1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đoàn kết dân tộc ở việt nam hiện nay

13 1,2K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 348,7 KB

Nội dung

1 Đoàn kết dân tộc Việt Nam hiện nay Nguyễn Thị Hoài Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn; Khoa Triết học Chuyên ngành: Chủ nghĩa Xã hội Khoa học; Mã số: 66.22.85 Người hướng dẫn: TS. Dương Văn Duyên Năm bảo vệ: 2012 Abstract. Trình bày cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn để xây dựng chính sách của Đảng và Nhà nước ta về đoàn kết các dân tộc và những nội dung cơ bản trong chính sách của Đảng và Nhà nước ta về đoàn kết các dân tộc. Khái quát kết quả việc thực hiện chính sách đoàn kết các dân tộc nước ta trong thời gian qua. Đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả chính sách đoàn kết các dân tộc nước ta hiện nay. Keywords. Chủ nghĩa xã hội khoa học; Đoàn kết dân tộc; Việt Nam Content. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận văn Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc. Mặc dù mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa riêng trong sự thống nhất và đa dạng của nền văn hóa Việt Nam, nhưng trong tiến trình lịch sử lâu dài dựng, giữ và phát triển đất nước, các dân tộc luôn kề vai sát cánh đấu tranh kiên cường và giành thắng lợi trước mọi kẻ thù xâm lược. Do đó, đoàn kết các dân tộc là một nhu cầu khách quan, cấp thiết và trở thành truyền thống quý báu của nhân dân ta. Ngày nay, công cuộc xây dựng và phát triển đất nước trong bối cảnh trong nước và quốc tế có nhiều thay đổi càng đòi hỏi chúng ta phải tăng cường đoàn kết các dân tộc hơn bao giờ hết. Để có thể thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, các dân tộc trong cả nước cần nêu cao tinh thần đoàn kết, phát huy truyền thống vì lợi ích tối cao của Tổ quốc, đồng tâm nhất trí đưa đất nước ta vững bước tiến lên phía trước, vì tương lai của Tổ quốc và tiền đồ của dân tộc, vì thế hệ hôm nay và con cháu mai sau. Việc xây dựng và củng cố đoàn kết giữa các dân tộc có ý nghĩa hết sức quan trọng, vừa có thể phát huy hết tiềm năng và sức mạnh nội lực của đất nước tạo nên một thế trận vững chắc, một sức mạnh tổng hợp vừa có thể khắc phục được mặt trái của những vấn đề như mâu thuẫn, xung đột dân tộc hay sự lợi dụng của các thế lực thù địch Hiện nay, đoàn kết các dân tộc nói riêng, vấn đề dân tộc nói chung đang trở thành vấn đề quốc tế mang tính thời sự sâu sắc. Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch của cách mạng ý thức rõ sức mạnh của đoàn kết dân tộc, luôn luôn tìm cách phá hoại khối đoàn kết thống nhất dân tộc. Chúng ra sức lợi dụng tính phức tạp và nhạy cảm của vấn đề dân tộc, đặc biệt là lợi dụng những khó khăn của các dân tộc thiểu số, để kích động, chia rẽ, gây rối và can thiệp vào công việc nội bộ của đất nước, chống phá sự nghiệp cách mạng của nhân dân Việt Nam. Kể từ khi Việt Nam thực hiện đường lối đổi mới, các thế lực thù địch lại 2 càng tăng cường lợi dụng các vấn đề dân tộc để chống phá quyết liệt, đã đôi lúc chúng gây cho ta những khó khăn nhất định. Vấn đề đoàn kết dân tộc có nhiều diễn biến phức tạp. Trong khi đó, cuộc đấu tranh ngăn chặn các thủ đoạn và hành vi lợi dụng vấn đề dân tộc để chống phá đất nước, tuy đã có cố gắng nhưng vẫn còn có một số hạn chế, sai lầm nhất định. Trước yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, trước âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, hơn lúc nào hết, đồng bào các dân tộc Việt Nam phải đồng chí đồng lòng, đoàn kết với nhau để tạo nên sức mạnh chiến đấu và chiến thắng. Tuy nhiên để các dân tộc có thể tiếp tục phát huy được truyền thống đoàn kết quý báu đã được vun đắp trong lịch sử thì điều kiện tiên quyết là Đảng và Nhà nước ta phải xây dựng được một hệ thống chính sách đoàn kết dân tộc đúng đắn, kịp thời. Hệ thống chính sách này tác động vào quan hệ dân tộc, nhằm tạo điều kiện cho sự tương trợ, giúp đỡ nhau và đảm bảo sự bình đẳng thực sự giữa các dân tộc Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trên cơ sở điều kiện tiên quyết đó, hệ thống chính sách này nhằm làm cho mối quan hệ giữa các dân tộc ngày càng trở nên gần gũi, thân thiết, gắn bó. Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách nhằm tăng cường khối đoàn kết giữa các dân tộc nước ta. Việc thực hiện các chính sách đã đem lại những kết quả tốt đẹp đáng ghi nhận, kinh tế phát triển, đời sống đồng bào các dân tộc được nâng cao hơn, chính trị ổn định, chất lượng giáo dục, y tế đã có nhiều tiến bộ, bản sắc văn hóa được giữ gìn và phát huy, an ninh, quốc phòng được giữ vững Những biểu hiện đó đã cho thấy những chính sách của Đảng và Nhà nước đã tác động tích cực tới việc củng cố và tăng cường sức mạnh của khối đoàn kết giữa các dân tộc nước ta. Tuy nhiên, việc đưa chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước vào thực tiễn do nhiều nguyên nhân khác nhau vẫn còn một số hạn chế, bất cập, cần nhanh chóng phát hiện và khắc phục kịp thời. Trước ý nghĩa to lớn và vai trò đặc biệt quan trọng của việc củng cố, tăng cường khối đoàn kết giữa các dân tộc nước ta trong tình hình thế giới và trong nước có nhiều biến đổi hiện nay, trước những vấn đề đặt ra trong việc thực hiện chính sách đoàn kết dân tộc của Đảng ta hiện nay, đồng thời với niềm đam mê nghiên cứu vấn đề này của bản thân đã thôi thúc tôi lựa chọn đề tài “Đoàn kết dân tộc Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài *) Nhóm công trình nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết dân tộc: Đoàn kết dân tộc là một trong những nội dung lớn trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh, chính vì vậy số lượng các công trình nghiên cứu về vấn đề này là rất lớn và chuyên sâu. Có thể kể đến một số công trình tiêu biểu như: Hồ Chí Minh với vấn đề đoàn kết các dân tộc của Lê Ngọc Thắng (2005), Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội; Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết dân tộc và sự vận dụng của Đảng ta trong giai đoạn hiện nay của tác giả Nguyễn Đức Ngọc (chủ biên) (2007), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội;… Các công trình đó cũng cung cấp cho tác giả luận văn những tư liệu hết sức quý báu, bởi tư tưởng của Hồ Chủ tịch về đoàn kết dân tộc là một trong những cơ sở lý luận quan trọng để Đảng và Nhà nước ta xây dựng chính sách đoàn kết các dân tộc nước ta hiện nay. *) Nhóm công trình nghiên cứu về vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc: Để có thể tăng cường củng cố và phát huy được truyền thống đoàn kết của dân tộc ta, Đảng và Nhà nước cần phải có một hệ thống chính sách dân tộc phù hợp và hiệu quả. Chính vì thế, vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc cũng thu hút được rất nhiều các tác giả quan tâm nghiên cứu. Năm 1995, Tổng cục Chính trị - Cục Tư tưởng – Văn hóa cho phát hành cuốn Một số vấn đề dân tộc và quan điểm chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội; sau đó là sự xuất hiện của hàng loạt các 3 tác phẩm khác như: Hệ thống các văn bản chính sách dân tộc và miền núi (2000), Về công tác dân tộc trong 10 năm đổi mới (1990 – 2000) của Hoàng Đức Nghi (2001), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Về vấn đề dân tộc và công tác dân tộc nước ta (2001) của Ủy ban dân tộc và miền núi, Hà Nội; Ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương cho ra đời cuốn Vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam vào năm 2002, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Hay cuốn Tìm hiểu chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về dân tộc và miền núi do Vi Hoàng (chủ biên), Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội Hệ thống các công trình trên đây tập trung làm rõ quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề dân tộc, đưa ra những đánh giá về thành tựu và hạn chế của công tác dân tộc nước ta trong thời gian qua. Tuy nhiên, trong hệ thống các công trình này, tác giả chưa tìm thấy có có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về chính sách đoàn kết các dân tộc nói riêng. *) Nhóm công trình nghiên cứu về quan hệ giữa các dân tộc nước ta: Các công trình tiêu biểu có thể kể đến như: Quan hệ giữa các tộc người trong một quốc gia dân tộc (1993) của tác giả Đặng Nghiêm Vạn, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Phát triển quan hệ dân tộc Việt Nam hiện nay của Trần Quang Nhiếp (1997), Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội; Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn về dân tộc và quan hệ dân tộc Việt Nam của Nguyễn Quốc Phẩm, Trịnh Quốc Tuấn (1999), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách liên quan đến mối quan hệ dân tộc hiện nay của Phan Hữu Dật (2001), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội;… Ở nhóm công trình này các tác giả đã đưa ra sự lý giải tương đối thống nhất về khái niệm dân tộc bao gồm 2 cấp độ: dân tộc – quốc gia, dân tộc - tộc người, trên cơ sở đó đi sâu luận bàn về mối quan hệ giữa các dân tộctộc người nước ta hiện nay. Tuy nhiên, các ấn phẩm này hầu hết ra đời cách đây đã hơn một thập kỷ, vì vậy những hiện tượng nảy sinh trong quan hệ giữa các dân tộc liên tục xuất hiện trong những năm gần đây vẫn còn bị bỏ ngỏ. *) Nhóm công trình nghiên cứu về vấn đề đoàn kết các dân tộc Việt Nam: Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến vấn đề đoàn kết giữa các dân tộc, năm 1971 Nhà xuất bản Sự thật cho xuất bản cuốn Các dân tộc đoàn kết bình đẳng giúp đỡ nhau cùng tiến bộ tập hợp những bài nói và viết của Người về chủ đề này. Tác giả Lê Ngọc Thắng cũng đã nghiên cứu về tư tưởng này của Người và cho xuất bản tác phẩm Hồ Chí Minh với vấn đề đoàn kết các dân tộc (2005), Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. Trong những năm gần đây vấn đề đoàn kết các dân tộc được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt chú trọng, được đánh dấu bằng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số Việt Nam lần thứ nhất (Tháng 5 năm 2010) và cho ra đời hai ấn phẩm Dưới ngọn cờ vẻ vang của Đảng cộng đồng các dân tộc Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp đỡ nhau cùng phát triển (Báo cáo chính trị tại Đại hội Đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số Việt Nam lần thứ nhất); Kỷ yếu Hội thảo quốc gia cộng đồng các dân tộc thiểu số Việt Nam và chính sách đại đoàn kết dân tộc, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Các công trình trên đây đã khẳng định bình đẳng là một trong những điều kiện quan trọng của đoàn kết các dân tộc và biểu hiện sinh động nhất của tình đoàn kết ấy là tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau. Có thể nói đó là một trong những nội dung quan trọng nhất trong quá trình nghiên cứu và xây dựng chính sách đoàn kết các dân tộc. Hệ thống các công trình trên đây đã nghiên cứu nhiều khía cạnh xung quanh vấn đề đoàn kết các dân tộc nước ta: từ cơ sở lý luận (Khái niệm dân tộc; Tư tưởng Hồ Chí Minh, Chủ trương, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về đoàn kết dân tộc…), cơ sở thực tiễn (đặc điểm của các dân tộc, quan hệ dân tộc nước ta…) đến một số giải pháp 4 nhằm tăng cường khối đoàn kết dân tộc Việt Nam ta. Tuy nhiên có thể nói rằng số lượng các công trình chuyên sâu tập trung nghiên cứu về vấn đề đoàn kết các dân tộc nước ta là chưa nhiều. Đặc biệt là chúng tôi thấy rất ít tác giả công bố nghiên cứu về chính sách của Đảng và Nhà nước về đoàn kết các dân tộc nước ta, kết quả thực hiện chính sách trong thời gian qua và hệ thống những giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả chính sách ấy, mà theo tác giả luận văn thì đây là vấn đề hết sức quan trọng. Chính vì vậy, chúng tôi khi lựa chọn đề tài “Đoàn kết dân tộc Việt Nam hiện nay” đã coi đây là đối tượng nghiên cứu chính cần tập trung nghiên cứu. 3. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp luận Đề tài nghiên cứu dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam về dân tộcđoàn kết dân tộc. Phương pháp luận: Đề tài sử dụng kết hợp các phương pháp: phân tích, tổng hợp, so sánh… 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Để đảm bảo và tăng cường đoàn kết giữa các dân tộc, Đảng và Nhà nước ta cần xây dựng hệ thống chính sách đúng đắn và phù hợp. Chính sách đoàn kết các dân tộckết quả thực hiện chính sách đoàn kết dân tộc của Đảng và Nhà nước ta hiện nay là đối tượng nghiên cứu của đề tài này. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu vấn đề dân tộc cấp độ hẹp tức dân tộctộc người và nghiên cứu nước ta trong những năm đổi mới (giai đoạn từ Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI đến nay). 5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: Khái quát những quan điểm, chính sách cơ bản của Đảng và Nhà nước ta về đoàn kết các dân tộckết quả thực hiện quan điểm, chính sách đó nước ta trong những năm đổi mới vừa qua, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của chính sách đoàn kết các dân tộc. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục tiêu trên, luận văn cần giải quyết một số nhiệm vụ sau: Chỉ ra cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn để xây dựng chính sách của Đảng và Nhà nước ta về đoàn kết các dân tộc và những nội dung cơ bản trong chính sách của Đảng và Nhà nước ta về đoàn kết các dân tộc. Khái quát kết quả việc thực hiện chính sách đoàn kết các dân tộc nước ta trong thời gian qua. Đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả chính sách đoàn kết các dân tộc nước ta hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Ý nghĩa lý luận: luận văn góp phần vào việc nghiên cứu vấn đề đoàn kết dân tộc và chính sách đoàn kết các dân tộc nước ta hiện nay. Ý nghĩa thực tiễn: kết quả nghiên cứu của luận văn có thể dùng làm tư liệu tham khảo cho những người quan tâm đến lĩnh vực này. 7. Kết cấu của luận văn Luận văn bao gồm phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và 2 chương, 5 tiết. 5 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ĐỂ XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƢỚC TA VỀ ĐOÀN KẾT DÂN TỘC 1.1. Cơ sở lý luận để xây dựng chính sách của Đảng và Nhà nƣớc ta về đoàn kết dân tộc 1.1.1 Một số khái niệm * Khái niệm “dân tộc”: Khái niệm “Dân tộc”: có hai cấp độ hay hai phương diện khác nhau: Cấp độ chung phổ quát: Dân tộc – quốc gia: dân tộc đồng nghĩa với quốc gia (nation) hay đất nước, Tổ quốc, ví dụ: dân tộc Việt Nam, dân tộc Đức… đây, khái niệm dân tộc được dùng để chỉ một cộng đồng người ổn định, làm thành nhân dân một nước, có một lãnh thổ quốc gia, một nền kinh tế thống nhất, có ngôn ngữ chung và có tâm lý chung biểu hiện trong văn hóa của quốc gia dân tộc. Cấp độ hẹp hơn: Dân tộctộc người (ethnie), thường được dùng như khái niệm công cụ của các ngành dân tộc học, nhân chủng học, xã hội học, văn hóa học, lịch sử… Ở đây, khái niệm dân tộc dùng để chỉ cộng đồng người hình thành, phát triển trong lịch sử với ba đặc trưng cơ bản đó là có chung một ngôn ngữ tộc người, một bản sắc văn hóa tộc người và đặc biệt có ý thức tự giác tộc người. * Khái niệm “chính sách”: Chính sách là thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong đời sống kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, qua tìm hiểu các tài liệu, các nghiên cứu cho thấy khái niệm chính sách được thể hiện khác nhau, ví dụ: Chính sách là những sách lược và kế hoạch cụ thể nhằm đạt một mục đích nhất định, dựa vào đường lối chính trị chung và tình hình thực tế mà đề ra; hoặc Chính sách là các chủ trương và các biện pháp của một đảng phái, một chính phủ trong các lĩnh vực chính trị - xã hội. Chính sách dân tộc là một hệ thống chính sách của Đảng và Nhà nước tác động vào các dân tộc và quan hệ dân tộc Việt Nam, trực tiếp nhất vào các dân tộc thiểu số và miền núi. Chính sách dân tộc có nội dung rất cụ thể: về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng… Chính sách đoàn kết dân tộc là một hệ thống chính sách của Đảng và Nhà nước ta tác động vào quan hệ dân tộc, nhằm tạo điều kiện cho sự tương trợ, giúp đỡ nhau và đảm bảo sự bình đẳng thực sự giữa các dân tộc Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trên cơ sở điều kiện tiên quyết đó, hệ thống chính sách này nhằm làm cho mối quan hệ giữa các dân tộc ngày càng trở nên gần gũi, thân thiết, gắn bó. 1.1.2. Quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin về đoàn kết dân tộc Những đóng góp của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin trên cả phương diện lý luận và thực tiễn của vấn đề đoàn kết dân tộc là rất quan trọng. Các ông đã đặt nền tảng để xây dựng khối liên minh công nông, đoàn kết giai cấp vô sản, đoàn kết các dân tộc bị áp bức, tập hợp lực lượng, đưa cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản đi tới thắng lợi. Đó là cơ sở để Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam hình thành và xây dựng nên chiến lược đại đoàn kết toàn dân tộc nói chung, đoàn kết các dân tộc nói riêng, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam trong đấu tranh giải phóng dân tộc, cũng như trong xây dựng CNXH. 1.1.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết dân tộc Khái niệm đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh từ rất sớm đã bộc lộ hai nội dung cơ bản: Đoàn kết các dân tộc trên phạm vi quốc tế. Đoàn kết các dân tộc trong một quốc gia đa dân tộc. 6 Khi đề cập đến dân tộc cấp độ quốc gia, Hồ Chí Minh luôn kiên định: “Dân tộc Việt Nam là một”, từ đó Người khẳng định đoàn kết dân tộc phải gắn liền với đoàn kết quốc tế. Khi đề cập dân tộc cấp độ tộc người, chủ tịch Hồ Chí Minh sớm nhận thức đúng vị trí vấn đề dân tộcđoàn kết các dân tộc. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết các dân tộc là một nội dung, một bộ phận trong chiến lược đại đoàn kết của Người – một đóng góp quan trọng và là di sản cách mạng vô giá của cách mạng nước ta trong công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng phát triển đất nước. Trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, vì CNXH của nhân dân ta, Người luôn khẳng định đoàn kết giữa các dân tộc (tộc người) là một yếu tố quyết định tạo nên sức mạnh tổng hợp cho toàn thể dân tộc Việt Nam. 1.2.1. Đặc điểm, tình hình các dân tộc Việt Nam Các dân tộc Việt Nam có các đặc điểm cơ bản sau: Việt Nam là một quốc gia thống nhất đa dân tộc. Các dân tộc Việt Nam có truyền thống yêu nước nồng nàn, sâu sắc, có truyền thống đoàn kết chặt chẽ. Các dân tộc thiểu số nước ta cư trú trên địa bàn có tầm quan trọng chiến lược về chính trị, kinh tế, an ninh, quốc phòng và bảo vệ môi trường sinh thái. Các dân tộc nước ta cư trú phân tán và xen kẽ. Các dân tộc nước ta còn có sự chênh lệch về trình độ phát triển. Sự tác động của những đặc điểm của các dân tộc nước ta tới quá trình xây dựng khối đoàn kết có tính hai mặt. Bên cạnh những đặc điểm đem đến sự thuận lợi còn có một số yếu tố đặt ra thách thức, khó khăn nhất định đến quá trình phát huy sức mạnh đoàn kết giữa các dân tộc nước ta. Điều đó cho thấy đặc điểm của các dân tộc là một trong những căn cứ, cơ sở thực tiễn quan trọng để xây dựng chiến lược nhằm tăng cường, củng cố khối đoàn kết các dân tộc. 1.2.2. Yêu cầu trong nước và quốc tế Yêu cầu trong nước và quốc tế hiện nay yêu cầu nhân dân các dân tộc nước ta phải tăng cường khối đoàn kết thông nhất hơn bao giờ hết. Chính vì vậy, đây là một trong những cơ sở thực tiễn quan trọng để Đảng và Nhà nước ta xây dựng chính sách đoàn kết các dân tộc được đúng đắn và hiệu quả. 7 CHƢƠNG 2: THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐOÀN KẾT DÂN TỘC CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƢỚC TA HIỆN NAY 2.1. Những nội dung cơ bản trong quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc ta về đoàn kết dân tộc Từ khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn quan tâm đến công tác đoàn kết các dân tộc, và coi đó là nhân tố quan trọng trong việc phát huy sức mạnh khối ĐĐKTDT. Có thể khái quát quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề dân tộc, đoàn kết dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc những nội dung cơ bản sau: Bình đẳng giữa các dân tộc trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Đoàn kết dân tộc - vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài và cấp bách của cách mạng Việt Nam. Thực hiện đoàn kết các dân tộc là góp phần quan trọng trong việc thực hiện chiến lược ĐĐKTDT. Các dân tộc tương trợ giúp đỡ nhau cùng phát triển. Từ những quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đã hình thành và xây dựng nên một hệ thống các văn bản pháp luật về đoàn kết, tương trợ, giúp nhau cùng phát triển trong cộng đồng. Đây có thể coi là cơ sở pháp lý chắc chắn giúp cho khối đoàn kết giữa các dân tộc nước ta ngày càng được củng cố và phát huy mạnh mẽ. a. Nhóm quy định pháp luật về quyền bình đẳng về chính trị của đồng bào các dân tộc b. Nhóm quy định pháp luật về đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo đối với khu vực đồng bào dân tộc thiểu số c. Nhóm quy định pháp luật về đảm bảo an ninh, quốc phòng d. Nhóm quy định pháp luật về nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và đối với đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng e. Nhóm quy định pháp luật về y tế - văn hoá - xã hội 2.2. Kết quả việc thực hiện chính sách đoàn kết dân tộc nƣớc ta hiện nay Sau hơn hai mươi năm, việc thể chế hóa và cụ thể hóa đường lối đổi mới của Đảng và pháp luật của Nhà nước ta liên quan đến công tác dân tộc và chính sách đoàn kết dân tộc đã được thực hiện có hiệu quả. Nhờ có những chính sách của Đảng và Nhà nước, truyền thống đoàn kết giữa các dân tộc nước ta đã tiếp tục được duy trì, củng cố và phát huy sức mạnh, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp cách mạng mới đặt ra. Sức mạnh của khối đoàn kết giữa các dân tộc được thể hiện thông qua việc chúng ta đã thực hiện thắng lợi nhiều mục tiêu và đạt được nhiều thành tựu trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội: tình hình chính trị, trật tự an toàn xã hội cơ bản đã được ổn định, an ninh - quốc phòng được giữ vững. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc cơ bản đã được Hiến pháp xác định và được thể hiện trên mọi lĩnh vực xã hội. Kinh tế đất nước có những bước phát triển vượt bậc, đời sống của nhân dân về cơ bản được nâng lên. Nền kinh tế nhiều thành phần miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số từng bước được hình thành và phát triển, cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân nhiều vùng đồng bào dân tộc thiểu số được cải thiển rõ rệt. Công tác xóa đói giảm nghèo đạt được kết quả to lớn. Mặt bằng dân trí đã được nâng lên, sự nghiệp giáo dục vùng dân tộc thiểu số và miền núi phát triển mạnh. Bản sắc văn hóa các dân tộc được gìn giữ và phát huy. Việc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân vùng cao, vùng sâu, vùng xa được quan tâm hơn 8 Những kết quả này đã chứng minh rằng chính sách đoàn kết các dân tộc của Đảng và Nhà nước ta thực sự đi vào cuộc sống; đã góp phần quyết định trong việc tăng cường khối đoàn kết giữa các dân tộc nước ta thêm chặt chẽ, hùng mạnh. 2.2.1. Phát triển kinh tế, nâng cao mức sống của đồng bào các dân tộc Sau hơn hai mươi năm đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nền kinh tế nước ta từ nền kinh tế bao cấp, trì trệ bị bao vây cấm vận, đời sống nhân dân hết sức khó khăn, đã có những bước tiến vững vàng và đạt được những thành tựu to lớn, tạo đà cho thế kỷ phát triển mới của đất nước. Đất nước đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, kinh tế tăng trưởng nhanh, cơ sở vật chất - kỹ thuật được tăng cường, đời sống của các tầng lớp nhân dân không ngừng được cải thiện. Quy mô tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2010 tính theo giá thực tế đạt 101,6 tỉ USD, gấp 3,26 lần so với năm 2000; GDP bình quân đầu người đạt 1.168 USD [64]. Cơ cấu kinh tế ngành, vùng có sự chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Về cơ cấu ngành kinh tế: từ năm 1988 đến nay, tỷ trọng công nghiệp và xây dựng trong GDP tăng nhanh và liên tục (năm 1988 là 21,6% GDP, năm 1995 là 28,8%, năm 2003 là 40% GDP). Tỷ trọng nông nghiệp trong GDP năm 1988 là 46,3%, năm 2003 còn 21,8%; năm 2005 là 20,5%. Tỷ trọng khu vực dịch vụ trong GDP đã tăng từ 33,1% năm 1988 lên 38,2% năm 2003, 38,5% năm 2005 [57]. Quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới đã đạt được những kết quả tích cực. Vượt ra khỏi chính sách bao vây cấm vận của Mỹ và các lực lượng thù địch nước ngoài, Việt Nam đã tham gia hợp tác, liên kết kinh tế quốc tế trên các cấp độ, trong các lĩnh vực kinh tế then chốt và năm 2007 Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) Những thành tựu đạt được trong các hoạt động kinh tế đã nâng cao từng bước đời sống của đồng bào các dân tộc, nhất là các dân tộc thiểu số, từ đó củng cố chặt chẽ lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Kết quả này cũng minh chứng một điều rằng: các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam đã phát huy được truyền thống tương trợ, giúp đỡ nhau trong lao động sản xuất và ý thức sâu sắc được sức mạnh của truyền thống đó. Đồng thời, tinh thần đoàn kết tương trợ lẫn nhau của đồng bào dân tộc miền núi cũng được đẩy mạnh hơn nữa, cùng nhau góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, so với mặt bằng chung của cả nước, kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, chậm phát triển, tỷ lệ hộ đói nghèo vẫn còn cao. Và mặc dù Đảng và Nhà nước đã có nhiều cố gắng trong việc rút ngắn khoảng cách giữa dân tộc thiểu số và dân tộc đa số nhưng trên thực tế, sự phân cực giàu nghèo có xu hướng tăng lên. Tình hình đó đặt ra cho Đảng và Nhà nước ta phải xây dựng được một hệ thống chính sách đúng đắn và phù hợp nhằm tạo ra cơ hội cao hơn nữa cho đồng bào các dân tộc thiểu số. 2.2.2. Củng cố hệ thống chính trị, đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội Nhờ thực hiện đường lối đổi mới nói chung và chính sách đoàn kết các dân tộc nói riêng của Đảng và Nhà nước, chúng ta đã đạt nhiều thành tựu trong lĩnh vực chính trị, an ninh – quốc phòng. Độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, chế độ xã hội chủ nghĩa, an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững. Thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân được củng cố; tiềm lực quốc phòng, an ninh được tăng cường, nhất là trên các địa bàn chiến lược, xung yếu, phức tạp. Công tác giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh được triển khai rộng rãi. Sự phối hợp quốc phòng, an ninh, đối ngoại được chú trọng hơn. Quân đội nhân dân và Công an nhân dân tiếp tục 9 được củng cố, xây dựng theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại, thực sự là lực lượng tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân 2.2.3. Bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hoá của đồng bào các dân tộc Nhìn chung, những chính sách mà Đảng và Nhà nước ban hành trong những năm qua đã góp phần quan trọng trong việc lưu giữ và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc. Các hoạt động văn hóa nhiều vùng miền dân tộc biểu hiện một cách sâu sắc tình đoàn kết nhất trí giữa các dân tộc với nhau. Sự giao lưu các sinh hoạt văn hóa giữa các dân tộc thiểu số đã góp phần tạo nên sự liên kết chặt chẽ, tăng cường tình đoàn kết nhất trí trong cộng đồng các dân tộc. Theo đó, văn hóa Việt Nam ngày càng thể hiện một cách mạnh mẽ tính đa dạng trong thống nhất, thể hiện cốt cách, tinh thần của dân tộc. 2.2.4. Đẩy mạnh hoạt động giáo dục, đào tạo nhằm nâng cao dân trí, quan tâm chăm sóc sức khỏe đồng bào các dân tộc Công tác giáo dục và đào tạo, nâng cao dân trí của đồng bào dân tộc thiểu số trong những năm qua đã đạt được nhiều kết quả đáng kể. Điều này sẽ góp phần quan trọng trong việc giúp đồng bào tiếp thu khoa học kĩ thuật, cách làm ăn mới, cũng như gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống, đẩy lùi các tệ nạn xã hội một cách hiệu quả hơn. Những thành tựu trong lĩnh vực giáo dục đào tạo cho thấy Đảng và Nhà nước ta đã rất quan tâm đến công tác nâng cao trình độ dân trí cho đồng bào các dân tộc, đặc biệt là các dân tộc thiểu số. Người dân từ chỗ được học hỏi, hiểu biết về các kiến thức, kỹ năng trong lao động sản xuất, trong khoa học kỹ thuật sẽ ứng dụng vào thực tiễn, qua đó giúp nâng cao năng suất, ổn định cuộc sống, tin tưởng vào đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Dân trí được mở mang cũng giúp cho đồng bào các dân tộc hơn bao giờ hết ý thức được vai trò và sức mạnh của khối đoàn kết các dân tộc nước ta trong giai đoạn hiện nay. Từ đó, họ có ý thức và trách nhiệm hơn trong việc củng cố, xây dựng và phát huy truyền thống đoàn kết giữa các dân tộc. Tóm lại, chất lượng giáo dục được nâng lên đã góp phần vô cùng quan trọng trong việc tăng cường khối đoàn kết giữa các dân tộc. Đồng bào được trang bị đầy đủ hơn các kiến thức về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và an ninh quốc phòng để hiểu đúng về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, hiểu được tình hình trong nước và trên thế giới, nâng cao ý thức trách nhiệm của mình trong xây dựng khối đoàn kết đồng thời cảnh giác trước âm mưu phá hoại của kẻ thù, được học hỏi các kiến thức, kỹ năng trong lao động sản xuất để nâng cao mức sống… Nhờ đó, khối đoàn kết giữa các dân tộc nước ta ngày càng được củng cố và tăng cường hơn nữa, đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới đặt ra. 2.3. Khuyến nghị một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả chính sách đoàn kết dân tộc nƣớc ta hiện nay Thứ nhất, cần nâng cao nhận thức của người dân về vị trí, vai trò của khối đoàn kết các dân tộc, về chính sách đoàn kết các dân tộc của Đảng và Nhà nước ta. Thứ hai, cần tiếp tục xây dựng, hoàn thiện chính sách dân tộc nói chung, chính sách đoàn kết các dân tộc nói riêng Thứ ba, cần kiện toàn bộ máy cơ quan làm công tác dân tộc. Nâng cao đời sống văn hóa, đào tạo đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số, cán bộ làm công tác Mặt trận, người có uy tín trong đồng bào. 10 KẾT LUẬN Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc. Trong tiến trình cách mạng Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm xây dựng, tăng cường và mở rộng khối đoàn kết dân tộc, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, các dân tộc tương trợ, giúp nhau trên nguyên tắc bình đẳng cùng tiến bộ. Thực tiễn cách mạng nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng đã chứng minh đường lối, chính sách dân tộc đúng đắn và nhất quán, do đó đã thực hiện thắng lợi cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và giành nhiều thành tựu quan trọng trong cách mạng xã hội chủ nghĩa. Sau hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới, thực hiện chính sách đoàn kết các dân tộc của Đảng và Nhà nước, khối ĐĐKTDT nói chung và đoàn kết các dân tộc nói riêng nước ta tiếp tục được củng cố và phát huy, mối quan hệ giữa các dân tộc ngày càng thắm thiết, keo sơn, sự tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc đã mang lại hiệu quả thiết thực hơn Nhờ chính sách đoàn kết các dân tộc đúng đắn của Đảng và Nhà nước, chúng ta đã phát huy được tối đa sức mạnh nội lực của dân tộc để thực hiện thắng lợi các mục tiêu trong quá trình xây dựng và đổi mới đất nước. Bằng sức mạnh ấy, bộ mặt đất nước ta, đặc biệt là các dân tộc thiểu số trong những năm qua đã có nhiều khởi sắc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội: quyền bình đẳng giữa các dân tộc cơ bản đã được Hiến pháp xác định và được thể hiện trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt; mặt bằng dân trí được nâng lên; văn hóa truyền thống của đồng bào được giữ gìn, phát huy; hệ thống chính trị, trật tự an toàn xã hội, an ninh, quốc phòng ổn định, vững mạnh… Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đưa chính sách đoàn kết các dân tộc của Đảng và Nhà nước vào trong thực tiễn vẫn còn tồn tại một số hạn chế, bất cập dẫn đến tính hiệu quả của chính sách đạt được chưa cao. Về cơ bản, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn gặp nhiều khó khăn, khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển giữa dân tộc thiểu số và dân tộc đa số vẫn là khá lớn, thậm chí có xu hướng sâu rộng hơn. Hệ thống chính trị cơ sở nhiều vùng dân tộc thiểu số vẫn còn những yếu kém, bất cập. Một số giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc ngày càng mai một dần. Nhiều bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp chưa được quan tâm giữ gìn, bảo tồn đúng mức và đúng cách nên đang đứng trước nguy cơ suy giảm rõ rệt. Công tác giáo dục - đào tạo, nhất là đào tạo nghề chưa được quan tâm thích đáng, chưa có sự đa dạng về hình thức, mô hình. Tuy bước đầu đã có những cải thiện so với trước đây, song công tác chăm sóc sức khỏe cho đồng bào dân tộc thiểu số còn thấp xa so với mức chung của cả nước, đặc biệt là công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu Do đó, đã có đôi lúc, đôi khi tình đoàn kết giữa các dân tộc nước ta cũng đã bị suy yếu. Tình hình đặt ra cho Đảng và Nhà nước ta nhiệm vụ cần có những chính sách cụ thể, phù hợp với điều kiện, đặc điểm của từng dân tộc, từng vùng dân tộc để có thể nâng cao đời sống đồng bào các dân tộc, qua đó giữ gìn, phát huy và tăng cường hơn nữa sức mạnh của khối đoàn kết dân tộc của nhân dân ta, sẵn sàng đáp ứng yêu cầu cách mạng mới đặt ra. [...]... các dân tộc thiểu số Việt Nam (2010), Dưới ngọn cờ vẻ vang của Đảng cộng đồng các dân tộc Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp đỡ nhau cùng phát triển, (Báo cáo chính trị tại ĐHĐBTQ các dân tộc thiểu số Việt Nam lần thứ nhất) 2 Ban chỉ đạo Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số Việt Nam (2010), Kỷ yếu Hội thảo quốc gia cộng đồng các dân tộc thiểu số Việt Nam và chính sách đại đoàn kết dân tộc, ... hệ dân tộc Việt Nam hiện nay: Sách tham khảo, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 27 Hoàng Đức Nghi (2001), Về công tác dân tộc trong 10 năm đổi mới (1990 – 2000), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 28 Nguyễn Đức Ngọc (2007), Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết dân tộc và sự vận dụng của Đảng ta trong giai đoạn hiện nay, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội 29 Trần Quang Nhiếp (1997), Phát triển quan hệ dân tộc Việt. .. Quang Hưng, Đặng Khắc Lợi (2004), Hỏi đáp về chính sách dân tộc và đại đoàn kết dân tộc, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội 40 Nguyễn Thị Phương Thủy (2006), Thực hiện chính sách dân tộc Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Luận án tiến sĩ Triết học, Hà Nội 41 Nguyễn Văn Tiến (2005), Xây dựng mối quan hệ đoàn kết các dân tộc, các tôn giáo là nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh Tây Ninh,... Việt Nam hiện nay, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội 30 Trần Quang Nhiếp (2006), Tuyên truyền tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội 31 Vũ Oanh (1998), Đoàn kết dân tộc phát huy nội lực nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế thực hiện CNH – HĐH đất nước, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 32 Nguyễn Quốc Phẩm, Trịnh Quốc Tuấn (1999), Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn về dân tộc và... trị - Cục Tư tưởng - Văn hóa (1995), Một số vấn đề dân tộc và quan điểm chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội 43 Trịnh Quốc Tuấn (1996), Bình đẳng dân tộc nước ta hiện nay - Vấn đề và giải pháp, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 44 Từ điển Bách Khoa Việt Nam (1995), Tập 1, Trung tâm biên soạn từ điển Bách khoa Việt Nam xuất bản, Hà Nội 45 Ủy ban dân tộc và miền núi... các văn bản chính sách dân tộc và miền núi,Tập 3, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội 46 Ủy ban dân tộc và miền núi (2001), Về vấn đề dân tộc và công tác dân tộc nước ta, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 47 Ủy ban dân tộc (2004), Kỷ yếu hội thảo khoa học Thực hiện chính sách dân tộc – Vấn đề và giải pháp, Hà Nội 12 48 Đặng Nghiêm Vạn (1993), Quan hệ giữa các tộc người trong một quốc gia dân tộc, Nxb Chính trị Quốc... quốc gia dân tộc Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 50 Văn bản pháp luật về đoàn kết, tương trợ trong cộng đồng (2002), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 51 Văn kiện Đảng thời kỳ đổi mới về đại đoàn kết dân tộc (2005), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 52 Viện nghiên cứu chính sách dân tộc và miền núi (2002), Vấn đề dân tộc và định hướng xây dựng chính sách dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại... hệ dân tộc Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 33 Lê Du Phong (1998), Phát triển kinh tế - xã hội các vùng dân tộc và miền núi theo hướng CNH – HĐH, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 34 Tạp chí Cộng sản - Ủy ban Dân tộc (2004), Kỷ yếu Hội thảo khoa học: Thực hiện chính sách dân tộc - Vấn đề và giải pháp, Hà Nội 35 Bế Trường Thành (2002), Vấn đề dân tộc và định hướng xây dựng chính sách dân tộc. .. Ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương (2002), Vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam (Chương trình chuyên đề dùng cho cán bộ, đảng viên cơ sở), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 4 Ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương (2006), Chuyên đề nghiên cứu Nghị quyết Đại hội X của Đảng (Dùng cho cán bộ chủ chốt và báo cáo viên), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 5 Các dân tộc thiểu số Việt Nam thế... quan hệ dân tộc hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 8 Phan Hữu Dật, Triệu Quang Tiến, Vũ Văn Quân (2006), Xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá - luận cứ và giải pháp, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội 9 Đảng Cộng Sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 10 Đảng Cộng Sản Việt Nam (2006), . quả chính sách đoàn kết các dân tộc ở nước ta hiện nay. Keywords. Chủ nghĩa xã hội khoa học; Đoàn kết dân tộc; Việt Nam Content. MỞ ĐẦU 1. Tính. kiên định: Dân tộc Việt Nam là một”, từ đó Người khẳng định đoàn kết dân tộc phải gắn liền với đoàn kết quốc tế. Khi đề cập dân tộc ở cấp độ tộc người,

Ngày đăng: 15/01/2014, 12:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w