Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về báo chí Là hình thức văn bản quy phạm pháp luật được Thủ tướng Chính phủ ban hành để đôn đốc, kiểm tra hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước về báo c
Trang 2
PHAN VIEN BAO CHi VA TUYEN TRUYEN
VU THI HUE
QUAN LY BAO MANG DIEN TU O VIET NAM
'THỤC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ©
( KHAO SAT CAC VAN BAN QUY PHAM PHAP LUAT TU 1997 ĐẾN 2004 }
Chuyén nganh : Bao chi hoc
Mã số : 60 32 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS-TS NGUYEN VAN DUNG
Trang 3
2 Lịch sử nghiên cứu
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu -~ ~ ~====~~~~~=~~~=~rrr
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu -~ -~ -~~=~===~~=~=~=~~z=~~r~~=~~~
5 Phương pháp nghiên cứu
6 Cái mới của để tài -~ ~~-~~~===~~~~~=~=rmrrrr=rerrrree
7 Kết cấu của luận văn -~ -~-~z~~~~=~~zz==zrxzr~=r=rrrmrrrrrrrrrr=e
Chương 1: Mot sé van đề chung về báo mạng điện tử ở việt Nam
1.1 Hé thong khai niém, thuat ngtt - 1.2 Đặc điểm và vai trò của báo mạng điện tử
1.3 Quan điểm, chính sách phát triển báo mạng điện tử
cha Dang, Nha nuéc Viét Nam - Chương 2: Khảo sát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về
quản lý báo mạng điện tử từ 1997 đến 2004 - 2.1 Văn bản quy phạm pháp luật được hệ thống theo cơ
quan ban hành -~-~ ~-~~-~-~======r=rrxr=rr~~~rer~=
2.2 Các văn bản quy phạm pháp luật được hệ thống theo
nội ung -~ ~ ~-~-~ ~=~~=~z=~z=~====~~~=rmr=rmrrrrrrrzeree
Chương 3: Những vấn đề đặt ra và giải pháp, kiến nghị nhằm
nâng cao hiệu lực quản lý báo mạng điện tử ở nước ta
hiện nay 3.1 Nhận xét các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý báo mạng điện tử -~ ~>=-~-~~====~~==~=~~=r==rr=rrr=
3.2 Nguyên nhân và bài học kinh nghiệm -~ ~ ~~
3.3 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác
quản lý báo mạng điện tử ở nước ta hiện nay -
KẾT LUẬN -¬ -~ =¬¬~==n==+=======em terereerrerreerreereerreerrerre BAI BAO KHOA HOC LIEN QUAN DEN ĐỂ TÀI -~- DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO -~ -<<==ze==~e=====e
Trang 4Internet được xem là một “mạng của các mạng”, có khả năng lưu giữ và
truyền tải thông tin không có giới hạn Internet không chịu ảnh hưởng bởi rào
can không gian và thời gian, cho phép người sử dụng khai thác nguồn tài
nguyên thông tin khổng lồ ở bất cứ đâu, bất cứ nơi nào Chính nhờ khả năng
đó, Internet đang trở thành một môi trường vô cùng thuận lợi cho báo chí phát triển Các phương tiện thông tin truyền thống đã tận dụng những lợi thế của
Internet để phát triển Từ đó phát triển thành một loại hình báo chí mới — báo
mạng điện tử
Năm 1997, Việt Nam chính thức gia nhập làng Internet toàn cầu Đây là
nên tầng cơ sở đầu tiên cho một loại hình báo chí hoàn toàn mới ra đời ở nước
ta — báo mạng điện tử ở Việt Nam Mặc dù ra đời chậm hơn so với các loại
hình thông tin đại chúng khác nhưng báo mạng điện tử hiện đang được coi là
đối thủ đáng gờm nhất bởi những ưu thế vượt trội về tính tức thời, đa phương
tiện và khả năng siêu liên kết
Theo báo cáo của Bộ Bưu chính, Viễn thông, đến nay đã có hơn 50 đơn
vị được Bộ Văn hoá - Thông tin cấp giấy phép ICP (nhà cung cấp thông tin trên mạng); ngoài ra có hơn 2500 trang Web mang dáng dấp của báo điện tử; tổng số các trang Web đang hoạt động tại Việt Nam - kể cả những trang Web của cá nhân đến nay là khoảng 7200 trang Điều này cho thấy khả năng cũng như xu thế phát triển của báo mạng điện tử ở Việt Nam là rất mạnh mẽ Báo mạng điện tử đang hoà vào với các loại hình báo chí truyền thống tạo ra một thị trường báo chí sôi động
Thời gian gần đây, Đảng và Nhà nước ta rất chú trọng đến việc ứng dụng,
Trang 5thị 58/CT-TW về đầy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục
vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, yêu cầu “Đẩy nhanh việc xây
dựng mạng thông tin quốc gia, bao gồm hệ thống viễn thông và Internet Việt
Nam đáp ứng nhụ cầu trước mắt và lâu dài của toàn xã hội, đặc biệt sớm hình thành siêu xa lộ thông tin trong nước và liên kết với các nHớc trong khu vực và
quốc tế” Nghị định 55/2001/NĐ - CP được Chính phủ ban hành ngày
23/8/2001 về quản lý cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet đã được giới báo
chí cho rằng đây là nghị định “cởi trói”cho Internet bởi trước đó ngày
5/3/1997, Chính phủ ban hành Nghị định 21/CP quy chế tạm thời về quản lý,
thiết lập và sử dụng mạng Internet ở Việt Nam với quan điểm “Quản lý được
đến đâu thì mở đến đó” Nghị định 55/2001 của Chính phủ có thể coi là một
Nghị định quan trọng tạo một hành lang pháp lý vững chắc và tạo cơ hội để
báo mạng điện tử phất triển
Bên cạnh việc nhấn mạnh phổ cập sử dụng Internet ở nước ta, nền tảng
công nghệ cơ bản cho báo mạng điện tử phát triển, Đại hội Đảng IX cũng đã
định hướng sự phát triển của báo chí, nêu rõ trách nhiệm xã hội và nhiệm vụ
của báo chí Việt Nam trong giai đoạn mới, trong đó đề cập đến việc sử dụng
một phương tiện truyền thông đại chúng mới Văn kiện Đại hội Đảng IX viết:
“Sử dụng In — tơ - nét đẩy mạnh thông tin đối ngoại, đông thời hạn chế ngăn chặn những hoạt động tiêu cực qua mạng" {42; tr 116} Nghị định 55 thì cụ
thể hơn khi đề cập đến: “Địch vụ thông tin Internet là một loại hình dich vu
ứng dụng Internet bao gôm dịch vụ phát hành báo chí (báo nói, báo hình, báo
điện tử), phát hành xuất bản phẩm trên Internet và các dịch vụ cung cấp các
Trang 6ở Việt Nam cùng với xu thế phát triển tất yếu của mạng Internet và báo mạng
điện tử trên thế giới là môi trường rất thuận lợi, là tiến đề cho báo mạng điện
tử ở Việt Nam phát triển trong thời gian tới
Tuy nhiên, báo mạng điện tử là một thể loại mới, lại hoạt động trong môi
trường ảo nên công tác quản lý báo mạng điện tử không tránh khỏi những
vướng mắc, gặp nhiều khó khăn và thực tiễn cũng đang đặt ra những yêu cầu
mới về cơ chế quản lý cho loại hình báo chí mới này
Hiện tại, các văn bản quy phạm pháp luật làm hành lang pháp lý cho báo
mạng điện tử phát triển còn thiếu và chưa theo kịp với sự phát triển Cơ chế
định hướng, kiểm tra thông tin, phối hợp giữa các chủ thể quản lý báo mạng
điện tử chưa rõ ràng
Báo mạng điện tử là một loại hình báo chí mới cần phải có một cơ chế
quản lý riêng đặc biệt linh hoạt nhưng cũng cần chặt chẽ Không nên áp dụng
các biện pháp quản lý báo mạng điện tử như quản lý các loại hình báo chí
truyền thống khác Vì vậy, nghiên cứu thực trạng vấn đề quản lý báo mạng
điện tử hiện nay và đưa ra giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu lực quản
lý báo mạng điện tử ở nước ta là điều cần thiết
2 Lịch sử nghiên cứu
Các đề tài nghiên cứu khoa học về báo mạng điện tử hiện có các luận văn
thạc sĩ:
- “Phát thanh trên mạng Internet? của Nguyễn Sơn Minh (ĐH
KHXH&NV), năm 2001 để cập đến vấn đề đưa đài phát thanh lên mạng
Internet
- “Khảo sát ngôn ngữ báo chí Internet” của Phạm Thu An (DH
KHXH&NV), năm 2002 đề cập đến vấn đề ngôn ngữ báo chí Internet
- “Công chúng báo chí Internet” của Hà Thu Hương (PVBC&TT) năm
Trang 7
tử ngày càng hiệu quả hơn
3.2 Nhiệm vụ
Từ mục đích trên, nhiệm vụ đặt ra trong quá trình nghiên cứu đề tài là:
