Ở Việt Nam, cho đến năm 2009, có đến 70,4% dân số sống ở vùng nông thôn, trong khi tỷ lệ này vào năm 1999 là 76,5%. Con số đó những năm trước còn lớn hơn nhiều. Chính vì thế cuộc sống và tổ chức nông thôn ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến toàn xã hội. Nông thôn phải gắn chặt với một nghề lao dộng xã hội truyền thồng, đặc trưng và nổi bậc là hoạt động sản xuất nông nghiệp. Ðiều này thể hiện rõ ở chỗ tư liệu sản xuất cơ bản và chủ yếu của vùng nông thôn là đất đai. Chính vì vậy, nó tạo ra sự gắn kết nghề nghiệp của nguời dân nông thôn với nơi “chôn rau cắt rốn” của mình. Nông thôn bao gồm những tụ điểm quần cư (làng, bản, buôn, ấp) thường có quy mô nhỏ về mặt số lượng. So với đô thị thì nông thôn là vùng có kết cấu hạ tầng chậm phát triển hơn, mức độ phúc lợi xã hội thua kém hơn; trình độ sản xuất hàng hóa và tiếp cận thị truờng thấp hơn. Vì vậy nông thôn chịu sức hút của đô thị về nhiều mặt, dân cư nông thôn hay di chuyển tự do ra các đô thị dể kiếm việc làm và tìm cơ hội sống tốt hơn. Nông thôn có thu nhập và đời sống thấp hơn, trình độ văn hóa, khoa học công nghệ thấp hơn đô thị. Nông thôn có một lối sống đặc thù của mình – lối sống nông thôn, lối sống của các cộng dồn xã hội được hình thành chủ yếu trên cơ sở của một hoạt động lao dộng nông nghiệp. Nông thôn có mật dộ dân cư thấp nhưng giàu tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên như đất đai, nguồn nước, khí hậu, rừng, biển; ở nông thôn có một môi truờng tự nhiên ưu trội, con người gần gũi với thiên nhiên hơn. Chính điều này đã hình thành một đặc trưng nổi trội của nông thôn- tính cố kết cộng đồng, đó là văn hóa nông thôn, một loại hình văn hóa đặc thù mang đậm nét dân gian, nét truyền thống dân tộc luôn gắn kết với thiên nhiên: cây đa, bến nước, con đò, dòng sông.
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
GVHD: TS TRẦN MẠNH GIANG SVTH: MAI THỊ XUÂN QUỲNH
TP.HCM tháng 04/2016
Trang 2MỤC LỤC CHƯƠNG 1: CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN MỚI CẢ NƯỚC
1 Cơ sở lý thuyết về chương trình nông thôn mới
1.1 Đặc điểm chung của vùng nông thôn cả nước
1.2 Khái niệm về chương trình nông thôn mới
1.3 Kết quả mong muốn từ chương trình nông thôn mới
2 Tình hình phát triển kinh tế trong chương trình nông thôn mới
2.1 Tình hình thực tiễn về quản lý phát triển kinh tế trong chương trình nông thôn mới ở Việt Nam 2.2 Tình hình thực tiễn về quản lý phát triển kinh tế trong chương trình nông thôn mới ở huyện Lâm
1.2 Đặc điểm khí hậu, thời tiết
1.3 Điều kiện đất đai, thổ nhưỡng
1.4 Tình hình kinh tế - xã hội
2 Công tác quản lý phát triển kinh tế trong chương trình nông thôn mới ở huyện Lâm Hà – Tỉnh Lâm Đồng
2.1 Kết quả sản xuất của huyện Lâm Hà – tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2010 -2014
2.2 Tỷ lệ hộ nghèo ở huyện Lâm Hà – tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2011 – 2014
2.3 Cơ cấu tổ chức sản xuất ở huyện Lâm Hà – tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2011 -2014
2.4 Đời sống người dân trong chương trình nông thôn mới
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY CÔNG TÁC QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRONG CHƯƠNG TRÌNH NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN LÂM HÀ – TỈNH LÂM ĐỒNG
1 Tổng quát công tác quản lý phát triển kinh tế
2 Giám sát và nâng cao năng lực cán bộ quản lý
3 Tinh giản chính sách và thủ tục hành chánh
4 Định hướng mô hình sản xuất đi kèm với đầu ra cho mô hình
5 Nâng cao tay nghề và phương tiện sản xuất
6 Tầm nhìn và khát vọng
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Trang 3CHƯƠNG 1: CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN MỚI CẢ NƯỚC
1 Cơ sở lý thuyết về chương trình nông thôn mới
1.1 Đặc điểm chung của vùng nông thôn cả nước
Ở Việt Nam, cho đến năm 2009, có đến 70,4% dân số sống ở vùng nông thôn, trong khi tỷ lệ này vào năm 1999 là 76,5%.Con số đó những năm trước còn lớn hơn nhiều Chính vì thế cuộc sống và tổ chức nông thôn ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến toàn xã hội
Nông thôn phải gắn chặt với một nghề lao dộng xã hội truyền thồng, đặc trưng và nổi bậc là hoạt động sản xuất nông nghiệp Ðiều này thể hiện rõ ở chỗ tư liệu sảnxuất cơ bản và chủ yếu của vùng nông thôn là đất đai Chính vì vậy, nó tạo ra sự gắn kết nghề nghiệp của nguời dân nông thôn với nơi
“chôn rau cắt rốn” của mình Nông thôn bao gồm những tụ điểm quần cư (làng, bản, buôn, ấp)
thường có quymô nhỏ về mặt số lượng So với đô thị thì nông thôn là vùng có kết cấu hạ tầng chậmphát triển hơn, mức độ phúc lợi xã hội thua kém hơn; trình độ sản xuất hàng hóa và tiếp cận thị truờng thấp hơn Vì vậy nông thôn chịu sức hút của đô thị về nhiều mặt,dân cư nông thôn hay di chuyển tự do ra các đô thị dể kiếm việc làm và tìm cơ hộisống tốt hơn Nông thôn có thu nhập và đời sống thấp hơn, trình độ văn hóa, khoa học côngnghệ thấp hơn đô thị Nông thôn có một lối sống đặc thù của mình – lối sống nôngthôn, lối sống của các cộng dồn xã hội được hình thành chủ yếu trên cơ sở của mộthoạt động lao dộng nông nghiệp Nông thôn có mật dộ dân cư thấp nhưng giàu tiềm năng về tài nguyên thiênnhiên như đất đai, nguồn nước, khí hậu, rừng, biển; ở nông thôn
có một môi truờng tựnhiên ưu trội, con người gần gũi với thiên nhiên hơn Chính điều này đã hình thànhmột đặc trưng nổi trội của nông thôn- tính cố kết cộng đồng, đó là văn hóa nông thôn,một loại hình văn hóa đặc thù mang đậm nét dân gian, nét truyền thống dân tộc luôngắn kết với thiên nhiên: cây đa, bến nước, con đò, dòng sông
1.2 Khái niệm về chương trình nông thôn mới
Xây dựng nông thôn mới là cuộc cách mạng và là một cuộc vận động lớn để cộng đồng dân cư ở nông thôn đồng lòng xây dựng thôn, xã, gia đình của mình khang trang, sạch đẹp Đồng thời, phát triển sản xuất toàn diện về nông – công nghiệp và dịch vụ Người dân có nếp sống văn hóa, môi trường và an ninh nông thôn được đảm bảo, thu nhập và đời sống vật chất – tinh thần của người dân được nâng cao
1.3 Kết quả mong muốn từ chương trình nông thôn mới
Căn cứ trên tinh thần của nghị quyết hội nghị lần thứ 7 ban chấp hành trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn (5/8/2008), chính phủ đã xây dựng và triển khai “Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới” Đây là chương trình tổng thể về phát triển kinh tế -
xã hội, chính trị và an ninh quốc phòng
Ngày 4/6/2010, thủ tướng chính phủ đã phê duyệt “chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 Theo đó, chương trình đặt ra tham vọng đến năm 2015 có 20%
số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới và đến năm 2020 thì con số này được nâng lên thành 50%
Phát triển kinh tế, đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn được nâng cao
Nông thôn phát triển theo quy hoạch, cơ cấu hạ tầng, kinh tế, xã hội hiện đại, môi trường sinh thái được bảo vệ
Trang 4 Dân trí được nâng cao, bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát huy
An ninh tốt, quản lý dân chủ
Chất lương hệ thống chính trị được nâng cao
Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông thôn mới với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch, xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, môi trường sinh thái được bảo vệ, an ninh trực tự được giữ vững, đời sống vật chất và tinh than của người dân ngày càng được nâng cao theo định hướng xã hội chủ nghĩa
2 Tình hình phát triển kinh tế trong chương trình nông thôn mới
2.1 Tình hình thực tiễn về quản lý phát triển kinh tế trong chương trình nông thôn mới ở Việt Nam
Sau thời gian dài triển khai nghị quyết, chủ trương của Đảng và Nhà nước về xây dựng nông thôn mới đã trở thành phong trào có ảnh hưởng sâu roojgn và có tác dụng lớn trong việc nâng cao đời sống nhân dân Tuy nhiên, quá trình thực hiện cũng còn tồn tại một số bất cập khiến hiệu quả của chủ trương còn những hạn chế so với mục tiêu đặt ra
Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới đã trở thành phong trào của cả nước , các nhiệm vụ về xây dựng nông thôn mới được xác định rõ trong nghiej quyest đại hội Đảng các cấp từ tỉnh đén huyên và xã Thời gian qua (2009 – 2011), nước ta đã tiến hành thí điểm ở 11 xã, bao gồm: Thanh Chăn (Điện Biên), Tân Thịnh (Lạng Giang, Bắc Giang), Hải Đường (Nam Định), Thụy Hương (Hà Nội), Tân Hội (Lâm Đồng), Gia Phố (Hà Tĩnh), Tam Phước (Quảng Nam), Tân Thông Hội (Tp.HCM), Mỹ Long Nam (Trà Vinh), Tân Lập (Bình Phước), Định Hòa (Kiên Giang) Bộ máy quản lý và điều hành chương trình xây dựng nông thôn mới đã được hình thành từ trung ương xuống các địa phuong qua việc thành lập các ban chỉ đạo
Những kết quả tại các địa phương đã triển khai cho thấy diện mạo nông thôn mới đã hiufnh thành trên thực tế tại 11 xã thí điểm của trung ướng và các xã khác của địa phương Một số xã đạt kết quả khá toàn diện về xây dựng mô hình nông thôn mới như: Hải Đường, Tân Thịnh, Tân Thông Hội, Thanh Tân, Bình Định,… Nhiều xã đạt kết quả tốt quy hoạch ở Hải Đường phát triển sản xuất hang hóa ở Mỹ Long Nam, huy động nguồn lực ở Thanh Chăn, Thanh Tân, Định Hòa, phát triển sản xuất gắn với quy hoạch, cải tạo đồng ruộng, đồn điền đổi thửa thành Tân Thịnh, Thanh Tân, Bình Định, mô hình liên kekest sản xuất ở Thụy Hương, Tân Hội, mô hình thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông thông ở Tân Thông Hội, Tân Lập Đây đang là những điểm sáng thu hsut sự quan tâm của các địa phương đến tham quan, học hỏi và cũng
là căn cứ để ban chỉ đạo trung ương rút kinh nghiêm cho công tác chỉ đạo cả nước
Ở các xã thực hiên thí điểm , thu nhập của người dân tang cao hơn, khoảng 62% so với trước đây, đén tháng 3 năm 2011 có nhóm xã đạt mức thu nhập bình quân đầu người/ nam từ 20 triệu đồng (Xã Mỹ Long Nam, huyện Cầu Ngang, Trà Vinh) đến 24,2 triêu đồng (Xã Tân Thông Hội, quận 7, Tp.Hồ Chí Minh) Đến nay, sau 3 năm triển khai thực hiên kết quả đạt được ở mỗi xã khác nhau nhwung đã hình thành mô hình nông thôn mới với sản xuất phát triển Chẳng hạn nhưu ở các xã Tân Thông Hội (Tp.HCM), Tân Hội (Lâm Đồng), Tân Thịnh (Bắc Giang), các vùng sản xuất hang hóa đã hình thành, kekest cấu hạ tầng được cải tạo, nâng cấp khá đồng bộ Điều đó đã làm thay đổi rõ nét diện mạo nông thôn, cải thiện chất lượng cuộc sống của người đan, thúc đảyu hoạt động văn hóa và phát triển kinh tế - xã hội, gìn giữ bản sắc văn hóa, nâng coa trình độ dân trí và chất lương hệ thống giáo dục cơ sở Theo lợi thế địa phương, nhiều xã
đã xây dựng mô hình sản xuất hiệu quả Chẳng hạn như: xã Thanh Chăn (tỉnh Điện Biên) có vùng sản
Trang 5xuất gạo đặc sản thương hiệu “gạo Điện Biên” rộng 12 ha, tạo được vùng sản xuất chuyên cây vụ đông trên 50 ha, đưa cây ăn quả vào 12,5 ha vườn Xã Tân Thông Hội sản xuất rau sạch, hoa, cây cảnh Chăn nuôi bò sửa, nâng giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân tại xã lên 177 triệu đồng/ha (tang 25% so với năm 2009) Tổng cục dạy nghề đã phối hớp với trung tâm khuyến nông các tỉnh mở 100 lớp dạy nghề cho 7.200 lượt nông dân của 11 xã điểm theo đúng nhu cầu của từng địa phương, thành lập và cung cấp các hợp tác xã, câu lạc bộ khuyến nông, tổ tín dụng, tổ vay vốn, tổ hợp tác, trang trại sản xuất, giúp người dân có them kiến thực ,kinh nghiệm qua việc giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm và cùng hợp tác sản xuất
2.2 Tình hình thực tiễn về quản lý phát triển kinh tế trong chương trình nông thôn mới ở huyện Lâm
Hà – tỉnh Lâm Đồng
Nay về Lâm Hà, có thể thấy nhiều tuyến đường giao thông nông thôn được nâng cấp mở rộng, trường học khang trang, môi trường xanh, sạch, đẹp…; làm thay đổi căn bản diện mạo giao thông nông thôn so với khoảng 5 năm về trước Đây chính là kết quả từ sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện trong thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) Trong đó, Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam huyện Lâm Hà đã phát huy vai trò nòng cốt, góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng NTM ở địa phương
Đơn cử, tỷ lệ gia đình văn hóa hàng năm đạt 93% Năm 2021, đã có 138/139 thôn văn hóa, đạt 99%, 12/12 xã đạt chuẩn văn hóa và 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới Không chỉ thêm nhiều công trình giao thông, nhà sinh hoạt cộng đồng được xây dựng, hoàn thiện; mà phong trào thi đua xây dựng NTM còn lan tỏa mạnh mẽ trong phát triển sản xuất, nâng cao đời sống, xây dựng các tuyến đường xanh sạch đẹp, khu dân cư kiểu mẫu…
Theo đó, giá trị sản xuất đạt 125 triệu đồng/ha canh tác; thu nhập bình quân trên đầu người đạt 59,5 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 3,11%
Huyện đã đặt ra mục tiêu duy trì và phấn đấu nâng cao chất lượng các tiêu chí đối với 14 xã đã đạt chuẩn NTM Phấn đấu 2 xã Đông Thanh, Tân Hà trong nhóm 4 xã Đông Thanh, Tân Hà, Tân Văn, Hoài Đức hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM nâng cao và đăng ký về đích; xây dựng kế hoạch xã Gia Lâm có tiêu chí đạt chuẩn xã NTM kiểu mẫu Đặc biệt, rà soát các tiêu chí, xây dựng kế hoạch phấn đấu huyện đạt chuẩn NTM.Huyện tạo việc làm ổn định thường xuyên cho 40 lao động địa phương Đồng thời tiếp nhận chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, góp phần xóa đói giảm nghèo, phát huy tính tự chủ của người dân, tạo điều kiện để người dân được hưởng thành quả từ chính nền sản xuất nông nghiệp Sự thành công của các HTX như Dịch vụ Nông lâm nghiệp Nam Hà đã đóng góp tích cực vào thành công của chương trình xây dựng NTM của huyện Lâm Hà, đặc biệt là với các tiêu chí về hình thức tổ chức sản xuất, giảm nghèo…
Trang 6CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRONG CHƯƠNG TRÌNH NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN LÂM HÀ – TỈNH LÂM ĐỒNG
1 Đặc điểm của huyện Lâm Hà – tỉnh Lâm Đồng
1.1 Vị trí địa lý
Hình: Địa giới hành chánh của Huyện Lâm Hà – Tỉnh Lâm Đồng (10/01/2020)
Huyện Lâm Hà nằm trên cao nguyên Di Linh và một phần cao nguyên Lang Biang có độ cao trung bình 900m so với mực nước biển, diện tích 939,76 km2 (chiếm khoảng 10% diện tích tỉnh Lâm Đồng) với dân số 137.638 người, mật độ dân số 146,4 người/km2, gồm 16 đơn vị hành chính cơ sở
Thị trấn Đinh Văn là trung tâm kinh tế - chính trị của huyện Lâm Hà được thành lập vào tháng
11-1976, trên cơ sở là vùng kinh tế mới của thành phố Đà Lạt và thị trấn Liên Nghĩa – Đức Trọng, phía bắc giáp xã Đạ Đờn và xã Nam Hà, phía tây giáp xã Tân Văn, phía đông và phía nam giáp huyện Đức Trọng
Trang 7Hiện nay, thị trấn Đinh Văn có 12 dân tộc anh em sinh sống, trong đó đồng bào dân tộc gốc Tây Nguyên khoảng 5.728 người sinh sống tại 10 khu phố
Thị trấn Nam Ban là trung tâm của vùng kinh tế mới Hà Nội tại Lâm Đồng được thành lập ngày
19-9-1981 với tên gọi ban đầu là thị trấn Nông trường Nam Ban thuộc huyện Đức Trọng, có chức năng quản lý hành chính cả hai cụm là Nam Ban và Lán Tranh Ngày 24-10-1987 theo Quyết định 157-QĐ/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng, thị trấn Nông trường Nam Ban thuộc huyện Lâm Hà và được đổi tên là thị trấn Nam Ban như ngày nay Nam Ban nằm ở độ cao 1000m so với mực nước biển, phía bắc giáp xã Mê Linh, phía nam giáp xã Gia Lâm, phía đông giáp xã Đông Thanh, phía tây giáp xã Nam Hà
Là vùng đất có nhiều tiềm năng về đất đai và du lịch Địa hình tương đối bằng phẳng, có suối Cam Ly chảy từ Đà Lạt xuống tạo thành thác Voi có phong cành hùng vĩ đã được công nhận danh thắng quốc gia, nhiều tiềm năng về du lịch, đồng thời là nguồn cung cấp nước tưới tiêu cho cả vùng
xã nối liền với các xã Tân Văn, Hoài Đức, Tân Thanh
Trang 8Xã Mê Linh được thành lập theo Quyết định số 157-QĐ/HĐBT ngày 24-10-1987 của Hội Đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) Tên xã được lấy theo nguồn gốc dân cư tại địa phương hầu hết là dân cư huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc đi xây dựng kinh tế mới Mê Linh nằm ở phía Tây Bắc huyện Lâm Hà, phía nam giáp thị trấn Nam Ban, phía tây giáp Phi Tô, phía bắc
và đông bắc giáp xã Tà Nung (thành phố Đà Lạt), phía đông nam giáp xã Đông Thanh Trên địa bàn xã
3 dân tộc anh em cùng sinh sống là Kinh, Cơ Ho và Cil với 3 tôn giáo chính là Phật giáo, Thiên chúa giáo và đạo Tin Lành
8 dân tộc anh em cùng chung sống là Kinh, Tày, Thái, Hoa, K’ho, Cao Lau, Pa Cô và Dáy Có nhiều tôn giáo khác nhau nhưng chủ yếu là Phật giáo và Thiên chúa giáo Đất đai có độ phì tốt và phần lớn là đất
đỏ bazan phù hợp với việc trồng các loại cây công nghiệp như chè, cà phê, dâu và các loại cây ăn quả,
có hồ Đông Thanh với diện tích tương đối lớn nhiều tiềm năng về du lịch
7 Nam Hà:
- Diện tích: 23,22 km 2
- Dân số: 4.155 người
- Mật độ dân số: 178,9 người/km 2
Trang 9- Tổng số thôn, khu phố: 06
Xã Nam Hà được thành lập theo Nghị định 112/2002/NĐ-CP ngày 31-12-2002 của Chính phủ và chính thức ra mắt vào ngày 10-4-2003 trên cơ sở tách ra từ thị trấn Nam Ban và một phần của xã Mê Linh, phía bắc giáp xã Mê Linh, phía nam giáp xã Gia Lâm và thị trấn Đinh Văn, phía đông giáp thị trấn Nam Ban, phía tây giáp xã Phi Tô và xã Đạ Đờn Trên địa bàn xã có 8 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong
đó có số đông đồng bào dân tộc gốc Tây Nguyên Là một xã mới được thành lập, kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội còn khá phức tạp nhưng Đảng bộ và nhân dân các dân tộc xã Nam Hà đã vượt mọi khó khăn xây dựng xã thành địa phương phát triển về mọi mặt
Đạ Đờn có quốc lộ 27 đi qua và là xã có đông đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số gốc Tây Nguyên sinh sống, có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng an ninh, kinh tế, chính trị của huyện Trong những năm qua, nhân dân các dân tộc xã Đạ Đờn với tinh thần đoàn kết,
nỗ lực vượt mọi khó khăn đạt được nhiều kết quả trong phát triển kinh tế, xã hội
cà phê, chè, cây ăn quả và các loại cây lương thực, có diện tích rừng và đất rừng chiếm khoảng 90% diện tích đất tự nhiên là điều kiện thuận lợi để phát triển lâm nghiệp
Trang 10Xã Phi Tô nằm cách trung tâm huyện Lâm Hà 20km về hướng Tây Bắc được hình thành vào tháng
11-1979 trên cơ sở 2 buôn làng dân tộc gốc Tây Nguyên là buôn Phi Suor và RyôngTô cùng các hộ dân của
xã Tùng Nghĩa và xã Phú Hội huyện Đức Trọng đi xây dựng kinh tế mới vào tháng 4-1978 Phi Tô có địa hình phức tạp được cấu thành bởi nhiều đồi núi, phía đông giáp xã Mê Linh, phía tây giáp xã Phú Sơn
và xã Đạ Đờn, phía nam giáp xã Nam Hà, phía bắc giáp xã Phú Sơn và huyện Lác Dương Trên địa bàn
xã có 9 dân tộc anh em sinh sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số có 3.686 người, có 2 thôn là đồng bào dân tộc gốc Tây Nguyên Xã Phi Tô có đất đai màu mỡ, khí hậu ôn hòa, toàn xã có 2.993 ha đất canh tác trong đó đất trồng cây cà phê chiếm 2.449ha
là ranh giới tự nhiên giữa xã Tân Văn với xã Đạ Đờn, thị trấn Đinh Văn và huyện Đức Trọng
Trang 11tích rộng thứ 2 của huyện, có đất đai màu mỡ, khí hậu ôn hòa, diện tích rừng nhiều thuận lợi cho phát triển nông nghiệp và lâm nghiệp
xã Ngoài ra trong xã còn có các tuyến đường đi Tân Hà, Hoài Đức, Đan Phượng tạo thành một mạng lưới giao thông thuận tiện Là một xã giàu tiềm năng về đất đai, khí hậu ôn hòa phù hợp với phát triển nông nghiệp và công nghiệp sản xuất phân bón, chế biến nông sản Trên địa bàn xã có 2 hồ lớn với tổng diện tích mặt nước khoảng 100ha thuận lợi cho phát triển nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản
Trang 12Xã Phúc Thọ nằm ở phía tây huyện Lâm Hà được thành lập theo Quyết định số 157-QĐ/HĐBT ngày 10-1987của Hội đồng Bộ trưởng, dân cư phần lớn từ huyện Phúc Thọ - Hà Nội vào xây dựng kinh tế mới Có độ cao trung bình từ 800-900m so với mực nước biển, địa hình cao ở hướng tây bắc và thấp dần về hướng đông nam, độ dốc phổ biến từ 15-25 độ, phía đông giáp xã Đạ Đờn và xã Tân Văn, phía tây và phía bắc giáp tỉnh Đắc Nông, phía nam giáp xã Tân Thanh và xã Hoài Đức Trên địa bàn xã có 13 dân tộc anh em từ 54 tỉnh thành trong cả nước cùng sinh sống Là xã thuần nông có đất đai phì nhiêu, màu mỡ phù hợp với các loại cây trồng chính là cà phê, che, dâu tằm Có nhiều suối và hồ, đập là nguồn nước tưới đồi dào phục vụ cho nông nghiệp và thuận lợi để phát triển nuôi trồng thủy sản Tài nguyên rừng tương đối phong phú, diện tích rừng chiếm khoảng 52,2% diện tích tự nhiên toàn xã với nhiều loại gỗ và động vật quý
1.2 Đặc điểm khí hậu, thời tiết
Huyện Lâm Hà nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Lâm Đồng, ở tọa độ vĩ tuyến 11040’ - 12005’, kinh tuyến 107057’ -
108025’ Phía Bắc giáp thành phố Đà Lạt và huyện Lạc Dương, phía Nam giáp huyện Di Linh, phía Đông giáp huyện Đức Trọng, phía Tây giáp huyện Đam Rông và tỉnh Đắk Nông Diện tích tự nhiên là 60.000
ha, chiếm khoảng 10% diện tích tỉnh Lâm Đồng
Lâm Hà nằm trên cao nguyên Di Linh và một phần cao nguyên Lang Biang, có độ cao trung bình trên 900m so với mực nước biển Địa hình tương đối phức tạp, bị chia cắt bởi nhiều sông suối, có 3 dạng địa hình chính: dốc núi cao, đồi thấp và thung lũng Lâm Hà có các loại đất chính đó là đất phù sa, đất dốc
tụ, trong đó đất đỏ Bazan phù hợp với việc trồng các loại cây như chè, cà phê, dâu tằm
Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu có hai mùa rõ rệt, mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4, mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.700ml/năm, độ
ẩm trung bình khoảng 80%, biên độ dao động nhiệt độ giữa ngày và đêm khoảng 100C, một ngày có đặc điểm khí hậu của 4 mùa xuân, hạ, thu, đông Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 210C - 220C, tháng 12
và tháng 1 có nhiệt độ trung bình thấp nhất khoảng 180C - 190C và tháng 4, tháng 5 có nhiệt độ trung
Trang 13bình cao nhất khoảng 24C - 25 C Khí hậu ôn hòa mát mẻ, độ ẩm cao thuận lợi cho sức khỏe con người
và trồng trọt, chăn nuôi, phát triển du lịch nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái
1.3 Điều kiện đất đai, thổ nhưỡng
Huyện Lâm Hà phía tây và bắc giáp tỉnh Đắc Lắc; đông giáp huyện Lạc Dương, thành phố Đà Lạt và huyện Đức Trọng; tây giáp huyện Di Linh.
Địa hình huyện Lâm Hà có dạng cao nguyên mấp mô, gợn sóng, bị chia cắt bởi nhiều sông suối, hồ đầm
Độ cao trung bình 1.000m so với mặt biển, cao nhất là dãy Hòn Nga có 4 ngọn cao trên 1.900m, trong
đó đỉnh Hòn Nga cao 1.998m Từ dãy Hòn Nga, địa hình thấp dần về 2 phía đông nam và tây bắc, thấp nhất là thôn Phi Có (xã Rô Men) có độ cao 497m
Lâm Hà có nhiều sông, suối bắt nguồn từ các vùng núi cao Sông Đạ Dâng bắt nguồn từ vùng núi Lang Biang chảy theo hướng Đông - Nam; Suối Cam Ly, Đạ Mê, Đạ SeĐang Chảy theo hướng Bắc - Nam Các dòng sông, suối trên địa bàn huyện là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là tiềm năng để xây dựng các nhà máy thuỷ điện, xây dựng các công trình thuỷ lợi phục vụ cho sản xuất và đời sống Ngoài hệ thống sông, suối, Lâm Hà còn nhiều đầm, hồ với hơn 1.800 ha mặt nước như hồ Đạ Sa ở Liên Hà, hồ Ri hin, hồ
Đa Dưng, hồ Phúc Thọ ở Phúc Thọ, hồ Tân Thanh, hồ Bãi Công ở Nam Ban
Hệ thống sông nước đa dạng tạo nên các ngọn thác đẹp như thác Voi ở Nam Ban, thác LiêngTrênha ở Tân Thanh, thác Cam Ly ở Mê Linh… các ngọn thác này tạo ra tiềm năng về phát triển du lịch, hiện nay thác Voi đã được nhà nước xếp hạng thắng cảnh quốc gia
Nguồn nước tự nhiên rất phong phú do nhiều sông suối và trên 1.000ha hồ, đầm quanh năm có nước.
Sông Đa Dâng và sông Đa Nhim là 2 nhánh đầu nguồn của sông Đồng Nai đều chảy qua địa phận Lâm
Hà Các dòng suối Cam Ly, Đa Mê, Đa Sê Đăng, Đạ K’Nàng đều theo hướng bắc nam đổ vào sông Đa Dâng ở phía nam của huyện Phía tây có sông Đạ Ra Măng, phía bắc có sông Krông Knô là ranh giới tự nhiên giữa Lâm Hà với huyện Dak Nông và huyện Lak của tỉnh Đắc Lắc Cả hai sông này đều chảy sang Căm-pu-chia và đổ vào sông Mê Công Lâm Hà có một số hồ và đầm như: hồ Ka Ni, Đạ Sa, Đạ Tông, Ri Hin, Bãi Công; các đầm Voi, đầm Đĩa,
Nguồn nước dồi dào, địa hình dốc và có nhiều vùng bị chia cắt mạnh tạo cho huyện Lâm Hà có nhiều tiềm năng phát triển thuỷ điện Nhiều thác nước đẹp và hùng vĩ là những cảnh quan du lịch rất hấp dẫn như: thác Voi ở Nam Ban, thác Liên Chi Nha ở Tân Thanh, thác Nếp ở Phúc Thọ, thác Bảy Tầng ở Phi Liêng v.v…
Đập thuỷ nông Đạ Đờng bảo đảm nước tưới cho 1.800ha lúa 2 vụ và hàng ngàn hecta vườn cây công nghiệp khác Đập Cam Ly Thượng có thể bảo đảm nước tưới cho vùng cây công nghiệp của thị trấn Nam Ban và 3 xã trong khu vực này Hệ thống mặt nước được phân bố đều khắp bảo đảm giữ ẩm, tăng mạch nước ngầm, điều hòa hệ sinh thái, giúp cho rừng và tập đoàn cây trồng khá phong phú của huyện Lâm Hà phát triển thuận lợi Nhiều diện tích ao hồ nuôi cá đạt hiệu quả kinh tế cao.
