1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Tuan 15 lop 4 2021-2022

36 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 287,5 KB

Nội dung

TUẦN 15: NHỚ ƠN THẦY CÔ Ngày dạy: …/…/…… TOÁN Tiết 71: CHIA HAI SỐ CÓ TẬN CÙNG LÀ CÁC CHỮ SỐ 0 I YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1 Kiến thức Giúp HS: - Giúp HS biết thực hiện phép chia 2 số có tận cùng là các chữ số 0 2 Năng lực: - Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, - Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học 3 Phẩm chất - Học sinh yêu thích môn học và rèn tính cẩn thận II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng phụ , SGK - Bảng con, SGK, vở nháp III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU 1 Hoạt động mở đầu: khởi động: * Mục tiêu: Giúp kiểm tra kiến thức cũ cho HS * Phương pháp, kĩ thuật: Trò chơi * Cách tiến hành Trò chơi Ai nhanh – Ai đúng: * Cách tiến hành: - GV mời 3 HS chia nhẩm: 320 : 10 = 3 200 : 100 = 32 000 : 1 000 = - 1 HS nêu qui tắc chia 1 số cho 1 tích - GV nhận xét * Bài mới Giới thiệu bài: - GV nêu mục tiêu bài học và ghi tên bài lên bảng 2 Hoạt động hình thành kiến thức mới: 2.1 Giới thiệu trường hợp số bị chia và số chia đều có 1 chữ số 0 ở tận cùng * Mục tiêu: HS biết bỏ ở Số bị chia và Số chia 1 chữ số 0 * Cách tiến hành: - GV đưa ra phép tính: 320 : 40 = ? - HS tiến hành chia: 320 : 40 = 320 : (4 x 10) = 320 : 10 : 4 = 8 - HS nhận xét: Có thể cùng xóa 1 chữ số 0 ở tận cùng để được 32 : 4 - GV hướng dẫn HS đặt tính: + Ðặt tính + Xóa 1 chữ số 0 ở SBC và SC + Thực hiện phép chia: 32 : 4 = 8 - HS nhắc lại cách tính 2.2 Giới thiệu trường hợp chữ số 0 ở tận cùng của SBC nhiều hơn số chia * Mục tiêu: HS biết bỏ ở Số bị chia số chữ số 0 bằng với số chữ số 0 có ở Số chia * Cách tiến hành: - GV nêu: 32.000 : 400 = ? - HS thực hành: 32.000 : 400 = 32.000 : (100 x 4) = 32.000 : 100 : 4 = 320 : 4 = 80 - HS nhận xét: 32.000 : 400 = 320 : 4 (Có thể xóa 2 chữ số 0 ở tận cùng Số bị chia và Số chia để được 320 : 4) - 1 HS hướng dẫn cho các bạn khác đặt tính - GV gợi ý cho HS nêu kết luận sgk 3 Hoạt động luyện tập thực hành: * Mục tiêu: Giúp HS biết thực hiện phép chia 2 số có tận cùng là các chữ số 0 * Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS làm bài tập Bài 1: Tính: - Lớp làm bảng con - 2 HS lên bảng Vài HS nêu cách làm Bài 2: Tìm x : - 1 HS nhắc lại cách tìm 1 thừa số chưa biết - Lớp làm vở, 2 HS làm bảng phụ - GV chấm một số vở, nhận xét bài làm chùn của cả lớp - HS nhận xét bài lagm trên bảng phụ Bài 3: HS đọc đề bài - HS thảo luận nhóm đôi tìm hiểu đề bài - Lớp tự giải – 2 HS làm vào bảng con (HS khá – giỏi) Đáp số: a) 9 toa xe b) 6 toa xe 4 Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: * Mục tiêu: HS làm đúng bài toán chia hai số có tận cùng là chữ số 0 * Cách tiến hành: GV cho ví dụ Hs làm bài: 560 : 80 630 : 90 - HS nhắc lại cách chia 2 số có tận cùng là chữ số 0 - Nhận xét tiết học - Dặn dò, HS chuẩn bị bài tiết sau: ôn lại bảng cửu chương; chia cho số có một, hai chữ số IV ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY -Ngày dạy: …/…/…… TOÁN Tiết 72: CHIA CHO SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ I YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1 Kiến thức - HS biết thực hiện phép chia số có 3 chữ số, cho số có 2 chữ số 2 Năng lực: - Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, - Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học 3 Phẩm chất - Yêu thích môn học II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - SGK Bảng phụ - SGK Bảng con III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU 1 Hoạt động mở đầu: khởi động: * Mục tiêu: Giúp kiểm tra kiến thức cũ cho HS * Phương pháp, kĩ thuật: Giao nhiệm vụ * Cách tiến hành - HS nêu cách chia 2 số có tận cùng là chữ số 0 - HS làm bảng con, 2 HS lên bảng: 35 000 : 300 - GV nhận xét * Bài mới: Giới thiệu bài 2 Hoạt động hình thành kiến thức mới: 2.1 Trường hợp chia hết * Mục tiêu: Giúp HS biết chia số có 3 chữ số cho số có 2 chữ số không dư * Cách tiến hành: - GV nêu và viết: 672 : 21 = ? - GV hướng dẫn HS đặt tính và tính - GV giúp HS tập ước lượng để tìm thương trong mỗi lần chia (2 lần) 2.2 Trường hợp chia có dư * Mục tiêu: Giúp HS biết chia số có 3 chữ số cho số có 2 chữ số có dư * Cách tiến hành: - GV nêu VD: 779 : 18 =? - HS tự nêu cách đặt tính: 779 18 Tính từ trái sang phải 72 43 + Lần 1 : 77 : 18 = 4, viết 4 59 4 x 18 = 72, 77 - 72 = 5, viết 5 54 + Lần 2: hạ 9 được 59 5 59 : 18 = 3, viết 3 3 x 18 = 54, 59 - 54 = 5, viết 5 - GV lưu ý HS cách ước lượng 3 Hoạt động luyện tập thực hành: * Mục tiêu: Giúp HS chia được số có 3 chữ số cho số có 2 chữ số * Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS làm các bài tập sau: Bài 1 - HS đặt tính và tính: a) 288 : 24 740 :45 b) 469 :67 397 : 56 - Gọi 2, 3 HS yếu lên bảng làm, GV hướng dẫn thêm - HS dưới lớp đặt tính vào vở - HS nêu cách tính Bài 2 - HS đọc đề bài - Hướng dẫn HS tóm tắt vào nháp, 1 HS lên bảng tóm tắt - HS nêu cách giải, làm bài vảo vở - 1 HS làm bài vào bảng phụ - GV chấm một số vở, nhận xét bài làm chung của cả lớp - HS nhận xét bài làm trên bảng phụ Đáp số:16 (bộ) Bài 3 a) x x 34 = 714 b) 846 : x = 18 - 1 HS nhắc lại quy tắc tìm 1 thừa số chưa biết Tìm số chia chưa biết (khuyến khích HS yếu) - HS làm bài vào vở, 2 HS làm bảng phụ - GV chấm vở, nhận xét - HS nhận xét bài làm trên bảng phụ 4 Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: * Mục tiêu: HS làm phép tính chia số có 2 chữ số * Cách tiến hành: Tổ chức trò chơi : “ ai nhanh hơn” Chia lớp thành 4 nhóm thực hiện các phép tính sau: a) 456 : 12 c) 156 : 13 b) 500 : 10 d) 672 : 16 - HS nhắc lại cách chia cho số có 2 chữ số - GV nhận xét tiết học - Dặn HS tập chia ở nhà, chuẩn bị bài tiết sau: "Chia cho số có hai chữ số (tt)", ôn lại cách chia cho số có hai chữ số, bảng cửu chương IV ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY -Ngày dạy: …/…/…… TOÁN Tiết 73: CHIA CHO SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ (tiếp theo) I YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1 Kiến thức Giúp HS: - Giúp HS biết thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có 2 chữ số 2 Năng lực: - Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, - Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học 3 Phẩm chất - Giúp HS có thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Phiếu bài tập, SGK, bảng phụ - Bảng con, SGK III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU 1 Hoạt động mở đầu: khởi động: * Mục tiêu: Giúp kiểm tra kiến thức cũ cho HS * Phương pháp, kĩ thuật: Giao nhiệm vụ * Cách tiến hành - 2 HS làm bảng lớp: 286 : 31 - Lớp làm bảng con: 268 : 23, 879 : 14 - Vài HS nêu cách chia - GV nhận xét * Bài mới: Giới thiệu bài 2 Hoạt động hình thành kiến thức mới: 2.1 Trường hợp chia hết * Mục tiêu: Giúp HS chia được số có 4 chữ số cho số có 2 chữ số * Cách tiến hành: - GV nêu VD: 8192 : 64 =? - 1 HS lên bảng làm: Lớp làm bảng con Vài HS nêu cách thực hiện + Ðặt tính: 8192 64 - Tính từ trái sang phải 64 128 Lần 1: 81: 64 = 1 dư 17 179 Lần 2: Hạ 9 được 179 128 179 : 64 = 2 dư 51 512 Lần 3: Hạ 2 được 512 512 512 : 64 = 8 dư 0 0 2.2 Trường hợp chia có dư: * Mục tiêu: Giúp HS chia được số có 3 chữ số cho số có 2 chữ số * Cách tiến hành: - Ví dụ: 1154 : 62 - Tiến hành tương tự như trên 3 Hoạt động luyện tập thực hành: * Mục tiêu: Giúp HS chia được số có 4 chữ số cho số có 2 chữ số trong đặt tính, toán giải, tìm x * Cách tiến hành: GV yêu cầu HS làm các bài tập Bài 1 - HS đặt tính và tính: a) 4674 : 82 2488 : 35 b) 5781 : 47 9146 : 72 - Lớp làm vở Vài HS nêu kết quả và cách làm Bài 2: HS đọc đề bài - HS tóm tắt và nêu cách giải - HS tự tính ra đáp án, sau đó thực hiện giải quyết bài toán theo kĩ thuật Ổ bi: + GV chia HS thành 2 nhóm ngồi thành 2 vòng tròn đồng tâm đối diện nhau để nêu ý kiến của mình cho bạn nghe + Sau 1 phút thì HS vòng ngoài ngồi yên, HS vòng trong chuyển chỗ theo chiều kim đồng hồ, tương tự như vòng bi quay, để luôn hình thành các nhóm đối tác mới + Hết thời gian thảo luận HS trình bày kết quả - GV nhận xét, chốt đáp án đúng (Ðáp số: 291 tá, thừa 8 cái.) Bài 3: Tìm X: a) 75 x x = 1800 b) 1855 : x = 35 - Vài HS nhắc lại qui tắc tìm 1 thừa số chưa biết, tìm số chia chưa biết (khuyến khích HS yếu) - 2 HS làm bảng phụ, lớp làm vở - GV chấm, nhận xét bài làm của HS - HS nhận xét bài làm trên bảng phụ 4 Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: * Mục tiêu: củng cố lại cách chia cho số có 2 chữ số *Cách tiến hành: - GV gọi HS nêu cách chia cho số có 2 chữ số - GV nhận xét tiết học - HS chuẩn bị bài tiết sau: "Luyện tập", ôn lại cách thực hiện chia cho số có hai chữ số IV ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY -Ngày dạy: …/…/…… TOÁN Tiết 74: LUYỆN TẬP I YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1 Kiến thức Giúp HS: - Hieåu & bieát phaùt bieåu thaønh lôøi tính chaát moät soá chia cho moät tích 2 Năng lực: - Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, - Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học - HS có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực trong các hoạt động và yêu thích môn học II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng phụ, phiếu học tập - Bảng con, SGK III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU 1 Hoạt động mở đầu: khởi động: * Mục tiêu: Giúp kiểm tra kiến thức cũ cho HS * Phương