- Hệ thống hóa khái niệm, thuật ngữ liên quan đến vấn đề nghiên cứu
- Hệ thống hoá các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý nhà nước có liên quan đến báo mạng điện tủ;
- Hệ thống các quan điểm phát triển báo mạng điện tử;
- Phân tích nội dung các văn bản;
- Nghiên cứu cơ chế phối hợp giữa các chủ thể quản lý báo mạng điện tử;
- Phân tích ưu , nhược điểm trong công tác quản lý báo mạng điện tử;
~- Bước đầu đưa ra kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện môi trường pháp
lý trong công tác quản lý báo mạng điện tử
4 Đối tương và pham vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác quản lý báo mạng điện tử
4.2 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của luân văn từ năm 1997 đến tháng 7/2004
3 Phương pháp nghiên cứu
Trang 8đối tượng nghiên cứu cụ thể
~ Phương pháp thống kê; phân tích tài liệu; so sánh;
- Tổng kết kinh nghiệm và nghiên cứu để xuất các giải pháp trước mắt và lâu đài;
Luan văn cũng kế thừa các tài liệu liên quan đến nghiệp vụ báo chí, các tài liệu nghiên cứu thực tiễn báo chí, các tài liệu nghiên cứu về mạng Internet,
về báo mạng điện tử và một số kết quả nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài
6 Cái mới của đề tài
Trang 9phân tích và đề xuất của luận văn sẽ là cơ sở để cho các cơ quan quản lý nhà
nước về báo mạng điện tử có những biện pháp quản lý hữu hiệu nhất Công
trình này cũng sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các cơ sở đào tạo báo chí,
các cơ quan báo chí và nhà báo, cũng như ai quan tâm đến vấn đề này
7 Kết cấu của luân văn
Luận văn bao gồm phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận
Phần mở đầu: Giới thiệu tổng quan về đề tài lựa chọn
Phần nội dung : Gồm 3 chương
Chương 1: Một số vấn đề chung về báo mạng điện tử ở Việt Nam
Chương này tìm hiểu, nghiên cứu và phân tích hệ thống khái niệm, thuật ngữ, đưa ra các đặc điểm và vai trò cơ bản của báo mạng điện tử Đồng thời
nêu lên các quan điểm, chính sách phát triển báo mạng điện tử của Đảng và
Nhà nước Việt Nam
Chương 2 : Khảo sát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản
lý báo mạng điện tử ở Việt Nam từ 1997 đến 2004
Chương này khảo sát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý
báo mạng điện tử ở Việt Nam giai đoạn 1997 — 2004 chỉ tiết theo hệ thống cơ
quan ban hành và theo nội dung các văn bản
Chương 3: Những vấn đề đặt ra và giải pháp, kiến nghị nhằm nâng
cao hiệu lực quản lý báo mạng điện tử ở nước (a hiện nay
Nêu những nhận xét bước đầu về hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý báo mạng điện tử, tìm ra nguyên nhân và bài học kinh nghiệm Đồng thời đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý báo mạng điện tử ở nước ta hiện nay
Phần kết luận:Tóm tắt những kết quả nghiên cứu chính của luận văn
Trang 101.1 Hê thống khái niêm, thuật ngữ
1.1.1 Giải thích thuật ngữ
1.1.1.1 Mạng máy tính
Mạng máy tính (network) là một tập hợp các máy tính được nối kết với
nhau Nối mạng để chia sẻ (share) và trao đổi thông tin với nhau trong mạng
Có nhiều mạng máy tính từ nhỏ đến lớn ở khắp nơi trên thế giới Nhằm
trao đổi thông tin với nhau giữa các máy tính ở khắp nơi trên thế giới, người ta liên kết các mạng này lại với nhau để được cái gọi là Internet Do vậy, Internet
Trang 11là mạng của các mang (A Network of Networks)
1.1.1.5 World Wide Web ?
World Wide Web (WWW) là hệ thống lớn các Server, cũng cấp thông tin đến bất kì Client nào trên Internet có yêu cầu
1.1.1.6 Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truy nhập Internet (ISP : Internet Service Provider)
Là doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, được Tổng cục Bưu điện (nay là Bộ Bưu chính, Viễn thông ) cấp giấy phép cung cấp dịch vụ truy nhập Internet
1.1.1.7 Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ két noi Internet (IXP: Internet
eXchange Provider)
Là doanh nghiệp nhà nước, hoặc công ty cổ phần mà Nhà nước chiếm cổ phẩn chỉ phối hoặc cổ phần đặc biệt, được Tổng cục Bưu điện cấp giấy phép
cung cấp địch vụ kết nối Internet
1.1.1.8 Doanh nghiệp cung cấp dich vu ting dung Internet (OSP:
Online Service Provider )
Là doanh nghiệp sử dụng Internet để cung cấp các dịch vụ ứng đụng Internet cho người sử dụng
1.1.1.9 Nhà cung cấp nội dung théng tin (ICP: Internet Content
Provider )
Là cơ quan, tổ chức doanh nghiệp được Bộ Văn hoá - Thông tin cấp phép cung cấp dịch vụ thông tin Internet
1.1.1.10 Hiến pháp
Hiến pháp là đạo luật cơ bản của nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất
quy định những vấn để cơ bản về chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội,
quyền, nghĩa vụ của công dân; các nguyên tắc cơ bản về tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước và đường lối đối ngoại
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành năm
Trang 121992 trong đó có điều 33, 43, 69, 114 quy định về báo chí
1.1.1.11 Luật Báo chí
Là văn bản có hiệu lực pháp lý ngay sau Hiến pháp, Luật báo chí quy định các vấn đề cơ bản, quan trọng, những nguyên tắc chủ yếu về hoạt động của bộ máy nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân trong lĩnh
1.1.1.14 Nghị quyết của Chính phủ về báo chí
Là bình thức văn bản quy phạm pháp luật được ban hành để quyết định
chính sách cụ thể về xây dựng và kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về báo
chí từ Trung ương đến cơ sở; Quyết định chủ trương, chính sách cụ thể về
pháp triển báo chí theo Hiến pháp và pháp luật
1,1.1.15 Nghị định của Chính phủ về báo chí
Là hình thức văn bản quy phạm pháp luật quy định chỉ tiết thi hành Luật báo chí, Pháp lệnh quảng cáo, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước về báo chí; Quy định quyền hạn, nhiệm vụ tổ chức bộ máy của cơ quan quản lý nhà nước
về báo chí ở cấp Trung ương; Quy định những vấn đê hết sức cần thiết nhưng
chưa đủ yếu tố để xây dựng thành luật nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về báo chí
1.1.1.16 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
Là hình thức văn bản quy phạm pháp luật được ban hành nhằm quyết định các chủ trương, biện pháp lãnh đạo, điều hành hoạt động của hệ thống
Trang 13hành chính nhà nước về báo chí hoặc đưa ra các quy định về tổ chức hoạt động, chế độ là việc của các cơ quan báo chí, quy định các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm, định mức kinh tế — kỹ thuật thuộc lĩnh vực báo chí, quyết định các vấn đề khác theo quy định của pháp luật Ban hành kèm theo quyết
định có thể là các văn bản pháp quy khác như quy chế, điều lệ, nội quy 1.1.1.17 Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về báo chí
Là hình thức văn bản quy phạm pháp luật được Thủ tướng Chính phủ ban
hành để đôn đốc, kiểm tra hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước về báo chí
cấp Trung ương trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật của nhà nước, các quyết định của Chính phủ
1.1.1.1 Quyết định của các Bộ chức năng
Là hình thức văn bản quy phạm pháp luật quy định về tổ chức, hoạt động của các cơ quan, đơn vị trực thuộc , quy định cá tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm, các định mức kinh tế — kỹ thuật thuộc lĩnh vực báo chí do mình phụ trách ; quy định các biện pháp để thực biện chức năng quản lý báo chí
1.1.1.19 Chỉ thị của Bộ chức năng
Là hình thức văn bản quy phạm pháp luật quy định các biện pháp để chỉ
đạo, đôn đốc, phối hợp và kiểm tra hoạt động của cơ quan thuộc lĩnh vực báo chí do Bộ trưởng phụ trách trong việc thực hiện văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan quản lý nhà nước cấp trên và của Bộ trưởng
1.1.1.20 Thông tư của bộ chức năng
Là hình thức văn bản quy phạm pháp luật được ban hành để hướng dẫn thực hiện những quy định về báo chí trong các văn bản quy phạm pháp luật do cấp trên ban hành
1.1.1.21 Thông tw liên tịch
Là hình thức văn bản quy phạm pháp luật được ban hành giữa các Bộ và
cơ quan ngang Bộ thuộc Chính phủ để hướng dẫn thí hành các văn bản quy
phạm pháp luật của cấp trên có liên quan đến chức năng, quyển hạn của các
Trang 14
cơ quan đó nhằm thực hiện quản lý nhà nước đối với báo chí
1.1.2 Khái niệm báo mạng điện tu
Mạng Internet cung cấp cho người sử đụng nhiều địch vụ phong phú và
tiện ích Các dịch vụ này ngày càng được bổ sung và phát triển không ngừng
như thư điện tử, thương mại điện tử, đào tạo trực tuyến, giưa lưu trực tuyến
“Với sự phát triển nhanh của quá trình số hoá báo chí, Imernet dang thực sự
trở nên một phương tiện truyền thông đa phương tiện (World Wide Web)”
{32, tr.212}
Sự ra đời và phát triển của báo mạng điện tử như một trong các địch vụ
tiện ích đã làm cho mạng Internet ngày càng hấp dẫn Từ đây, Internet đã tạo
ra một môi trường báo chí mới với nội dung mới, hình thức mới, thể loại mới
và độc giả mới Loại hình báo chí mới này hiện nay đang có nhiều ý kiến xoay
quanh vấn đề tên gọi cũng như cách xác định thế nào là báo mạng điện tử
Trên thế giới, báo mạng điện tử được gọi là "Internet Newspaper" (báo mạng
điện tử), Electric Journal (báo điện tử), Online newspaper (báo trực tuyến) Ở
Việt Nam, báo mạng điện tử được dịch ra với rất nhiều cách gọi khác nhau
như báo mạng điện tử, báo mạng, báo điện tử, báo chí Internet, báo trực
tuyến
Mỗi tên gọi trên đều có những ưu điểm và hạn chế riêng "Báo mạng là
thuật ngữ gọi tắt của báo mạng điện tử, dễ gây cảm giác mơ hồ trong việc nắm
bắt ý nghĩa bản chất của thuật ngữ Báo điện tử là thuật ngữ đang được sử
dung nhiéu tại Việt Nam nhưng thuật ngữ này không rõ ràng, không đặc trưng
khu biệt Báo trực tuyến là thuật ngữ mà những người làm tin học, nhà nghiên
cứu giảng dạy về báo chí hay dùng Tuy nhiên báo trực tuyến chưa thể hiện
được đặc trưng kỹ thuật của Internet - nên tầng cơ sở của loại hình báo chí
này" {10, tr.12-13}
Có cách hiểu đơn giản và thông dụng hiện nay là “báo mạng điện tử là
Trang 15hình thitc phat hanh trén mang Internet cia mét to bdo in cé sdn hay dua cdc
chương trình phát thanh, truyền hình trên mạng Ví dụ như Lao động điện tử,
Nhân dân điện tử, VTV online” {10, tr.24) Cách hiểu này hiện nay không
đúng bởi có một số báo điện tử hiện nay không có phiên bản báo in như Việt
Nam NET, VNExpress
“Có quan niệm cho rằng, báo mạng điện tử là một loại hình báo chí có
sự can thiệp của công nghệ cao, thực hiện chức năng của báo chí trên môi
trường Internet Bảo mạng điện tử thực chất là mét trang Web (Website) trên
Imternet Website là trang thông tin có chúa các siêu liên kết dẫn đến nội dung
thông tin và được đánh địa chỉ Tuy nhiên, nếu hiểu theo cách này thì quá
rộng Vì một tờ báo Internet đúng là một trang Web, nhưng không phải trang
Web nào cũng là báo Internet” {L, tr.12}
Nghị định 55 mới nhất của Chính phủ về việc quản lí, cung cấp và sử
dụng dịch vụ Internet ban hành ngày 23/8/2001 đề cập đến báo mạng điện tử
như là một loại hình dịch vụ thông tin Internet nằm trong loại hình dịch vụ
ứng dụng Internet “Dich vu théng tin Internet la mét loai hinh dịch vụ ứng
dụng Internet bao gồm dịch vụ phát hành báo chí (báo nói, báo hình, báo điện
tử), phát hành xuất bản phẩm trên Internet và địch vụ cung cấp các loại hình
tin tức điện tử khác trên Internet”
Có quan điểm lại cho rằng: “Báo mạng điện tử là một loại hình báo chí
có sự can thiệp của công nghệ cao, được chế tác, xuất bản và chạy trên môi
trường điện tử” Một chuyên gia trong lĩnh vực này định nghĩa: "Một tờ báo
Internet là một tờ báo thục hiện các chức năng của báo chí bằng phương tiện
Internet" {33}
Vậy, như thế nào thì được xác định là báo mạng điện tử?
"Trong công trình nghiên cứu "Newspaper publishing and the World
Wide Web" công bố năm 1998, hai tác giả Michel H.Jackson va Nora Paul dé
đưa ra những tiêu chuẩn mà những trang web phạm vào một trong những tiêu
chuẩn đó thì không được coi là một tờ báo Internet:
+ Trang web của một công ty truyền thông hay tổ chức mà không cung
cấp mội sẵn phẩm riêng biệt để làm tờ báo
Trang 16+ Trang web không được cập nhật thông tin trong vòng l5 ngày
+ Trang web không có bản in tương ứng
- + Trang web chỉ cung cấp những thông tin rao vặt, quảng cáo
+ Trang web chi bao g6m mỘi trang
+ Trang web chỉ cung cấp khung trang (đề mục) mà không có nội dung
đi kèm" {11}
Quan điểm của hai tác giả Michel H.Jackson và Nora Paul nêu trên
không còn phù hợp Bởi vì hiện nay, trên thế giới đã có nhiều báo mạng điện
tử xuất bản độc lập, không phụ thuộc vào bản in tương ứng Ở Việt Nam, có
một số trang web được coi là những tờ báo mạng điện tử thành công như VN
Express, vietnamNET không có bản in tương ứng Các tiêu chí khác mà các
tác giả trên đưa ra soi vào thực tiễn báo mạng điện tử trên thế giới và Việt
Nam hiện nay vẫn còn giá trị
Trên thực tế ở nước ta hiện nay chưa có sự nghiên cứu một cách khoa học
về khái niệm cũng như tên gọi của loại hình báo chí mới này Luật sửa đổi bổ
sung một số điều của Luật báo chí năm 1999 đã để cập đến loại hình báo chí
này với tên gọi là báo điện tử: “Báo chí nói trong luật này là báo chí Việt
Nam, bao gồm: báo in (báo, tạp chí, bản tin thời sự, bản tin thông tấn), báo
nói (chương trình phát thanh), báo hình (chương trình truyền hình, chương
trình nghe nhìn thời sự được thực hiện bằng các phương tiện kỹ thuật khác
nhau), báo điện tử (được thực hiện trên mạng thông tin máy tính) bằng tiếng
Việt, tiếng các dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoà?” (15, tr.2}
Tại Phân viện Báo chí và Tuyên truyền, loại hình báo chí này được gọi là
mạng điện tử Tuy nhiên, tên gọi này cũng chưa thật chính xác bởi hiện nay,
báo bảng điện tử đang có xu thế phát triển nhanh và liên kết thành một mạng
thống nhất Khi báo bảng điện tử phát triển thành báo mạng điện tử thì tên gọi
này sẽ có sự chồng chéo Mặt khác, tên gọi báo mạng điện tử dễ gây sự nhầm
lẫn bởi truyền hình, phát thanh cũng được gợi là báo điện tử Bên cạnh đó, báo
Trang 17mạng điện tử chưa nêu bật được đặc điểm cơ bản của loại hình báo chí này là
sống nhờ trên mạng Internet Theo tôi tên gọi báo chí Internet là tên gọi đơn
giản và dễ hiểu nhất Tuy nhiên báo mạng điện tử là tên gọi quy định và thống nhất tại Phân viện Báo chí và Tuyên truyền, vì vậy từ đây đề tài lấy tên gọi thống nhất là báo mạng điện tử Vây báo mang điên tử là gì?
Dựa trên các tài liệu thu thập và phân tích nhiều quan điểm và tiêu chí, chúng tôi thử đưa ra một định nghĩa:
“Báo mạng điện tử là một loại hình báo chí mà quy trình sẵn xuất,
phát hành dựa trên nên tẳng mạng Internet toàn cầu”
Nói cụ thể hơn, “Báo mạng điện tử là một loại hình báo chí sử dụng
công nghệ kỹ thuật mạng Internet để sẵn xuất và truyền tải thông tin có ý
nghĩa chính trị xã hội theo mục đích nhất định”
1.2 Đặc điểm và vai trò của báo mang điên tử
cầu, thị hiếu của mình trong biển thông tin đó
- Với một biển thông tin trénInternet, người dùng có thể tự đo khám phá
nó nhờ các siêu liên kết Nó đã kích thích trí tò mò, sự ham hiểu biết cái mới của con người
- Thông tin trên Internet nói chung và báo mạng điện tử nói riêng có tính
Trang 18thời sự rất cao Thông tin tức thời, gần như ngay lập tức, biết tin sớm nhất từ những khoảng cách xa nhất Mọi thông tin từ khi thu thập được đến khi phát
hành được diễn ra trong thời gian ngắn hơn nhiều so với bao in Chính khả
năng này làm cho thông tin trên báo mạng điện tử luôn sống từng ngày, từng giờ thậm chí có khi từng phút
- Báo mạng điện tử có ưu điểm là khả năng xã hội hóa các sản phẩm đơn
lẻ Việc cập nhật theo từng trang tin, chuyên mục có thể được thực hiện bất cứ lúc nào Không như các loại hình báo chí khác phải chờ đầy đủ các tin, bài mới lên khuôn in hay lên chương trình phát sóng
- Vì là một địch vụ trên Internet, báo chí xuất bản trên mạng Internet hội
đủ các ưu thế của một mạng máy tính Tờ báo có thể cung cấp một ngôn ngữ
truyền tải mới lạ hấp dẫn dạng thông tin đa phương tiện (Multimedia) D6 1a
khả năng kết hợp giữa ngôn ngữ chữ viết, hình ảnh, âm thanh sống động vào trang báo Nghĩa là một sự tổng hợp của báo in, báo hình và báo nối
- Tiếp theo và mang tính cơ bản là khả năng lưu giữ thông tin của báo mạng điện tử Báo mạng điện tử có thế mạnh hơn hẳn báo in ở chỗ lưu đữ
thông tin một cách có hệ thống Báo mạng điện tử cho phép độc giả tìm kiếm
thông tin theo chủ đề, theo thời gian rất tiện lợi so với việc phải vào thư viện
tìm số báo đã ra cách đây nhiều năm về một chủ đề nào đó Báo mạng điện tử
khai thác gần như miễn phí mọi nguồn tin từ báo chí, từ Internet, chọn lọc
những thông tin hấp dẫn nhất tung lên mạng trong một thời gian rất nhanh, chỉ
sau khi báo in phát hành
- Việc xuất bản báo chí trên mạng Internet rất kinh tế Báo mạng điện tử
không có trọng lượng, nó không bị phụ thuộc vào khoảng cách địa lý, nó không hạn chế số trang Với khối lượng thông tin hết sức đồ sộ nhưng báo mạng điện tử lại không tốn chỉ phí cho việc in ấn, phát hành Báo mạng điện
tử chỉ có một bản đuy nhất cho hàng trăm triệu độc gia
- Khả năng giao lưu, tương tác giữa độc giả và toà soạn cũng như tác giả
Trang 19
của chính bài báo đó cũng là ưu điểm nổi bật của báo mạng điện tử Báo mạng điện tử cho phép sự phản hồi thông tin từ người sử dụng đến toà soạn báo nhanh chóng, thuận tiện Bằng các phương tiện dé dang như Email hay chatting, cầu nối giữa bên cung cấp thông tin và bên tiếp nhận thông tin chặt
chẽ Khi làm báo truyền thống, muốn biết phản hồi từ độc giả, khán giả để cải
tiến nội dung, phương thức đưa tin, cách duy nhất là phải tổ chức các cuộc
điều tra dư luận Điều này phải cần thời gian dài trong khi đó độ chính xác lại
không cao Nhưng với báo mạng điện tử câu trả lời sẽ là 100% chính xác Báo
mạng điện tử với công nghệ hiện đại, cung cấp các công cụ điều tra bạn đọc
một cách khách quan, nhanh chóng chính xác
1.2.1.2 Hạn chế ,
- Để đọc được báo mạng điện tử, phải có máy tính kết nối mạng Internet toàn cầu hoặc trong vùng phủ sóng đối với Internet không dây Vì sử dụng
máy tính nên không thể dễ dàng mang theo để đọc mọi nơi được Với báo
mạng điện tử, đọc lần nào trả tiền lần đấy Chính vì vậy mà không thể chia sẻ cho người khác mượn Độc giả phải trả cước thuê bao Internet hàng tháng, cước phí Internet tính theo phút và cả cước phí điện thoại
- Báo mạng điện tử có độ an toàn thông tin thấp Báo chỉ có một bản phát hành duy nhất cho hàng triệu người đọc nhưng nội dung thông tin của nó lại phụ thuộc rất nhiều váo sự ổn định của hệ thống máy tính Các sự cố như cháy, hỏng, virut phá hoại, tin tặc tấn công thì nội dung lưu dữ trên báo mạng điện tử có thể bị phá huỷ hoàn toàn và khó có thể khôi phục lại được
- Người đọc có thể ngồi hoặc nằm để xem vô tuyến, hay vừa nghe đài vừa
làm việc gì đó nhưng muốn xem báo mạng điện tử thì cứ phải ngồi trước man hình Trong khi đó, chất lượng âm thanh, hình ảnh của báo mạng điện tử kém hơn cho với phát thanh và truyền hình; thao tác sử dụng khó hơn; tốc độ xem, nghe phụ thuộc rất nhiều vào tốc độ đường truyền
- Khả năng lưu giữ và truy tìm thông tin một cách có hệ thống của báo
Trang 20
mạng điện tử chỉ phát huy với Internet thế giới với tiếng Anh là chủ đạo Còn
lượng thông tin chữ Việt hiện nay chưa được là bao nhiêu 7 năm Việt Nam
kết nối Internet nhưng hiện nay mới chỉ có 7 tờ báo Internet đích thực trong
khi đó, cả nước có tới hơn 500 tờ báo, tạp chí và gần trăm đài truyền hình và
phát thanh địa phương
Mặc đù báo mạng điện tử vẫn có những nhược điểm nhưng dường như, sức mạnh của báo mạng điện tử vẫn chiếm ưu thế hơn cả Nó là tổng hợp những ưu điểm của các loại hình báo chí truyền thống: báo in, báo nói, báo hình
1.2.2 Vai trò
Với những đặc trưng cơ bản như tính tức thì, khả năng siêu liên kết và khả năng lưu trữ thông tin, báo mạng điện tử là một phương tiện truyền thông hữu hiệu chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và nhà nước, những thành tựu lớn lao của công cuộc đổi mới với bạn bè quốc tế cũng như với 2,5
triệu kiều bào xa tổ quốc
Hầu hết các báo mạng điện tử đã khai thác triệt để tính tương tác - một lợi thế so với các loại hình báo chí khác - mở ra nhiều điễn đàn đối thoại sinh động như về các vấn đề lao động việc làm, chống tiêu cực - tham nhũng, giáo đục đào tạo Bạn đọc có thể trao đổi , góp ý kiến với toà soạn, phóng viên qua thư điện tử rất nhanh chóng và tiện lợi
Một thực tế rõ ràng là trong các năm qua, dù Đảng và nhà nước đã rất
quan tâm, có nhiều chủ trương, chính sách tích cực nhưng việc gửi báo chí ra
nước ngoài vẫn còn rất hạn chế vì giá cước cao, các địa chỉ lại phân tán Để có một cuốn sách, tờ báo, người Việt ở Châu Âu phải chờ 1 tuần, thậm chí nửa tháng Giờ đây, chỉ cần một thao tác vi tính là người ta có thể biết được thông
tin cập nhật mọi mặt của đất nước từ chính trị, kinh tế, xã hội đến văn hoá,
khoa học Báo mạng điện tử cũng là một kênh quan trọng giúp chúng ta tăng cường giao lưu văn hoá với các nước trên thế giới
Trang 21
Trén mang thông tin Internet, ngoài thông tin mang tính báo chí, bạn doc
có thể link vào các clip ca nhạc ,video để có thể thưởng thức một cách tiện lợi
Từ trang chủ của một tờ báo, công chúng cũng có thể liên kết với các tờ báo khác qua phan weblink rat tién lợi
1.3 Quan điểm và chính sách phát triển báo mang điên tử của Đảng,
Nhà nước Việt Nam
1.3.1 Diện mạo báo mạng điện tử ở Việt Nam
Việt Nam chính thức hoà mạng Internet vào ngày 19/11/1997 Ngày 31/12/1997, tạp chí Quê hương lần đầu tiên được phép ra mắt bạn đọc trên mạng Internet, được đánh dấu là ngày quan trọng trong lịch sử báo mạng điện
tử ở Việt Nam Lần lượt các tờ: Nhân dân, Lao động đến Đài truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, các trang web
như VN Express, VDC Media, VASC Orient xuất bản sản phẩm báo chí của
mình trên mạng Internet
Mội thuận lợi lớn cho báo mạng điện tử là Đảng và Nhà nước ta rất chú trọng phát triển công nghệ thông tin và các ứng dụng trên đó trong đó có việc cung cấp nội dung trên Internet Điều này được thể hiện qua một loạt các chủ trương, chính sách xác định vị trí, vai trò của hệ thống thông tin mạng
Về mục đích xây dựng thêm báo mạng điện tử bên cạnh báo chí in hay
các đài phát thanh, truyền hình, các toà soạn báo này ở Việt Nam đặt nhiệm
vụ chính trị lên hàng đầu Đây là một phương tiện thông tin đối ngoại hiệu quả Sự bắt đầu của báo mạng điện tử Việt Nam là thông tin đối ngoại Với thế mạnh thông tin không biên giới, không bị hạn chế bởi không gian, thời gian
như báo chí in, phát thanh, truyền hình, tờ Quê hương điện tử hay Nhân dân điện tử, Lao động điện tử sau này đã lấy độc giả nước ngoài kể cả Việt kiều
làm đối tượng chính
Báo mạng điện tử là một bước đột phá về công tác tuyên truyền đối
ngoại, đưa tiếng nói chính thống của Đảng và Nhà nước ta tới bạn bè quốc tế
Báo mạng điện tử thực sự là một công cụ cực kì sắc bén để làm công tác thông
tin đối ngoại, để bạn bè quốc tế và bà con Việt kiểu hiểu Việt Nam hơn và ủng
hộ sự nghiệp đổi mới, chính sách đổi mới của Việt Nam.
