1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện công tác lập kế hoạch kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn tài chính quốc tế - IFC

102 570 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 102
Dung lượng 1,03 MB

Nội dung

Hoàn thiện công tác lập kế hoạch kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn tài chính quốc tế - IFC

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn đầu tiên của một cuộc kiểm toán cóvai trò quan trọng, chi phối tới chất lượng và hiệu quả chung của toàn bộcuộc kiểm toán Kế hoạch kiểm toán là đúng đắn sẽ là cơ sở để KTV thuthập bằng chứng hợp lý để đưa ra ý kiến xác đáng về tình hình tài chính củakhách hàng

Trong điều kiện Việt Nam hiện nay, hoạt động kiểm toán nói chungcũng như hoạt động kiểm toán độc lập nói riêng là những hoạt động hết sứcmới mẻ Trong khi hành lang pháp lý cho hoạt động kiểm toán chưa đầyđủ, nội dung, quy trình cũng như phương pháp được vận dụng trong cáccuộc kiểm toán ở Việt Nam mới ở giai đoạn đầu, nguồn tài liệu thiếu cả vềsố lượng và chất lượng Do vậy, việc lập kế hoạch kiểm toán cần được coitrọng để đảm bảo chất lượng và hiệu quả cho cuộc kiểm toán.

Với ý nghĩa đó, Em đã chọn Đề tài “Hoàn thiện công tác lập kế hoạchkiểm toán của Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn tài chính quốc tế -IFC ” làm Chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.

Em xin chân thành cảm ơn Thầy giáo GS.TS Nguyễn Quang Quynh vàcác anh chị kiểm toán viên tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn tàichính quốc tế - IFC đã hướng dẫn và giúp đỡ Em hoàn thành Chuyên đềthực tập tốt nghiệp này.

Trang 2

PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁNTRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

1.1 Khái quát về lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tàichính

1.1.1 Ý nghĩa của việc lập kế hoạch kiểm toán

Lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn đầu tiên mà KTV thực hiện trongmỗi cuộc kiểm toán nhằm tạo ra các điều kiện pháp lý cũng như các điềukiện cần thiết khác cho kiểm toán Việc lập kế hoạch kiểm toán đã đượcquy định rõ ràng trong các Chuẩn mực Kiểm toán hiện hành, Chuẩn mựcThứ Tư trong mười Chuẩn mực Kiểm toán được thừa nhận rộng rãi(GAAS) đòi hỏi công tác kiểm toán phải được lập kế hoạch đầy đủ và cáctrợ lý nếu có phải giám sát đúng đắn Trong Chuẩn mực Kiểm toán ViệtNam Số 300 cũng nêu rõ “ Kiểm toán viên và công ty kiểm toán cần lập kếhoạch kiểm toán để đảm bảo cuộc kiểm toán được tiến hành một cách có

hiệu quả” ( Mục 02 - Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam Số 300 )

Kế hoạch kiểm toán phải được lập cho mọi cuộc kiểm toán Kế hoạchkiểm toán phải được lập một cách thích hợp nhằm đảm bảo khái quát hếtcác khía cạnh trọng yếu của một cuộc kiểm toán; phát hiện gian lận, rủi rovà những vấn đề tiềm ẩn, đảm bảo cuộc kiểm toán được hoàn thành đúngthời hạn Như vậy, việc lập kế hoạch kiểm toán không chỉ xuất phát từ yêucầu chính của cuộc kiểm toán nhằm chuẩn bị những điều kiện cơ bản trongcông tác kiểm toán mà còn là nguyên tắc cơ bản trong công tác kiểm toánđã được quy định thành Chuẩn mực và đòi hỏi các kiểm toán viên phải tuântheo đầy đủ nhằm đảm bảo tiến hành công tác kiểm toán có hiệu quả vàchất lượng.

Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam Số 300 chia kế hoạch kiểm toánthành ba bộ phận: kế hoạch chiến lược, kế hoạch tổng thể và chương trìnhkiểm toán.

Trang 3

Kế hoạch chiến lược là định hướng cơ bản, nội dung trọng tâm và

phương pháp tiếp cận chung của cuộc kiểm toán do cấp chỉ đạo vạch ra dựatrên hiểu biết về tình hình hoạt động và môi trường kinh doanh của đơn vịđược kiểm toán Theo Chuẩn mực kiểm toán Số 300: “ Kế hoạch chiếnlược phải được lập cho các cuộc kiểm toán lớn về quy mô, tính chất phứctạp, địa bàn hoạt động và kiểm toán Báo cáo tài chính của nhiều năm” (

Mục 13 - Chuẩn mực Kiểm toán Số 300)

Cuộc kiểm toán lớn về quy mô là cuộc kiểm toán BCTC tổng hợp (hoặcBCTC hợp nhất) của tổng công ty, trong đó có nhiều công ty, đơn vị trựcthuộc cùng loại hình hoặc khác loại hình kinh doanh.

Cuộc kiểm toán có tính chất phức tạp là cuộc kiểm toán có tranh chấp,kiện tụng hoặc có nhiều hoạt động mới mà KTV và công ty kiểm toán chưacó nhiều kinh nghiệm.

Cuộc kiểm toán địa bàn rộng là cuộc kiểm toán của đơn vị có nhiều đơnvị cấp dưới nằm trên nhiều tỉnh thành kể cả các chi nhánh ở nước ngoài.

Kế hoạch chiến lược vạch ra mục tiêu, định hướng cơ bản, nội dungtrọng tâm, phương pháp tiếp cận và tiến trình của cuộc kiểm toán Kếhoạch chiến lược do người phụ trách kiểm toán lập và được Giám đốc côngty kiểm toán phê duyệt Nó là cơ sở lập kế hoạch kiểm toán tổng thể, đồngthời là cơ sở chỉ đạo thực hiện và soát xét kết quả cuộc kiểm toán Kếhoạch chiến lược được lập thành một văn bản riêng hoặc lập thành mộtphần riêng trong kế hoạch kiểm toán tổng thể.

Hiện nay, nhu cầu kiểm toán ngày một tăng cao Khách hàng của cáccông ty kiểm toán có thể hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau hoặcthuộc những loại hình doanh nghiệp khác nhau Để đảm bảo chất lượngcuộc kiểm toán, đối với những khách hàng có quy mô lớn, hoạt động tronglĩnh vực phức tạp thì các công ty kiểm toán cần thực hiện lập kế hoạchchiến lược để có những hướng dẫn cụ thể hơn cho việc lập kế hoạch kiểmtoán tổng thể và cũng là cơ sở chỉ đạo thực hiện và soát xét kết quả cuộc

Trang 4

kiểm toán.

Kế hoạch kiểm toán tổng thể là việc cụ thể hoá kế hoạch chiến lược và

phương pháp tiếp cận chi tiết về nội dung, lịch trình và phạm vi dự kiến củacác thủ tục kiểm toán

Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam Số 300:

“Kế hoạch kiểm toán tổng thể phải được lập cho mọi cuộc kiểm toán,trong đó mô tả phạm vi dự kiến và cách thức tiến hành công việc kiểmtoán Kế hoạch kiểm toán tổng thể phải đầy đủ, chi tiết làm cơ sở cho việc

lập chương trình kiểm toán.” ( Mục 21 - Chuẩn mực Kiểm toán Số 300)

Kế hoạch kiểm toán tổng thể là cụ thể hoá, chi tiết kế hoạch chiến lượcvà cũng là cơ sở cho việc lập chương trình kiểm toán Vì vậy, kế hoạchkiểm toán tổng thể phải xem xét và thu thập một số thông tin như hoạtđộng của đơn vị khách hàng, hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nộibộ, rủi ro và mức độ trọng yếu của cuộc kiểm toán

Kế hoạch kiểm toán tổng thể được lập tuỳ theo đặc điểm của từng cuộckiểm toán, theo quy mô của khách hàng.

Chương trình kiểm toán là những dự kiến chi tiết về công việc kiểm

toán cần thực hiện, thời gian hoàn thành và sự phân công lao động giữa cácKTV cũng như dự kiến về những tư liệu, thông tin liên quan cần sử dụngvà thu thập Trọng tâm của chương trình kiểm toán là các thủ tục kiểm toáncần thiết thực hiện đối với từng khoản mục hay bộ phận được kiểm toán.

1.1.2 Vai trò của lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính.

Lập kế hoạch kiểm toán có vai trò quan trọng, chi phối tới chất lượngvà hiệu quả chung của toàn bộ cuộc kiểm toán Ý nghĩa của giai đoạn nàythể hiện ở một số điểm sau:

Thứ nhất: Kế hoạch kiểm toán giúp KTV thu thập được các bằng

chứng kiểm toán đầy đủ và có giá trị làm cơ sở để đưa ra các ý kiến xácđáng về các báo cáo tài chính, từ đó giúp KTV hạn chế những sai sót, giảmthiểu trách nhiệm pháp lý, nâng cao hiệu quả công việc và giữ uy tín nghề

Trang 5

nghiệp đối với khách hàng;

Thứ hai: Kế hoạch kiểm toán giúp các KTV có thể phối hợp hiệu quả

với nhau cũng như phối hợp hiệu quả với các bộ phận có liên quan nhưkiểm toán nội bộ, các chuyên gia bên ngoài, đồng thời qua sự phối hợp hiệuquả đó, nâng cao chất lượng của cuộc kiểm toán, đồng thời nâng cao uy tínvới khách hàng;

Thứ ba: Kế hoạch kiểm toán thích hợp là căn cứ để công ty kiểm toán

tránh xảy ra những bất đồng với khách hàng Trên cơ sở kế hoạch kiểmtoán đã lập, KTV thống nhất với khách hàng về nội dung công việc sẽ thựchiện, thời gian tiến hành kiểm toán;

Thứ tư: Căn cứ vào kế hoạch kiểm toán đã được lập, kiểm toán viên có

thể kiểm soát và đánh giá chất lượng công việc đã và đang thực hiện, gópphần nâng cao chất lượng và hiệu quả của cuộc kiểm toán;

1.2 Trình tự lập kế hoạch kiểm toán

1.2.1 Lập kế hoạch chiến lược

Kế hoạch chiến lược được lập cho các cuộc kiểm toán phức tạp về quimô và tính chất.

Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam Số 300, Kế hoạch chiến lượcvạch ra mục tiêu, định hướng cơ bản, nội dung trọng tâm, phương pháp tiếpcận và tiến trình của cuộc kiểm toán Nội dung và các bước công việc củakế hoạch chiến lược gồm:

Thứ nhất: Tình hình kinh doanh của khách hàng (tổng hợp thông tin về

lĩnh vực hoạt động, loại hình doanh nghiệp, hình thức sở hữu, công nghệsản xuất, tổ chức bộ máy quản lý và thực tiễn hoạt động của đơn vị) đặcbiệt lưu ý đến những nội dung chủ yếu như: động lực cạnh tranh, phân tíchthái cực kinh doanh của doanh nghiệp cũng như các yếu tố về sản phẩm, thịtrường tiêu thụ, giá cả và các hoạt động hỗ trợ sau bán hàng…;

Thứ hai: Xác định những vấn đề liên quan đến báo cáo tài chính như

chế độ kế toán, chuẩn mực kế toán áp dụng, yêu cầu về lập báo cáo tài

Trang 6

chính và quyền hạn của công ty;

Thứ ba: Xác định những vùng chủ yếu của doanh nghiệp và ảnh hưởng

của nó tới báo cáo tài chính (đánh giá ban đầu về rủi ro tiềm tàng và rủi rokiểm soát);

Thứ tư: Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ;

Thứ năm: Xác định mục tiêu kiểm toán trọng tâm và phương pháp tiếp

cận kiểm toán;

Thứ sáu: Xác định nhu cầu về sự hợp tác của các chuyên gia: Chuyên

gia tư vấn pháp luật, kiểm toán viên nội bộ, kiểm toán viên khác và cácchuyên gia khác như kỹ sư xây dựng, kỹ sư nông nghiệp…;

Thứ bảy: Dự kiến nhóm trưởng và thời gian thực hiện;

Thứ tám: Giám đốc duyệt và thông báo kế hoạch chiến lược cho nhóm

kiểm toán Căn cứ kế hoạch chiến lược đã được phê duyệt, trưởng nhómkiểm toán lập kế hoạch kiểm toán tổng thể và chương trình kiểm toán;

1.2.2 Lập kế hoạch tổng thể

Kế hoạch kiểm toán được hiểu là những định hướng cơ bản cho mộtcuộc kiểm toán dựa trên hiểu biết của công ty kiểm toán về tình hình hoạtđộng của khách hàng và trọng tâm của cuộc kiểm toán

Lập kế hoạch kiểm toán gồm kế hoạch kiểm toán tổng quát và kế hoạchkiểm toán cụ thể, gồm sáu bước công việc sau:

Trang 7

Sơ đồ 1.1 : Lập kế hoạch kiểm toán và thiết kế phương pháp kiểmtoán

Chuẩn bị cho kế hoạch kiểm toánThu thập thông tin cơ sở

Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng và thực hiện các thủtục phân tích

Đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán

Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soátLập kế hoạch kiểm toán toàn diện và soạn thảo chương trình kiểm toán

1.2.2.1 Chuẩn bị cho kế hoạch kiểm toán

1.2.2.1.1Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán

Việc đánh giá chấp nhận một khách hàng mới hay tiếp tục cho mộtkhách hàng cũ nhằm giảm thiểu khả năng làm tăng rủi ro cho hoạt động củakiểm toán viên hay làm hại đến uy tín của công ty kiểm toán Để làm đượcđiều đó, kiểm toán viên phải tiến hành các công việc sau:

Thứ nhất: Xem xét hệ thống kiểm soát chất lượng;

Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam Số 220, chất lượng kiểm toán làmức độ thoả mãn của các đối tượng sử dụng kết quả kiểm toán về tínhkhách quan và độ tin cậy vào ý kiến kiểm toán của KTV, đồng thời thoảmãn mong muốn của đơn vị được kiểm toán về những ý kiến đóng góp củaKTV nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, trong thời gian địnhtrước với giá phí thích hợp Như vậy, một cuộc kiểm toán đảm bảo chấtlượng là một cuộc kiểm toán mà ý kiến KTV đưa ra phải thoả mãn mongmuốn của người sử dụng thông tin và của chính đơn vị được kiểm toán Vìvậy, việc xem xét có đảm bảo được chất lượng hoạt động kiểm toán haykhông nếu chấp nhận yêu cầu kiểm toán của khách hàng là công việc quantrọng và cần thiết Tuy nhiên, tại các công ty khác nhau, tiêu thức để đánh

Trang 8

giá chất lượng kiểm toán có thể không giống nhau nhưng được xây dựngtheo những quy định và hướng dẫn trong Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam.

Sau khi xem xét, nếu nhận thấy trong một thời điểm nhất định, với mộtkhách hàng cụ thể, công ty kiểm toán không thể đảm bảo chất lượng củacuộc kiểm toán do những nguyên nhân chủ quan và khách quan thì sẽ phảitính đến việc từ chối kiểm toán.

Thứ hai: Tính liêm chính của ban giám đốc khách hàng;

Tính liêm chính của Ban Giám đốc là bộ phận cấu thành then chốt củamôi trường kiểm soát, là nền tảng cho tất cả các bộ phận khác của hệ thốngkiểm soát nội bộ Môi trường kiểm soát ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quảcủa các thủ tục kiểm soát Vì vậy, tính liêm chính của ban giám đốc rấtquan trọng đối với quy trình kiểm toán bởi lẽ ban giám đốc có thể phản ánhsai các nghiệp vụ hoặc dấu diếm các thông tin dẫn tới sai sót trên báo cáotài chính.

Thêm vào đó, Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam Số 240 – Gian lận vàsai sót, nhấn mạnh tầm quan trọng về đặc thù của Ban Giám đốc và ảnhhưởng của nó tới môi trường kiểm soát như nhân tố rủi ro ban đầu của việcbáo cáo gian lận các thông tin tài chính Những nghi ngại về tính liêmchính của ban giám đốc có thể nghiêm trọng đến nỗi KTV kết luận rằngcuộc kiểm toán không thể thực hiện được.

Thứ ba: Liên lạc với KTV tiền nhiệm;

Đối với khách hàng mà trước đây được kiểm toán bởi một công ty kiểmtoán khác thì KTV mới chủ động liên lạc với KTV cũ, tìm hiểu một sốthông tin quan trọng như tính liêm chính của ban giám đốc, các vấn đề củanăm trước, lý do khách hàng thay đổi KTV.

Đối với khách hàng mà chưa từng được kiểm toán lần nào, KTV thuthập thông tin về khách hàng qua sách báo, tạp chí, thẩm tra các bên thôngtin về khách hàng như ngân hàng…

Đối với khách hàng cũ, hàng năm, KTV cập nhật thông tin về khách

Trang 9

hàng và đánh giá xem liệu có rủi ro nào khiến KTV phải ngừng cung cấpdịch vụ kiểm toán hay không Giữa khách hàng và công ty kiểm toán cómâu thuẫn nào không, có nghiêm trọng không, có ảnh hưởng kết quả kiểmtoán không.

1.2.2.1.2 Nhận diện các lý do kiểm toán của khách hàng

Thực chất, việc nhận diện các lý do kiểm toán của khách hàng là xácđịnh người sử dụng BCTC và mục đích sử dụng báo cáo của họ.

Để biết được điều đó, KTV phỏng vấn trực tiếp ban giám đốc kháchhàng (đối với khách hàng mới) hoặc dựa vào kinh nghiệm của cuộc kiểmtoán được thực hiện trước đó (đối với khách hàng cũ) Việc xác định ngườisử dụng BCTC và mục đích của họ là hai yếu tố chính ảnh hưởng đến sốlượng bằng chứng cần thu thập và mức độ chính xác của các ý kiến màkiểm toán viên đưa ra trong Báo cáo kiểm toán Cụ thể, nếu các BCTCđược sử dụng rộng rãi thì mức độ trung thực, hợp lý của các thông tin trênBCTC được đòi hỏi càng cao và do đó số lượng bằng chứng kiểm toán cầnthu thập cũng như qui mô và độ phức tạp của cuộc kiểm toán cần tăng lên.Điều này lại đòi hỏi phải có số lượng và cơ cấu kiểm toán viên thích hợp đểthực hiện cuộc kiểm toán Như vậy, thông tin qua việc nhận diện lý dokiểm toán của khách hàng, công ty kiểm toán cần ước lượng mức độ phứctạp của cuộc kiểm toán, từ đó lựa chọn đội ngũ nhân viên thích hợp để thựchiện cuộc kiểm toán.

1.2.2.1.3 Lựa chọn đội ngũ nhân viên thực hiện kiểm toán

Lựa chọn đội ngũ nhân viên kiểm toán thích hợp cho cuộc kiểm toánkhông chỉ hướng tới hiệu quả của cuộc kiểm toán mà còn tuân thủ cácChuẩn mực Kiểm toán chung được thừa nhận Chuẩn mực Kiểm toánchung đầu tiên đã nêu rõ quá trình kiểm toán phải được thực hiện bởi mộthoặc nhiều người đã được đào tạo đầy đủ, thành thạo như một kiểm toánviên Việc lựa chọn này được tiến hành trên yêu cầu về số người, trình độkhả năng và yêu cầu chuyên môn kĩ thuật và thường do Ban Giám đốc

Trang 10

công ty kiểm toán trực tiếp chỉ đạo.

Trong quá trình lựa chọn đội ngũ nhân viên thực hiện kiểm toán, côngty kiểm toán cần quan tâm tới ba vấn đề sau:

Thứ nhất: Nhóm kiểm toán có những người có khả năng giám sát thích

đáng các nhân viên mới chưa có nhiều kinh nghiệm;

Thứ hai: Công ty kiểm toán cần tránh thay đổi KTV trong các cuộc

kiểm toán cho một khách hàng trong nhiểu năm Việc tham gia kiểm toáncho một khách hàng trong nhiều năm có thể giúp KTV tích luỹ được nhiềukinh nghiệm cũng như có được hiểu biết sâu sắc về ngành nghề kinh doanhcủa khách hàng đang được kiểm toán;

Thứ ba: ưu tiên KTV có kiến thức và kinh nghiệm về ngành nghề kinh

doanh của khách hàng thực hiện kiểm toán;

Việc quan tâm đầy đủ các vấn đề trên khi lựa chọn đội ngũ kiểm toán sẽgóp phần giúp công ty kiểm toán thực hiện cuộc kiểm toán chất lượng vàcó hiệu quả.

1.2.2.1.4 Hợp đồng kiểm toán

Hợp đồng kiểm toán là sự thoả thuận chính thức bằng văn bản giữacông ty kiểm toán và khách hàng về các điều khoản và điều kiện thực hiệnkiểm toán của khách hàng và công ty kiểm toán, trong đó xác định mụctiêu, phạm vi kiểm toán, quyền và trách nhiệm của mỗi bên, hình thức Báocáo kiểm toán, thời gian thực hiện và các điều khoản về phí, về xử lý khitranh chấp hợp đồng Hợp đồng kiểm toán phải được lập và ký chính thứctrước khi tiến hành công việc kiểm toán nhằm bảo vệ lợi ích của kháchhàng và công ty kiểm toán.

Hợp đồng kiểm toán sẽ bao gồm các nội dung sau:

Một là, Mục đích và phạm vi kiểm toán: Mục tiêu của cuộc kiểm toán là

cái đích cần đạt tới đồng thời là thước đo kết quả của mỗi cuộc kiểm toáncụ thể Phạm vi kiểm toán là giới hạn về không gian và thời gian của đốitượng kiểm toán, thường được xác định cùng với việc xác định mục tiêu

Trang 11

của cuộc kiểm toán Trong cuộc kiểm toán BCTC, phạm vi kiểm toánthường là toàn bộ BCTC của một năm tài chính.

Hai là, Trách nhiệm của BGĐ khách hàng và KTV : Ban Giám đốc có

trách nhiệm trong việc lập và trình bày trung thực các thông tin trên BCTC,KTV có trách nhiệm đưa ra ý kiến độc lập về BCTC dựa trên kết quả củacuộc kiểm toán và trách nhiệm của công ty khách hàng trong việc cung cấptài liệu và thông tin liên quan đến công việc kiểm toán.

Ba là, Hình thức thông báo kết quả kiểm toán: Kết quả kiểm toán

thường được biểu hiện cụ thể dưới một Báo cáo kiểm toán có kèm theo mộtthư quản lý trong đó nêu rõ những khiếm khuyết của hệ thống kiểm soátnội bộ hoặc những gợi ý sửa chữa khiếm khuyết này.

Bốn là, Thời gian tiến hành cuộc kiểm toán bao gồm: thời gian nghiên

cứu sơ bộ, thời gian kiểm toán chính thức, thời điểm kết thúc kiểm toán vàphát hành Báo cáo kiểm toán.

Năm là, Căn cứ tính giá phí cuộc kiểm toán và hình thức thanh toán.Sáu là, Xác định rằng kiểm toán viên không chịu trách nhiệm những sai

sót do bản chất và hạn chế vốn có của hệ thống kế toán, kiểm soát nội bộ vàkiểm toán.

Hợp đồng kiểm toán là cơ sở pháp lý để KTV chính thực hiện các bướctiếp theo của cuộc kiểm toán và có ảnh hưởng đến trách nhiệm pháp lý củaKTV đối với khách hàng Sau khi hợp đồng kiểm toán được ký kết, công tykiểm toán trở thành chủ thể kiểm toán chính thức của khách hàng.

Trang 12

1.2.2.2 Thu thập thông tin cơ sở

1.2.2.2.1 Tìm hiểu ngành nghề và hoạt động kinh doanh của khách hàng

Những yếu tố, đặc điểm, nghiệp vụ đặc thù trong từng lĩnh vực kinhdoanh có thể ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC, đến việc kiểm tra của KTVhoặc đến báo cáo kiểm toán Để nhận biết những yếu tố này, KTV cần tìmhiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng Những hiểu biết về ngành nghềkinh doanh của khách hàng bao gồm những hiểu biết chung về nền kinh tế,lĩnh vực hoạt động của khách hàng và sự hiểu biết cụ thể hơn về tổ chức vàhoạt động của khách hàng KTV còn phải tìm hiểu những khía cạnh đặc thùcủa một tổ chức cụ thể như: cơ cấu tổ chức, dây chuyền và các dịch vụ sảnxuất, cơ cấu vốn, chức năng và vị trí của kiểm toán nội bộ… để hiểu rõ cácnghiệp vụ và các hoạt động có thể tác động đến BCTC và để thực hiện quátrình so sánh khách hàng này với các đơn vị khác trong ngành đó.

1.2.2.2.2 Xem xét lại kết quả của cuộc kiểm toán trước và hồ sơ kiểm toánchung

Hồ sơ kiểm toán của các năm trước thường chứa đựng nhiều thông tinvề khách hàng, về công việc kinh doanh, cơ cấu tổ chức và các đặc điểmhoạt động khác Ngoài ra, đa phần các công ty kiểm toán đều duy trì hồ sơkiểm toán chung đối với khách hàng Hồ sơ này có các bản sao của các tàiliệu như: sơ đồ tổ chức bộ máy, điều lệ công ty, chính sách tài chính, kếtoán… Qua đó kiểm toán viên sẽ tìm thấy những thông tin hữu ích về côngviệc kinh doanh của khách hàng Việc cập nhật và xem xét sổ sách củacông ty rất cần thiết vì qua đó kiểm toán viên không chỉ xác định được cácquyết định của nhà quản lý có phù hợp với luật pháp của Nhà nước, đối vớichính sách hiện hành của công ty hay không mà còn giúp kiểm toán viênhiểu được bản chất của các số liệu cũng như sự biến động của chúng trêncác BCTC được kiểm toán.

1.2.2.2.3 Thăm quan nhà xưởng

Việc thăm quan nhà xưởng, quan sát trực tiếp hoạt động sản xuất kinh

Trang 13

doanh của khách hàng sẽ cung cấp cho kiểm toán viên những điều mắt thấytai nghe về quy trình sản xuất kinh doanh của khách hàng và nó cũng chophép kiểm toán viên gặp các nhân vật chủ chốt cũng như cung cấp chokiểm toán viên một cái nhìn tổng thể về công việc kinh doanh của kháchhàng Điều này tạo điều kiện cho việc thuyết minh số liệu kế toán, pháthiện những vấn đề cần quan tâm như sản xuất trì trệ, sản phẩm ứ đọng, máymóc lạc hậu… Ngoài ra, KTV cũng có được những nhận định ban đầu vềphong cách quản lý của BGĐ, tính hệ thống trong việc sắp đặt công việc.

1.2.2.2.4 Nhận diện các bên hữu quan

Các bên hữu quan là các bộ phận trực thuộc các chủ sở hữu chính thứccủa công ty khách hàng hay bất kỳ công ty chi nhánh, một cá nhân tổ chứcđó có khả năng điều hành, kiểm soát hoặc có ảnh hưởng đáng kể tới cácchính sách kinh doanh hoặc chính sách quản trị của công ty khách hàng.

Theo nguyên tắc kế toán được thừa nhận, bản chất mối quan hệ giữa cácbên hữu quan phải được tiết lộ trên các sổ sách, báo cáo và qua mô tả cácnghiệp vụ kinh tế Do vậy, các bên hữu quan và các nghiệp vụ giữa các bênhữu quan có ảnh hưởng lớn đến nhận định của người sử dụng BCTC KTVphải xác định các bên hữu quan và nhận định sơ bộ về mối quan hệ nàyngay trong giai đoạn lập kế hoạch thông qua phỏng vấn BGĐ, xem sổ theodõi cổ đông, theo dõi khách hàng… Từ đó, KTV dự đoán các vấn đề có thểphát sinh giữa các bên hữu quan để hoạch định một kế hoạch kiểm toánphù hợp.

1.2.2.2.5 Dự kiến nhu cầu chuyên gia bên ngoài

Trong một số trường hợp, công ty kiểm toán cho rằng không ai trongnhóm kiểm toán có chuyên môn hoặc có khả năng về lĩnh vực nào đó đểthực hiện các thủ tục kiểm toán cần thiết Chủ nhiệm kiểm toán xác địnhđược nhu cầu sử dụng các chuyên gia bên ngoài phục vụ cho cuộc kiểmtoán Khi sử dụng chuyên gia, KTV phải đánh giá khả năng chuyên môn,hiểu mục đích, phạm vi công việc của họ cũng như sự phù hợp của việc sử

Trang 14

dụng tư liệu đó cho các mục tiêu dự định Đồng thời, xem xét mối quan hệgiữa chuyên gia với khách hàng, những yếu tố có ảnh hưởng tới tính kháchquan của chuyên gia đó.

1.2.2.3 Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng1.2.2.3.1 Giấy phép thành lập và điều lệ công ty

Việc thu thập các tài liệu này giúp KTV hiểu được quá trình hình thành,mục tiêu hoạt động và các lĩnh vực kinh doanh hợp pháp của đơn vị cũngnhư cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ các phòng ban…

1.2.2.3.2 Các Báo cáo tài chính, Báo cáo kiểm toán, thanh tra của nămhiện hành hay trong vài năm trước

Các BCTC cung cấp dữ liệu về tình hình tài chính và kết quả hoạt độngkinh doanh của đơn vị, giúp kiểm toán viên nhận thức được tổng quát vấnđề và dựa trên cơ sở đó, áp dụng các kỹ thuật phân tích các báo cáo này đểnhận thức được xu hướng phát triển của khách hàng Đây là tài liệu quantrọng nhất trong một cuộc kiểm toán BCTC Ngoài ra, việc xem xét cácBáo cáo kiểm toán, các biên bản kiểm tra, thanh tra sẽ giúp kiểm toán viênnhận thức rõ hơn về thực trạng hoạt động của đơn vị khách hàng và dự kiếnphương hướng kiểm tra.

1.2.2.3.3 Biên bản cuộc họp cổ đông, hội đồng quản trị và ban giám đốc

Đây là những tài liệu chính thức và tóm lược về những vấn đề quantrọng nhất đã được thảo luận và quyết định chính thức trong các cuộc họpđó Các biên bản này thường chứa đựng những thông tin quan trọng như:công bố về cổ tức, phê chuẩn việc hợp nhất hoặc giải thể đơn vị trựcthuộc… Điều này giúp KTV xác định những dữ kiện có ảnh hưởng quantrọng đến việc hình thành và trình bày trung thực trên BCTC Trước khicuộc kiểm toán hoàn thành, KTV cần phải kiểm tra đối chiếu các kết quảthu được trong quá trình kiểm toán với các quyết định đưa ra trong cáccuộc họp để đảm bảo là ban giám đốc đã tuân thủ các biện pháp được hộiđồng quản trị đề ra.

Trang 15

1.2.2.3.4 Các hợp đồng và cam kết quan trọng

Việc thu thập các hợp đồng và cam kết quan trọng sẽ giúp KTV hìnhdung những khía cạnh pháp lý có ảnh hưởng đến tình hình tài chính và kếtquả hoạt động của đơn vị khách hàng Điều này giúp cho KTV thực hiệnlập kế hoạch kiểm toán một cách toàn diện, triệt để.

1.2.2.4 Thực hiện các thủ tục phân tích

Thủ tục phân tích là việc phân tích các số liệu, thông tin, các tỷ suấtquan trọng Qua đó tìm ra các xu hướng biến động và tìm ra mối quan hệcó mâu thuẫn với các thông tin liên quan khác hoặc có sự chênh lệch lớn sovới giá trị đã dự kiến.

Các thủ tục phân tích sử dụng cho việc lập kế hoạch kiểm toán nhằmvào các mục tiêu sau đây:

Thứ nhất: Thu thập hiểu biết về nội dung BCTC và những biến đổi quan

trọng về kế hoạch và hoạt động kinh doanh của khách hàng vừa mới diễn rakể từ lần kiểm toán trước;

Thứ hai: Tăng cường hiểu biết của KTV về hoạt động kinh doanh của

khách hàng và giúp KTV xác định các vấn đề nghi vấn khả năng hoạt độngliên tục của công ty khách hàng;

Thứ ba: Đánh giá sự hiện diện của các sai số có thể có trên BCTC

doanh nghiệp;

Như vậy, qua việc thực hiện các thủ tục phân tích trong giai đoạn này,KTV có thể xác định nội dung cơ bản của cuộc kiểm toán BCTC Mức độ,phạm vi và thời gian áp dụng các thủ tục phân tích thay đổi tuỳ thuộc vàoquy mô và tính phức tạp trong hoạt động kinh doanh của khách hàng.

Các thủ tục phân tích được sử dụng gồm hai loại cơ bản:

Một là, Phân tích ngang (phân tích xu hướng);

Phân tích ngang là việc phân tích dựa trên cơ sở so sánh các trị số củacùng một chỉ tiêu trên BCTC.

Các chỉ tiêu phân tích được sử dụng ngang bao gồm:

Trang 16

- So sánh số liệu kỳ này với số liệu kỳ trước hoặc giữa các kỳ với nhau vàqua đó, KTV thấy được những biến động bất thường và xác định được cáclĩnh vực cần quan tâm.

- So sánh số liệu thực tế với số liệu dự đoán hoặc số liệu ước tính của KTV.- So sánh dữ kiện của công ty khách hàng với dữ liệu chung của ngành.

Hai là, Phân tích dọc (phân tích tỷ suất);

Phân tích dọc là việc phân tích dựa trên cơ sở so sánh các tỷ lệ tươngquan của các chỉ tiêu và khoản mục khác nhau trên BCTC Việc phân tíchnày dựa trên các tỷ suất khả năng thanh toán, tỷ suất cấu trúc tài chính, tỷsuất hiệu quả kinh doanh.

1.2.2.5 Đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán1.2.2.5.1 Trình tự đánh giá trọng yếu

Bước 1: Ước lượng ban đẩu về tính trọng yếu

Mức ước lượng ban đẩu về tính trọng yếu là lượng tối đa mà KTV tinrằng ở mức đó các BCTC có thể bị sai lệch nhưng vẫn chứa ảnh hưởng đếncác quyết định của người sử dụng thông tin tài chính Việc ước lượng nàygiúp KTV lập kế hoạch thu thập bằng chứng kiểm toán thích hợp Cụ thể,nếu các KTV ước lượng mức trọng yếu càng thấp, độ chính xác của số liệutrên BCTC càng cao thì số lượng bằng chứng thu thập càng nhiều và ngượclại Việc ước lượng ban đầu về tính trọng yếu là việc làm mang tính chấtxét đoán nghề nghiệp của kiểm toán viên.

Khi xây dựng mức ước lượng ban đầu về tính trọng yếu, kiểm toán viêncần lưu ý đến những yếu tố ảnh hưởng sau:

Một là, Tính trọng yếu là một khái niệm tương đối hơn là một khái niệm

tuyệt đối, gắn liền với quy mô của công ty khách hàng.

Hai là, Yếu tố định lượng của tính trọng yếu: quy mô sai phạm là một

yếu tố quan trọng để xem xét liệu các sai phạm có trọng yếu hay không.Các chỉ tiêu: thu nhập trước thuế, tài sản lưu động , tổng vốn dài hạn…thường được dùng làm cơ sở đánh giá tính trọng yếu trong đó thu nhập

Trang 17

trước thuế thường là cơ sở quan trọng nhất vì được xem như khoản mụcthông tin then chốt với người sử dụng.

Ba là, Yếu tố định tính của trọng yếu: trong thực tế để đánh giá cả về

mặt quy mô (số lượng) và bản chất (chất lượng) của sai sót đó Một hành vigian lận luôn được coi là trọng yếu bất kể quy mô của nó là bao nhiêu.

Những yếu tố liên quan đến bản chất của sai phạm cần phải được xemxét khi tiến hành ước lượng ban đầu về tính trọng yếu:

Một là, Các gian lận thường được xem là quan trọng hơn các sai sót với

cùng một quy mô tiền tệ bởi các gian lận thường làm người ta nghĩ đến tínhtrung thực và độ tin cậy của BGĐ hay những người có liên quan.

Hai là, Các sai sót có quy mô nhỏ nhưng lặp đi lặp lại hoặc gây ra tác

động dây truyền làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến thông tin trên BCTC thìluôn được xem là sai phạm trọng yếu vì đây là sai phạm có tính chất hệthống.

Mặc dù, ước lượng ban đầu về tính trọng yếu là một xét đoán nghềnghiệp tính chủ quan của KTV song trên thực tế, các công ty kiểm toánthường đề ra đường lối chỉ đạo để hỗ trợ cho các KTV của mình trong việcước lượng ban đẩu về tính trọng yếu thông qua việc hướng dẫn các chỉ tiêuđược chọn làm gốc trong từng trường hợp cụ thể, tỷ lệ tính mức trọng yếuđối với từng chỉ tiêu.

Bước 2: Phân bổ ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho các khoảnmục

Sau khi đã ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho toàn bộ BCTC,KTV phân bổ mức ước lượng này cho các khoản mục trên BCTC Đó cũngchính là sai số có thể chấp nhận được đối với từng khoản mục.

Mục đích của việc phân bổ này là để giúp KTV xác định số lượng bằngchứng kiểm toán phù hợp phải thu thập đối với từng khoản mục ở mức chiphí thấp nhất có thể mà vẫn đảm bảo tổng hợp các sai sót trên BCTC khôngvượt quá mức ước lượng ban đầu về tính trọng yếu.

Trang 18

Cơ sở để tiến hành phân bổ bao gồm: bản chất của khoản mục, rủi rotiềm tàng và rủi ro kiểm soát được đánh giá sơ bộ với các khoản mục, kinhnghiệm kiểm toán của KTV và chi phí kiểm toán đối với từng khoản mục.

1.2.2.5.2 Đánh giá rủi ro

Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam Số 400: “ Rủi ro kiểm toán là rủiro do công ty kiểm toán và kiểm toán viên đưa ra ý kiến nhận xét khôngthích hợp khi BCTC còn có những sai sót trọng yếu Rủi ro kiểm toán baogồm ba bộ phận: rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và rủi ro phát hiện".(

Mục 07- Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 400)

Trong giai đoạn lập kế hoạch, KTV phải xác định mức rủi ro kiểm toánmong muốn Mức rủi ro này được xác định phụ thuộc vào 2 yếu tố:

Thứ nhất, Mức độ mà theo đó người sử dụng bên ngoải tin tưởng vào

BCTC thì mức độ tác hại trên phạm vi toàn xã hội sẽ càng lớn nếu có mộtsai sót trên BCTC Do vậy, trong trường hợp này, KTV cần xác định mộtmức rủi ro kiểm toán thấp, từ đó tăng số lượng bằng chứng cần thu thập vàtăng độ chính xác trong các kết luận của mình;

Thứ hai, Khả năng khách hàng sẽ gặp khó khăn về tài chính sau khi Báo

cáo kiểm toán được công bố, nếu khả năng này cao thì kiểm toán viên phảithiết lập một mức rủi ro kiểm toán mong muốn thấp hơn so với khách hàngthông thường, từ đó tăng số lượng bằng chứng kiểm toán phải thu thập.Điều này dẫn đến chi phí kiểm toán tăng lên để giảm thiểu khả năng xảy ratranh chấp giữa kiểm toán viên, công ty kiểm toán và khách hàng;

Ngoài ra, KTV cần đánh giá các loại rủi ro sau:

Thứ nhất: Rủi ro cố hữu;

Rủi ro cố hữu là khả năng cho từng nghiệp vụ, từng khoản mục trongBCTC chứa đựng sai sót trọng yếu khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp, mặc dùcó hay không hệ thống kiểm soát nội bộ.

Việc đánh giá này căn cứ vào các yếu tố:

Một là, Bản chất kinh doanh của khách hàng: rủi ro cố hữu thường bị

Trang 19

tăng lên bởi những đặc thù của ngành nghề kinh doanh mà có thể tạo nênnhững khó khăn cho kiểm toán do tồn tại những khoản không chắc chắnhoặc khả năng tồn tại một cách tiềm tàng những gian lận hoặc sai sót trênBCTC.

Hai là, Tính liêm chính của nhà quản trị: nếu BGĐ bị kiểm soát bởi một

vài cá nhân thiếu tính trung thực thì khả năng các BCTC tồn tại sai sót vàgian lận tăng cao.

Ba là, Kết quả của các lần kiểm toán trước đối với các khoản mục phát

hiện là các sai phạm trong lần kiểm toán trước Rủi ro tiềm tàng sẽ đượcđánh giá ở mức cao nếu sai phạm mang tính hệ thống và ngược lại nếu saiphạm không mang tính hệ thống thì rủi ro tiềm tàng thấp.

Bốn là, Nếu là hợp đồng kiểm toán lần đầu thì kiểm toán viên có ít kinh

nghiệm về khách hàng vì vậy dự kiến rủi ro tiềm tàng cao.

Năm là, Số lượng nghiệp vụ kinh tế không thường xuyên càng nhiều thì

rủi ro tiềm tàng càng cao.

Sáu là, Các ước tính kế toán: số lượng các ước tính kế toán càng nhiều

thì rủi ro kiểm toán càng cao.

Bảy là, Quy mô số dư tài sản: quy mô càng lớn thì rủi ro càng cao.

Thứ hai: Rủi ro kiểm soát;

Rủi ro kiểm soát là khả năng hệ thống kiểm soát nội bộ không ngănchặn và phát hiện gian lận và sai sót Rủi ro kiểm soát được KTV đánh giáđối với từng khoản mục trên BCTC thông qua việc tìm hiểu hệ thống kiểmsoát nội bộ của khách hàng đối với từng khoản mục này Rủi ro kiểm soátluôn có và khó tránh khỏi do những hạn chế cố hữu của bất kỳ hệ thốngkiểm soát nội bộ nào.

Thứ ba: Rủi ro phát hiện;

Rủi ro phát hiện là khả năng xảy ra gian lận do các thủ tục kiểm toánkhông ngăn chặn và phát hiện được bởi hệ thống kiểm soát nội bộ và cũngkhông được KTV phát hiện trong quá trình kiểm toán.

Trang 20

Rủi ro phát hiện bị ảnh hưởng bởi nhân tố sau:

Một là, Các bước kiểm toán không thích hợp: Điều này thường xảy ra

đối với những kiểm toán viên mới, thực hiện không hợp lý quy trình kiểmtoán cho mỗi phần hành.

Hai là, Phát hiện ra bằng chứng nhưng không nhận thức được sai sót

nên thường đưa ra kết luận sai về phần hành đó cũng như về BCTC.

Ba là, KTV hoàn toàn không phát hiện ra sai sót có sự thông đồng, nhất

trí bên trong doanh nghiệp làm sai các chính sách và chế độ kế toán doBGĐ đề ra.

Như vậy, rủi ro kiểm toán gồm 3 loại: rủi ro cố hữu, rủi ro kiểm soát vàrủi ro phát hiện Giữa các loại rủi ro này có mối quan hệ mật thiết với nhau.Do đó, trong quá trình đánh giá, KTV có thể điều chỉnh rủi ro phát hiện dựatrên các loại rủi ro khác đã được đánh giá nhằm đạt được mức độ rủi rokiểm toán ở mức thấp như mong muốn Mức độ rủi ro phát hiện tỷ lệnghịch với mức độ rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát Khi rủi ro tiềm tàngvà rủi ro kiểm soát đánh giá cao thì rủi ro phát hiện có thể chấp nhận được.Ngược lại, khi rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát xuống thấp đến mức cóthể chấp nhận, mức rủi ro phát hiện cao hơn nhưng vẫn đảm bảo giảm rủiro kiểm toán xuống đến mức có thể chấp nhận Điều này được biểu diễnbằng biểu 1.1

Trang 21

Biểu 1.1 Mối quan hệ giữa rủi ro cố hữu và rủi ro kiểm soát

1.2.2.5.3 Mối quan hệ giữa trọng yếu và rủi ro kiểm toán

Khi lập kế hoạch kiểm toán, KTV phải xem xét đến các nhân tố có thểlàm phát sinh những sai sót trọng yếu trong BCTC Đánh giá của KTV vềmức trọng yếu có liên quan đến số dư các tài khoản và các loại giao dịchchủ yếu sẽ giúp KTV xác định được các khoản mục cần kiểm tra và quyếtđịnh nên áp dụng thủ tục chọn mẫu hay thủ tục phân tích Việc đánh giámức trọng yếu liên quan đến số dư các tài khoản và các loại giao dịch chủyếu sẽ giúp KTV lựa chọn được những thủ tục kiểm toán thích hợp và việckết hợp các thủ tục kiểm toán thích hợp đó với nhau sẽ làm giảm được rủiro kiểm toán tới mức độ có thể chấp nhận được.

Mức độ trọng yếu và rủi ro kiểm toán có mối quan hệ ngược chiều nhau.Nghĩa là nếu mức trọng yếu càng cao thì rủi ro kiểm toán càng thấp vàngược lại Kiểm toán viên phải quan tâm tới mối quan hệ này khi xác địnhbản chất, thời gian và phạm vi của thủ tục kiểm toán cần thực hiện Xácđịnh mức trọng yếu và rủi ro là thủ tục phức tạp đòi hỏi trình độ cũng nhưóc phán đoán của KTV.

1.2.2.6 Nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát.

Theo Chuẩn mực Kiểm toán Số 400 – Đánh giá rủi ro và kiểm soát nộibộ: “ Kiểm toán viên phải đủ hiểu biết về hệ thống kế toán và kiểm soát nộibộ của khách hàng để lập kế hoạch kiểm toán tổng thể và xây dựng chươngtrình kiểm toán thích hợp, có hiệu quả, kiểm toán viên phải sử dụng khảnăng xét đoán chuyên môn của mình để đánh giá rủi ro kiểm toán và xác

Trang 22

định các thủ tục kiểm toán nhằm giảm các rủi ro kiểm toán xuống mức thấp

nhất có thể chấp nhận được”.( Mục 02 - Chuẩn mục số 400 - Đánh giá rủiro và kiểm soát nội bộ )

Việc tìm hiểu hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vịđược kiểm toán cùng với việc đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soátsẽ giúp KTV:

Một là, Xác định được phạm vi kiểm toán cần thiết đối với những sai

sót trọng yếu có thể tồn tại trong BCTC.

Hai là, Xem xét các nhân tố có thể gây ra sai sót trọng yếu.Ba là, Xây dựng các thủ tục kiểm toán thích hợp.

1.2.3 Thiết kế chương trình kiểm toán

Chương trình kiểm toán là những dự kiến chi tiết về các công việc kiểmtoán cần thực hiện, thời gian hoàn thành và sự phân công lao động giữa cáckiểm toán viên cũng như dự kiến về những tư liệu, thông tin liên quan cầnsử dụng và thu thập Trọng tâm của chương trình kiểm toán là các thủ tụckiểm toán cần thiết đối với từng khoản mục cần thiết thực hiện đối với từngkhoản mục hay bộ phận được kiểm toán.

Chương trình kiểm toán phải được lập và thực hiện cho mọi cuộc kiểmtoán, trong đó xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểmtoán cần thiết để thực hiện kế hoạch kiểm toán tổng thể Khi xây dựngchương trình kiểm toán, KTV phải đánh giá về rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểmsoát cũng như mức độ đảm bảo phải đạt được thông qua thử nghiệm cơbản Kiểm toán viên cần xem xét các yếu tố về thời gian thực hiện thửnghiệm kiểm soát, thử nghiệm tuân thủ và sự phối hợp từ phía khách hàng,từ trợ lý kiểm toán trong nhóm và sự tham gia của kiểm toán viên kháchoặc các chuyên gia khác.

Chương trình kiểm toán được thiết kế phù hợp mang lại các lợi ích sau:

Thứ nhất: Sắp xếp một cách có kế hoạch các công việc và nhân lực,

đảm bảo sự phối hợp giữa các KTV cũng như hướng dẫn chi tiết cho các

Trang 23

kiểm toán viên trong quá trình kiểm toán;

Thứ hai: Đây là căn cứ để chủ nhiệm kiểm toán hay người phụ trách

kiểm toán quản lý, giám sát cuộc kiểm toán thông qua việc xác định các bước công việc được thực hiện;

Thứ ba: Chương trình kiểm toán là minh chứng chứng tỏ các thủ tục

kiểm toán đã được thực hiện, sau khi thực hiện, kiểm toán viên thường ký tên hay ký tắt tên lên chương trình kiểm toán gắn liền với thủ tục kiểm toánvừa hoàn thành;

Chương trình kiểm toán của hầu hết các cuộc kiểm toán được thiết kếthành ba phần: trắc nghiệm công việc, trắc nghiệm phân tích và trắcnghiệm trực tiếp số dư.

Bước 1: Thiết kế trắc nghiệm công việc.

Việc thiết kế trắc nghiệm công việc gồm bốn nội dung: xác định thủ tụckiểm toán, quy mô mẫu chọn, khoản mục được chọn và thời gian thực hiện.

Thứ nhất: Các thủ tục kiểm toán: việc thiết kế các thủ tục kiểm toán của

trắc nghiệm công việc thường tuân thủ theo phương pháp luận với bốnbước sau:

Một là, Cụ thể hoá các mục tiêu kiểm soát nội bộ cho các khoản mục

được khảo sát.

Hai là, Nhận diện các quá trình kiểm soát đặc thù mà có tác dụng làm

giảm rủi ro kiểm soát của từng mục tiêu kiểm soát nội bộ.

Ba là, Thiết kế các thử nghiệm kiểm soát đối với từng quá trình kiểm

soát đặc thù.

Bốn là, Thiết kế các trắc nghiệm công việc theo từng mục tiêu kiểm soát

nội bộ có xét đến ưu nhược điểm của hệ thống kiểm soát nội bộ và kết quảước tính của thử nghiệm kiểm soát.

Thứ hai: Quy mô mẫu chọn;

Trong trắc nghiệm công việc, để xác định quy mô mẫu chọn người tathường dùng phương pháp chọn mẫu thuộc tính để ước tính tỷ lệ của một

Trang 24

phần tử trong một tổng thể có chứa một đặc điểm hoặc một thuộc tính đượcquan tâm.

Thứ ba: Khoản mục được lựa chọn;

Sau khi xác định quy mô mẫu chọn, kiểm toán viên phải xác định cácphần tử cá biệt mang tính đại diện cao cho tổng thể.

Thứ tư : Thời gian thực hiện;

Các trắc nghiệm công việc thường được tiến hành vào thời điểm giữanăm hoặc vào thời điểm kết thúc năm Các trắc nghiệm công giữa nămđược thực hiện để kết thúc cuộc kiểm toán ngay sau ngày lập BCĐKT vì đócũng là mong muốn của khách hàng và để giúp công ty kiểm toán dàn đềucông việc trong suốt năm Với các trắc nghiệm thực hiện vào giữa năm, cáckhảo sát bổ sung sẽ được thực hiện ngay sau đó đối với các nghiệp vụ từngày giữa năm đến ngày kết thúc năm.

Bước 2: Thiết kế trắc nghiệm phân tích

Các trắc nghiệm phân tích được thiết kế để đánh giá tính hợp lý chungcủa các số dư tài khoản đang được kiểm toán Trên cơ sở kết quả của côngviệc thực hiện trắc nghiệm phân tích đó, kiểm toán viên sẽ quyết định mởrộng hay thu hẹp các trắc nghiệm trực tiếp các số dư Trong giai đoạn thựchiện kế hoạch kiểm toán, quy trình phân tích còn bao hàm những thủ tụcphân tích chi tiết đối với số dư các tài khoản và sai sót tiềm tàng cần kiểmtra.

Bước 3: Thiết kế các trắc nghiệm trực tiếp số dư

Việc thiết kế trắc nghiệmt trực tiếp số dư cho từng khoản mục trên báocáo tài chính bao gồm các bước sau:

Thứ nhất: Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro đối với khoản mục đang

kiểm toán;

Thông qua ước lượng ban đầu về tính trọng yếu và phân bổ ước lượngnày cho từng khoản mục trên BCTC, KTV xác định mức sai số chấp nhậnđược cho từng khoản mục, sai số chấp nhận được của mỗi khoản càng thấp

Trang 25

thì số lượng bằng chứng thu thập càng nhiều do đó các trắc nghiệm trựctiếp số dư và nghiệp vụ sẽ được mở rộng và ngược lại.

Thứ hai: Đánh giá rủi ro kiểm soát với chu trình kiểm toán được thực

Quá trình kiểm soát hiệu quả sẽ làm giảm rủi ro kiểm soát đối với chutrình, do đó số lượng bằng chứng kiểm toán cần thu thập trong trắc nghiệmtrực tiếp số dư và nghiệp vụ sẽ giảm xuống, theo đó chi phí kiểm toán sẽgiảm xuống và ngược lại.

Thứ ba: Thiết kế và dự đoán kết quả trắc nghiệm công việc và trắc

nghiệm phân tích: các hình thức trắc nghiệm kiểm toán này được thiết kếvới dự kiến là đạt được một số kết quả nhất định.

Thứ tư: Thiết kế các trắc nghiệm trực tiếp số dư để thoả mãn các mục

tiêu kiểm toán đặc thù của khoản mục đang xem xét:

Một là, Các thủ tục kiểm toán: các thủ tục này được thiết lập dựa trên

các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán.

Hai là, Quy mô chọn mẫu: quy mô mẫu chọn dùng cho các trắc nghiệmchi tiết số dư được xác định theo các phương pháp chọn mẫu thông dụng đểước tính sai số bằng tiền trong tổng thể đang được kiểm toán từ đó chọn raquy mô mẫu thích hợp.

Ba là, Khoản mục được chọn: Sau khi đã xác định dung lượng mẫu, các

kiểm toán viên thường chọn mẫu ngẫu nhiên bằng bảng số ngẫu nhiên,chọn mẫu phi xác suất để xác định các phần tử đại diện với chi phí thấphơn cho cuộc kiểm toán.

Bốn là, Thời gian thực hiện: Phần lớn các trắc nghiệm trực tiếp số dư

được thực hiện vào thời điểm cuối kỳ Tuy nhiên, tuỳ vào mong muốn củakhách hàng, các trắc nghiệm trực tiếp số dư tốn nhiều thời gian sẽ đượcthực hiện từ giữa kỳ và KTV sẽ thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sungvào cuối năm để cập nhật các số dư đã kiểm toán giữa kỳ thành cuối kỳ.

Trên thực tế, các thủ tục kiểm toán ở hình thức trắc nghiệm trên sẽ được

Trang 26

kết hợp và sắp xếp lại theo một chương trình kiểm toán Chương trình kiểmtoán có thể được soạn thảo trong giai đoạn thực hiện kiểm toán hoặc khôngcần soạn thảo mà vẫn sử dụng chương trình kiểm toán mẫu của công tykiểm toán phù hợp với điều kiện thực tế.

Trang 27

PHẦN II

THỰC TRẠNG QUY TRÌNH LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁNTRONG KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM

TOÁN VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH QUỐC TẾ - IFC

2.1 Đặc điểm của Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn tài chính quốctế - IFC với lập kế hoạch kiểm toán.

2.1.1 Qúa trình hình thành và phát triển của Công ty

Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn tài chính quốc tế IFC được thànhlập vào ngày 24 tháng 10 năm 2001 Theo Giấy chứng nhận Đăng ký kinhdoanh công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên Số0102003690 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp, Công ty có

tên giao dịch: International auditing and financial consulting companylimited Từ khi đăng ký kinh doanh đến nay, Công ty có số vố điều lệ

3.000.000.000 đồng ( Ba tỷ đồng) Hiện nay, ngoài trụ sở chính ở số 9, lô1A, khu đô thị Trung Yên, phường Trung Hoà, quận Cầu Giấy, thành phốHà Nội, Công ty còn có mở chi nhánh và văn phòng đại diện ở Hải Dương,Vĩnh Phúc và Thành phố Hồ Chí Minh.

Các dịch vụ chuyên ngành của IFC tập trung vào năm lĩnh vực chínhbao gồm: kiểm toán, kế toán, thuế, đào tạo và các giải pháp quản lý Trongtừng lĩnh vực có nhiều loại dịch vụ khác nhau Ví dụ, dịch vụ kiểm toánđược chia thành 7 loại: kiểm toán theo luật định, kiểm toán chuẩn đoán,kiểm toán nội bộ, kiểm toán dự án, kiểm toán toàn diện, soát xét có giớihạn và các thủ tục được thống nhất, soát xét thủ tục và hệ thống kiểm soátnội bộ

Sự phát triển của Công ty trong những năm qua luôn gắn liền với sựthành công của các khách hàng Công ty đã thực hiện kiểm toán và tư vấncho rất nhiều các tổ chức và doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực khác nhau từnhững Tổng Công ty Nhà nước lớn nhất Việt Nam, đến doanh nghiệp có

Trang 28

vốn đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp khác Các doanh nghiệp nàycũng hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau, như: Năng lượng, Giaothông, Xây dựng, Công nghệ thông tin và Môi trường, bao gồm những têntuổi lớn như: Vietnam Airlines, Tổng Công ty Điện lực Việt Nam, TổngCông ty Đường sắt Việt Nam, Tổng Công ty Than Việt Nam, Tổng Công tyXây dựng công trình Giao thông 5, Tổng Công ty Bưu chính Viễn thôngViệt Nam, Những khách hàng này đã thu được rất nhiều lợi ích từ cácdịch vụ kế toán, kiểm toán, tài chính và tư vấn thuế do Công ty cung cấp.

Tương tự, Công ty đã và đang thực hiện kiểm toán và cung cấp cácdịch vụ tư vấn cho các dự án được tài trợ bởi bởi các cơ quan tín dụng quốctế và các tổ chức từ thiện, như Ngân hàng Thế giới (WB), Tổ chức Plan,các dự án của Đại sứ quán Nhật Bản và Đan Mạch,

Phương pháp kiểm toán của IFC tập trung vào lĩnh vực hoạt động củakhách hàng Phương pháp kiểm toán định hướng theo lĩnh vực hoạt độngđược hỗ trợ bởi sự kết hợp giữa kiến thức sâu rộng về thị trường địaphương và các công nghệ tiên tiến trên thế giới.

IFC là hãng kiểm toán đầu tiên được ACCA, tổ chức kế toán lớn nhấtvà phát triển mạnh nhất, với 320.000 thành viên và học sinh ở 160 nước,công nhận là nhà cung cấp dịch vụ đào tạo ACCA tại Việt Nam Công tycũng là doanh nghiệp thành viên của Phòng thương mại và Công nghiệpAustralia Công ty có quan hệ hợp tác với các hãng kiểm toán hàng đầu ởViệt Nam trong việc liên doanh kiểm toán các dự án được tài trợ bởi Ngânhàng thế giới (WB), và cung cấp các dịch vụ tư vấn cho các tổ chức quốc tếở Việt Nam

Năm 2006, sau quá trình tìm hiểu và lựa chọn đối tác quốc tế, Công tyđã hoàn tất các thủ tục để Hãng Kiểm toán Quốc tế UHY đến làm việc vàtiến hành thực hiện soát xét hồ sơ xin gia nhập hãng thành viên Sau quátrình làm việc và đàm phán với Hãng Kiểm toán Quốc tế UHY, một bộphận cán bộ công nhân viên của IFC tách ra thành lập Công ty Kiểm toán

Trang 29

mới để trở thành Hãng thành viên của Hãng Kiểm toán Quốc tế UHY Tuynhiên, với thế mạnh của mình trong việc thu hút lực lượng nhân sự cấp cao,từ tháng 10/2006 đến tháng 7/2007, IFC đã tuyển dụng thêm 9 cán bộ vàocác vị trí quản lý ( trưỏng, phó phòng nghiệp vụ) và trong đó có 7 người cóchứng chỉ Kiểm toán viên Đặc biệt, tháng 6/2007, Ban lãnh đạo IFC đãthống nhất sáp nhập Công ty Hợp danh Kiểm toán và Tư vấn tài chính Kếtoán Việt Nam ( VAFC) vào IFC, theo đó tổng số nhân viên của Công ty làtrên 60 người trong đó số lượng kiểm toán viên hành nghề của Công ty lêntới 12 người.

Cuối năm 2007, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước đã ban hành công văncho phép Công ty được kiểm toán các tổ chức niêm yết, tổ chức phát hànhvà tổ chức kinh doanh chứng khoán

2.1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lýCơ cấu bộ máy quản lý

Là một công ty TNHH có hai thành viên trở lên, bộ máy quản lý củaIFC được tổ chức theo mô hình quản lý tập trụng Công ty có 1 giám đốcđiều hành và 5 phó giám đốc điều hành Dưới phó giám đốc điều hành làcác giám đốc chuyên môn theo lĩnh vực như kiểm toán, đào tạo, tư vấn…và các trưởng, phó phòng

Bộ máy quản lý của IFC được khái quát ở sơ đồ 1.1

Trang 30

Sơ đồ 2.1 Bộ máy quản lý của Công ty

Để tất cả các hoạt động được tổ chức, điều hành một cách hiệu quả,từng cấp quản lý, bộ phận được quy định quyền hạn và nghĩa vụ cụ thểtrong quy chế nhân viên của công ty Cụ thể:

Giám đốc Công ty có nhiệm vụ điều hành mọi hoạt động của Công ty;phát triển các hoạt động dịch vụ; duy trì, mở rộng mạng lưới khách hàng;quản lý, sử dụng tài sản và vốn của Công ty một cách hiệu quả; đào tạo,phát triển trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như chăm lo đời sống vậtchất, tinh thần cho cán bộ, nhân viên và trực tiếp chỉ đạo chuyên môn mộtsố phòng và hợp đồng lớn.

Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, Giám đốc chịu trách nhiệmsoát xét tất cả các công việc đã được thực hiện và phê duyệt kế hoạch kiểmtoán cuối cùng Kế hoạch kiểm toán chưa được Giám đốc phê duyệt thìnhóm kiểm toán chưa thể thực hiện công tác kiểm toán Ngoài ra, Giám đốcthay mặt Công ty về mặt pháp lý để thỏa thuận và ký kết hợp đồng kiểmtoán.

GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH GIÁM ĐỐC ĐIỀU

HÀNH

Các Giám đốc chuyên môn theo lĩnh vực (kiểm toán, thuế, tư vấn, đào tạo )P Giám đốc

điều hành 3P Giám đốc

điều hành 3P Giám đốc

điều hành 2P Giám đốc điều hành 2

Phòng Nghiệp

vụ IPhòng Nghiệp

vụ I

P Giám đốc điều hành 1P Giám đốc

điều hành 1P Giám đốc điều hành 4P Giám đốc điều hành 4P Giám đốc P Giám đốc điều hành 5điều hành 5

Phòng Nghiệp vụ IIPhòng Nghiệp

vụ II

Phòng Tư vấnPhòng Tư

vấntoán Đầu tư Xây Phòng Kiểm dựng cơ bảnPhòng Kiểm toán Đầu tư Xây

dựng cơ bản

PhòngHành chính

kế toánPhòngHành chính

kế toánPhòng

Nghiệp vụ IIIPhòng Nghiệp vụ III

Trang 31

Phó Giám đốc có nhiệm vụ giúp việc cho Giám đốc, thay mặt choGiám đốc lãnh đạo Công ty trong thời gian Giám đốc đi vắng theo sự phâncông của Giám đốc Phó Giám đốc thực hiện công việc đầu tiên của giaiđoạn lập kế hoạch kiểm toán: đánh giá rủi ro hợp đồng Đây là công việcquan trọng ảnh hưởng uy tín của Công ty Phó Giám đốc sau khi thu thậpmột số thông tin về khách hàng sẽ tiến hành đánh giá rủi ro hợp đồng Nếurủi ro hợp đồng được đánh giá ở mức thấp thì Công ty chấp nhận cung cấpdịch vụ cho khách hàng Trong suốt toàn bộ cuộc kiểm toán nói chung vàtrong quá trình lập kế hoạch kiểm toán nói riêng, Phó Giám đốc trực tiếpchỉ đạo, soát xét các công việc được thực hiện Ngoài ra, Phó Giám đốctham gia việc lựa chọn nhóm kiểm toán thực hiện cuộc kiểm toán.

Trưởng phòng các phòng ban có nhiệm vụ trực tiếp lãnh đạo phòngtrong lĩnh vực, công việc được giao; quản lý danh sách khách hàng thuộcphòng, hướng dẫn và đào tạo nhân viên mới, quản lý về hành chính đối vớinhân viên trong phòng; đối với các trưởng phòng kiểm toán/ tư vấn cónhiệm vụ soát xét File và Báo cáo kiểm toán dự thảo, soát xét chi tiết kếhoạch kiểm toán, File làm việc để đảm bảo rằng File đã được hoàn thànhtrước khi trình Giám đốc và trước khi xuống khách hàng.

Thông thường, trưởng phòng hoặc các kiểm toán viên có nhiều kinhnghiệm được chỉ định làm trưởng nhóm kiểm toán Trong giai đoạn lập kếhoạch kiểm toán, sau khi hợp đồng kiểm toán được ký kết, trưởng nhómthực hiện các công việc còn lại của giai đoạn này Trưởng phòng lập và đệtrình kế hoạch kiểm toán cho Ban Giám đốc soát xét.

Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban

IFC được tổ chức thành 7 phòng ban: phòng NV1, phòng NV2, phòngNV3, phòng XDCB, phòng Tư vấn, phòng Hành chính – Kế toán Mỗiphòng có chức năng riêng nhưng có sự liên kết chặt chẽ với nhau, gópphần tạo ra sự lớn mạnh cho toàn Công ty.

Phòng Hành chính - kế toán chịu trách nhiệm các hoạt động diễn ra

Trang 32

trong nội bộ Công ty Cơ cấu tổ chức của phòng bao gồm: một trưởngphòng và các nhân viên: nhân viên kế toán, nhân viên hành chính, nhânviên IT… Phòng Hành chính - kế toán có hai chức năng chính:

Một là, chức năng hành chính: chịu trách nhiệm về các vấn đề về nhân

sự, bố trí thời gian, sắp xếp lịch công tác, điều kiện đi lại ăn ở cho nhânviên trong Công ty khi đi làm việc tại công ty khách hàng.

Hai là, chức năng kế toán: thực hiện hạch toán, ghi chép các nghiệp vụ

kinh tế phát sinh trong Công ty.

Các phòng nghiệp vụ

Hiện nay, Công ty có 5 phòng nghiệp vụ: phòng NV1, phòng NV2,phòng NV3, phòng XDCB, phòng Tư vấn Trong quá trình hoạt động, cácphòng này đang dần có sự chuyên môn hoá theo đối tượng khách hàng.Phòng NV1 kiểm toán khách hàng là các bưu điện tại các tỉnh thành trênkhắp cả nước Phòng NV2 kiểm toán đối các khách hàng là các Tổng côngty, các doanh nghiệp ,các cơ quan và tổ chức Nhà nước Phòng NV3 kiểmtoán đối các khách hàng là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cácdự án quốc tế Phòng XDCB cung cấp dịch vụ quyết toán công trình XDCBđối tất cả dự án xây dựng trên cả nước Phòng Tư vấn chuyên cung cấp cácdịch vụ tư vấn như tư vấn thuế, tư vấn các vấn đề liên quan tài chính doanhnghiệp…

Trong bất kỳ một cuộc kiểm toán nào, dù kiểm toán cho lĩnh vực nào,tất cả các phòng ban đều thực hiện lập kế hoạch kiểm toán theo quy trìnhmà Công ty đã đề ra

2.1.3 Tổ chức thực hiện kiểm toán tại Công ty

Phương pháp kiểm toán của IFC (IFC Audit Methodology- IAM) vềcơ bản dựa trên các Chuẩn mực Kiểm toán quốc tế và các Chuẩn mựcKiểm toán Việt Nam, tham khảo phương pháp kiểm toán của các công tykiểm toán hàng đầu thế giới IAM dựa trên sự hiểu biết sâu sắc về lĩnh vựckinh doanh của khách hàng, hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro.

Trang 33

IAM là phương pháp kiểm toán tập trung vào rủi ro, do đó sẽ hạn chế việcmở rộng công việc phải thực hiện ở các khu vực ít rủi ro hơn Với nhữngnhững công cụ trợ giúp kỹ thuật hiện có, IAM sẽ nhận diện được các rủi rotiềm ẩn và tăng cường hiểu biết về hoạt động kinh doanh của khách hàngtrong suốt quá trình kiểm toán.

Với kinh nghiệm về kiểm toán Báo cáo tài chính và những hiểu biếtsâu sắc của kiểm toán viên về lĩnh vực hoạt động của khách hàng, sau khitham gia kiểm kê, sẽ tổ chức cuộc kiểm toán theo các giai đoạn như sau:

Giai đoạn 1: Chuẩn bị và lập kế hoạch kiểm toán

Đây là giai đoạn đầu tiên và có vai trò quan trọng, chi phối tới chấtlượng của toàn bộ cuộc kiểm toán Khi nhận được thư mời kiểm toán, Côngty sẽ tiến hành các bước công việc cần thiết lập kế hoạch kiểm toán hoànchỉnh và thống nhất với khách hàng về nội dung và thời gian công việc

Trước tiên, Công ty sẽ thu thập các thông tin cơ sở về khách hàng đểlập kế hoạch kiểm toán tổng thể.Thông tin cần thu thập bao gồm các nhântố bên trong và bên ngoài ảnh hưỏng đến hoạt động kinh doanh của kháchhàng Nhân tố bên trong gồm: hình thức sở hữu và cơ cấu tổ chức quản lý,mục tiêu kinh doanh, hoạt động kinh doanh, tài chính, các chính sách kếtoán, các phòng ban đặc biệt, nhân sự khách hàng chủ chốt, nhân viên kếtoán, các yêu cẩu về báo cáo, các vấn đề về thuế… Nhân tố bên ngoàidoanh nghiệp khách hàng gồm: lĩnh vực hoạt động , môi trường kinhdoanh, lợi thế cạnh tranh, các văn bản pháp lý có ảnh hưởng đến hoạt độngkinh doanh… Ngoài ra, Công ty tìm hiểu các vấn đề khác như về quản trịhành chính của khách hàng.

Sau đó, Công ty đánh giá rủi ro và mức độ trọng yếu cho cuộc kiểmtoán Công việc này bao gồm đánh giá rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát vàxác định những vùng kiểm toán trọng yếu; khả năng sai sót trọng yếu vàxác định những nghiệp vụ, sự kiện kế toán phức tạp Trên cơ sở đó, Côngty lập kế hoạch kiểm toán tổng thể, trong đó nêu lên phạm vi và cách thức

Trang 34

tiến hành công việc kiểm toán.

Kế hoạch kiểm toán tổng thể sẽ là cơ sở để lập chương trình kiểmtoán Tại IFC, chương trình kiểm toán cho từng phần hành gồm tổng thể vàchi tiết được xây dựng theo khuôn mẫu sẵn Tuy nhiên, tuỳ theo qui mô vàtính chất phức tạp của cuộc kiểm toán, chương trình kiểm toán đó có thểthay đổi, các thủ tục kiểm toán có thể được bổ sung hoặc lược bỏ.

Để kế hoạch kiểm toán được lập một cách thích hợp nhằm đảm bảobao quát hết các khía cạnh trọng yếu của cuộc kiểm toán; phát hiện gianlận, rủi ro và những vấn đề tiềm ẩn; và đảm bảo cuộc kiểm toán được hoànthành đúng thời hạn, Công ty thực hiện các bước công việc chính sau:

Thứ nhất, Tổ chức các cuộc tiếp xúc với các thành viên chủ chốt của

khách hàng;

Phó Giám đốc phụ trách khách hàng hoặc Trưởng nhóm kiểm toánliên hệ trực tiếp và đặt lịch họp mặt để thu thập, trao đổi thông tin để cónhững hiểu biết nhất định về hoạt động của khách hàng ( lĩnh vực kinhdoanh, hoạt động; kết quả tài chính, năng lực quản lý của Ban GiámĐốc…), hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ.

Thứ hai, Thu thập các thông tin chung về khách hàng;

Ngoài các thông tin thu thập từ các thành viên chủ chốt của kháchhàng, Công ty tiến hành thu thập thêm thông qua các nguồn, các kênhthông tin khác như liên hệ với kiểm toán viên tiền nhiệm, sách báo, tạpchí…

Thứ ba, Xác định phạm vi công việc và kế hoạch kiểm toán tổng thể;

Trên cơ sở các thông tin vừa thu thập và hợp đông kiểm toán, BGĐCông ty phân loại cuộc kiểm toán ( kiểm toán hoạt động , kiểm toán tuânthủ, kiểm toán tài chính…), mục tiêu cuộc kiểm toán, đối tượng cuộc kiểmtoán…Sau đó, BGĐ xác định khối lượng công việc, thời gian thực hiện vàphân công nhóm kiểm toán.

Thứ tư, Soát xét sơ bộ các Báo cáo tài chính, các ghi chép kế toán và

Trang 35

tài liệu của khách hàng;

Soát xét sơ bộ Báo cáo tài chính, các ghi chép kế toán và các tài liệukhác nhằm mục đích xác định mức trọng yếu và độ rủi ro cho từng phầnhành, khoản mục trên BCTC

Thứ năm, Thành lập nhóm kiểm toán và phân công riêng công việc

cho từng thành viên;

Sau khi hợp đồng kiểm toán được ký kết, trên cơ sở khối lượng côngviệc và thời gian vừa xác định, trưởng nhóm kiểm toán phân công côngviệc cụ thể cho từng người trong nhóm Tùy theo trình độ chuyên môn vàkinh nghiệm nghề nghiệp, mỗi người được phân công kiểm toán các phầnhành khác nhau.

Thứ sáu, Phác thảo kế hoạch kiểm toán chi tiết;

Kế hoạch kiểm toán chi tiết là một bảng phân công các công việc chotừng thành viên cho nhóm kiểm toán và thời gian hoàn thành các công việcđó Kế hoạch kiểm toán chi tiết do trưởng nhóm kiểm toán lập.

Thứ bảy, Ban Giám đốc và giới thiệu nhóm kiểm toán với Ban Giám

đốc Công ty khách hàng;

Ban Giám đốc giới thiệu nhóm kiểm toán với khách hàng, thống nhấtvế thời gian và các công việc kiểm toán sẽ thực hiện tại đơn vị khách hàngvà yêu cầu khách hàng chuẩn bị trước một số tài liệu phục vụ cho việckiểm toán.

Giai đoạn 2: Thu thập và tổng hợp thông tin

Giai đoạn này bao gồm các bước công việc sau:

Thứ nhất, Thu thập toàn bộ các tài liệu và thông tin cần thiết cho

việc kiểm toán;

Thứ hai, Trao đổi với khách hàng các tài liệu cần lập hoặc thu thập;

Để đảm bảo chất lượng và thời gian cuộc kiểm toán, nhóm kiểm toánliệt kê các tài liệu cần thiết và yêu cầu khách hàng cung cấp Nếu tài liệunào khách hàng không thể cung cấp ảnh hưởng các thủ tục kiểm toán,

Trang 36

trưởng nhóm kiểm toán có thể thay đổi kế hoạch kiểm toán chi tiết.

Thứ ba, Phê chuẩn kế hoạch kiểm toán chi tiết;

Kế hoạch kiểm toán chi tiết cuối cùng được trình lên BGĐ phê duyệt.

Giai đoạn 3: Thực hiện kiểm toán

Căn cứ kế hoạch kiểm toán vừa lập, nhóm kiểm toán tiến hành thực hiệnkiểm toán Việc thực hiện kiểm toán được các nhân viên của Công ty tuânthủ theo đúng Chuẩn mực kế toán Việt Nam, chuẩn mực kiểm toán ViệtNam và các quy định của Bộ Tài Chính liên quan việc quản lý tài sản vànguồn vốn của doanh nghiệp Mỗi phần hành, khoản mục khác nhau, KTVthực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết được lập trên kế hoạch kiểm toán.Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện nếu thủ tục kiểm tra chi tiết đã đượclập mà không phù hợp hoặc không đầy đủ thì KTV phải trao đổi với trưởngnhóm, không được tự ý thay đổi.

Các phát hiện trong quá trình thực hiện kiểm toán được trình bày trêngiấy tờ làm việc của KTV Sau khi kết thúc việc kiểm tra, KTV đánh thamchiếu trên các giấy tờ làm việc của mình và đánh dấu các công việc đã thựchiện trong chương trình kiểm toán.

Giai đoạn 4: Chuẩn bị và phát hành Báo cáo Kiểm toán

Trưởng nhóm kiểm toán tập hợp và soát xét giấy tờ làm việc của KTV.Căn cứ kế hoạch kiểm toán được lập, trưởng nhóm tiến hành đối chiếu kếtquả và thời gian thực hiện các công việc của KTV để đảm bảo rằng các thủtục kiểm toán đã được thực hiện đầy đủ và đúng yêu cầu Trưởng nhóm cóquyền yêu cầu KTV bổ sung thêm thủ tục kiểm toán nếu thấy cần thiết.Sauđó, trưởng nhóm tập hợp kết quả và lập báo cáo kiểm toán dự thảo Báo cáokiểm toán dự thảo được đệ trình lên Ban Giám đốc soát xét Ban Giám đốckết hợp việc soát xét giấy tờ làm việc của nhóm kiểm toán và soát xét báocáo kiểm toán dự thảo Công việc soát xét này được thực hiện căn cứ kếhoạch kiểm toán được phê duyệt trong giai đoạn một Ban Giám đốc muốnđảm bảo rằng nhóm kiểm toán thực hiện theo đúng kế hoạch kiểm toán

Trang 37

được lập về mặt thời gian và nội dung Nếu có thay đổi gì bất thường, BanGiám đốc yêu cầu trưởng nhóm giải trình Báo cáo kiểm toán dự thảo saukhi được Ban Giám đốc soát xét được gửi cho Ban Giám đốc khách hàng.Sau khi nhận được sự phản hồi từ phía khách hàng, Báo cáo kiểm toánchính thức được phát hành.

2.2 Thực trạng quy trình lập kế hoạch kiểm toán tại Công ty

2.2.1 Công việc thực hiện trước kiểm toán

2.2.1.1 Gửi thư mời kiểm toán

Gửi thư mời kiểm toán là công việc cần thiết đối với tất cả các công tykiểm toán đặc biệt các công ty mới được thành lập Thông qua thư mờikiểm toán, khách hàng có thể đã có những nhận định ban đầu về mức độchuyên nghiệp của công ty và chất lượng dịch vụ do công ty cung cấp Từđó, khách hàng sẽ quyết định chấp nhận hay từ chối lời mời kiểm toán củacông ty kiểm toán

Hàng năm, trước khi bắt đầu mùa kiểm toán, Công ty gửi thư mời kiểmtoán đối với khách hàng mới và thư chào phí đối với khách hàng thườngniên Mục đích của việc gửi thư mời kiểm toán nhằm giới thiệu tới kháchhàng những thông tin tổng quan về Công ty, thông tin về loại hình dịch vụmà IFC cung cấp và quyền lợi mà khách hàng được hưởng từ các dịch vụđó Thư mời kiểm toán thường do bộ phận hành chính soạn thảo dựa trênnhững dự đoán về nhu cầu được kiểm toán của khách hàng và được BGĐsoát xét trước khi gửi đi Thông qua hình thức và nội dung của thư chàohàng, Công ty đã tự khẳng định mình trước khách hàng, góp phần củng cốniềm tin của khách hàng đối các dịch vụ do IFC cung cấp.

Trong năm tài chính 200N, Công ty gửi thư chào hàng tới Công ty ABCvà Công ty XYZ với nội dung như sau ( giả sử Công ty ABC là khách hàngthường niên của Công ty và Công ty XYZ là khách hàng mới).

Bảng 2.1 : Nội dung thư chào hàng Công ty XYZ

Trang 38

Hà Nội, ngày 24 tháng 12 năm 200NKính g ử i : Quý khách hàng

Về việc : Giới thiệu Công ty Kiểm toán và Tư vấn tài chính quốc tế(IFC)

Thưa Quý Ngài,

Chúng tôi trân trọng cám ơn Quý Ngài đã dành cho chúng tôi cơ hội giớithiệu với Quý Ngài những thông tin về quá trình phát triển và hoạt động củaCông ty Kiểm toán và Tư vấn tài chính quốc tế (IFC) Chúng tôi xin được đệtrình kèm theo đây hồ sơ về giới thiệu năng lực của IFC với tư cách của mộtcông ty kiểm toán độc lập.

Chúng tôi hiểu rằng việc lựa chọn đối tác cung cấp dịch vụ kiểm toán nàylà quyết định quan trọng của Quý Ngài Để đạt được mục đích kiểm toánBáo cáo tài chính, Quý Ngài sẽ cần một đối tác am hiểu về lĩnh vực hoạtđộng của Quý Ngài, cung cấp dịch vụ chuyên ngành một cách chuyênnghiệp, ân cần hỗ trợ khách hàng Ngoài ra, đó phải là một đối tác đã có kinhnghiệm kiểm toán Báo cáo tài chính cho các Công ty hoạt động trong lĩnhvực tài chính và là một Hãng có đủ năng lực cần thiết để đáp ứng yêu cầucủa Quý Ngài.

Để giúp Quý Ngài đưa ra sự lựa chọn đúng đắn, chúng tôi xin giới thiệu

vài nét về Công ty chúng tôi – Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn tàichính quốc tế (IFC) và một số nhân sự chủ chốt của chúng tôi cũng như

phương pháp tiếp cận kiểm toán của chúng tôi Với kiến thức chuyên mônkhông ngừng được nâng cao và cam kết cung cấp dịch vụ ân cần và hiệu

quả, phương châm hoạt động của chúng tôi là: “Đem đến sự tin cậy” Sự kết

hợp hài hoà các yếu tố trên đây là nhân tố quan trọng để chúng tôi có thể trợgiúp các khách hàng của mình phát triển và thành công vượt bậc.

Chúng tôi rất mong muốn có cơ hội được phục vụ cho Quý Ngài Chúngtôi tin rằng, chúng tôi có thể đóng góp một phần cho sự phát triển và thànhcông của Công ty Chúng tôi mong muốn sớm nhận được sự phản hồi từ phía

Trang 39

Quý Ngài Nếu Quý Ngài có bất cứ yêu cầu gì liên quan đến thư chào hàngnày cũng như các dịch vụ mà chúng tôi có thể phục vụ, xin vui lòng liên hệvới chúng tôi.

Trân trọng,

Lê Xuân ThắngGiám đốc

-Bảng số 2.2: Nội dung thư chào phí Công ty ABC

Số 23/ IFC - CH

Hà Nội, ngày 18 tháng 05 năm 200N

Kính gửi: Ban Giám đốc Công ty ABC

Về việc: Chào giá phí kiểm toán Báo cáo tài chính cho giai đoạn hoạt động từ ngày 01/01/200N đến ngày 30/06/200N của Công ty ABC

Thưa Quý Ngài,

Chúng tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn quý Công ty đã tín nhiệm chúng tôitrong việc kiểm toán Báo cáo tài chính các năm 2003,2004,2005.

Chúng tôi trân trọng cảm ơn quý Công ty đã dành cho chúng tôi cơ hội tiếpxúc, tìm hiểu và chào giá phí kiểm toán Báo cáo tài chính cho giai đoạnhoạt động từ ngày 01/01/200N đến ngày 30/06/200N của Quý Công ty.Qua kết quả khảo sát sơ bộ tại Quý Công ty, chúng tôi xin đề xuất mức phícho dịch vụ kiểm toán Báo cáo tài chính cho giai đoạn hoạt động từ ngày01/01/200N đến ngày 30/06/200N của Quý Công ty là 30.000.000 VNĐ(Bằng chữ: Ba mươi triệu đồng chẵn)

Phí dịch vụ trên đây chưa bao gồm thuế Giá trị gia tăng

Phụ lục bảng tính chi tiết phí dịch vụ kiểm toán Báo cáo tài chính cho giai

Trang 40

đoạn hoạt động từ ngày 01/01/200N đến 30/06/200N được gửi kèm theo.Chúng tôi rất mong muốn có cơ hội phục vụ Quý Công ty Chúng tôi tinrằng có thể đóng góp một phần cho sự phát triển và thành công của QuýCông ty Mong sớm nhận được sự phản hồi từ phía Quý Công ty.

Nếu Quý Công ty có vấn đề gì cần trao đổi thêm, xin vui lòng liên hệ vớichúng tôi.

Trân trọng,

Lê Xuân ThắngGiám đốc

-Nếu khách hàng chấp nhận lời mời cung cấp dịch vụ thì họ sẽ ký vàothư mời kiểm toán và gửi lại cho Công ty một bản sao của thư mời kiểmtoán đó Sau khi nhận được bản sao này, IFC tiến hành các bước công việccủa một cuộc kiểm toán mà giai đoạn đầu tiên là việc lập kế hoạch kiểmtoán.

Giả sử, Công ty XYZ sẽ chấp nhận lời mời kiểm toán của IFC Sau đây,Công ty thực hiện lập kế hoạch kiểm toán cho cuộc kiểm toán này.

2.2.1.2 Thu thập thông tin chung về khách hàng

Thông tin thu thập trong giai đoạn này là cơ sở để Công ty đánh giá rủiro hợp đồng kiểm toán Nếu rủi ro hợp đồng quá lớn thì Công ty từ chốicung cấp dịch vụ cho khách hàng để đảm bảo uy tín và hình ảnh của mình.Vì vậy, đây là công việc rất quan trọng ảnh hưởng tới tính đúng đắn trongviệc ra quyết định có chấp nhận kiểm toán cho khách hàng hay không.

Các thông tin thu thập trong giai đoạn này có tính chất phức tạp liên

Ngày đăng: 17/11/2012, 09:05

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sau khi trả lời bảng cõu hỏi trờn, Phú Giỏm đốc quyết định đỏnh giỏ rủi ro hợp đồng kiểm toỏn với Cụng ty XYZ ở mức trung bỡnh và quyết định  chấp nhận cung cấp dịch vụ kiểm toỏn cho khỏch hàng. - Hoàn thiện công tác lập kế hoạch kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn tài chính quốc tế - IFC
au khi trả lời bảng cõu hỏi trờn, Phú Giỏm đốc quyết định đỏnh giỏ rủi ro hợp đồng kiểm toỏn với Cụng ty XYZ ở mức trung bỡnh và quyết định chấp nhận cung cấp dịch vụ kiểm toỏn cho khỏch hàng (Trang 46)
2 Bảng cõn đối số phỏt sinh năm N 27/02 - Hoàn thiện công tác lập kế hoạch kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn tài chính quốc tế - IFC
2 Bảng cõn đối số phỏt sinh năm N 27/02 (Trang 51)
Bảng 2.5 Đỏnh giỏ mụi trường kiểm soỏt của đơn vị khỏch hàng - Hoàn thiện công tác lập kế hoạch kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn tài chính quốc tế - IFC
Bảng 2.5 Đỏnh giỏ mụi trường kiểm soỏt của đơn vị khỏch hàng (Trang 60)
Bảng 2.6 Bảng cõu hỏi đỏnh giỏ hệ thống kiểm soỏt nội bộ đối với phần hành tiền. - Hoàn thiện công tác lập kế hoạch kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn tài chính quốc tế - IFC
Bảng 2.6 Bảng cõu hỏi đỏnh giỏ hệ thống kiểm soỏt nội bộ đối với phần hành tiền (Trang 64)
Bảng 2.7 Phõn tớch tổng hợp BCĐKT của Cụng ty XYZ - Hoàn thiện công tác lập kế hoạch kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn tài chính quốc tế - IFC
Bảng 2.7 Phõn tớch tổng hợp BCĐKT của Cụng ty XYZ (Trang 65)
Bảng 2.8 Phõn tớch BCKQKD của Cụng ty XYZ - Hoàn thiện công tác lập kế hoạch kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn tài chính quốc tế - IFC
Bảng 2.8 Phõn tớch BCKQKD của Cụng ty XYZ (Trang 67)
1 Nguồn vốn kinh doanh 3,200,000,000 3,200,000,000 2 Chờnh lệch đỏnh giỏ lại TS - Hoàn thiện công tác lập kế hoạch kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn tài chính quốc tế - IFC
1 Nguồn vốn kinh doanh 3,200,000,000 3,200,000,000 2 Chờnh lệch đỏnh giỏ lại TS (Trang 67)
Bảng 2.9 Bảng phõn tớch cỏc tỷ suất tài chớnh của cụng ty XYZ - Hoàn thiện công tác lập kế hoạch kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn tài chính quốc tế - IFC
Bảng 2.9 Bảng phõn tớch cỏc tỷ suất tài chớnh của cụng ty XYZ (Trang 68)
11 Chi phớ khỏc - Hoàn thiện công tác lập kế hoạch kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn tài chính quốc tế - IFC
11 Chi phớ khỏc (Trang 68)
Bảng 2.10 Bảng xỏc định mức trọng yếu Cụng ty XYZ - Hoàn thiện công tác lập kế hoạch kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn tài chính quốc tế - IFC
Bảng 2.10 Bảng xỏc định mức trọng yếu Cụng ty XYZ (Trang 71)
Bảng 2.11 Chương trỡnh kiểm toỏn đối với tài khoản tiền - Hoàn thiện công tác lập kế hoạch kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn tài chính quốc tế - IFC
Bảng 2.11 Chương trỡnh kiểm toỏn đối với tài khoản tiền (Trang 75)
1. Lựa chọn một số nghiệp vụ trong bảng đối chiếu và kiểm tra chứng từ, thủ tục cú liờn quan  như: cỏc chứng từ thu chi, bỏo cỏo số dư tiền gửi  hoặc cỏc bằng chứng cú liờn quan khỏc để chỏc  chắn rằng cỏc nghiệp vụ được ghi chộp đầy đủ,  đỳng kỳ - Hoàn thiện công tác lập kế hoạch kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn tài chính quốc tế - IFC
1. Lựa chọn một số nghiệp vụ trong bảng đối chiếu và kiểm tra chứng từ, thủ tục cú liờn quan như: cỏc chứng từ thu chi, bỏo cỏo số dư tiền gửi hoặc cỏc bằng chứng cú liờn quan khỏc để chỏc chắn rằng cỏc nghiệp vụ được ghi chộp đầy đủ, đỳng kỳ (Trang 77)
BCĐKT Bảng cõn đối kế toỏn - Hoàn thiện công tác lập kế hoạch kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn tài chính quốc tế - IFC
Bảng c õn đối kế toỏn (Trang 96)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w