bài tập hóa
Trường THPT Phan Đăng Lưu Trang 1 CHƯƠNG I : NGUYÊN TỬ BÀI 1 : THÀNH PHẦN NGUYÊN TỬ A– TÓM TẮT LÝ THUYẾT CƠ BẢN: * Kích thước và khối lượng nguyên tử : – Đường kính nguyên tử khoảng 10 –10 m Chú ý: nhớ : 1nm = 10 –9 m ; 1Ǻ = 10 –10 m ; 1nm = 10Ǻ – Nguyên tử hidro có bán kinh nhỏ nhất khoảng 0,053 nm. – Đường kính hạt nhân vào khoảng 10 –5 nm. – Đường kính electron và proton khoảng 10 –8 nm. * Hạt nhân : Proton (p) : điện tích = 1+ ; khối lượng 1u Nơtron (n): điện tích = 0 ; khối lượng 1u * Vỏ nguyên tử: Electron (e): điện tích =1– ; khối lượng : 5,5.10 –4 u B– BÀI TẬP: 1.1 Khái niệm "nguyên tử là phần tử nhỏ bé nhất không thể phân chia được nữa " xuất hiện ở thời kỳ : A. Sau khi tìm ra electron. B. Sau khi tìm ra proton. C. Sau khi tìm ra nơtron. D. Từ trước công nguyên. 1.2 Người tìm ra nguyên tử có cấu tạo rỗng là: A. Tôm-xơn. B. Chat-Uých. C. Rơ-dơ-pho. D. Bo. 1.3 Người tìm ra electron là : A. Tôm-xơn B. Rơ-dơ-pho. C. Chat-uých. D. Bo. 1.4 Người tìm ra proton là : A. Tôm-xơn. B. Rơ-dơ-pho. C. Chat-uých. D. Bo. 1.5 Người tìm ra nơtron là: A. Tôm-xơn. B. Rơ-dơ-pho. C. Chat-uých. D. Bo. 1.6 Chọn câu phát biểu đúng: A. Hạt nhân nguyên tử cấu tạo bởi các hạt nơtron. B. Hạt nhân nguyên tử cấu tạo bởi các hạt proton. C. Hạt nhân nguyên tử cấu tạo bởi các hạt nơtron mang điện dương và các hạt proton không mang điện. D. Hạt nhân nguyên tử cấu tạo bởi các hạt proton mang điện dương và các hạt nơtron không mang điện. Hóa học Khối 10 Trang 2 1.7 Chọn câu Đúng : A. Khối lượng riêng của hạt nhân lớn hơn khối lượng riêng của nguyên tử . B. Bán kính nguyên tử bằng bán kính hạt nhân . C. Bán kính nguyên tử bằng tổng bán kính e, p, n. D. Trong nguyên tử, các hạt p, n, e xếp khích nhau thành một khối bền chặt. 1.8 Định nghĩa nào đúng nhất về đơn vị khối lượng nguyên tử : A. 1 u là khối lượng của 6,02. 10 23 nguyên tử cacbon. B. 1 u có gía trị bằng 1/12 gam. C. 1 u có giá trị bằng 1/12 khối lượng nguyên tử cacbon. D. 1 u có giá trị bằng 1/12 khối lượng nguyên tử cacbon đồng vị 12. 1.9 Proton có kích thước, khối lượng và điện tích như sau: A. 0,053 nm ; 1u và 0. B. 10 –8 nm ; 1u ; 1+. C. 0,053 nm ; 0,00055u và 1– . D. 10 –8 nm ; 0,00055u và 1–. 1.10 Nơtron có kích thước , khối lượng và điện tích như sau : A. 0,053nm ; 1u và 0. B.10 –8 nm; 0,00055u và 1– C. 10 –8 nm ; 1u và 0. D.0,053nm; 0,00055u; 1– 1.11 Electron có kích thước , khối lượng và điện tích như sau : A. 0,053nm; 0,00055u và 1– B. 0,053nm; 1u và 0. C. 10 –8 nm; 1u và 1+. D. 10 –8 nm ; 0,00055u và 1–. 1.12 Nguyên tử hidro có kích thước,khối luợng và điện tích như sau : A. 0,053nm; 0,00055u và 1–. B. 0,053nm ; 1u ; và 0. C. 10 –8 nm ; 0,00055u và 1+. D. 10 –8 nm; 1u và 0. 1.13 Tìm câu phát biểu không đúng khi nói về nguyên tử : A. Nguyên tử là thành phần nhỏ bé nhất của chất , không bị chia nhỏ trong các phản ứng hóa học . B. Nguyên tử là một hệ trung hòa điện tích. C. Trong nguyên tử, nếu biết điện tích hạt nhân có thể suy ra số proton, nơtron, electron trong nguyên tử ấy. D. Một nguyên tố hóa học có thể có những nguyên tử với khối lượng khác nhau . 1.14 Các hạt cấu tạo nên hạt nhân của hầu hết các nguyên tử là: A. electron và proton. B. nơtron và electron. C. proton và nơtron. D. electron, proton và nơtron. 1.15 Các hạt cấu tạo nên hầu hết các nguyên tử là: Trường THPT Phan Đăng Lưu Trang 3 A. proton và electron. B. nơtron và electron. C. nơtron và proton . D. nơtron, proton và electron. 1.16 Cho biết 1u = 1,6605.10 –27 kg, nguyên tử khối của oxi bằng 15,999. Hãy tính khối lượng của một nguyên tử oxi ra kilogram. ĐS: 2,6566.10 –26 kg. 1.17 Cho biết khối lượng nguyên tử cacbon gấp 11,905 lần khối lượng nguyên tử hidro. Hãy tính nguyên tử khối của hidro ra u và gam. Biết rằng nguyên tử khối của cacbon bằng 12. (cho 1u = 1,66.10 –24 g). ĐS: 1,008 u ; 1,673.10 –24 g. 1.18 Khi điện phân nước, người ta xác định được là ứng vơi1g hidro sẽ thu được 7,936g oxi. Hỏi môt nguyên tử oxi có khối lượng gấp bao nhiêu lần khối lượng của 1 nguyên tử hidro. ĐS: 7,936 . 2 lần. 1.19 Beri và oxi lần lượt có khối lượng nguyên tử bằng bằng: m Be = 9,012 u và m O = 15,999 u Hãy tính các khối lượng đó ra gam. ĐS: m Be = 14,964.10 –24 g m O = 26,566.10 –24 g. 1.20 Theo định nghĩa, số Avogadro là một số bằng số nguyên tủ đồng vị cacbon-12 có trong 12g đồng vị cacbon-12. Số Avogadro được ký hiệu là N với N = 6,0221415.10 23 , thường lấy là 6,022.10 23 . a) hãy tính khối lượng của một nguyên tử đồng vị cacbon-12. b) Hãy tính số nguyên tử có trong 1g đồng vị cacbon-12. ĐS: m C = 1,9927.10 –23 g và n = 5,018.10 22 nguyên tử. Hóa học Khối 10 Trang 4 BÀI 2 : HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ. A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT: * Số đơn vị điện tích hạt nhân = số proton = số electron.= Z * Số Khối A : A = Z + N * Số hiệu nguyên tử = số đơn vị điên tích hạt nhân . * Kí hiệu nguyên tử : X A Z B. BÀI TẬP: 1.21 Tìm câu phát biểu sai : A. Trong một nguyên tử, số proton luôn luôn bằng số electron và bằng số đơn vị điện tích hạt nhân. B. Số đơn vị điện tích dương trong nhân bằng số đơn vị điện tích âm trên vỏ nguyên tử. C. Tổng số proton và electron được gọi là số khối. D. Đồng vị là các nguyên tử có cùng số proton nhưng khác nhau về số nơtron . 1.22 Tìm câu phát biểu không đúng khi nói về nguyên tử : A. Nguyên tử là thành phần nhỏ bé nhất của chất , không bị chia nhỏ trong các phản ứng hóa học . B. Nguyên tử là một hệ trung hòa điện tích. C. Trong nguyên tử, nếu biết điện tích hạt nhân có thể suy ra số proton, nơtron, electron trong nguyên tử ấy. D. Một nguyên tố hóa học có thể có những nguyên tử với khối lượng khác nhau . 1.23 Trong nguyên tử , ta sẽ biết số p, n, e nếu : A. Biết số p và e. B. Biết số p và n. C. Biết số e và n. D. Biết số Z và A. 1.24 Ký hiệu nguyên tử X A Z cho ta biết những gì về nguyên tố hóa học X ? Hãy chọn đáp án đúng : A. Nguyên tử khối trung bình của nguyên tử. B. Số hiệu nguyên tử X C. Số khối của nguyên tử X. D. Số proton, số nơtron và số electron trong nguyên tử. 1.25 Định nghĩa nào sau đây về nguyên tố hóa học là đúng ? Nguyên tố hóa học là những nguyên tử : A. có cùng điện tích hạt nhân. B. có cùng nguyên tử khối. Trường THPT Phan Đăng Lưu Trang 5 C. có cùng số nơtron. D. có cùng số khối. 1.26 Trong nguyên tử , ta sẽ biết số p, n, e nếu : A. Biết số p và e. B. Biết số p và n. C. Biết số e và n. D. Biết số Z và A. 1.27 Chọn câu đúng khi nói về số khối của nguyên tử : A. Số khối là khối lượng của một nguyên tử . B. Số khối là tổng số hạt proton và nơtron. C. Số khối mang điện dương . D. Số khối có thể không nguyên. 1.28 Số hiệu nguyên tử đặc trưng cho một nguyên tố hóa học vì nó : A. là điện tích hạt nhân của một nguyên tố hóa học. B. là kí hiệu của một nguyên tố hóa học . C. cho biết tính chất của một nguyên tố hóa học D. là tổng số proton và nơtron trong nhân. 1.29 Mệnh đề nào sau đây đúng khi nói về nguyên tử nitơ : A. Chỉ có hạt nhân nguyên tử nitơ mới có 7 nơtron. B. Chỉ có hạt nhân nguyên tử nitơ mới có 7 proton. C. Chỉ có hạt nhân nguyên tử nitơ mới có số proton = số nơtron. D. Chỉ có nguyên tử nitơ mới có số khối = 14. 1.30 Khi nói về số khối, điều nào sau đây luôn luôn đúng ? A. Trong nguyên tử, số khối bằng tổng khối lượng các hạt proton và nơtron. B. Trong nguyên tử, số khối bằng tổng số các hạt proton và nơtron. C. Trong nguyên tử , số khối bằng nguyên tử khối. D. Trong nguyên tử, số khối bằng tổng số các hạt proton, nơtron và electron. 1.31 Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng : A. số khối. B. số nơtron. C. số proton. D. số nơtron và proton 1.32 Kí hiệu nguyên tử biểu thị đầy đủ đặc trưng cho nguyên tử của một nguyên tố hóa học vì nó cho biết : A. số khối A. B. nguyên tử khối của nguyên tử C. số hiệu nguyên tử Z . D. số khối A và số đơn vị điện tích hạt nhân. 1.33 Tổng số p, n, e trong nguyên tử của nguyên tố X là 10. Số khối của nguyên tử nguyên tố X bằng : Hóa học Khối 10 Trang 6 A. 3 B. 4. C. 6. D. 7. 1.34 Nguyên tử đồng có kí hiệu là Cu 64 29 ( đồng vị không bền ), vậy số hạt nơtron trong 64g đồng là : A. 29. B. 35.6,02.10 23 C. 35. D. 29.6,02.10 23 . 1.35 Nguyên tử đồng có kí hiệu Cu 64 29 . Số hạt electron trong 64g đồng là : A. 29.6,02.10 23 . B. 35.6,02.10 23 . C. 29.D. 35. 1.36 Nguyên tử Rubidi có kí hiệu là Rb 85 37 . Số hạt nơtron trong 85g Rb là : A. 37. B. 48. C. 48.6,02.10 23 . D. 37.6,02.10 23 . 1.37 Tổng số nguyên tử trong 0,01 mol phân tử muối amoni nitrat bằng : A. 5,418.10 22 . B. 5,418.10 21 . C. 6,02.10 22 . D. 3,01.10 23 . 1.38 Nguyên tủ là phần tử nhỏ nhất của chất: A. không mang điện. B. mang điện tích dương. C. mang điện tích âm. D. có thể mang điện hoặc không mang điện. 1.39 Nguyên tử nào trong số các nguyên tử sau đây chứa 8 proton, 8 electron và 8 nơtron ? A. O 16 8 . B. O 17 8 . C. O 18 8 D. F 17 9 1.40 Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt p, n và e bằng 58, số hạt proton gần bằng số hạt nơtron. Tính Z và A của nguyên tố X. Đáp số: Z = 19 ; A = 39. 1.41 Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt p, n và e bằng 82, tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 22 hạt. Xác định Z, A và viết kí hiệu nguyên tử của nguyên tố X. Đáp số: Z = 26 ; A= 56 ; kí hiệu Fe 56 26 1.42 Hãy xác định điện tích hạt nhân, số proton, số nơtron, số electron, nguyên tử khối của các nguyên tử sau : , 7 3 Li F 19 9 , Mg 24 12 , Ca 40 20 1.43 Cho các nguyên tố X, Y, Z. Tổng số hạt p, n, e trong các nguyên tử lần lượt là 16, 58 và 78. Số nơtron trong hạt nhân và số hiệu nguyên tử của mỗi nguyên tố khác nhau không quá 1 đơn vị. hãy xác định các nguyên tố và viết ký hiệu của các nguyên tố . Trường THPT Phan Đăng Lưu Trang 7 Đáp số: B 11 5 ; K 39 19 ; Fe 56 26 1.44 Khi cho hạt nhân He 4 2 bắn phá vào hạt nhân N 14 7 người ta thu được một proton và một hạt nhân X. Hỏi số khối A và số đơn vị điện tích hạt nhân Z của hạt nhân X và cho biết X là nguyên tố gì ? Đáp số: Z = 8 , A = 17, oxi. BÀI 3 : ĐỒNG VỊ-NGUYÊN TỬ KHỐI- NGUYÊN TỬ KHỐI TRUNG BÌNH A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT: * Các đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng số proton nhưng khác nhau về số nơtron, do đó số khối A của chúng cũng khác nhau. * Nguyên tử khối của một nguyên tử cho biết khối lượng của nguyên tử đó nặng gấp bao nhiêu lần đơn vị khối lượng nguyên tử. * Nguyên tử khối trung bình: 100 bBaA A + = Trong đó: A, B là nguyên tử khối của đồng vị A, B. a, b là % số nguyên tử của đồng vị A và B. ba bBaA A + + = Trong đó: A,B là nguyên tử khối của đồng vị A, B. a, b là số nguyên tử của đồng vị A và B. B. BÀI TẬP: 1.45 Các đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học được phân biệt bởi đại lượng nào sau đây : A. Số nơtron. B. Số electron hóa trị. C. Số proton. D. Số lớp electron. Chọn đáp án đúng. 1.46 Hidro có 3 đồng vị : H 1 1 ; H 2 1 ; H 3 1 . Oxi có 3 đồng vị là: O 16 8 ; O 17 8 ; O 18 8 . Hỏi trong nước tự nhiên, loại phân tử nước có khối lượng phân tử nhỏ nhất là bao nhiêu u ? A. 20. B. 19. C. 18. D. 17. 1.47 Chọn định nghĩa đúng về đồng vị : A. Đồng vị là những nguyên tố có cùng số khối. B. Đồng vị là những nguyên tố có cùng điện tích hạt nhân. Hóa học Khối 10 Trang 8 C. Đồng vị là những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân và cùng số khối. D. Đồng vị là những nguyên tử có cùng số proton, khác nhau số nơtron. 1.48 Hidro có 3 đồng vị : H 1 1 , H 2 1 , H 3 1 Oxi có 3 đồng vị: O 16 8 , O 17 8 , O 18 8 Số phân tử H 2 O được hình thành là : A. 6 phân tử. B. 12 phân tử. C. 18 phân tử. D. 10 phân tử. 1.49 Nguyên tố clo có 2 kí hiệu : Cl 35 17 và Cl 37 17 . Tìm câu trả lời sai : A. Đó là hai đồng vị của nhau . B. Đó là hai nguyên tử có cùng số electron. C. Đó là hai nguyên tử có cùng số nơtron. D. Hai nguyên tử trên có cùng một số hiệu nguyên tử . 1.50 Nguyên tố cacbon có hai đồng vị bền: C 12 6 chiếm 98,89% và C 13 6 chiếm 1,11%. Nguyên tử khối trung bình của nguyên tố cacbon là: A. 12,500 B. 12,011. C. 12,022. D. 12,055. 1.51 Cho kí hiệu nguyên tử Br 80 35 (đồng vị không bền ) . Tìm câu sai A. Số hiệu nguyên tủ là 35, số electron là 35. B. Số nơtron trong hạt nhân hơn số nơtron là 10. C. Số khối của nguyên tử là 80. D. Nếu nguyên tử này mất 1e thì sẽ có kí hiệu là Br 80 34 . 1.52 Trong tự nhiên đồng có 2 đồng vị : Cu 65 29 chiếm 27% ; Cu 63 29 chiếm 73% .Vậy nguyên tử khối trung bình của Cu là : A. 63,45 B. 64,21 C. 64,54 D. 63,54 1.53 Oxi trong tự nhiên là một hỗn hợp các đồng vị O 16 8 chiếm 99,757% ; O 17 8 chiếm 0,039% ; O 18 8 chiếm 0,204%. Khi có 1 nguyên tử O 18 8 thì có : A. 5 nguyên tử O 16 8 B. 500 nguyên tử O 16 8 C. 10 nguyên tử O 16 8 D. 1000 nguyên tử O 16 8 Trường THPT Phan Đăng Lưu Trang 9 1.54 Với 2 đồng vị C 12 6 , C 14 6 và 3 đồng vị O 16 8 , O 17 8 , O 18 8 thì số phân tử CO 2 được tạo ra là : A. 6 loại . B. 9 loại. C. 12 loại . D. 18 loại. 1.55 Số proton của O, H, C, Al lần lượt là 8, 1, 6, 13 và số nơtron lần lượt là 8, 0, 6, 14 ; xét xem kí hiệu nào sau đây sai ? A. C 12 6 B. O 16 8 C. H 2 1 D. Al 27 13 1.56 Cho 2 kí hiệu nguyên tử : Na 23 11 và Mg 23 12 Chọn câu trả lời đúng : A. Na và Mg cùng có 23 electron . B. Na và Mg có cùng điện tích hạt nhân . C. Na và mg là đồng vị của nhau . D. Hạt nhân của Na và Mg đều có 23 hạt. 1.57 Hãy cho biết trong các đồng vị sau đây của Fe thì đồng vị nào phù hợp với tỉ lệ : 15 13 = sônotron sôproton A. Fe 55 B. Fe 56 C. Fe 57 D. Fe 58 1.58 Một nguyên tử có tổng số hạt là 40 hạt, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12 hạt.Vậy nguyên tử đó là A. Ca. B. Mg. C. Al D. Na 1.59 Nguyên tử Na có 11 proton, 12 nơtron, 11 electron thì khối lượng của nguyên tử Na là : A. Đúng bằng 23u. B. Gần bằng 23u. C. Đúng bằng 23g. D. gần bằng 23g. 1.60 hidro có nguyên tử khối là 1,008. Hỏi có bao nhiêu nguyên tử của đồng vị H 2 1 trong 1ml nước (cho rằng trong nước chỉ có đồng vị H 1 1 và H 2 1 ) ? ( Cho khối lượng riêng của nước là 1g/ml). Đáp số: 1.61 Các đồng vị của hidro tồn tại trong tự nhiên chủ yếu là H 1 1 và H 2 1 . Đồng vị thứ ba H 3 1 có thành phần không đáng kể. Coi các đồng vị trên có nguyên tử khối tương ứng là 1 và 2 ; nguyên tử khối trung bình của hidro tự nhiên là 1,008. Hãy tính thành phần % của hai đồng vị H 1 1 và H 2 1 ? Đáp số: 99.2% và 0,8% Hóa học Khối 10 Trang 10 1.62 Trong tự nhiên brom có hai đồng vị bền: Br 79 35 chiếm 50,69% số nguyên tử và Br 81 35 chiếm 49,31% số nguyên tử. Hãy tìm nguyên tử khối trung bình của brom. Đáp số: 79,986. 1.63 Môt nguyên tố X có hai đồng vị với tỉ lệ số nguyên tử là 23 27 . Hạt nhân nguyên tử X có 35 proton. Trong nguyên tử của đồng vị thứ nhất có 44 nơtron. Số nơtron trong nguyên tử của đồng vị thứ hai nhiều hơn trong đồng vị thứ nhất là 2 nơtron. Tính nguyên tử khối trung bình của nguyên tố X . Đáp số 79,92. 1.64 Nguyên tố clo có nguyên tử khối trung bình là 35,5u. trong tự nhiên clo có 2 đồng vị. Hãy xác định số khối của mỗi loại đồng vị nếu: * Phần trăm của đồng vị thứ hai gấp 3 lần phần trăm của đồng vị thứ nhất. * Đồng vị thứ hai kém đồng vị thứ nhất 2 hạt nơtron. Đáp số: 1.65 Nguyên tố X có 3 đồng vị là X 1 chiếm 92,23%, X 2 chiếm 4,67% và X 3 chiếm 3,10%. Tổng số khối của ba đồng vị bằng 87. Số nơtron trong X 2 nhiều hơn trong X 1 một hạt. Nguyên tử khối trung bình của X là 0855,28= X A . 1- Hãy tìm X 1 , X 2 và X 3 . 2- Nếu trong X 1 có số nơtron bằng số proton. Hãy tìm số nơtron trong nguyên tử của mỗi đồng vị. Đáp số: 1- X 1 =28, X 2 =29, X 3 =30. 2- Trong X 1 : 14 ; trong X 2 : 15 ; trong X 3 : 16. 1.66 Trong tự nhiên, đồng vị Cl 37 17 chiếm 24,23% số nguyên tử clo. Tính thành phần % về khối lượng Cl 37 17 có trong HClO 4 ( với H là đồng vị H 1 1 , O là đồng vị O 16 8 )? Cho nguyên tử khối trung bình của clo bằng 35,5. Đáp số: 8,92% 1.67 Nguyên tố magie có 3 loại đồng vị có số khối lần lượt là 24, 25 và 26. Trong số 3000 nguyên tử Mg thì có 2358 đồng vị 24; 303 đồng [...]... 2p có 3 phân lớp : 3s, 3p và 3d có 4 phân lớp : 4s, 4p, 4d và 4f Lớp thứ n có n phân lớp ( chỉ đúng đến lớp N), các lớp khác cũng chỉ có 4 phân lớp 3) Số obitan trong mỗi phân lớp: Phân lớp s : có 1 obitan Có tối đa 2 electron Phân lớp p : có 3 obitan Có tối đa 6 electron Phân lớp d : có 5 obitan Có tối đa 10 electron Phân lớp f : có 7 obitan Có tối đa 14 electron Số obitan trong mỗi lớp: -Lớp K có. .. cộng hóa trị không cực * từ 0,4 đến < 1,7 : lk cộng hóa trị có cực * từ ≥ 1,7 : lk ion III Hóa trị và số oxi hóa: 1 Hóa trị trong hợp chất ion: – Hóa trị của một nguyên tố trong hợp chất ion gọi là điện hóa trị và bằng điện tích của ion đó – Trị số điện hóa trị của một nguyên tố bằng số electron mà nguyên tử của nguyên tố đó nhường hoặc thu để tạo ion 2 Hóa trị trong hợp chất cộng hóa trị: – Hóa trị... kim ? A Năng lượng ion hóa thấp và có tính dẫn điện tốt B Năng lượng ion hóa cao và có tính dẫn điện kém C Năng lượng ion hóa thấp và có tính dẫn điện kém D Năng lượng ion hóa cao và có tính dẫn điện tốt 2.57 Trong cùng một nhóm A , theo chiều điện tích hạt nhân nguyên tử tăng dần thì năng lượng ion hóa I1 của nguyên tử : A không đổi B giảm dần C tăng dần D.biến đổi không có quy luật 2.58 Trong cùng... photpho có 7 electron B Hạt nhân nguyên tử photpho có 15 nơtron C Nguyên tử photpho có 15 electron được phân bố trên các lớp là 2, 8, 5 D Photpho là nguyên tố kim loại 7 1.120 Từ kí hiệu 3 Li ta có thể suy ra : Hóa học Khối 10 Trang 20 A Hạt nhân nguyên tử liti có 3 proton và 7 nơtron B Nguyên tử liti có 3 electron, hạt nhân có 3 proton và 4 nơtron C Liti có số khối là 3, số hiệu nguyên tử là 7 D Liti có. .. nhân mà tại đó xác suất có mặt electron khoảng 90% Ký hiệu AO.( Atomic Orbital) 4 Hình dạng obitan : * Obitan s có dạng hình cầu, tâm là hạt nhân nguyên tử * obitan p gồm 3 obitan p x, py và pz có dạng hình số tám nổi, có sự định hướng khác nhau trong không gian * Obitan d, f có dạng hình phức tạp B BÀI TẬP: 1.69 Obitan nguyên tử hidro ở trạng thái cơ bản có dạng hình cầu và có bán kính trung bình là:... b- các nguyên tử có 1, 2, 3 electron ở lớp ngoài cùng là nguyên tử kim loại c- nguyên tử có 5, 6, 7 electron ở lớp ngoài cùng là nguyên tử phi kim d- Các nguyên tử có 4 electron ngoài cùng có thể là nguyên tử kim loại hoặc phi kim B BÀI TẬP: 1.82 Các obitan trong một phân lớp electron : A có cùng định hướng trong không gian B có cùng mức năng lượng C khác nhau về mức năng lượng D có hình dạng không... định xem nguyên tố nào có số electron độc thân bằng 0 ? A H, Li , Na , F B O C N D He , Ne 1.99 Cấu hình bền của khí trơ : A Có 2 hay 8 electron ngoài cùng B Có số electron bão hòa ở lớp bên trong C Có 2 lớp trở lên với 18 electron lớp ngoài cùng D Có lớp ngoài cùng bão hòa 1.100 Một nguyên tử có cấu hình 1s2 2s2 2p3 thì nhận xét nào sai : A Có 7 electron B Có 7 nơtron Hóa học Khối 10 Trang 18... nhân có mức năng lượng thấp D Những electron ở xa hạt nhân có mức năng lượng cao 1.86 Chọn câu trả lời đúng khi nói về electron trong các lớp hay phân lớp : A Các electron có mức năng lượng bằng nhau được xếp vào một lớp B Các electron có mức năng lượng gần bằng nhau được xếp vào một phân lớp C Lớp thứ n có 2n phân lớp D Lớp thứ n có tối đa 2n2 electron 1.87 Yếu tố cho biết tới tính chất hóa học... Trang 31 A Stronti B Bari C Canxi D Magie 2.50 Hợp chất X tạo bởi 2 nguyên tố A và B và có khối lượng phân tử là 76 Nguyên tố A và B có số oxi hóa cao nhất trong các oxit là+no và +mo và có số oxi hóa âm trong hợp chất với hidro là–n H và – mH thỏa mãn các đìều kiện │no│= │nH │và │mo│= 3│mH│ Biết rằng A có số oxi hóa cao nhất trong X Vị trí nguyên tố A trong bảng tuần hoàn là : A Chu kỳ 2, nhóm IVA... hạt nhân tăng , hóa trị cao nhất với oxi tăng từ 1 đến 7, hóa trị đối với hidro giảm từ 4 đến 1 Hóa trị đối với hidro= số thứ tự nhóm hóa trị đối với oxi 7) Sự biến đổi tính axit-baz của oxit và hidroxit tương ứng: a– Trong cùng chu kỳ , khi điện tích hạt nhân tăng : tính baz giảm , tính axit tăng b– Trong cùng nhóm A, khi điện tích hạt nhân tăng : tính baz tăng, tính axit giảm B BÀI TẬP: 2.23 Theo