- Thị trường tiêu thụ chính của Hà Tiên 1 là Nam bộ (bao gồm ĐBSCL), Tây Nguyên và
3. 2.2 Đại hội cổ đông bất thường tại công ty xi măng Hà Tiên I I: 2 2.1 Đại hội cổ đông bất thường lần đầu
3.2.2.2. Đại hội cổ đông bất thường lần hai:
Đến ngày 21 tháng 12 năm 2009 công ty Hà Tiên 2 đã đại hội cổ đông bất thường lần 2 đã đồng ý thông qua phương án sáp nhập công ty vào Công ty cổ phần xi măng Hà Tiên 1.
Trong đại hội vẫn còn nhiều cổ đông cá nhân của Hà Tiên 2 đã lên tiếng phản đối việc sáp nhập này vì cho rằng điều này sẽ gây thiệt hại cho nhà đầu tư lẫn cho hoạt động của chính công ty trong thời gian tới. Tuy nhiên, với sự đồng ý của 77,3% số cổ phần có quyền biểu quyết tham dự đại hội (cao hơn tỷ lệ pháp luật quy định là 75%), việc sáp nhập đã được đại hội thông qua. Theo phương án đã được thông qua, Hà Tiên 2 sẽ sáp nhập vào Hà Tiên 1 bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của Hà Tiên 2 sang Hà Tiên 1. Hà Tiên 1 sẽ phát hành thêm một lượng cổ phiếu để đổi lấy 100% số lượng cổ phiếu đang lưu hành của Hà Tiên 2 và tỷ lệ chuyển đổi sẽ là 1:1. Tuy nhiên, trước khi chuyển đổi, để đảm bảo lợi ích của cổ đông, Hà Tiên 2 sẽ chia cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông với mức tối thiểu là 1.000 đồng/cổ phần, tức 10%. Theo Công ty chứng khoán Bản Việt - đơn vị thực hiện tư vấn cho việc sáp nhập giữa hai công ty trên, cổ đông của Hà Tiên 2 sẽ nhận được thặng dư, tức mức chênh lệch mà Hà Tiên 1 phải trả cao hơn so với giá trị định giá của Hà Tiên 2, từ việc sáp nhập này là xấp xỉ 17% trở lên theo phương án tỷ lệ chuyển đổi 1:1 và được nhận thêm cổ tức tối thiểu là 1.000 đồng/cổ phiếu. Theo chủ tịch HĐQT của Hà Tiên 2, thực chất là việc hợp nhất hai công ty có cùng công ty mẹ là Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam (ViCem) để có thể tận dụng thế mạnh của nhau nhằm cạnh tranh với các công ty khác trên thị trường. Nhưng do quy trình hợp nhất hai công ty sẽ mất rất nhiều thời gian nên tổng công ty đã chọn phương án là sáp nhập Hà Tiên 2 vào Hà Tiên 1 để rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục. Chủ trương hợp nhất này cũng đã được thông qua trong đại hội cổ đông thường niên đầu năm 2009 của cả hai công ty. Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam không tham gia biểu quyết thông qua việc sáp nhập. Tuy nhiên, để có thể thực hiện sáp nhập, cổ đông của Công ty cổ phần Xi măng Hà Tiên 1 phải thông qua phương án và tỷ lệ chuyển đổi như trên trong đại hội cổ đông bất thường của công ty này họp ngày 29-12. Công ty xi măng Hà Tiên 1 có vốn điều lệ là 1.100 tỉ đồng và Hà Tiên 2 có vốn điều lệ là 880 tỉ đồng, trong đó cổ đông nhà nước là ViCem nắm giữ lần lượt 66% và 69% trong hai công ty. Cả hai đều đang niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán TPHCM với mã chứng khoán là HT1 và HT2. Kết thúc phiên giao dịch ngày 21-12, cổ phiếu HT2 tăng lên mức giá trần là 14.400 đồng/cổ phần và HT1 tăng 400 đồng lên mức 16.000 đồng.