pháp, kĩ thuật: Giao nhiệm vụ * Cách tiến hành - HS hát và nhảy theo nhạc 2 Hoạt động hình thành kiến thức mới: * Mục tiêu: Giúp HS ôn lại cách chia cho số có 4 chữ số cho số có 2 chữ số * Cách tiến hành: - 2 HS làm bảng lớp, lớp làm bảng con 6783: 36 6874: 17 5190: 86 2879: 64 - Vài HS nêu cách làm, nhận xét - GV nhận xét * Bài mới: Giới thiệu bài 3 Hoạt động luyện tập thực hành: * Mục tiêu: Thực hiện phép chia cho số có 2 chữ số và giải các bài toán lời văn về phép chia * Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS làm các bài tập sau: Bài 1: Đặt tính rồi tính a) 855 : 45 b) 9009 : 33 - HS đặt tính rồi tính vào phiếu bài tập, sau đó trao đổi bài làm với bạn bên cạnh để kiểm tra kết quả tính của mình - GV nhận xét bài làm trong phiếu bài tập của HS - 2 HS lên bảng làm - GV mời HS nhận xét và nêu cách làm Bài 2: Tính giá trị biểu thức: a) 4237 x 18 – 34578 b) 601759 – 1988 : 14 - Vài HS nêu lại thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức trên - 2 HS làm bài vào bảng phụ, lớp làm vở - GV chấm vở, nhận xét bài làm của HS - HS nhận xét bài làm trên bảng phụ Bài 3: HS đọc đề bài Tóm tắt: 1 bánh xe : 36 nan hoa 2 bánh xe : ? nan hoa ? chiếc xe, thừa ? nan hoa : 5260 nan hoa - GV hướng dẫn HS làm các bước giải - GV cho HS thảo luận nhóm 6 theo kĩ thuật Khăn trải bàn: + HS làm bài vào phiếu bài tập cá nhân + Kết thúc thời gian làm việc cá nhân, các thành viên chia sẻ, thống nhất cách làm và ghi vào ô ý kiến chung bài làm của cả nhóm trên bảng phụ - Các nhóm trình bày bài làm - GV nhận xét, chốt (Ðáp số: 73 xe đạp, thừa 4 nan hoa) 4 Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: * Mục tiêu: Giúp HS ôn lại kiến thức * Cách tiến hành: GV ra bài tập a) 1000 : 25 c) 1620 : 36 b) 9025 : 25 d) 3105 : 69 - Yêu cầu HS nêu lại các bước làm phép tính chia cho số có 2 chữ số - Nhận xét tiết học - HS chuẩn bị bài tiết sau: “Chia cho số có hai chữ số (tt)”, ôn lại cách thực hiện phép chia cho số có hai chữ số IV ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY -Ngày dạy: …/…/…… TOÁN Tiết 75: CHIA CHO SỐ CÓ 2 CHỮ SỐ (tiếp theo) I YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1 Kiến thức - Giúp HS biết thực hiện phép chia số có 5 chữ số cho số có 2 chữ số 2 Năng lực: - Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, - Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học 3 Phẩm chất - HS say mê học toán, tìm tòi học hỏi II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - SGK - SGK, vở bài tập toán III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU 1 Hoạt động mở đầu: khởi động: * Mục tiêu: Giúp kiểm tra kiến thức cũ cho HS * Phương pháp, kĩ thuật: Giao nhiệm vụ * Cách tiến hành - 2 HS lên bảng: 7835 : 61 , 9076 : 67 - Lớp làm bảng con: 8654 : 32 - GV nhận xét bài làm bảng con của HS - HS nhận xét bài làm trên bảng - GV nhận xét * Bài mới: Giới thiệu bài 2 Hoạt động hình thành kiến thức mới: * Mục tiêu: Chia số có 5 chữ số cho số có 2 chữ số * Cách tiến hành: - GV nêu và viết: 10105 : 43 =? - Yêu cầu HS đặt tính và tính - GV giúp HS ước lượng tìm thương trong mỗi lần chia (3 lần) - GV đưa ra tiếp 1 phép tính nữa: 