1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TIỂU LUẬN TCCT vị TRÍ của NGÀNH LUẬT HIẾN PHÁP TRONG hệ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM – ý NGHĨA đối với VIỆC HOÀN THIỆN hệ THỐNG PHÁP LUẬT

12 32 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 98 KB

Nội dung

Ngành Luật Hiến pháp Nếu xét mặt thuật ngữ “Hiến Pháp” tồn lâu với ý nghĩa xác định, quy định. Các Hoàng đế La Mã cổ đại sử dụng từ “Constitutio” để gọi văn quy định Nhà nước. Từ “Hiến” sử dụng Kinh Thy với ý nghĩa khuôn phép cho vua, chúa. Luật Hiến Pháp đời với đời Hiến pháp Luật Hiến pháp đời muộn so với luật khác từ xuất hiện nó bắt tất văn khác phải suy tôn Hiến pháp giới đời Hiến pháp Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (1787) Qua nhiều lần sửa đổi, Hiến pháp Hoa Kỳ số Hiến pháp hoàn thiện giới với phận Hiến pháp (1787) Tu án Hiến pháp Hoa Kỳ gồm hai nội dung là: Sự phân chia quyền lực Nhà nước thông qua tổ chức hoạt động máy Nhà Nước quyền tự nhiên người Mục đích việc quy định hai nội dung để giới hạn quyền lực Nhà Nước bảo vệ quyền tự nhiên người, tránh lạm quyền từ phía quan Nhà Nước Các giai đoạn phát triển Luật Hiến pháp. Luật Hiến pháp là những quy định làm nền tảng cho các điều luật về tổ chức quyền lực nhà nước, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân và mối liên hệ giữa nhà nước với xã hội dân sự trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Với nội dung như vậy, luật Hiến pháp là ngành luật chủ đạo, làm cơ sở pháp lý cao nhất trong quốc gia, đề ra những quy tắc căn bản nhất, ban hành các loại văn bản quy phạm pháp luật cho các ngành luật khác.

Trang 1

TRƯỜNG CHÍNH TRỊ

*

BÀI THU HOẠCH HẾT HỌC PHẦN Chương trình Trung cấp lý luận chính trị - hành chính

CHỦ ĐỀ:

VỊ TRÍ CỦA NGÀNH LUẬT HIẾN PHÁP TRONG HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM – Ý NGHĨA ĐỐI VỚI VIỆC HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT

Họ tên học viên:

Lớp: Trung cấp LLCT-HC,

Phần: Những vấn đề cơ bản về hệ thống chính trị, nhà nước và pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam

, năm 2021

Trang 2

PHẦN I MỞ ĐẦU

Ngành Luật Hiến pháp Nếu xét mặt thuật ngữ “Hiến Pháp” tồn lâu với

ý nghĩa xác định, quy định Các Hoàng đế La Mã cổ đại sử dụng từ

“Constitutio” để gọi văn quy định Nhà nước Từ “Hiến” sử dụng Kinh Thy với ý nghĩa khuôn phép cho vua, chúa Luật Hiến Pháp đời với đời Hiến pháp Luật Hiến pháp đời muộn so với luật khác từ xuất hiện nó bắt tất văn khác phải suy tôn Hiến pháp giới đời Hiến pháp Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (1787) Qua nhiều lần sửa đổi, Hiến pháp Hoa Kỳ số Hiến pháp hoàn thiện giới với phận Hiến pháp (1787) Tu án Hiến pháp Hoa Kỳ gồm hai nội dung là: Sự phân chia quyền lực Nhà nước thông qua tổ chức hoạt động máy Nhà Nước quyền tự nhiên người Mục đích việc quy định hai nội dung để giới hạn quyền lực Nhà Nước bảo vệ quyền tự nhiên người, tránh lạm quyền từ phía quan Nhà Nước Các giai đoạn phát triển Luật Hiến pháp

Luật Hiến pháp là những quy định làm nền tảng cho các điều luật về tổ chức quyền lực nhà nước, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân và mối liên

hệ giữa nhà nước với xã hội dân sự trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Với nội dung như vậy, luật Hiến pháp là ngành luật chủ đạo, làm cơ sở pháp

lý cao nhất trong quốc gia, đề ra những quy tắc căn bản nhất, ban hành các loại văn bản quy phạm pháp luật cho các ngành luật khác

PHẦN II NỘI DUNG

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỊ TRÍ NGÀNH LUẬT HIẾN PHÁP VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT CỦA VIỆT NAM

1.1 Định nghĩa về ngành luật hiến pháp

Hiến pháp là một ngành luật gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ cơ bản về tổ chức quyền lực Nhà nước, về chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, chế độ bầu cử, quyền và nghĩa vụ của công dân,

về quốc tịch Đây là ngành luật chủ đạo, cơ bản nhất trong hệ thống pháp

Trang 3

luật của một quốc gia, nó điều chỉnh những quan hệ xã hội quan trọng nhất,

cơ bản nhất và tất cả những ngành luật khác đề hình thành trên những nguyên tắc của hiến pháp Nguyên thủy của Luật Hiến pháp chỉ điều chỉnh hai vấn đề

cơ bản là cách thức tổ chức bộ máy nhà nước và quyền công dân Qua quá trình phát triển của lịch sử, cùng với việc nhà nước ngày càng can thiệp sâu vào đời sống kinh tế - xã hội - văn hóa, phạm vi điều chỉnh của Luật Hiến pháp ngày càng rộng rãi, bao gồm tất cả những quan hệ cơ bản, quan trọng của một quốc gia bên cạnh lĩnh vực tổ chức nhà nước như cơ sở kinh tế, chính trị, cơ sở văn hóa Đây cũng là một điểm đặc trưng của Luật Hiến pháp theo trường phái Xã hội chủ nghĩa

1.2 Xu hướng phát triển của luật hiến pháp

Kể từ khi bản Hiến pháp đầu tiên của nhân loại ra đời cho đến nay (Hiến pháp Hợp chúng quốc Hoa Kỳ năm 1787), lịch sử lập hiến của toàn thế giới đã có những bước phát triển vượt bậc gắn với sự phát triển của đời sống kinh tế chính trị của từng xã hội cụ thể Theo Giáo sư B.A Xtraun, nhà Hiến pháp học người Nga thì có ba xu thế phát triển cơ bản là: Xu thế xã hội hóa Hiến pháp nói riêng và Luật Hiến pháp nói chung, theo đó, các nước đều đưa những quan hệ về kinh tế, văn hóa - xã hội cơ bản cùng với những quan hệ chính trị truyền thống vào phạm vi đối tượng điều chỉnh của Hiến pháp Xu thế dân chủ hóa Luật Hiến pháp, biểu hiện thông qua sự thay thế chế độ bầu

cử hạn chế bằng chế độ bầu cử phổ thông, sự mở rộng các quyền tự do, dân chủ cá nhân, hình thức trưng cầu dân ý và các chế định dân chủ mới như tư pháp hành chính, giám sát hiến pháp Xu thế quốc tế hóa (hay toàn cầu hóa) Luật Hiến pháp, biểu hiện bằng mối quan hệ ngày càng chặt chẽ giữa Luật Hiến pháp của các nước và luật pháp quốc tế

1.3 Vị trí ngành luật hiến pháp trong hệ thống pháp luật việt nam

Trong hệ thống pháp luật của mỗi nước, Luật Hiến pháp giữ vị trí chủ đạo vì nó có đối tượng điều chỉnh đặc biệt và là cơ sở để liên kết các ngành

Trang 4

Luật khác Ví dụ: Luật Hiến pháp quy định cơ cấu tổ chức, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, xác định nguyên tắc của mối quan hệ giữa công dân và nhà nước, đó chính là những nguyên tắc chủ đạo để xây dựng ngành luật hành chính, hay là Luật Hiến pháp xác lập những nguyên tắc cơ bản trong những quan hệ kinh tế, xác lập nền tảng cơ bản cho việc xây dựng ngành luật dân sự, thương mại, kinh tế…

Nói cách khác, đó là những quy định làm nền tảng cho các điều luật về

tổ chức quyền lực nhà nước, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân và mối liên hệ giữa nhà nước với xã hội dân sự trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Với nội dung như vậy, Luật Hiến pháp là ngành luật chủ đạo, làm cơ sở pháp lý cao nhất trong quốc gia, đề ra những quy tắc căn bản nhất, ban hành các loại văn bản quy phạm pháp luật cho các ngành luật khác

Vị trí trung tâm của Luật Hiến pháp không có nghĩa là Luật Hiến pháp

sẽ bao trùm và thống nhất tất cả các ngành luật Luật Hiến pháp chỉ xác lập những nguyên tắc cơ bản cho các ngành luật khác Luật Hiến pháp còn quy định cả trình tự, thông qua, sửa đổi quy phạm của các ngành luật khác

CHƯƠNG II: VAI TRÒ CỦA NGÀNH LUẬT HIẾN PHÁP TRONG HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Có thể nói hiến pháp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật ở Việt Nam Bởi vì:

Thứ nhất: Hiến pháp quy định một phạm vị điều chỉnh rộng lớn, liên

quan đến các lĩnh lĩnh vực quan hệ xã hội cơ bản và quan trọng nhất Đây chính là cơ sở pháp lý để xây dựng nên chế độ chính trị, chế độ kinh tế, chế

độ văn hoá xã hội quốc phòng an ninh, đối nội đối ngoại, quyền và nghĩa vụ

cơ bản của công dân, nguyên tắc tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước Việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật ở nước ta phải luôn tuân thủ nguyên tắc, và hướng tới thực hiện mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền

xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân do

Trang 5

Đảng lãnh đạo, đó là những nguyên tắc được quy định cụ thể trong Hiến Pháp và bất cứ một đạo luật nào cũng không thể vượt qua những khuân khổ pháp lý được nêu trong Hiến pháp

Thứ hai: Luật Hiến pháp góp phần nền tảng tạo lập một thể chế chính

trị dân chủ và một Nhà nước minh bạch, quản lý xã hội hiệu quả, bảo vệ tốt các quyền lợi của người dân Từ đó, tạo cơ sở phát triển bền vững cho một quốc gia Điều này quyết định to lớn đến sự thịnh vượng của quốc gia ấy.Ở Việt Nam, Ở mỗi giai đoạn phát triển khác nhau hiến pháp còn là văn bản, là phương tiện pháp lý để thực hiện tư tưởng, chủ trương, chính sách của đảng cộng sản Việt Nam dưới hình thức là những quy phạm pháp luật

Thứ ba: Hiến pháp là nhân tố bảo đảm sự ổn định chính trị, xã hội và

chủ quyền của quốc gia, thể hiện bản chất dân chủ, tiến bộ của Nhà nước và chế độ Là đạo luật gốc của Nhà nước

Theo dòng lịch sử lập hiến của nước ta, kể từ khi thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đến nay, nước ta đã có 05 bản Hiến pháp, đó là Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2001), Hiến pháp năm 2013 Các bản Hiến pháp này đều ra đời trong những bối cảnh và ở những thời điểm lịch sử nhất định nhằm thể chế hóa đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam cho mỗi giai

đoạn phát triển của đất nước Hiến pháp năm 1946 được thông qua đã đánh

dấu sự cáo chung của nền thống trị ngoại bang, tuyên bố nước Việt Nam độc lập từ Bắc đến Nam, theo chế độ dân chủ nhân dân, quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo; các quyền tự do dân chủ được đảm bảo Hiến pháp năm 1959 khẳng định nước Việt Nam là một nước thống nhất từ Lạng Sơn đến Cà Mau,

tổ chức theo chính thể Nhà nước dân chủ cộng hòa, tất cả quyền lực thuộc về Nhân dân, các quyền tự do dân chủ được bảo đảm Nhân dân sử dụng quyền lực của mình thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp do Nhân dân

Trang 6

bầu ra Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp và các cơ quan nhà nước khác thực hành theo nguyên tắc tập trung dân chủ…Và đến Hiến pháp năm 2013

có nhiều điểm mới cả về nội dung và kỹ thuật lập hiến, thể hiện sâu sắc, toàn diện sự đổi mới đồng bộ cả về kinh tế và chính trị, thể hiện rõ và đầy đủ hơn bản chất dân chủ, tiến bộ của Nhà nước và chế độ ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bảo đảm quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo

Thứ tư; Để xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật ở Việt Nam hiện

nay, thì vai trò của người dân trong việc hiểu rõ bản chất của hệ thống luật pháp, hiểu rõ vị trí, vai trò của mình với tư cách là người sống và làm việc

theo pháp luật rất quang trọng Đối với mỗi người dân, Hiến pháp góp phần

tạo lập một nền dân chủ thực sự Người dân được tự do thực hiện quyền tham gia các hoạt động văn hóa, chính trị, kinh tế, xã hội Hiến pháp ghi nhận đầy

đủ các quyền con người, quyền công dân phù hợp với các chuẩn mực chung của cộng đồng quốc tế, cũng như các cơ chế cho phép mọi người dân có thể

sử dụng để bảo vệ các quyền của mình khi bị vi phạm Hiến pháp là công cụ pháp lí đầu tiên và quan trọng để bảo vệ quyền con người, quyền công dân và thông qua đó, hệ thống pháp luật có trách nhiệm điều chỉnh hành vi của mỗi người để thể hiện rõ nét nhất những quyền được quy định trong Hiến Pháp

CHƯƠNG III: LIÊN HỆ TRÁCH NHIỆM BẢN THÂN

Dựa trên Lý luận về nguyên tắc “Quyền và nghĩa vụ của công dân do Hiến pháp và luật quy định”: Nhà nước là chủ thể độc quyền ban hành pháp luật Vì thế, về nguyên tắc, pháp luật của nhà nước phải khách quan để bảo đảm lợi ích của công dân và duy trì bình thường việc thực hiện các chức năng của nhà nước Ở nước ta, Quốc hội là cơ quan dân cử tiêu biểu nhất, có khả năng nhất trong việc thể chế hóa ý nguyện của nhân dân một cách trung thực

Trang 7

và toàn diện; đặc biệt trong việc xây dựng mối quan hệ cơ bản giữa nhà nước với công dân

Để thể chế hóa nguyên lý đại diện trên, đồng thời “khắc phục sự vi phạm quyền con người, quyền công dân do thiếu sót của Nhà nước từ hoạt động lập pháp, lập quy”, Hiến pháp năm 1992 khẳng định một tư tưởng chỉ đạo hay nguyên tắc nền tảng cho việc xác lập địa vị pháp lý của công dân: Quyền và nghĩa vụ của công dân do Hiến pháp và luật quy định Ngay từ năm 1992

Với cương vị là công chức đang công tác trong Hội LHPN xã Minh Thành, Tôi nhận thức rõ điều đầu tiên cần nắm rõ và hiểu sâu đó chính quyền con người, quyền công dân là vấn đề cốt lõi nhất của hiến pháp trong bất kỳ

mô hình hiến pháp nào Tổ chức quyền lực nhà nước, giới hạn quyền lực nhà nước, suy cho cùng, cũng để bảo vệ, đảm bảo quyền con người, quyền công dân

Trong tương quan với các chế định cơ bản của hiến pháp, chế định quyền, tự do con người và công dân có vị trí đặc biệt quan trọng Nhưng so với quyền con người, quyền công dân, vấn đề nghĩa vụ của họ còn ít được quan tâm nghiên cứu Đặc biệt là quyền của người phụ nữ trong các hoạt động kinh tế, xã hội là rất quan trọng, nó càng cần phải được thể hiện mạnh

mẽ hơn trong điều kiện xã hội hiện nay Thực tế, trong quá trình công tác tại

xã Minh Hưng, tôi nhận thấy rằng, nhiều chị em phụ nữ có nhiều thiệt thòi hơn so với nam giới do bị chi phối của tư tưởng, quan niệm phong kiến, đôi khi chị em không sử dụng quyền mà pháp luật cho phép để bảo vệ nhân phẩm, danh dự và lợi ích chính đáng của mình vì sự ràng buộc của thân phận

“nữ nhi” Nhiều chị em không được tạo điều kiện khi tham gia các hoạt động

xã hội vì áp lực từ công việc nội trợ, chăm sóc con cái

Bản thân tôi nghĩ rằng, để có thể tạo nên được những hiệu ứng tốt của phong trào phụ nữ trong thời đại mới hiện nay thì phải làm tốt công tác vận

Trang 8

động phụ nữ Tôi luôn ý thức được vai trò của người đứng đầu tổ chức Hội là

“linh hồn”, là cầu nối giữa hội viên với hội cấp trên, với Đảng và chính quyền

Với cách nhìn khách quan chúng ta sẽ thấy rằng trong đời sống

xã hội, pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng, vừa là công cụ quản lý nhà nước hữu hiệu, vừa tạo hành lang pháp lý an toàn, tin cậy, thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội Bởi thế nên cùng với việc không ngừng xây dựng

và hoàn thiện hệ thống pháp luật, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, đưa pháp luật vào cuộc sống trở thành yêu cầu cấp thiết, cần được thực hiện thường xuyên, liên tục và hiệu quả với nhiều hình thức, biện pháp phù hợp Ở nước ta, ngày 09/11 hàng năm là Ngày Pháp luật với dấu mốc đây là ngày ban hành bản Hiến pháp đầu tiên năm 1946 Là bản Hiến pháp của nền dân chủ đầu tiên của Nhà nước ta, Hiến pháp năm 1946 đã thấm nhuần, thể hiện triệt để tinh thần, tư tưởng của Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân

Từ đây chúng ta có thể rút ra:

Hiến pháp pháp luật có ý nghĩa giáo dục sâu sắc trong việc đề cao giá trị của pháp luật trong Nhà nước pháp quyền, hướng mọi tổ chức, cá nhân tính tích cực tham gia với hành vi, thái độ xử sự pháp luật đúng đắn, đề cao quyền cũng như trách nhiệm, nghĩa vụ của cá nhân công dân trong học tập, tìm hiểu pháp luật và tự giác chấp hành pháp luật Qua đó, góp phần nâng cao

ý thức và niềm tin pháp luật, từng bước xây dựng và củng cố các giá trị văn hóa pháp lý trong cuộc sống xã hội Đồng thời, đây còn là mô hình để vận động, khuyến khích, kêu gọi toàn thể nhân dân chung sức, đồng lòng vì sự nghiệp xây dựng và hoàn thiện Nhà nước, phát huy triệt để tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc cùng tích cực hành động vì một Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh Do vậy, đây còn là sự kiện chính trị, pháp lý có ý nghĩa nhân văn, ý nghĩa xã hội sâu sắc

Trang 9

Hơn ai hết tất cả chúng ta, mỗi cán bộ, công chức, viên chức hay mỗi

cá nhân, công dân của nước Việt Nam cần phải luôn luôn trau dồi kiến thức pháp luật, hiểu biết pháp luật, vận dụng pháp luật một cách khoa học vào công việc thực tiễn hàng ngày để góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền

xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh Để tiếp tục nâng cao hiến pháp pháp luật cũng như áp dụng tốt vào thực tiễn thì có lẽ cần phát huy tối đa nguồn sức mạnh trên mọi lĩnh vực, khía cạnh sẽ tạo nên điểm nhấn cho công tác phổ biến giáo dục pháp luật, tạo bước chuyển biến mới cho công tác này để xã hội tiếp nhận và áp dụng pháp luật như một thói quen, một phần tất yếu trong hoạt động hàng ngày, góp phần xây dựng ý thức chấp hành pháp luật trong cán bộ, nhân dân và tổ chức trong thực hành "Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật"

Hiện nay việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh có ý nghĩa hết sức quan trọng, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người luôn tôn trọng pháp luật, nhất mực tuân theo pháp luật cho dù mình đang đứng ở cương vị nào Hồ Chí Minh ý thức sâu sắc rằng, trong việc xây dựng Nhà nước kiểu mới, tấm gương đạo đức của các bậc lãnh đạo, của các nhà cầm quyền có ý nghĩa vô cùng to lớn Nhân dân sẽ noi theo gương đó mà hành động, ứng xử Đối với Người, địa vị càng cao, uy tín càng lớn, thì việc chấp hành và thực hiện pháp luật phải càng nghiêm chỉnh Theo Người, pháp luật

là sự thể chế hoá đường lối, chủ trương của Đảng, thể hiện ý chí của nhân dân, nên phải được thực hiện thống nhất trong cả nước, mọi người đều bình đẳng trước pháp luật Trong điều kiện đảng cầm quyền, mọi cán bộ, bất cứ ở cương vị nào, đều phải sống và làm việc theo pháp luật Không cho phép bất

cứ ai dựa vào quyền thế để làm trái pháp luật Đó là những quan điểm rất tiến

bộ của Người mà cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị!

PHẦN III: KẾT LUẬN

Trang 10

Vượt lên trên những tranh chấp chính trị, Hiến pháp phải có chức năng giải quyết các tranh chấp quyền lực bằng con đường hòa bình, thay cho việc giải quyết bằng con đường súng đạn Muốn vậy thì Hiến pháp chỉ cần quy định việc phân quyền để giới hạn quyền lực và trách nhiệm bảo vệ nhân quyền để bảo đảm nhân quyền không được vi phạm Hiến pháp có một chức năng quan trong việc giải quyết bằng con đường hòa bình các mâu thuẫn xảy

ra đối với khu vực nắm và không nắm quyền lực nhà nước

Hiến pháp phải là một bản khế ước xã hội đề cao sự thỏa hiệp, thái độ nhúng nhường; thỏa thuận, vì lợi ích chung của cộng đồng Hiến pháp đảm bảo quyền tự do ngôn luận không phải để chúng ta có thể lớn tiếng với người khác chừng nào cũng được Nó còn cho chúng ta cơ hội có một thị trường ý tưởng tuyệt vời, một nơi mà “sự va chạm giữa các đảng phái” xảy ra nhờ

“thảo luận và thận trọng”, một nơi mà thông qua tranh luận và cạnh trạnh, mở rộng tầm nhìn, thay đổi ý kiến và cuối cùng không chỉ đạt được đồng thuận,

mà còn đồng thuận một cách hợp lý và công bằng”

Với tư cách là đạo luật có hiệu lực pháp lý tối cao của mỗi quốc gia, Hiến pháp ngày càng có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh đời sống chính trị của mỗi quốc gia Theo từng thời kỳ, vai trò của Hiến pháp luôn có

sự thay đổi Nhưng cho dù có thay đổi như thế nào đi chăng nữa thì Hiến pháp vẫn phải giữ lại chức năng cổ điển vốn có của mình là giới hạn quyền lực nhà nước Sự sửa đổi Hiến pháp của các quốc gia luôn có xu hướng quay trở về lại với chức năng cũ của mình

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Minh Tuấn, Hiến chương Magna Charta, Chương Nhà nước tư sản Anh, trong sách: Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2007

2 Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam, Nhà Xuất bản Công an nhân dân, năm 2004

Ngày đăng: 21/10/2021, 22:31

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w