- Thứ ba: trong đấu thầu có nhiều mức giá khác nhau mà các bên tham gia phải phân biệt được Ban đầu, bên mời thầu đưa ra một mức ngân sách có thể chấp nhận được để người bán dựa vào đó
Trang 1HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN
KHOA KINH TẾ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài: NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐẤU THẦU CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN KINH DOANH THUỐC THÚ Y AMAVET
Giảng viên hướng dẫn: ThS Nguyễn Việt Hưng Sinh viên thực hiện: Trần Hoài Phương
Mã sinh viên: 5083101534
Lớp : Đấu Thầu 8
Ngành: Kinh tế
Hà Nội, tháng 06/2021
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài khóa luận, với tình cảm chân thành, em xin gửi lờicám ơn chân thành đến Ban giám hiệu trường Học viện Chính sách và Phát triển,quý thầy cô bộ môn Đấu thầu đã tận tâm giảng dạy và truyền đạt những kiến
thức, kinh nghiệm quý báu cho em Đặc biệt, em xin cám ơn thầy Nguyễn Việt Hưng, người đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành đề tài nghiên cứu này.
Em cũng xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc, các phòng ban, anh chị,các đồng nghiệp đang công tác tại Công ty Cổ phần kinh doanh thuốc thú yAmavet đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho em, nhiệt tình cộng tác, cung cấpnhững tài liệu thực tế và thông tin cần thiết để em hoàn thành luận văn này
Vì kiến thức và kinh nghiệm của em còn nhiều hạn chế, do đó còn nhiềusai sót trong quá trình làm báo cáo Em rất mong nhận được những ý kiến đónggóp của thầy cô để em được hoàn thiện lại báo cáo và bổ sung thêm những kiếnthức, kinh nghiệm cho bản thân
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên: Trần Hoài Phương
Trang 3MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU v
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 1
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu 2
5 Kết cấu đề tài 2
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẤU THẦU VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU MUA SẮM HÀNG HÓA 3
1.1 Những vấn đề cơ bản về đấu thầu 3
1.1.1 Khái niệm Đấu thầu 3
1.1.2 Đặc điểm của hoạt động đấu thầu 5
1.1.3 Vai trò của đấu thầu 8
1.1.4 Mục tiêu và nguyên tắc của đấu thầu 10
1.1.5 Các hình thức lựa chọn nhà thầu 13
1.1.6 Phương thức thực hiện đấu thầu 16
1.2 Quá trình lựa chọn nhà thầu 18
1.3.Tổng quan về năng lực tham dự thầu 23
1.3.1 Khái niệm năng lực đấu thầu 23
1.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực đấu thầu 24
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU MUA SẮM HÀNG HÓA THUỐC THÚ Y CỦA CÔNG TY CPKD THUỐC THÚ Y AMAVET 27
2.1 Giới thiệu tổng quát về Công ty CPKD thuốc thú y Amavet 27
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty CPKD thuốc thú y Amavet 28 2.1.2 Quy tắc ứng xử của Công ty CPKD thuốc thú y Amavet 30
2.1.4 Chức năng, nhiệm vụ từng phòng ban 33
Trang 42.1.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong một số năm gần đây 35
2.2 Thực trạng năng lực đấu thầu mua sắm hàng hóa thuốc thú y của công ty
CPKD thuốc thú y Amavet 37
2.2.1 Phương thức bán hàng 37
2.2.2 Đặc điểm các gói thầu cung cấp hàng hóa mà công ty đã tham gia 38
2.2.3 Kết quả đấu thầu của công ty 38
2.3 Thực trạng năng lực dự thầu của công ty 41
2.3.1 Sơ đồ quy trình tham gia dự thầu của công ty 41
2.3.2 Những yếu tố tác động đến khả năng dự thầu 45
2.5 Nguyên nhân ảnh hưởng đến năng lực đấu thầu của Amavet 51
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC DỰ THẦU CỦA DOANH NGHIỆP……… 53
3.1 Định hướng phát triển trong thời gian tới 53
3.2 Phương hướng phát triển công ty 53
3.3 Một số giải pháp nâng cao năng lực dự thầu của công ty 54
KẾT LUẬN 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO 61
Trang 7PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Nước ta là một nước đi lên từ nông nghiệp, chính vì vậy xu hướngngành chăn nuôi ngày càng phát triển Ngành chăn nuôi đang là ngành chiếm tỉtrọng ngày càng lớn trong nông nghiệp, phát triển đành gia súc, gia cầm, trâu
bò, phát triển đàn lợn phù hợp với khả năng sản xuất thức ăn, tạo ra vùng chănnuôi tập trung Chính vì vậy mà thuốc thú y đóng vai trò quan trọng trongngành chăn nuôi Bên cạnh đó thuốc thú y còn có chức năng bảo vệ con ngườitránh được bệnh lây nhiễm trực tiếp từ động vật
Thị trường thuốc thú y Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển, ngànhcàng nhiều doanh nghiệp sản xuất và nhập khẩu thuốc thú y mới ra đời với đủloại quy mô, với đủ loại hình sở hữu Điều này cho thấy sự cạnh tranh khốc liệttrên thị trường thuốc thú y Trong bối cảnh đó hoạt động Đấu thầu cũng ngàycàng trở lên sôi động và nhanh chóng trở thành hoạt động sống còn đối với cácdoanh nghiệp thuốc thú y
Trong thời gian thực tập và làm việc tại Công ty Cổ phần kinh doanhthuốc thú y Amavet, với mong muốn được tìm hiểu hoạt động đấu thầu và cọsát với thực tế về chuyên ngành bản thân theo học Được sự giúp đỡ của Banlãnh đạo và các anh chị trong công ty, trong quá trình làm việc, em thấy rằngvấn đề “năng lực đấu thầu” ở công ty luôn được quan tâm hàng đầu và đây làvấn đề còn nhiều tồn tại Với sự hiểu biết hạn chế và sự tìm tòi của mình trongthời gian qua, em xin được đưa ra ý kiến nhỏ bé của mình mong sẽ giúp íchđược cho Công ty trong việc nâng cao năng lực đấu thầu của Công ty trong
thời gian tới Đó là lí do tôi chọn đề tài: “Nâng cao năng lực đấu thầu tại
Công ty Cổ phần kinh doanh Thuốc thú y Amavet”
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Trình bày một cách có hệ thống, qua đó làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản của năng lực trong đấu thầu
Trang 8- Đánh giá thực trạng năng lực dự thầu và qua đó tìm ra những ưu thế,thành tựu và những tồn tại trong công tác đấu thầu mua sắm hàng hóa thuốcthý y của Công ty CPKD thuốc thú y Amavet.
- Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao năng lực dự thầu của Công ty CPKD thuốc thú y Amavet thời gian tới
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
⁻ Địa điểm: Công ty Cổ phần kinh doanh thuốc thú y Amavet
⁻ Thời gian: Từ 2018 – nay
4. Phương pháp nghiên cứu
⁻ Phương pháp thống kê: Thông qua các số liệu thực tế;
⁻ Phương pháp so sánh: So sánh số liệu giữa các năm nhằm đưa ra đánh giá;
⁻ Phương pháp tổng hợp: Từ những dữ liệu có được, đưa ra điểm chung để sắp xếp lại một cách logic và có hệ thống
Trang 9CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẤU THẦU VÀ NĂNG LỰC CẠNH
TRANH TRONG ĐẤU THẦU MUA SẮM HÀNG HÓA
1.1 Những vấn đề cơ bản về đấu thầu
1.1.1 Khái niệm Đấu thầu
Thuật ngữ “ đấu thầu” đã trở nên quen thuộc ở Việt Nam khoảng hơn haichục năm trở lại đây, mặc dù nó đã được xuất hiện từ lâu trên thế giới bở thuậtngữ này gắn liền với hoạt động mua bán trao đổi hàng hóa, dịch vụ có sự cạnhtranh trong nền kinh tế thị trường
Khi nói đến khái niệm về Đấu thầu thì lại có rất nhiều khái niệm để nóilên cái thuật ngữ này Dưới đây là một số khái niện cơ bản về Đấu thầu
Đấu thầu là một quá trình chủ đầu tư lựa chọn đựợc một nhà thầu đápứng được các yêu cầu của mình Trong nền kinh tế thị trường, người mua tổchức đấu thầu để người bán (các nhà thầu) cạnh tranh nhau Mục tiêu của cácngười mua là có được hành hóa và dịnh vụ thỏa mãn các yêu cầu của mình vềmặt kỹ thuật Chất lượng và chi phí thấp nhất Mục đích của nhà thầu là giànhđược quyền cung cấp hang hóa dịnh vụ đó với giá đủ bù đắp các chi phí đầuvào và đảm bảo mức lợi nhuận cao nhất có thể có
Theo từ điển Bách Khoa thì: Đấu thầu là một loại mua bán trong đó,người mua là người mời thầu, người bán là người dự thầu, đối tượng mua bán
đó là các công trình Xây dựng
Theo quy định của Chính phủ tại điều 3 chương I của Nghị Định 88/1999/ NĐ- CP thì: Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêucầu của bên mời thầu
Còn theo từ điển Tiếng Việt thì: Đấu thầu là việc đọ ai nhận làm , ai nhậnbán với điều kiện tốt nhất thì được giao cho nhận làm hoặc nhận bán bao gồmcác công trình Xây dựng , các loại hàng hóa và các dịch vụ …Quá trình đấuthầu được diễn ra một cách công khai
Trang 10Theo Điều 4, Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 của Việt Nam:” đấu thầu
là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch
vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư
để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư,
dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minhbạch và hiệu quả kinh tế” Hoạt động đấu thầu bao gồm các hoạt động của cácbên liên quan trong quá trình lựa chọn nhà thầu, lựa chọn nhà đầu tư
Qua các định nghĩa có thể thấy bản chất của đấu thầu chính là một hoạtđộng mua bán đặc biệt trong đó người mua ( thường gọi là bên mời thầu) cóquyền lựa chọn người bán ( hay còn gọi là nhà thầu) tốt nhất một cách côngkhai theo một quy trình nhất định Trong đấu thầu ta thấy nổi bật lên tính cạnhtranh của những nhà thầu tham dự thầu hay những người bán Trước đây khinền kinh tế Việt Nam còn ở trong chế độ bao cấp, người bán chỉ sản xuất vàbán những gì mình có mà không quan tâm đến nhu cầu của người mua, do đó,người mua không có quyền được lựa chọn cho mình những hàng hóa phù hợp Chỉ đến khi nền kinh tế Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trường địnhhướng XHCN thì tính cạnh tranh xuất hiện, khái niệm về đấu thầu cũng dầnđược hình thành và được chấp nhận như một điều tất yếu khách quan
Để hiểu rõ hơn khái niệm đấu thầu chúng ta làm rõ hơn một số khái niệmliên qua
n chặt chẽ với khái niệm đấu thầu Theo quy chế đấu thầu :
- “Bên mời thầu” là chủ dự án, chủ đầu tư hoặc pháp nhân đại diện hợppháp của chủ dự án, chủ đầu tư được giao trách nhiệm thực hiện công việc đấuthầu
- “Nhà thầu” là cá nhân, tổ chức kinh tế trong và ngoài nước có đủ điềukiện để tham gia thực hiện và ký kết hợp đồng Nhà thầu phải đảm bảo về sự độclập tài chính của mình Trong đấu thầu mua sắm, Nhà thầu là nhà thực hiện Nhàthầu có thể tham dự thầu độc lập hay liên doanh với các nhà thầu khác
Trang 11- “Nhà thầu phụ” là những đơn vị được thuê để thực hiện từng phần côngviệc hoặc hạng mục dự án vì nhiều lý do, trong đó thường là những công việcđòi hỏi những kỹ năng kỹ xảo đặc biệt cụ thể nào đó Nhà thầu phụ có thểđược chủ đầu tư hoặc nhà thầu chính chọn, nhưng cần được sự nhất trí giữachủ đầu tư và nhà thầu chính.
- “Gói thầu” là toàn bộ dự án hay một phần công việc của dự án, được chiatheo tính chất kỹ thuật hoặc trình tự thực hiện dự án, có quy mô hợp lý và đảmbảo tính đồng bộ của dự án Trong trường hợp mua sắm, gói thầu cá thể là mộthoặc một loại đồ dùng, trang thiết bị hoặc phương tiện Gói thầu được thực hiệntheo một hoặc nhiều hợp đồng ( khi gói thầu được chia thành nhiều phần
)
- “Hồ sơ mời thầu” là toàn bộ tài liệu do bên mời thầu lập, bao gồm cácyêu cầu cho một gói thầu được dùng làm căn cứ để nhà thầu chuẩn bị hồ sơ dựthầu và bên mời thầu đánh giá hồ sơ dự thầu
- “Hồ sơ dự thầu” là các tài liệu do nhà thầu lập theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu
- “Giá gói thầu” là giá được xác định cho từng gói thầu trong kế hoạchđấu thầu của dự án trên cơ sở tổng mức đầu tư hoặc tổng dự toán, dự toán đượcduyệt
- “Giá dự thầu” là giá do nhà thầu ghi trong hồ sơ dự thầu sau khi đã trừphần giảm giá ( nếu có ) bao gồm toàn bộ các chi phí cần thiết để thực hiện góithầu
1.1.2 Đặc điểm của hoạt động đấu thầu
- Thứ nhất: Cạnh tranh cao, số lượng người bán tham dự đông
Bất cứ hoạt động mua bán nào cũng là sự lựa chọn của người mua vàngười bán Tuy nhiên, sự lựa chọn trong hoạt động đấu thầu đặc biệt ở chỗ,người mua sẽ đưa ra yêu cầu và tổ chức “ cuộc thi “ để những người bán nào
có khả năng tới tham dự và cạnh tranh với nhau Đấu thầu là quá trình mua bánphức tạp, tất cả những người tham gia phải tuân theo một quy trình gồm nhiều
Trang 12bước được quy định bởi một Chính phủ hay một tổ chức nào đó Vì vậy, sốlượng người bán tham dự trong hoạt động đấu thầu lớn hơn hẳn các hoạt độngmua bán khác.
- Thứ hai: hàng hóa trong hoạt động đấu thấu thường có giá trị lớn, số
lượng nhiều hoặc có yêu cầu khắc khe về kĩ thuật
Để có thể tổ chức một “cuộc thi” cho nhiều người bán tham dự thì thôngthường, người mua phải đem lại lợi ích cho họ bằng đơn đặt hàng với số lượnglớn hoặc giá trị hàng hóa cao trong tương lai Hoặc một lí do khác khiến ngườimua buộc phải tổ chức đấu thầu là nếu áp dụng hình thức mua bán thôngthường, họ sẽ rất khó tìm kiếm những người bán có thể cung cấp những hànghóa hay dịch vụ có yêu cầu đặc biệt về kĩ thuật khi tổ chức đấu thầu, ngườimua đăng yêu cầu trên các phương tiện thông tin đại chúng để người bán hàngphù hợp sẽ tìm đến mình
- Thứ ba: trong đấu thầu có nhiều mức giá khác nhau mà các bên tham
gia phải phân biệt được
Ban đầu, bên mời thầu đưa ra một mức ngân sách có thể chấp nhận được
để người bán dựa vào đó giới thiệu những sản phẩm đạt đủ yêu cầu với mứcgiá thấp hơn hoặc bằng mới giá ngân sách của bên mời thầu Mức ngân sáchkhông phải là giá mua, nó là giá trần của sản phẩm thường gọi là giá gói thầu.Mỗi người bán sẽ đưa ra các mức giá khác nhau theo khả năng của mình Mứcgiá cuối cùng của sản phẩm sẽ là mức giá của nhà thầu trúng thầu và được đưavào ký kết hợp đồng chính thức
- Thứ tư: đối tượng mua sắm trong đấu thầu thường chưa xác định chính
Bên mua đưa ra yêu cầu về sản phẩm dự theo nhu cầu của mình nhưng
họ không chỉ định rõ ràng sản phẩm đó phải là của nơi nào sản xuất, thươnghiệu gì,… Bên dự thầu (bên bán) sẽ dựa vào những yêu cầu đó để xây dựngphương án cung cấp sản phẩm cụ thể Đối tượng mua sắm chỉ được xác địnhkhi hoạt động đấu thầu kết thúc
Trang 13- Thứ năm: trong đấu thầu và thực hiện hợp đồng có rất nhiều các khoản
đặt cọc
Thông thường, trong mua bán, người ra hay sử dụng việc đặt cọc để đảmbảo cho việc mua hàng và người mua là người chi trả các khoản đặt cọc Tuynhiên, khi tham gia đấu thầu, các nhà thầu tức là người bán phải thực hiệnnhiều lần đặt cọc khác nhau trong cả quá trình tham dự đấu thầu và thực hiệnhợp đồng như bảo đảm dự thầu, bảo đảm thực hiện hợp đồng, bảo đảm tạmứng vốn Vì vậy việc tổ chức đấu thầu diễn ra phức tạp và đòi hỏi khá nhiềuchi phí như lập hồ sơ mời thầu, thành lập tổ chuyên gia đấu thầu, tổ thẩm định,
tổ chức lễ mở thầu và để đảm bảo việc tham dự thầu và thực hiện hợp đồng củanhà thầu là nghiêm túc, có trách nhiệm,… nên những khoản đặt cọc này nhằmđảm bảo cho cuộc thầu thành công và bên mời thầu không bị thiệt khi nhà thầu
bỏ cuộc giữ chừng
- Thứ sáu: Tiêu chí lựa chọn
Trong hoạt động đấu thầu, tiêu chí lựa chọn quan trọng nhất là kỹ thuật,chất lượng, tiến độ và điều kiện bảo hành, bảo trì Trong các hoạt động muasắm khác, đôi khi tiêu chí lựa chọn là giá cả, mối quan hệ,… tùy theo mục tiêuhướng tới của các bên tham gia Nhưng trong đấu thầu, kỹ thuật, chất lượng,tiến độ là tiêu chí tiên quyết cho mọi đánh giá Vì bên mời thầu luôn đưa ramức giá trần cho nhà thầu nên giá cả không phải là yếu tố quan tâm đầu tiên vàduy nhất, chỉ cần nhỏ hơn và bằng mức giá trần cho phép Tất cả các hồ sơ dựthầu đều được đánh giá kỹ càng về kỹ thuật, chất lượng, tiến độ, những nhàthầu nào vượt qua được yêu cầu kỹ thuật, chất lượng, tiến độ mới xem xét tớigiá cả Như vậy,bản thân hoạt động đấu thầu đã thể hiện chất lượng của hoạtđộng mua bán trao đổi
- Thứ bảy: Hoạt động đấu thầu là đối tượng điều chỉnh của nhiều đạo
luật như: Luật Đấu thầu, Luật Ngân sách, Luật Đầu tư công, Luật Xây dựng,Thương mại, Thuế, Dân sự, Hình sự, Phòng chống tham nhũng, Cán bộ côngchức,…
Trang 14- Thứ tám: Nhiều công việc nhạy cảm, đòi hỏi trình độ chuyên môn cao
(tính chuyên nghiệp), là đối tượng được kiểm toán, thanh tra, kiểm tra thườngxuyên Quy định trong lĩnh vực đấu thầu nghiêm ngặt, gò bó khiến cho việcĐấu thầu – mua sắm “ đúng” trở nên quan trọng ngang với “hiệu quả”
- Thứ chín: Hoạt động đấu thầu phải hoàn toàn công khai dưới sự giám
sát chặt chẽ của công chúng và chịu trách nhiệm trước Chính phủ và cử tri
1.1.3 Vai trò của đấu thầu
- Vai trò thứ nhất: hoạt động đấu thầu mang lại lợi ích cho bên mời thầu – người mua
Đấu thầu giúp cho người mua mua được hàng hóa, dịch vụ mình cần mộtcách tốt nhất hay nói cách khác là sử dụng đồng tiền của mình một cách hiệuquả, tối ưu nhất Chủ đầu tư tiết kiệm được chi phí tìm hiểu thông tin về sảnphẩm và người cung cấp thông qua việc đăng tải thông tin yêu cầu của mìnhtrên các phương tiện thông tin đại chúng Vì vậy, thông qua hình thức tổ chứcđấu thầu, chủ đầu tư đạt được mục đích của mình khi thực hiện đầu tư là nhậnđược kết quả lớn hơn những gì mình bỏ ra và khai thác được tối đa kết quả đầu
tư Không những thế, trong một dự án,nguồn vốn đầu tư thường là của Nhànước hoặc một tổ chức tài chính nào đó cung cấp hoặc cho vay nên việc quản
lý nguồn vốn và lựa chọn hàng hóa, dịch vụ cho dự án luôn được đặt lên hàngđầu, đòi hỏi phải có sự công khai, minh bạch Đấu thầu tạo điều kiện chonhững người bán được cạnh tranh một cách công bằng, công khai, minh bạch.Điều này được thực hiện thông qua một nguyên tắc lựa chọn công khai, rộngrãi nên tránh được tiêu cực và giúp chủ đầu tư yên tâm khi lựa chọn nhà thầu.Đối với người mua, khi tổ chức đấu thầu, họ còn được tư vấn một cáchmiễn phí về sản phẩm bởi nhà thầu phải đưa ra những giải pháp thực hiện côngviệc khác nhau cho các sản phẩm khác nhau mà vẫn đáp ứng được yêu cầu củabên mua Qua các bản chào hàng (hay hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất), bên mua
có rất nhiều thông tin như cách sử dụng sản phẩm hiệu quả, những sản phẩm
Trang 15có thể thay thế với sản phẩm cần mua Điều này tạo cơ hội để bên mời thầuphát hiện và có thể sử dụng sản phẩm mới.
Ngoài ra bên mua còn có điều kiện phát hiện và tiếp cận được với nhữngngười cung cấp mới Bằng cách tổ chức đấu thầu cạnh tranh rộng rãi, bên mờithầu có thể tìm được những nhà thầu cung cấp tiềm năng tốt hơn những đối táctruyền thống, giúp chủ đầu tư tiết kiệm chi phí mua sắm hàng hóa, dịch vụ.Khi tham gia đấu thầu, bên mời thầu có cơ hội hiểu biết và nắm vữngnhững quy định, điều luật trong lĩnh vực mua sắm Bởi tổ chức hoạt động đấuthầu đòi hỏi bên mời thầu phải làm đúng quy trình, quy định của Chính phủhay tổ chức tài trợ Tại Việt Nam, các hoạt động đấu thầu phải tuân thủ quyđịnh của Luật Đấu thầu Muốn làm được đúng, bên mời thầu buộc phải cónhững hiểu biết nhất định về những quy định của Nhà nước trong đấu thầu
Tổ chức đấu thầu là một hình thức thể hiện quyền lực và trách nhiệm củangười mua, vì vậy có thể làm tăng uy tín của bên mời thầu trong môi trườngkinh doanh Nếu thực hiện đấu thầu một cách nghiêm túc sẽ tạo ra được sự tintưởng đối với nhà thầu và do đó nhà thầu cũng sẽ tham gia một cách nghiêmtúc và với số lượng ngày càng đông đảo
- Vai trò thứ hai: Đấu thầu mang lại lợi ích cho bên dự thầu – người bán Nếu
mục đích của bên mời thầu khi tổ chức đấu thầu là mua được sản phẩm đápứng yêu cầu với giá hợp lý nhất thì mục đích của các nhà thầu là bán được sảnphẩm với giá mình muốn với số lượng lớn và với giá cả mong muốn Đấu thầucũng là động lực để nhà thầu phải phát huy tối đa khả năng cạnh tranh củamình bằng cách nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra sản phẩm mới hay
hạ giá sản phẩm
Đối với nhà cung cấp mới hoặc chưa có tiếng tăm trên thị trường thì đấuthầu là cách giúp họ tự tin khẳng định mình và sự thành công sẽ mang lại chocác nhà thầu cơ hộ để phát triển Đây cũng là một hình thức xây dựng thươnghiệu Thông thường những gói thầu, dự án được đưa ra đấu thầu là những góithầu, dự án lớn, nhiều người biết tới, việc trúng thầu là một cách quảng cáo tốt
Trang 16nhất, tạo niềm tin cho khách hàng khác Một tác dụng khác của đấu thầu đốivới các nhà thầu là cơ hội làm quen với các nhà thầu khác, từ đó có thể học hỏilẫn nhau hoặc nảy sinh những mối quan hệ hợp tác để cùng phát triển trongtương lai.
- Vai trò thứ ba: đấu thầu mang lại lợi ích cho nền kinh tế - xã hội
Xét về mặt kinh tế - xã hội, đấu thầu đã đem lại lợi ích cho nhiều lĩnh vực
+ Lành mạnh hóa các quan hệ xã hội nhờ thực hiện các hoạt động công theo đúng pháp luật Nhà nước
1.1.4 Mục tiêu và nguyên tắc của đấu thầu
Để thực hiện được vai trò và nguyên tắc của đấu thầu nêu trên, tronghoạt động đấu thầu có 4 mục tiêu và nguyên tắc cơ bản, quan trọng mà đấuthầu phải tuân thủ và hướng đến đó là: cạnh tranh, minh bạch, công bằng vàhiệu quả kinh tế
a Tính cạnh tranh
“Tính cạnh tranh” là nguyên tắc cơ bản trong quá trình lựa chọn nhà thầu.Nguyên tắc này xuất hiện là do gói thầu mua sắm công về cơ bản thường sử dụngnguồn ngân sách nhà nước, được đóng góp từ tiền thuế của nhân dân Do đó,không có cá nhân hay tổ chức nào được phép thao túng quá trình lựa chọn
Trang 17nhà thầu để làm lợi cho riêng mình hay nói cách khác , mọi cá nhân hay tổchức đáp ứng yêu cầu của gói thầu đều được phép nộp hồ sơ dự thầu.
Từ góc độ kinh tế, “cạnh tranh” tức là cho phép tất cả các chủ thể kinh tếđưa ra giá cả đối với hàng hóa hay dịch vụ theo nhu cầu của thị trường; các mứcgiá đưa ra phản ánh cung và cầu đối với loại hàng hóa hay dịch vụ đó Trong đấuthầu, “tính cạnh tranh” nghĩa là tất cả nhà thầu “hợp lệ” đều được phép tham giađấu thầu Khi tổ chức lựa chọn nhà thầu, việc đảm bảo “tính cạnh tranh” sẽ manglại lợi ích cho cơ quan mua sắm Theo đó, cạnh tranh giữa các nhà thầu sẽ giúpChính phủ mua được hàng hóa hay dịch vụ tốt nhất, hiệu quả nhất bởi “áp lựccạnh tranh từ các công ty (nhà thầu) khác khiến cho mỗi nhà thầu tham dự thầuohari đưa ra mức giá (và các yếu tố phi giá khác) tốt nhất có thể giành được hợpđồng” Nói cách khác, cạnh tranh là động lực dẫn tới sáng tạo, cải tiến, khuyếnkhích người mua (Bên mời thầu) đưa ra các yêu cầu phù hợp (thể hiện trong hồ sơmời thầu) và người bán (nhà thầu) cạnh tranh với nhau để giành được hợp đồng( bán được hàng) với giá bán cạnh tranh song vẫn bảo đảm chất lượng, tiến độcung cấp hàng hóa, công trình, dịch vụ
Để bảo đảm được tính cạnh tranh trong đấu thầu, thông tin về gói thầucần phải được phổ biến một cách rộng rãi để thu hút được càng nhiều nhà thầutham gia càng tốt và không được lạm dụng các hình thức lựa chọn nhà thầukhông cạnh tranh hoặc ít cạnh tranh ( như chỉ định thầu, đấu thầu hạn chế).Tại Việt Nam, bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu là nội dung quan trọngđược quy định chi tiết trong hệ thống pháp luật về đấu thầu Theo đó, Luật Đấuthầu (2013) và Nghị định 63 ( 2014) chú trọng vào việc đảm bảo cạnh tínhcạnh tranh của cuộc thầu bằng những quy định như kế hoạch lựa chọn nhàthầu, thông báo mời thầu phải được đăng tải công khai trên hệ Báo đấu thầu và
Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia; hồ sơ mời thầu phải được phát hành cho tớithời điểm đóng thầu; hồ sơ mời thầu không được đưa ra các điều kiện, yêu cầunhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu nhất định, nhà thầu chưa mua
hồ sơ mười thầu vẫn được đến nộp hồ sơ dự thầu…
b Tính minh bạch
Trang 18Minh bạch trong đấu thầu vừa là một trong những mục tiêu, vừa là mộttrong những nguyên tắc cơ bản của quá trình lựa chọn nhà thầu Tính minhbạch trong đấu thầu được thể hiện ở năm khía cạnh khác nhau.
Thứ nhất, công khai thông tin về gói thầu trên các phương tiện truyền
thông đại chúng để các nhà thầu có thể tiếp cận và tham dự thầu, tùy thuộc vàohình thức lựa chọn nhà thầu áp dụng với gói thầu nào
Thứ hai, công khai các quy định về đấu thầu, bao gồm cả việc đăng tải
công khai các quy định chung về đấu thầu cũng như các quy định cụ thể đốivới một gói thầu cụ thể
Thứ ba, việc đưa ra quyết định trong quá trình lựa chọn nhà thầu phải
dựa trên các quy định đã được công khai, nhằm hạn chế và loại bỏ “sự tự tung,
tự tác” của chủ đầu tư, bên mời thầu hay cán bộ đấu thầu
Thứ tư, việc xác minh, kiểm tra xem các quy định, luật lệ có được thực
thi đầy đủ trong quá trình lựa chọn nhà thầu hay không Chẳng hạn như, chủđầu tư, bên mời thầu có nghĩa vụ giải thích cho nhà thầu lý do tại sao khônglựa chọn hồ sơ dự thầu của họ; hay chủ đầu tư, bên mời thầu phải lưu trữ hồ sơcủa cuộc thầu; hoặc chủ đầu tư có nghĩa vụ đăng tải công khai lý do tại saokhông áp dụng đấu thầu rộng rãi mà lại sử dụng hình thức chỉ định thầu,…
Thứ năm, các thành viên đã tham gia lập hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời
thầu, hồ sơ yêu cầu thì không tham gia thẩm định hồ sơ đó, các thành viên đãtham gia đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất thì khôngtham gia thẩm định kết quả sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà thầu; cá nhân bênmời thầu, chủ đầu tư không tham gia vào quá trình lựa chọn nhà thầu, vào tổchuyên gia, vào tổ thẩm định đối với các gói thầu mà mình có người nhà là đạidiện của nhà thầu (cha mẹ đẻ, cha mẹ vợ, vợ hoặc chồng,…); đứng tên tham
dự thầu gói thầu do chủ đầu tư, bên mời thầu là cơ quan, tổ chức nơi mình đãcông tác trong thời hạn 12 tháng, kể từ khi thôi việc tại cơ quan, tổ chức đó,…Ngoài ra, tính minh bạch cũng có thể được hiểu theo khía cạnh hẹp hơn
là chỉ chú trọng tới việc công khai thông tin về gói thầu trên các phương tiệnthông tin đại chúng để nhà thầu và công chúng có thể tiếp cận một cách dễ
Trang 19dàng, ngoại trừ những trường hợp đặc biệt như các gói thầu trong lĩnh vực anninh, quốc phòng …
Thông tin bao gồm các thông tin được nên trong thông báo mời thầu và
hồ sơ mời thầu
c Tính công bằng
Đây là mục tiêu rất quan trọng trong đấu thầu Mọi thành viên từ chủ đầu
tư, bên mời thầu đến các nhà thầu, các tổ chức tư vấn được thuê thực hiện mộtphần công việc trong đấu thầu đều bình đẳng với nhau trước pháp luật Mỗibên có quyền và trách nhiệm được quy định Chủ đầu tư, bên mời thầu khôngđược gian lận trong công tác chấm thầu Nhà thầu không được lợi dụng quan
hệ thân thiết, hoặc có những tác động đối với các thành viên tổ chuyện gia đểlàm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu theo hướng có lợi bên mình
“Tính công bằng” là công cụ nhằm đảm bảo cuộc thầu đạt những mụctiêu khác như chống tham nhũng, sự hiệu quả trong mua sắm công và đảm bảotính cạnh tranh Tính công bằng trong đấu thầu thể hiện qua việc các chủ thểtham gia đều phải thực hiệu theo quy định của pháp luật về đấu thầu
d Hiệu quả kinh tế trong đấu thầu
Đấu thầu tạo cơ hội cho các nhà đầu tư thực hiện được các dự án củamình với giá thành hạ, đảm bảo được yêu cầu kỹ thuật và chất lượng
1.1.5 Các hình thức lựa chọn nhà thầu
a Đấu thầu rộng rãi
Đấu thầu rộng rãi là hình thức đấu thầu không hạn chế số lượng nhàthầu tham gia Bên mời thầu phải thông báo công khai về các điều kiện, thờigian dự thầu trên các phương tiện thông tiện đại chúng tối thiểu 10 ngày trướckhi phát hành hồ sơ mời thầu Đấu thầu rộng rãi là hình thức chủ yếu được ápdụng trong đấu thầu
b Đấu thầu hạn chế
Đấu thầu hạn chế là hình thức đấu thầu mà bên mời thầu mời một số nhàthầu( Tối thiểu là 5) có đủ năng lực tham dự Danh sách nhà thầu tham dự phải
Trang 20được người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền chấp nhận Hình thức nàychỉ được xem xét áp dụng ki có một trong các điệu kiện sau:
+ Chỉ có một số nhà thầu có khả năng đáp ứng được yêu cầu của gói thầu
+ Các nguồn vốn sử dụng yêu cầu phải tiến hành hạn chế
+ Do tình hình cụ thể của gói thầu mà việc đấu thầu hạn chế có lợi thế
c Chỉ định thầu
Chỉ định thầu là hình thức chọn trực tiếp nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu để thương thảo hoàn thiện hợp đồng
Hình thức này chỉ áp dụng trong các trường hợp đặc biệt sau:
+ Trường hợp bất khả kháng do thiên tai, địch họa, sự cố cần khắc phụcngay thì chủ dự án ( Người được người có thẩm quyền giao trách nhiệm quản
lý và thực hiện dự án) được phép chỉ định ngay đơn vị có đủ năng lực để thựchiện công việc kịp thời Trong thời gian 10 ngày kể từ ngày quyết định chỉđịnh thầu, chủ dự án phải báo cáo người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩmquyền về nội dung chỉ định thầu, người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩmquyền nếu phát hiện chỉ định thầu sai với quy định phải kịp thời xử lý
+ Gói thầu có tính chất nghiên cứu thử nghiệm, bí mật quốc gia, bí mật
an ninh, bí mật quốc phòng do thủ tướng chính phủ quyết định
+ Gói thầu có giá trị dưới 1 tỷ đồng đối với mua sắm hàng hóa, xây lắp;dưới 500 triệu đồng đối với tư vấn Bộ tài chính quy định cụ thể về chỉ địnhthầu mua sắm đồ dùng, vật tư, trang thiết bị, phương tiện làm việc thườngxuyên của cơ quan nhà nước, đoàn thể, doanh nghiệp nhà nước; đồ dùng, vật
tư trang thiết bị phương tiện làm việc thông thường của lực lượng vũ trang
+ Gói thầu có tính chất đặc biệt khác do yêu vầu của cơ quan tài trợvốn, do tính chất phức tạp về kỹ thuật và công nghệ hoặc do yêu cầu đột xuấtcủa dự án, do người có thẩm quyền quyết định đầu tư chỉ định thầu trên cơ sởbáo cáo thẩm định của bộ kế hoạch và đầu tư, ý kiến bằng văn bản của cơquan tài trợ vốn và các cơ quan liên quan khác
+ Phần vốn ngân sách dành cho dự án của các cơ quan sự nghiệp để thực
Trang 21hiện nhiệm vụ nghiên cứu về quy hoạch phát triển kinh tế, quy hoạch pháttriển nghành, quy hoạch chung xây lắp đô thị và nông thôn, đã được cơ quannhà nước có thẩm quyền giao nhiệm vụ thực hiện thì không phải đấu thầu,nhưng phải có hợp đồng cụ thể và giao nộp sản phẩm theo đúng quy định.
+ Gói thầu tư vấn lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, khả thi của dự ánđầu tư thì không phải đấu thầu, nhưng chủ đầu tư phải chọn nhà tư vấn phùhợp với yêu cầu của dự án
Khi áp dụng hình thức chỉ định thầu thì phải định rõ 3 nội dung sau:
- Lý do chỉ định thầu
- Kinh nghiệm và năng lực về mặt kỹ thuật, tài chính của nhà thầu được
đề nghị chỉ định thầu
- Giá trị và khối lượng đã được người có thẩm quyền phê duyệt làm căn
cứ cho chỉ định thầu( Riêng gói thầu xây lắp điện phải có thiết thiết kế và dựtoán được phê duyệt theo quy định)
d Chào hàng cạnh tranh
Hình thức này được áp dụng cho những gói thầu mua sắm hàng hóa cógiá trị dưới 2 tỷ đồng Mỗi gói thầu phải có ít nhất 3 chào hàng của 3 nhà thầukhác nhau trên cơ sở chào hàng của bên mời thầu Việc chào hàng có thể gửitrực tiếp, bằng Fax, bằng đường bưu điện hoặc bằng các phương tiện khác
e Mua sắm trực tiếp
Hình thức mua sắm đặc biệt được áp dụng trong trường hợp bổ sunghợp đồng cũ đã thực hiện xong( Dưới 1 năm) hoặc hợp đồng đang thực hiệnvới điều kiện chủ đầu tư có nhu cầu tăng thêm số lượng hàng hóa hoặc khốilượng công việc mà trước đó đã được tiến hành đấu thầu, nhưng phải đảm bảokhông được vượt quá mức giá hoặc đơn giá trong hợp đồng đã ký trước đó.Trước khi ký hợp đồng, nhà thầu phải chứng minh có đủ năng lực về kỹ thuật
và tài chính để thực hiện gói thầu
f Mua sắm đặc biệt
Hình thức này được áp dụng với một số nghành hết sức đặc biệt mà nếu
Trang 22không có những quy định riêng thì không thể đấu thầu được Cơ quan quản lýnghành phải xây lắp quy trình thực hiện đảm bảo các mục tiêu của quy chếđấu thầu và có ý kiến thõa thuận của bộ kế hoạch và đầu tư để trình thủ tướngchính phủ quyết định.
1.1.6 Phương thức thực hiện đấu thầu
a.Đấu thầu một giai đoạn một túi hồ sơ
Là phương thức mà nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu trong một túi hồ sơ Nhà thầunộp đề xuất kĩ thuật và đề xuất tài chính trong cùng một túi hồ sơ BMT biếtđược cả hai nội dung cùng một lúc
Phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ được áp dụng trong các trườnghợp sau đây:
- Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu cung cấp dịch vụphi tư vấn; gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có quy mô nhỏ;
- Chào hàng cạnh tranh đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp;
- Chỉ định thầu đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tưvấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp;
- Mua sắm trực tiếp đối với gói thầu mua sắm hàng hóa;
- Chỉ định thầu đối với lựa chọn nhà đầu tư
b Đấu thầu một giai đoạn hai túi hồ sơ
Nhà thầu nộp đề xuất kĩ thuật và đề xuất tài chính trong hai túi hồ sơ riêng biệt Việc mở thầu được tiến hành hai lần Các túi hồ sơ đề xuất kĩ thuật
sẽ được mở ngay sau thời điểm đóng thầu và đánh giá trước để chọn nhà thầu đạt tiêu chuẩn về kĩ thuật mới được mở hồ sơ đề xuất tài chính để đánh giá Những nhà thầu không đạt tiêu chuẩn kĩ thuật sẽ được hoàn trả túi hồ sơ đề xuất tài chính còn nguyên niêm phong
Phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
Trang 23⁻ Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu cung cấp dịch vụ
tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp;
⁻ Đấu thầu rộng rãi đối với lựa chọn nhà đầu tư
c Đấu thầu hai giai đoạn 1 túi hồ sơ
Giai đoạn 1:
- Các nhà thầu nộp đề xuất kỹ thuật không có giá
- BMT xem xét và thảo luận với riêng từng Nhà thầu về đề xuất kỹ thuật
- Cho phép Nhà thầu sửa đổi, hiệu chỉnh đề xuất kỹ thuật
- Loại bỏ những hồ sơ dự thầu không phù hợp với các tiêu chuẩn kĩ thuật được chấp nhận
- Các Nhà thầu nộp đề xuất kỹ thuật hoàn chỉnh và tài chính cụ thể
Phương thức hai giai đoạn một túi hồ sơ được áp dụng trong trường hợpđấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xâylắp, hỗn hợp có quy mô lớn, phức tạp
d Đấu thầu hai giai đoạn hai túi hồ sơ
Giai đoạn 1:
- Các nhà thầu nộp đề xuất kỹ thuật và đề xuất tài chính ở hai túi hồ sơ riêng biệt
- BMT đánh giá đề xuất kỹ thuật
- BMT xác định các nội dung hiệu chỉnh đề xuất kỹ thuật
-Loại bỏ những hồ sơ dự thầu không phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật được chấp nhận
Trang 24- BMT đánh giá đề xuất tài chính cũ.
Phương thức hai giai đoạn hai túi hồ sơ được áp dụng trong trường hợpđấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xâylắp, hỗn hợp có kỹ thuật, công nghệ mới, phức tạp, có tính đặc thù
1.2 Quá trình lựa chọn nhà thầu
Quá trình đấu thầu được diễn ra qua 8 bước:
Bước 1: Chuẩn bị đấu thầu
Như đã nghiên cứu điều kiện mời thầu, chủ đầu tư phải có những điềukiện nhất định Những điều kiện này được thực hiện trong giai đoạn chuẩn bịđấu thầu Nội dung của giai đoạn chuẩn bị đấu thầu bao gồm:
- Lập kế hoạch đấu thầu
- Chuẩn bị hồ sơ mời thầu
- Xác định tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu
a Lập kế hoạch đấu thầu
Đây là bên mời thầu lập Kế hoạch này phải được “người có thẩm quyềnquyết định đầu tư“ phê duyệt mới trở thành một trong những điều kiện mờithầu Nếu chưa đủ điều kiện lập kế hoạch đấu thầu cho toàn bộ dự án chủ đầu
tư có thể lập đấu thầu kế hoạch đấu thầu từng phần dự án Nội dung kế hoạchđấu thầu bao gồm:
- Phân chia dự án thành các gói thầu
- Ước tính giá của từng gói thầu
- Xác định hình thức và phương pháp đấu thầu
- Xác định thời gian tổ chức đấu thầu cho từng gói thầu
Trang 25- Xác định phương thức thực hiện hợp đồng cho từng gói thầu.
- Xác định thời gian thực hiện hợp đồng
b Chuẩn bị nhân sự cho công tác đấu thầu.
Bên mời thầu có thể là chủ đầu tư hoặc là đại diện hợp pháp của chủ đầu
tư có trách nhiệm thực hiện các hoạt động đấu thầu Để thực hiện các hoạtđộng đấu thầu bên mời thầu có thể thành lập tổ chuyên gia hoặc thuê tư vấn.Theo quy định hiện hành đối với những gói thầu thuộc nhóm A,B trong đó bênmời thầu là các quản lý dự án hoặc các tổ chức chuyên trách về quản lý đầu tư
và xây dựng thì bên mời thầu có trách nhiệm chỉ định tổ chuyên gia hoặc thuê
tư vấn Các dự án còn lại “ người có thẩm quyền quyết định đầu tư “ hướngdẫn bên mời thầu thành lập tổ chuyên gia giúp việc đấu thầu Các chuyên gia
tư vấn phải chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật về sự chính xác , trungthực khách quan các nội dung đánh giá lựa chọn nhà thầu
c Chuẩn bị hồ sơ mời thầu
Hồ sơ mời thầu là một tập tài liệu do bên mời thầu chuẩn bị để gửi các nhàthầu Nội dung của các hồ sơ mời thầu tùy thuộc vào loại hình thức đấu thầu
d Xác định tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu.
Để tạo cơ sở cho việc lựa chọn các hồ sơ dự thầu, bên mời thầu cần xácđịnh trước những tiêu chuẩn dùng để đánh giá và phương pháp đánh giá Đốivới đấu thầu mua sắm thường sẽ dùng hình thức đạt/không đạt để đánh giá cáctiêu chí trong hồ sơ mời thầu
Bước hai: Mời thầu:
Bao gồm các bước: Thông báo mời thầu và gửi thư mời thầu
Thông báo mời thầu.
Nội dung của thông báo mời thầu cần được phát rộng rãi nhằm cung cấpthông tin ban đầu cho các nhà thầu chuẩn bị tham gia đấu thầu cụ thể Đối vớicác gói thầu sơ tuyển, trước khi đấu thầu chính thức bên mời thầu cần tổ chứcthông báo sơ tuyển.Thông báo mời thầu thường được áp dụng trong trườnghợp đấu thầu rộng rãi
Trang 26Bên mời thầu cần phải tiến hành thông báo trên các phương tiện thôngtin đại chúng tùy theo quy mô và tính chất của gói thầu (báo ngày, phương tiệnnghe nhìn …) nhưng tối thiểu phải đảm bảo 3 kỳ liên tục
Gửi thư mời thầu.
Đối với hình thức đấu thầu hạn chế, bên mời thầu cẩn gửi thư mời thầutrực tiếp đến từng nhà thầu trong danh sách mời thầu
Bước ba: Nộp và nhận hồ sơ dự thầu
Hồ sơ dự thầu phải được niêm phong và được nộp trực tiếp hoặc quabưu điện theo địa chỉ và thời gian quy định của hồ sơ mời thầu
Nhà thầu phải niêm phong toàn bộ hồ sơ dự thầu của mình trong đó cóghi rõ bản gốc và bản sao Trên túi hồ sơ phải ghi rõ tên gói thầu, tên dự án, tênnhà thầu, tên và địa chỉ mời thầu và phải ghi rõ không được mở ra trước ngày
và giờ mở thầu
Thời hạn nộp thầu là thời hạn kể từ ngày bắt đầu phát hành hồ sơ mờithầu đến ngày kết thúc nhận hồ sơ dự thầu.Thời hạn nộp thầu tuỳ thuộc vàoquy mô và sự phức tạp của gói thầu Theo quy định hiện nay tối đa không quá
60 ngày đối với đấu thầu tuyển chọn tư vấn và mua sắm vật tư thiết bị, 90 ngàyđối với đấu thầu xây lắp
Thời hạn có hiệu lực của hồ sơ dự thầu là thời hạn kể từ ngày hết hạnnộp thầu đến ngày công bố kết quả trúng thầu nhưng phải thông báo cho cácnhà thầu
Đối với những hồ sơ dự thầu gửi tới bên mời thầu sau thời gian nộp thầucuối cùng đã quy định trong hồ sơ mời thầu được coi là không hợp lệ và đượcgửi trả lại cho nhà thầu theo nguyên trạng Trừ trường hợp bất khả kháng, bênmời thầu có thể xem xét từng trường hợp cụ thể căn cứ dấu bưu điện đóng trênphong bì có ghi ngày tháng nhận gửi
Nhà thầu có thể sửa đổi hoặn rút hồ sơ dự thầu đã nộp với điều kiện cóvăn bản thông báo sửa đổi hoặc rút hồ sơ dự thầu trước thời hạn nộp thầu cuối
Trang 27cùng được quy định trong hồ sơ mời thầu.Văn bản xin rút hồ sơ dự thầu có thể gửi trực tiếp, bằng telex , fax , hoặc thư bảo đảm.
Bước 4.Mở thầu
Việc mở thầu được tiến hành công khai theo quy định ngày giờ và địa điểm ghi trong hồ sơ mời thầu
Chuẩn bị mở thầu.
- Mời đại biểu tham dự để chứng kiến gồm:
+ Đại diện cơ quan quản lý ngành có liên quan
+ Đại diện cấp chính quyền sở tại (đối với những gói thầu quan trọng được thực hiện ở địa phương)
+ Đại diện cơ quan tài trợ vốn (nếu có )
+ Đại diện của từng nhà thầu ( nếu có )
- Chuẩn bị các phương tiện phù hợp để thông báo đầy đủ và chính xác sốliệu của hồ sơ dự thầu
- Chuẩn bị các hồ sơ dự thầu để mở theo thứ tự do bên mời thâu quy định
Trình tự mở thầu.
- Thông báo thành phẩn tham dự
- Thông báo số lượng và tên nhà thầu có hồ sơ dự thầu đã nộp
- Kiểm tra niêm phong các hồ sơ dự thầu
- Mở lần lượt các phong bì đựng hồ sơ dự thầu theo thứ tự đã quy định, đọc và ghi lại các thông tin chủ yếu:
+ Tên nhà thầu
+ Số lượng bản chính, bản sao
+ Tổng giá dự thầu (nếu có)
+ Tỷ lệ giảm giá và các điều kiện áp dụng giảm giá
+ Bảo lãnh dự thầu và giá trị bảo lãnh dự thầu (nếu có)
Trang 28+ Những vấn đề khác.
- Ký xác nhận hồ sơ dự thầu
- Thông báo biên bản mời thầu
- Đại diện bên mời thầu, nhà thầu, cơ quan quản lý nhà nước ký xác nhận vào biên bản mời thầu
Bên mời thầu có trách nhiệm tổ chức quản lý các hồ sơ dự thầu theo quychế bảo mật của nhà nước
Bước phân tích, đánh giá để xếp hạng các hồ sơ dự thầu là bước quantrọng để đạt được mục tiêu đấu thầu Việc phân tích, đánh giá và xếp hạng các
hồ sơ dự thầu được tiến hành trên cơ sở yêu cầu của hồ sơ mời thầu và các tiêuchuẩn đánh giá đã quyết định trước Yêu cầu chung của việc đánh giá các hồ
sơ dự thầu là đảm bảo tính chính xác, khách quan và công bằng Tùy thuộc mỗiloại đấu thầu có các phương pháp đánh giá nhất định
Đối với các dự án nhà nước, tùy theo các dự án thuộc nhóm A, B, hay C
và các loại hình đấu thầu mà nhà nước quy đinh cụ thể phê duyệt kết quả đấuthầu, cấp thẩm định Bên mời thầu (chủ đầu tư) phải trình hồ sơ kết quả đấuthầu để cấp có thẩm quyền quyết định và ra quyết định
Nguyên tắc chung
- Bên mời thầu được phép công bố kết quả trúng thầu khi có văn bản của
“người có thẩm quyền quyết định đầu tư “ xem xét cho phép
-Trước khi tiến hành thông báo trúng thầu và ký kết hợp đồng chínhthức, nếu phát hiện thấy có những thay đổi làm ảnh hưởng tới việc thực hiệnhợp đồng (năng lực tài chính , nguy cơ bị phá sản …) bên mời thầu phải kịpthời thông báo cho người có thẩm quyển quyết định đầu tư
Trang 29 Thông báo trúng thầu
Sau khi có quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu của cấp có thẩm quyền,bên mời thầu phải gửi thông báo trúng thầu bằng văn bản qua thư đảm bảo hoặcđiện báo, điện tín, fax tới nhà trúng thầu kèm theo dự thảo hợp đồng có lưu ý tớinhững điểm cần thiết phải bổ sung (nếu cần để đáp ứng các yêu cầu của bên mờithầu ) Bên mời thâu gửi cho các nhà thầu trúng thầu lịch biểu nêu rõ yêu cầu thờigian thương thảo, nộp bảo lãnh thực hiện hợp đồng và ký kết hợp đồng
Bước 8 Thương thảo, hoàn thiện và ký kết hợp đồng.
Trước khi nhận được thông báo trúng thầu, nhà thầu trúng thầu phải gửicho bên mời thầu thư chấp nhận thương thảo hợp đồng Trong phạm vi khôngquá 30 ngày kể từ ngày thông báo, nếu bên mời thầu không nhận được thưchấp thuận hoặc nhận được thư từ chối của nhà thầu, bên mời thầu sẽ khônghoàn trả bảo lãnh dự thầu và báo cáo cấp có thâm quyền quyết định
Theo lịch biểu đã được thống nhất, hai bên sẽ tiến hành thương thảohoàn thiện hợp đồng để tiến tới ký kết hơp đồng chính thức Đối với các dự ánnhỏ và đơn giản khi nhận được thông báo trúng thầu và dự thảo hợp đồng, nhàthầu và chủ đầu tư có thể ký ngay hợp đồng để triển khai thực hiện
Chủ đầu tư chỉ hoàn bảo lãnh dự thầu và tổ chức triển khai hợp đồng khinhận được bảo lãnh thực hiện hợp đồng của nhà trúng thầu trong một thời giannhất định kể từ ngày thông báo trúng thầu
Kết thúc quá trình đấu thầu và xét thầu bằng việc ký hợp đồng chínhthức với các nhà thầu thắng thầu, việc quản lý dự án chuyển sang những bướctiếp theo trong chu trình của một dự án
1.3.Tổng quan về năng lực tham dự thầu
1.3.1 Khái niệm năng lực đấu thầu
Năng lực đấu thầu là một trong những yếu tố quyết định đến khả năngthắng thầu của Doanh nghiệp Năng lực của công ty bao gồm nhiều yếu tố vớinhững vai trò quan trọng khác nhau nhưng đều có chung một mục tiêu đó làthể hiện khả năng thắng thầu của công ty
Trang 301.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực đấu thầu.
1.3.2.1 Năng lực tài chính
Năng lực tài chính thể hiện quy mô và cơ cấu nguồn vốn của doanhnghiệp, thể hiện cụ thể nhất là ở quy mô nguồn vốn chủ sở hữu, khả năng huyđộng, khả năng thu hồi vốn và hiệu quả sử dụng vốn Năng lực tài chính là chỉtiêu cơ bản quan trọng để đánh giá năng lực của nhà thầu Mặt khác, nguồn tàichính của Doanh nghiệp luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu nó thể hiện nănglực của Doanh nghiệp mạnh hay yếu Chính vì vậy, mà yếu tồ tài chính luôn làmột yếu tố có liên quan trực tiếp đến khả năng trúng thầu của Công ty
1.3.2.2 Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lức là yếu tố quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của mỗiCông ty nói chung và trong công tác đấu thầu của Công ty nói riêng, nó ảnhhưởng trực tiếp đến kết quả, hiệu quả của công tác đấu thầu Đây cũng là mộttrong những chỉ tiêu đánh giá năng lực của Nhà thầu Nguồn nhân lực nàyđược thể hiện ở số lượng và chất lượng của đội ngũ cán bộ công nhân viên.Các Công ty đều phải lắm rõ nguồn nhân lực của mình hiện nay như thế nào cả
về số lượng và chất lượng, để từ đó có kế hoạch tuyển dụng thêm nguồn nhânlực mới, đào tạo bồi dưỡng thêm nguồn nhân lực của mình hiện có để nâng caochuyên môn
Nguồn nhân lực là yếu tố hàng đầu đảm bảo chất lượng và tiến độ dựán.Vì vậy bên mời thầu rất chú trọng đến yếu tố này và đưa nó vào để đánh giánăng lực của các nhà thầu.Do đó trong khi dự thầu phía chủ đầu tư luôn yêucầu và đòi hỏi những cán bộ, những công nhân viên tham gia vào dự án cónăng lực và nhiều kinh nghiệm để có thể xử lý tốt những tình huống xẩy rangoài dự kiến một cách hiệu quả và nhanh chóng nhất có thể nhưng vẫn đảmbảo được chất lượng một cách hiệu quả nhất
Bên cạnh đó, ngay nay trước sự phát triển của Khoa học công nghệ ngàycàng hiện đại và tiến bộ, lên việc tiếp thu những công nghệ hiện đại tiên tiếnnày đòi hỏi phải có sự hiểu biết sâu rộng Chính vì vậy việc nâng cao chuyên
Trang 31môn cho cán bộ công nhân viên là điều thực sự cần thiết, có như vậy mới thực
sự nâng cao khả năng thắng thầu của Công ty
1.3.2.3 Năng lực kỹ thuật
Đây là chỉ tiêu cơ bản dùng để xét thầu, nhất là trong đấu thầu mua sắmhàng hóa Khả năng đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật đóng vai trò quan trọngquyết định đến chất lượng các hàng hóa cung ứng ra thị trường, thể hiện rõ nétnăng lực của nhà thầu thực hiện dự án
Giải pháp kỹ thuật cũng có thể nói là yêu cầu quan trọng nhất đối với cácnhà thầu vì khi xét thầu, nhà thầu nào đạt 70% điểm kỹ thuật trở lên mới đượccoi là đạt và mới được xem xét đến các điều kiện khác Nhà thầu nào có khảnăng đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật bằng các giải pháp kỹ thuật hợp lý nhất sẽbảo đảm được chất lượng dự án cao nhât Nhà thầu cần đảm bảo được tính khảthi, hợp lý và hiệu quả của các giải pháp thiết kế kỹ thuật, biện pháp tổ chứcthực hiện dự án đã được trình bày trong hồ sơ dự thầu
1.3.2.4 Năng lực marketting
Năng lực marketting cũng là một nhân tố quyết định đến khả năng thăngthầu của Công ty Nếu như các yếu tố trên là các yếu tố có ảnh hưởng trực tiếpkhả năng thắng thầu của Công ty thì hoạt động Maketting lại là hoạt độngnhằm quảng bá về Công ty
Trong nền kinh tế thị trường thì thông tin được coi là nguồn tài nguyênquý báu đối với bất kỳ một Công ty nào Do đó, trong mỗi Công ty cần phảixây dựng một phòng Maketting để có thể thu thập, xử lý thông tin một cáchnhanh nhất, chính xác nhất tất cả các thông tin xung quanh hoạt động Đấu thầucủa Công ty mình cũng như của đối thủ cạnh tranh khác
1.3.2.5 Giá dự thầu
Đây là một chỉ tiêu rất nhậy cảm, vì nó đóng góp một phần trong việc raquyến định của chủ đầu tư Tất cả các Doanh nghiệp đều đưa ra một mức giáhấp dẫn chủ đầu tư hơn tất cả so với đối thủ cạnh tranh Do đó làm cho cácdoanh nghiệp cạnh tranh nhau ngày càng trở lên cạnh tranh gay gắt và quyết
Trang 32liệt hơn rất nhiều, nên việc tính toán giá dự thầu phải đảm bảo yêu cầu là hợp
lý Hợp lý ở đây tức là không quá cao so với đối thủ cạnh tranh để tránh ảnhhưởng đến lợi nhuận của Công ty, nhưng nó cũng không quá thấp để tránh ảnhhưởng đến việc thắng thầu của Công ty và điều quan trọng là tránh đưa ra giá
dự thầu có thể được coi là” phá giá” trong khi Đấu thầu
1.3.2.6 Đối thủ cạnh tranh
Ngày nay khi nền kinh tế càng phát triển thì càng có nhiều các Công tyđược thành lập để rồi cạnh tranh nhau trên thị trường với rất nhiều ngành nghềkhác nhau Càng nhiều đối thủ cạnh tranh thì khả năng thắng thầu càng ít đi Vìvậy, trong bất cứ cuộc đua nào Công ty cũng phải luôn phân tích kỹ lưỡng chomình các đối thủ cạnh tranh sẽ tham gia dự thầu để có thể biết được những ưu,nhược điểm của họ, từ đó có thể thấy được các ưu, nhược điểm của mình rồirút ra những nhược điểm để khắc phục và phát huy những thế mạnh cho mình
Từ đó nâng cao khả năng thắng thầu của Công ty mình
1.3.2.7 Trình độ lập và tổ chức hồ sơ dự thầu
Khả năng cạnh tranh trong đấu thầu trực tiếp phụ thuộc vào trình độ lập
hồ sơ dự thầu Bởi vậy, một nhà thầu có thể bị loại ngay từ vòng đầu do hồ sơ
dự thầu không đảm bảo các yêu cầu của tổ chức mời thầu
Tổ chức lập hồ sơ dự thầu là công việc hết sức phức tạp và yêu cầu thựchiện trong khoảng thời gian thường rất hạn chế Chất lượng hồ sơ dự thầu làmột trong những tiêu chí cơ bản quyết định việc nhà thầu có trúng thầu haykhông Do vậy, để đảm bảo chất lượng hồ sơ dự thầu cũng như nâng cao nănglực đấu thầu của doanh nghiệp cần có sự phối hợp của các phòng ban và các
cá nhân ngay từ khi tham gia đấu thầu, phân rõ từng công việc của gói thầucho phòng ban và cá nhân đảm nhận Có như vậy, các thông tin hay số liệu dựthầu mới cập nhật và chính xác, đảm bảo các yêu cầu của bên mời thầu
Trang 33CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU MUA SẮM HÀNG HÓA THUỐC THÚ
Y CỦA CÔNG TY CPKD THUỐC THÚ Y AMAVET
2.1 Giới thiệu tổng quát về Công ty CPKD thuốc thú y Amavet
Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH THUỐC THÚ Y AMAVET
Tên tiếng anh: AMAVET VETERINARY MEDICINE BUSINESS JOINT STOCK COMPANY
Tên viết tắt: AMAVET., JSC
Trụ sở chính: AD03-11, Đường Anh Đào, Khu đô thị Vinhomes
Riverside, Phường Việt Hưng, Quận Long Biên, thành phố Hà Nội, Việt NamWebsite: http://amavet.com.vn/
Email: amavetsjc@gmail.com
Điện thoại: 02436762933
Fax: 0243 2033 111
Công ty được thành lập ngày 25 tháng 07 năm 2007
Giấy phép kinh doanh: 0102328456
1. Đại lý, môi giới, đấu giá
2. Xuất nhập khẩu các mặt hàng Công ty kinh doanh
Trang 343. Sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản
4. Nhân và chăm sóc giống cây nông nghiệp
5. Kinh doanh thuốc thú y
6. Hoạt động dịch vụ trồng trọt
7. Hoạt động dịch vụ chăn nuôi
8. Dịch vụ vận tải hàng hóa bằng xe ô tô ( theo hợp đồng)
9. Dịch vụ vận chuyển hành khách bằng xe ô tô (theo hợp đồng)Đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, Doanh nghiệp chỉkinh doanh khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật )
10. Bán buôn thực phẩm Bán buôn nông, lâm sản nguyên liệu (trừ
gỗ, tre, nứa) và động vật sống
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty CPKD thuốc thú y Amavet
Công ty cổ phần kinh doanh thuốc thú y Amavet được thành lập ngày 25tháng 07 năm 2007; là một trong những công ty chuyên nhập khẩu và phânphối các sản phẩm thuốc, vaccine thú y
Năm 2013, Amavet đã thành lập Công ty cổ phần vật tư nôngnghiệp Bettervet – Việt Nam Đến năm 2016 đổi tên thành Công ty cổ phần vật
tư nông nghiệp Amaprovet là công ty chuyên cung cấp các nguyên liệu cho cácnhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi
Nhằm mở rộng thị trường và kỳ vọng là 1 trong những công ty hàngđầu Việt Nam trong lĩnh vực thú y Amavet đã thành lập thêm 2 chi nhánhchuyên cung cấp và phân phối các sản phẩm thuốc thú y tại Dĩ An - BìnhDương (năm 2016) và TP Đà Nẵng (năm 2019)
Công ty Amavet hiện nay đang hoạt động với 03 ngành chính:
- Nhập khẩu và phân phối sản phẩm thuốc thú y
- Kinh doanh heo giống
- Trang trại heo giống
1 Ngành kinh doanh thuốc thú y: