên truyền về bình đẳng giới thuộc các đối tượng bao gồm; đông đảo mọi tầng lớp phụ nữ trong xã hội (trong đó có cả những người phụ nữ là chủ thể của việc tuyên truyền), các nhà hoạch định
Trang 3431
chính sách về giới, và đông đảo đối tượng công chúng truyền hình khác có
nhu cầu quan tâm
Bình đẳng giới, hay bình đẳng giữa nam và nữ, là vấn đề liên quan trực tiếp nhất đến đối tượng phụ nữ và trẻ em gái Các chương trình truyền hình tuyên truyền về bình đẳng giới thường tập trung vào đối tượng chính là phụ
nữ Đây là nhóm công chúng xã hội đặc thù Trong xã hội lực lượng công
chúng này khá đông đảo vì chiếm tới hơn 50% dân số, và luôn được đánh giá cao về vai trò và khả năng đóng góp cho xã hội Xác định rõ đối tượng công
chúng như vậy sẽ giúp cho các chương trình khi tuyên truyền về bình đẳng
giới đạt hiệu quả cao nhất
Bên cạnh đó mục đích của các phương tiện thông tin đại chúng n“+ chung và truyền hình nói riêng là nâng cao nhận thức, tạo ra sự tương đồng về
nhận thức thông qua việc định hướng nhận thức và dư luận xã hội, mở rộng hiểu biết, tiến tới thay đổi, điều chỉnh thái độ, hành vi của phụ nữ về những vấn đề mà các chương trình truyền hình sẽ đề cập, vấn đề xã hội quan tâm
Đây là yếu tố làm tăng sức hấp dẫn cho các chương trình truyền hình tuyên
truyền về bình đẳng giới, và cũng là yếu tố quyết định tạo nên hiệu quả của hoạt động tuyên truyền về bình đẳng giới Ở bình điện này bao gồm cả nhu cầu, sở thích, nguyện vọng, tâm lý tiếp nhận sản phẩm truyền hình Tâm lý-thị hiếu của phụ nữ dễ chịu ảnh hưởng lây lan, nếu biết lợi dụng thì sẽ phát huy hiệu quả, nếu không hoặc lạm dụng sẽ ngược lại
Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả tuyên truyền về bình đẳng giới trên
truyền hình, thì các nhà làm truyền hình cũng phải chú trọng tới các đối tượng
công chúng là nam giới, bởi không có nghĩa là cứ nói tới mảng đề tài về giới
và bình đẳng giới thì chỉ tập trung thu hút được đối tượng công chúng là phụ nữ, mà cũng cần phải tăng cường nghiên cứu đối tượng công chúng là nam giới, bởi sự nghiệp giải phóng phụ nữ có được hay không là nhờ nỗ lực cả từ
hai giới; đàn ông và phụ nữ
Trang 3532
CHUONG 2
THUC TRANG TUYÊN TRUYỀN VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI
TRONG CHUYEN MUC “PHU NU VOI CUOC SONG” TREN SONG
TRUYEN HINH VIET NAM (KHAO SAT TU 01/2005 DEN 4/2006)
2.1 THUC TRANG TUYEN TRUYEN VE BINH DANG GIỚI
TREN SONG TRUYEN HINH VIET NAM HIEN NAY
2.1.1 Thực trang tuyên truyền về vấn đề Binh dang giới ở nước ta
hiện nay:
2.1.1.1 Vài nét về vấn đề bình đẳng giới ở nước ta hiện nay
Ở Việt Nam, các hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ không phải là một chủ để mới, sự bất bình đẳng giữa nữ giới và nam giới tồn tại như một su
khẳng định về nền văn hoá phong tục tập quán mà mọi người trong xã hội đều thừa nhận và coi đó là chuẩn mực đạo đức của xã hội Chính quan niém “nam
giới có quyền coi phụ nữ là sở hữu của mình” đã đẩy người phụ nữ luôn luôn
bị lệ thuộc, bị lợi dụng, bị hành hạ bởi những người đàn ông có tư tưởng
phong kiến
Một số tổ chức phi chính phủ, tổ chức nghiên cứu về giới tại Việt Nam,
Viện khoa học xã hội Việt Nam và Uỷ ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ
Việt Nam đã nghiên cứu, khảo sát và đưa ra các phân tích số liệu về tình hình
thực hiện bình đẳng giới ở Việt nam cũng như đánh giá rất cụ thể về hiện trạng của vấn đề này [xem phụ lục]
* Nhìn tổng thể các báo cáo đã đưa ra thành tựu cơ bản về bình đẳng
giới ở nước ta hiện nay như sau; Có khung luật pháp về bình đẳng nam nữ
tương đối tốt; Có chính sách cụ thể, nhất quán về tiến bộ phụ nữ; Có Hội liên
Trang 36
Các chỉ tiêu về bình đẳng giới đều có sự phát triển khả quan trên tất cả các mặt của đời sống xã hội, trong đó phải kể đến tỷ lệ nữ tham gia chính trị như sau:Tỷ lệ nữ đại biểu quốc hội khoá XI đạt 27, 31% -đứng vị trí thứ nhất trong khu vực Châu Á Tỷ lệ nữ đại biểu Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2004-2009 đạt 23,8% cấp tĩnh, 23,20% cấp huyện và 20, 1 % cấp xã phường [21, tr4-65]
Tất cả những con số khảo sát cũng đã cho thấy tình hình thực hiện các mục tiêu vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đã được cải thiện trên tất cả các
mặt của đời sống xã hội Phụ nữ đã được tham gia vào tất cả các ngành nghề, được quan tâm chu đáo hơn trong công tác chăm sóc sức khoẻ Đã có nhiều
chính sách ưu tiên cho phụ nữ trong lĩnh vực việc làm lao động
Tuy nhiên, dù đã đạt được những thành tựu nhất định như vậy, nhưng so
với nam giới những tỷ lệ trên vẫn còn là khoảng cách khá xa Ngoài ra, các hành vi về sự bất bình đẳng đối với phụ nữ vẫn còn diễn ra ở một số lĩnh vực,
ở một số nơi, nghiên cứu khảo sát của Viện khoa học xã hội về bình đẳng giới
(2005) đã cho thấy rõ điều này [xem phụ luc]:
Với mục tiêu tìm hiểu thực trạng quan hệ giới về việc làm, đào tạo,
chăm sóc sức khoẻ, bạo hành gia đình, đời sống tinh thần, các quan niệm và
giá trị Xác định các yếu tố tác động đến quan hệ giới, dự án nghiên cứu về
bình đẳng giới đã đưa ra những con số cho thấy tỷ lệ chênh lệch khá lớn giữa
nam giới và phụ nữ Phụ nữ luôn phải tập trung ở những nghề thiếu ổn định và chưa được pháp luật lao động bảo vệ Sự chênh lệch về tỷ lệ đi học ở trung học cơ sở giữa nam và nữ vẫn không giảm trong những năm qua Tỷ lệ em gái luôn thấp hơn so với em trai Cả nam giới và phụ nữ cùng đưa ra ý kiến tương đồng về nạn bạo lực trong gia đình
2.1.1.2 Thực trạng tuyên truyền về bình dẳng giới ở Việt Nam hiện nay
Các kết quả khảo sát cho thấy tuyên truyền về bình đẳng giới luôn là
một chủ đề được truyền thông và nhất là báo chí nước ta thường xuyên khai thác, đề cập đến Đề tài về bình đẳng giới có một vị trí thích đáng trên hầu
Trang 37khắp báo chí nước ta từ báo ¡n, phát thành đến truyền hình Những thành tựu của bình đẳng giới ở nước ta cho đến nay đạt được có một phần từ kết quả từ đóng góp của chính các hoạt động quan tâm, đẩy mạnh tuyên truyền của báo
chí Theo kết quả điều tra khảo sát của Uỷ ban về sự tiến bộ phụ nữ đưa ra khi hỏi về các loại hình tuyên truyền nào có ảnh hưởng làm thay đổi nhận thức,
quan niệm của bạn về bình đẳng giữa nam và nữ có 69,3% cho kết quả là do nhận thức từ báo chí (Kết quả điều tra phục vụ Báo cáo quốc gia lần thứ 5 và 6 về tình hình thực hiện công ước Liên hợp quốc xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) do Ủỷ ban vì sự tiến bộ phụ nữ tiến hành năm 2005) Còn theo kết quả điều tra đưa ra của Liên hợp quốc khi đánh giá về bình đàng giới ở Việt Nam thì cho rằng thành tựu thu được của nước ta đến nay có 37,7 % là do Đảng và Chính Phủ đã sử dụng báo chí là công cụ tuyên
truyền đắc lực cho bình đẳng giới
Khi nghiên cứu đề tài này chúng tôi phát phiếu điều tra dư luận đối với 2 nhóm đối tượng gồm những nhà nghiên cứu hoạch định chính sách và các phóng viên truyền hình viết về giới Khi hỏi đối tượng các nhà nghiên cứu hoạch định chính sách về giới với câu hỏi về mức độ quan trọng của truyền thông đối với bình đẳng giới: với 100 phiếu phát ra, thu về 97 phiếu có 91,
84% cho rằng rất quan trọng và quan trọng
Những kết quả điều tra đưa ra các thông số như trên, một mặt đã khẳng
định tâm quan trọng của báo chí trong việc tuyên truyền về bình đẳng giới
Mặt khác nó chứng minh tương thích với đánh giá của Đảng và Chính phủ về sự đóng góp của báo chí nước ta về bình đẳng giới Đó là:
- Báo chí tuyên truyền bình đẳng giới đã giúp cho các nhà quản lý và lãnh đạo cũng như các cơ quan thông tin đại chúng thấy rõ nguy cơ, thực trạng của vấn đề bất bình đẳng giới ảnh hưởng tới sự phát triển của quốc gia
- Đã góp phần nâng cao nhận thức cho đội ngũ lãnh đạo Đảng và chính quyền các cấp về tầm quan trọng của bình đẳng giới với sự phát triển của đất nước
Trang 38- Đã chỉ rõ trách nhiệm của các nhà lãnh đạo và quản lý các cấp phải
triển khai lồng ghép giới vào trong các chương trình phát triển kinh tế- xã hội
ở địa phương một cách có hiệu quả
- Đã góp phần tuyên truyền xác lập phương thúc và giải pháp để triển
khai thành công các biện pháp thực hiện bình đẳng giới Việt Nam Việc đăng
tải các thông tin chính xác của báo chí đã giúp cho các biện pháp nhằm đạt tới
sự bình đẳng giới chiếm được sự ủng hộ của các chính khách trong nước Các
chính khách theo đõi các phương tiện thông tin đại chúng rất sát sao vì tin tức vừa phản ảnh, vừa hình thành dư luận Chính sự quan tâm của các chính khách đã có vai trò quan trọng để thay đổi nhận thức về vấn đề giới và bình đẳng
giới Từ thay đổi nhận thức đã tiến tới thay đổi các cl.zong trình, chính sách
hoặc lồng ghép các vấn đề giới vào việc xây dựng chương trình và kế hoạch
phát triển quốc gia
- Báo chí đã góp phần làm chuyển biến nhận thức và hành vi của một bộ
phận dân cư về giới và bình đăng giới Điều này được thấy rõ nét nhất ở đội
ngũ trí thức Cụ thể trong đối xử nam- nữ, trong kế hoạch hoá gia đình, trong sinh con trai và con gái, vị thế của phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội,
Những đánh giá trên được đưa ra trong Tổng kết chương trình quốc gia về sự tiến bộ phụ nữ Việt Nam giai đoạn 2000-2005 và chương trình hành
động đến năm 2010 và tầm nhìn 2020
Các kết quả điều tra và đánh giá cho thấy: truyền thông và báo chí nước
ta đã đóng một vai trò quan trọng trong xác lập bình đẳng giới Tuyên truyền
về bình đẳng giới là biện pháp chính có tác động rất lớn làm thay đổi nhận thức về bình đẳng giới Kết quả là đến nay truyền thông và nhất là báo chí nước ta đã tham gia tích cực vào nhiệm vụ tuyên truyền bình đẳng giới
Tuy nhiên, những hạn chế về mặt tuyên truyền về bình đẳng giới hiện nay vẫn còn tồn tại khá phổ biến:
Trang 39
Việc tuyên truyền về bình đẳng giới chưa có kế hoạch cụ thể và sâu rộng trên các phương tiện thông tin đại chúng, nên không có hiệu quả cao
Kiến thức về bình đẳng giới của các nhà truyền thông còn hạn chế dẫn
đến tình trạng không những không tạo được hiệu quả mà đôi khi còn gây ra tác dụng ngược lại
Việc tuyên truyền chưa được tiến hành thường xuyên và đồng loạt, dẫn
đến tình trạng việc tuyên truyền rải rác, nhỏ giọt trên các phương tiện thông tin đại chúng nên cũng không tạo được hiệu quả
2.1.2 Thực trang tuyên truyền bình đẳng giới trên sóng truyền hình V›:e¿ Nam
2.1.2.1 Sự hình thành và phát triển các chương trình tuyên truyền về
bình đẳng giới trên sóng truyền hình Việt Nam:
Để thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền về các chủ trương, chính sách của
Đảng và Nhà nước trong đó có các chính sách liên quan đến bình đẳng giới,
ngay từ những ngày đầu thành lập, Đài truyền hình Việt Nam đã bước đầu xây dựng các chương trình có đề cập tới những nội dung này Tuy nhiên ở giai đoạn phát sóng thử nghiệm, với những chuyên mục đầu tiên như ; Bển in thời sự, Những bông hoa nhỏ, Kinh tế, Văn hoá xấ hội thì nội dung thông tin tuyên truyền về bình đẳng giới hầu như chưa có Chủ yếu là các thông tin về chính sách của Đảng và nhà nước về phụ nữ được tuyên truyền qua các bản tin thời sự, hoặc một số phóng sự ngắn được phản ánh trong chuyên mục văn hoá
xã hội
Ngày 5/7/1976, Đài truyền hình Việt nam chính thức chấm dứt thời kỳ phát sóng thử nghiệm, chuyển sang phát sóng chính thức hàng ngày Đây là thời kỳ Truyền hình Việt nam tiếp tục nâng cao chất lượng phát sóng và tăng
cường mở rộng nội dung các chương trình phát sóng
Trang 40
37
Do thời lượng phát sóng tăng lên, Đài truyền hình phải tăng cường mở
rộng thêm nhiều chương trình mới, đáp ứng đông đảo đối tượng công chúng
Đặc biệt, vào thời kỳ này, do nhận thấy truyền hình là phương tiện thông tin
đại chúng mới mẻ và hiệu quả, các Bộ, ngành, đoàn thể cũng mong muốn
được làm truyền hình, sử dụng truyền hình vào mục đích tuyên truyền cho các
hoạt động chính trị của mình Xuất phát từ mong muốn đó, Trung ương Hội liên hiệp phụ nữ Việt nam đã có đề nghị lên Chính Phủ và Đài truyền hình Việt nam để được phép sản xuất và phát sóng các chương trình tuyên truyền cho hoạt động Hội Chương trình Phụ nữ đầu tiên đã ra đời và được phát sóng vào tối chủ nhật ngày 03/04/1977 Do xuất phát từ yêu cầu của Trung ương
Hội về việc xây dựng chương trình Phụ nữ, nên thời kỳ này, mọi nội dung
tuyên truyền đều bám sát theo hoạt động của Trung ương Hội Tiêu chí đặt ra
cho chương trình lúc đó là: “Tuyên truyền các chú trương, chính sách của
Đảng và Nhà nước đến đông đảo lầng lớp phụ nữ Tuyên truyền đường lối phụ
vận của Đảng cho phụ nữ và cho xã hội Động viên mọi tầng lớp phụ nữ tích cực tham gia các phong trào xây dựng đất nước Tuyên truyền các điển hình, các gương phụ nữ tiêu biểu trên mọi lĩnh vực
Mặc dù thời kỳ này, các chương trình tuyên truyền về bình đẳng giới
chưa nhiều, nhưng việc ra đời của một chuyên mục đành riêng cho phụ nữ đã cho thấy sự quan tâm bước đầu của Đài truyền hình trong việc thực hiện tuyên
truyền về giới và bình đẳng giới
Trong giai đoạn đổi mới, Đài truyền hình Việt nam cũng được hưởng
thành quả về nhiều mặt; tổ chức, cơ chế quản lý, ngân sách và một tư duy mới về tự do báo chí Màn ảnh truyền hình Trung ương đã vươn xa, phản ánh mọi hoạt động chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của cả nước Số giờ phát sóng mỗi ngày tăng từ 3 giờ lên 3 giờ 30 phút rồi 4 giờ mỗi ngày Vai trò của truyền