LÂM ĐỒNG 1 Tổng quát công tác quản lý phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ, PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRONG CHƯƠNG TRÌNH NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN LÂM HÀ – TỈNH LÂM ĐỒNG (Trang 26 - 28)

Ủy ban nhân dân huyện Lâm Hà phối hợp với Ban Dân vận huyện và các tổ chức đoàn thể, thực hiện tuyên truyền, vận động với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, thông qua các hội nghị, các cuộc họp tại các khu dân cư. Đồng thời thực hiện lồng ghép với các cuộc vận động, phong trào của địa phương và qua hệ thống truyền thanh tại xã, thị trấn. Qua đó, đã tạo sự đồng tình, hưởng ứng của cán bộ, hội viên, đoàn viên và các tầng lớp nhân dân cùng chung sức tham gia xây dựng nông thôn mới.

Để thu hút bà con trong huyện tham gia chương trình nông thôn mới và kêu gọi hỗ trợ, đóng góp từ doanh nghiệp và người dân nhằm gia tăng ngân sách thực hiện chương trình. Ủy ban nhân dân huyện Lâm Hà đã phối hợp với mặt trận tổ quốc huyện tổ chức các hoạt động tuyên truyền và giảng dạy về chương trình xây dựng nông thôn mới ở huyện với các hướng đi rõ ràng, cụ thể cho từng hộ gia đình. Đồng thời huy động nguồn vốn để nâng cấp hệ thống giao thông, thủy lợi và cơ sở hạ tầng của huyện. Để thực hiện mục tiêu đó, Ủy ban nhân dân huyện Lâm Hà đã chỉ đạo cho các phòng ban của huyện lập ra các lộ trình đi rõ ràng, phổ biến đến các xã, thị trấn trong vùng. Đồng thời phối hợp cùng tỉnh Lâm Đồng xin ý kiến chỉ đạo cũng như hoạch định hướng đi cho kinh tế của vùng.

Quy hoạch và thực hiện quy hoạch:

Các xã nêu trên lúc công nhận tiêu chí Quy hoạch đều đạt. Từ lúc được công nhận đến nay, về cơ bản, tiêu chí này được duy trì, các xã đều công khai các đồ án quy hoạch tại các vị trí công cộng như trụ sở Uỷ ban nhân dân xã, trụ sở các ấp, các tuyến đường có cắm mốc lộ giới…Tuy nhiên, việc thực hiện tiêu chí này vẫn còn một số hạn chế sau:

Việc công khai quy hoạch chưa đầy đủ: các bản đồ công bố quy hoạch tại trung tâm xã, nhà văn hóa-trụ sở ấp chỉ có từ 1-2 bản (thường là bản Quy hoạch giao thông và Quy hoạch tổng thể); nhiều bản đồ quy hoạch đã cũ, nét vẽ, chữ bị nhòe, mờ.

Việc quản lý quy hoạch của chính quyền địa phương chưa tốt, nhận thức và thực hiện quy hoạch trong dân chưa cao: mặc dù xã có cắm mốc lộ giới nhưng người dân vẫn xây tường rào bê tông sát mép đường, lấn chiếm hành lang an toàn lộ giới.

Chất lượng quy hoạch được lập của các xã chưa cao, chưa dự báo được không gian phát triển của một xã nông thôn mới; quá trình thực hiện chưa kịp thời rà soát, cập nhật quy hoạch, nhất là quy hoạch sản xuất. Đa số các xã vùng quy hoạch đất trồng lúa đã chuyển đổi một phần sang trồng màu và các loại cây trồng khác nhưng quy hoạch vẫn chưa được điều chỉnh.

Hạ tầng kinh tế - xã hội:

Hạ tầng cơ sở phục vụ kinh tế - xã hội của 9 xã nông thôn mới đều được đầu tư xây dựng, mở rộng khang trang, sạch đẹp, là yếu tố thể hiện rõ nét nhất sự thay đổi, khởi sắc của bộ mặt nông thôn trên địa bàn các xã.

Tiêu chí Giao thông được phát huy, từ sau khi được công nhận đến nay, đa số các xã đều tiếp tục huy động các nguồn lực để xây dựng thêm các tuyến đường giao thông nông thôn, nhất là các tuyến đường ấp – xóm – liên xóm (đường cấp C), trung bình loại đường này tăng 15% so với thời điểm công nhận. Các công trình giao thông được mở rộng, xây mới trên địa bàn đã phát huy tác dụng, tạo điều kiện thuận tiện cho người dân lưu thông, vận chuyển hàng hóa nông sản, góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế địa phương. Một số xã làm tốt việc vận động nhân dân trồng hoa, cây xanh ven đường tạo cảnh quan xanh, sạch đẹp.

Hệ thống thủy lợi và điện nông thôn trên địa bàn các xã nhìn chung đảm bảo phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của người dân. Về thủy lợi, đa số các xã đều có hệ thống kênh mương nội đồng đáp ứng

nhu cầu tưới tiêu phục vụ sản xuất và dân sinh; nhiều xã được đầu tư xây dựng hệ thống cống hoặc hệ thống đê bao ngăn mặn trữ ngọt. Hệ thống điện nông thôn lúc công nhận các xã đều đạt yêu cầu về tỉ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn, hệ thống lưới hạ thế, trung thế đạt yêu cầu kỹ thuật của ngành điện. Từ sau khi được công nhận, lưới điện hạ thế tiếp tục được đầu tư cải tạo cho các xã, từng bước xóa điện kế cụm, tỷ lệ hộ sử dụng điệntừ các nguồn đều được nâng lên. Về bưu điện: các xã đều có điểm phục vụ bưu chính, có Internet đến các ấp. Về hạ tầng thương mại, hầu hết các chợ nông thônđều có bố trí, sắp xếp các quầy hàng theo khu vực và mặt hàng riêng biệt, phần lớn các chợ có Ban quản lý chợ, có niêm yết giá bán, thực hiện khá tốt công tác phòng cháy chữa cháy khu vực chợ.

Cùng với việc xây dựng và mở rộng các cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ cho giao thông, sản xuất, cơ sở hạ tầng phục vụ văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế cũng từng bước được hoàn thiện. Trường học các cấp trên địa bàn xã nông thôn mới được xây dựng đạt chuẩn quốc gia, cơ sở vật chất khang trang, cơ bản đủ các phòng chức năng; các trang thiết bị, đồ dùng dạy học được trang cấp tương đối đầy đủ, được khai thác, sử dụng, bảo quản khá tốt, phát huy tác dụng trong việc dạy và học. Một số nơi làm tốt công tác xã hội hóa, vận động phụ huynh và các mạnh thường quân hỗ trợ thêm một số hạng mục của trường học như: tráng bê tông sân trường, xây dựng mái che1, hỗ trợ trang thiết bị, đồ dùng dạy học. Các xã đều có Trung tâm văn hóa-thể thao đạt chuẩn; nhà văn hóa và khu thể thao các ấp phần lớn gắn với trụ sở làm việc của ấp. Các nhà văn hóa xã có thành lập Ban chủ nhiệm, phân công công việc, ban hành nội quy, quy chế hoạt động. Một số xã quan tâm công tác xã hội hóa hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, người dân đóng góp để mua sắm trang thiết bị, tổ chức và tham gia các hoạt động, việc này thể hiện đúng tinh thần nhân dân là chủ thể xây dựng và hưởng thụ trong xây dựng nông thôn mới. Các Trạm Y tế đều đạt chuẩn, có đủ các phòng chức năng, đủ bác sĩ, y sĩ, đa số các ấp có y tế ấp. Cùng với hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu được nhà nước đầu tư, chính quyền địa phương cũng tích cực vận động nhân dân chỉnh trang nhà cửa, tỷ lệ nhà ở dân cưđạt tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng ở các xã đều tăng lên.

Kinh tế và tổ chức sản xuất:

Từ khi được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới đến nay, việc tổ chức sản xuất và đời sống kinh tế của người dân trên địa bàn các xã nhìn chung có chuyển biến tích cực. Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên ở các xã đạt mức gần tối đa. Thu nhập bình quân đầu người ởtất cả xã nông thôn mới đều tăng lên. Về hình thức tổ chức sản xuất, trên địa bàn các xã đều có các Tổ hợp tác được thành lập và hoạt động để liên kết sản xuất, phổ biến. Tuy nhiên, kết quả đạt được ở nhóm tiêu chí này mới ở mức độ ban đầu và chưa mang tính bền vững. Thực tế việc làm của người dân nông thôn còn rất bấp bênh, đa số người lao động làm việc trên lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, các hoạt động thương mại, dịch vụ phát triển chưa tương xứng so với tiềm năng của các xã. Mặc dù thu nhập có tăng nhưng do phần lớn thu nhập của người dân từ sản xuất nông nghiệp nên tính bền vững không cao vì phải chịu rủi ro lớn từ thời tiết, dịch bệnh và giá nông sản bấp bênh. Tỉ lệ hộ nghèo ở một số xã theo tiêu chí đa chiều còn cao. Hình thức tổ chức sản xuất là yếu tố đóng vai trò then chốt trong việc phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho dân cư nông thôn, tuy nhiên, việc duy trì và nâng chất tiêu chí này vượt ngoài khả năng của chính quyền cấp xã, cấp huyện cũng đang rất lúng túng. Hầu hết các Tổ hợp tác ở các xã có quy mô nhỏ so với địa bàn và dân số của xã (trung bình khoảng từ 20-25 hộ dân tham gia một tổ). tuy vậy, hoạt động của các Tổ này vẫn còn rời rạc do năng lực quản lý, điều hành của Tổ trưởng, Tổ phó còn hạn chế; chưa tổ chức được dịch vụ đầu vào và đầu ra có hiệu quả.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ, PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRONG CHƯƠNG TRÌNH NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN LÂM HÀ – TỈNH LÂM ĐỒNG (Trang 26 - 28)