1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý xây dựng môi trường học tập thân thiện ở các trường tiểu học và trung học cơ sở huyện yên bình, tỉnh yên bái đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay

126 15 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 126
Dung lượng 2,73 MB

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

BÙI THỊ KIM THOA

QUẢN LÝ XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP THÂN THIỆNỞ CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC VÀ TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN

YÊN BÌNH, TỈNH YÊN BÁI

ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2021

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

BÙI THỊ KIM THOA

QUẢN LÝ XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP THÂN THIỆNỞ CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC VÀ TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN

YÊN BÌNH, TỈNH YÊN BÁI

ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC HIỆN NAYNgành: Quản lý giáo dục

Mã số: 8140114

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Huyền

THÁI NGUYÊN - 2021

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan những số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận vănnày là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Thái Nguyên, tháng 9 năm 2021

Tác giả luận vănBùi Thị Kim Thoa

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Em xin gửi lới cảm ơn chân thành tới Lãnh đạo trường Đại học Sư phạm Đại học Thái Nguyên, các Thầy giáo Cô giáo đã tham gia giảng dạy tạo điềukiện giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu và hoàn thành luậnvăn.

-Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới đến PGS.TS Nguyễn ThịThanh Huyền, người đã trực tiếp hướng dẫn khoa học và tận tình giúp đỡ em

trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.

Tác giả c ng xin gửi lời cảm ơn Lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạohuyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái; ban lãnh đạo, giáo viên, học sinh của 04 đơn vịtrường trong huyện nơi tác giả điều tra khảo sát; cảm ơn các đồng nghiệp, cácbạn bè và gia đình đã tạo điều kiện, động viên và giúp đỡ tác giả hoàn thànhbản luận văn này.

Em xin trân trọng cảm ơn!

Thái Nguyên, tháng 7 năm 2021

Tác giả luận văn

Bùi Thị Kim Thoa

Trang 5

3 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3

5 Giả thuyết khoa học 3

7 Phương pháp nghiên cứu 4

8 Cấu trúc của luận văn 5

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP THÂN THIỆN Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC VÀ TRUNG HỌC CƠ SỞ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC 6

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 6

1.1.1 Các nghiên cứu về xây dựng môi trường học tập thân thiện 6

1.1.2 Các nghiên cứu về quản lý xây dựng môi trường học tập thân thiện 9

1.2 Một số khái niệm cơ bản 10

1.2.1 Thân thiện 10

1.2.2 Môi trường học tập 10

1.2.3 Môi trường học tập thân thiện 12

1.2.4 Khái niệm quản lý, quản lý nhà trường 12

1.2.5 Quản lý xây dựng môi trường học tập thân thiện 14

1.3 Những vấn đề cơ bản về xây dựng môi trường học tập thân thiện ở trường Tiểu học và Trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay 15

Trang 6

1.3.1 Bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay và yêu cầu đối với môi trường học

tập thân thiện ở trường trung học cơ sở 15

1.3.2 Trường Trung học cơ sở trong hệ thống giáo dục quốc dân 17

1.3.3 Mục tiêu xây dựng môi trường học tập thân thiện đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay 19

1.3.4 Nội dung xây dựng môi trường học tập thân thiện ở trường Tiểu họcvà Trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay 20

1.3.5 Con đường xây dựng môi trường học tập thân thiện ở trường Tiểu họcvà Trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay 26

1.3.6 Các lực lượng tham gia xây dựng môi trường học tập thân thiện ở trường Tiểu học và Trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay 29

1.4 Những vấn đề cơ bản về quản lý xây dựng môi trường học tập thân thiện ở trường Tiểu học và Trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiệnnay 30

1.4.1 Lập kế hoạch xây dựng môi trường học tập thân thiện đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay 30

1.4.2 Tổ chức xây dựng môi trường học tập thân thiện đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay 31

1.4.3 Chỉ đạo triển khai xây dựng môi trường học tập thân thiện đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay 33

1.4.4 Kiểm tra, đánh giá xây dựng môi trường học tập thân thiện đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay 34

1.5 Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý xây dựng môi trường học tập thân thiện ở trường Tiểu học và Trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay 35

1.5.1 Những yếu tố khách quan 35

1.5.2 Những yếu tố chủ quan 36

Kết luận chương 1 39

Trang 7

Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP THÂN THIỆN Ở CÁC TRƯỜNG TH&THCS HUYỆN YÊN BÌNH, TỈNH YÊN BÁI ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC HIỆN NAY

2.1 Khái quát về giáo dục TH&THCS huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái 40

2.2 Khái quát về khảo sát thực trạng 42

2.2.1 Mục đích khảo sát 42

2.2.2 Nội dung khảo sát 42

2.2.3 Phạm vi và đối tượng khảo sát 42

2.2.4 Phương pháp khảo sát 42

2.2.5 Xử lý kết quả khảo sát 42

2.3 Thực trạng xây dựng môi trường học tập thân thiện ở các trường Tiểu học và Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay 44

2.3.1 Thực trạng nhận thức của CBQL, GV các trường TH&THCS huyện Yên Bình về mục tiêu xây dựng môi trường học tập thân thiện đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay 44

2.3.2 Thực trạng thực hiện nội dung xây dựng môi trường học tập thân thiện ở trường TH&THCS huyện Yên Bình đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiệnnay 46

2.3.3 Thực trạng con đường xây dựng môi trường học tập thân thiện ở trường TH&THCS huyện Yên Bình đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay 51

2.4 Thực trạng quản lý xây dựng môi trường học tập thân thiện ở trườngTH&THCS huyện Yên Bình đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay 55

2.4.1 Thực trạng lập kế hoạch xây dựng môi trường HTTT ở trườngTH&THCS huyện Yên Bình đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay 55

2.4.2 Thực trạng tổ chức thực hiện xây dựng môi trường học tập thân thiện ở trường TH&THCS huyện Yên Bình đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiệnnay 57

Trang 8

2.4.3 Thực trạng chỉ đạo triển khai xây dựng môi trường học tập thân thiện ở trường TH&THCS huyện Yên Bình đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện

2.4.4 Thực trạng kiểm tra, đánh giá xây dựng môi trường học tập thân thiện ở trường TH&THCS huyện Yên Bình đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiệnnay 62

2.5 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý xây dựng môi trường học tập thân thiện ở trường TH&THCS huyện Yên Bình đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay 63

2.6 Đánh giá chung công tác quản lý xây dựng môi trường học tập thân thiện ở trường TH&THCS huyện Yên Bình đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay 65

3.1 Các nguyên tắc xây dựng biện pháp 70

3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo thực hiện mục tiêu giáo dục 70

3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 70

3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa 70

3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống 71

3.1.5 Đảm bảo tính khả thi 71

3.1.6 Phù hợp với đặc điểm tâm lý học sinh 71

3.2 Biện pháp quản lý xây dựng môi trường học tập thân thiện ở trườngTH&THCS huyện Yên Bình đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay 72

Trang 9

3.2.1 Tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, học sinh về xây

dựng môi trường học tập thân thiện 72

3.2.2 Chỉ đạo xây dựng quy định về văn hóa ứng xử trong nhà trường 74

3.2.3 Huy động các nguồn lực để xây dựng môi trường học tập thân thiện 76

3.2.4 Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên 79

3.2.5 Chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động xây dựng môi trường học tập thân thiện 83

3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp 85

3.4 Khảo nghiệm các biện pháp 85

3.4.1 Mục đích khảo nghiệm 85

3.4.2 Nội dung khảo nghiệm 85

3.4.3 Phương pháp khảo nghiệm 86

3.4.4 Kết quả khảo nghiệm 86

Trang 10

DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

CBQL : Cán bộ quản lý CSVC : Cơ sở vật chất GD&ĐT : Giáo dục và đào tạoGV : Giáo viên

Trang 11

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Quy mô các trường TH&THCS trên địa bàn huyện Yên Bình,tỉnh Yên Bái giai đoạn 2018-2020 40Bảng 2.2 Ý nghĩa của điểm số bình quân 43Bảng 2.3 Nhận thức của CBQL, GV về mục tiêu xây dựng môi trường

học tập thân thiện đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay 44Bảng 2.4 Đánh giá của CBQL, GV các trường TH&THCS huyện Yên

Bình về nội dung xây dựng môi trường học tập thân thiện đápứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay 47Bảng 2.5 Đánh giá của HS các trường TH&THCS huyện Yên Bình về nội

dung xây dựng môi trường học tập thân thiện đáp ứng yêu cầuđổi mới giáo dục hiện nay 50Bảng 2.6 Đánh giá của CBQL, GV về con đường xây dựng môi trường

học tập thân thiện đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay 51Bảng 2.7 Đánh giá của CBQL, GV về hiệu quả thực hiện con đường xây

dựng môi trường học tập thân thiện đáp ứng yêu cầu đổi mớigiáo dục hiện nay 52Bảng 2.8 Đánh giá của HS về con đường xây dựng môi trường học tập

thân thiện đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay 53

Bảng 2.9 Đánh giá của CBQL, GV về lập kế hoạch xây dựng môi trườnghọc tập thân thiện đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay 55

Bảng 2.10 Đánh giá của CBQL, GV về tổ chức xây dựng môi trường họctập thân thiện đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay 57Bảng 2.11 Đánh giá của CBQL, GV về chỉ đạo xây dựng môi trường học

tập thân thiện đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay 60Bảng 2.12 Đánh giá của CBQL, GV về kiểm tra, đánh giá xây dựng môi

trường học tập thân thiện đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dụchiện nay 62

Trang 12

Bảng 2.13 Đánh giá của CBQL, GV về các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý xây dựng môi trường học tập thân thiện ở trường TH&THCS huyện Yên Bình đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay 64Bảng 3.1 Khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp quản lý xây dựng

môi trường học tập thân thiện ở trường TH&THCS huyện YênBình, tỉnh Yên Bái đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay 87Bảng 3.2 Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp quản lý xây dựng

môi trường học tập thân thiện ở trường TH&THCS huyện YênBình, tỉnh Yên Bái đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay 88

Trang 13

PHẦN MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài

Trong nền kinh tế tri thức và toàn cầu hoá hiện nay, giáo dục được coi lànguồn gốc của sự phát triển, không có giáo dục sẽ không có bất cứ sự phát triển nào.Sự mạnh hay suy của giáo dục quyết định sự thành công hay thất bại của mỗi quốcgia Với quan niệm đó, hiện nay các nước trên thế giới đã và đang tập trung chạy đuatrong đầu tư cho phát triển giáo dục, coi giáo dục là đòn bẩy về kinh tế, coi tri thứccủa con người là nguồn tài nguyên vô tận của mỗi quốc gia Ngoài mục tiêu nâng caochất lượng nguồn nhân lực giáo dục các nước còn hướng tới việc chiếm lĩnh và làmchủ các lĩnh vực khoa học mới, công nghệ mới để cạnh tranh và phát triển.

Đảng ta đặc biệt coi trọng vị trí con người, coi con người vừa là mục tiêu, vừa

là động lực của sự phát triển Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã nhấn mạnh: “Đẩy

mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế tri thức, tạo nền tảng để đưanước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020”

Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội quy định mục tiêu đổi mới cụ thể là:

“chương trình giáo dục phổ thông mới được xây dựng theo định hướng phát triểnphẩm chất và năng lực của học sinh; tạo môi trường học tập và rèn luyện giúp họcsinh phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, trở thành người học tích cực, tự tin,biết vận dụng các phương pháp học tập tích cực để hoàn chỉnh các tri thức và kĩnăng nền tảng, có ý thức lựa chọn nghề nghiệp và học tập suốt đời; có những phẩmchất tốt đẹp và năng lực cần thiết để trở thành người công dân có trách nhiệm, ngườilao động có văn hoá, cần cù, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nhân vàyêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước trong thời đại toàn cầu hoá và cáchmạng công nghiệp mới Trong việc thực hiện sứ mệnh nặng nề và cao cả đó, mỗitrường học phải là một tập thể đoàn kết, tâm huyết và có trách nhiệm nâng cao chấtlượng giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ trở thành những công dân có văn hóa, có trình độkiến thức, kỹ năng, có ý chí, có hoài bão vươn lên làm giàu cho đất nước, cho bảnthân” [17].

Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ đã

Trang 14

thiện giữa thầy với thầy, thầy với trò, giữa trò với trò, thân thiện giữa nhà trường vớicộng

Trang 15

đồng, với chính quyền và với xã hội theo nguyên lý “Giáo dục nhà trường gắn liền

với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội” [18].

Để đáp ứng với yêu cầu đổi mới hiện nay nhằm phát triển toàn diện nhân cáchcủa trẻ việc xây dựng môi trường học tập thân thiện chính là xây dựng môi trườnggiáo dục lành mạnh tốt đẹp, là thiết lập các quan hệ tích cực để học sinh được sống,rèn luyện trong môi trường thuận lợi, nhằm hướng tới mục tiêu xây dựng môi trườngsư phạm lành mạnh, an toàn tạo cơ sở vững chắc cho việc nâng cao chất lượng giáodục toàn diện.

Môi trường học tập thân thiện, an toàn, lành mạnh là môi trường nơi học sinhđược học tập trong điều kiện đảm bảo an toàn về cơ sở vật chất; tài liệu, học liệu sửdụng để giảng dạy phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục, bảo đảmtính khoa học, chính xác, tính sư phạm, tính nhân văn và tính thẩm mỹ Trong đó, họcsinh được tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí, văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thểthao phù hợp với độ tuổi, đặc điểm sinh lý, tâm lý đối với các thành viên trong cơ sởgiáo dục Đặc biệt, học sinh được trang bị kiến thức, kỹ năng về phòng, chống xâmhại trẻ em, bạo lực học đường, cơ sở giáo dục không bị ảnh hưởng xấu của các loạihình kinh doanh, dịch vụ xung quanh…

Hiện nay huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái chất lượng giáo dục thấp so với mặtbằng chung của cả nước và khu vực miền núi phía tây Bắc, nguyên nhân do điều kiệnkinh tế xã hội huyện Yên Bình còn nhiều khó khăn, môi trường học tập ở các nhàtrường chưa đáp ứng tốt hoạt động dạy học và giáo dục, cơ sở vật chất trường lớpnghèo nàn, lạc hậu, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học chưa phát huy được vaitrò của học sinh, tầm nhìn, sứ mạng của nhà trường chưa được quan tâm, học sinhchưa hứng thú học tập.

Làm thế nào để xây dựng môi trường học tập thân thiện trong bối cảnh đổimới giáo dục hiện nay ở các trường THCS trên địa bàn huyện Yên Bình, để họcsinh được học tập, rèn luyện trong môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn tạo cơ sởvững chắc cho việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện là câu hỏi đặt ra cho

người quản lý Xuất phát từ những lý do trên, tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Quản

lý xây dựng môi trường học tập thân thiện ở các Tiểu học và trung học cơ sởhuyện Yên Bình tỉnh Yên Bái đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay” với

mong muốn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường.

Trang 16

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý xây dựng môi trường họctập thân thiện ở các trường Tiểu học và trung học cơ sở huyện Yên Bình tỉnh YênBái, đề tài đề xuất các biện pháp quản lý xây dựng môi trường học tập thân thiện ởcác trường Tiểu học và trung học cơ sở nhằm nâng cao hiệu quả xây dựng môi trườnghọc tập, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở huyện Yên Bình đáp ứng yêu cầuđổi mới giáo dục hiện nay.

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý xây dựng môi trường học tập thân

thiện ở trường Tiểu học và Trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiệnnay.

3.2 Khảo sát, đánh giá thực trạng xây dựng môi trường học tập thân thiện tại

các trường Tiểu học và trung học cơ sở huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái đáp ứng yêucầu đổi mới giáo dục hiện nay.

3.3 Đề xuất biện pháp quản lý xây dựng môi trường học tập thân thiện ở các

trường Tiểu học và trung học cơ sở huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái đáp ứng yêu cầuđổi mới giáo dục hiện nay.

4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

4.1 Khách thể nghiên cứu: xây dựng môi trường thân thiện ở trường Tiểu

học và Trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

4.2 Đối tượng nghiên cứu: Quản lý xây dựng môi trường học tập thân thiện

ở các trường Tiểu học và trung học cơ sở huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái đáp ứngyêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

5 Giả thuyết khoa học

Hoạt động xây dựng môi trường học tập cho học sinh ở các trường TH&THCShuyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái trong thời gian qua đã được quan tâm thực hiện, tuynhiên trước yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay thì còn tồn tại những khó khăn, bấtcập Nếu đề xuất được những biện pháp quản lý xây dựng môi trường học tập thânthiện đảm bảo tính khoa học, phù hợp với điều kiện thực tế các nhà trườngTH&THCS và yêu cầu đổi mới giáo dục hiện thì hoạt động xây dựng môi trường họctập thân thiện sẽ đạt hiệu quả cao, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục ở các trườngTH&THCS huyện Yên Bình, Tỉnh Yên Bái, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

Trang 17

6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Nghiên cứu các biện pháp quản lý xây dựng môi trường học tậpthân thiện của hiệu trưởng các trường TH&THCS huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, đápứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

- Về địa bàn nghiên cứu:

Các trường TH và THCS huyện Yên Bình tỉnh Yên Bái bao gồm 2 cấp học, cấp Tiểuhọc và Trung học cơ sở Trong phạm vi nghiên cứu, đề tài chỉ đi sâu nghiên cứu ở cấpTHCS tại 4 trường gồm: trường THCS thị trấn Yên Bình, trường PTDTNT THCShuyện Yên Bình, trường TH&THCS xã Thịnh Hưng, trường TH&THCS thị trấn ThácBà.

- Về đối tượng khảo sát:

+ Cán bộ quản lý: Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, Tổ trưởng tổ chuyên môntổng số 30 người.

+ Giáo viên tổng số 60 người.+ Học sinh tổng số 200 người.

Tại của 4 trường: THCS thị trấn Yên Bình, trường PTDTNT THCS huyện Yên

Bình, trường TH&THCS xã Thịnh Hưng, trường TH&THCS thị trấn ThácBà.

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài, tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu,phân tích, so sánh, tổng hợp các tài liệu, tư liệu sách báo, công trình khoa học có liênquan làm rõ những biện pháp quản lý xây dựng môi trường học tập thân thiện.

Nghiên cứu các văn kiện của Đảng, các chỉ thị, qui định của Ngành giáo dục;Luật giáo dục; Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thong và trườngphổ thong có nhiều cấp học; Nhiệm vụ năm học của Bộ, của Sở Giáo dục và Đào tạo;Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Điều tra bằng phiếu trên đối tượng

là cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh ở các trường THCS huyện Yên Bình về môi

Trang 18

trường Tiểu học và trung học cơ sở huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái đáp ứng yêu cầuđổi mới giáo dục hiện nay.

