Đạo đức phật giáo trong đời sống đạo đức xã hội việt nam hiện nay

7 1.4K 28
Đạo đức phật giáo trong đời sống đạo đức xã hội việt nam hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Đạo đức Phật giáo trong đời sống đạo đức hội Việt Nam hiện nay Phan Thị Lan Trường Đại học Khoa học hội và Nhân văn Luận văn ThS. ngành: Tôn giáo học; Mã số: 60 22 90 Người hướng dẫn: GS.TS. Nguyễn Hữu Vui Năm bảo vệ: 2010 Abstract. Hệ thống hóa cơ sở lý luận của Phật giáo về đạo đức và trình bày những chuẩn mực đạo đức Phật giáo (tư tưởng đạo đức trong Ngũ giới, Tứ Ân, Thập Thiện; tư tưởng đạo đức trong Lục Hòa, Lục Độ). Phân tích một số ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đến nhân cách của người Việt Nam. Kiến nghị một số giải pháp nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của đạo đức Phật giáo trong đời sống hội Việt Nam hiện nay. Keywords. Phật giáo; Triết học; Đạo đức Phật giáo; Đạo đức hội Content 1. Lý do chọn đề tài Đạo đức Phật giáo là một hệ thống những quan điểm, những giá trị, chuẩn mực đạo đức nhiều mặt. Đạo đức Phật giáođạo đức đại từ, đại bi, cứu dân, cứu nước, cứu những “người cùng khổ” Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hiểu rất thấu đáo những tư tưởng, giá trị đạo đức Phật giáo, Người viết: “Đức Phật là đại từ, đại bi, cứu khổ, cứu nạn. Người phải hy sinh tranh đấu diệt lũ ác ma”[16; 5]. Nói đến đạo đức Phật giáo là nói đến những điều tốt đẹp mà Phật giáo từ khi du nhập vào Việt Nam hơn18 thế kỷ nay, đã đem lại cho hội Việt Nam, góp phần vào cuộc sống hòa bình, hạnh phúc, nhân ái, bao dung của con người Việt Nam, giữ gìn nền độc lập tự do, phát triển một nền kinh tế, văn hóa, của đất nước, xây dựng nền đạo đức hội giàu tính nhân văn và mang bản sắc dân tộc. Đạo đức Phật giáo với nhiều quy phạm, chuẩn mực, giá trị đã được người Việt Nam tiếp thu, dựa trên cơ tầng văn hóa của mình để lựa chọn, nâng cao và sử dụng ở các mức độ và phương diện khác nhau, góp phần hình thành nên những giá trị, chuẩn mực đạo đức hội của người Việt Nam. Hiện nay, trên thế giới xu thế toàn cầu hóa, quốc tế hóa, hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ. Nước ta đang bước vào thời kỳ xây dựng và phát triển đất nước theo định hướng hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển kinh tế thị trường theo định hướng hội chủ nghĩa và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế. Trong bối cảnh đó, kinh tế thị trường, mở cửa và hội nhập đã mang lại những thành tựu quan trọng cho sự phát triển đất nước, nhưng mặt khác cũng làm xuất hiện những hạn chế trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, hội, mà đặc biệt là sự suy thoái đạo đức hội. Chủ nghĩa cá nhân, lối sống thực dụng tuyệt đối hóa vai trò của đồng tiền, con người trở nên sống gấp, xa rời lý tưởng cách mạng đang làm tha hóa đạo đức, lối sống của một bộ phận người trong hội, trong đó có không ít cán bộ Đảng, Nhà nước. Bên cạnh đó khuynh hướng làm giàu bằng bất cứ giá nào, kể cả lừa đảo bất chính, gây tội ác, vi phạm pháp luật, sẵn sàng chà đạp lên lương tâm và nhân phẩm con người ở một số cá nhân vị kỷ đã và đang tạo nguy cơ làm băng hoại các giá trị văn hóa, đạo đức và luật pháp hội. Trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) đã thẳng thắn khẳng định: “Tệ sùng bái nước ngoài, coi thường các giá trị văn hóa dân tộc, chạy theo lối sống thực dụng, cá nhân vị kỷ…đang gây hại đến thuần phong mỹ tục của dân tộc. Không ít trường hợp vì đồng tiền và danh vị mà chà đạp lên tình nghĩa gia đình, quan hệ thầy trò, đồng chí, đồng nghiệp. Buôn lậu và tham nhũng phát triển….Nghiêm trọng hơn là sự suy thoái về đạo đức, lối sống ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên”[5;15-16]. Thực trạng nói trên đang đặt ra yêu cầu cần phải xây dựng nền đạo đức hội mới cho con người Việt Nam hiện nay. Điều này vừa nằm trong chiến lược phát triển con người phục vụ cho sự nghiệp đổi mới đất nước, vừa góp phần ngăn chặn sự suy thoái của đạo đức xã hội. Trong quá trình xây dựng đạo đức mới hội chủ nghĩa thì việc kế thừa những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, trong đó có những đóng góp của các tôn giáo là điều vô cùng cần thiết. Trong Nghị quyết 24, Đảng ta đã viết: “Tôn giáo là vấn đề còn tồn tại lâu dài. Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng hội mới", "các giáo hội và tổ chức tôn giáo nào có đường hướng hành đạo gắn bó với dân tộc, có tôn chỉ, mục đích, điều lệ phù hợp với luật pháp Nhà nước, có tổ chức phù hợp và bộ máy nhân sự đảm bảo tốt về cả hai mặt đạo, đời thì sẽ được Nhà nước xem xét trong từng trường hợp cụ thể để cho phép hoạt động"[xem 9]. Như vậy, trên tinh thần của Đảng, chúng ta thấy rằng, đạo đức Phật giáo hiện vẫn còn những giá trị cần tiếp thu, kế thừa để xây dựng đạo đức hội mới cho con người Việt Nam hiện nay. Vì vậy, nghiên cứu “Đạo đức Phật giáo trong đời sống đạo đức hội Việt Nam hiện nay” nhằm làm sáng tỏ những giá trị tích cực, khắc phục tồn tại của đạo đức Phật giáo trong quá trình xây dựng đạo đức hội chủ nghĩa hiện nay là cần thiết và hữu ích. 2. Tình hình nghiên cứu Nghiên cứu về đạo đức Phật giáo và tác động của đạo đức Phật giáo trong đời sống hội trong lịch sử và hiện tại ở Việt Nam hiện nay đã có khá nhiều công trình, có thể kể đến một số công trình điển hình sau đây: Trần Văn Giàu với công trình “Đạo đức Phật giáo trong thời hiện đại”, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, năm 1993; Thích Minh Châu với “Đạo đức học Phật giáo”, Nxb.Thành hội Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh, năm 1995 và “Đạo đức Phật giáo và hạnh phúc con người”, Nxb. Tôn giáo, năm 2002; Đặng Thị Lan với “Đạo đức Phật giáo với đạo đức con người Việt Nam”, Nxb.Đại học Quốc gia, Hà Nội, năm 2006; Tạ Chí Hồng với “Ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo trong đời sống đạo đức của hội Việt Nam hiện nay”, Luận án Tiến sĩ Triết học, Hà Nội, năm 2004; Hoàng Thị Lan với “Ảnh hưởng của đạo đức tôn giáo đối với đạo đức trong hội Việt Nam hiện nay”, Luận án Tiến sĩ Triết học, Hà Nội, năm 2004; Nguyễn Phan Quang với “Có một nền đạo lý ở Việt Nam”, Nxb.Thành phố Hồ Chí Minh, năm 1996… Cụ thể các công trình trên đề cập đến những khía cạnh đạo đức Phật giáo và ảnh hưởng của nó trong đời sống hội Việt Nam theo các hướng nghiên cứu như sau: Một số công trình đã đưa ra các quan niệm khác nhau về đạo đức Phật giáo; nội dung cơ bản của đạo đức Phật giáo; sự ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo và một số giải pháp đối với vấn đề xây dựng đạo đức con người Việt Nam hiện nay trên cơ sở tác động của Phật giáo, như công trình “Đạo đức học Phật giáo” của Thích Minh Châu; “Đạo đức Phật giáo với đạo đức con người Việt Nam” của Đặng Thị Lan,… Các công trình này đã cho người đọc thấy được sự hòa nhập của đạo đức Phật giáo trong đạo đức hội Việt Nam ở những giai đoạn nhất định trong lịch sử dân tộc. Tuy nhiên, sự phân tích đó chủ yếu là trong lịch sử của dân tộc mà ít đề cập đến việc thực hành đạo đức Phật giáo trong đời sống đạo đức hội Việt Nam hiện nay. Một số công trình khác lại đề cập đến đạo đức Phật giáo với vai trò là hệ tư tưởng, đã đóng góp những giá trị đạo đức cho lịch sử tư tưởng Việt Nam như “Đạo đức Phật giáo trong thời hiện đại” của Trần Văn Giàu; “Có một nền đạo lý ở Việt Nam” của Nguyễn Phan Quang, Đặc biệt, công trình “Đạo đức Phật giáo và hạnh phúc con người” của Thích Minh Châu đã đề cập đến những giá trị nhân đạo, nhân bản trong đạo đức Phật giáo. Theo ông, khi con người được dưỡng dục trong nền đạo đức Phật giáo, họ sẽ được an trú trong niềm hạnh phúc và an lạc. Thích Thanh Từ với “Phật giáo với dân tộc”, Nxb.Thành hội Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh, Năm 1995, đã phân tích những nét chính trong đạo đức Phật giáo, những giới luật cụ thể cho Phật tử xuất gia và tại gia, về những đóng góp của Phật giáo cho lịch sử dân tộc trên các phương diện chính trị, tư tưởng, văn hóa nghệ thuật và các giá trị đạo đức Phật giáo với tuổi trẻ Việt nam hiện nay. Hoặc như, “Ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo trong đời sống đạo đức của hội Việt Nam hiện nay”, của Tạ Chí Hồng, Luận án Tiến sĩ Triết học, Hà Nội, năm 2004, đã phân tích một cách khá hệ thống về đạo đức Phật giáo và đưa ra một số nhận định khách quan về ảnh hưởng tích cực cũng như một số hạn chế của đạo đức Phật giáo đối với con người Việt Nam hiện đại. Tuy nhiên sự phân tích và nhận định của tác giả mới chỉ dừng ở mức khái quát chung, phản ánh được ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo trong đời sống đạo đức hội Việt Nam trong giai đoạn trước năm 2004. Ngoài ra, trên một số Tạp chí nghiên cứu mà điển hình là Tạp chí Triết học, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, Tạp chí Nghiên cứu Phật học… cũng có một số bài đề cập tới vấn đề đạo đức Phật giáo trong đời sống hội Việt Nam, chẳng hạn như bài: “Ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo với việc xây dựng đạo đức của chúng ta hiện nay” của Lê Hữu Tuấn, Tạp chí Nghiên cứu Phật học, số 5, năm 1999; Thích Gia Quang với “vài nét về đạo Phật với nền giáo dục đạo đức hội”, Tạp chí Nghiên cứu Phật học, số 5, năm 2001; Hoàng Thị Thơ với “Đạo đức Phật giáo với kinh tế thị trường”, Tạp chí Triết học, số 6, năm 2001 và “Đạo đức Phật giáo với vấn đề xây dựng nhân cách con người Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 1, năm 2002; Nguyễn Tài Thư với “Phật giáo với sự hình thành nhân cách con người Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Triết học, số 2, năm 1994; Ngô Văn Minh với “Phát huy giá trị nhân văn Phật giáo trong xây dựng hội mới hiện nay”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 5, năm 2009; Nguyễn Quốc Tuấn với “Tư tưởng “lục hòa” trong hội ngày nay”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 1, năm 2006; Tạ Chí Hồng với “Tìm hiểu quan niệm hạnh phúc của Phật giáo”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 8, năm 2007;… Nhìn chung, trong các công trình nghiên cứu kể trên, các tác giả đều có những nhận xét nhất định về đạo đức Phật giáo trong đời sống hội Việt Nam lịch sử và hiện nay trên một số phương diện khác nhau như: Đạo đức Phật giáo với đạo đức truyền thống Việt Nam, đạo đức Phật giáo với đạo đức, lối sống của người Việt Nam, đạo đức Phật giáo với nhân cách của người Việt Nam… Nhưng đều xét dưới góc độ của những tư tưởng đạo đức Phật giáo và ảnh hưởng của nó tới ý thức đạo đức, tư tưởng đạo đức hội mà chưa chú ý đến việc thực hành lối sống đạo đức Phật giáo trong đời sống hội của người Việt Nam hiện nay diễn ra như thế nào với những biểu hiện cụ thể sinh động của nó (ví dụ, thông qua những việc làm từ thiện hội), cũng như về vai trò của đạo đức Phật giáo với việc xây dựng và hoàn thiện nhân cách con người mới hội chủ nghĩa hiện nay ra sao. Đó là những câu hỏi, những vấn đề mà chúng tôi hằng trăn trở, suy nghĩ và muốn góp thêm một phần nhỏ bé nghiên cứu để làm sáng tỏ những vấn đề trên. Chính vì lý do đó mà thông qua cách tiếp cận nghiên cứu vai trò của đạo đức Phật giáo trong đời sống hội Việt Nam hiện nay, trên cơ sở của nhân sinh quan Phật giáo, luận văn cố gắng chỉ ra được những giá trị, chuẩn mực của đạo đức Phật giáo và xem xét tầm ảnh hưởng của chúng đến đời sống đạo đức hội Việt Nam, chúng tôi hy vọng sẽ góp phần chung tay cùng với cộng đồng, xây dựng được một nền đạo đức toàn diện, nhân văn, nhân bản sâu sắc của dân tộc Việt Nam. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài 3.1. Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở lý luận mác xít về tôn giáo luận văn phân tích và làm sáng tỏ ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo trong đời sống hội Việt Nam hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để thực hiện mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ. Thứ nhất: Khái quát chung một số nội dung cơ bản về đạo đức Phật giáo. Thứ hai: Phân tích, đánh giá một số ảnh hưởng cơ bản của đạo đức Phật giáo trong đời sống hội Việt Nam hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Đạo đức Phật giáo trong đời sống hội Việt Nam hiện nay 4.1. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn phân tích, đánh giá ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo trong đời sống hội Việt Nam hiện nay trên một số lĩnh vực cơ bản, cụ thể như đạo đức Phật giáo với tính cách, lối sống của người Việt Nam, đạo đức Phật giáo với nhân cách của người Việt Nam hiện nay, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của đạo đức Phật giáo trong đời sống hội Việt Nam hiện nay. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận: Luận văn dựa trên cơ sở vận dụng lý luận mác xít về tôn giáo học, bản chất, chức năng của tôn giáo trong đời sống hội để phân tích, đánh giá những ảnh hưởng đạo đức Phật giáo đối với con người Việt Nam hiện nay. Luận văn cũng kế thừa những kết quả của các công trình nghiên cứu trong nước và ngoài nước về đạo đức Phật giáo, đạo đức Phật giáo đối với hội Việt Nam. 5.2. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng hệ thống các phương pháp của tôn giáo học và triết học, phương pháp thống nhất giữa logic, lịch sử, phân tích, tổng hợp, đối chiếu và so sánh. 6. Đóng góp của luận văn Luận văn phân tích và làm sáng tỏ ảnh hưởng đạo đức Phật giáo với đạo đức hội Việt Nam hiện nay trên một số khía cạnh cụ thể như đạo đức Phật giáo với tính cách, lối sống của người Việt Nam, đạo đức Phật giáo với nhân cách của người Việt Nam hiện nay, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của đạo đức Phật giáo trong đời sống hội Việt Nam. 7. Ý nghĩa của luận văn Ý nghĩa lý luận: Luận văn góp phần vào việc tìm hiểu ảnh hưởng đạo đức Phật giáo với đạo đức hội Việt Nam hiện nay, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của đạo đức Phật giáo trong đời sống hội Việt Nam. Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu và giảng dạy về tôn giáo, tôn giáo và văn hóa nói chung; Phật giáo, Phật giáo và văn hóa Việt Nam nói riêng; cho việc hoạch định chính sách đối với tôn giáo của Đảng và Nhà nước . 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và mục lục, nội dung chính của luận văn gồm 02 chương 05 tiết. References 1. Đào Duy Anh (2002): Việt Nam văn hoá sử cương, Nxb. Văn hoá Thông tin, Hà Nội. 2. Ban Tôn giáo Chính phủ (2001), Những gương sống tốt đời đẹp đạo, tập 1, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội. 3. Ban Tôn giáo Chính phủ (2001), Những gương sống tốt đời đẹp đạo, tập 2, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội. 4. Ban tư tưởng - văn hoá Trung ương (2002), Vấn đề về tôn giáo và chính sách tôn giáo của Đảng Cộng Sản Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 5. Ban tư tưởng – Văn hóa trung ương (1998), Tài liệu học tập Nghị quyết hội nghị lần thứ năm BCHTW Đảng khóa VIII, Nxb.CTQG, Hà Nội. 6. Báo Gia đình và hội (9/11/2006), Số 179. 7. Nguyễn Thị Bảy (1997), Văn hóa Phật giáo và lối sống của người Việt ở Hà Nội và châu thổ Bắc Bộ, Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội. 8. Phan Kế Bính (2004): Việt Nam phong tục, Nxb. TP. Hồ Chí Minh. 9. Bộ Chính trị (16/10/1990), Nghị quyết về tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới, Phòng thông tin tư liệu – Ban Tôn giáo Chính phủ, số 24. 10. Thích Minh Châu (1995), Những lời Phật dạy về hòa bình và giá trị con người, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam ấn hành. 11. Thích Minh Châu (1995), “Đạo đức học Phật giáo”, Nxb.Thành hội Phật giáo TP. Hồ Chí Minh. 12. Thích Minh Châu (dịch - 1996), Kinh Tăng Chi Bộ, Tập 3, Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam ấn hành. 13. Thích Minh Châu (dịch - 1996), “Kinh Pháp Cú”, Nxb.Thành hội Phật giáo TP. Hồ Chí Minh. 14. Thích Minh Châu (dịch - 2000), Kinh Tương Ưng Bộ, tập 2, Nxb Tôn giáo, Hà Nội. 15. Thích Minh Châu (2002), “Đạo đức Phật giáo và hạnh phúc con người”, Nxb.Tôn giáo, Hà Nội. 16. Lê cung (1995), Phật giáo Việt Nam với cộng đồng dân tộc, Nxb. Thành hội Phật giáo TP.Hồ Chí Minh. 17. Nguyễn Đăng Duy (1999), Phật giáo với văn hóa Việt Nam, Nxb.Hà Nội. 18. Nguyễn Đăng Duy (1998), Văn hóa tâm linh, Nxb.Hà Nội. 19. Nguyễn Hồng Dương (2004): Tôn giáo trong mối quan hệ văn hoá và phát triển văn hoá ở Việt Nam, Nxb Khoa học hội Hà Nội. 20. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII,Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 21. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2003), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia. 22. Đại Việt sử ký toàn thư (2006), tập 1, Nxb.Văn hóa thông tin, Hà Nội. 23. Thích Tâm Đức (2008), Quan điểm của Phật giáo về kinh tế và công bằng hội, Tài liệu Viện Nghiên cứu Phật học TP. Hồ Chí Minh ấn hành. 24. Lê Văn Đính (1997), Bàn thêm về ảnh hưởng của Phật giáo trong đời sống hội Việt Nam hiện nay, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 10. 25. Giáo hội Phật giáo Việt Nam (1990), Thiền uyển tập anh, Nxb. Văn học, Hà Nội. 26. Giáo hội Phật giáo Việt Nam (1994), Kinh Địa Tạng, Nxb.Thành hội Phật giáo TP.Hồ Chí Minh. 27. Giáo hội Phật giáo Việt Nam (1994), Kinh Majihima Nikaya, Nxb.Thành hội Phật giáo TP.Hồ Chí Minh. 28. Giáo Hội Phật giáo Việt Nam (2007), Báo cáo tổng kết hoạt động Phật sự nhiệm kỳ V (2002-2007) và chương trình hoạt động nhiệm kỳ VI (2007-2012) tại Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VI, Hà Nội. 29. Giáo Hội Phật giáo Việt Nam (2010), Báo cáo tổng kết công tác Phật sự năm 2009. 30. Giáo Hội Phật giáo Việt Nam (2010), Báo cáo tổng kết 6 tháng đầu năm 2010. 31. Giáo Hội Phật giáo Việt Nam (2010), Báo cáo tổng kết hoạt động tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV quí 4 (tháng 10 đến tháng 12, năm 2007); Quí 3 (tháng 4 đến tháng 9, năm 2008) và Quí 4 (tháng 10 đến tháng 12, năm 2009) chùa Pháp Vân, Hoàng Mai, Hà Nội. 32. Trần Văn Giàu (1993), “Đạo đức Phật giáo trong thời hiện đại”, Nxb. TP. Hồ Chí Minh. 33. Trần Văn Giàu (1980): Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, Nxb Khoa học hội, Hà Nội. 34. Lê Đức Hạnh (2005), Một vài đóng góp của Phật giáo đối với văn hóa Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 5. 35. Nguyễn Hùng Hậu (2002), Đại cương triết học Phật giáo Việt Nam, tập 1, Nxb. Khoa học hội, Hà Nội. 36. Nguyễn Duy Hinh (1999), Tư tưởng Phật giáo Việt Nam, Nxb. Khoa học hội, Hà Nội. 37. Thích Hân Hiền (1996), Giáo lý cơ bản, Nxb.Thành hội Phật giáo TP. Hồ Chí Minh. 38. Hồ Trọng Hoài (1995): Vai trò hội của tôn giáoViệt Nam hiện nay - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb. Đại học Tổng hợp, Hà Nội. 39. Tạ Chí Hồng (2004), “Ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo trong đời sống đạo đức của xã hội Việt Nam hiện nay”, Luận án Tiến sĩ Triết học, Hà Nội. 40. Tạ Chí Hồng (2007), “Tìm hiểu quan niệm hạnh phúc của Phật giáo”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 8. 41. Đỗ Quang Hưng (1999), Tôn giáo và tín ngưỡng trong đời sống văn hóa hiện nay, Tạp chí Cộng sản, số 15. 42. Trần Hậu Kiêm (1996), Giáo trình đạo đức học, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 43. Đặng Thị Lan (2006), “Đạo đức Phật giáo với đạo đức con người Việt Nam”, Nxb.Đại học Quốc gia, Hà Nội. 44. Hoàng Thị Lan (2004), “Ảnh hưởng của đạo đức tôn giáo đối với đạo đức trong xã hội Việt Nam hiện nay”, Luận án Tiến sĩ Triết học, Hà Nội. 45. Nguyễn Lang (2000), Việt Nam Phật giáo sử luận, 2 tập, Nxb. Văn học, Hà Nội. 46. Lê Văn Lợi (1999): Sự tác động qua lại giữa văn hoá và tôn giáo, Nxb. Đại học Quốc gia, Hà Nội. 47. Nguyễn Đức Lữ (2009), Quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam hiện nay, Nxb. Chính trị - Hành chính, Hà Nội. 48. Nguyễn Thị Nga (2001): Góp phần tìm hiểu quan hệ giữa tôn giáođạo đức, Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo, số 4. 49. Phan Ngọc (2004): Bản sắc văn hoá Việt Nam, Nxb Văn hoá Thông tin Hà Nội. 50. Quang Ninh (12/1958), “Phật giáo và Chủ nghĩa Hiện Sinh” của J.P.Saptre, Tạp chí Văn hoá Á Châu, Sài Gòn. 51. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 1, Nxb.Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 52. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 19, Nxb.Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 53. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 1, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 54. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 3, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 55. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, tập 5, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 56. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 8, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 57. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 10, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 58. Ngô Văn Minh (2009), “Phát huy giá trị nhân văn Phật giáo trong xây dựng hội mới hiện nay”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 5. 59. Thích Chân Quang (2004), Nghiệp và Quả, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội. 60. Thích Gia Quang (2001), “vài nét về đạo Phật với nền giáo dục đạo đức hội”, Tạp chí Nghiên cứu Phật học, số 5. 61. Nguyễn Phan Quang (1996), “Có một nền đạo lý ở Việt Nam”, Nxb.Thành phố Hồ Chí Minh. 62. Thích Tâm Quang (1994), "Đạo Phậtđời sống hiện đại", Nxb. TP.Hồ Chí Minh. 63. Trí Quảng (dịch -1998), Kinh Bồ tát giới, Nxb. TP. Hồ Chí Minh. 64. Trí Quảng (dịch -2005), Kinh vu lan báo ân, Trí Quang dịch, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội. 65. Phụng Sơn (1995), Những nét đẹp văn hóa của đạo Phật, Viện Nghiên cứu Phật học ấn hành, Hà Nội. 66. Lê Mạnh Thát (1999), Nghiên cứu về Thiền Uyển Tập Anh, Nxb. TP.Hồ Chí Minh. 67. Lê Mạnh Thát (1999), Lịch sử Phật giáo Việt Nam, tập 1, Nxb. Thuận Hoá, Huế. 68. Lê Mạnh Thát (2001), Lịch sử Phật giáo Việt Nam, Tập 2, Nxb. TP. Hồ Chí Minh. 69. Lê Mạnh Thát (2001), Lịch sử Phật giáo Việt Nam, Tập 2, Nxb. TP. Hồ Chí Minh. 70. Lê Manh Thát (2002), Lịch sử Phật giáo Việt Nam, Tập 3, Nxb. TP. Hồ Chí Minh. 71. Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb. Giáo dục, TP. Hồ Chí Minh. 72. Hoàng Thị Thơ (2001), “Đạo đức Phật giáo với kinh tế thị trường”, Tạp chí Triết học, số 6 73. Hoàng Thị Thơ (2002), “Đạo đức Phật giáo với vấn đề xây dựng nhân cách con người Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 1. 74. Thích Chơn Thiện (1999): Lý thuyết nhân tính qua Kinh tạng Pàli, Nxb TP. Hồ Chí Minh. 75. Nguyễn Khắc Thuần (2006), Tiến trình văn hóa Việt Nam từ khởi thủy đến thế kỷ XIX, Nxb. Giáo dục. 76. Nguyễn Tài Thư (chủ biên, 1993), Lịch sử tư tưởng Việt Nam, tập 1, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 77. Nguyễn Tài Thư (1994), “Phật giáo với sự hình thành nhân cách con người Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Triết học, số 2. 78. Nguyễn Tài Thư (chủ biên, 1997): Ảnh hưởng của các hệ tư tưởng và tôn giáo đối với con người Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội. 79. Trần Thái Tông (1974), Khóa hư lục, Nxb. Khoa học hội, Hà Nội. 80. Lê Hữu Tuấn (1999), Ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đối với đạo đức của chúng ta hiện nay, Tạp chí nghiên cứu Phật học, số 5. 81. Nguyễn Quốc Tuấn (1999): Về mối quan hệ giữa văn hoá dân tộc và tôn giáo ngoại sinh, Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo, Số 1. 82. Nguyễn Quốc Tuấn (2006), “Tư tưởng “lục hòa” trong hội ngày nay”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 1. 83. Thích Thanh Từ (1995), “Phật giáo với dân tộc”, Nxb.Thành hội Phật giáo TP. Hồ Chí Minh. 84. Đặng Nghiêm Vạn (2005): Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáoViệt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội. 85. Thanh Vân - Nguyễn Duy Nhường (1993), Từ điển danh ngôn Đông - Tây, Nxb. Văn hóa, Hà Nội. 86. Viện văn hóa và phát triển – Học viện CT-HCQGHCM (2006), Giáo trình lý luận văn hóa và đường lối văn hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội. 87. Trần Quốc Vượng (2008), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb. Giáo dục. 88. Valadimir Soloviev, Karol Votyla, Albert Schoweitzer (2004), Triết học đạo đức, Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội. 89. P.Xta-rô-Sti-na và P.Xta-to-Stin (1985), Triết học và tôn giáo phương Đông thế kỷ XX, Nxb. NauKa – Moscow. 90. Web side: http://www.angelfire.com/dragon2/gdpt-cp/luchoa.htm. 91. http://www.thanhnien.com.vn/news/Pages/201005/20100131001436.aspx

Ngày đăng: 15/01/2014, 12:06

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan