254 Hoàn thiện công tác lập kế hoạch kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn tài chính quốc tế - IFC
Khoá luận tốt nghiệp LỜI MỞ ĐẦU Lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn đầu tiên của một cuộc kiểm toán có vai trò quan trọng, chi phối tới chất lượng và hiệu quả chung của toàn bộ cuộc kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán đúng đắn sẽ là cơ sở để kiểm toán viên thu thập bằng chứng hợp lý để đưa ra ý kiến xác đáng về tình hình tài chính của khách hàng. Trong điều kiện Việt Nam hiện nay, hoạt động kiểm toán nói chung cũng như hoạt động kiểm toán độc lập nói riêng là những hoạt động hết sức mới mẻ. Trong khi hành lang pháp lý cho hoạt động kiểm toán chưa đầy đủ, nội dung, quy trình cũng như phương pháp được vận dụng trong các cuộc kiểm toán ở Việt Nam mới ở giai đoạn đầu, nguồn tài liệu thiếu cả về số lượng và chất lượng. Do vậy, việc lập kế hoạch kiểm toán cần được coi trọng để đảm bảo chất lượng và hiệu quả cho cuộc kiểm toán. Với ý nghĩa đó, Em đã chọn Đề tài “ Hoàn thiện công tác lập kế hoạch kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn tài chính quốc tế - IFC” làm Khoá luận tốt nghiệp của mình. Mục đích nghiên cứu của đề tài là đưa ra một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác lập kế hoạch kiểm toán tại Công ty IFC trên cơ sở đối chiếu, so sánh giữa lý thuyết và thực tiễn. Khoá luận tốt nghiệp của Em gồm ba phần chính: Phần I: Những vấn đề lý luận chung về trình tự lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính; Phần II: Thực trạng công tác lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn tài chính quốc tế - IFC; Phần III: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác lập kế hoạch kiểm toán tại Công ty Kiểm toán và Tư vấn tài chính quốc tế; Vũ Thị Minh Nguyệt Kiểm toán 46B 1 Khoá luận tốt nghiệp Với kiến thức đã được học trong nhà trường và tự tích luỹ kinh nghiệm, Em đã thực hiện luận văn bằng lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng kết hợp với phương pháp của toán học, của nghiệp vụ kế toán và phương pháp kiểm toán Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng do thời gian và trình độ có hạn nên khoá luận tốt nghiệp của Em không thể tránh khỏi những thiếu sót, kính mong các thầy giáo, cô giáo góp ý và chỉ bảo. Cuối cùng, Em xin chân thành cảm ơn Thầy giáo GS.TS Nguyễn Quang Quynh và các anh chị kiểm toán viên tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn tài chính quốc tế - IFC đã hướng dẫn và giúp đỡ Em hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp này. Vũ Thị Minh Nguyệt Kiểm toán 46B 2 Khố luận tốt nghiệp PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRÌNH TỰ LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TỐN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1.1 Khái niệm và vai trò của lập kế hoạch kiểm tốn trong kiểm tốn báo cáo tài chính 1.1.1 Khái niệm về kế hoạch kiểm tốn và lập kế hoạch kiểm tốn trong kiểm tốn báo cáo tài chính Theo Từ điển Tiếng Việt, “kế hoạch” được giải nghĩa là: “ Sự sắp đặt hoặc định hướng đường lối có hệ thống về những cơng việc dự định phải làm”. Theo quan điểm hiện đại: “kiểm tốn là việc xác minh và bày tỏ ý kiến về thực trạng hoạt động cần được kiểm tốn bằng hệ thống phương pháp kỹ thuật của kiểm tốn chứng từ và kiểm tốn ngồi chứng từ do các