1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân vận ở Việt Nam hiện nay

26 1,2K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 648,92 KB

Nội dung

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân vận ở Việt Nam hiện nay Mai Thị Bích Ngọc Trường Đại học KHXH&NV Luận văn ThS. Chuyên ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học; Mã số: 60 22 85 Người hướng dẫn: PGS. TS Nguyễn Thanh Tuấn Năm bảo vệ: 2013 Abstract: Làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân vận và xác định tầm quan trọng của việc vận dụng tư tưởng đó phù hợp với bối cảnh hiện nay ở nước ta. Phân tích, đánh giá thành tựu, hạn chế và nguyên nhân trong việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân vận ở nước ta hiện nay. Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả công tác dân vận theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong thời gian tới. Keywords: Tư tưởng Hồ Chí Minh; Công tác dân vận; Chủ nghĩa xã hội khoa học; Hồ, Chí Minh, 1890-1969 Content 94 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 NỘI DUNG 11 Chương 1. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÔNG TÁC DÂN VẬN VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG ĐÓ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 11 1.1. Hệ thống các quan điểm của Hồ Chí Minh về công tác dân vận 11 1.2. Tầm quan trọng của việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân vận ở nước ta hiện nay 39 Chương 2. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÔNG TÁC DÂN VẬN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 49 2.1. Thực trạng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân vận ở nước ta hiện nay 49 2.2. Một số giải pháp góp phần thực hiện có hiệu quả công tác dân vận theo tư tưởng Hồ Chí Minh ở nước ta thời gian tới. 73 KẾT LUẬN 88 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 90 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu của luận văn Từ sau Ðại hội lần thứ VI (1986), Ðảng ta đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị về tăng cường mối quan hệ giữa Ðảng và nhân dân, về đại đoàn kết toàn dân tộc, về dân tộc, tôn giáo, về Mặt trận và các đoàn thể nhân dân. Thông qua việc thực hiện các nghị quyết, chỉ thị đó, quyền làm chủ của nhân dân trong tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, xã hội đã từng bước được phát huy, góp phần tích cực động viên nhân dân phấn khởi đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh. Việc tập hợp nhân dân với các hình thức đa dạng đã có bước phát triển mới; nhờ đó đã động viên, lôi cuốn được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước. Ðạt được thành tựu trên là do nhân dân ta có truyền thống yêu nước, đoàn kết trong quá trình dựng nước và giữ nước; từ ngày có Ðảng, luôn gắn bó với Ðảng, với cách mạng. Ðường lối đổi mới đúng đắn của Ðảng là ngọn cờ đoàn kết, tập hợp nhân dân trong thời kỳ phát triển mới của đất nước. Tổ chức đảng và chính quyền các cấp có bước chuyển biến về công tác dân vận. Mặt trận và các đoàn thể nhân dân nỗ lực đổi mới công tác tập hợp và động viên các tầng lớp nhân dân, và hoạt động ngày càng có hiệu quả hơn. Tuy vậy, khối đại đoàn kết toàn dân tộc, mối quan hệ giữa Ðảng, Nhà nước và nhân dân chưa thật bền chặt và đang đứng trước những thách thức mới. 4 Lòng tin vào Ðảng, Nhà nước và chế độ của một bộ phận nhân dân chưa vững chắc. Kỷ cương phép nước nhiều lúc, nhiều nơi không nghiêm, đạo đức xã hội có mặt xuống cấp, trật tự an toàn xã hội còn phức tạp. Các vụ khiếu kiện đông người vẫn còn nhiều, và có lúc, có nơi rất gay gắt. “Việc tuyên truyền, vận động, tập hợp, thu hút nhân dân tham gia vào các phong trào, cuộc vận động của Mặt trận Tổ quốc các đoàn thể nhân dân còn hạn chế” [17, tr.171], nhất là ở khu vực kinh tế tư nhân, khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, ở một số vùng có đông đồng bào theo đạo, đồng bào dân tộc thiểu số. Nguyên nhân, một mặt, trước tiên do đời sống của đa số người dân còn nhiều khó khăn; và một số chủ trương, chính sách của Nhà nước chưa thể hiện đầy đủ quan điểm đại đoàn kết toàn dân tộc; việc thực hiện còn nhiều thiếu sót. Người dân bất bình trước những bất công xã hội và tình trạng tham nhũng, quan liêu, lãng phí còn khá phổ biến, nghiêm trọng. Ðảng ta chưa phân tích và dự báo đầy đủ những biến đổi trong cơ cấu xã hội và những mâu thuẫn mới nảy sinh trong nhân dân, nên trong một thời gian dài chưa có chủ trương khắc phục những mâu thuẫn ấy một cách đúng đắn, kịp thời. Nhiều tổ chức đảng, chính quyền còn coi nhẹ công tác dân vận. Hệ thống chính trị ở cơ sở còn yếu kém về nhiều mặt. Ở một số nơi, cấp ủy đảng còn mất đoàn kết; một bộ phận cán bộ, đảng viên thiếu gương mẫu, thậm chí suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống. Một số cấp ủy, cán bộ, đảng viên còn hẹp hòi, định kiến với những người ngoài Ðảng, người làm kinh tế tư nhân, chức sắc tôn giáo, Từ đó làm giảm sút vai trò hạt nhân lãnh 5 đạo và đoàn kết của tổ chức đảng. “Hoạt động của Mặt trận và các đoàn thể nhân dân chưa sâu sát các tầng lớp nhân dân” [17, tr.171], còn hình thức và nặng về hành chính. Sự suy thoái về lối sống và đạo đức trong xã hội, mà biểu hiện là lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền; từ đó làm xói mòn tình làng, nghĩa xóm. Ý thức công dân, ý thức chấp hành kỷ cương, chính sách, pháp luật của một bộ phận nhân dân còn yếu kém. Mặt khác, hiện nay cùng với việc đẩy mạnh hội nhập quốc tế, các thế lực thù địch ra sức phá hoại khối đoàn kết của nhân dân ta, luôn kích động những vấn đề "dân chủ, nhân quyền", dân tộc, tôn giáo để gây ly gián, chia rẽ nội bộ Ðảng, Nhà nước và nhân dân. Từ những điểm nóng ở Tây Nguyên, Tây Bắc (trong các năm 2004, 2011) đòi hỏi phải giải đáp các câu hỏi bức xúc hiện nay là: Tại sao hệ thống chính trị cơ sở ở sát dân, thực hiện “ba cùng” và hoạt động liên tục trong điều kiện đời sống của người dân bước đầu đã được cải thiện - nhưng một bộ phận trong số đồng bào dân tộc thiểu số ở đây vẫn chưa tin tưởng vào đường lối, chính sách, luật pháp của Đảng và Nhà nước? Vì sao vẫn không ít người dân, kể cả ở đồng bằng, đô thị lại hoang mang, thậm chí tin và làm theo những “tin đồn” hoặc tin trên những trang mạng hoạt động trái phép. Trước tình hình trên, việc tìm hiểu, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân vận nhằm vận dụng sáng tạo vào công tác dân vận ở nước ta trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế, có nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. Xuất phát từ vai trò của công tác dân vận đối với sự nghiệp phát triển của đất nước và trên cơ sở tiếp thu thành 6 quả nghiên cứu của các tác giả đi trước, tôi chọn vấn đề: “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân vận ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận văn cao học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài của luận văn Công cuộc đổi mới, xây dựng đất nước đòi hỏi việc không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác dân vận, hướng tới thực hiện mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Việc củng cố, tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân được coi là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác dân vận của Đảng trong thời kỳ mới. Nhận thức được sự cần thiết và tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả công tác dân vận trong thời kỳ đổi mới và hội nhập ở Việt Nam hiện nay đã có nhiều công trình nghiên cứu, sách, các bài viết đăng trên các báo, tạp chí tìm hiểu về vấn đề này, đặc biệt từ khi có Nghị quyết số 23 - NQ/TW của Hội nghị BCHTW 7, khóa IX, về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" (12.3.2003). Thứ nhất, các đề tài, đề án nghiên cứu - Đề tài “Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong thời kỳ mới” mã số KHBĐ (2006)-40; chủ nhiệm: Vũ Trọng Kim (Phó trưởng ban thường Trực, Ban dân vận Trung ương). Nội dung đề tài tập trung làm rõ thực trạng và phương hướng đổi mới, phương thức lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận ở nước ta hiện nay. - Đề tài Thực trạng công tác vận động quần chúng và những 7 chủ trương, giải pháp đổi mới công tác vận động quần chúng theo tinh thần Nghị quyết Đại hội X của Đảng” của Trung tâm nghiên cứu khoa học Dân vận, Ban dân vận Trung ương. Đề tài tập trung đánh giá thành tựu, hạn chế và những nguyên nhân; từ đó đề xuất một số chủ trương, giải pháp đổi mới công tác vận động quần chúng trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế. Thứ hai, các sách chuyên khảo - Trung tâm nghiên cứu khoa học dân vận, Ban dân vận Trung ương (1995), Tư tưởng dân vận của Chủ tịch Hồ Chí Minh”, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội: Tài liệu đã làm rõ cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về dân vận. Đồng thời, các tác giả tổng kết những nội dung cơ bản nhất tư tưởng về dân vận và công tác dân vận của Người Tuy nhiên, các tác giả chưa tập trung nghiên cứu sâu việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân vận trong bối cảnh hiện nay. - Ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương (2000), Sơ thảo lịch sử công tác dân vận của Đảng Cộng sản Việt Nam 1930 – 2000” , Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội: Công trình đã đề cập một cách khái quát nhất về chặng đường thực hiện công tác dân vận của Đảng ta từ khi thành lập Đảng đến năm 2000, trong đó đã đề cập đến những thành tựu và một số hạn chế trên con đường thực hiện công tác dân vận của Đảng; đồng thời đã chỉ ra một số giải pháp nhằm làm tốt hơn nữa công tác dân vận của Đảng trong những chặng đường tiếp theo. Tuy nhiên, trong bối cảnh đất nước đang hòa mình vào công cuộc hội nhập hiện nay cần có sự đầu tư nghiên cứu sâu hơn về việc vận dụng tư tưởng của Người về công tác dân vận. 8 - Nguyễn Tiến Thịnh (2005), Công tác dân vận của các cơ quan nhà nước trong thời kỳ mới, Nxb. Tư pháp, Hà Nội: Tác giả đã tổng kết một số quan điểm về công tác dân vận và giá trị của nó đối với công tác dân vận của Đảng trong thời kỳ mới. Đồng thời, tổng kết một số điển hình công tác dân vận trong cơ quan nhà nước thời kỳ mới. Tác giả cũng chưa đi sâu tìm hiểu việc vận dụng tư tưởng của Bác về công tác dân vận trong bối cảnh hiện nay. - Ban dân vận Trung ương Đảng (2011), Một số văn kiện của Đảng về công tác dân vận thời kỳ đổi mới (1986-2011”), Nxb. Lao động, Hà Nội: Công trình đã tổng kết một số văn kiện của Đảng từ năm 1986 đến năm 2011 về các vấn đề: thực hiện quy chế dân chủ; công tác dân tộc, tôn giáo; công tác vận động doanh nhân, trí thức; công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài; mặt trận tổ quốc; công nhân lao động và công đoàn Việt Nam; nông nghiệp, nông dân, nông thôn; thanh niên và đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh; hội cựu chiến binh,… Thứ ba, các báo và tạp chí - Lê Xuân Nam (2003), Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân vận để thực hiện thắng lợi nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ bảy (khóa IX), Tạp chí Lịch sử Đảng, số 6/2003. - Vũ Ngọc Lân (2005), Quan điểm và nguyên tắc chỉ đạo tiến hành công tác dân vận theo tư tưởng Hồ Chí Minh”, Tạp chí Dân vận, số 10/2005 - Nguyễn Thanh Tuyền (2005), Phương pháp dân vận của Chủ tịch Hồ Chí Minh qua bài báo “Dân vận” – ý nghĩa thực tiễn, Tạp 9 chí Dân vận, 10/2005 ; - Mạch Quang Thắng (2006), Dân vận – vấn đề luôn luôn mới (Qua nghiên cứu tác phẩm dân vận của Hồ Chí Minh), Tạp chí Lý luận chính trị, số 8/2006; - Lê Khả Phiêu (2008), Dân làm gốc, dân làm chủ - vị trí trung tâm trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tạp chí Cộng sản, số 783 tháng 1/2008; - Vũ Ngọc Lân (2008), Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân vận, Tạp chí Lý luận chính trị, số 1/2008; - Hà Thị Khiết (2012), Củng cố, tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng, nhà nước với nhân dân – nhiệm vụ trọng tâm của công tác dân vận của Đảng trong thời kỳ mới, Tạp chí Cộng sản, số 831 tháng 1/2012; Đới Văn Tặng (2012), Giải pháp tăng cường công tác tào tạo, bồi dưỡng cán bộ dân vận trong giai đoạn mới, Tạp chí Giáo dục Lý luận, số 1/2012; - V.v Các công trình nghiên cứu trên đây là nguồn tài liệu quý giá cho việc nghiên cứu và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân vận trong bối cảnh hiện nay. Nhưng phần lớn các công trình trên hoặc là những ý kiến trong các bài viết ngắn, hay chỉ là kỷ yếu tập hợp những ý kiến đánh giá, nhìn nhận tư tưởng dưới nhiều góc độ tiếp cận khác nhau. Trong khi đó, việc nghiên cứu vấn đề vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh đỏi hỏi phải có một công trình nghiên cứu chuyên biệt với cách tiếp cận không chỉ dưới góc độ triết học, 10 lịch sử, xã hội học,… mà phải nhìn nhận dưới nhiều góc độ, theo hướng tiếp cận liên ngành, và đòi hỏi luôn phải có cách tiếp cận mới để có thể bám sát hơn nữa thực tế hiện nay ở nước ta. Bởi lẽ, quá trình tuyên truyền, vận động, tập hợp, đoàn kết nhân dân đang và sẽ chịu sự tác động sâu sắc bởi ý thức, lợi ích, nhu cầu và lối sống của các giai tầng xã hội trong điều kiện phân hóa - phân tầng xã hội ngày càng sâu sắc do tác động của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế hiện nay. Vì thế, việc nghiên cứu vấn đề vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân vận trong bối cảnh Việt Nam hiện nay có ý nghĩa thời sự, và vẫn là một đòi hỏi phải được tiếp tục quan tâm nghiên cứu sâu hơn nữa. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài Trên cơ sở làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân vận, luận văn xác định tầm quan trọng và tập trung đánh giá thực trạng vận dụng tư tưởng đó phù hợp với bối cảnh hiện nay ở nước ta; từ đó đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả công tác này trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Thứ nhất, làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân vận và xác định tầm quan trọng của việc vận dụng tư tưởng đó phù hợp với bối cảnh hiện nay ở nước ta. Thứ hai, phân tích, đánh giá thành tựu, hạn chế và nguyên nhân trong việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân vận ở nước ta hiện nay. [...]... HỒ CHÍ MINH VỀ CÔNG TÁC DÂN VẬN VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG ĐÓ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 1.1 Hệ thống các quan điểm của Hồ Chí Minh về công tác dân vận 1.1.1 Hồ Chí Minh bàn về công tác dân vận 1.1.1.1 Quan niệm của Hồ Chí Minh về công tác dân vận Công tác dân vận được xem là công việc (hay còn gọi là nhiệm vụ chính trị) của các tổ chức đảng, Nhà nước và các đoàn thể chính trị - xã hội cần... nâng cao đời sống nhân dân 1.2.3 Công tác dân vận góp phần quan trọng vào việc phòng chống âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch trong công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta 16 Chương 2 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÔNG TÁC DÂN VẬN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1 Thực trạng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân vận ở nước ta hiện nay 2.1.1 Thành tựu... nâng cao hiệu quả công tác dân vận theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong thời gian tới 4 Đối tư ng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1 Đối tư ng nghiên cứu Đối tư ng nghiên cứu của luận văn là hệ thống các quan điểm của Hồ Chí Minh về công tác dân vận và sự vận dụng những tư tưởng cơ bản của Hồ Chí Minh về công tác dân vận ở Việt Nam hiện nay 4.2 Phạm vi nghiên cứu Từ sau năm 2000 đến nay, tức là từ khi... làm công tác dân vận và cấp ủy các cấp tạo ra sự đồng bộ Thứ ba, thực hiện và phát huy dân chủ, nhất là dân chủ cơ sở Thứ tư, Gắn công tác dân vận với các công tác khác nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội KẾT LUẬN Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định công tác vận động quần chúng là một nhiệm vụ chiến lược, có ý nghĩa quyết định sự thành bại của cách mạng Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân. .. triển 1.2 Tầm quan trọng của việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân vận ở nước ta hiện nay 1.2.1 Công tác dân vận là sợi chỉ đỏ xuyên suốt tạo được sự thống nhất ý chí với hành động và sự đồng thuận giữa hệ thống chính trị với nhân dân, làm cho dân chủ ngày càng được phát huy cao độ 1.2.2 Công tác dân vận góp phần đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, phát triển nền... nước với nhân dân , tạp chí Cộng sản, số 831(1/2012), tr.27-32 24 Vũ Ngọc Lân (2008), Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân vận , tạp chí Lý luận Chính trị, số 1/2008, tr.13-17 25 Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, t.1, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 26 Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, t.2, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 27 Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, t.3, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 28 Hồ Chí Minh (2000),... người cán bộ dân vận -Phải ra sức hướng dẫn và giúp đỡ nhân dân hơn nữa trong sản xuất và tiết kiệm để cải thiện đời sống của bộ đội và nhân dân, để làm cho dân giàu nước mạnh - “Phải óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm” 1.1.2 Quan niệm về vận dụng tư tưởng công tác dân vận của Hồ Chí Minh trong bối cảnh hiện nay - Ở Việt Nam, rất hiếm khi sử dụng thuật ngữ vận dụng, phát triển... (2005), Nghiệp vụ công tác của cán bộ dân vận, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 6 Ban dân vận Trung ương, Trung tâm nghiên cứu khoa học dân vận (2006), 75 năm công tác dân vận của Đảng - một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 7 Ban dân vận Trung ương, Trung tâm Nghiên cứu khoa học dân vận (2007), Cẩm nang công tác dân vận dân vận, Nxb Chính trị Quốc gia, HN 8 Ban dân vận Trung ương,... pháp góp phần thực hiện có hiệu quả công tác dân vận theo tư tưởng Hồ Chí Minh ở nước ta thời gian tới Thứ nhất; Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân đối với công tác dân vận Thứ hai, tiếp tục nâng cao trình độ và năng lực của cán bộ làm công tác dân vận, nhất là cán bộ ở vùng sâu, vùng xa... thể, trung ương và địa phương 6 Đóng góp chính của luận văn - Làm rõ nội dung vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân vận - Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả công tác dân vận ở nước ta trong thời gian tới 7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Luận văn góp phần vào việc hình thành được nhận thức đúng đắn về vai trò của công tác dân vận Từ đó giúp các cấp ủy đảng và tổ . TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÔNG TÁC DÂN VẬN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1. Thực trạng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân vận ở nước ta hiện nay 2.1.1. Thành. tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân vận ở nước ta hiện nay 39 Chương 2. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÔNG TÁC DÂN VẬN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 49 2.1. Thực trạng vận. TƯ TƯỞNG ĐÓ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 1.1 Hệ thống các quan điểm của Hồ Chí Minh về công tác dân vận 1.1.1 Hồ Chí Minh bàn về công tác dân vận 1.1.1.1. Quan niệm của Hồ Chí Minh về công tác dân

Ngày đăng: 26/06/2015, 14:13

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w