1.4 Tình hình kinh tế - xã hội
a Tình hình kinh tế - xã hội ở huyện Lâm Hà – tỉnh Lâm Đồng
Là một huyện mới thành lập năm 1987 nhưng phần đông dân cư là người bản địa có quá trình hình thành và phát triển lâu đời Cách Đà Lạt chỉ 50km nhưng huyện Lâm Hà có ½ diện tích thuộc vùng sâu, vùng xa và có nhiều khó khăn về đời sống kinh tế Hiện nay, huyện Lâm Hà có 126.699 người dân, tập hợp trong 19 đơn vị hành chính, bao gồm 2 thị trấn: Đinh Văn, Nam Ban và 17 xã: Rô Men, Liêng Srônh, Phi Liêng, Phi Tô, Đạ Đờn, Đạ K’Nàng, Phú Sơn,Gia Lâm, Mê Linh, Hoài Đức, Liên Hà, Đan Phượng, Phúc Thọ, Đông Thanh, Tân Thanh, Tân Hà, Tân Văn phía tây và bắc giáp tỉnh Đắc Lắc; đông giáp huyện Lạc Dương, thành phố Đà Lạt và huyện Đức Trọng; tây giáp huyện Di Linh
Trang 14Là vùng đất mới khai hoang, tầng dầy canh tác lớn, độ phì cao, điều kiện khí hậu thuận lợi, sản xuất nông nghiệp thực sự là thế mạnh, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế của huyện Hướng vào việc khai thác
có hiệu quả tiềm năng đất đai, khí hậu, giải phóng sức sản xuất, huy động mọi nguồn vốn, phát triển kinh tế nhiều thành phần, sản xuất nông nghiệp đã có bước phát triển toàn diện cả về diện tích, năng suất và sản lượng Diện tích canh tác năm 1987 mới đạt 10.050ha, đến năm 1997 đã lên 27.700ha, tăng gấp 2,39 lần Tổng sản lượng lương thực qui thóc đạt 37.170 tấn, tăng 2,38 lần so với năm 1987, bình quân lương thực đạt 340 kg/người/năm, đạt mức cao so với các huyện ở vùng núi
Lâm Hà có một số đặc sản nổi tiếng như: gạo thơm Tân Văn, nếp Tân Hà, chè Lán Tranh, chuối La Ba, cà phê Phú Sơn, rượu Cát Quế v.v…Cây công nghiệp dài ngày phát triển nhanh, đã hình thành các vùng chuyên canh với sản lượng hàng hoá ngày càng lớn, tạo vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu Diện tích cây công nghiệp năm 1987 mới có 2.240ha, đến năm 1999 đã lên 24.778ha, chủ yếu
là cà phê, dâu tằm và chè.Thực hiện đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái, toàn huyện đã trồng được trên 600ha quế và 150ha cây ăn quả có giá trị cao như nhãn lồng, vải thiều, sầu riêng, hàng chục hecta dược liệu theo mô hình nông lâm kết hợp
Về công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, các hoạt động chủ yếu là: sản xuất vật liệu xây dựng, mộc gia dụng, sửa chữa cơ khí, xay xát chế biến nông sản,… Sản xuất đã tăng về quy mô và tốc độ Năm 1991, toàn huyện có 170 cơ sở với 483 lao động; đến năm 1997 có 520 cơ sở sản xuất với 1.268 lao động
b Quản lý phát triển kinh tế trong chương trình nông thôn mới ở huyện Lâm Hà – tỉnh Lâm Đồng
Sau hơn 10 năm triển khai xây dựng nông thôn mới, bộ mặt nông thôn Lâm Hà đã có nhiều khởi sắc, mọi mặt đời sống của người dân đã được nâng lên, các công trình dân sinh không ngừng được đầu tư xây dựng, hạ tầng nông thôn khang trang, sạch đẹp Những kết quả đó ghi nhận cả một quá trình nỗ lực cố gắng, chung sức đồng lòng của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Lâm Hà
Huyện Lâm Hà có diện tích tự nhiên 93.023 ha và dân số hiện nay gần 39 ngàn hộ với hơn 145 ngàn nhân khẩu, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 25,3% Hơn 10 năm trước, khi bước vào triển khai chương trình xây dựng NTM, Lâm Hà có nhiều khó khăn: địa bàn rộng, địa hình đồi núi, chia cắt; nhiều khu vực dân cư không tập trung; hạ tầng nông thôn trên địa bàn còn thiếu đồng bộ; trình độ dân trí không đồng đều; thu nhập chính của người dân nông thôn trong huyện dựa vào nông nghiệp là chủ yếu Đặc biệt, khi đi vào triển khai thực hiện chương trình xây dựng NTM, một số cán bộ cơ sở còn lúng túng và không ít hộ dân còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại
Chính vì vậy, Huyện ủy Lâm Hà đã chỉ đạo Khối Dân vận, Mặt trận, chính quyền và các đoàn thể chính trị
- xã hội trên địa bàn tăng cường công tác tuyên truyền, vận động để cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân hiểu rõ chủ trương cũng như mục đích, ý nghĩa của chương trình xây dựng NTM Đồng thời, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện cũng đã chỉ đạo sâu sát, quyết liệt, có sự tham gia tích cực của Mặt trận
và các đoàn thể, sự tham mưu của các cơ quan chuyên môn để triển khai xây dựng NTM trên địa bàn
Từ một địa phương có xuất phát điểm thấp, qua hơn 10 năm triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, đến nay huyện Lâm Hà đã đạt được nhiều kết quả nổi bật Kinh tế - xã hội phát triển toàn diện, kết cấu hạ tầng thiết yếu được tăng cường theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa; các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế, môi trường có nhiều chuyển biến mạnh mẽ, tích cực; các hình thức tổ chức sản xuất được đổi mới, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên; hệ thống chính trị được củng cố; an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; các khu dân cư NTM ngày
Trang 15càng khởi sắc, tạo nên sức sống mới, diện mạo mới cho huyện Lâm Hà Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm của Lâm Hà trong hơn 10 năm qua khá ổn định, bình quân đạt 9 - 10%/năm Năm 2010 thu nhập bình quân đầu người ở Lâm Hà chỉ là 19,71 triệu đồng/người/năm, đến năm 2020, thu nhập bình quân đầu người đạt 52 triệu đồng/người/năm Năm 2020, tổng thu ngân sách toàn huyện đạt 213,130 tỷ đồng, tăng 130,8% so với năm 2010 Tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn còn 1,61%
Trong quá trình xây dựng NTM, công tác dân vận được Lâm Hà đặc biệt quan tâm, từ đó đã góp phần nâng cao nhận thức, hiểu biết, hưởng ứng của người dân và cán bô, công nhân, viên chức trên địa bàn
về chương trình xây dựng NTM Theo thống kê của UBND huyện Lâm Hà, trong 10 năm qua, Nhân dân các dân tộc trên địa bàn đã đóng góp trên 88.600 ngày công, hơn 261 tỷ đồng, hiến trên 15.000 m2 đất
để xây dựng, kiên cố hóa đường giao thông nông thôn, nhà sinh hoạt cộng đồng và các công trình phúc lợi xã hội khác Bên cạnh đó, người dân Lâm Hà cũng đã tự nguyện hiến đất, giải phóng mặt bằng, đóng góp tiền của và ngày công lao động để xây dựng hạ tầng giao thông nông thôn, thủy lợi, nhà sinh hoạt cộng đồng, các công trình công cộng khác trên địa bàn Tổng kinh phí huy động cho chương trình xây dựng NTM trên địa bàn huyện Lâm Hà giai đoạn 2010 - 2020 gần 5 ngàn tỷ đồng Và Nhân dân trên địa bàn là người trực tiếp quản lý, quyết định đầu tư xây dựng các hạng mục theo đúng đề án đã được phê duyệt
Về Lâm Hà hôm nay, những con đường làng, ngõ xóm được nhựa hóa, bê tông hóa bằng phẳng sạch sẽ; những căn nhà ở cao tầng của người dân không ngừng được mọc lên; trẻ em đi học dưới những mái trường khang trang sạch đẹp; cảnh quan môi trường, khu dân cư đều được chỉnh trang đảm bảo xanh, sạch, đẹp; mọi mặt đời sống của người dân không ngừng được nâng lên
Đồng chí Hoàng Sỹ Bích - Chủ tịch UBND huyện Lâm Hà cho biết, qua rà soát, đánh giá bộ tiêu chí về huyện NTM thì huyện Lâm Hà đã đạt chuẩn 9/9 tiêu chí, trong đó có một số tiêu chí vượt so với yêu cầu của bộ tiêu chí quốc gia Hiện nay, Lâm Hà đã hoàn thiện hồ sơ và đang chờ để được công nhận huyện NTM trong thời gian tới
Tăng cường công tác khuyến nông nhằm hướng dẫn, thúc đẩy việc tổ chức thực hiện, hướng dẫn - chuyển giao kỹ thuật để nhân dân thực hiện tốt chủ trương quy hoạch phát triển và sản xuất phù hợp với yêu cầu thị trường nông sản trong nước và quốc tế
Huy động nguồn vốn từ nhiều thành phần tham gia vào việc phát triển các công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ nhằm khắc phục sự biến động bất thuận của thời tiết
Về kỹ thuật:
Trang 16 Đẩy nhanh việc ứng dụng các tiến bộ KHKT như mô hình thâm canh tổng hợp, sử dụng phân bón hợp lý cho cây cà phê…
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật, khuyến cáo chuyển đổi cơ cấu giống từ cà phê Robusta sang
cà phê Arabica và các loại cây trồng khác ở những nơi đã được quy hoạch chuyển đổi
Cải tạo nâng cao chất lượng giống cà phê Robusta ở những diện tích quy hoạch ổn định bằng các biện pháp chuyển đổi giống, ứng dụng kỹ thuật ghép cải tạo bằng các giống cà phê
có năng suất, chất lượng, khả năng thích nghi tốt được chọn tạo từ Viện khoa học nông lâm nghiệp Tây Nguyên
Chuyển giao và nhân nhanh mô hình ứng dụng công nghệ chế biến ướt nhằm nâng cao chất lượng cà phê nhân để tăng tính cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu
Ứng dụng công nghệ:
Công nghệ sản xuất giống: ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất cây giống như nuôi cấy mô, giâm cành, ghép, ươm tạo cây con trong vỹ xốp… nhằm sản xuất ra hàng loạt cây giống chất lượng cao, sạch bệnh phục vụ sản xuất
Công nghệ canh tác: sử dụng giống mới; trồng cây trong nhà lưới, nhà kính để hạn chế tác động của điều kiện thời tiết và cách ly với điều kiện bất thuận từ bên ngoài; ứng dụng hệ thống tưới nước, tưới phân tự động, sử dụng vật liệu che phủ đất; phân bón có nguồn gốc hữu cơ, vi sinh và các loại vật tư nông nghiệp thế hệ mới Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học, ứng dụng quy trình phòng trừ dịch hại tổng hợp
Công nghệ thu hoạch, chế biến, bảo quản: thu hoạch đúng lúc, đúng kỹ thuật; sơ chế, chọn lọc phân loại sản phẩm ngay sau khi thu hoạch; bao bì hấp dẫn, hợp tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm; bảo quản phù hợp với yêu cầu từng loại sản phẩm và yêu cầu về thời gian lưu trữ, vận chuyển
Áp dụng thực tiễn
Triển khai 9 mô hình nuôi cá thương phẩm cá trong ao nước tỉnh
Trung tâm nông nghiệp huyện Lâm Hà vừa được UBND huyện giao triển khai thực hiện 9 mô hình nuôi thương phẩm theo hình thức ghép nhiều loại cá trong ao nước tĩnh trên địa bàn huyện năm 2021
Cụ thể trên diện tích thực hiện là 10.000 m2, với quy mô từ 1.000 m2 – 2.000 m2, Trung tâm nông nghiệp đã lựa chọn 9 hộ gia đình thực hiện mô hình thuộc địa bàn 7 thôn, tổ dân phố; trong đó xã Tân
Hà có 4 thôn và thị trấn Đinh Văn có 3 thôn Đây đều là những hộ nông dân có diện tích ao nuôi cá đạt tiêu chuẩn, phù hợp với yêu cầu của mô hình; tự nguyện đăng ký, cam kết đảm bảo đủ vốn đối ứng và thực hiện đầy đủ các yêu cầu quy trình kỹ thuật trong quá trình chăm sóc Tổng kinh phí thực hiện là trên 206 triệu đồng, trong đó ngân sách nhà nước hỗ trợ gần 150 triệu đồng, nhân dân đối ứng xấp xỉ 57 triệu đồng
Mục tiêu của việc thực hiện các mô hình này là giúp người dân tiếp cận được kỹ thức và phương pháp nuôi ghép nhiều loại cá, cũng như đánh giá năng suất và hiệu quả kinh tế, từng bước góp phần nâng cao hiệu quả nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện
Phát huy hiệu quả các mô hình liên kết sản xuất của phụ nữ
Những năm qua, việc thành lập các tổ hợp tác phát triển kinh tế được Hội LHPN từ huyện đến các xã, thị trấn quan tâm, hỗ trợ Từ những mô hình liên kết sản xuất này, phụ nữ không chỉ có những đóng góp
Trang 17quan trọng trong phát triển kinh tế gia đình, xây dựng nông thôn mới ở địa phương, mà còn trở nên gắn kết trong tất cả hoạt động hội để tương trợ, giúp đỡ nhau cùng phát triển
Được thành lập từ năm 2018, Tổ hợp tác (THT) trồng rau hoa công nghệ cao của chi hội phụ nữ thôn Nam Hà (xã Nam Hà) là một trong những tổ hợp tác liên kết sản xuất của phụ nữ hoạt động hết sức tích cực và hiệu quả Từ một vài hộ cá thể, đơn lẻ trồng rau, hoa, các chị em trong tổ đã gây dựng, phát triển thành một vùng chuyên canh rau hoa công nghệ cao với đầy đủ các mặt hàng nông sản Con đường đi vào thôn Nam Hà giờ đây không chỉ thu hút bởi tuyến đường hoa do chị em trồng và chăm sóc, mà còn nổi bật bởi toàn bộ diện tích sản xuất đã được 13 tổ viên chuyển đổi sang trồng rau, hoa công nghệ cao Với gần 5 hecta, trong đó có hơn 1 hecta nhà kính, các chị em vừa là lao động chính, đồng thời cũng là những người chủ lực trong việc tìm hiểu, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm với nhau trong việc trồng cây gì phù hợp, tìm kiếm thị trường à phát huy hiệu quả kinh tế Vì thế, trên mỗi diện tích là mỗi loại cây trồng khác nhau, có hoa cúc, cả cà chua, ớt chuông, thanh long và còn có cả hàng nghìn cây mimosa Theo Nguyễn Thị Quyên – Tổ trưởng tổ hợp tác trồng rau hoa CNC chi hội phụ nữ thôn Nam Hà, xã Nam Hà cho biết, ngay sau khi thành lập Tổ hợp tác, Tổ đã nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của Hội LHPN xã và Hội LHPN huyện, tạo điều kiện vay số vốn 95 triệu đồng từ vốn sự nghiệp nông nghiệp Từ số vốn này, Tổ
đã quay vòng vốn cho các tổ viên vay với phương châm công khai, minh bạch và phải có đầu tư thực tế vào sản xuất Điều đáng mừng là các chị em hội viên đều rất năng động, sáng tạo, mạnh dạn trong đầu
tư phát triển kinh tế, chịu khó tìm tòi, học hỏi, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm với nhau như hội thảo đầu
bờ Từ đó, tạo được động lực, phấn khởi, sự ổn định trong phát triển sản xuất, tiêu thụ và nâng cao thu nhập
Chị Nguyễn Thanh Nhâm – PCT Hội LHPN xã Nam Hà cho biết, hiện nay Hội LHPN xã Nam Hà đã xây dựng
và duy trì hoạt động hiệu quả của 03 tổ hợp tác phụ nữ liên kết phát triển sản xuất, trong đó có 02 tổ hợp tác trồng rau, hoa công nghệ cao và 01 tổ hợp tác trồng dâu nuôi tằm Từ mô hình này, chị em đã được phát huy tinh thần năng động, sáng tạo, chịu thương chịu khó Các chị vừa phát triển kinh tế, vừa đoàn kết giúp nhau xây dựng gia đình no ấm, hạnh phúc; đồng thời cũng trở thành những thành viên có trách nhiệm với địa phương, với cộng đồng Trong những đợt vận động nông sản ủng hộ vừa qua, các tổ hợp tác nói riêng, chị em phụ nữ xã Nam Hà đã ủng hộ hàng tấn nông sản cho bà con vùng dịch Dịch bệnh dù khiến cho việc tiêu thụ nông sản gặp khó khăn, các mặt hàng rau hoa trên thị trường giảm sâu, song các chị em vẫn động viên nhau phải tăng gia sản xuất tốt hơn Bởi trong điều kiện hiện nay, sản xuất không chỉ để bảo đảm cung ứng nhu cầu tại địa phương, thực hiện “mục tiêu kép” theo chỉ đạo của địa phương, của Hội, mà còn vì trách nhiệm với nhân dân các địa phương bị ảnh hưởng nặng nề do dịch Covid 19
Theo chị Phạm Thị Thu Hiền – PCT Hội LHPN huyện Lâm Hà cho biết, vận động, hỗ trợ phụ nữ sáng tạo khởi nghiệp, phát triển kinh tế là một trong ba nhiệm vụ trọng tâm của Hội LHPN Thực hiện Đề án thí điểm hỗ trợ cho tổ hợp tác phát triển các mô hình kinh tế dưới hình thức vay vốn quay vòng giai đoạn
2017 - 2020 Trong 3 năm, từ năm 2017 - 2019, Hội LHPN huyện phối hợp Trung tâm Nông nghiệp khảo sát và thành lập 11 tổ hợp tác trồng dâu nuôi tằm tại các xã Tân Hà, Liên Hà, Mê Linh, Phú Sơn, Hoài Đức, Phúc Thọ, Đan Phượng, Đông Thanh; 01 THT Đan nong né tại thị trấn Nam Ban, 02 THT trồng rau hoa tại xã Nam Hà với 148 thành viên tham gia, giải ngân cho 68 hộ vay, với số vốn 1.045 triệu đồng Đến nay, toàn huyện đã 21 tổ hợp tác, tổ liên kết do phụ nữ tham gia làm quản lý, đều phát huy hiệu quả tích cực, tạo được niềm tin, sự hứng khởi trong hoạt động Hội, hỗ trợ, giúp đỡ chị em phụ nữ phát triển kinh tế, thu nhập ổn định và làm giàu
Hiệu quả từ những mô hình kinh tế tập thể do phụ nữ làm chủ đã tạo sự đoàn kết, gắn bó, đồng thời đã phát huy vai trò của hội phụ nữ các cấp trong việc thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của hội, nhiệm vụ