1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài thu hoạch môn Triết học Mác-Lênin: Cơ sở lý luận và thực tiễn của chủ trương phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay

16 203 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 356,17 KB

Nội dung

Bài thu hoạch môn Triết học Mác-Lênin: Cơ sở lý luận và thực tiễn của chủ trương phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay gồm các nội dung chính như sau: Khái niệm về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam; Cơ sở lý luận và thực tiễn của chủ trương phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam; Thực trạng vấn đề chủ trương phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam và tại địa phương;...

Trang 1

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC II

BÀI THU HOẠCH LỚP CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

HỆ TẬP TRUNG

LỚP: A145 - K72

TÊN MÔN HỌC:

TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN

TÊN BÀI THU HOẠCH:

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CHỦ TRƯƠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG

XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

ĐIỂM TRUNG BÌNH CHUNG

TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2021

Trang 2

MỤC LỤC

Trang

Phần I: MỞ ĐẦU 1

Phần II: NỘI DUNG 2

1 Khái niệm về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 2 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn của chủ trương phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 2

2.1 Về mục tiêu của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 3

2.2 Đặc trưng về sở hữu 3

2.3 Đặc trưng về cơ cấu kinh tế 3

2.4 Đặc trưng về phân phối 3

2.5 Về cơ chế vận hành của nền kinh tế 3

2.6 Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 4

2.7 Về phương tiện, công cụ, động lực của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 4

3 Thực trạng vấn đề chủ trương phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam và tại địa phương 5

3.1 Tại Việt Nam 5

3.2 Tại đại phương đang công tác (Thành phố Châu Đốc – Tỉnh An Giang) 6

4 Giải pháp thực tiễn của chủ trương phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam và địa phương công tác 7

4.1 Giải pháp thực tiễn tại Việt Nam 7

4.2 Giải pháp thực tiễn tại đại phương (Thành Phố Châu Đốc - Tỉnh An Giang) 10

Phần III: KẾT LUẬN 12

Trang 3

Phần I: MỞ ĐẦU

Tại Đại hội đại biểu lần thứ IX (năm 2001), Đảng ta chính thức đưa ra khái

niệm kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, coi đó là mô hình tổng quát, là

đường lối chiến lược nhất quán của Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Đến nay, đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam được xác định ngày càng sâu sắc(1)

Đến Đại hội Đảng lần thứ XII, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng được hoàn thiện và được chứng minh tính đúng đắn trên thực tế khi đã giúp đất nước ta thoát khỏi thời kỳ khó khăn về kinh tế, đạt tốc độ tăng trưởng có lúc thuộc nhóm cao nhất thế giới Từ nước nghèo, thu nhập thấp, Việt Nam đã gia nhập nhóm nước có thu nhập trung bình, hội nhập ngày càng sâu rộng hơn với kinh tế thế giới(2)

Giải quyết vấn đề lý luận và thực tiễn trong tình hình dịch bệnh hiện nay được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm Qua đó, xây dựng cơ sở pháp lý để chứng minh tính đúng đắn, phù hợp của việc vận dụng sáng tạo nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta Đây là nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế, vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế Coi thị trường là một cơ chế để quản lý và đến nay nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được xem là mô hình kinh tế tổng quát của đất nước

Trang 4

Phần II: NỘI DUNG

1 Khái niệm về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam là nền kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, đồng thời bảo đảm định hướng XHCN phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước Đó là nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế; có sự quản lý của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh (13)

2 Cơ sở lý luận và thực tiễn của chủ trương phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là sự đột phá trong tư duy và thực tiễn lãnh đạo sự nghiệp đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam Đây là vấn đề lý luận và thực tiễn mới mẻ và hết sức phức tạp, gắn bó giữa việc nhận thức quy luật khách quan với phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam; là kết quả một quá trình tìm tòi, thể nghiệm lâu dài, từ chưa đầy đủ đến ngày càng đầy đủ,

từ chưa sâu sắc đến ngày càng sâu sắc hơn (5)

Hơn 35 năm đổi mới, đất nước đã trãi qua những thuận lợi, thời cơ, vượt qua khó khăn, thách thức, nhất là sự tác động nặng nề của khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu do đại dịch Covid-19 gây ra cho thế giới và nước ta vào thời điểm cuối nhiệm kỳ Đại hội XII đến nay, gần một năm sau Đại hội XIII; với sự phấn đấu, nỗ lực của cả hệ thống chính trị và toàn dân, nền kinh tế đã đạt được nhiều thành tựu rất quan trọng, khá toàn diện, tạo nhiều dấu ấn nổi bật nói như đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú

Trọng: “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày nay” Đại hội lần thứ XIII, Đảng ta khẳng định: “Nền kinh tế thị trường định hướng xã

hội chủ nghĩa tiếp tục phát triển; kinh tế vĩ mô ổn định, vững chắc hơn, các cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản được bảo đảm, tốc độ tăng trưởng duy trì ở mức khá cao; quy mô

và tiềm lực nền kinh tế tăng lên, chất lượng tăng trưởng được cải thiện(12)”

Trang 5

2.1 Về mục tiêu của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Phát triển lực lượng sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội, thực hiện dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh “Mục đích của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là phát triển lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế

để xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, nâng cao đời sống nhân dân”(2)

2.2 Đặc trưng về sở hữu

Trước đổi mới, nền kinh tế nước ta chỉ có một chế độ sở hữu về tư liệu sản xuất

là chế độ công hữu (gồm sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể) Từ khi tiến hành đổi mới đất nước, Đảng Cộng sản Việt Nam thừa nhận trên thực tế có nhiều hình thức sở hữu về

tư liệu sản xuất, bao gồm cả công hữu và tư hữu (5)

2.3 Đặc trưng về cơ cấu kinh tế

Là nền kinh tế có nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, các thành phần kinh tế khác là bộ phận hợp thành của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh

tế (5)

2.4 Đặc trưng về phân phối

Thực hiện phân phối theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, mức đóng góp vốn

và các nguồn lực khác vào sản xuất, dựa trên các nguyên tắc của cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, từ chỗ coi Nhà nước là chủ thể quyết định phân phối chuyển dần sang xác định thị trường quyết định phân phối lần đầu và Nhà nước thực hiện phân phối lại (5)

2.5 Về cơ chế vận hành của nền kinh tế

Kết hợp giữa cơ chế thị trường với vai trò quản lý, điều hành của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bảo đảm các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội Tại Hội nghị Trung ương 6 khóa X, tháng 3-2008, Đảng ta khẳng định, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là nền kinh tế vừa tuân theo quy luật của thị trường,

Trang 6

vừa chịu sự chi phối bởi các quy luật kinh tế của chủ nghĩa xã hội và các yếu tố bảo đảm tính định hướng xã hội chủ nghĩa Đây cũng là nền kinh tế có tổ chức, có kế hoạch, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và sự quản lý của Nhà nước xã hội chủ nghĩa Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vừa phát huy những ưu thế của kinh tế thị trường và kinh tế kế hoạch, vừa loại bỏ những khuyết tật của hai nền kinh tế

đó, nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh(5)

2.6 Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của nhân dân trong phát triển kinh tế -

xã hội Nhà nước quản lý bằng chính sách, pháp luật, chiến lược, quy hoạch; sử dụng cơ chế thị trường để giải phóng sức sản xuất Nhà nước ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nhằm định hướng và tạo môi trường pháp lý cho sự phát triển các thành phần kinh tế và các chủ thể kinh tế Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, không phải thị trường điều tiết hoàn toàn mà còn có sự điều chỉnh, quản lý của Nhà nước

để đạt các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ, gắn phát triển kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, khắc phục những bất cập, khuyết tật của cơ chế thị trường (5)

2.7 Về phương tiện, công cụ, động lực của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Đó là nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá Kinh tế thị trường được Đảng, Nhà nước sử dụng như một công cụ, phương tiện, một động lực để xây dựng chủ nghĩa xã hội Cơ chế vận hành của kinh tế thị trường là một cơ chế mở, bị điều tiết bởi các quy luật kinh tế cơ bản: giá trị, cạnh tranh, cung cầu nên kinh tế thị trường tạo ra khả năng kết nối hình thành chuỗi giá trị cho nền sản xuất toàn cầu

Có thể nói, trải qua 35 năm đổi mới, mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam ngày càng hoàn thiện, trở thành đóng góp lý luận cơ bản và sâu sắc của Đảng Cộng sản Việt Nam Tại Đại hội XIII, Đảng ta nhận định: “Nhận thức

Trang 7

về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng đầy đủ hơn Hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách tiếp tục được hoàn thiện phù hợp với yêu cầu xây dựng nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế Các yếu tố thị trường và các loại thị trường từng bước phát triển đồng bộ, gắn với thị trường khu vực và thế giới”(2) “Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đang dần được hoàn thiện theo hướng hiện đại, đồng bộ và hội nhập”(3) Đường lối đổi mới kinh tế phù hợp với yêu cầu khách quan đã giải phóng mạnh mẽ sức sản xuất xã hội, thúc đẩy nền kinh tế của nước ta tăng trưởng vượt bậc, đời sống của nhân dân được cải thiện rõ rệt Nhờ vậy, sau 35 năm đổi

mới, chúng ta đã giành được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, đất nước thoát

khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, trở thành nước có thu nhập trung bình; hội nhập mạnh

mẽ vào kinh tế khu vực và thế giới, tạo thế và lực mới cho nền kinh tế

3 Thực trạng vấn đề chủ trương phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam và tại địa phương

3.1 Tại Việt Nam

Việt Nam từ một trong những nước nghèo nhất trên thế giới trở thành quốc gia thu nhập trung bình thấp Nếu như trong giai đoạn đầu đổi mới (1986 - 1990), mức tăng trưởng GDP bình quân hằng năm chỉ đạt 4,4%(11), thì giai đoạn 1991 - 1995, tăng trưởng GDP bình quân đã đạt 8,2%/năm(11) Các giai đoạn sau đó đều có mức tăng trưởng khá cao, riêng giai đoạn 2016 - 2019 đạt mức bình quân 6,8(9) Liên tiếp trong 4 năm, từ năm

2016 - 2019, Việt Nam đứng trong top 10 nước tăng trưởng cao nhất thế giới, là một trong 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất(9) Đặc biệt, trong năm 2020, trong khi phần lớn các nước có mức tăng trưởng âm hoặc đi vào trạng thái suy thoái do tác động của đại dịch COVID-19, kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng 2,91%, góp phần làm cho GDP trong

5 năm (2016 - 2020) tăng trung bình 5,9%/năm, thuộc nhóm nước có tốc độ tăng trưởng cao nhất khu vực và thế giới Quy mô nền kinh tế được nâng lên, nếu như năm 1989 mới đạt 6,3 tỷ USD thì đến năm 2020 đã đạt khoảng 343 tỷ USD(10) Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu của Việt Nam năm 2020 được xếp thứ 42/131 nước, đứng đầu nhóm 29 quốc

Trang 8

gia có cùng mức thu nhập(10) Xếp hạng về phát triển bền vững của Việt Nam đã tăng từ thứ 88 năm 2016 lên thứ 49 năm 2020(10), cao hơn nhiều so với các nước có cùng trình

độ phát triển kinh tế

Tuy vậy, trong quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém Cụ thể là (5):

Thứ nhất, quá trình đổi mới nhận thức về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

diễn ra chậm, nhất là nhận thức về bản chất và nguyên tắc vận hành của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nên đã tạo ra sự thiếu đồng bộ, thiếu nhất quán và những bất cập trong quá trình hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường; do vậy, chưa huy động được tối đa tiềm lực để phát triển kinh tế Mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội chưa được xử lý phù hợp, rõ ràng, minh bạch

Thứ hai, tăng trưởng kinh tế còn chậm, chưa bền vững, vẫn ở dưới mức tiềm năng, lực

lượng sản xuất chưa được giải phóng triệt để, năng suất lao động thấp, khả năng cạnh tranh quốc tế chưa cao

Thứ ba, việc phân bổ các nguồn lực cho phát triển còn dàn trải, lãng phí, chưa công bằng,

chưa đem lại hiệu quả cao; vấn đề phân hóa giàu nghèo, bất bình đẳng xã hội, tệ nạn xã hội có chiều hướng gia tăng; đời sống vật chất và tinh thần của một bộ phân dân cư, nhất

là nông dân ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa chậm được cải thiện, ít được hưởng lợi từ thành quả tăng trưởng chung của nền kinh tế Yếu tố vật chất được đề cao, yếu tố tinh thần, đạo đức có lúc, có nơi bị xem nhẹ Do vậy, đã xuất hiện những biểu hiện của chủ nghĩa vị kỷ, cá nhân, coi trọng đồng tiền, xem thường truyền thống đạo lý, tác động xấu tới đời sống xã hội

3.2 Tại đại phương đang công tác (Thành phố Châu Đốc – Tỉnh An Giang)

Dịch bệnh Covid-19 đã tác động lớn đến lĩnh vực du lịch, thương mại và quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của cá nhân, hộ cá thể và doanh nghiệp trên địa bàn thành phố, ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động văn hóa, xã hội, giáo dục và đời sống vật chất, tinh thần của người dân, tạo nhiều áp lực trong khả năng thu ngân sách thành phố

Trang 9

cũng như trong kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội thành phố Càng khó khăn hơn khi Thành Phố Châu Đốc là địa phương tập trung phát triển về lĩnh vực thương mại – dịch vụ, nhưng với quyết tâm, nỗ lực của cả hệ thống chính trị, kinh tế -

xã hội toàn thành phố năm 2020 đạt nhiều kết quả khả quan, khá nổi bật, đạt 15/16 chỉ tiêu, trong đó 08 chỉ tiêu vượt kết hoạch đề ra Dịch bệnh được kiểm soát chặt chẽ; các mặt đời sống, xã hội thành phố cơ bản vẫn giữ ổn định, kinh tế đạt được sự tăng trưởng nhất định, thành phố vẫn duy trí không còn hộ nghèo, đồng thời giảm 206 hộ cận nghèo, đạt 106,7% so với chỉ tiêu kế hoạch; tổng thu ngân sách nhà nước từ kinh tế trên địa bàn đạt 124,77% chỉ tiêu được giao, đảm bảo công tác điều hành, cân đối ngân sách địa phương trong điều kiện nguồn thu bị ảnh hưởng của dịch bệnh; một số công trình, sản phẩm du lịch đã được đầu tư và chuẩn bị đầu tư; công tác đầu tư xây dựng các công trình chất lượng, từ đó, tỉ lệ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công ngân sách đạt 100% (4)

Làm rõ tồn tại, hạn chế cần khắc phục và khó khăn, thách thức trong thời gian tới là: tác động tiêu cực của dịch bệnh Covid-19 vẫn còn làm ảnh hưởng đến mọi mặt

kinh tế, xã hội Nhu cầu đầu tư xây dựng hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật xã hội phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội, du lịch, văn hóa vượt tầm so với khả năng cân đối ngân sách thành phố Công tác tham mưu, phối hợp thực hiện các công tác chuyên môn, các nhiệm vụ được giao giữa các cơ quan, đơn vị và các phường – xã đôi lúc chưa thật

sự chặt chẽ, kịp thời, thiếu hiệu quả, chưa chủ động và chưa đi vào chiều sâu Do địa bàn biên giới rộng và là địa bàn phát triển du lịch nên luôn tiềm ẩn những nguy cơ về an toàn,

an ninh và hoạt động tội phạm(4)

4 Giải pháp thực tiễn của chủ trương phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam và địa phương công tác

4.1 Giải pháp thực tiễn tại Việt Nam

Đại hội XIII của Đảng nhấn mạnh: “Đổi mới mạnh mẽ và có hiệu quả mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên nền tảng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo và nguồn nhân lực chất lượng cao Xây

Trang 10

dựng, hoàn thiện đồng bộ thế chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đầy đủ, hiện đại, hội nhập”(3) “Tập trung ưu tiên hoàn thiện đồng bộ, có chất lượng và tổ chức thực hiện tốt hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách nhằm tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, lành mạnh, công bằng, thúc đẩy đổi mới sáng tạo; huy động, quản lý và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển, nhất là đất đai, tài chính; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền hợp lý, hiệu quả, đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực bằng những biện pháp hữu hiệu”(3)

Hoàn thiện toàn diện, đồng bộ thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng

xã hội chủ nghĩa, tạo môi trường thuận lợi để huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, thúc đẩy đầu tư, sản xuất kinh doanh Bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng và phát triển đô thị; phát triển kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới; ưu tiên nguồn lực phát triển hạ tầng nông thôn miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số trên nền tảng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo; nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, gắn kết hài hoà, hiệu quả thị trường trong nước và quốc tế(4)

Để hoàn thiện toàn diện, đồng bộ thể chế và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cần tập trung vào những nội dung sau:

Thống nhất và nâng cao nhận thức về phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xác định “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế

tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội”(3) Đó là nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế, vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh

tế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam có nhiều hình

Ngày đăng: 16/10/2021, 17:59

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w