Trang 19

- Phương pháp trò chuyện: Trao đổi, xin ý kiến lãnh đạo phụ trách bậc Trung

học cơ sở của Phòng GD&ĐT huyện Yên Bình, Hiệu trưởng, Tổng phụ trách đội cáctrường có liên quan nhằm thu thập thông tin bổ sung sau khi điều tra bằng phiếu hỏi,nhằm thu thập các ý kiến sâu hơn của CBQL, GV và học sinh về công tác Quản lýxây dựng môi trường học tập thân thiện từ đó phân tích và đánh giá thực trạng quảnlý xây dựng môi trường học tập thân thiện ở các trường Tiểu học và trung học cơ sởhuyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái.

- Phương pháp quan sát: Quan sát các hoạt động tổ chức và cách thức tổ chức

quản lý các hoạt động xây dựng môi trường học tập thân thiện ở các trường Tiểu họcvà trung học cơ sở huyện Yên Bình nhằm thu thập thông tin thực tiễn cho đề tài.

7.3 Phương pháp sử dụng toán thống kê

Để có được các số liệu khoa học, đề tài sử dụng phương pháp toán thống kêđể xử lý các số liệu thu thập được trong quá trình điều tra, từ đó phục vụ cho hoạtđộng phân tích, đánh giá thực trạng và khảo nghiệm.

8 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Khuyến nghị, Tài liệu tham khảo và Phụ lục,nội dung chính của luận văn được cấu trúc thành 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý xây dựng môi trường học tập thân thiện ở

các trường Tiểu học và Trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

Chương 2: Thực trạng quản lý xây dựng môi trường học tập thân thiện ở các

trường Tiểu học và Trung học cơ sở huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái đáp ứng yêucầu đổi mới giáo dục hiện nay.

Chương 3: Biện pháp quản lý xây dựng môi trường học tập thân thiện ở các

trường Tiểu học và Trung học cơ sở huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái đáp ứng yêucầu đổi mới giáo dục.

Trang 20

1.1.1 Các nghiên cứu về xây dựng môi trường học tập thân thiện

Các nhà tâm lý học Mỹ với các công trình nghiên cứu đã chỉ ra ảnh hưởng rấtquan trọng của môi trường đến sự hình thành nhân cách cá nhân Những kết quảnghiên cứu có hệ thống đã dần hình thành một chuyên ngành tâm lý học mới: Tâm lýhọc môi trường và thường được khái quát hóa trong các tài liệu Giáo dục học, Tâm lýhọc Quan điểm chung của Khoa học giáo dục đều khẳng định vai trò quyết định củayếu tố môi trường đối với sự hình thành và phát triển nhân cách con người Tiếp đó làvấn đề nghiên cứu, xây dựng môi trường với mục đích để có ảnh hưởng tốt nhất đếndạy học và giáo dục nhân cách thế hệ trẻ.

Với môi trường dạy học, trước hết phải kể đến nghiên cứu của I.V Pavlov vàB.F Skinnơ Trong đó I.V Pavlov nghiên cứu sự hình thành phản xạ có điều kiệntrong môi trường được kiểm soát chặt chẽ, con vật (con chó) hoàn toàn thụ động CònB.F Skinnơ nghiên cứu sự hình thành phản xạ tạo tác dộng môi trường gần với thựctế hơn, con vật (chuột, bồ câu, ) chủ động trong hành vi đáp ứng trên cơ sở nhu cầucủa nó Nội dung học tập thể hiện ngay trong môi trường mà con vật phải tìm cáchthích nghi Đây là cơ sở lý thuyết để xây dựng kiểu dạy học chương trình hóa, dạyhọc bằng máy Từ nghiên cứu kết quả của hai ông, các nhà giáo dục đã nhận thứcđược vấn đề rất quan trọng là: Yếu tố môi trường trong giáo dục không chỉ góp phầnquyết định đến sự hình thành và phát triển nhân cách con người mà quan trọng hơn làyếu tố thực tế đã kích thích chủ thể (con người) hoạt động năng động và sáng tạo hơn.Việc tạo lập, xây dựng và phát triển môi trường giáo dục là một nhiệm vụ quan trọngcủa giáo dục hiện đại (dẫn theo [10]).

Đến đầu thế kỷ XX, Dimitri Glinos đã viết: “ Giáo dục phải thích ứng với

những hoàn cảnh luôn thay đổi, đối phó với những vấn đề mới, những nhu cầu mớivà thường xuyên đòi hỏi những kỹ năng mới Trong một thời gian dài, nền giáo dụcđã không thể thích ứng được với các hoàn cảnh mới và gắn với các nhu cầu thực tế.

Trang 21

Khoảng cách giữa giáo dục và cuộc sống ngày càng lớn và bây giờ, điều chúng ta cần không chỉ là một cuộc cách mạng để tái lập lại mối tương quan giữa giáo dục vàcuộc sống” (dẫn theo [15]).

Emile DurKheim quan niệm môi trường học đường bao hàm cả lớp học vàviệc tổ chức lớp học, như một sự liên kết có phạm vi rộng hơn gia đình và không trừutượng như xã hội, Một lớp học không đơn thuần chỉ là một khối kết dính các cá nhânđộc lập với nhau mà còn làm một xã hội thu nhỏ Trong lớp học, HS suy nghĩ, hànhđộng và cảm nhận khác với khi chúng tách rời nhau, Những quan niệm trên đây đãcó trước hàng thế kỷ, hiện nay đang trở thành vấn đề thời sự của khoa học giáo dục(dẫn theo [9]).

Ở Việt Nam, người dân đều biết đến câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đènthì rạng” c ng muốn nói đến mối quan hệ của con người trong giáo dục học sinh, ýnghĩa của câu tục ngữ này muốn đề cập đến mối quan hệ của môi trường giữa nhàtrường-gia đình và xã hội, điều này có giá trị quan trọng khi học tập, trưởng thành vàhoàn thiện nhân cách HS.

Trường học thân thiện là mô hình do Quỹ nhi đồng Liên Hiệp quốc đề xướngtừ thập kỷ cuối của thế kỷ trước và được triển khai có kết quả tốt ở một số quốc giatrên thế giới Tại Việt Nam, cùng phối hợp với UNICEF, Bộ Giáo dục và đào tạo đãlàm thí điểm ở 50 trường với các cấp tiểu học, THCS, THPT toàn quốc, nay đã thựchiện ở các bậc học, cấp học.

Đường lối, chính sách của Đảng đã định hướng quan trọng ở tầm vĩ mô, chỉđạo toàn diện công tác nâng cao chất lượng giáo dục nói chung Bên cạnh đó, BộGiáo dục và Đào tạo đã ban hành chỉ thị 40/CT-BGD&ĐT ngày 22/7/2008 về việc

phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”

trong các trường phổ thông những năm 2008-2013.

Một số hội thảo khoa học, bài báo, các đề tài luận văn đã nghiên cứu về môitrường học tập thân thiện của HS như: Tác giả V Thị Sơn (2004) đã đề cập đến môitrường học tập trong lớp học tại Tạp chí giáo dục số 102, bài báo của tác giả ĐặngThị Thúy Hằng (2019) đề cập đến vai trò của giáo viên trong xây dựng môi trườnghọc tập thân thiện cho HS ở nhà trường phổ thông, kết quả nghiên cứu chỉ rõ dựa trêncác công trình nghiên cứu đã khái quát vai trò thông qua mô hình tiếp cận lý thuyết

Trang 22

quản lý lớp học, nêu rõ MTHT thân thiện sẽ thúc đẩy được HS và GV cùng hợp tác,vai trò của GV thể hiện qua ba khía cạnh là tạo MTHT thân thiện, tổ chức và quản lýlớp học và GV có thể xây dựng mối quan hệ tốt với HS [8].

Tác giả Nguyễn Thị Tính, Phạm Duy Hưng (2011) với bài báo “Xây dựng môi

trường học tập thân thiện ở trường tiểu học vùng khó khăn của tỉnh Bắc Kạn” đã

đánh giá thực trạng xây dựng môi trường học tập thân thiện ở trường tiểu học vùngkhó khăn của tỉnh Bắc Kạn thông qua khảo sát CBQL, GV, HS tại 8 trường tiểu họckhó khăn của huyện Ba Bể, huyện Bạch Thông tỉnh Bắc Kạn, từ đó đánh giá thựctrạng, đưa ra kiến nghị cần thiết để tạo lập môi trường học tập thân thiện hơn cho HStiểu học ở vùng khó khăn [22].

Nhóm tác giả Kiều Thị Bích Thủy và Nguyễn Trí (2006) xây dựng module

“Xây dựng môi trường học tập thân thiện” đã khái quát về các nội dung, cách thức và

mục tiêu xây dựng MTHT thân thiện, các tình huống thực tế và cách tiến hành xâydựng MTHT thân thiện [21].

Với kết quả nghiên cứu nghiên cứu luận văn “Biện pháp chỉ đạo xây dựng môi

trường học tập thân thiện ở các trường tiểu học huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh”

Tác giả V Nhật Quang (2010) đã đánh giá thực trạng chỉ đạo xây dựng môi trườnghọc tập thân thiện ở các trường tiểu học huyện Tiên Yên và đề xuất 09 biện pháp chođề tài [15].

Tác giả Phạm Duy Hưng với nghiên cứu Luận văn “Xây dựng môi trường

học tập thân thiện ở trường tiểu học vùng khó khăn của tỉnh Bắc Kạn” (2011) đã

đánh giá thực trạng xây dựng môi trường học tập thân thiện ở trường tiểu học vùngkhó khăn của tỉnh Bắc Kạn và đề xuất 06 biện pháp cho đề tài [13].

Thông qua đề tài “Môi trường học tập thân thiện ở trường tiểu học huyện Hòa

An, tỉnh Cao Bằng” của tác giả Nông Thị Hiếu (2011), đánh giá thực trạng môi

trường học tập thân thiện ở trường tiểu học huyện Hòa An, từ đó đề xuất 07 biện phápxây dựng môi trường học tập thân thiện ở trường tiểu học huyện Hòa An, tỉnh CaoBằng [10].

Tác giả V Xuân Hậu (2018) với luận văn “Xây dựng môi trường học tập thân

thiện ở trường THPT dân tộc bán trú tiểu học huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên” đã xây

Trang 23

dựng hệ thống lý luận về xây dựng môi trường học tập thân thiện, đánh giá thực trạngxây dựng môi trường học tập thân thiện ở trường THPT dân tộc bán trú tiểu họchuyện Nậm Pồ và đề xuất 6 biện pháp xây dựng môi trường học tập thân thiện ởtrường THPT dân tộc bán trú tiểu học huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên [9].

1.1.2 Các nghiên cứu về quản lý xây dựng môi trường học tập thân thiện

Nghiên cứu về môi trường dạy học phải kể đến công trình của Jean MarcDenomme và Madeleine Roy về phương pháp sư phạm tương tác Trong đó mô hìnhquen thuộc: Người dạy - người học - tri thức được chuyển thành: người dạy-ngườihọc-môi trường Tác giả coi môi trường là yếu tố tham gia trực tiếp đến quá trình dạyhọc chứ không đơn thuần chỉ là nơi diễn ra các hoạt động học Đặc biệt tác giả đi sâuvào các yếu tố môi trường của việc học và việc dạy Trên cơ sở đó, tác giả đã nhấnmạnh đến một quy luật quan trọng: môi trường ảnh hưởng đến người dạy, người học;người học và người dạy phải thích nghi với môi trường Ảnh hưởng và thích nghi đóchính là hệ quả của phương pháp sư phạm tương tác liên quan đến môi trường.

Nghiên cứu về năng lực lập kế hoạch dạy học của giáo viên dành cho giáo viêntiểu học gồm lập kế hoạch dạy học tích hợp các nội dung giáo dục tiểu học, kỹ nănglập kế hoạch bài học theo hướng dạy tích cực, thực hành thiết kế kế hoạch bài họctheo hướng dạy học (dẫn theo [10]).

Tác giả Dương Thị Sim (2017) với đề tài “Quản lý môi trường học tập ở các

trường tiểu học thành phố Thái Nguyên” [18], kết quả nghiên cứu đã đánh giá và

phân tích thực trạng quản lý môi trường học tập ở các trường tiểu học thành phố TháiNguyên và đề xuất gồm: nâng cao nhận thức cho đội ng CBQL và giáo viên về môitrường học tập; huy động các nguồn lực để phát triển cơ sở vật chất, cảnh quan môitrường nhà trường; chỉ đạo thực hiện đầy đủ, có hiệu quả nội dung chương trình, đổimới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và xây dựng mối quan hệ gắn bó giữagiáo viên với học sinh, học sinh với học sinh, các biện pháp được khảo nghiệm vềtính cấp thiết và tính khả thi.

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu nêu trên đã đề cập đến môi trường họctập, môi trường học tập thân thiện, vai trò của GV trong xây dựng MTHT thânthiện, Tuy nhiên, còn thiếu các công trình nghiên cứu có tính hệ thống về quản lýxây dựng môi trường học tập thân thiện cho học sinh TH&THCS đáp ứng yêu cầu đổimới hiện nay Chúng tôi nhận thấy, đây là vấn đề cần tiếp tục được quan tâm nghiên

Trang 24

cứu, do vậy chúng tôi lựa chọn đề tài “Quản lý xây dựng môi trường học tập thân

thiện ở các trường Tiểu học và Trung học cơ sở huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái đápứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay” để nghiên cứu.

1.2 Một số khái niệm cơ bản

1.2.1 Thân thiện

Thân thiện là khái niệm nói về tình cảm thân ái, gần g i, sự đùm bọc giữa conngười với con người trong cộng đồng xã hội, về cách sống, cách đối xử bình đẳng,dân chủ giữa mọi người.

Thân thiện còn được mở rộng để diễn đạt mối quan hệ của con người với môitrường sống, trong đó có môi trường tự nhiên Con người sống thân thiện với môitrường, con người sẽ sống tốt hơn và môi trường được bảo vệ và phát triển tốt hơn.

Thân thiện bắt nguồn từ yêu cầu cuộc sống của mỗi con người, của cả cộngđồng dân cư Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển thì con người lại càng cần thânthiện với nhau hơn, thân thiện với đồng bào trong nước và quốc tế Nhà quản lý củacác trường thân thiện với giáo viên, học sinh, nhân viên; giáo viên thân thiện với họcsinh, đồng nghiệp Xây dựng môi trường làm việc, học tập thân thiện trong nhàtrường là nhiệm vụ của cả nhà quản lý và giáo viên.

Tóm lại, thân thiện là khái niệm nói về tình cảm thân ái, gần gũi, sự đùm bọc

giữa con người với con người trong cộng đồng xã hội (dẫn theo [10]).

Trang 25

Với phạm vi trong nhà trường, thường đề cập đến môi trường học tập, môitrường khoa học Trong đó khái niệm môi trường học tập được xem xét cụ thể hơn.Theo tài liệu “Curriculunm Development a Guide to Practice” đã cho rằng môitrường học tập gồm:

+ Môi trường học tập theo truyền thống: Nhà trường là môi trường đơn độc,tĩnh lặng và trật tự Bầu không khí này là kết quả của áp lực theo định nghĩa hẹp củanền giáo dục chính quy, cửa vào giới hạn cho một số người, vì theo phong cách giáohuấn, mô phạm (nói, nghe) đối với việc học tập.

+ Trường học đổi mới đã có cơ cấu hoàn toàn trái ngược với phong cáchtruyền thống Chúng thường được mở rộng hơn, ồn ào hơn và đôi khi như nhữngtrung tâm với các hoạt động Các trường học như thế là kết quả của cả hai sự thayđổi: Định nghĩa trường học và cách hiểu mới về điều kiện môi trường để củng cốviệc học.

Toàn bộ hệ thống môi trường học tập, môi trường dạy học, môi trường giáodục trong trường học phải được tiếp cận hệ thống, đó là quan hệ thầy - trò, quan hệvới nhà quản lý, mà bản chất các mối quan hệ này là dựa trên quan hệ pháp luật, nhânvăn, đạo đức Thực tế dạy học đã chứng minh rằng nếu mối quan hệ giữa người dạyhọc và người học đặt trong điều kiện tốt đẹp, quan hệ ảnh hưởng sư phạm, dân chủ thìsẽ tạo ra “dung môi” tích cực cho môi trường dạy học, học tập.

Môi trường học tập không tự có sẵn mà giáo viên cần phải tạo lập, phát triển,duy trì và nuôi dưỡng nó Đối với người học và quy trình học, việc xây dựng và duytrì một môi trường hỗ trợ cho việc học tập của HS.

Môi trường học tập tác động đến nhận thức, tình cảm, thái độ của chủ thể họctập Nếu được tổ chức hợp lý sẽ làm cho người học cảm thấy thoải mái, tăng hứng thúhọc tập, nâng cao khả năng tư duy, sáng tạo và tưởng tượng cho người học.

Trong phạm vi nghiên cứu đề tài luận văn, chúng tôi thống nhất quan niệm về

môi trường học tập như sau: Môi trường học tập là toàn bộ các yếu tố vật chất và các

yếu tố tinh thần - nơi học sinh tiến hành các hoạt động học tập, rèn luyện nó ảnhhưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến kết quả học tập của HS nói riêng và sự hình thànhnhân cách của học sinh nói chung.

Trang 26

1.2.3 Môi trường học tập thân thiện

Môi trường học tập thân thiện là môi trường mà người học có cảm giác an toàn,hứng thú tiến hành hoạt động nhận thức, hoạt động học tập được tiến hành trong môitrường hợp tác và hiệu quả Môi trường học tập thân thiện là môi trường mà người họccó cơ hội cùng tham gia và có cơ hội bày tỏ thái độ và quan điểm của mình, trao đổi,nhận xét lẫn nhau, giáo viên khuyến khích HS học tập và giúp học sinh tự khám phákiến thức và thu hút được học sinh tới trường.

Học sinh cần được khuyến khích tự tạo ra môi trường học tập trong lớp theo sởthích của mình, chẳng hạn các HS trang trí tranh ảnh, bày trí không gian lớp học vớicác đồ vật sao cho thật gần g i như góc học tập, góc cộng đồng, góc tự nhiên của cácem như ở nhà để có thế tạo hứng thú học tập cho các em, khuyến khích các em bày tỏquan điểm cá nhân của mình trong học tập và các vấn đề của cuộc sống.

Việc trang bị các phương tiện phục vục dạy học là rất cần thiết vì nó hỗ trợcho hoạt động dạy và học nhưng nó không là yếu tố quyết định giúp tạo ra môitrường học tập thân thiện Những yếu tố tạo ra môi trường học tập thân thiện tại nhàtrường như kiến trúc, cảnh quan, thư viện, phòng đọc sách, loại hình câu lạc bộ, giúpcác HS vui chơi, học tập ngoài giờ Bên cạnh đó, môi trường học tập thân thiện cầncó nhà vệ sinh hợp vệ sinh, nhà tắm, đồ dùng cá nhân hay nơi phơi quần áo an toàn,kín đáo, tiện lợi cho HS Khi học thể dục thể thao ngoài giờ, HS có không gian thaytrang phục riêng, có phân chia nhà tắm và nhà vệ sinh riêng cho nam và nữ,

Từ sự phân tích trên theo chúng tôi: Môi trường học tập thân thiện là môi

trường được xây dựng theo cách tiếp cận tôn trọng quyền trẻ em nhằm làm cho HSkhỏe mạnh, hài lòng với việc học tập trên cơ sở giáo viên nhiệt tình dạy dỗ cùng vớisự hỗ trợ của gia đình và cộng đồng để các em có điều kiện phát triển hết tiềm năngcủa mình trong một môi trường an toàn.

1.2.4 Khái niệm quản lý, quản lý nhà trường* Quản lý

Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về quản lý:

Theo Từ điển Giáo dục học: “Quản lý là hoạt động hay tác động có định

hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người

Trang 27

bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đíchcủa tổ chức” (dẫn theo [20]).

Về cơ bản quản lý là tác động lên con người, sự vật để điều hành các hoạt độngcó lợi cho tổ chức và đạt được những mục tiêu đề ra Quản lý là tìm cách, biết cáchràng buộc một cách thông minh, tế nhị Việc thỏa mãn nhu cầu cho con người, trên cơsở đó khích lệ con người đem hết năng lực thực hiện công việc được giao hoặc có thểbằng cách nào đó từ sự tác động của quản lý, người bị quản lý luôn hồ hởi, phấn khởiđem hết năng lực và trí tuệ để sáng tạo ra lợi ích cho bản thân, tổ chức và xã hội.

Từ những phân tích trên, tác giả quan niệm: Quản lý là quá trình (lập kế hoạch,

tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá) có mục đích, có kế hoạch, có định hướng củachủ thể quản lý đến đối tượng quản lý trong một tổ chức nhằm tác động để tổ chứcvận hành có hiệu quả và đạt được mục tiêu đề ra.

* Quản lý nhà trường

Quản lý giáo dục là sự tác động có tổ chức, có định hướng phù hợp với quy luậtkhách quan của chủ thể quản lý ở các cấp lên đối tượng quản lý nhằm đưa hoạt độnggiáo dục của từng cơ sở và của toàn bộ hệ thống giáo dục đạt tới mục tiêu đã định.

Nguyễn Thị Tính: “Quản lý giáo dục (quản lý nhà trường) là hệ thống tác động

có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhà trường làm chonhà trường vận hành theo đường lối, quan điểm giáo dục của Đảng, thực hiện đượccác tính chất của nhà trường Việt Nam, đưa nhà trường tới mục tiêu dự kiến tiến lêntrạng thái mới về chất, góp phần thực hiện mục tiêu chung của giáo dục là hìnhthành, phát triển nhân cách người học theo yêu cầu của xã hội” [23] Theo tác giả:

CTQL nhà trường là: Hiệu trưởng, thủ trưởng đơn vị và cán bộ quản lý cấp dướigiúp việc cho hiệu trưởng được hiệu trưởng giao quyền.

Đối tượng quản lý: Tập thể và cá nhân dưới quyền hiệu trưởng, thủ trưởng đơnvị và các quá trình hoạt động của nhà trường, đơn vị.

Mục tiêu quản lý: Mục tiêu phát triển nhà trường và phát triển đơn vị.

Tác giả luận văn chọn khái niệm sau làm khái niệm của đề tài: Quản lý nhà

trường là quá trình hiệu trưởng thực hiện đồng bộ các chức năng quản lý nhằmvận hành nhà trường đi đến mục tiêu xác định với chi phí thấp nhất về nguồn lực,thời gian.

Trang 28

1.2.5 Quản lý xây dựng môi trường học tập thân thiện

Xây dựng môi trường học tập thân thiện được hiểu là nhà quản lý tiến hành hệthống các biện pháp nhằm tạo ra môi trường học tập an toàn, hiệu quả, thu hút ngườihọc tích cực tham gia, giúp người học có cơ hội được trải nghiệm được phát huy vàkhẳng định mình.

Như vậy: Xây dựng môi trường học tập thân thiện là những biện pháp quản lý

của người hiệu trưởng nhằm tạo ra môi trường vật chất an toàn, thân thiện với ngườihọc và các mối quan hệ xã hội chia sẻ, cộng đồng hợp tác học tập cùng với các yếu tốtâm lý tích cực thúc đẩy người học tự giác học tập, rèn luyện nhằm thực hiện có hiệumục tiêu và nhiệm vụ học tập đề ra Xây dựng môi trường học tập thân thiện là tạo ranhững ảnh hưởng tích cực tới cộng đồng và thu hút được sự tham gia của cộng đồngđể nâng cao chất lượng giáo dục.

Từ sự phân tích về khái niệm thân thiện; môi trường học tập; môi trường học

tập thân thiện; xây dựng môi trường học tập thân thiện; quản lý, theo chúng tôi: Quản

lý xây dựng môi trường học tập thân thiện là hệ thống những tác động của nhà quảnlý nhằm tạo ra môi trường vật chất, môi trường tinh thần thu hút người học tự giáctham gia, đồng thời tạo cơ hội cho người học được bày tỏ thái độ và quan điểm củamình trong môi trường nhóm lớp để học tập có hiệu quả và đem đến sự hài lòng chocộng đồng, xã hội

Chủ thể quản lý công tác xây dựng môi trường học tập thân thiện là CBQL cácnhà trường, đối tượng quản lý hoạt động này chính là hoạt động xây dựng môi trườnghọc tập thân thiện, mục tiêu quản lý công tác xây dựng môi trường học tập thân thiệnlà nhằm đảm bảo trường học tập an toàn, lành mạnh, là nơi học sinh được học tậptrong điều kiện đảm bảo an toàn về cơ sở vật chất; tài liệu, học liệu sử dụng để giảngdạy phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục, bảo đảm tính khoa học,chính xác, tính sư phạm, tính nhân văn và tính thẩm mỹ Trong đó, học sinh đượctham gia các hoạt động vui chơi, giải trí, văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao phùhợp với độ tuổi, đặc điểm sinh lý, tâm lý đối với các thành viên trong cơ sở giáo dục.

Trang 29

1.3 Những vấn đề cơ bản về xây dựng môi trường học tập thân thiện ở trườngTiểu học và Trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay

1.3.1 Bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay và yêu cầu đối với môi trường học tập thân thiện ở trường trung học cơ sở

Ngày 04/11/2013, Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng

khoá XI đã thông qua Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo

dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinhtế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế Đảng ta đã chỉ rõ

quan điểm chỉ đạo đổi mới giáo dục là: “Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu

trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học Học điđôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục giađình và giáo dục xã hội” Ngày 28/11/2014 Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số

88/2014/QH13 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

Trong đó mục tiêu Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được xác định:“Chương trình giáo dục phổ thông cụ thể hóa mục tiêu giáo dục phổ thông, giúpngười học làm chủ kiến thức phổ thông; biết vận dụng hiệu quả kiến thức vào đờisống và tự học suốt đời; có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp; biết xây dựngvà phát triển hài hòa các mối quan hệ xã hội; có cá tính, nhân cách và đời sống tâmhồn phong phú; nhờ đó có được cuộc sống có ý nghĩa và đóng góp tích cực vào sựphát triển của đất nước và nhân loại Trong đó chương trình giáo dục trung học cơ sởgiúp học sinh phát triển các phẩm chất, năng lực đã được hình thành và phát triển ởcấp tiểu học; tự điều chỉnh bản thân theo các chuẩn mực chung của xã hội; biết vậndụng các phương pháp học tập tích cực để hoàn chỉnh tri thức và kỹ năng nền tảng;có những hiểu biết ban đầu về các ngành nghề và có ý thức hướng nghiệp để tiếp tụchọc lên trung học phổ thông, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động”.

Về quan điểm Chương trình giáo dục phổ thông được xây dựng trên cơ sởquan điểm của Đảng, Nhà nước về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; kếthừa và phát triển những ưu điểm của các chương trình giáo dục phổ thông đã có củaViệt Nam, đồng thời tiếp thu thành tựu nghiên cứu về khoa học giáo dục và kinhnghiệm xây dựng chương trình theo mô hình phát triển năng lực của những nền giáo

Trang 30

dục tiên tiến trên thế giới; gắn với nhu cầu phát triển của đất nước, những tiến bộ củathời đại về khoa học - công nghệ và xã hội; phù hợp với đặc điểm con người, văn hoáViệt Nam, các giá trị truyền thống của dân tộc và những giá trị chung của nhân loạic ng như các sáng kiến và định hướng phát triển chung của UNESCO về giáo dục;tạo cơ hội bình đẳng về quyền được bảo vệ, chăm sóc, học tập và phát triển, quyềnđược lắng nghe, tôn trọng và được tham gia của học sinh; đặt nền tảng cho một xã hộinhân văn, phát triển bền vững và phồn vinh Chương trình giáo dục phổ thông bảođảm phát triển phẩm chất và năng lực người học thông qua nội dung giáo dục vớinhững kiến thức, kĩ năng cơ bản, thiết thực, hiện đại; hài hoà đức, trí, thể, mĩ; chútrọng thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề trong họctập và đời sống; tích hợp cao ở các lớp học dưới, phân hoá dần ở các lớp học trên;thông qua các phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục phát huy tính chủ động vàtiềm năng của mỗi học sinh, các phương pháp đánh giá phù hợp với mục tiêu giáodục và phương pháp giáo dục để đạt được mục tiêu đó Chương trình giáo dục phổthông bảo đảm kết nối chặt chẽ giữa các lớp học, cấp học với nhau và liên thông vớichương trình giáo dục mầm non, chương trình giáo dục nghề nghiệp và chương trìnhgiáo dục đại học Chương trình giáo dục phổ thông được xây dựng theo hướng mở[17] Yêu cầu khi xây dựng môi trường học tập thân thiện trong mỗi nhà trường đó là:

- Về môi trường vật chất: an toàn, vệ sinh, lành mạnh, có công trình vệ sinh,nước sạch, hàng rào, cây xanh, thảm cỏ, sân chơi, bãi tập, có phòng học đủ ánh sáng,bàn ghế phù hợp, có các phương tiện tối thiểu cho việc dạy và học…

- Về môi trường tinh thần: Thân ái, chan hòa, bình đẳng, không phân biệt tôngiáo, dân tộc, gia đình, không có tệ nạn xã hội; thầy cô giáo thân thiết với học sinh,khuyến khích HS học tập và phát triển.

Để có môi trường thân thiện trong chốn học đường c ng cần đặc biệt quan tâm đến mối quan hệ giữa học sinh với HS Nhà trường, từ Ban giám hiệu đến đội ng giáo viên chủ nhiệm và thầy cô bộ môn cần phối kết hợp chặt chẽ để giáo dục ý thức tôn trọng, bình đẳng với bạn ngay trong ý nghĩ, quan niệm của các em Những bài học về đạo lý làm người, về tình thương nhân loại đừng bao giờ xem nhẹ Nó phải được lồng ghép vào trong từng bài giảng bộ môn xã hội, trong giờ sinh hoạt tập thể, buổi chào cờ đầu tuần

Trang 31

1.3.2 Trường Trung học cơ sở trong hệ thống giáo dục quốc dân

Trong Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông nhiều cấp học[3] (xin gọi tắt là Điều lệ trường trung học) đã xác định rõ:

Trong hệ thống giáo dục quốc dân trường THCS có tư cách pháp nhân, có tàikhoản và con dấu riêng.

- Quản lý giáo viên, cán bộ, nhân viên theo quy định của pháp luật.

- Tuyển sinh và tiếp nhận học sinh; vận động học sinh đến trường; quản lý họcsinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục trong phạm vi được phân công.

- Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực cho hoạt động giáo dục Phối hợpvới gia đình học sinh, tổ chức và cá nhân trong hoạt động giáo dục.

- Quản lý, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy định củaNhà nước.

- Tổ chức cho giáo viên, nhân viên, học sinh tham gia hoạt động xã hội.- Thực hiện các hoạt động về kiểm định chất lượng giáo dục.

- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Trang 32

* Mục tiêu của giáo dục THCS

Mục tiêu của giáo dục THCS theo Chương trình GDPT mới (2018): giúp họcsinh phát triển các phẩm chất, năng lực đã hình thành và phát triển ở cấp Tiểu học, từđó, điều chỉnh bản thân theo các chuẩn mực chung của xã hội, biết vận dụng cácphương pháp học tập tích cực để hoàn chỉnh tri thức và kỹ năng nền tảng, có hiểu biếtban đầu về các ngành nghề và có ý thức định hướng nghề nghiệp để tiếp tục học lênTHPT hoặc tham gia vào cuộc sống lao động, học tập và sinh hoạt.

* Đặc trưng hoạt động dạy học và giáo dục ở trường THCS

Hoạt động dạy học ở trường THCS giữ vị trí trung tâm bởi nó chiếm hầu hếtthời gian, khối lượng công việc của thầy và trò trong một năm học; nó làm nền tảngquan trọng để thực hiện thành công mục tiêu giáo dục toàn diện của trường THCS;đồng thời, nó quyết định kết quả đào tạo của nhà trường.

Hoạt động dạy học còn là hoạt động đặc thù của trường THCS, nó được quiđịnh bởi đặc thù lao động sư phạm của người giáo viên Vì vậy, nó c ng qui định tínhđặc thù của công tác quản lý nhà trường nói chung và quản lý hoạt động dạy học nóiriêng Người hiệu trưởng phải nhận thức đúng vị trí quan trọng và tính đặc thù củahoạt động dạy học để có những biện pháp quản lý khoa học, sáng tạo nhằm nâng caochất lượng đào tạo của nhà trường Công tác quản lý hoạt động dạy - học giữ vị tríquan trọng trong công tác quản lý nhà trường Mục tiêu quản lý chất lượng đào tạo lànền tảng, là cơ sở để nhà quản lý xác định các mục tiêu quản lý khác trong hệ thốngmục tiêu quản lý của nhà trường Quản lý hoạt động dạy - học là nhiệm vụ trọng tâmcủa người hiệu trưởng Xuất phát từ vị trí quan trọng của hoạt động dạy học, ngườihiệu trưởng phải dành nhiều thời gian và công sức cho công tác quản lý hoạt độngdạy học nhằm ngày càng nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường, đáp ứng yêucầu ngày càng cao của xã hội.

Hoạt động dạy học là một bộ phận trong hoạt động giáo dục toàn diện củatrường phổ thông, do đó việc quản lý hoạt động dạy học vừa phải phù hợp với quảnlý giáo dục nói chung, vừa phải mang tính đặc thù của hoạt động dạy học Xuất pháttừ yêu cầu trên, quản lý hoạt động dạy học có những đặc điểm sau:

Thứ nhất, Quản lý hoạt động dạy học mang tính chất quản lý hành chính sưphạm, đặc điểm này thể hiện ở chỗ: Quản lý theo pháp luật, theo những nội qui, qui

Trang 33

chế, quyết định có tính bắt buộc trong hoạt động dạy học Đồng thời việc quản lý phảituân thủ các qui luật của quá trình dạy học, giáo dục diễn ra trong môi trường sưphạm, lấy hoạt động và quan hệ dạy - học của thầy và trò làm đối tượng quản lý.

Thứ hai, Quản lý hoạt động dạy học mang tính đặc trưng của khoa học quảnlý, bởi vì, nó phải vận dụng có hiệu quả các chức năng quản lý trong việc điều khiểnquá trình dạy học.

Thứ ba, Quản lý hoạt động dạy học có tính xã hội hóa cao do chịu sự chi phốitrực tiếp của các điều kiện kinh tế - xã hội và có mối quan hệ tương tác thường xuyênvới đời sống xã hội.

1.3.3 Mục tiêu xây dựng môi trường học tập thân thiện đáp ứng yêu cầu đổi mớigiáo dục hiện nay

Mục tiêu của xây dựng môi trường học tập thân thiện là nhằm tạo điều kiện,tạo phương tiện, tạo động lực cho hoạt động dạy và học phát triển Giúp nhà quản lýkhông ngừng nâng cao chất lượng dạy và học, chất lượng giáo dục toàn diện học sinh.Nhà trường là nơi tiếp nhận tất cả các em trong độ tuổi quy định đến trường Thựchiện tốt công tác huy động, vận động học sinh ra lớp, duy trì sĩ số, đảm bảo công tácphổ cập giáo dục có chất lượng Tạo mọi điều kiện để thực hiện bình đẳng về quyềnhọc tập cho trẻ em.

Môi trường học tập thân thiện giúp học sinh được học tập, rèn luyện trong môitrường lành mạnh, an toàn, tránh được những bất trắc, nguy hiểm đe dọa Môi trườnghọc tập có đầy đủ các điều kiện về CSVC đảm bảo các quyền tự nhiên thiết yếu củacon người: đủ nước sạch, ánh sáng, phòng y tế, nhà vệ sinh, sân chơi, bãi tập, khônggian cây xanh,… tạo điều kiện cho học sinh khi đến trường được an toàn, thân thiện,vui vẻ.

Môi trường học tập tạo lập sự bình đẳng giới, bình đẳng giữa các học sinhthuộc các dân tộc khác nhau, không có sự phân biệt, kỳ thị giàu nghèo, học sinhkhuyết tật Nhà trường thân thiện phải chú trọng giáo dục kỹ năng sống, giáo dục trẻdân tộc hòa nhập, giáo dục cho học sinh biết rèn luyện thân thể, biết tự bảo vệ sứckhỏe, biết sống khỏe mạnh, an toàn.

Phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập và cáchoạt động xã hội một cách phù hợp và hiệu quả Tăng cường sự tham gia một cách

Trang 34

hứng thú của học sinh trong các hoạt động giáo dục trong nhà trường và tại cộng đồng, với thái độ tự giác, chủ động và ý thức.

MTHTTT là nơi huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong vàngoài nhà trường có sự tham gia của học sinh, thầy cô giáo, cha mẹ học sinh, củachính quyền, các tổ chức đoàn thể, các đơn vị kinh tế và nhân dân địa phương nơitrường đóng cùng đồng lòng, đồng sức xây dựng nhà trường, xây dựng môi trườnghọc tập tốt nhất cho học sinh được nuôi dưỡng ước mơ và phát triển.

1.3.4 Nội dung xây dựng môi trường học tập thân thiện ở trường Tiểu học vàTrung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay

1.3.4.1 Xây dựng môi trường vật chất

Cảnh quan nhà trường: Mỗi nhà trường đều thực hiện công tác xây dựng một

môi trường cảnh quan an toàn, sạch đẹp Xây dựng cảnh quan tốt giúp hình thànhthái độ và hành động giữ gìn, bảo vệ hệ thống cơ sở vật chất khi HS, GV sử dụng,cùng với đó là thực hành tiết kiệm điện nước trong nhà trường Bên cạnh đó mỗi cánhân GV, CBQL, NV gắn với quá trình giữ gìn, tái sử dụng Chính vì vậy mà mỗicá nhân trong nhà trường luôn luôn phải nêu cao tinh thần tự chủ trong quá trìnhlàm việc, khi môi trường cảnh quan được xây dựng và gìn giữ tốt thì sẽ đạt được kếtquả cao trong quá trình sử dụng tại nhà trường Cảnh quan nhà trường thể hiện cácminh chứng vật chất hữu hình như xây dựng logo, biểu tượng, nếu trường học chưaxây dựng cần thực hiện xây mới; các trường đã có logo, biểu tượng nhưng khôngcòn phù hợp, không đáp ứng được yêu cầu của giáo dục thì cần phải thay đổi bằngcách: sửa đổi logo, biểu tượng đã có cho phù hợp hoặc xây dựng logo, biểu tượnghoàn toàn mới nhằm phù hợp với mục tiêu phát triển nhà trường.

Cơ sở vật chất gồm phòng làm việc của GV, phòng học, lớp học của HS: Nhà

trường cần quan tâm xây dựng cơ sở vật chất như phòng làm việc của CBQL, GV,phòng học, lớp học của HS đảm bảo đầy đủ về cơ sở vật chất, tiện nghi Vì vậy,CBQL nhà trường cần tiến hành xây dựng hệ thống cơ sở vật chất đạt chuẩn theo quy

định tại thông tư 13/2020/TT-BGD&ĐT (thông tư ban hành quy định tiêu chuẩn

CSVC các trường mầm non, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổthông có nhiều cấp học) như: Số lượng phòng học đủ cho các lớp học để không học

Trang 35

ba ca Phòng học được xây dựng đúng quy cách, đủ ánh sáng; Bàn ghế học sinh đảmbảo yêu cầu về vệ sinh trường học; có bàn ghế phù hợp cho học sinh khuyết tật họchòa nhập; Kích thước, màu sắc, cách treo của bảng trong lớp học đảm bảo quy địnhvề vệ sinh trường học; Khối phòng phục vụ học tập bao gồm: thư viện, phòng để thiếtbị giáo dục; khối phòng hành chính quản trị bao gồm: phòng hiệu trưởng, phòng họp.

Phương tiện kỹ thuật dạy học phục vụ hoạt động dạy và học của cô và trò:

Phương tiện kỹ thuật là một trong bảy thành tố chủ yếu của quá trình dạy học gắn vớimục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học, thiết bị dạy học, giáo viên, học sinh, môitrường dạy học Phương tiện kỹ thuật chịu sự chi phối của nội dung chương trình vàphương pháp dạy học Mỗi loại hình thiết bị giáo dục khi đưa vào sử dụng cần đượccân nhắc, lựa chọn để đáp ứng được nội dung chương trình, phương pháp dạy học,đồng thời c ng phải thỏa mãn các yêu cầu về khoa học, sư phạm, kinh tế, thẩm mỹ vàan toàn cho giáo viên và học sinh, nhằm đạt kết quả mong muốn Phương tiện kỹ thuậtđóng vai trò quan trọng trong đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượngdạy học Phương tiện kỹ thuật đặc biệt là các thiết bị có ứng dụng những thành tựu củacông nghệ thông tin và truyền thông là công cụ giúp cho giáo viên tổ chức, điều khiểnhoạt động nhận thức của học sinh Chính vì vậy, việc phát triển các phương tiện dạyhọc ở nhà trường THCS đang trở thành yêu cầu khách quan và cấp thiết Trong quátrình đổi mới phương tiện dạy học đáp, các nhà trường cần chú trọng:

+ Đảm bảo thiết bị dạy học tối thiểu phục vụ hoạt động giảng dạy và học hoạtđộng học tập theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo như: máy tính, máy chiếu,loa đài,…

+ Nhà trường đảm bảo các danh mục thiết bị giáo dục tối thiểu theo yêu cầuBộ GD&ĐT ban hành.

+ Mỗi giáo viên có tối thiểu một bộ văn phòng phẩm cần thiết trong quá trìnhgiảng dạy, một bộ sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn giảng dạy và các tài liệu cầnthiết khác.

+ Giáo viên có ý thức sử dụng thiết bị dạy học trong các giờ lên lớp và tự làmmột số đồ dùng dạy học đáp ứng các yêu cầu dạy học phù hợp với nội dung chươngtrình dạy học của môn học.

Trang 36

+ Mỗi học sinh phải có tối thiểu một bộ sách giáo khoa, các đồ dùng học tậptối thiểu Học sinh người dân tộc thiểu số được áp dụng các phương pháp dạy học, tổchức các hoạt động giáo dục, được hỗ trợ các tài liệu, đồ dùng học tập phù hợp để hỗtrợ học tiếng Việt.

+ Lãnh đạo nhà trường cần chú ý đến lựa chọn, thiết kế đồng phục cho họcsinh Đối với những trường có điều kiện thì có thể may đồng phục cho cán bộ phụcvụ, phòng ban của nhà trường.

Như vậy, việc xây dựng cảnh quan nhà trường là nội dung cơ bản để có môitrường học tập thân thiện tại trường THCS Nếu các yếu tố này không được đảm bảothì không thể tạo ra những ảnh hưởng tích cực đến nhận thức, tình cảm của học sinh,làm hạn chế chất lượng dạy học các trường THCS.

Môi trường học tập xanh, sạch, đẹp, an toàn, thú vị, hấp dẫn đối với HS, cácem thêm yêu trường lớp, thầy cô, bạn bè đồng thời để lại ấn tượng tốt đẹp trong cácmối quan hệ: thầy- trò, thầy-thầy, thầy-phụ huynh HS, thầy- chính quyền địa phương.

Môi trường lớp học là một trong các yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chấtlượng và hiệu quả dạy và học các môn học Trong mỗi lớp học, GV và HS cùng nhauxây dựng được “môi trường học tập thân thiện” sẽ tạo cho HS cảm giác gần g i, chủđộng tìm tòi nội dung của môn học Đây là động cơ để các em phát huy tính tích cực,chủ động, sáng tạo từ đó lôi cuốn các em đến với bài học một cách tự tin và hứng thú.

Để quản lý tốt CSVC, cảnh quan nhà trường, Hiệu trưởng cần phải chỉ đạo bộphận có trách nhiệm thường xuyên nắm vững tình trạng thực tế về số lượng CSVC,thiết bị mà nhà trường có Trường phải có mục lục tài sản cụ thể, mỗi mục lục phảighi những biến động hàng năm khi đầu tư mới, sửa chữa, Hàng năm Hiệu trưởngchỉ đạo kiểm kê tài sản vào cuối năm học Sau mỗi lần kiểm kê phải xác định rõ từngloại Xây dựng nội quy bảo quản, sử dụng đối với từng loại CSVC, quy định rõ tráchnhiệm của từng người với tài sản mà họ phụ trách hoặc mượn Nếu bị hư hỏng, mấtmát phải quy định rõ trách nhiệm và xử lý minh bạch, khách quan, công khai.

1.3.4.2 Xây dựng môi trường tinh thần

Xây dựng tầm nhìn, mục tiêu của nhà trường: Nhà trường đều xác định khả

năng phát triển trong tương lai thông qua xây dựng tầm nhìn và mục tiêu Các trườngcó thể xây dựng mới hoặc điều chỉnh tầm nhìn và mục tiêu của nhà trường cần hướngtới xây dựng nhà trường thành trường chuẩn quốc gia, xây dựng nhà trường thành

Trang 37

trường có chất lượng cao Để xác định được tầm nhìn, mục tiêu và đáp ứng yêu cầuđổi mới giáo dục hiện nay, yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, nhàtrường cần xem lại hệ giá trị của mình trong mối tương quan này Cán bộ lãnh đạocần xây dựng phong cách lãnh đạo và phong cách làm việc sao cho vừa đáp ứng đượcyêu cầu của sự phát triển kinh tế thị trường và hội nhập, vừa tranh thủ được trí tuệ củatập thể giáo viên, phụ huynh,… Song song với xây dựng phong cách lãnh đạo, hiệutrưởng nhà trường cần xây dựng cho mình và cho giáo viên, cán bộ của nhà trườngphong cách làm việc chuyên nghiệp, văn minh, lịch sự và hiệu quả trong quá trìnhthực hiện nhiệm vụ.

Xây dựng bầu không khí lành mạnh, sư phạm, dân chủ trong nhà trường: Nhà

trường quan tâm xây dựng và cải thiện các mối quan hệ trong và ngoài trường, baogồm mối quan hệ giữa: giáo viên - giáo viên, giữa cán bộ quản lý - giáo viên - họcsinh và phụ huynh HS Chủ động trong hoạt động củng cố, duy trì sự an toàn trongquá trình giảng dạy và học tập tại nhà trường của GV và học sinh GV cần quan tâm,định hướng quá trình học tập cho HS và phát triển các giá trị tích cực trong hành viứng xử giữa các thành viên trong nhà trường Nhà trường phát huy ý thức, sự tận tâmcủa CBQL, GV, NV đối với quá trình học tập của HS.

Mỗi CBQL phải xây dựng được phong cách lãnh đạo và quản lý cho đội ng Ban giám hiệu và cho bản thân mình CBQL thường xuyên xây dựng hình ảnh thăm lớp, dự giờ của GV nhằm quan sát hành vi, cư xử đánh giá mối quan hệ giữa GV-HS; tổ chức tọa đàm, trao đổi giữa các bên như GV-HS-phụ huynh HS nhằm giải quyết các vấn đề vướng mắc của người học nhanh chóng, đảm bảo quyền lợi học tập và giảng dạy cho người dạy và người học, xây dựng hình ảnh thân thiện của nhà trường Hiệu trưởng phải là người chia sẻ với đội ng nhân viên, GV trong trường về cuộc sống, công việc ở một phạm vi nhất định CBQL thể hiện phong cách lãnh đạo qua biểu hiện cá nhân như: ứng xử, hành vi, thái độ; quản lý sử dụng thời gian; cách ra quyết định và giải quyết vấn đề; các xung đột trong và ngoài trường Lãnh đạo nhà

trường phải hiểu rõ ràng phong cách lãnh đạo (phong cách dân chủ, phong cách

chuyên quyền, phong cách tự do) để linh hoạt áp dụng trong quản lý Điều này là cái

đầu tiên ảnh hưởng và tạo nên một giá trị văn hóa đặc trưng trong nhà trường.

Trang 38

Xây dựng văn hóa giảng dạy tích cực của giáo viên trong nhà trường đáp ứngyêu cầu đổi mới giáo dục Chương trình giáo dục phổ thông mới đặt ra những yêu cầu

về năng lực mới cho giáo viên như: năng lực phát triển chương trình giáo dục; nănglực dạy học tích cực liên môn; năng lực dạy học phân hóa; năng lực tổ chức hoạtđộng dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược; năng lực đánh giá học sinh tiếp cậnnăng lực; năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm…Để xây dựng văn hóa giảng dạytích cực bản thân GV phải thi đua dạy tốt, có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nâng caonăng lực này cho GV, đặc biệt hướng vào đổi mới phương pháp dạy học để pháttriển năng lực cho học sinh Đồng thời thay đổi cách kiểm tra, đánh giá theo tiếpcận năng lực học sinh Người thầy không phải chỉ đơn thuần là người truyền thụkiến thức mà là người thúc đẩy việc học hành Trong giai đoạn hiện nay, thầy giáokhông phải là người trao truyền kiến thức mà là người biết khơi dậy và phát triểnnội lực của học sinh Và để trở thành người dẫn đường, người truyền cảm hứng chohọc sinh, Người Thầy cần hội tụ nhiều năng lực và phẩm chất cao quí.

Trong nghề dạy học, chất lượng học tập của học sinh và chất lượng hoạtđộng sư phạm của thầy có tương quan tỉ lệ thuận với nhau, để đảm bảo chất lượnghọc tập của học sinh cần quy định về trình độ năng lực của thầy Vì thế, chuyênnghiệp hóa nghề dạy học là cam kết của ngành đối với xã hội về chất lượng của lựclượng lao động nghề, đó c ng là cách để khẳng định giá trị của nghề sư phạm trongxã hội Chính vì vậy mà GV cần phải luôn luôn trau đồi kinh nghiệm, năng lực vàthành tích trong giảng dạy thông qua tham gia các hội thảo, lớp bồi dưỡng, thể hiệnnăng lực tự học suốt đời để giúp cho giáo viên không chỉ trau dồi kiến thức mà cònphát huy được những phẩm chất năng lực của một người thầy Để xây dựng văn hóagiảng dạy tích cực thì Hiệu trưởng nhà trường cần tổ chức các hoạt động phong tràođể giáo viên có cơ hội tham gia và phát triển năng lực chuyên môn của mình Hiệutrưởng tổ chức kiểm tra, đánh giá năng lực chuyên môn của giáo viên định kỳ theohọc kỳ, năm học để GV nhận thấy sự yếu kém về năng lực nào từ đó có ý thức tự bồidưỡng.

Xây dựng văn hóa học tập sáng tạo, tích cực, phát huy phẩm chất và năng lựccủa HS: Với mục đích giúp cho HS nhận thức được việc học tập trước hết là vì bản

thân, để làm được điều này trước hết HS cần được định hướng trong các kế hoạch học

Trang 39

vì vậy mà GV luôn là người gần g i, khích lệ HS tự tin, xây dựng các bài giảng pháthuy được tính sáng tạo, khả năng hợp tác của học sinh, giáo dục cho HS các kỹ năngsống, định hướng giá trị nhân cách, từ đó trau dồi phẩm chất, đạo đức của bản thân.Thông qua đó, học sinh có thể tự mình kiến tạo bản thân qua môi trường văn hóađược tiếp cận, các chỉ dẫn văn hóa đã lĩnh hội tiến đến có hành vi văn hóa chuẩnmực Làm được điều đó học sinh phải tích cực như có ý chí, động lực, động cơ hoạtđộng với điều kiện phải hiểu được tri thức văn hóa; có tình cảm, niềm tin về giá trịvăn hóa để có hành vi văn hóa tự mình.

Xây dựng văn hóa ứng xử lành mạnh và chuẩn mực trong nhà trường: Xây

dựng văn hóa ứng xử trong các trường học là một hoạt động giáo dục hệ giá trị, cácchuẩn mực văn hóa giúp cho các thành viên trong nhà trường có nhận thức đúng, suynghĩ, tình cảm, hành vi tốt đẹp, thực hiện văn hóa ứng xử lành mạnh, xây dựng cơ sởđể đảm bảo chất lượng giáo dục của Nhà trường.

Ứng xử giữa lãnh đạo với GV thể hiện ứng xử có văn hóa của người lãnh đạo,

người lãnh đạo không chỉ có chuyên môn tốt mà phải có năng lực tổ chức hoạt độngdạy học trong nhà trường, quan tâm và tạo điều kiện cho GV phát triển và học tập, chúý đến năng lực cá nhân của từng người để giao việc phù hợp, vị tha độ lượng, tôntrọng GV với tư cách là đồng nghiệp Ứng xử với giáo viên, cân sử dụng ngôn ngữchuẩn mực, tôn trọng, khích lệ, động viên; nghiêm túc, gương mẫu, đồng hành trongcông việc; bảo vệ uy tín, danh dự, nhân phẩm và phát huy năng lực của giáo viên vànhân viên; đoàn kết, dân chủ, công bằng, minh bạch Không hách dịch, gây khó khăn,xúc phạm, định kiến, thiên vị, vụ lợi, né tránh trách nhiệm hoặc che giấu vi phạm, đổlỗi.

Ứng xử giữa các đồng nghiệp thể hiện qua sự tôn trọng nhau về chuyên môn,

cá tính và nhu cầu cá nhân Ngôn ngữ đúng mực, trung thực, thân thiện, cầu thị, chiasẻ, hỗ trợ; tôn trọng sự khác biệt; bảo vệ uy tín, danh dự và nhân phẩm của đồngnghiệp, nhân viên Không xúc phạm, vô cảm, gây mất đoàn kết.

Ứng xử giữa thầy cô với HS: Mối quan hệ giao tiếp rất cần cả hai bên tôn trọng

nhau Học sinh phải lễ phép, tôn trọng và vâng lời thầy cô giáo Thân thiện nhưng giữkhoảng cách thầy trò, tránh lợi dụng Đối với thầy cô cần sử dụng ngôn ngữ chuẩn

Trang 40

nghe và động viên, khích lệ người học; tích cực phòng, chống bạo lực học đường, xâydựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện Không xúc phạm, gây tổnthương, vụ lợi; không trù dập, định kiến, bạo hành, xâm hại; không thờ ơ, né tránhhoặc che giấu các hành vi vi phạm của người học.

Ứng xử giữa học sinh với học sinh: Trường học là nơi rèn đức, luyện tài của

người học sinh Trong môi trường này, mỗi học sinh phải xác định rõ về bổn phận,trách nhiệm, nghĩa vụ với thầy cô, bạn bè và các mối quan hệ khác Với anh chị lớptrên thể hiện sự tôn trọng, xem như là anh em trong gia đình, khi có chuyện bất bìnhcần trình bày với giám thị, thầy cô, không được lôi kéo bạn bè, anh chị đến làm ảnhhưởng đến nền nếp của nhà trường Với bạn bè cùng trang lứa và các em lớp dưới cóthái độ ôn hòa, nhã nhặn, đoàn kết tương thân tương ái, cùng nhau giải quyết nhữngtrở ngại trong cuộc sống, học tập.

Như vậy, một môi trường học tập tốt là môi trường trong đó quan hệ giữa giáoviên với học sinh, giữa cá nhân học sinh với nhau, giữa cá nhân với nhóm, giữa nhómvà cả lớp cần được phát triển theo xu hướng tăng cường sự hợp tác, hợp tác và cạnhtranh, tham gia và chia sẻ Để xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa GV-HS, HS-HS,hiệu trưởng cần giúp GV và HS hiểu và nhận thức rõ trách nhiệm của mình, ý nghĩacủa môi trường tinh thần này sẽ tác động và mang lại hiệu quả đến kết quả dạy và họccủa GV và HS ra sao, từ đó có ý thức thực hiện, làm tròn trách nhiệm của bản thân.

1.3.5 Con đường xây dựng môi trường học tập thân thiện ở trường Tiểu học vàTrung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay

- Thông qua việc xây dựng nội quy, quy chế, nề nếp dạy học

Để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, thông qua việc xây dựng những nội quyvà quy chế về hoạt động dạy và học của GV và học sinh Việc xây dựng những quyđịnh về xây dựng nội quy, quy chế, nề nếp dạy học là một việc làm cần thiết, bởi nólà cơ sở cho việc xây dựng nội dung giáo dục văn hóa trong nhà trường Đồng thời nóđảm bảo cho việc tạo dựng một môi trường giáo dục có văn hóa mà ở đó “trường ratrường, lớp ra lớp, thầy ra thầy và trò ra trò” và các hoạt động giáo dục có tính địnhhướng văn hóa Mọi sự vật hiện tượng đi vào đúng bản chất của nó.

Bản chất của xây dựng văn hóa học đường là hoạt động Hoạt động của ngườidạy (nhà trường, nhà giáo dục) và hoạt động của người học sinh Trong đó người dạyvừa tạo ra môi trường văn hóa vừa đưa những chỉ dẫn, định hướng văn hóa đến người

Ngày đăng: 23/10/2021, 20:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w