26345 : 35 =? - HS nêu cách làm tương tự và thực hiện vào bảng con 3 Hoạt động luyện tập thực hành: * Mục tiêu: Chia số có 5 chữ số cho số có 2 chữ số * Cách tiến hành: Bài 1: Đặt tính rồi tính a) 23576 : 56 31628 : 48 b) 18510 : 15 42546 : 37 - 4 HS lên bảng, lớp làm vở - GV chấm bài làm trong vở của HS, nhận xét - HS nhận xét bài làm trên bảng - Vài HS nêu cách làm Bài 2: HS đọc đề bài - HS tóm tắt vào nháp: 1 giờ 15 phút : 38km 400m 1 phút : ? m - GV cho HS thảo luận nhóm 6 theo kĩ thuật Khăn trải bàn: + HS làm bài vào phiếu bài tập cá nhân + Kết thúc thời gian làm việc cá nhân, các thành viên chia sẻ, thống nhất bài giải và ghi vào ô ý kiến chung bài làm của cả nhóm trên bảng phụ - Các nhóm trình bày bài làm - GV nhận xét, chốt - HS làm bài vào vở (Ðáp số: 512m.) 4 Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: * Mục tiêu: Giúp HS ôn lại kiến thức * Cách tiến hành: - GV tỏ chức trò chơi : “ Ai nhanh hơn” - GV chia lớp thành 4 nhóm và ghi 4 bài tập lên bảng, nhóm nào làm nhanh hơn nhóm đó chiến thắng a) 11950 : 25 c) 27615 : 36 b) 14725 : 25 d) 54165 : 69 - Dặn HS chuẩn bị bài tiết sau: “Luyện tập”, ôn cách thực hiện phép chia cho số có hai chữ số IV ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY -Ngày dạy: …/…/…… TẬP ĐỌC Tiết 29: CÁNH DIỀU TUỔI THƠ I YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1 Kiến thức - Hiểu từ: mục đồng, huyền ảo, khát vọng, tuổi ngọc ngà, khát khao - Hiểu nội dung: Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho đám trẻ mục đồng khi các em lắng nghe tiếng sáo diều, ngắm những cánh diều bay lơ lửng trên bầu trời 2 Năng lực: - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo - Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ 3 Phẩm chất - GD KNS: Giáo dục ý thức yêu thích cái đẹp của thiên nhiên và quý trọng những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Tranh minh họa trong SGK - Đọc trước bài, SGK III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU 1 Hoạt động mở đầu: khởi động: * Mục tiêu: Giúp kiểm tra kiến thức cũ cho HS * Phương pháp, kĩ thuật: Giao nhiệm vụ * Cách tiến hành Cá nhân: - Đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi sau: + Vì sao chú Đất Nung có thể nhảy xuống nước cứu hai người bột? (Vì chú Đất đã được nung trong lửa, chịu được nắng mưa, nên không sợ nước, không sợ bị nhũn chân tay khi gặp nước như hai người bột) Cả lớp: + Câu chuyện này có thể đặt tên là gì? Tốt gỗ hơn tốt nước sơn Lửa thử vàng, gian nan thử sức Đất Nung dũng cảm Hãy rèn luyện để trở thành người có ích - HS trả lời câu hỏi - HS nhận xét, tuyên dương * Bài mới + Lớp đã bao giờ đi thả diều chưa? Cảm giác của em lúc đó ra sao? Giới thiệu bài: Bài tập đọc Cánh diều tuổi thơ sẽ cho các em cảm nhận được những cảm giác của trẻ thơ khi được đi thả diều nhé 2 Hoạt động hình thành kiến thức mới: Hoạt động 1 : luyện đọc: * Mục tiêu: HS đọc lưu loát toàn bài Đọc đúng các từ và câu, đọc đúng các tiếng có âm, vần dễ lẫn * Cách tiến hành: - 1 HS đọc bài – lớp đọc thầm - HS chia đoạn: Đoạn 1: Tuổi thơ của tôi vì sao sớm Đoạn 2: Còn lại - 2 HS nối tiếp câu đọc bài, GV kết hợp sửa lỗi phát âm, ngắt giọng - HS phát hiện và luyện đọc câu hỏi và câu cảm sau: Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè….// như gọi thấp xuống những vì sao sớm Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời / và bao giờ cũng hi vọng khi thiết tha cầu xin: “Bay đi diều ơi! Bay đi!” - HS luyện đọc đoạn theo nhóm 2 kết hợp giải nghĩa từ khó - GV tổ chức thi đọc giữa các nhóm – tuyên dương - GV đọc cả bài, chú ý giọng đọc: + Giọng đọc thiết tha, thể hiện niềm vui của đám trẻ khi đang chơi thả diều + Nhấn giọng ở các từ: hò hét mềm mại, vui sướng, vi vu, trầm bổng, gọi thấp xuống - GV đọc mẫu - 2 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài (3 lượt) - 1 HS đọc phần chú giải - 1 HS đọc toàn bài Hoạt động 2: tìm hiểu bài: * Mục tiêu: Giúp HS cảm thụ bài văn * Cách tiến hành: - 1 HS đọc đoạn 1 - HS thảo luận nhóm 4 các câu hỏi sau (Mỗi thành viên nêu ra ý kiến của mình vào giấy note, sau đó thư kí tổng hợp ý kiến của các bạn vào phiếu tổng hợp.) + Tác giả đã quan sát cánh diều bằng những giác quan nào? (Bằng mắt) + Tác giả đã chọn những chi tiết nào để miêu tả cánh diều? (Cánh diều mềm mại như cánh bươm Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè… như gọi * Cách tiến hành: -GV hỏi HS thế nào là miêu tả? -Muốn có bài văn miêu tả chi tiết cần có điều gì? 4 Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: * Mục tiêu: củng cố kiến thức, chuẩn bị bài mới * Cách tiến hành: HS đọc lại bài 1 lần nữa Đọc qua bài mới - GV nhận xét tiết học – Tuyên dương - HS về nhà đọc lại bài, tập miêu tả những đồ vật xung quanh ở nhà - Dặn dò HS chuẩn bị bài sau “Quan sát đồ vật” IV ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY -Ngày dạy: …/…/…… LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tiết 30: GIỮ PHÉP LỊCH SỰ KHI ĐẶT CÂU HỎI I YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1 Kiến thức - HS nắm được một số tác dụng của câu hỏi 2 Năng lực: - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo - Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ 3 Phẩm chất - Yêu thích tìm hiểu Tiếng Việt II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Giấy khổ to kẻ sẵn bảng bài tập 2, bút dạ + Từ điển Tiếng Việt ( nếu có ) hoặc phô tô vài trang cho nhóm HS - SGK III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU 1 Hoạt động mở đầu: khởi động: * Mục tiêu: Giúp kiểm tra kiến thức cũ cho HS * Phương pháp, kĩ thuật: Giao nhiệm vụ * Cách tiến hành Cá nhân: + Hãy đặt câu hỏi với các từ nghi vấn sau: thế nào, khi nào, phải không - 1 HS trả lời câu hỏi Cả lớp: Các trò chơi dưới đây, những trò chơi nào có ích? a Nhảy lò cò, lắp ghép hình, thả diều, bắn súng b Nhảy lò cò, lego xếp hình, chơi điện đánh nhau c Vẽ tranh, nhảy lò cò, lego xếp hình, thả diều - Cả lớp chọn đáp án vào bảng con - GV nhận xét – Tuyên dương * Bài mới Giới thiệu bài: Khi hỏi chuyện người khác, chúng ta luôn phải giữ phép lịch sự Tại sao phải như vậy? Làm thế nào để thể hiện mình là người lịch sự khi nói, hỏi? Bài học hôm nay sẽ giúp các em điều đó 2 Hoạt động hình thành kiến thức mới: * Mục tiêu: Hs nắm được một số tác dụng phụ của câu hỏi * Cách tiến hành: - 1 HS đọc đề + Tìm câu hỏi trong đoạn thơ? - HS trả lời câu hỏi, bổ sung.(Mẹ ơi, con tuổi gì?) Những từ ngữ nào trong câu hỏi thể hiện thái độ lễ phép của người con? (Mẹ ơi) + Em muốn biết sở thích của mọi người trong ăn mặc, vui chơi, giải trí Em sẽ làm gì? - HS trả lời + Hãy đặt câu hỏi thích hợp: - Với cô giáo, thầy giáo của em - Với bạn của em - Với ba, mẹ, anh chị trong gia đình - Trò chơi “Hỏi bạn” - HS hỏi bạn kế bên mình - Sau đó Các nhóm thi đua hỏi nhau, hỏi những câu hỏi hay nhất Lưu ý: Tránh hỏi những nhóm đã hỏi trước nhóm mình, không hỏi thành viên nhóm mình - Bình chọn nhóm chiến thắng – Nhận xét + Theo em, để giữ lịch sự, cần tránh hỏi những câu hỏi có nội dung như thế nào? (Câu hỏi làm phiền lòng người khác) b Ghi nhớ - HS rút ra ghi nhớ - 2, 3 HS đọc ghi nhớ - Lớp học thuộc ghi nhớ 3 Hoạt động luyện tập thực hành: *Mục tiêu: giúp HS đặt câu hỏi thể hiện sự khen chê, sự khẳng định, phủ định hoặc yêu cầu Tránh đặt những câu hỏi không phù hợp, làm phiền lòng người được hỏi *Cách tiến hành: Bài 1: - 1 HS đọc đề - HS thảo luận nhóm 4 HS viết + Cách hỏi và đáp trong mỗi đoạn đối thoại dưới đây thể hiện quan hệ giữa các nhân vật và tính cách của mỗi nhận vật như thế nào? Nhóm 1, 2, 3, 4: thảo luận câu a a - Quan hệ từ giữa hai nhật: Thầy – Trò - Thầy Rơ – nê rất ân hỏi Lu – i rất ân cần, trìu mến, chứng tỏ thầy rất yêu học trò - Lu – i Pa – xtơ trả lời thầy rất lễ phép cho thấy cậu là một đứa trẻ ngoan, biết kính trọng thầy giáo Nhóm 5, 6, 7, 8: thảo luận câu b b – Quan hệ giữa hai nhân vật: thù địch - Tên sĩ quan phát xít hỏi một cách hách dịch, xấc xược, hắn gọi cậu bé là thằng nhóc, mày - Cậu bé trả lời trống không vì cậu yêu nước, cậu căm ghét, khinh bỉ tên xâm lược Bài 2: - 1 HS đọc đề bài - HS gạch chân các câu hỏi của cậu bé (Chuyện gì xảy ra với ông cụ thế nhỉ? Chắc là cụ bị ốm? Hay cụ đánh mất cái gì? Thưa cụ chúng cháu có thể giúp gì cụ không ạ?) - HS thảo luận nhóm 2 ( 5 phút) Sau đó một HS di chuyển lên một bạn tạo thành nhóm mới, HS chia sẻ nhóm 2 thêm lần nữa (3 phút) - HS trình bày ý kiến của mình - HS nhận xét – Bổ sung + Nếu chuyển những câu hỏi các bạn nhỏ tự hỏi nhau thành hỏi cụ già thì hỏi như thế nào? (Thưa cụ, cụ đánh mất gì ạ? Thưa cụ, cụ bị ốm hay sao ạ? Thưa cụ, có chuyện gì xảy ra với cụ thế ạ?) - HS đối đáp với nhau - GV nhận xét 4 Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: * Mục tiêu: củng cố kiến thức * Cách tiến hành: - GV gọi HS trả lời câu hỏi Làm thế nào để giữ phép lịch sự khi hỏi chuyện người khác? - GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS - Dặn HS chuẩn bị bài sau: “Mở rộng vốn từ: trò chơi – đồ chơi” IV ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY -Ngày dạy: …/…/…… TẬP LÀM VĂN Tiết 30: QUAN SÁT ĐỒ VẬT I YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1 Kiến thức - Nắm được cấu tạo của bài văn miêu tả đồ vật, các kiểu mở bài, kết bài, trình tự miêu tả trong phần thân bài 2 Năng lực: - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo - Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ 3 Phẩm chất - HS yêu thích làm văn II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng lớp viết sẵn đề bài và câu hỏi gợi ý Giấy khổ to + bút dạ III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU 1 Hoạt động mở đầu: khởi động: * Mục tiêu: Giúp kiểm tra kiến thức cũ cho HS * Phương pháp, kĩ thuật: Vấn đáp * Cách tiến hành + Thế nào là miêu tả? + Hãy nói một vài câu tả một hình ảnh mà em thích trong đoạn thơ “Mưa” - Nhận xét sau kiểm tra * Bài mới Giới thiệu bài: Mỗi bạn lớp ta ai cũng có đồ chơi Nhưng làm thế nào để giới thiệu với các bạn khác về đặc điểm, hình dáng, ích lợi của nó Bài học hôm nay các em sẽ làm được điều đó 2 Hoạt động hình thành kiến thức mới: a Nhận xét * Mục tiêu: Nắm được cấu tạo của bài văn miêu tả đồ vật, các kiểu mở bài, thân bài trong bài văn miêu tả * Cách tiến hành: - HS mang đồ chơi mình yêu thích nhất ở nhà lên quan sát - 5 HS lên giới thiệu đồ chơi của mình bằng cách đặt một câu - Nhận xét – Bổ sung + Khi quan sát đồ chơi ta cần quan sát theo trình tự nào? (Từ ngoài vào trong, từ trên xuống dưới) + Khi quan sát đồ chơi ta cần các giác quan nào? Sử dụng các giác quan đó nhằm mục đích gì? ( Mắt: biết được màu sắc, hình dáng, kích thước của đồ chơi… Tay: biết được vật đó mềm hay rắn, nhẹ hay nặng… Tai: nghe được đồ vật sử dụng phát ra tiếng động không, tiếng động ấy ra sao) - HS thảo luận nhóm 6, viết ý kiến cá nhân, sau đó thư kí tổng hợp ý kiến nhóm - Các nhóm trình bày – Nhận xét, bổ sung + Làm thế nào để phân biệt được các đồ chơi với nhau? (Vì mối đồ chơi đều có một đặc điểm riêng để nhận dạng) - HS trả lời cá nhân b Ghi nhớ - HS đọc ghi nhớ 3 Hoạt động luyện tập thực hành: * Mục tiêu: Giúp HS luyện tập làm dàn ý một bài tả đồ vật theo trình tự mở bài, thân bài Kết bài * Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS làm đề bài sau: Đề: Dựa vào kết quả vừa quan sát, em hãy lập một dàn ý cho bài văn tả đồ chơi mà em đã chọn - HS lập dàn ý miệng theo trình tự vừa nêu - HS lập dàn ý vào nháp - HS làm bài hoàn chỉnh vào vở Tiếng Việt 4 Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: - HS đọc trước bài mới - GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS - GV nhận xét câu văn, cách dùng từ trong bài văn của HS - Dặn HS chuẩn bị bài sau: “Luyện tập giới thiệu địa phương” IV ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY ... 31628 : 48 b) 18510 : 15 42 546 : 37 - HS lên bảng, lớp làm - GV chấm làm HS, nhận xét - HS nhận xét làm bảng - Vài HS nêu cách làm Bài 2: HS đọc đề - HS tóm tắt vào nháp: 15 phút : 38km 40 0m phút... tính: 779 18 Tính từ trái sang phải 72 43 + Lần : 77 : 18 = 4, viết 59 x 18 = 72, 77 - 72 = 5, viết 54 + Lần 2: hạ 59 59 : 18 = 3, viết 3 x 18 = 54, 59 - 54 = 5, viết - GV lưu ý HS cách ước lượng... nêu VD: 8192 : 64 =? - HS lên bảng làm: Lớp làm bảng Vài HS nêu cách thực + Ðặt tính: 8192 64 - Tính từ trái sang phải 64 128 Lần 1: 81: 64 = dư 17 179 Lần 2: Hạ 179 128 179 : 64 = dư 51 512 Lần

Ngày đăng: 29/10/2021, 13:04

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

- 2 HS làm bảng lớp: 28 6: 31 - Tuan 15 lop 4 2021-2022
2 HS làm bảng lớp: 28 6: 31 (Trang 5)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w