1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển dịch vụ thanh toán trong nước của các ngân hàng thương mại việt nam

22 744 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 247 KB

Nội dung

Đề tài : Phát triển dịch vụ thanh toán trong nước của các NHTM Việt Nam TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Đề tài: PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM Giảng viên hướng dẫn : PGS. TS. Trầm Thị Xuân Hương Lớp : Ngân Hàng Ngày 2 Khóa : 21 Hệ : Sau Đại Học Nhóm thực hiện : Nhóm 10 Thành viên : 1. Phan Thị Hoàng Anh 2. Đoàn Thị Hòa Bình 3. Trần Phụng Thùy Chi 4. Trần Thị Ngọc Hân 5. Lê Nguyễn Phương Trang 6. Võ Nguyễn Anh Tú Nhóm 10 – Lớp Ngày 2 – K21 Trang 1 Đề tài : Phát triển dịch vụ thanh toán trong nước của các NHTM Việt Nam MỤC LỤC I. Tổng quan lý thuyết về dịch vụ thanh toán 1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của dịch vụ thanh toán 1.1.1. Khái niệm dịch vụ thanh toán 1.1.2. Khái niệm thanh toán qua tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán 1.1.3. Vai trò, ý nghĩa của thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán 1.2. Các phương thức thanh toán 1.2.1.Thanh toán giữa các khách hàng 1.2.2.Thanh toán giữa các ngân hàng II. Các nhân tố ảnh hưởng đến viêc phát triển dịch vụ thanh toán qua ngân hàng. 2.1. Nhân tố khách quan 2.1.1. Môi trường kinh tế vĩ mô, sự ổn định về chính trị xã hội 2.1.2. Môi trường pháp lý 2.1.3. Tâm lý, thói quen, trình độ dân trí và thu nhập của người dân 2.2. Nhân tố chủ quan 2.2 1 Quy mô của ngân hàng 2.2.2 Khoa học kỹ thuật và công nghệ 2.2.3 Nhân tố con người III. Giải pháp phát triển dịch vụ thanh toán ngân hàng III.1 Một số hạn chế trong dịch vụ thanh toán của các ngân hang 3.1.1. Rủi ro trong phát hành 3.1.2. Rủi ro trong thanh toán 3.2. Giải pháp 3.2.1. Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt 3.2.2. Đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ thanh toán 3.2.3. Giải pháp về nguồn nhân lực 3.2.4. Giải pháp về trang thiết bị và công nghệ 3.2.5. Giải pháp nâng cao tính chuyên nghiệp trong các quy trình 3.2.6. Giải pháp về quảng cáo, tiếp thị 3.3 Các sản phẩm dịch vụ thanh toán qua ngân hàng cần phát triền trong giai đoạn hiện nay Nhóm 10 – Lớp Ngày 2 – K21 Trang 2 Đề tài : Phát triển dịch vụ thanh toán trong nước của các NHTM Việt Nam  Đề tài số 10 : PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM I. Tổng quan lý thuyết về dịch vụ thanh toán 1.1 Khái niệm và đặc điểm của dịch vụ thanh toán: Phát triển dịch vụ thanh toán qua ngân hàngphát triển cả về quy mô lẫn chất lượng: gia tăng tỷ trọng doanh thu từ hoạt động dịch vụ nhằm phát triển an toàn, bền vững và hoàn thiện, nâng cao dịch vụ của các sản phẩm sẵn có cũng như hướng tới phát triển thêm các sản phẩm mới Trong nền kinh tế hiện đại ngày nay, phương thức thanh toán bằng tiền mặt dần được thay thế bằng phương thức thanh toán không bằng tiền mặt bởi những ưu điểm vượt trội của nó: - Thứ nhất, thanh toán không bằng tiền mặt hạn chế được những rủi ro trong việc vận chuyển, kiểm đếm bảo quản tiền mặt trong quá trình thanh toán. - Thứ hai, thanh toán không bằng tiền mặt là phương thức thanh toán hiện đại, nhanh chóng, tiết kiệm được thời gian và chi phí cũng như đảm bảo sự tin tưởng giữa các bên trong quá trình thanh toán do có sự tham gia của tổ chức tín dụng có khả năng tài chính và uy tín. - Thứ ba, về phía nhà nước, thanh toán không bằng tiền mặt giúp kiểm soát tốt hơn quá trình thanh toán của các chủ thể trong nền kinh tế do có sự kiểm soát từ phía tổ chức tín dụng. Đó là cơ sở đểminh bạch hóa các quan hệ kinh tế. Nhà nước cũng giảm được một lượng chi phí rất lớn trong việc in, đúc, bao quản và lưu hành tiền mặt trong nền kình tế. 1.1.1 Khái niệm dịch vụ thanh toán: - Theo quy định tại khoản 5 điều 3 Nghị định số 64/2001/NĐ-CP về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán: “Dịch vụ thanh toán là việc cung ứng phương tiện thanh toán, thực hiện giao dịch thanh toán trong nước và quốc tế, thực hiện thu hộ, chi hộ và các loại dịch vụ khác do Ngân hàng Nhà nước quy định của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán theo yêu cầu của người sử dụng dịch vụ thanh toán”. - Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 64/2001/NĐ-CP: “Hoạt động thanh toán là việc mở tài khoản, thực hiện dịch vụ thanh toán, tổ chức và tham gia các hệ thống thanh toán của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán (trung gian thanh toán) và việc mở tài khoản, sử dụng dịch vụ thanh toán của người sử dụng dịch vụ thanh toán (khách hàng) ”.  Như vậy, hoạt động thanh toán của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán theo Nghị định 64/2001/NĐ-CP bao gồm: + Mở tài khoản cho khách hàng, quản lý tài khoản của khách hàng, thực hiện những nghiệp vụ liên quan đến tài khoản của khách hàng; Nhóm 10 – Lớp Ngày 2 – K21 Trang 3 Đề tài : Phát triển dịch vụ thanh toán trong nước của các NHTM Việt Nam + Cung ứng cho khách hàng các phương tiện thanh toán và cung ứng dịch vụ ngân quỹ; + Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán không bằng tiền mặt theo yêu cầu, mệnh lệnh của khách hàng; + Tổ chức hệ thống thanh toán nội bộ giữa các sở giao dịch, chi nhánh, tham gia hệ thống thanh toán liên ngân hàng và hệ thống thanh toán quốc tế; 1.1.2 Khái niệm thanh toán qua tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán: - Thanh toán bằng tiền mặt: Thanh toán là việc thực hiện một nghĩa vụ bởi việc giao một lượng tiền hay một vật có giá trị khác được chấp nhận để thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ đó. - Thanh toán không bằng tiền mặt (thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán) hình thức thanh toán trong nền kinh tế nhằm thực hiện nghĩa vụ trả tiền hoặc chuyển tiền của người có nghĩa vụ (người trả tiền hoặc người chuyển tiền – con nợ) cho người thụ hưởng (người có quyền – chủ nợ) thông qua (các) tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán (trung gian thanh toán) bằng phương tiện thanh toán không phải là tiền mặt. - Phát triển dịch vụ thanh toán qua ngân hàngphát triển cả về quy mô lẫn chất lượng: gia tăng tỷ trọng doanh thu từ hoạt động dịch vụ nhằm phát triển an toàn, bền vững và hoàn thiện, nâng cao dịch vụ của các sản phẩm sẵn có cũng như hướng tới phát triển thêm các sản phẩm mới 1.1.3 Vai trò, ý nghĩa của thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán: a) Đối với hoạt động quản lý nhà nước: - Thanh toán thông qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán góp phần rút bớt lượng tiền mặt trong lưu thông. - Thanh toán thông qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán tiết kiệm nhiều chi phí cho