Nhiệm vụ của đề tài Để thực hiện đề tài này, chúng em tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau: - Làm rõ dân chủ và sự ra đời, phát triển của dân chủ - Làm rõ dân chủ xã hội chủ nghĩa -
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
BÀI TẬP LỚN MÔN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
ĐỀ TÀI DÂN CHỦ VÀ DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA LIÊN HỆ ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN DÂN CHỦ TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC HIỆN NAY
LỚP: L13 - NHÓM: 09 - HK 211
NGÀY NỘP 28/09/2021 Giảng viên hướng dẫn: ThS.Đă ̣ng Kiều Diễm
Thành phố Hồ Chí Minh – 2021
Trang 2BÁO CÁO KẾT QUẢ LÀM VIỆC NHÓM VÀ BẢNG ĐIỂM
Điểm BTL
Chữ ký
1 Đào Lưu Hiệp 1913392 Phần mở đầu
lý do; chương 1,1.1
2 Lê Minh Quân 1914825 Phần mở đầu
nhiệm vụ, chương 1, 1.2
Trang 3MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 3
1 Lý do chọn đề tài 3
2 Nhiệm vụ của đề tài 3
PHẦN NỘI DUNG 4
Chương 1 DÂN CHỦ VÀ DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 4
1.1 Dân chủ và sự ra đời, phát triển của dân chủ 4
1.1.1 Quan niệm về dân chủ 4
1.1.2 Sự ra đời và phát triển của dân chủ 5
1.2 Dân chủ xã hội chủ nghĩa 8
1.2.1 Quá trình ra đời của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa 8
1.2.2 Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa 11
Chương 2 LIÊN HỆ VIỆC THỰC HIỆN DÂN CHỦ TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC HIỆN NAY 13
2.1 Đặc điểm việc thự hiện dân chủ trong trường đại học hiện nay: 13
2.1.1 Dân chủ trong phương pháp giảng dạy 13
2.1.2 Dân chủ trong phương pháp học tập 14
2.2 Thực trạng việc thực hiện dân chủ trong trường đại học hiện nay 16
2.2.1 Những mặt đạt được và nguyên nhân 16
2.2.2 Những mặt hạn chế và nguyên nhân 21
2.3 Giải pháp phát huy dân chủ trong trường đại học hiện nay 27
KẾT LUẬN 33
Trang 4Trong những năm gần đây, việc thực hiện dân chủ trong các trường đại học củanước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, tuy nhiên những hạn chế, bất cập vẫn còntồn tại Trong các trường đại học vẫn còn tình trạng mất dân chủ, dân chủ hình thức,dân chủ quá trớn hoặc lợi dụng dân chủ để trục lợi cá nhân, xúi giục những hành động
vi phạm pháp luật, vi phạm dân chủ
Nhận thấy được tầm quan trọng của vấn đề dân chủ trong giáo dục, chúng em đã
lựa chọn đề tài “Dân chủ và dân chủ xã hội chủ nghĩa Liên hệ việc thực hiện dân
chủ trong trường đại học hiện nay” để làm bài tập lớn môn Chủ nghĩa khoa học xã
hội Thực hiện tốt đề tài này sẽ góp phần phát triển nền giáo dục Việt Nam, tạo ranguồn nhân lực với tri thức dồi dào trên con đường phát triển đất nước
2 Nhiệm vụ của đề tài
Để thực hiện đề tài này, chúng em tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau:
- Làm rõ dân chủ và sự ra đời, phát triển của dân chủ
- Làm rõ dân chủ xã hội chủ nghĩa
- Làm rõ thực trạng thực hiện dân chủ trong trường đại học hiện nay
Trang 5- Đánh giá thực trạng (ưu điểm, hạn chế)
- Đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao việc thực hiện dân chủ
PHẦN NỘI DUNG Chương 1 DÂN CHỦ VÀ DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
1.1 Dân chủ và sự ra đời, phát triển của dân chủ
1.1.1 Quan niệm về dân chủ
Dân chủ là sản phẩm phản ánh tính chất các mối quan hệ xã hội, trình độ và yêucầu phát triển của xã hội, nhất là mối quan hệ, trình độ và yêu cầu phát triển kinh tế Từquan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, quan điểm về hình thái kinh tế - xãhội và mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng - kiến trúc thượng tầng, dân chủ được các nhàkinh điển của chủ nghĩa Marx - Lenin lý giải một cách khoa học, nhất là về cơ sở,nguồn gốc, bản chất và yếu tố ảnh hưởng của nó Bởi vì, “Trong sự sản xuất xã hội rađời sống của mình, con người có những quan hệ nhất định, tất yếu, không tùy thuộcvào ý muốn của họ - tức những quan hệ sản xuất, những quan hệ này phù hợp với mộttrình độ phát triển nhất định của các lực lượng sản xuất vật chất của họ Toàn bộ nhữngquan hệ sản xuất ấy hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội, tức là cái cơ sở hiện thực trên
đó dựng lên một kiến trúc thượng tầng pháp lý và chính trị”(1) Và “hình thái sản xuấtđều sản sinh ra những quan hệ pháp lý, những hình thức quản lý, v.v., riêng của nó”(2).Dân chủ - quyền làm chủ của con người trong xã hội - luôn dựa trên những cơ sở hiệnthực của nó, nhất là cơ sở kinh tế “Quyền không bao giờ có thể ở một mức cao hơnchế độ kinh tế và sự phát triển văn hóa của xã hội do chế độ kinh tế đó quyết định”(3)
“Không thể lấy bản thân những quan hệ pháp quyền cũng như những hình thái nhànước, hay lấy cái gọi là sự phát triển chung của tinh thần của con người, để giải thíchnhững quan hệ và hình thái đó, mà trái lại, phải thấy rằng những quan hệ và hình thái
đó bắt nguồn từ những điều kiện sinh hoạt vật chất”(4) Hơn nữa, “bất cứ nền dân chủnào, xét đến cùng, cũng đều phục vụ sản xuất và xét đến cùng, đều do các quan hệ sảnxuất trong một xã hội nhất định quyết định”(5)
Trang 6Dân chủ là cách nói tắt về chế độ dân chủ hoặc quyền dân chủ Theo quan điểmcủa chủ nghĩa Marx - Lenin, chế độ dân chủ là chế độ chính trị, trong đó, toàn bộquyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, do nhân dân thực hiện trực tiếp hoặc thông quađại diện do nhân dân bầu ra.
Dân chủ là khát vọng ngàn đời của nhân loại; là động lực, mục tiêu của sự pháttriển trong công cuộc đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng con người Có thể thấy, trong
xã hội đã có nhiều người viết và nói về vấn đề “dân chủ” rất hay Song, để đi vào cuộcsống thì lại không đơn giản Người dân chỉ mong muốn giản dị là được quyền phát biểuchính kiến của mình, nói đúng nguyện vọng của mình, nói thật thực trạng mình đangchứng kiến, làm những điều gì có lợi cho mình, đồng bào mình, dân tộc mình Có thểkhẳng định, đó là bản chất cơ bản nhất của dân chủ
Dân chủ trong xã hội Việt Nam được thể hiện trên tất cả các lĩnh vực chính trị,kinh tế, văn hóa, xã hội,… Trong đó, dân chủ thể hiện trên lĩnh vực chính trị là quantrọng nhất, nổi bật nhất và được biểu hiện tập trung trong hoạt động của Nhà nước
Dân chủ ở nước Việt Nam mới được thể hiện và được bảo đảm trong đạo luật cơbản nhất đó là các bản Hiến pháp do Hồ Chủ tịch chủ trì xây dựng và được Quốc hộithông qua Hiến pháp năm 1946, bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủCộng hòa, thể hiện rõ nhất và thấm đậm nhất tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh Điềuthứ 1, Hiến pháp đã khẳng định “Tất cả quyền bính trong nước là của toàn dân ViệtNam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo” Có thể nói,Hiến pháp năm 1946 là Hiến pháp dân chủ đầu tiên của Việt Nam
1.1.2 Sự ra đời và phát triển của dân chủ
Dân chủ có nguồn gốc từ Hy Lạp cổ đại Thuật ngữ này xuất hiện đầu tiên tạiAthena, Hy Lạp trong thế kỷ thứ V TCN nổi bật nhất là Anthena sau cuộc nổi dậy củadân chúng vào năm 508 TCN Tương truyền, hình thức nhà nước này được Quốcvương Theseus - vị vua khai quốc của thành bang Athena - áp dụng lần đầu tiên trongthời kỳ thượng cổ Chính phủ đó được xem là hệ thống dân chủ đầu tiên, người dân bầucho mọi việc Tại đó, lao động nô lệ được sử dụng như lực lượng sản xuất chủ yếutrong tất cả các ngành Sau thời kỳ tồn tại và phát triển hưng thịnh, nền dân chủ chủ nôbộc lộ dần những mặt trái của nó “Một đằng thì người Hy Lạp đã khám phá, hay phát
Trang 7minh ra dân chủ, kịch nghệ, triết lý, nhưng đằng khác họ lại bo bo giữ lấy những nghi
lễ, tín ngưỡng cổ hủ và không tránh được nội chiến Người Aten chuộng tự do mà lại
xử tử Xokrates Tuy họ đưa ra thuyết “tri bỉ” và thuyết trung dung, thực hiện đượcnhững kiến trúc cân đối, hoàn mỹ, và nền giáo dục của họ phát triển toàn diện conngười về thể xác cũng như về trí tuệ, họ thường tỏ ra khinh mạn con người…Ngạo mạn
đã mang hình phạt tời cho họ” (C Brinton, J Christopher, R Wolff: Văn minh Tâyphương, t 1 người dịch Nguyễn Văn Lượng; tủ sách Kim Văn, Sài Gòn, 1971, tr 83)
Sự khủng hoảng của nền dân chủ chủ nô xuất phát từ những nguyên nhân bêntrong, từ chính bản chất của nó Đó là hệ thống chính trị hạn chế, chật hẹp và khép kín,chỉ dành cho dân tự do, tức công dân, lúc ấy có khoảng 30 - 40 ngàn người trong sốhơn 250 - 300 ngàn người, bằng một phần mười dân số Bị tước quyền làm người,trong suốt nhiều thế kỷ người nô lệ liên tục nổi lên chống giai cấp chủ nô, dẫn đến sựsuy yếu chế độ chiếm hữu nô lệ Giữa các tầng lớp dân cư tự do cũng nảy sinh mâuthuẫn trong việc phân chia tài sản, nô lệ, tranh giành quyền lực Mâu thuẫn tiếp theo làmâu thuẫn giữa người Hy Lạp “chính gốc” và dân nhập cư, kết quả của việc mở rộnglãnh thổ Cuối cùng, mâu thuẫn giữa các thị quốc đã dẫn đến những cuộc chiến tranhhuynh đệ tương tàn, làm suy yếu thế giới Hy Lạp Người Hy Lạp đã từng đoàn kết vớinhau trong Liên minh Đềlốt (Delos) để đánh đuổi quân xâm lược Ba Tư Nhưng sauchiến thắng giữa các thị quốc nảy sinh những rạn nứt nghiêm trọng, đưa đến sự hìnhthành hai liên minh - liên minh Aten và liên minh Pêlôpônét (Peloponnes) do Xpáctơ(Sparta) đứng đầu Năm 431 TCN bắt đầu cuộc chiến tranh giữa hai liên minh Cácnăm 430 - 428 nạn dịch giết chết một phần tư dân số Aten, kể cả Pêriclét (Pericles).Năm 411 TCN nền dân chủ bị thay bằng chế độ thiểu số thống trị, nằm trong tay Hộiđồng 400 , Năm 404 TCN sau nhiều tháng bị cây hãm Aten tuyên bố đầu hàng Xpáctơthay Aten kiểm soát thế giới Hy Lạp Tại một số thị quốc khác của người Hy Lạp nềndân chủ vẫn tiếp tục được duy trì, song có nơi thì tỏ ra lỏng lẻo, có nơi bị biến thành
“trò chơi dân chủ”, mị dân, nhằm phục vụ mục đích của các tập đoàn thống trị Các nhà
tư tưởng lớn của Hy Lạp như Platôn, Arixtốt đều phê phán nền dân chủ, đòi hỏi thaythế nó bằng các hình thức nhà nước khác
Sau đó vào thế kỷ thứ XV - XVI phong trào phục hưng đã diễn ra mạnh mẽ,giáng đòn mạn mẽ của chế độ phong kiến góp phần mạnh mẽ cho sự phát triển của nền
Trang 8dân chủ tư sản Toàn bộ nội dung văn hóa của phong trào này đã thể hiện rõ quan điểm
tư tưởng, lập trường của giai cấp tư sản, chĩa mũi nhọn vào chế độ phong kiến, đòi dânchủ trong văn hóa, khoa học, đòi tự do tư tưởng không chỉ cho một người (vua) mà chotoàn bộ giai cấp tư sản và tất cả những ai mà giai cấp tư sản cần đến họ, liên minh với
họ trong cuộc đấu tranh chống chế độ phong kiến
Sang thế kỷ thứ XVII, cuộc đấu tranh chống thần quyền và thần học do các nhàduy lý khởi xướng, tiêu biểu là Descartes Nhà triết học và toán học này đề cao tư duy,trí tuệ con người; phủ định “chân lý” của tôn giáo Những thành tựu khoa học của thời
kỳ này đã đẩy lùi vai trò sáng thế của Chúa trời, Thượng đế và khẳng định vai trò của
lý trí, tư duy trong quá trình tìm tòi, phát hiện chân lý Đây là con đườn quan trọngtrong quá trình phát triển của khoa học tự nhiên do yêu cầu khách quan của sự pháttriển của chủ nghĩa tư bản Đây cũng là một thành tựu của giai cấp tư sản đạt được trênlĩnh vực đấu tranh giành quyền tự do, dân chủ
Cuối cùng là cách mạng tư sản Hà Lan, Anh và điển hình là cách mạng tư sảnPháp Nền dân chủ được hình thành tương đối đầy đủ trong quá trình đấu tranh cáchmạng tư sản - một nấc thang quan trọng trọng sự phát triển lịch sử
Dân chủ xã hội chủ nghĩa được xác lập ở các nước đã hoàn thành cảch mạng dântộc dân chủ và bắt đầu tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa Đặc trưng của dân chủ xãhội chủ nghĩa là quyền dân chủ của công dân không ngừng được được mở rộng trongtất cả các lĩnh vực hoạt động của Nhà nước, xã hội thông qua hệ thống cơ quan nhànước và các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội và tổ chức xã hội với sự tham gia tíchcực vào hoạt động chính trị hàng ngày của đông đảo quần chúng nhận dân lao động.Mục tiêu của dân chủ xã hội chủ nghĩa là xoá bỏ chế độ người bóc lột người, tạo rangày càng nhiều hơn các điều kiện thuận lợi để thực hiện triệt để công bằng xã hội, dânchủ, văn minh, công lí cho mọi người, bình đẳng thực sự giữa nam và nữ, giữa các dântộc, tạo cơ hội cho mọi người dân hạnh phúc thông qua việc thừa nhận và khẳng địnhcác quyền dân chủ đó một cách chính thức trong hiến pháp và các văn bản quy phạmpháp luật, đặt ra các bảo đảm vật chất và tinh thần để thực hiện các quyền đó và khôngngừng mở rộng các quyền dân chủ; đề cao trách nhiệm cá nhân đối với Nhà nước và xãhội, phát huy không ngừng quyền làm chủ của nhân dân lao động
Trang 9Các nền văn hóa khác cũng có đóng góp đáng kể vào quá trình phát triển củadân chủ như Đông Á, Ấn Độ cổ đại, La Mã cổ đại, Châu Âu, và Nam Bắc Mỹ Tại cácnước Đông Á chịu ảnh hưởng của Khổng giáo, tuy nhà vua nắm quyền tối cao nhưngmọi vấn đề quan trọng của quốc gia đều phải được nhà vua đem ra bàn luận với báquan văn võ Sau quá trình thảo luận, nhà vua sẽ là người ra quyết định dựa trên ý kiếncủa các quan Đó là cơ chế làm việc tương tự với các nghị viện trong nền dân chủ hiệnđại chỉ khác nhau ở chỗ nhà vua có quyền quyết định tối hậu còn nghị viện ban hànhluật pháp dựa trên quan điểm số đông Ở mọi nền văn minh, nền dân chủ tồn tại trongcác cộng đồng dân cư như bộ lạc, thị tộc, công xã, làng xã từ thời thượng cổ, ở nhiềunơi tiếp tục tồn tại cho đến ngày nay trong đó người đứng đầu cộng đồng sẽ do cộngđồng bầu chọn Đó là hình thức tổ chức sơ khai nhất của con người trước khi nhà nướcxuất hiện Nghĩa của từ "dân chủ" đã thay đổi nhiều lần từ thời Hy Lạp cổ đến nay vì từthế kỷ thứ XVIII đã có nhiều chính phủ tự xưng là "dân chủ" Trong cách sử dụng ngàynay, từ "dân chủ" chỉ đến một chính phủ được dân chọn, không cần biết bằng cách trựctiếp hay gián tiếp Quyền đi bầu khi xưa bắt đầu từ những nhóm nhỏ (như những ngườigiàu có thuộc một nhóm dân tộc nào đó) qua thời gian đã được mở rộng trong nhiều bộluật, nhưng vẫn còn là một vấn đề gây tranh cãi liên quan đến các lãnh thổ, khu vực bịtranh chấp có nhiều người nhập cư, và các quốc gia không công nhận các nhóm sắc tộcnào đó Hiện nay các quốc gia có nền dân chủ vẫn luôn ước mong và vận động, kêu gọicác quốc gia chưa có nền dân chủ hãy nên mạnh dạn cải cách chính trị theo hướng dânchủ hóa để tạo điều kiện thiết lập một nền dân chủ thật sự Sự lan truyền của tư tưởngdân chủ từ các nước phương Tây sang các nước khác thành một làn sóng dân chủ Lànsóng dân chủ đã trở thành một trào lưu chính trị có ảnh hưởng trên thế giới Sự bấtmãn của dân chúng chỉ góp phần làm cho một nhà nước sụp đổ, dẫn xã hội đến hỗnloạn chứ không bao giờ đem đến một nền dân chủ Chỉ có sự trưởng thành của họ mớitạo ra nền dân chủ.
Vì vậy, hiện nay trên thế giới phổ biến ba nền dân chủ cơ bản đó là dân chủ chủ
nô, dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa
Trang 101.2 Dân chủ xã hội chủ nghĩa
1.2.1 Quá trình ra đời của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
Ý tưởng về một xã hội công bằng, bình đẳng và bác ái đã xuất hiện từ lâu Ýtưởng đó xuất phát từ nguyện vọng của nhân dân lao động muốn thoát khỏi sự bấtcông, bạo lực và chuyên chế, ước mơ xây dựng một xã hội dân chủ, trong đó những giátrị chân chính của con người được tôn trọng, mọi người đều có điều kiện để tự do pháttriển với tất cả mọi năng lực của mình Những cuộc đấu tranh không ngừng của nhândân lao động trong lịch sử đã chứng minh cho điều đó Tuy nhiên, mãi đến cuối thế kỷ
XV, đầu thế kỷ XVI, tư tưởng về chủ nghĩa xã hội (mới là chủ nghĩa xã hội khôngtưởng) mới được hình thành rõ nét Thomas More (1478 - 1535), một trong nhữngngười sáng lập ra chủ nghĩa xã hội không tưởng, trong tác phẩm nổi tiếng "Utôpia" (Xứkhông tưởng) đã phê phán chế độ chính trị - xã hội đương thời ở Anh, đồng thời pháchọa một mô hình xã hội, ở đó chế độ nhà nước được xây dựng dựa trên sự bình đẳng và
tự do của mọi người, tất cả những nhà chức trách đều do nhân dân bầu ra, phải báo cáotrước nhân dân và phải hoạt động vì lợi ích của nhân dân Trong xã hội như vậy, chế độcông hữu thống trị và lao động mang tính bắt buộc Sau Thomas More, TomadoCampanela (1568 - 1639), tác giả của tác phẩm "Thành phố mặt trời" và "Luận về thểchế nhà nước tốt nhất", đã tiếp tục phát triển tư tưởng của Th.More và đi đến kết luậnrằng, chế độ chính trị - xã hội lý tưởng mang lại quyền lợi cho những người lao động
đó là chế độ dựa trên sở hữu xã hội Mặc dù thấm đượm tư tưởng tiến bộ, chủ nghĩa xãhội của Th.More và T.Campannela còn nhiều điểm không tưởng Cả hai ông cùng chưahình dung được một cách cụ thể và có căn cứ khoa học về việc tạo lập một xã hội mớitốt đẹp hơn, chưa nhận thức được một cách đúng đắn vai trò của những tiền đề chínhtrị, kinh tế và tư tưởng để xây dựng chủ nghĩa xã hội Hai ông còn lẫn lộn giữa phápluật với đạo đức, chưa đoạn tuyệt được hoàn toàn với hệ tư tưởng tôn giáo Theo cácnhà kinh điển của chủ nghĩa xã hội khoa học, nhà nước xã hội chủ nghĩa là kiểu nhànước cuối cùng trong lịch sử xã hội loài người Sự ra đời, tồn tại và phát triển của nhànước xã hội chủ nghĩa là tất yếu khách quan, phù hợp với các quy luật vận động vàphát triển của xã hội Nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của nhà nước xã hội chủ nghĩa lànhững tiền đề kinh tế, chính trị và xã hội đã phát sinh trong lòng xã hội tư bản chủnghĩa
Trang 11Những tiền đề kinh tế: Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở thời kỳ đầu của sựphát triển tư bản chủ nghĩa đã là những quan hệ sản xuất tiến bộ so với quan hệ sảnxuất phong kiến, đã tạo ra điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của lực lượng sản xuất.Nhưng do quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa được xây dựng trên cơ sở chế độ sở hữu
tư nhân về tư liệu sản xuất và bóc lột giá trị thặng dư cho nên khi chủ nghĩa tư bản đãphát triển đến giai đoạn chủ nghĩa đế quốc thì những quan hệ đó đã trở nên mâu thuẫn,không còn phù hợp với lực lượng sản xuất đã phát triển đến một trình độ xã hội hóa rấtcao được nữa Những tiền đề chính trị - xã hội: đặc điểm của quan hệ sản xuất tư bảnchủ nghĩa đã quyết định bản chất và đặc điểm của nhà nước tư sản Đến giai đoạn đếquốc chủ nghĩa đã xuất hiện chủ nghĩa tư bản lũng loạn nhà nước Nhà nước tư sản đãtrực tiếp tham gia vào nhiều hoạt động kinh tế, trở thành công cụ trong tay giới tư bảnđộc quyền, để củng cố và duy trì những quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, nhằm phục
vụ cho lợi ích của giai cấp tư sản mà trước hết là của các tập đoàn tư bản lũng loạn nhànước Chính vì vậy, bản chất của nhà nước tư sản ngày càng biến đổi rõ nét, trong hoạtđộng của mình, nhà nước tư sản ngày càng sử dụng nhiều hơn những phương phápphản dân chủ, quan liêu và độc tài nhưng được che đậy dưới các hình thức dân chủ.Điều đó càng làm cho những mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và vô sản trở nên căngthẳng, tạo tiền đề cho cách mạng vô sản nổ ra Yếu tố dân tộc và thời đại: ngoài nhữngtiền đề trên, những yếu tố dân tộc và thời đại cũng tác động mạnh mẽ đến phong tràocách mạng của giai cấp vô sản và nhân dân lao động trong mỗi nước Dưới tác độngcủa nhiều yếu tố khác nhau, cùng với sự mâu thuẫn gay gắt giữa giai cấp vô sản vànhân dân lao động với các giai cấp bóc lột, cách mạng vô sản cũng có thể xảy ra ởnhững nước có chế độ tư bản chủ nghĩa chưa phát triển cao hoặc trong các nước dântộc thuộc địa
Phôi thai đầu tiên để hình thành nên nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là cuộc đấutranh giai cấp ở Pháp và Công xã Paris năm 1871 Cuộc cách mạng 18-3 và công xãParis 1871 chứng tỏ, nền dân chủ vô sản (dân chủ xã hội chủ nghĩa) tất yếu ra đời thaythế dân chủ tư sản và lý luận soi đường tiến trình dân chủ hóa xã hội chủ nghĩa là chủnghĩa Mac Bên cạnh đó công xã Paris 1871 xác nhận rằng, cốt lõi của việc xác lập vàvận hành nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là thông qua bạo lực cách mạng thay thế chuyênchính tư sản bằng chuyên chính vô sản, trong đó thực hiện dân chủ với nhân dân gắn
Trang 12liền với thực hiện chuyên chính đối với bọn chống đối cách mạng và các thành phầnbóc lột Đồng thời nhất thiết phải xây dựng chính đảng vô sản cách mạng ở mỗi nước
để lãnh đạo tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa và công cuộc xây dựng, phát triểnnền dân chủ xã hội chủ nghĩa Tuy nhiên chỉ đến Cách mạng tháng Mười Nga thànhcông với sự ra đời của nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới vào năm 1917,nền dân chủ xã hội chủ nghĩa mới chính thức được xác lập Sự ra đời của nền dân chủ
xã hội chủ nghĩa đánh dấu bước phát triển mới về chất của nền dân chủ Quá trình pháttriển của nền dân chủ xa hội chủ nghĩa bắt đầu từ thấp đến cao, từ chưa hoàn thiện đếnhoàn thiện Trong đó, có sự kế thừa của các nền dân chủ trước đó, đồng thời bổ sung vàlàm sâu sắc thêm những giá trị của nền dân chủ mới
1.2.2 Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
Trong chủ nghĩa xã hội, quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa được thiết lập vàcủng cố dựa trên cơ sở của chế độ công hữu về tư liệu sản xuất - đó là kiểu quan hệ sảnxuất thể hiện sự hợp tác, tương trợ không có áp bức bóc lột Giai cấp vô sản là ngườigiữ địa vị thống trị về chính trị Nhưng sự thống trị về chính trị của giai cấp vô sản đãthể hiện bản chất và mục đích khác hẳn với sự thống trị về chính trị của các giai cấpbóc lột Sự thống trị của giai cấp bóc lột là sự thống trị của thiểu số đối với tất cả cácgiai cấp bị áp bức, bóc lột, để bảo vệ lợi ích của chúng Còn sự thống trị về chính trịcủa giai cấp vô sản là sự thống trị của đa số đối với giai cấp bóc lột, chỉ là thiểu sốtrong dân cư, nhằm mục đích giải phóng giai cấp mình và tất cả người lao động Mặt cơbản nhất trong sự thống trị về chính trị của giai cấp vô sản là sự lãnh đạo của giai cấp
vô sản đối với toàn xã hội trong thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội
và chủ nghĩa cộng sản Với tư cách đỉnh cao trong toàn bộ lịch sử tiến hóa của dân chủ,dân chủ xã hội chủ nghĩa có bản chất cơ bản như sau:
Bản chất chính trị: Dưới sự lãnh đạo duy nhất của một đảng của giai cấp côngnhân (đảng Marx - Lenin) mà trên mọi lĩnh vực xã hội đều thực hiện quyền lực củanhân dân, thể hiện qua các quyền dân dân chủ, làm chủ, quyền con người, thỏa mãnngày càng cao các nhu cầu và các lợi ích của nhân dân
Bản chất kinh tế: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa dựa trên chế độ sở hữu xã hội vềnhững tư liệu sản xuất chủ yếu của toàn xã hội đáp ứng sự phát triển ngày càng cao của
Trang 13lực lượng sản xuất dựa trên cơ sở khoa học - công nghệ hiện đại đại nhằm thỏa mãnngày càng cao những nhu cầu vật chất và tinh thần của toàn thể nhân dân lao động.
Bản chất kinh tế đó chỉ được bộc lộ đầy đủ qua một quá trình ổn định chính trị,phát triển sản xuất và nâng cao đời sống của toàn xã hội, dưới sự lãnh đạo của đảng vàquản lý, hướng dẫn, giúp đỡ của nhà nước xã hội chủ nghĩa Trước hết đảm bảo quyềnlàm chủ của nhân dân về các tư liệu sản xuất chủ yếu; quyền làm chủ trong quá trìnhsản xuất kinh doanh, quản lý và phân phối, phải coi lợi ích kinh tế của người lao động
là động lực cơ bản nhất có sức thúc đây kinh tế - xã hội phát triển
Bản chất kinh tế của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa dù khác về bản chất kinh tếcủa các chế độ tư hữu, áp bức, bóc lột, bất công nhưng cũng như toàn bộ nền kinh tế xãhội chủ nghĩa, nó không hình thành từ hư vô theo mong muốn của bất kỳ ai Kinh tế xãhội chủ nghĩa cũng là sự kế thừa và phát triển mọi thành tựu nhân loại đã tạo ra tronglịch sử, đồng thời lạc bỏ những nhân tố lạc hậu, tiêu cực, kìm hãm,… của các chế độkinh tế trước đó, nhất là bản chất tư hữu, áp bức, bóc lột, bất công,… đối với đa sốnhân dân
Khác với nền dân chủ tư sản, bản chất kinh tế của nền dân chủ chủ xã hội chủnghĩa là thực hiện chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu và thực hiện chế độphân phối lợi ích theo kết quả lao động là chủ yếu
Bản chất tư tưởng - văn hóa - xã hội: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa lấy hệ tưtưởng Marx - Lenin - hệ tư tưởng của giai cấp công nhân, làm chủ đạo đối với mọi hìnhthái ý thức xã hội khác trong xã hội mới Đồng thời nó kế thừa, phát huy những tinhhoa văn hóa truyền thống dân tộc; tiếp thu những giá trị tư tưởng văn hóa, văn minh,tiến bộ xã hội… mà nhân loại đã tạo ra ở tất cả cá quốc gia, dân tộc… Trong nền dânchủ xã hội chủ nghĩa, nhân dân được làm chủ những giá trị văn hóa tinh thần; đượcnâng cao trình độ văn hóa, có điều kiện để phát triển cá nhân Dưới góc độ này dân chủ
là một thành tựu văn hóa, một quá trình sáng tạo văn hóa, thể hiện khát vọng được tự
do và sáng tạo của con người
Trong nền dân chủ xã hội chủ nghĩa có sự kết hợp hài hòa về lợi ích cá nhân, tậpthể và lợi ích của toàn xã hội Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ra sức dộng viên, thu hút
Trang 14mọi tiềm năng sáng tạo, tính tích cực xã hội của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng xãhội mới.
Với những bản chất nêu trên, dân chủ xã hội chủ nghĩa trước hết và chủ yếuđược thực hiện bằng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, là kết quả tự giác hoạtđộng của quần chúng nhân dân dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân, dân chủ xã hộichủ nghĩa chỉ có được với điều kiện tiên quyết là bảo đảm vai trò lãnh đạo duy nhất củaĐảng cộng sản Bởi lẽ, nhờ nắm vững hệ tư tưởng cách mạng và khoa học của chủnghĩa Marx- Lenin và đưa nó vào quần chúng, Đảng mang lại cho phong trào quầnchúng tính tự giác cao trong quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa; thôngqua công tác tuyên truyền, giáo dục của mình, Đảng nâng cao trình độ giác ngộ chínhtrị, trình độ văn hóa dân chủ của nhân dân để họ có khả năng thực hiện hữu hiệu nhữngyêu cầu dân chủ phản ánh đúng quy luật phát triển xã hội Chỉ dưới sự lãnh đạo củaĐảng cộng sản, nhân dân mới đấu tranh có hiệu quả chống lại mọi mưu đồ lợi dụng dânchủ vì những động cơ đi ngược lại lợi ích của nhân dân
Chương 2 LIÊN HỆ VIỆC THỰC HIỆN DÂN CHỦ TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC HIỆN NAY
2.1 Đặc điểm việc thự hiện dân chủ trong trường đại học hiện nay:
2.1.1 Dân chủ trong phương pháp giảng dạy
Phương pháp giảng dạy của người giáo viên đóng vai trò quan trọng Phươngpháp không tốt làm hiệu quả giảng dạy kém đi nhiều Phương pháp giảng dạy bao gồmnhiều vấn đề mà trước hết và quan trọng nhất là cách khơi dậy ở học sinh sự say mêhọc tập, sự khát khao hướng về cái thiện, là làm cho học sinh hứng thú trong việc tìmtòi, khám phá cái mới, cái đẹp
Mục đích của phương pháp giảng dạy là phải làm cho người học hiểu thấu đượcvấn đề, sau khi hiểu được vấn đề thì mục đích cao hơn là phát triển mọi tài năng Tàinăng sẽ phát triển khi có đủ sức mạnh của nội tâm Sự vẻ vang của thầy cô giáo khôngdừng lại chỗ mang lại sự hiểu biết cho học sinh mà vươn tới chỗ phát triển và bồidưỡng tài năng, động viên được sức mạnh nội tâm của con người
Trang 15Giảng dạy phải phù hợp với nhu cầu của đối tượng giáo dục Phải căn cứ vàonhu cầu của người học trong quá trình giáo dục Trong lớp học, khả năng nhận thứccủa từng người khác nhau, người thầy giáo phải nắm rõ khả năng nhận thức và hoàncảnh của từng người để tìm ra cách thức giảng dạy phù hợp cho từng đối tượng Có đốitượng phải tốn nhiều thời giờ, dạy tỉ mỉ thì mới hiểu vấn đề Có đối tượng dạy baoquát mà vẫn làm cho người học thấu hiểu được Như vậy, việc giảng dạy là theongười học, chứ không phải bắt người học phải học theo cách dạy của mình Muốn thựchiện được điều đó thì bài dạy phải chuẩn bị cho tốt kỹ càng, không được qua loa đạikhái Vì vậy, công tác giáo dục là công việc hết sức khó khăn, gian khổ Cần cóphương pháp tổ chức giáo dục sao cho bảo đảm được sự phù hợp giữa điều kiện, hoàncảnh giáo dục với đối tượng giáo dục.
Trong tương tác giữa người học và người dạy, sinh viên có quyền nói và nêu ra
ý kiến riêng của bản thân Điều đó cũng thể hiện tính dân chủ trong phương phápgiảng dạy
Cần phát huy tính dân chủ trong sinh hoạt học thuật, tăng cường thảo luận, traođổi để kích thích tư duy sáng tạo của người học, do đó người giáo viên phải nâng cao
và hướng dẫn việc tự học cho người học
Sự phát triển những năng lực sẵn có ở mỗi con người có nghĩa là sự phát triển
mà khai thác được tối đa những khả năng tiềm tàng trong con người, để họ bộc lộ đầy
đủ những gì họ có, không bị ức chế sự phát triển và như thế là hoàn toàn bình đẳng vềgiáo dục Nền giáo dục dân chủ sẽ tạo điều kiện cho họ phát huy những năng lực, sởtrường riêng của mình Đối với bậc học đại học, điều này lại càng có ý nghĩa to lớn khiđây là bậc học đào tạo nên những người có chuyên môn sâu về một lĩnh vực nào đó,nếu có điều kiện phát huy những năng lực, sở trường của mình thì họ có thể phát huyhết khả năng trong lĩnh vực mà mình đã chọn để học
2.1.2 Dân chủ trong phương pháp học tập
Dân chủ trong học tập giúp người học liên hệ bản thân, đối chiếu với động cơhọc tập của mình, lựa chọn và sử dụng phương pháp học tập cụ thể có lợi nhất cho bảnthân Và trên hết là thường xuyên trau dồi ý chí cố gắng, không ngừng vươn lên tronghọc tập để hướng đến mục tiêu vì sự tiến bộ của bản thân, vì dân, vì nước, làm được
Trang 16điều đó thì nhất định sẽ đạt được mục đích của việc học Có động cơ học tập đúng đắnthì người học sẽ tự nguyện, tự giác trong học tập, không bị khiên cưỡng, gò ép, tựđộng hoàn thành kế hoạch học tập, nêu cao tinh thần chịu khó, cố gắng không lùi bướctrước bất kỳ khó khăn nào trong việc học tập Có được tinh thần tự nguyện học tậpngười học mới chủ động tìm tòi, khám phá tri thức bằng tinh thần say mê, hứng thú Ởcác trường đại học hiện nay việc sinh viên thực hiện dân chủ trong học tập là điềukhông mấy xa lạ Với thay đổi trong việc đăng ký học phần tín chỉ, sinh viên đượcquyền chọn lựa và quyết định việc học của mình Giáo dục phải bắt đầu từ nhu cầu, sởthích của người học Nhà trường cho phép người học được lên kế hoạch học tập phùhợp với từng cá nhân Cụ thể, sinh viên được chọn môn học và chọn giáo viên Ngoàicác môn bắt buộc, sinh viên có quyền đăng ký môn tự chọn và thời gian học theo nhucầu, trình độ và điều kiện của mỗi người Do đó, sinh viên có thể đăng ký học tín chỉnào đó ở ngành khác để có thêm nhiều kiến thức chuyên sâu và mở mang tầm hiểubiết Kế đến, dân chủ trong học tập nghĩa là sinh viên được tham gia tích cực vào quátrình học của mình Sinh viên là nhân vật trung tâm và đóng vai trò tích cực, chủ độngtrong quá trình học Ở các trường đại học của Mỹ, sinh viên là người đưa ra nội quylớp học chứ không phải nhà trường Nội quy lớp rất khác nhau, tùy theo đặc trưng vàyêu cầu riêng của từng lớp Còn ở Việt Nam trong trường học, giáo viên cần là cầu nối
để sinh viên hiểu và nhận thức đúng đắn về dân chủ và tinh thần dân chủ Phát huy dânchủ trong dạy và học đồng thời phải chống dân chủ cực đoan, dân chủ không tuân theonội quy, quy định của trường học và môn học Trong dạy học, mọi ý kiến khác nhaucần được thảo luận dân chủ, thẳng thắn, sinh viên được khuyến khích trình bày ý kiếncủa mình, có khi khác với ý kiến của giáo viên và giáo viên cần là người điều hànhcũng như kết luận lại những vấn đề thảo luận Trong các học phần thì nhiều trường sẽ
có những quy định về bài tập lớn hay bài tập theo nhóm và sinh viên có quyền tự chọnnhóm cho mình Sinh viên làm tiểu theo nhóm, nghiên cứu sâu từng chủ đề và trìnhbày với các nhóm khác Phương pháp giáo dục này nuôi dưỡng trí tưởng tượng, sự tò
mò và óc sáng tạo của sinh viên Sinh viên đi thực tế, học cách nghiên cứu, phân tích,tổng hợp các kiến thức để có thể giải quyết các vấn đề cuộc sống hằng ngày Giáo viên
là người hướng dẫn, khuyến khích, hỗ trợ Việc đánh giá chủ yếu phản ánh sự nỗ lực
và tiến bộ, kỹ năng làm việc độc lập, hợp tác của sinh viên hơn là bài kiểm tra theo
Trang 17chuẩn đánh giá Ngoài ra sinh viên còn được sử dụng hệ thống thư viện, các trang thiết
bị và phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, nghiên cứu khoa học, văn hóa, vănnghệ, thể dục, thể thao Bên cạnh đó còn được chăm sóc, bảo vệ sức khỏe theo quyđịnh hiện hành của Nhà nước hay đăng ký dự tuyển đi học, tham gia các hoạt độnggiao lưu, trao đổi sinh viên ở nước ngoài Sinh viên có thể chủ động trong mọi tìnhhuống và không bị gò bó bởi các tác nhân nào Trong trường hợp việc học tập gặp giánđoạn sinh viên được phép nghỉ học tạm thời, được tiếp nhận trở lại học tập, với điềukiện sinh viên xin thôi học phải có đơn, có ý kiến đồng ý của đại diện gia đình thanhtoán hết công nợ với Nhà trường (nếu có); sinh viên nghỉ học do hoàn cảnh gia đìnhkhó khăn phải có đơn, được chính quyền địa phương xác nhận; Cố vấn học tập, Khoaquản lý đồng ý và thanh toán hết công nợ với Nhà trường (nếu có) đến thời điểm xinnghỉ học tạm thời; đơn xin thôi học, nghỉ học tạm thời của sinh viên nộp về Nhàtrường qua phòng đào tạo; khi sinh viên có nguyện vọng tiếp tục trở lại học tập saunghỉ học tạm thời, cần làm đơn đề nghị, có xác nhận của địa phương trong thời giannghỉ học không vi phạm các quy định của pháp luật và gửi về Nhà trường qua phòngđào tạo Trong quá trình học tập, sinh viên được hưởng các chế độ, chính sách, đượcxét nhận học bổng tuyển sinh, học bổng khuyến khích học tập, học bổng do các tổchức, cá nhân trong và ngoài nước tài trợ theo quy định hiện hành; được miễn giảmphí khi sử dụng các dịch vụ công cộng về giao thông (đi xe bus giá chỉ 3.000đ), giải trí(xem phim giá chỉ 45.000đ), tham quan bảo tàng, di tích lịch sử, công trình văn hóa theo quy định của Nhà nước Ngoài ra mỗi khi kết thúc học phần, sinh viên được góp
ý kiến, tham gia quản lý và khảo sát hoạt động giáo dục và các điều kiện đảm bảo chấtlượng giáo dục; trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp của mình kiến nghị cácgiải pháp góp phần xây dựng và phát triển Nhà trường; đề đạt nguyện vọng và khiếunại lên Ban Giám hiệu Nhà trường giải quyết các vấn đề có liên quan đến quyền, lợiích chính đáng của sinh viên
2.2 Thực trạng việc thực hiện dân chủ trong trường đại học hiện nay
2.2.1 Những mặt đạt được và nguyên nhân
Về thực hiện dân chủ trong nội dung, chương trình giảng dạy
Trang 18Với phương châm đào tạo “lấy người học làm trung tâm”, ngành giáo dục- đàotạo đang tiến hành đổi mới nội dung chương trình và quy trình đào tạo nhằm tăng khảnăng chủ động, sáng tạo, kích thích năng lực tự học, độc lập nghiên cứu của sinh viên.Những đổi mới này có ảnh hưởng trực tiếp đến kế hoạch giảng dạy của các trường đạihọc, đến kế hoạch dạy học của giảng viên và sinh viên
Các chương trình đào tạo đại học thường xuyên được cải tiến, được xây dựng lạitheo hướng tăng cường tính liên thông giữa các chương trình đào tạo gần ngành vớinhau, tăng cường các môn tự chọn giúp sinh viên có thể chọn học những môn hợp sởtrường, nguyện vọng của mình Các trường đại học ở nước ta vẫn đang trong quá trìnhchuyển đổi triệt để quy trình đào tạo từ niên chế sang học chế tín chỉ Quy trình nàycho phép sinh viên tự chọn kế hoạch học tập riêng cho mình, phát huy tối đa quyềnlàm chủ của cả người học và người dạy Tuy nhiên, cần có thời gian và những điềukiện tối thiểu để từng bước làm quen với mô hình đào tạo mới này
Thực tiễn giảng dạy cho thấy, đội ngũ giảng viên đã hoàn thành tương đối tốtnhiệm vụ của mình Họ tôn trọng chương trình, tôn trọng người học, chuyển tải đủ nộidung theo những chương trình thích hợp với chức năng, nhiệm vụ đào tạo của củatrường mình Đây là yếu tố quan trọng để tạo nên sự đồng thuận trong mục tiêu đàotạo chung giữa các trường, vừa phát huy được những thế mạnh của từng trường trongviệc giảng dạy
Thành tựu thực hiện dân chủ trong đào tạo, nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế ở các nhà trường đại học nước ta
Thực hiện dân chủ trong nhà trường, trước hết là tạo cơ chế để mỗi cán bộ,giảng viên được tham gia vào quá trình hoạt động chuyên môn của nhà trường, làmcho họ thực sự trở thành những người làm chủ trong nhà trường
Trường đại học là cơ sở đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước,đồng thời là cơ sở nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ cho các lĩnh vựchoạt động kinh tế- xã hội của cả nước Trường đại học phải chịu trách nhiệm trướctoàn xã hội về các sản phẩm khoa học, công nghệ của mình, trong đó sản phẩm đặcbiệt là các chuyên gia thuộc các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội khác nhau