1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Về mặt nhận thức khoa học : Cần có nhiều tài liệu hơn nữa về thể loại trò chơi trên truyền hình nói chung và trò chơi truyền hình cho thiếu nhi nói riêng. Từ những năm 20 của thế kỷ XX, Truyền hình ra đời ở Mỹ và các nước châu Âu.Thời kỳ đầu xuất hiện, truyền hình hầu như chỉ phát đi các chương trình ca nhạc và sân khấu. Qua gần 100 năm phát triển, số lượng các chương trình truyền hình hiện nay đã tăng lên rất nhiều, và được chia nhỏ thành nhiều loại chương trình để phục vụ cho nhu cầu của từng nhóm khán giả. Ở Việt Nam vài năm trở lại đây có sự xuất hiện và bùng nổ của thể loại trò chơi trên truyền hình,với đối tượng phục vụ phong phú, bao gồm nhiều lứa tuổi từ các em học sinh cấp2, cấp 3 đến sinh viên, thanh niên, trung niên, người cao tuổi…Các loại chương trình này đang được nhà Đài sản xuất hàng loạt, đồng thời cũng chiếm được sự quan tâm, ủng hộ của rất nhiều khán giả.Tuy nhiên, các loại tài liệu, công trình nghiên cứu về trò chơi trên truyền hình nói chung và trò chơi trên truyền hình dành cho thiếu nhi nói riêng vẫn còn chưa nhiều, chưa tương xứng với tốc độ phát triển nhanh chóng của loại chương trình này.
Trang 1Tên đề tài : Đánh giá chất lượng chương trình gameshow ca nhạc chothiếu nhi trên sóng đài truyền hình Việt Nam hiện nay thông qua khảo sátchương trình Đồ Rê Mí năm 2008.
Phần mở đầu
1 Tính cấp thiết của đề tài
1.1 Về mặt nhận thức khoa học : Cần có nhiều tài liệu hơn nữa về thểloại trò chơi trên truyền hình nói chung và trò chơi truyền hình cho thiếu nhinói riêng
Từ những năm 20 của thế kỷ XX, Truyền hình ra đời ở Mỹ và cácnước châu Âu.Thời kỳ đầu xuất hiện, truyền hình hầu như chỉ phát đi cácchương trình ca nhạc và sân khấu Qua gần 100 năm phát triển, số lượngcác chương trình truyền hình hiện nay đã tăng lên rất nhiều, và được chianhỏ thành nhiều loại chương trình để phục vụ cho nhu cầu của từng nhómkhán giả
Ở Việt Nam vài năm trở lại đây có sự xuất hiện và bùng nổ của thểloại trò chơi trên truyền hình,với đối tượng phục vụ phong phú, bao gồmnhiều lứa tuổi từ các em học sinh cấp2, cấp 3 đến sinh viên, thanh niên,trung niên, người cao tuổi…Các loại chương trình này đang được nhà Đàisản xuất hàng loạt, đồng thời cũng chiếm được sự quan tâm, ủng hộ của rấtnhiều khán giả.Tuy nhiên, các loại tài liệu, công trình nghiên cứu về tròchơi trên truyền hình nói chung và trò chơi trên truyền hình dành cho thiếunhi nói riêng vẫn còn chưa nhiều, chưa tương xứng với tốc độ phát triểnnhanh chóng của loại chương trình này
Trang 21.2 Về mặt thực tế : Các chương trình trò chơi truyền hình cho thiếunhi càng tăng về số lượng thì đồng thời yêu cầu về chất lượng cũng phảingày một cao.
Có một thực tế là hiện nay tình trạng sân chơi cho thiếu nhi còn rất thiếu,đặc biệt là các sân chơi bổ ích lành mạnh Trong khi đó, truyền hình lại là mộtphương tiện truyền thông phổ biến và có sức ảnh hưởng, lan tỏa sâu rộng Do
đó việc tạo nên các sân chơi mới, bổ ích , hấp dẫn cho các em thiếu nhi là mộtyêu cầu cần thiết với truyền hình hiện nay
Trong xu hướng tăng cường giao lưu và mở cửa văn hóa, tất cả mọingười, đặc biệt là các em thiếu nhi tiếp xúc hàng ngày với nhiều luồngvăn hóa, tư tưởng khác nhau, tốt có, xấu có Do đó rất cần sự định hướngchung của gia đình, xã hội Truyền hình lúc này cần thực hiện tốt vai trò xãhội của mình trong việc hướng dư luận nói chung và hướng các cháu thiếunhi nói riêng đến những tư tưởng văn hóa lành mạnh, đảm bảo hài hòagiữa chức năng giải trí và giáo dục
Những chương trình cho thiếu nhi trên sóng truyền hình càng cầnthiết bao nhiêu thì yêu cầu về chất lượng lại càng cao bấy nhiêu Khôngnhư các chương trình dành cho các đối tượng khác như : người cao tuổi,trung niên, thanh niên… chương trình dành cho thiếu nhi có yêu cầu chặtchẽ hơn về mọi mặt do sức ảnh hưởng của nó đến khán giả Các em thiếunhi đều đang ở độ tuổi hình thành nhân cách, quan điểm sống Các em có
xu hướng bắt chước người lớn, bắt chước những hành động mà các emthấy trên tivi, trong phim ảnh… Do đó sự tác động của các chương trìnhtruyền hình đến độ tuổi này là rất lớn, và có khả năng ảnh hưởng lâu dài.Thấy được điều đó thì càng phải nhận thức rõ hơn tầm quan trọng của cácchương trình truyền hình cho thiếu nhi Nếu 1 chương trình có chất lượngtốt, đảm bảo được sự hài hòa giữa hai yếu tố giải trí và giáo dục thì sẽ có
Trang 3tác động tích cực, hướng các em đến những hành động tích cực, những lốisuy nghĩ tốt Và ngược lại, nếu một chương trình truyền hình cho thiếunhi có những yếu tố bạo lực hay trái với quan điểm đạo đức thôngthường… thì sẽ tác động tiêu cực đến hành vi, cách suy nghĩ, ứng xử củacác em.
Đài truyền hình Việt Nam hiện nay có khá nhiều các chương trìnhcho thiếu nhi, ngoài các chương trình phim hoạt hình hay phim cho thiếunhi thì phần lớn các chương trình còn lại đều nghiêng về phía giáo dục nênhơi khô khan, khó tiếp thu.Hiện nay nhà Đài cũng đang tổ chức sản xuấtmột vài chương trình có sự kết hợp giữa giải trí và giáo dục Các chươngtrình này đang được không chỉ các em mà cả các bậc phụ huynh cũng rấtquan tâm Đồ Rê Mí cũng là một trong những chương trình như vậy Mỗinăm tổ chức một lần để các bé từ 5-9 tuổi thi tài ca hát, vũ đạo, Đồ Rê Míđang dành được sự quan tâm của các em thiếu nhi ở cả 3 miền của đấtnước Đánh giá được đúng chất lượng chương trình này, chỉ ra được những
ưu điểm và hạn chế của nó sẽ giúp những người làm truyền hình thực hiệntốt hơn công việc của mình, và rộng hơn, sẽ góp phần đưa ra hướng đichung cho các chương trình truyền hình cho thiếu nhi để đạt được chấtlượng tốt nhất
2 Mục đích, nhiệm vụ của luận văn
Mục đích nghiên cứu của luận văn là tìm hiểu, đánh giá chất lượngchương trình game show ca nhạc cho thiếu nhi nói chung và chương trình Đồ
Rê Mí nói riêng Từ đó đi vào tìm hiểu những vấn đề có tính lí luận như :
- Chương trình truyền hình và cụ thể là chương trình truyền hình chotrẻ em
- Game show và game show ca nhạc cho thiếu nhi
Trang 4- Sự hài hòa giữa chức năng giáo dục và giải trí , giữa yếu tố thươngmại và chất lượng chương trình
- Các tiêu chí đánh giá chất lượng 1 chương trình game show ca nhạccho thiếu nhi: nội dung phải có sự đảm bảo hài hòa giữa giáo dục và giảitrí ( học mà chơi, chơi mà học), hình thức phải sống động, thể hiện được
sự hồn nhiên , nhí nhảnh của trẻ em
Trên cơ sở khảo sát chương trình Đồ Rê Mí năm 2008 – được sản xuấtbởi Phòng Trò chơi và gặp gỡ trên Truyền hình 3, Ban Thể thao- Giải trí vàThông tin kinh tế, luận văn sẽ đưa ra những đánh giá về chất lượng chươngtrình, xem xét các ưu điểm cũng như những hạn chế, thiếu sót Trên cơ sởkhảo sát và phân tích các số đã phát sóng, luận văn sẽ đề xuất một số giảipháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của chương trình Đồ Rê Mí cũngnhư của chương trình gameshow ca nhạc cho thiếu nhi nói chung
3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Với vấn đề đang nghiên cứu, luận văn sẽ đóng góp thêm vào lí luậnchung về chương trình truyền hình nói chung và chương trình truyền hìnhdành cho thiếu nhi nói riêng Đồng thời bổ sung thêm những lí luận vềchương trình trò chơi trên truyền hình, và cụ thể là chương trình trò chơitruyền hình cho thiếu nhi ( những đặc điểm, yêu cầu, tiêu chí đánh giá chấtlượng … )
Những kết quả nghiên cứu, phân tích tổng hợp cùng các giải pháp đềxuất của luận văn sẽ giúp những người sản xuất chương trình trò chơitruyền hình cho thiếu nhi, mà cụ thể là những người sản xuất chương trình
Đồ Rê Mí đánh giá một cách tổng quát chất lượng, hiệu quả chương trình,nhìn ra các ưu điểm, hạn chế để từ đó có thêm những cải tiến, thay đổi để
Trang 5nâng cao chất lượng các chương trình sẽ sản xuất trong tương lai, mà trướcmắt là Đồ Rê Mí 2009.
Khóa luận cũng giúp cung cấp một cái nhìn tổng thể về chương trình, cũngnhư từng công việc thực tế của mỗi thành viên trong êkip sản xuất Đồngthời phân tích được những yêu cầu, đòi hỏi cụ thể với một Phóng viên,Biên tập viên làm trong các chương trình dành cho thiếu nhi.Từ đó ngườiviết hi vọng sẽ có hướng để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cũng như rènluyện các kỹ năng, phẩm chất mà mảng chương trình cụ thể này yêu cầu
4 Tình hình nghiên cứu đề tài
Trẻ em luôn luôn là đề tài được báo chí nói chung và truyền hình nóiriêng quan tâm Đã có một số công trình nghiên cứu về đề tài này nhưng chỉdừng chung chung ở các chương trình truyền hình cho trẻ em… Tuy nhiênchưa có chương trình nào đề cập cụ thể đến chất lượng của game show canhạc cho thiếu nhi.Hơn nữa Đồ Rê Mí cũng là một chương trình mới và hiệnđang dành được rất nhiều sự quan tâm của các em nhỏ, các bậc phụ huynhcũng như có được sự ưu ái của nhà Đài.(Chương trình lên sóng từ năm 2007
và mỗi năm chỉ tổ chức sản xuất tập trung một lần để ghi hình khoảng 12-13
số, phát từ tháng 7 đến tháng 10 ).Cho nên có thể khẳng định “: Đánh giáchất lượng chương trình gameshow ca nhạc cho thiếu nhi trên sóng đài truyềnhình Việt Nam hiện nay thông qua khảo sát chương trình Đồ Rê Mí năm2008” là đề tài hoàn toàn mới
5 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở quan điểm triết học Mac-Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước về báo chí Cácvấn đề được trình bày trong luận văn đều dựa trên hệ thống lý luận chung
Trang 6của báo chí nước ta hiện nay, cũng như các tài liệu chuyên ngành bàn sâu
về các thể loại chương trình truyền hình cho trẻ em
Ngoài ra, luận văn còn thực hiện với phương pháp khảo sát thực tiễn :quan sát, trao đổi trực tiếp, tổng hợp tài liệu, phân tích các chương trình đãphát sóng… Đồng thời bằng phưong pháp phỏng vấn sâu, tác giả còn tiếnhành lấy ý kiến đánh giá của các chuyên gia, các nhà báo trong lĩnh vựctruyền hình cho thiếu nhi, cũng như ý kiến của đạo diễn, của những ngườisản xuất chương trình thiếu nhi nhiều kinh nghiệm
6 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu những lí luận về chương trình truyền hình chothiếu nhi, đặc biệt là các trò chơi truyền hình có đối tượng là trẻ em.Những lí luận này sẽ được minh họa bằng thực tế một chương trình thiếunhi đang rất được quan tâm của Đài Truyền hình Việt Nam hiện nay là Đồ
Rê Mí
Chương trình Đồ Rê Mí được lên sóng từ năm 2007 Và mỗi nămchương trình sẽ được tổ chức một lần vào dịp hè để các bạn nhỏ có cơ hộithể hiện năng khiếu nghệ thuật của mình Tính đến nay là năm thứ 3chương trình được sản xuất và format không có sự thay đổi lớn Sở dĩ luậnvăn lựa chọn khảo sát Đồ Rê Mí 2008 vì đây là năm thứ hai tổ chức,format chương trình đã có sự ổn định tương đối, êkip làm chương trìnhcũng quen với công việc hơn, chuyên nghiệp hơn, đồng thời qua năm đầulên sóng, chương trình cũng thu hút được nhiều đối tượng tham gia hơntrên khắp các miền đất nước Hơn nữa việc lựa chọn khảo sát, đánh giá Đồ
Rê Mí 2008 sẽ có ý nghĩa thiết thực, giúp những người sản xuất chươngtrình Đồ Rê Mí 2009 có thể đánh giá tổng quan, rút kinh nghiệm để thựchiện chương trình tốt hơn trong dịp hè này
Trang 77 Kết cấu của luận văn
Phần 1 : Mở đầu
Phần 2 : Nội dung
Chương I : Chương trình truyền hình cho thiếu nhi
1 Chương trình truyền hình dành cho thiếu nhi
1.1 Chương trình truyền hình
Khái niệm
Các loại chương trình truyền hình
1.2 Chương trình truyền hình dành cho thiếu nhi
3.1 Yếu tố thương mại trong truyền hình, đặc biệt là trong cácchương trình trò chơi truyền hình
3.2 Mối quan hệ giữa hai chức năng giải trí và giáo dục, giữayếu tố thương mại và chất lượng
Trang 8Chương II : Đánh giá chất lượng chương trình Đồ Rê Mí
1 Giới thiệu về chương trình Đồ Rê Mí
1.1 Sự ra đời của chương trình 1.2 Quá trình phát triển của chương trình Đồ Rê Mí
2 Khảo sát, đánh giá chất lượng chương trình Đồ Rê Mí2008
Chương III : Một số đề xuất và giải pháp nhằm nâng cao chất lượngchương trình
Chương I : Chương trình truyền hình dành cho thiếu nhi
I. Chương trình truyền hình dành cho thiếu nhi
1 Chương trình truyền hình
Trang 91.1 Khái niệm
Tuy cùng phản ánh hiện thực khách quan nhưng mỗi loại hình báo chílại có phương thức riêng, do đó cũng có những sản phẩm báo chí mangtính đặc thù Báo in, báo mạng điện tử có các tin, bài, ảnh… được dàntrang trình bày trên mặt giấy hoặc trên máy tính Khi có sự xuất hiện củaPhát thanh, và sau này thêm Truyền hình thì cũng bắt đầu xuất hiện mộtthuật ngữ mới là “chương trình”
Theo cuốn “ Sản xuất chương trình truyền hình” của Th.S Trần BảoKhánh thì ta có thể tiếp cận khái niệm này từ 3 góc độ :
- Thứ nhất : từ phương tiện kỹ thuật truyền bá thông tin thì nhiệm
vụ của chương trình là “làm sao để đưa ra được lời đáp, lời hướng dẫn chothực tế khi xây dựng chương trình truyền hình, quy định được nguyên tắcphối hợp tin bài”
- Thứ hai : “ khuynh hướng quan tâm đến ưu thế và biểu hiện ởhiệu quả tác động của hoạt động giao tiếp đại chúng tới hiệu lực của nó.”Tiếp cận theo hướng này thì khái niệm chương trình truyền hình chỉ đề cậpđến quá trình giao tiếp cũng như những sự kiện ảnh hưởng đến cơ cấu xácđịnh và khuynh hướng của cả chương trình
- Thứ ba : Theo hướng tiếp cận này, có thể hiểu đơn giản chươngtrình truyền hình là hình thức thực tế, hình thức vật chất hóa sự tồn tại củatruyền hình trong xã hội để truyền tải thông tin đến cho công chúng
Là hình thức vật chất hóa nên có thể nói nếu không có chương trình thì
sẽ không có sự tồn tại của truyền hình Ở báo in hay báo mạng điện tử, sảnphẩm cuối cùng là tin, bài, ảnh… và thường được thực hiện bởi 1 đến 2 người( phóng viên, nhiếp ảnh ) còn trong truyền hình , chương trình truyền hìnhluôn là thành phẩm của cả một tập thể Thực hiện một chương trình luôn luônphải có một eekip, nhỏ thì gồm biên tập, quay phim, lái xe, kĩ thuật dựng… ,
Trang 10kíp lớn hơn thì còn có cả đạo diễn, âm thanh, ánh sáng, quay phim ở nhiều vịtrí … Chương trình truyền hình là kết qủa cuối cùng của một chuỗi các hoạtđộng tập thể , trong đó mỗi người là một mắt xích quan trọng.
Chương trình truyền hình cũng như các sản phẩm báo chí khác đều mangthông điệp đến cho khán giả Mỗi chương trình lại hướng đến một đối tượngkhán giả riêng với những nhu cầu xem hết sức cụ thể Do đó mỗi chương trìnhlại có nội dung, đề tài, cách khai thác, thể hiện… khác nhau, giọng điệu,phong cách khác nhau Chính điều này đã tạo nên sự phong phú và sức hấpdẫn cho truyền hình từ khi xuất hiện cho đến ngày nay
Theo nghĩa hẹp, chương trình truyền hình có thể là một phóng sự, mộttin, một phim tài liệu… Theo nghĩa rộng, chương trình truyền hình không chỉ
là các sản phẩm nhỏ lẻ mà còn là sự sắp xếp, sắp đặt nhiều chương trình đểtạo sự thống nhất, đảm bảo lịch phát sóng Một chương trình lớn có thể baogồm nhiều series chương trình nhỏ hơn, được phát liên tục vào khung thờigian quy định Ví dụ những chương trình như Bài hát Việt, Điểm hẹn âmnhạc… có những chương trình theo chủ đề phát hàng tuần/ tháng
Chương trình là sản phẩm cuối cùng của quá trình lao động tập thể củanhững người làm truyền hình nhưng chưa phải là mắt xích cuối cùng trongchuỗi giao tiếp truyền hình Giao tiếp truyền hình là một chu trình khép kín,
và có tính chất lặp lại từ sản xuất – phát sóng – nhận ý kiến phản hồi – thayđổi, sửa chữa – tiếp tục sản xuất… Như vậy chương trình là hình thức vật chấtcủa truyền hình, là phương tiện chuyển tải thông điệp của Biên tập, Phóngviên đến khán giả Đồng thời, qua chương trình cụ thể, khán giả sẽ tiếp nhậnthông điệp và phản hồi lại với nhà Đài, với những người sản xuất để nâng caohơn nữa chất lượng chương trình
1.2 Phân chia các chương trình truyền hình
Trang 11Có nhiều cách để phân chia các chương trình truyền hình
Nếu phân chia theo khả năng kĩ thuật, ta có thể chia chương trình truyềnhình thành 3 loại chính là :
- Chương trình sản xuất bằng băng từ
- Chương trình sản xuất bằng phim nhựa
- Chương trình phát trực tiếp
Các chương trình này có thể được thực hiện tại hiện trường, trong bốicảnh thực tế hoặc thực hiện ghi hình tại trường quay, phim trường… Loạichương trình sản xuất bằng phim nhựa do chi phí sản xuất quá lớn, yêu cầucao về máy móc thiết bị … nên hầu như không được sử dụng trong truyềnhình nữa Nên về mặt kỹ thuật chỉ có hai loại chương trình truyền hình chính
là loại sản xuất bằng băng từ và loại truyền hình trực tiếp Hiện nay ĐàiTruyền hình VN đang sản xuất một số chương trình bằng đĩa……… nhưng chỉ với số lượng hạn chế và hiện chỉ dùng trong Ban Thanh thiếu niênVTV6
Loại chương trình sản xuất bằng băng từ là loại chương trình sản xuấtthường xuyên nhất, nhiều nhất, và là công việc chính mà các biên tập viên,phóng viên TH phải thực hiện.Trong loại chương trình này, các phóng sựngắn có tính thời sự có thể được thực hiện ngay rồi phát luôn trong ngày,nhưng đa số các chương trình đều đến với khán giả sau khi sự kiện đã xảy rađược một thời gian Đặc biệt các chương trình trò chơi, giải trí trên TH thậmchí còn được ghi hình trước đó hàng tháng sau đó mới phát sóng Ngay nhưchương trình Đồ Rê Mí cũng chỉ thực hiện ghi hình tập trung trong khoảng 1tháng, sau đó dựng phát dần cho 3 tháng Các chương trình như vậy đòi hỏingười làm tổ chức sản xuất phải có sự khái quát và phải tính trước để đến khichương trình phát sóng vẫn phù hợp với các yếu tố như nhu cầu khán giả, thờitiết, sự phù hợp của thời điểm lên sóng ( các ngày lễ kỉ niệm, chào mừng… )
Trang 12Loại chương trình phát trực tiếp không phải lúc nào cũng được thực hiệnthường xuyên do chi phí sản xuất cao, khả năng kĩ thuật nhiều khi hạn chế,đồng thời không phải bất lỳ sự kiện nào cũng có thể tiến hành làm chươngtrình trực tiếp Chương trình phát trực tiếp chỉ được thực hiện khi có những sựkiện lớn, ảnh hưởng đến nhiều người và có tác động sâu rộng trong côngchúng Hiện nay để được làm chương trình phát trực tiếp không chỉ có các sựkiện kinh tế, chính trị, văn hóa… mà có nhiều chương trình giải trí cũng pháttrực tiếp Ví dụ các show diễn ca nhạc lớn như Điểm hẹn Âm nhạc, Conđường Âm nhạc, Bài hát Việt, các chương trình Gala gặp gỡ cuối năm, cáccuộc thi sắc đẹp, số chung kết của các trò chơi truyền hình như Đường lênđỉnh Olympia, Rung Chuông vàng…Trước kia do sự hạn chế về phương tiện
kĩ thuật nên số lượng các chương trình được truyền hình trực tiếp khôngnhiều Nhưng hiện nay như cầu xem của khán giả nâng cao, nhà Đài cũngchịu khó đầu tư về máy móc kĩ thuật nên càng ngày càng có nhiều chươngtrình truyền hình trực tiếp Đồ Rê Mí cũng có show chung kết được truyềnhình trực tiếp nhờ vậy mà tính hồi hộp cũng như độ hấp dẫn của chương trìnhđược tăng lên rất nhiều
Nếu xét theo tiêu chí kỹ thuật sản xuất như trên đã phân tích thì chươngtrình Đồ Rê Mí mà luận văn khảo sát thuộc cả hai dạng chương trình sản xuấtbằng băng từ và phát trực tiếp
Nếu phân loại theo cách thức phản ánh của các chương trình truyền hìnhthì ta có thể chia thành các nhóm như sau :
- Nhóm chương trình hội thoại :
+ Tin lời
+ Phỏng vấn
Trang 13+ Gặp gỡ trên truyền hình ( TV show )
+ Trò chơi trên truyền hình ( Game show)
Nếu theo cách phân chia này thì chương trình Đồ Rê Mí là mộtchương trình Game show thuộc nhóm Chương trình tổng hợp
2 Chương trình truyền hình dành cho thiếu nhi
Hiểu một cách đơn giản thì chương trình truyền hình dành cho thiếunhi là các chương trình được sản xuất để phục vụ một nhóm đối tượng cụthể là thiếu nhi Ở Việt Nam, giới hạn độ tuổi của nhóm đối tượng này là
từ 0 đến 16 tuổi, còn ở phương Tây thì giới hạn tuổi rộng hơn một chút từ
0 đến 18 tuổi
Trang 14Biên độ tuổi của nhóm đối tượng này khá lớn nên các chương trìnhtruyền hình dành cho thiếu nhi thường phân chia thành các nhóm độ tuổinhỏ hơn nữa, mỗi nhóm có nhu cầu xem riêng:
- Nhóm tuổi từ 14 -17 tuổi ( nhóm tuổi teen)
Không chỉ phân chia rõ ràng về các nhóm tuổi, các chương trìnhtruyền hình dành cho thiếu nhi còn phải xếp đối tượng phục vụ của mìnhtheo nhiều tiêu chí khác nữa Ví dụ : đối tượng trọng tâm của chươngtrình, giới tính, vùng địa lý ( nông thôn hay thành thị )… Chia nhỏ đốitượng phục vụ để đáp ứng được nhu cầu của từng nhóm nhỏ, sản xuất cácchương trình chuyên sâu, chuyên biệt cho từng khu vực đối tượng, đây làcách làm thường thấy của truyền hình nước ngoài Các chương trìnhtruyền hình dành cho thiếu nhi của VN hiện nay lại thường rơi vào việc
ôm đồm quá nhiều đối tượng Ngoài các chương trình hoạt hình và phimcho thiếu nhi không cần phân chia rõ ràng về tuổi, giới tính, khu vựcsống… thì phần lớn các chương trình cho thiếu nhi hiện nay đang ở tìnhtrạng “ tổng hợp”, nghĩa là một chương trình nhưng phục vụ một lúc nhiềuđối tượng khán giả khác nhau Ví dụ chương trình Chai thủy tinh của BanThanh thiếu niên dành cho một nhóm đối tượng có độ tuổi tương đối lớntrên cả nước, không chia nông thôn và thành thị
Các nhóm khán giả thuộc các độ tuổi như thanh niên, trung niên,người cao tuổi thường có sự ổn đinh, không cần phải chia ra quá nhiềunhóm tuổi để sản xuất chương trình.Một người 25 tuổi vẫn có thể ngồi
Trang 15xem cùng một chương trình với người 35 tuổi Còn với thiếu nhi thì mỗinhóm tuổi như đã chia ở trên lại có nhu cầu xem khác nhau Các nhóm tuổicũng được chia nhỏ hơn, trong mỗi nhóm chỉ chênh nhau 3-4 tuổi Do đóđặc điểm của chương trình truyền hình cho thiếu nhi phụ thuộc rất nhiềuvào từng tuổi, giới tính, tâm sinh lý…Chương trình cho bé gái sẽ phải khácvới chương trình cho bé trai, tương tự cũng rất khó để các khán giả thuộclứa tuổi dậy thì ( 11-14 tuổi) ngồi xem cùng một chương trình thiếu nhivới các bé 3-4 tuổi.
Đồ Rê Mí là chương trình dành cho các bé từ 5- 10 tuổi Theo cáckhảo sát về tâm sinh lý thì ở độ tuổi này các bé gái thường thích dịu dàngtình cảm, các bé trai thích hành động phiêu lưu, hài hước, bí hiểm, sợhãi… Nhìn chung nhóm tuổi này có nhu cầu thích tạo lập hội nhóm Đồ
Rê Mí đáp ứng được khá nhiều nhu cầu của lứa tuổi này, đặc biệt là nhucầu của các bé gái : thích tình cảm, thích thể hiện năng khiếu nghệ thuậtcủa mình, các sở thích về thời trang, làm đẹp … 10 bé lọt vào còng 2 củachương trình Đồ Rê Mí sẽ cùng ở, cùng tập luyện với nhau trong khoảnggần 1 tháng, và các bé có xu hướng hình thành thành nhữung nhóm nhỏthan với nhau Chương trình cũng chia 10 bé thành 5 cặp, mỗi cặp sẽ cùngthể hiện 1 chủ đề, 1 hoạt động ( khiêu vũ, thời trang, thể thao, nhạc cụ… )Việc chia cặp này vừa tạo nên các nhóm nhỏ, giúp các em dễ than nhauhơn, đồng thời cũng kích thích sự tranh đua giữa các bé cùng nhóm
Tuy mục đích ban đầu chương trình hướng tới là thu hút cả các bé trai
và bé gái, nhưng kết quả không đạt được như mong muốn : tỉ lệ các bé gáitham gia luôn chiếm áp đảo so với các bé trai Điều này thể hiện ngày càng
rõ Năm 2008, có 74 / 95 bé tham dự là nữ ( tỉ lệ nữ chiếm 78% ).Và trong
số 10 bé lọt vào vòng 2 của chương trình thì chỉ có 1 bé trai duy nhất làThiện Anh Đồ Rê Mí 2009 tỉ lệ các bé trai tham dự ngày càng ít đi, vàtrong số 10 bé lọt vào vòng 2 năm nay, có 2 bé nam là Uy Vũ và Đức Anh
Trang 16Nguyên nhân của tình trạng này, một phần là do phong cách, cách thiết kếthể hiện của chương trình phù hợp với bé gái hơn Thêm nữa các bé trai ở
độ tuổi 5-10 thường có xu hướng thích hoạt động chạy nhảy hơn là ca hát.Trong khi đó, các bé gái ở tuổi này lại có xu hướng thích hát múa, thíchbiểu diễn, làm đẹp… nên rất thích các chương trình như Đồ Rê Mí
Ngoài việc phải phù hợp với nhu cầu của từng độ tuổi, thì các chươngtrình cho thiếu nhi còn có một số tiêu chí khác như :
- Phải giải thích các vấn đề một cách đơn giản, dễ hiểu và hàihước
- Phải đặt ra trong chương trình những câu hỏi mang tính tháchthức nhẹ nhàng Hỏi để khơi gợi sự tò mò, để các bé cùng vui vẻ, thích thú
đi tìm câu trả lời chứ không phải những câu hỏi mang tính thách đố, ganhđua
- Điều quan trọng là các chương trình cho thiếu nhi không đượcnhàm chán, buồn tẻ Một chương trình thiếu nhi thất bại là một chươngtrình khiến cho các em có cảm giác khô khan và buồn chán Cần phải tạonên được một bầu không khí vui vẻ, thoải mái, đầy thú vị Một ngày trẻdành thời gian khá lớn ở trường nên các chương trình thiếu nhi không nêntạo một không gian giống như ở trường nữa, mà nên mở ra những khônggian khác, thú vị hơn, mới mẻ hơn cho trẻ
- Các chương trình truyền hình dành cho thiếu nhi cũng phải có sựphù hợp với các mùa trong năm, và với tình hình thời sự Các chương trìnhsản xuất vào dịp hè,nghỉ đông, nghỉ xuân, noel sẽ phải khác với nhữngchương trình phát sóng vào các thời điểm bình thường trong năm Đồ Rê
Mí được tổ chức sản xuất, ghi hình tập trung trong mùa hè và phát sóng từtháng 7 -9 Khoảng thời gian này là rất hợp lý, các em đang được nghỉ hè
Trang 17nên có thời gian tập trung tham gia tập luyện, tranh tài… Khán giả nhícũng có nhiều thời gian hơn để theo dõi và cổ vũ cho chương trình
Các chương trình tuy sản xuất cho đối tượng là thiếu nhi, nhưng do nộidung, tính chất chương trình nên có khi cả gia đình cùng ngồi xem Trongtrường hợp này, các chương trình thiếu nhi giúp tăng sự đoàn kết gắn bótrong gia đình, tạo cơ hội cho bố mẹ hiểu trẻ rõ hơn Đồ Rê Mí cugnx làmột chương trình sản xuất cho thiếu nhi nhưng cả nhà có thể cùng ngồixem, cùng tham gia Sự tham gia, góp sức của phụ huynh trong mỗi showdiễn của Đồ Rê Mí là rất lớn Trong khoảng thời gian tập trung 1 tháng đểluyện tập và biểu diễn thì cha mẹ các thí sinh tham gia Đồ Rê Mí là mộtphần không thể thiếu của chương trình, giúp các biên tập quản lý các cháu,đảm bảo lịch tập múa, hát, nhớ các động tác vũ đạo… Các bậc phụ huynhcũng luôn xuất hiện trong các phóng sự ngoài lề, phóng sự đồng hành.Một đặc điểm khác của các chương trình cho thiếu nhi, đó là phải xác định
rõ giọng điệu chính của chương trình: nghiêm túc hay hài hước, dễ thươnghay tinh nghịch… Thường các chương trình nghiêng nhiều về phổ biếnkiến thức sẽ có giọng điệu nghiêm túc, các chương trình cho bé gái thườngnhẹ nhàng, dễ thương, trong khi chương trình cho bé trai phải có khôngkhí sôi nổi của những hoạt động thể chất… Giọng điệu của chương trìnhthiếu nhi được quy định bởi đối tượng mà nó hướng tới,mục đích, chủ đềchương trình, mong muốn của đạo diễn… Đồ Rê Mí là chương trình về canhạc nên có giọng điệu sôi nổi, tiết tấu nhanh, bầu không khí không khác
gì các show ca nhạc của người lớn
Bàn đến tiết tấu các chương trình cho thiếu nhi, cần thấy rằng đa phần cácchương trình cho nhóm đối tượng này thường có tiết tấu nhanh, dồn dập.Không như người lớn, trẻ em sẽ rất nhàm chán trước các chương trình cónhịp điệu chậm, rề rà Chúng luôn thích những chương trình thú vị, nhiều
Trang 18diễn biến, và luôn háo hức chờ đón xem tiếp theo sẽ diễn ra như thế nào.Nắm bắt được tâm lý ấy, ekip sản xuất của Đồ Rê Mí đã chia cuộc thi háttrên truyền hình ra thành nhiều vòng ( vòng sơ loại – vòng 2- vòng 3-chung kết ), mỗi vòng lại có một chủ đề mới, một phong cách mới ( cóshow diễn thời trang, show về bong đá, nhạc cụ… ) Điều này đã khiến cáckhán giả nhí luôn chờ đón xem show diễn tiếp theo các bạn nhỏ dự thi sẽbiểu diễn cái gì, như thế nào… và cứ như thế bị cuốn hút cho đến hếtchương trình.
II Chương trình trò chơi trên truyền hình dành cho thiếu nhi
1 Chương trình trò chơi trên truyền hình
1.1. Khái niệm và phân loại
Trò chơi trên truyền hình ( Game show) thuộc nhóm các chương trìnhtổng hợp Và đúng như tên gọi của nó, Trò chơi trên truyền hình có sửdụng đan xen các thể loại chương trình thuộc nhóm hội thoại và nhóm tạohình Vì thế nó mang đầy đủ đặc điểm của hai nhóm trên, như : tính chínhxác, dễ tiếp nhận, phù hợp với quá trình nhận thức…
Game show là một dạng của chương trình truyền hình, trong đó ngườitham gia chơi sẽ trả lời các câu hỏi hoặc giải quyết các vấn đề chương trìnhđặt ra Có thể phân loại Game show theo lĩnh vực mà nó đề cập: trò chơi trítuệ, trò chơi vận động, trò chơi giải trí, trò chơi mạo hiểm Hoặc có thể phânchia theo cách thức tham gia của người chơi vào Game show Có dạng Gameshow tranh tài giữa những người chơi hoặc giữa các đội với nhau, ví dụWeakest Link của kênh NBC, tồn tại từ 2001- 2003, thu hút trung bình 12,8triệu khán giả (trong năm 2000 - 2001) Luật chơi: Sau mỗi vòng câu hỏi cácthí sinh sẽ chọn bỏ phiếu để chọn ra “mắt xích yếu nhất” (“weakest link”),nghĩa là người chơi có khả năng thua cuộc nhất Hai thí sinh cuối cùng còn lại
Trang 19sẽ thi đối đầu để giành giải thưởng bằng tiền mặt Hoặc chương trìnhJeopardy! phát sóng trên kênh truyền hình Syndicated từ năm 1984 đến nay.Chương trình tồn tại trong 25 năm này đã thu hút 10,7 triệu khán giả (trongtháng 5/2005) Luật chơi: Mỗi chương trình sẽ có ba thí sinh cùng trả lời cáccâu hỏi và ghi điểm Trả lời đúng được cộng thêm còn trả lời sai bị trừ điểm.
Hay như chương trình The Price Is Right phát trên kênh CBS từ năm
1956 đến nay ( chương trình tồn tại hơn 40 năm ) Số lượng khán giả trungbình là 5,6 triệu (trong mùa 2003-04) Luật chơi: Khán giả có mặt tại chươngtrình được chọn ngẫu nhiên để tham gia những trò liên quan đến việc đoán giá
cả Hai thí sinh còn lại cuối cùng sẽ thi đối đầu để giành trọn bộ giải thưởng ởvòng thi chung kết mang tên Showcase Showdown
Ở Việt Nam, các chương trình dạng này có Đấu trường 100, Ai là Triệuphú, Ô cửa bí mật, Đối mặt, Hãy chọn giá đúng, Trò chơi âm nhạc…
Một dạng Game show khác, chương trình chỉ có những người chơi đơn
lẻ , giải quyết các vấn đề chương trình nêu ra nhằm đưa ra được giải pháp tối
ưu hoặc đạt được số điểm cao nhất và giành phần thắng Như chương trìnhThe Singing Bee được phát trên kênh NBC từ tháng 7/2007 đến nay, có sốlượng khán giả là 11,3 triệu ( trong mùa hè 2007 ) Luật chơi: Các khán giả cómặt tại chương trình sẽ được chọn ngẫu nhiên để tham gia các trò chơi liênquan đến bài hát Hay như Don't Forget the Lyrics! trên kênh Fox từ tháng 7 /
2007 đến nay, thu hút trung bình 8,5 triệu khan giả ( trong mùa hè 2007 Luậtchơi: Giống như “Singing Bee”, những người chơi phải nhớ lại lời bài hát đểgiành giải thưởng bằng tiền mặt của chương trình Hoặc chương trình Deal or
No Deal Kênh truyền hình phát sóng: NBC, tồn tại từ 2005 – nay Số lượngkhán giả trung bình: 14,8 triệu (trong năm 2006-07) Luật chơi: Những ngườichơi chọn ngẫu nhiên trong số 26 vali bất kỳ (bên trong có chứa các khoản
Trang 20tiền từ 10.000 -1 triệu USD) và cố gắng ghi điểm để giành giải thưởng trị giácao nhất.
Một trong những chương trình trò chơi trên truyền hình xuất hiện sớmnhất trên thế giới là Spelling Bee, được thực hiện năm 1938
Cũng như các chương trình truyền hình khác, Game show cũng phảituân theo kịch bản nhưng cũng không quá gò ép Hầu hết các Game showchỉ cần đảm bảo format chung, còn các phần chơi được diễn ra theo rất tựnhiên, sống động miễn là đảm bảo đúng luật chơi của chương trình Do đókhán giả được chứng kiến rất nhiều tình huống phát sinh hài hước, và thậtnhư ngoài đời sống Giao lưu, ứng đáp giữa MC và người chơi không phảituân theo quy chuẩn quá ngặt nghèo, không phải dàn dựng, sắp đặt nênkhán giả cảm giác rất thú vị và có xu hướng muốn tham gia vào các
Trang 21chương trình đó Điều này có thể được minh chứng bằng hàng ngàn lá thưcủa khán giả truyền hình đăng ký tham gia Game show trong vài năm qua.
Đồ Rê Mí là một chương trình dành cho thiếu nhi nên có thể thấytrong chương trình rất nhiều tình huống hài hước, ngộ nghĩnh, đáng yêucủa các bé Có khi là một câu nói hồn nhiên, một hành động lơ đễnh nào
đó ( quên lời bài hát, quên vũ đạo, đứng nhầm chỗ của bạn khác… ) khiếnkhán giả thấy rất thú vị, vì con em mình cũng có lúc có hành động như thế
Chính tính trực tiếp đã tạo nên nét hấp dẫn riêng của chương trìnhGame show Nó không chỉ thỏa mãn nhu cầu giải trí đơn thuần qua mànảnh nhỏ mà còn kích thích mong muốn trải nghiệm, tham gia trực tiếp củakhán giả
- Yếu tố tranh đua
Là một trò chơi trên truyền hình nên trong một chương trình Game showkhông thể không có yếu tố tranh đua Dù là ở chương trình Game show nàothì người tham gia chơi cũng phải giải quyết vấn đề chương trình đặt ra Cóthể đó là sự tranh đua giữa các cá nhân hoặc giữa các nhóm, các đội nhằm điqua hết những thách thức mà chương trình đưa ra dưới dạng câu hỏi, tìnhhuống… cho đến khi một cá nhân hoặc một nhóm nào đó đạt được chiếnthắng cuối cùng Đây là hình thức phổ biến hiện nay và được nhiều Gameshow áp dụng như : Ai là Triệu phú, Đấu trường 100, Rung chuông vàng,Đường lên đỉnh Olympia Một số Game show không diễn ra với hình thứctranh đua giữa những người tham gia với nhau thì người chơi cũng phải vượtqua các thử thách chương trình đặt ra, thuyết phục được Ban giám khảo/người chấm tin theo cách giải quyết vấn đề của mình Game show Nhà đầu tưtài ba thuộc dạng này
Trang 22Các Game show được cấu tạo theo dạng “đố vui có thưởng”, chú trọngyếu tố tranh đua, tạo kịch tính; kết hợp giữa giải trí và giáo dục Nó phát huythế mạnh của hình ảnh và âm thanh và đặc biệt là sự tương tác giữa ngườixem và chương trình đang diễn ra (trực tuyến), biến người xem ở thế “thụđộng” trở thành nhân vật chính của chương trình, kiểu như “Vui cùng Hugo”,
“Ai là triệu phú”, “Rồng vàng”…
Đồ Rê Mí là cuộc thi tài ca hát giữa các bé Sự tranh đua có thể thấy rõràng khi chương trình tìm ra bé giải nhất bằng cách loại dần các đối tượng dựthi đuối hơn Ngay vòng loại khu vực đã có sự tranh đua khá quyết liệt khimỗi khu vực miền Bắc, Trung, Nam có gần 100 hồ sơ được lọc ra để thi màchỉ lấy 2-4 cháu/ 1 khu vực Đến vòng 2, 10 cháu được chọn sẽ cùng thi tài đểchọn ra 6 cháu lọt vào vòng 3… Qua từng vòng như vậy, tính tranh đua sẽcàng gay gắt và quyết liệt hơn
- Tính tương tác
Tính tương tác cao là một đặc điểm dễ nhận thấy của các chươngtrình Game show Khán giả có thể trực tiếp tham gia vào chương trình,cùng những người chơi chính trải nghiệm các cảm giác, thử thách màchương trình đặt ra Những chương trình truyền hình khác có thể khôngcần khán giả vẫn có thể tiến hành ghi hình bình thường, còn với Gameshow khán giả trở thành một phần không thể thiếu Với những Game shownhư Trò chơi âm nhạc hay Ai là Triệu phú, Hãy chọn giá đúng… thì vaitrò của khán giả vô cùng quan trọng, họ trở thành một phần không thểthiếu, đóng góp vào sự hấp dẫn chung của chương trình
Với đặc trưng là tính trực tiếp, Game show lôi cuốn khán giả, tạođược sự tương tác cao với không chỉ các khán giả tại trường quay mà cảcác khán giả xem qua truyền hình Khán giả có thể góp ý, gửi câu hỏi,