1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về an sinh xã hội ở việt nam hiện nay

61 688 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 397,51 KB

Nội dung

Tư tưởng của Chủ Tịch Hồ Chí Minh về an sinh xã hội được hình thành từrất sớm, nó thể hiện triết lý nhân sinh và triết lý hành động vì dân, luôn lấy mụcđích phục vụ dân đề hình thành và

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

===£OC3G8===

vũ THỊ THÚY

VẬN DỤNG Tư TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VÈ AN SINH XÃ HỘI VÀO THựC HIỆN AN SINH XÃ HỘI

Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Tư tưởng Hồ Chí Minh

Ngưòi hướng dẫn khoa học

ThS VI THỊ LẠI

HÀ NÔI - 2016

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 6

Chương 1: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ AN SINH XÃ HỘI 6

1.1 Một số khái niệm cơ bản 6

1.2 M ột số nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về an sinh xã hội 14

1.3 Gi á tậ tư tưởng Hồ Chí Minh về an sinh xã hội 21

Chương 2: THựC HIỆN AN SINH XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH 24

2.1 Những yếu tố tác động đến việc thực hiện an sinh xã hội ở Việt Nam 24

2.2 Thực trạng việc thực hiện an sinh xã hội ở Việt Nam hiện nay 31

2.3 Một số giải pháp nhằm nâng cao thực hiện an sinh xã hội theo tư tưởng Hồ Chí Minh 44

KẾT LUẬN 52

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 54Em xin bày tỏ lời cảmm ơn

trân trọng nhất tới ThS Vi Thị Lại đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ em hoàn thành

khóa luận tốt nghiệp, chuyên ngành Tư tưởng Hồ Chí Minh

Em xin bày tỏ lòi cảm ơn tới các thày giáo, cô giáo trong trường ĐHSP HàNội 2, đặc biệt là các thầy cô giáo trong Khoa Giáo dục Chính trị đã giảng dạy emtrong suốt thòi gian qua

Em cũng xin bày tỏ lòi cảm ơn tới gia đình cũng như bạn bè đã tạo điềukiện giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này

Do điều kiện hoàn cảnh về thời gian cũng như kiến thức của bản thân, khóaluận không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong sự chỉ bảo của các thầy, côgiáo, cũng như các bạn sinh viên

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 5 năm 2016

Tác giả khóa luận

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Vũ Thị Thúy

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng mình dưới sự

hướng dẫn của ThS Vi Thị Lại Những nội dung trình bày trong khóa luận này là

trung thực và chưa từng được công bố trong bất kì công trình nào khác

Nếu sai, tôi xin chiu trách nhiêm!

Hà Nội, tháng 5 năm 2016

Tác giả khóa luận

Trang 5

Vũ Thị ThúyDANH MỤC CÁC TỪ VIÉT TẮT

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam, là anhhùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới Người là sự kết tinh sâu sắcnhững phẩm chất và giá trị tinh thần cao cả của dân tộc Việt Nam Trong suốtcuộc đời của mình, Người luôn vì dân vì nước, đấu tranh không mệt mỏi cho sựnghiệp giải phóng dân tộc Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống lý luận, baogồm nhiều lĩnh vực rộng lớn và phong phú; là tài sản tinh thần to lớn của Đảng vàdân tộc ta, trong đó tư tưởng của Người về an sinh xã hội chiếm một vị trí quantrọng

Tư tưởng của Chủ Tịch Hồ Chí Minh về an sinh xã hội được hình thành từrất sớm, nó thể hiện triết lý nhân sinh và triết lý hành động vì dân, luôn lấy mụcđích phục vụ dân đề hình thành và thực hiện chính sách an sinh xã hội VớiNgười, chính sách an sinh xã hội là chăm lo cho các tầng lớp nhân dân từ nôngdân, công nhân, thương nhân, công chức, binh lính đến thanh niên, trẻ em, phụ nữ

và những người yếu thế trong xã hội như người tàn tật, ốm đau, người già, trẻ nhỏ.Người đề cập tới an sinh xã hội bởi vì nó gắn liền với nhu cầu và lợi ích của conngười An sinh xã hội ừong tư tưởng của Người luôn lấy con ngưòi làm trung tâm,làm điểm xuất phát, là mục tiêu hướng tới để thực hiện thành công mọi chính sách

mà Người đã chủ trương xây dựng và vận hành ở nước ta

Trung thành với tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởng Hồ ChíMinh về an sinh xã hội nói riêng, suốt những thập niên vừa qua Đảng và Nhànước ta luôn luôn chú trọng đến các chủ trương hoạch định và thực hiện chínhsách an sinh xã hội, coi việc hoạch định và thực hiện chính sách an sinh xã hội làmột trong những điểm thể hiện bản chất và sự tiến bộ của xã hội Đặc biệt, ViệtNam là một đất nước mới bước vào quá trình hội nhập và phát triển, có nhiều vấn

đề, mục tiêu cần phải phấn đấu giải quyết trong đó không thể thiếu mục tiêu thựchiện tốt vấn đề an sinh xã hội cho toàn dân

Trang 7

Trong gàn 30 năm qua, cùng với những thành tựu đổi mới về kinh tế, pháttriển mạnh mẽ kinh tế thị trường, tăng cường tiềm lực quốc gia, Việt Nam đã cónhững nỗ lực to lớn, đầu tư nguồn lực vào đổi mới cơ chế, chính sách để thực hiện

an sinh xã hội, chăm lo cải thiện không ngừng cuộc sống của người dân Tuynhiên, để tiếp tục nâng cao hiệu quả thực hiện các an sinh xã hội trong thời giantói, Việt Nam cũng đứng trước rất nhiều khó khăn, trở ngại và thách thức như:ảnh hưởng khủng hoảng kinh t ế - t à i chính toàn cầu, tốc độ tăng trưởng kinh tếtrong nước chưa ổn định, lạm phát, sự phân hóa giàu nghèo, tình trạng đói nghèo

và thất nghiệp gia tăng, đời sống, mức sống người dân chưa thực sự được nângcao Do đó, vấn đề an sinh xã hội trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết, đòi hỏichúng ta phải nhận thức một cách sâu sắc hơn tư tưởng Hồ Chí Minh về an sinh

xã hội Đe từ đó tạo tiền đề cho sự phát triển đất nước, góp phần thực hiện mụctiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”

Xuất phát từ lí do trên, tôichọn đề tài: “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Mình

về an sinh xã hôi vào thưc hiên an sinh xã hôi ở Viêt Nam hiên nay ” cho khóa

luận tốt nghiệp của mình

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Nhận thức được giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về an sinh xã hội, nhiềunăm qua đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này ở nhiều cấp độ, nộidung khác nhau và đạt nhiều kết quả như:

GS.TS Mai Ngọc Cường, Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách an

sinh xã hội ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Trần Hồng Lưu (2014), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về an sinh xã hội”, Tạp

chí Dân tộc và Thỏi đại, (10-12).

PGS.TS Đinh Xuân Lý (chủ biên), (2003): ‘Một số chuyên đề về tư tưởng

Hồ Chí Minh”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

PGS.TS Đinh Xuân Lý, PGS.TS.Phạm Ngọc Anh (2008), Một số chuyên

đề về tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị, Hà Nội.

Trang 8

Lê Sĩ Thắng (chủ biên) (1996), Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và

chính sách xã hội, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Bùi Đình Phong (2009), “ Hồ Chí Minh với hội nhập và phát triển” Tạp

xã hội và vận dụng tư tưởng đó vào thực hiện an sinh xã hội ở nước ta hiện nay

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về an sinh xã hội và sựvận dụng của Đảng và Nhà nước vào thực hiện an sinh xã hội ở nước ta hiện nay

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- về không gian: Nghiên cứu ở Việt Nam

- về thòi gian: Từ năm 2006 đến năm 2015

- về nội dung: Tư tưởng Hồ Chí Minh về an sinh xã hội được thể hiện trên

rất nhiều lĩnh vực Trong khuôn khổ của khóa luận này, em xin trình bày Tưtưởng Hồ Chí Minh về an sinh xã hội trên các lĩnh vực: xóa đói giảm nghèo, bảohiểm xã hội

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

4.1 Mục

đích ■

Nghiên cứu một cách hệ thống những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ

Trang 9

Chí Minh về an sinh xã hội, thực trạng của việc thực hiện an sinh xã hội ở ViệtNam; ừên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc thực hiện

an sinh xã hội ở nước ta trong thời gian tới

4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện được các mục đích nghiên cứu nêu trên, các nhiệm vụ cụ thểđược đặt ra:

- Làm rõ khái niệm an sinh xã hội

- Phân tích những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về an sinh xã

hôi

- Đánh giá thực trạng của việc thực hiện an sinh xã hội ỞViệt Nam hiệnnay

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện an sinh xã hội

ở Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh

5 Phương pháp nghiên cứu

Khóa luận sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch

sử của chủ nghĩa Mác - Lênin và một số phương pháp nghiên cứu cụ thể:

6.2 về măt thưc tiễn

• •

Kết quả nghiên cứu của khóa luận có thể sử dụng làm tài liệu tham khảophục vụ cho việc học tập và nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh

Trang 10

7 Kết cấu của khóa luân

Trang 11

Ngoài phần mở đàu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận gồm hai

chương, sáu tiết.NỘIDUNG

“An sinh” được nhắc đến ở đây là một từ Hán - Việt An - trong chữ “Antoàn”, Sinh - trong chữ “Sinh sống”, an sinh có thể hiểu là “an toàn sinh sống”.Nói một cách khái lược: xã hội an sinh là xã hội mà mọi người được an toàn sinhsống, hay là có cuộc sống an toàn Vì vậy, để đem lại sự an toàn cho cuộc sống vàkhông ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống cho con người không chỉ là sự nỗ lựccủa Nhà nước, xã hội mà còn là sự nỗ lực của chính bản thân mỗi thành viên trong

xã hội

1.1.2 Xã hôi

a

Trước hết, cuốn “Từ điển tiếng Việt” của tác giả Hoàng Phê (chủ biên) đã

nêu lên khái niệm xã hội: “Hình thức sở hữu chung có tổ chức của loài ngườingưòi ở một trình độ nhất định của lịch sử, xây dựng ừên cơ sở một phương thứcsản xuất nhất định: xã hội phong kiến, xã hội tư bản, xây dựng xã hội cộng sảnchủ nghĩa” [21; tr.792]

Trang 12

Trong cuốn “Từ điển tiếng Việt thông dụng ” do Như Ý chủ biên, các tác giả

lại cho rằng: “xã hội là cộng đồng người cùng làm ăn sinh sống làm cho xã hộingày càng phát triển và xã hội là tầng lớp có địa vị, quyền lợi như nhau dưới chế

độ cũ: xã hội thượng lưu” [29; tt.1291]

Khái niệm xã hội còn được trình bày trong cuốn “Từ điển tiếng Việt” củaNxb Khoa học Xã hội (1977) “xã hội là tập đoàn người xây dựng trên quan hệ vềsản xuất, chính trị, văn hóa và xã hội nói tới mối quan hệ về phong tục tập quán,

lễ giáo, văn hóa của một nước” [27; tr.870]

Nói tóm lại, vói nhiều cách tiếp cận khác nhau các nhà nghiên cứu lí luận khinêu lên khái niệm xã hội vẫn căn bản gặp nhau ở nội hàm của khái niệm này: nó

là tính sẵn có của loài ngưòi khiến con người có nhu cầu cùng chung sống để cùngsản xuất và cùng hưởng thụ

1.1.3 An sinh xã hôi

m

1.1.3.1 Quan điểm của các nhà khoa học

Con ngưòi muốn tồn tại và phát triển, trước hết phải có điều kiện bảo đảm về

ăn, mặc, ở Để thực hiện nhu cầu tối thiểu này, con người phải lao động, làm ranhững sản phảm cần thiết Khi xã hôi phát triển, mức độ thỏa mãn nhu cầu chocuộc sống ngày càng tăng thì phụ thuộc vào khả năng lao động ngày càng lớn.Tuy nhiên, không phải lúc nào con người cũng may mắn, thuận lợi tạo ra thu nhậpđáp ứng những nhu cầu đó Trong nhiều trường họp con người phải đối mặt vớinhững thiên tai, dịch bệnh, đau ốm hay các biến cố, rủi ro khác Để khắc phục vàđối mặt với những vấn đề đó, con người đã liên kết, hợp tác với nhau lựa chọn racác phương thức phù họp nhằm giảm đi những khó khăn trong cuộc sống hàngngày Bên cạnh hình thức “tích cốc phòng cơ, tích y phòng hàn” - hình thức sơkhai và giản đơn nhất, hay các hoạt động với tinh thần “lá lành đùm lá rách” đượccộng đồng, gia đình, các thành viên ừong xã hội lựa chọn sử dụng Thì các biệnpháp trong xã hội hiện đại ngày nay như: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, cứu trợ

xã hội là những trụ cột cơ bản của hệ thống an sinh xã hội cũng đã góp phần

Trang 13

quan trọng vào việc bảo vệ cho các tầng lớp dân cư, trước những rủi ro và tácđộng bất thường của cuộc sống.

Mặc dù an sinh xã hội còn là lĩnh vực còn nhiều mới mẻ ở nước ta, song lĩnhvực này cũng đã giành được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu

Trước hết, theo GS Hoàng Chí Bảo thì: An sinh xã hội là sự an toàn củacuộc sống con người từ cá nhân đến cộng đồng, tạo tiền đề và động lực cho sựphát triển con người và xã hội An sinh xã hội là những bảo đảm cho con ngườitồn tại như một con ngưòi và phát triển các sức mạnh bản chất ngưòi, tức là nhântính trong hoạt động, ừong đói sống hiện thực của nó như một chủ thể mang nhâncách [1; tr.7]

- Tại hội thảo quốc tế với chủ đề: “Hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam”,ngày 22 - 8 - 2007, PGS.TS Nguyễn Hải Hữu đã đưa ra khái niệm: “An sinh xãhội là một hệ thống các cơ chế, chính sách, biện pháp của Nhà nước và xã hội làmcho họ có nguy cơ suy giảm, mất nguồn thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn,bệnh nghề nghiệp, già cả không còn sức lao động hoặc vì những nguyên nhânkhách quan rơi vào hoàn cảnh nghèo khổ và cung cấp các dịch vụ sức khỏe chocộng đồng, thông qua hệ thống mạng lưới về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế vàtrợ giúp xã hội” [17; tr.19]

- GS TS Mai Ngọc Cường đã đưa ra khai niệm an sinh xã hội một cách cụthể hơn, ông tiếp cận an sinh xã hội ở cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp để từ đó có thểhiểu hết được bản chất của nó

+ Theo nghĩa rộng: An sinh xã hội là sự bảo đảm thực hiện các quyền để conngười được an bình, đảm bảo an ninh, an toàn trong xã hội [8; tr.21]

+ Theo nghĩa hẹp: An sinh xã hội là sự bảo đảm thu nhập và một số điềukiện thiết khác cho cá nhân, gia đình và cộng đồng khi họ bị giảm hoặc mất thunhập do họ bị giảm hoặc mất khả năng lao động hoặc mất việc làm; cho nhữngngười già cô đơn, trẻ em mồ côi, người tàn tật, những người yếu thế, người bịthiên tai dịch họa [8; tr.22]

Trang 14

về bản chất, an sinh xã hội là sự san sẻ trách nhiệm của mọi người đối với

những người gặp rủi ro, khó khăn hoặc những yếu tố khác mà bị giảm hoặc mấtthu nhập do bị giảm hoặc mất khả năng lao động

Như vậy, có thể thấy rằng, an sinh xã hội là một lĩnh vực rộng lớn, phức tạpkhó có thể đưa ra một định nghĩa đáp ứng được tất cả các nội dung trong điều kiệnkinh tế, xã hội, chính trị, truyền thống dân tộc, tôn giáo ở mỗi nước khác nhauhoặc trong các giai đoạn lịch sử ở tùng nước Dựa trên cơ sở những quan niệm củacác nghiên cứu trên, chúng ta có thể hiểu an sinh xã hội là sự bảo vệ, trợ giúp củaNhà nước và cộng đồng đối với những người “yếu thế” ừong xã hội bằng các biệnpháp khác nhau nhằm hỗ ttợ cho các đối tượng khi bị suy giảm khả năng lao động,giảm sút thu nhập hoặc là bị rủi ro, bất hạnh, hoặc là trong tình trạng nghèo đói,hoặc là ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, mất sức lao động,già yếu động viên khuyến khích tự lực vươn lên giải quyết vấn đề của chính họ

1.1.3.2 Quan điểm của chủ nghĩa Mác — Lênỉn

Trong toàn bộ tác phẩm kinh điển đồ sộ của mình C.Mác và Ph.Ăngghenkhông dành riêng một tác phẩm nào với tư cách là sự trình bày hệ thống các quanđiểm của mình về an sinh xã hội An sinh xã hội không được Mác đề cập như mộtlĩnh vực chuyên biệt, độc lập nhưng toàn bộ tư tưởng của Mác về vấn đề này từ nólại được khái quát lên và thể hiện ra trong hệ thống các quan điểm duy vật biệnchứng của C.Mác về con người và xã hội

Mác đã rất nhiều lần khẳng định rằng, lịch sử xã hội là do con người làm

ra, là hoạt động của những con người theo đuổi mục đích của bản thân mình Xãhội dù dưới hình thức nào đi chăng nữa cũng đều là sản phẩm của sự tác động qualại giữa con người với con người Và con người muốn tồn tại, trước hết cần phải

có ăn, có mặc, có chỗ ở Tất cả những cái đó chỉ có được nhờ con người sản xuất

ra được tư liệu sinh hoạt của mình qua hoạt động sản xuất Thông qua đó đã tạo racác sản phẩm để thỏa mãn những nhu càu sống còn của con người và của cả xãhội “Hành vi lịch sử đầu tiên hay phương diện cơ bản đầu tiên của hoạt động xãhội của con người là sản xuất ra những tư liệu để thỏa mãn những nhu cầu” và họ

Trang 15

“sản xuất ra bản thân đời sống vật chất” [5; tr.40] Bên cạnh đó, con người còn tạo

ra các giá trị tinh thần cho xã hội: những thành tựu văn hóa lớn, những công trìnhkiến trúc vĩ đại được coi là các kỳ quan của thế giới Con người tạo ra các quan

hệ xã hội, các chuẩn mực, giá trị xã hội, giữ xã hội trong ổn định tương đối Yếu

tố thường gắn chặt và là cái để thỏa mãn những nhu cầu đó chính là lợi ích ChínhC.Mác đã nhấn mạnh rằng, “tất cả những cái gì mà con người đấu tranh để giànhlấy, đều dính liền vói lợi ích của họ” [4; tr 109] và “chính lợi ích là cái liên kếtcác thành viên của xã hội với nhau” [4; tr 181] Có thể thấy rằng, cùng với nhucầu, lợi ích là một trong những động lực hết sức quan trọng thúc đẩy sự phát triểncủa xã hội

Mặc dù không dành riêng một tác phẩm nào đề cập tới an sinh xã hội, nhưngcác nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đã dành sự quan tâm tói lĩnh vực đóinghèo, thường gắn liền với cuộc sống của con người và sự phát triển của xã hội.Trong xã hội có giai cấp, những người bị áp bức, bóc lột phải chịu cuộc sống cùngcực thêm vào đó là thiên tai, chiến tranh tàn phá gây nên nhiều cảnh lầm than Cụthể, trong một số tác phẩm kinh điển của mình như “Bản thảo kinh tế triết học”(1844) của C.Mác, “Tình cảnh của giai cấp công nhân Anh” (1845) củaPh.Ăngghen các ông đã mô tả cặn kẽ, tỉ mỉ và xã thực tình cảnh đói nghèo củanhững người vô sản Chế độ bóc lột tàn bạo trong xã hội tư bản đã dẫn đến sựphân hóa trong xã hội thành hai cực: Tích lũy giàu có tột độ ở phía thiểu số giaicấp có của - giai cấp tư sản và tích lũy sự bần cùng ở đa số những người lao động,làm cho người lao động ngày càng lún sâu vào cái hố của sự đói nghèo, bệnh tật,thất nghiệp, thất học Sau cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, trong bướcchuyển từ “Chính sách Cộng sản thời chiến” sang “Chính sách kinh tế mới”(NEP), Lênin là người chủ trương phát động kinh tế hàng hóa, dùng lợi ích vậtchất, coi đó là một nhân tố kích thích mọi người lao động, giải phóng sức sảnxuất, phát triển kinh tế Đó là một trong những biện pháp nhằm xóa bỏ căn bảntình trạng đói nghèo, nhất là ở nông thôn trong công tác xây dựng xã hội mới - xãhội xã hội chủ nghĩa

Trang 16

Đe đem lại sự phát triển cho xã hội trước hết cuộc sống của con người cầnphải được ổn định, đáp ứng đầy đủ những nhu cầu và lợi ích thiết thực của conngười Có thể thấy rằng nguyên nhân sâu xa của sự phát triển toàn bộ đòi sống xãhội là sự phát triển của lực lượng sản xuất, và sự phát triển rất cao của lực lượngsản xuất là tiền đề thực tiễn tuyệt đối càn thiết để khắc phục sự tha hóa của conngười “Tha hóa” được nhắc đến ở đây là một khái niệm thể hiện sự tiêu cực củabản chất con người C.Mác sử dụng nó để tìm ra cách tiếp cận sâu hơn về đời sống

xã hội của con người từ đó đề ra nhiệm vụ xây dựng một chế độ xã hội mói phảigiải quyết đồng bộ và triệt để những vấn đề phức tạp: vấn đề đảm bảo việc làm vàthu nhập cho người lao động, vấn đề công bằng xã hội Bởi vậy, theo C.Mác, ýnghĩa lịch sử, mục đích cao cả của sự phát triển xã hội là sự phát triển con ngườitoàn diện, nâng cao năng lực và phẩm giá con người, giải phóng con người, loạitrừ ra khỏi cuộc sống con ngưòi mọi sự “tha hóa” để con người được sống vớicuộc sống đích thực của con người

1.1.3.3 Quan điểm của Hồ Chí Minh

Trong các tác phẩm của mình, Hồ Chí Minh chưa một lần dành riêng mộtbài viết hay một bài phát biểu để bàn riêng về vấn đề này Tuy nhiên, nếu hiểutheo định nghĩa về an sinh xã hội được nêu ở trên thì hầu hết trong các bài nói, bàiviết và hành động của Người đều thấm đượm tư tưởng vì cuộc sống tự do, ấm no,hạnh phúc của dân Chính vì vậy, tư tưởng dân sinh ở Ngưòi chính là khái niệm

an sinh xã hội mà ngày nay chúng ta hay nói tới Tư tưởng đó ở Người được nânglên tầm triết lý cho cuộc sống hạnh phúc của nhân dân Triết lý đó ở Hồ Chí Minhđược toát ra, thể hiện sinh động từ toàn bộ cuộc đời đấu tranh cách mạng khôngmệt mỏi và từ cuộc sống hàng ngày rất đỗi đời thường của Người Đó chính là sựkết tinh cả tinh hoa tư tưởng, đạo đức và tâm hồn cao đẹp của một vĩ nhân, ngưòianh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới Như vậy, ta có thể thấyrằng khái niệm dân sinh ở đây cùng nghĩa với khái niệm an sinh xã hội

Xuất thân trong một gia đình nhà Nho yêu nước, bản thân Hồ Chí Minhcũng đã từng theo học đạo Nho, tư tưởng nhân nghĩa của đạo Nho đã in đậm dấu

Trang 17

ấn ừong tâm khảm của Người, trở thành một bộ phận cấu thành của quan điểmdân sinh, triết lý nhân sinh, chủ nghĩa nhân đạo và tư tưởng nhân văn ở Người.Song, khác với nhiều nhà Nho đưomg thời, với thực tiễn cuộc sống đầy biến động

mà Người từng ừải qua ừong những năm tháng tìm kiếm con đường cứu nước,giải phóng dân tộc, bằng thực tiễn hoạt động cách mạng, với một trí tuệ anh minh

và tầm nhìn xa, trông rộng, Người đã sớm khắc phục, chế ngự tính hẹp hòi, thiểncận của cái nhìn dân tộc để đi đến một quan niệm mới về tình hữu ái giai cấp,hướng tới giá trị nhân văn phổ quát

Thấu hiểu hơn ai hết những giáo lý của đạo Phật, những chủ trương “từ bi,

hỉ xả, cứu khổ cứu nạn”, “cứu nhân độ thế”, song với Hồ Chí Minh, những giáo lý

đó, những chủ trương ấy chỉ được coi là hữu ích khi chúng được sử dụng vào mụcđích dân sinh, an sinh xã hội, “cứu chúng sinh ra khoải khổ nạn” và nhất là vàomục tiêu giải phóng dân tộc, giành độc lập cho Tổ quốc, “đưa giống nòi ra khỏi ải

nô lệ”

Hồ Chí Minh cũng biết đến những ước mơ, khát vọng vươn tới một xã hộicao đẹp mà ở đó, con người được phát triển toàn diện và ngày một trở nên hoànthiện với cuộc sống ấm no, hạnh phúc Theo Người, những khát vọng đó trước hếtphải vì những người bị áp bức, vì những dân tộc bị đè nén, vì hòa bình và công lý,phải nhằm mục đích cứu loài người khỏi ách nô lệ, đưa loài người đến hạnh phúc,bình đẳng bác ái, tự do và nhất là đem lại an ninh cho cuộc sống của mỗi conngười, an sinh cho đời sống cả cộng đồng xã hội

Suốt cuộc đời, Hồ Chí Minh luôn sống vì nhân dân, đất nước Mục tiêuNgười luôn theo đuổi là đất nước được hòa bình, độc lập, là cuộc sống đầy đủ, ấm

no, hạnh phúc cho nhân dân Với Hồ Chí Minh, mục tiêu cuối cùng của một cuộccách mạng là tự do, hạnh phúc của nhân dân Người nói: “Ngày nay chúng ta đãxây dựng nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa Nhưng nếu nước độc lập mà dânkhông được hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập không có nghĩa lý gì” và “Không

có gì quý hơn độc lâp, tự do” [16; tr.42] Với Người, độc lập và tự do không chỉ làcái quý giá nhất, mà còn là chân lý mà cả nhân loại đều hướng tới Độc lập cho

Trang 18

dân tộc, tự do hạnh phúc cho nhân dân là khát vọng suốt đời của Người Chính tưtưởng độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân là nền tảng cho quan điểm dânsinh, triết lý nhân sinh, tạo nên bản chất cao quý trong chủ nghĩa nhân đạo, tưtưởng nhân văn và trở thành ngọn cờ đấu ừanh, mục tiêu và lý tưởng suốt đờiphấn đấu của Người.

Trong quá trình tiếp thu, vận dụng chủ nghĩa Mác và tinh hoa văn hóa nhânloại vào ừong thực tiễn cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh đã khẳng định hạnhphúc của nhân dân là mục tiêu cuối cùng, cao nhất của cách mạng “Bao nhiêu lợiích đều vì dân Bao nhiêu quyền hạn là của dân Công việc đổi mới, xây dựng làtrách nhiệm của dân Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là công việc của dân.Chính quyền từ xã đến chính phủ trung ương do dân cử ra Đoàn thể từ trungương đến xã do dân tổ chức nên” [14; tr.689], do vậy, “chính sách của Đảng vàChính phủ là phải hết sức chăm nom đến đời sống của nhân dân Nếu dân đói,Đảng và chính phủ có lỗi; nếu dân rét, Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân dốtĐảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân ốm, Đảng và Chính phủ có lỗi [14; tr.572]

Từ góc độ này có thể nói, Hồ Chí Minh đã xem dân sinh là vấn đề quantrọng hàng đầu của mỗi quốc gia, là vấn đề cốt lõi trong đường lối của Đảng vàchính sách của Nhà nước Hồ Chí Minh đã lấy chủ nghĩa dân sinh để giải thíchchủ nghĩa xã hội Khi ừả lời câu hỏi “chủ nghĩa xã hội là gì?”, Hồ Chí Minh đãđưa ra quan niệm sâu sắc và khoa học nhưng lại rất giản dị và gần gũi như những

lẽ phải thông thường mà ai cũng có thể hiểu và cảm nhận được.Với Người, “xãhội ngày càng tiến, vật chất ngày càng tăng, tinh thần ngày càng tốt, đó là chủnghĩa xã hội” [11; tr.591] Người cho rằng, chủ nghĩa xã hội là “mọi người được

ăn no, mặc ấm, sung sướng, tự do” [13; tr.395], ai cũng được “hạnh phúc và họchành tiến bộ”, chủ nghĩa xã hội là làm sao cho dân giàu, nước mạnh” [13; tr.226].Như vậy, có thể nói, trong quan niệm của Hồ Chí Minh, chủ nghĩa xã hội trướchết là một xã hội vì con người và ở đó an sinh xã hội được thực hiện và bảo đảmbền vững, các chính sách an sinh xã hội thực hiện được chức năng phòng ngừa,hạn chế, khắc phục những rủi ro, bảo đảm an toàn cho cuộc sống của mỗi thanh

Trang 19

viên ừong xã hội Cũng chính từ quan điểm dân sinh, triết lý nhân sinh đó đã tạonên ở Người niềm tin vào thắng lợi cuối cùng của công cuộc xây dựng CNXHtrên đất nước Việt Nam chúng ta.

Như vậy, Hồ Chí Minh đã đón nhận ở chủ nghĩa Mác - Lênin tư tưởng nhânvăn sâu sắc nhất, chủ nghĩa nhận đạo cao cả nhất không phải theo lối “tầmchưorng trích cú”, áp dụng nguyên xi, rập khuôn giáo điều Người tiếp thu ở đó tưtưởng nhân đạo nhất về con người, tư tưởng vì cuộc sống hiện thực của conngười, cuộc sống mà ở đó an ninh của con người được đảm bảo, do vây an sinh xãhội của cả cộng đồng được thực hiện bền vững; tư tưởng vì tự do, dân chủ, hạnhphúc và tiến bộ thực sự Với tư tưởng đó, quan điểm dân sinh và triết lý nhân sinh

ở Hồ Chí Minh đã trở thành triết lý vì cuộc sống ngày một cao đẹp cho mỗi conngười và cho cả cộng đồng xã hội mà hành động, vì an ninh con người, vì an sinh

xã hội mà hành động

1.2 Một số nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về an sinh xã hội

Tư tưởng Hồ Chí Minh về an sinh xã hội hình thành và phát triển từ rất sớm.Trong cuốn “Đường Cách mệnh” xuất bản năm 1927, nói về Công hội, Nguyễn

Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã viết: “Lại có bất thường phí để dành lúc bãi công hoặcgiúp các hội khác bãi công, hoặc giúp đỡ người mất việc làm, khi đau ốm, tai nạn,hoặc làm những việc công ích” [17; tr.437] Đây là ý tưởng manh nha về bảo hiểm

xã hội, bảo hiểm y tế, an sinh xã hội Ngay sau khi giành được chính quyền, năm

1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đứng đầu Nhà nước ta xây dựng và banhành Hiến Pháp, trong đó quy định những người già, hoặc tàn tật không việc làmthì được giúp đỡ Trong giai đoạn từ năm 1947 đến những năm 50 của thế kỷ XX,Chủ tịch Hồ Chí Minh đã soạn thảo, ban hành một loạt chính sách, chế độ liênquan đến cán bộ, công chức, người lao động như chế độ tiền lương, phụ phí, chế

độ ừợ cấp bảo hiểm xã hội đối với cán bộ, công chức, viên chức; chế độ đãi ngộquân nhân Trong những năm 60 của thế kỷ XX, khi tổ chức, công đoàn pháttriển, chế độ bảo hiểm xã hội, chế độ thai sản ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề

Trang 20

nghiệp, chế độ với người có công được Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm chỉ đạo,ban hành Đây là những yếu tố nền tảng của an sinh xã hội.

1.2.1 Xóa đói giảm nghèo

Tiếp thu và vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xâydựng nên lý luận cách mạng giải phóng dân tộc Người đã đi từ chủ nghĩa yêunước chân chính đến chủ nghĩa Mác - Lênin, Người chủ trương làm cách mạng đểgiành độc lập cho Tổ quốc, hạnh phúc cho nhân dân Một trong những điểm sâusắc và nhất quán trong tư tưởng Hồ Chí Minh là ở chỗ, giá trị và ý nghĩa thực sựcủa độc lập tự do phải được thể hiện trong cuộc sống hàng ngày của người dân

Họ phải có cơm ăn, áo mặc, phải được học hành, được sống cuộc sống sungsướng hạnh phúc Người quan niệm, chủ nghĩa xã hội là xa lạ với đói nghèo, bầncùng, lạc hậu Chủ nghĩa xã hội phải chứng minh được bản chất ưu việt của mình

ở chỗ đem lại ngày càng nhiều, ngày càng tốt hơn những lợi ích thiết thân cho dânchúng, thỏa mãn ngày càng đầy đủ những nhu càu hợp lý và chính đáng cho sựphát triển toàn diện của con người Nếu như ở chủ nghĩa tư bản, Mác đã chỉ rõ ở

đó có sự bóc lột thậm tệ của giai cấp tư sản đối với người công nhân, đưa ngườicông nhân đến vô sản, đến bần cùng, cùng cực và đói nghèo nên đã tạo ra mâuthuẫn đối kháng để tiêu diệt chủ nghĩa tư bản và tạo ra một xã hội mới chủ nghĩa

xã hội tươi đẹp hơn Ở chủ nghĩa xã hội, đói nghèo sẽ từng bước được xóa bỏ, dầndần đưa đến ấm no và hạnh phúc cho mọi người Do vậy, để có chủ nghĩa xã hội,một trong những nhiệm vụ quan trọng chính là tiêu diệt đói nghèo Xóa đói, giảmnghèo vừa là một đòi hỏi tất yếu khách quan, vừa là một đòi hỏi tự thân và cấpbách cho sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa xã hội

Càng học tập tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng ta càng hiểu sâusắc và nhận thức thấu đáo sự vĩ đại ừong tư tưởng của Người Nói đến giặc chúng

ta ai cũng nghĩ đó phải là kẻ thù hữu hình, có quan đội, có lực lượng chống phá,xâm lược chúng ta, mà ít ai có nghĩ đến những thứ giặc vô hình, không có chiếntrường, không có súng đạn như: giặc đói, giặc dốt Ngay sau khi Cách mạng thángTám thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lập tức tuyên bố giặc đói, giặc dốt là

Trang 21

đồng minh của giặc ngoại xâm Nói đến giặc ngoại xâm có lẽ mọi người đều nhậnthức được nhiệm vụ quan trọng đó là phải tiêu diệt và đánh đuổi chúng ra khỏi bờcõi của đất nước mình Vậy còn giặc đói, nghèo thì sao? Trong cuộc sống có lẽcòn nhiều người thấy đói nghèo là khổ là vất vả, nhưng chưa nhận thức một cáchthấu đáo được sự cần thiết phải đánh đuổi chúng ra khỏi cuộc sống của mình, củađồng bào mình và của đất nước mình Vì vậy, với việc nỗ lực xóa đói, giảmnghèo, quyết tâm đánh đuổi đói nhèo để đua đời sống của mỗi người dân, của đấtnước ngày một ấm no hom, Người đã sớm phát động cuộc vận động thi đua áiquốc kêu gọi toàn dân bằng nhiều phương pháp, cách thức khác nhau để giúpnhân dân như tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, nhừng cơm sẻ áo, quyên gópgạo cứu đói Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra mục tiêu phấn đấu để nhân dânthoát nạn bần cùng, làm cho mọi người có công ăn, việc làm, ấm no và đòi sốnghạnh phúc Bác đã đặc biệt quan tâm đến vấn đề đẩy mạnh tăng gia sản xuất vàtiết kiệm để xóa đói giảm nghèo Người đề nghị Hội đồng Chính phủ phát độngmột chiến dịch tăng gia sản xuất và mở cuộc họp quyên góp cứu đói Ngưòi viếtthư gửi đồng bào toàn quốc, hô hào nhân dân chống nạn đói, “coi cuộc chống nạnđói cũng như cuộc chống ngoại xâm” Trong thư gửi nông gia Việt Nam, Ngườikhẩn thiết kêu gọi: “Tăng gia sản xuất! Tăng gia sản xuất ngay! Tăng gia sản xuấtnữa Đó là cách thiết thực của chứng ta để giữ vững quyền tự do, độc lập” [15;tr.341] Phong ừào để dành một nắm gạo nhỏ theo từng buổi đã được nhân rộngthành phong trào tiết kiệm gạo khắp cả nước đã nói lên sự coi trọng và việc làm

cụ thể của Người đối với công tác xóa đói giảm nghèo “Lúc chúng ta nâng bátcơm mà ăn, nghĩ đến kẻ đói khổ, chúng ta không khỏi động lòng Vậy tôi đề nghịvới đồng bào cả nước và tôi xin thực hành trước: Cứ 10 ngày nhịn ăn một bữa,mỗi tháng nhịn 3 bữa Đem gạo đó (mỗi bữa một bơ) để cứu dân nghèo” [13;tr.27]

Trong Di chúc, Người đã chỉ rõ: “Nhân dân lao động ta ở miền xuôi cũngnhư miền núi, đã bao đời chịu đựng gian khổ, bị chế độ phong kiến và thực dân ápbức bóc lột, lại kinh qua nhiều năm chiến tranh Tuy vậy, nhân dân ta rất anh

Trang 22

hùng, dũng cảm, hăng hái, cần cù Từ ngày có Đảng, nhân dân ta luôn luôn đi theoĐảng, rất trung thành với Đảng Đảng phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh

tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân” [16; tr.512].Trong một đất nước mà người dân còn nghèo, có người còn sống trong cảnh bữađược, bữa mất, bữa đói, bữa no thì ở đó xã hội còn chưa yên Xóa đói giảm nghèo

là một nhiệm đặc biệt quan trọng đối với mỗi nước khi đặt mục tiêu phát triển bềnvững Ở đâu còn bất công, còn đói nghèo thì ở đó chưa thể có sự phát triển Đóinghèo sẽ làm cho các thành quả đạt được trở nên thiếu bền vững và vói thời gian

nó tàn phá và làm hỏng đi những thành quả đó Đói nghèo làm cho con người khó

có khả năng để thực hiện được những hoài bão to lớn Đói nghèo sẽ làm mất đihạnh phúc cần có của người dân Mục tiêu của cách mạng là vì dân, do vậy khôngthể có lý do nào để biện giải cho việc để người dân phải sống trong cảnh đóinghèo Chính vì lẽ đó Chủ tịch Hồ Chí Minh đã yêu cầu: “Phải đem hết sức dân,tài dân, của dân làm cho dân” [13; tr.75] và “Chính sách của Đảng và Chính phủ

là phải hết sức chăm nom đến đời sống của nhân dân” “Dân đủ ăn, đủ mặc thìnhững chính sách của Đảng và Chính phủ đưa ra sẽ dễ dàng thực hiện Nếu dânđói, rét, dốt, bệnh thì chính sách của ta dù có hay mấy cũng không thực hiệnđược” [14; tr.518]

Điều mới mẻ trong tư tưởng của Người về XĐGN đó là, đi kèm với tăng giasản xuất phải thực hành tiết kiệm, có vậy đảm bảo chắc chắn lâu dài công cuộcxóa đói Đen nay tư tưởng này vẫn còn giữ nguyên giá trị, hiện nay chúng ta hìnhthành quý XĐGN, giúp người đói nghèo là áp dụng những trường họp cụ thể vớimột bộ phận dân cư đặc biệt Đó là những biện pháp tình thế hất thời mang tínhnhân đạo, còn về lâu dài, phải hướng dẫn họ cách thức làm ăn, trợ giúp về vốn, kỹthuật để họ tự vươn lên thoát nghèo, cho họ cần câu mới là biện pháp lâu dài bởichỉ có phát triển sản xuất mới có thể XĐGN một cách hiệu quả Chủ tịch Hồ ChíMinh đánh giá cao sức mạnh của dân, Người yêu cầu: đem tài dân, sức dân màgiải phóng cho dân Theo Người, XĐGN là “Làm cho người nghèo thì đủ ăn,người đủ ăn thì khá giàu, người giàu thì giàu thêm” [14; tr.518]

Trang 23

Vậy là mọi thành viên trong xã hội không ngừng phấn đấu vươn lên vượtqua cửa ải đói nghèo, Ngưòi quan niệm xã hội mà chúng ta xây dựng là “dân giàu,nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” Nó xa lạ với đói nghèo bầncùng, lạc hậu, là xã hội giàu về kinh tế, lành mạnh về văn hóa xã hội, quan niệmnày hàm chứa ý nghĩa to lớn trong việc giải phóng sức sản xuất, hướng đến pháttriển con người toàn diện Theo Người một dân tộc dốt cũng là một dân tộc yếu,giặc dốt cũng là một trong ba thứ giặc nguy hiểm nó sẽ kìm hãm sự phát triển,Người chỉ ra rằng: ăn no, mặc ấm phải đi liền với học hành tiến bộ, xã hội phảingày càng tiến, vật chất ngày càng tăng phải đi liền vói tinh thần ngày càng tốt.Qua đó cúng ta thấy rằng ý nghĩa sâu xa trong tư tưởng XĐGN của Người là bêncạnh XĐGN về vật chất phải chú ý cả XĐGN về tinh thần, không nên phiến diệnmột chiều chỉ tập trung về kinh tế, mà bỏ quên văn hóa tinh thần, lúc ấy sẽ xuấthiện nguy cơ, lực cản nguy hiểm ảnh hưởng đến sự phát triển Tư tưởng này đếnnay vẫn thể hiện rõ tính thời sự của nó: Phát triển bền vững phải bao hàm cả vậtchất và tinh thần Đó là giá ừị to lớn ừong tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh vềXĐGN mà chúng ta càn vận dụng sáng tạo ừong điều kiện tình hình mới, phấnđấu đạt mục tiêu chung: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, vănminh.

1.2.2 Bảo hiểm xã hôi

Trang 24

tưởng này trong cuốn sách "Đường Kách Mệnh" được xuất bản đàu năm 1927:

"Lại có bất thường phí như để dành lúc bãi công hoặc giúp những hội khác bãicông, hoặc giúp đỡ những người mất việc làm, khi ốm đau, tai nạn, hoặc làmnhững việc công ích v.v Nếu hội không có tiền thì làm không được" [16; tr.437].Người còn nêu: "Tổ chức Công hội trước hết là để cho công nhân đi lại vói nhaucho có cảm tình, hai là để nghiên cứu với nhau, ba là để sửa sang cách sinh hoạtcủa công nhân cho khá hơn bây giờ, bốn là để giữ gìn quyền lợi cho công nhân,năm là giúp cho quốc dân, giúp cho thế giới” [16; tr.437] Những nội dung đó,Người luôn được quán triệt trong các lớp huấn luyện đào tạo cán bộ cho Cáchmạng Việt nam trong những năm 1925 - 1927 tại Quảng Châu (Trung Quốc) Đếnnăm 1929, chính thức đưa vào Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản Đông Dương: "Tổchức tất cả vô sản giai cấp vào công hội thực hành bảo hiểm cho thợ thuyền; giúp

đỡ thợ thuyền thất nghiệp" Năm 1941 thể hiện trong chính sách của Việt Minh:

"Đối vơí công nhân, ngày làm việc tám giờ, định tiền lương tối thiểu; cứu tế thấtnghiệp; xã hội bảo hiểm; thủ tiêu các giấy giao kèo nô lệ, lập các giấy giao kèogiữa chủ và thợ, công nhân già có lương hưu trí " [11; tr.421-422]

Từ sự thể hiện những ý tưởng khởi đàu thực hiện BHXH của Chủ tịch HồChí Minh đã tạo thành một trong những yếu tố tác động mạnh mẽ vào các phongtrào công nhân, góp phàn thắng lợi vẻ vang của Cách mạng tháng Tám năm 1945.Sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà được thành lập, mặc dù nền kinh tế hếtsức khó khăn, nhưng Chính phủ ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xâydựng và ban hành các quy định thực hiện BHXH: Ngày 3/11/1945, Chủ tịch HồChí Minh thay mặt chính phủ ký sắc lệnh số 54- SL, ngày 14/6/1946 ký sắc lệnh

số 105- SL ấn định những điều kiện cho công chức về hưu Từ năm 1947 - 1950,đất nước ừong giai đoạn chống thực dân Pháp quyết liệt, nhưng Chủ tịch Hồ ChíMinh vẫn tiếp tục ký ban hành các sắc lệnh quy định thực hiện chế độ hưu trí chocông nhân viên chức: sắc lệnh 29/SL ngaỳ 12/3/1947 quy định mối quan hệ giữachủ với công nhân, ngày 20/5/1950 ký sắc lệnh số 76 - SL quy định cụ thể hơncác chế độ trợ cấp hưu trí, ngày 22/5/1950 ký sắc lệnh số 77 - SL quy định cụ thể

Trang 25

các chế độ trợ cấp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, hưu trí, tử tuất đối vói côngnhân.

Chính sách BHXH lúc này tuy còn sơ khai nhưng đã phản ánh được nhữngmặt tiến bộ về nguyên tắc có đóng BHXH mới được hưởng chế độ BHXH; mứchưởng phù họp vói mức đóng, vói khả năng của quỹ BHXH và thấp hơn mứchưởng khi đang làm việc Thực hiện các chế độ BHXH thời còn hạn chế, chủ yếudưói dạng phụ cấp mang tính đảm bảo xã hội Mặc dù vậy, đây là thòi kỳ đánhdấu hình thành chính sách BHXH ở Việt Nam, thể hiện sự quan tâm rất lớn củađảng, Nhà nước, của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với người lao động trong điềukiện đất nước vừa kháng chiến chống thực dân Pháp vừa kiến quốc, đồng thời là

cơ sở cho việc hình thành và phát triển chính sách BHXH trong các giai đoạn tiếptheo

Sau khi hoà bình được lập lại (1954), miền Bắc nước ta bước vào thòi kỳquá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội, ý tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về BHXHđược thực hiện hoá một bước nữa và ghi nhận trong bản Hiến pháp năm 1959:

"Người lao động có quyền được giúp đỡ về vật chất khi già yếu, bệnh tật, hoặcmất sức lao động Nhà nước mở rộng dàn các tổ chức BHXH, cứu tế và y tế đểđảm bảo cho người lao động được hưởng điều đó, Nhà nước bảo đảm cho phụ nữcông nhân và phụ nữ viên chức được nghỉ trước và sau khi đẻ mà vẫn hưởngnguyên lương" Điều này được cụ thể hoá trong Điều lệ tạm thời về các chế độBHXH đối với công nhân viên chức nhà nước ban hành kèm theo Nghị định số218/CP ngày 27/12/1961 và Điều lệ tạm thời về các chế độ đãi ngộ đối với quânnhân ban hành kèm theo Nghị định số 161/CP ngày 30/10/1964 Hai bản Điều lệBHXH này có thể được coi là văn bản gốc đầu tiên quy định 6 chế độ BHXH ởnước ta: ốm đau; thai sản; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; mất sức lao động;hưu trí và tử tuất Trong giai đoạn này, hệ thống công đoàn cũng phát triển, Đảng,Nhà nước và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giao cho Công đoàn chăm lo các chế độ(ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, mất sức lao động) Còn BộNội vụ nay là Bộ Lao động Thương binh và Xã hội chăm lo hưu trí và tử tuất.Có

Trang 26

thể nói, đến những năm đầu thập niên 60 của thế kỷ 20, đất nước ta có hệ thốngpháp lý tương đối đầy đủ quy định về BHXH.

Trong khoảng thời gian này cũng là thời điểm chứng kiến cuối cùng của Chủtịch Hồ Chí Minh trước lúc "đi xa" đối với sự phát triển từ ý tưởng của Ngưòi vềchính sách BHXH cho người lao động Trước khi đi gặp cụ Các Mác - Lênin,Người đã căn dặn: "Đảng phải có kế hoạch phát triển kinh tế, văn hoá nhằmkhông ngừng nâng cao đời sống của nhân dân" Hồ Chí Minh cho rằng con người

ở đây trước hết là nhân dân lao động nói chung, mà cụ thể là công nhân, nôngdân, trí thức, đồng bào dân tộc thiểu số và các tàng lóp dân cư khác trong cộngđồng dân tộc Việt Nam; chính sách xã hội phải tạo điều kiện cho mọi người đượchưởng phúc lợi xã hội và an sinh xã hội, phải tạo ra những điều kiện thuận lợinhất về kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng để phát triển toàn diện từng cá nhâncho đến cả cộng đồng xã hội Bởi đối vói Hồ Chí Minh, vấn đề vì dân, vì conngười, vì sự tiến bộ của xã hội không có gì khác hơn là vì nhu cầu và lợi ích chínhđáng của nhân dân, cả về vật chất và tinh thần

1.3 Giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh về an sinh xã hội

Đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu một cách nghiêm túc, khoa học tư tưởng Hồ ChíMinh về an sinh xã hội, chúng ta có thể khẳng định đây là tư tưởng có giá trị lýluận và thực tiễn vô cùng to lớn

1.3.1 Giá trị lý luận

Tư tưởng của Hồ Chí Minh về an sinh xã hội là quan điểm mang tính khoahọc và cách mạng Đó là sự kế thừa và phát triển những tinh hoa truyền thống củadân tộc, kết họp nhuần nhuyễn, sáng tạo với những quan điểm của chủ nghĩa Mác

- Lênin vào hoàn cảnh thực tiễn ở Việt Nam Tư tưởng đó có tính chỉ dẫn, địnhhướng cho việc hoạch định, thực hiện đường lối, chính sách đúng đắn trên cơ sởnguyên tắc dựa vào dân mà hành động và vì dân mà hành động, phấn đấu cho mụctiêu vì một xã hội tốt đẹp, một xã hội vì con người và ở đó an sinh xã hội đượcthực hiện ngày càng có hiệu quả hơn

Trên cơ sở kế thừa triết lý nhân sinh truyền thống của dân tộc và lý luận

Trang 27

của chủ nghĩa Mác - Lênin về con người, Người đã chủ trương xây dựng một xãhội tốt đẹp trong tương lai và để lại cho chúng ta một kho tàng quý báu về tưtưởng an sinh xã hội Đó là nguồn ánh sáng soi đường cho sự nghiệp xây dựngđất nước trong những năm qua và cả thời gian sắp tới Mọi thành quả to lớntrong việc thực hiện an sinh xã hội của nhân dân Việt Nam đều bắt nguồn từquan điểm đúng đắn của Hồ Chí Minh Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh đãgóp phàn gợi mở những suy nghĩ sâu sắc hơn nữa, những việc làm tốt hơn nữatrong việc quan tâm đến đời sống và phát triển con người mà Chủ tịch Hồ ChíMinh đã gửi gắm.

1.3.2 Giá tri thưc

tiễn • •

Tư tưởng về an sinh xã hội của Hồ Chí Minh đã soi đường cho công cuộcxây dựng phát triển Đó là một tư tưởng không chỉ bó hẹp trong việc chăm lo cảithiện không ngừng cuộc sống của nhân dân mà còn có ý nghĩa sâu xa, vô cùngthiết thực nhằm xây dựng và phát triển đất nước

Trong thời kỳ cách mạng gặp khó khăn, những quan điểm của Người vềchính sách xã hội đã góp phần giải quyết được “giặc đói”, “giặc dốt”, để nhân dânphát huy sức mạnh đánh thắng “giặc ngoại xâm”, bảo vệ và xây dựng nước nhà

Trang 28

Ngày nay Đảng và Nhà nước ta đã và đang thực hiện các chính sách an sinh xãhội bảo đảm an toàn cuộc sống mọi thành viên cộng đồng Các chính sách đóchính là sự hiện thực hóa các đường lối, chủ trương trên cơ sở nền tảng tư tưởngtưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởng của Người về an sinh xã

hội nói riêng.Chương 2 THựC HIỆN AN SINH XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY THEO

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH 2.1 Những yếu tổ tác đông đến viêc thưc hiên an sinh xã hôi ở Yiêt Nam

2.1.1 Yếu tố khách quan

Thứ nhất, sự tác động của kinh tế - chính tri - văn hóa

Khác với nhiều nước, an sinh xã hội ở Việt Nam được thực hiện trong điềukiện kỉnh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủnghĩa và được thực hiện trong một môi trường văn hóa truyền thống Do đó, ansinh xã hội ở Việt Nam gắn với sự phát triển của một nền kinh tế thị trường vàgiữa chúng có sự tác động qua lại lẫn nhau

Kinh tế nước ta phát triển sẽ giúp cho việc mở rộng đối tượng, phạm vi vàchất lượng của chính sách của an sinh xã hội Kinh tế phát triển sẽ tạo nguồn lựctài chính đủ mạnh để thực hiện các chính sách an sinh xã hội quốc gia Bên cạnhviệc tạo ra nguồn lực tài chính, một nền kinh tế phát triển sẽ có nhiều ngành nghề

đa dạng, đòi hỏi yêu cầu kĩ thuật cao, đặc biệt trong công nghiệp: xây dựng, hóachất, khai thác mỏ gây ra nhiều rủi ro, nhưng cũng làm phát sinh nhiều rủi ro xãhội mới Do đó làm phát sinh nhu càu tham gia an sinh xã hội để được bảo vệ tốthơn nếu xảy ra rủi ro, biến cố, gây áp lực lên các chính sách an sinh xã hội cũ,buộc phải dần được điều chỉnh và bổ sung thêm, tiếp tục hoàn thiện thêm cáckhoản mục mới để đáp ứng đầy đủ và đa dạng hơn về các loại rủi ro được trợ cấp.Kinh tế phát triển làm tăng thu nhập mỗi cá nhân ừong xã hội từ đó mứcsống được nâng cao, họ sẽ quan tâm hơn đến an sinh xã hội vĩ lợi ích của chínhbản thân họ khi tham gia vào bởi rủi ro biến cố là bất ngờ và không lường trướcđược và nhiều người cũng có điều kiện hơn để tham gia vào hệ thống an sinh xã

Trang 29

hội (đóng góp các khoản phí bảo hiểm), và cũng có điều kiện vật chất hơn để thamgia vào các hoạt động an sinh xã hội như ủng hộ cứu ừợ, ừợ giúp khi có tìnhhuống khẩn cấp: thiên tai, bão lụt, động đất

Kinh tế phát triển, đời sống dân cư được cải thiện, mức sống được nâng lên,nhưng phâm hóa giàu nghèo lại ngày càng rõ rệt, nhiều đối tượng càn được trợcáp, đồng thời cũng có nhiều đối tượng có nhu cầu tham gia vào an sinh xã hội đểđược trong diện bảo vệ Việc mở rộng các chính sách an sinh xã hội theo hướng

đa dạng đối tượng tham gia và đa dạng đối tượng hưởng, tăng phạm vi cứu ừợ vàmưc hỗ ừợ phù họp với mức sống tối thiểu

Kinh tế phát triển bao gồm cả sự phát triển của cả cơ sở hạ tàng (đương xá,cầu cống ), sự phát triển của các lợi dịch vụ, các loại kĩ thuật tiên tiến, phươngtiện hiện đại góp phần mở rộng an sinh xã hội đến tận vùng sâu vùng xa, nângcao khả năng cứu trợ khi có thiên tai xảy ra nhanh, hiệu quả

Kinh tế phát triển sẽ làm phương tiện truyền thông phát triển góp phần làmcông tác tuyên truyền, phổ biến chính sách tới mọi thành phần của xã hội có hiệuquả Làm tăng hiểu biết của mọi người tới lợi ích của việc tham gia an sinh xã hội

từ đó làm gia tăng đối tượng tham gia Người tham gia và thụ hưởng chính sách

an sinh xã hội được đảm bảo hơn nhưng đồng thời họ có ý thức hơn đối với bảnthân (đối với nhóm đối tượng của cứu trợ, trọ giúp xã hội), tích cực vươn lên đểhòa nhập với cộng đồng

Bên cạnh sự tác động của kinh tế, những vấn đề chính trị, xã hội cũng ảnh

hưởng không nhỏ tới an sinh xã hội về mặt chính trị, ASXH thể hiện tính ưu việt

của chế độ chính trị và bản chất của một nhà nước Mối tương quan giữa chính trị

và an sinh xã hội thể hiện ở chỗ, sự phát triển các chính sách an sinh xã hội, đảmbảo cho việc thực hiện an sinh xã hội thành công rõ ràng cần đến vai trò của chủthể định hướng Con đường được định hướng đúng đắn thì an sinh xã hội thực sựgóp phần vào việc giữ vững ổn định và phát triển đất nước

Trong bối cảnh của đất nước ta hiện nay, muốn giải quyết và khắc phụcnhững vu việc phát sinh ừong đời sống xã hội rất cần sức mạnh của văn hóa để

Trang 30

đấu tranh chống tiêu cực trong xã hội, nhằm xây dựng nước Việt Nam dân giàu,nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Có thể nhận thấy, kinh tế và chính trị là hai lĩnh vực trọng yếu dẫn tới mởcủa và hội nhập để Việt Nam họp tác song phưcmg, đa phương với các nước trongkhu vực Những tác nhân kinh tế, chính trị đó đã dẫn đến những nhận thức mới

về xã hội, con người và an sinh xã hội Nhờ có đổi mới, các vấn đề xã hội liênquan trực tiếp đến nhu cầu và lợi ích, quyền sống, quyền phát triển của con người

đã được chú trọng thực hiện Đây cũng là cơ sở lý luận cho việc giải quyết trongthực tiễn những vấn đề xã hội của đời sống con người

Thứ hai, thái độ, sự họp tác của các tổ chức, ban ngành

Việc thực hiện an sinh xã hội trước tiên thuộc về trách nhiệm của Nhà nướcnhưng đồng thời đây cũng là mối quan tâm lo lắng chung của toàn thể xã hội Dovậy, bên cạnh vai ừò của Nhà nước trong việc thực hiện an sinh xã hội, sự họp tácthực hiện của các tổ chức, ban ngành, đoàn thể cũng quyết định đến sự thành côngcủa sự nghiệp an sinh xã hội

Sự tác động này thể hiện trước hết trong việc tuyên truyền một cách sâu rộngnhững nội dung cơ bản của an sinh xã hội, trong đó tập trung cao về vấn đề nângcao nhận thức của các đối tượng được hưởng ASXH Nội dung tuyên truyền đượcxây dựng phải tương thích với đối tượng cần tác động, để tạo sự đồng thuận caotrong toàn xã hội, khơi dậy nguồn lực toàn dân đóng góp cho công tác an sinh xãhội

Bên cạnh đó, các tổ chức, ban ngành cần bảo đảm đúng tiến độ trong việcthực hiện xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về an sinh xã hội, hướng dẫnthực hiện các luật BHXH, BHYT theo quy định của Chính phủ với chất lượngcao

Việc chủ động xác định nguồn lực tài chính hỗ ừợ cho công tác thực hiệnASXH, cho các đối tượng được hưởng của các tổ chức, ban ngành là rất quantrọng Các tổ chức, ban ngành cần nắm bắt rõ đối với từng loại chính sách, từng

Ngày đăng: 04/11/2016, 17:10

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w