1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may của công ty TNHH khăn việt

81 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 168,18 KB

Nội dung

Dệt may cũng là lĩnh vực kinh doanh truyền thống lâu đời và là thế mạnh củaCông ty TNHH Khăn Việt chuyên sản xuất các sản phẩm dệt may, thời trang và thủcông mỹ nghệ xuất khẩu sang các

Trang 1

THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA

CÔNG TY TNHH KHĂN VIỆT

Giáo viên hướng dẫn : ThS Phạm Huyền Trang Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Linh

Mã sinh viên : 5083106259

Chuyên ngành : Kinh tế đối ngoại

HÀ NỘI – NĂM 2021

Trang 2

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯHỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đề tài:

THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA

CÔNG TY TNHH KHĂN VIỆT

Giáo viên hướng dẫnSinh viên thực hiện Mã sinh viên

Khóa Ngành Chuyên ngành

: ThS Phạm Huyền Trang: Nguyễn Thị Linh

: 5083106259 : 8

: Kinh tế quốc tế

: Kinh tế đối ngoại

HÀ NỘI – NĂM 2021

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan đề tài: “Thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may của Công ty TNHH Khăn Việt” là một công trình nghiên cứu độc lập dưới sự hướng dẫn của giáo viên

hướng dẫn ThS Phạm Huyền Trang Ngoài ra không có bất cứ sự sao chép của ngườikhác Đề tài, nội dung khóa luận là sản phẩm mà em đã nỗ lực thực hiện Các số liệu,kết quả trình bày trong khóa luận được thu thập và sử dụng một cách trung thực, emxin chịu hoàn toàn trách nhiệm, kỷ luật của bộ môn và nhà trường đề ra nếu như có vấn

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới giáo viên hướng dẫn ThS Phạm HuyềnTrang đã nhiệt tình quan tâm, giúp đỡ và đóng góp ý kiến để em có thể hoàn thànhkhóa luận tốt nghiệp một cách tốt nhất Ngoài ra em xin gửi lời cảm ơn tới Quý thầy côHọc viện Chính sách và Phát triển đã giảng dạy nhiệt tình, truyền đạt nhiều kiến thức

bổ ích trong suốt 4 năm học để em có những kiến thức căn bản về chuyên ngành mìnhtheo học, phục vụ cho khóa luận tốt nghiệp và công việc trong tương lai

Em cũng xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo Công ty TNHH Khăn Việt cùngtoàn thể các anh chị cán bộ, công nhân viên Phòng Xuất nhập khẩu đã tạo mọi điềukiện thuận lợi, chỉ dạy những kinh nghiệm thực tế quý báu và giúp đỡ em rất nhiềutrong quá trình thực tập để em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này

Do kinh nghiệm thực tế, kiến thức của em còn hạn chế nên không thể tránh khỏinhững thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô để rút kinhnghiệm và củng cố, bổ sung kiến thức trong lĩnh vực xuất khẩu được tốt hơn

Cuối cùng, em xin kính chúc Quý thầy cô và Ban Giám Đốc Học viện Chính sách

và Phát triển cùng các cán bộ công nhân viên tại Công ty TNHH Khăn Việt thật nhiềusức khỏe, mãi cháy trong mình tinh thần nhiệt huyết để phát triển hơn nữa

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 29 tháng 06 năm 2021

Sinh viên

Nguyễn Thị Linh

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC VIẾT TẮT vi

DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ viii

LỜI MỞ ĐẦU 1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU VÀ THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY 3

1.1 Tổng quan về xuất khẩu 3

1.1.1 Khái niệm 3

1.1.2 Đặc điểm 3

1.1.3 Vai trò 4

1.1.4 Hình thức xuất khẩu 8

1.2 Giới thiệu chung về xuất khẩu hàng dệt may 10

1.2.1 Khái niệm xuất khẩu hàng dệt may 10

1.2.2 Đặc điểm xuất khẩu hàng dệt may 10

1.2.3 Vai trò xuất khẩu hàng dệt may 12

1.3 Thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may 14

1.3.1 Khái niệm về thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may 14

1.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may 14

1.3.3 Quy trình xuất khẩu hàng dệt may 19

1.3.4 Các kết quả phản ánh thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may 22

Chương 2: THỰC TRẠNG THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA CÔNG TY TNHH KHĂN VIỆT 25

2.1 Giới thiệu về Công ty TNHH Khăn Việt 25

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 25

2.1.2 Cơ cấu tổ chức 25

Trang 6

2.1.3 Lĩnh vực sản xuất kinh doanh 26

2.1.4 Tình hình kết quả kinh doanh của Công ty 27

2.2 Yếu tố ảnh hưởng tới thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may của Công ty TNHH Khăn Việt 29

2.2.1 Yếu tố bên ngoài 29

2.2.2 Yếu tố bên trong 33

2.3 Thực trạng thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may của Công ty TNHH Khăn Việt 37 2.3.1 Nội dung thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may của Công ty 37

2.3.2 Chiến lược điển hình nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may của Công ty 39

2.3.3 Kết quả phản ánh thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may của Công ty 44

2.4 Đánh giá thực trạng thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may của Công ty TNHH Khăn Việt 48

2.4.1 Kết quả đạt được 48

2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân 49

Chương 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA CÔNG TY TNHH KHĂN VIỆT 52

3.1 Định hướng xuất khẩu hàng dệt may của toàn ngành Việt Nam và của Công ty trong 5 năm tới 52

3.1.1 Định hướng của toàn ngành xuất khẩu hàng dệt may 52

3.1.2 Định hướng xuất khẩu hàng dệt may của Công ty 52

3.2 Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may của Công ty TNHH Khăn Việt 53 3.2.1 Mở rộng thị trường xuất khẩu 53

3.2.2 Quản lý dây chuyền kỹ thuật sản xuất tránh tình trạng giao hàng chậm 56

3.2.3 Đào tạo phát triển nguồn nhân lực 56

3.2.4 Nâng cao chất lượng sản phẩm 59

3.2.5 Chủ động về nguyên vật liệu 60

3.3 Kiến nghị nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may của Công ty TNHH Khăn Việt 60

3.3.1 Kiến nghị đối với nhà nước 60

3.3.2 Kiến nghị đối với hiệp hội các doanh nghiệp dệt may Việt Nam 62

Trang 7

KẾT LUẬN 64

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 65

Trang 8

DANH MỤC VIẾT TẮT

1 ASEAN Association of Southeast Hiệp hội các quốc gia Đông

Asian Nations Nam Á

2 CBCNV Cán bộ công nhân viên

Comprehensive and Hiệp định Đối tác Toàn diện

3 CPTPP Progressive Agreement for và Tiến bộ xuyên Thái Bình

Trans-Pacific Partnership Dương

4 DHL Dalsey Hillblom Lynn Tên Công ty vận chuyển quốc

tế

6 EU The European Union Liên minh châu Âu

European-Vietnam Free Trade Hiệp định thương mại tự do

7 EVFTA Việt Nam – Liên minh Châu

Agreement

Âu

8 FTA Free Trade Agreement Hiệp định thương mại tự do

9 GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội

10 GT General Trade Thương mại tổng hợp

11 ISO International Organization for Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc

Trang 9

vi

Trang 10

17 SAP Enterprise Resource Planning Hoạch định Nguồn lực Doanh

Trang 11

DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ

DANH MỤC BẢNG

2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong năm 2016- 27

2020

2.2 Bảng thống kê tài sản – nguồn vốn của Công ty TNHH Khăn 33

Việt giai đoạn 2016-2020

2.3 Số lượng và trình độ cán bộ công nhân viên của Công ty TNHH 36

Khăn Việt giai đoạn 2016-2020

2.4 Sản lượng xuất Khẩu theo từng mặt hàng Công ty TNHH Khăn 44

2.1 Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 2016 – 2020 30

2.2 Nguồn nhân lực Công ty giai đoạn 2016- 2020 35

2.3 Giá trị kim ngạch xuất khẩu Công ty TNHH Khăn Việt giai 45

Trang 12

DANH MỤC SƠ ĐỒ

1.1 Sơ đồ thực hiện hợp đồng xuất khẩu 21

2.1 Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Khăn Việt 25

Trang 13

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Nền kinh tế Việt Nam đang từng bước chuyển mình, hội nhập với nền kinh tế khuvực và thế giới Một trong những hoạt động cơ bản để thúc đẩy quá trình hội nhập cácnền kinh tế chính là hoạt động xuất khẩu

Theo báo cáo của ngành dệt may trong những năm vừa qua Việt Nam là nướcxuất khẩu dệt may lớn thứ 3 trên thế giới với tỷ lệ tăng trưởng bình quân 30%/năm.Ngành dệt may hiện nay đã vươn lên trở thành ngành kinh tế lớn của đất nước, manglại nguồn thu ngoại tệ chủ yếu trong quá trình công nghiệp hóa đất nước Góp phần tíchcực trong công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy quátrình đô thị hóa và tạo công ăn việc làm cho người lao động Ngành dệt may Việt Namđược đánh giá là ngành có nhiều điều kiện thuận lợi để vươn lên trở thành trung tâmdệt may của khu vực Đông Nam Á và là một trong những trung tâm dệt may quantrọng của thế giới

Dệt may cũng là lĩnh vực kinh doanh truyền thống lâu đời và là thế mạnh củaCông ty TNHH Khăn Việt chuyên sản xuất các sản phẩm dệt may, thời trang và thủcông mỹ nghệ xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Nhật Bản, Mỹ… Trong quátrình thực tế ở Công ty TNHH Khăn Việt nhận thấy xuất khẩu hàng dệt may của Công

ty vẫn còn những mặt hạn chế như: trình độ lao động, thời gian giao hàng và chất

lượng sản phẩm… vậy nên em đã chọn đề tài: “Thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may của

Công ty TNHH Khăn Việt” nhằm nghiên cứu thực trạng xuất khẩu hàng dệt may của

Công ty, từ đó đưa ra những giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may cho Công tytrong 5 năm tới

2 Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu thực trạng xuất khẩu hàng dệt may của Công ty TNHH Khăn Việt từ

đó đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may cho Công ty

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài xác định 3 nhiệm vụ chính như sau:

- Hệ thống hóa các cơ sở lý luận về xuất khẩu và thúc đẩy xuất khẩu hàng dệtmay

- Phân tích và đánh giá thực trạng xuất khẩu hàng dệt may của Công ty TNHH Khăn Việt giai đoạn 2016-2020

- Đề xuất giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Công ty trong 5 năm tới

Trang 14

3 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may của Công

ty TNHH Khăn Việt

4 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vị về không gian: nghiên cứu tại Công ty TNHH Khăn Việt

- Phạm vi về thời gian: Số liệu nghiên cứu thực trạng xuất khẩu của Công ty từ năm 2016-2020 và đề xuất giải pháp trong 5 năm tới

5 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập số liệu: Thống kê số liệu

Phương pháp phân tích, xử lý số liệu: Phương pháp so sánh, phương pháp phân tích và tổng hợp

6 Kết cấu của khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung của khóa luận được kết cấu thành 3 chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận về xuất khẩu và thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt mayChương 2: Thực trạng thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may của Công ty TNHH Khăn Việt

Chương 3: Giải pháp và kiến nghị nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may của Công ty TNHH Khăn Việt

Trang 15

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU VÀ THÚC ĐẨY XUẤT

KHẨU HÀNG DỆT MAY1.1 Tổng quan về xuất khẩu

1.1.1 Khái niệm

Xuất khẩu là một phạm trù kinh tế phản ánh hoạt động trao đổi, bán hàng hóa củamột quốc gia với phần còn lại của thế giới, hoặc có thể hiểu một cách đơn giản: xuấtkhẩu là những hoạt động cụ thể trong trao đổi, bán hàng hóa của các chủ thể kinh tếtrong nước với các đối tác nước ngoài Khi sản xuất hàng hóa phát triển kéo theo hoạtđộng trao đổi hàng hóa sẽ mở rộng phạm vi ra ngoài biên giới một quốc gia và quátrình đó mang lại lợi ích cho các chủ thể tham gia

Theo GS.TS Đỗ Đức Bình - TS Nguyễn Thường Lạng giáo trình Kinh Tế QuốcTế, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân xuất khẩu được định nghĩa như sau:

Xuất khẩu là hình thức xâm nhập nước ngoài ít rủi ro và chi phí thấp nhất Vớicác nước có trình độ kinh tế thấp hơn các nước đang phát triển thì xuất khẩu đóng vaitrò rất lớn đối với nền kinh tế và các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu

Trong tính toán tổng cầu, xuất khẩu được coi là nhu cầu từ bên ngoài (ngoại nhu).Mức độ phụ thuộc của một nền kinh tế vào xuất khẩu được đo bằng tỷ lệ giữa giá trịnhập khẩu và tổng thu nhập quốc dân Đối với những nền kinh tế mà cầu nội địa yếu,thì xuất khẩu có ý nghĩa quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế Chính vì thế, nhiềunước đang phát triển theo đuổi chiến lược công nghiệp hóa hướng vào xuất khẩu.Theo khoản 1, điều 28, bộ Luật Thương Mại năm 2005 khái niệm xuất khẩu đượcnêu cụ thể như sau:

"Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặcđưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quanriêng theo quy định của pháp luật."

Khóa luận lựa chọn sử dụng khái niệm xuất khẩu hàng hóa theo luật thương mạinăm 2005

1.1.2 Đặc điểm

Đặc điểm về xuất khẩu bao gồm những nội dung sau:

Thứ nhất, khách hàng trong hoạt động xuất khẩu là người nước ngoài Khi muốn

phục vụ khách hàng, nhà xuất khẩu không thể áp dụng các biện pháp giống hoàn toànnhư khách hàng trong nước Giữa hai loại khách hàng này có nhiều điểm khác biệt về

Trang 16

ngôn ngữ, lối sống, mức sống và phong tục tập quán… Điều này dẫn đến những khácbiệt trong nhu cầu và cách thức thỏa mãn nhu cầu Nhà sản xuất cần phải nghiên cứusâu hơn để tìm hiểu nhu cầu của khách hàng nước ngoài từ đó đưa ra những hàng hóaphù hợp.

Thứ Hai, thị trường kinh doanh xuất khẩu thường phức tạp và khó tiếp cận hơn so

với thị trường kinh doanh trong nước Thị trường xuất khẩu vượt ra ngoài phạm vi biêngiới của một quốc gia, nên về mặt địa lý thì nó ở cách xa hơn, phức tạp hơn và có nhiềunhân tố ràng buộc hơn

Thứ ba, hình thức mua bán trong hoạt động xuất khẩu thường là mua bán qua hợp

đồng xuất khẩu với khối lượng mua lớn

Thứ tư, các nghiệp vụ liên quan đến hoạt động xuất khẩu như thanh toán, vận

chuyển, ký kết hợp đồng đều phức tạp và chứa nhiều rủi ro

Nhìn chung, hoạt động xuất khẩu là sự mở rộng quan hệ buôn bán trong nước ra

nước ngoài Hoạt động xuất khẩu có thể đem lại kết quả cao hơn hoạt động kinh doanhtrong nước nhưng cũng chứa đựng nhiều rủi ro hơn

1.1.3 Vai trò

1.1.3.1 Đối với nền kinh tế Quốc dân

Xuất khẩu là một nội dung chính của hoạt động ngoại thương và là hoạt động đầutiên trong thương mại quốc tế, xuất khẩu có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trìnhphát triển kinh tế của mỗi quốc gia cũng như trên toàn thế giới Nó là một trong nhữngnhân tố cơ bản để thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế:

a, Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu, phục vụ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước

Với các Quốc gia đang phát triển, bước đi thích hợp nhất là công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước để khắc phục tình trạng nghèo nàn, lạc hậu và chậm phát triển.Tuy nhiên, quá trình công nghiệp hóa phải có một lượng vốn lớn để nhập khẩu côngnghệ thiết bị tiên tiến

-Để có vốn nhập khẩu có thể sử dụng nguồn vốn huy động chính như sau:

- Đầu tư nước ngoài, vay nợ các nguồn vốn viện trợ

- Thu từ các hoạt động du lịch, dịch vụ thu ngoại tệ trong nước

- Thu từ hoạt động xuất khẩu

Trang 17

Tầm quan trọng của vốn đầu tư nước ngoài không thể phủ nhận được, nhưng việchuy động chúng không phải dễ dàng Khi sử dụng nguồn vốn này, các nước đi vay phảichịu thiệt thòi, phải chịu một số điều kiện bất lợi và sẽ phải trả sau này Do vậy, xuấtkhẩu là một hoạt động tạo nguồn vốn rất quan trọng Xuất khẩu tạo tiền đề cho nhậpkhẩu, nó quyết định đến quy mô tốc độ tăng trưởng của hoạt động nhập khẩu Ở một sốnước, một trong những nguyên nhân chủ yếu của tình trạng kém phát triển là do thiếutiềm năng về vốn Do đó nguồn vốn bên ngoài là chủ yếu, mọi cơ hội đầu tư vay nợ vàviện trợ nước ngoài chỉ thuận lợi khi chủ đầu tư và người cho vay thấy được khả năngsản xuất và xuất khẩu, đây là nguồn vốn duy nhất để trả nợ trở thành hiện thực.

b, Xuất khẩu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển

Dưới tác động của xuất khẩu, cơ cấu sản xuất và tiêu dùng của thế giới đã vàđang thay đổi mạnh mẽ Xuất khẩu làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các quốc gia từnông nghiệp chuyển sang công nghiệp và dịch vụ

Có hai cách nhìn nhận về tác động của xuất khẩu đối với sản xuất và chuyển dịch

cơ cấu kinh tế:

- Chỉ xuất khẩu những sản phẩm thừa so với nhu cầu tiêu dùng nội địa Trongtrường hợp nền kinh tế còn lạc hậu và chậm phát triển, sản xuất về cơ bản chưa đủ tiêu dùngchỉ thụ động ở sự dư thừa của sản xuất thì xuất khẩu bó hẹp trong phạm vi nhỏ và tăngtrưởng chậm Do đó các ngành sản xuất không có cơ hội phát triển

- Coi thị trường thế giới để tổ chức sản xuất và xuất khẩu Quan điểm này tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy xuất khẩu Nó thể hiện ở:

+ Xuất khẩu tạo tiền đề để cho các ngành có cơ hội phát triển Điều này có thểthông qua ví dụ như sau: khi phát triển ngành dệt may xuất khẩu, các ngành khác như bông,kéo sợi nhuộm tẩy sẽ có điều kiện phát triển

+ Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng thị trường sản phẩm, góp phần ổn định sản xuất, tạo lợi thế phát triển quy mô

+ Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, mởrộng thị trường tiêu dùng của một quốc gia Cho phép một quốc gia có thể tiêu dùng tất cảcác mặt hàng với số lượng lớn hơn nhiều lần giới hạn khả năng sản xuất của một quốc gia,thậm chí cả những mặt hàng mà quốc gia đó không có khả năng sản xuất được

+ Xuất khẩu góp phần thúc đẩy chuyên môn hóa, tăng cường sản xuất hiệu quảcho từng Quốc gia Xuất khẩu cho phép chuyên môn hóa sản xuất và phát triển Trong

5

Trang 18

nền kinh tế hiện đại mang tính toàn cầu hóa như ngày nay, mỗi loại sản phẩm nghiêncứu thử nghiệm ở đất đất nước thứ nhất, chế tạo ở nước thứ hai, lắp đặt ở nước thứ ba,tiêu thụ ở nước thứ tư và thanh toán ở nước thứ năm Như vậy, hàng hóa sản xuất ra ởmỗi quốc gia và tiêu thụ ở một quốc gia ra khác cho thấy sự tác động ngược trở lại củachuyên môn hóa với xuất khẩu.

Với đặc điểm quan trọng là tiền tệ sử dụng làm phương thức thanh toán xuất khẩugóp phần làm tăng dự trữ ngoại tệ của một quốc gia Đặc biệt với các nước đang pháttriển, đồng tiền không có khả năng chuyển đổi, ngoại tệ có được nhờ xuất khẩu khẩuđóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa về cung cấp ngoại tệ ổn định sản xuất Qua

đó góp phần vào tăng trưởng và phát triển kinh tế

c, Xuất khẩu có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm giúp nâng cao đời sống nhân dân và góp phần cải thiện cán cân thanh toán quốc tế

Sản xuất hàng xuất khẩu thu hút hàng triệu lao động tạo việc làm và có thu nhậpđáng kể cho người lao động Đối với Việt Nam hiện nay còn rất nhiều người thấtnghiệp do dân số quá đông nên số lao động còn dư thừa nhiều, vậy nên xuất khẩu pháttriển thuận lợi sẽ làm giảm đáng kể số lao động dư thừa này và tạo được công việc làmthiết thực cho người lao động

Xuất khẩu còn tạo ra nguồn vốn để nhập khẩu, vật phẩm tiêu dùng thiết yếu phục

vụ đời sống và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của mỗi cá nhân ngày một phong phú hơn.Những người lao động nhờ có thu nhập cao mà cải thiện nâng cao đời sống của mình.Đồng thời xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ sẽ thu được nhiều ngoại tệ về cho đấtnước, thu hẹp dần khoảng cách thu và chi, giảm thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế.Giảm thâm hụt cán cân thương mại có thể tăng xuất khẩu cả về mặt lượng lẫn mặt chất

sẽ làm tăng lượng ngoại tệ nhập vào trong quỹ dự trữ ngoại tệ quốc gia

d, Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy sự phát triển các mối quan hệ kinh

tế đối ngoại

Xuất khẩu và các mối quan hệ kinh tế đối ngoại, ngoại giao có tác động qua lạiphụ thuộc lẫn nhau Hoạt động xuất khẩu là cơ sở, tiền đề vững chắc để xây dựng cácmối quan hệ kinh tế đối ngoại sau này Từ đó kéo theo các mối quan hệ khác phát triểnnhư: du lịch quốc tế, bảo hiểm quốc tế, tín dụng quốc tế… Sự phát triển của các ngànhnày lại tác động ngược trở lại hoạt động xuất khẩu làm cơ sở hạ tầng cho hoạt độngxuất khẩu phát triển

Trang 19

Xuất khẩu sẽ dẫn tới những sự thay đổi trong sinh hoạt tiêu dùng hàng hóa của nền kinh tế bằng hai cách:

- Cho phép khối lượng hàng tiêu dùng nhiều hơn số hàng hóa được sản xuất ra

- Kéo theo sự thay đổi có lợi, phù hợp với các đặc điểm của sản xuất Tuy nhiên,tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng quốc gia mà các hoạt động của xuất khẩu đối vớiquốc gia khác nhau là khác nhau

e, Xuất khẩu tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, tạo khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất

Xuất khẩu tạo ra khả năng mở rộng thị trường, góp phần cho sản xuất phát triển

và ổn định Khi xuất khẩu phát triển, quy mô sản xuất đã được mở rộng điều đó đi đôivới việc sẽ giảm được rất nhiều chi phí khi sản lượng của nó tăng lên như chi phí cốđịnh, chi phí vận chuyển, chi phí mua nguyên vật liệu,…Việc giảm chi phí này có ýnghĩa to lớn đối với mỗi quốc gia vì nó nâng cao được sức cạnh tranh của hàng hóanước mình thông qua việc điều chỉnh giá bán hợp lý

Xuất khẩu tạo ra những tiền đề kinh tế, kỹ thuật nhằm cải tạo và nâng cao nănglực sản xuất trong nước

Xuất khẩu chính là việc mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế, do đó sẽ tranh thủđược lợi thế thời đại và mở rộng các mối quan hệ quốc tế, hợp tác trên nhiều lĩnh vựcnhư văn hóa - giáo dục, khoa học - công nghệ…Từ đó gắn thêm tình đoàn kết và hữunghị giữa các quan hệ kinh tế đối ngoại có tác động qua lại phụ thuộc lẫn nhau, chẳnghạn xuất khẩu và công nghệ sản xuất hàng xuất khẩu thúc đẩy quan hệ tín dụng, đầu tư,

mở rộng vận tải quốc tế

Với những vai trò trên, chúng ta thấy xuất khẩu là hoạt động quan trọng trong nềnkinh tế quốc dân Nó góp phần làm giàu cho xã hội, cho nhân dân, cho đất nước

1.1.3.2 Đối với doanh nghiệp

Cùng với sự bùng nổ của nền kinh tế toàn cầu, xu hướng vươn ra thị trường quốctế là một xu hướng chung của tất cả các Quốc gia và các doanh nghiệp Xuất khẩu làmột trong những con đường quen thuộc để các doanh nghiệp thực hiện kế hoạch bànhtrướng, phát triển, mở rộng thị trường của mình

Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm do doanh nghiệpsản xuất ra Nhờ có xuất khẩu mà tên tuổi của doanh nghiệp không chỉ được các kháchhàng trong nước biết đến mà còn có mặt ở thị trường nước ngoài

Trang 20

Xuất khẩu tạo nguồn thu ngoại tệ cho các doanh nghiệp tăng dự trữ Qua đó nângcao khả năng nhập khẩu, thay thế bổ sung, nâng cấp máy móc thiết bị, nguyên vậtliệu… phục vụ cho quá trình phát triển.

Xuất khẩu phát huy cao độ tính năng động sáng tạo của cán bộ xuất khẩu khẩucủa cũng như các đơn vị tham gia như: tích cực tìm tòi và phát triển các mặt hàng trongkhả năng xuất khẩu ra các thị trường mà doanh nghiệp có khả năng thâm nhập Xuấtkhẩu buộc các doanh nghiệp phải đổi mới và hoàn thiện công tác quản trị kinh doanh.Đồng thời giúp các doanh nghiệp kéo dài tuổi thọ của một sản phẩm

Xuất khẩu tất yếu dẫn đến cạnh tranh, theo dõi lẫn nhau giữa các đơn vị tham giaxuất khẩu trong và ngoài nước Đây là một trong những nguyên nhân buộc các doanhnghiệp tham gia xuất khẩu phải nâng cao chất lượng hàng hóa xuất khẩu, các doanhnghiệp phải chú ý hơn nữa trong việc hạ giá thành của sản phẩm Từ đó tiết kiệm cácyếu tố đầu vào, tiết kiệm các nguồn nhân lực

Sản xuất hàng xuất khẩu giúp doanh nghiệp thu hút được nhiều lao động tạo thunhập ổn định đời sống cho cán bộ, bộ công nhân viên và tăng thêm lợi nhuận chodoanh nghiệp

Doanh nghiệp tiến hành hoạt động xuất khẩu có cơ hội mở rộng mối quan hệbuôn bán kinh doanh với nhiều đối tác nước ngoài dựa trên cơ sở đôi bên cùng có lợi

1.1.4 Hình thức xuất khẩu

Cùng với sự phát triển của kinh tế toàn cầu, các hình thức xuất khẩu cũng đượcphát triển đa dạng, hỗ trợ người dùng và các doanh nghiệp có thể dễ dàng đưa hàng hóacủa mình ra các thị trường quốc tế, xuất khẩu có các hình thức sau:

1.1.4.1 Xuất khẩu trực tiếp

Xuất khẩu trực tiếp là hình thức được thực hiện trực tiếp giữa hai bên, bên muahàng và đơn vị bán hàng sẽ trực tiếp ký kết hợp đồng ngoại thương với nhau Với điềukiện hợp đồng này phải tuân thủ và phù hợp với pháp luật của từng quốc gia, đồng thờiđúng tiêu chuẩn điều lệ mua bán quốc tế

Theo hình thức xuất khẩu này, các doanh nghiệp ngoại thương muốn có hàng hóa

để xuất khẩu phải tự bỏ vốn ra mua các sản phẩm từ địa phương, các đơn vị sản xuấttrong nước, sau đó bán các sản phẩm này cho các khách hàng nước ngoài (có thể quamột số công đoạn gia công)

Hình thức này không qua một tổ chức trung gian nào, nào có thể trực tiếp gặpnhau cùng bàn bạc, thảo luận để đưa đến một hợp đồng Có thể không gặp nhau trực

Trang 21

tiếp mà thông qua thư chào hàng, thư điện tử, fax, điện thoại cũng có thể tạo thànhmột hợp đồng mua bán kinh doanh thương mại quốc tế được ký kết.

1.1.4.2 Xuất khẩu gián tiếp

Xuất khẩu gián tiếp hay còn được gọi là xuất khẩu ủy thác, đây là một hình thứcdịch vụ thương mại, theo đó doanh nghiệp ngoại thương đứng ra với vai trò là trunggian thực hiện việc xuất khẩu hàng hóa cho các đơn vị có hàng hóa ủy thác Trong hìnhthức này, hàng hóa trước khi kết thúc quá trình xuất khẩu vấn thuộc sở hữu của đơn vị

ủy thác Doanh nghiệp ngoại thương chỉ có nhiệm vụ làm các thủ tục về xuất khẩuhàng hóa, kể cả việc vận chuyển hàng hóa và được hưởng một khoản tiền gọi là phí ủythác

1.1.4.3 Buôn bán đối lưu

Buôn bán đối lưu là một trong những phương thức giao dịch xuất khẩu kết hợpchặt chẽ với nhập khẩu, người bán hàng đồng thời là người mua, lượng trao đổi vớinhau có giá trị tương đương Trong phương thức xuất khẩu này mục tiêu là thu về mộtlượng hàng hoá có giá trị tương đương Vì đặc điểm này mà phương thức này còn cótên gọi khác như xuất nhập khẩu liên kết, hay hàng đổi hàng

1.1.4.4 Gia công quốc tế

Gia công quốc tế là phương thức giao dịch kinh doanh trong đó một bên (gọi làbên nhận gia công) nhập khẩu nguyên liệu hoặc bán thành phẩm của một bên khác (gọi

là bên đặt gia công) để chế biến ra thành phẩm, giao lại cho bên đặt gia công và nhậnthù lao (gọi là phí gia công)

Bản chất gia công quốc tế là hình thức mua bán giữa tiền và dịch vụ Một bênchấp nhận thuê bên kia gia công là muốn mua phí gia công rẻ của bên nhận gia công.Bên nhận gia công thực chất là muốn bán sức lao động để có thu nhập

1.1.4.5 Đấu thầu quốc tế

Đấu thầu quốc tế là một phương thức giao dịch đặc biệt theo đó người mua công

bố trước yêu cầu về hàng hóa và dịch vụ kèm theo các điều kiện mua bán để nhiềungười cạnh tranh với nhau giành quyền cung cấp hàng hóa và dịch vụ đó qua việcngười mua trao hợp đồng cho người cung cấp có giá cả và điều kiện hợp lý nhất

Đấu thầu có nhiều người bán nhưng chỉ có một người mua nên người mua chiếm

ưu thế và có lợi hơn Đối tượng được tổ chức đấu thầu thường là những hàng hóa đảmbảo tiêu chuẩn, có giá trị lớn, công nghệ cao và có thể thay thế được

Trang 22

1.2 Giới thiệu chung về xuất khẩu hàng dệt may

1.2.1 Khái niệm xuất khẩu hàng dệt may

Từ khái niệm xuất khẩu hàng hóa đã được đề cập trong mục 1.1.1, xuất khẩuhàng dệt may có thể được hiểu là việc sản phẩm dệt may được đưa ra khỏi lãnh thổViệt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khuvực hải quan riêng theo quy định của pháp luật

1.2.2 Đặc điểm xuất khẩu hàng dệt may

Nhu cầu thiết yếu và không thể thiếu của mỗi con người là “Ăn, mặc, ở” Đáp ứngnhu cầu “Mặc”, không ngành nào có thể thay thế được ngành sản xuất dệt may Nhucầu của người tiêu dùng hiện nay là “Mặc đẹp” chính vì vậy việc phát triển ngành hàngdệt may là một tất yếu Cùng với sự phát triển của thương mại quốc tế, dệt may khôngchỉ đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong nước mà còn đáp ứng nhu cầu củangười tiêu dùng nhiều nước khác Trong kinh doanh quốc tế, mặt hàng dệt may là mộttrong những mặt hàng có quan hệ đối ngoại sớm nhất Mặt hàng dệt may xuất khẩukhẩu có đặc điểm cơ bản như sau:

1.2.2.1 Sản phẩm dệt may là sản phẩm không thay thế được

Sản phẩm của hầu hết các ngành công nghiệp khác đều là những sản phẩm có thểthay thế được, như thay vì sử dụng xe máy người ta sử dụng xe đạp, oto, xe bus thay

vì sử dụng tivi người ta sử dụng đài radio, điện thoại hay máy tính nhưng đối vớingành công nghiệp sản xuất hàng dệt may, ta chỉ có thể lựa chọn chất liệu vải màu sắckiểu dáng khác nhau của sản phẩm dệt may nhưng không thể không sử dụng sản phẩmnày Đây là một đặc điểm cơ bản của hàng dệt may, nhờ đó mà sản phẩm dệt may trởthành một trong những sản phẩm thiết yếu không thể thiếu của người tiêu dùng

1.2.2.2 Sản phẩm dệt may là sản phẩm có yêu cầu phong phú đa dạng về chủng loại

và chất liệu

Cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu về hàng dệt may ngày càng phong phú

và đa dạng, tùy thuộc vào đặc điểm văn hóa, phong tục tập quán, tôn giáo, khí hậu, tuổitác, giới tính điều này đòi hỏi hỏi các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực nàyphải không ngừng nghiên cứu thị trường để nắm vững nhu cầu của từng nhóm đốitượng khách hàng

1.2.2.3 Sản phẩm dệt may mang tính thời trang cao

Công nghệ càng phát triển thì nhu cầu làm đẹp của mỗi người càng được quantâm nhiều hơn Sản phẩm dệt may hiện nay không chỉ đơn thuần là một công cụ để che

Trang 23

thân mà công dụng chủ yếu của nó hiện nay là giúp tôn lên vẻ đẹp, cá tính, phongcách của mỗi người khi diện lên mình những sản phẩm thời trang Vì vậy, việc nắmbắt thời trang quốc tế và cập nhật xu hướng thời trang là công cụ hữu hiệu để phát triểnxuất khẩu hàng dệt may.

1.2.2.4 Sản phẩm mang tính thời vụ cao

Đối với mỗi mùa khác nhau, nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm dệt may là khácnhau Vì vậy, trong xuất khẩu hàng dệt may cần căn cứ vào sự thay đổi của thời tiếttrong năm ở từng khu vực, từng thị trường để đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng.Điều này có liên quan trực tiếp đến thời gian giao hàng xuất khẩu, mặt hàng dệt maycần được giao đúng thời hạn nếu không muốn bỏ lỡ cơ hội kinh doanh

1.2.2.5 Công nghiệp sản xuất hàng dệt may là ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động, đặc biệt là nữ

Lao động trong ngành dệt may không đòi hỏi cao về trình độ kỹ thuật Mặt khác,lao động trong lĩnh vực sản xuất hàng dệt may đòi hỏi sự cần cù và khéo léo Vì vậy,ngành công nghiệp sản xuất hàng dệt may thu hút rất nhiều lao động đặc biệt là các laođộng nữ Đây là ngành công nghiệp có ý nghĩa quan trọng đối với các nước đang pháttriển, các nước đang ở thời kỳ đầu quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa

1.2.2.6 Ngành công nghiệp sản xuất hàng dệt may nhiều lần dịch chuyển sản xuất giữa các nước, các khu vực trên thế giới và nội bộ từng nước

Công nghiệp sản xuất hàng dệt may là ngành công nghiệp sớm tham gia vào thịtrường hàng hóa quốc tế, nó đã trải qua nhiều lần dịch chuyển sản xuất giữa các nước

và các khu vực trên thế giới Ngành công nghiệp dệt may xuất hiện đầu tiên ở Anh từthế kỷ XVIII, sau đó chuyển sang các nước nước châu Âu khác, rồi đến Châu Á vàhiện nay ngành công nghiệp này đang trong quá trình chuyển dịch đến các nước kémphát triển hơn như: như Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Philippin và có

xu hướng dịch chuyển sang các nước kém phát triển hơn nữa vì có giá nhân công rẻ.Ngay trong nội bộ một nước, công nghiệp sản xuất hàng dệt may cũng có xuhướng dịch chuyển từ các đô thị đến các vùng nông thôn cũng vì có giá nhân công rẻ

1.2.2.7 Thu nhập bình quân và cơ cấu tiêu dùng cho hàng dệt may có ảnh hưởng quan trọng đến việc xác định xu hướng tiêu dùng mặt hàng này

Đối với các thị trường có mức thu nhập bình quân cao thì yêu cầu về chất lượng,mẫu mã, kiểu dáng… sẽ quan trọng hơn cả Ngược lại, đối với thị trường có mức thunhập khá hoặc trung bình thì giá cả lại có ý nghĩa rất quan trọng trong việc quyết định

Trang 24

mua hàng hóa của khách hàng Đặc điểm này có ý nghĩa rất lớn đối với các doanhnghiệp khi quyết định tính chất mặt hàng kinh doanh trên từng khu vực thị trường vàkhách hàng Từ đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải nghiên cứu kỹ từng loại khách hàng

từ đó đưa ra những sản phẩm phù hợp

1.2.2.8 Thị trường

Hàng dệt may làm một mặt hàng nhạy cảm, sản phẩm của nó được bảo hộ mạnh

mẽ ở hầu hết các thị trường trên thế giới bằng những thể chế, chính sách đặc biệt Hiệpđịnh về hàng dệt may là kết quả quan trọng của vòng đàm phán, việc buôn bán quốc tếcác sản phẩm dệt may đều được điều chỉnh theo các thể chế thương mại này

Nhờ đó, phần lớn các nước nhập khẩu có những biện pháp hạn chế đối với việcnhập khẩu sản phẩm dệt may Mức thuế nhập khẩu với hàng dệt may thường cao hơn

so với mặt hàng công nghiệp khác Những thể chế nhằm bảo hộ hàng dệt may trongnước và hạn chế nhập khẩu đã ảnh hưởng rất lớn đến việc sản xuất và tiêu thụ mặt hàngnày trên thế giới

1.2.3 Vai trò xuất khẩu hàng dệt may

Xuất khẩu là một hoạt động cơ bản và quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tếquốc tế, là phương tiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển Việc mở rộng xuất khẩu có ýnghĩa vô cùng quan trọng, đặc biệt là việc xuất khẩu những mặt hàng có thế mạnh nhưhàng dệt may Vai trò của việc xuất khẩu hàng dệt may đối với nền kinh tế rất to lớn vàkhông thể phủ nhận

1.2.3.1 Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu để phát triển kinh tế

Công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước là một bước đi tất yếu để phát triển kinhtế, đưa nước đưa nước ta thoát khỏi tình trạng đói nghèo Muốn có sự nghiệp côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đã diễn ra nhanh chóng và có hiệu quả thì cần một lượng vốnlớn để nhập khẩu những máy móc thiết bị hiện đại và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng,

kỹ thuật

Nguồn vốn phục vụ nhập khẩu và xây dựng cơ sở hạ tầng có thể lấy từ nhiềunguồn vốn như viện trợ, đi vay, xuất khẩu nhưng các nguồn vốn viện trợ, đi vaythường rất khó khăn và sử dụng các nguồn vốn này cần phải gắn liền với trách nhiệmtrả nợ Vì vậy, nguồn vốn thu từ hoạt động xuất khẩu là nguồn vốn quan trọng nhất đểthỏa mãn nhu cầu nhập khẩu và phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóađất nước

Trang 25

Xuất khẩu và nhập khẩu có quan hệ mật thiết với nhau, xuất khẩu tạo ra nguồnvốn để nhập khẩu và nhập khẩu tạo điều kiện thúc đẩy xuất khẩu phát triển Xuất khẩutheo quy mô và tốc độ tăng của nhập khẩu Do đó, trong kinh doanh phải luôn kết hợpxuất khẩu và nhập khẩu.

Đã từ nhiều năm nay, mặt hàng dệt may là một trong những mặt hàng xuất khẩuchủ yếu của Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu khẩu dệt may luôn đứng vị trí thứ ba trongtổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, đóng góp một phần không nhỏ vào sự pháttriển kinh tế đất nước và tạo ra một lượng ngoại tệ lớn để đầu tư trang thiết bị máy móc

và xây dựng cơ sở hạ tầng của đất nước

1.2.3.2 Khi ngành công nghiệp sản xuất hàng dệt may xuất khẩu phát triển sẽ kéo theo sự phát triển của rất nhiều ngành liên quan

Để sản xuất ra một sản phẩm dệt may phục vụ xuất khẩu, người ta cần phải dùngđến nguyên phụ liệu khác như bông, vải sợi và các ngành công nghiệp khác như in ấn,nhuộm, sản xuất nhựa polymer để bao gói hoàn thiện sản phẩm, sản xuất giấy để phục

vụ cho việc cắt xén, tạo bản mẫu hay các thùng bìa các-tông để đóng gói sản phẩm.Hơn nữa khi ngành công nghiệp này phát triển ngày càng cao đòi hỏi càng nhiềunhững máy móc thiết bị tiên tiến phục vụ việc sản xuất ra những sản phẩm có chấtlượng cao và giảm bớt những chi phí cho phế liệu, phế phẩm Từ đó kéo theo sự pháttriển của các ngành cơ khí, chế tạo máy phát triển

Hàng dệt may xuất khẩu thường xuất khẩu với số lượng lớn, nên thường chọnphương tiện vận chuyển bằng đường biển, tốn ít chi phí vận chuyển và có thể vậnchuyển khối lượng hàng hóa lớn, do vậy ngành công nghiệp sản xuất dệt may phát triểnđòi hỏi phải có sự phát triển của ngành hàng hải

1.2.3.3 Góp phẩn giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống nhân dân

Để tạo ra các sản phẩm phục vụ xuất khẩu, không thể thiếu sự đóng góp của lựclượng lao động Nhờ có sự phát triển của hoạt động xuất khẩu mà rất nhiều người laođộng có việc làm, góp phần nâng cao đời sống và giảm bớt được các tệ nạn xã hội.Trong số các ngành công nghiệp thì ngành công nghiệp sản xuất dệt may tạo ranhiều công ăn việc làm cho người lao động nhất Mặt khác, đặc điểm của người laođộng Việt Nam rất phù hợp với việc lao động trong ngành này Chính vì vậy, ngành dệtmay đã tạo ra hàng triệu công ăn việc làm cho người lao động trên khắp cả nước

Đặc điểm của ngành sản xuất hàng dệt may là cần những lao động khéo tay vàcần cù, do đó những lao động nữ rất phù hợp cho những công việc của ngành này Số

Trang 26

lượng lao động nữ trong các doanh nghiệp dệt may thường chiếm đến 80% trong tổng

số lao động Lao động trong lĩnh vực dệt may không đòi hỏi có tay nghề cao Vì vậy đểgóp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước thì việc phát triển ngànhcông nghiệp dệt may là một việc làm cần thiết

1.2.3.4 Xuất khẩu hàng dệt may tạo điều kiện mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, quảng bá thương hiệu của mặt hàng dệt may trên thị trường thế giới

Xuất khẩu và các quan hệ kinh tế có tác động qua lại phụ thuộc lẫn nhau, xuấtkhẩu cũng chính là một hoạt động kinh tế đối ngoại Thúc đẩy phát triển xuất khẩuhàng dệt may đồng nghĩa với việc mở rộng các mối quan hệ kinh tế đối ngoại

1.3 Thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may

1.3.1 Khái niệm về thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may

Theo từ điển tiếng việt (GS Hoàng Phê, NXB Từ điển Bách Khoa), thúc đẩy làviệc kích thích, tác động, tạo điều kiện, động lực nhằm đẩy mạnh phát triển một vấn đềnào đấy để thu lại những kết quả mang tính tích cực, những đột phá mới thường làhướng tốt

Từ khái niệm thúc đẩy tác giả xin được viết khái niệm thúc đẩy xuất khẩu hàngdệt may như sau:

Thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may là tổng hợp các biện pháp, chính sách, cáchthức tập trung nguồn lực vào việc nâng cao quy mô, sản lượng hàng dệt may xuất khẩuthể hiện thông qua kim ngạch xuất khẩu nhằm tiêu thụ hàng dệt may trong nước ranước ngoài tạo ra doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp ngày một cao hơn

1.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may

1.3.2.1 Yếu tố bên ngoài

a, Thuế quan

Thuế quan là các khoản thu của nhà nước đánh vào hàng hoá và dịch vụ mangmục đích thu lợi nhuận làm tăng ngân sách nhà nước Đối với hoạt động xuất khẩu,thuế quan ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường vì thuếquan sẽ đẩy giá cả của hàng hoá lên cao

Riêng mặt hàng dệt may, thuế quan là yếu tố tác động mạnh đến khả năng xuấtkhẩu hàng hoá của các doanh nghiệp Với mặt hàng này, giá trị trên một sản phẩm thấpnếu áp thuế cao và chịu nhiều loại thuế sẽ đẩy giá hàng lên cao và lượng tiêu dùng sẽ

Trang 27

giảm đi Chính vì thế mà hầu hết các quốc gia muốn đẩy mạnh xuất khẩu đều có cácchính sách ưu đãi thuế quan cho các doanh nghiệp.

b, Hạn ngạch

Đối với ngành dệt may, hạn ngạch luôn luôn là một vấn đề nan giải Hạn ngạchkhống chế số lượng hàng dệt may xuất khẩu, và hạn chế chủng loại hàng dệt may sangmột thị trường Đây là biện pháp bảo hộ của các quốc gia nhằm bảo vệ ngành dệt maytrong nước và kiểm soát được số lượng hàng dệt may nhập vào nước mình

c, Trợ cấp xuất khẩu

Trợ cấp xuất khẩu là biện pháp mà nhà nước áp dụng để hỗ trợ cho hoạt độngxuất khẩu của các doanh nghiệp bằng cách hỗ trợ cho các chi phí đầu vào sản phẩmnhằm giảm giá thành đầu ra cho các sản phẩm xuất khẩu Ví dụ như: để hỗ trợ xuấtkhẩu cho ngành dệt may nhà nước đã đầu tư để phát triển các vùng trồng bông, pháttriển các trung tâm nghiên cứu khoa học, giảm thuế nhập khẩu cho các hàng hoá phục

vụ cho ngành dệt may Sự hỗ trợ của nhà nước dưới nhiều khía cạnh nhưng mục đíchcuối cùng là giúp các doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh của mình

d, Tỷ giá hối đoái

Khi xuất khẩu, tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến mức cầu đối với sản phẩm dệt mayxuất khẩu Nếu đồng tiền của một nước giảm giá so với đồng tiền của các nước khácthì giá cả hàng hoá xuất khẩu của nước đó trên thị trường thế giới trở nên rẻ hơn so vớihàng hoá của các nước khác Sự giảm giá này giúp cho hàng hoá xuất khẩu của nước

đó hấp dẫn các khách hàng trên thế giới và làm gia tăng số lượng hàng hoá xuất khẩucủa nước đó

Ngược lại, nếu đồng tiền của một nước tăng giá so với đồng tiền của các nướckhác thì giá cả hàng hóa của nước đó trở nên đắt đỏ hơn so với hàng hoá xuất khẩu củacác nước khác làm giảm khả năng tiêu dùng và cạnh tranh dẫn đến việc hạn chế xuấtkhẩu hàng hoá của nước đó

e, Ưu đãi về vốn

Doanh nghiệp luôn luôn ở tình trạng thiếu vốn Vốn vay sẽ giúp cho các doanhnghiệp thực hiện các dự án đầu tư nhanh chóng, mở rộng quy mô sản xuất đảm bảothời cơ kinh doanh Mặt khác, lãi suất vay thấp sẽ giúp giảm chi phí tài chính cho cácdoanh nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh doanh

Do đó, nhà nước nên có các chính sách ưu đãi về vốn như cho vay lãi suất thấp vàtạo nhiều nguồn vay cho doanh nghiệp

Trang 28

1.3.2.2 Yếu tố bên trong

a, Quy mô vốn

Nguồn vốn là yếu tố không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp Đối với doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may, muốn thúc đẩy xuất khẩu thìcần vốn để mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư vào công nghệ, nâng cao chất lượng sảnphẩm, đa dạng hóa mặt hàng để đầu tư cho nghiên cứu mở rộng thị trường xuất khẩu,đầu tư cho công tác xúc tiến, quảng bá sản phẩm dệt may và hình ảnh của Công ty.Vốn cần cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Vốn tự do củadoanh nghiệp có hạn nên doanh nghiệp cần huy động vốn bên ngoài để đẩy mạnh hoạtđộng xuất khẩu của mình Nguồn vốn bên ngoài có thể huy động từ các ngân hàng, các

tổ chức tín dụng trong nước và nước ngoài, từ các quỹ hay từ người dân

Việc sử dụng nguồn rất quan trọng, phải sử dụng nguồn vốn có hiệu quả như: đạtvòng quay vốn nhanh, tỷ lệ giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu thấp, tỷ suất lợi nhuậntrên vốn cao và hạn chế rủi ro, thất thoát về vốn Có như vậy doanh nghiệp mới đảmbảo hiệu quả xuất khẩu hàng dệt may và mở rộng quy mô sản xuất và xuất khẩu trênnhiều thị trường các nước khác nhau

b, Cơ sở vật chất

Trong các đơn vị sản xuất, cơ sở vật chất - kỹ thuật của doanh nghiệp sẽ tác độngđến năng suất lao động, chất lượng hàng hoá và chi phí kinh doanh Nếu như cơ sở vậtchất – kỹ thuật tốt sẽ giúp nâng cao năng suất lao động, chất lượng hàng hoá, và giảmchi phí kinh doanh Ngoài ra, đối với các quốc gia, hệ thống cơ sở hạ tầng lạc hậu, giaothông không tốt làm mất nhiều thời gian vận chuyển từ nơi sản xuất đến cảng

Sự phát triển về khoa học kéo theo sự phát triển về công nghệ đã giúp con người

có những thành tựu vượt bậc trong tất cả lĩnh vực đặc biệt là lĩnh vực sản xuất hàng dệtmay Công nghệ sản xuất ngày càng đa dạng đóng vai trò quan trọng trong quá trìnhsản xuất trực tiếp của các quốc gia Công nghệ sản xuất được hiểu là tất cả các yếu tốdùng để biến đổi đầu vào thành đầu ra

Với vai trò ngày càng lớn, công nghệ sản xuất sẽ đem lại cho doanh nghiệp ưu thếcạnh tranh so với các đối thủ hàng dệt may khác trên thị trường Công nghệ ngày càng cao,càng hiện đại thì hiệu quả sản xuất càng lớn Công nghệ bao gồm bốn yếu tố: trang thiết

bị, kỹ năng con người, thông tin và tổ chức Do vậy, muốn phát triển công nghệ doanhnghiệp cần phải phát triển đồng đều các yếu tố, trong các yếu tố đó con người

Trang 29

được đánh giá là quan trọng nhất Con người đóng vai trò là trung tâm của sự phát triển

và tạo ra sự liên kết giữa các yếu tố còn lại

Phát triển công nghệ được thực hiện bằng nhiều con đường như: doanh nghiệp tựnghiên cứu phát triển, nhận chuyển giao công nghệ từ các nước phát triển khác, muabán, cho thuê, tặng… Tuy nhiên, doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may cần chú ý đếncác thuộc tính công nghệ như tính hệ thống, đặc thù về sản phẩm dệt may để mang lạihiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp Đối với doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may rathị trường thế giới với nhiều đối thủ cạnh tranh doanh nghiệp cần đánh giá được trình

độ công nghệ sản xuất của họ và xác định được vị trí của mình trên thương trường để

có hướng phát triển công nghệ phù hợp với khả năng, đáp ứng được thị trường mụctiêu đầu ra cho các sản phẩm dệt may

c, Chất lượng sản phẩm

Chất lượng sản phẩm hàng dệt may là một trong các yếu tố quan trọng tạo nên ưuthế cạnh tranh của sản phẩm Chất lượng sản phẩm dệt may cao phải đạt trong mốiquan hệ với giá cả, mẫu mã và các dịch vụ của doanh nghiệp khi kinh doanh trên thịtrường xuất khẩu Sản phẩm dệt may có chất lượng cao, kiểu dáng, giá cả, mẫu mã phùhợp với thị trường mục tiêu sẽ tạo ra ưu thế, uy tín riêng của doanh nghiệp về sản phẩmcủa mình, giúp doanh nghiệp dễ xuất khẩu các sản phẩm dệt may khi có ưu thế trên thịtrường nhờ vào chất lượng sản phẩm

Các doanh nghiệp muốn thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may thì phải tập trung vàoviệc nâng cao chất lượng sản phẩm để có thể cạnh tranh với các sản phẩm dệt may củacác nước khác trên thế giới Nâng cao chất lượng sản phẩm gắn liền sự phát triển côngnghệ của doanh nghiệp, và đặc biệt là với yếu tố chi phí Nâng cao chất lượng với chiphí tối thiểu cho phép là biện pháp mà doanh nghiệp nào cũng cần

Hiện nay hướng đi cho các doanh nghiệp xuất khẩu là áp dụng hệ thống tiêuchuẩn chất lượng quốc tế, khẳng định chất lượng sản phẩm của mình và kiểm soát chặtchẽ chi phí sản xuất để đưa ra giá cả hợp lý cho sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càngcao của người tiêu dùng

d, Nhân lực

Con người vừa là người thực hiện vừa là mục hiệu của hoạt động xuất khẩu hàngdệt may Chính sách nhân lực đúng đắn sẽ tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.Doanh nghiệp cần có chính cách tuyển dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực hợp

lý để đạt hiệu quả sản xuất các sản phẩm dệt may phù hợp Ngoài ra, nhân lực giỏi sẽ

Trang 30

giúp doanh nghiệp có hướng đi đúng đắn như: chọn thị trường phù hợp với các sảnphẩm dệt may hiện có của doanh nghiệp, đưa ra ý kiến sáng tạo sản phẩm dệt may phùhợp với thị trường mới để mở rộng thị trường xuất khẩu.

Một trong các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến xuất khẩu các sản phẩm dệt maychính là năng suất lao động.Tuyển dụng nhân lực là yếu tố rất quan trọng, đây là vấn

đề mà rất nhiều doanh nghiệp không chú ý đến nhân lực nên năng suất lao động thấp.Năng suất lao động là yếu tố tác động trực tiếp đến khối lượng sản phẩm dệt may đượctạo ra Năng suất lao động càng cao thì khối lượng sản phẩm cũng như khối lượng côngviệc được giải quyết càng nhiều Năng suất lao động phụ thuộc vào các yếu tố như thờigian lao động, trình độ lao động và công cụ lao động Thời gian lao động càng nhiềuthì khối lượng sản phẩm tạo ra càng lớn nhưng trình độ lao động càng cao thì chưachắc đã đạt được điều này Bởi trình độ lao động phải phù hợp với vị trí công việc màngười lao động đảm nhận mới đem lại hiệu quả Do đó, doanh nghiệp cần phân táchcác mức độ công việc đòi hỏi trình độ nào để tuyển dụng cho đúng người, đúng việc.Song hành với chính sách tuyển dụng nhân lực, các doanh nghiệp cần có chínhsách đào tạo nguồn nhân lực

Đào tạo là quá trình làm thay đổi hành vi và thái độ của người lao động nhằmtăng cường khả năng đạt được mục tiêu của doanh nghiệp Còn phát triển nhân lực làquá trình người lao động thu thập các kỹ năng, tích lũy kinh nghiệm và rèn luyện thái

độ cần thiết để có vị trí cao hơn trong công việc

Các Công ty kinh doanh xuất khẩu trên thị trường thế giới cần xây dựng cácchương trình đào tạo với nội dung về các vấn đề như: môi trường, đặc điểm văn hoá,đào tạo về ngôn ngữ, cách thức giao dịch với người nước ngoài Đào tạo phải gắn liềnvới phát triển nguồn nhân lực để duy trì và thu hút đội ngũ lao động có kỹ năng, cókinh nghiệm trung thành với doanh nghiệp

Tóm lại, để thúc đẩy xuất khẩu các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may cần huyđộng tất cả các nguồn lực, thực hiện tốt công tác quản trị mới đem lại hiệu quả kinhdoanh cao Tuy nhiên, trong từng thời kỳ, từng giai đoạn cụ thể mà nên tập trung vàovấn đề trọng điểm để thực hiện mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu

e, Nguyên vật liệu

Đây là yếu tố đầu vào cơ bản có ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm dệt may vìnguyên vật liệu tham gia trực tiếp vào cấu thành sản phẩm Muốn có sản phẩm dệt may

Trang 31

đủ tiêu chuẩn xuất khẩu thì nguyên vật liệu để chế tạo sản phẩm dệt may cụ thể các sảnphẩm như: Bông, tơ, sợi vải… phải đảm bảo những yêu cầu về chất lượng.

Mỗi loại sản phẩm dệt may được tạo ra từ những nguyên vật liệu khác nhau vìvậy tính đồng bộ chất lượng nguyên vật liệu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sảnphẩm Do đó doanh nghiệp phải kiểm tra chặt chẽ chất lượng nguyên vật liệu khi muanhập kho trước khi sử dụng, đảm bảo đúng số lượng, chất lượng và kỳ hạn, như vậymới chủ động ổn định quá trình sản xuất và thực hiện đúng kế hoạch xuất khẩu

Để đảm bảo xuất khẩu hàng dệt may đều đặn và kịp thời, doanh nghiệp cần phảiquan tâm đặc biệt đến khâu dự trữ, bảo quản nguyên vật liệu, tránh không để chonguyên vật liệu xuống cấp

Nguồn nguyên vật liệu phụ thuộc vào nhập khẩu nhiều sẽ ảnh hưởng đến giá xuấtkhẩu, giảm cạnh tranh so với các đối thủ cùng ngành

1.3.3 Quy trình xuất khẩu hàng dệt may

1.3.3.1 Lựa chọn thị trường, tìm hiểu đối tác

Nghiên cứu thị trường là quá trình thu nhập những thông tin, số liệu liên quan đếnthị trường sau đó tiến hành phân tích, so sánh những thông tin, số liệu để rút ra kết luận

về xu hướng vận động của thị trường Những kết luận này cho phép các doanh nghiệpđưa ra những chiến lược kinh doanh phù hợp, những kế hoạch thích ứng với môitrường nhằm xâm nhập và mở rộng thị trường mục tiêu của mình

b, Tìm kiếm đối tác

Sau khi lựa chọn thị trường và mặt hàng xuất khẩu thì sự thành bại của các doanhnghiệp còn phụ thuộc rất lớn vào việc lựa chọn đối tác kinh doanh Việc lựa chọn đúngđối tác kinh doanh giúp cho doanh nghiệp tránh được những rắc rối, tranh chấp, nhữngrủi ro mất mát khi kinh doanh thường dựa trên nguyên tắc đôi bên cùng có lợi

Khi nghiên cứu lựa chọn đối tác, các doanh nghiệp quan tâm và tìm hiểu nhữngvấn đề như sau:

Trang 32

- Hình thức tổ chức của đối tác Hình thức tổ chức của doanh nghiệp sẽ quyết định ai là người chịu trách nhiệm về các hợp đồng mua bán.

- Khả năng tài chính của đối tác

từ, email, fax hoặc đàm phán trực tiếp

Hợp đồng xuất khẩu là một văn bản có tính chất pháp lý được hình thành trên cơ

sở thảo luận một cách bình đẳng, tự nguyện giữa các chủ thể nhằm xác lập thực hiện vàchấm dứt các mối quan hệ trao đổi hàng hóa Hợp đồng xuất khẩu quy định người xuấtkhẩu có nghĩa vụ chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho người nhập khẩu và người nhậpkhẩu có nghĩa vụ chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho người nhập khẩu và người nhậpkhẩu có nghĩa vụ thanh toán cho người xuất khẩu bằng các phương thức quốc tế, đồngtiền thanh toán có thể là ngoại tệ đối với một nước hoặc với cả hai

1.3.3.3 Lập phương án kinh doanh

a, Lựa chọn mặt hàng xuất khẩu

Đây là một trong những nội dung cơ bản nhưng rất quan trọng và cần thiết trongquá trình hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Khi các doanh nghiệp có ý định tham giavào hoạt động xuất khẩu hàng dệt may thì doanh nghiệp phải xác định chính xác cácmặt hàng nào mình sẽ kinh doanh xuất khẩu

Để lựa chọn đúng các mặt hàng theo nhu cầu của thị trường đòi hỏi các doanhnghiệp phải có một quá trình nghiên cứu tỉ mỉ, phân tích một cách có hệ thống tìnhhình thị trường cũng như khả năng của doanh nghiệp

Qua hoạt động này các doanh nghiệp cần phải xác định, dự đoán được xu hướngbiến động của thị trường cũng như cơ hội và thách thức mà mình có thể gặp phải trênthị trường thế giới Hoạt động này không những đòi hỏi một thời gian dài để nghiên

Trang 33

cứu mà còn phải tốn nhiều chi phí, nhưng bù lại các doanh nghiệp có thể xâm nhập vàothị trường tiềm tằng và có khả năng tăng lợi nhuận.

b, Lựa chọn hình thức giao dịch

Hình thức giao dịch là cách thức mà doanh nghiệp sử dụng để thực hiện các mụctiêu và kế hoạch kinh doanh của mình trên thị trường thế giới Những phương thức nàyquy định những thủ tục cần tiến hành, các điều kiện giao dịch, các thao tác chứng từcần thiết trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu

1.3.3.4 Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu

Thông thường việc tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu được tiến hàng theo cácbước như trong sơ đồ sau:

Sơ đồ 1 1 Sơ đồ thực hiện hợp đồng xuất khẩu

Kiểm tra hàng hóa

Thuê phương tiện

Giải quyết tranhchấp, khiếu nại(Nếu có)

Nguồn: Phòng Xuất nhập khẩu

Đây là sơ đồ chung để tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu Tuy nhiên trên thựctế thì theo thỏa thuận giữa các bên mà có thể bỏ qua một số bước hoặc các bước có thểkhông theo một trình tự nhất định

Trang 34

Việc tổ chức thực hiện hợp đồng xuất rất quan trọng đối với việc thúc đẩy xuấthàng dệt may, các bộ phận của phòng xuất nhập khẩu phải phối hợp chặt chẽ để đưasản phẩm dệt may xuất khẩu một cách nhanh chóng và giảm chi phí phát sinh chodoanh nghiệp.

1.3.3.5 Đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu

Đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu là việc cần thiết cho mỗi doanh nghiệp.việc đánh giá cho các doanh nghiệp xác định được hiệu quả của hoạt động xuất khẩu,qua đó đưa ra những chiến lược phù hợp cho những người xuất khẩu sau Công tácđánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu thường dựa trên các tiêu chí sau:

- Sản lượng xuất khẩu

- Kim ngạch xuất khẩu

- Sự thay đổi chất lượng hàng xuất khẩu

- Sự chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu

- Khả năng xâm nhập, mở rộng và phát triển thị trường

1.3.4 Các kết quả phản ánh thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may

Đánh giá kết quả thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng dệt may là một trong những nộidung quan trọng của việc nghiên cứu sự phát triển xuất khẩu mặt hàng này Có thể sửdụng nhiều tiêu chí khác nhau để đánh giá, tuy nhiên trong phạm vi khóa luận này, emxin nêu những kết đánh giá phát triển xuất khẩu mặt hàng dệt may như sau:

a, Sản lượng xuất khẩu

Đây là chỉ tiêu định lượng phản ánh khối lượng hàng dệt may được xuất khẩusang thị trường nước ngoài của doanh nghiệp Sản lượng tiêu thụ thể hiện cho năng lựcsản xuất của doanh nghiệp Sản lượng xuất khẩu hàng dệt may lớn chứng tỏ quy môdoanh nghiệp lớn, năng lực sản xuất cao

Để đánh giá sự thay đổi sản lượng hàng dệt may xuất khẩu, ta có thể dựa vào haichỉ tiêu sau:

- Mức tăng tuyệt đối của sản lượng xuất khẩu: ∆Q = Q1 – Q0

∆Q là số lượng tăng tuyệt đối của sản lượng xuất khẩu kỳ hiện tại so với kỳ gốcQ1 là sản lượng hàng xuất khẩu ở kỳ hiện tại

Q0 là sản lượng hàng xuất khẩu ở kỳ gốc

∆Q càng lớn thể hiện sự tăng lên càng mạnh sản lượng hàng dệt may xuất khẩu

- Tốc độ tăng trưởng sản lượng hàng dệt may xuất khẩu: g

Trang 35

Tốc độ tăng trưởng sản lượng hàng dệt may xuất khẩu nhanh hay chậm thể hiệnhiện trạng xuất khẩu ở từng thời kỳ Nếu tốc độ tăng trưởng giảm sẽ báo hiệu tốc độphát triển xuất khẩu hàng dệt may đang bị chững lại Còn g tăng mạnh thể hiện sự bứtphá trong phát triển xuất khẩu hàng dệt may.

b, Kim ngạch xuất khẩu

Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may là đại lượng đo lường tổng giá trị của mặthàng dệt may tham gia xuất khẩu được thống kê theo từng quý hoặc từng năm Thôngqua chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu có thể đánh giá được doanh số bán hàng xuất khẩutrong một đơn vị thời gian là bao nhiêu, từ đó có thể so sánh được mức độ tăng giảmgiá trị xuất khẩu qua các thời kỳ Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất trong việc đánh giákết quả hoạt động xuất khẩu của bất kỳ một doanh nghiệp, tổ chức hay quốc gia nào.Công thức tính: M = P x Q

Trong đó: M: Kim ngạch từ hoạt động xuất khẩu mặt hàng đó

P: Giá bán mặt hàng đó trên thị trường xuất khẩu

Q: Số lượng hàng hóa xuất khẩu

c, Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu

Công thức tính: g(%) = ∆M/M0 x 100%

Trong đó g: Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu

Các chỉ tiêu M; ∆M và g thể hiện cho sự thay đổi về số lượng hay quy mô củamặt hàng xuất khẩu Các chỉ tiêu ∆M và g càng lớn thì sự thay đổi trong quy mô xuấtkhẩu càng cao, chứng tỏ doanh nghiệp ngày một nâng cao được doanh số xuất khẩu

c, Sự chuyển dịch cơ cấu mặt hàng dệt may xuất khẩu

Mục đích của sự chuyển dịch cơ cấu hàng dệt may xuất khẩu là điều chỉnh sựphát triển xuất khẩu theo hướng bền vững, hiệu quả hơn Thực tế hiện nay, xu hướngphổ biến của các nước là thay thế xuất khẩu các mặt hàng dệt may gia công đơn giản,giá trị gia tăng thấp bằng những sản phẩm đẹp hơn, thời trang hơn, tinh xảo hơn, đòihỏi nhiều chất xám và sáng tạo với giá trị gia tăng cao

Sự chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu được biểu hiện qua sự thay đổi tỷtrọng kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng đó trong tổng kim ngạch xuất khẩu

Công thức tính: R(A) = M(A)/M x 100%

Trong đó: R(A): Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng A

M(A): Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng A

Trang 36

M: Tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng

c, Sự chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu

Phản ánh tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang một thị trường cụ thểtrên tổng kim ngạch xuất khẩu Nhằm khai thác hiệu quả hơn các thị trường tiêu thụ,tránh sự phát triển không đồng đều gây ra tình trạng mất cân bằng trong xuất khẩu

d, Sự chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu

Phản ánh tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang một thị trường cụ thểtrên tổng kim ngạch xuất khẩu Mục đích nhằm khai thác hiệu quả hơn các thị trườngtiêu thụ, tránh sự phát triển không đồng đều gây ra tình trạng mất cân bằng trong xuấtkhẩu Sự chuyển dịch cơ cấu thị trường hàng dệt may sang thị trường các nước nhậpkhẩu không chỉ dừng lại ở việc nâng cao thị phần của thị trường đó so với toàn thế giới

mà còn chuyển dịch thị phần giữa các nước trong khu vực với nhau

Trang 37

Chương 2: THỰC TRẠNG THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY

CỦA CÔNG TY TNHH KHĂN VIỆT2.1 Giới thiệu về Công ty TNHH Khăn Việt

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Được thành lập từ năm 2005, Công ty TNHH Khăn Việt (KHAVICO) là Công tythời trang và dệt may chuyên sản xuất, kinh doanh các sản phẩm dệt may, thời trang vàthủ công mỹ nghệ xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Nhật Bản, Mỹ

Năm 2013, KHAVICO đã phát triển các dòng sản phẩm khăn truyền thống mangnhãn hiệu Pansy, được dệt từ sợi bông tự nhiên (100% cotton, bamboo) Đến nay, nhãnhiệu “PANSY” đã sở hữu hơn 15 đầu sản phẩm và được bày bán rộng rãi

Giữ vững mục tiêu không ngừng đa dạng hóa các dòng sản phẩm, năm 2014KHAVICO đã phát triển và đưa ra thị trường các sản phẩm thời trang nam nhãn hiệu

“W&W” Hiện nay các sản phẩm “W&W” cũng đã được bày bán phổ biến

Phòng kế

toán

Phòng xuấtnhập khẩu

Xưởng sản

xuất

Nguồn: Phòng tổ chức hành chính

Trang 38

Công ty TNHH Khăn Việt hoạt động theo mô hình doanh nghiệp độc lập.

Ban lãnh đạo công ty bao gồm: 1 Giám đốc, 2 phó Giám đốc

Các phòng ban chức năng và các đội trực thuộc gồm: Phòng Kinh doanh, Phòng

Tổ chức hành chính, Phòng Kế hoạch, Phòng Kế toán, Phòng xuất nhập khẩu

Xưởng sản xuất hoạt động dưới sự quản lý của phòng kế hoạch sản xuất và phòng

Bộ phận xuất nhập khẩu sẽ chịu trách nhiệm trực tiếp đưa hàng dệt may của Công

ty xuất khẩu ra nước ngoài bằng việc xử lý toàn bộ quy trình xuất khẩu hàng dệt maycho Công ty

Đây là ba bộ phận kết hợp chặt chẽ với nhau ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạtđộng xuất khẩu hàng dệt may của Công ty

2.1.3 Lĩnh vực sản xuất kinh doanh

Trong hoạt động xuất khẩu, mặt hàng xuất khẩu của Công ty TNHH Khăn Việtchủ yếu là các sản phẩm dệt may như: khăn bông, dệt kim và các sản phẩm may mặckhác như áo polo, áo sơ mi nam, áo Tshirt… Hoạt động xuất khẩu của Công ty cũngphải chịu áp lực cạnh tranh lớn về giá với các doanh nghiệp tư nhân và các cường quốc

có thế mạnh về dệt may như Ấn Độ và Trung Quốc

Hoạt động nhập khẩu các mặt hàng nhập khẩu gồm: Thiết bị và máy dệt, máymay; nguyên vật liệu ngành dệt may như bông, sợi, vải và một số mặt hàng như máytính, điện thoại, máy fax… để phục vụ cho quá trình kinh doanh và sản xuất

Hoạt động sản xuất của công ty: tận dụng máy móc trang thiết bị và mặt bằnghiện có, Công ty đã tổ chức cho xưởng sản xuất các sản phẩm dệt may nhằm phục vụhoạt động xuất khẩu

Trong xu thế hội nhập hiện nay rất nhiều công ty trong nước đã đang và sẽ thamgia hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, do đó hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩucủa công ty cũng đang phải cạnh tranh quyết liệt trên thị trường Hoạt động kinh doanhnội địa của Công ty được phân phối rộng rãi khắp cả nước, hoạt động xuất khẩu củaCông ty chủ yếu sang Nhật Bản và Mỹ chiếm một phần lớn vào doanh thu lợi nhuậncủa Công ty

Trang 39

2.1.4 Tình hình kết quả kinh doanh của Công ty

Bảng 2 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong năm 2016-2020

Trang 40

Nguồn: Phòng kế toán

27

Ngày đăng: 07/11/2021, 16:10

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng - Thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may của công ty TNHH khăn việt
ng (Trang 11)
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ DANH MỤC BẢNG - Thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may của công ty TNHH khăn việt
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ DANH MỤC BẢNG (Trang 11)
b, Lựa chọn hình thức giao dịch - Thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may của công ty TNHH khăn việt
b Lựa chọn hình thức giao dịch (Trang 33)
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển - Thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may của công ty TNHH khăn việt
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển (Trang 37)
Bảng 2. 2: Bảng thống kê vốn chủ sở hữu và nợ phải trả của Công ty TNHH Khăn Việt giai đoạn 2016-2020 - Thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may của công ty TNHH khăn việt
Bảng 2. 2: Bảng thống kê vốn chủ sở hữu và nợ phải trả của Công ty TNHH Khăn Việt giai đoạn 2016-2020 (Trang 47)
Quy mô vốn của Công ty TNHH Khăn Việt được thể hiện qua bảng thống kê vốn chủ sở hữu và nợ phải trả như sau: - Thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may của công ty TNHH khăn việt
uy mô vốn của Công ty TNHH Khăn Việt được thể hiện qua bảng thống kê vốn chủ sở hữu và nợ phải trả như sau: (Trang 47)
Nhưng đến năm 2020 do tình hình dịch bệnh nên xuất khẩu còn hạn chế đã làm giảm kim ngạch xuất khẩu của Công ty xuống còn 51,223 tỷ đồng tương đương giảm 38,123 tỷ đồng giảm đến 38,1% so với năm 2019 - Thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may của công ty TNHH khăn việt
h ưng đến năm 2020 do tình hình dịch bệnh nên xuất khẩu còn hạn chế đã làm giảm kim ngạch xuất khẩu của Công ty xuống còn 51,223 tỷ đồng tương đương giảm 38,123 tỷ đồng giảm đến 38,1% so với năm 2019 (Trang 63)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w