đề tài mua bán và sáp nhập doanh nghiệp

45 2.2K 7
đề tài mua bán và sáp nhập doanh nghiệp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chương I CƠ SỞ LÝ LUẬN MUA BÁNSÁP NHẬP DOANH NGHIỆP 1.1. Khái niệm chung về mua bán - sáp nhập doanh nghiệp – viết tắt (M&A) 1.1. 1. Khái niệm : - Mua bán (acquisition) sáp nhập (merger) doanh nghiệp (M&A) là một phần tất yếu của bất cứ nền kinh tế lành mạnh nào là một công cụ hiệu quả để tái cơ cấu doanh nghiệp. Quan trọng hơn, đó là cách thức chủ yếu để các doanh nghiệp cơ cấu lại, mở rộng phát triển hoạt động kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh của mình đem lại thu nhập cho chủ sở hữu các nhà đầu tư. Nguyên tắc M &A là tạo ra giá trị cho cổ đông bao trùm lớn hơn tổng giá trị hiện tại của hai Doanh nghiệp khi hai doanh nghiệp tồn tại riêng rẽ. - Ngày nay cụm từ M&A dường như luôn đi song hành với nhau, thế nhưng trên thực tế chúng có những điểm cơ bản khác biệt với nhau: * Sáp nhập : là hình thức kết hợp lại hai công ty có cùng quy mô, thống nhất gộp chung cổ phần. Công ty sáp nhập sẽ chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập để trở thành một công ty mới. * Mua bán : ở đây có nghĩa là hình thức kết hợp mà một công ty mua lại hoặc thôn tính một công ty khác đặt mình vào vị trí chủ sở hữu mới. Tuy nhiên thương vụ này không làm ra đời một pháp nhân mới - Mục đích của M&A: là hoạt động giành quyền kiểm soát doanh nghiệp thông qua việc sở hữu một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp chứ không đơn thuần chỉ là sở hữu một phần góp vốn hay cổ phần của doanh nghiệp như các nhà đầu tư nhỏ, lẻ. Do vậy khi một nhà đầu tư đạt được mức sở hữu phần vốn góp, cổ phần của doanh nghiệp đủ để tham gia, quyết định các vấn đề quan trọng của doanh nghiệp thì đó mới có thể coi là hoạt động M&A. Ngược lại các nhà đầu tư sở hữu phần vốn góp, cổ phần không quyết định các vấn đề quan trọng của doanh nghiệp thì đó chỉ được coi là hoạt động đầu tư thông thường. 1 1.1.2. Các hình thức mua bánsáp nhập doanh nghiệp: Cùng một tiêu chí mua bán sáp nhập doanh nghiệp nhưng M&A được thực hiện đa dạng dưới nhiều hình thức như: - Góp vốn trực tiếp vào doanh nghiệp : thông qua việc góp vốn điều lệ công ty THNN hoặc mua cổ phần phát hành để tăng vốn điều lệ của công ty cổ phần. - Mua lại phần vốn góp hoặc cổ phần đã phát hành của thành viên hoặc cổ đông của công ty : Hình thức này được áp dụng đối với doanh nghiệp tư nhân theo quy định của Luật Doanh nghiệp một số doanh nghiệp nhà nước theo quy định của pháp luật về giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê công ty nhà nước. - Sáp nhập doanh nghiệp: là hình thức kết hợp một hoặc một số công ty cùng loại (công ty bị sáp nhập) vào một công ty khác (công ty nhận sáp nhập) trên cơ sở chuyển toàn bộ tài sản, quyền nghĩa vụ của công ty bị sáp nhập vào công ty nhận sáp nhập. Công ty bị sáp nhập chấm dứt tồn tại, công ty nhận sáp nhập vẫn tồn tại kế thừa toàn bộ tài sản, quyền nghĩa vụ của công ty bị sáp nhập - Hợp nhất doanh nghiệp: là hai hay