Trang 22Theo thông tin chính thức từ Bộ Văn hoá - Thông tin, tính đến thời điểm này, nước ta đã có 44 cơ quan báo chí được cấp phép đưa thông tin lên mạng Internet, trong đó có 7 tờ báo được cấp phép chính thức là báo mạng điện tử, hơn 50 nhà cung cấp nội dung thong tin
Đồ thị : Số lượng các cơ quan báo chí phát hành trên mạng Internet
(Nguồn Bộ Văn hoá Thông tin)
ty điện toán và truyền số liệu), báo Nhân dân điện tử đã có trên 100 triệu lượt người truy cập Tờ Lao động điện tử cũng có lượng độc giả trực tuyến rất lớn trên 70 triệu lượt người truy cập trong 4 năm phát triển
Tuy nhiên, đo điều kiện kinh tế xã hội ở nước ta còn gặp nhiều khó khăn,
việc ứng dụng công nghệ thông tin vào đời sống còn hạn chế, mặt khác giá
cước truy nhập Internet cồn cao so với một số nước trong khu vực nên việc
phát triển hệ thống báo mạng điện tử còn gặp nhiều khó khăn
Trang 237 tờ báo chính thức được cấp phép là báo Internet thì duy nhất có 2 tờ là
tự sống và nuôi nổi bản thân mình với một cơ sở vật chất hiện đại, đội ngũ phóng viên và toà soạn khá hoàn chỉnh, kinh tế không phụ thuộc vào cơ quan chủ quản, còn lại vấn chủ yếu là sống nhờ vào cơ quan chủ quản về ca vật chất lẫn con người
1.3.2 Đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển báo
mạng điện tử ở Việt Nam
Ngay từ thời kỳ chống Mỹ cứu nước, Đảng và Nhà nước đã có chủ trương ứng dụng công nghệ - thông tin trong một số lĩnh vực Bước sang thời kỳ đổi mới, chủ trương ấy đã được nhấn mạnh và cụ thể hoá trong nhiều nghị quyết của Đảng và Chính phủ
Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 30-3-1991 của Bộ Chính trị về khoa học
và công nghệ trong sự nghiệp đổi mới đã nêu : "Tập trung sức phát triển một
số ngành khoa học công nghệ mũi nhọn như điện tử, tin học, " Nghị quyết
Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương (khoá V]) ngày 30-7-1994 xác định : “Ưu tiên ứng dụng và phát triển các công nghệ tiên tiến, như công
nghệ thông tin phục vụ yêu cầu điện tử hoá và tin học hoá nên kinh tế quốc
đân" Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VIH nhấn mạnh :
"Ứng dụng công nghệ thông tin trong tất cả các lĩnh vực kinh tế quốc dân, tạo
ra sự chuyển biến rõ rệt về năng suất, chất lượng và hiệu quả của nền kinh
tế Hình thành mạng thông tin quốc gia liên kết với một số mạng thông tin quốc tế" Để thể chế hoá về mặt Nhà nước, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 49/CP ngày 04 tháng 8 năm 1993 về "Phát triển công nghệ thông tin
ở Việt Nam trong những năm 90”., Quyết dịnh số 33/2002/QĐ-TTg Phê duyệt
kế hoạch phát triển Internet Việt Nam giai đoạn 2001 — 2005
Đối với loại hình báo mạng điện tử, Đảng ta cũng đã nhanh chóng có
chủ trương phát triển loại hình báo chí này bởi những uu thế nổi trội của nó
Chỉ thị 58/CT-TW ngày 17/10/2000 của Bộ Chính trị đã yêu cầu “đấy nhanh
Trang 24việc xây dung mang thong tin quéc gia bao gém hé thống viễn thông và
Internet Viét Nam
Chỉ thị 58 còn chỉ rõ:
T Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin là một nhiệm vụ ưu tiên
trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, là phương tiện chủ lực để ải tắt
đón đầu, rút ngắn khoảng cách phát triển so với cắc nước ẩi trước
2- Mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phông đêu phải ứng dụng công nghệ thông tin để phát triển
3- Mạng thông tin quốc gia là kết cấu hạ tâng kinh tế - xã hội quan
trọng, phải tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình ứng dụng và phái triển công nghệ thông tin, dam bdo được tốc độ và chất lượng cao, giá cước rẻ
4- Phát triển nguồn nhân lực cho công nghệ thông tin là yếu tố then chốt
có ý nghĩa quyết định đối với việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin 5- Phát triển công nghiệp công nghệ thông tin thành một ngành kinh tế
quan trọng, đặc biệt là phát triển công nghiệp phân mềm
Văn kiện đại hội IX của Đảng xác định 1õ “Sứ dụng Internet, đẩy mạnh
thông tín đối ngoại, đồng thời hạn chế, ngăn chặn những hành động tiêu cực
qua mang” {45;116}
Tại hội nghị tổng kết 4 năm thực hiện chỉ thị 22/CT-TW tháng 10/2001, báo cáo của Ban Văn hoá - Tư tưởng TW Đảng đã nêu rõ “Cẩn ưu tiên phát triển truyền hình, phát thanh, báo điện tủ, các báo, tạp chi di đôi với quản
lý tốt các loại hình báo chí xuất bản này
'Trước sự phát triển không ngừng của đất nước, ngày 12/6/1999, Luật Báo
chí đã được sửa đổi, bổ sung và được Quốc hội thông qua ngày 28/12/1999 So
với Luật Báo chí năm 1990, Luật Báo chí sửa đổi, bổ sung đã có nhiều những điều chỉnh Loại hình báo chí đã có thêm “báo điện tử (được thực hiện trên mạng thông tin máy tính); khẳng định nhiệm vụ góp phần ổn định chính trị
Trang 25của báo chí, quy định cụ thể hơn nữa về quyền và nghĩa vụ nhà báo, cải chính trên báo, cơ quan chủ quản, nội dung quản lý nhà nước
Đối với loại hình báo chí phát hành trên Internet, ngay từ khi chúng ta mới hoà mạng viễn thông quốc tế, ngày 5/3/1997, Chính phủ đã có Nghị định 21/CP ban hành “ Quy chế tạm thời về quản lý, thiết lập, sử dụng mạng Internet ở Việt Nam” và một số văn bản pháp lý khác
Chính phủ ban hành Nghị định 55/2001/NĐ-CP về quản lý, cung cấp và
sử đụng địch vụ Internet Nghị định được coi là “cởi trói” cho sự phát triển Internet, cho phép nhiều thành phần kinh tế tham gia nhằm thúc đẩy mau lẹ chiến lược “đi tắt đón đầu” Nghị định nêu rõ: “ Dịch vụ thông tin Imternet là một loại hình dịch vụ ứng dung Internet bao gồm dịch vụ phát hành báo chí (báo nói, báo hình, báo điện tử), phát hành xuất bản phẩm trên Internet và
địch vụ cung cấp các loại hình tin túc điện tứ khác trên Imternef” Sự quan tâm
của Đảng và nhà nước trong việc tạo điều kiện cho Internet phát triển được coi
như là những tiền để công nghệ vững chắc đã có tác dụng hỗ trợ cho báo mạng điện tử hình thành và phát triển
Tóm lại, dù ở thời kỳ nào, Đẳng và nhà nước ta luôn luôn có những chủ trương, chính sách định hướng và tạo điều kiện cho báo chí phát triển trong đó
có báo mạng điện tử
Trang 26
Chuong 2 KHAO SAT HE THONG VAN BAN QUY PHAM PHAP LUAT
VỀ QUAN LY BAO MANG DIEN TU TU 1997 DEN 2004
2.1 Văn bản quy pham pháp luât được hê thống theo cơ quan ban
hành
Nội dung quản lý nhà nước đối với từng loại hình báo chí cũng có những thể hiện đặc thù không hoàn toàn giống nhau Song về cơ bản, nội dưng quản
lý nhà nước về báo chí trong Luật sửa đổi bể sung một số điều của Luật Báo
chí là bao trùm lên tất cả Nội dung quản lý nhà nước của Luật này được quy định tại Điều 17 gồm:
“- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát
triển sự nghiệp báo chí;
- Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về báo chí; xây dựng chế độ, chính sách về báo chí;
- Tổ chức thông tin báo chí; quản lý thông tin của bảo chí;
- Đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ báo chí;
- Tổ chức, quản lý hoạt động khoa học, công nghệ trong lĩnh vực báo chỉ,
- Cáp, thu hồi giấy pháp? hoạt động bdo chi, thé nha bao;
-_ Quản lý hợp tác về báo chí, quản lý hoạt động của báo chí Việt Nam tiên quan đến nước ngoài và hoạt động của báo chí nước ngoài tại Việt Nam;
- Kiểm tra báo chí lưu chiếu, quản lý kho lưu chiểu báo chí;
- Tổ chức, chỉ đạo công tác khen thưởng trong hoạt động báo chí;
- Nướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách, quy
hoạch, kế hoạch phát triển báo chỉ và việc chấp hành pháp luật về báo chí, thi hành các biện pháp ngăn chặn hoại động báo chỉ trái pháp luật, giải quyết
Trang 27khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm trong hoại động báo chí”
Nghiên cứu vấn để quản lý báo mạng điện tử ở Việt Nam, đề tài sẽ phải
nghiên cứu các nội dung trên đây Riêng các loại văn bản quy phạm pháp luật
có loại văn bản quản lý trực tiếp những cũng có loại mang tính chất quản lý gián tiếp theo đúng với các nội dung đã nêu trên
Tuy nhiên, trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôi giới hạn vấn để nghiên cứu là các văn bản quản lý có liên quan trực tiếp đến loại hình báo mạng điện tử, đối tượng khảo sát là các văn bản do các cơ quan lập pháp (Quốc hội), hành pháp ở Trung ương (Chủ tịch nước, Chính phủ) và cơ quan
có trách nhiệm quản lý nhà nước đối với riêng báo mạng điện tử trong cả nước (Bộ Văn hoá Thông tin, Bộ Bưu chính, Viễn thông, Bộ Công an) theo trình tự thời gian
Các vấn dé khác liên quan đến vấn đề quản lý báo mạng điện tử, do thời
gian nghiên cứu có hạn, chúng tôi sẽ nghiên cứu tổng thể, đẩy đủ vấn đề này
trong những công trình nghiên cứu tiếp theo
Căn cứ theo thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật do luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1997 quy định và căn cứ vào hiệu lực thi hành, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về báo mạng điện tử
từ khi hình thành cho đến nay (1997 — 2004) có thể phân chia các văn bản quy phạm pháp luật về báo mạng điện tử thành những nhóm sau:
2.1.1 Văn bản do Quốc hội ban hành
a Hiến pháp
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành năm
1992 trong đó có Điều 33,43, 69, 114 quy định về báo chí Năm 2002, Hiến
pháp được sửa đổi một số điều nhưng những điều khoản liên quan đến báo chí
vẫn được giữ nguyên
b Luật báo chí
- Luật báo chí nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội
Trang 28kho4 VII nudc Cong hod x4 hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày
28/12/1989
- Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật báo chí được Quốc hội khoá
X, nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã sửa đổi, bổ sung và thông
qua tại kỳ hợp thứ V, ngày 12/6/1999
2.2.2 Văn bản đo cơ quan nhà nước có thẩm quyển khác ở Trung
ương ban hành để thi hành văn bản quy phạm pháp luật về báo chí của
Quốc hội
a Nghị định 21/CP ban hành ngày 5/3/1997 về "Quy chế tạm thời về quân lý, thiết lập, sử dụng mạng Internet ở Việt Nam” ,
b Nghi dinh 98/CP ngay 13/9/1997 ban hành “Quy chế hoạt động của
báo chí Việt Nam liên quan đến nước ngoài
c Nghị định số 72/2000/NĐ - CP ngày 5/12/2000 về công bố phổ biến
tác phẩm ra nước ngoài
d Nghị định 55/2001/NĐ-CP ngày 23/8/2001, ban hành "Nghị định về
quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet”
e Nghị định số 51/2002/NĐ - CP ngày 26/4/2002 của Chính phủ quy - định chỉ tiết thi hành Luật báo chí, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật báo chí
£ Quyết định 33/2002/QĐÐ - TTg ngày 8/2/2002 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt kế hoạch phát triển Internet Việt Nam giai đoạn 2001 — 2005
g Quyết định 95/2002/QĐ - TTg ngày 17/7/2002 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt kế hoạch tổng thể về ứng dụng và phát triển công nghệ thông
tĩn ở Việt Nam đến năm 2005
2.2.3 Văn bản do Văn phòng Chính phủ ban hành
a Thông báo số 99/ TB - VPCP ngày 18/05/2004 Thông báo kết luận của Phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm tại cuộc hợp về tăng cường quan ly thong tin
trên mạng Internet
Trang 29b Thông bdo sé 157/TB — VPCP ngay 10/8/2004 Thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm tại cuộc họp giao ban về quản lý thông tin trên Internet
2.2.4 Văn bản do các Bộ, ngành chức năng ban hành
2.2.4.1 Bộ Bưu chính, Viễn thông
a Quyết định số 679/1997/QĐÐ - TCBĐ ngày 14/11/1997 của Tổng cục
Bưu điện về Thể lệ địch vụ Internet ở Việt Nam
b Thông tư 04/2001/TT - TCBĐ ngày 20/11/2001 của Tổng cục Bưu điện hướng dẫn thi hành Nghị định 55/2001/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý,
cung cấp và sử dụng dịch vụ truy nhập Internet, dịch vụ kết nối Internet và
dich vu ting dung Internet trong bưu chính, viễn thông
c Quyết định 92/2003/QĐÐ - BBCVT ngày 26/5/2003 của Bộ Trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông về việc ban bành quy định về quản lý và sử dụng tài
nguyên Internet
d Chỉ thị số 06/2004/CT - BBCVT ngày 7/5/2004 của Bộ Trưởng Bộ Buu chính, Viễn thông về việc tăng cường đảm bảo an toàn, an ninh thông tin Bưu
chính, Viễn thông và Internet trong tình hình mới
e Chỉ thị số 07/2004/CT - BBCVT ngày 19/7/2004 của Bộ Trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông về việc tăng cường công tác quản lý đại lý Internet
công cộng
2.2.4.2 Bộ Văn hoá - Thông tín
a Quyết định số 1110/BC ngày 21/5/1997 của Bộ Văn Hoá thông tin về việc quy định cấp giấy phép cung cấp thông tin lên mạng Internet
b Quy định về việc cấp giấy phép cung cấp thông tin lên mạng Internet ngày 25/10/1997 (Ban hành kèm theo quyết định !110/BC)
c Quyết định số 52/VHTTT - QÐ ngày 9/2/1999 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá Thông tin: Về việc cấp giấy phép cung cấp thông tin lên mạng Internet
d Quyết định số 27/2002/QĐÐ - BVHTT ngày1!0/10/2002 của Bộ Văn hoá
Trang 30Thông tin Ban hành quy chế quản lý và cấp phép cung cấp thông tin, thiết lập
trang thông tin điện tử trên Internet
e Công văn số 1929/VHTT -báo chí ngày3/6/2004 của Bộ Văn hoá Thông tin về việc tăng cường quan ly thong tin tai các dai ly Internet
2.2.4.3 Bộ Công An
a Quyết định số 848/1997/QĐÐ - BNV (A11) ngày 23/10/1997 của Bộ
Nội vụ (nay là Bộ Công an) Quy định về biện pháp và trang thiết bị kiểm tra, kiểm soát đảm bảo an ninh quốc gia trong hoạt động Internet ở Việt Nam
b Quyết định số 71/2004/QD-BCA (A11) ngày 29/1/2004 của Bộ Công
an về việc Ban hành Quy định về đảm bảo an toàn, an ninh trong hoạt động
quản lý, cung cấp , sử dụng dịch vụ Internet tại Việt Nam
2.2.4.4 Văn bản phối hợp
Thông tư liên tịch số 08/TTLTngày 24/5/1997 của Tổng cục Bưu điện
(nay là Bộ Bưu chính, Viễn thông) — Bộ Nội vụ (nay là bộ Công an) - Bộ Văn
hoá Thông tin hướng dẫn việc cấp giấy phép, kết nối, cung cấp và sử dụng Internet ở Việt Nam
Sự phát triển nhanh chóng của Internet đã đặt ra những yêu cầu bức thiết
cho các cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quản lý tốt một ứng dụng rộng rãi của công nghệ thông tin hiện đại Sau khi Chính phủ có Nghị định 21/CP ngày 5/3/1997 ban hành “Quy chế tạm thời về quản lý, thiết lập, sử dụng mạng Internet ở Việt Nam”, nhiều văn bản pháp lý đã được ban hành
Trước hết, đó là Thông tư liên tịch số 08/TTLT ngày 24/5/1997 của Tổng cục Bưu điện (nay là Bộ Bưu chính - Viễn thông) - Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) - Bộ Văn hoá - Thông tin hướng dẫn việc cấp giấy phép, kết nối, cung cấp
và sử dụng Internet ở Việt Nam Tiếp đó, ngày 21/5/1997, Bộ Văn hoá - Thông tin ban hành quy định về việc cấp phép cung cấp thông tin lên mạng
Internet; Bộ Nội vụ ban hành Quy định về biện pháp và trang thiết bị kiểm tra,
kiểm soát, bảo đảm an nỉnh quốc gia trong hoạt động Internet ngày
Trang 31
23/10/1997; Tổng Cục Bưu điện ban hành Quyết định số 679/1997/QĐ-TCBĐ
về thể lệ dịch vụ Internet ở Việt Nam ngày 14/11/1997
Tuy nhiên, sau khi báo mạng điện tử ra đời và phát triển, chính thức được
thừa nhận tại Luật báo chí sửa đổi, bổ sung năm 1999, cùng với sự phát triển
của các website, đã buộc các cơ quan chức năng phải xem xét lại hệ thống quản lý Các văn bản pháp lý đã có những điểm không còn phù hợp với tình hình thực tế, chưa thực sự tạo điều kiện cho Internet phat triển, đặc biệt là việc phân định quy chế quản lý của báo mạng điện tử và các website
Trước thực trạng đó, ngày 23/8/2001, Chính phủ đã ban hành Nghị định 33/2001-NĐ-CP về quản lý, cung cấp và sử dụng địch vụ Internet thay thế Nghị định 21/CP, được coi là một sự “cởi trói” cho các hoạt động Internet Từ
cơ chế “quản lý được đến đâu mở ra đến đó”- trong thời kỳ đầu, tới nay,
chúng ta đã xác định “mở ra đến đâu quản lý đến đó”, “năng lực quản lý theo phải theo kíp với yêu cầu phát triển” Tình thần chung của Nghị định 55
đó là: coi Internet là một môi trường đối với các hoạt động kinh tế, văn hoá,
xã hội; phát huy nội lực, thúc đẩy cạnh tranh, hội nhập quốc tế; đổi mới
nguyên tắc và phương thức kiểm tra, kiểm soát an ninh thông tin trên Internet
cũng như cơ chế quản lý cung cấp nội dung thông tin trên Internet; tạo cơ sở pháp lý cho việc bảo mật thông tin trên Internet; xây dựng cơ chế ưu tiên, hỗ trợ về tài chính cho các đối tượng thuộc Đảng, nhà nước và các cơ quan, tổ chức nghiên cứu khoa học, đào tạo, giáo dục, y tế, phát triển công nghệ phần mềm; quy định các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính trong các hoạt động liên quan đến Internet Nghị định đã quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của các
Bộ ngành tham gia công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực Internet
Chính phủ giao Tổng cục Bưu điện (nay là Bộ Bưu chính-Viễn thông) điều hoà, phối hợp công tác quản lý nhà nước về Internet của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc TW và làm đầu mối trong các hoạt động quốc tế về Internet Cơ quan
Trang 32nay thực hiện quản lý nhà nước đối với việc thiết lập hệ thống thiết bị, cung cấp và sử dụng địch vụ kết nối Internet bao gồm: Xây dựng chính sách, chiến lược và quy hoạch phát triển Internet; ban hành, hướng dẫn thực hiện các quy định về cấp phép quản lý dịch vụ truy nhập và kết nối Internet; quy hoạch, quần lý và phân bổ tài nguyên Internet; chủ trì, phối hợp với Ban cơ yếu Chính phủ quản lý hệ thống chúng thực Internet
Bộ Khoa học, công nghệ và môi trường (nay là Bộ Khoa học-công nghệ) thực hiện quản lý nhà nước việc nghiên cứu ứng dụng và phát triển các công nghệ tiên tiến trong các hoạt động Internet
Bộ Văn hoá Thông tin thực hiện quản lý nhà nước đối với thông tín trên Internet bao gồm: ban hành, hướng dẫn thực hiện các quy định về quản lý thông tin trên Internet cũng như các qui định về cấp phép và quản lý đối với
việc phát hành báo chí, xuất bản phẩm trên Internet; các quy định về quản lý
việc thiết lập, cung cấp các loại hình tin tức điện tử trên Internet
Bộ Công an thực hiện quản lý nhà nước đối với việc bảo đảm an ninh trong hoạt động Internet bằng các biện pháp nghiệp vụ; xây dựng, tổ chức thực hiện các biện pháp kỹ thuật để quản lý an ninh thông tin trên Internet theo quy định của pháp luật, trên cơ sở bảo đảm chất lượng dịch vụ Internet
Triển khai tỉnh thần Nghị định 55/2001-NĐ-CP, Tổng Cục Bưu điện đã
nhanh chóng xây đựng và ban hành Thông tư số 04/2001/TT-TCBĐ hướng
dẫn thực hiện Nghị định 55 về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ kết nối,
truy nhập và ting dung Internet Noi dung thong tw chi rõ quyền và nghĩa vụ của các bên trong việc cung cấp và sử dung dich vu Internet; Quy định về việc cấp phép các dịch vụ Iniernet Tổng cục cũng đã chủ động phối hợp với các
Bộ, ngành xây dựng “kế hoạch phát triển Internet Việt Nam giai đoạn 2001- 2005” và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Bộ Văn hoá - Thông tin đã ban hành Quy chế quản lý và cấp giấy phép thông tin, thiết lập trang tin điện tử trên Internet (do Bộ trưởng Phạm Quang
Trang 33Nghị ký ngày 10/10/2002) và Quy chế xuất bản bản tin, tài liệu, tờ rơi, phát hành thông cáo báo chí, đăng phát bản tín trên màn hình điện tử của các cơ quan tổ chức nước ngoài, pháp nhân có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam
2.2 Các văn bản quy pham pháp luât về quản lý báo mang điên tử duoc hé thống theo nôi dung
Trong quá trình khảo sát và nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy, các văn
bản quy phạm pháp luật trực tiếp về quản lý báo mạng điện tử rất ít, nội dung còn nhiều chồng chéo, trong cùng một văn bản đề cập tới nhiều vấn đề khác
nhau Các văn bản này lại do nhiều cơ quan chức năng ban hành và phối hợp
ban hành Chính vì vậy, trong mục này chúng tôi lựa chọn những văn bản
quan trọng, tiêu biểu cho từng nội dung để trình bày kết quả khảo sát bằng
phương pháp đan xen, vừa theo nội dung văn bản, vừa theo trình tự thời gian, đồng thời cũng nêu những nhận xét ban đầu về nội đung khảo sát
Báo mạng điện tử là một trong những loại hình báo chí mới của hệ thống báo chí cách mạng Việt Nam, vì vậy, những văn bản quy phạm pháp luật về báo chí nói chung theo hàm ý hiểu là đã bao gồm cả báo mạng điện
tử Ví dụ nhóm văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của báo
chí Việc nghiên cứu vấn để quản lý nhà nước về báo chí nói chung đã có
một số đề tài nghiên cứu, Vì vậy, để tránh bị trùng lặp, để tài chỉ đề cập đến các loại văn bản quy phạm pháp luật có đề cập trực tiếp đến quản lý báo
mạng điện tử Theo đó, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về báo mạng
điện tử trong giai đoạn từ 1997 đến nay được ban hành theo nhóm các văn bản sau đây:
2.2.1 Văn bản quy định về loại hình báo mạng điện tử
Luật báo chí nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội khoá VHI nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 28/12/1989 Tuy nhiên, Luật báo chí lúc này chưa đề cập đến loại hình báo mạng điện tử bởi trong giai đoạn này, báo mạng điện tử chưa xuất hiện ở Việt
Trang 34Tại luật sửa đổi bổ sung này, Điều 3: được sửa đổi bổ sung: “ Các loại
hình báo chí: Báo chí nói trong Luật này là báo chí Việt Nam, bao gâm: báo
in (báo, tạp chí, bản tin thời sự, bản tin thông tấn), báo nói (chương trình, phát thanh), báo hình (chương trình truyền hình, chương trình nghe nhìn thời
sự thực hiện bằng các phương tiện kỹ thuật khác nhan), báo điện tử (được thực
hiện trên mạng thông tín máy tính ) bằng tiếng Việt, tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài)”
Luật báo chí đã có đề cập đến loại hình báo mạng điện tử với tên gọi là báo điện tử Tuy nhiên khái niệm này không chính xác Và từ đây, báo mạng điện tử đã được chính thức công nhận là một trong những loại hình báo chí mới trong hệ thống báo chí Việt Nam
Điều 22, Luật sửa đổi, bổ sung Luật báo chí cũng quy định: “in báo chí,
phát sóng chương trình phát thanh, truyền hình, đưa bảo điện tử lên mạng máy tính Trong đó “ Báo điện tử được thực hiện trên mạng thông tin máy tính theo quy định của Chính phủ”
Tại Nghị định số 51/2002/NĐ - CP ngày 26/4/2002 của Chính phủ quy
định chỉ tiết thi hành Luật báo chí, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
báo chí, ý 5, Điều 1 ghi rõ: “Báo điện tử” là tên gọi loại hình báo chí thực hiện trên mạng thông tin máy tinh (Internet, Intranet)”
Theo Luật sửa đổi, bổ sung của Luật báo chí, khái niệm về báo mạng điện tử còn rất mơ hồ và chung chung Báo điện tử (được thực hiện trên mạng
thông tin máy tính) gây ra nhiều sự nhầm lẫn bởi phát thanh, truyền hình,
Trang 35Internet, báo bảng điện tử đều có thể được coi là báo điện tử bởi chúng đều sử
dụng các phương tiện kỹ thuật điện tử để hoạt động Trong khi cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ dang điễn ra hàng ngày, phát thanh và
truyền hình đang thực hiện mục tiêu số hoá nhưng trong các quy định của
Luật thì khái niệm phát thanh, truyền hình lại tách biệt với báo diện tử có nghĩa là phát thanh, truyền hình không thể coi là báo điện tử Một thực tế là
hiện nay, cả phát thanh và truyền hình cùng thấy được ưu thế của mạng thông
tin Internet nên đã đưa loại hình báo chí này nên mạng với tên gọi truyền hình trực tuyến, phát thanh trực tuyến thì loại hình này có được cơi là báo điện tử hay không?
Vậy, khái niệm phát thanh, truyền hình, báo điên tử như tỉnh thần Luật
sửa đổi, bổ sung Luật báo chí thì còn nhiều vấn để chưa rõ ràng và chồng
chéo Khái niệm chưa rõ ràng về các loại hình báo chí dẫn đến những bất cập trong khi thực thi các văn bản quy phạm pháp luật khiến cho các văn bản này
giảm sút hiệu lực quản lý Đây là vấn đề cần điều chỉnh để phù hợp với tình
hình hoạt động và quản lý báo chí hiện đại
2.2.2 Văn bản quy định cơ quan quản lý nhà nước về báo mạng điện
Ở nước ta, Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về báo chí trong cả
nước Cơ quan nhà nước có chức năng giúp Chính phủ quản lý nhà nước trong Tĩnh vực báo chí là Bộ Văn hoá - Thông tin
Từ khi báo mạng điện tử xuất hiện thì quy định này không còn phù hợp bởi hoạt động của báo mạng điện tử có liên quan đến rất nhiều Bộ, Ngành Nghị định 55/2001/NĐ- CP quy định tại chương HH
Trang 36nhà nước về Internet theo phân công của Chính phú quy định tại Nghị định này
2 Chính phú giao Tổng cục Bưu điện chúc năng điều hòa, phối hợp công
tác quản lý nhà nước về Internet của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan
thuộc Chính phú, úy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
và làm đâu mối trong các hoạt động quốc tế về Internet
Điều 30: Tổng cục Bưu điện thực hiện quản lý nhà nước đối với việc
thiết lập hệ thống thiết bị, cung cấp và sử dụng dịch vụ truy nhập, dịch vụ kết
noi Internet, bao gm:
1 Xây dựng chính sách, chiến lược và quy hoạch phát triển Internet
2 Ban hành và hướng dẫn thực hiện các quy định về cấp phép và quản lý
dịch vụ truy nhập, dịch vụ kết nối Internet
3 Quy hoạch, quản lý và phân bổ tài nguyên Internet
4 Chủ trì, phối hợp với Ban Cơ yếu Chính phú quản lý hệ thống chứng
Trang 371 Thực hiện các biện pháp nghiép vu ddm bdo an ninh quéc gia đối với hoạt déng Internet
2 Xây dựng và tổ chức thực hiện các biện pháp kỹ thuật để quản lộ an
Hình thông ti trên Internet theo quy định của pháp luật, trên cơ sở bảo đảm
chất lượng dịch vụ Internet
Điều 37: Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện việc quản lý hoạt động Internet trên địa bàn tỉnh, thành phố theo các quy định của Nghị định này
Nội dung các văn bản quy định đã rõ nhưng trên thực tế, việc phối hợp giữa các cơ quan đơn vị chưa được thực hiện một cách nghiêm túc Vai trò của
Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuôc trung ương trong việc quản lý hoạt động Internet trên địa bàn chưa có quy định cụ thể
2.2.3 Văn bản quy định nội dung quan lý nhà nước về báo mạng điện tử
Do đặc thù của mạng Internet nên ngoài các quy định về nội dung quản
lý báo chí nói chung, Nghị định 55 có quy định rõ:
Điều 28 : Nội dung quản lý nhà nước về Internet bao gồm :
1 Xây dựng chính sách, chiến lược, quy hoạch phát triển Internet
2 Xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý,
thiết lập hệ thống thiết bị, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet
3 Quản lý việc cấp pháp trong hoạt động Internet
4 Quản lý tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng dịch vụ Internet
3 Quản lý giá, cước dịch vụ Internet
6 Quản lý khoa học, công nghệ trong hoạt động Internet
7 Quản lý thông tín trên Internet
8 Quản lý an toàn, an ninh trong hoạt động Internet
Trang 38
9 Quan ly viéc ma hod va gidi ma théng tin trén Internet
10 Quản lý tài nguyên Internet
11 Thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp và xử lý vì phạm trong
hoạt động Internet
12 Hợp tác quốc tếtrong hoạt động Internet
Trên đây là nội dung quản lý nhà nước về Internet nói chung Tuy nhiên, Internet là mạng thông tin rộng khắp, bao gồm nhiều loại hình thông tin trong
đó có thông tin báo chí Mặt khác, quản lý nhà nước về Internet do nhiều cơ
quan trực thuộc Chính phủ cùng tham gia quản lý Bộ Văn hoá Thông tin chỉ chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về thông tin báo chí trên Internet
Trên thực tế, nội dung về quản lý thông tin trên Internet là rất lớn Nó đồi hỏi phải có sự phối hợp giữa nhiều cơ quan chức năng Ví dụ: ngăn chặn thông tin độc hại bằng tường lửa phải có sự tham gia của Bộ Bưu chính, viễn thông với vai trò quản lý công nghệ; Điều tra, xử lý các thông tin độc hại phải cần sự tham gia của Bộ Công an Vì vậy, nếu quy định việc quản lý thông tín trên
Internet là nhiệm vụ của riêng Bộ Văn hóa — Thông tin thì hiệu quả quản lý
thông tin trên mạng Internet hiụe quả sẽ không cao
2.2.4 Văn bản quy định về cơ quan chủ quản báo mạng điện tử
Điều18 của Nghị định 21/CP quy định rõ về cơ quan chủ quản báo chí (mạng thông tin báo mạng điện tử ):
“Các Bộ, Ngành, Uỷ ban nhân dân các cấp là cơ quan chủ quản các mang thông tin máy tính kết nối mạng lmternet có trách nhiệm quản lệ việc trao đối thông tin và các nguồn thông tin đưa vào mạng Internet cũng như các thông từni nhận được từ mạng Internet theo đúng giấy pháp về nội dung thông tin được trao đổi, bảo đảm an toàn, giữ gìn bí mật nội dung thông tin theo Pháp lệnh bảo vệ bí mật Nhà nưóc”
Nghị định 21/CP được ban hành khi Việt Nam bắt đầu hoà mạng Internet
quốc tế,.vì vậy quy định về cơ quan chủ quản.mang.thông tin máy.tính kết.nối
Trang 39Internet là các Bộ, Ngành, Uỷ ban nhân dân các cấp Nhưng giai đoạn phát triển sau của Internet thì quy định này không còn phù hợp bởi quy định này quá chung, không có sự phân chia trách nhiệm quản lý vấn để gì thuộc Bộ, ngành nào Mà một Bộ, Ngành riêng thì không thể quản lý tất cả các vấn đề
phát sinh từ mạng máy tính Khắc phục vấn đề này, điểu 29 của Nghị định
55/CP nêu rõ:
“1 Chính phú thống nhất quản lý nhà nước về Internet trong phạm vi ca nước Các Bộ, Cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và uy bạn nhân
dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện nhiệm vụ quản lý
nhà nước về Internet theo phân công của Chính phủ quy định tại Nghị định
này
2 Chính phủ giao Tổng cục Bưu điện chức năng điều hòa, phối hợp công tác quản lý nhà nước về Internet của các Bộ, cơ quan ngang ĐỘ, cơ quan thuộc Chính phú, ủy ban nhân dân các tình, thành phố trực thuộc Trung ương
và làm đầu mối trong các hoạt động quốc tế về Internet"
Thực tế cho thấy, từ khi báo mạng chí Internet hiện ở Việt Nam, việc quy
định về cơ quan chủ quản báo mạng điện tử rất khó bởi báo mạng điện tử
không chỉ đơn thuần là những toà soạn báo in đưa lên mạng mà còn xuất hiện
các nhà công nghệ làm báo mạng điện tử Điều này kéo theo cơ quan chủ
quản không đơn giản là các Bộ, Ngành như trước nữa Ví dụ, báo Vietnam
NET trên danh nghĩa cơ quan chủ quản là Bộ Bưu chính, viễn thông nhưng thực tế chủ quản chính lại là Công ty phần mềm và truyền thông VASC; Báo
'VNEHxpress, danh nghĩa cơ quan chủ quản là Bộ Khoa học Công nghệ nhưng thực tế chủ quản lại là Công ty truyền thông FPT
Mặt khác, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố cũng thực hiện chức
năng quản lý nhà nước về Internet thì sẽ có sự chồng chéo công việc với các
Bộ, ngành
2.2.5 Văn bản quy định về cơ quan báo mạng điện tử
Trang 40Luật báo chí nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1989 quy
định: “ Co quan báo chí là cơ quan thực hiện một loại hình báo chí tại Điều 3
của Luật này” Theo đó, cơ quan báo chí bao gồm các cơ quan thực hiện xuất
bản định kỳ báo, tạp chí, bản tin thời sự, bản tín thông tấn; chương trình phát
thanh, chương trình truyền hình, chương trình nghe nhìn thời sự được thực
hiện bằng các phương tiện kỹ thuật khác nhau
Luât Báo chí sửa đổi, bổ sung năm 1999 khi sửa đổi bổ sung các loại
hình báo chí trên cơ sở Luật báo chí năm 1989 cũng có nghĩa là bổ sung thêm
cơ quan báo chí thực hiện xuất bản định kỳ là báo điện tử
Theo Luật này, nhiều cơ quan vi phạm vì không ít cơ quan báo chí thực
hiẹn nhiều lọai hình báo chí Ví dụ Đài truyền hình vừa thực hiện báo hình
nhưng lại ra tờ báo ¡n truyền hình Đài Tiếng nói Việt Nam cũng ra một tờ báo
¡n riêng Việc quy định về cơ quan báo chí có các văn bản quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy Đối với loại hình báo mạng điện
tử, năm 1997, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 21/CP ngày 5/3/1997
nhưng nội dung của Nghị định này là để ban hành “Quy chế tạm thời về quản
lý, thiết lập, sử dụng mạng Internet ở Việt Nam, trong đó không có quy định
nào quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của báo mạng
điện tử
Để điều chỉnh việc quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet tại Việt
Nam, Chính phủ mới ban hành Nghị định số 55/2001/NĐ - CP ngày
23/08/2001 về quản lý, cung cấp và sử dựng dịch vụ Internet, trong đó quy
định rõ:
“lmternet là một hệ thống thông tin được kết nối với nhau bởi giao thức
truyền thông Internet (IP) và sử dụng một hệ thống địa chỉ thống nhất trên
phạm vì toàn cầu để cung cấp các dịch vụ và ứng dụng khác nhau cho người
Sử dụng
Ở Việt Nam Internet là một bộ phận quan trọng thuộc cơ sở hạ tầng