kiểm tốn viên có trình độ nghiệp vụ tương xứng thực hiện trên cơ sở hệ thống pháp lý có hiệu lực.” Kết hợp hai định nghĩa trên, ta có thể hiểu kế hoạch kiểm tốn là sự sắp đặt hoặc định hướng đường lối có hệ thống những cơng việc kiểm tốn dự định sẽ làm để xác minh và bày tỏ ý kiến về thực trạng kiểm tốn. Lập kế hoạch kiểm tốn là q trình cân đối tích cực giữa nhu cầu kiểm tốn và nguồn lực đã có trong một cuộc kiểm tốn. Cụ thể, đó là việc xác định những cơng việc cụ thể cần phải làm và trên cơ sở lượng hố qui mơ từng việc xác định thời gian và nguồn lực hồn thành. Lập kế hoạch kiểm tốn là giai đoạn đầu tiên mà kiểm tốn viên thực hiện trong mỗi cuộc kiểm tốn nhằm tạo ra các điều kiện pháp lý cũng như các điều kiện cần thiết khác cho kiểm tốn. Nó chi phối tới chất lượng và hiệu quả của tồn bộ cuộc kiểm tốn. Vì vậy, kế hoạch kiểm tốn phải được lập một cách Vũ Thị Minh Nguyệt Kiểm tốn 46B 3 Khoá luận tốt nghiệp khoa học, có khả năng bao quát hết các khía cạnh trọng yếu của cuộc kiểm toán. Trên cơ sở kế hoạch kiểm toán được lập, kiểm toán viên thực hiện các thủ tục cần thiết, phát hiện gian lận và sai sót và thu thập đầy đủ các bằng chứng có giá trị làm căn cứ cho kết luận kiểm toán. Việc lập kế hoạch kiểm toán cũng đã được quy định rõ ràng trong các chuẩn mực kiểm toán hiện hành, Chuẩn mực Thứ Tư trong mười chuẩn mực kiểm toán được thừa nhận rộng rãi (GAAS) đòi hỏi công tác kiểm toán phải được lập kế hoạch đầy đủ và các trợ lý nếu có phải giám sát đúng đắn. Trong Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam Số 300 cũng nêu rõ “ Kiểm toán viên và công ty kiểm toán cần lập kế hoạch kiểm toán để đảm bảo cuộc kiểm toán được tiến hành một cách có hiệu quả”. ( Mục 02) Như vậy, việc lập kế hoạch kiểm toán không chỉ xuất phát từ yêu cầu chính của cuộc kiểm toán nhằm chuẩn bị những điều kiện cơ bản trong công tác kiểm toán mà còn là nguyên tắc cơ bản trong công tác kiểm toán đã được quy định thành chuẩn mực và đòi hỏi các kiểm toán viên phải tuân theo đầy đủ nhằm đảm bảo tiến hành công tác kiểm toán có hiệu quả và chất lượng. Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam Số 300 chia kế hoạch kiểm toán thành ba bộ phận: kế hoạch chiến lược, kế hoạch tổng thể và chương trình kiểm toán. Kế hoạch chiến lược là định hướng cơ bản, nội dung trọng tâm và phương pháp tiếp cận chung của cuộc kiểm toán do cấp chỉ đạo vạch ra dựa trên hiểu biết về tình hình hoạt động và môi trường kinh doanh của đơn vị được kiểm toán. Theo Chuẩn mực Kiểm toán Số 300: “ Kế hoạch chiến lược phải được lập cho các cuộc kiểm toán lớn về quy mô, tính chất phức tạp, địa bàn hoạt động và kiểm toán Báo cáo tài chính của nhiều năm”. ( Mục 13 ) Cuộc kiểm toán lớn về quy mô là cuộc kiểm toán BCTC tổng hợp (hoặc Vũ Thị Minh Nguyệt Kiểm toán 46B 4 Khoá luận tốt nghiệp BCTC hợp nhất) của tổng công ty, trong đó có nhiều công ty, đơn vị trực thuộc cùng loại hình hoặc khác loại hình kinh doanh. Cuộc kiểm toán có tính chất phức tạp là cuộc kiểm toán có tranh chấp, kiện tụng hoặc có nhiều hoạt động mới mà kiểm toán viên và công ty kiểm toán chưa có nhiều kinh nghiệm. Cuộc kiểm toán địa bàn rộng là cuộc kiểm toán của đơn vị có nhiều đơn vị cấp dưới nằm trên nhiều tỉnh thành kể cả các chi nhánh ở nước ngoài. Kế hoạch chiến lược ghi nhận các thông tin chủ yếu về đơn vị cần được kiểm toán, các vấn đề trọng yếu cần đặc biệt quan tâm xét đoán, các rủi ro có thể phát sinh, các quyết định chủ yếu đối với từng phần việc mà cuộc kiểm toán cần được thực hiện. Kế hoạch chiến lược do một thành viên trong ban giám đốc lập sau khi nghiên cứu một số thông tin, trực tiếp khảo sát thực tế về khách hàng. Nó là cơ sở lập kế hoạch kiểm toán tổng thể, đồng thời là cơ sở chỉ đạo thực hiện và soát xét kết quả cuộc kiểm toán. Kế hoạch chiến lược được lập thành một văn bản riêng hoặc lập thành một phần riêng trong kế hoạch kiểm toán tổng thể. Hiện nay, nhu cầu kiểm toán ngày một tăng cao. Khách hàng của các công ty kiểm toán có thể hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau hoặc thuộc những loại hình doanh nghiệp khác nhau. Để đảm bảo chất lượng cuộc kiểm toán, đối với những khách hàng có quy mô lớn, hoạt động trong lĩnh vực phức tạp thì các công ty kiểm toán cần thực hiện lập kế hoạch chiến lược để có những hướng dẫn cụ thể hơn cho việc lập kế hoạch kiểm toán tổng thể và cũng là cơ sở chỉ đạo thực hiện và soát xét kết quả cuộc kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán tổng thể phải được lập cho mọi cuộc kiểm toán. Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể là việc cụ thể hoá kế hoạch chiến lược và phương pháp tiếp cận chi tiết về nội dung, lịch trình và phạm vi dự kiến của các thủ tục kiểm Vũ Thị Minh Nguyệt Kiểm toán 46B 5 Khoá luận tốt nghiệp toán. Căn cứ vào kế hoạch kiểm toán tổng thể, các công việc kiểm toán được thực hiện một cách có hiệu quả và đúng với thời gian dự kiến. Theo “ Sổ tay các thuật ngữ thông dụng về kiểm toán”, kế hoạch kiểm toán tổng thể là văn bản ghi nhận các thông tin cơ bản về khách hàng và các công việc chủ yếu mà kiểm toán viên phải thực hiện để hoàn thành cuộc kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán tổng thể bao gôm các thông tin chính sau: Tập hợp những hiểu biết về hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng về hệ thống kế toán và chế độ kế toán mà khách hàng đang áp dụng. Nhận biết về hệ thống kiểm soát nội bộ hiện có của khách hàng và dự đoán độ tin cậy của hệ thống này. Xác định phạm vi kiểm toán, các phần việc trọng yếu, các biện pháp nghiệp vụ sẽ được áp dụng. Dự kiến nhân sự, các văn bản pháp quy hữu quan, tổ chức phối hợp các bước công việc trong quá trình thực thi, tiến độ thực hiện. Chương trình kiểm toán là những dự kiến chi tiết về công việc kiểm toán cần thực hiện, thời gian hoàn thành và sự phân công lao động giữa các kiểm toán viên cũng như dự kiến về những tư liệu, thông tin liên quan cần sử dụng và thu thập. Trọng tâm của chương trình kiểm toán là các thủ tục kiểm toán cần thiết thực hiện đối với từng khoản mục hay bộ phận được kiểm toán. 1.1.2 Vai trò của lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính. Lập kế hoạch kiểm toán có vai trò quan trọng, chi phối tới chất lượng và hiệu quả chung của toàn bộ cuộc kiểm toán. Ý nghĩa của giai đoạn này thể hiện ở một số điểm sau: Thứ nhất: Kế hoạch kiểm toán giúp kiểm toán viên thu thập được các bằng chứng kiểm toán đầy đủ và có giá trị làm cơ sở để đưa ra các ý kiến xác đáng về Vũ Thị Minh Nguyệt Kiểm toán 46B 6 Khoá luận tốt nghiệp các báo cáo tài chính, từ đó giúp kiểm toán viên hạn chế những sai sót, giảm thiểu trách nhiệm pháp lý, nâng cao hiệu quả công việc và giữ uy tín nghề nghiệp đối với khách hàng; Thứ hai: Kế hoạch kiểm toán giúp các kiểm toán viên có thể phối hợp hiệu quả với nhau cũng như phối hợp hiệu quả với các bộ phận có liên quan như kiểm toán nội bộ, các chuyên gia bên ngoài, đồng thời qua sự phối hợp hiệu quả đó, nâng cao chất lượng của cuộc kiểm toán, đồng thời nâng cao uy tín với khách hàng; Thứ ba: Kế hoạch kiểm toán thích hợp là căn cứ để công ty kiểm toán tránh xảy ra những bất đồng với khách hàng. Trên cơ sở kế hoạch kiểm toán đã lập, kiểm toán viên thống nhất với khách hàng về nội dung công việc sẽ thực hiện, thời gian tiến hành kiểm toán; Thứ tư: Căn cứ vào kế hoạch kiểm toán đã được lập, kiểm toán viên có thể kiểm soát và đánh giá chất lượng công việc đã và đang thực hiện, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của cuộc kiểm toán; 1.2. Trình tự lập kế hoạch kiểm toán Kế hoạch kiểm toán gồm ba bộ phận: kế hoạch chiến lược, kế hoạch kiểm toán tổng thể và chương trình kiểm toán. Kế hoạch chiến lược là cơ sở lập kế hoạch kiểm toán tổng thể và kế hoạch kiểm toán tổng thể là cơ sở lập kế hoạch kiểm toán tổng thể. Vì vậy, trình tự lập kế hoạch kiểm toán sẽ bắt đầu từ lập kế hoạch chiến lược, sau đó lập kế hoạch kiểm toán tổng thể và cuối cùng thiết kế chương trình kiểm toán. 1.2.1 Lập kế hoạch chiến lược Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 300: Kế hoạch chiến lược phải được lập cho cuộc kiểm toán lớn về quy mô, tính chất phức tạp, địa bàn rộng Vũ Thị Minh Nguyệt Kiểm toán 46B 7 Khoá luận tốt nghiệp hoặc kiểm toán Báo cáo tài chính của nhiều năm. ( Mục 13 ) Kế hoạch chiến lược là cơ sở để lập kế hoạch kiểm toán tổng thể. Mặt khác, chương trình kiểm toán được thiết kế dựa trên kế hoạch kiểm toán. Vì vậy, đối với các cuộc kiểm toán yêu cầu lập kế hoạch chiến lược thì kế hoạch chiến lược phải được thực hiện một cách chính xác bởi những người có nhiều kinh nghiệm. Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam Số 300, Kế hoạch chiến lược vạch ra mục tiêu, định hướng cơ bản, nội dung trọng tâm, phương pháp tiếp cận và tiến trình của cuộc kiểm toán. Nội dung và các bước công việc của kế hoạch chiến lược gồm: Thứ nhất: Tình hình kinh doanh của khách hàng (tổng hợp thông tin về lĩnh vực hoạt động, loại hình doanh nghiệp, hình thức sở hữu, công nghệ sản xuất, tổ chức bộ máy quản lý và thực tiễn hoạt động của đơn vị). Đặc biệt lưu ý đến những nội dung chủ yếu như: động lực cạnh tranh, phân tích thái cực kinh doanh của doanh nghiệp cũng như các yếu tố về sản phẩm, thị trường tiêu thụ, giá cả và các hoạt động hỗ trợ sau bán hàng…; Thứ hai: Xác định những vấn đề liên quan đến báo cáo tài chính như chế độ kế toán, chuẩn mực kế toán áp dụng, yêu cầu về lập báo cáo tài chính và quyền hạn của công ty; Thứ ba: Xác định những vùng chủ yếu của doanh nghiệp và ảnh hưởng của nó tới báo cáo tài chính (đánh giá ban đầu về rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát); Thứ tư: Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ; Thứ năm: Xác định mục tiêu kiểm toán trọng tâm và phương pháp tiếp cận kiểm toán; Thứ sáu: Xác định nhu cầu về sự hợp tác của các chuyên gia: Chuyên gia tư Vũ Thị Minh Nguyệt Kiểm toán 46B 8 Khoá luận tốt nghiệp vấn pháp luật, kiểm toán viên nội bộ, kiểm toán viên khác và các chuyên gia khác như kỹ sư xây dựng, kỹ sư nông nghiệp…; Thứ bảy: Dự kiến nhóm trưởng và thời gian thực hiện; Thứ tám: Giám đốc duyệt và thông báo kế hoạch chiến lược cho nhóm kiểm toán. Căn cứ kế hoạch chiến lược đã được phê duyệt, trưởng nhóm kiểm toán lập kế hoạch kiểm toán tổng thể và chương trình kiểm toán; 1.2.2 Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể Kế hoạch kiểm toán tổng thể phải được lập cho mọi cuộc kiểm toán, trong đó mô tả phạm vi dự kiến và cách thức tiến hành công việc kiểm toán. Tuy nhiên, tuỳ theo quy mô của khách hàng, tính chất phức tạp của công việc kiểm toán, mà hình thức và nội dung của kế hoạch kiểm toán tổng thể trong mỗi cuộc kiểm toán có thể khác nhau. Đối với các cuộc kiểm toán không cần phải lập kế hoạch chiến lược thì kế hoạch kiểm toán gồm kế hoạch kiểm toán tổng thể và chương trình kiểm toán. Khi đó lập kế hoạch kiểm toán gồm các công việc sau: Vũ Thị Minh Nguyệt Kiểm toán 46B 9 Khoá luận tốt nghiệp Sơ đồ1.1 Lập kế hoạch kiểm toán và thiết kế phương pháp kiểm toán Chuẩn bị cho kế hoạch kiểm toán Thu thập thông tin cơ sở Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng và thực hiện các thủ tục phân tích Đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát Lập kế hoạch kiểm toán toàn diện và soạn thảo chương trình kiểm toán 1.2.2.1 Chuẩn bị cho kế hoạch kiểm toán 1.2.2.1.1Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán Trước khi chấp nhận một cuộc kiểm toán, công ty kiểm toán phải đánh giá xem việc chấp nhận một khách hàng mới hay tiếp tục kiểm toán cho một khách hàng cũ có làm tăng rủi ro cho hoạt động của kiểm toán viên hay làm hại đến uy tín của công ty hay không. Để có được nhận định chính xác, công ty cần tiến hành các bước công việc sau: Thứ nhất: Xem xét hệ thống kiểm soát chất lượng; Chuẩn mực Kiểm toán số 220 - Kiểm soát chất lượng đối với việc thực hiện một hợp đồng kiểm toán của một công ty kiểm toán cho rằng kiểm toán viên phải xem xét hệ thống kiểm soát chất lượng khi đánh giá khả năng chấp nhận hợp đồng. Một trong 5 bộ phận của hệ thống kiểm soát chất lượng được xác định trong chuẩn mực này là việc thiết kế các chính sách và thủ tục về khả năng chấp nhận và tiếp tục khách hàng cũng như chấp nhận và tiếp tục hợp đồng kiểm toán. Vũ Thị Minh Nguyệt Kiểm toán 46B 10 [...]... toán Ở Việt Nam, công ty kiểm toán và khách hàng gặp gỡ trực tiếp, thoả thuận hợp đồng và ký một cách trực tiếp Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam quy định hợp đồng kiểm toán phải được lập và ký chính thức trước khi tiến hành công việc kiểm toán nhằm bảo vệ quyền lợi của khách hàng và của công ty kiểm toán Trong một số trường hợp đặc biệt, nếu khách hàng và công ty kiểm toán sử dụng văn bản cam kết thay cho... cứ vào thời gian làm việc của các cấp bậc kiểm toán viên khác nhau trong cuộc kiểm toán Sáu là, Xác định rằng kiểm toán viên không chịu trách nhiệm những sai sót do bản chất và hạn chế vốn có của hệ thống kế toán, kiểm soát nội bộ và kiểm toán Hợp đồng kiểm toán là cơ sở pháp lý để kiểm toán viên chính thực hiện các bước tiếp theo của cuộc kiểm toán và có ảnh hưởng đến trách nhiệm pháp lý của kiểm toán. .. cuộc kiểm toán thực thi Vũ Thị Minh Nguyệt Kiểm toán 46B Khoá luận tốt nghiệp 17 Sau khi hợp đồng kiểm toán được ký kết, công ty kiểm toán trở thành chủ thể kiểm toán chính thức của khách hàng 1.2.2.2 Thu thập thông tin cơ sở Sau khi ký kết hợp đồng kiểm