Dựđịnhchọnnghềcủahọcsinhlớp12trên
địa bànNinhBình
Nguyễn Thị Lành
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Luận văn Thạc sĩ ngành: Tâm lý học; Mã số: 60 31 80
Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Sinh Phúc
Năm bảo vệ: 2010
Abstract: Trình bày một số vấn đề lý luận của đề tài. Phân tích thực trạng dựđịnh
chọn nghề thực hành của họcsinhlớp12 tại các trường dạy nghề. Chỉ ra những
nguyên nhân ảnh hưởng đến dựđịnhchọnnghềcủa các em, chú trọng những nguyên
nhân các em quyết định việc theo học hay không họcnghề tại các trường dạy nghề.
Đưa ra những biện pháp nâng cao nhận thức và những biện pháp giúp các em có quyết
phù hợp trong việc chọn nghề.
Keywords: Chọn nghề; Học sinh; Ninh Bình; Tâm lý học; Lớp12
Content
PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo mỗi năm nước ta có khoảng 1 triệu thí sinh
dự thi vào các trường Đại học và Cao đẳng trên cả nước, nhưng chỉ có khoảng 20.000 học
sinh thực hiện được ước mơ đó của mình. Như vậy, còn hơn 80.000 thí sinh phải chia tay với
cổng trường đại học. Đầu vào đã khó nhưng đầu ra còn khó khăn hơn khi chỉ có 40 % có
việc làm (đúng hoặc trái ngành) - tỷ lệ thất nghiệp khá cao. Trong khi đó nước ta hiện nay
đang thiếu trầm trọng lực lượng lao động trực tiếp có kỹ thuật cao - những người được đào
tạo thực hành một cách bài bản về công nghệ và kỹ thuật. Điều này dẫn đến một thực tế trong
thị trường lao động và việc làm hiện nay đó là cảnh “thừa thầy thiếu thợ”.
Với tâm lý truyền thống phải vào bằng được đại học đã khiến hầu hết các em họcsinh tốt
nghiệp THPT đăng ký dự thi vào các trường đại học, số còn lại rất ít các em lựa chọn việc theo
học các nghề tại các trường dạy nghề. Các em cho rằng vào học tại các trường nghề chỉ là “bước
đường cùng” trong cuộc đời.
Theo Bộ Lao động thương binh và Xã hội, hơn 90% sinh viên tại các trường dạy nghề
khi ra trường hàng năm có việc làm hoặc tự tạo việc làm ngay phù hợp với nghề được đào tạo.
2
Trong số đó những học sinh, sinh viên họcnghề có tay nghề tốt đã tìm được việc làm trong
nước hoặc đi xuất khẩu lao động với mức lương rất cao.
Mặt khác một thực tế cũng đang diễn ra là việc các em họcsinh lựa chọnnghề nghiệp
trong tương lai nhưng không hề có những thông tin và hiểu biết cần thiết về nghề. Từ đó dẫn
đến các em không biết đến các ngành nghề đó đào tạo ra làm gì, để làm được nghề đó cần có
những yêu cầu gì, những nơi nào đào tạo chuyên sâu về nghề đó, cơ hội phát triển và việc làm
sau khi học như thế nào…? Từ việc nhận thức còn hạn chế dẫn đến các em lựa chọnnghề
chưa phù hợp với năng lực, điều kiện hoàn cảnh bản thân và gia đình, cũng như chưa phù hợp
với nhu cầu thị trường. Dẫn đến các em khi ra trường không có việc làm, hoặc phải học
chuyển nghề gây tốn kém cho bản thân và xã hội. Có nhiều em do không yêu thích và hứng
thú với nghề nên dẫn đến hiệu quả làm việc không cao, luôn có tư tưởng muốn bỏ nghề.
Vì vậy việc tìm hiểu dựđịnhchọnnghềcủahọcsinhlớp 12, để kịp thời cung cấp
những hiểu biết, định hướng và tư vấn nghề nghiệp cho các em đang trở thành vấn đề quan
trọng. Giúp các em họcsinh có những quyết địnhchọn lựa nghề phù hợp với điều kiện bản
thân, gia đình và đáp ứng yêu cầu xã hội là một nhu cầu cấp thiết được đặt ra hiện nay.
Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi đã quyết định lựa chọn đề tài “Dự địnhchọn
nghề củahọcsinhlớp 12” để nghiên cứu. Do thời gian và năng lực còn hạn chế, nên chúng
tôi chủ yếu tìm hiểu nhận thức và dựđịnhcủa các em với vấn đề chọn nghề: thực hành được
đào tạo tại các trường dạy nghề trong toàn quốc và địabàn mà chúng tôi triển khai là tại Ninh
Bình.
2. Đối tượng nghiên cứu
- Dựđịnhchọnnghềcủahọcsinhlớp12
3. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu thực trạng dựđịnhchọnnghềcủahọcsinhlớp 12, đặc biệt với việc chọn
các nghề thực hành học tại các trường dạy nghề. Chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn
nghề thực hành củahọcsinhlớp12. Từ đó có các biện pháp nâng cao nhận thức và định
hướng cho các em họcsinhlớp12 quan tâm đến việc theo học các nghề thực hành tại các
trường nghề bên cạnh xu hướng chỉ coi trọng việc học tại các trường đại học.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu một số vấn đề lý luận của đề tài
- Nghiên cứu thực trạng dựđịnhchọnnghề thực hành của họcsinhlớp12 tại các
trường dạy nghề.
3
- Chỉ ra những nguyên nhân ảnh hưởng đến dựđịnhchọnnghềcủa các em, chú trọng
những nguyên nhân các em quyết định việc theo học hay không họcnghề tại các trường dạy
nghề.
- Đưa ra những biện pháp nâng cao nhận thức và những biện pháp giúp các em có
quyết phù hợp trong việc chọn nghề.
5. Khách thể nghiên cứu
- 768 em họcsinhlớp12 tại 4 trường THPT: THPT Ngô Thì Nhậm, THPT bán công
Tạ Uyên, THPT Yên Mô B, THPT Bình Minh và Trung tâm giáo dục thường xuyên Tam
Điệp – Ninh Bình.
- 200 em họcsinh hiện đang họcnghề tại trường Cao đẳng nghề Cơ giới NinhBình
- 100 bậc phụ huynh của các em họcsinh trong diện nghiên cứu
- Các thầy cô giáo chủ nhiệm và BGH trường Cao đẳng nghề Cơ giới Ninh Bình.
6. Giới hạn khách thể, phạm vi nghiên cứu
- Trong đề tài này chúng tôi chủ yếu tập trung vào tìm hiểu dựđịnhcủa các em học
sinh lớp12 với việc lựa chọnnghề thực hành (học tại các trường dạy nghề trong toàn quốc)
- Khách thể nghiên cứu là các em họcsinhlớp12 đặc biệt các em họcsinh có học lực
Khá trở xuống vì chúng tôi cho rằng các em này khả năng đỗ vào đại học sẽ hạn chế, do vậy
các em sẽ có dựđịnh vào học tại các trường dạy nghề. Các em có lực học giỏi sẽ chủ yếu lựa
chọn thi vào đại học.
- Phạm vi nghiên cứu: 4 trường THPT và 1 trung tâm giáo dục thường xuyên trênđịa
bàn tỉnh Ninh Bình.
7. Giả thuyết nghiên cứu
- Đa số các em họcsinhlớp12 trong diện nghiên cứu có mong muốn đi học đại học
hơn là học các nghề thực hành. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc các em không mong
muốn học các nghề thực hành, trong đó nguyên nhân chủ yếu là do nhận thức của các em về
các nghề này còn hạn chế.
8. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến vấn đề
được nghiên cứu trong đề tài, nhằm xây dựng cơ sở lý luận khoa học, trên cơ sở đó mới tiến
hành nghiên cứu những vấn đề thực tiễn.
- Phương pháp trưng cầu ý kiến bằng bảng hỏi: Đây là phương pháp quan trọng nhất
được sử dụng chủ yếu nhằm thu thập số liệu cho việc nghiên cứu đề tài.
4
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Tiến hành phỏng vấn 2 em họcsinh trường THPT Ngô
Thì Nhậm và THPT Bán công Tạ Uyên; 1 em họcsinh hiện đang học tại trường Cao đẳng
nghề Cơ giới NinhBình để làm rõ nhận thức và định hướng chọnnghềcủa các em.
- Phương pháp xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS phiên bản 13.0
References
[1]. Đặng Danh Ánh (1993) - Một số vấn đề tâm lý giáo dục hướng nghiệp - Thông tin
khoa học giáo dục số 2
[2]. Nguyễn Ngọc Bích ( 1979) - Động cơ chọnnghềcủa thanh niên, thiếu niên - luận
án PTS
[3]. Phương Chi - Nghịch lý trường nghề - Báo Nông nghiệp Việt Nam - số 185 ra
ngày 16/9/2010
[4]. Con I.X (1997) - Tâm lý học thanh niên -Nxb trẻ - Thành phố Hồ Chí Minh
[5]. Phạm Tất Dong (1968) - Giúp bạnchọnnghề - Nxb Giáo dục
[6]. Nguyễn Hữu Dũng (2005) - Thị trường lao động và định hướng nghề nghiệp cho
thanh niên - Nxb Lao động xã hội
[7]. Quang Dương - Những gì đòi hỏi nơi bạn, khi hướng nghiệp - Tạp chí nghề
nghiệp và cuộc sống - Hội dạy nghề Việt Nam số 7,8,9 năm 2010
[8]. Vũ Minh Gia (1986) - Chuẩn bị nghề cho họcsinh PTCS - Nghiên cứu giáo dục
[9]. Chử Hà - Dạy nghề đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp, kinh nghiệm và hợp tác - Tạp chí nghề
nghiệp và cuộc sống - Hội dạy nghề Việt Nam số 7,8,9 năm 2010
[10]. Hồng Hà- Đào tạo TCCN - Mở rộng quy mô gắn với chất lượng đào tạo - Báo
Giáo dục và thời đại số 135 ngày 24/8/2010
[11]. Phạm Minh Hạc (1988) - Chuẩn bị cho họcsinh đi vào lao động sản xuất - một nhiệm vụ
quan trọng của nhà trường phổ thông - Nghiên cứu giáo dục số 1
[12].Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thang (1998) - Tâm lý học lứa tuổi và
tâm lý học sư phạm - Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
[13]. Khánh Hoà - Chọn nghề, điều quan trọng nhất của cuộc đời - Tạp chí nghề
nghiệp và cuộc sống - Hội dạy nghề Việt Nam số 7,8,9 năm 2010
[14]. An Huy - Đường cùng mới họcnghề - Báo Phụ nữ Việt Nam số 101 ra ngày
23/8/2010
[15]. Klimov.E.A (1971) - Nay đi học, mai làm gì - Tài liệu dịch - Tủ sách Đại học Sư
phạm Hà Nội
5
[16]. Kỷ yếu đối thoại Pháp - Anh, vấn đề và hướng đi giáo dục tại Việt Nam (2005),
Khoa sư phạm, Đại học Quốc gia Hà Nội
[17]. Vũ Thị Ngọc Lan (2005) - Định hướng giá trị nghề nghiệp trong dựđịnh chọn
nghề củahọcsinh THPT Yên Viên - Luân văn thạc sỹ tâm lý học - Đại học sư phạm Hà Nội
[18]. Lênin V.I (1963) - Bút ký triết học - Nxb Sự thật, Hà Nội năm 1963
[19]. Trần Thế Linh (1994) - Mức độ hiểu nghề trong chọnnghềcủahọc
[20]. Những điều cần biết về tuyển sinh vào đại học, cao đẳng năm 2010 - Bộ giáo
dục và đào tạo năm 2010
[21]. Những điều cần biết về tuyển sinh vào các trường dạy nghề - Bộ lao động
thương binh và xã hội năm 2008
[22]. Đào Thị Oanh (2003) - Tâm lý học lao động - Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
[23]. Phan Thị Tố Oanh (1996) - Nhận thức và dựđịnh chọn nghềcủahọcsinh PTTH
- Luận án PTS
[24].Tài liệu tập huấn nghề nghiệp cho họcsinh phổ thông (1992), Hà Nội
[25]. Từ điển tiếng Việt (1997), NXb Đà Nẵng
[26]. Tuổi trẻ và nghề nghiệp (1995) - Nxb thành phố Hồ Chí Minh
[27]. Tuổi trẻ và nghề nghiệp (1985) - tập 1 - Nxb Công nhân kỹ thuật
[28]. Nguyễn Khắc Viện (1991)- Từ điển tâm lý học - Nxb Ngoại văn - TT nghiên cứu
trẻ em Hà Nội
[29]. Nguyễn Thắng Vu (2007) - Tôi chọnnghề - NXB Kim Đồng
[30]. Nguyễn Đình Xuân (1995) - Tuổi trẻ, sự nghiệp, tình yêu - Nxb Giáo dục
[31]. Lê Thị Hồng Yến (2008) - Tìm hiểu thực trạng xu hướng chọnnghề của họcsinh
trường THPT Trung Giã - Sóc Sơn - Hà Nội - Luận văn thạc sỹ tâm lý học, Đại học Sư phạm
Hà Nội
.
Bình.
2. Đối tượng nghiên cứu
- Dự định chọn nghề của học sinh lớp 12
3. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu thực trạng dự định chọn nghề của học sinh lớp. Dự định chọn nghề của học sinh lớp 12 trên
địa bàn Ninh Bình
Nguyễn Thị Lành
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Luận