Xuất phát từ những lí do trên, căn cứ vào ưu thế và những hạn chế trong thực tiễn,chúng tôi lựa chọn đề tài “Biện pháp giáo dục hành vi bảo vệ môi trường cho trẻ mẫugiáo 5-6 tuổi thông q
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Hiện nay, sự phát triển của một quốc gia được đánh giá dựa trên nhiều yếu tố màtrong đó những vấn đề liên quan đến môi trường (MT) luôn là vấn đề được bàn luậntrong những chính sách tích cực nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống chongười dân Cũng như các nước đang phát triển khác, nền kinh tế Việt Nam cũng đangtrong thời kì Công nghiệp hoá - hiện đại hoá, là một nước đi theo con đường Chủ nghĩa
xã hội, luôn mong mỏi đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân Nhưng bêncạnh lý tưởng cao cả đó là sự ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đã và đang trì trệ cácchính sách nhằm đem lại lợi ích, nâng cao chất lượng cuộc sống của tất cả mọi người, màhơn hết là sự phát triển về kinh tế Môi trường đang bị hủy hoại nghiêm trọng, sự ônhiễm, suy thoái và những sự cố môi trường diễn ra ngày càng ở mức độ cao, đang đặtcon người trước sự trả thù ghê gớm của thiên nhiên Việc ô nhiễm, suy thoái môi trườngchủ yếu là do sự thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của con người về việc bảo vệ môi trường(BVMT) gây nên Vì vậy, vấn đề BVMT là rất cấp bách, rất cần thiết, trong đó Giáo dụcmôi trường là chìa khoá quan trọng nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi người đặcbiệt là giới trẻ, có cả lứa tuổi mầm non
Giáo dục HV BVMT đã trở thành nhiệm vụ quan trọng trong việc đào tạo thế hệ trẻ
ở các trường học và được quan tâm ngay từ bậc học đầu tiên: Bậc học Mầm non Thôngqua hoạt động khám phá môi trường để cung cấp cho trẻ những hiểu biết ban đầu về môitrường sống của con người nói chung và bản thân trẻ nói riêng, để trẻ có hành vi ứng xửphù hợp giữ gìn và bảo vệ môi trường, biết sống hòa nhập vào môi trường nhằm đảm bảo
sự phát triển lành mạnh về cơ thể và trí tuệ Muốn làm được điều đó, trước hết chúng taphải xây dựng cho trẻ tự ý thức vệ sinh và biết bảo vệ môi trường trong đời sống hàngngày, đây là một nhiệm vụ hết sức quan trọng để đào tạo thế hệ trẻ ngay từ tuổi ấu thơnhằm hình thành cho trẻ kỹ năng, thói quen tốt về bảo vệ môi trường Hiện nay Chínhphủ đã có đề án “Đưa nội dung giáo dục hành vi Bảo vệ môi trường vào hệ thống GDquốc dân” trong đó có bậc học mầm non
Trong chương trình giáo dục mầm non (GDMN) hiện hành không có nội dung giáodục hành vi BVMT riêng biệt, mà được lồng ghép trong nhiều hoạt động khác nhau làmcho giáo viên gặp những khó khăn nhất định Trong đó, hoạt động khám phá khoa học
Trang 2(KPKH) đem lại nhiều ưu thế trong việc GD HVBVMT cho trẻ mầm non về góc độ trẻ,giáo viên,… Giáo dục hành vi BVMT cho trẻ thông qua hoạt động khám phá khoa học làhoạt động tác động đến hệ thống của nhà giáo dục lên trên trẻ bằng các hoạt động khámphá thực tiễn, bằng vốn kinh nghiệm cá nhân, tự mình chiếm lĩnh kiến thức, kỹ năng, thái
độ Hoạt động KPKH mang đến cho trẻ những cảm nhận mới lạ về môi trường xungquanh, phát triển về nhận thức cho trẻ, hình thành ở trẻ lòng yêu thiên nhiên, có ý thứcgiữ gìn vệ sinh môi trường, biết BVMT Vì thế việc giúp trẻ có những trải nghiệm, hìnhthành và phát triển thẩm mỹ ở trẻ sự cảm thụ cái đẹp của thiên nhiên, lòng yêu thiênnhiên, có ý thức bảo vệ thì việc sử dụng hoạt động KPKH để GD HVBVMT là một giảipháp quan trọng Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay ở nhiều trường MN đều có tổ chứccác hoạt động KPKH nhưng chưa đầu tư nhiều về thời gian Đa số giáo viên chỉ truyềnđạt đến trẻ những kiến thức qua việc cho trẻ xem tranh ảnh hay đàm thoại trong hoạtđộng KPKH mà trẻ ít được thực hành, trẻ chưa có nhiều cơ hội trải nghiệm, tìm hiểu vềthế giới dẫn đến việc nhận thức của trẻ chưa được mở rộng, từ đó việc hình thành ý thứcBVMT ở trẻ cũng hạn chế
Xuất phát từ những lí do trên, căn cứ vào ưu thế và những hạn chế trong thực tiễn,chúng tôi lựa chọn đề tài “Biện pháp giáo dục hành vi bảo vệ môi trường cho trẻ mẫugiáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động khám phá khoa học” để tìm hiểu thực trạng GDHVBVMT trong hoạt động KPKH cho trẻ, từ đó đề xuất những biện pháp nhằm nâng caocông tác giáo dục ở trường mầm non
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở tìm hiểu lý luận và tìm hiểu thực trạng giáo dục hành vi Bảo vệ môitrường cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động khám phá khoa học Chúng tôi đềxuất một số biện pháp giáo dục hành vi Bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổithông qua hoạt động khám phá khoa học nhằm góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục môitrường cho trẻ mầm non
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Quá trình giáo dục hành vi Bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu
giáo 5-6 tuổi tại trường mẫu giáo tư thục Diệu Viên và trường mầm non tư thục HoaNghiêm – thành phố Huế Từ đó đề ra một số biện pháp
- Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng giáo dục hành vi bảo vệ môi trường cho trẻ
mầm non thông qua hoạt động khám phá khoa học
Trang 34 Giả thuyết nghiên cứu
Hoạt động khám phá khoa học ở trẻ mẫu giáo là hoạt động giúp trẻ nhận thức thêm
về thế giới xung quanh Nếu sử dụng đúng đắn một số biện pháp giáo dục hành vi Bảo vệmôi trường cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động khám phá khoa học thì hành viBảo vệ môi trường của trẻ sẽ tốt hơn
5 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi và địa bàn nghiên cứu: Giáo dục hành vi Bảo vệ môi trường trẻ mẫu giáo
5-6 tuổi thông qua hoạt động khám phá khoa học tại trường mẫu giáo tư thục Diệu Viên,trường mầm non tư thục Hoa Nghiêm – thành phố Huế
- Phạm vi thời gian nghiên cứu: 2 tháng
6 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xây dựng cơ sở lý luận về giáo dục hành vi Bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo
5-6 tuổi thông qua hoạt động khám phá khoa học
- Nghiên cứu thực trạng giáo dục hành vi Bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 5-6
tuổi thông qua hoạt khám phá khoa học ở trường mầm non
- Đề xuất một số biện pháp giáo dục hành vi Bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo
5-6 tuổi thông qua hoạt động khám phá khoa học ở trường mầm non
7 Phương pháp nghiên cứu
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Sử dụng các phương pháp phân tích, so
sánh, tổng hợp, hệ thống hóa các vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài nghiên cứu
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động của trẻ, giáo viên, trường mầm non
Trang 4- Chương 1 Cơ sở lý luận về giáo dục hành vi bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi
thông qua hoạt động khám phá khoa học
- Chương 2 Thực trạng giáo dục hành vi Bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 5-6
tuổi thông qua hoạt động khám phá khoa học
- Chương 3 Biện pháp giáo dục hành vi Bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 5-6
tuổi thông qua hoạt động khám phá khoa học
Trang 5CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC HÀNH VI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO TRẺ
5-6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC.
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vấn đề môi trường và giáo dục môi trường đã được quan tâm từ rất sớm trên thếgiới cũng như ở Việt Nam Từ những năm 70 – 80 của thế kỉ XX, trên thế giới đã cónhững cuộc hội nghị về giáo dục môi trường như: Hội nghị quốc tế về giáo dục môitrường trong Chương trình đào tạo của trường học do IUCN/UNESCO tổ chức tạiNevada (Mỹ) năm 1970 Năm 1972, Liên hợp quốc đã tổ chức hội nghị cấp cao đầu tiênvới sự có mặt của nhiều nguyên thủ quốc gia tại Stốckhon (Thụy Điển) để thảo luận về
“Môi trường và con người” Hội nghị đã nhất trí nhận định việc bảo vệ thiên nhiên vàthiên nhiên là một trong hai nhiệm vụ hàng đầu của toàn nhận loại Bên cạnh đó, để đề rađược nhiều chiến lược, sách lược quan trọng về vấn đề bảo vệ môi trường, trong các cuộchội thảo, hội nghị nhiều quốc gia trên thế giới đã đi theo những hướng cơ bản từ nghiêncứu về mục tiêu, nguyên tắc giáo dục môi trường; Nghiên cứu tầm quan trọng của giáodục đối với các vấn đề về môi trường; Nghiên cứu về trách nhiệm của con người đối vớiviệc phát triển môi trường một cách bền vững
Năm 1975, tại Belyrade (Nam Tư) Chương trình giáo dục môi trường quốc tế(IEEP) ra đời Tại Hội thảo Quốc tế lần thứ nhất về giáo dục môi trường, chương trìnhIEEP đã đưa ra được Nghị định khung và tuyên bố về những mục tiêu, nguyên tắc hướngdẫn giáo dục môi trường Hội thảo đã công bố Hiến chương Balyrade – Một hệ thốngnguyên tắc toàn cầu cho giáo dục môi trường
Vào năm 1977 tại Hội nghị quốc tế về Giáo dục môi trường của Liên hợp quốc tổchức tại Tbilisi đã đưa ra khái niệm: “Giáo dục môi trường có mục đích làm cho cánhân và các cộng đồng hiểu được bản chất phức tạp của môi trường tự nhiên và môitrường nhân tạo là kết quả tương tác của nhiều nhân tố sinh học, lý học, xã hội, kinh
tế và văn hóa; đem lại cho họ kiến thức, nhận thức về giá trị, thái độ và kỹ năng thựchành để họ tham gia một cách có trách nhiệm và hiệu quả trong phòng ngừa và giải quyếtcác vấn đề môi trường và quản lý chất lượng môi trường” Năm 1987, tại Hội nghị vềmôi trường ở Moscow do UNEP và UNESCO đồng tổ chức, đã đưa ra kết luận về tầmquan trọng của giáo dục môi trường: “Nếu không nâng cao được sự hiểu biết của côngchúng về những mối quan hệ mật thiết giữa chất lượng môi trường với quá trình cung
Trang 6ứng liên tục các nhu cầu ngày càng tăng của họ, thì sau này sẽ khó làm giảm bớt đượcnhững mối nguy cơ về môi trường ở các địa phương cũng như trên toàn thế giới Bởi vì,hành động của con người tùy thuộc vào động cơ của họ và động cơ này lại tùy thuộc vàochính nhận thức và trình độ hiểu biết của họ Do đó, giáo dục môi trường là một phương tiện không thể thiếu để giúp mọi người hiểu biết về môi trường” Cả hai cuộchội nghị điều nói đến công tác giáo dục và xác định mục đích cuối cùng của giáo dục môitrường là tiến tới xã hội hóa các vấn đề môi trường, nghĩa là tạo ra các công dân có nhận thức, có trách nhiệm với môi trường, biết sống vì môi trường.
Tháng 10/1990 UNESCO, UNEP và một số tổ chức khác của Liên hợp quốc đã tổchức hội nghị “Chương trình quốc tế về giáo dục và đào tạo môi trường” Hội nghị đãnêu rõ cam kết của các tổ chức quốc tế phối hợp hành động, phục vụ mục tiêu phổ biếnkiến thức môi trường cho mọi người để họ có thể đóng góp những hoạt động cá nhân vàtập thể có lợi cho môi trường
Thông qua diễn biến của các hội nghị, hội thảo về vấn đề môi trường trên thế giớitrong nhiều năm qua, cho thấy các quốc gia trên thế giới đều xem giáo dục là công cụquan trọng nhất để giáo dục môi trường, là tác nhân có ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc thayđổi nhận thức của con người đối với các vấn đề môi trường Tất cả các hội nghị, hội thảođều hướng tới việc làm cho môi trường toàn cầu được cải thiện tốt đẹp hơn
Ở Việt Nam, vấn đề giáo dục môi trường được coi là một bộ phận không thể táchrời của sự nghiệp giáo dục và là nhiệm vụ của toàn dân Công tác giáo dục môi trường đãđược đặt ra trong các văn bản của Nhà nước, Bộ giáo dục và đào tạo, là cơ sở triển khaicông tác giáo dục môi trường trong thực tiễn
Năm 1993, Quốc hội đã thông qua Luật bảo vệ môi trường Trong điều 4 của Luật
đã xác định rõ giáo dục và đào tạo là một trong những nhiệm vụ bảo vệ môi trường:
“Nhà nước có trách nhiệm tổ chức việc thực hiện giáo dục và đào tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ, phổ biến kiến thức về khoa học và pháp luật bảo vệ môi trường Các
tổ chức và các cá nhân có trách nhiệm tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường và giáo dục bảo vệ môi trường.”
Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 25-06-1998 của Bộ Chính trị về “Tăng cường công tácbảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” đã coi vấn đề
Trang 7GD BVMT là giải pháp đầu tiên Chỉ thị đề ra 8 giải pháp lớn về BVMT, phát triển bềnvững trong thời gian tới ở nước ta, trong đó có nhiều giải pháp liên quan đến giáo dục.
Quyết định số 1363/ QĐ-TTg ngày 17-10-2001 của Thủ tướng Chính phủ về việcphê duyệt đề án “Đưa nội dung giáo dục môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân”Mục tiêu của đề án nhằm giáo dục học sinh, sinh viên các cấp học, bậc học, trình độ đàotạo trong hệ thống giáo dục quốc dân có hiểu biết về pháp luật và chủ chương chính sáchcủa Đảng, Nhà nước về BVMT, có kiến thức về môi trường để tự giác thự hiện bảo vệmôi trường Bên cạnh đó, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giảng dạy, giáo viên, cán bộnghiên cứu khoa học công nghệ và cán bộ quản lý về BVMT
Quyết định của thủ tướng chính phủ số 256/2003/QD-TTG ngày 02 tháng 12 năm
2003 về việc phê duyệt chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và địnhhướng đến năm 2020 Tại đây đã đưa ra những quan điểm và mục tiêu cụ thể về môitrường
Bên cạnh đó, trong cuốn sách International Conventions environmental protection(Tạm dịch: Công ước quốc tế về bảo vệ môi trường) cho rằng: Bảo vệ môi trường là mộttrong những nhiệm vụ trọng yếu và cấp bách không chỉ ở một quốc gia mà còn là của cácquốc gia trên toàn thể giới Vì môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sốngcon người, sinh vật và sự phát triển kinh tế, văn hóa xã hội của đất nước, của dân tộc vànhân loại Để hưởng ứng chương trình hành động môi trường thế giới của thế kỷ thứXXI, góp phần bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu, Việt Nam đã tham gia, phê chuẩncác Công ước quốc tế về bảo vệ môi trường Đây là cơ sở pháp lý quan trọng thúc đẩyquan hệ quốc tế về bảo vệ môi trường của Việt Nam với các nước
Vấn đề môi trường không chỉ được chú trọng trong những cuộc hội nghị của cáccấp lãnh đạo đất nước, mà các ngành giáo dục của các bậc học cũng chú trọng, luôn tìmtòi, nghiên cứu về giáo dục môi trường cho học sinh, sinh viên và cả lứa tuổi mầm non
Trong những năm qua, có rất nhiều công trình nghiên cứu về giáo dục môi trường cho trẻ mầm non ra đời như:
Lê Xuân Hồng, Nguyễn Thanh Thủy (2007), trong cuốn Những họat động giáo dục trẻ bảo vệ môi trường; Lê Thị Kim Anh – Các hình thức hoạt động trải nghiệm Giáo dục hành vi Bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi của tạp chí giáo dục, số 33.Cũng
chỉ ra các hoạt động cụ thể giáo dục môi trường cho trẻ mầm non
Trang 8Trong cuốn “Hướng dẫn thực hiện nội dung giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non”, hay cuốn “Lồng ghép nội dung giáo dục môi trường trong chương trình đào tạo giáo viên mầm non”, của Bộ giáo dục và Đào tạo (2001), NXB Giáo Dục Việt Nam.
Đã giúp cho cán bộ giáo viên biết cách thực hiện lồng ghép các nội dung giáo dục môitrường trong các hoạt động khác nhau
Nhiều bài nghiên cứu khoa học, sáng kiến khoa học, khóa luận,… đề cập đến việcgiáo dục bảo vệ môi trường như:
+ Đề tài “Xây dựng nội dung bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi trongtrường mầm non” (Trung tâm nghiên cứu GDMN – Viện khoa học giáo dục, 1998-2000);+ Đề tài “Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ từ 3-6 tuổi trong trường mầm nontheo quan điểm tích hợp” (Đề tài nghiên cứu cấp Bộ - Tiến sĩ Lê Thanh Vân – KhoaGDMN – Trường ĐHSP Hà Nội, 2003-2004)
+ Sáng kiến khoa học Đề tài “Biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻmẫu giáo lớn”
+ Giáo trình giáo dục môi trường cho trẻ mầm non (Hoàng Thị Phương, NXBĐHSP, 2013)
+ Tài liệu hướng dẫn về GDMT ở mẫu giáo (Hoàng Đức Nhuận – Chủ biên, Trungtâm nghiên cứu giáo
Ngoài ra có rất nhiều đề tài liên quan đến vấn đề giáo dục môi trường và giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non
1.2 Một số vấn đề lý luận về giáo dục hành vi Bảo vệ môi trường
1.2.1 Khái niệm giáo dục hành vi Bảo vệ môi trường
Để xác định được khái niệm “GD HVBVMT”, cần hiểu được những thuật ngữ “Môitrường”, “Bảo vệ môi trường”, “hành vi Bảo vệ môi trường”
1.2.1.1 Khái niệm Môi trường
Đã có rất nhiều định nghĩa khác nhau về môi trường
Theo từ điển Bách khoa Việt Nam: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và cácyếu tố nhân tạo, có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tớiđời sống, sản xuất, sự tồn tại và phát triển của con người và thiên nhiên”
Trang 9Theo từ điển MT của Gurdey Rej (1981) định nghĩa môi trường như sau: “Môitrường là hoàn cảnh vật lý, hóa học, sinh học bao quanh sinh vật, đó gọi là môi trườngbên ngoài Còn các điều kiện, hoàn cảnh vật lý, hóa học, sinh học trong cơ thể được gọi làmôi trường bên trong”.
Theo Từ điển bách khoa Larouse định nghĩa môi trường được mở rộng hơn: “Môitrường là tất cả những gì bao quanh chúng ta hoặc sinh vật Nói cụ thể hơn, đó là các yếu
tố tự nhiên và nhân tạo diễn ra trong không gian cụ thể, nơi đó có thể có sự sống hoặckhông có sự sống Các yếu tố đều chịu ảnh hưởng sâu sắc của những định luật vật lýmang tính tổng quát hoặc chi tiết như luật hấp dẫn vũ trụ, bảo tồn vật chất Trong đóhiện tượng hóa học và sinh học là những đặc thù cục bộ Môi trường bao gồm tất cảnhững nhân tố tác động qua lại trực tiếp hoặc gián tiếp với sinh vật và quần xã sinh vật ”Theo định nghĩa của UNESCO (1981) thì môi trường của con người bao gồm toàn
bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra, những cái hữu hình (tậpquán, niềm tin,…) trong đó con người sống và lao động, họ khai thác các tài nguyên thiênnhiên và nhân tạo nhằm thỏa mãn những nhu cầu của mình
Một khái niệm khác về MT: “Môi trường là tất cả mọi người xung quanh chúng ta.Với thế giới tuổi thơ ở trường phổ thông – nơi các em đang ngày đêm học tập, môitrường là không khí trong lành, là sân chơi, vườn trường với nhiều hoa tươi và cây xanh.Với công nhân, nhà máy – nơi họ làm việc là môi trường” Nói cách khác, môi trường làmột trung tâm cụ thể với những nhân tố xung quanh trung tâm đó Vì vậy, những trungtâm khác nhau thì môi trường cúng lớn nhỏ khác nhau [7.tr8]
Môi trường có vai trò quan trọng đối với con người và động, thực vật trên Trái đất:(1) là không gian sinh sống cho con người và các sinh vật khác; (2) là nơi chứa đựng cácnguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống, sản xuất của con người; (3) là nơi chứa đựngcác chất phế thải do con người tạo ta trong cuộc sống, sinh hoạt, sản xuất; (4) là nơi lưutrữ và cung cấp thông tin cho con người [9.tr13]
Như vậy, hiểu theo nghĩa rộng, môi trường là tất cả những gì bao quanh và có ảnhhưởng đến một vật thể hay sự kiện nào đó
Môi trường theo nghĩa hẹp, môi trường đối với con người và sinh vật “bao gồm cácnhân tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống
Trang 10sản xuất và sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật” (Luật BVMT Việt Nam2005).
1.2.1.2 Khái niệm Bảo vệ môi trường
Trong Luật Bảo vệ môi trường của nước ta ban hành ngày 12/12/2005, khái niệmBảo vệ môi trường (BVMT) được hiểu như sau: “Bảo vệ môi trường là hoạt động giữ chomôi trường trong lành, sạch đẹp, phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường,ứng phó sự cố môi trường, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môitrường, khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinhhọc” (Điều 3, chương I, Luật Bảo vệ môi trường năm 2005)
Bảo vệ môi trường là những hoạt động tích cực của con người tác động đến môitrường giúp ngăn chặn và hạn chế những tác động xấu đối với môi trường làm cho môitrường trong sạch, sử dụng hợp lý và kiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên, đồng thờitái tạo môi trường [7]
Như vậy BVMT có thể được hiểu đó là tất cả những việc làm, những hành động củacon người từ những việc nhỏ như bỏ rác đúng nơi quy định, tiết kiệm nguồn tài nguyênthiên nhiên trong sinh hoạt… cho đến những nghiên cứu khoa học về môi trường để làmcho môi trường trong lành, không bị ô nhiễm BVMT cũng là những cử chỉ lời nói giúpmọi người có ý thức BVMT của cộng đồng
1.2.1.3 Khái niệm hành vi Bảo vệ môi trường
Thuật ngữ “hành vi” được xem xét ở nhiều khía cạnh khác nhau:
Theo từ điển tiếng Việt: Hành vi là cách ứng xử trong một hoàn cảnh nhấtđịnh, được biểu hiện bằng lời nói, cử chỉ, hành động nhất định [Đại từ điển tiếng việt –
Bộ GDĐT]
Theo từ điển Tâm lí học: Hành vi chỉ mọi phản ứng của động vật khi bị một yếu
tố nào đó trong môi trường kích thích; các yếu tố bên ngoài và hành vi có địnhhướng nhằm giúp chủ thể thích nghi với hoàn cảnh Khi nhấn mạnh về tính kháchquan, tức là các yếu tố bên ngoài kích thích cũng như phản ứng đều là những hiệntượng có thể quan sát được, chứ không như tình ý bên trong, thì nói là ứng xử Khinhấn mạnh mặt định hướng mục tiêu thì gọi là hành vi (Từ điển tâm lí)
Có thể hiểu hành vi là những hành động và cách cư xử được điều chỉnh bởi chủ thể
có ý thức Nghĩa là khi chủ thể hành động nắm được cái nghĩa (lôgic của hành vi) và thực
Trang 11hiện hành vi đó theo một ý nhất định (nhu cầu, tình cảm ) của cá nhân mình, đồng thời
có khả năng thực hiện được hành vi đó [7]
Hành vi bảo vệ môi trường là những hành động có ý thức của con người tác độngđến môi trường giúp ngăn chặn và hạn chế những tác động xấu đối với môi trường làmcho môi trường trong sạch, sử dụng hợp lí và tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên,đồng thời tái tạo môi trường [7]
1.2.1.4 Khái niệm giáo dục hành vi Bảo vệ môi trường
Giáo dục với tư cách là một hiện tượng xã hội, là hoạt động riêng chỉ con người mới
có, nó thể hiện ở chỗ con người truyền thụ cho nhau tri thức để tồn tại và phát triển Đâychính là phương thức tồn tại của loài người Giáo dục được xem như quá trình hình thành
và phát triển nhân cách con người
Theo từ điển Tiếng Việt Giáo dục theo nghĩa chung là hình thức học tập theo kiếnthức, kỹ năng và thói quen của một nhóm người được trao truyền từ thế hệ này sang thế
hệ khác thông qua giảng dạy, đào tạo hay nghiên cứu Giáo dục thường diễn ra dưới sựhướng dẫn của người khác, nhưng cũng có thể thông qua tự học
Theo nghĩa rộng, giáo dục là một quá trình toàn vẹn hình thành nhân cách được tổchức một cách có mục đích, có kế hoạch thông qua các hoạt động và các quan hệ giữangười giáo dục và người được giáo dục nhằm truyền đạt và chiếm lĩnh những kinhnghiệm xã hội của loài người
Giáo dục môi trường là một quá trình nhằm phát triển ở người học sự hiểu biết vàquan tâm đến những vấn đề môi trường, bao gồm kiến thức, thái độ, hành vi, trách nhiệm
để tự mình và cùng tập thể đưa ra những giải pháp nhằm giải quyết các vấn đề môitrường trước mắt cũng như lâu dài (Bộ giáo dục và Đào tạo / Chương trình phát triểnLiên hợp quốc, 1998)
Giáo dục hành vi Bảo vệ môi trường là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạchcủa nhà giáo dục nhằm hình thành ở người học một cách ứng xử tích cực đối với môitrường, làm cho môi trường trong sạch, sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguồn tài nguyênthiên nhiên, đồng thời tái tạo môi trường [7] Mặt khác có thể hiểu giáo dục hành viBVMT cho trẻ mầm non nhằm hình thành ở trẻ sự quan tâm trước những vấn đề về môitrường; trang bị cho trẻ những hiểu biết sơ đẳng về môi trường, những kĩ năng ứng xử với
Trang 12môi trường phù hợp với độ tuổi; phát triển thái độ, hành vi, trách nhiệm của trẻ đối vớimôi trường một cách tích cực.
1.2.2 Đặc điểm hành vi bảo vệ môi trường ở trẻ 5-6 tuổi [9]
Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi là giai đoạn phá triển mạnh mẽ về kiểu trực quan hình tượngmới – tư duy trực quan sơ đồ và những yếu tố của kiểu tư duy lôgic Bên cạnh đó, khảnăng tổng hợp và khái quát những dấu hiệu bên ngoài của sự vật hiện tượng của trẻ tươngđối tốt [12] Trẻ có nhu cầu cao trong việc khám phá bản chất của đối tượng trong MT,tìm hiểu các mối quan hệ và sự phụ thuộc giữa các sự vật và hiện tượng để thỏa mãn nhucầu nhận thức của mình Trẻ có khả năng nhận biết các đối tượng một cách toàn diện nhờ
sự phối hợp giữa các giác quan Các kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, đến cuối lứa tuổimầm non, khả năng lĩnh hội tri thức về mối quan hệ của trẻ ngày càng tăng, trẻ không chỉhiểu được các yếu tố riêng biệt của sự ảnh hưởng mà còn nắm được hệ thống cụ thể cáctri thức về đặc điểm, sự lớn lên và phát triển cũng như sự thích nghi của động thực vậtvới môi trường sống Trong quá trình chăm sóc và quan sát động, thực vật, trẻ có thể hiểuđược các yếu tố của môi trường đảm bảo trạng thái phát triển tốt cho sinh vật; trẻ có thểkiên trì chờ đợi sự phát triển của nụ hoa, chồi non,… trẻ có hứng thú, ý thức nghe và thựchiện các yêu cầu của giáo viên về sự cần thiết phải tạo ra MT đặc biệt trong giai đoạnsinh nở của động vật: cần yên tĩnh, chăm sóc cẩn thận hơn, đa dạng hóa thức ăn, thức ănriêng cho con nhỏ Quá trình chăm sóc động, thực vật ở trẻ hình thành thái độ đặc biệt vớiđộng vật nhỏ: nhẹ nhàng, thận trọng và quan tâm chăm sóc các con vật nhỏ Ở trẻ xuấthiện sự đồng cảm, có hành động chuẩn bị giúp đỡ và làm những việc cần thiết để giúp đỡcác cơ thể non nớt Trong trường hợp cụ thể, trẻ ý thức được vai trò lao động của conngười trong cuộc sống thực vật, động vật và có khả năng tác động lên các đối tượng tựnhiên
Trẻ có khả năng lĩnh hội tri thức về sự đa dạng sinh vật trong môi trường sống Trẻmẫu giáo 5-6 tuổi có thể phân biệt chính xác giữa sinh vật vô sinh và sinh vật hữu sinh.Ngoài ra, trẻ còn biết một số dấu hiệu khác của người, động vật là cần ăn uống, có cảmxúc, tình cảm, phát ra âm thanh; thực vật là cần nước, ánh sáng, đất,… đối với vật vôsinh, trẻ không nêu được đặc điểm, đặc thù của nó mà chỉ mô tả chúng là những vậtkhông động đậy, không di chuyển, không sống
Trẻ có khả năng lĩnh hội tri thức về mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên.Nhận thức của trẻ về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên được thể hiện ở ba loại tri
Trang 13thức quan trọng là: biện pháp sử dụng tài nguyên thiên nhiên trong hoạt động sản xuất vàsinh hoạt của con người; việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và phục hồi chúng; con ngườivới tư cách là cơ thể sống, cần có môi trường nhất định để sống.
Tóm lại, nhận thức của trẻ nhỏ vẫn mang nặng tính trực quan cảm tính Chính vìvậy trong quá trình GD HVBVMT cho trẻ cần xây dựng MT hoạt động phong phú, đặcbiệt là MT tự nhiên, tạo nhiều cơ hội cho trẻ được trải nghiệm, tìm tòi, khám phá
1.2.3 Mục đích [9], nội dung giáo dục hành vi bảo vệ môi trường ở trẻ 5-6 tuổi
Mục đích GD HVBVMT cho trẻ mẫu giáo trong chương trình GDMN:
GD MT cho trẻ được hiểu là quá trình “nhằm phát triển ở trẻ những hiểu biết sơđẳng về MT, quan tâm đến các vấn đề MT phù hợp với lứa tuổi được thể hiện qua kiếnthức, thái độ, kỹ năng, hành vi của mỗi trẻ đối với MT xung quanh” Theo đó, GDHVBVMT cho trẻ mầm non được hiểu là một quá trình tác động có mục đích, có kếhoạch của nhà giáo dục nhằm hình thành ở trẻ sự quan tâm trước những vấn đề MT; trang
bị cho trẻ những kỹ năng ứng xử với MT phù hợp với độ tuổi, phát triển thái độ, hành vi,trách nhiệm của trẻ đới với MT một cách tích cực
Mục đích GD HVBVMT cho trẻ ở trường mầm non hướng đến những mục tiêu nhưlà: hình thành biểu tượng về MT sống, mối quan hệ giữa MT và con người, việc BVMTphù hợp với lứa tuổi, đặc điểm tâm sinh lý của trẻ; GD trẻ bước đầu có ý thức, quan tâmđến những vấn đề về MT, nhận biết được trách nhiệm trong MT hình thành một số kỹnăng bảo vệ và giữ gìn MT, ứng xử tích cực trong việc giải quyết vấn đề MT, bước đầu
có thói quen BVMT phù hợp với lứa tuổi
Nội dung GD HVBVMT cho trẻ mẫu giáo trong chương trình GDMN: Từ quan
điểm xác định nội dung GDMN trong chương trình GDMN hiện hành, nội dung GDHVBVMT cho trẻ ở trường mầm non không có nội dung riêng biệt mà được lồng ghépqua nhiều hoạt động trong ngày của trẻ Dựa vào phân loại MT và khả năng nhận thứccủa trẻ, có thể chia các nội dung GD HVBVMT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thành các lĩnhvực sau [2]:
Lĩnh vực 1: Con người và môi trường sống
Giáo dục trẻ biết được những hiểu biết đầu về môi trường sống của con người từ đó
có những hành vi BVMT: Nguyên nhân và tác hại của MT ô nhiễm, biết giữ gìn MT sạch
và cách tránh những tác hại do ô nhiễm MT Trẻ biết tiết kiệm nguồn tài nguyên
Lĩnh vực 2: Con người với động vật và thực vật
Trang 14Trẻ có hiểu biết ban đầu về đặc điểm của cây cối, con vật như: hình dạng, nơi ở,thức ăn, sinh trưởng, lợi ích… trẻ biết tác hại của việc chặt phá rừng, giết hại loài vật Từ
đó hình thành ở trẻ những động bảo vệ động vật và thực vật như: không giết hại nhữngloài vật, biết chăm sóc, bảo vệ cây cối và con vật Phê phán những hành động sai trái làmảnh hưởng đến động vật và thực vật
Lĩnh vực 3: Con người với thiên nhiên
Giúp trẻ hiểu biết về những hiện tượng tự nhiên: Gió, mưa, nắng… biết nguyênnhân, tác hại của các hiện tượng tự nhiên bất thường như bão lũ lụt, hạn hán và cáchphòng ngừa Từ đó trẻ có những hành động phù hợp với thời tiết như: mưa thì mang áomưa, nắng đội mũ…
Lĩnh vực 4: Con người và tài nguyên
Giáo dục trẻ về lợi ích các loại tài nguyên như đất, nước, rừng… tù đó biết sử dụnghợp lý và bảo vệ tài nguyên
Lĩnh vực 5: Con người và văn hóa xã hội
Giáo dục trẻ lễ phép, chào hỏi khi gặp người lớn, hòa đồng với bạn bè và em nhỏ Trẻ biết giữ gìn vệ sinh đồ dùng, đồ chơi trong gia đình và phòng học Trẻ biết tên gọicủa một số địa danh nổi tiếng, danh lam thắng cảnh, biết giữ gìn và bảo vệ danh lamthắng cảnh Phân biệt được hành vi “đúng” - “sai”, “tốt” - “xấu”
Trẻ biết tên gọi các phương tiện giao thông, biết được lợi ích và tác hại của chúng
để có những hành động làm giảm ô nhiễm MT như: nếu trường gần nhà nên đi bộ thay vì
đi xe máy, trồng nhiều cây xanh…
1.2.4 Nguyên tắc giáo dục hành vi bảo vệ môi trường ở trẻ 5-6 tuổi
1.2.4.1 Đảm bảo tính mục đích
GD HVBVMT cho trẻ phải hướng đến mục tiêu chung của chương trình GDMNtrên cơ sở thực hiện mục tiêu trọng tâm là phát triển nhận thức Tổ chức GD HVBVMTcần xác định rõ mục tiêu hoạt động của hành vi BVMT và đảm bảo mục tiêu trong quátrình tổ chức hoạt động đó tránh xác định mục tiêu mang tính chung chung, mục tiêu mộtđường hoạt động một nẻo,…
1.2.4.2 Đảm bảo tính chính xác, phát triển
Những kiến thức hành vi BVMT cần cung cấp cho trẻ là những kiến thức sơ đẳng
về cơ thể con người, sinh vật học, những thay đổi về mặt vật lý, hóa học,… Vì vậy, việcgiáo dục hành vi BVMT ở trường mầm non phải đảm bảo tính chính xác, khoa học Từ
Trang 15đó trẻ có cái nhìn đúng đắn sự vật – hiện tượng Song song đó những vấn đề khoa họcluôn biến biến đổi người lớn cần tìm hiểu, cung cấp kiến thức cho trẻ về những thay đổimới của môi trường.
1.2.4.3 Đảm bảo tính thực tiễn và phù hợp với khả năng, hứng thú của trẻ
"Thực tiễn là cơ sở của nhận thức", vì vậy các nội dung GD HVBVMT phải xuấtphát từ thực tiễn thiên nhiên và xã hội ở chính địa phương của trẻ Các sự vật, hiệntượng trong môi trường thiên nhiên và môi trường xã hội xung quanh chúng ta rất
đa dạng và phong phú Vì vậy giáo viên nên chọn nội dung gần gũi cho trẻ tìm hiểu,khám phá Các phương pháp, hình thức và phương tiện khám phá cần phải vừa sức vớitrẻ, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của trường lớp, địa phương
1.2.4.4 Đảm bảo tính trực quan thẩm mỹ
Xuất phát từ đặc điểm nhận thức của trẻ thiên về trực quan hành động, trong quátrình cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh cần phải tăng cường các yếu tố trựcquan, nhằm giúp trẻ nhận thức thế giới khách quan một cách hiệu quả, toàn diện và chínhxác Các đồ dùng trực quan sử dụng cho trẻ làm quen phải đảm bảo yêu cầu sư phạm,thẩm mỹ Đồ dùng trực quan là tranh, ảnh, mô hình thì các đối tượng phản ánh trong đóphải giống như trên thực tế Tránh sử dụng những tranh ảnh dùng cho kể chuyện cổ tích
để cho trẻ nhận biết về các sự vật, hiện tượng xung quanh
1.2.4.5 Đảm bảo tính tích cực hoạt động của trẻ
Hoạt động khám phá khoa học về môi trường xung quanh cần phải có sự tham giatích cực và chủ động của trẻ Giáo viên cần cho trẻ được trực tiếp sờ, nắn, ngửi, nếm, vàthực hành thí nghiệm Chỉ có tham gia hoạt động trẻ mới được trải nghiệm và tích luỹkinh nghiệm cho bản thân Giáo viên mầm non cần tạo môi trường hấp dẫn, phong phú vàtạo nhiều cơ hội cho trẻ được khám phá, tổ chức các hoạt động đa dạng để trẻ tham gia
1.2.5 Ý nghĩa giáo dục hành vi bảo vệ môi trường ở trẻ 5-6 tuổi
Lứa tuổi mầm non là thời kì phát triển mạnh mẽ nhất của cuộc đời mỗi con người
Để đảm bảo và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của đứa trẻ thì người lớn, đặc biệt
là giáo viên mầm non cần tổ chức cho trẻ được tham gia vào các hoạt động cơ bản phùhợp với lứa tuổi trẻ Hành vi BVMT của trẻ chỉ được hình thành trong môi trường tựnhiên và xã hội dưới sự hướng dẫn của cha mẹ, cô giáo và những người gần gũi Ngay từlứa tuổi mầm non cần hình thành những hành vi đúng để bảo vệ môi trường
Trang 16Việc giáo dục hành vi bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non sẽ góp phần giải quyếtnhiệm vụ phát triển trẻ một cách toàn diện các mặt trí tuệ, đạo đức, lao động, thẩm mỹ.
Giáo dục hành vi bảo vệ môi trường góp phần phát triển trí tuệ cho trẻ.
Quá trình lĩnh hội tri thức về tự nhiên vô sinh, động vật, thực vật, con người và mốiquan hệ đơn giản giữa các sự vật và hiện tượng tự nhiên phù hợp với đặc điểm nhận thứccủa trẻ sẽ hoàn thiện các giác quan, tích lũy kinh nghiệm cảm tính ở trẻ, hình thành cáckhái niệm đơn giản Việc lĩnh hội tri thức về môi trường có liên quan trực tiếp đến sựphát triển ở trẻ khả năng nhận thức, tư duy lôgic, chú ý, ngôn ngữ, sự quan sát, saymê để phát triển tư duy cần cho trẻ tiếp xúc sự vật, hiện tượng xung quanh, dạy chúngtìm kiếm cách giải thích những hiện tượng quan sát được và có ý thức về mối quan hệgiữa chúng Trong quá trình giáo dục hành vi bảo vệ môi trường trẻ không chỉ lĩnh hội trithức về tự nhiên mà tình cảm trí tuệ ở trẻ cũng được hình thành
Giáo dục hành vi BVMT góp phần phát triển thể chất và lao động.
Trong quá trình trẻ lao động tự phục vụ để giữ môi trường gọn gàng, ngăn nắp,chăm sóc vật nuôi cây trồng sẽ hình thành ở trẻ tình yêu lao động, thái độ bảo vệ tựnhiên, một số kỹ năng trồng cây và chăm sóc động vật Sự tiếp xúc và lao động trong tựnhiên cần thiết để củng cố sức khỏe của trẻ và phát triển thể chất cho chúng Việc cho trẻlàm quen với lao động của người lớn trong tự nhiên, giáo dục sự tôn trọng lao động củangười lớn cũng góp phần hình thành ở chúng tình yêu lao động
Giáo dục hành vi BVMT góp phần phát triển tình cảm đạo đức cho trẻ.
Trong quá trình giáo dục hành vi bảo vệ môi trường giúp trẻ có tình yêu đối vớithiên nhiên, có thái độ giữ gìn, bảo vệ động, thực vật Trong quá trình trẻ tự làm nhữngviệc bảo vệ môi trường trẻ sẽ thích thú hơn, gắn bó và coi trọng những thành quả củamình Sự đa dạng của thiên nhiên cùng với các hành vi bảo vệ môi trường giúp trẻ hìnhthành những phẩm chất nhân cách quan trọng như thái độ coi trọng lao động, biết yêu laođộng, có thói quen lao động, có trách nhiệm với môi trường sống xung quanh
Giáo dục hành vi BVMT góp phần phát triển thẩm mỹ.
Khi cho trẻ làm quen với tự nhiên, có những hành vi tích cực bảo vệ tự nhiên trẻ dễdàng cảm nhận được vẻ đẹp của cây, hoa, quả, con vật sự vận động của động vật Từ đóchúng biết cảm nhận thế giới với mọi sự hấp dẫn và đa dạng của nó
Trang 171.2.6 Phương pháp, hình thức, phương tiện giáo dục hành vi bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi
Ở trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, nhu cầu tìm tòi những kiến thức rất cao đòi hỏi người lớnđặc biệt là giáo viên mầm non cần có những phương pháp đúng đắn, thích hợp gây sựhứng thú và cho trẻ nhận thấy rằng việc học rất thú vị, phong phú nhằm kích thích tính tò
mò, khám phá của trẻ Những phương pháp có thể tổ chức cho trẻ để GD HVBVMTthường là [9]:
(1) Nhóm phương pháp thực thành – trải nhiệm thông qua sử dụng trò chơi, thaotác với đồ vật, nêu tình huống có vấn đề hay luyện tập
(2) Nhóm phương pháp trực quan – minh họa: cho trẻ tiếp xúc với vật thật, tranhảnh, mô hình,…
(3) Nhóm phương pháp dùng lời nói: sử dụng các phương tiện ngôn ngữ như tròchuyện, kể chuyện,…
(4) Nhóm phương pháp nêu gương đánh giá, khích lệ Ngoài ra có thể sử dụngphương pháp: Đàm thoại hay những thí nghiệm đơn giản
Việc chuyển tải những nội dung GD HVBVMT đến trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi có thể tổchức dưới nhiều hình thức khác nhau [5]: Thông qua các hoạt động chung có mục đíchhọc tập có sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên trong các tiết học (như làm quen với MTxung quanh, làm quen với tác phẩm văn học,…) , thông qua hoạt động vui chơi các góc,vui chơi ngoài trời, hoạt động thăm quan, dã ngoại, hoạt động lao động, sinh hoạt độnghằng ngày hay thông qua các hội thi văn nghệ, vẽ tranh chào mừng Để tổ chức nhữnghoạt động nhằm GD HVBVMT cho trẻ có hiệu quả giáo viên thường sử dụng nhiềuphương tiện và các thiết bị khác nhau Có thể tổ chức cho trẻ ở nhiều môi trường khácnhau trong lớp học, các phòng chức năng, ngoài khuôn viên trường hay góc thiên nhiên,
… kết hợp với nhiều đồ dùng, đồ chơi làm từ thiên nhiên, những vật liệu tái chế haynhững phương tiện khoa học như kính lúp, ống nhòm… các tài liệu bổ trợ cho hoạt độngnhư sách, tranh ảnh, bài hát hay các bài kịch…
1.3 Hoạt động khám phá môi trường khoa học đối với việc giáo dục hành vi Bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi
1.3.1 Khái niệm hoạt động khám phá khoa học
Trang 18Khám phá khoa học là phương tiện để giao tiếp và làm quen với môi trường xungquanh, để giao lưu và bày tỏ nguyện vọng của mình, hình thành nhận thức về sự vật, hiệntượng xung quanh nhằm giáo dục thái độ ứng xử đúng đắn với thiên nhiên, với xã hội chotrẻ Thông qua môn học này hình thành cho trẻ kĩ năng quan sát, tư duy, phân tích tổnghợp khái quát
Khám phá khoa học với trẻ nhỏ là quá trình trẻ tích cực tham gia các hoạt độngthăm dò, tìm hiểu thế giới tự nhiên, đó là quá trình quan sát, so sánh, phân loại, thửnghiệm, dự đoán, suy luận, thảo luận, giải quyết vấn đề, đưa ra quyết định Qua đó giúptrẻ được hoạt động và tự phục vụ bản thân, những công việc đó có thể sẽ là bài học trảinghiệm tốt cho trẻ về khoa học
KPKH với trẻ nhỏ có tầm quan trọng như sau:
(1) Khoa học phù hợp với mức độ phát triển của trẻ sẽ nuôi dưỡng, phát triển ở trẻtrí tò mò và mong muốn khám phá mọi sự vật, hiện tượng xung quanh
(2) Là cơ hội để trẻ bộc lộ như cầu và khả năng nhận thức của bản thân
(3) Được thực hành các kỹ năng quan sát, so sánh, phân loại, dự đoán, xây dựng giảthuyết thử nghiệm, thảo luận, chia sẻ và tiếp nhận thông tin
(4) Hình thành ở trẻ nền tảng kiến thức phong phú
Trong quyển “Các hoạt động khám phá khoa học của trẻ mầm non” hoạt động khámphá khoa học là quá trình trẻ tích cực tham gia hoạt động thăm dò, tìm hiểu thế giới tựnhiên Đó là quá trình quan sát, so sánh, phân loại, thử nghiệm, dự đoán, suy luận, thảoluận, giải quyết vấn đề, đưa ra quyết định, [12]
Trên cơ sở tham khảo nghiên cứu của Trần Thị Ngọc Trâm và Nguyễn Thị Nga(2013), Hoàng Thị Phương (2017), Nguyễn Thị Ngọc Châu cho rằng: Hoạt động KPKHcủa trẻ mầm non là quá trình trẻ thăm dò, tìm tòi cái mới, những điều chưa biết về bảnthân, đồ vật, thực vật, động vật, hiện tượng tự nhiên bằng các hoạt động: quan sát, sosánh, phân loại, thử nghiệm, làm thí nghiệm đơn giản, dự đoán, suy luận, thảo luận, giảiquyết vấn đề, đưa ra quyết định , qua đó trẻ lĩnh hội được kiến thức, kĩ năng và có thái
độ đúng đắn với các đối tượng này.[4]
Có thể thấy rằng “Hoạt động KPKH là hoạt động nhận thức nhằm chiếm lĩnh hệthống tri thức tích cực được ẩn giấu từ thế giới xung quanh thông qua quá trình tìm tòi,
Trang 19phát hiện, khám phá thế giới xung quanh Bằng hoạt động khám phá khoa học là sử dụng:quan sát, so sánh, phân loại, thử nghiệm, làm thí nghiệm đơn giản, dự đoán, suy luận,…
để phát hiện các dấu hiệu biểu hiện mang tính vật chất và bất thường của tự nhiên nhằmthu thập dữ liệu, phân tích thông tin để giải thích cách thức hoạt động, tồn tại của sự vậthiện tượng.”
1.3.2 Đặc điểm của hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 5-6 tuổi.
Hoạt động KPKH là quá trình trẻ thăm dò, tìm tòi cái mới, những điều chưa biết vềbản thân, đồ vật, thực vật, động vật, hiện tượng tự nhiên [4], thông qua những quá trìnhquan sát, so sánh, phân loại, thử nghiệm, dự đoán, suy luận, giải quyết vấn đề, đưa ra kếtluận… Nội dung KPKH của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thường xoay quanh khám phá về thếgiới động - thực vật; các hiện tượng tự nhiên (đất, nước, không khí, ,); khám phá về âmthanh; phương tiện giao thông; các bộ phận trên cơ thể con người, đồ dùng - đồ chơi Vớimỗi nội dung đều có những hoạt động cho trẻ khám phá Cụ thể [12]:
Hoạt động khám phá khoa học thế giới động vật, trẻ khám phá về đặc điểm nổi bật
và ích lợi của các con vật quen thuộc, một vài mối liên hệ đơn giản giữa con vật với MTsống, cách chăm sóc và bảo vệ chúng, đồng thời trao dồi óc quan sát, so sánh, nhận xét vàphán đoán của trẻ, hình thành ở trẻ tình cảm, thái độ đúng đắn đối với các con vật
Hoạt động khám phá khoa học thế giới thực vật, trẻ khám phá về đặc điểm nổi bậc
và ích lợi của cây cối, điều kiện sống của cây và một vài mối liên hệ đơn giản giữa câyvới MT sống Cách chăm sóc và bảo vệ chúng, đồng thời trao dồi óc quan sát, so sánh,nhận xét và phán đoán của trẻ, hình thành ở trẻ tình cảm, thái độ, hành vi đúng với cây
cỏ, hoa lá
Hoạt động khám phá khoa học về các hiện tượng tự nhiên, trẻ khám phá về đặcđiểm, tính chất, lợi ích, cách sử dụng và bảo vệ một cách hợp lý Những nội dung nàygiáo viên có thêm nhiều cơ hội để giúp trẻ tiếp xúc, hoạt động với môi trường, tác độngvào môi trường tạo cho trẻ khả năng tư duy nhận thức về môi trường xung quanh
Hoạt động KPKH được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau: (1) thông qua hoạtđộng học tập; (2) hoạt động vui chơi; (3) hoạt động ngoài trời; (4) hoạt động thăm quan;(5) hoạt động sinh hoạt hằng ngày Mỗi hoạt động giáo viên có thể tổ chức theo tập thể,nhóm, cá nhân đồng thời giáo viên có thể tích hợp nội dung GD
Trang 20Hành vi BVMT cho trẻ một cách linh hoạt, uyển chuyển và phong phú, điều nàygiúp trẻ không cảm thấy nhàm chán Mỗi hoạt động điều được tổ chức trong nhữngkhông gian khác nhau cả trong lớp cũng như ở ngoài lớp, điều này không những tạo sựtươi mới về khung cảnh mà còn hình thành ở trẻ khả năng định hướng không gian, thờigian Đây là nhân tố quan trọng hình hành nên những hành vi BVMT cho trẻ.
1.3.3 Ưu thế của giáo dục hành vi Bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động khám phá khoa học
Hiện nay vấn đề môi trường đang được sự quan tâm rất lớn của tất cả mọi tầng lớp
và giáo dục mầm non lứa tuổi mẫu giáo cũng không ngoại lệ Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi cónhu cầu tìm tòi khám phá rất cao, dường như trẻ không muốn ngồi yên một chỗ để ngườilớn nói về thế giới bên ngoài mà muốn tự thí nghiệm, muốn nhìn thấy sự biến đổi củathiên nhiên Từ đó hoạt động KPKH đáp ứng được như cầu khám phá của trẻ Việc GDHVBVMT cho trẻ thông qua hoạt động KPKH giúp trẻ trực tiếp hoạt động với đối tượng
là MT, tác động vào các đối tượng, trải nghiệm trực tiếp những hành vi BVMT là như thếnào, trẻ được thử và sai Trên cơ sở đó sẽ góp phần quan trọng trong việc hình thànhđộng cơ học tập, lĩnh hội những kinh nghiệm, tri thức về môi trường, kĩ năng BVMTcũng như các chuẩn mực xã hội và các quy tắc hành vi ứng xử đúng đắn với môi trường,trẻ tự suy nghĩ và có những hành động BVMT sáng tạo mà không cần người lớn giảnggiải một cách lý thuyết Nhà giáo dục Nga vĩ đại K.D Usinxki đã nhấn mạnh sự cần thiếtcho trẻ làm quen với môi trường thiên nhiên, phát triển kĩ năng quan sát các hiện tượngthiên nhiên ngay từ khi còn nhỏ Sự tiếp xúc sớm nhất của trẻ với thiên nhiên giúp choviệc giáo dục những quan niệm đúng đắn về môi trường
Những hoạt động KPKH làm cho nhận thức ở trẻ trở nên phong phú, chính xác,khái quát nhờ vào sự phân tích, tổng hợp, so sánh, suy đoán, giải thích, phân nhóm Mặtkhác khi khám phá trẻ sử dụng tất cả giác quan một cách hợp lý nhằm phát triển tư duycho trẻ Khi có các hoạt động KPKH phù hợp, nuôi dưỡng trí tò mò và mong muốn khámphá mọi sự vật, hiện tượng xung quanh, đó sẽ là cơ hội để trẻ bộc lộ nhu cầu và khả năngnhận thức của bản thân, được thực hành các kĩ năng quan sát, phân loại, phỏng đoán Giáo dục hành vi Bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động khám phákhoa học tạo cho trẻ sự tự tin: tìm tòi, trao đổi với giáo viên, bạn bè về những thay đổicủa môi trường Mặt khác, hoạt động KPKH đòi hỏi MT hoạt động phải phong phú, hấp
Trang 21dẫn với các đồ dùng, đồ chơi, các nguyên vật liệu khác nhau Điều này tạo cho trẻ hứngthú làm thỏa mãn nhu cầu thăm dò, khám phá của trẻ.
Hoạt động KPKH đặt ra nhiều nhiệm vụ nhận thức đòi hỏi trẻ phải giải quyết Trẻphải suy nghĩ tìm lời giải đáp, tìm phương án giải quyết, đưa ra dự đoán Do vậy tínhđộc lập, chủ động, tích cực, tự giác, sáng tạo của trẻ phát triển Bên cạnh đó, hệ thốngkiến thức đúng đắn về môi trường xung quanh giúp trẻ hoạt động có hiệu quả trong cáctrò chơi, hoạt động tạo hình, lĩnh hội các biểu tượng toán sơ đẳng Và chính những kiếnthức đơn giản về đặc điểm, tính chất, các mối liên hệ và sự phát triển của các sự vật màtrẻ thu nhận được là cơ sở cho những kiến thức khoa học sau này trẻ sẽ tiếp thu ở trườngphổ thông Ngoài ra hoạt động KPKH còn góp phần quan trọng vào việc phát triển ngônngữ, tình cảm - xã hội, thẩm mĩ, thể chất cho trẻ
Đó là đứng trên góc độ của trẻ, về góc độ của giáo viên Trong quá trình trẻ lĩnh hộikiến thức, giáo viên không nhất thiết giảng dạy hoặc giải thích những kiến thức khoa họccho trẻ mà chủ yếu giúp trẻ suy nghĩ nhiều hơn về những gì mình nhìn thấy và đang làm,kích thích trẻ quan sát, xem xét, dự đoán, suy luận về các sự vật – hiện tượng xungquanh, thảo luận chia sẻ điều trẻ nhìn thấy, điều trẻ nghĩ hoặc băn khoăn Điều này làmgiảm bớt gánh nặng, áp lực cho giáo viên Thông qua hoạt động KPKH, giờ đây giáo viênkhông còn là nguồn thông tin duy nhất, thay vào đó trẻ tự khám phá, tìm hiểu,… tiếp thukiến thức cho bản thân
Đồng thời, theo nguyên tắc giáo dục mầm non hiện nay “lấy trẻ làm trung tâm”nhằm định hướng kỹ năng tạo điều kiện cho trẻ thực hành, trải nghiệm, tư duy suy luận.Điều này phù hợp với quan điểm xuyên suốt của chương trình GDMN là chú trọng kỹnăng nhận thức của trẻ
1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc giáo dục hành vi Bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động khám phá khoa học
Sự hình thành và phát triển những hành vi luôn chịu sự chi phối, ảnh hưởng của các yếu
tố nhất định Các yếu tố này tác động đến trẻ ở những mức độ không giống nhau Xác địnhđược các yếu tố này sẽ giúp các nhà giáo dục tìm ra những giải pháp tối ưu nhất để nâng caohiệu quả của quá trình hình thành phẩm chất tâm lý này cho trẻ
Việc giáo dục hành vi Bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạtđộng khám phá khoa học thực chất là đặt trẻ vào vị trí chủ thể của quá trình giáo dục vàthông qua các hoạt động tích cực của mình Trẻ chủ động chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng,
Trang 22thái độ nhằm hình thành kinh nghiệm riêng cho bản thân Quá trình giáo GD HVBVMTcho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động KPKH đòi hỏi môi trường hoạt động phảiphù hợp với nhu cầu, khả năng và hứng thú của trẻ, bên cạnh đó, còn nhờ vào sự hỗ trợ,hướng dẫn của nhà giáo dục Do vậy, để GD HVBVMT cho trẻ thông qua hoạt độngKPKH có hiệu quả, cần hiểu rõ đặc điểm lứa tuổi, bản chất môi trường hoạt động của trẻ
và các tác động giáo dục của giáo viên
1.4.1 Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ
Mỗi đứa trẻ đều có đặc điểm phát triển tâm sinh lý khác nhau, chính vì điều đó việc
tổ chức giáo dục cho trẻ gặp những khó khăn nhất định Đối với những trẻ hiếu động, trẻthường chạy khắp nơi không tập trung vào quá trình lĩnh hội kiến thức, dẫn đến tình trạngtrẻ nhận thức về sự vật hiện tương không chính xác Đối với trẻ rụt rè, nhút nhát trẻ khóhòa nhập với mọi người, trẻ không trao đổi hay không dám đến quan sát những hiệntượng xảy ra cùng bạn bè,… Mặt khác, trẻ mầm non thường bị tác động bởi những yếu tốmạnh bên ngoài, trẻ chưa có sự tập trung chú ý cao, điều này làm gián đoạn việc tiếpnhận kiến thức của trẻ
1.4.2 Môi trường hoạt động
Hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi là hoạt động vui chơi Để giáo dụchành vi BVMT cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động KPKH đòi hỏi phải có không gianthích hợp, đồ dùng, đồ chơi, vật liệu phong phú, đa dạng thỏa mãn nhu cầu vui chơi,khám phá của trẻ
1.4.3 Giáo viên
Trong quá trình giáo dục, giáo viên không chỉ nắm rõ đặc điểm của trẻ, môi trườnghoạt động của trẻ mà phải thực hiện tốt vai trò của người hướng dẫn, giúp đỡ trẻ Từ đóxây dựng môi trường và tổ chức phù hợp với nhu cầu, khả năng, kinh nghiệm của trẻ.Ngoài ra do quá trình giáo dục tổ chức chưa thường xuyên, liên tục; nhiều giáo viên chưabiết cách sử dụng các biện pháp giáo dục môi trường một cách phù hợp, chưa biết pháthuy thế mạnh của từng biện pháp
Với những yếu tố trên có thể kết luận rằng giáo dục hành vi BVMT cho trẻ mẫugiáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động KPKH là việc làm thiết yếu, là cơ sở để trẻ hình thành
và hoàn thiện suy nghĩ, nhận thức được sự việc hiện tượng một cách tỉ mỉ, rõ ràng Đồngthời giúp trẻ có cái nhìn về thế giới quan trong sáng, đa dạng
Trang 23CHƯƠNG 2
CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA GIÁO DỤC HÀNH VI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA
HỌC 2.1 Vài nét về trường mầm non và khách thể nghiên cứu
2.1.1 Vài nét về trường mầm non
Bảng 2.1 Thông tin chung về trường mầm non
Địa điểm
Tổ 2, phường Thủy Dương,thị xã Hương Thủy, thànhphố Huế
330 Trưng Nữ Vương phường Thủy Dương, thị xãHương Thủy, thành phố Huế
- 1 cô có trình độ Đại học sư
phạm mầm non, 5 cô Caođẳng có trình độ sư phạmmầm non
- 1 hiệu trưởng, 1 hiệu phó
với trình độ Đại học sưphạm mầm non
- 7 cô với trình độ Cao đẳng
có trình độ sư phạm mầmnon
3 cô với trình độ Trung cấp
sư phạm mầm non
Số lớp - cháu
Mẫu giáo lớn: 01 lớpMẫu giáo nhỡ: 01 lớpMẫu giáo nhỏ: 01 lớpTổng số cháu: 105
Mẫu giáo lớn: 02 lớpMẫu giáo nhỡ: 01 lớpMẫu giáo nhỏ: 01 lớpNhà trẻ (24-36 tháng tuổi): 01lớp
Tổng số cháu: 147
Trang 24Bảng 2.2 Số lượng cán bộ và giáo viên điều tra
Bảng 2.3 Nhận thức của giáo viên và cán bộ quản lý về tầm quan trọng của GD
hành vi BVMT cho trẻ thông qua hoạt động KPKH
về tầm quan trọng của GD hành vi BVMT đối với trẻ Chúng tôi đã phỏng vấn một số
giáo viên về tầm quan trọng của vấn đề Cô H.T.M.T cho biết “Việc GD hành vi BVMT
Trang 25cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động KPKH là quan trọng, điều này hình thành thói quen tốt về môi trường cho trẻ như: trẻ biết xếp đồ dùng, đồ chơi, có những hành vi
bỏ rác đúng nơi quy định, biết chăm sóc bảo vệ cây trồng, vật nuôi” Điều này cho thấy
việc GD hành vi BVMT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động KPKH là việclàm cần thiết, không thể bỏ qua
2.3 Thực trạng giáo dục hành vi Bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động khám phá khoa học
2.3.1 Mục đích, nội dung giáo dục hành vi Bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động khám phá khoa học
Chúng tôi đã đưa ra 3 mục đích giáo dục hành vi Bảo vệ môi trường cho trẻ
5-6 tuổi thông qua hoạt động khám phá khoa học theo 3 mức độ với 1 là thấp nhất và 3 là
cao nhất, kết quả qua phiếu điều tra 19 giáo viên và cán bộ cho ra kết quả như sau:
Chỉ có 5/19 giáo viên (chiếm 31,2%) hiểu đầy đủ cả ba mục đích hành vi bảo vệmôi trường cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi Có 9/19 giáo viên (chiếm 47,4%) cho rằng giáo dụchành vi bảo vệ môi trường hướng tới hai mục đích: (1) “Có ý thức quan tâm đến các vấn
đề môi trường, nhận biết được trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường” (2) “Hìnhthành một số kỹ năng bảo vệ và gìn giữ môi trường, ứng xử tích cực trong việc giải quyếtvấn đề môi trường” 5/19 giáo viên cho rằng việc GD hành vi BVMT cho trẻ mẫu giáo 5-
6 tuổi chỉ hướng đến một mục đích “Có ý thức quan tâm đến các vấn đề môi trường, nhậnbiết được trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường” Chúng tôi đã đàm thoại với 5 giáoviên chọn mục đích thứ 2 là quan trọng nhất Cô Đ.T.H giáo viên ở trường mầm non tư
thục Hoa Nghiêm cho biết “cũng tùy vào quan điểm của mỗi giáo viên mà cho rằng GD hành vi BVMT hướng đến ý thức hay hình thành kĩ năng cho trẻ” Có giáo viên khi được
hỏi đến vấn đề này, họ trả lời ấp úng, không tự tin và xin thêm thời gian để tìm hiểu.Cũng có giáo viên cho rằng: khi trẻ nhìn vào một sự vật – hiện tượng, trẻ quan tâm, suynghĩ về sự vật – hiện tượng đó, trẻ ý thức được mình nên làm gì để BVMT, từ việc ý thức
mà trẻ hình thành những kỹ năng BVMT
Qua đó chúng tôi nhận thấy, tất cả giáo viên đều quan tâm đến GD hành vi BVMTcho trẻ trong hoạt động KPKH là rất quan trọng và quan trọng Tuy nhiên một số giáoviên vẫn chưa nhận thức đầy đủ những mục đích quan trọng của nó Điều này ảnh hưởngrất lớn đến quá trình tổ chức khám phá cho trẻ
Trang 26Chúng tôi đã đưa ra 5 nội dung nhằm GD hành vi BVMT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi,chúng tôi đã khảo sát và đề nghị GV đánh giá mức độ cần thiết của các nội dung đó, kếtquả qua phiếu điều tra 19 giáo viên và cán bộ quản lý như sau:
Bảng 2.4 Mức độ sử dụng của các nội dung giáo dục hành vi bảo vệ môi trường
cho trẻ
Rất thường xuyên
Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Hiếm khi
Không bao giờ
“Con người với động vật và thực vật” do hai nội dung này nằm trong chương trình giáodục trẻ thuộc ba chủ đề lớn: Thế động vật, thế giới thực vật, hiện tượng tự nhiên nên cókhả năng lồng ghép nội dung một cách hoàn toàn Nội dung “Con người và tài nguyên”được giáo viên ít sử dụng nhất với trung bình là 3.1 Chúng tôi đã tiến hành đàm thoại với
Cô N.K.D.H, ban đầu cô cho rằng nội dung này ít được tổ chức thay vào đó thườngxuyên tổ chức đến nội dung con người với thiên nhiên Sau hồi đàm thoại cô thay đổi ýkiến rằng, cô thầm hiểu trong nội dung với thiên nhiên bao gồm cả nội dung về tàinguyên nên có sự nhầm lẫn trong khi điền phiếu khảo sát Qua đó, chúng tôi nhận thấy
Trang 27một số ít giáo viên vẫn chưa phân biệt rõ các nội dung GD hành vi BVMT cho trẻ dẫnđến những sự nhầm lẫn khi xác định nội dung để GD cho trẻ.
Việc lồng ghép nội dung GD hành vi BVMT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi có thể đượcthực hiện qua tất cả các chủ đề ở trường mầm non với từng mức độ khác nhau Mức độlồng ghép nội dung GD hành vi BVMT được thể hiện rõ qua bảng số liệu dưới đây:
Bảng 2.5 Mức độ sử dụng của các chủ đề giáo dục hành vi bảo vệ môi trường
cho trẻ
Rất thường xuyên
Thường xuyên
Thỉnh thoảng Hiếm khi
Không bao
tỉ lệ thường xuyên là 68.4% và 57.9%, với kết quả ĐTB 4.3 và 4.2 Sở dĩ có ĐTB cao, là
vì hai chủ đề trên thuộc những chủ đề lớn mà GV lựa chọn để sử dụng nội dung GD hành
vi BVMT cho trẻ, đồng thời phù hợp với điều kiện địa bàn nhiều cây xanh, dễ dàng tổ
Trang 28chức GD cho trẻ Chủ đề “Trường mầm non”, “Bản thân” cũng được giáo viên sử dụngthường xuyên Các chủ đề “Phương tiện giao thông”, “Quê hương – Đất nước – Bác Hồ”,…thỉnh thoảng GV mới sử dụng, trong đó “Nghề nghiệp” là chủ đề ít tổ chức nhất (ĐTB:3.4) Giải thích về vấn đề này nhiều GV cho rằng trong chủ Nghề nghiệp, thỉnh thoảng chỉ cóvài nghề có thể lồng ghép nội dung để GD hành vi BVMT cho trẻ, chỉ khi gặp được nghề phùhợp với việc BVMT như nghề lao động quét rác, giáo viên mới GD những hành vi bảo vệ, cònlại rất ít nghề có thể GD cho trẻ về MT.
Từ kết quả số liệu và thực tế cho thấy mức độ sử dụng các chủ đề còn hạn chế, nằm ởmức thỉnh thoảng Nhưng nhìn chung mỗi giáo viên đều cố gắng lồng ghép các nội dung GDhành vi BVMT qua hoạt động KPKH cho trẻ
2.3.2 Nguyên tắc giáo dục hành vi Bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động khám phá khoa học
Bảng 2.6 Mức độ sử dụng của các nguyên tác giáo dục hành vi bảo vệ môi trường cho
trẻ
TT Nguyên tắc
Rất thường xuyên
Thường xuyên
Thỉnh thoảng Hiếm khi
Không bao
Trang 29Ghi chú: ĐTB: 1≤Điểm trung bình≤5
Từ kết quả thống kê số liệu phiếu thăm dò ý kiến GV, cho thấy đa số GV đều chútrọng đến những nguyên tắc GD cho trẻ, trong đó nổi bậc nhất là nguyên tắc “Đảm bảotính thực tiễn, phù hợp khả năng hứng thú của trẻ” với 84.2% giáo viên sử dụng rất thườngxuyên và thường xuyên, đạt ĐTB là 4.2 Nguyên tắc “Đảm bảo tính chính xác, pháttriển”, “Đảm bảo tính tích cực của trẻ” là hai nguyên tắc được giáo viên sử dụng thườngxuyên nhưng không chú trọng bằng nguyên tác trên Đồng thời cũng có một phần nhỏgiáo viên còn hạn chế sử dụng nguyên tắc “Đảm bảo tính mục đích” với ĐTB là 3.7 Đểgiải thích về vấn đề này nhiều GV cho biết, khi tổ chức cho trẻ khám phá có nhiều trẻ khônglàm theo những gì cô giao mà lại khám phá theo hứng thú của bản thân Từ đặc điểm đó mỗigiáo viên phải luôn linh động, sáng tạo để tạo hứng thú cho trẻ khi thực hiện hoạt động Chúng tôi nhận thấy việc giáo viên lựa chọn nguyên tắc “Đảm bảo tính thực tiễn,phù hợp khả năng hứng thú của trẻ” ở mức độ thường xuyên nhất cũng dễ hiểu, vì đốitượng chúng tôi khảo sát là những trường tư thục, cơ sở vật chất cũng như những điềukiện phục vụ cho GD trên địa bàn còn hạn chế, bắt buộc mỗi cán bộ và giáo viên của cáctrường phải có những kế hoạch GD phù hợp điều kiện thực tế, tận dụng tối đa nhữngphương tiện để cung cấp những kiến thức thiết thực, gần gũi đối với đời sống xung quanhcuộc sống của trẻ
2.3.3 Phương pháp, phương tiện giáo dục hành vi Bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động khám phá môi trường
Phương pháp giáo dục hành vi Bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động khám phá môi trường
Trong GD trẻ mầm non bao gồm nhiều nhóm phương pháp khác nhau Chúng tôi đã
đề xuất 8 phương pháp để khảo sát mức đọ sử dụng từng phương pháp này trong GDhành vi BVMT cho trẻ qua hoạt động KPKH, kết quả như sau:
Bảng 2.7 Mức độ sử dụng của các phương pháp giáo dục hành vi bảo vệ môi trường
cho trẻ
thường xuyên
Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Hiếm khi Không
bao giờ
ĐTB
Trang 30Qua khảo sát môi trường GD ở từng trường chúng tôi nhận thấy, điều kiện cơ sở vậtchất còn rất hạn chế, hầu như trẻ không có đồ chơi để khám phá, bắt buộc mỗi giáo viênphải sử dụng phương pháp kể chuyện hay đàm thoại để cung cấp kiến thức cho trẻ Nhiềugiáo viên cho biết, trong một năm việc tổ chức cho trẻ thí nghiệm hiếm khi được thựchiện vì cơ sở ở trường không có.
Phương tiện giáo dục hành vi Bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động khám phá môi trường
Trang 31Để thực hiện tốt các phương pháp cần sử dụng nhiều phương tiện khác nhau tạođiều kiện thuận lợi cho việc cung cấp kiến thức về hành vi BVMT cho trẻ Việc sử dụngđúng các phương tiện sẽ tác động lớn đến hiệu quả quá trình GD hành vi BVMT cho trẻ.Bảng số liệu dưới đây thể hiện mức độ tổ chức các hình thức GD hành vi BVMTcho trẻ:
Bảng 2.8 Mức độ sử dụng của các phương tiện giáo dục hành vi bảo vệ môi trường
cho trẻ
TT Phương tiện
Rất thường xuyên
Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Hiếm khi
Không bao
Qua quá trình đàm thoại, quan sát chúng tôi nhận thấy, các loại đồ dùng mà họ sửdụng vẫn còn nghèo nàn, nếu có thì số lượng hạn chế không đủ cho tất cả trẻ khám phá
Cô N.T.N.N ở trường mầm non tư thục Diệu Viên chia sẻ: “Trẻ ở đây đa số điều biết đến