nhà nước như chi phí in ấn, bảo quản, vận chuyển kiểm tra, xử lý tiền giả,… - Hạn chế và kiểm soát sự phát triển của kinh tế “ngầm”, hạn chế các hành vi buôn lậu, lừa đảo, tham nhũng, và nhiều hành vi phạm pháp khác… b) Đối với hệ thống ngân hàng (tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán): - Thanh toán thông qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán cho phép tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán huy động được dòng vốn tín dụng ngắn hạn tạm thời nhàn rỗi với mức lãi suất thấp (lãi suất không kỳ hạn). - Thanh toán thông qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán giúp cho sự liên kết thành hệ thống giữa các ngân hàng một cách hiệu quả hơn. Đó là cơ sở tăng cường mối quan hệ hợp tác, chia sẻ lợi ích và rủi ro trước những biến động của nên kinh tế. c) Đối với khách hàng: Nhóm 10 – Lớp Ngày 2 – K21 Trang 4 Đề tài : Phát triển dịch vụ thanh toán trong nước của các NHTM Việt Nam - Thanh toán thông qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán đảm bảo cho hoạt động thanh toán (trả tiền, chuyển tiền) với khối lượng lớn một cách nhanh chóng và chính xác, đáp ứng kịp thời nhu cầu của các bên trong quan hệ thanh toán trong nền kinh tế thị trường. - Phương thức thanh toán này có độ an toàn cao, tránh được các rủi ro liên quan đến tiền giả, cướp giật hay trộm cắp trong quá trình vận chuyển và cất giữ tiền mặt. - Với uy tín và khả năng của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, các bên sẽ an tâm và tin tưởng hơn khi xác lập các quan hệ sản xuất, kinh doanh, nhất là trong quan hệ mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ quốc tế. 1.2Các phương thức thanh toán: Các Ngân hàng thương mại (NHTM) tại Việt Nam cung cấp dịch vụ thanh toán bao gồm hai hình thức là thanh toán trong nướcthanh toán quốc tế, cụ thể: - Các hình thức thanh toán trong nước: + Thanh toán giữa các khách hàng: thanh toán bằng Sec, thanh toán bằng ủy nhiệm chi – Lệnh chi, thanh toán bằng ủy nhiệm thu – Nhờ thu, thanh toán bằng thư tín dụng, thanh toán bằng thẻ và một số kênh phân phối dịch vụ ngân hàng hiện đại như Internet banking, Phone banking, Mobile banking, Home banking…) + Thanh toán giữa các ngân hàng: thanh toán liên hàng nội bộ, thnah toán bù trừ giữa các ngân hàng, thanh toán qua ngân hàng nhà nước, thanh toán thu hộ, chi hộ. - Các hình thức thanh toán quốc tế: chuyển tiền, ghi sổ, nhờ thu, thư tín dụng, hối phiếu, kỳ phiếu, séc, thẻ thanh toán. 1.2.1 Thanh toán giữa các khách hàng: a. Thanh toán bằng Séc: - Séc là lệnh trả tiền vô điều kiện của chủ tài khoản lập trên mẫu in sẵn do Ngân hàng nhà nước (NHNN) Việt Nam quy định, yêu cầu tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán trích một số tiền từ tài khoản tiển gửi của mình để trả cho người thụ hưởng có tên ghi trên séc hoặc trả cho người cầm séc. - Phạm vi áp dụng: được thực hiện khi bên ký phát và bên thụ hưởng mở tài khoản tại cùng một hoặc hai ngân hàng khác nhau. - Các bên tham gia: người phát hành (người ký phát), người được trả tiền, người thụ hưởng, người thanh toán (ngân hàng người ký phát mở tài khoản), người thu hộ (ngân hàng làm dịch vụ thu hộ). - Căn cứ vào tính chất thanh toán séc được chia làm 3 loại gồm có séc chuyển khoản, séc tiền mặt và séc bảo chi. Trong đó séc chuyển khoản thanh toán qua ngân hàng là séc chuyển khoản và séc bảo chi. Nhóm 10 – Lớp Ngày 2 – K21 Trang 5 Đề tài : Phát triển dịch vụ thanh toán trong nước của các NHTM Việt Nam + Séc chuyển khoản: là loại séc chỉ được dùng để thanh toán chuyển khoản bằng cách ghi nợ tài khoản tiền gửi thanh toán (TK TGTT) người phát hành và ghi có TK TGTT người thụ hưởng. Để phân biệt với các loại séc khác, người phát hành hoặc người chuyển nhượng ghi hoặc đóng dấu từ “chuyển khoản’’ ở mặt trước của tờ séc ngay dưới tiêu đề “séc”. Séc chuyển khoản được dùng để thanh toán giữa các chủ thể mở tài khoản tại cùng một chi nhánh Ngân hàng. Nếu thanh toán khác chi nhánh Ngân hàng thì các chi nhánh Ngân hàng đó phải tham gia thanh toán bù trừ trên địa bàn tỉnh, thành phố. + Séc bảo chi: là loại séc chuyển khoản được ngân hàng xác nhận đảm bảo chi trả số tiền ghi trên tờ séc. - Quy trình thanh toán séc : + Trường hợp bên phát hành và bên thụ hưởng mở tài khoản tại cùng một Ngân hàng : • Bước 1: khách hàng thực hiện thủ tục mua séc trắng tại NH mở TKTG • Bước 2: người ký phát phát hành séc để giao cho người thụ hưởng. • Bước 3: người thụ hưởng nộp séc và bảng kê nộp séc vào NH yêu cầu thanh toán • Bước 4: ngân hàng ghi nợ và báo nợ cho người ký phát nếu tờ séc hợp lệ và số dư TKTGTT của người ký phát đủ thanh toán. • Bước 5: ngân hàng ghi có và báo có cho người thụ hưởng. + Trường hợp người ký phát và người thụ hưởng mở tài khoản tại hai Ngân hàng khác nhau : Nhóm 10 – Lớp Ngày 2 – K21 Trang 6 (4 ) NGÂN HÀNG (Người thu hộ, người thanh toán) NGƯỜI KÝ PHÁT (1 ) NGƯỜI THỤ HƯỞNG (5 ) (3 ) (2 ) NGƯỜI THU HỘ NG I THANH TOÁNƯỜ NGƯỜI THỤ HƯỞNG NGƯỜI KÝ PHÁT (1)(5) (4) (6) (3)(7) (2) Đề tài : Phát triển dịch vụ thanh toán trong nước của các NHTM Việt Nam • Bước 1: khách hàng thực hiện thủ tục mua séc trắng tại NH mở TKTG • Bước 2: người ký phát phát hành séc và giao cho người thụ hưởng. • Bước 3: người thụ hưởng nộp tờ séc và bảng kê nộp séc vào Ngân hàng phục vụ mình và yêu cầu NH thu hộ tiền trên tờ séc. • Bước 4: ngân hàng phục vụ người thụ hưởng chuyển séc cho NH phục vụ người ký phát yêu cầu NH này thanh toán. • Bước 5: ngân hàng phục vụ người ký phát séc tiến hành ghi nợ TK TGTT người ký phát và báo nợ cho họ nếu tờ séc hợp lệ và số dư trên TK TGTT đủ để thanh toán. • Bước 6: ngân hàng phục vụ người ký phát chuyển tiền thanh toán cho NH phục vụ người thụ hưởng qua thanh toán liên hàng, bù trừ điện tử hoặc thu chi hộ qua NH. • Bước 7: ngân hàng phục vụ người thụ hưởng sau khi nhận được tiền thì ghi có TK TGTT người thụ hưởng và báo có cho họ.  Nhược điểm : + Người phát hành séc phải có đầy đủ các thông tin về người thụ hưởng như: họ tên, số CMND, số hiệu TKTG, địa chỉ thì mới thực hiện được nội dung tờ séc. + Thủ tục luân chuyển séc chậm vì còn yêu cầu ghi nợ trước, ghi có sau. + Thủ tục mua séc rườm rà, người làm mất séc phải chịu trách nhiệm về thiệt hại do tờ séc gây ra. + Việc quy định thời hạn thanh toán, thời hạn xuất trình séc đã hạn chế việc lựa chọn hình thức thanh toán này. b. Thanh toán bằng ủy nhiệm chi - Lệnh chi - Uỷ nhiệm chi (UNC) là lệnh chi tiền của chủ tài khoản được lập theo mẫu in sẵn của ngân hàng yêu cầu ngân hàng phục vụ mình (nơi mở tài khoản tiền gửi thanh toán) trích tài khoản của mình để trả cho người thụ hưởng. UNC có thể lập dưới dạng chứng từ giấy hoặc dưới dạng chứng từ điện tử. - Phạm vi áp dụng: được thực hiện khi bên chi trả và bên thụ hưởng mở TK TGTT tại cùng một hoặc hai ngân hàng khác nhau. - Các bên tham gia : Bên chi trả (bên lập UNC), bên thụ hưởng, NH - Quy trình thanh toán: + Thanh toán cùng Ngân hàng : Nhóm 10 – Lớp Ngày 2 – K21 Trang 7 BÊN THỤ HƯỞNG (Người bán, chủ nợ) BÊN CHI TRẢ (Người mua, người mắc nợ) NGÂN HÀNG Đề tài : Phát triển dịch vụ thanh toán trong nước của các NHTM Việt Nam (2b) (1) (2a) • Bước 1: Bên chi trả gửi lệnh chi đến NH phục vụ mình • Bước 2: Ngân hàng thực hiện thanh toán theo UNC (ghi nợ và báo nợ cho bên chi trả, đồng thời ghi có và báo có cho bên thụ hưởng). + Trường hợp hai chủ thể thanh toán mở TK ở hai Ngân hàng khác nhau, UNC trở thành phương tiện chuyển tiền. • Bước 1: Ngân hàng bên chi trả tiếp nhận UNC từ khách hàng • Bước 2: Ngân hàng bên chi trả tiến hành thực hiện theo UNC (ghi nợ và báo nợ cho bên chi trả) • Bước 3: Ngân hàng bên chi trả thực hiện lệnh chuyển tiền cho ngân hàng bên thụ hưởng qua thanh toán liên hàng, bù trừ điện tử hoặc thu chi hộ qua ngân hàng…. • Bước 4: Ngân hàng bên thụ hưởng khi nhận được chứng từ thanh toán do Ngân hàng phục vụ bên chi trả chuyển đến tiến hành ghi Có TKTGTT và báo Có cho bên thụ hưởng. Trường hợp bên thụ hưởng không có TKTGTT thì Ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng ghi Có TK chuyển tiền phải trả và báo cho bên thụ hưởng đến nhận tiền.  Ưu điểm: + Thanh toán bằng UNC rất phổ biến vì nó sử dụng đối với mọi đối tượng, thuận tiện, dễ dàng. + Thanh toán bằng UNC được ưa chuộng nhất do thủ tục đơn giản, hiện đang chiếm vị thế tuyệt đối trong khâu thanh toán giữa các thể nhân và pháp nhân trong nền kinh tế. Nhóm 10 – Lớp Ngày 2 – K21 Trang 8 BÊN CHI TRẢ (Người mua, người mắc nợ) BÊN THỤ HƯỞNG (Người bán, chủ nợ) NGÂN HÀNG BÊN CHI TRẢ NGÂN HÀNG BÊN THỤ HƯỞNG (4)(2)(1) (3) Đề tài : Phát triển dịch vụ thanh toán trong nước của các NHTM Việt Nam c. Thanh toán bằng ủy nhiệm thu - Nhờ thu: - Ủy nhiệm thu (UNT) là chứng từ do khách hàng lập theo mẫu của ngân hàng để ủy nhiệm ngân hàng thu hộ tiền từ người mua, người nhận cung ứng hàng hóa, dịch vụ trên cơ sở hợp đồng thương mại giữa hai bên. - Phạm vi áp dụng và nội dung thanh toán: được tiến hành khi bên mua và bên bán mở TK TGTT trong cùng một Ngân hàng hoặc khác Ngân hàng. Các chủ thể thanh toán phải thỏa thuận thống nhất dùng hình thức thanh toán UNT với những điều kiện thanh toán cụ thể đã ghi trong hợp đồng kinh tế hay đơn đặt hàng, đồng thời phải thông báo bằng văn bản cho Ngân hàng phục vụ chủ thể thanh toán biết để làm căn cứ thực hiện các UNT. - Các bên tham gia: bên bán (bên lập UNT, bên thụ hưởng), bên mua (bên chi trả), NH. - Quy trình thanh toán uỷ nhiệm thu: + Bên mua và bên bán mở TK tại cùng 1 NH. (1) (3b) (2) (3a) • Bước 1: Bên bán cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho bên mua • Bước 2: Bên bán lập uỷ nhiệm thu gửi đến Ngân hàng • Bước 3: Tiến hành việc thanh toán UNT (ngân hàng ghi nợ TK TGTT và báo nợ cho bên mua, đồng thời ghi có và báo có cho bên bán). + Bên mua và bên bán mở TK tại 2 NH khác nhau : (1) (2) (4) (3) (2) (6) (5) Nhóm 10 – Lớp Ngày 2 – K21 Trang 9 BÊN BÁN (Bên thụ hưởng) BÊN MUA (Người chi trả) NGÂN HÀNG BÊN MUA (Bên chi trả) BÊN BÁN (Bên thụ hưởng) NGÂN HÀNG BÊN MUA NGÂN HÀNG BÊN BÁN Đề tài : Phát triển dịch vụ thanh toán trong nước của các NHTM Việt Nam • Bước 1: Bên bán cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho bên mua • Bước 2: Bên bán lập uỷ nhiệm thu gửi đến Ngân hàng vào NH phục vụ mình hoặc NH phục vụ bên mua yêu cầu thu h • Bước 3: Ngân hàng bên bán tiếp nhận và xử lý UNT • Bước 4: Tiến hành việc thanh toán UNT (ngân hàng bên mua nhận được UNT và chứng từ từ NH bên bán tiến hành ghi nợ TK TGTT và báo nợ cho bên mua. Nếu TK TGTT không đủ số dư để thanh toán sẽ thông báo cho bên bán biết và khi TK đủ tiền sẽ thực hiện thanh toán theo quy định (tình trạng chậm trả) hoặc gửi trả lại UNT nếu bên bán yêu cầu). • Bước 5: Chuyển tiền thu hộ cho NH bên bán qua thanh toán liên hàng, bù trừ điện tử hoặc thu chi hộ qua ngân hàng…. • Bước 6: Chuyển tiền cho bên bán, ngân hàng bên bán ghi Có vào TK của bên bán và báo Có cho họ.  Nhược điểm: thanh toán bằng UNT chiếm tỷ trọng trong thanh toán rất nhỏ so với UNC vì nó ít thuận tiện, khó áp dụng và phải trả phí. d. Hình thức thanh toán thư tín dụng: (Do hình thức thanh toán này không phổ biến trong thanh toán trong nước nên sẽ được trình bày cụ thể trong phần nghiệp vụ thanh toán quốc tế) e. Thanh toán bằng thẻ Ngân hàng (thẻ thanh toán). - Thẻ thanh toán là phương tiện thanh toán do các Ngân hàng, các định chế tài chính (ĐCTC) phát hành thực hiện các giao dịch như nạp, rút tiền mặt tại các quầy, máy trả tiền mặt tự động (ATM), thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ hoặc chuyển khoản. - Các bên tham gia: NH phát hành thẻ, chủ thẻ, NH thanh toán thẻ, cơ sở chấp nhận thẻ. - Thẻ thanh toán có nhiều loại, căn cứ vào tính chất thanh toán bao gồm các loại thẻ: + Thẻ ghi nợ (debit card): Cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi số dư TK TGTT của chủ thẻ tại NH, bao gồm 2 loại là thẻ ghi nợ online và thẻ ghi nợ offline + Thẻ trả trước (prepaid card): Cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi giá trị tiền được nạp vào thẻ tương ứng với số tiền mà chủ thẻ đã trả trước cho NH phát hành thẻ. Bao gồm thẻ trả trước định danh và thẻ trả trước vô danh. + Thẻ tín dụng (credit card): Cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi hạn mức tín dụng đã được cấp theo thỏa thuận với NH phát hành thẻ. + Thẻ giao dịch với máy ATM: Là loại thẻ được sử dụng để thực hiện các giao dịch như rút, nộp tiền mặt, chuyển tiền tại các máy ATM hoặc ở NH. Nhóm 10 – Lớp Ngày 2 – K21 Trang 10 [...]... : Phát triển dịch vụ thanh toán trong nước của các NHTM Việt Nam - Quy trình thanh toán thẻ được cụ thể hóa theo sơ đồ sau đây: NGÂN HÀNG PHÁT HÀNH THẺ (6)Gửi chứng từ đề nghị thanh toán NGÂN HÀNG THANH TOÁN THẺ (7) Thanh toán (1) Phát hành (8) Thanh toán ATM (2a) (5) Thanh toán (4) Gửi chứng từ, đề nghị thanh toán thẻ (2a)Giao dịch tiền mặt CHỦ THẺ (3) Trả lại thẻ CƠ SỞ CHẤP NHẬN THẺ (2b) Thanh toán. .. giao dịch, … để khách hàng đến giao dịch và sử dụng các dịch vụ ngân hàng nói chung và dịch vụ thanh toán nói riêng 3.3 Các sản phẩm dịch vụ thanh toán qua ngân hàng cần phát triền trong giai đoạn hiện nay Hiện nay trên thị trường đã xuất hiện khá đa dạng các dịch vụ ngân hàng điện tử, mỗi dịch vụ có những tính năng và tiện ích riêng Dưới đây là một số dịch vụ ngân hàng điện tử phổ biến hiện nay - Thanh. .. 13 Đề tài : Phát triển dịch vụ thanh toán trong nước của các NHTM Việt Nam đáp ứng các yêu cầu và mong muốn của khách hàng với các sản phẫm dịch vụ đặc biệt là các sản phẩm dịch vụ trong thanh toán được các CBCNV của NH phụ trách Việc đáp ứng này là phụ thuộc phần lớn vào năng lực của đội ngũ nhan viên giao dịch trực tiếp với khách hàng Thái độ nhiệt tình của cán bộ NH sẽ là cho khách hàng hài long,... K21 Trang 17 Đề tài : Phát triển dịch vụ thanh toán trong nước của các NHTM Việt Nam - Nghiên cứu áp dụng giải pháp phát triển thương mại điện tử vào thanh toán trong nước và quốc tế - Đẩy mạnh hơn nữa việc phát triển TTKDTM trong khu vực công bằng cách tăng phát triển thẻ trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp Nhà nước đồng thời khuyến khích đội ngũ cán bộ, công nhân viên chức của cơ quan, đơn vị này... Phát triển dịch vụ thanh toán trong nước của các NHTM Việt Nam Trước hết, các ngân hàng cần chú ý và tạo điều kiện thực hiện chủ trương của ngân hàng nhà nước là đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt Mở rộng hình thức TT KDTM để tạo thu nhập đồng thời khách hàng cảm thấy thuận tiện khi sử dụng loại hình dịch vụ này Phát triển các hình thức TT KDTM phải kết hợp hài hòa lợi ích khách hàng ngân hàng: ... sản của khách hàng sẽ làm mất đi hình ảnh tốt đẹp của NH, làm cho khách hàng không đến với NH và ảnh hưởng đến các hoạt động về mặt nghiệp vụ của NH, nhất là hoạt động TTKDTM, từ đó làm giảm lợi nhuận của NH III Giải pháp phát triển dịch vụ thanh toán ngân hàng 3.1 Một số hạn chế trong dịch vụ thanh toán thẻ của các ngân hàng Kinh doanh thẻ được coi là khá an toàn so với các loại hình dịch vụ khác của. .. báo tỉ giá, biểu phí dịch vụ và những thông tin khác của ngân hàng, thanh toán các hóa đơn cho các hàng hóa, dịch vụ mà khách hàng đã sử dụng, chuyển các thông tin dữ liệu từ Internet Banking xuống các phần mềm ứng dụng của khách hàng … - Dịch vụ ngân hàng tự động qua điện thoại (Phone Banking) Dịch vụ Phone Banking là hệ thống tự động trả lời các thông tin về dịch vụ, sản phẩm Ngân hàng qua điện thoại... Hình thành các chính sách ưu đãi về thuế, phí Nhóm 10 – Lớp Ngày 2 – K21 Trang 16 Đề tài : Phát triển dịch vụ thanh toán trong nước của các NHTM Việt Nam trong lĩnh vực thanh toán Đặc biệt khuyến khích TTKDTM bằng chính sách thuế giá trị gia tăng; xây dựng cơ chế tính phí dịch vụ thanh toán hợp lý và các giải pháp về tài chính phục vụ phát triển TTKDTM Khắc phục các trường hợp chăm sóc khách hàng chưa... giao dịch thanh toán định kỳ qua tài khoản như thanh toán tiền điện, nước, dịch vụ công cộng khác và đồng thời phát triển các phương tiện, dịch vụ TTKDTM tại các trung tâm thương mại, dịch vụ, khách sạn, nhà hàng - Thứ tư, nghiên cứu và đề xuất những lộ trình phát triển các hệ thống thanh toán và giải pháp hỗ trợ phát triển TTKDTM: Phát triển và củng cố các liên minh thẻ hiện có; tiến hành kết nối trung... chuẩn chất lượng trong nước và quốc tế; kết hợp nhiều sản phẩm với nhau để tạo sự tiện ích cho khách hàng khi sử dụng; - Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ thanh toán quốc tế, nghiên cứu các sản phẩm, dịch vụ thanh toán quốc tế đang được các ngân hàng cạnh tranh kể cả ngân hàng nước ngoài đang triển khai; - Nghiên cứu cụ thể về nhu cầu trong nước để thiết kế những sản phẩm dịch vụ thanh toán quốc tế phù

Ngày đăng: 07/01/2014, 11:13

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w