toán, công việc tiếp theo là lập kế hoạch kiểm toán tổng thể Trong giai đoạn này, kiểm toán viên thu thập hiểu biết về ngành nghề kinh doanh của khách... phần giúp công ty kiểm toán thực hiện cuộc kiểm toán chất lượng và có hiệu quả 1.2.2.1.4 Hợp đồng kiểm toán Khi đã quyết định chấp nhận kiểm toán cho khách hàng và xem xét các vấn đề nêu trên, bước cuối cùng trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán mà công ty kiểm Vũ Thị Minh Nguyệt Kiểm toán 46B Khoá luận tốt nghiệp 15 toán phải đạt được là một hợp đồng kiểm toán Hợp đồng kiểm toán là sự thoả thuận chính thức... hệ thống kiểm soát nội bộ hoặc những gợi ý sửa chữa khiếm khuyết này Bốn là, Thời gian tiến hành cuộc kiểm toán: Trong hợp đồng kiểm toán, công ty kiểm toán và khách hàng cùng nhau thoả thuận về thời gian nghiên cứu sơ bộ, thời gian kiểm toán chính thức, thời điểm kết thúc kiểm toán và phát hành Báo cáo kiểm toán Năm là, Căn cứ tính giá phí cuộc kiểm toán và hình thức thanh toán: Phí kiểm toán BCTC... Do các trợ lý kiểm toán mới thường không tự tin khi thực hiện công tác kiểm toán do thiếu kinh nghiệm hoặc không hiểu rõ các thủ tục ấy và đánh giá kết quả thu được và đôi khi các trợ lý kiểm toán thực hiện một cách máy móc các thủ tục kiểm toán dựa theo chương trình kiểm toán trong hồ sơ kiểm toán năm trước Thứ hai: Công ty kiểm toán cần tránh thay đổi kiểm toán viên trong các cuộc kiểm toán cho một... BCTC, kiểm toán viên có trách nhiệm đưa ra ý kiến độc lập về BCTC dựa trên kết quả của cuộc kiểm toán và trách nhiệm của công ty khách hàng trong việc cung cấp tài liệu và thông tin liên quan đến công việc kiểm toán Ba là, Hình thức thông báo kết quả kiểm toán: Kết quả kiểm toán thường được biểu hiện cụ thể dưới một báo cáo kiểm toán có kèm theo một thư quản lý trong đó nêu rõ những khiếm khuyết của. .. giá rủi ro và kiểm soát nội bộ: “ Kiểm toán viên phải đủ hiểu biết về hệ thống kế toán và kiểm soát nội bộ của khách hàng để lập kế hoạch kiểm toán tổng thể và xây dựng chương trình kiểm toán thích hợp, có hiệu quả, kiểm toán viên phải sử dụng khả năng xét đoán chuyên môn của mình để đánh giá rủi ro kiểm toán và xác định các thủ tục kiểm toán nhằm giảm các rủi ro kiểm toán xuống mức thấp nhất có thể... thì văn bản cam kết phải đảm bảo các điều khoản về điều kiện cơ bản của hợp đồng kiểm toán Đây là một điều kiện thuận lợi cho hoạt động kiểm toán của các hãng quốc tế tại Việt Nam và sự liên kết giữa các hãng này với công ty kiểm toán Việt Nam trong quá trình kiểm toán các công ty, các dự án có vốn đầu tư nước ngoài Ngoài ra, việc ký kết hợp đồng kiểm toán phải tuân thủ các quy định của pháp luật ban... hạn về không gian và thời gian của đối tư ng kiểm Vũ Thị Minh Nguyệt Kiểm toán 46B Khoá luận tốt nghiệp 16 toán, thường được xác định cùng với việc xác định mục tiêu của cuộc kiểm toán Trong cuộc kiểm toán BCTC, phạm vi kiểm toán thường là toàn bộ BCTC của một năm tài chính Hai là, Trách nhiệm của Ban giám đốc khách hàng và kiểm toán viên : Ban giám đốc có trách nhiệm trong việc lập và trình bày trung . chọn Đề tài “ Hoàn thiện công tác lập kế hoạch kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn tài chính quốc tế - IFC làm Khoá luận tốt nghiệp của mình.. II: Thực trạng công tác lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn tài chính quốc tế - IFC; Phần III: