GA Tiếng Việt 1 sách cánh diều (công văn 2345, 3969)

220 13 0
GA Tiếng Việt 1 sách cánh diều (công văn 2345, 3969)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TUẦN 1 Thứ hai, ngày 13 tháng 9 năm 2021 TIẾNG VIỆT LÀM QUEN VỚI TRƯỜNG, LỚP, BẠN BÈ; LÀM QUEN VỚI ĐỒ DÙNG HỌC TẬP ( 2 tiết) I. MỤC TIÊU: Qua bài học, HS cần đạt : 1. Phẩm chất: Yêu quý lớp học nơi diển ra những hoạt động học tập thú vị. Biết cách làm quen, kết bạn. Hiểu và gần gũi bạn bè trong lớp, trong trường. 2. Năng lực: Làm quen với trường lớp Gọi đúng tên, hiểu công dụng và biết cách sử dụng đồ dùng học tập. Phát triển kĩ năng nói, thêm tự tin khi giao tiếp. Có kĩ năng quan sát, nhận biết nhân vật và suy đoán nội dung tranh minh họa. II. CHUẨN BỊ: GVHS: Nắm vững các nguyên tắc giao tiếp khi chào hỏi, giới thiệu, làm quen. Biết một số từ ngữ chỉ đồ dùng học tập trong các phương ngữ ( miền Nam, cái bút gọi là cái viết, cái tẩy gọi là cục gôm,…). Hiểu công dụng và biết cách sử dụng đồ dùng học tập cần thiết đối với HS như sách, vở, phấn bảng, bút mực, bút chì,…Hiểu thêm công dụng và cách sử dụng một số đồ dùng học tập khác ( đồ dùng không bắt buộc) như bộ thẻ chữ cái, máy tính bảng,… III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Khởi động( TGDK 3 – 5 phút) a.Mục tiêu: Tạo không khí hứng khởi cho HS khi ngày đầu tiên bước vào lớp1 b. Cách tiến hành: GV chúc mừng HS đã được vào lớp 1. GV giới thiệu bản thân: họ tên, tuổi,… 2. Khám phá (TGDK 20 phút) 2.1Hoạt động : Làm quen với trường lớp a. Mục tiêu: HS làm quen với trường, lớp một số quy định của lớp học. b. Cách tiến hành: GV cho HS quan sát SHS ( trang 7) và trả lời các câu hỏi: + Tranh vẽ cảnh ở đâu, vào thời điểm nào? + Khung cảnh gồm những gì? HS trả lời. GV chốt lại câu trả lời câu trả lời : Tranh vẽ cảnh trường học, vào giờ ra chơi… Cho HS kể tên những phòng, dãy nhà có trong trường mình. Vài HS kể, các HS khác nhận xét. Khi HS trả lời câu hỏi của GV, GV kết hợp nhắc nhở HS thực hiện tốt những quy định như: Đứng lên chào thầy cô khi thầy cô bước vào lớp, giữ trật tự trong giờ học, giữ gìn vệ sinh chung. 2.2 Hoạt động 3: Làm quen với bạn bè a. Mục tiêu: HS biết làm quen với bạn mới b. Cách tiến hành: Cho HS quan sát tranh trong SHS ( trang 7) và trả lời các câu hỏi: + Tranh vẽ những ai ? + Các bạn HS đang làm gì? + Đến trường học, Hà và Nam mới quen nhau. Theo em, để làm quen, các bạn sẽ nói với nhau thế nào?... GV thống nhất câu trả lời của HS. GV giới thiệu chung về cách làm quen với bạn mới: chào hỏi, giới thiệu bản thân. HS chia nhóm đôi, đóng vai trong tình huống bạn mới quen. Đại diện vài nhóm lên trình bày trước lớp. GV nhận xét. TIẾT 2 Khởi động : GV bắt bài hát cho cả lớp hát vui. 2.3 Làm quen với đồ dùng học tập (TGDK 25 phút) a. Mục tiêu: HS biết công dụng và cách bảo quản đồ dùng học tập b. Cách tiến hành: HS quan sát tranh ( trang 8a SHS) và gọi tên các đồ dùng học tập. GV đọc tên từng dồ dùng học tập, yêu cầu HS đưa ra đồ dùng học tập tương ứng. VD: bảng con, phấn, bút chì,… HS quan sát tranh ( trang 8b), trao đổi theo nhóm đôi về công dụng và cách sử dụng đồ dùng học tập trong mỗi tranh. HS nói về đồ dùng học tập của mình đang có. GV chốt lại công dụng của từng đồ dùng có trong tranh và hướng dẫn cách giữ gìn các đồ dùng học tập. GV hỏi : + Phải làm thế nào để sách vở không bị rách, quăn mép ? + Có cần để bút vào hộp không? Vì sao ?.... HS trả lời, các HS khác nhận xét. GV nhận xét, hướng dẫn HS cách giữ gìn và bảo quản đồ dùng học tập : Sách vở phải bao bìa cẩn thận, xếp ngay ngắn và cặp, mở sách vở nhẹ nhàng, viết , thước kẻ , cục tẩy,… phải để vào hộp bút cẩn thận, nếu không giữ gìn cẩn thận sẽ bút sẽ gãy ngòi, thước kẻ dễ bị gãy,… 3 . Củng cố ( TGDK 5 – 7 phút) Giải câu đố về đồ dùng học tập. Cách tiến hành: + HS chơi theo nhóm 4. + GV đọc lần lượt các câu đố, sau đó cho nhóm thảo luận và giành quyền ưu tiên trả lời. Kết thúc cuộc chơi nhóm nào giành được quyền trả lời nhiều nhất là thắng cuộc. Các câu đố sau: 1. Áo em có đủ sắc màu Thân em trắng muốt , như nhau thẳng hàng Mỏng, dày là số ở trang Lời thầy cô, kiến thức vàng trong em ? 2. Gọi tên , vẫn gọi là cây Nhưng đâu có phải đất này mà lên, Suốt đời một việc chẳng quên Giúp cho bao chữ nối liền với nhau. 3. Nhỏ như cái kẹo Dẻo như bánh giầy Ở đâu mực dây Có em là sạch. GV nhận xét, tổng kết trò chơi. GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS Dặn HS thực hành giữ gìn sách vở và đồ dùng học tập, thực hiện đúng các quy định khi giáo tiếp với thầy cô và bạn bè. Thứ ba, ngày 14 tháng 9 năm 2021 TIẾNG VIỆT LÀM QUEN VỚI TƯ THẾ ĐỌC, VIẾT, NÓI, NGHE ( 2 tiết) I. MỤC TIÊU: Qua bài học, HS cần đạt : 1. Phẩm chất: Biết và thực hiện các tư thế đúng, tránh tư thế sai khi đọc, viết, nói, nghe. Giúp các bạn khác rèn tư thế đúng khi đọc, viết, nói, nghe. 2.Năng lực: Thêm tự tin khi giao tiếp( thông qua trao đổi, nhận xét về các tư thế đúng , sai khi đọc, viết, nói, nghe); thêm gần gũi bạn bè, thầy cô. Phát triển kĩ năng quan sát, nhận biết nhân vật và suy đoán nội dung tranh minh họa. II. CHUẨN BỊ GV : + 4 hình tròn để HS tô màu. + Tranh ngồi đọc đúng, đọc sai tư thế. + Nắm vững các quy định về tư thế đúng khi đọc, viết, nói, nghe; hiểu thực tế để minh họa, phân tích và giúp học sinh phòng ngừa các lỗi thường mắc lỗi phải khi đọc, viết, nói, nghe. HS : Hiểu rõ tác hại của việc sai tư thế khi đọc, viết, nói, nghe( về hiệu quả học tập, nhận thức, sức khỏe…). III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TIẾT 1 1. Khởi động( TGDK 3 – 5 phút) a. Mục tiêu: củng cố lại cho HS về cách cầm bút đúng tư thế. b. Cách tiến hành: HS chơi trò chơi: 4 HS cầm bút tô màu vào hình tròn GV đã chuẩn bị. HS dưới lớp quan sát, nhận xét xem bạn nào cầm bút đúng tư thế hơn, hoàn thành bài sớm hơn. HS nhận xét bạn. GV nhận xét, khen ngợi em làm tốt. 2. Khám phá: 2.1 Hoạt động 1: Quan sát tư thế đọc ( TGDK 710 phút) a. Mục tiêu: HS biết được tư thế ngồi học đúng b. Cách tiến hành: HS quan sát 2 tranh đầu tiên ( trang 9 SHS) và trả lời các câu hỏi: + Bạn HS trong tranh đang làm gì? + Theo em, tranh nào thể hiện tư thế đúng? Vì sao? + Tranh nào thể hiện tư thế sai? Vì sao? GV chốt lại ý đúng . GV hướng dẫn và kết hợp làm mẫu tư thế đúng khi ngồi đọc: ngồi ngay ngắn, sách cách mắt khoảng 25 30cm, tay đặt lên mặt bàn,… GV nêu tác hại của việc ngồi đọc sai tư thế: cận thị, cong vẹo cột sống,… HS thi nhận diện “ Người đọc đúng tư thế” qua tranh GV treo trên bảng lớp. HS nhận xét ý kiến của các bạn. GV chốt lại. 2.2 Hoạt động 2: Quan sát tư thế viết: ( TGDK 7 – 10 phút) a. Mục tiêu: HS biết được thế nào là ngồi viết đúng tư thế. b. Cách tiến hành: HS quan sát tranh 3,4 trong SHS và trả lời câu hỏi: + Bạn trong tranh đang làm gì ? + Theo em, tranh nào thể hiện tư thế đúng ?Vì sao? + Tranh nào thể hiện tư thế sai ? Vì sao? GV nhận xét câu trả lời của HS, thống nhất câu trả lời: Bạn học sinh đang ngồi viết bài. Tranh 3 thể hiện tư thế đúng khi viết: lưng thẳng, mắt cách vở 25 30 cm, tay trái tì mép vở. Tranh 4 thể hiện tư thế sai khi viết: lưng cong, mắt gần vở, ngực tì vào bàn, tay trái bám vào ghế,… HS quan sát tranh 5, 6 trong SHS và trả lời câu hỏi: Tranh nào thể hiện cách cầm bút đúng, tranh nào thể hiện cách cầm bút sai ? GV thống nhất câu trả lời của HS : Tranh 5 thể hiện cách cầm bút đúng: Cầm bút bằng 3 ngón tay….Tranh 6 thể hiện cách cầm bút sai: Cầm bút bằng 4 ngón tay,… GV hướng dẫn và kết hợp làm mẫu tư thế đúng khi viết. GV nêu tác hại của việc viết sai tư thế: cong vẹo cột sống, giảm thị lực, chữ xấu, viết chậm,… HS nhận diện tư thế viết đúng, sai của các bạn trong lớp. GV nhận xét. 2.3 Hoạt động 3: Quan sát tư thế nói, nghe ( TGDK 7 10 phút) a. Mục tiêu: HS biết nói, nghe đúng tư thế. b. Cách tiến hành: HS quan sát tranh 7 trong SHS ( trang 10, 11), trả lời các câu hỏi: + Tranh vẽ cảnh ở đâu? + Cô giáo và các bạn đang làm gì? + Những bạn nào có tư thế ( đứng, ngồi, vẻ mặt, ánh mắt,…) đúng trong giờ học? + Những bạn nào có tư thế không đúng? GV thống nhất câu trả lời của HS. HS thảo luận theo nhóm đôi: Trong giờ học có được nói chuyện riêng không? Muốn nói lên ý kiến riêng phải làm thế nào và tư thế ra sao? GV thống nhất câu trả lời của HS hướng dẫn HS việc cần làm khi muốn phát biểu ý kiến ( phải giơ tay xin phép thầy cô. Khi phát biểu phải đứng ngay ngắn, nói rõ ràng, đủ nghe,…). TIẾT 2 2.4 Hoạt động 4: Thực hành tư thế đọc ( TGDK 10 12 phút) a. Mục tiêu: HS biết đúng tư thế. b. Cách tiến hành: HS thực hành theo nhóm 4 ngồi đọc đúng tư thế. Đứng đọc đúng tư thế ( trường hợp sách để trên bàn, cầm sách trên tay). Đại diện vài nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét. GV nhận xét, khen ngợi những em có tư thế đúng. 2.5. Hoạt động 5: Thực hành tư thế viết( TGDK 10 12 phút) a. Mục tiêu: HS biết viết đúng tư thế. b. Cách tiến hành: HS thực hành tư thế viết bảng con, viết vở ( 4 HS thực hành viết vở, 3 HS viết bảng con). HS nhận xét tư thế viết của bạn. GV nhận xét, chỉnh sửa những HS có tư thế chưa đúng. 2.6 Hoạt động 6: Thực hành tư thế nói, nghe ( TGDK 10 12 phút) a. Mục tiêu: HS thực hành tư thế nói, nghe b. Cách tiến hành: HS đóng GV, HS để thực hành tư thế nói và nghe trong giờ học (Vài HS thực hiện) HS nhận xét tư thế của các bạn. GV nhận xét. Tiết 3 2.7Hoạt động 7: Giới thiệu các nét cơ bản( TGDK 10 12 phút) a. Mục tiêu: HS nhận biết và đọc được tên các nét cơ bản b. Cách tiến hành: GV treo tranh 14 nét cơ bản lên bảng lớp, đọc từng nét. HS đọc tên các nét ( cá nhân, đồng thanh). HS nhận xét bạn đọc. Nhận xét chỉnh sửa cho HS về : Cách phát âm, cách đứng đọc, giọng đọc. HS đọc theo thứ tự hoặc không theo thứ tự các nét cơ bản theo GV chỉ. GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS. 2.8 Hoạt động 8: Giới thiệu và nhận diện các chữ số ( TGDK 10 12 phút) a. Mục tiêu: HS nhận được các chữ số b. Cách tiến hành: GV treo bảng phụ đã chuẩn bị sẵn các chữ số như SHS ( trang 12). GV đọc mẫu các chữ số. HS đọc các chữ số (cá nhân, đồng thanh). GV nhận xét, hướng dẫn thêm cho những HS đọc chưa chính xác. GV giới thiệu cấu tạo của từng số. HS quan sát. 2.9 Hoạt động 9: Giới thiệu các dấu thanh( TGDK 10 phút) a. Mục tiêu: HS nhận được các dấu thanh b. Cách tiến hành: GV treo bảng phụ đã chuẩn bị sẵn các dấu thanh như SHS ( trang 12). Phân tích cấu tạo và giới thiệu tên gọi của từng dấu thanh. Ví dự: Thanh huyền có cấu tạo là nét xiên trái; thanh ngã có cấu tạo là nét móc hai đầu;… HS thi nhận diện các dấu thanh: GV đọc dấu, HS chỉ vào dấu ; HS đọc dấu, HS khác chỉ dấu và ngược lại. HS nhận xét, GV nhận xét việc HS nhớ tên và cấu tạo của các dấu thanh. 3. Củng cố:( TGDK 5 7 phút) Cho HS thực hiện lại việc chào thầy cô khi ra vào lớp. Nhận xét chung giờ học. Dặn HS vận dụng tốt các tư thế vừa thực hành. Thứ tư ngày 15 tháng 9 năm 2021 LÀM QUEN VỚI CÁC NÉT CƠ BẢN, CÁC CHỮ SỐ VÀ DẤU THANH; LÀM QUEN VỚI BẢNG CHỮ CÁI ( 2Tiết ) I. MỤC TIÊU Qua bài học, HS cần đạt : 1. Phẩm chất: Thêm yêu thích và hứng thú với việc học viết, thêm tự tin khi giao tiếp. 2. Năng lực: Nhận biết và viết đúng các nét cơ bản các chữ số và dấu thanh; đọc đúng các âm tương ứng với các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt. Phát triển kĩ năng đọc, viết. II. CHUẨN BỊ: GV: Nội dung các nét, dấu, chữ cái và các dấu thanh trong SGK phóng to, video bài hát Tập đếm; các thẻ số 0, 1, 2,.., 9, bảng chữ cái. HS: Phấn, bảng con, vở Tập viết, bộ đồ dùng lớp 1. III. CÁC HOẠT DẠY HỌC: 1. Khởi động: a. Mục tiêu: ( TGDK 5 7 phút) Tạo không khí phấn khởi cho HS trước khi vào tiết học. b. Cách tiến hành: HS chơi trò “ Ngồi học đúng tư thế” GV khen ngợi những HS ngồi học đúng tư thế, đẹp. 2. Khám phá 2.1 TIẾT 1 Khởi động: Cả lớp cùng nghe nhạc và vỗ tay theo bài hát Tập đếm. 2.4 Hoạt động 4: Luyện viết các nét cơ bản ( TGDK 25 30 phút) a. Mục tiêu: HS viết được các nét cơ bản vào bảng con. b. Cách tiến hành: GV nêu và phân tích cấu tạo của từng nét cơ bản, từng số. Chỉ ra ra nét bắt đầu và nét kết thúc của từng chữ và số kết hợp viết mẫu trên bảng. HS quan sát GV viết mẫu từng nét trên bảng lớp. HS quan sát GV viết mẫu. HS tập viết trên không để định hình cách viết các nét và số. HS viết trên bảng con từng nét. HS nhận xét bảng của bạn. GV nhận xét, chỉnh sửa cách viết của HS. Củng cố: ( TGDK 5 – 7 phút) Nhận xét chung giờ học ( ưu, khuyết điểm). Dặn HS ôn lại bài ( viết lại các nét và số vào bảng con) Chuẩn bị tiết sau luyện viết vào vở. TIẾT 2 Khởi động: ( TGDK 5 – 7 phút) a. Mục tiêu: củng cố lại cho HS về tên gọi và đặc điểm của các nét cơ bản b. Cách tiến hành: HS nêu tên các nét, vài HS lên bảng chỉ. HS nêu tên số, HS khác tìm và giơ số lên. HS dưới lớp nhận xét, GV nhận xét tuyên dương HS. 2.5 Hoạt động 5: Luyện viết các nét vào vở ( 7 nét) ( TGDK 20 25phút) a. Mục tiêu: HS viết được 7 nét cơ bản vào vở Tập viết b. Cách tiến hành: GV đưa các nét, gọi tên và nhắc lại quy trình viết các nét. HS lần lượt viết vào bảng con các nét: nét ngang, nét sổ, nét xiên phải, nét xiên trái, nét móc xuôi, nét móc ngược, nét móc hai đầu. HS nhận xét bảng con của bạn, GV nhận xét. GV nhận xét cách viết của HS. HS thi viết các nét vào vở ( cỡ vừa). GV quan sát và chỉnh sửa tư thế ngồi viết, cách cầm bút của HS. GV nhận xét bài viết của HS. Thứ năm, ngày 16 tháng 9 năm 2021 LÀM QUEN VỚI CÁC NÉT CƠ BẢN, CÁC CHỮ SỐ VÀ DẤU THANH; LÀM QUEN VỚI BẢNG CHỮ CÁI TIẾT 1 2.6 Hoạt động 6: Luyện viết các nét vào vở ( 7 nét) ( TGDK 20 25phút) a. Mục tiêu: HS viết được 7 nét cơ bản tiếp theo vào vở Tập viết b. Cách tiến hành: HS quan sát các nét: cong hở phải, cong hở trái, nét cong kín, nét khuyết trên, nét khuyết dưới, nét thắt trên, nét thắt giữa. Gọi tên từng nét. Viết vào bảng con các nét. GV chỉnh sửa cho HS. HS nhận xét, GV nhận xét. HS viết vào vở ( cỡ vừa). HS nhận xét bài viết của bạn. GV nhận xét bài viết của HS. Củng cố: ( TGDK 57phút) HS nêu lại tên các nét vừa luyện viết. GV nhận xét các nét viết, tư thế ngồi viết, cách cầm bút của HS. Dặn HS luyện viết vào vở các nét vừa luyện viết. Khởi động: : ( TGDK 57 phút) a. Mục tiêu: củng cố lại cho HS về các nét cơ bản b. Cách tiến hành: HS viết vào bảng con các nét: nét khuyết trên, nét khuyết dưới, nét móc hai đầu. HS nhận xét bảng của bạn. GV nhận xét. 2.7 Hoạt động 7: Luyện viết các số vào vở ( TGDK 20 25phút) a. Mục tiêu: HS viết được các số 0, 1, 2, 3, 4, 5 vào vở tập viết. b. Cách tiến hành: HS quan sát, đọc các chữ số. GV nhận xét HS đọc. GV viết mẫu từng số lên bảng cho HS xem kết hợp hứng dẫn HS quy trình viết. HS theo dõi. GV cho HS viết bảng con các số: 0, 1, 2, 3, 4, 5. HS nhận xét lẫn nhau. GV nhận xét, chỉnh sửa cách viết của HS. Cho HS tô và viết số vào vở. HS nhận xét, GV nhận xét. Củng cố: ( TGDK 3 5 phút) Cho HS đọc lại các số vừa viết. Động viên khen ngợi HS học tốt. 2.8 Hoạt động 8: Làm quen với bảng chữ cái và cách đọc âm( TGDK 10 15 phút) a. Mục tiêu: HS được làm quen với bảng chữ cái và cách đọc âm b. Cách tiến hành: GV treo bảng chữ cái ( SHS trang 13) phóng to, chỉ vào từng chữ và đọc âm tương ứng. HS từng chữ do GV chỉ ( CN – ĐT), theo thứ tự và không theo thứ tự. HS nhận xét bạn đọc, GV nhận xét, chỉnh sửa cách đọc của HS. GV giới thiệu với HS chữ in thường và chữ viết thường. 2.9 Hoạt động 9: Luyện kĩ năng đọc âm( TGDK 15 20 phút) a. Mục tiêu: HS luyện đọc âm b. Cách tiến hành: GV đưa chữ a, gọi HS đọc “ a”, GV đưa b, HS đọc “bờ”,… HS làm việc theo nhóm 4 thay phiên nhau đưa chữ và gọi bạn còn lại trong nhóm đọc. GV quan sát, giúp đỡ những nhóm chưa tốt. GV đọc to âm bất kì, HS chọn đúng chữ trong bộ đồ dùng của mình và giơ lên. GV nhận xét, chỉnh sửa những HS chọn chưa đúng chữ. HS thi đọc âm: Cho HS chơi trò chơi Truyền điện. Cách chơi: GV chọn bất kì 1 chữ và gọi 1 HS đọc, HS đọc đúng tiếp tục lấy 1 chữ trong bộ đồ dùng của mình và chỉ bất kì 1 bạn đọc, bạn đọc được lấy tiếp 1 chữ chỉ bạn khác đọc, cứ tiếp tục như thế cho đến khi hết lớp, những bạn nào chưa nhớ chữ thì được quyền nhờ 1 bạn cứu trợ nhưng không được quyền đố chữ bạn mà chỉ có bạn được mời cứu trợ đố. GV nhận xét, khen ngợi những HS đọc đúng chữ. Củng cố: ( TGDK 5 7 phút) HS chỉ các chữ trong SHS và đọc. Dặn HS đọc lại các chữ ở nhà. GV nhận xét tiết học. TIẾT 2 I. MỤC TIÊU : Qua tiết học , giúp HS: Củng cố và luyện tập lại các tư thế : nói, nghe , đọc, viết. Ôn tập lại cho HS về đọc âm, số. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV : SHS, chữ cái, chữ số, nắm lại các tư thế đọc viết của HS trong lớp và một số âm mà lớp quên phổ biến. HS: SHS, bảng con. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Khởi động: ( TKDK 5 3 phút) a. Mục tiêu : tạo tâm thế phấn khởi khi vào tiết học. b. Cách tiến hành GV cho cả lớp cùng chơi trò chơi hoặc hát vui 1 bài hát. 2. Ôn tập ( 20 25 phút) a. Cho HS thực hành lại tư thế ngồi đọc, viết bài: HS thưc hành theo nhóm ( ngồi đọc, đứng đọc, viết bài), sau đó đại diện nhóm lên trình bày. Các HS nhận xét. GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS thực hành đúng tư thế. b. Cho HS thực hiện trong nhóm nói và nghe đúng tư thế. HS chia nhóm đóng vai. Đại diện và nhóm lên trình bày. Các nhóm nhận xét. GV nhận xét, chinh sửa cho HS, lưu ý các em khi muốn nói gì phải nhìn vào mắt người đối diện, nói nhẹ nhàng, vừa đủ nghe. Tiết 3 Bài 1: A a I. MỤC TIÊU: Qua bài học, HS cần đạt : 1. Phẩm chất: Trung thực :Mạnh dạn nói lên ý kiến của mình khi quan sát các tranh minh họa trong bài học. Trách nhiệm: Có trách nhiệm với công việc được giao khi làm việc trong nhóm. 2. Năng lực: Tự chủ tự học: Tự hoàn thành công việc học tập của mình. Năng lực ngôn ngữ: + Nhận biết và đọc đúng “A a” + Viết đúng chữ a. + Phát triển kĩ năng nói lời chào hỏi ( gặp mặt, tạm biệt) và Suy đoán nội dung tranh minh họa qua tình huống reo vui. II. CHUẨN BỊ: GV: Chữ mẫu A, a; Bảng phụ viết mẫu chữ a; 3 tờ giấy A4 có chấm mờ nét cong kín và nét móc ngược để học phần khởi động; bảng phụ viết câu Nam và Hà ca hát… HS: bảng con ; phấn; bộ đồ dùng; vở Tập viết; SHS. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.Khởi động HS lên bảng thi tô nét cong kín và nét móc ngược. HS cả lớp cùng đếm 0, 1, 2……9 đếm 3 lần như thế bạn nào tô được nhiều nét và đều sẽ chiến thắng. 2. Khám phá: Hoạt động 1: Nhận biết chữ a A a. Mục tiêu: Nhận biết được chữ a A b Cách tiến hành: HS quan sát tranh ( phần nhận biết SHS trang 14), trả lời câu hỏi: + Tranh vẽ những ai? + Các bạn đang làm gì ? + Vì sao em biết ? HS nhận xét câu trả lời của bạn. GV chốt lại: Tranh vẽ Nam, Hà và các bạn, Nam và Hà đang ca hát, các bạn đang vỗ tay, tặng hoa cho Nam và Hà. GV treo câu thuyết minh cho bức tranh: Nam và Hà ca hát GV đọc câu. HS đọc theo GV. GV rút từ câu vừa đọc chữ mới a, giới thiệu và gắn bảng a. GV giới thiệu với học sinh thêm A . Hoạt động 2: Luyện đọc chữ a. a. Mục tiêu: HS đọc được chữ a A b Cách tiến hành: GV đưa hoặc viết chữ a, đọc mẫu. HS đọc cá nhân, đồng thanh. HS tìm trong bộ đồ dùng chữ a, A ghép vào bảng cài, sau đó đọc CN. GV nhận xét, chỉnh sửa cách phát âm cho học sinh. Hoạt động 3: Viết bảng chữ a a. Mục tiêu: HS viết được chữ a b Cách tiến hành: GV treo bảng phụ đã viết sẵn chữ a. HS quan sát. GV giới thiệu, HS lắng nghe: chữ a có độ cao là 2 li, rộng 1 li rưỡi, gồm 2 nét. Nét 1 là nét cong kín, nét 2 là nét móc ngược phải được viết dính liền vào nét cong kín. GV viết mẫu trên bảng lớp, vừa viết vừa nêu quy trình, HS vừa theo dõi vừa lắng nghe GV hướng dẫn: đầu tiên chúng ta viết nét cong kín, đặt phấn dưới đường kẻ thứ ba một chút, viết nét cong kín từ phải sang trái; từ điểm dừng của nét 1, lia phấn lên đường kẻ 3, viết nét móc ngược phải sát nét cong kín, đến đường kẻ 2 thì dừng lại. HS tập viết nét trên không để định hình cách viết. HS viết chữ a thường (cỡ vừa) vào bảng con, GV theo dõi, hỗ trợ, nhắc các em chú ý liên kết các nét trong chữ a. Cho HS trình bày bảng con, HS nhận xét, đánh giá chữ viết của bạn. GV nhận xét, đánh giá chữ viết của HS. Thứ sáu, ngày 17 tháng 9 năm 2021 Tiếng Việt Bài 1 : A a TIẾT 2 Khởi động: Cho HS hát vui để tạo tâm thế hứng thú vào tiết 2. Hoạt động 4: Viết vở Tập viết a. Mục tiêu: HS tô và viết chữ a (chữ viết thường, chữ cỡ vừa) vào vở tập viết. b. Cách tiến hành: GV hướng dẫn HS tô chữ a. HS tô và luyện viết chữ a (chữ viết thường, chữ cỡ vừa) vào vở tập viết. GV quan sát, hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng quy trình, nhắc các em chú ý liên kết các nét trong chữ a. GV nhận xét và sửa bài cho một số HS. Hoạt động 5:Quan sát tranh và đọc “a” a. Mục tiêu: HS quan sát tranh và đọc “a” với giọng vui tươi, thích thú. b. Cách tiến hành: HS quan sát 2 tranh ( trang 15 SHS) đọc a ( cá nhân, đồng thanh). GV hỏi : + Nam và các bạn đang chơi trò gì? (Nam và các bạn đang thả diều) + Vì sao các bạn reo a? (Vì diều của Nam bay lên cao, các bạn vô cùng thích thú). + Hai bố con của Nam đang cùng chơi trò gì? (Trượt nước) + Ở đâu? (Công viên nước) + Họ reo a vì điều gì? (Cảm giác thú vị khi trượt nhanh không kềm lại được, đến khi tới điểm cuối cùng nước bắn lên tung tóe). GV giới thiệu: Khi ta thích thú hay vui vẻ vì bất ngờ, ta thường hay reo lên a. GV đọc a với ngữ điệu vui tươi, cao và dài giọng. HS đọc lại. GV nhận xét, đánh giá về sự reo vui của HS. Hoạt động 6:Nói theo tranh a. Mục tiêu: HS nói theo tranh b. Cách tiến hành: GV chia HS thành những nhóm đôi (hai em ngồi cùng bàn sẽ tạo thành một nhóm); yêu cầu HS quan sát tranh phần nói (trang 15 SHS ) , nêu lên nội dung từng bức tranh. + Bố chở Nam đến trường, Nam đang chào bố để vào lớp. +Nam nhìn thấy cô giáo ở cửa lớp, Nam nói lời chào cô. GV cho HS thực hiện chào hỏi trong nhóm theo nội dung các bức tranh. GV theo dõi, hỗ trợ một số nhóm gặp khó khi nói lời chào, lời tạm biệt. Gọi lần lượt gọi 4 nhóm lên bảng, sắm vai theo các nhân vật trong tranh, nói lời tạm biệt và lời chào. HS nhận xét, điều chỉnh lời nói của bạn. GV nhận xét, tuyên dương những em thể hiện tự nhiên, nói lời tạm biệt hoặc lời chào thể hiện được tình cảm đúng mực, khuyến khích những em còn rụt rè, e ngại. GV giáo dục HS: Khi gặp người lớn, các em phải biết nói lời chào hỏi thể hiện phép lịch sự. 3. Củng cố, dặn dò: GV cho HS đọc lại âm “A a” trên bảng. GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS. Khuyến khích các em thực hành giao tiếp ở trường cũng như ở nhà. Tiếng Việt Bài 2 : B b ` (Tiết 1) I. MỤC TIÊU: Qua bài học, HS cần đạt : 1. Phẩm chất: Trung thực : Mạnh dạn nói lên ý kiến của mình khi quan sát các tranh minh họa trong bài học. Nhân ái: Biết yêu thương, quan tâm, chăm sóc người thân trong gia đình. 2. Năng lực: Tự chủ tự học: Tự hoàn thành công việc học tập của mình. Năng lực ngôn ngữ: + Nhận biết và đọc đúng “ B b và thanh huyền ” + Viết đúng chữ b và các tiếng, từ có chữ b và dấu huyền. + Phát triển ngôn ngữ nói theo chủ điểm Gia đình được gợi ý trong tranh. + Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ có chứa âm b và dấu thanh huyền. II. CHUẨN BỊ: GV: Chữ mẫu B, b dấu huyền; bảng phụ viết mẫu b, bà; tranh minh họa trong SHS; câu văn Bà cho bé búp bê viết trên bảng phụ. HS: bảng con , phấn, bộ đồ dùng, vở Tập viết, SHS. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TIẾT 1 1.Khởi động GV hỏi : Khi ta thích thú hoặc bất ngờ về điều gì ta nói thế nào?