1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đảng lãnh đạo xây dựng lực lượng an ninh miền nam từ năm 1960 đến năm 1975

30 762 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 373,84 KB

Nội dung

Đảng lãnh đạo xây dựng lực lƣợng An ninh miền Nam từ năm 1960 đến năm 1975 Vũ Thị Thu Hiền Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn; Khoa Lịch sử Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam; Mã số: 60 22 56 Ngƣời hƣớng dẫn: PGS.TS Vũ Quang Hiển Năm bảo vệ: 2012 Abstract. Hệ thống các chủ trƣơng, chính sách, biện pháp của Đảng trong lãnh đạo xây dựng lực lƣợng an ninh miền Nam; quá trình chỉ đạo xây dựng lực lƣợng An ninh miền Nam. Trình bày và phân tích quá trình thực thi sự lãnh đạo của Đảng, gắn với những giai đoạn khác nhau, hoàn cảnh lịch sử cụ thể và những kết quả cụ thể. Đánh giá ƣu điểm và hạn chế của Đảng trong quá trình lãnh đạo xây dựng lực lƣợng An ninh miền Nam. Keywords. Lịch sử Đảng; Đảng Cộng sản Việt Nam; Miền Nam; Lực lƣợng an ninh; Giai đoạn 1960-1975 Content. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nƣớc là bản anh hùng ca vĩ đại trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Thắng lợi đó đã chứng minh truyền thống yêu nƣớc quật cƣờng, trí thông minh và tài thao lƣợc của dân tộc trong sự nghiệp đấu tranh vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội. Trong chiến công chung của dân tộc, lực lƣợng Công an nhân dân dƣới sự lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam đã từng bƣớc trƣởng thành, đọ sức và đánh thắng bộ máy chiến tranh gián điệp của tên đế quốc sừng sỏ nhất, có nhiều kinh nghiệm nhất trong chiến tranh gián điệp, tâm lý và bình định, góp phần bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Lực lƣợng An ninh miền Nam là một bộ phận quan trọng của lực lƣợng Công an nhân dân Việt Nam trong thời kỳ chống Mỹ, cứu nƣớc. Xuất phát từ nhiệm vụ cụ thể của cách mạng miền Nam, Đảng đã chú trọng công tác xây dựng An ninh miền Nam từ không đến có, từ ít đến nhiều, thành một tổ chức chặt chẽ với nhiệm vụ đấu tranh chống lại âm mƣu, hoạt động của các cơ quan tình báo, mật vụ, cảnh sát đặc biệt, 2 biệt kích và các tổ chức trá hình khác của Mỹ và chính quyền Sài Gòn, bảo vệ Đảng, bảo vệ nhân dân, bảo vệ các lực lƣợng và phong trào cách mạng miền Nam, bảo vệ miền Bắc và tiến tới thống nhất Tổ quốc. Thời kỳ chống Mỹ, cứu nƣớc là thời kỳ Đảng tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng lực lƣợng An ninh miền Nam. Xác định rõ tầm quan trọng đặc biệt của công tác này, Đảng chủ trƣơng tuyển chọn, đào tạo, xây dựng cơ sở, chuẩn bị chu đáo cho quá trình thành lập hệ thống tổ chức an ninh với một đội ngũ cán bộ dày dạn kinh nghiệm, tuyệt đối trung thành với Đảng, tận tụy với dân, chiến đấu dũng cảm, sáng tạo trong công tác, hoàn thành xuất sắc những nhiệm vụ nặng nề của cách mạng. Sự lãnh đạo của Đảng trong công tác xây dựng và phát triển lực lƣợng An ninh miền Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nƣớc để lại những bài học kinh nghiệm quý báu trong công tác xây dựng lực lƣợng an ninh. Nó cũng có ý nghĩa to lớn trong việc cung cấp những căn cứ thực tiễn sinh động cho sự hoạch định chủ trƣơng, phƣơng pháp xây dựng lực lƣợng an ninh nói riêng, lực lƣợng Công an nhân dân nói chung. Hiện nay, công cuộc đổi mới của Đảng và nhân dân Việt Nam đã thu đƣợc những thành tựu hết sức quan trọng, song cũng đứng trƣớc những nguy cơ, thách thức lớn. Nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đang diễn ra trong bối cảnh tình hình trong nƣớc và quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp. Các thế lực thù địch vẫn đang tiếp tục thực hiện âm mƣu “diễn biến hòa bình”, hòng xóa bỏ chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Trong khi đó, một bộ phận cán bộ, đảng viên trong lực lƣợng công an có biểu hiện phai nhạt lý tƣởng, tha hóa biến chất, làm giảm lòng tin của quần chúng nhân dân. Bên cạnh đó, lĩnh vực xây dựng lực lƣợng còn bộc lộ nhiều yếu kém. Vì vậy, đẩy mạnh công tác xây dựng lực lƣợng công an nhân dân hiện nay là rất cần thiết và có ý nghĩa quan trọng. Nhiệm vụ bảo vệ an ninh chính trị, giữ gìn trật tự an toàn xã hội trong giai đoạn cách mạng hiện tại vẫn hết sức nặng nề, khó khăn, phức tạp. Để nâng cao sức chiến đấu, phải có sự đổi mới về nhận thức trong công tác từ lý luận đến thực tiễn, nhằm xây dựng lực lƣợng công an chính quy, tinh nhuệ, từng bƣớc hiện đại, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của cách mạng. Xuất phát từ ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn nêu trên, tôi chọn đề tài “Đảng lãnh đạo xây dựng lực lƣợng An ninh miền Nam từ năm 1960 đến năm 1975” làm luận văn thạc sĩ khoa học Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. 3 2. Tình hình nghiên cứu vấn đề An ninh miền Nam thời kỳ chống Mỹ, cứu nƣớc là một vấn đề đƣợc nhiều tác giả nghiên cứu. Từ trƣớc đến nay có nhiều công trình viết về vấn đề này, đó là: các công trình đƣợc biên soạn, xuất bản về lịch sử Công an nhân dân, lịch sử xây dựng lực lƣợng Công an nhân dân, trong đó đề cập đến lực lƣợng An ninh miền Nam, một số công trình có tính chất chuyên đề, công trình nghiên cứu về các giai đoạn xây dựng phát triển lực lƣợng an ninh. Đáng chú ý là: An ninh miền Nam thời kỳ chống Mỹ 1954-1975(1995), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. Cuốn sách trình bày rõ nét về quá trình xây dựng, phát triển và chủ yếu là hoạt động của lực lƣợng An ninh miền Nam trong thời kỳ chống Mỹ. Về vấn đề xây dựng lực lƣợng An ninh các tác giả khẳng định: “Các cấp đảng bộ đều quan tâm xây dựng lực lượng an ninh về mặt tổ chức”. Công trình này tập trung vào hoạt động của lực lƣợng An ninh miền Nam nên vấn đề xây dựng lực lƣợng An ninh miền Nam có đề cập nhƣng chƣa rõ nét. Lịch sử Lực lượng An ninh nhân dân (1954-1965) (2008), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. Cuốn sách tập trung hoạt động của lực lƣợng bảo vệ cách mạng sau khi hiệp định Giơnevơ đƣợc ký kết. Dƣới sự lãnh đạo của Xứ ủy Nam Bộ, đồng bào miền Nam vƣợt qua mọi khó khăn, gian khổ, xây dựng và củng cố phong trào cách mạng, từng bƣớc làm thất bại âm mƣu thâm độc và kế hoạch chiến tranh của địch. Đây là thời kỳ kế thừa và phát triển đƣờng lối, phƣơng châm đấu tranh chống phản cách mạng, từ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Nghị quyết số 39/NQ-TW ngày 20-1-1962 là kết tinh nhiều chỉ thị, nghị quyết trƣớc đó. Nghị quyết xác định đƣờng lối, nhiệm vụ, chính sách, sách lƣợc cho cuộc đấu tranh chống phản cách mạng. Lịch sử Công an nhân dân Việt Nam (1954-1975) (2000), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. Nội dung chủ yếu của cuốn sách nói về Công an nhân dân đấu tranh chống phản cách mạng và các loại tội phạm khác, bảo vệ an ninh trật tự, phục vụ hai nhiệm vụ chiến lƣợc: xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nƣớc, thống nhất Tổ quốc. Lịch sử Xây dựng lực lượng Công an nhân dân Việt Nam, tập II (1954-1975) (Sơ thảo) (2010), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. Cuốn sách ghi lại chặng đƣờng hết sức sôi động nhƣng không kém phần gay go, phức tạp trong công tác xây dựng lực 4 lƣợng Công an nhân dân trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nƣớc. Trong thời kỳ này lực lƣợng Công an nhân dân không ngừng xây dựng, tăng cƣờng mọi mặt về chính trị tƣ tƣởng, tổ chức cán bộ, nghiệp vụ, trang bị vũ khí và phƣơng tiện kỹ thuật. Sự trƣởng thành, lớn mạnh của lực lƣợng Công an nhân dân góp phần cùng cả nƣớc đánh thắng giặc Mỹ xâm lƣợc. Tuy nhiên do ở mức sơ thảo nên cuốn sách dừng lại khái quát các mặt xây dựng lực lƣợng Công an nhân dân nói chung. Tổng kết lịch sử Xây dựng lực lượng Công an nhân dân (1945-2000) (2010), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. Cuốn sách chia làm 2 phần: phần thứ nhất khái quát lịch sử xây dựng lực lƣợng Công an nhân dân từ năm 1945 đến năm 2000. Phần thứ hai, bài học lịch sử về xây dựng lực lƣợng Công an nhân dân (1945-2000), có 6 bài học kinh nghiệm đƣợc rút ra trong quá trình xây dựng lực lƣợng công an nhân dân trong cả nƣớc. Các bài học đó là kinh nghiệm quý báu cho xây dựng lực lƣợng Công an nhân dân hôm nay và mai sau. Đây là công trình có ý nghĩa về xây dựng lực lƣợng Công an nhân dân. Về vấn đề xây dựng lực lƣợng an ninh miền Nam từ năm 1960 đến 1975 cũng đã đƣợc đề cập. Tuy nhiên đây là công trình tổng kết lịch sử xây dựng lực lƣợng Công an nhân dân nên vấn đề nêu trên chỉ dừng lại ở mức khái quát. Lịch sử An ninh Khu VI thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1962-1975) (2007), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. Khu VI (Cực Nam Trung Bộ-Nam Tây Nguyên) gồm các tỉnh: Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hòa, nơi đƣợc Bộ Chính trị xác định là địa bàn chiến lƣợc. Cuốn lịch sử dựng lại hoạt động của lực lƣợng An ninh Khu VI từ khi thành lập (5/1962) đến khi giải thể (2/1976). Cuốn sách này vấn đề xây dựng lực lƣợng An ninh Khu VI đƣợc đề cập nhƣng ít bởi chủ yếu tập trung vào các hoạt động của lực lƣợng An ninh Khu VI từ khi thành lập. Lịch sử An ninh Khu V thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975) (2008), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. Khu V gồm 9 tỉnh: Quảng Nam, Quảng Đà, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc. Công trình tập trung hoạt động của lực lƣợng An ninh Khu V thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc. An ninh Khu V là một bộ phận của An ninh miền Nam. Dƣới sự lãnh đạo trực tiếp của các cấp ủy Đảng, sự chi viện của công an miền Bắc, sự giúp đỡ, đùm bọc của quần chúng nhân dân, lực lƣợng An ninh Khu V ra đời, vƣợt qua khó khăn, gian khổ, thiếu thốn, nắm thời cơ, tiến lên giành thắng lợi. 5 Lịch sử An ninh Khu Đông Nam Bộ thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975) (2010), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. An ninh khu Đông Nam Bộ đƣợc xây dựng, trƣởng thành trên địa bàn trọng điểm cửa ngõ thành phố Sài Gòn-Gia Định. Công trình tập trung dựng lại một cách khách quan quá trình từ khi ra đời đến kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ. Từ đó khẳng định lực lƣợng An ninh Đông Nam Bộ dƣới sự lãnh đạo trực tiếp của các cấp ủy Đảng đã phát huy truyền thống kiên cƣờng, anh dũng của ngƣời miền Đông, trực tiếp đối đầu với đội ngũ quân tình báo gián điệp nhà nghề của đế quốc Mỹ và các thế lực phản động tay sai góp phần làm nên chiến thắng Tua Hai, Đồng Xoài, Bình Giã đập tan các cuộc phản công mùa khô của địch, mở đầu giải phóng Phƣớc Long, Xuân Lộc làm tiền đề cho chiến dịch Hồ Chí Minh đại thắng, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nƣớc. Các công trình kể trên là nguồn tƣ liệu quý giá đối với tác giả luận văn, song chỉ ở khía cạnh phản ánh hoạt động cụ thể của lực lƣợng An ninh miền Nam mà chƣa có công trình nào đề cập đầy đủ và có hệ thống đến vấn đề Đảng lãnh đạo xây dựng lực lƣợng An ninh miền Nam từ năm 1960 đến năm 1975. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Chủ trƣơng, biện pháp của Đảng trong xây dựng lực lƣợng An ninh miền Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nƣớc, làm rõ vai trò của lực lƣợng an ninh trong thời kỳ cách mạng này; từ đó bƣớc đầu rút ra nhận xét, bài học kinh nghiệm về sự lãnh đạo của Đảng. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về thời gian: từ năm 1960 đến năm 1975. Về không gian: miền Nam Việt Nam (từ vĩ tuyến 17 trở vào). Về nội dung: có liên quan đến đối tƣợng nghiên cứu là những hoàn cảnh lịch sử cụ thể, kể cả những thủ đoạn của địch trong từng giai đoạn cách mạng; yêu cầu, nhiệm vụ của cách mạng miền Nam trong mỗi giai đoạn. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu và trình bày có hệ thống các chủ trƣơng, chính sách, biện pháp của Đảng trong lãnh đạo xây dựng lực lƣợng an ninh miền Nam; quá trình chỉ đạo xây dựng lực lƣợng An ninh miền Nam. 6 - Trình bày và phân tích quá trình thực thi sự lãnh đạo của Đảng, gắn với những giai đoạn khác nhau, hoàn cảnh lịch sử cụ thể và những kết quả cụ thể. - Đánh giá ƣu điểm và hạn chế của Đảng trong quá trình lãnh đạo xây dựng lực lƣợng An ninh miền Nam. 5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 5.1. Nguồn tài liệu - Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng về công tác công an nói chung và lực lƣợng An ninh miền Nam nói riêng từ năm 1960 đến năm 1975. - Báo cáo của các Khu gửi Trung ƣơng Cục miền Nam. - Các công trình tổng kết lịch sử của lực lƣợng An ninh miền Nam trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nƣớc 1954-1975. - Văn bản các hội nghị công an toàn quốc từ năm 1955 đến năm 1975. - Các cuốn lịch sử an ninh các khu, lịch sử xây dựng lực lƣợng Công an nhân dân. - Tạp chí Công an nhân dân. - Hồi ký của các đồng chí nguyên là lãnh đạo Bộ Công an, lãnh đạo Ban An ninh Trung ƣơng Cục miền Nam. - Tài liệu mật lƣu trữ tại Bộ Công an. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Phƣơng pháp nghiên cứu chủ yếu là: phƣơng pháp lịch sử và phƣơng pháp logic. Ngoài ra còn sử dụng một số phƣơng pháp khác nhƣ: phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh. 6. Đóng góp mới của Luận văn - Dựng lại một cách khách quan, hệ thống sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng trong quá trình xây dựng lực lƣợng An ninh miền Nam từ năm 1960 đến năm 1975, từ đó nêu nhận xét về ƣu điểm, hạn chế và rút ra những bài học kinh nghiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng với việc xây dựng lực lƣợng công an ngày nay. - Khai thác và hệ thống hóa một số tƣ liệu có giá trị qua chỉ thị, nghị quyết của Đảng trong chỉ đạo xây dựng lực lƣợng An ninh miền Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nƣớc. - Cung cấp tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và giảng dạy lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. 7 7. Bố cục Luận văn Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chƣơng: Chƣơng 1. Đảng lãnh đạo xây dựng lực lƣợng An ninh miền Nam từ năm 1960 đến năm 1965. Chƣơng 2. Đảng lãnh đạo củng cố, kiện toàn bộ máy An ninh miền Nam từ năm 1965 đến năm 1975 Chƣơng 3. Nhận xét và bài học kinh nghiệm CHƢƠNG 1 ĐẢNG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG AN NINH MIỀN NAM TỪ NĂM 1960 ĐẾN NĂM 1965 1.1. Tình hình miền Nam sau ngày Hiệp định Giơnevơ được ký kết và chủ trương của Đảng 1.1.1. Tình hình miền Nam sau ngày Hiệp định Giơnevơ được ký kết Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lƣợc của nhân dân dƣới sự lãnh đạo của Đảng mà đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ giành thắng lợi, ngày 20 tháng 7 năm 1954, hiệp định Giơnevơ về Đông Dƣơng đƣợc ký kết, các bên cam kết tôn trọng độc lập, thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Lào, Campuchia. Xuất phát từ chiến lƣợc toàn cầu phản cách mạng, đế quốc Mỹ âm mƣu thay chân Pháp, phá hoại Hiệp định Giơnevơ, đƣợc sự giúp đỡ của Mỹ, chính quyền Ngô Đình Diệm càng điên cuồng phá hoại Hiệp định, cự tuyệt tổng tuyển cử, bày ra chiến dịch “đả thực”, “bài phong”, “diệt cách mạng” nhằm xóa bỏ bộ máy cai trị của Pháp và đàn áp dã man những ngƣời yêu nƣớc trong đó có cán bộ, chiến sỹ công an. Cách mạng miền Nam trải qua những năm tháng cực kỳ khó khăn. Trƣớc tình hình trên, lực lƣợng công an nhân dân ở miền Nam nhanh chóng chuyển hƣớng tƣ tƣởng, tổ chức cho phù hợp với tình hình mới, phục vụ nhiệm vụ chính trị của Đảng. 1.1.2 Chủ trương của Đảng Trƣớc diễn biến mới của tình hình, Bộ Chính trị quyết định giải thể Trung ƣơng Cục miền Nam, thành lập Xứ ủy Nam Bộ. 8 Trƣớc âm mƣu phá hoại của địch, công tác bảo vệ Đảng, bảo vệ lực lƣợng cách mạng đặt ra cấp thiết hơn bao giờ hết. Tháng 10/1954, Xứ ủy Nam Bộ thành lập Ban Bảo vệ Xứ ủy gồm 3 bộ phận: bộ phận địch tình, bộ phận bảo vệ, bộ phận thông tin liên lạc. Đƣợc Ban bảo vệ các cấp hƣớng dẫn, quần chúng đứng lên đấu tranh quyết liệt với công an, mật vụ địch, tiêu diệt bọn ác ôn để bảo vệ Đảng, bảo vệ lực lƣợng cách mạng. Để phù hợp với đặc điểm hoạt động trong vùng địch, đầu năm 1955, Xứ ủy quyết định thành lập Ban Địch tình Xứ ủy. 1.2. Chỉ đạo thành lập lực lượng An ninh miền Nam 1.2.1. Thành lập Ban An ninh Trung ương Cục miền Nam Ngọn lửa cách mạng đƣợc thổi bùng lên từ phong trào Đồng khởi. Nhằm đáp ứng yêu cầu bảo vệ Đảng, bảo vệ cách mạng cũng nhƣ chủ động điều tra tấn công địch, tháng 7/1960 Xứ ủy Nam Bộ ra Chỉ thị số 01 thành lập Ban Bảo vệ An ninh Xứ ủy và Ban An ninh các cấp. Chỉ thị nêu rõ: Trƣớc nay Đảng dựa vào quần chúng làm nền tảng để đấu tranh bảo vệ Đảng, điều đó rất đúng cần phải tiếp tục. Đã đến lúc cần phải có một tổ chức chuyên trách đi sâu điều tra nghiên cứu, giúp Đảng nắm chắc tình hình để tổ chức tiến công địch bảo vệ Đảng, bảo vệ cách mạng. Ban Bảo vệ An ninh Xứ ủy đƣợc thành lập với phiên hiệu C39B do đồng chí Phạm Thái Bƣờng, Xứ ủy viên phụ trách. Đồng chí Cao Đăng Chiếm là Phó Ban, sau bổ sung Huỳnh Việt Thắng vào lãnh đạo Ban. Với sự ra đời của Ban Bảo vệ An ninh, lực lƣợng an ninh miền Nam đƣợc hình thành bao gồm lực lƣợng an ninh nhân dân và an ninh vũ trang. Lực lƣợng an ninh nhân dân hoạt động trong vùng địch kiểm soát, vùng tranh chấp và vùng giải phóng, làm nhiệm vụ điều tra, nắm tình hình địch, xây dựng cơ sở cách mạng, tấn công làm vô hiệu hóa các hoạt động điều tra, thu thập tin tình báo của địch, hoạt động của các đảng phái phản động; bảo vệ nội bộ Đảng, chính quyền, các hoạt động cách mạng trong vùng giải phóng. Lực lƣợng an ninh vũ trang làm nhiệm vụ bảo vệ căn cứ cách mạng, bảo vệ vùng giải phóng, bảo vệ cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nƣớc, chống địch càn quét lấn chiếm, trừ gian, diệt ác trong vùng địch chiếm đóng. 9 Đầu tháng 10/1961, Hội nghị lần thứ nhất Trung ƣơng Cục miền Nam đƣợc triệu tập tại chiến khu Đ. Trung ƣơng Cục miền Nam là một bộ phận của Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng chỉ đạo trực tiếp cách mạng miền Nam. Tại Hội nghị quyết định đổi tên Ban Bảo vệ Xứ uỷ thành Ban An ninh Trung ƣơng Cục miền Nam. Việc thành lập Trung ƣơng Cục miền Nam và tổ chức Hội nghị lần thứ nhất Trung ƣơng Cục đáp ứng kịp thời những đòi hỏi cấp bách về chỉ đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nƣớc đang chuyển từ khởi nghĩa từng phần sang chiến tranh cách mạng. 1.2.2. Hình thành hệ thống an ninh Sự chi viện của Bộ Công an và sự chỉ đạo của Ban An ninh Trung ƣơng Cục miền Nam cùng với việc xây dựng thực lực tại chỗ đã giúp cho các khu và các tỉnh đủ điều kiện để thành lập Ban An ninh. Tại Sài Gòn, Gia Định, ngày 19/3/1961 Khu ủy quyết định thành lập Ban Bảo vệ An ninh khu Sài Gòn-Gia Định (T4) do đồng chí Huỳnh Văn Bánh (Năm Tấn) làm Trƣởng ban. Ở Khu V, đƣợc Bộ Công an chi viện, cùng với số cán bộ tại chỗ, đầu năm 1962, Thƣờng vụ Khu ủy ra chỉ thị thành lập Ban Bảo vệ An ninh các cấp ở khu V. Từ tháng 2/1962, Ban Bảo vệ An ninh Khu V và các tỉnh, huyện đƣợc lần lƣợt thành lập. Cuối năm 1961 đầu năm 1962, Ban Bảo vệ An ninh Khu IX (khu Tây Nam Bộ) chính thức thành lập. Đồng chí Lâm Văn Thê, Ủy viên Thƣờng vụ khu ủy làm Trƣởng ban, đồng chí Ngô Quang Hớn làm Phó trƣởng ban thƣờng trực. Nguyễn Văn Cúc, Nguyễn Văn Hoàng, Nguyễn Văn Minh làm ủy viên. Quý I/1962, Ban Bảo vệ An ninh Khu VIII Trung Nam Bộ (T2) đƣợc thành lập. Ban lãnh đạo gồm đồng chí Huỳnh Việt Thắng, Khu ủy viên làm Trƣởng ban phụ trách chung, Nguyễn Văn Y (Năm Trà) làm Phó ban thƣờng trực; Nguyễn Công Bình làm Ủy viên phụ trách công tác bảo vệ căn cứ. Trƣớc yêu cầu của công tác chống do thám, gián điệp, bảo vệ vùng căn cứ, giữa năm 1961, Khu ủy Khu Đông Nam Bộ quyết định thành lập Ban Bảo vệ An ninh khu Đông Nam Bộ (T1) do đồng chí Nguyễn Văn Chí, Phó Bí thƣ khu ủy làm Trƣởng ban, đồng chí Mƣời Đen và Hồ Thảo làm Phó ban. Tại Khu VI (Cực Nam Trung Bộ), Bộ Công an chi viện 53 ngƣời. Dựa vào số cán bộ chi viện, Khu ủy và các tỉnh ủy rút thêm một số cán bộ của Đảng và phong trào 10 thành lập Ban Bảo vệ An ninh Khu VI (30/5/1962). Ban An ninh Khu do đồng chí Trần Lê, Bí thƣ khu ủy làm Trƣởng ban, Trần Đức Hoài (Ba Mỹ) và Thái Xuân Đồng (Công) làm phó ban và một số cán bộ nghiệp vụ. Ban An ninh Khu X (gồm Bình Long, Phƣớc Long, Quảng Đức) thành lập cuối quý 1 năm 1962, do đồng chí Bùi Sang (tức Chính Liêm) làm Trƣởng ban; Nguyễn Thái Hằng (Tám Toàn) do Bộ Công an chi viện làm Phó ban. Việc đào tạo cán bộ tại chỗ đƣợc chú trọng, 9/1963, Ban An ninh Trung ƣơng Cục quyết định thành lập Trƣờng Đào tạo cán bộ an ninh miền Nam nhằm đào tạo cán bộ lãnh đạo an ninh cấp khu, tỉnh, huyện. Tiểu kết Quá trình xây dựng lực lƣợng an ninh miền Nam từ năm 1960 đến năm 1965 gắn liền với bƣớc phát triển của cách mạng miền Nam trong đấu tranh chống chiến lƣợc “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ và chính quyền thân Mỹ. Đƣợc sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sắc về mọi mặt của Đảng, Đảng-Đoàn Bộ Công an, trải qua bao gian khổ, khó khăn ác liệt, thiếu thốn mọi bề, có lúc tƣởng chừng không đứng vững, lực lƣợng an ninh từng bƣớc xây dựng bộ máy an ninh từ khu, tỉnh đến huyện, xã, nhất là đã gắn bó với phong trào làm nòng cốt trong công tác xây dựng cơ sở, nắm tình hình địch, diệt ác phá kềm; tuyên truyền, vận động quần chúng đấu tranh phá ấp chiến lƣợc, giành quyền làm chủ. CHƢƠNG 2 ĐẢNG LÃNH ĐẠO CỦNG CỐ, KIỆN TOÀN LỰC LƯỢNG AN NINH MIỀN NAM TỪ NĂM 1965 ĐẾN NĂM 1975 2.1. Lãnh đạo củng cố, phát triển lực lượng từ năm 1965 đến năm 1968 2.1.1 Công tác chính trị, tưởng Bƣớc sang năm 1965, cuộc đấu tranh của nhân dân trên chiến trƣờng miền Nam phát triển nhanh chóng, thu đƣợc những thắng lợi to lớn. Nhằm tạo ra lực cản mạnh mẽ để ngăn chặn sự suy sụp của chính quyền Sài Gòn, đế quốc Mỹ chuyển sang chiến lƣợc “Chiến tranh cục bộ”. Mục tiêu chủ yếu của chúng là đánh bại cách mạng miền Nam trong vòng 25-30 tháng. [...]... ở miền Bắc đang giữ chức vụ Phó Cục trƣởng, Phó Trƣởng ty, Trƣởng, Phó phòng, Trƣởng, phó huyện, thị xã vào miền Nam hình thành bộ khung an ninh từ Trung ƣơng Cục đến Khu, tỉnh Do sự quan tâm đặc biệt của Đảng đến đội ngũ lãnh đạo, hình thành bộ khung an ninh, nên lực lƣợng an ninh miền Nam đã đủ lực lƣợng hình thành bộ máy an ninh từ Trung ƣơng Cục đến cơ sở Không chỉ chú trọng đến lãnh đạo các ban... của lực lƣợng An ninh, nhƣng bên cạnh đó bộc lộ một số hạn chế Từ thành công và hạn chế để lại những bài học kinh nghiệm quý báu cho xây dựng lực lƣợng Công an nhân dân hiện nay KẾT LUẬN Dƣới sự lãnh đạo của Đảng, từ năm 1960 đến năm 1975 lực lƣợng An ninh miền Nam đã xây dựng từ không đến có, từ ít đến nhiều, trở thành một bộ phận trọng yếu, góp phần to lớn vào công cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất... 1975, dƣới sự lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối của Đảng, An ninh miền Nam đã xây dựng đƣợc lực lƣợng từ không đến có trở thành hệ thống từ An ninh Trung ƣơng Cục miền Nam đến các khu, tỉnh, huyện, xã Đây là thời kỳ lực lƣợng an ninh từng bƣớc trƣởng thành trong khó khăn, gian khổ, thiếu thốn với vất vả, hy sinh, để đối đầu với kẻ thù mạnh hơn gấp nhiều lần An ninh miền Nam đã trở thành lực lƣợng nòng... sức, tăng lực cho An ninh miền Nam đủ sức hình thành bộ máy an ninh các cấp, xây dựng và phát triển lực lƣợng an ninh tại chỗ, triển khai các mặt công tác an ninh Song song với việc chi viện về cán bộ, Bộ Công an chi viện vũ khí, phƣơng tiện thông tin cơ yếu, kỹ thuật nghiệp vụ, nâng cao sức chiến đấu của các lực lƣợng nghiệp vụ an ninh miền Nam, tạo điều kiện xây dựng lực lƣợng An ninh miền Nam trở... những mặt công tác quan trọng thúc đẩy quá trình xây dựng lực lƣợng của an ninh miền Nam để lực lƣợng ngày càng phát triển hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị mà Đảng và Nhà nƣớc giao cho Nguyên nhân cơ bản của những ƣu điểm trên là: Thứ nhất, Đảng lãnh đạo mọi mặt công tác xây dựng lực lƣợng An ninh miền Nam, Đảng đề ra đƣờng lối, phƣơng châm, nguyên tắc xây dựng lực lƣợng an ninh phù hợp với yêu... về tƣ tƣởng và hành động của lực lƣợng công an, xây dựng cho cán bộ, chiến sĩ công an tinh thần quyết đánh, quyết thắng các thế lực tình báo, gián điệp, biệt kích của Mỹ và chính quyền tay sai Thứ tư, trong quá trình xây dựng lực lượng từ năm 1960- 1975, Đảng chú trọng chỉ đạo công tác chi viện cho An ninh miền Nam 19 Hoạt động chi viện An ninh miền Nam của lực lƣợng Công an nhân dân đƣợc triển khai... tay những ngƣời tin cậy Tiểu kết Từ năm 1965 khi Mỹ chuyển sang các chiến lƣợc chiến tranh “Chiến tranh cục bộ”, “Việt Nam hóa chiến tranh”, dƣới sự lãnh đạo của Đảng, lực lƣợng An ninh miền Nam đã có sự thay đổi tổ chức, bộ máy đáp ứng với đòi hỏi tình hình mới Thời kỳ từ năm 1965 đến 1975, hai mặt công tác đƣợc đặc biệt chú trọng trong xây dựng lực lƣợng An ninh miền Nam là công tác chính trị tƣ tƣởng... khắp nên nguồn bổ sung của lực lƣợng an ninh khá chắc chắn Dƣới sự lãnh đạo của Đảng, trực tiếp là Trung ƣơng Cục miền Nam, lực lƣợng an ninh đƣợc xây dựng từ Trung ƣơng Cục đến hệ thống an ninh các cấp Vƣợt qua hoàn cảnh chiến tranh ác liệt, thiếu thốn, lực lƣợng an ninh đƣợc xây dựng đáp ứng kịp thời, hiệu quả yêu cầu bảo vệ Đảng, bảo vệ thành quả cách mạng, đồng thời là lực lƣợng nòng cốt, xung kích... phát triển ấy chính là do lực lƣợng an ninh miền Nam đã đƣợc Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức, lãnh đạo, xây dựng trở thành công cụ bạo lực đáng tin cậy của Đảng Những nội dung cơ bản lãnh đạo xây dựng lực lƣợng An ninh miền Nam đƣợc Đảng quán triệt theo nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin về chuyên chính vô sản, đƣợc vận dụng sáng tạo vào cách mạng miền Nam; bên cạnh đó Đảng còn vận dụng những kinh... thắng vang dội giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc Thứ ba, trong quá trình chỉ đạo xây dựng lực lượng An ninh miền Nam Đảng hết sức coi trọng lãnh đạo công tác chính trị tưởng 18 Lịch sử đấu tranh bảo vệ an ninh, trật tự Việt Nam đã chứng minh sự lớn mạnh của lực lƣợng Công an nhân dân bao giờ cũng bắt đầu từ sự vững mạnh về chính trị, tƣ tƣởng Mọi thành tích của cán bộ, chiến sĩ công an đều

Ngày đăng: 15/01/2014, 12:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN