1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BÀI TIỂU LUẬN MÔN MÔI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI

17 35 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 1,34 MB

Nội dung

Như chất có trong thuốc bảo vệ thực vật, chất thải công nghiệp chưa được xử lý,… Cụ thể, khi nước bề mặt chảy qua rác thải sinh hoạt, nước rác công nghiệp, các chất ô nhiễm trên mặt đất

Trang 1

Họ và tên : Hoàng Hiếu Thùy

Mã sv : 2173401010907

Lớp : 71K21QTKD19

BÀI TIỂU LUẬN MÔN MÔI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI

ĐỀ BÀI:

Ô nhiễm môi trường nước là gì? Hiện trạng ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam hiện nay như thế nào? Vấn đề ô nhiễm môi trường nước ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động sinh hoạt, lao động và sản xuất của con người? Là thế hệ tương lai góp phần xây dựng đất nước, Anh/Chị sẽ làm gì để cùng nhau bảo vệ môi trường, giảm thiểu tác động đến con người và xã hội?

BÀI LÀM:

I Ô nhiễm môi trường nước là gì?

Như chúng ta đã biết, ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường trong tự nhiên bị bẩn làm thay đổi hệ sinh thái tự nhiên để lại hậu quả gây nguy hiểm tới sức khỏe con người và các sinh vật khác

Theo đó, ô nhiễm môi trường nước là hiện tượng các vùng nước như sông, hồ, biển, nước ngầm… bị các hoạt động của môi trường tự nhiên và con người làm nhiễm các chất độc hại Như chất có trong thuốc bảo vệ thực vật, chất thải công nghiệp chưa được xử lý,…

Cụ thể, khi nước bề mặt chảy qua rác thải sinh hoạt, nước rác công nghiệp, các chất

ô nhiễm trên mặt đất, rồi thấm xuống nước ngầm Hiện tượng ô nhiễm nước xảy ra khi các loại hoá chất độc hại, các loại vi khuẩn gây bệnh, virut, ký sinh trùng phát sinh từ các nguồn thải khác nhau như chất thải công nghiệp từ các nhà máy sản xuất, các loại rác thải của các bệnh viện, các loại rác thải sinh hoạt bình thường của con người hay hoá chất, thuốc trừ sâu, phân bón hữu cơ…

Sự thay đổi thành phần và chất lượng nước này không đáp ứng được cho các mục đích sử dụng nước Bởi vượt quá tiêu chuẩn cho phép và có ảnh hưởng xấu đến đời sống, sức khỏe con người và sinh vật

Trang 2

Tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước

- Chất thải từ xí nghiệp, khu công nghiệp, nhà máy

Quá trình công nghiệp hóa phát triển nhưng chưa được đầu tư đúng cách khiến cho môi trường bị ô nhiễm trầm trọng Các nhà máy xả thải ra môi trường một cách ồ ạt và không qua quá trình xử lý khiến môi trường đang phải chịu những áp lực, đè nén nặng nề

- Hóa chất, chất bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu

Người nông dân vẫn sử dụng thuốc trừ sâu và các chất bảo vệ thực vật gây ô nhiễm môi trường để bảo đảm mùa vụ Việc lạm dụng các loại hóa chất này không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người mà còn thấm sâu vào môi trường đất, nguồn nước ngầm

và không khí, gây ô nhiễm môi trường trầm trọng

- Chất thải rắn

Rác thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, y tế, xây dựng… cũng là một trong những yếu

tố gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường Đồng thời, việc phân loại rác thải cũng chưa được thực hiện nghiêm chỉnh, gây khó khăn trong việc xử lý và tiêu hủy rác thải

- Ý thức của người dân

Sự thờ ơ, bất chấp kỷ luật của người dân cũng chính là một trong những yếu tố then chốt gây nên sự ô nhiễm môi trường Việc sử dụng đồ dùng một lần, thản nhiên xả rác nơi công cộng hoặc cố tình lách luật khiến môi trường ngày càng ô nhiễm nặng nề

Trang 3

II Hiện trạng ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam hiện nay như thế nào?

1 Ô nhiễm nước mặt ở Việt Nam

Hệ thống nước mặt Việt Nam với hơn 2.360 con sông, suối dài hơn 10km và hàng nghìn hồ, ao Nguồn nước này là nơi cư trú và nguồn sống của các loài động, thực vật và hàng triệu người

Theo báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Cộng đồng về tình hình ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam Chất lượng nguồn nước mặt ở nước ta đang ngày càng suy thoái nghiêm trọng Nước tại các sông, ngòi, kênh, rạch đặc biệt ở các đô thị và vùng công nghiệp bị biến chất và nguy hiểm Ước tính 70% tổng số nước thải từ các khu công nghiệp vẫn xả thẳng ra môi trường, không qua xử lý Đây là một trong những nguồn gây

ô nhiễm nghiêm trọng

1.1 Ô nhiễm nước mặt ở Hà Nội

Ông Nguyễn Văn Thùy, Trung tâm Quan trắc môi trường (Tổng cục Môi trường) cho biết : 80% nước cấp đầu vào cho sinh hoạt trở thành nước thải sinh hoạt Đồng bằng sông Hồng có lượng nước thải sinh hoạt lớn nhất và nhiều thành phần ô nhiễm Ô nhiễm

từ nước thải chủ yếu từ làng nghề, khu công nghiệp, nông nghiệp, y tế…

Theo đó, lượng nước thải mà cư dân thủ đô cùng các nhà máy thải ra mỗi ngày lên đến 300.000 tấn Trong nước thải này chứa nhiều chất độc hại gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng Cụ thể mỗi năm, lượng chất thải thải ra các sông ngòi, ao hồ tự nhiên là 3.600 tấn hữu cơ, 317 tấn dầu mỡ Hàng chục tấn kim loại năng, dung môi cùng nhiều kim loại khác

Trang 4

Ô nhiễm nước sông : nước thải của Hà Nội chủ yếu được thải vào : Hồ Tây, Hồ Bảy Mẫu, sông Tô lịch Bốc mùi hôi thối và rất khó chịu ảnh hưởng đến sinh hoạt của những người dân sống xung quanh hồ và dọc theo các con sông

1.2 Tình hình ô nhiễm nước mặt ở thành phố Hồ Chí Minh

Ô nhiễm nguồn nước đang trở thành một vấn nạn tại TPHCM và các vùng lân cận Rất

dễ để bắt gặp những dòng kênh, con sông ngập tràn rác thải, nước đen bốc mùi hôi thối Tại TPHCM, ở các đoạn sông chính, nhiều chất ô nhiễm trong nước đã có nồng đô ̣ vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 1,5 – 3 lần Tình trạng nước ô nhiễm chủ yếu là ô nhiễm hữu

cơ và coliforms Chủ yếu đến rác thải sinh hoạt của con người và khu công nghiệp

Chỉ có khoảng 60% nguồn thải có hệ thống xử lý nước thải trước khi xả thải ra môi trường Các nguồn thải còn lại thì chỉ xử lý qua hệ thống sơ bộ, hoặc đổ thải trực tiếp ra môi trường Chính điều này đã đóng góp đến 80% làm cho tình trạng ô nhiễm trầm trọng Thêm đó, nguồn thải từ các khu dân cư cũng không được xử lý triệt để

1.3 Tình hình ô nhiễm nước biển ở việt nam

Theo thông tin được đưa ra tại Hội nghị triển khai Nghị quyết số 36-NQ/TW về chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm

Trang 5

2045 Thì ”Biển Việt Nam bị ô nhiễm rác thải đứng thứ 4 thế giới”.

Theo PGS.TS Nguyễn Chu Hồi, hiện lượng chất thải rắn phát sinh của 28 tỉnh ven biển

nước ta vào khoảng 14,03 triệu tấn/năm (khoảng 38.500 tấn/ngày) Lượng chất thải rắn tại các tỉnh kinh tế trọng điểm ven biển đang có xu hướng tăng dần Đặc biệt là các chất thải nguy hại ngành công nghiệp nhẹ, hóa chất, luyện kim.

Trong vòng 10 năm có trên 100 vụ tràn dầu tại biển Việt Nam Biển Việt Nam có khoảng 340 giếng khoan thăm dò và khai thác dầu khí Phát sinh khoảng 5.600 tấn chất thải rắn, trong đó có 20-30 % là chất thải rắn nguy hại còn chưa có bãi chứa và nơi xử lý

2 Ô nhiễm nước ngầm ở việt nam

Trung tâm quan trắc và dự báo tài nguyên nước đã công bố kết quả quan trắc tài nguyên nước dưới đất ở khu vực Đồng bằng Bắc Bộ, Nam Bộ và Tây Nguyên Theo đó, mực nước ngầm đang sụt giảm mạnh, chất lượng nước ở nhiều nơi cũng không đạt tiêu chuẩn Các chỉ số kim loại nặng cao hơn mức cho phép nhiều lần như hàm lượng amoni, asen, hữu cơ,…

2.1 Tình hình ô nhiễm nước ngầm ở Hà Nội

Trang 6

Theo khảo sát của Công ty Cổ phần Nước và Môi trường Việt Nam (VIWASE), ô nhiễm nguồn nước ngầm ở Hà Nội đang ở mức báo động

Cũng theo VIWASE hiện trạng cấp nước cho đô thị, các giếng ngầm tại các quận: Hai Bà Trưng, Ba Đình, Hà Đông, Thanh Xuân, Tây Hồ, Hoàng Mai, Bắc Từ Liêm, Nam

Từ Liêm có hàm lượng sắt cao Các giếng ở các quận: Hai Bà Trưng, Ba Đình, Thanh Xuân, Long Biên có hàm lượng mangan cao.Các giếng tại các quận ở phía Nam và Đông Nam thành phố thuộc các nhà máy nước: Pháp Vân, Hạ Đình, Tương Mai bị ô nhiễm nặng Hàm lượng amoni rất cao và có dấu hiệu bị nhiễm bẩn

II.2 Tình hình ô nhiễm nước ngầm tại TP Hồ Chí Minh

Qua giám sát chất lượng nguồn nước tám tháng đầu năm của TTYTDP cho thấy các mẫu nước giếng hộ dân hầu như có độ pH thấp, tỉ lệ mẫu không đạt là 41,62% trong đó

có 82/197 mẫu không đạt

Tại các quận 12, Gò Vấp, Tân Bình, Hóc Môn, Tân Phú, hàm lượng Amoni trong nước giếng cao vượt giới hạn cho phép (9,14%) Một số điểm không đạt hàm lượng sắt tổng số (2,03%) tại quận 12, Hóc Môn Bên cạnh đó có 4,06% mẫu không đạt chỉ tiêu vi sinh

Trang 7

3 Mức độ ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam

Việt Nam với hơn 2.360 con sông, suối dài hơn 10km và hàng nghìn ao, hồ Với tình trạng đô thị hóa chóng mặt như hiện nay, cùng với khối lượng chất thải, rác thải , nước thải khổng lồ đi vào môi trường Các loại nước thải sinh hoạt, nước thải bệnh viện, nước thải công nghiệp khi vào môi trường mà không qua xử lý sẽ tàn phá nghiêm trọng môi trường, ảnh hướng trực tiếp tới cuộc sống của chính con người Một số thống kê mà

chúng tôi tổng hợp để bạn có thể thấy thực trạng ô nhiễm môi trường nước tại Việt

Nam hiện nay

 Tại cụm công nghiệp Tham Lương, thành phố Hồ Chí Minh, nguồn nước bị nhiễm bẩn bởi nước thải công nghiệp với tổng lượng nước thải ước tính 500.000 m3/ngày

từ các nhà máy giấy, bột giặt, nhuộm, dệt,…

 Thái Nguyên, nước thải công nghiệp thải ra từ các cơ sở sản xuất giấy, luyện gang thép, luyện kim màu, khai thác than về tổng lượng nước thải khu vực thành phố Thái Nguyên chiếm khoảng 15% lưu lượng sông Cầu, nước thải từ sản xuất giấy

Trang 8

có pH từ 8,4-9 và hàm lượng NH4 là 4mg/1, hàm lượng chất hữu cơ cao, nước thải

có màu nâu, mùi khó chịu…

 Khảo sát một số làng nghề sắt thép, đúc đồng, nhôm, chì, giấy, dệt nhuộm ở Bắc Ninh cho thấy có lượng nước thải hàng ngàn m3/ ngày không qua xử lý, gây ô nhiễm nguồn nước và môi trường trong khu vực

 Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh Ở các thành phố này, nước thải sinh hoạt không có hệ thống xử lý tập trung mà trực tiếp xả ra nguồn tiếp nhận (sông, hồ, kênh, mương) vô cùng lớn mà không thể nào đo được

 Các bệnh viện và cơ sở y tế lớn chưa có hệ thống xử lý nước thải, một lượng rác thải rắn lớn trong thành phố không thu gom hết được… đều được xả thải trực tiếp

ra bên ngoài môi trường gây ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước

 Sông Hồng qua Phú Thọ, Vĩnh Phúc hầu hết các thông số vượt QCVN 08:2008 – A1, một số địa điểm gần các nhà máy thậm chí xấp xỉ B1, các thông số vượt ngưỡng B1 nhiều lần

 Sông Cầu thời gian qua nhiều đoạn đã bị ô nhiễm nghiêm trọng, lưu vực sông Nhuệ – Đáy nhiều đoạn bị ô nhiễm tới mức báo động, vào mùa khô giá trị các thông số BOD5, COD, TSS… tại các điểm đo vượt QCVN 08:2008 loại A1 nhiều lần

 Miền Trung và Tây Nguyên có một số khu vực chất lượng nước giảm do việc đổi dòng phục vụ các công trình thủy lợi (hiện tượng ô nhiễm trên sông Ba vào mùa khô) Nguồn ô nhiễm chính khu vực Đông Nam Bộ là nguồn ô nhiễm nước mặt chủ yếu do nước thải công nghiệp và sinh hoạt

 Sông Sài Gòn trong những năm gần đây mức độ ô nhiễm mở rộng hơn về phía thượng lưu Sông Thị Vải các khu vực ô nhiễm trước đây đã từng bước được khắc phục một số điểm ô nhiễm cục bộ

 Hệ thống sông ở Đồng bằng sông Cửu Long nước thải nông nghiệp lớn nhất nước (70% lượng phân bón được cây và đất hấp thụ, 30% đi vào môi trường nước)

 Việt Nam có gần 76% dân số đang sinh sống ở nông thôn là nơi cơ sở hạ tầng còn lạc hậu, phần lớn các chất thải của con người và gia súc không được xử lý nên thấm xuống đất hoặc bị rửa trôi, làm cho tình trạng ô nhiễm nguồn nước về mặt hữu cơ và vi sinh vật ngày càng cao Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số vi khuẩn Feca coliform trung bình biến đổi từ 1.500-3.500MNP/100ml ở các vùng ven sông Tiền và sông Hậu, tăng lên tới 3800-12.500MNP/100ML ở các kênh tưới tiêu

4 Số liệu về ô nhiễm môi trường nước ở Việt Nam

Trang 9

Vài năm trở lại đây, viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường báo cáo có

đến hơn 17 triệu người tại Việt Nam chưa được tiếp cận với nước sạch Những người

dân này phải chấp nhận sống chung với nguồn nước ngầm, nước mưa, nước từ nhà máy lọc không an toàn Chưa dừng lại tại đó, cứ mỗi năm các tổ chức môi trường quốc tế và trong nước vẫn tiếp tục đưa ra những con số rất đáng lo ngại về tình trạng ô nhiễm nguồn nước ở nước ta:

 Khoảng 9.000 người tử vong mỗi năm do nguồn nước và vệ sinh kém (theo thống

kê của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên & Môi trường)

 Khoảng 20.000 người mắc bệnh ung thư mới phát hiện mà một trong những

nguyên nhân chính là do ô nhiễm nguồn nước (theo thống kê của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên & Môi trường)

 44% trẻ em bị nhiễm giun và 27% trẻm em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng tại Việt

Nam do thiếu nước sạch và vệ sinh kém (theo WHO)

 Khoảng 21% dân số đang sử dụng nguồn nước bị nhiễm Asen (theo báo cáo của

Bộ Tài nguyên & Môi trường)

 19.000 tấn rác nhựa thải ra môi trường mỗi ngày, trong đó trung bình mỗi người trong số chúng ta đóng góp đến 1,2kg rác/ngày (theo TS Quách Thị Xuân – Giám

đốc Trung tâm Tư vấn Phát triển bền vững Đà Nẵng)

Bất chấp những con số báo động đỏ này vẫn có đến 30% dân số chưa nhận thức được tầm quan trọng của nước sạch.

III Vấn đề ô nhiễm môi trường nước ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động

sinh hoạt, lao động và sản xuất của con người?

1 Ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe con người

Trang 10

Hậu quả chung của tình trạng ô nhiễm nước ảnh hưởng đến con người là tỉ lệ người mắc bệnh cấp và mãn tính như ung thư, viêm da, tiêu chảy ngày càng gia tăng Người dân sống quanh khu vực ô nhiễm ngày càng mắc nhiều loại bệnh do nguồn nước bẩn trong sinh hoạt Ngoài ra ô nhiễm nguồn nước còn gây tổn thất lớn cho các ngành sản xuất kinh doanh nông nghiệp, đặc biệt là bà con nuôi trồng thuỷ hải sản

Bệnh ngoài da là một trong những hậu quả ô nhiễm nguồn nước

Ô nhiễm nước ảnh hưởng đến sức khoẻ con người bởi các hợp chất hữu cơ: các hợp chất hữu cơ thường độc và có độ bền sinh học cao, đặc biệt là các hidrocacbon thơm gây

ô nhiễm môi trường mạnh, gây ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ con người Các hợp chất hữu

cơ như: phenol, chất bảo vệ thực vật như thuốc trừ sâu, linden, sevin, endrin và các chất tẩy hoạt tính đều là những chất ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ, nếu nhiễm phải, nguy

cơ gây ung thư rất cao

Nguồn nước nhiễm kim loại nặng có độc tính cao như thuỷ ngân, chì, asen : Các kim loại nặng có trong nước là cần thiết cho sinh vật và con người vì chúng ta là nguyên

tố vi lượng mà sinh vật cần tuy nhiên nếu hàm lượng quá cao sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, gây nhiễm độc trầm trọng sau đó dẫn đến rất nhiều bệnh như đột biến, ung thư

Các vi khuẩn có hại trong nước bị ô nhiễm có từ chất thải sinh hoạt của con người,

Trang 11

thấy, khi sử dụng nước nhiễm asen để ăn uống, con người có thể mắc bệnh ung thư da Người nhiễm chì lâu ngày có thể mắc bệnh thận, thần kinh, nhiễm Amoni, nitrat, nitrit gây bệnh da xanh, thiếu máu Nếu nhiễm lưu huỳnh lâu ngày, con người có thể bị bệnh

về đường tiêu hoá Nhiễm natri gây bệnh tim mạch và cao huyết áp

2 Ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước và sinh vật dưới nước

 Nguồn nước ngầm: Hậu quả ô nhiễm nguồn nước ngoài việc tạo ra các

cặn lơ lửng trong nước mặt, các chất thải nặng lắng xuống đáy sông Sau một thời gian phân hủy, 1 phần được các sinh vật tiêu thụ, một phần sẽ thấm xuống mạch nước bên dưới qua đất và làm biến đổi tính chất của nguồn nước ngầm

 Nước mặt: Các chất thải ra môi trường nước và các sinh vật tiêu thụ gây ra

nhiều vấn đề khác nhau Người dân phụ thuộc vào nguồn nước mặt để ăn uống, vệ sinh và giặt giũ Nếu nguồn nước này bị ô nhiễm thì sẽ là một thảm họa, đây chính là cách mà bệnh tật phát sinh và lây lan nhanh

Ô nhiễm nguồn nước khiến cá chết hàng loạt

 Ảnh hưởng đến sinh vật dưới nước: Việc nước thải sinh hoạt, nước thải

công nghiệp đổ ra sông hồ hàng loạt như hiện nay thì ảnh hưởng đầu tiên dễ nhận thấy nhất là các loại cá, tôm chết hàng loạt tại các bờ biển, ao hồ nuôi

Vì nước là môi trường sống của các loài thuỷ sản, khi nguồn nước bị ô nhiễm nặng nề, chúng sẽ không thể phát triển thậm chí sẽ nhiễm độc rồi chết Khi cá nhiễm độc từ nguồn nước ô nhiễm, nếu sử dụng cũng sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ con người

Ngày đăng: 28/10/2021, 08:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w