( a). GV đưa chữ a, A gọi HS đọc HS đọc cá nhân, đồng thanh. HS nhận xét cách đọc của bạn, GV nhận xét. 2. Khám phá: Hoạt động 1: Nhận biết chữ B b a. Mục tiêu: HS nhận biết b qua nội dung tranh b. Cách tiến hành: HS quan sát tranh ( phần nhận biết SHS trang 16), trả lời câu hỏi: + Tranh vẽ những ai? + Bà cho bé đồ chơi gì ? + Theo em, nhận được quà của bà, bé có vui không ? + Bé sẽ nói gì với bà? HS nhận xét câu trả lời của bạn. GV chốt lại câu trả lời đúng của HS. GV treo câu thuyết minh cho bức tranh: Bà cho bé búp bê. GV đọc câu. HS đọc theo GV. GV rút từ câu vừa đọc chữ mới b, giới thiệu và gắn bảng b. GV giới thiệu với học sinh thêm B . Hoạt động 2: Luyện đọc a. Mục tiêu: HS đọc đúng âm, tiếng từ có chứa b b. Cách tiến hành: 2.1 Đọc âm GV đưa chữ b, đọc mẫu. HS đọc cá nhân, đồng thanh. HS tìm trong bộ đồ dùng chữ b, B ghép vào bảng cài, sau đó đọc CN. GV nhận xét, chỉnh sửa cách phát âm cho học sinh. Lưu ý hướng dẫn HS khi đọc chữ “ b” hai môi mím lại rồi đột ngột mở ra. Hướng dẫn HS đọc dấu huyền và cho HS nhận ra, dấu huyền là một nét xiên trái. 2.2 Đọc tiếng: GV giới thiệu mô hình tiếng mẫu: b a ba b a bà + Cho HS đọc âm b, a và đánh vầ( bờ a ba; bờ a ba huyền bà) HS đánh vần cá nhân, đồng thanh. + HS đọc trơn : ba, bà Ghép chữ tạo thành tiếng: + Cho HS phân tích tiếng ba, bà. + HS nhận xét. + GV nhận xét, cho HS dùng bộ chữ và lần lượt ghép bảng cài tiếng ba, bà. + HS nhận xét lẫn nhau, GV nhận xét, + HS đọc cá nhân, đồng thanh từng tiếng mới ghép trong bảng cài. 2.3 Đọc từ ngữ GV đưa số 3 cho HS quan sát và rút ra từ ba, HS đọc cá nhân, đồng thanh. HS quan sát tranh bà và hỏi tranh vẽ ai? ( bà). GV gắn bảng bà, HS đánh vần và đọc trơn bà( CNĐT), GV kết hợp giáo dục HS biết lễ phép và kính yêu ông bà. Cho HS quan sát tranh ba ba và hỏi: Các em có biết đây là con vật gì không? HS trả lời, GV rút từ mới ba ba, HS đọc CNĐT. GV giới thiệu thêm với HS về con ba ba. Hoạt động 3: Viết bảng a. Mục tiêu: HS viết được b, bà vào bảng con cỡ chữ vừa. b. Cách tiến hành: GV treo bảng phụ đã viết sẵn chữ b. HS quan sát. GV giới thiệu cấu tạo b, HS lắng nghe: GV viết mẫu trên bảng lớp, vừa viết vừa nêu quy trình, HS vừa theo dõi vừa lắng nghe GV hướng dẫn. HS tập viết nét trên không để định hình cách viết. HS viết chữ b thường (cỡ vừa) vào bảng con, GV theo dõi, hỗ trợ HS khi viết. Cho HS trình bày bảng con, HS nhận xét, đánh giá chữ viết của bạn. GV nhận xét, đánh giá chữ viết của HS. GV viết mẫu bà, vừa viết vừa hướng dẫn quy trình viết. HS viết bảng con. HS nhận xét chữ viết của bạn. GV nhận xét. HS tự viết bà vào bảng. GV quan sát, nhắc nhở HS lưu ý khoảng cách giữa chữ b và a, cách đặt dấu huyền trên a. HS nhận xét chữ viết của bạn, GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS. . 3. Củng cố, dặn dò: GV cho HS đọc lại âm “B, b, ba, bà, ba ba”. GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS. Dặn HS đọc, viết lại bài ở nhà. Thứ bảy, ngày 18 tháng 9 năm 2021 Tiếng Việt Bài 2 : B b ` Tiết 2 Khởi động: Cho cả lớp cùng hát và vỗ tay bài hát Cháu yêu bà. Hoạt động 4: Viết vở Tập viết a. Mục tiêu: HS tô và viết được b, bà vào vở Tập viết cỡ chữ vừa. b. Cách tiến hành: HS tô chữ b, từ bà vào vở Tập viết 1, tập một. GV quan sát, hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng quy trình. GV nhận xét và sửa bài cho một số HS. Hoạt động 5: Đọc câu a. Mục tiêu: HS trả lời được câu hỏi đọc được câu ứng dụng có chữ a. b. Cách tiến hành: HS quan sát tranh đầu ( trang 17 SHS) . GV hỏi : + Tranh vẽ những ai? + Bà đến thăm Hà mang theo quà gì? + Ai chạy ra đón bà? + Hà có vui không ? + Vì sao em biết? + Tình cảm giữa Hà và bài như thế nào ? HS trả lời, các HS khác nhận xét câu trả lời của bạn. GV nhận xét. GV nói: Khi bà đến thăm Hà rất vui mừng và Hà đã reo lên, GV viết bảng A, bà. HS tìm tiếng có âm b và thanh huyền. HS tìm và nêu. HS đánh vần, đọc trơn cá nhân, đồng thanh “A, bà). Hoạt động 6: Nói theo tranh a. Mục tiêu: HS nói được nội dung tranh. b. Cách tiến hành: HS quan sát tranh phần Nói ( SHS trang 17), trả lời câu hỏi: + Tranh vẽ cảnh ở đâu ? Vào lúc nào ? + Gia đình có mấy người ? + Gồm những ai ? + Khung cảnh gia đình như thế nào? + Vì sao em biết? HS nhận xét, điều chỉnh lời nói của bạn. GV nhận xét, chốt lại câu trả lời đúng: Tranh vẽ cảnh gia đình vào buổi tối, mọi người đang nghĩ ngơi, quây quần bên nhau. Gia đình có 6 người: ông bà, cha mẹ và hai con. Khung cảnh gia đình rất đầm ấm, gương mặt ai cũng rạng rỡ,… HS làm việc theo nhóm 4 giới thiệu về gia đình bạn nhỏ. Đại diện vài nhóm lên trình bày. HS nhận xét. GV nhận xét, khen những em kể đúng nội dung, sinh động. HS kể về gia đình mình trong nhóm. 2 HS kể trước lớp về gia đình mình. GV liên hệ giáo dục HS luôn yêu thương những người thân trong gia đình mình __________________________________________ TIẾNG VIỆT Bài 3 : C c ´ ( tiết1 ) I. MỤC TIÊU: Qua bài học, HS cần đạt : 1. Phẩm chất: Chăm chỉ: có ý thức vận dụng kiến thức kĩ năng đã học được ở nhà trường vào đời sống hằng ngày. 2. Năng lực: Tự chủ tự học: Tự hoàn thành công việc học tập của mình. Năng lực ngôn ngữ: + Nhận biết và đọc đúng “ C c và thanh sắc” + Viết đúng chữ c và các tiếng, từ có chữ c và dấu sắc . + Phát triển kĩ năng nói lời chào hỏi. + Phát triển năng lực quan sát. II. CHUẨN BỊ: GV: Chữ mẫu C c , dấu sắc, tranh minh họa trong SHS, câu văn Nam và bố câu cá viết trên bảng phụ,… HS: bảng con , phấn, bộ đồ dùng, vở Tập viết, SHS. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TIẾT 1 1.Khởi động a. Mục tiêu: Ôn lại kiến thức bài cũ cho HS. b. Cách tiến hành: Cho HS đọc B, b, ba, bà, ba ba. HS nhận xét, GV nhận xét. 2. Khám phá: Hoạt động 1: Nhận biết chữ c và dấu sắc a. Mục tiêu: HS nhận biết c và dấu sắc qua nội dung tranh. b. Cách tiến hành: HS quan sát tranh ( phần nhận biết SHS trang 18), trả lời câu hỏi: + Em thấy gì trong tranh ? HS nhận xét câu trả lời của bạn. GV chốt lại câu trả lời đúng của HS. GV treo câu thuyết minh cho bức tranh: Nam và bố đi câu cá. GV đọc câu. HS đọc theo GV. GV rút chữ mới c và dấu sắc, giới thiệu và gắn bảng c. GV giới thiệu với học sinh thêm c . Hoạt động 2: Luyện đọc a. Mục tiêu: HS đọc chính xác âm, tiếng, từ có chứa c b. Cách tiến hành: 2.1 Đọc âm c GV đưa chữ c, đọc mẫu. HS đọc cá nhân, đồng thanh. HS tìm trong bộ đồ dùng chữ c ghép vào bảng cài, sau đó đọc CN. HS tìm dấu sắc, gán bảng và đọc. GV nhận xét, chỉnh sửa cách phát âm cho học sinh. 2.2 Đọc tiếng: GV giới thiệu mô hình tiếng mẫu: c a ca c a cá + Cho HS đọc âm c , a và đánh vầ( cờ a ca; cờ a ca sắc cá) HS đánh vần cá nhân, đồng thanh. + HS đọc trơn : c, ca Ghép chữ tạo thành tiếng: + Cho HS phân tích tiếng ca, cá . + HS nhận xét. + GV nhận xét, cho HS dùng bộ chữ và lần lượt ghép bảng cài tiếng ca, cá. + HS nhận xét lẫn nhau, GV nhận xét, + HS đọc cá nhân, đồng thanh từng tiếng mới ghép trong bảng cài.kkkk 2.3 Đọc từ ngữ GV cho HS quan sát tranh ca, cà, cá, hỏi HS tranh vẽ những gì ? GV nhận xét, rút tiếng mới “ ca, cà, cá” HS trả lời, GV rút từ mới ba ba, HS đọc CNĐT. GV nhận xét, chỉnh sửa cách phát âm của HS. 2.4 Đọc tiếng, từ ngữ: HS đọc cá nhân, đồng thanh các tiếng, từ ngữ. HS nhận xét bạn đọc. GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS sinh. Hoạt động 3: Viết bảng a. Mục tiêu: HS viết c , cá vào bảng con cỡ chữ vừa. b. Cách tiến hành: GV treo bảng phụ đã viết sẵn chữ c . HS quan sát. GV giới thiệu cấu tạo c, HS lắng nghe: GV viết mẫu trên bảng lớp, vừa viết vừa nêu quy trình, HS vừa theo dõi vừa lắng nghe GV hướng dẫn. HS tập viết nét trên không để định hình cách viết. HS viết chữ c thường (cỡ vừa) vào bảng con, GV theo dõi, hỗ trợ HS khi viết. Cho HS trình bày bảng con, HS nhận xét, đánh giá chữ viết của bạn. GV nhận xét, đánh giá chữ viết của HS. GV viết mẫu cá, vừa viết vừa hướng dẫn quy trình viết. HS viết bảng con. HS nhận xét chữ viết của bạn. GV nhận xét. HS viết cá vào bảng. GV quan sát, nhắc nhở HS lưu ý khoảng cách giữa chữ c và a, cách đặt dấu sắc trên a. HS nhận xét chữ viết của bạn, GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS. TUẦN 2 Thứ hai, ngày 20 tháng 9 năm 2021 TIÊNG VIỆT Bài 3 : C c ´ TIẾT 2 Khởi động: Cho HS chơi trò chơi. Hoạt động 4: Viết vở Tập viết a. Mục tiêu: HS tô và viết được c, cá vào vở Tập viết. b. Cách tiến hành: HS tô chữ c, từ cá vào vở Tập viết 1, tập một. GV quan sát, hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng quy trình. GV nhận xét và sửa bài cho một số HS. Hoạt động 5: Đọc câu a. Mục tiêu: HS trả lời chính xác nội dung tranh và đọc được câu ứng dụng có chứa âm c. b. Cách tiến hành: HS quan sát tranh đầu SHS ( trang 19 SHS. GV hỏi : + Bà và Hà đang ở đâu ? + Hà nhìn thấy gì dưới hồ ? + Em thử đoán xem hà nói gì với bà? HS trả lời, các HS khác nhận xét. GV nhận xét, ghi bảng A, cá Cho HS tìm tiếng có chứa c, HS tìm và nêu. GV nhận xét. Cho HS đọc cá nhân, đồng thanh GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS. Hoạt động 6:Nói theo tranh a. Mục tiêu: HS quan sát và nói được nội dung theo tranh, đóng vai theo tranh. b. Cách tiến hành: HS quan sát tranh 1 phần Nói ( SHS trang 19), trả lời câu hỏi: + Em nhìn thấy ai trong tranh ? + Nam đang ở đâu? + Theo em, Nam sẽ nói gì khi gặp bác bảo vệ ? + Nếu là bác bảo vệ em sẽ nói gì với Nam? HS nhận xét, điều chỉnh lời nói của bạn. GV nhận xét, chốt lại nội dung tranh: Nam đang đi vào trường. Nhìn thấy bác baior vệ, Nam chào: Cháu chào bác ạ. Bác bảo vệ cười chào nam: Bác chào cháu,… + Tranh vẽ cảnh ở đâu? + Có những ai trong tranh? + Nam đang làm gì ? + Em thử đoán xem Nam sẽ nói gì với các bạn? + Theo em, các bạn trong lớp sẽ nói gì với Nam ? HS nhận xét câu trả lời của bạn. Các HS khác nhận xét. GV nhận xét, chốt lại nội dung tranh: Tranh vẽ cảnh lớp học trước giờ học. Trong lớp đã có một số bạn. Nam vai đeo cặp, mặt tươi cười bước vào lóp và giơ tay vẫy chào các bạn. Nam nói, chào các bạn. Một bạn trong lớp giơ tay lên chào lại Nam. Chia lớp thành 4 nhóm 2 nhóm đóng vai theo 1 tranh. Đại diện nhóm lên đóng vai. Các nhóm nhận xét. GV nhận xét về thái độ , nét mặt, cử chỉ, lời nói của HS khi đóng vai. 3. Củng cố, dặn dò: GV cho HS đọc lại âm “c, ca, cá, cà”. GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS. Dặn HS đọc, viết lại bài ở nhà. Thực hành giao tiếp ở nhà. TIẾT 2 Bài 4 : E e Ê ê ( tiết 1) I. MỤC TIÊU: Qua bài học, HS cần đạt : 1. Phẩm chất: Chăm chỉ: có ý thức vận dụng kiến thức kĩ năng đã học được ở nhà trường vào đời sống hằng ngày. Nhân ái: Biết yêu quý bạn bè. 2. Năng lực: Tự chủ tự học: Tự hoàn thành công việc học tập của mình. Năng lực ngôn ngữ: + Nhận biết và đọc đúng “ E e Ê ê ” và các từ ngữ có chứa e, ê; hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã học. + Viết đúng chữ e, ê và các tiếng, từ có chứa e, ê. + Phát triển năng lực quan sát. II. CHUẨN BỊ: GV: Chữ mẫu E e, Ê ê , tranh minh họa trong SHS, câu văn Bé kể mẹ nghe về bạn bè viết trên bảng phụ, SHS. HS: bảng con , phấn, bộ đồ dùng, vở Tập viết, SHS. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.Khởi động a. Mục tiêu: Tạo tâm thế phấn khởi cho HS khi bước vào tiết học. b. Cách tiến hành: Cho HS chơi trò chơi Tiếp sức gạch chân dưới tiếng có chứa c. + GV treo bảng phụ ( 4 bảng) cho HS tiếp sức nhau lên bảng gạch chân tiếng có âm c.( cá bà ca cô ba cà cờ ). HS nhận xét. GV nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc. Cho vài HS đọc lại c và những tiếng có chứa c. 2. Khám phá: Hoạt động 1: Nhận biết chữ e, ê a. Mục tiêu: Nhận biết được chữ e E, ê Ê . b Cách tiến hành: HS quan sát tranh ( phần nhận biết SHS trang 20), trả lời câu hỏi: + Em thấy gì trong tranh ? + Bé kể cho mẹ nghe những gì về bạn bè ? HS nhận xét câu trả lời của bạn. GV chốt lại câu trả lời của HS. GV treo câu thuyết minh cho bức tranh: Bé kể mẹ nghe về bạn bè. GV đọc câu. HS đọc theo GV. GV dùng lời giới thiệu, rút chữ mới e, ê giới thiệu và gắn bảng e, ê. GV giới thiệu với học sinh thêm E, Ê . Hoạt động 2: Luyện đọc a. Mục tiêu: HS nhận dạng và đọc đúng e E, ê Ê. Đọc đúng các tiếng và từ ngữ có chứa e, ê. b.Cách tiến hành: 2.1 Đọc âm e GV đưa chữ ghi âm e, đọc mẫu. HS đọc cá nhân, đồng thanh. HS tìm trong bộ đồ dùng chữ e ghép vào bảng cài, sau đó đọc CN. GV nhận xét, chỉnh sửa cách phát âm cho học sinh. GV giới thiệu chữ E cũng đọc là e, E được dùng để viết tên riêng hoặc chữ đầu câu. HS đọc lại e E. 2.2 Đọc âm ê Ê GV đưa chữ ghi âm ê Ê, đọc mẫu. HS đọc cá nhân, đồng thanh. HS tìm trong bộ đồ dùng chữ e ghép vào bảng cài, sau đó đọc CN. GV nhận xét, chỉnh sửa cách phát âm cho học sinh. 2.3 Đọc tiếng: Đọc tiếng mẫu +GV giới thiệu mô hình tiếng mẫu: b e bé b ê bế + Cho HS đánh vần ( bờ e be –sắc – bé ; bờ ê bê sắc bế) HS đánh vần cá nhân, đồng thanh. + HS đọc trơn : bé, bế ( CN – ĐT). Ghép chữ tạo thành tiếng: + HS ghép b với e và dấu thanh huyền để tạo thành tiếng bè . + HS ghép b với e và dấu thanh sắc để tạo thành tiếng bé. + HS ghép b với ê và dấu thanh sắc để tạo thành tiếng bế. + HS đọc cá nhân, đồng thanh từng tiếng mới ghép trong bảng cài. 2.4 Đọc từ ngữ GV cho HS lần lượt quan sát tranh bè, bé, bế nêu lên sự vật hoặc nội dung từng bức tranh? HS nhận xét. GV nhận xét, rút tiếng mới “ bè, bé, bế ” GV kết hợp giải nghĩa từ bè (vật được làm từ nhiều thân cây két lại để làm phương tiện vận chuyển trên sông nước) Cho HS phân tích từng tiếng và đọc trơn từng từ. HS dọc cá nhân, đồng thanh. GV nhận xét, chỉnh sửa cách phát âm của HS. Hoạt động 3: Viết bảng a. Mục tiêu: HS viết được e, ê, bè, bé, bế bằng cỡ chữ vừa vào bảng con. b. Cách tiến hành: GV đưa mẫu chữ e, ê và hướng dẫn HS quan sát. GV viết mẫu trên bảng lớp, vừa viết vừa nêu quy trình, HS vừa theo dõi vừa lắng nghe GV hướng dẫn. HS tập viết nét trên không để định hình cách viết. HS viết chữ e, ê (cỡ vừa) vào bảng con, GV theo dõi, hỗ trợ HS khi viết. Cho HS trình bày bảng con, HS nhận xét, đánh giá chữ viết của bạn. GV nhận xét, đánh giá chữ viết của HS. GV viết mẫu bè, bế vừa viết vừa hướng dẫn quy trình viết. HS lần lượt viết bảng con bè, bé, bế. HS nhận xét chữ viết của bạn. GV nhận xét. HS nhận xét chữ viết của bạn, GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS. TIẾT 2 Hoạt động 4: Viết vở Tập viết a. Mục tiêu: HS tô và viết được e, ê, bé, bế bằng cỡ chữ vừa vào vở Tập viết. b. Cách tiến hành: HS đọc lại chữ, từ cần tô và viết ( HS đọc CN). GV nhận xét và nêu yêu cầu viết. HS viết vào vở, GV quan sát, hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng quy trình. GV nhận xét và sửa bài cho một số HS. Hoạt động 5: Đọc câu a. Mục tiêu: HS quan sát và nói được nội dung tranh, đọc chính xác câu Bà bế bé. b. Cách tiến hành: HS quan sát tranh phần đọc ( trang 21 SHS). GV viết bảng câu Bà bế bé. HS đọc thầm câu. HS tìm tiếng có chứa e, ê trong câu và đọc. HS đọc câu ( CN ĐT). GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS. Hoạt động 6:Nói theo tranh a. Mục tiêu: HS suy đoán và nói được nội dung tranh. b. Cách tiến hành: HS quan sát tranh 1 phần Nói ( SHS trang 21), trả lời câu hỏi: + Tranh vẽ cảnh ở đâu ? + Vào lúc nào? + Có những ai trong tranh ? + Các bạn đang làm gì? HS nhận xét, điều chỉnh lời nói của bạn. GV nhận xét, chốt lại nội dung tranh: Tranh vẽ cảnh sân trường và giờ ra chơi, có các bạn đang chơi nhảy nhảy dây, đá cầu, hai bạn đang đọc sách). GV hỏi: Giờ ra chơi các em thường chơi những trò chơi gì ? Có giống trò chơi các bạn trong tranh không? – HS tự do phát biểu. GV nhận xét, lưu ý với HS một số trò chơi không an toàn trong giờ ra chơi cho HS hiểu. 3. Củng cố, dặn dò: GV cho HS đọc lại âm “e E, ê Ê ”, từ và câu có chứa e, ê. GV nhận xét chung giờ học. Dặn HS ôn lại bài ở nhà. Thực hành giao tiếp ở nhà. ____________________________________________ Thứ ba , ngày 21 tháng 9 năm 2021 TIÊNG VIỆT Bài 5 : ÔN TẬP VÀ KỂ CHUYỆN ( 1 tiết) I. MỤC TIÊU: Qua bài học, HS cần đạt : 1. Phẩm chất: Chăm chỉ: Rèn luyện ý thức làm việc nhà thông qua nội dung chuyện kể Búp bê và dế mèn. 2. Năng lực: Tự chủ tự học: Tự hoàn thành công việc học tập của mình. Năng lực ngôn ngữ: + Nắm vững cách đọc: a, b, c, e, ê, thanh huyền, thanh sắc; các từ ngữ và câu có chứa a, b, c, e, ê, thanh huyền, thanh sắc. + Phát kĩ năng viết thông qua các từ ngữ chứa một số âm – chữ đã học. + Phát triển kĩ năng nghe và nói thông qua hoạt động nghe và trả lời câu hỏi về nội dung câu chuyện được nghe. II. CHUẨN BỊ: GV: Tranh minh họa nội dung câu chuyện Búp bê và dế mèn, bài hát Bé học chữ cái tiếng Việt cài sẳn trên ĐT, phấn. HS: bảng con , phấn, bộ đồ dùng, vở Tập viết, SHS. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TIẾT 1 1.Khởi động a. Mục tiêu: Tạo tâm thế phấn khởi cho HS khi bước vào tiết học. b. Cách tiến hành: GV bắt nhạc cho cả lớp cùng hát và vỗ tay theo lời bài hát Bé học chữ cái tiếng Việt. GV dẫn dắt HS vào tiết ôn tập. 2. Khám phá: Hoạt động 1: Đọc âm, tiếng, từ a. Mục tiêu: HS đọc chính xác các âm, tiếng, từ có chứa các âm đã học. b Cách tiến hành: HS đọc nối tiếp các chữ trên các toa tàu của xe lửa. HS nhận xét bạn đọc. GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS. Cho HS ghép âm đầu với nguyên âm để tạo thành tiếng mới và đọc to ( CN – ĐT) các tiếng ( theo bảng ôn SHS trang 22). GV lần lượt viết các từ ngữ : ba bà be bé cá bé bè cá bế bé HS đánh vần, đọc trơn tiếng, từ. GV giải nghĩa từ bè cá. Hoạt động 2: Luyện đọc câu a. Mục tiêu: HS đọc chính xác câu ứng dụng có chứa âm và dấu thanh đã học. b.Cách tiến hành: GV viết bảng câu Bà bế bé Cho HS nhận dạng B và tìm các âm đã học. HS tìm và nêu. Các HS khác nhận xét bạn – GV nhận xét. HS đọc cá nhân, đồng thanh câu ứng dụng. Hoạt động 3: Viết a. Mục tiêu: HS tô, viết được các số 6, 7, 8 , 9 , 0 và cụm từ bế bé bằng cỡ chữ vừa vào vở Tập viết. b. Cách tiến hành: GV cho HS đọc các số cần tô và viết trong vở Tập viết. HS nhận xét, GV nhận xét. Cho HS đọc cụm từ bế bé , vài HS đọc. GV nhận xét và nêu yêu cầu HS tô và viết. HS thực hiện viết vào vở. GV nhận xét, chỉnh sửa bài viết của HS. Hoạt động 4: Kể chuyện a. Mục tiêu: HS nghe GV kể chuyện, trả lời câu hỏi và kể lại được từng đoạn và cả câu chuyện Búp bê và dế mèn. b. Cách tiến hành: GV cho HS quan sát tranh, hỏi: Em thấy những gì tronmg tranh? HS trả lời: búp bê, dế mèn. GV dẫn vào câu chuyện. GV kể toàn bộ câu chuyện lần 1 GV kể từng đoạn câu chuyện, đặt câu hỏi: + Đoạn 1: Búp bê làm những việc gì? Lúc ngồi nghỉ, búp bê nghe thấy gì? + Đoạn 2: Tiếng hát búp bê nghe thấy là của ai ? Vì sao dế mèn hat tặng búp bê? + Đoạn 3: Búp bê thấy thế nào khi nghe dế mèn hát ? HS vừa nghe GV kể vừa kết hợp trả lời câu hỏi. HS nhận xét câu trả lời của HS, GV nhận xét. HS kể chuyện: HS kể từng đoạn câu chuyện theo tranh và câu hỏi gợi ý của GV ( 2 lượt), 2 HS kể toàn bộ câu chuyện. HS nhận xét, GV nhận xét, khen ngợi HS nhớ nội dung câu chuyện, kể hấp dẫn. Cho HS thi kể lại câu chuyện( 2 HS). HS nhận xét – GV nhận xét, tuyên dương HS kể tốt. GV hỏi : Qua câu chuyện giúp em hiểu điều gì? ( Chăm làm việc nhà như bạn búp bê). 3. Củng cố, dặn dò: GV cho HS đọc lại bài ôn trong SHS. GV nhận xét chung giờ học. Dặn HS ôn lại bài ở nhà. Chăm làm việc nhà bằng những việc phù hợp khả năng mình. TIẾT 2 LUYỆN TẬP (1 tiết) I. MỤC TIÊU : Qua tiết học nhằm ôn tập lại cho HS về đọc , viết các chữ các khó, em học chưa tốt trong tuần ( b, e, ê). Các em hoàn thành các bài tập viết còn lại trong tuần. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV : Quy trình viết b, e, ê HS: SHS, bảng con, vở Tập viết. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Khởi động: ( TKDK 5 3 phút) a. Mục tiêu : tạo tâm thế phấn khởi khi vào tiết học. b. Cách tiến hành GV cho cả lớp cùng hát vui. 2. Ôn tập ( 20 25 phút) Đọc: GV cho HS đọc lại các chữ đã học trong tuần ( GV cần tập trung nhiều vào những HS đọc chậm, chưa nhớ chữ). HS đọc cá nhân. HS nhận xét bạn đọc. GV nhận xét. Tổ chức cho HS thi đọc: HS thi đọc cá nhân, nhóm. HS nhận xét, GV nhận xét, tuyên dương cá nhân, nhóm đọc tốt. Viết: ( 30 phút ) GV lần cho HS viết bảng b, e, ê nếu HS còn lúng túng, GV treo quy trình viết các chữ lên bảng cho HS theo dõi. HS nhận xét chữ viết của bạn. GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS. Nếu HS đã viết tốt, GV nên cho HS viết ghép b với e, ê, a và dấu thanh huyền để tạo thành tiếng mới. HS viết, GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS đọc lại tiếng mình vừa ghép. Cho HS mở lại vở Tập Viết từ bài 1 đến bài 5 hoàn thành phần luyện viết. 3. Củng cố: (TKDK 2 3 phút) Nhận xét chung giờ học. Dặn HS chuẩn bị bài sau. Thứ tư, ngày 22 tháng 9 năm 2021 TIẾNG VIỆT Bài 6 : O o dấu hỏi ( tiết 1+2) I. MỤC TIÊU: 1. Phẩm chất: Chăm chỉ: ( ham học)Biết vận dụng chào hỏi vào trong cuộc sống hằng ngày. 2. Năng lực chung: Tự chủ tự học: Tự hoàn thành công việc học tập của mình. 3. Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ: + Nhận biết và đọc đúng o, các tiếng và từ ngữ có o và thanh hỏi. + Viết đúng chữ o, dấu hỏi các tiếng, từ ngữ có chữ o và dấu hỏi. + Phát triển kĩ năng quan sát, nhận biết nhân vật, suy đoán nội dung tranh minh họa( chào mẹ khi mẹ đón tan học, chào ông bà khi đi học về). II. CHUẨN BỊ: GV: Chữ mẫu O o; chữ o bò viết trên bảng phụ; Bài hát cả tuần đều vui cài trong ĐT; bảng phụ viết câu Đàn bê gặm cỏ HS: bảng con ; phấn; bộ đồ dùng; vở Tập viết; SHS. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TIẾT 1 1.Khởi động a. Mục tiêu: Tạo tâm thế phấn khởi cho HS vào đầu tuần. b. Cách tiến hành: Cả lóp cùng vỗ tay và hát theo lời bài hát Cả tuần đều vui. GV dùng lời bài hát và nói với HS các em phải ngoan cả tuần giống như bạn nhỏ trong bài hát này nhé. 2. Khám phá Hoạt động 1: Nhận biết a. Mục tiêu: HS nhận biết chữ O o và dấu thanh hỏi b Cách tiến hành: HS quan sát tranh ( phần nhận biết SHS trang 24), trả lời câu hỏi: + Em thấy gì trong tranh ? HS nhận xét câu trả lời của bạn. GV chốt lại: Tranh vẽ đàn bò gặm cỏ. GV treo câu Đàn bò gặm cỏ lên bảng. GV đọc câu. HS đọc theo GV. GV rút từ câu vừa đọc chữ mới o, thanh hỏi và giới thiệu. GV giới thiệu với học sinh thêm O. Hoạt động 2: Luyện đọc a. Mục tiêu: HS đọc được chữ O o, tiếng, từ ngữ có chứa o và dấu thanh hỏi. b Cách tiến hành: 2.1 Đọc âm GV đưa chữ o và giới thiệu để HS nhận biết chữ o. GV đọc mẫu. HS đọc cá nhân, đồng thanh. HS tìm trong bộ đồ dùng chữ o ghép vào bảng cài, sau đó đọc CN. GV nhận xét, chỉnh sửa cho học sinh. 2.2 Đọc tiếng: Đọc tiếng mẫu + GV giới thiệu mô hình tiếng mẫu: b o bò c o cỏ + HS đánh vần ( bờ o – bo huyền bò; cờ o co hỏi – cỏ) HS đánh vần cá nhân, đồng thanh. + HS đọc trơn : bò, cỏ Đọc tiếng trong SHS + GV viết bảng các tiếng: bò bó bỏ yêu cầu HS tìm ra điểm chung của các tiếng. + HS trả lời ( đều có chứa o). + HS đánh vần tiếng ( CN ĐT). + Đọc trơn tiếng ( CN ĐT). + GV lần lượt viết bảng : cò có cỏ + HS tìm điểm chung của các tiếng, sau đó đánh vần và đọc trơn ( CN ĐT). + HS đọc lại tất cả các tiếng ( CN ĐT). Ghép chữ cái tạo tiếng + HS tự tìm các chữ và dấu thanh đã học, ghép thành các tiếng mới, sau đó đọc lại các tiếng. + HS nhận xét, GV nhận xét. 2.3 Đọc từ ngữ GV cho HS lần lượt quan sát các bức tranh, hỏi đây là con gì ? cây gì ?( HS trả lời). GV lần lượt viết bảng bò,cò, cỏ Cho HS phân tích và đọc từng từ (CN ĐT). GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS cách phát âm. HS đọc tổng hợp toàn bảng. Hoạt động 3: Viết bảng a. Mục tiêu: HS viết được o, bò, cỏ vào bảng con cỡ chữ vừa. b. Cách tiến hành: GV treo bảng phụ đã viết sẵn chữ o HS quan sát. GV giới thiệu cấu tạo o, HS lắng nghe. GV viết mẫu trên bảng lớp, vừa viết vừa nêu quy trình, HS vừa theo dõi vừa lắng nghe GV hướng dẫn. HS tập viết nét trên không để định hình cách viết. HS viết chữ o thường (cỡ vừa) vào bảng con, GV theo dõi, hỗ trợ HS khi viết. Cho HS trình bày bảng con, HS nhận xét, đánh giá chữ viết của bạn. GV nhận xét, đánh giá chữ viết của HS. GV viết mẫu bò, vừa viết vừa hướng dẫn quy trình viết. HS viết bảng con. HS nhận xét chữ viết của bạn. GV nhận xét. HS tự viết bò vào bảng. GV quan sát, nhắc nhở HS lưu ý khoảng cách giữa chữ b và o, cách đặt dấu huyền trên o. HS nhận xét chữ viết của bạn, GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS. Yêu cầu HS nêu độ cao của c, o, HS khác nhận xét. GV nhận xét, viết mẫu cỏ kết hợp hướng dẫn quy trình viết. Cho HS viết vào bảng con – HS nhận xét. GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS. TIẾT 2 Hoạt động 4: Viết vở a. Mục tiêu: HS tô và viết được o, bò, cỏ vào vở Tập viết cỡ chữ vừa. b. Cách tiến hành: Cho HS nhắc lại các chữ cần tô và viết. HS tô chữ o, viết o, bò, cỏ vào vở Tập viết 1, tập một. GV quan sát, hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng quy trình. HS nhận xét bài viết của bạn. GV nhận xét và sửa bài cho một số HS. Hoạt động 5: Đọc câu a. Mục tiêu: HS trả lời được câu hỏi đọc đượ

TUẦN Thứ hai, ngày 13 tháng năm 2021 TIẾNG VIỆT LÀM QUEN VỚI TRƯỜNG, LỚP, BẠN BÈ; LÀM QUEN VỚI ĐỒ DÙNG HỌC TẬP ( tiết) I MỤC TIÊU: Qua học, HS cần đạt : Phẩm chất: - Yêu quý lớp học - nơi diển hoạt động học tập thú vị - Biết cách làm quen, kết bạn Hiểu gần gũi bạn bè lớp, trường Năng lực: - Làm quen với trường lớp - Gọi tên, hiểu công dụng biết cách sử dụng đồ dùng học tập - Phát triển kĩ nói, thêm tự tin giao tiếp - Có kĩ quan sát, nhận biết nhân vật suy đoán nội dung tranh minh họa II CHUẨN BỊ: GV&HS: - Nắm vững nguyên tắc giao tiếp chào hỏi, giới thiệu, làm quen - Biết số từ ngữ đồ dùng học tập phương ngữ ( miền Nam, bút gọi viết, tẩy gọi cục gôm,…) - Hiểu công dụng biết cách sử dụng đồ dùng học tập cần thiết HS sách, vở, phấn bảng, bút mực, bút chì,…Hiểu thêm cơng dụng cách sử dụng số đồ dùng học tập khác ( đồ dùng không bắt buộc) thẻ chữ cái, máy tính bảng,… III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Khởi động( TGDK – phút) a.Mục tiêu: Tạo khơng khí hứng khởi cho HS ngày bước vào lớp1 b Cách tiến hành: - GV chúc mừng HS vào lớp - GV giới thiệu thân: họ tên, tuổi,… Khám phá (TGDK 20 phút) 2.1Hoạt động : Làm quen với trường lớp a Mục tiêu: HS làm quen với trường, lớp & số quy định lớp học b Cách tiến hành: - GV cho HS quan sát SHS ( trang 7) trả lời câu hỏi: + Tranh vẽ cảnh đâu, vào thời điểm nào? + Khung cảnh gồm gì? - HS trả lời - GV chốt lại câu trả lời câu trả lời : Tranh vẽ cảnh trường học, vào chơi… - Cho HS kể tên phịng, dãy nhà có trường - Vài HS kể, HS khác nhận xét - Khi HS trả lời câu hỏi GV, GV kết hợp nhắc nhở HS thực tốt quy định như: Đứng lên chào thầy cô thầy cô bước vào lớp, giữ trật tự học, giữ gìn vệ sinh chung 2.2 Hoạt động 3: Làm quen với bạn bè a Mục tiêu: HS biết làm quen với bạn b Cách tiến hành: - Cho HS quan sát tranh SHS ( trang 7) trả lời câu hỏi: + Tranh vẽ ? + Các bạn HS làm gì? + Đến trường học, Hà Nam quen Theo em, để làm quen, bạn nói với nào? - GV thống câu trả lời HS - GV giới thiệu chung cách làm quen với bạn mới: chào hỏi, giới thiệu thân - HS chia nhóm đơi, đóng vai tình bạn quen - Đại diện vài nhóm lên trình bày trước lớp - GV nhận xét TIẾT * Khởi động : GV bắt hát cho lớp hát vui 2.3 Làm quen với đồ dùng học tập (TGDK 25 phút) a Mục tiêu: HS biết công dụng cách bảo quản đồ dùng học tập b Cách tiến hành: - HS quan sát tranh ( trang 8a SHS) gọi tên đồ dùng học tập - GV đọc tên dồ dùng học tập, yêu cầu HS đưa đồ dùng học tập tương ứng VD: bảng con, phấn, bút chì,… - HS quan sát tranh ( trang 8b), trao đổi theo nhóm đơi cơng dụng cách sử dụng đồ dùng học tập tranh - HS nói đồ dùng học tập có - GV chốt lại cơng dụng đồ dùng có tranh hướng dẫn cách giữ gìn đồ dùng học tập GV hỏi : + Phải làm để sách không bị rách, quăn mép ? + Có cần để bút vào hộp khơng? Vì ? - HS trả lời, HS khác nhận xét - GV nhận xét, hướng dẫn HS cách giữ gìn bảo quản đồ dùng học tập : Sách phải bao bìa cẩn thận, xếp ngắn cặp, mở sách nhẹ nhàng, viết , thước kẻ , cục tẩy,… phải để vào hộp bút cẩn thận, khơng giữ gìn cẩn thận bút gãy ngòi, thước kẻ dễ bị gãy, … Củng cố ( TGDK – phút) - Giải câu đố đồ dùng học tập - Cách tiến hành: + HS chơi theo nhóm + GV đọc câu đố, sau cho nhóm thảo luận giành quyền ưu tiên trả lời Kết thúc chơi nhóm giành quyền trả lời nhiều thắng Các câu đố sau: Áo em có đủ sắc màu Thân em trắng muốt , thẳng hàng Mỏng, dày số trang Lời thầy cô, kiến thức vàng em ? Gọi tên , gọi Nhưng đâu có phải đất mà lên, Suốt đời việc chẳng quên Giúp cho bao chữ nối liền với Nhỏ kẹo Dẻo bánh giầy Ở đâu mực dây Có em - GV nhận xét, tổng kết trò chơi - GV nhận xét chung học, khen ngợi động viên HS - Dặn HS thực hành giữ gìn sách đồ dùng học tập, thực quy định giáo tiếp với thầy cô bạn bè -Thứ ba, ngày 14 tháng năm 2021 TIẾNG VIỆT LÀM QUEN VỚI TƯ THẾ ĐỌC, VIẾT, NÓI, NGHE ( tiết) I MỤC TIÊU: Qua học, HS cần đạt : Phẩm chất: - Biết thực tư đúng, tránh tư sai đọc, viết, nói, nghe - Giúp bạn khác rèn tư đọc, viết, nói, nghe 2.Năng lực: - Thêm tự tin giao tiếp( thông qua trao đổi, nhận xét tư , sai đọc, viết, nói, nghe); thêm gần gũi bạn bè, thầy - Phát triển kĩ quan sát, nhận biết nhân vật suy đoán nội dung tranh minh họa II CHUẨN BỊ - GV : + hình trịn để HS tô màu + Tranh ngồi đọc đúng, đọc sai tư + Nắm vững quy định tư đọc, viết, nói, nghe; hiểu thực tế để minh họa, phân tích giúp học sinh phịng ngừa lỗi thường mắc lỗi phải đọc, viết, nói, nghe - HS : Hiểu rõ tác hại việc sai tư đọc, viết, nói, nghe( hiệu học tập, nhận thức, sức khỏe…) III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TIẾT 1 Khởi động( TGDK – phút) a Mục tiêu: củng cố lại cho HS cách cầm bút tư b Cách tiến hành: - HS chơi trò chơi: HS cầm bút tơ màu vào hình trịn GV chuẩn bị HS lớp quan sát, nhận xét xem bạn cầm bút tư hơn, hoàn thành sớm - HS nhận xét bạn - GV nhận xét, khen ngợi em làm tốt Khám phá: 2.1 Hoạt động 1: Quan sát tư đọc ( TGDK 7-10 phút) a Mục tiêu: HS biết tư ngồi học b Cách tiến hành: - HS quan sát tranh ( trang SHS) trả lời câu hỏi: + Bạn HS tranh làm gì? + Theo em, tranh thể tư đúng? Vì sao? + Tranh thể tư sai? Vì sao? - GV chốt lại ý - GV hướng dẫn kết hợp làm mẫu tư ngồi đọc: ngồi ngắn, sách cách mắt khoảng 25- 30cm, tay đặt lên mặt bàn,… - GV nêu tác hại việc ngồi đọc sai tư thế: cận thị, cong vẹo cột sống,… - HS thi nhận diện “ Người đọc tư thế” qua tranh GV treo bảng lớp - HS nhận xét ý kiến bạn - GV chốt lại 2.2 Hoạt động 2: Quan sát tư viết: ( TGDK – 10 phút) a Mục tiêu: HS biết ngồi viết tư b Cách tiến hành: - HS quan sát tranh 3,4 SHS trả lời câu hỏi: + Bạn tranh làm ? + Theo em, tranh thể tư ?Vì sao? + Tranh thể tư sai ? Vì sao? - GV nhận xét câu trả lời HS, thống câu trả lời: Bạn học sinh ngồi viết Tranh thể tư viết: lưng thẳng, mắt cách 25- 30 cm, tay trái tì mép Tranh thể tư sai viết: lưng cong, mắt gần vở, ngực tì vào bàn, tay trái bám vào ghế,… - HS quan sát tranh 5, SHS trả lời câu hỏi: Tranh thể cách cầm bút đúng, tranh thể cách cầm bút sai ? - GV thống câu trả lời HS : Tranh thể cách cầm bút đúng: Cầm bút ngón tay….Tranh thể cách cầm bút sai: Cầm bút ngón tay,… - GV hướng dẫn kết hợp làm mẫu tư viết - GV nêu tác hại việc viết sai tư thế: cong vẹo cột sống, giảm thị lực, chữ xấu, viết chậm,… - HS nhận diện tư viết đúng, sai bạn lớp - GV nhận xét 2.3 Hoạt động 3: Quan sát tư nói, nghe ( TGDK 7- 10 phút) a Mục tiêu: HS biết nói, nghe tư b Cách tiến hành: - HS quan sát tranh SHS ( trang 10, 11), trả lời câu hỏi: + Tranh vẽ cảnh đâu? + Cô giáo bạn làm gì? + Những bạn có tư ( đứng, ngồi, vẻ mặt, ánh mắt,…) học? + Những bạn có tư không đúng? - GV thống câu trả lời HS - HS thảo luận theo nhóm đơi: Trong học có nói chuyện riêng khơng? Muốn nói lên ý kiến riêng phải làm tư sao? - GV thống câu trả lời HS & hướng dẫn HS việc cần làm muốn phát biểu ý kiến ( phải giơ tay xin phép thầy Khi phát biểu phải đứng ngắn, nói rõ ràng, đủ nghe,…) TIẾT 2.4 Hoạt động 4: Thực hành tư đọc ( TGDK 10- 12 phút) a Mục tiêu: HS biết tư b Cách tiến hành: - HS thực hành theo nhóm ngồi đọc tư Đứng đọc tư ( trường hợp sách để bàn, cầm sách tay) - Đại diện vài nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét - GV nhận xét, khen ngợi em có tư 2.5 Hoạt động 5: Thực hành tư viết( TGDK 10- 12 phút) a Mục tiêu: HS biết viết tư b Cách tiến hành: - HS thực hành tư viết bảng con, viết ( HS thực hành viết vở, HS viết bảng con) - HS nhận xét tư viết bạn - GV nhận xét, chỉnh sửa HS có tư chưa 2.6 Hoạt động 6: Thực hành tư nói, nghe ( TGDK 10- 12 phút) a Mục tiêu: HS thực hành tư nói, nghe b Cách tiến hành: - HS đóng GV, HS để thực hành tư nói nghe học (Vài HS thực hiện) - HS nhận xét tư bạn - GV nhận xét Tiết 2.7Hoạt động 7: Giới thiệu nét bản( TGDK 10 - 12 phút) a Mục tiêu: HS nhận biết đọc tên nét b Cách tiến hành: - GV treo tranh 14 nét lên bảng lớp, đọc nét - HS đọc tên nét ( cá nhân, đồng thanh) - HS nhận xét bạn đọc - Nhận xét chỉnh sửa cho HS : Cách phát âm, cách đứng đọc, giọng đọc - HS đọc theo thứ tự không theo thứ tự nét theo GV - GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS 2.8 Hoạt động 8: Giới thiệu nhận diện chữ số ( TGDK 10 - 12 phút) a Mục tiêu: HS nhận chữ số b Cách tiến hành: - GV treo bảng phụ chuẩn bị sẵn chữ số SHS ( trang 12) - GV đọc mẫu chữ số - HS đọc chữ số (cá nhân, đồng thanh) - GV nhận xét, hướng dẫn thêm cho HS đọc chưa xác - GV giới thiệu cấu tạo số - HS quan sát 2.9 Hoạt động 9: Giới thiệu dấu thanh( TGDK 10 phút) a Mục tiêu: HS nhận dấu b Cách tiến hành: - GV treo bảng phụ chuẩn bị sẵn dấu SHS ( trang 12) - Phân tích cấu tạo giới thiệu tên gọi dấu Ví dự: Thanh huyền có cấu tạo nét xiên trái; ngã có cấu tạo nét móc hai đầu;… - HS thi nhận diện dấu thanh: GV đọc dấu, HS vào dấu ; HS đọc dấu, HS khác dấu ngược lại - HS nhận xét, GV nhận xét việc HS nhớ tên cấu tạo dấu Củng cố:( TGDK - phút) - Cho HS thực lại việc chào thầy cô vào lớp - Nhận xét chung học - Dặn HS vận dụng tốt tư vừa thực hành -Thứ tư ngày 15 tháng năm 2021 LÀM QUEN VỚI CÁC NÉT CƠ BẢN, CÁC CHỮ SỐ VÀ DẤU THANH; LÀM QUEN VỚI BẢNG CHỮ CÁI ( 2Tiết ) I MỤC TIÊU Qua học, HS cần đạt : Phẩm chất: Thêm yêu thích hứng thú với việc học viết, thêm tự tin giao tiếp Năng lực: - Nhận biết viết nét chữ số dấu thanh; đọc âm tương ứng với chữ bảng chữ tiếng Việt - Phát triển kĩ đọc, viết II CHUẨN BỊ: - GV: Nội dung nét, dấu, chữ dấu SGK phóng to, video hát Tập đếm; thẻ số 0, 1, 2, , 9, bảng chữ - HS: Phấn, bảng con, Tập viết, đồ dùng lớp III CÁC HOẠT DẠY HỌC: Khởi động: a Mục tiêu: ( TGDK - phút) Tạo khơng khí phấn khởi cho HS trước vào tiết học b Cách tiến hành: - HS chơi trò “ Ngồi học tư thế” - GV khen ngợi HS ngồi học tư thế, đẹp Khám phá 2.1 TIẾT * Khởi động: Cả lớp nghe nhạc vỗ tay theo hát Tập đếm 2.4 Hoạt động 4: Luyện viết nét ( TGDK 25 - 30 phút) a Mục tiêu: HS viết nét vào bảng b Cách tiến hành: - GV nêu phân tích cấu tạo nét bản, số Chỉ ra nét bắt đầu nét kết thúc chữ số kết hợp viết mẫu bảng - HS quan sát GV viết mẫu nét bảng lớp - HS quan sát GV viết mẫu - HS tập viết không để định hình cách viết nét số - HS viết bảng nét - HS nhận xét bảng bạn - GV nhận xét, chỉnh sửa cách viết HS * Củng cố: ( TGDK – phút) - Nhận xét chung học ( ưu, khuyết điểm) - Dặn HS ôn lại ( viết lại nét số vào bảng con) - Chuẩn bị tiết sau luyện viết vào TIẾT * Khởi động: ( TGDK – phút) a Mục tiêu: củng cố lại cho HS tên gọi đặc điểm nét b Cách tiến hành: - HS nêu tên nét, vài HS lên bảng HS nêu tên số, HS khác tìm giơ số lên - HS lớp nhận xét, GV nhận xét tuyên dương HS 2.5 Hoạt động 5: Luyện viết nét vào ( nét) ( TGDK 20 - 25phút) a Mục tiêu: HS viết nét vào Tập viết b Cách tiến hành: - GV đưa nét, gọi tên nhắc lại quy trình viết nét - HS viết vào bảng nét: nét ngang, nét sổ, nét xiên phải, nét xiên trái, nét móc xi, nét móc ngược, nét móc hai đầu - HS nhận xét bảng bạn, GV nhận xét - GV nhận xét cách viết HS - HS thi viết nét vào ( cỡ vừa) - GV quan sát chỉnh sửa tư ngồi viết, cách cầm bút HS - GV nhận xét viết HS -Thứ năm, ngày 16 tháng năm 2021 LÀM QUEN VỚI CÁC NÉT CƠ BẢN, CÁC CHỮ SỐ VÀ DẤU THANH; LÀM QUEN VỚI BẢNG CHỮ CÁI TIẾT 2.6 Hoạt động 6: Luyện viết nét vào ( nét) ( TGDK 20 - 25phút) a Mục tiêu: HS viết nét vào Tập viết b Cách tiến hành: - HS quan sát nét: cong hở phải, cong hở trái, nét cong kín, nét khuyết trên, nét khuyết dưới, nét thắt trên, nét thắt Gọi tên nét - Viết vào bảng nét - GV chỉnh sửa cho HS - HS nhận xét, GV nhận xét - HS viết vào ( cỡ vừa) - HS nhận xét viết bạn - GV nhận xét viết HS * Củng cố: ( TGDK 5-7phút) - HS nêu lại tên nét vừa luyện viết - GV nhận xét nét viết, tư ngồi viết, cách cầm bút HS - Dặn HS luyện viết vào nét vừa luyện viết * Khởi động: : ( TGDK 5-7 phút) a Mục tiêu: củng cố lại cho HS nét b Cách tiến hành: - HS viết vào bảng nét: nét khuyết trên, nét khuyết dưới, nét móc hai đầu - HS nhận xét bảng bạn - GV nhận xét 2.7 Hoạt động 7: Luyện viết số vào ( TGDK 20 - 25phút) a Mục tiêu: HS viết số 0, 1, 2, 3, 4, vào tập viết b Cách tiến hành: - HS quan sát, đọc chữ số - GV nhận xét HS đọc - GV viết mẫu số lên bảng cho HS xem kết hợp hứng dẫn HS quy trình viết - HS theo dõi - GV cho HS viết bảng số: 0, 1, 2, 3, 4, - HS nhận xét lẫn - GV nhận xét, chỉnh sửa cách viết HS - Cho HS tô viết số vào - HS nhận xét, GV nhận xét * Củng cố: ( TGDK -5 phút) - Cho HS đọc lại số vừa viết - Động viên khen ngợi HS học tốt 2.8 Hoạt động 8: Làm quen với bảng chữ cách đọc âm( TGDK 10- 15 phút) a Mục tiêu: HS làm quen với bảng chữ cách đọc âm b Cách tiến hành: - GV treo bảng chữ ( SHS trang 13) phóng to, vào chữ đọc âm tương ứng - HS chữ GV ( CN – ĐT), theo thứ tự không theo thứ tự - HS nhận xét bạn đọc, GV nhận xét, chỉnh sửa cách đọc HS - GV giới thiệu với HS chữ in thường chữ viết thường 2.9 Hoạt động 9: Luyện kĩ đọc âm( TGDK 15 - 20 phút) a Mục tiêu: HS luyện đọc âm b Cách tiến hành: - GV đưa chữ a, gọi HS đọc “ a”, GV đưa b, HS đọc “bờ”,… - HS làm việc theo nhóm thay phiên đưa chữ gọi bạn lại nhóm đọc - GV quan sát, giúp đỡ nhóm chưa tốt - GV đọc to âm bất kì, HS chọn chữ đồ dùng giơ lên - GV yêu cầu HS đọc câu viết ( HS đọc cá nhân, đồng thanh) - GV hướng dẫn HS viết vào Tập viết 1, tập GV lưu ý HS cách nối nét chữ cái, vị trí dấu thanh, khoảng cách chữ - HS viết vào tập viết - GV quan sát, chỉnh sửa tư ngồi, cách cầm bút HS viết - GV nhận xét, chỉnh sửa số viết HS * Khởi động: Cho HS hát vui * Hoạt động 4: Kể chuyện 4.1 GV kể chuyện a Mục tiêu: Cảm nhận tình cảm bé dành cho mẹ câu chuyện thông qua câu chuyện rèn cho HS kĩ xử lí tình ; HS phát triển kĩ nghe nói thơng qua hoạt động nghe kể câu chuyện, trả lời câu hỏi nghe kể lại câu chuyện b Cách tiến hành: - GV cho HS quan sát tranh ( SHS trang 103), nêu nội dung tranh - GV giới thiệu câu chuyện - GV kể toàn câu chuyện lần - GV kể đoạn câu chuyện lần 2, kết hợp đặt câu hỏi cho đoạn chuyện : - HS thảo luận theo nhóm đơi, sau đại diện nhóm trả lời + Đoạn 1: Từ đầu đến buồn rầu ngồi khóc , GV hỏi HS : Truyện có nhân vật? Vì người mẹ bị ốm ? + Đoạn 2: Từ Một cụ già đến sống nhiêu ngày, GV hỏi HS : Cơ bé gặp ? Cụ già nói với bé ? + Đoạn 3: Phần cịn lại câu chuyện, GV hỏi HS: Cơ bé làm để mẹ cô sống lâu ? Nhờ đâu người mẹ khỏi bệnh ? - HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung - GV nhận xét, HS thống câu trả lời 4.2 HS kể chuyện: a Mục tiêu: HS kể lại đoạn chuyện câu chuyện theo gợi ý không theo gợi ý tranh b Cách tiến hành: - HS kể đoạn câu chuyện theo tranh câu hỏi gợi ý GV - HS nhận xét, GV nhận xét, khen ngợi HS nhớ nội dung câu chuyện, kể hấp dẫn - HS nhận xét, GV nhận xét, tuyên dương HS kể tốt Củng cố, dặn dò: - GV cho HS đọc lại tồn ơn - GV nhận xét chung học - Dặn HS ôn lại nhà; kể lại câu chuyện cho người thân nghe - GD học sinh có ý thức giữ gìn trân trọng tình bạn -Thứ năm ngày 12 tháng 11 năm 2020 ÔN TẬP ( tiết buổi chiều) I MỤC TIÊU: Qua tiết học giúp HS: Củng cố lại vần đọc, viết tuần HS hoàn thành tập viết tuần II CHUẨN BỊ: - GV: nắm lại viết & vần mà em chưa nắm vũng học tuần - HS: bảng , phấn, Tập viết, SHS III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Tiết 1 Khởi động: GV cho lớp hát vui Ôn tập: a Đọc - GV cho HS nhắc lại tất vần học tuần - HS nêu, GV kết hợp ghi bảng - HS đọc cá nhân, đồng vần - GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS - GV tăng cường luyện đọc lại cho em quên vần - GV chỉnh sửa, động viên cho HS đọc tốt - GV viết tiếng, từ, cụm từ câu có chứa vần học, định cho HS đọc - GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS tư đứng đọc, giọng đọc - HS nhận xét Tiết b Viết - GV cho HS viết bảng số vần em chưa nắm vững cách viết - HS nhận xét chữ viết bạn - GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS - GV nhận xét, chỉnh sửa chữ viết cho HS - HS đọc chữ vừa viết - Cho HS viết hoàn thành tập viết ( từ cụm từ câu văn ) từ 41 đến 45 - GV quan sát, nhắc nhở chỉnh sửa cho HS tư ngồi viết, cách cầm bút - GV nhận xét viết HS Củng cố: - GV nhận xét chung học - Chuẩn bị học tuần sau : Bài 46 ac ăc ( tiết 1) âc I MỤC TIÊU: Phẩm chất: Yêu nước : HS cảm nhận vẻ đẹp vùng đất Tổ quốc, từ yêu mến quê hương đất nước Năng lực chung: Tự chủ tự học: HS tự hoàn thành nhiệm vụ học tập Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ: - HS nhận biết đọc vần ac, ăc, âc; đọc tiếng, từ ngữ, câu có vần ac, ăc, âc ; hiểu trả lời câu hỏi có liên quan đến nội dung đọc - HS viết vần ac, ăc, âc ; viết tiếng, từ có vần ac, ăc, âc - HS phát triển kĩ nói lời xin phép - Phát triển cho HS kĩ quan sát, nhận biết chi tiết tranh phong cảnh II CHUẨN BỊ: - GV: Nắm vững đặc điểm phát âm ; cấu tạo quy trình viết vần ac, ăc, âc; đoạn văn ứng dụng “Nếu lên Tây Bắc….Sín Chải” viết bảng phụ - HS: bảng ; phấn; đồ dùng; Tập viết; SHS III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TIẾT 1.Khởi động( TGDK3 phút) a Mục tiêu: Củng cố cho HS Ôn tập b.Cách tiến hành: - Cho HS đọc lại từ câu tiết ôn tập ( HS đọc từ, HS đọc câu) - HS nhận xét bạn đọc - GV nhận xét Khám phá ( TGDK: 20 phút) * Hoạt động 1: Nhận biết (TGDK phút) a Mục tiêu: HS nhận biết vần ac, ăc, âc phát triển cho HS kĩ quan sát tranh b Cách tiến hành: - HS quan sát tranh (nhận biết SHS trang 104), GV hỏi: + Em thấy trong tranh ? - HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung - GV nói lại câu thuyết minh Tây Bắc có ruộng bậc thang, có thác nước - GV nói cho HS biết thêm vùng Tây Bắc, GV đọc câu thuyết minh - HS đọc cá nhân, đồng theo giáo viên - HS quan sát câu vừa đọc, rút vần học ac, ăc, âc - GV ghi bảng tên ac, ăc, âc * Hoạt động 2: Luyện đọc ( TGDK 15 phút) a Mục tiêu: HS đọc vần ac, ăc, âc tiếng, từ ngữ có chứa vần ac, ăc, âc b Cách tiến hành: 2.1 Đọc vần ( TGDK phút) - So sánh vần + GV giới thiệu vần ac, ăc, âc + Cho HS so sánh vần để tìm điểm giống khác + HS so sánh, trả lời + Các HS khác nhận xét + GV nhận xét, thống câu trả lời : Các vần giống có c cuối Khác chữ đứng trước a, ă, â - Đánh vần vần + GV đánh vần mẫu vần ac, ăc, âc + HS tiếp nối đánh vần ( cá nhân, đồng thanh) + GV nhận xét, chỉnh sửa cách đánh vần cho HS) - Đọc trơn vần: + HS đọc trơn vần ac, ăc, âc HS đọc cá nhân + GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS + Lớp đọc đồng - Ghép chữ tạo thành vần: + Cho HS ghép chữ để tạo thành vần + GV lưu ý HS dựa điểm giống vần để ghép + HS đọc cá nhân, đồng vần vừa ghép 2.2 Đọc tiếng: (TGDK - 7phút) - Đọc tiếng mẫu + GV giới thiệu mô hình tiếng mẫu: th ac thác + HS phân tích mơ hình tiếng + HS đánh vần tiếng + HS dùng chữ ghép tiếng + HS đánh vần cá nhân, đồng Đọc trơn tiếng thác ( cá nhân, đồng thanh) - Đọc tiếng SHS + GV đưa tiếng : lạc, nhạc, mặc, nhắc, gấc, giấc + Cho HS tìm vần học học, HS tìm nêu, đánh vần tiếng + HS đánh vần cá nhân, đồng tiếng + HS đọc trơn tiếng ( HS lúng túng, GV cho em đánh vần lại, sau đọc trơn) + HS đọc cá nhân, đồng + GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS 2.3 Đọc từ ngữ (TGDK phút) - GV đưa tranh minh họa cho từ ngữ: bác sĩ, mắc áo, gấc Sau lần đưa tranh GV nêu câu hỏi để rút từ - HS trả lời, GV nhận xét, kết hợp ghi bảng từ - HS tìm tiếng có vần ac, ăc, âc đánh vần, đọc trơn tiếng, từ - HS nhận xét bạn đọc - GV đọc mẫu - Cho HS đọc lại toàn từ : bác sĩ, mắc áo, gấc ( HS đọc cá nhân,đồng thanh) * Hoạt động 3: Viết bảng( TGDK 10 phút) a Mục tiêu: HS viết ac, ăc, âc cỡ chữ vừa vào bảng b Cách tiến hành: - Viết vần: + GV viết mẫu vần ac, ăc, âc + HS viết vào bảng + GV nhận xét, chinh sửa cho HS - Viết từ ngữ + GV viết bảng từ mắc áo, gấc, kết hợp hướng dẫn quy trình viết + HS viết vào bảng + HS nhận xét chữ viết bạn + GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS Thứ sáu , ngày 28 tháng 10 năm 2021 Bài 46 : ac ăc âc ( tiết 2) I MỤC TIÊU: Phẩm chất: Yêu nước : HS cảm nhận vẻ đẹp vùng đất Tổ quốc, từ yêu mến quê hương đất nước Năng lực chung: Tự chủ tự học: HS tự hoàn thành nhiệm vụ học tập Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ: - HS nhận biết đọc vần ac, ăc, âc; đọc tiếng, từ ngữ, câu có vần ac, ăc, âc ; hiểu trả lời câu hỏi có liên quan đến nội dung đọc - HS viết vần ac, ăc, âc ; viết tiếng, từ có vần ac, ăc, âc - HS phát triển kĩ nói lời xin phép - Phát triển cho HS kĩ quan sát, nhận biết chi tiết tranh phong cảnh II CHUẨN BỊ: - GV: Nắm vững đặc điểm phát âm ; cấu tạo quy trình viết vần ac, ăc, âc; đoạn văn ứng dụng “Nếu lên Tây Bắc….Sín Chải” viết bảng phụ - HS: bảng ; phấn; đồ dùng; Tập viết; SHS III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: * Khởi động : Cho lớp hát vui * Hoạt động 4: Viết vở( TGDK 15 phút) a Mục tiêu: HS viết ac, ăc, âc, mắc áo, gấc vào Tập viết cỡ chữ vừa b Cách tiến hành: - Cho HS đọc lại vần cần viết - GV nhận xét nêu yêu cầu viết - HS thực hành viết vào Tập viết 1, tập - GV quan sát, hỗ trợ cho HS gặp khó khăn viết viết chưa quy trình - HS nhận xét viết bạn - GV nhận xét chỉnh sửa cho HS * Hoạt động 5: Đọc câu( TGDK 10 phút) a Mục tiêu: HS trả lời câu hỏi liên quan đến nội dung tranh đoạn văn ứng dụng, đọc câu ứng dụng có vần ac, ăc, âc b Cách tiến hành: - GV treo bảng đoạn văn “ Nếu lên Tây Bắc… Sín Chải” đọc mẫu - HS đọc thầm lại đoạn văn, tìm tiếng có vần ac, ăc, âc - HS đánh vần tiếng có vần ac, ăc, âc sau đọc trơn tiếng (cá nhân, đồng thanh) - HS đọc cá nhân, lớp đọc đồng câu văn - GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS - GV cho HS trả lời câu hỏi nội dung đoạn đọc, GV hỏi: + Sa Pa đâu ? + Vào mùa hè, ngày Sa Pa có ngày ? + Sa Pa có ? - Vài HS trả lời, HS khác nhận xét - GV thống câu trả lời HS, miêu tả thêm cho HS thấy vẻ đẹp thiên nhiên vùng Tây Bắc vào mùa hè *Hoạt động 6: Nói theo tranh (TGDK 10 phút) a Mục tiêu: HS quan sát nói tình tranh Đóng vai nói lời Xin phép theo tình tranh b Cách tiến hành: - HS quan sát tranh phần Nói SHS( trang 105) - GV đặt câu hỏi cho HS trả lời : + Em thấy tranh ?( Lan , cha mẹ Lan) + Cha, mẹ làm ? + Lan định làm gì? + Em nghĩ, Lan mói với cha mẹ muốn bật ti vi ? - HS trả lời câu hỏi, GV nhận xét, thống câu trả lời HS - GV thống câu trả lời HS, kết hợp giáo dục HS biết nói lời Xin phép muốn xem ti vi Củng cố, dặn dò ( TGDK -5 phút) - Cho HS đọc lại vần vừa học - HS nhận xét, GV nhận xét, tuyên dương HS - Dặn HS ôn lại bài, thực hành nói lời Xin phép sống ngày MÔN: TIẾNG VIỆT Bài 47 : oc, ôc, uc, ưc ( tiết 1) I MỤC TIÊU: Phẩm chất: Yêu nước : HS cảm nhận vẻ đẹp cảnh vật, từ em biết yêu thiên nhiên yêu sống Năng lực chung: Tự chủ & tự học : Thông qua phần luyện nói HS biết bộc lộ sở thích thân Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ: - HS nhận biết đọc oc, ôc, uc, ưc ; đọc tiếng, từ ngữ, câu có vần oc, ơc, uc, ưc ; hiểu trả lời câu hỏi có liên quan đến nội dung đọc - HS viết vần oc, ôc, uc, ưc ; viết tiếng, từ có vần oc, ơc, uc, ưc - Phát triển vốn từ cho HS dựa từ ngữ chứa vần oc, ôc, uc, ưc - HS phát triển ngôn ngữ nói theo chủ điểm Say mê II CHUẨN BỊ: - GV: Nắm vững đặc điểm phát âm ; cấu tạo cách viết vần oc, ôc, uc, ưc ; Đoạn văn “Đi học về….Mẹ tắc khen Hà khéo tay” viết vào bảng phụ - HS: bảng ; phấn; đồ dùng; Tập viết; SHS III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TIẾT 1.Khởi động( TGDK phút) a Mục tiêu: Củng cố cho HS vần ac, ăc, âc b.Cách tiến hành: - Cho HS nhắc lại tên - Cho HS đọc lại vần, từ đoạn văn ứng dụng ac, ăc, âc - HS nhận xét, GV nhận xét Khám phá ( TGDK: 30 - 35 phút) * Hoạt động 1: Nhận biết (TGDK phút) a Mục tiêu: HS nhận biết vần oc, ôc, uc, ưc phát triển cho HS kĩ quan sát tranh b Cách tiến hành: - HS quan sát tranh (nhận biết SHS trang 106), GV hỏi: + Em thấy trong tranh ? - HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung - GV nhận xét, chốt lại nội dung tranh - GV treo nội dung câu thuyết minh: Ở góc vườn, cạnh gốc cau, khóm cúc nở hoa vàng rực - HS đọc cá nhân, đồng theo giáo viên - HS quan sát câu thuyết minh, rút vần học oc, ôc, uc, ưc - GV ghi bảng tên oc, ôc, uc, ưc * Hoạt động 2: Luyện đọc a Mục tiêu: HS đọc vần oc, ơc, uc, ưc tiếng, từ ngữ có chứa vần oc, ôc, uc, ưc b Cách tiến hành: 2.1 Đọc vần ( TGDK 10 phút) - So sánh vần + GV giới thiệu vần oc, ôc, uc, ưc + Cho HS so sánh vần để tìm điểm giống khác + HS so sánh, trả lời ( vần giống có kết thúc c) + Các HS khác nhận xét + GV nhận xét, thống câu trả lời - Đánh vần vần + GV hướng dẫn HS đánh vần vần + HS đánh vần (cá nhân, đồng thanh) + HS nhận xét + GV nhận xét, chỉnh sửa cách đánh vần cho HS - Đọc trơn vần: + HS đọc trơn vần + HS đọc cá nhân + GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS + Lớp đọc đồng 2.2 Đọc tiếng: (TGDK phút) - Đọc tiếng mẫu + GV giới thiệu mơ hình tiếng mẫu: g oc góc + HS phân tích, đánh vần đọc cá nhân, đồng tiếng mẫu + HS ghép bảng cài tiếng góc + GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS - Đọc tiếng SHS + GV đưa tiếng : học, sóc, cốc, lộc, chục, cúc, đức, mực + Cho HS tìm vần ao + HS lên bảng tìm, gạch chân vần, đánh vần tiếng + HS đánh vần cá nhân, đồng tiếng + HS đọc trơn tiếng ( HS hay quên, GV cho em đánh vần lại, sau đọc trơn) 2.3 Đọc từ ngữ (TGDK phút) - GV đưa tranh minh họa cho từ ngữ: sóc, cơc, máy xúc, mực, GV nêu câu hỏi để rút từ - HS trả lời, GV nhận xét, kết hợp ghi bảng từ - HS tìm tiếng có vần oc, ơc, uc, ưc đánh vần, đọc trơn tiếng, từ - GV đọc mẫu - HS đọc cá nhân, đồng - GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS * Hoạt động 3: Viết bảng( TGDK 10 phút) a Mục tiêu: HS viết oc, ôc, uc, ưc từ máy xúc, cốc, mực cỡ chữ vừa vào bảng b Cách tiến hành: - Viết vần + GV viết mẫu vần oc, ôc, uc, ưc + GV viết mẫu bảng lớp, vừa viết vừa nêu quy trình, HS theo dõi + HS tập viết nét không để định hình cách viết + HS viết vào bảng + HS nhận xét chữ viết bạn + GV nhận xét, chỉnh sửa chữ viết HS - Viết từ ngữ + GV viết bảng từ cốc, máy xúc, mục kết hợp hướng dẫn quy trình viết + HS viết vào bảng + HS nhận xét chữ viết bạn + GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS Củng cố, dặn dò ( TGDK -5 phút) - GV cho HS tìm tiếng, từ có vần oc, ôc, uc, ưc - GD học sinh chăm học tập Thứ bảy, ngày 29 tháng 10 năm 2021 Bài 47 : oc, ôc, uc, ưc ( tiết 2) I MỤC TIÊU: Phẩm chất: Yêu nước : HS cảm nhận vẻ đẹp cảnh vật, từ em biết yêu thiên nhiên yêu sống Năng lực chung: Tự chủ & tự học : Thơng qua phần luyện nói HS biết bộc lộ sở thích thân Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ: - HS nhận biết đọc oc, ôc, uc, ưc ; đọc tiếng, từ ngữ, câu có vần oc, ơc, uc, ưc ; hiểu trả lời câu hỏi có liên quan đến nội dung đọc - HS viết vần oc, ôc, uc, ưc ; viết tiếng, từ có vần oc, ơc, uc, ưc - Phát triển vốn từ cho HS dựa từ ngữ chứa vần oc, ôc, uc, ưc - HS phát triển ngơn ngữ nói theo chủ điểm Say mê II CHUẨN BỊ: - GV: Nắm vững đặc điểm phát âm ; cấu tạo cách viết vần oc, ôc, uc, ưc ; Đoạn văn “Đi học về….Mẹ tắc khen Hà khéo tay” viết vào bảng phụ - HS: bảng ; phấn; đồ dùng; Tập viết; SHS III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: * Khởi động : Cho lớp hát vui * Hoạt động 4: Viết vở( TGDK 15 phút) a Mục tiêu: HS viết oc, ôc, uc, ưc từ cốc, máy xúc, mực vào Tập viết cỡ chữ vừa b Cách tiến hành: - GV nêu yêu cầu viết - HS thực hành viết vào Tập viết 1, tập - GV quan sát, hỗ trợ cho HS gặp khó khăn viết viết chưa quy trình - HS nhận xét viết bạn - GV nhận xét chỉnh sửa cho HS * Hoạt động 5: Đọc câu( TGDK 10 phút) a Mục tiêu: HS đọc đoạn văn, trả lời câu hỏi liên quan đến nội đoạn văn vừa đọc b Cách tiến hành: - GV đọc mẫu đoạn văn - Cho HS xác định số câu có đoạn văn - HS đọc thầm lại bài, tìm tiếng có vần oc, ôc, uc, ưc - HS đánh vần tiếng có vần oc, ơc, uc, ưc sau đọc trơn tiếng ( cá nhân, đồng thanh) - HS đọc cá nhân, lớp đọc đồng câu đoạn văn - GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS - GV nêu câu hỏi nội dung đoạn đọc: + Đi học về, Hà thấy ? + Hà hái cúc làm ? + Mẹ khen ? - Vài HS trả lời, HS khác nhận xét - GV thống câu trả lời HS *Hoạt động 6: Nói theo tranh (TGDK 10 phút) a Mục tiêu: HS quan sát nói tình tranh HS biết bộc lộ sở thích thân b Cách tiến hành: - HS quan sát tranh phần Nói SHS( trang 107) - GV đặt câu hỏi cho HS trả lời : + Có tranh ? + Theo em, bạn đáng làm ? + Sở thích em ? - HS trả lời câu hỏi - GV nhận xét, động viên em cố gắng đạt sở thích Củng cố, dặn dị ( TGDK -5 phút) - GV cho HS tìm tiếng, từ có vần oc, ôc, uc, ưc - GD học sinh chăm học tập - Thứ bảy , ngày 29 tháng 10 năm 2021 : Bài 48 at ( tiết) ăt ât I MỤC TIÊU: Phẩm chất: - Nhân : cảm nhận tình cảm gần gũi HS lớp học tình cảm gia đình, từ thêm u mến gia đình lớp học - Trung thực: Nhận xét bạn Năng lực chung: Giao tiếp hợp tác: HS phát triển kĩ nói lời Xin phép Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ: - HS nhận biết đọc vần atm ât, ât ; đọc tiếng, từ ngữ, câu có vần at, ăt, ât ; hiểu trả lời câu hỏi có liên quan đến nội dung đọc - HS viết vần at, ăt, ât ; viết tiếng, từ có vần at, ăt, ât - Phát triển kĩ quan sát, nhận biết chi tiết tranh hoạt động người II CHUẨN BỊ: - GV: Nắm vững đặc điểm phát âm ; cấu tạo cách viết vần at, ăt, ât ; câu thuyết minh tranh câu ứng dụng viết bảng phụ - HS: bảng ; phấn; đồ dùng; Tập viết; SHS III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TIẾT 1.Khởi động( TGDK phút) a Mục tiêu: Củng cố cho HS vần oc, ôc, uc, ưc b.Cách tiến hành: - Cho HS nhắc lại tên - Cho HS đọc lại vần, từ đoạn văn ứng dụng oc, ôc, uc, ưc (3HS đọc, lớp đọc đồng thanh) - HS nhận xét, GV nhận xét Khám phá ( TGDK: 30 - 35 phút) * Hoạt động 1: Nhận biết (TGDK phút) a Mục tiêu: HS nhận biết vần at, ăt, ât phát triển cho HS kĩ quan sát tranh b Cách tiến hành: - HS quan sát tranh (SHS trang 108), GV hỏi: + Em thấy trong tranh ? - HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung - GV nhận xét, nói câu thuyết minh treo câu thuyết minh lên bảng Nam bắt nhịp cho tất bạn hát - GV đọc câu thuyết minh - HS đọc đồng theo giáo viên - HS quan sát câu thuyết minh, rút vần học at, ăt, ât - GV giới thiệu ghi bảng tên at, ăt, ât * Hoạt động 2: Luyện đọc a Mục tiêu: HS đọc vần at, ăt, ât tiếng, từ ngữ có chứa vần at, ăt,ât b Cách tiến hành: 2.1 Đọc vần (TGDK 10 phút) - So sánh vần at, ăt, ât + GV giới thiệu vần at, ăt, ât + Cho HS so sánh vần at, ăt, ât để tìm điểm giống khác + HS so sánh, trả lời + Các HS khác nhận xét + GV nhận xét, thống câu trả lời : Các vần giống có t âm cuối Khác chữ đứng trước a, ă, â - Đánh vần vần + GV hướng dẫn HS đánh vần vần + HS đánh vần ( cá nhân, đồng thanh) + HS nhận xét + GV nhận xét, chỉnh sửa cách đánh vần cho HS - Đọc trơn vần: + HS đọc trơn vần at, ăt, ât + HS đọc cá nhân + GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS + Lớp đọc đồng - Ghép chữ tạo thành vần: + Cho HS ghép vần at, ăt, ât vào bảng cài + HS nhận xét bảng ghép bạn + GV nhận xét + HS đọc cá nhân, đồng vần vừa ghép 2.2 Đọc tiếng: (TGDK phút) - Đọc tiếng mẫu + GV giới thiệu mơ hình tiếng mẫu hát h at hát + GV u cầu HS phân tích mơ hình tiếng hát + HS dùng chữ ghép mơ hình tiếng + GV đánh vần mẫu + HS đánh vần cá nhân, đồng + HS đọc trơn tiếng hát cá nhân, đồng - Đọc tiếng SHS + GV đưa tiếng : bát, lạt, sắt, gặt, đất, gật + Cho HS tìm vần học + HS đánh vần cá nhân, đồng tiếng + HS đọc trơn tiếng, HS đọc chậm đánh vần sau đọc trơn 2.3 Đọc từ ngữ (TGDK phút) - GV đưa tranh minh họa cho từ ngữ: bãi cát, mặt trời, bật lửa Sau lần đưa tranh GV nêu câu hỏi để rút từ - HS trả lời, GV nhận xét, kết hợp ghi bảng từ - HS tìm tiếng có học đánh vần, đọc trơn tiếng, từ - GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS GV kết hợp giải nghĩa từ bật lửa hay gọi hộ quẹt - Cho HS đọc lại toàn từ : bãi cát, mặt trời, bật lửa - GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS * Hoạt động 3: Viết bảng( TGDK 10 phút) a Mục tiêu: HS viết at,ăt, ât, mặt trời, bật lửa cỡ chữ vừa vào bảng b Cách tiến hành: - Viết vần + GV viết mẫu bảng lớp vần at, ăt,ât vừa viết vừa nêu quy trình, HS theo dõi + HS tập viết nét không để định hình cách viết + Lưu ý HS nét nối từ a, ă, â sang t + HS viết vần vào bảng con, GV theo dõi, hỗ trợ HS viết + HS nhận xét chữ viết bạn + GV nhận xét, chỉnh sửa chữ viết HS - Viết từ ngữ + GV viết bảng từ mặt trời, bật lửa , kết hợp hướng dẫn quy trình viết + HS viết vào bảng + HS nhận xét chữ viết bạn + GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS TIẾT * Khởi động : Cho lớp hát vui * Hoạt động 4: Viết vở( TGDK 15 phút) a Mục tiêu: HS viết at, ăt, ât, mặt trời, bật lửa vào Tập viết cỡ chữ vừa b Cách tiến hành: - GV nêu yêu cầu cần viết - HS thực hành viết vào Tập viết 1, tập - GV quan sát, hỗ trợ cho HS gặp khó khăn viết viết chưa quy trình - HS nhận xét viết bạn - GV nhận xét chỉnh sửa cho HS * Hoạt động 5: Đọc đoạn( TGDK 10 phút) a Mục tiêu: HS trả lời câu hỏi liên quan đến nội dung tranh đọc câu ứng dụng có vần at, ăt, ât; HS cảm nhận tình cảm gia đình, từ thêm u mến gia đình b Cách tiến hành: - GV đọc mẫu đoạn văn - HS đọc thầm lại bài, tìm tiếng có vần at, ăt, ât - HS đánh vần tiếng có vần at, ăt, ât đánh vần tiếng vừa tìm - HS đọc cá nhân, lớp đọc đồng đoạn văn vần - GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS - GV nêu câu hỏi: + Hè đến, gia đình nam đâu ? + Mẹ Nam chuẩn bị ? + Vì Nam vui ? - HS trả lời, GV nhận xét chỉnh sửa câu trả lời HS *Hoạt động 6: Nói theo tranh (TGDK 10 phút) a Mục tiêu: HS quan sát nói tình tranh, phát triển cho em kĩ nói lịi Xin phép b Cách tiến hành: - HS quan sát tranh phần Nói SHS ( trang 109) - GV đặt câu hỏi cho HS trả lời : + Em nhìn thấy có tranh ? + Có đồ chơi tranh ? + Theo em, bạn nhỏ muốn chơi đồ chơi phải nói với bác chủ nhà ? - HS trả lời HS khác nhận xét, bổ sung - GV thống câu trả lời HS, GV giúp HS dến chơi nhà hàng xóm muốn chơi đồ chơi bạn nhỏ em cần nói lời xin phép chơi, khơng tự ý sử dụng chưa cho phép Củng cố, dặn dò ( TGDK -5 phút) - GV cho HS tìm từ có vần at, ăt, ât đọc lại từ vừa tìm - HS nhận xét, GV nhận xét - Dặn HS ôn lại bài, thực hành giao tiếp trường, gia đình - ... Hoạt động 1: Đọc âm, tiếng, từ a Mục tiêu: HS đọc xác âm, tiếng, từ có chứa âm dấu học b Cách tiến hành: - Đọc tiếng: HS ghép âm đầu với nguyên âm để tạo thành tiếng bảng SHS trang 32 có ngang, sau... Đọc tiếng SHS + GV viết bảng tiếng kí, kỉ, kĩ u cầu HS tìm điểm chung tiếng + HS trả lời, sau đánh vần tiếng + HS đọc trơn tiếng vừa đánh vần + GV viết bảng : kẽ, kẻ, kệ + HS tìm điểm chung tiếng, ... Đọc tiếng chứa âm l + GV viết bảng : li, lọ, lỡ + HS tìm điểm chung tiếng, sau đánh vần đọc trơn tiếng + HS đọc lại tất tiếng - Ghép chữ tạo tiếng + HS tìm chữ l, h chữ học, ghép thành tiếng

