Công ty trách nhiệm hữu hạn TNHH Dệt Thiên Kiều cũng không ngoại lệ, chính vì vậy, tác giả đã chọn Tiền gửi Ngân hàng làm đề tài để tác giả có cơ hội được tìm hiểu sâu hơn trong quá trìn
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA KINH TẾ
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI: KẾ TOÁN TIỀN GỬI NGÂN HÀNG TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tác giả cam đoan rằng đề tài: “Kế toán tiền gửi ngân hàng tại Công ty TNHH Dệt Thiên Kiều” là kết quả nghiên cứu độc lập của bản thân và chưa công bố nội dung này
ở bất kì đâu Ngoài ra, các tài liệu tham khảo trong báo cáo này có nguồn gốc và có trích dẫn rõ ràng Tác giả hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này
Bình Dương, ngày 25 tháng 11 năm 2020
Tác giả
Lê Thị Khánh Huyền
Trang 3MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 1
2.1 Mục tiêu tổng quát 1
2.2 Mục tiêu cụ thể 1
2.3 Câu hỏi nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
3.1 Đối tượng nghiên cứu 2
3.2 Phạm vi nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu và nguồn dữ liệu 3
4.1 Phương pháp nghiên cứu 3
4.2 Nguồn dữ liệu 4
5 Ý nghĩa của đề tài 4
6 Kết cấu của đề tài 5
CHƯƠNG 1 6
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH DỆT THIÊN KIỀU 6
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH Dệt Thiên Kiều 6
1.1.1 Giới thiệu sơ lược về Công ty TNHH Dệt Thiên Kiều 6
1.1.2 Đặc điểm, quy trình sản xuất, kinh doanh 7
1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty TNHH Dệt Thiên Kiều 10
1.2.1 Hình thức tổ chức bộ máy quản lý 10
1.2.2 Mối quan hệ giữa các phòng ban 11
1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty TNHH Dệt Thiên Kiều 12
1.3.1 Sơ đồ bộ máy kế toán 12
1.3.2 Nhiệm vụ của từng phần hành 13
1.4 Chế độ, chính sách kế toán và hình thức kế toán áp dụng tại Công ty TNHH Dệt Thiên Kiều 14
Trang 41.4.2 Chính sách kế toán 14
1.4.3 Hình thức kế toán áp dụng tại Công ty TNHH Dệt Thiên Kiều 15
CHƯƠNG 2 17
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIỀN GỬI NGÂN HÀNG CỦA CÔNG TY TNHH DỆT THIÊN KIỀU 17
2.1 Nội dung 17
2.2 Nguyên tắc kế toán 17
2.3 Tài khoản sử dụng 17
2.3.1 Giới thiệu số hiệu tài khoản 17
2.3.2 Hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế phát sinh 18
2.4 Chứng từ, sổ sách kế toán 18
2.5 Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại Công ty TNHH Dệt Thiên Kiều 19
2.5.1 Minh họa tình huống các nghiệp vụ kinh tế phát sinh 19
2.5.2 Minh họa trình tự ghi sổ kế toán 32
2.5.3 Trình bày thông tin tài khoản tiền gửi ngân hàng trên báo cáo tài chính 37
2.6 Phân tích biến động của khoản mục tiền gửi ngân hàng và các chỉ số tài chính liên quan 39
2.6.1 Phân tích biến động của khoản mục tiền gửi ngân hàng theo chiều ngang 39
2.6.2 Phân tích biến động khoản mục tiền gửi ngân hàng theo chiều dọc 40
2.6.3 Phân tích các chỉ số tài chính liên quan đến dề tài 42
2.7 Phân tích báo cáo tài chính 44
2.7.1 Phân tích bảng cân đối kế toán 44
2.7.1.1 Phân tích tính cân đối giữa tài sản và nguồn vốn 44
2.7.1.2 Phân tích biến động về tài sản và nguồn vốn theo chiều ngang 48
2.7.2.3 Phân tích biến động về tài sản và nguồn vốn theo chiều dọc 50
2.7.2 Phân tích tình hình tài chính thông qua báo cáo kết quả kinh doanh 53
2.7.2.1 Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo chiều ngang 53
2.7.2.2 Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo chiều dọc 56
2.7.3 Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ 59
Trang 5CHƯƠNG 3 64
NHẬN XÉT – GIẢI PHÁP 64
3.1 Nhận xét 64
3.1.1 Về lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH Dệt Thiên Kiều 64
3.1.2 Về cơ cấu bộ máy quản lý 64
3.1.3 Về cơ cấu bộ máy kế toán 65
3.1.4 Về công tác kế toán tiền gửi ngân hàng tại Công ty 65
3.1.5 Về biến động của khoản mục tiền gửi ngân hàng 66
3.1.6 Về tình hình tài chính của Công ty TNHH Dệt Thiên Kiều 67
3.2 Giải pháp 68
3.2.1 Về lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH Dệt Thiên Kiều 68
3.2.2 Về cơ cấu bộ máy quản lý 68
3.2.3 Về cơ cấu bộ máy kế toán 69
3.2.4 Về công tác kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty 69
3.2.5 Về biến động của khoản mục tiền gửi ngân hàng 69
3.2.6 Về tình hình tài chính của Công ty TNHH Dệt Thiên Kiều 70
KẾT LUẬN 72
Trang 6DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Thông tin ngành nghề kinh doanh 7
Bảng 2.1: Kết quả phân tích biến động khoản mục tiền gửi ngân hàng theo chiều ngang của năm 2018 so với năm 2017 39
Bảng 2.2: Kết quả phân tích biến động khoản mục tiền gửi ngân hàng theo chiều ngang của năm 2019 so với năm 2018 39
Bảng 2.3: Kết quả phân tích biến động khoản mục tiền gửi ngân hàng theo chiều dọc của năm 2018 so với năm 2017 40
Bảng 2.4: Kết quả phân tích biến động khoản mục tiền gửi ngân hàng theo chiều dọc của năm 2019 so với năm 2018 41
Bảng 2.5: Bảng tính khả năng thanh toán hiện hành 42
Bảng 2.6: Bảng tính khả năng thanh toán nhanh 43
Bảng 2.7: Bảng tính khả năng thanh toán bằng tiền mặt 43
Bảng 2.8: Phân tích quan hệ cân đối 1 năm 2018 44
Bảng 2.9: Phân tích quan hệ cân đối 1 năm 2019 45
Bảng 2.10: Phân tích quan hệ cân đối 2 năm 2018 45
Bảng 2.11: Phân tích quan hệ cân đối 2 năm 2019 46
Bảng 2.12: Phân tích quan hệ cân đối 3 năm 2018 47
Bảng 2.13: Phân tích quan hệ cân đối 3 năm 2019 48
Bảng 2.14: Kết quả phân tích biến động tài sản và nguồn vốn của năm 2018 so với năm 2017 theo chiều ngang 48
Bảng 2.15: Kết quả phân tích biến động tài sản và nguồn vốn của năm 2019 so với năm 2018 theo chiều ngang 49
Bảng 2.16: Kết quả phân biến động của tài sản và nguồn vốn năm 2018 so với năm 2017 theo chiều dọc 50
Bảng 2.17: Kết quả phân tích biến động của tài sản và nguồn vốn năm 2019 so với năm 2018 theo chiều dọc 51
Bảng 2.18: Kết quả phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2018 so với năm 2017 theo chiều ngang 53
Trang 7Bảng 2.19: Kết quả phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2019 so với năm 2018 theo chiều ngang 55Bảng 2.20: Kết quả phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2018 so với năm 2017 theo chiều dọc 56Bảng 2.21: Kết quả phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2019 so với năm 2018 theo chiều dọc 58Bảng 2.22: Kết quả phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2018 so với năm 2017 60Bảng 2.23: Kết quả phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2019 so với năm 2018 60Bảng 2.24: Kết quả phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư năm 2019
so với năm 2018 61Bảng 2.25: Kết quả phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính năm 2018
so với năm 2017 62Bảng 2.26: Kết quả phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính năm 2019
so với năm 2018 62Bảng 2.27: Bảng tổng hợp phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ qua 3 năm 2017, 2018
và 2019 63
Trang 8DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Quy trình sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH Dệt Thiên Kiều 8
Hình 1.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Dệt Thiên Kiều 10
Hình 1.3: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty TNHH Dệt Thiên Kiều 13
Hình 1.4: Sơ đồ hình thức Nhật ký chung 15
Hình 2.1: Giấy báo Nợ ngân hàng SHB (VND) 20
Hình 2.2: Bản Sao kê tài khoản ngân hàng VCB 21
Hình 2.3: Giấy báo Có ngân hàng SHB (VND) 22
Hình 2.4: Giấy báo Có ngân hàng SHB (VND) 23
Hình 2.5: Bảng lương nhân viên tháng 3 năm 2019 24
Hình 2.6: Giấy báo Nợ ngân hàng SHB (VND) 25
Hình 2.7: Giấy báo Nợ ngân hàng SHB (VND) 26
Hình 2.8: Giấy báo Có Ngân hàng SHB (VND) 27
Hình 2.9: Giấy báo Nợ ngân hàng SHB (VND) 28
Hình 2.10: Giấy báo Nợ ngân hàng SHB (VND) 29
Hình 2.11: Bản sao kê ngân hàng VCB 30
Hình 2.12: Bản Sao kê tài khoản ngân hàng SHB (USD) 31
Hình 2.13: Trích Sổ Nhật ký chung 33
Hình 2.14: Trích Sổ cái tài khoản 112 34
Hình 2.15: Trích Sổ chi tiết tài khoản 11211 34
Hình 2.16: Trích Sổ Chi tiết tài khoản 11212 35
Hình 2.17: Trích Sổ Chi tiết tài khoản 1122 36
Hình 2.18: Trích yếu bảng cân đối phát sinh tài khoản 38
Hình 2.19: Trích yếu bảng cân đối kế toán 38
Trang 9PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Bất kể doanh nghiệp nào để có thể thành lập và hoạt động được đều cần có một lượng vốn nhất định Và để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được lâu dài thì doanh nghiệp cần phải có hệ thống kế toán thật chặt chẽ và phù hợp, nhất là về vốn Vì vậy, kế toán vốn bằng tiền là một hoạt động hết sức cần thiết, nó có tầm ảnh hưởng quan trọng đến quá trình hoạt động của doanh nghiệp Vốn bằng tiền bao gồm: tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng và tiền đang chuyển Trong bài báo cáo này, tác giả chỉ tìm hiểu, nghiên cứu một phần nhỏ của vốn bằng tiền đó là Tiền gửi Ngân hàng
Như chúng ta biết, hiện nay tất cả các doanh nghiệp khi thành lập đều phải mở cho mình một tài khoản ngân hàng để giao dịch trong quá trình doanh nghiệp hoạt động Vì trong thực tế, có một số việc bắt buộc doanh nghiệp phải giao dịch qua tài khoản ngân hàng như nộp lệ phí môn bài điện tử hằng năm,… Ngoài ra, trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, việc giao dịch qua tài khoản ngân hàng đem lại khá nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, nó không chỉ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí khi giao dịch với khách hàng mà còn mang lại lợi ích về tài chính trong doanh nghiệp, điển hình như việc thanh toán bằng chuyển khoản với hóa đơn từ hai mươi triệu trở lên
sẽ được khấu trừ thuế giá trị gia tăng [1] Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Dệt Thiên Kiều cũng không ngoại lệ, chính vì vậy, tác giả đã chọn Tiền gửi Ngân hàng làm
đề tài để tác giả có cơ hội được tìm hiểu sâu hơn trong quá trình thực tập tại Công ty TNHH Dệt Thiên Kiều
2 Mục tiêu nghiên cứu
Trang 10 Thứ nhất, tìm hiểu khái quát về Công ty TNHH Dệt Thiên Kiều
Thứ hai, phân tích thực trạng công tác kế toán tiền gửi ngân hàng tại Công
ty TNHH Dệt Thiên Kiều
Thứ ba, phân tích biến động của khoản mục tiền gửi ngân hàng nói riêng
và tình hình tài chính nói chung của Công ty TNHH Dệt Thiên Kiều
Cuối cùng, đưa ra các nhận xét và giải pháp từ những vấn đề tác giả đã tìm hiểu và phân tích nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền gửi ngân hàng cũng như tình hình tài chính tại Công ty TNHH Dệt Thiên Kiều
2.3 Câu hỏi nghiên cứu
Từ những mục tiêu nghiên cứu cụ thể được đặt ra ở trên, dựa vào đây tác giả xây dựng nên các câu hỏi nghiên cứu liên quan đến mục tiêu nhằm định hướng cho hướng nghiên cứu được chính xác hơn:
[Q1] Thông tin khái quát (lịch sử hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, bộ máy kế toán, chế độ, chính sách và hình thức kế toán áp dụng) về Công ty TNHH Dệt Thiên Kiều là gì?
[Q2] Thực trạng công tác kế toán tiền gửi ngân hàng tại Công ty TNHH Dệt Thiên Kiều đang được diễn ra như thế nào?
[Q3] Biến động của khoản mục tiền gửi ngân hàng và tình hình tài chính tại Công
ty TNHH Dệt Thiên Kiều như thế nào?
[Q4] Các nhận xét và giải pháp nào có thể giúp Công ty TNHH Dệt Thiên Kiều hoàn thiện công tác kế toán và tình hình tài chính?
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Từ những mục tiêu nghiên cứu mà tác giả đã nêu trên, đối tượng nghiên cứu trong bài báo cáo này là công tác kế toán vốn bằng tiền, cụ thể là kế toán tiền gửi ngân hàng tại Công ty TNHH Dệt Thiên Kiều Trong nghiên cứu này tác giả tham chiếu từ “Công ty” nghĩa là “Công ty TNHH Dệt Thiên Kiều”
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: đề tài nghiên cứu tại Công ty TNHH Dệt Thiên Kiều
Trang 11 Phạm vi thời gian:
Thời gian nghiên cứu về thông tin chung của Công ty TNHH Dệt Thiên Kiều là trong niên độ kế toán năm 2020, từ ngày bắt đầu niên độ 01/01/2020 đến thời điểm báo cáo
Thời gian nghiên cứu về thực trạng công tác kế toán tiền gửi ngân hàng của Công ty TNHH Dệt Thiên Kiều là năm 2019
Dữ liệu thứ cấp về báo cáo tài chính năm của Công ty TNHH Dệt Thiên Kiều được tác giả thu thập trong giai đoạn 3 năm từ năm 2017 đến năm 2019
4 Phương pháp nghiên cứu và nguồn dữ liệu
4.1 Phương pháp nghiên cứu
Để trả lời câu hỏi [Q1], tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu của công ty để có được thông tin khái quát về lịch sử hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức
bộ máy quản lý, bộ máy kế toán và chế độ chính sách kế toán, hình thức kế toán áp dụng tại công ty Nhưng đây là tài liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau của công ty nên không có tài liệu nào được công bố có độ tin cậy cao về cơ cấu tổ chức bộ máy quản
lý và bộ máy kế toán, cũng không có thông tin chính xác về quy trình sản xuất kinh doanh tại công ty, vì vậy, trong quá trình tìm hiểu tác giả cần bổ sung phương pháp quan sát và phỏng vấn nhân viên Phòng Kế toán nhằm tổng hợp nên cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, bộ máy kế toán và hình thành nên các bước để minh họa cho quy trình sản xuất của công ty
Từ nguồn dữ liệu thứ cấp thu thập được liên quan đến phiếu chi, hóa đơn, bảng lương, tờ khai hải quan, giấy báo Nợ, báo Có, sao kê tài khoản và các sổ như Sổ Nhật ký chung, Sổ cái tài khoản 112, Sổ chi tiết tài khoản 11211, Sổ chi tiết tài khoản 11212 và
Sổ chi tiết tài khoản 1122 Dựa vào đây, tác giả phân tích bằng cách mô tả diễn giải nhằm phân tích thực trạng công tác kế toán tiền gửi ngân hàng tại Công ty TNHH Dệt Thiên Kiều và trả lời câu hỏi [Q2]
Trong nghiên cứu này, phương pháp kỹ thuật chủ yếu được tác giả sử dụng trong phân tích báo cáo tài chính là: phương pháp so sánh ứng dụng Tài liệu sử dụng chính
Trang 12và 2019, chủ yếu phân tích thông tin tài chính trên Bảng cân đối kế toán (Xem phụ lục
27 và 31) và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Xem phụ lục 28 và 32) Trong phần phân tích này, tác giả chọn phân tích theo 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1 có kỳ gốc là năm 2017, kỳ phân tích là năm 2018
Giai đoạn 2 có kỳ gốc là năm 2018, kỳ phân tích là năm 2019
Ngoài ra, trong quá trình phân tích tác giả còn có các phân tích liên quan đến Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Xem phụ lục 29 và 33) và các nguyên tắc, chuẩn mực, chính sách kế toán của công ty khi tiến hành lập báo cáo tài chính Từ đó, tác giả trả lời câu hỏi [Q3]
Với mục tiêu cuối cùng, tác giả thực hiện so sánh giữa lý luận và thực tiễn tại công ty từ đó rút ra được các phát hiện chủ yếu nhằm trả lời câu hỏi [Q4]
Tài liệu lưu: Sổ nhật ký chung, Sổ cái tài khoản 112, Sổ chi tiết tài khoản
11211, Sổ chi tiết tài khoản 11212, Sổ chi tiết tài khoản 1122 của năm 2019 được kết xuất từ phần mềm sau đó các sổ này được in thành file giấy và lưu trữ tại Phòng Kế toán
5 Ý nghĩa của đề tài
Với đề tài này, sau khi rút ra được một số phát hiện qua thời gian tìm hiểu và nghiên cứu, tác giả đã có những đóng góp về mặt lý luận và kết quả của bài báo cáo tốt nghiệp này có thể được phát triển và kế thừa trong bài khóa luận tốt nghiệp về cùng một vấn đề công tác kế toán tiền gửi ngân hàng tại Công ty TNHH Dệt Thiên Kiều trong cùng một không gian và thời gian nghiên cứu Về mặt thực tiễn, trong suốt quá trình thực tập tại công ty, tác giả có quan sát về cách thức làm việc của Phòng Kế toán, qua đó tác giả có
Trang 13đưa ra các nhận xét và từ đó đóng góp thêm những giải pháp nhằm giúp công ty hoàn thiện hơn trong công tác kế toán của toàn công ty nói chung và công tác kế toán tiền gửi ngân hàng nói riêng và còn cả tình hình tài chính tại Công ty
6 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, trong bài báo cáo này còn có những nội dung chính gồm có 3 chương như sau:
Chương 1: Giới thiệu khái quát về Công ty TNHH Dệt Thiên Kiều
Chương 2: Thực trạng kế toán tiền gửi ngân hàng của Công ty TNHH Dệt Thiên Kiều
Chương 3: Nhận xét – Giải pháp
Trang 14CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH DỆT THIÊN KIỀU
1.1.1 Giới thiệu sơ lược về Công ty TNHH Dệt Thiên Kiều
Thông tin chung
Qua quá trình thực tập tại Công ty TNHH Dệt Thiên Kiều, tác giả đã được tìm hiểu và nghiên cứu một số vấn đề liên quan đến Công ty Sau đây là tổng quan một
số thông tin cơ bản của Công ty được tác giả khái quát ngắn gọn như sau:
Tên công ty (Tiếng Việt): CÔNG TY TNHH DỆT THIÊN KIỀU
Tên công ty (Tiếng Anh): THIEN KIEU KNITTING COMPANY LIMITED
Biểu tượng (Logo):
Mã số thuế: 3702460941
Cơ quan thuế quản lý: Chi cục thuế khu vực Tân Uyên
Địa chỉ trụ sở: Thửa đất số 214, Tờ bản đồ số 59, Đường ĐT 747A, Tổ 5, Khu phố 7, Phường Uyên Hưng, Thị xã Tân Uyên, Tỉnh Bình Dương, Việt Nam
Điện thoại: 02743802227
Email: thienkieu.knitting@gmail.com
Người đại diện pháp luật: Chung Yun Gul
Loại hình công ty: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
Vốn điều lệ: 3.000.000.000
Ngoài những thông tin cơ bản trên, tác giả căn cứ vào Quyết định thành lập
do Tỉnh Bình Dương cấp ngày 09/05/2016 cho thấy từ lúc thành lập đến nay, thời gian Công ty TNHH Dệt Thiên Kiều đi vào hoạt động không phải là khoảng thời gian quá dài
và công ty vẫn đang trong quá trình hoàn thiện từ bộ máy quản lý cho đến các hoạt động
Trang 15sản xuất kinh doanh, vì vậy công ty vẫn chưa có cột mốc hay sự kiện nào quá nổi bật Tuy nhiên, đội ngũ nhân viên vẫn luôn duy trì được sự hoạt động ổn định của doanh nghiệp và ngày một cố gắng, nổ lực thay đổi từng chút một qua các năm để công ty sẽ
có những bước phát triển xa hơn trong tương lai
Hình thức sở hữu vốn
Từ thời điểm bắt đầu hoạt động cho đến thời điểm báo cáo, Công ty TNHH Dệt Thiên Kiều là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, do chủ doanh nghiệp góp và chịu trách nhiệm 100% vốn góp
2 4641 Bán buôn vải, hàng may sẵn, giày dép
3 1410 May trang phục (trừ trang phục từ da lông thú)
4 1430 Sản xuất trang phục dệt kim, đan móc
5 1311 Sản xuất sợi
6 1312 Sản xuất vải dệt thoi
7 1313 Hoàn thiện sản phẩm dệt
Nguồn: Tác giả tổng hợp (2020)
1.1.2 Đặc điểm, quy trình sản xuất, kinh doanh
Mỗi một sản phẩm được hoàn thành đều phải trải qua các giai đoạn khác nhau Với ngành nghề chính của Công ty TNHH Dệt Thiên Kiều là sản xuất, gia công sợi để xuất khẩu thì quy trình này được thực hiện như hình 1.1 sau:
Trang 16Khách hàng
Nhu cầu sản xuất
Ký hợp đồng
Thỏa thuận, đàm phán
NVL
Tiến hành sản xuất
Kiểm tra chất lượng sản phẩm
Chuẩn bị sản xuất
CCDC và máy móc
Cung cấp
Trang 17Trong quy trình sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Dệt Thiên Kiều (Xem hình 1.1) gồm có 4 giai đoạn chính, trong mỗi giai đoạn sẽ được tiến hành thực hiện một cách rõ ràng, cụ thể như sau:
Giai đoạn 1: Tìm hiểu thông tin khách hàng
Phòng Kinh doanh luôn đưa ra những kế hoạch để tìm hiểu về thị trường, nhu cầu của khách hàng hiện nay, từ đó có những chiến lược để tiếp cận và thu hút khách hàng Khi khách hàng có nhu cầu đặt hàng, Phòng Kinh doanh sẽ đại diện Công ty tiếp nhận thông tin về nhu cầu của khách hàng (sản xuất, gia công theo yêu cầu), sau đó đàm phán, thỏa thuận hợp đồng, nếu hai bên cùng đồng ý với những điều kiện đã đưa ra thì tiến hành ký hợp đồng
Giai đoạn 2: Lập kế hoạch sản xuất
Sau khi hợp đồng được ký thành công, Phòng Kinh doanh chuyển toàn bộ những thông tin liên quan đến sản xuất, gia công cho Bộ phận sản xuất Khi nhận được đơn hàng mới, Bộ phận sản xuất bắt đầu lập kế hoạch sản xuất bao gồm: hoạch định lượng công cụ dụng cụ cần sử dụng, lịch sản xuất cụ thể, kiểm tra máy móc để có thể đảm bảo được quá trình sản xuất được diễn ra một cách tốt nhất
Giai đoạn 3: Tiến hành sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm
Khi việc lập kế hoạch sản xuất được hoàn tất, Bộ phận sản xuất tiến hành lập lệnh sản xuất để phân xưởng có thể bắt đầu thực hiện quy trình sản xuất, gia công theo đúng tiến trình
Sau khi quá trình sản xuất, gia công kết thúc và cho ra những sản phầm, Bộ phận sản xuất cử người kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi giao cho khách hàng Nếu sản phẩm đã đạt yêu cầu, sản phẩm hoàn thành sẽ được thực hiện bước cuối cùng trong giai đoạn này là đóng gói và bọc bằng màng PE trước khi giao hàng
Giai đoạn 4: Giao hàng cho khách hàng
Khi sản phẩm đã thực sự hoàn thiện, Phòng Kinh doanh tiến hành làm thủ tục xuất khẩu và thuê xe container chở hàng ra cửa khẩu hải quan để giao hàng cho công ty đối tác nước ngoài Những phản hồi của khách hàng về chất lượng sản phẩm xuất đi,
Trang 18Phòng Kinh doanh sẽ tiếp nhận và thông báo cho Bộ phận sản xuất để kịp thời rút kinh nghiệm và sửa chữa cho những đơn hàng sau
1.2.1 Hình thức tổ chức bộ máy quản lý
Hình 1.2 dưới đây là bộ máy tổ chức quản lý của Công ty TNHH Dệt Thiên Kiều:
Hình 1.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Dệt Thiên Kiều
Nguồn: Công ty TNHH Dệt Thiên Kiều
Theo kết quả phỏng vấn, Công ty có tất cả 7 phòng ban với các chức năng và nhiệm
vụ được quy định cụ thể như sau:
Chủ doanh nghiệp: tiếp nhận mọi thông tin từ Giám đốc, đưa ra các quyết định cuối cùng về vấn đề hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như tài chính của công ty khi cấp dưới đưa ra các đề xuất, kế hoạch; trực tiếp phân công và giao nhiệm vụ cho các
bộ phận thực hiện
Giám đốc: xem xét, cân nhắc và đưa ra quyết định về các ý kiến, bản kế hoạch được tham mưu từ cấp dưới; trực tiếp điều hành việc kinh doanh của công ty; đại diện công ty tham gia các quan hệ pháp luật
Phó Giám đốc: trực tiếp quản lý, điều hành, tiếp nhận các ý kiến đề xuất, các kế hoạch của các phòng ban; tham mưu cho Giám đốc về cách giải quyết và hướng
Chủ doanh nghiệp
Giám đốc Phó Giám đốc
Phòng Hành chính –
Nhân sự
Phòng Kinh doanh
Bộ phận Sản xuất Phòng Kế
toán
Trang 19xử lý các vấn đề của công ty; hỗ trợ Giám đốc trong việc điều hành kinh doanh, phát triển doanh nghiêp
Phòng Hành chính – Nhân sự (P.HCNS): thống kê nhu cầu về nhân sự, đánh giá tình hình nguồn nhân lực của công ty từ đó đưa ra dự báo về nhu cầu tuyển dụng hàng năm; tiếp nhận và xử lý hồ sơ ứng viên và lên kế hoạch tổ chức phỏng vấn; hướng dẫn, đào tạo cách thức làm việc cho nhân viên mới; theo dõi và đánh giá năng lực của cán bộ công nhân viên trong công ty để đưa ra các mức thưởng, phạt tương ứng; quản lý các loại hồ sơ của công ty
Phòng Kinh doanh (P.KD): tiếp cận và nghiên cứu về thị trường khách hàng cũng như nhà cung cấp; đưa ra các kế hoạch, chiến lược kinh doanh mới nhằm đẩy mạnh qua trình hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty
Phòng Kế toán (P.KT): ghi chép, tính toán và phản ánh tình hình sử dụng tiền, vật tư, tài sản, kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh; phân tích tình hình hoạt động tài chính của công ty; lập Báo cáo tài chính hằng năm để theo dõi tình hình biến động tăng, giảm lợi nhuận của công ty
Bộ phận sản xuất: chịu trách nhiệm về việc quản lý, theo dõi tình hình sản xuất của phân xưởng một cách chặt chẽ để đảm bảo chất lượng sản phẩm; nghiên cứu về thị trường tiêu thụ sản phẩm để đưa ra các đề xuất về sản phẩm phù hợp và không phù hợp với nhu cầu thị trường hiện tại; đánh giá chất lượng sản phẩm, tìm ra nguyên nhân
và cách khắc phục những sản phẩm không đạt chất lượng
1.2.2 Mối quan hệ giữa các phòng ban
Chủ doanh nghiệp: thông qua Giám đốc để nắm bắt các vấn đề phát sinh trong công ty cũng như tình hình hoạt động của các phòng ban và cả quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Giám đốc: là người được chủ doanh nghiệp thuê làm người đại diện pháp luật, cũng là người trực tiếp phân công nhiệm vụ cho các phòng trong công ty thông qua Phó Giám đốc, trực tiếp đưa ra quyết định và giải quyết các vấn đề của công ty
Trang 20 Phó Giám đốc: là người trực tiếp giám sát, theo dõi và tiếp nhận thông tin
về các hoạt động xảy ra tại các bộ phận trong công ty nói chung và các nhân viên nói riêng Thường xuyên báo cáo với cấp trên về tình hình hoạt động của công ty
Phòng Hành chính – Nhân sự: nắm bắt kịp thời nhu cầu lao động của các phòng ban, từ đó đề xuất với cấp trên về việc tổ chức tuyển dụng nhân sự Theo dõi, giám sát tình hình của các nhân viên về mặt chuyên cần, năng lực, chuyên môn để đề xuất khen thưởng hợp lý Là bộ phận tạo nên những văn hóa riêng của công ty, góp phần giúp các mối quan hệ giữa các phòng trở nên tốt đẹp hơn
Phòng Kinh doanh: là bộ phận cốt lõi của công ty, các hoạt động tại Phòng Kinh doanh sẽ là công cụ giúp cho công ty tìm được nhiều khách hàng hơn, từ đó có thể
mở rộng quy mô sản xuất và đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty được diễn ra liên tục
Phòng Kế toán: là bộ phận không thể thiếu vì đây là nơi tiếp nhận thông tin về nhu cầu cần thu – chi của các phòng ban khác để phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh, sau đó thông qua cấp trên để được xét duyệt và tiến hành giải quyết nhu cầu thu – chi của các phòng ban
Bộ phận sản xuất: nhận thông tin về đơn hàng trực tiếp từ Phòng Kinh doanh, sau đó lên kế hoạch để tiến hành sản xuất cho đúng tiến độ được đề ra Đồng thời, báo cáo tình hình về nhu cầu sử dụng hàng tồn kho cho Phòng Kế toán để việc mua hoặc xuất kho được xử lý ra kịp thời phục vụ cho việc sản xuất
1.3.1 Sơ đồ bộ máy kế toán
Qua quá trình phỏng vấn nhân sự Phòng Kế toán, tác giả tổng hợp được kết quả của cuộc phỏng vấn về các thông tin liên quan đến nhân viên như sau: Phòng Kế toán của Công ty TNHH Dệt Thiên Kiều có tất cả 5 nhân viên, đều là nhân viên nữ và đều có trình độ cao đẳng, đại học, không có nhân viên nào có trình độ trên đại học Kế toán trưởng còn phải căn cứ vào tuổi đời và thâm niên của từng người mà có sự phân nhiệm công việc phù hợp cho từng người được thể hiện qua sơ đồ bộ máy kế toán như hình 1.3:
Trang 21Hình 1.3: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty TNHH Dệt Thiên Kiều
Nguồn: Tác giả thu thập (2020)
1.3.2 Nhiệm vụ của từng phần hành
Kế toán trưởng: theo dõi, giám sát các công việc của kế toán viên; kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa các sổ có liên quan và kiểm tra số dư các tài khoản; tham mưu cho ban Giám đốc về chế độ kế toán, về tình hình tài chính của công ty cũng như về công tác quản
lý và sử dụng nguồn vốn của công ty một cách hợp lý; lập Báo cáo tài chính đúng thời
gian quy định và chịu trách nhiệm về việc trình bày Báo cáo tài chính lên Ban giám đốc
Kế toán tiền, tiền lương: theo dõi, ghi nhận và hạch toán các nghiệp vụ phát sinh thu – chi liên quan đến tiền mặt và tiền gửi tại công ty; lập phiếu thu, phiếu chi khi
có phát sinh; mỗi tháng, tổng hợp bảng chấm công, tính lương cho nhân viên và các khoản trích có liên quan theo đúng quy định; đảm bảo tính chính xác của số dư cuối kỳ các tài khoản do mình đảm nhận
Kế toán công nợ: kiểm tra thông tin đơn hàng khi có hợp đồng mới; nhập liệu, hạch toán các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến tài khoản phải thu và phải trả; dựa vào
sổ chi tiết công nợ để theo dõi tình hình thanh toán của khách hàng cũng như của công
ty đối với nhà cung cấp; trực tiếp tham gia vào việc thu hồi nợ, chủ động thanh toán các khoản nợ của công ty cho nhà cung cấp khi đến hạn
Kế toán kho, tài sản cố định: theo dõi tình hình xuất - nhập tồn kho Ghi nhận
và hạch toán khi có phát sinh liên quan đến tài khoản kho; thường xuyên kiểm tra, đối chiếu sổ chi tiết với sổ của thủ kho để đảm bảo tính chính xác số lượng xuất – nhập và
Kế toán Trưởng
Kế toán thuế
Trang 22tồn kho; theo dõi tình hình tăng giảm của tài sản cố định tại công ty; cuối tháng trích khấu hao tài sản cố định theo đúng quy định
Kế toán thuế: kiểm tra, đối chiếu hóa đơn giá trị gia tăng với bảng kê thuế đầu vào, đầu ra; kiểm tra, đối chiếu bảng kê khai hồ sơ xuất nhập khẩu; hằng tháng, lập báo cáo tổng hợp thuế đầu vào, đầu ra tại công ty; theo dõi tình hình ngân sách, nộp thuế đúng quy định; trực tiếp làm việc với cơ quan thuế khi cần thiết
Dệt Thiên Kiều
1.4.1 Cơ sở lập báo cáo tài chính
Chế độ kế toán: Báo cáo tài chính được lập theo các Chuẩn mực Kế toán Việt Nam, Chế độ Kế toán Doanh nghiệp Việt Nam và các quy định pháp lý có liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo tài chính Cho đến thời điểm báo cáo, Công ty áp dụng Chế
độ kế toán căn cứ theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC do Bộ tài chính ban hành vào ngày 22/12/2014
Cơ sở đo lường:
Báo cáo tài chính được lập trên cơ sở dồn tích theo nguyên tắc giá gốc
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập theo phương pháp trực tiếp
Kỳ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 đến 31/12
Đơn vị tiền tệ: Đồng Việt Nam (“VND”)
1.4.2 Chính sách kế toán
Dưới đây là những chính sách kế toán chủ yếu được công ty áp dụng trong việc lập báo cáo tài chính:
Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Theo giá gốc thực tế nhập kho
Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho: Bình quân
Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên
Nguyên tắc ghi nhận tài sản cố định: Theo nguyên giá thực tế phát sinh
Phương pháp khấu hao tài sản cố định: Theo đường thẳng
Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng: Khấu trừ
Trang 23 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) hiện hành được tính dựa vào thu nhập chịu thuế Thu nhập doanh nghiệp Thuế suất là 20%
Bên cạnh đó còn có các chính sách liên quan đến đề tài kế toán tiền gửi ngân hàng như:
“1 Nguyên tắc ghi nhận các khoản tiền và các khoản tương đương tiền:
Nguyên tắc ghi nhận các khoản tương đương tiền: Theo giá thực tế
Phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác ra đồng tiền sử dụng trong kế
toán: Theo tỷ giá thực tế Ngân hàng tại thời điểm phát sinh.” [2, tr.1]
1.4.3 Hình thức kế toán áp dụng tại Công ty TNHH Dệt Thiên Kiều
Công ty TNHH Dệt Thiên Kiều hạch toán ghi sổ theo hình thức Nhật ký chung được mô phỏng theo sơ đồ sau (Xem hình 1.4):
Hình 1.4: Sơ đồ hình thức Nhật ký chung
Nguồn: Tác giả tổng hợp (2020)
Ghi chú:
Ghi hằng ngày Ghi định kỳ Đối chiếu, kiểm tra số liệu
Sổ kế toán:
- Sổ Nhật ký chung
- Sổ Cái
- Sổ chi tiết
Trang 24Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký chung này của Công ty TNHH Dệt Thiên Kiều được mô tả cụ thể như sau:
Định kỳ cuối tháng, cuối quý, cuối năm:
Cuối tháng, cuối quý, kế toán kiểm tra số liệu giữa các sổ, bảng cân đối số phát sinh và báo cáo tài chính xem đã trùng khớp với nhau chưa Nếu số liệu giữa các sổ bị lệch, kế toán phải kiểm tra lại để kịp thời phát hiện và sửa chữa sai sót Cuối năm, khi giữa các sổ đã khớp số liệu, kế toán sẽ xuất các sổ từ phần mềm kế toán để in và lưu trữ tại công ty
Trang 25CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIỀN GỬI NGÂN HÀNG CỦA CÔNG TY
TNHH DỆT THIÊN KIỀU
2.1 Nội dung
Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động tăng, giảm các khoản tiền gửi không kỳ hạn tại Ngân hàng của doanh nghiệp thông qua các nghiệp vụ phát sinh thu như nợ khách hàng bằng chuyển khoản hay chi mua công cụ dụng cụ, văn phòng phẩm, chi trả lương phục vụ cho công tác quản lý và sản xuất của công ty, ngoài
ra còn thực hiện đúng nghĩa vụ với cơ quan Nhà nước như nộp thuế định kỳ hằng quý, năm Ngành nghề chính của Công ty hiện nay là gia công xuất khẩu nên có phát sinh ngoại tệ đối với tài khoản này Căn cứ để hạch toán trên tài khoản 112 “tiền gửi ngân hàng” là giấy báo Nợ, giấy báo Có và bản sao kê của Ngân hàng
Bên Có TK 1122 áp dụng tỷ giá ghi sổ Bình quân gia quyền
2.3 Tài khoản sử dụng
2.3.1 Giới thiệu số hiệu tài khoản
Công ty TNHH Dệt Thiên Kiều sử dụng 112 làm tài khoản tổng hợp cho tài khoản tiền gửi ngân hàng, trong đó có hai tài khoản tiền gửi ngân hàng cấp 2 là tiền Việt Nam
Trang 26và ngoại tệ đồng thời các tài khoản chi tiết này cũng được sử dụng làm tài khoản để hạch toán trong kỳ
Tiền gửi Ngân hàng tiền Việt Nam:
Tài khoản 11211: tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Vietcombank (VCB) – chi nhánh Đông Bình Dương, Phòng Giao dịch Hội Nghĩa
Tài khoản 11212: tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Shinhanbank (SHB) – chi nhánh Bình Dương (VND)
Tiền gửi Ngân hàng ngoại tệ
Tài khoản 1122: tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Shinhanbank – chi nhánh Bình Dương (USD)
Ngoài ra, còn có các tài khoản liên quan chủ yếu đến tiền gửi ngân hàng là:
Tài khoản 1111 Tiền mặt
Tài khoản 1311 Phải thu của khách hàng
Tài khoản 3311 Phải trả cho người bán
Tài khoản 33312 Thuế GTGT hàng nhập khẩu
Tài khoản 3333 Thuế xuất, nhập khẩu
Tài khoản 3341 Phải trả người lao động
Tài khoản 3339 Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác
Tài khoản 515 Doanh thu hoạt động tài chính
2.3.2 Hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Ngoài các tài khoản chi tiết theo mục đích sử dụng của công ty, cách hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều căn cứ vào Thông tư 200/TT-BTC ngày 22/12/2014
Trang 27 Hóa đơn giá trị gia tăng: do kế toán công nợ lập để ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho khách hàng Hóa đơn giá trị gia tăng được lập thành 3 liên, liên 1: lưu tại Phòng Kế toán; liên 2: giao cho khách hàng; liên 3: giao cho Phòng Kinh doanh
Bảng lương: do công ty tự thiết kế phù hợp với yêu cầu quản lý của công ty nhằm xác định mức lương cần phải trả cho mỗi nhân viên và căn cứ để thanh toán và hạch toán tiền lương
Giấy báo Nợ: là chứng từ ngân hàng cung cấp cho doanh nghiệp thể hiện tiền trong tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp giảm đi
Giấy báo Có: là chứng từ ngân hàng cung cấp cho doanh nghiệp thể hiện tiền trong tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp phát sinh tăng
Sao kê tài khoản: là bản thông báo chi tiết các giao dịch phát sinh hằng tháng của chủ tài khoản như: các khoản chi tiêu, thanh toán hàng hóa dịch vụ, ứng tiền mặt,… Sao kê sẽ được ngân hàng gửi hàng tháng cho chủ tài khoản
Về hệ thống các loại sổ trong phạm vi nghiên cứu, các biểu mẫu của sổ đã được công ty sửa đổi phù hợp với nhu cầu quản lý nhưng vẫn đảm bảo được các thông tin đầy
đủ, rõ ràng Sau đây là các loại sổ liên quan đến đề tài nghiên cứu:
Sổ Nhật ký chung
Sổ cái
Sổ chi tiết tiền gửi ngân hàng
2.5 Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại Công ty TNHH Dệt Thiên Kiều
2.5.1 Minh họa tình huống các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Tình huống 1
Định kỳ hằng năm, kế toán thuế hạch toán lệ phí môn bài theo quy định Ngày 02/01/2019, kế toán thuế tiến hành ghi nhận nghiệp vụ phát sinh lệ phí môn bài vào phần mềm SmartPro Cho đến ngày 24/01/2019, kế toán thuế tiến hành nộp lệ phí môn bài năm 2019 với số tiền là 2.000.000 đồng trên trang thuedientu.gdt.gov.vn (Xem phụ lục 01) đồng thời chịu cước phí chuyển khoản là 22.000 đồng Khi nộp lệ phí môn bài qua
Trang 28tiền nhận được Giấy báo Nợ (Xem hình 2.1) kèm theo Sao kê tài khoản (Xem phụ lục 02) từ ngân hàng SHB tài khoản VND, sau đó kế toán hạch toán lên phần mềm kế toán (Xem phụ lục 03)
Hình 2.1: Giấy báo Nợ ngân hàng SHB (VND)
Trang 29Hình 2.2: Bản Sao kê tài khoản ngân hàng VCB
Nguồn: Phòng Kế toán (2020)
Trang 30Hình 2.3: Giấy báo Có ngân hàng SHB (VND)
Nguồn: Phòng Kế toán (2020)
Trang 31 Tình huống 4
Ngày 26/02/2019, kế toán tiền hạch toán phiếu chi rút quỹ tiền mặt (Xem phụ lục 08) cho Nguyễn Thị Hà đến ngân hàng nộp tiền mặt vào tài khoản Ngân hàng SHB (VND) để phục vụ cho việc thanh toán các khoản chi phí trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh Cuối tháng, kế toán tiền nhận được Giấy báo Có (Xem hình 2.4) kèm theo bản sao kê tài khoản từ ngân hàng SHB (Xem phụ lục 09)
Hình 2.4: Giấy báo Có ngân hàng SHB (VND)
Nguồn: Phòng Kế toán (2020)
Trang 32 Tình huống 5
Định kỳ cuối mỗi tháng, kế toán tiền lương tiến hành lập bảng lương cho nhân viên (Xem hình 2.5) Bảng lương này là căn cứ để kế toán hạch toán lương vào phần mềm và cũng là căn cứ để thực hiện thanh toán lương cho nhân viên Ngày 09/03/2019,
kế toán tiền lương thanh toán lương cho Phạm Quốc Tuấn qua tiền gửi ngân hàng SHB (VND), các nhân viên còn lại thanh toán bằng tiền mặt Cuối tháng, kế toán dựa vào Giấy báo Nợ (Xem hình 2.6) nhận được có kèm theo Sao kê tài khoản (Xem phụ lục 10)
để tiến hành hạch toán nghiệp vụ phát sinh vào phần mềm SmartPro
Hình 2.5: Bảng lương nhân viên tháng 3 năm 2019
Nguồn: Phòng Kế toán (2020)
No Code Full name Start
working
Lương CB ( Basic salary)
TG BH (insuran ce)
Xăng xe Fuel Nhà ở Housing chuyên cần Attendance TIỀN TÍNH TĂNG CA
TIỀN LƯƠNG BẢO HIỂM
Insurances Company pay 21.5% BH Công ty đóng
Insurances Employee pay 10.5% BH Người LĐ
13 TK 013 HOÀNG VĂN TOÀN 25-Oct-17 4.480.000 P 200.000 200.000 200.000 5.080.000 4.480.000 963.200 470.400
16 TK 016 PHẠM QUỐC TUẤN 1-Aug-17 9.000.000 P 1.000.000 1.500.000 1.500.000 - 9.000.000 1.935.000 945.000
17 TK 017 TRẦN HOÀNG NHỚ 2-Oct-17 4.630.000 P 200.000 200.000 200.000 5.230.000 4.630.000 995.450 486.150
18 TK 018 NGUYỄN THANH TÂY 4-Oct-17 4.480.000 P 200.000 200.000 200.000 5.080.000 4.480.000 963.200 470.400
19 TK 019 LÊ VĂN KIÊN 25-Oct-17 4.480.000 P 200.000 200.000 200.000 5.080.000 4.480.000 963.200 470.400
20 TK 020 TRẦN VIỆT QUỐC 12-Dec-17 4.480.000 P 200.000 200.000 200.000 5.080.000 4.480.000 963.200 470.400
23 TK 023 PHẠM HOÀNG CƯƠNG 28-May-18 4.630.000 200.000 200.000 200.000 5.230.000 4.630.000
24 TK 024 LÊ TRUNG KIÊN 9-Aug-18 4.480.000 P 200.000 200.000 200.000 5.080.000 4.480.000 963.200 470.400
25 TK 026 LÊ VĂN TỬNG 22-Feb-19 4.250.000 200.000 100.000 200.000 4.750.000 4.250.000
12.818.300 6.260.100
TOTAL TOTAL INSURANCE WILL BE PAY IN NOV 19.078.400
Công ty TNHH DỆT THIÊN KIỀU
Uyên Hưng ,Tân Uyên ,Bình Dương
DANH SÁCH NHÂN VIÊN CÔNG TY TNHH DỆT THIÊN KIỀU - 2019
Trang 33Hình 2.6: Giấy báo Nợ ngân hàng SHB (VND)
Trang 34
Hình 2.7: Giấy báo Nợ ngân hàng SHB (VND)
Nguồn: Phòng Kế toán (2020)
Tình huống 7
Nhằm mục đích thanh toán cho nhà cung cấp, ngày 04/09/2019, Công ty TNHH Dệt Thiên Kiều đã chuyển 7.290,9 USD từ tài khoản tiền gửi ngoại tệ sang tài khoản tiền gửi VND của ngân hàng SHB thông qua ứng dụng Internet Banking (Xem phụ lục 14) với tỷ giá giao dịch của ngân hàng tại thời điểm phát sinh là 23.105 VND/USD Khi nhận được Giấy báo Nợ (Xem hình 2.8) kèm theo bản Sao kê tài khoản (Xem phụ lục 15) để đối chiếu, kế toán tiền tiến hành hạch toán lên phần mềm kế toán SmartPro để ghi nhận nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Trang 35Hình 2.8: Giấy báo Có Ngân hàng SHB (VND)
Nguồn: Phòng Kế toán (2020)
Tình huống 8
Khi nhận được thông báo công cụ dụng cụ trong kho không đủ để xuất dùng cho sản xuất, ngày 16/08/2019, Phòng Kinh doanh tiến hành mua hàng của Công ty TNHH Yuan Da và nhận được Hóa đơn giá trị gia tăng đầu vào số 0000047 (Xem phụ lục 16) kèm hàng hóa Sau khi nhận được hàng, kế toán kho tiến hành hạch toán nhập kho công
cụ dụng cụ (Xem phụ lục 17) Đến ngày 04/09/2019, được sự đồng ý của Giám đốc, kế toán công nợ tiến hành thanh toán tiền hàng bằng tài khoản ngân hàng SHB (VND) với
số tiền đô đã được quy đổi khi chuyển từ tài khoản ngoại tệ sang VND cho Công ty TNHH Yuan Da Đến cuối tháng, khi nhận được Giấy báo Nợ (Xem hình 2.9) và bản Sao kê tài khoản (Xem phụ lục 18) dựa vào chứng từ ngân hàng này, kế toán hạch toán nghiệp vụ phát sinh vào phần mềm
Trang 36Hình 2.9: Giấy báo Nợ ngân hàng SHB (VND)
Nguồn: Phòng Kế toán (2020)
Tình huống 9
Sau khi công ty Thiên Kiều và công ty đối tác Hàn Quốc IS TEXTILE quyết
định thanh lý Hợp đồng gia công dài hạn được ký vào ngày 01/10/2018 ( Xem phụ lục 19) dựa trên Biên bản thanh lý hợp đồng gia công vào ngày 01/08/2019 (Xem phụ lục
20), công ty IS TEXTILE tặng số nguyên liệu còn thừa đã được đối chiếu và thể hiện rõ trong biên bản thanh lý cho công ty Thiên Kiều Sau đó, Thiên Kiều chịu trách nhiệm về
việc lập Thông báo xử lý chuyển tiêu thụ nội địa nguyên vật liệu dư thừa của hợp đồng
gia công (Xem phụ lục 21) gửi cho Chi cục Hải quan Khu Công nghiệp Việt Hương để
hoàn tất thủ tục nhập khẩu và nộp thuế hàng hóa nhập khẩu dựa trên Tờ khai hàng hóa
nhập khẩu (Xem phụ lục 22), Packing List (Xem phụ lục 23), Commercial Invoice (Xem
phụ lục 24) Ngày 19/08/2019, kế toán thuế thực hiện việc nộp thuế hàng nhập khẩu với tổng số tiền thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu là 23.344.230 đồng
Trang 37bằng ngân hàng SHB (VND) Cuối tháng, ngân hàng gửi về giấy báo Nợ (Xem hình 2.10) và hạch toán nghiệp vụ phát sinh vào phần mềm kế toán
Trang 38Hình 2.11: Bản sao kê ngân hàng VCB
Nguồn: Phòng Kế toán (2020)
Trang 39 Tình huống 11
Theo thỏa thuận của hai công ty, trước khi gia công xuất khẩu, Công ty đối tác Hàn Quốc chuyển khoản thanh toán trước tiền hàng gia công cho Công ty TNHH Dệt Thiên Kiều vào ngày 04/11/2019 với số tiền là 43.758,65 USD được quy đổi với tỷ giá giao dịch tại thời điểm phát sinh là 23.110 VND/USD Khi nhận được Sao kê tài khoản (Xem hình 2.12), kế toán công nợ tiến hành hạch toán phát sinh vào phần mềm với giá trị tiền hàng đã được quy đổi theo tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày phát sinh của Ngân hàng SHB (USD) (Xem phụ lục 25)
Hình 2.12: Bản Sao kê tài khoản ngân hàng SHB (USD)
Trang 40 Tình huống 12
Trong năm 2019, tài khoản Tiền gửi ngân hàng của Công ty TNHH Dệt Thiên Kiều có phát sinh liên quan đến ngoại tệ Nhưng cuối kỳ, kế toán không thực hiện đánh giá lại tài khoản tiền gửi có gốc là ngoại tệ
2.5.2 Minh họa trình tự ghi sổ kế toán
Kế toán dựa vào chứng từ gốc dùng làm căn cứ hạch toán, sau khi hạch toán hoàn tất các nghiệp vụ phát sinh, phần mềm kế toán SmartPro tự động xuất ra các sổ sau:
CÔNG TY TNHH DỆT THIÊN KIỀU
25/01/2019 CTNH.006/01 25/01/19 Lãi tiền gửi 10.022.474 10.022.474
Tiền Việt Nam VCB 11211 474 Doanh thu hoạt động tài chính 515 474
09/03/2019 CTNH.002/03 09/03/19 Thanh toán lương t2 Phạm Quốc Tuấn 12.055.000 12.055.000
Phải trả công nhân viên 3341 12.055.000 Tiền Việt Nam SHB 11212 12.055.000
23/05/2019 CTNH.007/05 23/05/19 Thanh toán tiền 38.961.384 38.961.384
Phải trả ngắn hạn người bán: hoạt động SXKD (VNĐ) 33111 38.961.384 Tiền Việt Nam SHB 11212 38.961.384
19/08/2019 CTNH.040/08 19/08/19 Nộp thuế GTGT hàng nhập khẩu 18.078.614 18.078.614
Thuế GTGT hàng nhập khẩu 33312 18.078.614 Tiền Việt Nam SHB 11212 18.078.614 19/08/2019 CTNH.041/08 19/08/19 Nộp thuế NK 5.265.616 5.265.616
Thuế xuất, nhập khẩu 3333 5.265.616 Tiền Việt Nam SHB 11212 5.265.616
04/09/2019 CTNH.006/09 04/09/19 Chuyển tiền từ tài khoản USD sang VNĐ
Shinhanbank 168.456.200 168.456.200 Tiền Việt Nam SHB 11212 168.456.200
Ngoại tệ SHB 1122 168.456.200
Thửa đất số 214, Tờ bản đồ số 59, Đường ĐT 747A, Tổ 5, Khu phố 7, Phường Uyên
Hưng, Thị xã Tân Uyên, Tỉnh Bình Dương, Việt Nam
Ngày Ghi
Số hiệu TK ĐƯ
Mẫu số S38-DN Ban hành theo TT số 200/2014/TT-BTC Ngày 22/12/2014 của bộ trưởng BTC