° VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆM CHÍNH TRỊ QUỐC GIÁ HỒ CHÍ MINH HỌC VIÊN BẢO CHÍ VÀ TUYẾN TRUYỀN BẠCH ĐỨC TOÀN
HIỆU ỮA fHI/fN6 TRÌNH THỦI SỰ TRUYỂN HÌNH
(Ú BÃI PHÁT THANH - TRUYỂN ÌNH TUYỂN QUANE ( KHẢO SÁT TỪ THÁNG 01/2004 ĐẾN THANG 6/2005}
Li \N VAN THAC SI TRUYEN THONG BAI CHUNG
HÀ NỘI -2005
Trang 2
BO GIAO DUC VA DAO TAO HOC VIEN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
sek HO CHi MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYẾN TRUYEN tk
BACH DUC TOAN
HIỆU QUÁ CHƯƠNG TRÌNH THỜI SỰ TRUYỂN HÌNH
CỦA ĐI PHấT THANH - TRUYỂN HÌNH TỈNH TUYẾN QUANG (Khảo sái từ tháng 1/2004 đến tháng 6/2005) jm.~ 111 (an Chuyên ngành: Báo chí học Mã số : 603201
*LUẬN VĂN THẠC SẼ TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG
Người hướng dan khoa học
Trang 31.1 1.2 1.3 MỤC LỤC
Tính cấp thiết của đề tài TQ HH n Hs ni vàg
Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu : Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Đồng góp mới về khoa học của để tài cà càằ
Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài co on rà ws
R6t cat cla Lan VAN eee e cece eee be cance eceuseeesaecaurbenin Chuong 1: Dai Phat thanh - Truyén hinh Tuyén Quang
và nhiệm vụ sản xuất chương trình thời sự truyền hình,
Tuyên Quang - điều kiện tự nhiên, KT- XH và truyền thống
1.1.1 Về điều kiện tự nhiên cuc se
1.1.2 VỀ Kinh tẾ c1 ccescea eee csu cea sensceaueedacsss 1.1.3 Vé van hod - x8 HOi cis eeteceecseeeeeedsenean'hs
1.1.4 Về truyền thống lich sit eee ekecaccceeeceeee rene
Đặc điểm công chúng báo chí ở Tuyên Quang bese beaeebenesereaeees
1.2.1 Đân cư và quan hệ tộc người 1.2.2 Tâm lý và nhu cầu tiếp nhận thông tin báo chí của người đân Tuyên Quang ¬¬ deere e teeta eee e nea tateees 1.2.3 Công chúng truyền hình của Đài PI- TH Tuyên Quang 1.2.4 Tình hình báo chí tại địa phương : Ý nghĩa chính trị - xã hội chương trình thời sự truyền hình của 2 8/0/0.0u"2.).5/ 1000nn nen nnằốeằe/aA
` 13.1 Quá trình xây dựng và phát triển của Đài PT-TH Tuyên
%1 ^a—~ ./(
1.3.2 Nhiệm vụ sản xuất chương trình thời sự truyền hình Chương 2 : Thực trạng chương trình thời sự truyền hình
2.1 Khảo sát chương trình thời sự trên sóng truyền hình Tuyên của Đài Phát thanh - Truyền hình Tuyên Quang 2 "— e ence ences eee ne tena ea ea enon es
Trang 42.1.2.3 Phát thanh viên cọ 2.1.2.4 Hình ảnh và âm thanh : -.: 2.2 Quy trình sản xuất chương trình thời sự truyền hình và điện 5.2.2 aĂ 2.2.1 Quy trình sản xuất chương trình 2.2.2 Diện phủ sống cu HH nh này 2.3 Hiệu quả xế hội chương trình thời sự truyền hình của Đài PT-TH Tuyén Quang 0 ccc ccc c ence cece cn sen cus easusneucunenss 2.3.1 Góc độ công chúng báo chí Hà và xu ¬¬—.-.- 2.3.1.1 Kết quả khảo sát, tổng hợp các phiếu thăm đò ˆ 2.3.1.2 Đánh giá về nội dung CTTS truyền hình Tuyên QUANG eee e cence eee e ee en eee eeen cae n nas 2.3.2 Đánh giá của Đảng bộ, chính quyền tỉnh Tuyên Quang
2.3.2.1 Ưu điểm Q.2 nên 2.3.2.2 Những hạn chế
2.3.3 Góc độ người sản xuất chương trình
2.3.3.1 Đánh giá của Đảng uỷ- Ban Giám đốc
2.3.3.2 Đánh giá của phóng viên - biên tập viên
Chương 3 : Một số giải pháp nâng cao chất lượng - hiệu quả chương trình thời sự trên sóng truyền hình Tuyên Quang 3.1 Những yêu cầu cơ ĐỂH TQ TQ HT TK kh xưa 3.1.1 Mục tiêu tuyển truyền của địa PhưƠNg : :-:-.‹-: "
3.12 Xuất phát từ nhu cầu thông tin của công chúng
3.1.3 Xuất phát từ mục tiêu phát triển của ngành PT-TH Tuyên 9 5
3.2 CC gidi PAD 0 án
~ 3.2.1 Can c6 ké hoach dinh hudng c6ng tac tuyén truyén
3.2.2 „Nâng cao chat luong déi ngi PV - BTV — PTV
3.2.3 Cải tiến về nội dung và chất lượng hình ảnh
3.2.4 Cải tiến về quy trình tổ chức sản xuất chương trình
3.2.5 Đầu tư về thiết bị sản xuất để mở rộng điện phủ sống
BiB Kidn gnc aA4 A.Ă "——
3.3.1 Về công tác tổ chức cán bộ cà cà, 3.3.2 Về trang thiết bị kỹ thuật và cơ sở vật chất :
3.3.3 Mô hình hoạt động và cơ chế quản lý
KET LUAN An ồ.ỐốỐẦnắnấĂ
Trang 5Ma,
BTV
CTTS —: Chwong trinh théi su
HĐND : Hội đồng Nhân dân
KT- XH : Kinh tế - Xã hội
KTV :Kỹthuậtviên
PV : Phóng viên
PT-TH : Phát thanh- Truyền hình
THVN : Truyền hình Việt Nam
Trang 6Đa,
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với sự phát triển của Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Phát thanh - Truyền hình các tỉnh, thành phố trong cả nước, những năm qua, Đài Phát thanh - Truyền hình Tuyên Quang cũng đang từng bước phát triển và khẳng định được chỗ đứng của mình, thực hiện nhiệm vụ thông tin hai chiều, tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà
nước tới các tầng lớp nhân dân Đồng thời phân ánh tâm tư, nguyện vọng của
quần chúng nhân dân lên với Đảng và Nhà nước, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp cơng nghiệp hố - hiện đại hoá ở địa phương woe
Tuy nhiên, đo điều kiện riêng, ở một tỉnh miền núi như Tuyên Quang, người dân ở vùng sâu, vùng xa vẫn còn sống trong tình trạng thiếu thông tin: Sự chênh lệch quá lớn giữa các vùng, giữa đồng bào các dân tộc đã tạo ra sự ` ngăn cách trong quá trình trao đổi và tiếp nhận thông tin
Có thể khẳng định rằng: Thông tin thời sự trên sóng truyền hình ở địa phương luôn có một ý nghĩa và vai trò rất quan trọng đối với đời sống xã hội và cộng đồng đân cư ở địa phương, nó tạo ra ảnh hưởng, tác động trực tiếp tới việc phát triển kinh tế - xã hội Vì vậy, hiệu quả thông tin thời sự trên sóng
truyền hình địa phương là mục tiêu của Đài Phát thanh - Truyền hình Tuyên ¿
Quang cần đạt tới Việc cải tiến, nâng cao chất lượng và hiệu quả chương trình thời sự trên sóng truyền hình ở Tuyên Quang luôn là những đồi hỏi cấp
thiết
Tuyên Quang là một tỉnh miền núi còn nghèo, toàn tỉnh có 6 huyện, thị
xã, với gần 70 vạn dân của 22 đân tộc anh em Trong đó hơn 50% đồng bào
là đân tộc thiểu số Đất rộng, người không đông, đời sống kinh tế - văn hoá
còn thiếu thốn, lại do điều kiện địa lý phức tạp, để đảm bảo cho đồng bào các
Lom
Trang 7
pháp luật của Nhà nước là hết sức cần thiết Do vậy, việc cải tiến để nâng cao
chất lượng, hiệu quả của chương trình cả về nội dung, hình thức thể hiện và điện phủ sóng để thu hút khán thính giả ở địa phương sẽ tạo cho Đài có uy tín, vị thế và sức mạnh thông tin của một phương tiện báo hình ở Tuyên Quang Từ những lý do trên và góp phần giải quyết những bất cập của Đài
Phát thanh- Truyền hình Tuyên Quang, tác giả luận văn quyết định chọn đề tài: Hiệu quả chương trình thời sự truyền hình của Đài Phát thanh- Truyền hình Tuyên Quang
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Lâu nay, đã có một số công trình nghiên cứu và tìm biểu về tình hình
tiếp nhận sản phẩm báo chí của đồng bào đân tộc các tỉnh miễn núi phía Bắc
và nghiên cứu về chương trình thời sự truyền hình khu vực Ở mỗi dé tài, đều có góc độ tiếp cận và cách nhìn khác nhau Có thể kể ra một số đề tài đã thực hiện ở Khoa Báo chí - Học viện Báo chí và Tuyên truyền : Hoạt động bdo chi tinh Lao Cai trong thời kỳ đổi mới, tác giả Đặng Đình Quang - Cao học Báo chí khoá ï; Khảo sát các chương trình tin tức và thời sự trên Truyền hình Hà Nội, tác giả Chu Thị Minh Mẫn - Cao học Báo chí khố I; Thơng tin
về miền núi và dân tộc trên sóng VTVI - Đài THVN (khảo sát các chương
trình VTV1 năm 2000 - 2001), tác giả Nguyễn Xuân An Việt — Cao học Báo
chí Khoá V; Nâng cao chất lượng tin tức sản xuất tại Đài Truyền hình Cần
Thơ (khảo sát từ 6/2003 — 6/2004), tác giả Lâm Thiện Khanh — Cao học Báo
chí khoá VI; Chương trình thời sự trên sóng truyền hình địa phương Khu vực đồng bằng sông Hồng (khảo sát năm 2003), tác giả Lương Thanh Xuân —
Trang 8lượng, hiệu quả tác động của chương trình thời sự truyền hình đối với đồng
bào các dân tộc miền núi phía Bắc
Để thực hiện đề tài, tác giả chủ yếu tham khảo những giáo trình truyền thống về cơ sở lý luận báo chí, về bộ môn truyền hình ở Khoa Báo chí- Học viện Báo chí - Tuyên truyền, một số giáo trình ở nước ngoài dịch sang tiếng Việt về lĩnh vực truyền hình Bên cạnh đó thu thập, tham khảo tài liệu và kế thừa có chọn lọc một số tài liệu khoa học, bài báo đã công bố có nội dung liên quan Trên tính thần kế thừa những thành tựu của những nghiên cứu trước thì quá trình Khảo sát thực tế ở Đài PT- TH Tuyên Quang được coi là nguồn đữ liệu quan trọng và sống động để giải quyết mục tiêu, ý tưởng của đề tài và hình thành nội dung luận văn
3 Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu
Luận văn này nhằm khảo sát một cách hệ thống chương trình thời sự
truyền hình do Đài PT-TH Tuyên Quang sản xuất và phát sóng trong hơn một năm qua Qua đó, chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu, mức độ ảnh hưởng và hiệu quả tác động của chương trình đối với khán thính giả ở địa phương Từ đó, tìm kiếm các giải pháp thiết thực nhằm góp phần nâng cao chất lượng,
hiệu quả chương trình thời sự trên sóng truyền hình Tuyên Quang
Để thực hiện mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ :
- Xác định nhu cẩu, tâm lý tiếp nhận thông tin của người dân đối với các chương trình thời sự truyền hình ở địa phương; ý nghĩa xã hội của việc sản
xuất các chương trình thời sự truyền hình ở Tuyên Quang
Trang 9
- Để xuất các giải pháp nhằm đổi mới nội dung, nâng cao chất lượng và hiệu quả chương trình thời sự truyền hình của Đài Phát thanh- Truyền hình
Tuyên Quang ,
Trong khuôn khổ đề tài cửa một luận văn thạc sỹ, luận văn chỉ đi sâu
nghiên cứu, khảo sát một số mặt chủ yếu về đặc điểm của chương trình; các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả tác động của chương trình thời sự truyền hình địa phương đối với công chúng; hiệu quả tiếp nhận thông tin của công chúng Từ đó để ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả chương trình thời sự trên sóng truyền hình ở Tuyên Quang Tận văn cũng không đi sâu vào công tác tổ chức của Đài mà chỉ chú ý đến mặt nhận thức, thái độ và cách thức tác nghiệp, sản xuất chương trình
thời sự truyền hình của một Đài địa phương miền núi phía Bắc 4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn được hình thành trên cơ sở nền tảng lý luận của chủ nghĩa Mac - Lê nin; Tư tưởng Hồ Chí Minh; Các quan điểm của Đảng ta về báo chí
và Cơ sở lý luận báo chí Trong quá trình thực hiện luận văn; tác giả có sử dụng những trị thức của những môn lý luận cơ bản khác để xem xét, đánh giá
một cơ quan báo chí cụ thể
Luận văn chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu chính sau đây:
Phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp; phương pháp so sánh và điều tra xã hội học
3 Đóng góp mới về khoa học của đề tài
Khang định và làm rõ vai trò của truyền hình trong tiến trình phát triển
Trang 10Luận văn đã cố gắng chỉ ra những mặt ưu điểm và hạn chế chương trình thời sự truyền hình của Đài Phát thanh- Truyền hình Tuyên Quang Đây cũng
là những ưu điểm và hạn chế của các Đài Phát thanh- Truyền hình ở các tỉnh miền núi phía Bắc Hy vọng rằng, những kiến nghị và giải pháp chúng tôi đưa
ra sẽ góp phần giải quyết những tổn tại không chỉ ở Đài Phát thanh- Truyền
hình Tuyên Quang, mà còn là bài học của các Đài lân cận, góp phần làm cho chương trình thời sự truyền hình địa phương, ngày càng phục vụ tốt hơn nhu
cầu của quần chúng nhân dân
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Luận văn là công trình nghiên cứu khoa học và mang tính hệ thống về
mảng đề tài: Hiệu quả chương trình thời sự truyền hình ở một địa phương khủ vực miền núi phía Bắc Đề tài đã được nghiên cứu một cách đồng bộ và hệ thống trong khi tài liệu còn ít và chưa được tổng kết qua thực tiến
Kết quả nghiên cứu của đề tài có ý nghĩa khoa học đối với việc xác định kế hoạch tổ chức tuyên truyền; phương pháp tác nghiệp; việc tổ chức sản
xuất chương trình thời sự truyền hình ở Đài địa phương
Dé tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các nhà báo trẻ, cho các cơ
sở đào tạo báo chí và trong quá trình tổ chức sản xuất các chương trình thời sự truyền hình cũng như trong công tác lãnh đạo quản lý ở các đài địa phương
7, Kết cấu của luận văn
Trang 11NHIỆM VỤ SẲN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH THỜI SỰ TRUYỂN HÌNH
1.1, TUYÊN QUANG, ĐIỂU HIỆN TỰ NHIÊN, HT - XH VỀ TRUYỂN THỐNG
1.1.1 Điều kiện tr nhiên
Tuyên Quang là một tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam Phía bắc giáp
với tỉnh Hà Giang, phía nam giáp với tỉnh Phú Thọ, phía đông giáp với các
tinh Cao Bang, Bắc Cạn và Thái Nguyên, phía tây giáp tỉnh Yên Bái Tuyên
Quang cũng là tỉnh được tách ra (10/1991) từ tỉnh Hà Tuyên sau 15 năm hợp nhất (Tuyên Quang - Hà Giang, 1976 - 1991)
Tỉnh Tuyên Quang có 6 đơn vị hành chính (gồm 5 huyện là : Sơn
Dương, Yên Sơn, Hàm Yên, Chiêm Hoá, Na Hang và Thị xã Tuyên Quang);
có 145 xã, phường, thị trấn, trong đó có 38 xã và 1 thị trấn thuộc vùng cao, 22 xã vùng sâu, vùng xa (bình quân những xã này cách tỉnh ly từ 50km đến 180km) Tổng điện tích đất tự nhiên của Tuyên Quang là 5.800km”, trong đó đất nông nghiệp là 116.493ha bằng 20% diện tích tự nhiên Đất lâm nghiệp
là 424.373ha bằng 73% diện tích tự nhiên, còn lại là các loại đất khác
Địa hình Tuyên Quang bị chia cắt lớn bởi hệ thống sông ngòi dày đặc, núi đổi trùng điệp, thung lũng sâu và phân chia thành hai vùng khá rõ nét Vùng cao phía bắc rộng 291.497ha, chiếm 50,3% điện tích toàn tỉnh, có độ cao trung bình là 600m so với mặt biển, bao gồm toàn bộ huyện Na Hang, 11 xã thuộc huyện Chiêm Hoá, 2 xã thuộc huyện Hàm Yên, 3 xã thuộc huyện Yên Sơn và 32 thôn, bản khác không thuộc các xã trên Phía nam của tỉnh là vùng đôi núi thấp với các soi, bãi rộng, mầu mỡ, có các thung lũng lớn như :
Thung lũng Tuyên Quang có sông Lô, thung lũng Sơn Dương có sông Phó Đáy, thung lũng Yên Bình có sông Chảy chảy qua Đây là những vùng đất
Trang 12-Quang với Hà Giang (phía bắc), với thủ đô Hà Nội và các tỉnh trung du, đồng
bằng Bắc bộ Ngoài ra, Tuyên Quang còn có các con sông nhỏ như : Sông
Nang (Na Hang), sông Đáy (Sơn Dương) và hàng trăm ngòi, lạch Sông ngòi Tuyên Quang có giá trị kinh tế rất lớn Nó vừa là bộ phận quan trọng trong hệ thống giao thông, vừa cung cấp nước, thuỷ sản phục vụ đời sống, sản xuất và tiểm năng phát triển thuỷ điện Song do độ đốc cao, lòng sông
hẹp, lắm thác ghẻnh nên thường gây ra lũ lụt vào mùa mưa và nhiều nguy hiểm cho thuyền bè qua lại
Nằm trong vùng khí hậu rừng núi nhiệt đới, Tuyên Quang có lượng mưa trung bình hàng năm rất lớn, độ ẩm cao, độ chiếu sáng lớn, chia thành hai mùa rõ rệt và thay đổi thất thường Điều kiện khí hậu trên đã tạo thuận lợi
cho thám thực vật phát triển, nhất là rừng, cây được liệu và cây công nghiệp
Tuy nhiên, Tuyên Quang hay có lốc mạnh, lũ to, sương muối và chịu ảnh
hưởng của gió mùa đông bắc Điều kiện khí hậu, thuỷ sinh và rừng núi của
Tuyên Quang cũng là các tác nhân gây các địch bệnh sốt rét, thấp khớp và bướu cổ
1.1.2 Kính té
60 năm qua, cùng với sự phát triển của đất nước, Tuyên Quang đã có
những đổi thay về nhiều mặt, đặc biệt là trong kinh tế Tỉnh đã chọn mô hình
phù hợp, khai thác được tiểm năng sẵn có của địa phương, đồng thời chú
trọng đổi mới cơ chế quản lý, tạo điều kiện cho nền kinh tế nhiêu thành phần phát triển
Với đặc thù là một tỉnh miền núi, Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang đã xác
Trang 131.1.2.1 Nông - lâm nghiệp `
Giá trị GDP ngành nông - lam nghiệp tăng bình quân 7,7%/năm Nổi bật là tiến bộ trong sản xuất lương thực, từ năm 1991 - 1995, bình quân lương thực tăng từ 238kg lên 285kg/người/năm Sản lượng năm 1995 đạt trên CAPut!' van tấn Năm 2004 tăng trên 30 vạn tấn Lương thực bình quân đầu
người đạt 424kg/người/năm (năm 2004)
Căn cứ đặc điểm sinh thái từng khu vực, tỉnh đã xây dựng các vùng chuyên canh về cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả, Vùng nguyên liệu cho công nghiệp giấy (giấy, chè, mứa, cam ) Hiện, tỉnh đã hình thành vùng chuyên canh cây chè, diện tích trên 6.234ha; mía trên 8.000ha; cam, quýt trên 3.000ha Phát huy thế mạnh của miễn núi, tỉnh chú trọng phát triển chăn nuôi với tổng đàn trâu trên 131.789 cên, đàn bò địa phương 34.434
con, đệ trên 20.000 con, lợn 330.618 con Trong 2 năm 2002 và 2003, tỉnh
nhập trên 2.500 con bò sữa HF, bò thịt Brahman Đến nay (2005), tổng đần bò sữa HF là 4.255 con, bò thịt Brahman lên gần 1.000 con, sản lượng sữa năm 2004 đạt 5.203 tấn
Mặc dù diện tích lâm nghiệp chiếm 73% diện tích tự nhiên của tỉnh, song điện tích rừng chỉ có 195.06§8ha (46% điện tích đất lâm nghiệp) Tỉnh
thực hiện chủ trương rừng và đất rừng đều có chủ quản lý, nhân dân sống với
rừng và giầu lên từ rừng, do đó đã thu hẹp đáng kể diện tích đất trống, đồi núi trọc Đến năm 1995, diện tích rừng trồng tập trung đã tăng 244% so với năm
1991 Từ năm 2001 đến 2004, tỉnh đã trồng mới được 21.300ha rừng, độ che
phủ của rừng là 50,6% 1.1.2.2 Céng nghiệp
Trang 14công nghiệp khai khoáng (thiếc, măng gan, bột kẽm, ba rít, nước khoáng ) Nam 2004, giá trị sản xuất công nghiệp đạt trên 1.000 tỷ đồng
Tính đến đầu năm 2005, tỉnh đã tổ chức lập quy hoạch tổng thể phát
triển công nghiệp Tuyên Quang đến năm 2010, định hướng phát triển đến năm 2020 Giá trị sản xuất công nghiệp 4 tháng đầu năm 2005 đạt 309,6 tỷ đồng, đạt 28,7% kế hoạch, tăng 5,9% so với cùng kỳ năm 2004 Sản lượng một số sản phẩm chủ yếu : Đường kính trắng CAPut!'.300 tấn, đạt 72,3% kế hoạch; xi măng 61.791 tấn, đạt 36,4% kế hoạch; bột đá mịn 1.122 tấn, đạt 1,7% kế hoạch; điện thương phẩm 47,5 triệu KWh, đạt 29,6% kế hoạch; bột ba rít 23.730 tấn, đạt 23,7% kế hoạch Năm 2004, tỉnh đã khởi công xây dựng hai nhà máy xi măng : Nhà máy Việt Pháp công suất 300.000 tấnmăm, nhà máy xi măng Tràng An công suất 910.000 tấn/năm Cải tạo, nâng cấp nhà máy xi măng Tuyên Quang nâng công suất từ 150.000 tấn/năm lên 270.000 tấn/năm; nhà máy sản xuất thức ăn gia súc công suất 15.000 tấn/năm San ủi nhà máy sữa Tuyên Quang, mặt bằng nhà máy phôi thép
1.1.2.3 Giao thông - Xây dựng - Bưu điện
Đến nay, đường giao thông đã được mở cho ô tô đến tất cả các xã trong
tỉnh và thường xuyên được duy tu bảo đưỡng đảm bảo thông suốt Tuy vậy, hệ thống giao thông của tỉnh vẫn cần phải được đầu tư nâng cấp trong giai đoạn tới để đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hoá và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
Trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, tỉnh thống nhất quản lý các nguồn vốn
đầu tư trong tỉnh, ưu tiên xây dựng các công trình trọng điểm, đâu tư chiều sâu để các đoanh nghiệp phát triển sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu
Trang 15Hệ thống thông tin liên lạc, bưu chính viễn thông đã được xây dựng ở các huyện, thị xã, đảm bảo thông tin liên lạc thuận lợi Đến đầu năm 2005 đã phủ sóng điện thoại di động ở tất cả các huyện thị; 100% số xã, phường, thị trấn có thư báo đến trong ngày; 141/145 xã, phường, thị trấn có điện thoại,
đạt mật độ 4,2 máy điện thoại/100 người dân
1.1.2.4 Thương mại- Du lịch
Hệ thống Thương mại - Du lịch phát triển nhanh Toàn tỉnh có hàng trăm điểm bán các mặt hàng chính sách xã hội của miền núi như : dau hoa, muối i-ốt Tổ chức được nhiều điểm chợ trong toàn tỉnh phục vụ như cầu giao lưu vật tư, hàng hoá của nhân dân và thư mua các mặt hằng nông - lâm sản, nhất là các mặt hàng chính phục vụ cho xuất khẩu như : chè, quặng, bột ba tít Đối với ngành Du lịch, mặc dù còn non trẻ nhưng đã có bước tiến bộ đáng kể, phục vụ khách du lịch trong và ngoài tỉnh đến tham quan các khu đi tích lịch sử (Tân Trào, Đá Bàn, Kim Quan, Kim Bình ) và các khu du lịch
khác
1.1.3 Văn hoá - Xã hội
Là một tỉnh miền núi phía Bắc của Tổ quốc, Tuyên Quang có dân số
trên 70 vạn người của cộng đồng 22 dân tộc anh em sống xen kẽ với nhau, trong đó các dân tộc ít người chiếm gần 50% (Tày, Dao, Cao Lan, Nùng, HMông, Hoa ) Dân số thành thị chiếm gần 10%, đân số nông thôn chiếm
trên 90%, hơn 80% dân số sống bằng nghề nông - lâm nghiệp Nói chung,
các dân tộc ở Tuyên Quang vẫn giữ được tiếng nói riêng, nhiều dan tộc còn giữ được sắc phục và tập quán sinh hoạt văn hoá, kiến trúc nhà cửa rất độc
đáo của mình Văn hoá đân gian của các đân tộc tuy có ảnh hưởng qua lại lẫn nhau, song mỗi dân tộc đều có bản sắc riêng, tạo nên tính đa đạng và phong
Trang 16
Điều kiện tự nhiên đã tạo cho tỉnh có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, quốc phòng Trải qua hàng ngàn năm lao động cẩn cù, sáng tạo, đoàn kết chống thiên tai, địch hoạ, nhân dân các dân tộc Tuyên Quang đã tạo dựng được nhiều truyền thống quý báu; đó là tính thân đoàn kết gắn bó cộng đồng
các dân tộc, lòng yêu nước nồng nàn, ý thức tự lực, tự cường vươn lên và nên
văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc đã được chứng minh trong lịch sử đựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam
Trong những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới do Đảng ta khởi
xướng và lãnh đạo, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã đặc biệt
quan tâm đến phát triển văn hoá xã hội Thành tựu nổi bật trên lĩnh vực này
là sự nghiệp giáo dục và đào tạo của tỉnh nhà đã đạt được nhiều kết quả tốt
đẹp Hệ thống trường, lớp mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ
thông được mở rộng trên địa bàn toần tỉnh Năm 1997, Tuyên Quang là tỉnh
miền núi đầu tiên trong cả nước hoàn thành phổ cập giáo đục bậc tiểu học và
xoá mù chữ; năm 2002 đạt chuẩn phổ cập giáo dục bậc trung học cơ sở; năm
2003 đạt chuẩn phổ cập tiểu học đúng độ tuổi Toàn tỉnh phấn đấu đến năm 2006 đạt chuẩn phổ cập giáo dục bậc trung học
Các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thông tin báo chí, thể dục thể thao
cũng đã được nâng lên một bước với phương châm hướng về cơ sở, xây đựng
đời sống văn hoá tinh thần lành mạnh, từng bước nâng cao mức hưởng thụ văn hoá cho đồng bào các dân tộc trong tỉnh Báo chí đã và đang góp phần
quan trọng trên lĩnh vực này Đài Phát thanh- Truyền hình (PT-TH) Tuyên Quang trong những năm qua đã vượt qua những điều kiện khó khăn thực tế, hoàn thành mọi nhiệm vụ mà Tỉnh uỷ - Hội đồng Nhân dân (HĐNP) - Uỷ
ban Nhân dân (UBND) tỉnh và Đài Tiếng nói Việt Nam ( TNVN), Đài
Truyêng hình Việt Nam (THYN) giao cho Phấn đấu đến hết năm 2005, tỷ lệ
Trang 17
Năm 2004, toàn tỉnh có 76,2% số hộ gia đình và 70,7% số thôn bản đạt tiêu
chuẩn văn hố
Cơng tác y tế chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân không ngừng được củng cố và đẩy mạnh Đến nay, toàn tỉnh đã có 132 trạm y tế xã, 15 phòng khám đa khoa khu vực, 7 bệnh viện tuyến huyện, 4 bệnh viện tuyến tỉnh đảm bảo
công tác khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ cho nhân đân
Là một tỉnh giầu truyền thống cách mạng, những năm qua, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh luôn chú trọng làm tốt công tác chính sách xã hội Năm 2004, Tuyên Quang là 1 trong 3 tỉnh được Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam công nhận xoá xong nhà tạm cho các hộ nghèo
1.1.4 Truyền thống lịch sử
Tuyên Quang xưa (bao gồm cả Hà Giang) thuộc bộ Vũ Định của Nhà nước Văn Lang Trải qua các triểu đại : Đinh, Lý, Trần, Lê Tuyên Quang
thuộc : Châu Tuyên Quang, thừa Tuyên Quang, phủ Tuyên Hoá, trấn Minh
Quang Ngày 31/5/1884, Pháp chiếm đóng Tuyên Quang Đầu thế kỷ XX,
chúng chia Tuyên Quang thành hai tỉnh : Tuyên Quang và Hà Giang
Tuyên Quang là mảnh đất vốn có lịch sử lâu đời Tại Bình Ca, An Tường, An Khang (Yên Sơn), các nhà khảo cổ đã tìm thấy những di vật của người nguyên thuỷ như : Riu đá, mỗi giáo, hoá thạch xương trâu thuộc thời
kỳ đá mới và nhiều công cụ bằng đồng khác Qua các hiện vật tìm thấy có thể khẳng định : Cách đây hàng vạn năm, người Việt Cổ đã từng cư trú đọc
triển sông Lô Thành quách nhà Mạc rêu phong là chứng tích một thời lịch sử
xa xăm, cách đây trên 400 năm
Trước Cách mạng Tháng 8/1945, Tuyên Quang như một dấu son với
Tân Trào là "Thủ đô của khu giải phóng", với chiến khu kháng chiến suốt
Trang 18
đây, các cơ quan của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lãnh đạo thành công cuộc Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng 8, giành lại độc lập tự do cho dan tộc, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà
Cũng thời gian này, Tuyên Quang được vinh dự chọn làm nơi tiến hành Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ H - Đại hội đầu tiên của Đảng được tổ chức trong nước (tại xã Kim Bình, huyện Chiêm Hoá, tháng 2/1951) Tuyên Quang không chỉ là căn cứ địa cách mạng Việt Nam mà còn là căn cứ của cách mạng nước Lào anh em (tại thôn Đá Bàn, xã Mỹ Bằng - Yên Sơn)
Những địa danh như Tân Trào, ATK, Bình Ca, Kim Bình mãi mãi gắn liền với lịch sử cách mạng Việt Nam, ghi nhận sự đóng góp lớn lao của tỉnh đối với sự nghiệp cách mạng của đất nước Đảng và Chính phủ đã tặng thưởng cờ và Huân chương kháng chiến hạng 3 cho quân và dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang
Chủ nghĩa anh hùng cách mạng đã được đúc kết, toả sáng trên quê hương Tân Trào lịch sử, nhân đân Tuyên Quang đã góp phần xứng đáng vào thắng lợi chung của cả nước vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, đưa đất nước ta bước vào ký nguyên độc lập thống nhất và xây dựng chủ nghĩa xã hội
1.8 ĐẶC ĐIỂM CƠNG CHÚNG 8áO CHÍ Ở TUYẾN QUANG
1.2.1 Dân cư và quan hệ tộc người
Như đã trình bày ở phần trên, là một tỉnh miễn núi, Tuyên Quang có 22 dân tộc anh em sinh sống, trong đó dân tộc thiểu số chiếm gần 50% Theo số
liệu điều tra của tỉnh, năm 2004, dân số thành thị chiếm 9,3%, dân số nông
thôn chiếm 90,7% |
Đặc điểm các dân tộc và tộc người ở Tuyên Quang cư trú và sinh sống
xen kẽ, phân tán ở nhiều địa phương trong tỉnh Do đó đã tạo điều kiện cho
các dân tộc, tộc người xích lại gần nhau, đẩy mạnh giao lưu, hợp tác trên
Trang 1914
khăn trong công tác quản lý nhân khẩu, quản lý xã hội, bởi sự khác nhau vẻ
phong tục, tập quán và lối sống
Bảng I : DÂN SỐ TOÀN TỈNH (719.726 người)
(sé liệu điều tra năm 2004) Đân tộc Đân số Tỷ lệ (người) (%) Kinh 346.262 48,118 Tay 183.656 25,517 Dao 82.184 11,419 San Chay (Cao Lan) 57.643 8,009 HMông 15.690 2,180 Ning 13.731 1,909 San Diu 11.744 1,632 Hoa 7.207 1,001
Ngoài ra, còn các dân tộc khác như : Pà Thẻn, Mường, Thái, La Chí,
Ngái, Khơ me, Ê đê, Giấy
-Bảng 2 : CÁC HUYỆN,THỊ VÀ SỐ DÂN TỘC CƯ TRÚ (06 huyện, thị) Đưới 10 | 10 đân | 11 đân | 12 đân 13 14 dân | 15 dân dân tộc tộc tộc tộc đân tộc "tộc tộc Huyện TXTQ X Yên Sơn X Hàm Yên X S Duong x C Hoa x Na Hang x
Do tinh trạng cư trú xe kẽ và phân tần đã tạo nên sự đa đạng trong bức
Trang 20
sống xã hội nhất là trong việc quản lý kinh tế, văn hoá và quản lý xã hội tộc người
Một đặc điểm cơ bản là 22 dân tộc ở Tuyên Quang luôn có truyền thống đoàn kết, gắn bó từ lâu đời Truyền thống đoàn kết, thống nhất trong
đồng bào các dân tộc ở đây đã được phát huy cao độ trong các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc Ngày nay, trong công cuộc đổi mới, truyền thống đó đã và đang được phát huy cao độ trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa, mà nhiệm vụ trọng tâm là công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước
Hiện nay, mặc dù đã được sự quan tâm rất lớn của Đảng và Nhà nước
trên nhiều lĩnh vực, song bà con các dân tộc trong tỉnh vẫn còn nhiều mặt hạn
chế Về văn hoá : Trình độ văn hoá, trình độ dân trí còn thấp; có sự chênh
lệch lớn về kinh tế, văn hoá, xã hội giữa các vùng, các huyện thị trong tỉnh,
nhất là đồng bào ở vùng sâu, vùng xa Phong tục, tập quần, luật tục, tâm lý, lối sống của các dân tộc, còn nhiều yếu tố tiêu cực, lạc hậu ở các mức độ khác nhau Ở Tuyên Quang có Í thị xã và 5 huyện thì trong đó đã có 2 huyện thuộc vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, 3 huyện thuộc vùng kinh tế - xã hội khó khăn; có 137 xã, 3 phường, 5 thị trấn, 2.259 thon, ban; mật độ dan
số 116 người/kmŸ, riêng huyện Na Hang 44 ngudi/km?, Binh quân lương thực
đầu người năm 2004 đạt trên 400kg/người/năm Tỷ lệ hộ nghèo là 35,7% (thang 7/2005 - theo tiêu chí mới của Bộ Lao động - Thuong binh và Xã hội)
Những số liệu trên cho thấy sự chênh lệch quá lớn giữa các dân tộc, giữa
thành thị với nông thôn
Đó cũng là vấn đề đặt ra cho các cơ quan thông tin đại chúng nói chung
và báo chí ở địa phương nói riêng cần nắm vững và hiểu một cách sâu sắc để
có cách thức, phương pháp, chiến lược trong công tác tuyên truyền làm sao
Trang 2116
mới; góp phần nâng cao dân trí, xoá đói giảm nghèo ở các vùng dân tộc thiểu
số, miền núi, vùng sâu, vùng xa
1.2.2 Tâm lý và nhu cầu tiếp nhận thông tin báo chí của người dân
Tuyên Quang
Ở Tuyên Quang, ngoài dân tộc Kính thì đồng bào dân tộc Tày, Dao, Cao Lan (Sán Chấy) chiếm một tỷ lệ lớn Đây là các đân tộc theo tiếng gọi của Đảng đã định canh định cư lâu đời ở vùng thấp, chịu ảnh hưởng nhiều của văn hoá Việt nên có khả năng nhận thức, khả năng tư duy sáng tạo, phát triển trí tuệ và dé thich ứng với mọi hoàn cảnh Ở mỗi dân tộc đều có tập tục
thờ cúng tổ tiên, có tư tưởng và nên văn hoá phong phú đệt nên những truyền thuyết đầy màu sắc huyền thoại và sinh động Tuy nhiên, đồng bào các dan
tộc ở Tuyên Quang cũng còn nhiều điểm hạn chế do việc sử dụng ngôn ngữ riêng, nhất là các dân tộc như : H'Mông, Pà Thẻn, Nùng Một đặc điểm nữa
của đồng bào các đân tộc ở đây là thích hoạt động thực tiễn nhiều hơn các
hoạt động về tư đuy và nhận thức Khả năng tiếp nhận thông tin khoa học kỹ thuật, tiếp nhận thông tín báo chí còn nhiều khó khăn Tính tự ty, bảo thủ, cố hữu, cục bộ dân tộc địa phương, tự do, lòng tự tôn dân tộc thái quá đã khiến cho việc tiếp thu cái mới, cái tiến bộ diễn ra một cách chậm chạp Hiện nay,
vấn còn nhiều hủ tục, thói quen lạc hậu không đễ dàng có thể thay đổi Tam lý học hành không có chủ đích vẫn tồn tại khong it trong dan cu
Nhằm phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, nâng cao đời sống vật chất,
tinh thần cho đồng bào vùng sâu, vùng xa, trong nhiêu năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách wu dai tăng thêm đâu tư, đẩy mạnh các
hoạt động đưa văn hoá về cơ sở, phát triển hoạt động báo chí, phát thanh,
Trang 22
chí của đông đảo đồng bào các dân tộc kể cả ở vùng sâu, vùng xa Nhờ có
chương trình mục tiêu của Chính phủ về chương trình phủ sóng phát thanh, truyền hình vùng lõm, đồng bào các dân tộc ở vùng sâu, vùng xa của tỉnh đã
được xem các chương trình của Đài THVN (thông qua các trạm thu phát lại truyền hình và hệ thống bộ thư truyền hình vệ tỉnh kỹ thuật số DTH) Bên cạnh đó, Đài PT-TH Tuyên Quang, các cơ quan báo chí ở địa phương cũng đã tích cực đưa thông tin đến với đồng bào các dân tộc Phải khẳng định rằng: Từ những năm 1990 trở lại đây, đời sống tính thần của đồng bào các dân tộc trong tỉnh đã được cải thiện và nâng lên rõ rệt Ngoài việc tiếp nhận món ăn tỉnh thần mới và hấp dẫn như truyền hình, các loại hình báo chí và
các ấn phẩm văn hoá khác cũng đã được chuyển đến bà con các dân tộc ở
vùng sâu, vùng xa một cách nhanh nhất Ví dụ như ở các xã thuộc khu C cia huyện Na Hang (như xã Lăng Can, Thuý Loa, Côn Lôn ) cách xa trung tâm tỉnh ly đến trên 100km hiện nay đã có báo đọc trong ngày
Tuy nhiên, thực tế cho thấy do trình độ dân trí cồn thấp, trình độ nhận
thức và tâm lý của bà con còn hạn chế nhiều trong việc tiếp nhận sản phẩm thông tin báo chí Vì vậy, nhu cầu của đồng bào là đòi hỏi nhiều và sâu về thông tin, đây cũng chính là đòi hỏi về chiến lược tuyên truyền của Các cơ
quan báo chí ở Trung ương và địa phương
Dai PT-TH Tuyên Quang mặc dù còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật
chất, kỹ thuật, về con người Nhưng cũng đã có nhiều cố gắng đưa thông tin
đến với đồng bào ở vùng sâu, vùng xa Thế mạnh và đặc điểm của truyền
hình đã phần nào khắc phục được những nhược điểm về trình độ văn hố, thơng tin một cách dễ hiểu, thiết thực tới đồng bào các đân tộc miền núi
Đồng thời, truyền hình cũng đã góp phần vào việc nâng cao dân trí, giữ gìn
Trang 23
1.2.3 Công chúng truyền hình của Đài PT- TH Tuyên Quang
Như đã nói ở phân trên, điện phủ sóng truyền hình của Đài PT-TH
Tuyên Quang chiếm 70,3% dân số trong toàn tỉnh, nên công chúng truyền
hình mang nhiêu đặc thù chung với công chúng báo chí ở Tuyên Quang và
cũng mang tính vùng miền rõ rệt Để phân tích về đặc điểm công chúng
truyền hình, trong luận văn chỉ đề cập đến công chúng trong vùng được phủ
sóng truyền hình của Đài PT-TH Tuyên Quang
Đặc điểm đầu tiên dễ nhận thấy là công chúng truyền hình ở Tuyên
Quang chiếm số lượng rất lớn Điều đó được khẳng định qua kết quả điều tra
liên ngành giữa Đài PI-TH Tuyên Quang và Sở Văn hố-Thơng tin tỉnh
Tuyên Quang vào tháng 12/2003 là gần 70% số hộ gia đình trong tỉnh có TV Số lượng công chúng truyền hình thường tập trung nhiều ở vùng thành thị,
ngoại thị, những vùng dân quanh khu vực thị xã, thị trấn Lý do tạo nên đặc điểm này là do yếu tố kỹ thuật của truyền hình cộng với yếu tố địa hình ở địa
phương Địa hình miền núi có nhiều đồi, núi cao che chấn đã ngăn cẩn điện phủ sóng truyền hình đến với các vùng sâu, vùng xa của tỉnh
Tuy công chúng truyền hình tập trung nhiều ở vùng thành thị, nhưng không đồng đều về trình độ dân trí Đa phân khán giả của Đài PT-TH Tuyên
Quang ở mức độ học vấn phổ thông chiếm tỷ lệ gần 80% Khoảng trên 20% trong số này làm việc trong các doanh nghiệp hoặc là cán bộ, công chức nhà nước, còn lại chủ yếu là làm nông nghiệp
Đên cạnh đó, hiện nay ở Tuyên Quang chưa có các địch vụ truyền hình
cáp, truyền hình số mặt đất nên chương trình truyền hình Tuyên Quang chỉ có thể đáp ứng nhu cầu công chúng bằng các chương trình truyền hình chung cho tất cả các đối tượng Theo phiếu điều tra thì phần lớn công chúng bằng
Trang 24
Riêng với chương trình thời sự (CTTS ) truyền hình của Dai PT - TH Tuyên Quang, qua phiếu thăm đò ý kiến khán giả cho thấy có một số đặc
điểm chủ yếu sau:
Công chúng truyền hình Tuyên Quang tập trung nhiều ở vùng thành thị, các thị trấn, thị xã, thường là cán bộ các ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh và ở các huyện Tỷ lệ công chúng ở vùng nông thôn còn chiếm số lượng ít
Truyền hình Tuyên Quang chưa thu hút được sự quan tâm của giới trẻ
(độ tuổi đưới 25 tuổi chiếm 13,32%) Phân đông đối tượng của CTTS truyền
hình của Đài PT -TH Tuyên Quang có độ tuổi từ 25 đến 45 tuổi
Một đặc điểm nữa của công chúng CTTS truyền hình của địa phương là họ thường có trình độ học vấn khá cao so với trình độ dân trí chung của tỉnh
Nhìn chung, công chúng truyền hình Tuyên Quang còn khá đơn giản, trình độ văn hoá ở mức trung bình nên hiện tại chưa xuất hiện những đồi hỏi cao, yêu cầu những chương trình chuyên biệt Việc tiếp sóng VTV1-VTV3 của đài địa phương về cơ bản đã đáp ứng tạm đủ nhu cầu của công chúng (Đài chưa có máy phát VTV2) Riêng với CTTS truyền hình của Đài, qua
phiếu điều tra cho thấy, công chúng còn có rất nhiều nhu cầu thông tin khác
với hiện nay
1.2.4 Tình hình báo chí tại địa phương
Hiện tại, trong hệ thống báo chí của tỉnh Tuyên Quang có : Báo Tuyên
Quang phát hành 3 số/tuần; Báo Tân Trào phát hành 1 số/#tuần; Đài PT-TH Tuyên Quang phát sống 2 chương trình thời sự truyền hình/ngày, 4 chương
trình phát thanh/ngày Ngoài ra còn có 4 ấn phẩm báo chí xuất bản định kỳ của các sở, ban, ngành trong tỉnh
Trước kia, tình hình thông tin báo chí và đời sống văn hoá tỉnh thần của
nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang còn gặp nhiều khó khăn, thấp kém
Trang 2520
các vùng nông thôn, các vùng sâu, vùng xa Nhà văn hoá, câu lạc bộ, thư viện cũng nằm trong tình trạng như vậy Theo con số tổng hợp của thời kỳ đó của cơ quan phát hành báo chí (Bưu điện tỉnh) thì chỉ có một số loại báo phát hành rộng rãi trong toàn tỉnh, nhiều nhất là Báo Nhân đân, Báo Quân đội Nhân dân và Báo Tuyên Quang Tuy nhiên, các báo này cũng chỉ phát hành chủ yếu trong các cơ quan, đơn vị, các chỉ Đảng bộ trong tính, con số
bán lẻ đến tay người đân rất ít
Ví dụ : Chỉ số phát hành của Báo Nhân dân và Báo Tuyên Quang tháng
1 và 2/1995 bình quân mỗi báo là 2.500 tờ/kỳ, Báo Quân đội Nhân đân 400
tờ/kỳ Các loại ấn phẩm báo chí khác chủ yếu bán lẻ ở các thị xã, thị trấn nhưng do điều kiện của người dân còn thấp nên số lượng bán cũng không
được nhiều chỉ đạt tới con số vài trăm tờ/kỳ Riêng Báo Tân Trào (báo văn nghệ địa phương) mỗi kỳ xuất bản 500 tờ
Đài PT-TH Tuyên Quang lúc đó (năm 1996) công suất máy phát sóng yếu ở nhiều khu vực dân cư vùng cao, vùng sâu, vùng xa tỷ lệ thu được sóng PT-TH rất thấp Huyện Chiêm Hoá mới có 60% số gia đình trên địa băn thu
được sóng Đài Phát thanh tỉnh, huyện Na Hang 30% Riêng truyền hình phủ
sóng được 41 xã bằng 33% đân số toàn tỉnh với 215.382 người thu xem được chương trình truyền hình địa phương Sóng phát lại truyền hình của các huyện và trạm cơ sở phủ sóng đến 24 xã với dân số 76.806 người bằng 12% đân số; vùng phủ sóng của Đài THVN (trừ vùng phủ sóng của Đài tỉnh và Đài huyện) là 22 xã tới 102.325 người bằng 16% dân số toàn tỉnh Tổng cộng: Sóng truyền hình của Đài THVN và Đài PT-TH Tuyên Quang phủ tới
87/145 xã, phường Dân số tiếp nhận sóng là 394.512 người bằng 61% toàn
tỉnh Ở Tuyên Quang (thời điểm năm1996) ước tính có khoảng 10 - 15% số
Trang 26
1.3 € NGHĨR CHÍNH T8] - XÃ HỘI CHƯƠNG TRÌNH THỜI SỰ TRUYỀN HÌNH CỦn
DAI PHAT THANH- TRUYEN HINH TUYEN QUANG
1.3.1 Quá trình xây dựng và phát triển của Đài PT-TH Tuyên
Quang
Năm 1976 tỉnh Tuyên Quang sáp nhập với tỉnh Hà Giang thành tỉnh Hà Tuyên Ngày 30/10/1976, UBND tỉnh Hà Tuyên đã ra Quyết định số
1147/QĐÐ-TCŒPB thành lập Đài Phát thanh Hà Tuyên, tiền thân của Đài PT-
TH Tuyên Quang ngày nay Trụ sở làm việc của Đài tỉnh lúc đó đặt tại thị xã
Tuyên Quang Với quyết định này, năm 1977, trên nền nhạc bài hát "Trường
ca Sông Lô” của Nhạc sỹ Văn Cao, sóng phát thanh mang tiếng nói của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Hà Tuyên với 4 thứ tiếng : Kinh, Tày, Dao, HMông đã đến với từng bản làng của quê hương Hà Tuyên
Năm 1978, tỉnh giao thêm nhiệm vụ xây dựng Đài Truyền thanh các
huyện, thị xã và các trạm truyền thanh cơ sở Trong những nãm 1979 - 1983, Đài đã xây dựng thành công mạng lưới truyền thanh ở các xã biên giới Tháng 10/1991, tính Hà Tuyên chia tách thành 2 tỉnh Hà Giang và Tuyên
Quang Đài Tuyên Quang ở lại, đồng thời được tỉnh giao thêm nhiệm vụ mới
là : thực hiện tờ báo hình điện tử và trở thành Đài PT-TH Tuyên Quang hôm
nay
Được sự quan tâm của tỉnh, từ trụ sở ở khu nhà cấp 4 cũ với thiết bị từ Đài Việt Bắc chia cho, Đài chuyển đến cơ sở mới trên đổi Tuyên Thiện Trải
qua gần 15 năm xây dựng và phát triển, đến nay, Đài đã có một cơ ngơi khang trang gồm một khu nhà 11 gian 3 tầng, 1 Studio rộng 130m Từ cột
An ten đây néo cũ cao 60m, nay Đài đã xây dựng được cột Anien tự đứng cao 125m Thiết bị gồm có 1 máy phát sóng phát thanh EM IKW; 3 máy
phất sóng truyền hình (01 máy Thomson 1KW, 2 mấy Harris 2KW) Các
thiết bị hậu kỳ được đổi mới dân sang kỹ thuật số Bên cạnh đó, sự nghiệp
Trang 27
trạm truyền thanh hữu tuyến chỉ trong phạm vị huyện ly, đến nay các đài
huyện, thị đều phát sóng EM công suất 150W Các trạm truyền thanh cơ sở
được duy trì và tăng cường Bốn huyện xa trung tâm đài tỉnh (Na Hang, Chiêm Hoá, Hàm Yên, Sơn Dương) và 5 khu vực vùng cao, vùng sâu, vùng xa đều có trạm phát lại truyền hình Hàng năm, hệ thống PT-TH toàn tỉnh đã tiếp và phát sóng Đài TNVN trên 47.000 giờ, tiếp và phát sóng Đài THVN trên 59.000 giờ; phát chương trình phát thanh địa phương trên 2.400 giờ; phát
chương trình truyền hình địa phương gồm 1.100 giờ Từ năm 1995 đến nay,
thực hiện chương trình mục tiêu của Chính phủ trang bị phương tiện nghe nhìn cho vùng sâu, vùng xa, Đài đã cấp phát 7.385 radio cho các hộ gia đình Ngày đầu mới thành lập chỉ có 3 kỹ sư, nay đã có 160 cán bộ công chức trong đó có 1 thạc sỹ, trên 90 cán bộ công chức có trình độ cao đẳng và đại học; còn lại đều được đào tạo trung cấp và công nhân kỹ thuật chuyên ngành Từ một chi bộ với 5 đảng viên nay có gần 100 đảng viên và được nâng cấp
thành Đảng bộ (năm 1998) với 4 chỉ bộ trực thuộc đài tỉnh, cả 6 đài huyện, thị đều có chi bộ
Các chương trình phát thanh, truyền hình của Đài đã tập trung tuyên
truyền một cách kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước,
của cấp uỷ, chính quyền địa phương đến với đồng bào các dân tộc trong tỉnh
Đồng thời, tiếp tục phản ánh một cách toàn diện tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Động viên khích lệ tĩnh thần lao động sản xuất, học tập, biểu dương các nhân tố mới, điển hình tiên tiến Tuyên truyền đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực và tệ nạn xã hội Các chương trình văn nghệ của Đài đã góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, nâng cao đời sống văn hoá,
tỉnh thần cho cộng đồng 22 dân tộc anh em Riêng về truyền hình : Phát sóng
Trang 28
(bình quân 1 năm là trên 8.400 tin, bai) Tháng 11/2004, từ 1 chương trình thời sự truyền hình/ ngày, Đài đã nâng số buổi phát sóng lên 2 chương trình thời sự truyền hình/ngày phát vào buổi trưa (thời lượng 15 phút/chương trình) và buổi tối (thời lượng 30 phú(/chương trình) Hình thức tuyên truyền ngày càng được đổi mới, trước đây chỉ có bản tin thời sự, nay, Đài đã đuy trì và phát sóng đều đặn gần 20 chuyên mục đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị của địa phương được cấp uỷ, chính quyển địa phương và công chúng đánh giá cao
1.3.2 Nhiệm vụ sản xuất chương trình thời sự truyền hình
Nhiệm vụ trọng tâm của Đài PT-TH Tuyên Quang là: Sản xuất và phát sóng các chương trình phát thanh, truyền hình hàng ngày (cả thời sự và văn
nghệ) của địa phương để phục vụ đồng bào các đân tộc trong tỉnh Đồng thời,
cộng tác với Đài THVN để phát sóng các tin tức ở địa phương Do điều kiện địa hình, sóng của Đài THVN không phủ tới địa bàn tỉnh Tuyên Quang, vì vậy một nhiêm vụ cũng rất quan trọng của Đài là tiếp phát sóng các chương
trình VTVI và VTV3 của Đài THVN Bước vào thực hiện nhiệm vụ mới, Đài cũng có nhiều thuận lợi song cũng không ít khó khăn
1.3.2.1 Thuận lợi
Thuận lợi của Đài PT-TH Tuyên Quang là nhận được sự quan tâm đặc
biét-va sâu sắc của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và của Đài THVN Sự phối
hợp và tạo điều kiện giúp đỡ của các cấp, các ngành trong tỉnh Đảng uỷ, Ban Giám đốc năng động sắng tạo, sâu sát trong moi lĩnh vực, xây đựng sự đoàn kết và nhất trí cao, phát huy tính đân chủ của đội ngũ đẳng viên, cán bộ công nhân viên chức trong toàn ngành để hoàn thành nhiệm vụ
Sóng truyền hình của Đài PT-TH Tuyên Quang là đơn vị duy nhất đối
Trang 29
Quang đã thực sự trở thành người bạn gần gũi, thân thuộc, không thể thiếu được của nhân dân các dân tộc trong tỉnh Truyền hình đã trở thành vũ khí sắc bén là công cụ tuyên truyền đắc lực cho nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã
hội ở địa phương Đài PT-TH Tuyên Quang đã góp phần rất quan trọng vào việc tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước tới đồng bào các dân tộc trong tỉnh Đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị mà Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang đã đề ra -
Bắt đầu từ cuối năm 1992, nội dung CTTS truyền hình Tuyên Quang đã đi vào ổn định và phong phú hơn Chỉ tính trong 5 năm 1992 - 1997 (sau buổi
phát sóng đầu tiên), Đài đã sản xuất và phát sống mỗi ngày 1 chương trình thời sự, thời lượng chương trình là 30 phút (tăng 15 phú(/chương trình so với
các năm trước) Trong CTTS truyền hình ngoài phần tin tức thời sự, Đài còn
mở thêm các chuyên mục : Thuế; An ninh; Văn hoá Xã hội; Khuyến nông;
Người tốt việc tốt Hầu hết các tin, bài đã phản ánh mọi mặt đời sống xã hội
như : chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh - quốc phòng Các Đài
Truyền thanh - Truyền hình huyện thị cũng đã xây dựng chuyên mục "Đài
huyện thị" trên sóng truyền hình tỉnh và gửi tin, bài cộng tác với Đài tỉnh Một thuận lợi nữa không kém phần quan trọng đối với việc sản xuất,
phát sóng các CTTS truyền hình là các trang thiết bị kỹ thuật (máy phát, dây chuyền sản xuất chương trình, camera, xe truyền hình lưu động ) luôn được
tinh quan tam và đầu tư Sau khi hoàn thành và đưa vào sử dụng, từ năm 2001, thời lượng CTTS truyền hình tăng từ 30 phút/chương trình lên 45 phút/chương trình Bình quân mỗi tháng phát sóng gần 300 tín, bài Hình thức tuyên truyền cũng được đổi mới, trước kia chỉ có bản tin thời Sự, nay
Đài đã duy trì và phát sóng định kỳ gần 20 chuyên mục trong CTTS ở địa
Trang 301.3.2.2 Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi trên, Đài PT-TH Tuyên Quang cũng còn gặp nhiều khó khăn, cơ sở vật chất và kỹ thuật tuy đã được đầu tư nâng cấp
nhưng vẫn thiếu và chưa đồng bộ Hầu hết trang thiết bị kỹ thuật vẫn trong
tình trạng đơn chiếc (như thiết bị sản xuất chương trình chỉ có 1 bộ) Hiện tại, Đài PI-TH Tuyên Quang mới chỉ chuyển tiếp được 2 chương trình của Đài
THVN là VTVI và VTV3, chưa có VTV2
Đội ngũ phóng viên, biên tập viên ( PV- BTV )của Đài còn thiếu về số lượng, trình độ chuyên môn còn hạn chế (số PV học chuyên ngành truyền hình còn ít, chủ yếu là PV phát thanh chuyển sang làm truyền hình) Đội ngũ phát thanh viên (PTV) tuyển dụng vào làm việc chưa có kinh nghiệm và chưa
qua một lớp bồi đưỡng nào
Do điều kiện địa lý, hiện nay sóng của Đài mới chỉ phủ được ở Thị xã Tuyên Quang và một số vùng lân cận, đạt tỷ lệ 70,3% dan s6 trong tinh Do Đài chưa có kênh riêng nên CTTS truyền hình phải phát chèn trên sống VTVI sau chương trình thời sự của THVN ) do đó đã bị hạn chế về thời lượng Ngoài CTTS truyền hình và văn nghệ địa phương,Đài chưa có điều kiện phát phim và các chương trình giải trí khác
1.3.2.3 Đặc điểm chương trình thời sự truyền hình Tuyên Quang
-Về lực lượng: Nhiệm vụ này giao cho Ban Thời sự Tổng số có 20 người (rong đó lãnh đạo quản lý : 02, biên tập viên - phóng viên : 14, phát thanh viên : 04) Trong những năm qua, do yêu cầu của nhiệm vụ nên tình hình nhân sự luôn có sự biến động, do vậy số lượng biên chế của Ban Thời sự
cũng biến đổi theo ( tính đến thời điểm năm 2005, quân số có giảm đi ) Ban
Thời sự cố nhiệm vụ : Sản xuất các CTTS truyền hình hàng ngày theo định
Trang 31Ngoài lực lượng PV của Ban Thời sự, Đài còn có lực lượng cộng tác
viên, đó là các PV- BTV của các Đài truyền thanh - truyền hình các huyện, thị xã Đây là nguồn cung cấp cho Đài nhiều tin, bài ở cơ sở
-Về thời gian, thời lượng phát sóng: Từ tháng 11/2004 CTTS truyền hình của Đài PT-TH Tuyên Quang phát 02 lần/ngày
Buổi 1: Phát sóng từ 11h45' đến 12h (15 phút/chương trình) Buổi 2 : Phát sóng từ 19h45' đến 20h15' (30 phút/chương trình)
-Về nội dung của chương trình : Bản tin thời sự buổi trưa chủ yếu đưa
các tin tức thời sự diễn ra trong tỉnh Ngoài phần tin còn có các phóng sự ngắn, gương người tốt việc tốt, ghi nhanh, điểm báo, thông tin về giá cả thị trường, mục an toàn giao thông
CTTS truyền hình buổi tối, ngoài phần tin tức thời sự và các phóng sự
ngắn của CTTS truyền hình, tiếp đó còn có các chuyên mục như : Khuyến
nơng; Văn hố Xã hội; Xây dựng Đảng; Nhà nước và Pháp luật; An ninh Quân sự - Quốc phòng; Đài Huyện - thị; Phụ nữ trong cuộc sống; Cơng
đồn /
-Về hình thức thể hiện: Thường là mỗi một CTTS truyền hình đều do một PTV đảm nhiệm dẫn chương trình, từ việc đọc lời chào, giới thiệu những
nội dung chính, giới thiệu các tin, phóng sự cuối cùng là chào hết chương trình (phần này những năm trước được làm sẵn vào băng, từ năm 2004 PTV
thực hiện dẫn trực tiếp) Trừ một số rất ít chương trình có BTV xuất hiện, các
chương trình phát sóng hàng ngày đều được thu in, lồng tiếng và đựng hình trước
Trang 32Bảng 3: SỐ LƯỢNG TIN VÀ PHONG SUDA PHAT SONG (Từ năm 2000 đến tháng 6 năm 2005) STT Nam Tin Phóng sự Ghi chú 1 2000 1.038 283 _2 2001 1.436 351 3 2002 1.452 : 360 4 2003 1.560 888 5 2004 4.860 2.208 6 6/2005 1.695 1.099
Tóm lại : Những năm qua, mặc dù còn nhiều khó khăn trong thực hiện
nhiệm vụ sản xuất CTTS truyền hình, Đài PT-TH Tuyên Quang đã có nhiều cố gắng, dám nghĩ, dám làm, CTTS truyền hình đã có nhiều đổi mới về cả
Trang 33
Chuong 2
THỰC TRẠNG CHƯƠNG TRÌNH THỜI SỰ TRUYỂN HÌNH
CUA DAI PHAT THANH -TRUYEN HÌNH TUYÊN QUANG:
2.1 KHAO SAT CHƯƠNG TRÌNH THỜI SỰ TRUYỂN HINH TUYEN QUANG
2.1.1 Nội dung
Theo giáo trình Truyền thông đại chúng của PGS-TS Tạ Ngọc Tấn : Thuật ngữ chương trình được sử dụng trong hai trường hợp Trường hợp thứ nhất người ta dùng chương trình truyền hình để chỉ nội dung thông tin phát đi trong ngày, trong tuần hay trong tháng của
mỗi kênh truyền hình hay của cả đài truyền hình Trường hợp thứ 2, chương trình truyền hình đùng để chỉ một hay nhiều tác phẩm hoàn chỉnh hoặc kết hợp với một số thông tin tài liệu khác được tổ
chức theo một chủ đẻ cụ thể, với bình thức tương đối nhất quán, thời lượng ổn định và được phát đi theo định kỳ [ 32, tr 142]
Tuy nhiên, đây chỉ là khái niệm chung về chương trình truyền hình Để
thuận lợi hơn cho việc khảo sát chương trình thời sự( CTTS ) truyền hình của Đài PT-TH Tuyên Quang, tác giả mạnh dạn đưa ra quan điểm của mình về
CTTTS truyền hình và CTTS truyền phương địa phương như sau:
Hiểu một cách đơn giản nhất chương trình thời sự truyền hình là một
chương trình gồm nhiều tin tức ngắn, nội dung của nó phản ánh các sự kiện vừa mới xảy ra, được nhiều người quan tâm Phạm vi phản ánh không có giới hạn, có thể là những sự kiện trong nước, ở nước ngoài CTTS truyền hình
hiện nay, ngoài thể loại tin, người ta còn sử dụng các thể loại khác của báo chí dành cho truyền hình như: Phóng sự ngắn; phỏng vấn; ghi nhanh; tường
thuật trực tiếp Như vậy, CTTS truyền hình cũng mang đặc điểm của chương
Trang 34
lượng, tính định kỳ và hình thức thể hiện mang đặc thù của loại hình truyền
hình
Còn chương (rình thời sự truyền hình địa phương cũng giống như CTTS truyền hình ỏ các tiêu chí: Có chủ đề về nội dung phản ánh; phương pháp thể hiện dành cho truyền hình; yêu cầu về thời lượng và tính định kỳ song đúng như tên gọi, nó là CTTS truyền hình của một địa phương, thực
hiện nhiệm vụ tuyên truyền phục vụ cho mục tiêu chính trị - xã hội của địa phương đó Như vậy, phạm vi phản ánh của nó đã có giới hạn trong phạm vi hành chính của một địa phương cụ thể Đây chính là những đặc điểm quyết định và chi phối những yếu tố cấu tạo nên một CTTS truyền hình địa phương
Để có cái nhìn tổng thể, khách quan và chính xác về kết cấu, nội dung,
hình thức của CTTS truyền hình Tuyên Quang Trước khi đi vào khảo sát chương trình, tác giả luận văn lựa chọn và đưa ra 03 CTTS truyền hình Tuyên Quang Bảng 4: CTTS TRUYỀN HÌNH TỔNG HỢP 30 ( phát sóng vào 19h 45' ) - Chương trình ngày 4/2/2005 ( BTV: Thái Sơn TT Nội dung chương trình 'Thực hiện TL | Ghi chú 1 j Nhạc hiệu CT KTV 24" 2_]PTV: Giới thiệu chương trình PTV+ KTV
3 _|P/s: Khởi công xây dựng nhà máy | Toàn- Hải 4'.| Đài tỉnh 4_ | Tín: Thành lập câu lạc bộ Tân Trào Son -Truong 1' | Đài tỉnh 5_| Tin: Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh N.Toan 3' | Dai tinh 6_| Tin: D/c Bi thu - Ham yên tặng quà Q Quyét U | Dai H.Yén
7_| Tin: UBDS GD&TE tang qua Liệu - Thuỷ 1' | Đài tỉnh
8 _| Tin; Yên Sơn gieo cấy lúa xuân Yến - Huê 1' |ĐàiY Sơn 9 | Tin: Yên Sơn phòng chống dịch Yến - Huê 1' | Đài Y Sơn 10 | Tín: Phòng công chứng sử dụng Thảo - Hải l' | Dai tinh 11 | P⁄s: C.T Lương thực chuẩn bị bàng Liệu - Lê 4' | Dai tinh
12 | P/s: Kiểm tra thị trường hàng tết Hương -Thành | 4' | Dai tinh
13 | P/s: Trung tam giống lâm nghiệp Huong-Thanh | 5’ | Daitinh 14_| NTVT:Người nông dân SX giỏi Giang- Thường | 4' | Đàitỉnh
15 | Dự báo thời tiết " Ban thờisự | 20" | Đàinh
16 | PPV chao hết C tr + nhạc kết thúc PTV+ KTV_ | 20" | Dai tinh
Trang 35
Bang 5: CTTS TRUYEN HINH 15 PHUT (ban tin trua, phat song vao 11h45') - Chương trình ngày 7/2/2005 (BTV: An Thu) TT Nội dung Thuc hién TL | Ghichú 1 | Nhạc hiệu chương trình KTV 24" 2_] PTV giới thiệu chương trình } PTV + KTV
3| P/s: Ngày hội thi cấy ở thị xã -Tiéng -Truong 3' | Dai tinh 4_! Tin: Ngành G.dục mừng Đảng X Trường 40" | Đài TX 3_| Tin: Khai trương văn phòng luật sư | Thảo - Hương | 40" | Đài tỉnh 6 _| Tín: Bảo hiểm nhân thọ gặp mặt L Hai 40" _| Dai tinh 7_ | P/s: Kiếm lâmY.Sơn phòng chống | Hương -Thành 3` | Đàitỉnh
8 1P⁄s: Vui xuân ở xóm Hồ T Thường 3' | Dai tinh
9_| Điểm báo Tuyên Quang PV+ KTV 3' |Đàitinh 10 | Muc An tồn giao thơng Ban ATGT 2' | Dai tinh
11 _| PTV chao hết chương trình PTV +KTV 10" | Đài tỉnh
Bảng 6: CTTS TRUYỀN HÌNH ĐẶC BIỆT
( tạm gọi là chương trình đặc biệt- phát sóng 19h45" ) Chương trình ngày: 28/3/2005 (BTV : Ngọc Toàn)
TT Nội dung Thực hiện TL, | Ghi chú 1 | Nhạc hiệu chương trình KTV 24" | Dai tinh
2_| PTV giới thiệu chương trình PTV + T6 KT
3 |LT: Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập | Tổ phóng viên | 25' | Đài tỉnh lực lượng Dân quân tự vệ
4 | PTV chào hết chương trình PTV+ KTV 20" | Dai tinh
2.1.1.1 Việc phản ánh sự kiện, vấn đề
Tiêu chí của một CTTS là cung cấp cho công chúng những thông tin
mới nhất về các sự kiện, hiện tượng có ý nghĩa xã hội về các mặt của đời
sống xã hội Ở CTTS truyền hình địa phương, những tin tức mới nhất của
Trang 36trong pham vi dia phương Các sự kiện này mang ý nghĩa xã hội được truyền hình địa phương phản ánh và chuyển tải đến công chúng
Trong đời sống luôn có các sự kiện diễn ra Tuy nhiên, chỉ có những sự
kiện có ý nghĩa đối với xã hội mới trở thành tâm điểm để báo chí phản ánh Ý nghĩa xã hội được hiểu từ bình diện cụ thể như : Tính có ích, cái mới về
nhận thức, khả năng đáp ứng nhu cầu giao tiếp trong xã hội hoặc có thể là sự kết hợp của những yếu tố đó Tất nhiên, yêu cầu đối với các sự kiện, hiện
tượng, các vấn đề thông tin báo chí là chúng có thể trở thành thông điệp, chỉ
có như vậy, con người mới có thể tiếp cận, cảm nhận và phản ánh chúng
Như vậy, để sáng tạo ra một tác phẩm báo chí hoàn chỉnh, trong đó có
sản phẩm thời sự, công việc đầu tiên đòi hỏi nhà báo phải lựa chọn trong rất nhiều vấn đề, sự kiện, hiện tượng điễn ra trong đời sống xã hội để tìm ra
đối tượng cần phản ánh trong tác phẩm của mình Công việc đó bao gồm cả
việc xác định để tài, chủ để cho một tác phẩm báo chí, do vậy đòi hỏi nhà
báo không chỉ nhận biết đối tượng phản ánh mà còn phải có tư đuy nhạy bén để xem xét nên tuyên truyền cái gì, tuyên truyền như thế nào? Qua khảo sát
các CTTS trên sóng truyền hình ở Tuyên Quang cho thấy : Nội dung trong các chương trình hàng ngày của Đài phần lớn là những thông tin không cũ
nếu xét vẻ thời gian, kể từ khi sự kiện diễn ra đến khi đưa tin Nhưng những
thông tn này phát sóng lại không được bạn xem truyền hình quan tâm chú ý
Nguyên nhân chính là do cách lựa chọn vấn đề, sự kiện và thẩm định nội
dung thông (in thời sự Trên 90% ý kiến của PV- BTV ở Đài tỉnh và các Đài
huyện, thị khi trả lời phiếu xin ý kiến đều cho rằng: Vấn đề, sự kiện, để tài là
yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng, nội dung CTTS truyền hình ở
địa phương Tuy nhiên, để xác định, tìm kiếm và khai thác một vấn để, một
sự kiện để thông tin luôn là vấn đề không đơn giản
CTTS truyền hình hàng ngày ở Đài PT- TH Tuyên Quang với thời lượng
Trang 37sống xã hội, đó là những thông tin về: Chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội, an ninh - quốc phòng ở địa phương Như vậy, bên cạnh những thông tin về chủ
trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước cần chuyển tải tới người
dân biết và thực hiện thì việc những chủ trương, chính sách đó khi đi vào
cuộc đã trở thành nguồn để tài sinh động cho những người làm CTTS truyền
hình ở Tuyên Quang Sự tác động của các chủ trương, chính sách tới các mặt của đời sống xã hội luôn tạo ra sự vận động phát triển không ngừng và làm
nảy sinh cái mới Báo chí với nhiệm vụ chức năng tuyên truyền của mình là
phản ánh một cách khách quan, trung thực quá trình tác động làm biến đổi xã hội của các chủ trương, chính sách đó trên cả hai phương điện, tích cực và
tiêu cực Vì thế, sức hấp đẫn của vấn dé, dé tai hay sự kiện của thông tin thời
sự phụ thuộc vào khả năng phát hiện, tìm kiếm và phản ánh những sự việc, hiện tượng diễn ra trong cuộc sống của mỗi nhà báo Do vậy, những người
làm truyền hình Tuyên Quang cần nắm vững nguyên tắc này để chủ động tìm kiếm, khai thác những chủ đề, đề tài, vấn đề xuất phát từ yêu cầu thực tiễn cuộc sống để chuyển tải tới công chúng Nhưng có một thực tế là CTTS
truyền hình của Tuyên Quang lại chủ yếu chuyển tải những thông tin, sự kiện đã được bố trí sắp đặt sẵn Hay nói một cách khác, truyền hình Tuyên Quang
nuôi đưỡng CTTS truyền hình hàng ngày chủ yếu bằng nguồn tin tức diễn
biến theo lịch và các tin tức sắp đặt có tính sự vụ
Ví dụ: Ngày 01/3/2004 có 11 tin lễ tân, hội nghị , ngày 03/3/2004 có 5 tin hội nghị, 3 tin hoạt động ngày 08/3/2004 có 7 tin hội nghị, 2 tin hoạt động , ngày 28/3/2004 có 8 tin hội nghị, 1 tin hoạt động , ngày 29/3/2004 có 7 fin hội nghị, 4 tin hoạt động ;, ngày 02/2/2005 có 7 tin hội nghị, 1 tin
hoạt động ngày 23/5/2005 có 6 n hội nghị : ngày 30/6/2005 có 8 tin hội
nghị
Đối với một đài địa phương, mục tiêu số một cần thực hiện là tuyên
Trang 38ta đánh mất đi tính sáng tạo của báo chí, tuyên truyền một cách thụ động theo kế hoạch và lịch công tác của tỉnh và các ban ngành ở địa phương Phương tiện thông tin đại chúng có chức năng riêng, có quyền hạn nhất định trong việc lựa chọn, thẩm định và quyết định sẽ cung cấp nguồn thông tin gì tới công chúng
Hiện nay, phần lớn nội đung của CTTS trên sóng truyền hình ở Tuyên Quang chủ yếu thông báo những kết quả đã đạt được, hoạt động có định kỳ của các cấp, các ngành và cơ sở Do vậy đã hình thành trong nhận thức của nhân dân về CTTS địa phương là sự tổng hợp các loại tin tức hội nghị các hoạt động hội họp diễn ra từ tỉnh, huyện đến xã, phường Thông tin không có nội dung và vấn đề, chúng chỉ là những số liệu liệt kê trong các báo cáo, không mang hơi thở của cuộc sống Thực trạng này đến nay fuy có giảm, song số lượng tin tức hội nghị vẫn chiếm khá nhiều Lý do có cả chủ quan và
khách quan Về khách quan đối với những người làm truyền bình địa phương
là sức ép về thời lượng, thời gian phát sóng CTTS mỗi ngày Về chủ quan là xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ chính trị của tỉnh Tuy nhiên, cũng không loại trừ cách nhìn nhận, yếu tố nhận thức của các cấp, các ngành về tầm quan trọng và vị frí của công tác truyền hình Từ đó, đẫn đến tình trạng lạm dụng truyền hình, coi việc tuyên truyền các mặt hoạt động của các cấp các ngành
là nghĩa vụ trách nhiệm buộc truyền hình địa phương phải thực hiện
Để có CTTS truyền hình thời lượng 15 phút và 30 phút chứa đựng nhiều
sự kiện, thông tn mang tính thời sự nóng hổi, hay vấn để, sự kiện được khán thính giả quan tâm quả là một điều rất khó thực hiện đối với một Đài địa phương Là một tỉnh miền núi, kinh tế - xã hội chưa phát triển, hàng ngày
không thể điễn ra nhiều sự kiện mang ý nghĩa xã hội lớn Với thời lượng như
trên, trong điều kiện chế độ sản xuất và phát sóng thời sự hàng ngày nên số lượng tin về hoạt động do PV tu tim kiếm khai thác chiếm tỷ lệ không lớn
Trang 39các hội nghị diễn ra trong tỉnh Phải khẳng định rằng việc khai thác và
chuyển tải những tin tức về hội nghị không sai, nhưng thay vì đưa tin hội
nghị bằng cách phát hiện va thể hiện vấn đề cốt lõi và trọng tâm thì các nhà
báo ở địa phương lại phản ánh đúng những hoạt động diễn ra ở hội nghị đó Việc ở lại vào tin tức hội nghị đã tạo cho đội ngũ phóng PV làm tin thời sự kiểu công chức: Sáng dự hội nghị, tối viết và hôm sau phát sóng Những
người làm thời sự truyền hình địa phương đều hiểu rằng : Tin tức hội nghị là
thiếu hấp dẫn ( PV vẫn gọi là "tin đầu người") nó có thể làm mất đi phong cách thời sự, mất đi khán giả, nhưng không ai loại bỏ tin hội nghị vì có nhiều lý do Thứ nhất làm tin hội nghị an toàn, không vất vá, có thu nhập ngay; thứ hai là nhanh chóng vượt chỉ tiêu định mức để hưởng nhuận bút; thứ ba là tin hội nghị vẫn được Đài sử dụng để đủ thời lượng phát sóng, mà còn là mối quan hệ đối ngoại với các cấp, các ngành ở địa phương Do vậy, khi tin hội
nghị vẫn còn có mặt trong nội dung CTTS truyền hình của Đài Tuyên Quang thì lẽ đương nhiên, những tin tức mang tính phát hiện, những vấn đề thời sự
mà công chúng quan tâm, những đề tài phong phú sinh động trong đời sống xã hội sẽ ít xuất hiện trong nội dung chương trình
Tin tức hội nghị chiếm phần lớn thời lượng CTTS trên sóng truyền hình ở Tuyên Quang hiện nay Cá biệt có những chương trình chiếm tới trên 80%
thời lượng, có những chương trình chỉ phản ánh một tin hội nghị cấp tỉnh Ở
địa phương, không ít các hoạt động hội họp, sinh hoạt chính trị có tác động và ảnh hưởng to lớn đối với đời sống xã hội Công chúng có quyền đòi hỏi
báo chí cung cấp đẩy đủ thông tin về những hoạt động hội họp diễn ra ở địa
phương nhưng phải mang tính định hướng chứ không phải là những thông tin chung chung, vô thưởng, vô phạt Cách khai thác và phương pháp thể hiện hấp dẫn nội dung thông tin hội họp khó thực hiện hơn so với các nhóm, dạng thông tin khác Bởi vậy, rèn luyện sự nhạy cảm về chính trị, kỹ năng tác
Trang 40để trong những nội dung của thông tin hội nghị và đưa chúng lên thành điểm
nhấn thời sự của tin tức là yếu tố hàng đầu để tạo nên những sản phẩm của CTTS truyền hình nhằm thu hút người xem
Những tin bội nghị cấp xã phường cần được lược bỏ bớt, thay thế bằng những tin hoạt động, tin hiện trường bám sát thực tế cuộc sống với những sự kiện, nhân vật cụ thể, thông qua những-hình ảnh sống động sẽ hấp đẫn và thuyết phục bạn xem truyền hình nhiều hơn Thực tế có nhiều hoạt động hội
họp, lễ tân mang cùng một đề tài, chủ để, cùng một nội dung nhưng diễn ra
ở nhiều nơi trong tỉnh, thay vì lựa chọn thông tin có tính đại điện, hoặc tổng
hợp có chiều sâu thì thời sự truyền hình Tuyên Quang vẫn thể hiện theo lối
liệt kê sự kiện, tên cơ quan hội họp Đi liền với nội dung thông tin mang nặng tính thông báo về hoạt động hội họp là những hình ảnh mô tả quang cảnh hội nghị diễn ra ở phòng họp hoặc những hình ảnh na ná giống nhau Ví dụ như các CTTS phản ánh : Lễ khai giảng năm học mới; Hội thi bé khoể
bé ngoan Ở các trường; Tổng kết năm; Kỷ niệm chào mừng các ngày lễ lớn
nhự : 30/4, 1/5 Mặc dù gần đây, với mục tiêu nâng cao chất lượng và đổi
mới CTTS truyền hình bắt buộc Ban Thời sự phải cải tiến hình thức thể hiện và cách đưa tin bằng cách lồng ghép các hình ảnh hoạt động có nội dung liên
quan, song nhìn chung tình hình vẫn chưa được cải thiện nhiều
Nội dung các CTTS truyền hình của Đài Tuyên Quang thiếu vắng nhiều
tác phẩm phản ánh sự kiện, đề tài mang tính đấu tranh, phê phán những biểu hiện tiêu cực trong đời sống xã hội Đây chính là nguyên nhân sâu xa dẫn đến thực trạng thời sự truyền hình địa phương đánh mất người xem Công
chúng ở địa phương hầu như chỉ được thông tin một chiều, phẩn ánh những
mặt tích cực trong đời sống xã hội Đôi khi PV tỏ ra mạnh đạn theo đuổi vấn đề nóng bóng nhưng khi bắt tay vào thực hiện, họ lại tìm cách né tránh việc đánh giá Ví dụ như : Những thông tin về lĩnh vực xây dựng cơ bản, giải
ay