một số công ty cùng loại (gọi là công ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất thành một công ty mới (gọi là công ty hợp nhất) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ lợi ích hợp pháp sang công ty hợp nhất, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các công ty bị hợp nhất. - Chia, tách doanh nghiệp: là hình thức kiểm soát doanh nghiệp thông qua việc làm giảm quy mô doanh nghiệp. Chủ thể chính của hoạt động chia tách doanh nghiệp là các thành viên hoặc cổ đông hiện tại của công ty. Trong đó, hình thức góp vốn vào doanh nghiệp mua lại phần góp vốn hoặc cổ phần doanh nghiệp là những hoạt động chính phổ biến nhất. Các hình thức M&A khác chỉ là những hình thức được áp dụng với những hoạt động đầu tư đặc thù. 2 Dưới khía cạnh pháp lý: công ty bị mua lại không còn tồn tại, bên mua đã thâu tóm bên bán cổ phiếu của bên mua không bị ảnh hưởng. Quá trình sáp nhập diễn ra khi hai doanh nghiệp (thường có cùng quy mô) hợp nhất lại thành một công ty mới thay vì hoạt động sở hữu riêng lẻ. Cổ phiếu của hai công ty sẽ ngừng giao dịch cổ phiếu của công ty mới sẽ phát hành. Một thương vụ mua bán cũng có thể được gọi là sáp nhập khi cả hai bên quyết định liên kết vì lợi ích chung. Một thương vụ được coi là mua bán hay sáp nhập phụ thuộc vào việc nó có được diễn ra một cách “vui vẻ” giữa hai bên hay bị ép buộc, thâu tóm nhau. Dựa vào cấu trúc của từng doanh nghiệp: phân định sáp nhập ngang hay còn gọi là sáp nhập cùng ngành thường diễn ra với hai công ty cùng cạnh tranh trực tiếp về sản phẩm thị trường; sáp nhập dọc diễn ra với các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng, chẳng hạn giữa một công ty với khách hàng hoặc nhà cung cấp của họ; sáp nhập mở rộng thị trường diễn ra với hai công ty có cùng loại sản phẩm, nhưng phân phối ở những thị trường khác nhau; sáp nhập mở rộng sản phẩm diễn ra với hai công ty bán những sản phẩm khác nhau nhưng liên quan trong cùng một thị trường; sáp nhập kiểu tập đoàn là hai công ty không có cùng lĩnh vực kinh doanh, nhưng muốn đa dạng hóa hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh đa ngành nghề 1.2. Quy trình M&A: * Quy trình M&A hiệu quả cho doanh nghiệp mua/sáp nhập: bao gồm các bước: tiếp cận doanh nghiệp cần mua/sáp nhập, thẩm định pháp lý, định giá doanh nghiệp, đàm phán các điểu khoản, kí kết hợp đồng, thay đổi đăng ký kinh doanh giải quyết các vấn đề "hậu" M&A. . Bước 1 - Tiếp cận doanh nghiệp: Các bên khi bắt đầu thương vụ phải xác định chính xác loại giao dịch M&A. Điều này giúp áp dụng đúng bộ luật điều chỉnh, cơ chế, quy trình tiến hành giao dịch, định hướng việc thiết lập các điều khoản trong hợp đồng M&A; xác định nghĩa vụ thông tin, thông báo đến cơ quan quản lý của các bên. . Bước 2 - Thẩm định pháp lý: Giúp cho bên mua hiểu rõ tư cách pháp lý, các quyền nghĩa vụ pháp lý, chế độ pháp lý đối với các loại tài sản, hợp đồng lao động, hồ sơ đất 3 đai, xây dựng, đầu tư …Điều này là cơ sở xác định tình trạng các rủi ro pháp lý khi đưa ra quyết định mua doanh nghiệp. Công việc này thường do các luật sư tư vấn M&A thực hiện thay mặt cho bên mua . Bước 3 - Định giá doanh nghiệp (thẩm định tài chính): Thẩm định đưa ra kết luận về giá trị thực tế DN (cả hữu hình vô hình) nhằm đưa ra một mức giá công bằng giúp cho hai bên tiến lại gần nhau để đi đến thống nhất. Việc thẩm định này yêu cầu chuyên môn của các công ty kiểm toán hay kiểm toán viên độc lập thực hiện. Các phương pháp thường dùng là Tỷ suất P/E, Tỷ suất Giá trị doanh nghiệp trên Doanh thu (EV/Sales), Chi phí thay thế, Phương pháp chiết khấu dòng tiền (DCF). Trong đó DCF là công cụ quan trọng nhất trong việc định giá. . Bước 4 - Đàm phán: Không có mẫu chung cho tất cả các giao dịch M&A, vì vậy các bên phải quy định đầy đủ các điều khoản cơ bản liên quan đến giao dịch M&A, đưa ra các yêu cầu, lợi ích, sự ràng buộc riêng biệt của doanh nghiệp, các vấn đề “hậu” M&A Nếu không, hợp đồng M&A sẽ dẫn đến những mâu thuẫn nội tại ngay bên trong khi quá trình M&A kết thúc. . Bước 5 - Kí kết hợp đồng: Hợp đồng chuyển nhượng, mua bán này phải được hội đồng thành viên (Công ty TNHH) hoặc hội đồng cổ đông (Công ty Cổ phần) đồng ý bằng văn bản. Các nội dung của hợp đồng bao gồm: giá chuyển nhượng, tổng số nợ chưa thanh toán của doanh nghiệp, bên mua hay bên bán chịu trách nhiệm về các khoản nợ, hợp đồng lao động các hợp đồng khác đã ký chưa thực hiện xong . Bước 6 - Thay đổi đăng ký kinh doanh: Để hoàn tất việc chuyển nhượng này thì cần thiết phải đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh về việc thay đổi. Bên mua có thể thay đổi đăng ký kinh doanh với một số nội dung: Thay đổi thành viên, ngành nghề Việc chuyển nhượng cổ phần, vốn góp này tốt nhất là thể hiện bằng văn bản được công chứng nhà nước xác nhận. 4 . Bước 7- Xử lý sau MA: Xử lý các vấn đề khó khăn sau khi hợp nhất 2 doanh nghiệp, trong lĩnh vực nhân sự, văn hóa doanh nghiệp, hệ thống hoạt động quản lý, trách nhiệm của bên bán bên mua doanh nghiệp. * Tương tự, Quy tr ình MA hiệu quả với doanh nghiệp bán hoặc được sáp nhập diễn ra với các công đoạn: Tìm chiến lược đối tác phù hợp, Viết bản tóm tắt để marketing công ty tổ chức buổi giới thiệu công ty với các đối tác tiềm năng, Lựa chọn đối tác tốt nhất, đàm phán các điều khoản giá cả, Ký hợp đồngvà hoàn tất các hồ sơ. 1.3. Vai trò của M&A: M&A đưa lại lợi ích to lớn cho tất cả các bên tham gia. Nó không chỉ giúp các doanh nghiệp lớn giảm chi phí đầu tư, giúp các doanh nghiệp yếu kém thoát khỏi nguy cơ phá sản mà còn giúp doanh nghiệp mới tạo ra sau M&A có đầy đủ các tiềm lực thuận lợi để phát triển lớn mạnh đạt được lợi thế cạnh tranh trên thương trường. 1.3.1. Đối với các doanh nghiệp: đang làm ăn thua lỗ, bị suy thoái hoặc lợi thế cạnh tranh bị giảm sút, thiếu sự thích nghi đối với môi trường kinh doanh mới thì M&A là lời giải giúp họ tránh thua lỗ triền miên. Ngay cả với các doanh nghiệp đang hoạt động bình thường, M&A cũng là cách thức giúp họ mở rộng quy mô, tăng cơ hội kinh doanh, mở rộng thị trường giành thị phần của đối thủ cạnh tranh. Bởi vì, M&A không chỉ giúp các doanh nghiệp thu hút thêm vốn như thị trường chứng khoán mà còn thiết lập một quan hệ đối tác chiến lược với người mua, tăng thêm giá trị lâu dài bền vững cho doanh nghiệp bằng năng lực quản lý, nhân sự giỏi, các bí quyết công nghệ kết hợp với hệ thống phân phối sẵn có của người mua… 1.3.2. Đối với các nhà đầu tư : M&A là một cách thức hiệu quả để họ bước vào thị trường một cách nhanh chóng mà không cần mất thời gian để tìm kiếm một dự án hay làm các thủ tục hành chính. Bên cạnh đó M&A cũng giúp các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí “bôi trơn” khi thành lập một doanh nghiệp mới, tạo ra một thị trường mới các chi phí phát sinh khác. 5 1.3.3. Đối với các công ty mới thành lập: M&A là cách để các doanh nghiệp bổ sung khiếm khuyết cộng hưởng sức mạnh với nhau, tạo thành sức mạnh gấp nhiều lần. Doanh nghiệp có thể giảm chi phí bằng cách cắt bớt nhân viên thừa, yếu kém, nâng cao năng suất lao động. Hoặc thông qua việc chuyển giao bổ sung công nghệ cho nhau, năng suất lao động của doanh nghiệp sẽ được tăng lên. Với quy mô lớn, doanh nghiệp mới cũng sẽ có một vị thế thuận lợi khi đàm phán với đối tác, mở rộng các kênh marketing, hệ thống phân phối cũng như tăng vị thế trong mắt cộng đồng…M&A trong thị trường bất động sản giúp việc đầu tư phát triển bền vững, tăng khả năng tài chính, tăng tính chuyên nghiệp, chia sẻ rủi ro, nâng cao năng lực cạnh tranh; M&A trong lĩnh vực tài chính ngân hàng giúp nâng cao năng lực quản trị, điều hành, khiến việc quản trị ở các ngân hàng tập trung dễ quản lý hơn… 1.4. Giới thiệu một số dịch vụ của M&A: - Tư vấn về chính sách của Việt Nam liên quan đến Mua bán Sáp nhập công ty, bao gồm cả việc mua bán sáp nhập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt nam hoặc bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài; - Tư vấn về giao dịch, phân tích pháp lý về các điều kiện theo quy định đánh giá khả năng giao dịch được cơ quan thẩm quyền Việt Nam phê duyệt; - Tư vấn về chiến lược giải pháp phù hợp để thực hiện thành công giao dịch; - Thực hiện việc tư vấn đánh giá rủi ro, tiềm năng của các công ty; - Đại diện khách hàng tham gia đàm phán mua bán, sáp nhập công ty; - Thiết lập các văn bản, tài liệu tạo hành lang an toàn pháp lý trong thương vụ mua bán, sáp nhập doanh nghiệp; - Thực hiện đăng ký việc mua bán, sáp nhập với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 1.5. Phân tích SWOT khi tiến hành hoạt động M&A: 1.5.1. Điểm mạnh: (Strengths) - Giải pháp huy động vốn tích cực cho các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp đang trong tình trạng mất cân đối trong hoạt động kinh doanh của mình. 6 - Việc kết hợp các doanh nghiệp sẽ tạo nên sức mạnh với sự giao thoa công nghệ, cơ chế điều hành, năng suất lao động được tăng lên, đặc biệt quy mô sẽ được mở rộng tạo một vị thế cạnh tranh cho doanh nghiệp khi gia nhập thương trường quốc tế. - Khi gia nhập hoạt động M&A thì xuất hiện một đội ngũ nhân sự hùng hậu với các kỷ năng chuyên môn hóa cao, nghiệp vụ tốt - đây là một yếu tố quan trọng nhất trong bất kỳ một tổ chức nào - Tiết kiệm chi phí đáng kể trong cơ chế quản lý - nhất là những khoản phát sinh đối với một doanh nghiệp mới ra đời. - Ngoài những giá trị hữu hình mà doanh nghiệp đạt được khi hoạt động M&A được triển khai thì các giá trị vô hình theo đó mà nhân lên như chiến lược, tầm nhìn, đội ngũ nhân sự, thương hiệu, sản phẩm độc quyền, tình trạng niêm yết trên thị trường chứng khoán, quan trọng nhất những khách hàng tiềm năng các đối tác cũ… 1.5.2. Điểm yếu : (Weaknesses) - Hệ thống pháp luật về M&A chưa rõ ràng hoàn chỉnh: Quy định của pháp luật về hoạt động M&A chưa chi tiết toàn diện, đặc biệt là sự chồng chéo, xung đột giữa các quy định quản lý, hệ thống luật lệ về M&A. Điều này làm cho chủ thể tham gia hoạt động M&A gặp khó khăn trong việc thực hiện cơ quan quản lý Nhà nước khó kiểm soát hoạt động M&A. Hệ thống luật thông tin bất cân xứng trên thị trường Việt Nam cũng đang khiến cho vấn đề định giá doanh nghiệp trong những thương vụ mua bán, sáp nhập gặp nhiều khó khăn, nên tỷ lệ thành công của hoạt động M&A là thấp. - Doanh nghiệp còn thiếu kiến thức về M&A: Nhiều công ty không có những hiểu biết bản về nghiệp vụ M&A, kiến thức về M&A của họ còn quá sơ sài. Một số công ty còn chưa biết gì nhiều về các quỹ đầu tư, chưa hiểu các thể thức đầu tư, cách tính toán chiến lược dài hạn… Chính vì thiếu kiến thức nên họ gặp phải không ít những bất lợi khi thực hiện M&A. - Hoạt động của bên trung gian còn kém hiệu quả: Hầu hết hoạt động M&A đòi hỏi phải có sự tham gia của các nhà tư vấn, môi giới, luật sư, ngân hàng…Tuy nhiên, do có những hạn chế về hệ thống luật, tính chuyên nghiệp, cơ sở dữ liệu thông tin nên các đơn vị này 7 chưa thể trở thành trung gian thiết lập một “thị trường” để các bên mua - bán gặp nhau. Do các công ty tư vấn M&A của Việt Nam còn thiếu yếu nên tỷ lệ thành công giao dịch mua bán doanh nghiệp còn thấp. 1.5.3. Cơ hội : (Opportunities) - Sự tăng trưởng quá nóng của nền kinh tế tạo nên sự cạnh tranh xuống đáy, nhiều doanh nghiệp đứng trước nguy cơ phá sản. Do vậy, các doanh nghiệp nhỏ đang có ý định “bán mình” hoặc có xu hướng liên kết với nhau để cùng tồn tại phát triển. Đây là cơ hội thuận lợi cho các doanh nghiệp mạnh có đủ năng lực tài chính để mua lại các doanh nghiệp nhỏ. - Việt Nam gia nhập WTO, những chính sách mở cửa những ưu đãi về thuế của chính phủ khiến cho nhiều nhà đầu tư nước ngoài đánh giá cao cơ hội đầu tư ở Việt Nam. Các nhà đầu tư nước ngoài thường có xu hướng lựa chọn M&A như là bước đầu tiên để tiếp cận thị trường ở Việt Nam. - Sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường khiến nhiều doanh nghiệp phải mở rộng quy mô để cạnh tranh. Vì vậy, các doanh nghiệp lựa chọn hình thức mua bán sáp nhập như là cách để kêu gọi vốn, các tiềm lực để tăng năng lực cạnh tranh của mình trên thương trường. - Với những nhà đầu tư lớn những chiến lược đầu tư dài hạn thì có thể xem là cơ hội tốt để họ thu mua, đầu tư vào những doanh nghiệp có tiềm năng với giá trị mua thấp. Các tập đoàn lớn các công ty độc quyền sẽ xuất hiện ngày càng nhiều có khả năng chi phối nhiều hoạt động của nền kinh tế. - Cơ hội tốt cho doanh nghiệp trong việc tái cơ cấu cơ chế quản lý, cải cách hệ thống điều hành nâng cao công nghệ kỹ thuật hiện đại, tiếp thu tinh hoa cơ chế mới. Đặc biệt đối với Việt Nam trong thời kỳ chuyển đổi nền kinh tế từ thời kinh tế tập trung sang cơ chế thị trường cố phẩn hóa doanh nghiệp đạt hiệu quả cao trong công tác quản lý. 1.5.4. Thách thức: (Threats) 8 - Mất tính “tự chủ” trong quản lý tổ chức do M&A bán phần lớn hoặc toàn bộ doanh nghiệp. Nguy cơ xuất hiện những doanh nghiệp có khả năng “thâu tóm” thị trường sẽ tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh. - Việc định giá doanh nghiệp sao cho hợp lý cân đối chính là thách thức lớn trước khi hoạt động M&A được phổ biến - Rủi ro, nguy cơ tiềm tàng như các khoản nợ tiềm tàng, các vụ kiện, nghĩa vụ pháp Mlý… cũng là vấn đề cần phải được cân nhắc đánh giá một cách cẩn trọng. - Việc hai hệ thống quản trị, hai văn hóa của hai công ty độc lập chưa tương thích với nhau, khi tiến hành M&A thì tầm nhìn về kinh doanh và chiến lược cũng có nhiều điểm khác biệt. - Ngoài những kỳ vọng trong hội nhập thì việc kết hợp có thế không tạo sự phát triển mà có khi đi đến kết quả không như mong đợi yếu hơn. Việc đưa những sản phẩm chưa có thương hiệu ra thị trường cũng là thách thức lớn cho doanh nghiệp mới khi sáp nhập. - Việc tiếp cận hệ thống pháp luật Việt Nam trong lỉnh vực M&A đặc biệt là thủ tục hành chính rườm rà, nhiêu khê chưa hoàn thiện là rào cản lớn cho hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp ngoài nước - Trong quy định về việc thanh toán giá cổ phần của luật đầu tư Việt Nam còn nhiều bất cập gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc hợp thức quyền sở hữu khi tiến hành M&A. 1. 6. Một số giải pháp mang tính chiến lược khi triển khai M&A: - Sự thảo luận kỹ nhất trí trước khi tiến hành ký kết hợp đồng sẽ không ảnh hưởng đến sự tự chủ giữa hai bên - Phải có một tầm nhìn, niềm tin và giải pháp kinh doanh tốt trên hết là sự chuẩn bị tâm lý để đón đầu làn sóng thì mới hy vọng thành công. 9 - Thường xuyên đưa ra các chiến lược thích ứng kịp thời để ứng phó với những phát sinh trong quá trình hội nhập. Trong đó cần chú trọng đến văn hóa tổ chức – một sự khác biệt lớn nhất mà ta cần phải dung hòa để đưa đến sự hòa hợp về giá trị góp phần cho sự phát triển bền vững - Phải xác định rõ mục tiêu của mình thông qua giao dịch M&A là gì những hệ quả liên quan vì điều đó sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển ngắn hạn dài hạn - Doanh nghiệp nào cũng mong muốn thông qua M&A là lợi ích cộng hưởng, phải làm rõ lợi ích cộng hưởng mà mình mong đợi là gì đối tác có phù hợp hay không. . Những yếu tố khác như giá bán mong đợi, những thay đổi về quyền lợi, quyền kiểm soát điều hành doanh nghiệp sau khi thực hiện M&A cũng cần được quan tâm làm rõ. Từ đó, xây dựng các tiêu chí, tiêu chuẩn để làm cơ sở chọn lựa đối tác tiềm năng. Điều này giúp việc đánh giá khách quan dễ thuyết phục đối với các cổ đông. - Bên cạnh đó, doanh nghiệp bên bán cần phải đầu tư để xây dựng chiến lược kinh doanh kế hoạch kinh doanh một cách chuyên nghiệp như một cách tiếp thị hình ảnh của mình đối với bên mua. Những vấn đề nội bộ cần được giải quyết triệt để, để không gây ra trở ngại về sau. Các báo cáo tài chính những hồ sơ, tài liệu có liên quan phải được chuẩn hóa hoàn chỉnh để chuẩn bị cho quá trình tiếp xúc giao dịch diễn ra thuận lợi. - Phải chuẩn bị nguồn lực cho việc sáp nhập, bao gồm nguồn lực về tài chính cũng như phi tài chính, bao gồm mô hình kinh doanh, cơ cấu tổ chức, quy trình hoạt động… Trong đó đặc biệt là nguồn nhân lực cho giai đoạn hậu sáp nhập - Hai khái niệm “đầu tư” “đầu cơ” cần được phân định rỏ ràng bởi lẻ các doanh nghiệp Việt Nam thường mắc phải là hễ rẻ là mua, được giá là bán mà chưa vạch rỏ các chiến lược phát triển trong tương lai. Trong khi đó ở các thị trường phát triển, nhà đầu tư thường phải mất nhiều năm vạch ra tiêu chí rõ ràng, hiểu rõ lợi nhuận - rủi ro khi tiến hành các thương vụ đầu tư. 10 [...]... nước ngoài Việc mua bán của họ thường mang tính thôn tính đối thủ hoặc mở rộng cạnh tranh Nhưng lịch sử thị trường M&A ở Việt Nam cũng đã chứng kiến thủ thuật dìm chết doanh nghiệp bằng cách mua lại, cụ thể là thương hiệu kem đánh răng Dạ Lan đã bị nước ngoài mua lại để “chết” một cách lặng lẽ 2.3 Hiệu quả mặt trái của tiến trình M&A Bản chất của những thương vụ mua bán sáp nhập (M&A), là chiến... cùng với môi trường pháp lý trong lĩnh vực mua bán, sáp nhập đang dần được hoàn thiện Cùng với sự góp mặt của hàng loạt quỹ đầu tư trong ngoài nước, thị trường M&A nước ta nóng dần lên Hoạt động mua bán sát nhập tại Việt Nam khởi động từ năm 2000 gia tăng nhanh chóng về số lượng giá trị thương vụ Các giao dịch M&A năm sau đ ã gấp 5-6 lần năm trước tổng giá trị gấp 2-3 lần về số lượng Năm... M&A là cách thức hiệu quả tiết kiệm thời gian trong việc bắt đầu một dự án Tuy nhiên, việc mua bán sát nhập ở Việt Nam còn gặp khó khăn do các doanh nghiệp trong nước vẫn chưa có nhiều thông tin, hiểu biết về các điều kiện, thủ tục sáp nhập, mua lại doanh nghiệp, khung pháp lý còn hạn chế, nhất là việc định giá tài sản, xác định nghĩa vụ thuế, chính sách đối với người lao động, khách hàng… Kết quả... trong môi trường sạch xanh với công suất thiết kế 7.300.000 tấn xi măng/năm với 2 Nhà máy 4 Trạm nghiền 3.1.1.1.2 Ngành nghề kinh doanh Sản xuất kinh doanh xi măng các sản phẩm từ xi măng - Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, các sản phẩm phục vụ xây dựng công nghiệp - Kinh doanh xuất, nhập khẩu xi măng nguyên vật liệu, vật tư thiết bị phục vụ sản xuất xi măng các loại vật liệu... hướng gia tăng các giao dịch M&A trong năm nay 2.2 Tình hình thực tiễn một số M&A tiêu biểu ở Việt Nam: Mua bán sáp nhập doanh nghiệp (M&A) là xu thế tất yếu của một nền kinh tế phát triển Việt Nam được xem như là một nền kinh tế hội tụ được các yếu tố hấp dẫn đối với thị trường mua bán, sáp nhập, như: tốc độ tăng trưởng nhanh, ổn định, nhu cầu nội tại của thị trường, vị thế trong các tổ chức quốc... đến các vấn đề như pháp lý, tài chính, quản trị khi đánh giá đối tác trong M&A không chính xác Một trong những nguyên tắc của M&A là thuận mua vừa bán Tuy nhiên, trên thị trường vẫn có những doanh nghiệp khi rao bán đã đưa ra mức giá “trên trời”, nguy cơ lớn nhất được cảnh báo từ thị trường M&A ở Việt Nam là việc mua nhầm “hàng giả” 16 Vì vậy, yêu cầu đặt ra cho các doanh nghiệp là phải tự trang bị... có tiềm lực thuận lợi để phát triển lớn mạnh, với lợi thế cạnh tranh cao hơn Cụ thể, doanh nghiệp thua lỗ sức cạnh tranh yếu, sau hoạt động M&A sẽ khiến họ tránh thua lỗ, phá sản nâng cao sức cạnh tranh; 15 doanh nghiệp đang hoạt động bình thường, sau hoạt động M&A sẽ giúp mở rộng quy mô, chiếm lĩnh thị trường của đối thủ cạnh tranh, mở rộng thị trường tăng cơ hội kinh doanh; bên cạnh... Đà Nẵng, Vinpearl Hội An Vincharm Đặc biệt trong quý 4/2011, thị trường tiếp tục chứng kiến một thương vụ M&A lớn nhất giữa hai doanh nghiệp Việt Nam là Công ty Cổ phần Vincom Công ty Cổ phần Vinpearl Đây là thương vụ sáp nhập theo chiều ngang điển hình (horizontal merger) giữa hai doanh nghiệp Việt Nam nhằm mở rộng quy mô, đa dạng hóa ngành nghề, giúp đạt tới một vị thế quy mô mới trên thị... thời đề xuất nên lùi việc sáp nhập một thời gian Không thông qua phương án sáp nhập, cổ phiếu HT2 giảm giá ngay sau đó, song, đã tăng trần trở lại ở phiên cuối tuần Ảnh minh họa: B.H Theo lý giải của các cổ đông, kết quả kinh doanh hiện tại của Hà Tiên 2 đang tốt hơn Hà Tiên 1, việc sáp nhập cho thấy cái mất của cổ đông Hà Tiên 2 là rất lớn, trong khi thương hiệu xi 28 măng Hà Tiên 2 đang khá vững vàng... cho rằng, sáp nhập chỉ mang lại lợi ích hiện tại cho cổ đông Hà Tiên 1, rủi ro cho cổ đông Hà Tiên 2 Đúng theo nhận định của các cổ đông Hà Tiên 2 thì đợt sáp nhập này Hà Tiên 1 là công ty được lợi hơn khi mà sự sáp nhập sẽ đem lại cho Hà Tiên 1 báo cáo tài chính lành mạnh hơn, dòng tiền tốt hơn Hiện Hà Tiên 1 đang đứng trước nguy cơ gặp khó khăn trong năm 2010 khi Nhà máy Bình Phước đi vào hoạt

Ngày đăng: 09/01/2014, 12:19

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 3.1.1.2 Công ty Cổ phần Xi măng Hà tiên 2

  • 3.1.2.2 Lợi thế của Hà Tiên 2

  • - Hà Tiên 2 chi phối 30% thị phần ở đồng bằng sông Cửu Long, Công ty cũng có mạng lưới phân phối bao phủ rộng khắp thị trường Đồng bằng sông Cửu Long.

  • - Cơ sở sản xuất nằm gần nơi tiêu thụ, nên không khó để duy trì thị phần hiện có, nhất là ở thị trường miền Nam.

  • 3.1.3. Những khó khăn của Hà Tiên 1 và Hà Tiên 2

  • 3.1.3.1. Những khó khăn của Hà Tiên 1

  • 3.1.3.2. Những khó khăn của Hà Tiên 2

  • - Hà Tiên 2 được Vicem giao nhiệm vụ cung cấp xi măng cho thị trường đồng bằng song Cửu Long, đây là địa bàn Hà Tiên 1 không được xen vào. Năng lực sản xuất của Hà Tiên 2 chỉ có 1,5 triệu tấn, trong khi nhu cầu thị trường khu vực này tới 7 triệu tấn/năm, nên việc phát triển thị phần bị hạn chế.

  • Tóm lại:

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan