1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu tại công ty xây dựng Sông Đà II.doc

88 644 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 0,92 MB

Nội dung

Nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu tại công ty xây dựng Sông Đà II.doc

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Trong một vài năm gần đây hoạt động đấu thầu xây lắp đối với các dự án cóvốn đầu tư nước ngoài, các công trình trọng điểm của Nhà nước trong lĩnh vực xâydựng cơ sở hạ tầng, các công trình xây dựng với quy mô lớn trở nên sôi động hơnbao giờ hết.

Cùng với quá trình đó, các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam đang từngbước tiếp cận dần với các hình thức kinh nghiệm mới, với thực tiễn về kỹ thuậtkinh doanh quốc tế và nhiều vấn đề có liên quan đến hoạt động đấu thầu.

Tuy nhiên, ở Việt Nam hoạt động đấu thầu còn là vấn đề mới mẻ chỉ tiếnhành một vài năm trở lại đây và chưa hoàn chỉnh về nhiều mặt Cùng với điều này,nhiều doanh nghiệp xây dựng cũng đang phải tự điều chỉnh tiến tới thích ứng hoàntoàn với phương thức cạnh tranh mới Vì thế, hoạt động đấu thầu tại các doanhnghiệp này không tránh khỏi bất cập và gặp những khó khăn dẫn đến hiệu quả hoạtđộng đấu thầu xây lắp chưa cao, ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống, việc làm củangười lao động cũng như tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị

Là một đơn vị hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xây lắp Công ty xâydựng Sông Đà II cũng không tránh khỏi những khó khăn vướng mắc như trên Quathời gian thực tập tại Công ty Sông Đà II kết hợp với những kiến thức đã học trên

ghế nhà trường em mạnh dạn đi sâu tìm hiểu và nghiên cứu đề tài “Một số giảipháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu” với mong muốn

góp phần giải quyết những khó khăn, vướng mắc trên Về mặt kết cấu, ngoài phầnmở đầu và kết luận, luận văn được chia thành 3 chương chính sau:

Chương I: Những vấn đề cơ bản về hoạt động đấu thầu

Chương II: Tình hình thực hiện công tác đấu thầu tại Công ty xây dựng SôngĐà II

Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tácđấu thầu tại Công ty xây dựng Sông Đà II

Trang 2

Vì trình độ và thời gian có hạn, luận văn này khó có thể tránh được nhữngthiếu sót em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô giáo cũngnhư các cán bộ Công ty xây dựng Sông Đà II để đề tài được hoàn thiện tốt hơn.

Qua bài viết này cho phép em gửi lời cảm ơn tới các cô chú trong phòngKTKH - Công ty xây dựng Sông Đà II - Tổng công ty xây dựng Sông Đà, chúNguyễn Văn Sinh Thạc sỹ- Phó giám đốc công ty xây dựng Sông Đà II, chúNguyễn Trọng Hiến trưởng phòng KTKH và đặc biệt là cô giáo T.S Đoàn Thị ThuHà -Khoa khoa học quản lý-Trường ĐHKTQD đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo vàgiúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu hoàn thành luận văn tốt nghiệp

CHƯƠNG I

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU

Trang 3

I MỘT SỐ KHÁI NIỆM CHUNG 1 Khái niệm đấu thầu nói chung

Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng được các yêu cầu của bênmời thầu trên cơ sở cạnh tranh giữa các nhà thầu.

 "Bên mời thầu" là chủ dự án, chủ đầu tư hoặc pháp nhân đại diện hợppháp của chủ dự án, chủ đầu tư được giao trách nhiệm thực hiện công việc đấuthầu

 "Nhà thầu" là tổ chức kinh tế có đủ tư cách pháp nhân tham gia đấuthầu Trong trường hợp đấu thầu tuyển chọn tư vấn, nhà thầu có thể là cá nhân.Nhà thầu là nhà xây dựng trong đấu thầu xây lắp; là nhà cung cấp trong đấu thầumua sắm hàng hoá; là nhà tư vấn trong đấu thầu tuyển chọn tư vấn; là nhà đầu tưtrong đấu thầu lựa chọn đối tác đầu tư Nhà thầu trong nước là nhà thầu có tư cáchpháp nhân Việt Nam và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.

2 Khái niệm về đấu thầu xây dựng

Đấu thầu xây dựng là quá trình lựa chọn các nhà thầu đáp ứng được các yêucầu về xây dựng, lắp đặt thiết bị các công trình, hạng mục công trình, của bên mờithầu trên cơ sở cạnh tranh giữa các nhà thầu xây dựng

3 Ý nghĩa của công tác đấu thầu

Trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế nước nhà, ngàycàng có nhiều các dự án đầu tư và xây dựng trong nước cũng như đầu tư nướcngoài Các công trình đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng, kỹ thuật, tiến độ và giá

cả Vì vậy, câu hỏi đặt ra với các chủ đầu tư là làm thế nào để lựa chọn được cáctổ chức và cá nhân có khả năng thực hiện tốt nhất những công việc trong chu trìnhcủa dự án ?

Lịch sử phát triển và quản lý dự án trong nước và quốc tế đã khẳng định,đấu thầu là phương pháp có hiệu quả cao nhất thực hiện mục tiêu này, đảm bảocho sự thành công của chủ đầu tư Đấu thầu được xem như một phương pháp quảnlý dự án có hiệu quả nhất hiện nay trên cơ sở chống độc quyền, tăng cường khảnăng cạnh tranh giữa các nhà thầu

Trang 4

4 Vai trò của đấu thầu trong xây dựng

4.1 Đối với các nhà thầu

- Đối với nhà thầu xây dựng, thắng thầu đồng nghĩa với việc mang lạicông ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên, nâng cao uy tín của nhàthầu trên thương trường, thu được lợi nhuận, tích luỹ thêm được nhiềukinh nghiệm trong thi công và quản lý, đào tạo được đội ngũ cán bộ,công nhân kỹ thuật vững tay nghề, máy móc thiết bị thi công được tăngcường

- Hoạt động đấu thầu được tổ chức theo nguyên tắc công khai và bìnhđẳng, nhờ đó các nhà thầu sẽ có điều kiện để phát huy đến mức cao nhấtcơ hội tìm kiếm công trình và khả năng của mình để trúng thầu.

4.2 Đối với chủ đầu tư

- Thông qua đấu thầu, chủ đầu tư sẽ lựa chọn được các nhà thầu có khảnăng đáp ứng được tốt nhất các yêu cầu kinh tế, kỹ thuật, tiến độ đặt racủa công trình Trên cơ sở đó giúp cho chủ đầu tư vừa sử dụng hiệu quả,tiết kiệm vốn đầu tư, đồng thời vẫn đảm bảo được chất lượng cũng nhưtiến độ công trình.

- Thông qua đấu thầu, chủ đầu tư cũng sẽ nắm bắt được quyền chủ động,quản lý có hiệu quả và giảm thiểu được các rủi ro phát sinh trong quátrình thực hiện dự án đầu tư do toàn bộ quá trình tổ chức đấu thầu vàthực hiện kết quả đấu thầu được tuân thủ chặt chẽ theo quy định củapháp luật và sau khi chủ đầu tư đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, đầy đủ vềmọi mặt.

- Để đánh giá đúng các hồ sơ dự thầu đòi hỏi đội ngũ cán bộ thực hiệncông tác đấu thầu của chủ đầu tư phải tự nâng cao trình độ của mình vềcác mặt nên việc áp dụng phương thức đấu thầu còn giúp cho chủ đầu tưnâng cao trình độ và năng lực của cán bộ công nhân viên.

4.3 Đối với Nhà nước

- Đấu thầu góp phần nâng cao hiệu quả của công tác quản lý Nhà nước vềđầu tư và xây dựng, quản lý sử dụng vốn một cách có hiệu quả, hạn chế

Trang 5

và loại trừ được các tình trạng như: thất thoát lãng phí vốn đầu tư đặcbiệt là vốn ngân sách, các hiện tượng tiêu cực phát sinh trong xây dựngcơ bản.

- Đấu thầu tạo nên sự cạnh tranh mới và lành mạnh trong lĩnh vực xâydựng cơ bản, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá trongngành cũng như trong nền kinh tế quốc dân

II MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ QUY CHẾ ĐẤU THẦU 1 Phạm vi và đối tượng áp dụng

a Các dự án đầu tư xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa lớn, nâng cấp các dựán đã đầu tư xây dựng

b Các dự án đầu tư để mua sắm tài sản kể cả thiết bị, máy móc không cầnlắp đặt và sản phẩm công nghệ khoa học mới

c Các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước quy hoạch vùng, lãnh thổ,quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch xây dựng đô thị nông thôn

 Các dự án liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc cổ phần có sựtham gia của các tổ chức kinh tế nhà nước (các doanh nghiệp nhà nước) từ30% trở lên vào vốn pháp định, vốn kinh doanh hoặc vốn cổ phần

 Các dự án sử dụng nguồn vốn tài trợ của các tổ chức quốc tế hoặc của tổchức nước ngoài được thực hiện trên cơ sở nội dung Điều ước được các

Trang 6

bên ký kết (các bên tài trợ và các bên Việt Nam) Trường hợp có nhữngnội dung trong dự thảo Điều ước khác với Quy chế này thì cơ quan đượcgiao trách nhiệm đàm phán ký kết điều ước phải trình Thủ tướng chínhphủ xem xét, quyết định trước khi ký kết

 Các dự án cần lựa chọn đối tác đầu tư để thực hiện:

a Đối với dự án đầu tư trong nước, chỉ thực hiện khi có từ hai nhà đầu tưtrở lên cùng muốn tham gia một dự án

b Đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài, chỉ tổ chức đấu thầu theo quychế này khi có từ hai nhà đầu tư trở lên cùng muốn tham gia một dự án hoặc Thủtướng Chính phủ có yêu cầu phải đấu thầu để lựa chọn đối tác đầu tư thực hiện dựán

Đấu thầu khi có từ hai nhà đầu tư trở lên cùng muốn tham gia bao gồm:+ Các dự án liên doanh

+ Các dự án thực hiện theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh + Các dự án BOT, BT, BTO

+ Các dự án khác cần lựa chọn đối tác đầu tư

2 Nguyên tắc đấu thầu

Nhằm đảm bảo tính đúng đắn, khách quan, công bằng và hiệu quả trong đấuthầu, chủ thể quản lý dự án phải đảm bảo nghiêm túc các nguyên tắc sau:

2 1 Nguyên tắc cạnh tranh với điều kiện ngang nhau

Mỗi cuộc đấu thầu đều phải dược thực hiện với sự tham gia của một số nhàthầu có đủ năng lực để hình thành một cuộc cạnh tranh mạnh mẽ Điều kiện đặt ravới các đơn vị ứng thầu và thông tin cung cấp cho họ phải ngang nhau, nhất thiếtkhông có sự phân biệt đối xử

2 2 Nguyên tắc dữ liệu đầy đủ

Các nhà thầu phải nhận được đầy đủ tài liệu đấu thầu với các thông tin chitiết, rõ ràng và có hệ thống về quy mô, khối lượng, quy cách, yêu cầu chất lượngcủa công trình hay hàng hoá dịch vụ cần cung ứng, về tiến độ và điều kiện thựchiện Để đảm bảo nguyên tắc này, chủ thể quản lý dự án phải nghiên cứu, tính

Trang 7

toán, cân nhắc thấu đáo để tiên liệu rất kỹ và rất chắc chắn về mọi yếu tố có liênquan, phải cố gắng tránh tình trạng chuẩn bị sơ sài, tắc trách

2 3 Nguyên tắc đánh giá công bằng

Các hồ sơ phải được đánh giá một cách không thiên vị theo cùng một chuẩnmực và được đánh giá bởi một hội đồng xét thầu có đủ năng lực và phẩm chất Lýdo để ''được chọn " hay 'bị loại " phải dược giải thích đầy đủ để tránh ngờ vực

2 4 Nguyên tắc trách nhiệm phân minh

Theo nguyên tắc này không chỉ nghĩa vụ, quyền lợi của các bên liên quanđược đề cập và chi tiết hoá trong hợp đồng, mà phạm vi trách nhiệm của mỗi bên ởtừng phần việc đều được phân định rõ ràng để không một sai sót nào không cóngười chịu trách nhiệm Mỗi bên có liên quan đều phải biết rõ mình phải gánh chịunhững hậu quả gì nếu có sơ xuất và do đó mỗi bên đều phải nỗ lực tối đa trongviệc kiểm soát bất trắc và phòng ngừa rủi ro

2 5 Nguyên tắc "ba chủ thể "

Trong quá trình thực hiện dự án luôn luôn có sư hiện diện đồng thời của bachủ thể; chủ công trình, nhà thầu và kỹ sư tư vấn Trong đó, "kỹ sư tư vấn " hiệndiện như một nhân tố đảm bảo cho hợp đồng luôn được thực hiện một cách nghiêmtúc đến từng chi tiết, mọi sự bất cập về kỹ thuật hoặc về tiến độ được phát hiện kịpthời, những biện pháp điều chỉnh thích hợp được đưa ra đúng lúc Đồng thời, "kỹsư tư vấn" cũng là nhân tố hạn chế tối đa với những mưu toan, thông đồng hoặcthoả hiệp, "châm chước" gây thiệt hại cho những chủ đích thực sự của dự án(Nhiều điều khoản được thi hành để buộc "kỹ sư tư vấn" phải là chuyên gia có đủtrình độ, năng lực phẩm chất và phải làm đúng vai trò của người trọng tài côngminh, mẫn cảm, được cử ra bởi một công ty tư vấn chuyên ngành, công ty nàycũng phải được lựa chọn thông qua đấu thầu theo một quy trình chặt chẽ)

2 6 Nguyên tắc tuân thủ nghiêm ngặt sự quản lý thống nhất của nhà nước

Theo nguyên tắc này mọi hoạt động trong quá trình đấu thầu các bên liênquan nhất thiết phải tuân theo Quy chế quản lý đấu thầu do Chính phủ ban hànhnhằm đảm bảo tính đúng đắn, khách quan, công bằng và có tính cạnh tranh trongđấu thầu

Trang 8

2 7 Nguyên tắc bảo lãnh, bảo hành và bảo hiểm thích đáng

Các khoản về bảo lãnh, bảo hành và bảo hiểm phải được đề cập trong túi hồsơ dự thầu của các nhà thầu và phải được sự chấp nhận của chủ dự án

Với các dự án sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nướcbảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn đầu tư phát triển củadoanh nghiệp Nhà nước phải mua bảo hiểm công trình xây dựng để ứng phó vớithiệt hại do những rủi ro bất ngờ và không lường trước Đối tượng bảo hiểm bắtbuộc cũng bao gồm cả các sản phẩm tư vấn, vật tư thiết bị, nhà xưởng phục vụ thicông và người lao động của các tổ chức tư vấn và nhà thầu xây lắp trong quá trìnhthực hiện dự án

Như vậy, chính sự tuân thủ các nguyên tắc nói trên đã kích thích sự cố gắngnghiêm túc của các bên và thúc đẩy sự hợp tác giữa các bên nhằm vào mục tiêuđáp ứng tốt nhất các yêu cầu về chất lượng, kỹ thuật, tài chính, tiến độ của dự ánvà do đó đảm bảo lợi ích thích đáng của cả chủ dự án và nhà thầu, góp phần tiếtkiệm các nguồn lực xã hội Đối với các đơn vị dự thầu, việc làm quen với hoạtđộng đấu thầu là cách hữu hiệu giúp họ tích luỹ kiến thức và kinh nghiệm, tăngcường năng lực cạnh tranh trong đấu thầu

3 Hình thức lựa chọn nhà thầu và phương thức áp dụng

3 1 Hình thức lựa chọn nhà thầua Đấu thầu rộng rãi

Đấu thầu rộng rãi là hình thức đấu thầu không hạn chế số lượng các nhàthầu tham gia Bên mời thầu phải thông báo công khai về các điều kiện, thời giandự thầu trên các phương tiện thông tin đại chúng tối thiểu 10 ngày trước khi pháthành hồ sơ mời thầu Đấu thầu rộng rãi là hình thức chủ yếu được áp dụng trongđấu thầu

b Đấu thầu hạn chế

Đấu thầu hạn chế là hình thức đấu thầu mà bên mời thầu mời một số nhàthầu (tối thiểu là 5) có đủ năng lực tham dự Danh sách nhà thầu tham dự phảiđược người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền chấp thuận Hình thức này chỉđược xem xét áp dụng khi có một trong các điều kiện sau :

Trang 9

+ Chỉ có một số nhà thầu có khả năng đáp ứng được yêu cầu của gói thầu + Các nguồn vốn sử dụng yêu cầu phải tiến hành đấu thầu hạn chế.

+ Do tình hình cụ thể của gói thầu mà việc đấu thầu hạn chế có lợi thế

c Chỉ định thầu

Chỉ định thầu là hình thức chọn trực tiếp nhà thầu đáp ứng yêu cầu của góithầu để thương thảo hoàn thiện hợp đồng

Hình thức này chỉ được áp dụng trong các trường hợp đặc biệt sau :

+Trường hợp bất khả kháng do thiên tai, địch hoạ, sự cố cần khắc phụcngay thì chủ dự án (người được người có thẩm quyền giao trách nhiệm quản lý vàthực hiện dự án) được phép chỉ định ngay đơn vị có đủ năng lực để thực hiện côngviệc kịp thời Trong thời gian 10 ngày kể từ ngày quyết định chỉ định thầu, chủ dựán phải báo cáo người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền về nội dung chỉđịnh thầu, người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền nếu phát hiện chỉ địnhthầu sai với quy định phải kịp thời xử lý

+ Gói thầu có tính chất nghiên cứu thử nghiệm, bí mật quốc gia, bí mật anninh, bí mật quốc phòng do Thủ tướng chính phủ quyết định

+ Gói thầu có giá trị dưới 1 tỷ đồng đối với mua sắm hàng hoá, xây lắp;dưới 500 triệu đồng đối với tư vấn Bộ tài chính quy định cụ thể về chỉ định thầumua sắm đồ dùng, vật tư, trang thiết bị, phương tiện làm việc thường xuyên của cơquan Nhà nước, đoàn thể, doanh nghiệp Nhà nước; đồ dùng, vật tư, trang thiết bịphương tiện làm việc thông thường của lực lượng vũ trang

+ Gói thầu có tính chất đặc biệt khác do yêu cầu của cơ quan tài trợ vốn, dotính chất phức tạp về kỹ thuật và công nghệ hoặc do yêu cầu đột xuất của dự án, dongười có thẩm quyền quyết định đầu tư chỉ định thầu trên cơ sở báo cáo thẩm địnhcủa Bộ kế hoạch và Đầu tư, ý kiến bằng văn bản của cơ quan tài trợ vốn và các cơquan liên quan khác

+ Phần vốn Ngân sách dành cho dự án của các cơ quan sự nghiệp để thựchiện nhiệm vụ nghiên cứu về quy hoạch phát triển kinh tế, quy hoạch phát triểnngành, quy hoạch chung xây dựng đô thị và nông thôn, đã được cơ quan Nhà nướccó thẩm quyền giao nhiệm vụ thực hiện thì không phải đấu thầu, nhưng phải cóhợp đồng cụ thể và giao nộp sản phẩm theo đúng quy định

Trang 10

+Gói thầu tư vấn lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, khả thi của dự án đầutư thì không phải đấu thầu, nhưng chủ đầu tư phải chọn nhà tư vấn phù hợp vớiyêu cầu của dự án

Khi áp dụng hình thức chỉ định thầu thì phải xác định rõ 3 nội dung sau:- Lý do chỉ định thầu

- Kinh nghiệm và năng lực về mặt kỹ thuật, tài chính của nhà thầu được đềnghị chỉ định thầu

- Giá trị và khối lượng đã được người có thẩm quyền phê duyệt làm căn cứcho chỉ định thầu (riêng gói thầu xây lắp phải có thiết kế và dự toán đượcphê duyệt theo quy định)

d Chào hàng cạnh tranh

Hình thức này áp dụng cho những gói thầu mua sắm hàng hoá có giá trịdưới 2 tỷ đồng Mỗi gói thầu phải có ít nhất 3 chào hàng của 3 nhà thầu khác nhautrên cơ sở chào hàng của bên mời thầu Việc chào hàng có thể được thực hiện bằngcách gửi trực tiếp, bằng Fax, bằng đường bưu điện hoặc bằng các phương tiệnkhác

e Mua sắm trực tiếp

Hình thức mua sắm đặc biệt được áp dụng trong trường hợp bổ xung hợpđồng cũ đã thực hiện xong (dưới 1 năm) hoặc hợp đồng đang thực hiện với điềukiện chủ đầu tư có nhu cầu tăng thêm số lượng hàng hoá hoặc khối lượng côngviệc mà trước đó đã được tiến hành đấu thầu, nhưng phải đảm bảo không đượcvượt mức giá hoặc đơn giá trong hợp đồng đã ký trước đó Trước khi ký hợp đồng,nhà thầu phải chứng minh có đủ năng lực về kỹ thuật và tài chính để thực hiện góithầu

g Mua sắm đặc biệt

Hình thức này được áp dụng với các ngành hết sức đặc biệt mà nếu khôngcó những quy định riêng thì không thể đấu thầu được Cơ quan quản lý ngành phảixây dựng quy trình thực hiện đảm bảo các mục tiêu của quy chế đấu thầu và có ýkiến thoả thuận của Bộ kế hoạch và Đầu tư để trình Thủ tướng Chính phủ quyếtđịnh

Trang 11

3 2 Phương thức đấu thầua Đấu thầu một túi hồ sơ

Là phương thức mà nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu trong một túi hồ sơ Phương thứcnày được áp dụng đối với đấu thầu mua sắm hàng hoá và xây lắp

b Đấu thầu 2 túi hồ sơ

Là phương thức mà nhà thầu nộp đề xuất về mặt kỹ thuật và đề xuất về giátrong từng túi hồ sơ riêng vào cùng một thời điểm Túi hồ sơ đề xuất kỹ thuật sẽđược xem xét trước để đánh giá Các nhà thầu đạt số điểm kỹ thuật từ 70% trở lênsẽ được mở tiếp túi hồ sơ đề xuất về giá để đánh giá Phương thức nầy chỉ được ápdụng đối với đấu thầu tuyển chọn tư vấn

c Đấu thầu hai giai đoạn

Phương thức này áp dụng cho những trường hợp sau :

+ Các gói thầu mua sắm hàng hoá và xây lắp có giá trị từ 500 tỷ đồng trở lên + Các gói thầu mua sắm hàng hoá có tính chất lựa chọn công nghệ thiết bịtoàn bộ, phức tạp về công nghệ và kỹ thuật hoặc gói thầu xây lắp đặc biệt phứctạp

+Dự án thực hiện hợp đồng chìa khoá trao tay ( là hợp đồng bao gồm toànbộ các công việc, thiết kế, cung cấp thiết bị và xây lắp của một gói thầu được thựchiện thông qua một nhà thầu Chủ đầu tư có trách nhiệm tham gia giám sát quátrình thực hiện, nghiệm thu và nhận bàn giao khi nhà thầu hoàn thành toàn bộ côngtrình theo hợp đồng đã ký)

Quá trình thực hiện phương thức này như sau :

Giai đoạn thứ nhất :Các nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu sơ bộ gồm đề xuất về

kỹ thuật và phương án tài chính (chưa có giá) để bên mời thầu xem xét và thảoluận cụ thể với từng nhà thầu nhằm thống nhất về yêu cầu và tiêu chuẩn kỹ thuậtđể nhà thầu chuẩn bị nộp hồ sơ dự thầu chính thức của mình

Giai đoạn thứ hai : Bên mời thầu mời các nhà thầu tham gia trong giai đoạn

thứ nhất nộp hồ sơ dự thầu chính thức với đề xuất về kỹ thuật đã được bổ xunghoàn chỉnh trên cùng một mặt bằng kỹ thuật và đề xuất chi tiết về tài chính với đầyđủ nội dung về tiến độ thực hiện, điều kiện thực hiện hợp đồng, giá dự thầu

Trang 12

III TRÌNH TỰ TỔ CHỨC ĐẤU THẦU XÂY LẮP 1 Điều kiện thực hiện đấu thầu

1 1 Điều kiện mời thầu

Để cuộc đấu thầu đạt kết quả tốt, bên mời thầu cần chuẩn bị đủ các hồ sơsau :

+ Văn bản quyết định đầu tư hoặc giấy uỷ quyền cho phép đầu tư của cấp cóthẩm quyền (Trường hợp cần đấu thầu tuyển chọn tư vấn lập báo cáo nghiên cứukhả thi phải có văn bản chấp thuận của "Người có thẩm quyền quyết định đầu tư "

+ Kế hoạch đấu thầu được phê duyệt

+ Hồ sơ mời thầu (Trường hợp sơ tuyển phải có hồ sơ sơ tuyển )

1 2 Điều kiện dự thầu

Để được tham gia dự thầu, nhà thầu cần có những điều kiện sau: + Có giấy đăng ký kinh doanh

+ Có đủ năng lực về kỹ thuật và tài chính đáp ứng yêu cầu của gói thầu +Chỉ được tham gia một đơn dự thầu trong một gói thầu, dù là đơn phươnghay liên doanh dự thầu Trường hợp Tổng công ty đứng tên dự thầu thì các đơn vịtrực thuộc nhưng hạch toán phụ thuộc không được phép tham dự với tư cách là nhàthầu độc lập trong cùng một gói thầu dưới hình thức là nhà thầu chính (liên danhhoặc đơn phương)

1 3 Bên mời thầu không được tham gia với tư cách là nhà thầu đối với góithầu do mình tổ chức

2 Điều kiện đấu thầu quốc tế và ưu đãi nhà thầu

Chỉ được tổ chức đấu thầu quốc tế trong các trường hợp sau:

a Đối với các gói thầu mà không có nhà thầu nào trong nước có khả năngđáp ứng yêu cầu của gói thầu

b Đối với các dự án sử dụng nguồn vốn tài trợ của các tổ chức quốc tế hoặccủa người nước ngoài có quy định trong điều ước là phải đấu thầu quốc tế

Trang 13

Nhà thầu nước ngoài khi tham dự đấu thầu quốc tế tại Việt Nam về xâylắp phải liên danh với nhà thầu Việt Nam hoặc phải cam kết sử dụng thầu phụ ViệtNam, nhưng phải nêu rõ sự phân chia giữa các bên về phạm vi, khối lượng và đơngiá tương ứng

Nhà thầu nước ngoài trúng thầu phải thực hiện cam kết về tỷ lệ % khốilượng công việc cùng với đơn giá tương ứng dành cho phía Việt Nam là liên doanhhoặc thầu phụ như đã nêu trong hồ sơ dự thầu Trong khi thương thảo hoàn thiệnhợp đồng, nếu nhà thầu nước ngoài trúng thầu không thực hiện các cam kết nêutrong hồ sơ dự thầu thì kết qủa đấu thầu sẽ bị huỷ bỏ

Các nhà thầu nước ngoài tham gia đấu thầu ở Việt Nam phải cam kếtmua sắm và sử dụng các vật tư thiết bị phù hợp về chất lượng và giá cả đang sảnxuất, gia công và hiện có tại Việt Nam Nếu trong nước không có hoặc không cókhả năng sản xuất, gia công thì nhà thầu được chào từ nguồn ngoại nhập trên cơ sởđảm bảo chất lượng và giá cả hợp lý

Trong trường hợp hai hồ sơ dự thầu của nhà thầu nước ngoài được đánhgiá ngang nhau, hồ sơ dự thầu có tỷ lệ công việc dành cho phía Việt Nam (là liêndanh hoặc thầu phụ) cao hơn sẽ được chấp nhận

Nhà thầu trong nước tham dự đấu thầu quốc tế (đơn phương hoặc liêndanh) được xét ưu tiên khi hồ sơ dự thầu được đánh giá tương đương với các hồ sơdự thầu của nhà thầu nước ngoài

Trường hợp hai hồ sơ dự thầu được đánh giá ngang nhau, sẽ ưu tiên hồ sơdự thầu có tỷ lệ nhân công nhiều hơn

Nhà thầu trong nước tham gia đấu thầu quốc tế sẽ được hưởng chế độ ưuđãi theo quy định của pháp luật

3 Trình tự tổ chức đấu thầu xây lắp

Việc tổ chức đấu thầu xây lắp được thực hiện theo trình tự sau:

Bước 1: Sơ tuyển nhà thầu (nếu có)

Việc sơ tuyển nhà thầu phải được tiến hành đối với các gói thầu có giá trị từ200 tỷ đồng trở lên nhằm lựa chọn các nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm

Trang 14

thực hiện, đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu Sơ tuyển nhà thầu được thực hiệntheo các bước sau

a Lập hồ sơ sơ tuyển, bao gồm:

+ Thư mời sơ tuyển + Chỉ dẫn sơ tuyển.+ Tiêu chuẩn đánh giá.+ Phụ lục kèm theo.

b Thông báo mời sơ tuyển

c Nhận và quản lý hồ sơ dự sơ tuyểnd Đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển

e Trình duyệt kết quả sơ tuyển f Thông báo kết quả sơ tuyển

Bước 2 : Lập hồ sơ mời thầu

Hồ sơ mời thầu bao gồm: a Thư mời thầu

b Mẫu đơn dự thầu

c Chỉ dẫn đối với nhà thầu d Các điều kiện ưu đãi (nếu có)

e Các loại thuế theo quy định của pháp luật

f Hồ sơ thiết kế kỹ thuật kèm theo bản tiên lượng và chỉ dẫn kỹ thuật g Tiến độ thi công

h Tiêu chuẩn đánh giá ( bao gồm cả phương pháp và cách thức quy đổi vềcùng mặt bằng để xác định giá đánh giá )

i Điều kiện chung và điều kiện cụ thể của hợp đồng j Mẫu bảo lãnh dự thầu

k Mẫu thoả thuận hợp đồng

l Mẫu bảo lãnh thực hiện hợp đồng

Bước 3: Gửi thư mời thầu hoặc thông báo mời thầu

Trang 15

Gửi thư mời thầu được thực hiện đối với các gói thầu thực hiện hình thứcđấu thầu hạn chế, đối với các gói thầu đã qua sơ tuyển, các gói thầu tư vấn đã códanh sách ngắn được chọn Thông báo mời thầu áp dụng trong trường hợp đấuthầu rộng rãi

Nội dung thư hoặc thông báo mời thầu bao gồm :a Tên và địa chỉ bên mời thầu

b Khái quát dự án, địa điểm, thời gian xây dựng và các nội dung khác c Chỉ dẫn việc tìm hiểu hồ sơ mời thầu

d Các điều kiện tham gia dự thầu

e Thời gian, địa điểm nhận hồ sơ dự thầu

Bước 4 : Nhận và quản lý hồ sơ dự thầu

a Nhận hồ sơ dự thầu

Bên mời thầu tiếp nhận hồ sơ dự thầu của nhà thầu nộp trực tiếp hoặc gửiqua đường bưu điện theo địa chỉ và thời gian quy định trong hồ sơ mời thầu Bênmời thầu không nhận hồ sơ dự thầu hoặc tài liệu bổ sung nào, kể cả thư giảm giásau thời điểm đóng thầu Các hồ sơ dự thầu nộp sau thời điểm đóng thầu được xemlà không hợp lệ và được gửi trả lại cho nhà thầu theo nguyên trạng

b Quản lý hồ sơ dự thầu

Việc quản lý hồ sơ dự thầu được quản lý theo chế độ quản lý hồ sơ ‘Mật’

2 Trình tự mở thầu

a Thông báo thành phần tham dự

Trang 16

b Thông báo số lượng và tên nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu c Kiểm tra niêm phong các hồ sơ dự thầu

d Mở lần lượt các túi hồ sơ dự thầu, đọc và ghi lại thông tin chủ yếu (Tênnhà thầu, số lượng bản chính, bản chụp hồ sơ dự thầu, giá trị thầu trong đó giảmgiá, bảo lãnh dự thầu ( nếu có) và những vấn đề khác).

đ Thông qua biên bản mở thầu

e Đại diện bên mời thầu, đại diện nhà thầu và đại diên của các cơ quanquản lý có liên quan ( nếu có mặt) ký xác nhận vào biên bản mở thầu

f Tổ chuyên gia hoặc bên mời thầu ký xác nhận vào bản chính hồ sơ dựthầu trước khi tiến hành đánh giá hồ sơ dự thầu Bản chính hồ sơ dự thầu đượcbảo quản theo chế độ bảo mật và việc đánh giá được tiến hành theo bản chụp

Bước 6: Đánh giá xếp hạng nhà thầu

A. Việc đánh giá hồ sơ dự thầu xây lắp thực hiện theo trình tự sau

1 Đánh giá sơ bộ hồ sơ dự thầu

Việc đánh giá sơ bộ là nhằm loại bỏ các hồ sơ dự thầu không đáp ứng yêu cầu,baogồm:

a a Kiểm tra tính hợp lệ và sự đáp ứng cơ bản của hồ sơ dự thầu

b b Xem xét sự đáp ứng cơ bản của hồ sơ dự thầu đối với hồ sơ mời thầu.c Làm rõ hồ sơ dự thầu

2 Đánh giá chi tiết hồ sơ dự thầu

Việc đánh giá chi tiết hồ sơ dự thầu được thực hiện theo phương pháp đánh giágồm hai bước sau :

Bước1 Đánh giá về mặt kỹ thuật để chọn danh sách ngắn

Việc đánh giá về mặt kỹ thuật để chọn danh sách ngắn được dựa trên cácyêu cầu và tiêu chuẩn đánh giá đã quy định trong hồ sơ mời thầu và tiêu chuẩnđánh giá chi tiết được người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt

Trang 17

trước thời điểm mở thầu.Các nhà thầu đạt số điểm tối thiểu từ 70% tổng số điểmvề kỹ thuật trở lên sẽ được chọn vào danh sách ngắn

Bước 2 Đánh giá về tài chính, thương mại để xác định giá

Tiến hành đánh giá tài chính, thương mại các nhà thầu thuộc danh sáchngắn trên cùng một mặt bằng theo tiêu chuẩn đánh giá được phê duyệt

Việc đánh giá về mặt tài chính, thương mại nhằm xác định giá đánh giá baogồm các nội dung sau:

- Sửa lỗi

Sửa lỗi là việc sửa chữa những sai sót bao gồm lỗi số học, lỗi đánh máy, lỗinhầm đơn vị Nếu có sai lệch giữa đơn giá và tổng giá do việc nhân đơn giá với sốlượng thì đơn giá dự thầu sẽ là cơ sở pháp lý

- Hiệu chỉnh các sai lệch

Hồ sơ dự thầu có tổng giá trị các sai lệch vượt quá10% (tính theo giá trịtuyệt đối, không phụ thuộc vào việc làm tăng hay giảm giá dự thầu khi xác địnhgiá đánh giá) so với giá dự thầu sẽ bị loại không xem xét tiếp.

- Chuyển đổi giá trị dự thầu sang một đồng tiền chung.

Đồng tiền dự thầu do bên mời thầu quy định trong hồ sơ mời thầu theonguyên tắc một đồng tiền cho một khối lượng chào hàng.

- Đưa về một mặt hàng để xác định giá đánh giá - Xác định giá đánh giá của các hồ sơ dự thầu

B Xếp hạng nhà thầu

Xếp hạng hồ sơ dự thầu thuộc danh sách ngắn theo giá đánh giá Nhà thầucó giá đánh giá thấp nhất sẽ được xếp thứ nhất và được kiến nghị trúng thầu

Bước 7:Trình duyệt kết quả đấu thầu

1 Trách nhiệm trình duyệt kết quả đấu thầu

Chủ đầu tư hoặc chủ dự án có trách nhiệm trình kết quả đấu thầu lên ngườicó thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền để xem xét xin phê duyệt.

Trang 18

2 Hồ sơ trình duyệt kết quả đấu thầu

a Văn bản trình duyệt kết quả đấu thầu

Trong thành phần này cần nêu được các nội dung sau

- Nội dung gói thầu và cơ sở pháp lý của việc tổ chức đấu thầu - Quá trình tổ chức đấu thầu

- Kết quả đánh giá hồ sơ dự thầu - Đề nghị phê duyệt kết quả đấu thầu.b Tài liệu kèm theo văn bản trình duyệt

Tài liệu kèm theo văn bản trình duyệt kết quả đấu thầu bao gồm bản chụpcác tài liệu sau đây:

- Báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu của tổ chuyên gia tư vấn

- Quyết định đầu tư hoặc văn bản pháp lý tương đương, điều ước quốc tếvà tài trợ (nếu có)

- Văn bản phê duyệt các nội dung cơ bản của quá trình đấu thầu bao gồm:- Kế hoạnh đấu thầu của dự án

- Danh sách các nhà thầu tham gia hạn chế- Danh sách ngắn tư vấn tham gia dự thầu

- Hồ sơ mời sơ tuyển, đánh giá sơ tuyển và kết quả sơ tuyển nhà thầu - Hồ sơ mời thầu

- Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu

- Quyết định thành lập tổ chuyên gia tư vấn

- Biên bản mở thầu, các văn bản liên quan đến việc bên mời thầu yêu cầunhà thầu làm rõ hồ sơ dự thầu (nếu có)

- Dự thảo hợp đồng (nếu có)

- Hồ sơ mời thầu và hồ sơ dự thầu của các nhà thầu

Trang 19

- Ý kiến sơ bộ về kết quả đấu thầu của tổ chức tài trợ nước ngoài (nếu có) - Các tài liệu có liên quan khác.

Bước 8: Công bố kết quả đấu thầu, thương thảo hoàn thiện và ký hợp đồng

1 Công bố kết quả đấu thầu

a Nguyên tắc chung

Ngay sau khi có quyết định của người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩmquyền, bên mời thầu tiến hành công bố kết quả đấu thầu qua việc thông báo bằngvăn bản cho các nhà thầu tham dự, bao gồm nhà thầu trúng thầu và nhà thầukhông trúng thầu về kết quả đấu thầu

Trong trường hợp không có nhà thầu nào trúng thầu hoặc huỷ đấu thầu bênmời thầu phải tiến hành thông báo cho các nhà thầu biết

b Cập nhật thông tin về năng lực nhà thầu

Trước khi ký hợp đồng chính thức, bên mời thầu cần cập nhật những thayđổi về năng lực của nhà thầu cũng như những thông tin thay đổi làm ảnh hưởngtới khả năng thực hiện hợp đồng cũng như năng lực tài chính suy giảm, nguy cơphá sản, bên mời thầu phải kịp thời báo cáo người có thẩm quyền hoặc cấp cóthẩm quyền xem xét quyết định

c Yêu cầu đối với thông báo trúng thầu

Bên mời thầu phải gửi thư thông báo trúng thầu bằng văn bản tới nhà thầukèm theo dự thảo hợp đồng và những điểm lưu ý cần trao đổi khi thương thảohoàn thiện hợp đồng Đồng thời bên mời thầu cũng phải thông báo cho nhà thầulịch biểu nêu rõ yêu cầu về thời gian thương thảo hoàn thiện hợp đồng, nộp bảolãnh thực hiện hợp đồng và ký hợp đồng

2 Thương thảo hoàn thiện và ký kết hợp đồng

a Khi nhận được thông báo trúng thầu nhà thầu phải gửi cho bên mời thầuthư chấp thuận thương thảo, hoàn thiện hợp đồng

Trang 20

b Theo lịch biểu đã được thống nhất, hai bên sẽ tiến hành thương thảohoàn thiện hợp đồng để tiến tới ký hợp đồng chính thức

Thương thảo hoàn thiện hợp đồng bao gồm những nội dung cần giải quyếtcác vấn để còn tồn tại chưa hoàn chỉnh được hợp đồng với các nhà thầu trúngthầu, đặc biệt là duyệt áp giá đối với những sai lệch so với yêu cầu của hồ sơ mờithầu trên nguyên tắc giá trị hợp đồng không vượt giá trúng thầu cần duyệt Việcthương thảo hoàn thiện hợp đồng cũng bao gồm cả việc nghiên cứu các sáng kiến,giải pháp ưu việt do nhà thầu đề xuất

c Bên mời thầu nhận bảo lãnh thực hiện hợp đồng của nhà thầu trúng thầutrước khi ký hợp đồng Trường hợp nhà thầu đã ký hợp đồng và nộp bảo lãnhthực hiện hợp đồng nhưng không thực hiện hợp đồng thì bên mời thầu có quyềnkhông hoàn trả lại bảo lãnh thực hiện hợp đồng cho nhà thầu

d Bên mời thầu chỉ hoàn trả lại bảo lãnh dự thầu (nếu có)

Khi nhận được bảo lãnh thực hiện hợp đồng của nhà thầu trúng thầu Đốivới các nhà thầu không trúng thầu, nhưng không vi phạm quy chế đấu thầu kể cảkhi không có kết quả đấu thầu, bên mời thầu hoàn trả bảo lãnh dự thầu cho nhàthầu trong thời gian không qúa 30 ngày kể từ ngày công bố kết quả đấu thầu

4 Trình tự dự thầu xây lắp của các doanh nghiệp xây dựng

Cùng với quá trình đấu thầu do chủ đầu tư tổ chức thì các nhà thầu (cácđơn vị xây lắp) cũng phải tiến hành các công việc cần thiết khi tham gia đấu thầu.Trình tự dự thầu xây lắp các doanh nghiệp xây dựng được tiến hành theo các bướcsau:

Bước 1: Tìm kiếm thông tin về công trình cần đấu thầu

Đây được coi là bước đầu tiên của quy trình dự thầu trong các doanhnghiệp xây dựng bởi lẽ nó chính là bước để người bán (các doanh nghiệp xâydựng) tiếp cận được với người mua (chủ dự án) từ đó mới dẫn đến quan hệ giaodịch, mua bán thông qua phương thức đấu thầu Các nhà đầu tư (các đơn vị xâylắp) có thể tìm kiếm thông tin về công trình cần đấu thầu dựa trên các luồng thôngtin chủ yếu sau:

Trang 21

- Thông báo mời thầu của bên mời thầu trên các phương tiện thông tin đạichúng

- Thư mời thầu do bên mời thầu gửi tới.

- Thông qua giới thiệu của đối tác trung gian: Đối tác trung gian ở đây cóthể là cá nhân hoặc tổ chức thậm chí là cán bộ công nhân viên của nhà thầu

Tóm lại, thông qua các luồng tin kể trên nhà thầu sẽ nắm bắt được nhữngthông tin cần thiết ban đầu về công trình cần đấu thầu, lấy đó làm cơ sở phân tíchđể đưa ra quyết định có hay không dự thầu Việc làm này sẽ giúp cho nhà thầutránh được việc phải bỏ ra những chi phí tiếp theo mà không đem lại cơ hội tranhthầu thực tế

Bước 2: Tham gia sơ tuyển (nếu có)

Trong trường hợp công trình cần đấu thầu được bên mời thầu tiến hành sơtuyển thì nhà thầu phải nộp cho bên mời thầu một bộ hồ sơ dự sơ tuyển

Nếu hồ sơ dự sơ tuyển đạt yêu cầu của bên mời thầu sẽ được tiếp tục thamgia dự thầu ở bước tiếp theo

Nhiệm vụ đặt ra với nhà thầu ở bước này là vượt qua giai đoạn sơ tuyểnđồng thời nắm bắt được các đối thủ cùng vượt qua vòng sơ tuyển và tiến hành tìmkiếm thông tin về họ làm căn cứ để đưa ra được chiến lược tranh thầu thích hợptrong bước tiếp theo

Bước 3: Chuẩn bị và lập hồ sơ dự thầu

Sau khi nhận được 1 bộ hồ sơ mời thầu do bên mời thầu cung cấp Côngviệc đầu tiên của nhà thầu là tiến hành nghiên cứu kỹ hồ sơ mời thầu Đây là côngviệc rất quan trọng vì nó là xuất phát điểm để nhà thầu lập hồ sơ dự thầu và xácđịnh xem khả năng của mình có thể đáp ứng được các yêu cầu của bên mời thầuhay không

Tiếp theo, nhà thầu tuỳ thuộc trách nhiệm và rủi ro của chính mình, đượckhuyến cáo đến thăm và xem xét hiện trường, các khu vực xung quanh để có tấtcả các thông tin cần thiết cho việc chuẩn bị hồ sơ dự thầu và ký kết hợp đồng thi

Trang 22

công công trình Nhà thầu phải chịu các chi phí cho việc đến thăm hiện trường.Trong bước này, nhà thầu nên cử những cán bộ có trình độ và kinh nghiệm về cảmặt kỹ thuật cũng như kinh tế đi khảo sát hiện trường Điều này sẽ giúp cho nhàthầu nắm được thực địa làm cơ sở xây dựng giải pháp kỹ thuật thi công hợp lýcũng như nắm được tình hình thị trường nơi đặt thi công, đặc biệt là thị trường cácyếu tố đầu vào cần cung cấp cho thi công công trình để có cơ sở thực tế cho việclập giá dự thầu

Sau khi nắm chắc các thông tin về các phương diện, nhà thầu mới tiến hànhcông việc quan trọng nhất của quá trình dự thầu và quyết định khả năng thắngthầu đó là lập hồ sơ dự thầu

Nội dung của hồ sơ dự thầu xây lắp bao gồm:

2 Các nội dung về kỹ thuật

a Biện pháp và tổ chức thi công đối với gói thầu b Tiến bộ thực hiện hợp đồng

c Đặc tính kỹ thuật, nguồn cung cấp vật tư, vật liệu xây dựng d Các biện pháp đảm bảo chất lượng

3 Các nội dung về thương mại, tài chính

a Giá dự thầu kèm theo thuyết minh và biểu giá chi tiết b Điều kiện tài chính(nếu có)

Trang 23

c Điều kiện thanh toán

Bước 4: Nộp hồ sơ dự thầu và tham gia dự thầu

Việc nộp hồ sơ dự thầu sẽ diễn ra theo đúng thời gian và địa điểm đã quyđịnh trong hồ sơ mời thầu Các nhà thầu phải niêm phong bản gốc và tất cả cácbản sao của hồ sơ dự thầu vào phong bì bên trong và một phong bì bên ngoài, ghirõ ràng các phong bì bên trong là "bản gốc" và "bản sao"

Cùng với việc nộp hồ sơ dự thầu, nhà thầu phải nộp cho bên mời thầu mộtsố tiền bảo lãnh thống nhất để đảm bảo bí mật về mức giá dự thầu cho các nhàthầu do bên mời thầu quy định

Bước 5: Ký kết hợp đồng (nếu trúng thầu)

Sau khi nhận được thông báo trúng thầu của bên mời thầu, nhà thầu trúngthầu phải gửi cho bên mời thầu thông báo chấp nhận đàm phán hợp đồng Trongthời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận thông báo trúng thầu Sau đó theo lịch biểu đãthống nhất, hai bên tiến hành thương thảo hoàn thiện và ký hợp đồng Nhà thầutrúng thầu cũng sẽ phải nộp cho bên mời thầu khoản bảo lãnh thực hiện hợp đồngkhông quá 10% giá trị hợp đồng tuỳ theo loại hình và quy mô của hợp đồng vàđược nhận lại bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng có hiệu lực cho đếnkhi chuyển sang thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh hoặc bảo trì

5 Những nhân tố ảnh hưởng đến việc thắng thầu của một tổ chức xây dựng

5 1 Năng lực của tổ chức xây dựng

a Năng lực về máy móc thiết bị thi công

Thiết bị thi công là yếu tố rất quan trọng đối với việc thi công các côngtrình xây dựng Chi phí máy thi công thường chiếm từ 15%-20% giá thành xâydựng công trình Thiết bị thi công không những có ảnh hưởng đến chiến lược đấuthầu về mặt giá thành xây dựng mà còn ảnh hưởng đến năng lực uy tín của nhàthầu cũng như ảnh hưởng đến kỹ thuật, công nghệ, phương án thi công

Năng lực và máy móc thiết bị thi công sẽ được các nhà thầu giới thiệutrong hồ sơ dự thầu, nó chứng minh cho bên mời thầu biết được khả năng huy

Trang 24

động nguồn lực về máy móc thiết bị thi công đảm bảo thi công công trình đáp ứngnhu cầu của chủ đầu tư Khi đánh giá bên mời thầu sẽ tập trung vào những nộidung sau:

- Nguồn lực về máy móc thiết bị thi công của tổ chức xây dựng thể hiệnthông qua tổng giá trị các tài sản là máy móc thiết bị và xe máy thi công hiện cócủa tổ chức xây dựng đó về số lượng chủng loại của máy móc thiết bị Nếu nguồnlực này không bảo đảm tổ chức xây dựng phải đi thuê phục vụ cho thi công sẽ ảnhhưởng đến khả năng tranh thầu

- Trình độ hiện đại của công nghệ sản xuất, tức là máy móc thiết bị côngnghệ của tổ chức xây dựng sử dụng có hiện đại so với trình độ công nghệ hiện tạitrong ngành xây dựng hay không Trình độ hiện đại của công nghệ được thể hiệnqua các thông số kỹ thuật về đặc tính sử dụng, công suất và phương pháp sản xuấtcủa công nghệ hoặc có thể đánh giá thông qua thông số về năm sản xuất, nước sảnxuất và giá trị còn lại của máy móc thiết bị

- Mức độ hợp lý của thiết bị xe máy và công nghệ hiện có, tức là tính đồngbộ trong sử dụng máy móc thi công và công nghệ, sự phù hợp trong điều kiện sửdụng đặc thù về địa lý, khí hậu, điạ chất, nguyên vật liệu sự phù hợp giữa giá cảvà chất lượng của sản phẩm do công nghệ sản xuất ra

b Nguồn nhân lực và chính sách quản lý nguồn nhân lực

Trước hết ảnh hưởng của nguồn nhân lực trong tổ chức xây dựng tới khảnăng thắng thầu của tổ chức xây dựng thể hiện một cách trực tiếp thông qua việcbố trí nhân lực tại hiện trường, năng lực và kinh nghiệm của cán bộ chủ chốt dựkiến cho việc quản lý và thực hiện hợp đồng cũng như chất lượng và sự phù hợp vềcơ cấu ngành nghề của đội ngũ công nhân thi công công trình sẽ quyết định đếnchất lượng và tiến độ thi công công trình Đó là lý do tại sao bên mời thầu cũng rấtchú ý tới chỉ tiêu này khi xét thầu

Bên cạnh đó đối với một doanh nghiệp xây dựng, năng lực và sự nhanhnhạy của các quản trị viên và chiến lược đấu thầu mà cán bộ lãnh đạo doanh

Trang 25

nghiệp theo đuổi quyết định phần lớn khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây lắpnói riêng, chất lượng công tác dự thầu nói chung

Ngoài ra nếu chính sách quản lý nguồn nhân lực của công ty tạo được độnglực thúc đẩy người lao động hăng say làm việc cũng cho phép doanh nghiệp rútngắn tiến độ thi công và nâng cao chất lượng công trình

Nhìn chung khi đề cập tới nhân tố này và tác động của nó tới việc thắngthầu của tổ chức xây dựng có thể nói tới nhiều khía cạnh khác nhau nhưng phảithấy rõ vai trò hết sức quan trọng và đặc biệt của nguồn lực con người cũng nhưchính sách quản lý nguồn nhân lực đối với việc giành thắng lợi của doanh nghiệp.Bởi vì suy cho cùng trong nguồn nhân lực, phải nói đến vai trò quan trọng của độingũ cán bộ quản lý

c Kinh nghiệm của nhà thầu trong việc thi công các công trình xây dựngtương tự

Nhân tố này có tác động không nhỏ tới kết quả đánh giá chung của bên mờithầu đối với nhà thầu Đối với những công trình có quy mô lớn yêu cầu kỹ thuậtphức tạp thì đây là nhân tố khá quan trọng và sẽ chiếm một tỷ lệ khá cao trong tổngđiểm đánh giá nhà thầu của bên mời thầu

d Năng lực về tài chính

Một đặc trưng của ngành xây lắp là cần một khối lượng vốn rất lớn và vốnbị đọng rất lâu ở các công trình, hay nói cách khác vòng quay của vốn rất chậm.Đặc điểm này dẫn đến thực tế là các công ty xây dựng phải có nguồn vốn đủ lớn đểtrang trải chi phí thi công trong thời gian dài trước khi công trình hòan thành bàngiao cho bên chủ công trình Do vậy, năng lực tài chính cũng là một yếu tố quyếtđịnh lợi thế của nhà thầu khi tham gia tranh thầu Năng lực tài chính được bên mờithầu xem xét ở các khía cạnh sau:

- Doanh thu, lợi nhuận trước và sau thuế

- Vốn lưu động trong vòng 3 đến 5 năm gần đây

Trong vốn lưu động, khả năng huy động vốn ngắn hạn và dài hạn của doanhnghiệp là chỉ tiêu hết sức quan trọng, bởi vì nguồn vốn đáp ứng nhu cầu trong bảo

Trang 26

lãnh thực hiện hợp đồng và ứng vốn chủ yếu là vốn vay Vì vậy, khả năng vay vốndễ hay khó có ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Đồngthời việc làm rõ nguồn vốn huy động để thực hiện hợp đồng là một nội dung quantrọng mà doanh nghiệp phải trình bày để chủ đầu tư xem xét đánh giá

Bên cạnh năng lực tài chính thì tài chính lành mạnh cũng ảnh hưởng tới khảnăng thắng thầu của nhà thầu Tình hình tài chính lành mạnh biểu hiện qua kết quảsản xuất kinh doanh cũng như sự hợp lý và linh hoạt trong cơ cấu tài chính củadoanh nghiệp Một hệ số nợ cao (hệ số nợ/vốn chủ sở hữu) sẽ ảnh hưởng xấu tớikhả năng huy động huy động vốn cho việc thi công

5 2 Khả năng cạnh tranh của tổ chức xây dựng

Như vậy, giá dự thầu là tiêu chuẩn quan trọng quyết định khả năng thắngthầu của nhà thầu Để có được giá dự thầu hợp lý vừa được chủ đầu tư chấp nhậnvừa phải đảm bảo bù đắp chi phí và đạt được mức lãi dự kiến của doanh nghiệpxây dựng thì trong quá trình xây dựng giá dự thầu cần chú ý:

- Nhà thầu phải thu thập được đầy đủ tài liệu thông tin chi tiết rõ ràng vềquy mô, yêu cầu của gói thầu trong hồ sơ mời thầu Xây dựng được đơn giá dựthầu phù hợp với quy định của nhà nước và sát với thực tế khảo sát trên thịtrường

- Để có giá dự thầu thấp, nhà thầu phải tính toán so sánh kỹ lợi nhuận thuđược với chi phí bỏ ra Điều này tuỳ thuộc vào trình độ kinh nghiệm của cán bộtrong nhà thầu và đặc biệt là cán bộ chỉ đạo thi công Họ phải biết ứng phó mộtcách linh hoạt, có thể lấy lợi nhuận ở khu vực này bù đắp cho khu vực khác, ở hợpđồng này cho hợp đồng khác, có thể tính thấp hoặc không tính phụ phí

Trang 27

b Tiến độ thi công công trình

Như đã biết thời gian để hoàn thành một công trình xây dựng là tương đốidài (từ 1 đến 5 năm ) nên vấn đề quản lý đầu tư rất phức tạp Thêm vào đó việcđầu tư xây dựng một công trình không phải phục vụ cho tiêu dùng cá nhân, tiêudùng cuối cùng mà lại nhằm mục đích phục vụ công cộng, đáp ứng nhu cầu đầu tưsản xuất kinh doanh Do đó vấn đề đảm bảo tiến độ thi công công trình được chủđầu tư đánh giá rất cao

Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu về tiến độ thi công công trình của chủđầu tư được đánh giá ở hai nội dung:

- Mức độ đảm bảo tổng tiến độ quy định trong hồ sơ mời thầu

- Sự hợp lý về tiến độ hoàn thành giữa các hạng mục, phần việc của côngtrình có liên quan

Như vậy nếu nhà thầu nào đưa ra được biện pháp thi công hợp lý, rút ngắnđược thời gian thi công công trình thì khả năng trúng thầu sẽ cao hơn ( với cácđiều kiện tương ứng khác)

c Khả năng về kỹ thuật chất lượng

Trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu, tiêu chuẩn về khả năng đáp ứngcác yêu cầu về kỹ thuật và chất lượng do nhà thầu đưa ra được bên mời thầu coi làmột trong các tiêu chuẩn để xem xét đánh giá Tiêu chuẩn để đánh giá đáp ứngyêu cầu về kỹ thuật chất lượng bao gồm:

Mức độ đáp ứng đối với các yêu cầu về kỹ thuật chất lượng vật tư, thiết bịnêu trong hồ sơ thiết kế và chỉ dẫn kỹ thuật

Tính hợp lý và khả thi của các giải pháp kỹ thuật, biện pháp tổ chức thicông: Sơ đồ tổng tiến độ, sơ đồ tổ chức hiện trường bố trí nhân sự, các giải phápkỹ thuật

Các biện pháp đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường và các điều kiện nhàthầu nêu trong hồ sơ dự thầu, qua các bản vẽ minh hoạ, phần thuyết minh biệnpháp Nếu nhà thầu nào phát huy được mọi nguồn lực vốn có của mình nhằm đảm

Trang 28

bảo thực hiện đúng yêu cầu kỹ thuật chất lượng và đưa ra được đề xuất và giảipháp kỹ thuật hợp lý chắc chắn sẽ giành được ưu thế cạnh tranh khi dự thầu

d Khả năng giao tiếp, quảng cáo của tổ chức xây dựng

Xét trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh xây dựng, cuộc cạnh tranh giữa cácdoanh nghiệp xây dựng không kém phần khốc liệt, thậm chí còn gay gắt hơn ở cáclĩnh vực khác Vì vậy, thông qua giao tiếp, quảng cáo doanh nghiệp xây dựng cóthể tuyên truyền về hình ảnh và uy tín của công ty chủ yếu thông qua các thànhtích mà công ty đã đạt được ( Các công trình mà công ty đã thực hiện cùng cácchứng chỉ chất lượng, huy chương vàng chất lượng cao) và năng lực của công ty(trình độ kỹ thuật, trình độ quản lý, máy móc thiết bị thi công) để chiếm đượclòng tin của chủ đầu tư

5.3 Những nhân tố bên ngoài tổ chức

a Tình hình đối thủ cạnh tranh

Đối thủ cạnh tranh của tổ chức xây dựng tham gia dự thầu là các nhà thầukhác có cùng ngành nghề kinh doanh, cùng tham gia những công trình cần đấuthầu với tổ chức xây dựng của mình

Nếu tiềm lực của đối thủ cạnh tranh là tương đối lớn về năng lực tài chính,năng lực máy móc thiết bị thi công, uy tín nhà thầu trên thị trường thì khả năngtrúng thầu với nhà thầu sẽ giảm

Muốn giành thắng lợi trong cuộc tranh thầu nhà thầu phải tạo được ưu thếso với các đối thủ cạnh tranh và duy trì mức ưu thế đã tạo ra bằng cách khôngngừng nâng cao chất lượng và hạ giá thành công trình đồng thời cần phải tìm hiểuđối thủ cạnh tranh của mình và cố gắng giữ gìn để đối thủ không tìm hiểu được gìvề mình

b Sự ủng hộ của chủ đầu tư và các cơ quan liên quan đối với tổ chức xâydựng đang xét

Sự ủng hộ của chủ đầu tư và các cơ quan liên quan đối với tổ chức xâydựng có ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng thắng thầu của nhà thầu

Trang 29

Sự ủng hộ của chủ đầu tư với nhà thầu có thể được tạo dựng bằng uy tíncủa nhà thầu về chất lượng các công trình đã thi công, có thể bằng mối quan hệqua lại giữa nhà thầu với chủ đầu tư trong, trước và sau khi đấu thầu

Các cơ quan liên quan khác bao gồm các bộ, ban ngành, người có thẩmquyền quyết định đầu tư Nếu tạo được mối quan hệ tốt và tạo được sự ủng hộ từbộ phận này nhà thầu sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi như thông tin về công trìnhthi công cần đấu thầu, định hướng về đầu tư xây dựng trong tương lai và cácthông tin liên quan khác để nhà thầu có phương án quyết định tham gia dự thầungay với các công trình có điều kiện thi công trên mặt bằng tương tự hoặc côngtrình công ty đã có kinh nghiệm thi công.

c Điều kiện thị trường

- Thị trường lao động: Hiện nay ở nước ta thị trường về cung lao động làtương đối lớn, giá nhân công rẻ Với các công trình xây dựng việc sử dụng nhâncông theo các hợp đồng ngắn hạn, nhân công ngay tại địa điểm thi công sẽ giúpgiảm giá thành công trình tăng khả năng cạnh tranh về giá dự thầu

- Thị trường các nhà thầu xây dựng: Rõ ràng thị trường xây dựng với nhiềucác nhà thầu trong nước và quốc tế cùng tham gia tranh thầu các công trình cầnđấu thầu sẽ làm giảm sút khả năng trúng thầu đối với các nhà thầu yếu kém vềnăng lực tài chính và trình độ kỹ thuật

6 Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả công tác đấu thầu với các doanh nghiệp xâylắp

6 1 Chỉ tiêu số lượng công trình trúng thầu và giá trị trúng thầu hàng năm

Giá trị trúng thầu hàng năm là tổng giá trị của tất cả các công trình màdoanh nghiệp xây dựng đã tham gia đấu thầu và trúng thầu trong năm (kể cả góithầu của hạng mục công trình)

Chỉ tiêu giá trị trúng thầu và số công trình trúng thầu qua các năm cho tabiết khái quát nhất tình hình kết quả dự thầu của các doanh nghiệp Thông qua đóđể đánh giá hiệu quả công tác dự thầu trong năm

Trang 30

6 2 Chỉ tiêu xác suất trúng thầu

Chỉ tiêu này được xác định theo hai mặt biểu hiện là:

Các chỉ tiêu này cũng được đánh giá theo từng năm Trên thực tế hai chỉtiêu này thường không bằng nhau do giá trị đấu thầu các công trình khác nhau.Việc đánh giá được căn cứ vào từng kết quả cụ thể

6 3 Chỉ tiêu thị phần và uy tín của doanh nghiệp xây dựng trên thị trường xâydựng

Chỉ tiêu thị phần cũng được đo bằng hai mặt biểu hiện đó là phần thịtrường tuyệt đối và phần thị trường tương đối

- Phần thị trường tương đối của doanh nghiệp được xác định trên cơ sở sosánh phần thị trường tuyệt đối của doanh nghiệp với phần thị trường tuyệt đối củamột hoặc một số đối thủ cạnh tranh mạnh nhất

- Đối với chỉ tiêu uy tín doanh nghiệp đây là chỉ tiêu định tính mang tínhchất bao trùm Nó có liên quan tới tất cả các chỉ tiêu trên và nhiều yếu tố khác như:hoạt động marketing, quan hệ của doanh nghiệp với các tổ chức

- Xác suất trúng thầu theo số công trình =

Tổng số công trình trúng thầu Tổng số công trình đã dự thầu

- Xác xuất trúng thầu theo giá trị =

Tổng giá trị trúng thầuTổng giá trị các công trình đã dự thầu

- Phần thị trường tuyệt đối = =

giá trị SLXL do DN thực hiện

Tổng giá trị SLXL thực hiện của toàn ngành

Trang 31

Từ năm 1960 đến năm 1999 công ty đã được Nhà nước tặng một huânchương độc lập hạng ba, hai huân chương lao động hạng nhất, hai huân chươnglao động hạng hai, hai huân chương lao động hạng ba và được bộ xây dựng vàcông đoàn ngành xây dựng Việt Nam tặng 10 huy chương vàng chất lượng caongành xây dựng Việt Nam Trong quá trình phát triển, công ty đã trải qua nhiềubước đi thăng trầm, nhưng toàn bộ quá trình phát triển của công ty từ khi thànhlập tới nay có thể khái quát thành 2 giai đoạn phát triển chính:

1 1 Giai đoạn từ khi thành lập (1960) đến khi được xắp xếp lại(1993)

Tiền thân của công ty xây dựng Sông Đà II là một đơn vị xây dựng thuộc"Công ty xây dựng thuỷ điện Thác Bà" mà hiện nay là Tổng Công ty xây dựngSông Đà được thành lập từ năm 1960 với nhiệm vụ ban đầu là xây dựng Nhà máy

Trang 32

thủy điện Thác Bà Sau khi hoàn thành nhà máy thủy điện Thác Bà công ty tiếptục xây dựng các công trình lớn khác như: Nhà máy dệt Minh Phương - Việt Trì,Nhà máy giấy Bãi Bằng

Năm 1975, để chuẩn bị cho việc khởi công xây dựng Thủy điện Sông Đà(1979), Tổng công ty xây dựng thủy điện Sông Đà ra đời trên cơ sở "Công ty xâydựng thủy điện Thác Bà" trước đây và công ty xây dựng Sông Đà II trở thành 1đơn vị nằm trong tổ chức sản xuất liên hợp khép kín của Tổng công ty với nhiệmvụ thi công các công trình phụ trợ phục vụ cho việc xây dựng và vận hành Nhàmáy Thủy điện Hoà Bình Trong quá trình tham gia thi công công trình công tyxây dựng Sông Đà II đã hoàn thành vượt mức kế hoạch nhiều hạng mục côngtrình với chất lượng đảm bảo, góp phần cùng Tổng công ty xây dựng Sông Đà đãhoàn thành công trình thế kỷ - Thủy điện Sông Đà vào năm 1994

Tóm lại, đặc trưng nổi bật trong giai đoạn phát triển này của công ty làtham gia thi công những công trình trọng điểm của đất nước Qua đó những nhườithợ xây dựng của công ty đã trưởng thành về mọi mặt, đặc biệt là trình độ taynghề được nâng cao đáp ứng được các yêu cầu đòi hỏi về mặt kỹ thuật

1 2 Giai đoạn sau khi sắp xếp lại (3/1993) đến nay

Cũng như các Doanh nghiệp Nhà nước khác cần được xắp xếp lại cho phùhợp với tình hình và định hướng phát triển kinh tế đất nước trong nền kinh tếchuyển đổi Ngày 26/3/1993, căn cứ vào quy chế về thành lập và giải thể doanhnghiệp nhà nước, Bộ trưởng Bộ xây dựng đã ra quyết định số 131A/BXD - TCLĐthành lập lại công ty xây dựng Sông Đà II trực thuộc Tổng công ty xây dựng SôngĐà theo hình thức hạch toán kinh tế độc lập Quyết định này đã đánh dấu mộtbước chuyển mới trong quá trình phát triển của công ty, cho phép công ty có đầyđủ điều kiện để phát huy quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh, năng động sángtạo tìm ra phương hướng và biện pháp phát triển của mình nhằm hoạt động cóhiệu quả phù hợp với cơ chế kinh tế mới

Trong giai đoạn này, bên cạnh việc thực hiện thi công các công trình doTổng công ty giao cho thì công ty cũng đã tự mình tìm kiếm và tiêu thụ sản phẩmxây lắp thông qua đấu thầu Để thích ứng với nền kinh tế thị trường, công ty đã và

Trang 33

đang đa dạng hoá ngành nghề hoạt động nâng cao và cải tiến năng lực máy mócthiết bị thi công, mở rộng thị trường tìm kiếm và huy động thêm các nguồn vốn

Chính từ hướng đi đúng đắn kể trên công ty xây dựng Sông Đà II đã tìmcho mình một chỗ đứng tại thị trường xây dựng Việt Nam và thị trường xây dựngLào qua việc trúng thầu xây lắp một số công trình lớn, có tính chất quan trọngnhư: Đường Láng - Hoà Lạc (gói thầu số 9 và 10), Đường quốc lộ 1A (Hà Nội-Bắc Ninh), Thủy điện Nậm La (Lào), Thủy điện Xiềng Khọ (Lào) là các dự ánđấu thầu quốc tế có quy mô lớn và vừa, hình thức đấu thầu phức tạp, nhờ đó đãtích luỹ được nhiều kinh nghiệm quý báu Trong những năm qua các công tác đấuthầu tiếp thị đã đạt được một số kết quả đáng kể đó là: giá trị đấu thầu so với giátrị xây lắp chiếm tới 42% năm 1996, 65%năm1997, 75% năm 1998, 95% năm2000 Giá trị trúng thầu (trong 5 năm gần đây) mỗi năm bình quân 85 tỷ

Đời sống của cán bộ công nhân viên trong công ty không ngừng được cảithiện, nâng cao về mọi mặt

Hiện nay công ty đang tập trung nâng cao mọi mặt năng lực máy móc thiếtbị, đầu tư chiều sâu để thực hiện và sẵn sàng nhận thầu xây lắp thi công các côngtrình xây dựng khác

2 Đặc điểm về cơ cấu tổ chức quản lý và cơ cấu tổ chức sản xuất

2.1 Cơ cấu tổ chức quản lý

Chức năng nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận cơ cấu tổ chức bộ máy quảnlý của công ty như sau:

Giám đốc công ty

Phó giám đốc kinh tế

Phó giám đốc cơ giới vật tư

Phó giám đốc kỹ thuật chât lượng

Trang 34

* Giám đốc công ty: là người lãnh đạo cao nhất, là người chịu trách nhiệmtrước Tổng công ty về việc thực hiện kế hoạch được giao và điều hành chung mọihoạt động sản xuất kinh doanh

* Phó giám đốc kinh tế: giúp giám đốc công ty trong công tác kinh tế kếhoạch, định mức đơn giá dự toán và tiền lương, công tác hạch toán kinh tế, côngtác tiếp thị đấu thầu, thu hồi vốn.

* Phó giám đốc cơ giới vật tư: Giúp giám đốc trong việc lập kế hoạch theodõi, quản lý vật tư, máy móc thiết bị, công nghệ xây dựng

* Phó giám đốc kỹ thuật chất lượng giúp giám đốc công ty về các mặt giảipháp kỹ thuật, mỹ thuật, tiến độ an toàn các công trình cho công ty thi công

* Phòng kinh tế kế hoạch: Là cơ quan tham mưu giúp giám đốc trong cáckhâu xây dựng và chỉ đạo công tác kế hoạch, công tác kinh tế, công tác giao tiếp,công tác tiếp thị và quản lý đầu tư xây dựng cơ bản của công ty

Nhiệm vụ cụ thể của các công tác như sau :a Công tác tiếp thị

- Theo dõi các nguồn thông tin trong và ngoài nước về đầu tư xây dựng ởViệt Nam, các nghị quyết, chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước về đầu tư xâydựng nói chung và chính sách về xây dựng nói riêng để xác định định hướng chocông tác tiếp thị của công ty

- Xem xét cân đối khả năng về lực lượng, trình độ để phân giao các côngtrình cho các doanh nghiệp thành viên dự thầu

- Xác định các thị trường xây dựng, các công trình khả thi, nguồn vốn, chủđầu tư, thời gian tiến hành xây dựng, các đối tác cạnh tranh, quy mô và tính chấtcông trình, khả năng tham gia của công ty và các tài liệu khác để phân tích đánhgiá và phân loại công trình, trình giám đốc về phương án tham gia dự thầu

Trang 35

- Chuẩn bị các mẫu hồ sơ của công ty liên quan đến công tác đấu thầu (giấyphép hành nghề, đăng ký kinh doanh, các năng lực của công ty, quan hệ bảo lãnhtín dụng ) để công ty dự thầu hoặc cung cấp cho các doanh nghiệp khi được côngty uỷ quyền dự thầu

e Công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản

- Quản lý về đầu tư máy móc thi công dựa trên nhiệm vụ, sản xuất cân đốivà tổng hợp nhu cầu máy móc thiết bị cần trang bị

Trang 36

- Quản lý đầu tư các công trình xây dựng.

- Quản lý sau đầu tư: Phối hợp với các đơn vị vận hành để đánh giá, kếtluận hiệu quả cuả việc đầu tư

* Phòng kỹ thuật

Phòng kỹ thuật chất lượng - an toàn là một bộ phận chức năng giúp việccho giám đốc công ty trong lĩnh vực quản lý chất lượng - an toàn, tiến độ thi côngcác công trình, các hoạt động khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ trong mọihoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

Với công tác chất lượng:

- Tiếp nhận quản lý hồ sơ kỹ thuật công trình bao gồm: Hồ sơ thiết kế, hồsơ nghiệm thu kỹ thuật và bàn giao công trình

- Cùng với các đơn vị tính toán bóc tách khối lượng, lập biện pháp và tiếnđộ thi công, tính toán nhu cầu vật tư, thiết bị, nhân lực cho từng công trình trướckhi thi công Cùng với phòng kinh tế kế hoạch tính toán dự toán thi công

- Cùng với phòng kinh tế kế hoạch và các đơn vị liên quan tính toán lập hồsơ dự thầu các công trình

* Phòng tài chính kế toán

Có nhiệm vụ quản lý về mặt tài chính, cung cấp tài chính cho hoạt độngsản xuất kinh doanh của công ty cũng như cho các xí nghiệp và các đội sản xuấttrực thuộc, lập báo cáo tài chính hàng kỳ, xác định mức vốn lưu động phù hợp,xác định tổ chức nguồn vốn đảm bảo cho sản xuất kinh doanh, huy động nguồnvốn sẵn có vào sản xuất kinh doanh

* Phòng tổ chức hành chính

Có nhiệm vụ nghiên cứu cải tiến tổ chức quản lý, xây dựng các chức năngvà nhiệm vụ cho các bộ phận thực hiện tuyển chọn đề bạt sử dụng cán bộ, lập kếhoạch về nhu cầu lao động, đào tạo phục vụ kịp thời cho nhu cầu thực hiện sảnxuất kinh doanh

* Phòng vật tư cơ giới

Trang 37

Có nhiệm vụ tổ chức cung ứng vật tư kịp thời, đồng bộ, đúng số lượng,chất lượng và chủng loại, lập kế hoạch về cung ứng vật tư, tổ chức khai thác, sảnxuất, thu mua, vận chuyển, bốc rỡ vật tư, giám sát tình hình sử dụng vật tư, thiếtbị Quản lý và theo dõi tình trạng máy móc thiết bị, sửa chữa và bảo dưỡng máymóc thiết bị của công ty

Như vậy sự hợp tác chuyên môn hoá giữa các phòng ban trong công tyđược tiến hành một cách chặt chẽ và có mối liên hệ mật thiết tương hỗ lẫn nhau.Công việc của bộ phận này được sự giúp đỡ và hợp tác của các bộ phận khác

2.2 Cơ cấu tổ chức sản xuất

Cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty được bố trí theo sơ đồ với 6 đơn vịthành viên đặt dưới sự quản lý của cơ quan công ty, dưới các xi nghiệp là các độicông trình trực thuộc với nhiệm vụ cụ thể như sau:

- Xí nghiệp 201 là đơn vị chuyên sản xuất vật liệu đá

- Xí nghiệp 202 là đơn vị xây dựng thủy lợi và công trình công nghiệp nhỏ.- Xí nghiệp 203 là đơn vị quản lý thi công cơ giới

- Xí nghiệp 204 là đơn vị thi công các công trình ở Lào (năm 2000 do gặpkhó khăn đã chuyển hướng nhận các công trình điện nhỏ trong nước)

CN HÀ NỘI

xn 205xn 204

xn 203xn 202

xn 201

CƠ QUAN CÔNG TY

Trang 38

- Xí nghiệp 205 là đơn vị thi công cầu đường

- Chi nhánh Hà Nội là đơn vị có truyền thống xây dựng dân dụng và côngnghiệp

Bên dưới sự quản lý của các xí nghiệp là các đội công trình trực tiếp thamgia thi công xây dựng các công trình

II NĂNG LỰC HIỆN TẠI CỦA CÔNG TY1 Đặc điểm ngành nghề kinh doanh

Theo giấy phép hành nghề kinh doanh số "493BXD/CSKD" ngày18/11/1997 do Sở kế hoạch và đầu tư Hà Tây cấp, Công ty xây dựng Sông Đà IIcó năng lực ngành nghề như sau:

- Xây dựng công trình công nghiệp, dân dụng tới quy mô lớn; nhóm A- Xây dựng công trình thủy lợi: đê, đập, hồ chứa nước, hệ thống tưới tiêu - Xây dựng công trình Giao thông: Đường bộ tới cấp 1, sân bay, bến cảng - Lắp đặt thiết bị Cơ - Điện - Nước công trình, kết cấu và cấu kiện phi tiêuchuẩn, đường dây và trạm biến áp điện.

- Nạo vét và bồi đắp mặt bằng, đắp nền, đào đắp công trình - Thi công các loại mỏng; khoan phun vữa xi măng - hoá chất.- Thi công bằng phương pháp khoan mổ mìn các công trình hồ - Sản xuất vật liệu, cấu kiện xây dựng.

- Kinh doanh vật tư vật liều xây dựng

Như vậy công ty xây dựng Sông Đà II có ngành nghề kinh doanh rộng tạora khả năng nhận thầu thi công và thực hiện khá đa dạng về chủng loại công trìnhvà chủng loại công việc xây dựng

Cùng với điều đó đối tượng phục vụ của công ty cũng đa dạng và thuộcnhiều khu vực khác nhau nên trong quá trình tìm kiếm thông tin và tạo lập quanhệ cần nắm bắt được đặc điểm khác biệt và có biện pháp tiếp thị phù hợp với từng

Trang 39

đối tượng phục vụ Thêm vào đó, với năng lực ngành nghề đa dạng tạo ra lợi thếvề khả năng thắng thầu của công ty trong việc thực hiện các loại hợp đồng trọngói và hợp đồng chìa khoá trao tay

2 Đặc điểm về máy móc thiết bị và nguyên vật liệu:

Máy móc thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh là bộ phận của tài sản cốđịnh có giá trị lớn thời gian sử dụng lâu dài và có đặc điểm tham gia vào nhiềuchu trình sản xuất Khi tham gia vào quá trình sản xuất bị hao mòn dần dần vàchuyển dịch từng phần vào chi phí sản xuất kinh doanh, hình thái vật chất ban đầuđược giữ nguyên cho đến lúc hư hỏng

Do đặc điểm ngành xây dựng là một ngành sản xuất vật chất đặc thù, chukỳ sản xuất thường kéo dài, khối lượng công việc lớn đòi hỏi phải sử dụng nhiềuloại máy móc thiết bị khác nhau Vì vậy, để tham gia thi công xây lắp công ty phảicó nhiều loại máy móc thiết bị khác nhau và đủ lớn tương xứng với yêu cầu củacông việc

Với năng lực hiện có về máy móc thiết bị (bảng 1) công ty hoàn toàn cókhả năng tự chủ cao trong sản xuất, đảm bảo cho hoạt động sản xuất diễn ra mộtcách liên tục, độc lập đáp ứng được yêu cầu về máy móc thiết bị thi công của bênmời thầu

Tuy nhiên, với năng lực máy móc hiện có như trên chỉ giúp công ty giànhđược ưu thế khi tham gia tranh thầu những công trình có giá trị vừa và nhỏ ở thịtrường trong nước Còn đối với những công trình có giá trị lớn khi có sự tham giatranh thầu của các nhà thầu nước ngoài cũng như khi tham gia tranh thầu các góithầu ở thị trường nước ngoài thì năng lực máy móc thiết bị của công ty lại thiếuđồng bộ, công nghệ lạc hậu so với đối thủ

Thêm vào đó do cơ chế quản lý chưa hợp lý, nôn nóng khi xét duyệt dự ánđầu tư lớn như dây truyền thi công đường bộ nhất là trong giai đoạn đầu tư trạmtrộn Lu Đầm thể hiện việc nghiên cứu không thấu đáo thị trường, chủng loại thiếtbị và thời điểm đầu tư kết hợp với việc vận hành, quản lý máy móc thiết bị chuyêndùng, thiếu kinh nghiệm Qua 3 năm triển khai dự án đầu tư máy móc thiết bị thi

Trang 40

công đường giá trị lớn (trên 45 tỷ) nhưng hiệu quả rất thấp, nhất là chạm trộn vàmáy rải, lu lốp chiếm gần 18 tỷ giá trị đầu tư nhưng qua 3 năm mới tham gia làmra sản phẩm trộn rải bê tông atphan chưa đến 6 vạn tấn-tức cả dây chuyền trộn-rải-lu đầm mới khấu hao chưa được 50 triệu Gánh nặng lãi vay ảnh hưởng nghiêmtrọng đến việc hạch toán sản xuất kinh doanh

Về nguyên vật liệu phục sản xuất

Đây là yếu tố đầu vào phục vụ chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn khoảng 70% tổng giá trị công trình Chất lượng, độ an toàn của công trình phụ thuộc rấtlớn vào chất lượng của nguyên vật liệu

60%-Bảng 1: Thiết bị của Doanh nghiệp

TLoại và mã hiệu

Công suấtThông số KTchính

3 Ôtô MAZ - 5549;5551 L Xô 10 180 CV 8 - 10 Tấn

7 Ôtô G phóng CA3102K2 - 5 TQ 35 139 CV 5 TấnII Máy xúc, đào các loại L Xô 15

1 Máy ủi T170M; T130; DT75 L Xô 12 75-170

Ngày đăng: 17/11/2012, 16:59

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Thiết bị của Doanh nghiệp T - Nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu tại công ty xây dựng Sông Đà II.doc
Bảng 1 Thiết bị của Doanh nghiệp T (Trang 41)
Bảng 2. 1: Cán bộ kỹ sư, kỹ thuật và nghiệp vụ của doanh nghiệp - Nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu tại công ty xây dựng Sông Đà II.doc
Bảng 2. 1: Cán bộ kỹ sư, kỹ thuật và nghiệp vụ của doanh nghiệp (Trang 44)
Bảng 2. 2: Công nhân kỹ thuât của doanh nghiệp - Nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu tại công ty xây dựng Sông Đà II.doc
Bảng 2. 2: Công nhân kỹ thuât của doanh nghiệp (Trang 45)
Bảng 3.1: Tình hình tài chính của Công ty - Nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu tại công ty xây dựng Sông Đà II.doc
Bảng 3.1 Tình hình tài chính của Công ty (Trang 47)
Bảng 4: Các công trình đã trúng thầu của công ty - Nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu tại công ty xây dựng Sông Đà II.doc
Bảng 4 Các công trình đã trúng thầu của công ty (Trang 49)
Để thấy rõ hơn ta lập bảng phân tích (bảng 5) - Nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu tại công ty xây dựng Sông Đà II.doc
th ấy rõ hơn ta lập bảng phân tích (bảng 5) (Trang 52)
Nhìn vào bảng ta thấy xác xuất trúng thầu của công ty chưa cao, xác xuất trúng thầu về mặt số lượng chỉ đạt 53% năm 98, 99, chỉ có năm 2000 đạt 58% và  giá trị bình quân một công trình tương đối cao 5,69 tỷ - Nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu tại công ty xây dựng Sông Đà II.doc
h ìn vào bảng ta thấy xác xuất trúng thầu của công ty chưa cao, xác xuất trúng thầu về mặt số lượng chỉ đạt 53% năm 98, 99, chỉ có năm 2000 đạt 58% và giá trị bình quân một công trình tương đối cao 5,69 tỷ (Trang 53)
Bảng 6: Bảng phân công nhiệm vụ lập hồ sơ dự thầu - Nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu tại công ty xây dựng Sông Đà II.doc
Bảng 6 Bảng phân công nhiệm vụ lập hồ sơ dự thầu (Trang 61)
3) Hình thành tổ chức đấu thầu xây lắp của Công ty - Nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu tại công ty xây dựng Sông Đà II.doc
3 Hình thành tổ chức đấu thầu xây lắp của Công ty (Trang 72)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w