Ngày đăng: 30/10/2021, 10:01

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • TUẦN 1

    • Thứ hai, ngày 13 tháng 9 năm 2021

    • Thứ tư ngày 15 tháng 9 năm 2021

    • Thứ năm, ngày 16 tháng 9 năm 2021

    • Thứ sáu, ngày 17 tháng 9 năm 2021

    • Thứ bảy, ngày 18 tháng 9 năm 2021

    • TUẦN 2

      • Thứ ba , ngày 21 tháng 9 năm 2021

      • Thứ tư, ngày 22 tháng 9 năm 2021

      • Thứ 5, ngày 23 tháng 9 năm 2021

      • Thứ sáu, ngày 24 tháng 9 năm 2021

      • Thứ bảy, ngày 25 tháng 9 năm 2021

      • TUẦN 3

      • Thứ hai, ngày 27 tháng 9 năm 2021

        • Thứ tư, ngày 29 tháng 9 năm 2021

        • Thứ năm , ngày 30 tháng 9 năm 2021

        • Thứ sáu, ngày 1 tháng 10 năm 2021

        • Thứ bảy, ngày 2 tháng 10 năm 2021

        • TUẦN 5

          • Thứ 2 ngày 11 tháng 10 năm 2021

          • Thứ ba , ngày 12 tháng 10 năm 2021

          • Thứ năm , ngày 14 tháng 10 năm 2021

          • Thứ sáu ,ngày 15 tháng 10 năm 2021

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan