1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nghiệp vụ chứng từ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại công ty cổ phần quốc tế chiến thắng

63 212 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 396,08 KB

Nội dung

LỜI CAM ĐOANEm xin cam đoan Khóa luận Tốt nghiệp với đề tài “NGHIỆP VỤ CHỨNG TỪ GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ CHIẾN THẮNG” là công trình n

Trang 1

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Ngành Chuyên ngành

: Nguyễn Thùy Linh : 5083106188

: 8 : Kinh tế quốc tế : Kinh tế đối ngoại

HÀ NỘI – NĂM 2021

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan Khóa luận Tốt nghiệp với đề tài “NGHIỆP VỤ CHỨNG TỪ GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY

CỔ PHẦN QUỐC TẾ CHIẾN THẮNG” là công trình nghiên cứu của riêng em, không

sao chép bất kì ai, dưới sự hướng dẫn của TS NGUYỄN THẾ VINH Công trình có sự kếthừa một số kết quả nghiên cứu liên quan đã được công bố Các số liệu, tài liệu trong khóaluận là trung thực, bảo đảm tính khách quan và có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng

Em xin chịu mọi trách nhiệm về sự cam đoan này!

Hà Nội ngày 31 tháng 5 năm 2021

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN……… 1

MỤC LỤC……… 2

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT……… 5

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ……… 6

MỞ ĐẦU……….7

1 Tính cấp thiết của đề tài……… 8

2 Mục tiêu nghiên cứu……….9

3 Phạm vi nghiên cứu……… 9

4 Phương pháp nghiên cứu………10

5 Kết cấu của khóa luận……… 10

CHƯƠNG 1: VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGHIỆP VỤ CHỨNG TỪ GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÁC CÔNG TY LOGISTICS……… 11

1 Khái quát chung về nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu………… 11

1 1 Khái quát chung về nghiệp vụ giao nhận ……… 11

1 2 Phạm vi của nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu……… 12

1 3 Quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của người giao nhận……….12

2 Nghiệp vụ chứng từ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển… 14

2 1 Cơ sở pháp lí, nguyên tắc giao nhận hàng xuất nhập khẩu tại đường biển……….14

Trang 4

2.2 Nhiệm vụ của các bên tham gia chứng từ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng

đường biển……… 15

2.3 Trình tự giao nhận chứng từ hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển……… 17

3 Các loại chứng từ trong nghiệp vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển ……20

4 Đặc điểm của nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển……… 23

5 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển……… 25

5.1 Nhân tổ khách hàng……… 25

5.2 Nhân tố vật chất cơ sở tàu cảng……… 25

5.3 Nhân tổ nội bộ doanh nghiệp……… 26

CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG THỰC HIỆN NGHIỆP VỤ CHỨNG TỪ GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ CHIẾN THẮNG……… 28

2.1 Giới thiệu Công ty Cổ phần Quốc tế Chiến Thắng……… 28

2.1.1 Khái quát về Công ty……… 28

2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty……… …29

2.1.3 Nhiệm vụ của Công ty……….29

2.2 Tình hình kinh doanh của Công ty trong 3 năm gần đây……….33

2.3 Tổ chức thực hiện nghiệp vụ chứng từ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty CPQT Chiến Thắng……… 35

2.3.1 Nghiệp vụ chứng từ giao nhận hàng hóa Xuất khẩu………35

Trang 5

2.3.2 Nghiệp vụ chứng từ giao nhận hàng hóa Nhập khẩu……… 40

2.4 Điểm khác biệt của nghiệp vụ chứng từ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu trên thực tế và lí thuyết tại Công ty Chiến Thắng………45

2.5 Đánh giá chung về nghiệp vụ chứng từ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu của Công ty Chiến Thắng……… 46

2.5.1 Ưu điểm………46

2.5.2 Hạn chế……….46

2.5.3 Nguyên nhân………47

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP THỰC HIỆN TỐT NGHIỆP VỤ CHỨNG TỪ GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ CHIẾN THẮNG……… 50

3.1 Phương hướng phát triển thị trường trong giai đoạn tới……… 50

3.2 Các giải pháp thực hiện tốt nghiệp vụ chứng từ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty Chiến Thắng………51

3.2.1 Về cơ cấu cách thức quản lí……….51

3.2.2 Về mảng Marketing……… 51

3.2.3 Về nhân sự………53

3.2.4 Về khâu chuẩn bị chứng từ……… 55

3.2.5 Về kho bãi và cơ sở vật chất……… 56

3.2.6 Về mạng lưới đại lí và đối tác……… 57

3.2.7 Hạn chế ảnh hưởng của tính thời vụ………57

3.3 Một số kiến nghị đối với Nhà nước và ban ngành liên quan……….59

Trang 6

3.3.1 Cơ quan Pháp luật Việt Nam……… 59

3.3.2 Cơ quan Hải quan……….59

3.3.3 Cơ quan Lãnh đạo Nhà nước……… 60

KẾT LUẬN……… 61

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO………62

Trang 7

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết

tắt

HB/L House Bill of lading Vận đơn do công ty giao nhận vận tảiMB/L Master Bill of lading Vận đơn chủ

SI Shipping Instruction Phiếu khai thông tin hàngVGM Verified Gross Mass Phiếu xác nhận khối lượng toàn bộ

Trang 8

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ

Biểu đồ 1.3.1 Tình hình hoạt động kinh doanh công ty Chiến Thắng 3 năm gần đây .33

Biểu đồ 1.3.2 Tỷ trọng dịch vụ của công ty Chiến Thắng trong 3 năm gần đây 34

Hình 1.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty 29

Hình 3.1.1 Quy trình xử lý bộ chứng từ hàng sea xuất 35

Hình 3.1.2 Quy trình xử lý bộ chứng từ hàng sea nhập 35

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Ngày nay, trong xu thế hội nhập toàn cầu hóa thì mối quan hệ giữa các quốcgia về phương diện kinh tế càng trở nên gắn bó với nhau hơn, đặc biệt, là ngoạithương Sự gia tăng thương mại một cách mạnh mẽ giữa các quốc gia và giữa cácchâu lục đã kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của các phương thức vận tải hàng hóa,điển hình là phương thức giao nhận hàng hóa bằng đường biển Thị trường giaonhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Việt Nam ngày càng gia tăng nhu cầu Đồng thời,Việt Nam cũng là nước đang có lượng Xuất khẩu tương đối lớn và có ngành côngnghiệp gia công phát triển Càng ngày càng có nhiều Công ty chuyển hoạt động sảnxuất từ Trung Quốc sang Việt Nam, khiến nhu cầu về kho bãi, cơ sở vật chất và vậnchuyển tang lên Xuất phát từ những lợi thế hiện có và để phù hợp với tình hình, xuthế chung của nhu cầu vận tải hàng hóa bằng đường biển của thế giới, ở nước ta,trong những năm gần đây đã xuất hiện nhiều công ty giao nhận cũng như đại lý hãngtàu Công ty cổ phần quốc tế Chiến Thắng cũng là một trong những công ty đượchình thành từ xu thế đó, với nghiệp vụ cung cấp những dịch vụ giao nhận hàng hóaxuất – nhập khẩu bằng đường biển, đường hàng không

Bên cạnh những lợi thế vốn có, Công ty Cổ phần Quốc tế Chiến Thắng cònđang đối diện với những hạn chế, cản trở như: Nhân lực, thị trường, sự cạnh tranhgay gắt trên thị trường Giao nhận Logistisc, bài toán về chi phí, sự tín nhiệm củakhách hÀng và đặc biệt là khó khăn trong thực hiện nghiệp vụ giao nhận hàng hóaxuất nhập khẩu bằng đường biển của Công ty Chiến Thắng

Do đó, bằng những kiến thức đã học trên Giảng đường của Học viện Chính sách

và Phát triển cũng như những kinh nghiệm thực tế được tích lũy trong quá trình thực tập

tại Công ty cổ phần quốc tế Chiến Thắng, em quyết định chọn đề tài: “NGHIỆP

VỤ CHỨNG TỪ GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ CHIẾN THẮNG” làm đề

Trang 10

tài KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Thông qua đề tài này, góp phần giúp cho hoạtđộng thực hiện nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu của công ty thêm hoànthiện, củng cố và nâng cao uy tín của công ty trên thị trường trong và ngoài nước.

2 Đối tiêu nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Nghiệp vụ chứng từ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu

bằng đường biển tại Công ty Cổ phần Quốc tế Chiến Thắng

Mục tiêu nghiên cứu: Dựa trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn về tình hình hoạt động

giao nhận hàng hóa quốc tế cũng như các biện pháp, quy trình mà Công ty CPQTChiến Thắng đã thực hiện nhằm khắc phục được một số yếu kém từ đó đánh giá,đưa ra những nhận định đúng đắn, phân tích và tổng hợp về khả năng thúc đẩy hoạtđộng giao nhận hàng hóa quốc tế được phát triển hơn Đồng thời từ đó đưa ra một sốgiải pháp khả thi hơn và đi sát với thực tiễn hơn

3 Phạm vi nghiên cứu

3.1 Phạm vi thời gian

Số liệu nghiên cứu được sử dụng cho đề tài được sử từ năm 2017 đến 2020

3.2 Phạm vi không gian

Nghiên cứu trong phạm vi Công ty Cổ phần Quốc tế Chiến Thắng

4 Phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

Đây là phương pháp được sử dụng nhiều trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểucho việc thực hiện đề tài Thông tin và số liệu được thu thập và xử lý nhằm phân tíchsâu, làm rõ các vấn đề và tìm ra các vấn đề mới

Các thông tin và số liệu trong bài được tác giả thu thập và tổng hợp từ nhiềunguồn khác nhau như: thông tin trên internet bao gồm các trang web đăng tải cácchuyên đề luận văn như: tailieu.vn, luanvan.net , các bài viết có liên quan đượcđăng trên báo, tạp chí trang web công ty Chiến Thắng, bảng kê của công ty, cáctrang mạng uy tín, bài báo cáo và nghiên cứu có trước đó

Trang 11

4.2 Phương pháp phân tích dữ liệu

Phương pháp phân tích là cách thức sử dụng quá trình tư duy logic để nghiêncứu và so sánh các mối quan hệ đáng tin cậy giữa các dữ liệu thống kê được từ tàiliệu nội bộ về hiệu quả hoạt động của công ty trong thời gian phân tích nhằm đánhgiá sự hợp lý và không hợp lý của các dữ liệu này

Phương pháp so sánh: So sánh các chỉ tiêu về chất lượng dịch vụ, hiệu quả sửdụng lao động, hiệu quả quản lý chi phí và kết quả đạt được của mỗi kỳ kinh doanh

đã qua của công ty CPQT Chiến Thắng

Phương pháp tổng hợp: Phương pháp này sử dụng nhằm tổng hợp lại nhữngphântích và so sánh để đưa ra nhận xét và đánh giá về thực trạng nghiệp vụ chứng từgiao nhận hàng hóa quốc tế tại công ty CPQT Chiến Thắng, từ đó đưa ra các giảipháp nhằm phát triển dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế của công ty

5 Kết cấu của khóa luận

Đề tài gồm 3 chương:

Chương 1: Vấn đề chung về nghiệp vụ chứng từ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu

bằng đường biển tại các công ty Logistics

Chương 2: Hoạt động thực hiện nghiệp vụ chứng từ giao nhận hàng hóa xuất nhập

khẩu bằng đường biển tại Công ty Cổ phần Quốc Tế Chiến Thắng

Chương 3: Giải pháp thực hiện tốt nghiệp vụ chứng từ giao nhận hàng hóa xuất nhập

bằng đường biển tại Công ty Cổ phần Quốc Tế Chiến Thắng

Trang 12

CHƯƠNG I: VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGHIỆP VỤ CHỨNG TỪ GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÁC CÔNG

TY LOGISTICs

1 Khái quát về nghiệp vụ chứng từ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu

1.1 Khái quát chung về nghiệp vụ giao nhận

Giao nhận vận tải là những hoạt động nằm trong khâu lưu thông phân phối hànghóa, một khâu quan trọng nối liền sản xuất với tiêu thụ, hai mặt chủ yếu của chu trìnhtái sản xuất của xã hội

Giao nhận vận tải thực hiện chức năng đưa sản phẩm từ nơi sản xuất đến nơi tiêuthụ, hoàn thành mặt thứ hai của lưu thông phân phối là phân phối vật chất, khi mặtthứnhất là thủ tục thương mại đã hình thành Giao nhận gắn liền và song hành với quátrình vận tải Thông qua giao nhận các tác nghiệp vận tải được tiến hành: tập kết hànghoá, vận chuyển, xếp dỡ, lưu kho, chuyển tải, đóng gói, thủ tục, chứng từ Với nộihàm rộng như vậy, nên có rất nhiều định nghĩa về giao nhận

Theo quy tắc mẫu của FIATA về dịch vụ giao nhận: “Dịch vụ giao nhận được địnhnghĩa như là bất kỳ loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốcxếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như các dịch vụ tư vấn có liên quan đếncácdịch vụ trên, kể cả các vấn đề về hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thuthập chứng từ liên quan đến hàng hóa”

=> Như vậy, về cơ bản: Giao nhận hàng hóa là tập hợp những nghiệp vụ, thủ tục cóliên quan đến quá trình vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hóa từ nơi gửi hàng(người gửi hàng) đến nơi nhận hàng (người nhận hàng)

1.2 Phạm vi của nghiệp vụ giao nhận

Phạm vi của nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển gồm:+ Tổ chức chuyên chờ hàng hóa trong phạm vi ga, cảng

Trang 13

+ Tổ chức xếp dỡ hàng hóa

+ Kí kết hợp đồng vận tải với người chuyên chờ, thuê tàu, lưu cước với người chuyên chở đã chọn

+ Làm thủ tục hải quan

+ Mua bảo hiểm cho hàng hóa nếu người gửi hàng yêu cầu

+ Lập các chứng từ cần thiết trong quá trình gửi hàng, nhận hàng và thanh toán

+ Lo kho và bảo quản hàng

+ Cân đo hàng hóa

+ Nhận hàng và giao hàng

+ Sắp xếp chuyển tải hàng hóa

+ Gom hàng, chọn tuyến đường vận tải, phương thức vận tải và người chuyên chở phù hợp

+ Thanh toán cước phí, chi phí xếp dỡ, lưu kho, lưu bãi

+ Thông báo tình hình đi và đến của các phương tiện vận tải

+ Thông báo tổn thất với người chuyên chở

1.3 Quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của người giao nhận

Ðiều 167 Luật thương mại năm 2005 quy định, người giao nhận có những quyền và nghĩa vụ sau đây:

+ Người giao nhận được hưởng tiền công và các khoản thu nhập hợp lý khác

+ Thực hiện đầy đủ nghiã vụ của mình theo hợp đồng

Trang 14

+ Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có lý do chính đáng vì lợi ích của kháchhàng thì có thể thực hiện khác với chỉ dẫn của khách hàng, nhưng phải thông báo ngay chokhách hàng.

+ Sau khi ký kết hợp đồng, nếu thấy không thể thực hiện được chỉ dẫn của khách hàng thì phải thông báo cho khách hàng để xin chỉ dẫn thêm

+ Phải thực hiện nghĩa vụ của mình trong thời gian hợp lý nếu trong hợp đồng không thoả thuận về thời gian thực hiện nghĩa vụ với khách hàng

Trách nhiệm của người giao nhận:

a Khi đại lí là chủ hàng:

+ Giao hàng không đúng chỉ dẫn

+ Thiếu sót trong việc mua bảo hiểm cho hàng hóa mặc dù đã có hướng dẫn

+ Thiếu sót trong khi làm thủ tục hải quan

+ Chở hàng đến sai nơi quy định

+ Giao hàng cho người không phải là người nhận

+ Giao hàng mà không thu tiền từ người nhận hàng

+ Tái xuất không theo những thủ tục cần thiết hoặc không hoàn lại thuế

+ Những thiệt hại về tài sản và người của người thứ ba mà họ gây nên

b Khi là người chuyên chở (principal)

+ Khi là một người chuyên chở, người giao nhận đóng vai trò là một nhà thầu độc lập, nhân danh mình chịu trách nhiệm cung cấp các dịch vụ mà khách hàng yêu cầu

+ Chịu trách nhiệm về những hành vi và lỗi lầm của người chuyên chở, của người giao nhận khác mà họ thuê để thực hiện hợp đồng vận tải

Trang 15

+ Quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của người giao nhận do luật lệ của các phương thức vận tải quy định.

+ Khi đóng vai trò là người chuyên chở, các điều kiện kinh doanh áp dụng các công ước quốc tế hoặc các quy tắc do Phòng thương mại quốc tế ban hành

Tuy nhiên, người giao nhận không chịu trách nhiệm về những mất mát, hư hỏng của

hàng hoá phát sinh từ những trường hợp sau đây:

+ Do lỗi của khách hàng hoặc của người được khách hàng uỷ thác;

+ Khách hàng đóng gói và ghi ký mã hiệu không phù hợp;

+ Do nội tý hoặc bản chất của hàng hoá;

+ Do chiến tranh, đình công

+ Do các trường hợp bất khả kháng

Ngoài ra, người giao nhận không chịu trách nhiệm về mất khoản lợi đáng lẽ khách hàng

được hưởng về sự chậm trễ hoặc giao nhận sai địa chỉ mà không phải do lỗi của mình

2 Nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển

2.1 Cơ sở pháp lí, nguyên tắc giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển

- Các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước Việt nam về giao nhận vận tải

- Các loại hợp đồng và L/C mới đảm bảo quyền lợi của chủ hàng XNK

b Nguyên tắc

Trang 16

Các văn bản hiện hành đã quy định những nguyên tắc giao nhận hàng hoá XNK bằng đường biển tại Việt nam như sau:

- Việc giao nhận hàng hoá XNK tại các cảng biển là do cảng tiến hành trên cơ sở hợpđồng giữa chủ hàng và người được chủ hàng uỷ thác với cảng

- Ðối với những hàng hoá không qua cảng (không lưu kho tại cảng) thì có thể do cácchủ hàng hoặc người được chủ hàng uỷ thác giao nhận trực tiếp với người vận tải

(tàu) (quy định mới từ 1991)

- Việc xếp dỡ hàng hóa trong phạm vi cảng là do cảng tổ chức thực hiện Trường hợpchủ hàng muốn đưa phương tiện vào xếp dỡ thì phải thoả thuận với cảng và phải trả các lệphí, chi phí liên quan cho cảng

- Khi được uỷ thác giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu với tầu, cảng nhận hàng bằng phương thức nào thì phải giao hàng bằng phương thức đó

- Cảng không chịu trách nhiệm về hàng hoá khi hàng đã ra khỏi kho bãi, cảng

- Khi nhận hàng tại cảng thì chủ hàng hoặc người được uỷ thác phải xuất trình nhữngchứng từ hợp lệ xác định quyền được nhận hàng và phải nhận được một cách liên tục trongmột thời gian nhất định những hàng hoá ghi trên chứng từ

- Việc giao nhận có thể do cảng làm theo uỷ thác hoặc chủ hàng trực tiếp làm

2.2 Nhiệm vụ của các bên tham gia vào hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển

a Nhiệm vụ của cảng

Ký kết hợp đồng xếp dỡ, giao nhận, bảo quản, lưu kho hàng hoá với chủ hang Hợpđồng có hai loại: Hợp đồng uỷ thác giao nhận và Hợp đồng thuê mướn (chủ hàng thuêcảng xếp dỡ vận chuyển, lưu kho, bảo quản hàng hoá)

Giao hàng xuất khẩu cho tầu và nhận hàng nhập khẩu từ tầu nếu được uỷ thác

Kết toán với tầu về việc giao nhận hàng hoá và lập các chứng từ cần thiết khác để bảo

vệ quyền lợi của các chủ hàng

Trang 17

Giao hàng nhập khẩu cho các chủ hàng trong nước theo sự uỷ thác của chủ hàng xuất nhập khẩu

Tiến hành việc xếp dỡ, vận chuyển, bảo quản, lưu kho trong khu vực cảng

Chịu trách nhiệm về những tổn thất của hàng hoá do mình gây nên trong quá trình giao nhận vận chuyển xếp dỡ

Hàng hoá lưu kho bãi của cảng bị hư hỏng, tổn thất thì cảng phải bồi thường nếu cóbiên bản hợp lệ và nếu cảng không chứng minh được là cảng không có lỗi

** Cảng không chịu trách nhiệm về hàng hoá trong các trường hợp sau:

+ Không chịu trách nhiệm về hàng hoá khi hàng đã ra khỏi kho bãi của cảng

+ Không chịu trách nhiệm về hàng hoá ở bên trong nếu bao kiện, dấu xi vẫn nguyên vẹn+ Không chịu trách nhiệm về hư hỏng do kỹ mã hiệu hàng hoá sai hoặc không rõ (dẫnđến nhầm lẫn mất mát)

b Nhiệm vụ của chủ hàng xuất nhập khẩu

- Tiến hành giao nhận hàng hoá trong trường hợp hàng hoá không qua cảng hoặc tiến hành giao nhận hàng hoá XNK với cảng trong trường hợp hàng qua cảng

- Ký kết hợp đồng bốc dỡ, vận chuyển, bảo quản, lưu kho hàng hoá với cảng

- Cung cấp cho cảng những thông tin về hàng hoá và tàu

- Cung cấp các chứng từ cần thiết cho cảng để cảng giao nhận hàng hoá

Ðối với hàng xuất khẩu: gồm các chứng từ:

+ Tờ khai hàng hoá (cargo manifest): lập sau vận đơn cho toàn tầu, do đại lý tầu biển làm được cung cấp 24h trước khi tầu đến vị trí hoa tiêu

+ Sơ đồ xếp hàng (cargo plan) do thuyền phó phụ trách hàng hóa lập, được cung cấp 8htrước khi bốc hàng xuống tầu

Trang 18

Ðối với hàng nhập khẩu:

+ Tờ khai hàng hóa

+ Sơ đồ xếp hàng

+ Chi tiết hầm tầu

+ Vận đơn đường biển trong trường hợp uỷ thác cho cảng nhận hàng

=> Các chứng từ này đều phải cung cấp 24h trước khi tầu đến vị trí hoa tiêu

Chủ hàng sẽ phải: theo dõi quá trình giao nhận để giải quyết các vấn đề phát sinh; lậpcác chứng từ cần thiết trong quá trình giao nhận để có cơ sở khiếu nại các bên có liênquan và thanh toán các chi phí cho cảng

c Nhiệm vụ của hải quan

- Tiến hành thủ tục hải quan, thực hiện việc kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan đối với tầu biển và hàng hoá xuất nhập khẩu

- Ðảm bảo thực hiện các quy định của Nhà nước về xuất nhập khẩu, về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

- Tiến hành các biện pháp phát hiện, ngăn chặn, điều tra và xử lý hành vi buôn lậu, gianlận thương mại hoặc vận chuyển trái phép hàng hoá, ngoại hối, tiền Việt nam qua cảng biển

2.3 Trình tự giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển

a Đối với hàng xuất khẩu

a.1 Đối với hàng hóa không phải lưu kho tại bãi :

17

Trang 19

Ðây là hàng hoá XK do chủ hàng ngoại thương vận chuyển từ các nơi trong nước để xuất khẩu, có thể để tại các kho riêng của mình chứ không qua các kho của cảng.

- Từ kho riêng, các chủ hàng hoặc người được chủ hàng uỷ thác có thể giao trực tiếp cho tầu Các bước giao nhận cũng diễn ra như đối với hàng qua cảng

- Ðưa hàng đến cảng: do các chủ hàng tiến hàng

- Làm các thủ tục xuất khẩu, giao hàng cho tầu

- Chủ hàng ngoại thương phải đăng ký với cảng về máng, địa điểm, cầu tầu xếp dỡ

- Làm các thủ tục liên quan đến xuất khẩu như hải quan, kiểm dịch…

- Tiến hành xếp hàng lên tầu do công nhân của cảng làm, nhân viên giao nhận phảitheo dõi quá trình để giải quyết các vấn đề xảy ra, trong đó phải xếp hàng lên tầu và ghi vàotally sheet (phiếu kiểm kiện)

- Lập biên lai thuyền phó ghi số lượng, tình trạng hàng hoá xếp lên tầu (là cơ sở để cấp vận đơn) Biên lai phải sạch

- Người chuyên chở cấp vận đơn, do chủ hàng lập và đưa thuyền trưởng ký, đóng dâú

- Lập bộ chứng từ thanh toán tiền hàng được hợp đồng hoặc L/C quy định

- Thông báo cho người mua biết việc giao hàng và phải mua bảo hiểm cho hàng hoá (nếu cần)

- Tính toán thưởng phát xếp dỡ hàng nhanh chậm (nếu có)

a.2 Đối với hàng phải lưu kho bãi của cảng

Ðối với loại hàng này, việc giao hàng gồm hai bước lớn: chủ hàng ngoại thương (hoặcngười cung cấp trong nước) giao hàng XK cho cảng, sau đó cảng tiến hành giao hàngcho tàu

Giao hàng XK cho cảng bao gồm các công việc:

- Chủ hàng hoặc người được chủ hàng uỷ thác ký kết hợp đồng lưu kho bảo quản hàng hoá với cảng

Trang 20

- Trước khi giao hàng cho cảng, phải giao chi cảng các giấy tờ: Danh mục hàng hoá

XK (cargo list); thông báo xếp hàng của hãng tầu cấp (shipping order) nếu cần; chỉ dẫn xếphàng (shipping note)

- Giao hàng vào kho, bãi cảng

Cảng giao hàng cho tàu gồm các công việc:

- Trước khi giao hàng cho tầu, chủ hàng phải

+ Làm các thủ tục liên quan đến XK: hải quan, kiểm dịch, kiểm nghiệm (nếu có)

+ Báo cho cảng ngày giờ dự kiến tầu đến (ETA), chấp nhận NOR

+ Giao cho cảng sơ đồ xếp hàng- Tổ chức xếp và giao hàng cho tầu:

+ Trước khi xếp, phải tổ chức vận chuyên hàng từ kho ra cảng, lấy lệnh xếp hàng, ấn định số máng xếp hàng, bố trí xe và công nhân và người áp tải nếu cần

+ Tiến hành bốc và giao hàng cho tầu Việc xếp hàng lên tầu do công nhân cảng làm Hàng sẽ được giao cho tầu dưới sự giám sát của đại diện hải quan

Trong quá trình giao hàng, nhân viên kiểm đếm của cảng phải ghi số lượng hàng giaovào Tally Report, cuối ngày phải ghi vào Daily Report và khi xếp xong một tầu, ghivào Final Report Phía tầu cũng có nhân viên kiểm đếm và ghi kết quả vào Tally Sheet

- Việc kiểm đếm cũng có thể thuê nhân viên của công ty kiểm kiện

- Lập bộ chứng từ thanh toán:

+ Căn cứ vào hợp đồng mua bán và L/C, nhân viên giao nhận phải lập hoặc lấy các chứng

từ cần thiết tập hợp thành bộ chứng từ, xuất trình cho ngân hàng để thanh toán tiềnhàng

+ Nếu thanh toán bằng L/C thì bộ chứng từ thanh toán phải phù hợp một cách máy mócvới L/C và phải phù hợp với nhau và phải xuất trình trong thời hạn hiệu lực của L/C

Trang 21

- Thông báo cho người mua về việc giao hàng và mua bảo hiểm cho hàng hoá (nếu cần)

- Thanh toán các chi phí cần thiết cho cảng như chi phí bốc hàng, vận chuyển, bảo quản, lưu kho

- Tính toán thưởng phạt xếp dỡ, nếu có

3 Các loại chứng từ có liên quan đến nghiệp vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển

3.1 Chứng từ hải quan

a Tờ khai hải quan

Tờ khai hải quan là một văn bản do chủ hàng, chủ phương tiện khai báo xuất trình cho

cơ quan hải quan trước khi hàng hoặc phương tiện xuất hoặc nhập qua lãnh thổ quốc gia.Thông lệ quốc tế cũng như pháp luật Việt nam quy định việc khai báo hải quan là việc làmbắt buộc đối với phương tiện xuất hoặc nhập qua cửa khẩu quốc gia Mọi hành vi vi phạmnhư không khai báo hoặc khai báo không trung thực đều bị cơ quan hải quan xử lý theoluật pháp hiện hành Cần 02 bản chính tờ khai hải quan hàng xuất khẩu

b Hợp đồng mua bán ngoại thương

Hợp đồng mua bán ngoại thương là sự thoả thuận giữa những đương sự có trụ sởkinh doanh ở các nước khác nhau, theo đó bên xuất khẩu có nghĩa vụ chuyển vàoquyền sở hữu của bên nhập khẩu một tài sản nhất định gọi là hàng hoá Bên nhập khẩu

có nghĩa vụ nhận hàng và trả tiền hàng Cần 01 bản sao hợp đồng mua bán ngoạithương hoặc giấy tờ có giá trị tương đương như hợp đồng

c Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giấy chứng nhận đăng ký mã số doanh nghiệp

01 bản giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giấy chứng nhận đăng ký mã sốdoanh nghiệp (chỉ nộp một lần khi đăng ký làm thủ tục cho lô hàng đầu tiên tại mỗiđiểm làm thủ tục hải quan)

Trang 22

d Bản kê khai chi tiết về hàng hóa

Bản kê chi tiết hàng hoá là chứng từ về chi tiết hàng hoá trong kiện hàng Nó tạođiều kiện thuận tiện cho việc kiểm tra hàng hoá Ngoài ra nó có tác dụng bổ sung chohoá đơn khi lô hàng bao gồm nhiều loại hàng có tên gọi khác nhau và phẩm cấp khácnhau Cần 02 bản chính bản kê chi tiết hàng hoá (đối với hàng không đồng nhất)

3.2 Chứng từ với cảng và tàu

a Vận đơn đường biển

Vận đơn đường biển là một chứng từ vận tải hàng hoá bằng đường biển do ngườichuyên chở hoặc đại diện của họ cấp cho người gửi hàng sau khi đã xếp hàng lên tầuhoặc sau khi đã nhận hàng để xếp Vận đơn đường biển là một chứng từ vận tải rấtquan trọng, cơ bản về hoạt động nghiệp vụ giữa người gửi hàng với người vận tải, giữangười gửi hàng với người nhận hàng Nó có tác dụng như là một bằng chứng về giaodịch hàng hoá, là bằng chứng có hợp đồng chuyên chở

b Phiếu kiểm đếm

Dock sheet là một loại phiếu kiểm đếm tại cầu tầu trên đó ghi số lượng hàng hoá đãđược giao nhận tại cầu Tally sheet là phiếu kiểm đếm hàng hoá đã xếp lên tầu do nhânviên kiểm đếm chịu trách nhiệm ghi chépCông việc kiểm đếm tại tầu tuỳ theo quy địnhcủa từng cảng còn có một số chứng từ khác như phiếu ghi số lượng hàng, báo cáo hàngngày Phiếu kiểm đếm là một chứng từ gốc về số lượng hàng hoá được xếp lên tầu Do

đó bản sao của phiếu kiểm đếm phải giao cho thuyền phó phụ trách về hàng hoá mộtbản để lưu giữ, nó còn cần thiết cho những khiếu nại tổn thất về hàng hoá sau này

c Sơ đồ hàng hóa

Trang 23

Ðây chính là bản vẽ vị trí sắp xếp hàng trên tầu Nó có thể dùng các màu khác nhauđánh dấu hàng của từng cảng khác nhau để dễ theo dõi, kiểm tra khi dỡ hàng lên xuốngcác cảng Khi nhận được bản đăng ký hàng chuyên chở do chủ hàng gửi tới, thuyềntrưởng cùng nhân viên điều độ sẽ lập sơ đồ xếp hàng mục đích nhằm sử dụng một cáchhợp lý các khoang, hầm chứa hàng trên tầu cân bằng trong quá trình vận chuyển.

e Chứng từ bảo hiểm (nếu có)

f Phiếu đóng gói hàng hóa

Ngoài ra còn 1 số chứng từ có thể phát sinh trong quá trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu đường biển như sau:

- Biên bản kết toán nhận hàng với tàu

- Biên bản kê khai hàng thừa thiếu

- Biên bản hàng hư hỏng đổ vỡ- Biên bản giám định phẩm chất- Biên bản giám định

số trọng lượng

- Biên bản giám định của công ty bảo hiểm

- Thư khiếu nại: Ðây là văn bản đơn phương của người khiếu nại đòi người bị khiếunại thoả mãn yêu sách của mình do người bị khiếu nại đã vi phạm nghĩa vụ hợp đồng (hoặckhi hợp đồng cho phép có quyền khiếu nại

Trang 24

4 Đặc điểm giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại các Công ty Logistics

Giao nhận hàng hoá quốc tế bằng đường biển phụ thuộc vào yếu tố bên ngoài.

Giao nhận hàng hoá quốc tế bằng đường biển là việc phục vụ cho quá trình chuyênchở hàng hoá xuất nhập khẩu từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu Là một bộ phậncủa giao nhận hàng hóa quốc tế cho nên giao nhận vận tải hàng hóa xuất nhập khẩubằng đường biển phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố liên quan bên ngoài như là sựchuẩn bị hàng hoá xuất khẩu của người gửi hàng, phương tiện vận tải quốc tế của ngườichuyên chở, pháp luật thương mại đặc biệt là luật hàng hải, hải quan của các nước, điềukiện tự nhiên Cho nên trong quá trình giao nhận hàng hoá bằng đường biển không thểhoàn toàn chủ động được

Giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển có tính thời vụ, chịu ảnh hưởng trực tiếp của thị trường xuất nhập khẩu.

Tính thời vụ là một thuộc tính của dịch vụ giao nhận do nó phục vụ cho quá trìnhxuất nhập khẩu Chỉ khi nào hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra mạnh mẽ thì dịch vụgiao nhận hàng hoá quốc tế mới có điều kiện phát triển mà hoạt động xuất nhập khẩulại mang nặng tính thời vụ có thời điểm diễn ra mạnh song có thời điểm hoạt động ít

Giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển phụ thuộc vào cơ sở vật chất kĩ thuật và kinh nghiệm, nghiệp vụ của người kinh doanh giao nhận.

Tiến hành kinh doanh dịch vụ giao nhận thì phải có các phương tiện chuyên chở,các đội tàu, phương tiện quản lý liên lạc, phương tiện lưu giữ hàng hoá để tiến hànhkinh doanh các dịch vụ liên quan như: Gom hàng, vận chuyển, bốc xếp, nhận hàng Yêu cầu của các dịch vụ đó còn đòi hỏi người kinh doanh dịch vụ giao nhận phải cótrình độ, bản lĩnh kinh doanh và kinh nghiệm

Trang 25

Các bên tham gia vào quá trình giao nhân hàng hóa xuất nhập khẩu: Tham gia vào

quy trình giao nhận hàng xuất khẩu qua đường biển cũng bao gồm ba nhân tố cơ bản:

khách hàng, phòng giao nhận và người giao nhận, ngoài ra còn có các nhân tố phụ trợbên ngoài gồm có hải quan, hãng tàu và đại lý nước ngoài Các nhân tố này tác độnglẫn nhau để phát triển quy trình từ khâu tiếp xúc, tìm hiểu nguồn hàng cần vận chuyểnđến khâu thanh toán và lưu hồ sơ

 Khách hàng là nhân tố quan trọng tham gia vào những khâu đầu tiên của quytrình bao gồm lựa chọn dịch vụ xuất khẩu hàng hóa, lựa chọn hình thức, phương tiện giaonhận và những khâu cuối của quy trình gồm nhận hàng và thanh toán hợp đồng

 Nhân viên giao nhận đảm đương phần lớn công việc trong quy trình giao nhận,làm việc với các bên liên quan bao gồm nhận các chứng từ cần thiết từ khách hàng, hoànthiện thủ tục hải quan, nhận hàng tại kho bãi của khách hàng, giao hàng PHÒNG GIAONHẬN Nhân viên giao nhận Nhận yêu cầu từ khách hàng Liên hệ với hãng tàu để đặt chỗ vàchuẩn bị bộ chứng từ KHÁCH HÀNG Thông quan hàng xuất khẩu Kiểm hóa Giao hàng lêntàu Gửi chứng từ cho đại lý nước ngoài Thanh toán và lưu hồ sơ 16 lên tàu và thực hiện cácthủ tục kết thúc hợp đồng

 Trong khi đó, phòng giao nhận đóng vai trò chủ yếu là cầu nối thông tin giữakhách hàng và nhân viên giao nhận, đảm nhiệm việc tiếp xúc ban đầu với khách hàng để tưvấn và lựa chọn dịch vụ giao nhận cũng như soạn thảo hợp đồng giữa khách hàng và doanhnghiệp giao nhận

24

Trang 26

5 Các nhân tố ảnh hưởng đến nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại các Công ty Logistics

5.1 Nhân tố khách hàng

Việc khách hàng vận chuyển mặt hàng nào, khối lượng bao nhiêu, địa điểm ở đâu,thời hạn giao nhận hàng trong hợp đồng… tất cả đều ảnh hưởng trực tiếp tới quy trìnhgiao nhận của doanh nghiệp

Đối với dịch vụ giao nhận thì khi thương mại quốc tế ngày càng phát triển kháchhàng nhận thấy vai trò đại lý môi giới của người giao nhận trở nên hạn chế rất nhiều,đặc biệt là việc các đại lý giao nhận không chịu trách nhiệm về hàng hoá trong quátrình chuyên chở

Khách hàng mong muốn có người thu xếp toàn bộ quá trình chuyên chở cũng nhưdịch vụ khác có liên quan như gom hàng và mua bảo hiểm, thuê phương tiện vận tải…hoàn toàn chịu trách nhiệm trong quá trình chuyên chở đó để khách hàng tránh phảikhiếu nại khi có tổn thất xảy ra Do vậy mà người giao nhận phải cung cấp các dịch vụliên quan theo yêu cầu của khách hàng, phải phát triển dịch vụ giao nhận theo nhiềumặt, nhiều hướng

5.2 Các yếu tố về cơ sở vật chất tàu cảng

Vì hàng hóa không thể vận chuyển tốc độ cao được do tốc độ tàu biển rất hạn chế

Đa phần các tàu vận chuyển trên thế giới có vận tốc khá chậm Điều này bất lợi vớinhững món hàng cần vận chuyển nhanh hoặc cần bảo quản thời gian dài Vì thế cầntrang bị kho lạnh trong container để bảo quản hàng hóa khi di chuyển dài ngày Ngoài

ra, tuyến đường biển đi không bằng phẳng như đường bộ, đường sắt, mặt biển luôn dậpdềnh, gợn sóng, tàu di chuyển không suôn sẻ Nên vận tải biển đối mặt với nhiều tháchthức hơn Đòi hỏi các đơn vị tiến hành phải có kinh nghiệm, biết cách sắp xếp, phânchia các mặt hàng chi tiết, cẩn thận ở những vị trí phù hợp nhất

Trang 27

Dịch vụ giao nhận hàng hoá quốc tế đòi hỏi người kinh doanh phải có một khốilượng cơ sở vật chất nhất định để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và khắt khe củakhách hàng, đó là hệ thống kho bãi chứa hàng, số lượng đầu xe vận chuyển và các loại

xe chuyên dụng, trang thiết bị, phương tiện thông tin liên lạc hiện đại để liên lạc như hệthống mạng máy tính kết nối internet, các phương tiện viễn thông quốc tế, các phươngtiện dùng trong quản lý hiện trường Chỉ khi có đủ điều kiện về phương tiện giao nhậnvận tải, các thiết bị thông tin hiện đại mới có thể cạnh tranh trên thị trường và đápứng yêu cầu giao nhận phát triển ngày càng mạnh mẽ như hiện nay

5.3 Các yếu tố nội bộ doanh nghiệp, công ty

Trình độ nhân viên

Trình độ đội ngũ công nhân viên tác động rất lớn đến kinh doanh dịch vụ giao nhậnkho vận Đó là vì hoạt động kinh doanh này đòi hỏi các cán bộ phải có trình độ cao vềnghiệp vụ, giỏi ngoại ngữ, am hiểu luật pháp, có kiến thức sâu rộng và có sự nhạy béntrong công việc Khách hàng chỉ uỷ thác giao nhận toàn quyền cho công ty khi họ thấy

sự tin tưởng vào hoạt động của công ty

Cơ chế quản lí

Với cơ chế quản lý cồng kềnh như hiện nay gây rất nhiều khó khăn cho hoạt độnggiao nhận Thời gian kể từ khi trình lên cấp trên chờ phê duyệt hoặc từ cấp trên gửixuống khá dài do phải thông qua nhiều tầng nấc… Chính vì vậy đã không ít lần bỏ lỡ

cơ hội kinh doanh; thông tin liên lạc thì thiếu độ chính xác, làm sai lệch hướng nhậnđịnh dẫn tới việc giải quyết sai

Nguồn vốn

Ngoài việc sử dụng đồng vốn để nâng cấp trang thiết bị cơ sở vật chất kỹ thuật cho đơn

vị kinh doanh, dịch vụ giao nhận hàng hoá quốc tế còn phải dùng trong quá trình thựchiện các dịch vụ như ứng trước tiền thuê tàu, tiền làm thủ tục hải quan, nộp thuế xuất

Trang 28

nhập khẩu nên nếu không có vốn hoặc vốn yếu sẽ gây rất nhiều khó khăn trong quá trình kinh doanh.

Trang 29

CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG THỰC HIỆN NGHIỆP VỤ CHỨNG

TỪ GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ CHIẾN

THẮNG 2.1 Giới thiệu Công ty Cổ Phần Quốc tế Chiến Thắng

2.1.1 Khái quát chung về Công ty

 Tên công ty: Công Ty Cổ Phần Quốc Tế Chiến Thắng

 Tên giao dịch: VICTORY.JSC

 Tên quốc tế: Victory International Joint Stock Company

 Địa chỉ: Số nhà 20, ngách 65/30, ngõ 65, đường Khương Đình, Phường

Thượng Đình, Quận Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam

 Sốđiêṇ thoai:̣ 8589416 Fax: 5571595 Email: victoryjsc@fpt.vn

 Giấy phép kinh doanh: 0103007257, ngày cấp 08-04-2005

 Ngày hoạt động: 18/10/2004

 Linh̃ vưc ̣ hoaṭđông:̣ Công ty cổphần quốc tếChiến Thắng cung cấp dicḥ vu ̣ giaonhận vận tải Công việc là tiếp nhận hàng hóa từ khách hàng theo điều khoản Incoterm và thực hiện các bước tiếp theo Công ty cung cấp dịch vụ bằng cách kết nối các công ty logistics Mỗi đơn vị logistics cung cấp một dịch vụ khác nhau và Chiến Thắng là mắc xích nối các dịch vụ đó lại

Trang 30

2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty

Hình 0.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty

Chủ tịch hộiđồng quản trị

Tổng giámđốc

Bộ phận sales Bộ phận

chứng từ Bộ phận giao

nhận Bộ phận kếtoán(Nguồn: Công ty cổ phần quốc tế Chiến Thắng)

2.1.3 Nhiệm vụ của Công ty

 Chủ tích hội đồng quản trị:

+ Lập chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản trị

+ Chuẩn bị hoặc tổ chức việc chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu phục vụ cuộc họp triệu tập và chủ tọa cuộc họp Hội đồng quản trị

+ Tổ chức việc thông qua quyết định của Hội đồng quản trị

+ Giám sát quá trình tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị

+ Chủ tọa họp Đại hội đồng cổ đông

+ Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật doanh nghiệp và Điều lệ công ty

Trang 31

+ Bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh quản lý

 Bộ phận Sales:

+ Phối hợp với phòng xuất- nhập khẩu để giải quyết các thông tin bán hàng

+ Lên kế hoạch bán hàng và thăm hỏi khách hàng hàng tuần, lập chỉ tiêu sản lượng phấnđấu mục tiêu đạt được cho hàng tháng, hàng quý, hàng năm

+ Viết báo cáo sau mỗi lần gặp khách hàng, phối hợp với trưởng phòng để giải quyết các vấn đề ngoài thẩm quyền

+ Phối hợp với mạng lưới giao nhận ở nước ngoài trong việc khai thác thông tin, tìmnguồn hàng, khai thác danh sách khách hàng (Sales list) do đại lý, chi nhánh gửi đến và viếtdanh sách khách hàng, hướng dẫn đại lý, chi nhánh tiếp cận với khách hàng ở nước

Ngày đăng: 07/11/2021, 16:10

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 0.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty - Nghiệp vụ chứng từ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại công ty cổ phần quốc tế chiến thắng
Hình 0.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty (Trang 34)
2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty CPQT Chiến Thắng trong 3 năm gần đây - Nghiệp vụ chứng từ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại công ty cổ phần quốc tế chiến thắng
2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty CPQT Chiến Thắng trong 3 năm gần đây (Trang 41)
Hình 2.2.1 Quy trình xử lý bộ chứng từ hàng sea xuất Người gửi (Shipper) - Nghiệp vụ chứng từ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại công ty cổ phần quốc tế chiến thắng
Hình 2.2.1 Quy trình xử lý bộ chứng từ hàng sea xuất Người gửi (Shipper) (Trang 44)
Hình 2.2.2. Quy trình xử lý bộ chứng từ hàng sea nhập Người nhận - Nghiệp vụ chứng từ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại công ty cổ phần quốc tế chiến thắng
Hình 2.2.2. Quy trình xử lý bộ chứng từ hàng sea nhập Người nhận (Trang 49)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w